Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All Posts in Category: Khám phá

Thuê giúp việc hay gửi người thân vào dưỡng lão

Viện dưỡng lão là một khái niệm không còn quá xa lạ ở Việt Nam. Nó được hình thành từ những giá trị thực tế của cuộc sống. Nhưng việc đưa người thân vào viện dưỡng lão vẫn còn nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Cách đây không lâu, em đọc được một bài báo, thấy mọi người tranh luận về vấn đề nên thuê giúp việc hay gửi bố mẹ vào dưỡng lão, nên em chia sẻ lên đây cho cả nhà cùng đọc.

Bạn đọc Hồng Hà đưa ra quan điểm của mình như sau: “Nếu có điều kiện sao không thuê osin về chăm sóc cho bố mẹ? Người già tìm buồn vui với con cháu lúc gần về với tổ tiên, việc đưa bố mẹ vào dưỡng lão để khuất mắt, rồi nói là tìm niềm vui với trang lứa và có dịch vụ hoàn hảo chỉ là bao biện của những kẻ vô cảm”.

Bạn đọc Phương Nam cũng đồng tình và cho rằng: “Cha mẹ hy sinh cho ta rất nhiều, đến lúc nghỉ ngơi vui vầy bên con cháu thì lại phải rời xa đến nơi không người ruột thịt”.

Ở viện dưỡng lão người già được sống cùng với những người bạn cùng trang lứa.

Trước ý kiến trên, một độc giả đã nêu lên quan điểm của mình: “Bạn thuê nhưng người ta nhận không? Người ta nhận rồi có chăm sóc tốt không, chi phí như thế nào? Và đa phần họ chẳng có kiến thức chuyên môn y tế, sơ cấp cứu, tập luyện cho người già, chưa kể họ còn có thể bạo hành trong lúc mình đi vắng. Vậy giải pháp nào tốt hơn?”

Hay khi làm bài toán về chi phí thì: “Thuê giúp việc cũng phải 6 triệu, nếu cả ăn uống thì khoảng 9 triệu/tháng. Còn viện dưỡng lão, nếu ở tập thể thì chỉ 7-8 triệu/tháng. Mà hơn nữa nếu lỡ có sự cố gì thì còn có nhân viên cấp cứu, chứ giúp việc liệu có kỹ năng để cấp cứu không?”

Tại Diên Hồng người cao tuổi được chăm sóc và theo dõi sức khỏe hàng ngày.

Nhận định ở góc độ khách quan, độc giả Jenn.H cho rằng: “Cuộc sống lúc nào cũng phải tiến lên, có những thứ buộc phải thay đổi theo thời cuộc chứ không phải như ngày xưa cả gia đình quây quần bên lũy tre làng. Ngày nay con trẻ phải đi làm ăn xa, vậy nên không thể lúc nào cũng ở nhà để chăm sóc, trông nom bố mẹ được. Viện dưỡng lão cũng từ những nhu cầu đấy mà sinh ra, đảm bảo an toàn, thay con cái chăm lo cho người thân”.

Có cái nhìn cởi mở hơn về viện dưỡng lão bạn đọc Hoa Ân chia sẻ quan điểm và câu chuyện của chính bản thân mình:  “Quan điểm của mình là nếu bố mẹ mình thích vào nhà dưỡng lão thì mình sẵn sàng ủng hộ. Bố mẹ vui là được, người ngoài miễn can thiệp. Mình đi làm xa và bận rộn không thể lúc nào cũng ở bên chăm sóc bố mẹ được, thay vì bố mẹ ở nhà một mình thì bố mẹ mình có thể vào nhà dưỡng lão chơi, rồi cuối tuần mình lại đón bố mẹ sang nhà. Mình vẫn nhớ lời bà ngoại mình nói, bà bảo mọi người đi làm cả ngày, ở nhà không có ai, bà ở nhà một mình buồn lắm chỉ có cái tivi để xem thôi. Còn bà nội cũng ở nhà một mình và bị đột quỵ rồi nằm liệt giường. Nói chung mình không muốn điều tương tự lặp lại với bố mẹ. Bảo thuê giúp việc thì mình cũng chẳng tin tưởng vào một người không có chuyên môn y khoa như thế chăm bố mẹ mình”.

Suy cho cùng, thuê giúp việc cũng được, gửi vào dưỡng lão hay ở nhà con cái chăm cũng được, vì nó còn tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình và mong muốn của người thân. Nhưng chắc chắn rằng là con cái, ai cũng muốn mang những điều tốt nhất cho bố mẹ của mình. Còn với các bạn, các bạn suy nghĩ thế nào?

Xem thêm

Niềm vui của tuổi già

Tuổi già là nỗi sợ của rất nhiều người. Bởi lẽ khi nhắc đến nó người ta thường nghĩ đến sự già nua, bệnh tật, trí nhớ suy giảm, phải sống cuộc sống thụ động và phụ thuộc vào con cái trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng tâm lý càng sợ thì tuổi già lại đến càng nhanh, vậy tại sao ta không vui vẻ mà đón nhận nó chứ. Vì tuổi già có những niềm vui mà người trẻ không hề có được.

Niềm vui an nhàn, thảnh thơi.

Khi về già, họ sẽ không còn gánh nặng vật chất. Bởi đó cũng là lẽ tự nhiên, khi họ đã dành cả thanh xuân cống hiến cho đất nước, cho xã hội và cho gia đình. Đến bây giờ, ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” chẳng có niềm vui nào hơn là tự thưởng cho mình những phút giây nhàn nhã. Vui với đàn cháu nhỏ, vui với bạn bè, với cỏ cây hoa lá và với những điều mình thích.

Các cụ ở Diên Hồng vui với niềm vui bè bạn

Niềm vui hoài niệm.

Người già lạ lắm, hay thích hoài niệm về những chuyện cũ. Bởi khi đã già, họ không còn đủ sức lực để thực hiện những điều lớn lao vậy nên họ tự hào với những gì đã làm được trong quá khứ. Đó cũng là động lực để sống tốt với hiện tại, để thế hệ con cháu vững vàng tiếp bước.

Niềm vui sum vầy bên con cháu

Niềm vui lớn nhất của ông bà, cha mẹ khi tuổi xế chiều là thấy con cháu từng bước khôn lớn, trưởng thành. Là hạnh phúc khi nghe cháu nhỏ bi bô gọi ông ơi, bà ơi.

Ở Diên Hồng các ông bà còn được gặp gỡ các em bé của trường mầm non

Niềm vui của người già thời nào cũng có, nhưng với sự phát triển của xã hội người ta càng có thêm nhiều lựa chọn. Và trong thời đại 4.0 như hiện nay, người già lại thường tìm niềm vui ở những viện dưỡng lão như Diên Hồng. Vì ở đó họ được sống trong một cộng đồng người già vui vẻ, nơi có những người bạn già để bầu bạn. Họ được khỏe về thể chất, hạnh phúc về tinh thần. Rồi cuối tuần con cháu vào thăm trong sự vui vẻ.

Tuổi già là thế, vẫn còn nhiều niềm vui lắm. Vậy nên chúng ta hãy cứ sống tích cực và vui vẻ đón nhận nó như các ông bà ở dưỡng lão Diên Hồng nhé

Xem thêm

5 lý do khách hàng chỉ chọn Dưỡng lão Diên Hồng cho người thân

Giữa một rừng viện dưỡng lão ở Hà Nội, khách hàng vẫn chỉ chờ Diên Hồng mở cửa để gửi người thân vào cho thấy nơi đây là lựa chọn phù hợp nhất đối với các gia đình.

“Các em phải nhận bà nhà anh đi chứ, Covid sắp chết đói đến nơi rồi, trông bà cho anh để anh còn đi kiếm cơm chứ”. Anh khách hàng gọi điện cho tổng đài của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng ý kiến. Dù rất muốn nhưng khi các ca mới trong cộng đồng vẫn được gọi tên mỗi ngày nên Diên Hồng không thể tiếp nhận cụ mới để đảm bảo an toàn cho các cư dân đang sống trong trung tâm. Thông cảm với hoàn cảnh của khách, Diên Hồng đành gợi ý khách gửi qua 1 số trung tâm dưỡng lão khác có chính sách mở hơn. Vậy nhưng khách hàng vẫn kiên quyết chỉ chờ Diên Hồng mở cửa vì sau khi tìm hiểu các nơi khác, gia đình anh chỉ thấy Diên Hồng phù hợp.

5 lý do mà các gia đình nên lựa chọn Diên Hồng mà không phải bên khác chính là:

1. Môi trường thoải mái như ở nhà

Mặc dù đồ đạc trong phòng có sẵn nhưng nếu thích tự trang trí, Diên Hồng vẫn sắp xếp người để hỗ trợ. Các thói quen thường ngày của các cụ khi ở nhà đều được duy trì khi sống ở Diên Hồng. Nhân viên chăm sóc vui vẻ, hòa đồng với các ông bà ở đây. Các bạn đua nhau nhận các cụ là ông bà nội, ngoại của mình và đối xử như người thân khiến các cụ cảm thấy gần gũi, ấm áp như ở nhà.

2. Diên Hồng yêu chiều các cụ nhất trong các viện dưỡng lão

Sở thích của các ông bà dù đặc biệt đến đâu thì Diên Hồng cũng nỗ lực để phục vụ. Ví dụ như phục vụ thực đơn riêng cho cụ ăn chay trường, hỗ trợ cụ trang trí lại phòng theo ý thích, tìm mua loại hoa cụ yêu thích, tìm mua cuốn sách cũ mà cụ muốn đọc…

3. Luôn luôn lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ

Bất kể khi nào có chuyện không hài lòng, luôn có chuyên viên tham vấn tâm lý đến gặp và giúp cụ gỡ rối. Các bạn có thể dành ra cả tiếng đồng hồ chỉ để nghe các cụ “xả” để sau đấy các cụ lại vui vẻ trở lại.

4. Nhiều hoạt động đa dạng phù hợp nhu cầu riêng của mỗi người. Định kỳ hàng tháng, tuần, Diên Hồng đã có các kế hoạch hoạt động để các cụ lựa chọn tham gia. Với người già cần chăm sóc sau tai biến, bác sĩ y học cổ truyền sẽ hỗ trợ tập nói, luyện tay chân để nhanh hồi phục. Với người già thích giao lưu, kết bạn, thích các hoạt động sinh hoạt tập thể, Diên Hồng sẽ tổ chức teambuilding, mời các đơn vị đến giao lưu, tổ chức các cuộc thi hay tổ chức thảo luận theo các chủ đề mà các cụ quan tâm. Với người già thích yên tĩnh, Diên Hồng để các cụ tự sinh hoạt hoặc ngồi ghế đá uống trà, đọc sách…

5. Cơ sở vật chất tiện nghi, an toàn cho người già

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thiết kế từng chi tiết như tay vịn hành lang, thang máy, thanh chắn giường…giúp người cao tuổi tránh té ngã và tai nạn. Luôn có nhân viên y tế túc trực 24/7 sơ cứu kịp thời hoặc chuyển đến bệnh viện gần đó.

Các nút gọi khẩn cấp cũng như nhân viên được đào tạo sẵn sàng 24/7. Trong Diên Hồng, người cao tuổi luôn yên tâm khi biết rằng trong tình huống khẩn cấp luôn nhận được sự hỗ trợ từ điều dưỡng viên có kinh nghiệm.

Nếu các gia đình cần một nơi để bố mẹ, ông bà mình được chăm sóc tốt và trở nên đáng yêu hơn lúc ở nhà thì Diên Hồng thực sự là một lựa chọn đúng đắn.


Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được lập ra với mong muốn chia sẻ trách nhiệm với các gia đình, là giải pháp tối ưu để con cháu vẫn có điều kiện quan tâm, vẫn duy trì công việc, học tập trong khi bố mẹ, ông bà được vui sống bên những người bạn cùng lứa tuổi, được chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần. Diên Hồng luôn mong muốn giúp người cao tuổi tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn, khoẻ hơn, phong phú hơn. Hạnh phúc, an nhàn và bình yên trong tâm hồn của người cao tuổi và gia đình chính là mục tiêu của chúng tôi.

Liên hệ:

CS1: U07 – L16 – KĐT Đô Nghĩa Đường Nguyễn Văn Trác – Hà Đông – HN
CS2: A2.3 – LK05 – Ô số 18, KĐT Thanh Hà Cienco5, Kiến Hưng, Hà Đông, HN
CS3: Số 9 ngõ 649 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Email:   vdldienhong@gmail.com

Điện thoại:

CS1: 0338 34 22 88
CS2: 0981126507
CS3: 0396 522 566

Xem thêm

Diên Hồng trong tôi

Có người từng bảo với tôi rằng yêu nghề, chọn nghề là một chuyện, nghề có chọn mình hay không mới là chuyện quan trọng. Ngày trước, tôi chưa bao giờ nghĩ, mình sẽ trở thành một cô điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi như bây giờ. Ấy vậy mà nó lại chọn tôi, đưa tôi đến với công việc hiện tại.

Nghề điều dưỡng đã vất vả, thì điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi lại còn vất vả hơn bội phần. Vì đối tượng chăm sóc không hẳn là người bệnh mà là người già bị bệnh. Họ đều đã đến cái tuổi xế chiều, một chiếc lá rụng xuống thôi cũng đủ làm họ thấy không an lòng.

Tham gia Olympic cùng người cao tuổi tại Diên Hồng

Người cao tuổi ở Diên Hồng đa phần đều không còn minh mẫn và khỏe mạnh. Có những người thì phải hỗ trợ đi lại bằng xe lăn, có người còn không nhớ được tên, được tuổi, càng không nhớ được nhà mình ở đâu. Thậm chí, có cụ vừa ăn cơm xong đã vội vã quay lại hỏi chúng tôi “5 giờ rồi sao còn chưa ăn cơm?”.

Ngày tôi mới vào Diên Hồng, tôi mới thấm thía được câu “đời người hai lần là trẻ con”. Người già ở Diên Hồng cũng thế, trong một ngày các cụ có thể trải qua thật nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Ví như đang nói chuyện vui vẻ với nhau nhưng chỉ một lát sau đã thấy giận dỗi nhau rồi. Thậm chí vì những điều nhỏ nhặt nhất mà cũng cảm thấy không hài lòng, tại sao bà ấy không chơi với mình nữa, tại sao bà ấy lại đi chơi với người khác, tại sao ông ấy được ăn cháo còn mình phải ăn cơm,… Những lúc như vậy, chúng tôi – những người điều dưỡng viên, hằng ngày không chỉ lo mỗi sức khỏe, ăn uống, tắm giặt, vệ sinh hay thuốc men bệnh tình, mà mỗi người đều phải hoá thân làm một chuyên gia tâm lý. Không nhưng thế chúng tôi còn làm con, làm cháu, thậm chí là bạn để dỗ dành, yêu thương các cụ. Có những cụ, tới bữa ăn còn không chịu ăn, nên chúng tôi phải nịnh, phải hứa là ăn xong sẽ được đi chơi. Nhiều lúc nghĩ lại, các cụ hệt như những đứa trẻ con vậy.

Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Có những ngày các cụ khó ở, tâm trạng không tốt nên tính tình cũng trở nên cáu gắt, hung tính, thậm chí có những hành động không đúng. Bởi vậy, nghề điều đưỡng chăm sóc các cụ vất vả lắm, nên chỉ những ai thật lòng yêu quý các cụ, yêu quý cái nghề này mới làm được.

Chăm sóc người cao tuổi từ những điều nhỏ nhất

Một ngày đi trực được bắt đầu từ sáng hôm nay cho tới tận sáng ngày hôm sau mới được nghỉ. Đêm đến, chúng tôi trực để trông nom, chăm sóc cho các cụ được yên giấc. Chỉ khi nghe thấy tiếng hít thở đều đều, thấy các cụ ngủ ngon lành thì chúng tôi mới an tâm. Tôi nhớ có những đêm trực phải thức trắng đêm vì có cụ sốt cao, khó thở phải thở oxy. Lúc đó đôi mắt tôi nặng trĩu, nhắm tịt lại nhưng tay thì vẫn không ngừng chườm khăn ấm để cho cụ hạ sốt. Đến hôm sau khi cụ đỡ mệt thì tôi mới thấy an lòng. Khi tôi chăm sóc các cụ, tôi có cảm nhận như họ chính là người thân của tôi, còn tôi cũng chính là người thân của họ.

Đến với Diên Hồng từ lúc tôi chỉ là một đứa sinh viên mới ra trường, còn tới bây giờ, bản thân tôi cũng đã tìm ra được con đường đi cho riêng mình. Diên Hồng là tương lai của tôi, tôi muốn gắn bó thật lâu, thật lâu, muốn được mang sức trẻ, mang tình yêu thương của mình để chăm sóc người cao tuổi. Nghề đã chọn tôi và đưa tôi trở thành một trong số rất nhiều thành viên trong đại gia đình Diên Hồng. Tôi muốn gửi tới Diên Hồng một lời cảm ơn sâu sắc, cảm ơn vì đã đồng hành giúp tôi trưởng thành, giúp tôi góp sức xây dựng một công việc đầy sự nhân văn và tình yêu thương.

Điều dưỡng Phạm Thị Trâm Anh

Giải nhất cuộc thi viết Diên Hồng trong tôi

Xem thêm

Khủng hoảng tâm lý ở người cao tuổi và cách khắc phục

Khi về già, các chức năng trong cơ thể cũng bắt đầu rệu rã, tinh thần, tâm lý cũng sa sút. Nhiều người già vì chưa kịp thích ứng với những thay đổi trong cơ thể nên dễ dẫn đến khủng hoảng tâm lý. Vì thế gia đình nên dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc để họ dễ vượt qua. Thường thấy có 7 loại khủng hoảng tâm lý người già như sau:

Tâm lý cô đơn

Trong lúc con cái, hàng xóm láng giềng vẫn luôn đi sớm về muộn, thì người già lại một mình ở trong cái “tổ” trống rỗng từ đó sẽ sinh ra tâm lý cô đơn, thậm chí cảm thấy bị bỏ rơi. Người già ở một mình không con cái hay không ở chung với con cái, hoặc mất vợ (chồng) dễ sinh ra tâm lý cô đơn hơn so với những người khác. Nếu con cái không hiếu thuận thì dù có ở cùng, các cụ vẫn cảm thấy cô đơn. Trái lại một số cụ già tuy ở một mình nhưng tính tình vẫn vui vẻ, khoáng đạt, đời sống tinh thần phong phú, hoà thuận với hàng xóm láng giềng, thì tâm lý cô đơn của họ cũng không rõ rệt.

Khi được hòa nhập vào tập thể, vào xã hội người già sẽ không còn cảm thấy cô đơn, lạc lõng

Tâm lý hoài cổ

Người già thường hay lưu luyến quá khứ, rất thích nhớ lại, kể lại những chuyện đã qua.

Tâm lý bận tâm

Người già luôn canh cánh bên lòng về con cái, dẫu đã trưởng thành, làm bố, làm mẹ rồi. Người già vẫn cứ lo lắng mọi việc như khi chúng còn nhỏ, thậm chí phỏng đoán chủ quan bắt con cái làm theo ý mình.

Tâm lý lo lắng bi quan

Người già cho rằng mình đã đến lúc như “ngọn đèn trước gió”,”gần đất xa trời” rồi nên sinh ra tâm lý bi quan, lo buồn. Người mới về hưu thì tâm lý này còn chưa lộ rõ, nhưng thời gian nghỉ hưu càng lâu, tâm lí này càng lộ rõ ra; đặc biệt với những người lắm bệnh nhiều tật thì tâm lý bi quan buồn chán thể hiện khá rõ ràng.

Tâm lý nóng nảy

Người già hay lo lắng khi mình già rồi thì địa vị xã hội của mình ngày càng kém đi, không được coi trọng như trước khi nghỉ hưu. Từ đó tinh thần dễ dao động và khả năng tự kiềm chế kém, gặp việc là nôn nóng sinh ra cáu gắt ngay với cả những việc nhỏ nhặt.

Tâm lý phiền muộn

Cảm giác hụt hẫng sau khi nghỉ hưu, địa vị xã hội thay đổi, thu nhập kinh tế giảm sút đều là nguyên nhân gây ra tâm lý phiền muộn, thương cảm, lo âu, mất ngủ.

Tâm lý đa nghi

Thính lực người già giảm, dễ nghe sai, hiểu sai ý người khác lại hay thích suy đoán động cơ, mục đích của người khác. Vì thế khó sống cùng với mọi người. Tính đa nghi của người già sẽ tăng lên và trầm trọng hơn cùng tuổi tác. Quá coi trọng đến tình trạng sức khỏe, quá mẫn cảm với cảm giác của cơ thể là nguồn gốc sinh ra bệnh đa nghi ở người già.

Tham gia các hoạt động vui chơi phù hợp với độ tuổi và sức khỏe.

Những khủng hoảng tâm lý của người già ở trên có cùng một xu thế với tuổi tác. Điểm ngoặt rõ nét là ở khoảng tuổi 80. Người già sau khi nghỉ hưu không nên chỉ ở trong nhà, rầu rĩ trong 4 bức tường, vì như thế mức độ khủng hoảng tâm lý sẽ ngày càng nặng nề hơn. Giải pháp để khắc phục những khủng hoảng này là cho người già tiếp xúc nhiều với xã hội, với nhiều người ở mọi lứa tuổi khác nhau nhất là với lớp trẻ, để đón nhận năng lượng tươi trẻ từ họ. Từ đó giúp tâm hồn mình giữ được sự trẻ trung và làm những việc hợp với sức lực. Ngoài ra, còn phải tập thể dục thể thao, kiểm tra sức khoẻ định kỳ, để cả thể xác và tinh thần mình giữ được khoẻ mạnh. Còn đối với thế hệ sau, hãy biết quan tâm tới đời sống vật chất của người già, không coi nhẹ vấn đề tâm lý, cố gắng cùng luận bàn về những thay đổi xã hội, về những vấn đề người già quan tâm, cách nhìn và thoả mãn cao nhất những mong muốn tâm lý bức xúc của họ.

Diên Hồng là một xã hội thu nhỏ, lý tưởng cho người già. Hằng ngày các cụ giao tiếp với nhau, giao tiếp với các bạn điều dưỡng trẻ tuổi, lâu lâu lại giao lưu với các bạn sinh viên, các em bé mẫu giáo để cuộc sống thêm phần sinh động. Không những thế người già còn được tham gia những hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi. Bởi vậy tuổi già không đáng sợ bằng sự già nua trong tâm hồn.

Xem thêm

Gợi ý các hoạt động, trò chơi cho người già khi ở nhà một mình

Khi về già con người ta thường sợ cô đơn và buồn chán. Với người cao tuổi trong viện dưỡng lão họ còn có người bầu bạn, chuyện trò và được tham gia các hoạt động vui chơi do trung tâm tổ chức, nên cảm giác cô đơn cũng vơi dần đi. Nhưng người già sống tại các gia đình thì khác. Con cái đi làm, các cháu đi học, họ lại quanh quẩn một mình trong căn nhà với sự cô đơn. Ngoài việc xem vô tuyến, Diên Hồng sẽ gợi ý một số hoạt động, trò chơi cho người già khi ở nhà một mình, các gia đình có thể áp dụng ngay cho người thân của mình.

Tô tranh, vẽ tranh

Tô tranh là hoạt động khá đơn giản, dụng cụ dễ tìm. Chỉ với những bức hình in sẵn và màu vẽ là người già có thể thỏa thích thực hiện theo ý của mình. Bên cạnh việc tô tranh truyền thống bằng màu, giấy, người già có thể làm tranh cát. Ngoài ra, người già có thể vẽ các bức tranh đơn giản bằng màu nước, tăm bông, hoặc bằng lá cây.

Các ông bà tại Diên Hồng tô tranh bằng lá cây trắc bách diệp và màu nước

Ghép hình, ghép tranh

Đây là hoạt động đòi hỏi tư duy và rèn luyện trí nhớ cho người già. Với những hình có sẵn, người cao tuổi phải ghép chúng lại với nhau để có một bức tranh hoàn chỉnh. Có thể tăng dần mức độ khó của các bức hình để người già không bị nhàm chán.

Hoạt động ghép tranh tại Diên Hồng

Xếp gỗ

Là hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo ở người già. Với nhiều miếng gỗ nhỏ khác nhau, nhiệm vụ của người già là xếp chúng thành những hình khối sáng tạo theo ý muốn như: hình tháp, cây cối, nhà cửa, con vật,…hoặc có thể tự mình chơi rút gỗ.

Xếp gỗ thành hình con vật

Nhặt hạt

Là hoạt động rèn luyện tính kiên trì cho người già. Trong trò chơi này, các loại hạt sẽ được trộn lẫn vào nhau, người già sẽ giống như cô Tấm trong câu chuyện cổ tích, nhặt riêng từng loại ra với nhau.

Nhặt hạt

Đối với những người già thích các hoạt động tạo ra sản phẩm trực tiếp thì có thể tham khảo các hoạt động như:

Làm đồ chơi handmade tặng cho các cháu. Chuẩn bị các hình theo mẫu, sau đó in hình thành phẩm để người già làm theo. Có thể tham khảo một số cách làm tại đây

Làm thiệp, làm album ảnh tặng các thành viên trong gia đình. Người thân có thể mua thêm sticker để người già có thể thỏa thích sáng tạo theo ý của riêng mình.

Làm thiệp bằng giấy màu.

Ngoài ra có thể tết dây thừng, gấp hộp, gấp giấy,…. Những lúc rảnh rỗi các thành viên trong gia đình cũng có thể tham gia vui chơi, hoạt động cùng ông bà, bố mẹ để thêm gắn kết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người già có thêm nhiều hoạt động bổ ích, thú vị khi ở nhà một mình.

Xem thêm

Làm sao để người già vui hơn

Cũng giống như người trẻ, người già cũng cần các hình thức giải trí để đời sống tinh thần thêm phong phú góp phần đảm bảo chất lượng sống.

Người trẻ có nhiều thú vui và dễ dàng thực hiện như đi xem phim, tụ tập bạn bè tám chuyện, lướt Facebook, Youtube,… còn người già thì sao? Nhiều cụ bà cả ngày chỉ ngồi đan len, xem Tivi, ăn uống rồi lại xem Tivi. Dù con cháu đã cố gắng dành thời gian xem phim cùng cụ nhưng bản thân họ vẫn thấy là chưa đủ. Vậy lời giải nào cho bài toán “để người già vui hơn”?

Người già cũng rất thích trẻ con, các em bé với sự đáng yêu của mình luôn làm các ông bà cười mãi không thôi

Với kinh nghiệm 7 năm chăm sóc người cao tuổi, chúng tôi nhận ra mỗi người già có cách riêng để cảm nhận niềm vui. Người thích nói chuyện, họ có thể thao thao bất tuyệt cả ngày không biết chán; có người thích tham gia các hoạt động sôi nổi kiểu các môn thể thao tập thể; có cụ thích yên tĩnh, “cày” phim; nhiều cụ đam mê chăm sóc cây cối… Chính vì vậy, để người già vui vẻ hơn, con cháu cần thấu hiểu sở thích, mong muốn của cụ. Có những hoạt động con cháu nghĩ là nhàm chán nhưng với ông bà lại là niềm vui thích.

Các cụ bà rủ nhau đi picnic – điều mà nhiều người nghĩ chỉ dành cho giới trẻ

Sai lầm của con cháu là chỉ muốn ông bà ngồi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, hạn chế đi lại để đảm bảo an toàn. Thực ra người già vẫn rất cần các mối quan hệ xã hội. Sinh hoạt cộng đồng là chìa khoá để người già sống vui vẻ, khoẻ mạnh. Tôi gặp một số cụ đi đánh cờ ở nhà văn hoá phường, đi công viên tập thể dục, đi học nhảy,… Những ông bà ấy không mấy ai có vấn đề về sức khoẻ. Những cụ chỉ suốt ngày quanh quẩn ở nhà, con cháu cũng sống cùng nhưng mỗi người một việc lại hay đau ốm. Một số người già nghiện đi các trung tâm bấm huyệt để gặp gỡ nhau thậm chí thích đi nằm viện chỉ để có bạn nói chuyện…là vì muốn có các mối quan hệ xã hội.

Người già thích sinh hoạt cộng đồng, thích tham gia các cuộc thi để thử sức mình

Suy cho cùng, người già cũng giống như những lứa tuổi khác, cứ được làm những gì mình thích là thấy vui thôi. Niềm vui của mỗi người cũng không giống nhau. Đó chính là triết lý mà Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đang bám sát để thực hiện khi tạo ra nhiều hoạt động khác nhau để phù hợp với sở thích phong phú, riêng biệt của người già đang sống trong trung tâm.

Xem thêm

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, liệu có đúng?

Như chúng ta đều biết, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng, chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Con người có thể nhịn ăn trong vòng vài ngày, thậm chí vài tuần nhưng không thể nhịn uống nước sau 3 ngày. Và hằng ngày, bên tai chúng ta đều nghe thấy một câu như niệm chú rằng: Mỗi người cần uống đủ 2 lít nước/ngày. Vậy thực hư thế nào?

Cần bao nhiêu nước thì đủ?

Mùa nóng tới, cơ thể mất nhiều mồ hôi, mất nước hơn bình thường, vì thế đâu đâu cũng khuyến khích uống nhiều nước, thậm chí một số nơi còn tổ chức những thử thách uống nước. Nhưng sự thật không đơn giản thế. Nhu cầu nước của mỗi cá thể sẽ phụ thuộc vào việc cơ thể mất bao nhiêu nước, và phụ thuộc vào ba yếu tố chính sau đây:

– Khối lượng cơ thể: Kích cỡ sẽ tỷ lệ thuận với lượng nước cần nạp vào người.

Nhiệt độ môi trường: Thường xuyên đối mặt với cái nóng, cơ thể bạn sẽ toát mồ hôi và mất nước.

Hoạt động thể chất: Bạn hoạt động càng nhiều, cơ thể sẽ mất càng nhiều nước (dưới dạng mồ hôi).

Vận động nhiều sẽ cần nhiều nước hơn.

Do đó quy chuẩn “2 lít nước/ngày” cho mọi người là thiếu cơ sở.

Bạn có thể uống quá nhiều nước không?

Cơ thể chúng ta tồn tại một cơ chế cân bằng nội sinh riêng, đó là những tinh chỉnh cân bằng cơ thể diễn ra tại thận. Khi ta uống nhiều nước hơn lượng cần thiết, ta sẽ lập tức muốn xả nước thừa, và khi cơ thể thiếu nước, bạn sẽ chẳng thấy mình muốn đi vệ sinh chút nào. Cơ chế sinh học này hiệu quả hơn bất cứ thứ ứng dụng theo dõi nào bạn đang có, trong điện thoại hay trên cổ tay.

Vậy uống bao nhiêu nước là đủ?

Dữ liệu nghiên cứu cho thấy việc uống 2 lít nước/ngày giảm tỷ lệ hình thành sỏi ở những người có tiền sử sỏi thận, giảm nhiễm trùng bàng quang ở những người đã từng mắc chứng bệnh quái ác này.

Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy uống nhiều nước có liên quan tới việc tăng chức năng thận, làm hồng da hay giảm táo bón. Uống nhiều nước không giúp giảm cân, trừ khi bạn uống nước lọc thay những đồ uống ngọt khác, hay uống no nước để không ăn được nhiều.

Mặt khác, các nghiên cứu về hoạt động não bộ cho thấy việc ép bản thân uống thêm nước là một trải nghiệm không mấy dễ chịu, cơ bắp của bạn sẽ phải vất vả hơn khi uống nước “ép”, thay vì uống nước mỗi khi khát. Não bộ của bạn không khuyến khích việc uống càng nhiều nước càng tốt, bởi cơ thể có thể gặp chứng khát nhiều (polydipsia), rồi dẫn tới tiểu nhiều và có thể gây ra giãn bàng quang, giãn ống niệu, thủy thũng thận hay giảm chức năng thận.

Vậy bạn có nên uống cố 2 lít nước mỗi ngày không? Trừ khi khát cháy cổ, việc uống thêm nước chẳng đem lại nhiều lợi lộc cho cơ thể bạn đâu, mà uống nhiều quá cũng chưa chắc đã có hại. Nên là cứ khát thì uống thôi, không ai ép cả.

Xem thêm

Bán nhà vào dưỡng lão, bạn nghĩ thế nào?

Sau khi nghe được câu chuyện của hai vợ chồng già bán nhà vào Viện dưỡng lão, thì rất nhiều người đồng tình với quan điểm đấy. Bạn Thanh Đình có góc nhìn khá hài hước: “Đọc mà ngưỡng mộ cụ, về già mình cũng dọn đường vô viện dưỡng lão. Trong đó có bạn bè đồng trang lứa vui hơn. Con cháu thương thì nó lại thăm, lâu lâu rước về nhà chơi, vui cả làng”.

Một độc giả khác cũng nhắn nhủ: “Đây chính là tư duy và lối sống hiện đại của người phương tây. Già cả vào dưỡng lão là tốt nhất cho mình, cho con cháu mình”.

Bạn Thảo Nguyên thì bày tỏ lòng ngưỡng mộ không thôi: “Phụ nữ như bà không hạnh phúc sao được, văn minh, tiến bộ cả trong tư tưởng và hành động, tự lực tự cường mà cũng rất tình nghĩa, yêu thương ông nha. Chúc ông bà được khỏe mạnh, hạnh phúc bên nhau nhiều nhiều cái Tết nữa”.

Nhưng bên cạnh những người ủng hộ tư tưởng tiến bộ ấy của bà, thì vẫn có những ý kiến không đồng tình. Bạn Vũ Nam cho rằng “Vào viện dưỡng lão cũng tốt song không bằng con cái chăm sóc”. Đồng ý kiến với Vũ Nam, độc giả Đào Nguyên bình luận: “Ở nhà thì sinh hoạt hàng ngày có thể tốt hơn vì con cháu của chu đáo hơn”.

Trước việc ông bà bán nhà vào viện dưỡng lão thì một bình luận khiến nhiều người xót xa: “Ông bà còn có nhà để bán, tôi có người quen đã giao hết cho con giờ bị con bỏ phế, 90 tuổi phải ở một mình, ăn uống từ thiện của hàng xóm”.

Dưới một góc nhìn khác, bạn Anh Vũ nhận định: “Thật ra với văn hóa Á đông thì đây là 1 vấn đề không đơn giản. Chắc hẳn nhiều người già cũng muốn ủng hộ việc đó, nhưng để quyết định học theo thì chưa nhiều người dám”.

Xem lại bài viết Vợ chồng già bán nhà vào viện dưỡng lão, tại đây.

Xem thêm

7 lý do hàng đầu người già nên sống trong viện dưỡng lão

Viện dưỡng lão Diên Hồng đã tập hợp 7 lý do hàng đầu rằng việc chuyển sang một cộng đồng người già hạnh phúc có thể là lựa chọn hoàn hảo cho mỗi gia đình.

Chuyển đến một ngôi nhà mới, một nơi ở mới có thể là một trong những cột mốc quan trọng của cuộc đời. Ngày nay, nhiều người mong muốn gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão hay chính bản thân người già có mong muốn đấy nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Thực tế, ở viện dưỡng lão có vô số tiện nghi và nhiều hoạt động xã hội cho người già. Từ dịch vụ cắt tóc, làm đẹp đến ăn uống, vui chơi, giải trí. Ngoài ra người cao tuổi còn được xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và chăm sóc y tế hiện đại. Thông qua các dịch vụ này cũng như các hoạt động tập thể, nhiều người cao tuổi đang thấy rằng các viện dưỡng lão đang mang đến sự thuận tiện, hạnh phúc và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Người cao tuổi tham gia đại hội thể thao tại Viện dưỡng lão Diên Hồng

 1. Giá cả phải chăng hơn chúng ta nghĩ

Hầu hết mọi người không nhận ra chi phí khi sống trong viện dưỡng lão hợp lý hơn hẳn khi ở nhà mà có thuê thêm người giúp việc. Chi phí sinh hoạt trong viện dưỡng lão khoảng 8 triệu/1 tháng, cho một người già khỏe mạnh. Đây là chi phí trọn gói bao gồm: Chỗ ở tiện nghi (tivi, điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh); phòng sinh hoạt chung; phòng tập thể dục; giặt giũ; chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp với người cao tuổi; xoa bóp bấm huyệt; chế độ theo dõi sức khỏe hàng ngày, hàng tuần, tổ chức sinh nhật, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí…

Khi sống tại nhà, tiền thuê giúp việc mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng. Chi phí ăn uống cho cả cụ và giúp việc khoảng 3 triệu. Tiền điện nước nếu dùng điều hòa 24/24 như một số người cao tuổi đang sống tại Viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội, chi phí truyền hình,… khoảng trên 1 triệu. Chưa kể các chi phí như thăm khám bác sĩ, sửa chữa thiết bị, đồ đạc khi bị hỏng thì một tháng đã tốn kém ít nhất 10 triệu đồng.

Nhiều người cao tuổi và gia đình đã thấy rằng chi phí sinh hoạt hàng tháng trong viện dưỡng lão ít hơn so với ở nhà riêng của họ.

2. Cơ hội tham gia hoạt động xã hội dồi dào

Nếu quý vị nghĩ rằng cuộc sống trong một viện dưỡng lão có nghĩa là ngồi một chỗ, hãy suy nghĩ lại! Ở đây người cao tuổi có thể dễ dàng giao tiếp với bạn bè, không chỉ trong các khu vực chung mà còn thông qua các hoạt động có kế hoạch như các sự kiện sinh nhật, giao lưu với các đoàn sinh viên, trẻ em mầm non, chụp các bộ ảnh đẹp để làm kỷ niệm…

Người cao tuổi tại viện dưỡng lão Diên Hồng cũng có quyền tự do duy trì thói quen như khi ở nhà và lựa chọn hoạt động phù hợp với mình. Trong một viện dưỡng lão, người cao tuổi luôn có một lựa chọn là thư giãn thoải mái trong không gian riêng của họ hoặc đắm mình trong cuộc sống xã hội của cộng đồng. Khi hòa mình vào các hoạt động tập thể, các sự kiện thể thao, hoặc các lớp thể dục, yoga, người cao tuổi sẽ tìm thấy nhiều cơ hội bổ ích và được truyền cảm hứng để tham gia. Bên cạnh đó, người già thậm chí có thể nhen nhóm những sở thích bị lãng quên mà cuối cùng cũng có thời gian để theo đuổi.

Người cao tuổi tại Diên Hồng tham gia Hoa hậu Cao niên

Viện dưỡng lão Diên Hồng đã thực sự truyền cảm hứng cho người cao tuổi tham gia các hoạt động. Điều này dẫn đến hạnh phúc và chất lượng cuộc sống lớn hơn.

3. Chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp và thuận tiện

Thật khó để dự đoán sự tiến triển của sức khỏe của cha mẹ già. Các nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu có vẻ đơn giản có thể phát triển thành các tình trạng nghiêm trọng hơn đòi hỏi phải chú ý liên tục. Nếu không có sự giám sát, các vấn đề như mất trí nhớ, không tự chủ và hạn chế vận động có thể gây ra những rủi ro lớn cho sức khỏe của người cao tuổi. Ngoài ra, với nhiều người, việc đối phó với những thay đổi trong hành vi, nâng đỡ và di chuyển cha mẹ trở nên khó khăn và dễ gặp sự cố. Một viện dưỡng lão có thể cung cấp hỗ trợ suốt ngày đêm. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có kiến ​​thức về nhiều tình trạng y tế và có kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi, viện dưỡng lão là lựa chọn hợp lý.

Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội, chi phí chăm sóc sức khỏe được bao gồm trong phí hàng tùy theo nhu cầu. Hằng ngày người cao tuổi sẽ được đo nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, chỉ số đường huyết và được kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc cho phù hợp với thực tế. Cuối tuần sẽ có bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho người cao tuổi.

Bà Trần Kim Oanh (Quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ rằng bà rất yên tâm khi sống trong trung tâm vì khi huyết áp tăng cao đến 180 thì điều dưỡng viên cho bà uống thuốc và chỉ một lúc sau huyết áp đã trở về 120 như bình thường. Nếu bà ở nhà một mình thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

4. Môi trường sống an toàn

Thông thường không gian sống tại các gia đình không hoàn toàn phù hợp với người già. Các gia đình thường phải sửa đổi nhà và thuê chăm sóc tại nhà để làm cho ngôi nhà của mình an toàn cho người cao tuổi có sức khỏe thể chất bắt đầu suy yếu dần. Từ hệ thống cảnh báo y tế đến thanh vịn trong nhà tắm, đường dốc dành cho xe lăn,…đều cần phải điều chỉnh. Thực tế là không nhiều ngôi nhà có thể sửa lại được, chưa kể các chi phí này rất tốn kém. Viện dưỡng lão Diên Hồng được thiết kế từng chi tiết như tay vịn hành lang, thang máy, thanh chắn giường…giúp người cao tuổi tránh té ngã và tai nạn và luôn có nhân viên y tế túc trực 24/7 sơ cứu kịp thời hoặc chuyển đến bệnh viện gần đó.

Các nút gọi khẩn cấp cũng như nhân viên được đào tạo sẵn sàng 24/7 chỉ là một vài trong số các cách mà Viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội đảm bảo an toàn cho cư dân của mình. Trong Diên Hồng, người cao tuổi yên tâm khi biết rằng trong tình huống khẩn cấp luôn nhận được sự hỗ trợ từ điều dưỡng viên có kinh nghiệm.

5. Tập thể dục và thể chất hàng ngày

Người già ở Việt Nam đa phần hay thích nằm, ít vận động. Trong viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội thì ban đầu người cao tuổi có thể chưa hào hứng với việc tập thể dục nhưng khi điều dưỡng viên tổ chức hoạt động thể dục theo nhóm thì các cụ có tinh thần hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động như tưới cây, đi dạo cũng mang đến niềm vui, giúp người cao tuổi vận động và giải phóng endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, được xem là “liều thuốc” giảm đau tự nhiên, có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, hưng phấn, hạnh phúc, tâm trạng tốt hơn, giảm đau và giúp tập trung hơn…).

Hơn nữa, các CLB như yoga, CLB trò chơi với các trò chơi vận động cũng có thể giúp người cao tuổi điều trị viêm khớp và tăng cường sự khéo léo của các cơ trong cơ thể.

Các ông bà đang được điều dưỡng hướng dẫn tập thể dục

Hàng tháng, điều dưỡng viên tại Viện dưỡng lão Diên Hồng sẽ lập kế hoạch các hoạt động sẽ tổ chức trong tháng bao gồm cả đưa người cao tuổi đi dạo, tập thể dục, các trò chơi vận động, hoạt động thủ công, xếp hình, đố vui, giao lưu văn nghệ… Bên cạnh đó, các hoạt động đa dạng để phù hợp với nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, đảm bảo rằng ai cũng có cơ hội tham gia. Ngoài các hoạt động theo tháng, hằng năm, viện cũng tổ chức Olympic Diên Hồng với các môn thể thao được biến tấu từ các môn thi trong thế vận hội để phù hợp với người già và có nhiều yếu tố giải trí hơn.

Có thể nói khi sống trong các viện dưỡng lão, cơ hội rèn luyện thể chất của người cao tuổi được hỗ trợ vượt xa những gì người thân trong gia đình có thể cung cấp tại nhà.

6. Bữa ăn ngon lành phù hợp với chế độ dinh dưỡng người già mỗi ngày

Có thể rất khó để theo dõi và cân đối dinh dưỡng cho người già tại nhà. Người cao tuổi sống một mình có thể thấy không hấp dẫn khi nấu ăn cho một người. Và thật khó khăn cho những người chăm sóc tại gia đình để theo dõi xem người thân của họ có nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết hay không. Bên cạnh đó, cách chế biến đồ ăn tại gia đình không hoàn toàn phù hợp với người già. Trên thực tế, nhiều người cao tuổi bị suy dinh dưỡng  khiến sức khỏe và hạnh phúc của họ suy giảm – bất chấp những nỗ lực của gia đình để giữ cho họ khỏe mạnh.

Trong viện dưỡng lão Diên Hồng, người cao tuổi được phục vụ bốn bữa ăn mỗi ngày phù hợp với điều kiện sức khỏe cụ thể của họ, chẳng hạn như răng yếu, khó nuốt hoặc tiểu đường. Bữa ăn mỗi ngày đã được bao gồm trong phí hàng tháng. Người già không phải lo lắng về việc chuẩn bị gì cho bữa tối. Đầu bếp sẽ đảm bảo rằng người cao tuổi luôn có những bữa ăn ngon, bổ dưỡng được chuẩn bị mới mỗi ngày. Thực đơn cũng được thay đổi thường xuyên để người cao tuổi luôn cảm thấy ngon miệng.

7. Xa thương gần thường

Nhiều người cho rằng người già cần phải sống cùng với con cháu để được quan tâm chăm sóc nhưng sự khác biệt giữa nhiều thế hệ khiến cho mối quan hệ bố mẹ và con cái trở nên xấu đi.

Đối với nhiều cá nhân, việc sống chung với cha mẹ già cũng có thể làm gián đoạn sự tham gia vào các hoạt động khác. Với người cao tuổi khoảng 80 tuổi thì con cái cũng tầm U60. Họ hoặc chưa nghỉ hưu hoặc nếu nghỉ hưu thì vẫn còn tham gia nhiều hoạt động bên ngoài hoặc dành thời gian để làm những việc mà khi còn trẻ chưa có cơ hội trải nghiệm. Tình huống thậm chí còn căng thẳng hơn khi họ có mối quan hệ căng thẳng với cha mẹ nhất là khi người già trở nên nhạy cảm và khó tính hơn. Thay vì hy sinh sức khỏe cảm xúc của cả hai bên, viện dưỡng lão có thể là một lựa chọn tốt. Khi không sống cùng nhau, cảm giác nhớ thương vì không phải ngày nào cũng gặp nhau lại giúp cải thiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Cô Đinh Ngọc Quy (Thanh Xuân, Hà Nội) luôn ủng hộ người già sống trong viện dưỡng lão cũng chia sẻ một câu chuyện thật đầy cảm động. Có nhà kia cha mẹ chia đất cho các con. Vì là nhà ở góc phố nên có 2 mặt tiền. Các con kinh doanh cũng khá sau đó cho thuê mở quán ăn 125 triệu/tháng và quán cà phê 50 triệu/tháng. Con út ở chỗ khác cũng nhà mặt phố luôn. Nhưng 2 cụ già thì tội thật vì ốm đau nên con cho ở trong phòng riêng và thuê giúp việc coi sóc. Thi thoảng các con đẩy 2 cụ ra ngoài nhưng nhìn tàn tạ dù các cụ đi lại đc nhưng yếu lắm. Sau đó nhà các con đập đi xây lại to hoành tráng hơn nên gửi tạm các cụ vào dưỡng lão hơn 1 năm trong lúc chờ xây nhà.

Khi nhà xây xong, các con đón về thì cụ ông không chịu và cụ bà cũng ở đó luôn theo ông. Hai cụ lúc này khoẻ hẳn ra và đi lại bình thường. Cụ ông bảo với hàng xóm lúc về thăm nhà là “Tôi không thấy cái nhà tôi nó ấm áp. Lỗi tại tôi không dạy dỗ mà chỉ biết lo cho chúng nó. Tuy chúng không hỗn láo nhưng không cho tôi cái tình cảm và niềm vui như các cháu trong viện dưỡng lão”.

Cô Quy tâm sự: “Có bao nhiêu cuộc đời thì bấy nhiêu số phận khác nhau. Có những cụ được sống và chết vui vầy đủ đầy cùng con cháu ở nhà. Nhưng tôi đoan chắc rằng cái kết của tuổi già ở viện dưỡng lão là một cái kết tốt đẹp. Dù người vào đó với bất cứ lý do gì chăng nữa. Vì tôi đã tìm hiểu về nó cách đây 15 năm rồi và tôi luôn mơ ước được đưa mẹ mình vào đó. Sau này sẽ là tôi. Tôi đã dặn các con kỹ lưỡng nếu tôi ốm đau hoặc già yếu thì bán nhà của tôi đưa tôi vào viện dưỡng lão và tôi xác định phải làm thế nào để có kết quả êm đẹp cho mình và các con.”

Các ông bà tham gia chương trình Rung chuông vàng tại trung tâm

Đã qua rồi cái thời tứ đại đồng đường nhất là ở các thành phố lớn khi nhà cửa có diện tích hạn chế. Chỗ ăn, chỗ ngủ chật chội, chưa kể những khác biệt trong quan điểm của các thế hệ cũng có thể mang lại khổ sở, bất tiện cho các thành viên. Để hòa thuận, nhiều khi các thành viên phải rất cố gắng dung hòa, thậm chí bằng mặt nhưng không bằng lòng, khó để có được hạnh phúc thật sự. Tuy nhiên, mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Người cao tuổi có thể lựa chọn sống ở viện dưỡng lão hay sống cùng con cháu, miễn là họ cảm thấy vui.

Xem thêm