Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All Posts in Category: Khám phá

Diên Hồng chăm sóc người cao tuổi như thế nào?

Trong mắt nhiều người, viện dưỡng lão là nơi dành cho những người cô đơn, không nơi nương tựa, người nghèo khó… và người già sống trong đó sẽ rất buồn và khổ. Thực tế, người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão được chăm sóc thế nào?

Trong nhiều gia đình Việt vẫn đang tồn tại câu cửa miệng “đối xử tốt với con cháu không sau này già chúng cho vào trại dưỡng lão”. Vì có tâm lý đó mà trong mắt nhiều người trại/viện dưỡng lão là nơi không mấy tốt đẹp, nó chủ yếu dành cho những người già neo đơn, không nơi nương tựa hay người nghèo khó…Tuy nhiên, định kiến đó đang dần được thay đổi nhờ sự hình thành của các trung tâm dưỡng lão dịch vụ với cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng chăm sóc đẳng cấp không thua kém các viện dưỡng lão ở nước ngoài.

Các cụ cơ sở 1 gói bánh chưng đón Tết

Ở Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, người cao tuổi sẽ có một lịch sinh hoạt hàng ngày chi tiết và cụ thể để đảm bảo các cụ được chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của các cụ thì trung tâm sẽ có hình thức chăm sóc khác nhau. Với các cụ khỏe mạnh, minh mẫn, Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng sẽ phục vụ các bữa ăn, giặt giũ, xoa bóp cơ bản giúp người cao tuổi thư giãn và kích thích hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng, tổ chức các hoạt động giao lưu, các trò chơi vận động tập thể, tạo không gian để người cao tuổi làm những việc mình thích như đọc sách, khiêu vũ, vẽ tranh, chơi cờ.

Các cụ đang chơi trò ”hải tặc”
Hai bà Tâm đang chơi trò ”khám răng cá sấu”

Với các cụ sức khỏe yếu hơn, ngoài các nội dung trên sẽ được nhân viên chăm sóc hỗ trợ tắm rửa, vệ sinh, hỗ trợ xúc ăn.

Về bữa ăn của các cụ ở Diên Hồng: đã được nghiên cứu kĩ lưỡng bởi các chuyên gia tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho người cao tuổi, đảm bảo về mặt thời gian, khoảng cách giữa các bữa ăn, tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đảm bảo đủ chất, đủ lượng, dễ tiêu hóa.

Một ngày các cụ được ăn 4 bữa: Bữa sáng, bữa trưa, bữa ăn nhẹ lúc 2h chiều và bữa tối. Các cụ bị bệnh có chế độ ăn riêng phù hợp với thể trạng, tình hình bệnh tật. Việc nghiên cứu và thiết kế chế độ ăn riêng cho các cụ bị bệnh cũng góp phần hỗ trợ việc điều trị bệnh, giúp các cụ mau hồi phục sức khỏe hơn.

Các món ăn ở Diên Hồng

Đối với người cao tuổi, giấc ngủ lại càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe. Tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng, giấc ngủ của các cụ được quan tâm đặc biệt. Phòng ngủ luôn được giữ sạch sẽ, thoáng khí và yên tĩnh tạo cảm giác thư thái, giúp các cụ dễ ngủ và ngủ sâu. Đối với các cụ mắc bệnh khó ngủ hoặc mất ngủ được chăm sóc và điều trị theo phương pháp riêng.

Bên cạnh đó, Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh hơn, phải dùng nhiều thuốc hơn và thường là bệnh mạn tính. Một bệnh đã phải dùng vài ba thuốc nhân lên với vài ba bệnh. Do đó, ngay khi vào Trung tâm, các cụ đã được trải qua quá trình khám lâm sàng để tạo bệnh án theo dõi và lên lịch chăm sóc chi tiết cho từng người. Căn cứ theo đó, điều dưỡng viên luôn phải đặc biệt quan tâm tới sức khỏe Người cao tuổi.

Đặc biệt là cùng với tuổi tác càng cao thì trí nhớ Người cao tuổi sẽ càng giảm, nên khi dùng thuốc, họ có thể quên tên thuốc, liều dùng hoặc nhầm lẫn thuốc, liều dùng… Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu không có người thường xuyên quan tâm và hỗ trợ các cụ theo dõi việc này. Đó cũng là một trong những lý do người thân của họ rất yên tâm khi đưa cha mẹ vào an dưỡng tại Trung tâm.

Tất cả người già ở Diên Hồng đều được đo các chỉ số sinh tồn (nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp, đường huyết… thường xuyên để theo dõi sức khỏe), được bác sĩ khám bệnh định kỳ hàng tuần, cho uống thuốc theo đơn. Ngoài ra, trong lịch sinh hoạt các cụ được xoa bóp, bấm huyệt và tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày, giúp cho cơ bắp và phản xạ được tốt hơn.

Hoạt động thể chất hàng ngày.

Bên cạnh nhu cầu về ăn, ngủ, người cao tuổi cũng rất cần được chăm lo đến đời sống tinh thần, nhưng ở trong gia đình thì nhu cầu ấy dường như bị lãng quên, hoặc chẳng ai quan tâm tới. Người cao tuổi cần tham dự vào một thú tiêu khiển nào đó vừa để giải khuây, và cũng để duy trì tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất lành mạnh.

Chăm sóc đời sống tinh thần của các cụ mỗi ngày.

Tại Diên Hồng, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, trong lịch sinh hoạt thường nhật, ngoài các hoạt động vật lý trị liệu, chúng tôi tổ chức ra những sự kiện nhỏ giúp các cụ được tham gia nhiều các hoạt động cộng đồng và cá nhân để đầu óc thư giãn, cơ thể bớt mỏi mệt, tinh thần được thêm phần thoải mái, vui vẻ. Như chơi bài, đánh cờ, chơi ô chữ và nhiều thú vui nhẹ nhàng khác, gồm

Các cụ cơ sở 1 làm chè lam.
  • Thủ công mỹ nghệ: các cụ tạo ra các sản phẩm nhỏ bé bằng phương pháp thủ công, như đồ chơi trẻ em, đồ gốm, vẽ tranh, tô tượng, vật dụng bằng gỗ…
  •  
  • Tổ chức câu lạc bộ thơ, viết sách, học vẽ, sử dụng máy vi tính, hoặc tham gia hát karaoke “hát cho nhau nghe”dù hay dù dở, miễn là cùng vui.
  • Tập Yoga, dưỡng sinh, khiêu vũ… với nhiều các phương pháp khác nhau, giúp thư giãn tâm hồn, tập trung tư tưởng, giữ tâm an lạc, đồng thời cũng áp dụng các cử động để tăng cường sức mạnh cơ bắp, trơn tru xương khớp
Xem thêm

Các cụ Diên Hồng háo hức tự tay làm chè lam

Ngán ngẩm với bánh chưng, giò chả sau dịp Tết nguyên đán, vừa rồi các cụ Diên Hồng ngỏ ý muốn tự tay làm chè lam. Thế là các bạn nhân viên nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để phục vụ các cụ. Nào là gạo nếp, gừng tươi, mật mía, mạch nha đều đủ cả.

Nguyên liệu chuẩn bị cho món chè lam

Vừa làm ông bà vừa kể: ” Ngày xưa gạo nếp quý lắm con ạ nên mỗi mùa gặt nếp về là phải chắt chiu để dành, mãi gần Tết mới dám đem ra làm bánh. Quanh năm thiếu thốn sao cũng được nhưng Tết thì phải sung túc đủ đầy.”

Các cụ tự tay thực hiện từng công đoạn
Ông Việt trổ tài

Bà Lan vừa khuấy chè lam vừa tươi cười bảo: ”Lâu lắm rồi bà mới được làm chè lam lại, hồi xưa cứ đến Tết là khuấy một nồi thật to, vừa đem đi biếu anh em trong nhà, vừa làm quà đãi khách đến chơi.”

Các cụ tự tay khuấy chè lam

Đến công đoạn đòi hỏi dùng nhiều sức và khéo léo là khuấy bột, để làm sao cho bột chín và không bị vón cục thì phải nhờ đến sự trợ giúp của các bạn điều dưỡng rồi.

Đến đoạn này đòi hỏi nhiều sức nên các bạn điều dưỡng được gọi ra ”cứu trợ”
”Khuấy làm sao phải vừa nhanh lại vừa đều đấy nhá”

Và thành quả của các cụ và các bạn điều dưỡng nhà em đây ạ! Thành công ngoài sức tưởng tưởng luôn ạ.

Thành quả ra lò
Phủ thêm một lớp bột mỏng lên trên nào
”Trông cũng rất gì và này nọ đấy chứ nhể.”

Hà Nội những ngày này bỗng chuyển lạnh, rải rác mưa phùn, ngồi nhâm nhi ly trà nóng cùng với miếng chè lam tự tay làm thì còn gì tuyệt vời hơn đúng không ạ?

”Chè lam nhà làm ngon như hàng làm”
”Không ngon đảm bảo không lấy tiền”
Gửi tặng đến tất cả mọi người những trái tim thật ngọt ngào!!!
Xem thêm

Gia đình truyền thống và hiện đại với đời sống người cao tuổi Việt Nam

Hàng ngàn đời nay người Việt Nam đã tạo dựng nên một kiểu gia đình hết sức đặc thù của cư dân trong một xã hội mà đại đa số làm nghề nông, để rồi từ đó hình thành được một nét văn hóa gia đình tự nhiên đậm đà tính cách Việt Nam là: “Trẻ cậy cha – già cậy con”. Sự gắn bó, phụ thuộc giữa các thế hệ cha con với nhau như vậy là bởi nó đã xuất hiện và tồn tại trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội sau đây:

PGS.TS Bùi Hiền cùng các ông bà gói bánh chưng nhân dịp tết 2022
  • Không gian sống của gia đình đóng khung chủ yếu trong các làng xóm riêng biệt, nên mọi nhà luôn gần gũi bên nhau, các gia đình có điều kiện luôn quây quần, gắn bó, chăm sóc nhau, họ hài lòng sống như vậy và thấy không cần gì hơn, thậm chí có người cả đời không mấy lần bước ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình.
  • Nghề nghiệp chủ yếu của đại đa số người dân Việt Nam là làm ruộng, chăn nuôi, làm nghề thủ công nhỏ lẻ, nên các gia đình đều phải bao gồm nhiều thế hệ cùng làm, cùng ăn để còn truyền nghề cho nhau, dạy bảo nhau, để duy trì nền nếp gia phong, xây dựng cơ nghiệp cho con cháu.

Từ xưa đến nay người Việt Nam luôn sống trong những điều kiện như vậy và tâm niệm rằng chỉ có cuộc sống gia đình mới đảm bảo cho mỗi người được bình yên từ trẻ đến già, cho nên không ai muốn sống xa rời gia đình, bởi vì đến như người trai trẻ cũng “Xảy nhà ra là thất nghiệp”, thì người già thiếu vắng con cháu sẽ sống thế nào đây ? Đó chính là lí do người Việt Nam coi việc người già phải được con cháu luôn luôn ở bên mình để phụng dưỡng, chăm sóc là lẽ tất nhiên ở đời. Nếu không được con cháu sớm hôm chăm sóc thì đó là tuổi già bất hạnh, còn con cháu không sống chung để chăm sóc bố mẹ thì đó là kẻ bất hiếu, bị người đời chê trách. Đó là nét tâm lí truyền thống văn hoá gia đình rất có giá trị của người Việt, nên ai cũng tôn trọng, nghiêm túc tuân thủ và cố gắng gìn giữ, lưu truyền qua các thế hệ.

Tuổi già nhiều niềm vui của các ông bà tại Diên Hồng

Ngoài ra, gần nửa thế kỉ chiến tranh liên miên chống ngoại xâm đã buộc 100% gia đình phải li tán, hàng triệu người con trai, con gái phải từ rã cha mẹ ra đi đánh giặc mà không hẹn ngày về. Hoàn cảnh bi ai này càng khắc sâu tâm lí ước mong có cảnh sống gia đình êm ấm, đoàn tụ, gắn bó suốt đời bên nhau. Nay đã hòa bình dù cực chẳng đã có nhiều người buộc phải tạm thời đi làm ăn sinh sống xa gia đình, nhưng ai ai cũng mong muốn được trở về quê hương đất tổ trong những ngày giỗ tết để báo hiếu cha mẹ và thắp nén nhang tỏ lòng tri ân công đức của tiền nhân. Nét văn hóa đặc trưng này cũng đã được đông đảo bạn bè quốc tế hết sức khen ngợi và ngưỡng mộ khiến chúng ta càng yêu quý, tự hào. Điều này càng có ý nghĩa đối với các thế hệ trong một đại gia đình truyền thống Việt Nam.

Song xã hội luôn phát triển theo những quy luật khách quan của nó. Từ một nền kinh tế thuần nông tự cấp tự túc lạc hậu nước ta đang từng bước tiến lên xây dựng và phát triển nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Nhà nước đã đoạn tuyệt với chế độ quan liêu bao cấp để thực hiện chế độ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập với kinh tế thế giới. Những định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nêu trên tất yếu đòi hỏi phải sắp xếp, cân đối lại các yếu tố nhân lực, vật lực, tài lực trong cả nước cho phù hợp với mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ, văn hóa xã hội trong tình hình mới. Quy luật này đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến từng phường xã, làng xóm và từng gia đình từ thành thị đến nông thôn. Xin dẫn ra đây một số nét chính yếu điển hình:

  • Không gian sống của các thành viên thuộc mỗi gia đình trong xã hội hiện đai đã thay đổi cơ bản: những người lớn thường đi làm xa gia đình, xa quê hương, ít khi sống liên tục lâu dài với gia đình. Họ không có điều kiện đi về hằng ngày để gần gũi, chăm sóc bố mẹ già, vì đường dài, đi lại tốn kém, mất nhiều thì giờ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nghỉ ngơi và sức khoẻ của bản thân, đồng thời hạn chế hiệu quả công việc làm ăn.
  • Bù lại, các phương tiện giao thông liên lạc hiện đại đang ngày càng thu hẹp không gian và rút ngắn thời gian để mọi người có thể đi về, gặp gỡ nhau gần hơn, nhanh hơn, thậm chí không cần đi về mà vẫn trực tiếp nói chuyện và nghe nhìn thấy nhau qua chiếc điện thoại di động hoặc máy vi tính…Từ đó giảm được nhu cầu chung sống gần gũi bên nhau, đồng thời cũng giảm bớt được nỗi nhớ nhung, lo âu về nhau, mà vẫn duy trì được tình cảm gần gũi yêu thương thường xuyên với nhau. Bố mẹ già vẫn nhận được sự âu yếm, chăm sóc của con cháu và không cảm thấy mình cô đơn hay bị lãng quên.  
  • Nghề nghiệp trong xã hội hiện đại ngày càng phong phú, đa dạng và chuyên sâu đang tạo điều kiện và đòi hỏi mỗi người phải thành thạo công việc của nghề nghiệp đã lựa chọn. Trong số các thành viên của gia đình hầu như không còn mấy con cháu kế nghiệp của ông cha, ít có anh chị em làm chung một nghề, kể cả khi họ cùng làm việc trong một cơ quan hay doanh nghiệp. Điều này đã loại dần tính chất gắn bó nghề nghiệp giữa các thành viên trong gia đình. Ông bà, cha mẹ ít có khả năng ảnh hưởng đến nghề nghiệp của con cháu, ngoài các lời dăn bảo về đạo đức, tác phong, lối sống chung chung, do đó không có điều kiện truyền nghề để hình thành truyền thống gia đình và vì thế nó cũng giảm bớt sức ép cần sự chung sống thường xuyên trong một gia đình.  

Như vậy với tình hình xã hội thực tế khách quan, tự nhiên như trên, liệu bố mẹ già có nhất thiết cứ phải ở chung với con cái thì mới đảm bảo cuộc sống an bình, vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc, đồng thời cũng vẫn đáp ứng được nhu cầu sinh sống độc lập, tự do phát triển của con cháu hay không ? Và nếu như cha mẹ già có điều kiện tách khỏi gia đình ra sống chung với những người cao tuổi xa lạ ban đầu trong các nhà dưỡng lão thì liệu có mất mát gì đáng kể về vật chất và tình cảm không?

Xin khẳng định chắc chắn rằng không hoặc không đáng kể với một số người nào đó !

Người già tại Diên Hồng vui vẻ tham gia hội chợ tết

Bằng sự quan sát, tìm hiểu cuộc sống của người cao tuổi trong một số nhà dưỡng lão và qua trải nghiệm của bản thân, tôi xin nêu ra một số điểm được và mất cụ thể như sau

Cha mẹ già yếu được, mất:

  • Được giải phóng khỏi việc lo toan nhà cửa, chăm sóc dạy bảo cháu chắt, không phải gánh vác công việc nặng nhọc của ô sin nữa (một mẹ già bằng 3 người ở !), để có cuộc sống an nhàn của tuổi già.
  • Được tự do sinh hoạt hợp với sức khoẻ, tâm sinh lí người cao tuổi, không bị phụ thuộc vào lối sống năng động, tự do của con cái, đôi khi còn bị ức chế tâm lí tuổi già kiểu “người làm không bực bằng người trực mâm cơm”.
  • Có được môi trường sinh hoạt tinh thần, giao lưu tình cảm thoải mái với những người cùng lứa tuổi tai nhà dưỡng lão, thay vì phải thơ thẩn ở nhà một mình và chịu cảnh cô đơn, buồn bã, khi con cháu đi làm, đi học từ sáng đến tối mới về. Rồi cũng chỉ hỏi han được dăm ba câu xong là lại ai về phòng nấy với những nỗi niềm riêng tư của mình. Nhiều cha mẹ già không chịu nổi đã từ giã con cháu ở thành phố để về lại với ruộng vườn, quê quán, xóm giềng quen thuộc. 
Người già vào viện dưỡng lão được sống cùng những người bạn cùng trang lứa

Con cháu khỏe mạnh được, mất:

  • Được giải phóng gánh nặng lo âu thường trực về bệnh tình, sức khỏe của cha mẹ già, trong khi họ phải dốc hết sức lực, tâm lí cho công việc mưu sinh, nuôi dạy con cái nên người. Cho dù lúc khỏe mạnh cha mẹ vẫn có thể hỗ trợ việc nhà, bảo ban cháu chắt, nhưng nhiều khi lại không đúng ý muốn của mình, mà mình không thể nói thẳng ra vì sợ phật lòng. Còn khi cha mẹ ốm đau thì khỏi phải kể biết bao lo toan nhọc nhằn, mà vẫn khó làm thỏa mãn được những lúc trái tính, trái thói của tuổi già. Điều khác biệt rõ nét nhất giữa con cái và người già là ở chế độ sinh hoạt và ăn uống trong gia đình: trẻ thường thức khuya dạy muộn, già thường ngủ trước và dạy sớm; trẻ thích ăn nhiều thịt cá, còn “già thích bát nước canh, trẻ thích manh áo mới”. Đơn giản thế thôi, nhưng con cháu lại vì thương cha mẹ đã từng chịu đựng gian khổ suốt mấy cuộc chiến tranh, nên có tâm lí cứ muốn bù đắp cho cha mẹ bằng cách dâng hiến mâm cao cỗ đầy với sơn hào hải vị ! Thật là khó hòa hợp ! Nhưng tất cả những nỗi lo lắng này của con cái đều có thể được các nhà dưỡng lão gánh vác, chia sẻ phần lớn, làm hài lòng cả cha mẹ già và con cháu trong gia đình, bởi ở đó mọi thứ nhà dưỡng lão đều giải quyết một cách tương đối khoa học, phù hợp với tâm sinh lí của người cao tuổi.
  • Giữ lại được quyền lợi và trách nhiệm nuôi dạy con cái từ bé đến lớn, không vì bận rộn công tác, mưu sinh, mà ỷ lại, phó thác cho ông bà, để rồi khi con cái khôn lớn chẳng may không theo đúng được yêu cầu, nguyện vọng của mình đối với chúng, thì phát sinh tâm lý ân hận, tiếc nuối, thậm chí có khi quá đau sót dẫn tới đổ lỗi, trách móc ông bà (cháu hư tại bà mà!), mà quên mất điều chính yếu là “con hư tại mẹ!” 
  • Giữ được bền lâu hơn tình cảm giữa cha mẹ già với đàn con cháu, vì tránh được những mâu thuẫn, va chạm thường ngày, tuy nhỏ nhặt mà vẫn có thể gây chấn thương tâm lí người già cả nghĩ. Người xưa đã đúc kết quan hệ tình cảm gia đình: “Xa thương, gần thường “. Chính có xa nhau mới hay nhớ nhung, quý trọng những kỉ niêm thân thương, âu yếm về nhau, mới chú trọng dành dụm những của ngon vật lạ cho nhau, do đó mỗi khi gặp lại nhau thì tình cảm sẽ càng trở nên nồng nàn, đằm thắm hơn.
PGS.TS Bùi Hiền tặng quà cho Diên Hồng nhân dịp tết 2022

Tóm lại, tất cả nhũng điều nói trên cho thấy một điều là: cha mẹ già ngày nay tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của gia đình mà nên khuyến khích các cụ đến an dưỡng tại những trung tâm chăm sóc người cao tuổi, bởi như thế có lợi cho cả người già, con trẻ lẫn toàn xã hội. Vậy tôi rất mong được mọi người dân nhiệt liệt ủng hộ và cũng xin kiến nghị Nhà nước quan tâm thực sự đến việc xây dựng và phát triển mô hình tiên tiến về chăm sóc người cao tuổi trên quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Theo PGS.TS Bùi Hiền

Xem thêm

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào mùa lạnh

Càng nhiều tuổi, hệ miễn dịch của con người càng kém, đặc biệt là vào mùa đông, mùa lạnh thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống dưới mức trung bình dẫn đến một số bệnh nguy hiểm. Thêm vào đó, hệ miễn dịch suy yếu và sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân khiến người cao tuổi (NCT) rất dễ mắc bệnh. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe cho NCT trong mùa đông nên chú ý thực hiện một số biện pháp như sau.

Với người cao tuổi, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm nên khi thời tiết thay đổi rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút…. Không khí lạnh tác động không tốt đối với đường hô hấp, từ đó làm các bệnh hô hấp mạn tính dễ tái phát đặc biệt là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra, môi trường ẩm thấp cũng tạo thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút gây cúm, gây viêm phổi phát triển mạnh dễ tấn công người cao tuổi.

Vào mùa lạnh, người cao tuổi thường hay mắc phải như bệnh về hô hấp như: viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi…hầu hết tất cả các bệnh này đều do thời tiết thay đổi, thân nhiệt thấp dẫn đến mắc bệnh. Khi mắc bệnh người cao tuổi dễ bị ho lâu ngày, nếu không lưu ý rất dễ tái phát trở lại chính vì vậy việc thường xuyên theo dõi và quan tâm đến tình trạng sức khỏe của những người cao tuổi trong mùa lạnh là rất quan trọng.

Ngoài mắc các bệnh liên quan đến thời tiết kể trên thời tiết lạnh cũng làm cho các bệnh xương khớp như thoái hóa, xơ cứng khớp gối, khớp bàn tay, cổ tay hay thoái hóa cột sống thắt lưng trở nặng hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người cao tuổi.

Với việc chủ động phòng tránh bệnh cho người cao tuổi khi mùa đông đến thì nâng cao sức đề kháng của người cao tuổi bằng cách đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, tăng bữa và chia bữa liên tục đồng thời giữ ấm cơ thể là các phương án hiệu quả nhất. Để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông, nên chú ý thực hiện một số biện pháp sau:

Giữ ấm cơ thể

Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài bằng áo khoác, khăn quàng cổ, mũ, đi tất dày. Mặc đủ ấm giúp cơ thể tránh được sự mất nhiệt khi trời lạnh. Có thể dùng khăn che mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài trời có gió lạnh để tránh hít thở không khí lạnh và khô dễ bị viêm mũi họng, thậm chí viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Mặc ấm càng cần thiết đối với một số người bị chứng dị ứng do lạnh: mẩn ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen.

Tạo một môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa. Cửa ra vào, cửa sổ nên có rèm hoặc kính che bớt gió nếu phải mở ra đóng vào nhiều.

Ăn đủ chất

Ăn đủ các chất đường, protein, đặc biệt là mỡ giúp cho cơ thể có cơ chất để sinh năng lượng chống rét. Mùa lạnh có thể ăn nhiều hơn mùa hè do cơ thể phải tiêu tốn calo nhiều hơn để bù lại lượng nhiệt mất ra môi trường. Nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu, số lượng ít nhưng chất lượng phải đảm bảo như súp, cháo thịt, các món hầm.

Chia thành nhiều bữa nhỏ, không nên dồn ép vào 1-2 bữa trong ngày sẽ làm cơ thể người già khó hấp thu. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu calo và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả. Tránh ăn quá no, uống quá nhiều vào bữa tối vì có thể là nguyên nhân mất ngủ do đầy bụng chướng hơi

Tập luyện đều đặn

Tập luyện đều đặn giúp cho cơ thể giữ được khối lượng cơ, cơ không bị teo, nhão; giúp cho khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái; củng cố và tăng cường sự hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp; giảm đường huyết; giảm mỡ máu; ăn uống dễ tiêu và giúp cho cơ thể tăng khả năng chịu lạnh.

Khi tập thể dục, đi bộ…nên mặc áo khoác, khởi động kỹ cho người ấm lên sau đó mới bỏ áo ngoài và tập luyện. Người cao tuổi nên chú ý chỉ tập luyện sao cho vừa sức và không nên cố tập khi thời tiết quá lạnh.

Lưu ý một số bệnh người cao tuổi thường gặp vào mùa đông

Đột quỵ: Đột quỵ là từ gọi chung của những bệnh lý nhồi máu hoặc xuất huyết não, xảy ra từ từ hoặc đột ngột, gây nhiều biến chứng và di chứng nặng nề. Ở người già, do sự suy yếu của hệ thống mạch máu, máu đến nuôi não giảm sút nên dễ bị nhồi máu não, thiếu máu não. Đây là một bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi.

Tăng huyết áp: Một người bị bệnh tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu cao hơn 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg. Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể do tăng từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, nhưng thường nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp lòng mạch và tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp người cao tuổi không nên xem thường vì nó rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,…

Chàm khô: Thời tiết lạnh và hanh khô mùa đông khiến da mất nước, giảm tiết mồ hôi và chất bã, đóng vảy. Vì vậy, mùa đông, người cao tuổi thường dễ bị khô da, nứt nẻ kèm theo ngứa, thậm chí còn dẫn đến tình trạng xuất huyết dưới da.

Bệnh về khớp: Thời tiết lạnh ẩm sẽ khiến các cơ đau xương khớp ở người cao tuổi trầm trọng hơn. Ba loại bệnh về xương khớp mà người cao tuổi thường gặp nhất khi đến mùa đông là viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gút.

Viêm phế quản, viêm phổi: Các vi sinh vật gây bệnh về đường hô hấp sẽ phát triển thuận lợi khi sức đề kháng của người cao tuổi sút giảm trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, khí áp thấp.

Đái tháo đường: Có nhiều nguyên nhân và cơ chế giải thích bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi. Có thể do gan suy yếu theo tuổi già kéo theo sự suy giảm quá trình sử dụng và chuyển hóa đường trong cơ thể; do các cơ quan giảm nhạy cảm với hormon Insulin; hoạt động của hormon Insulin không hiệu quả; tụy bị lão hóa nên giảm tiết Insulin,… Tất cả các cơ chế trên gây nên hậu quả tăng đường máu dẫn đến bệnh đái tháo đường./.

(Tổng hợp từ: Báo Dân tộc, Báo Sức khỏe đời sống, TTYT Phú Đông)

Xem thêm

Sắc đỏ ngày Tết tràn ngập Diên Hồng cơ sở 3

Không phải tự nhiên mỗi dịp Tết đến xuân về, ta lại thấy sắc đỏ tràn ngập khắp các ngõ ngách, phố phường. Bởi theo quan niệm của người xưa, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc, phù hợp với không khí sum vầy và thiêng liêng của dịp Tết. Và sắc đỏ cũng đang ngập tràn tại Diên Hồng cơ sở 3 như tín hiệu báo rằng Tết nguyên đán đang cận kề.

Mới khai trường và đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2021, đây là năm đầu tiên đón năm mới của cơ sở 3. Chính vì vậy nên không chỉ cán bộ nhân viên mà các cụ cũng rất hào hứng. Hiểu được tâm lý của các cụ, Diên Hồng đã lên kế hoạch để chụp một bộ ảnh Tết thật hoành tráng. Bà Hồng và bà Mão còn đầu tư hẳn hai bộ áo dài để lên ảnh cho xịn xò.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra phức tạp nên bộ ảnh đã được thực hiện ở ngay trong khuôn viên của Diên Hồng. Chỉ với phông nền đỏ, chậu cúc vàng và bó hoa dơn là các cụ đã có những bức ảnh mang đậm không khí Tết rồi. Mời các bác cùng ngắm bộ ảnh của các cụ nhà em ạ!

Xem thêm

Các cụ ở Dưỡng lão Diên Hồng rủ nhau gửi lời khuyên đến giới trẻ vừa ”chất” vừa đáng yêu muốn xỉu

Một năm cũ đã qua, một năm mới đã đến, các cụ tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã cùng nhau viết lên những lời khuyên, những thông điệp dành cho giới trẻ trong năm mới. Đó có thể là kinh nghiệm sống của cả một đời, hay đó là những lời khuyên vô cùng đáng yêu.

Lời khuyên này hẳn là phái nữ sẽ thích thú lắm đây.

Người ta thường bảo “gừng càng già càng cay” cũng có lý do riêng. Những thế hệ ông bà, người đi trước đã kinh qua nhiều chuyện, trải qua không ít biến cố cuộc đời, từ đó dần tích lũy được bài học của riêng mình. Người trẻ có thể tiến bộ, hiện đại, cập nhật nhiều thứ tân tiến nhưng chắc chắn vẫn còn thiếu thứ gọi là kinh nghiệm sống từ các bậc “bô lão”. Cũng chính vì vậy, những thông điệp các cụ chia sẻ chia sẻ đã khiến rất nhiều người thích thú.

”Lời nói trót lưỡi đầu môi, anh ơi trót lưỡi đầu môi…” các bạn nữ nhớ tỉnh táo nhé!

Bạn Hải Linh, điều dưỡng tại Trung tâm dưỡng lão chia sẻ: “Khi hỏi các ông các bà có lời khuyên nào không, thì các ông các bà bảo có rất nhiều lời khuyên, nhưng tay run quá nên không viết được, nên nhờ các bạn nhân viên viết hộ. Mình thấy đáng yêu quá nên lưu lại ảnh và muốn chia sẻ đến với tất cả mọi người”.

Mời mọi người cùng ngắm nghía những lời chia sẻ vô cùng đáng yêu này nhé.

Đúc kết kinh nghiệm 78 năm cuộc đời đấy các cháu ạ, nhớ nhé
Năm mới nhớ chăm học chăm làm nghe chưa!
Tuyệt đối đừng dính vào cờ bạc đen đỏ nha!
Thể dục thể thao – nâng cao sức khỏe – đẩy lùi Covid 19 nha các bác!
Cụ Ánh với lời khuyên hết sức ngắn gọn nhưng không kém phần dí dỏm.

Theo Tre.vtc.vn

Xem thêm

Viện dưỡng lão là nơi con cái thể hiện lòng hiếu thảo?

Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão vốn là vấn đề gây nhiều tranh cãi từ trước đến nay. Có nhiều người cho rằng khi con cái không đủ thời gian và chuyên môn để chăm sóc bố mẹ già thì việc tìm đến một viện dưỡng lão chính là cứu cánh. Cũng có ý kiến cho rằng đưa bố mẹ vào dưỡng lão là bất hiếu, là ruồng bỏ trách nhiệm…

Nhiều người nói ”viện dưỡng dưỡng lão là nơi con cái chối bỏ trách nhiệm, nhưng tôi thà làm vậy còn hơn để mặc cha mẹ tự lo. Hồi còn trẻ, tôi cũng từng tranh luận khá nhiều với những “nhà xã hội học” về việc viện dưỡng lão có ý nghĩa như thế nào? Nhiều người nhìn vào mô hình này ở phương Tây mà cho rằng, đây là nơi con cái chối bỏ trách nhiệm của gia đình, tước đi sự tự do của ông bà, bỏ mặc đấng sinh thành cho sự ích kỷ riêng của bản thân. Để cho ông bà tự lo liệu tuổi già ở chốn thôn quê, để rồi nhỡ có chuyện không hay xảy ra cũng chẳng ai biết? Hay đưa các cụ vào một nơi làm dịch vụ có người chăm lo thay mình sẽ tốt hơn? Nói thật, tôi cũng không chắc lắm. Nhưng tôi cho rằng, viện dưỡng lão là kết quả từ lòng hiếu thuận của con cái. Ít nhất là vì họ không đành lòng bỏ mặc đấng sinh thành tự lo, tự diệt chứ tuyệt nhiên không phải là “nơi chối bỏ trách nhiệm” như các bạn của tôi từng tranh luận”. Đó là quan điểm của anh Mạnh (Q.N) khi bàn về quan điểm đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão có phải bất hiếu không?

Chị Vy (H.N) cho rằng: “Theo tôi quan sát, viện dưỡng lão không chỉ là nơi để con cái gửi gắm cha mẹ vì quá bận rộn. Cuộc sống hiện đại giúp tuổi thọ con người được kéo dài và một trong những cách giúp kéo dài cuộc sống con người là được chăm sóc và chữa bệnh đúng cách. Người già có rất nhiều bệnh, nếu ở cùng con cháu không có kiến thức và phương tiện y tế sẽ không thể cứu giúp được trong lúc nguy cấp. Trong khi đó, ở những viện dưỡng lão đúng tiêu chuẩn sẽ có bác sĩ lão khoa, có y tá túc trực, những nhân viên y tế chăm sóc các cụ hàng ngày, được đào tạo kỹ năng chăm sóc người già chuyên nghiệp. Vậy nên, xã hội cần thôi khắt khe với viện dưỡng lão mà nên xây dựng những quy chế quản lý chất lượng những cơ sở này để đảm bảo các cụ vào đây sẽ được hưởng các dịch vụ chăm sóc tốt. Còn niềm vui tinh thần thì mọi người cần xác định tự tìm kiếm cho mình trong từng giai đoạn của cuộc đời.”

Một ý kiến khác từ anh Dũng (H.G) : ”Viện dưỡng lão là giải pháp hoàn hảo nhất để chăm sóc người cao tuổi ở xã hội hiện đại. Nghĩ cho cùng, đến một lúc mà ta không thể điều khiển được chân tay mình như ý muốn, con người sẽ cảm thấy muốn sống nhất và muốn có con cháu ở bên để không cảm thấy cô đơn, tủi phận. Điều này tôi đã thấy ở đa số những người già. Nhưng một vấn đề khó giải quyết ở đây là con cái lại không muốn cha mẹ mình bị thua thiệt so với người khác, cũng không ai cam lòng đứng nhìn cha mẹ mình chơi vơi giữa dòng mà không có lấy một nơi để bám víu. Nhưng để thỏa mãn được đạo hiếu của mình thì đôi khi đứa con lại phải hy sinh công việc và thậm chí cả gia đình hiện tại. Những mâu thuẫn vợ chồng do trách nhiệm phụng sự cha mẹ già đôi bên là có thật, con cái phải bỏ việc ở thành phố để về quê chăm sóc cha mẹ cũng có, những vấn đề này như cái mạng nhện níu lấy cuộc sống của những người nghèo. Và giải pháp ở đây chính là viện dưỡng lão.”

Phải chăng đã đến lúc chúng ta nên có cái nhìn cởi mở hơn với viện dưỡng lão? Mọi người có suy nghĩ như thế nào về những quan điểm trên thì để lại bình luận phía dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé!

Xem thêm

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng: tất cả thông tin về địa chỉ, chi phí và dịch vụ

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được lập ra với mong muốn chia sẻ trách nhiệm với các gia đình, là giải pháp tối ưu để con cháu vẫn có điều kiện quan tâm, vẫn duy trì công việc, học tập trong khi bố mẹ, ông bà được vui sống bên những người bạn cùng lứa tuổi, được chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần. Diên Hồng luôn mong muốn giúp người cao tuổi tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn, khoẻ hơn, phong phú hơn. Hạnh phúc, an nhàn và bình yên trong tâm hồn của người cao tuổi và gia đình chính là mục tiêu của chúng tôi.

Địa chỉ các cơ sở của Dưỡng lão Diên Hồng

  • Cơ sở 1: Địa chỉ U07 – L16 – KĐT Đô Nghĩa, Đường Tố Hữu, P. Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Khu A2.3 – ô số 18 – KĐT Thanh Hà Cienco 5, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 9, ngõ 649 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Cơ sở 4:  Đường Quang Lai, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Đội ngũ nhân sự

Đội ngũ điều dưỡng vừa giỏi chuyên môn vừa tận tâm

Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, cùng với khẩu hiệu: ”Tận tâm – Chính trực – Trách nhiệm – Đồng cảm”. Với mong muốn xây dựng Diên Hồng trở thành một nơi an dưỡng kiểu mẫu nên đội ngũ cán bộ nhân viên Diên Hồng luôn trăn trở để mang đến cho người cao tuổi những trải nghiệm thú vị trong cuộc sống thường nhật, giúp cho người cao tuổi có thể tận hưởng một cuộc sống tươi vui, sinh động.

Cơ sở vật chất

Cơ sở 1

Có diện tích 1500 m2 mặt sàn, xây làm 5 tầng; có 1 thang máy sức chứa 8 người, 1 cầu thang bộ, hệ thống cửa cách âm, cách nhiệt.

Co-so-vat-chat-1
Cơ sở vật chất cơ sở 1

Tầng 1

  • Được bố trí khu điều hành, khu tiếp khách và khu điều trị tích cực (dành cho các cụ ốm yếu, cần được điều trị – thay cho việc phải đến bệnh viện).

Tầng 2 – Tầng 4: mỗi tầng được bố trí thành 5 phòng.

  • Phòng sinh hoạt chung có hệ thống điều hòa 2 chiều, tivi 55 inch, khu đọc sách, chơi cờ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, là nơi giao lưu trò chuyện giữa người cao tuổi sống tại Trung tâm.
  • Phòng ngủ 8 giường dành cho các cụ có diện tích khoảng hơn 50 m2, có 3 cửa sổ. Có hệ thống chiếu sáng, tivi 40 inch, 2 điều hòa 2 chiều, 8 quạt điện, tủ quần áo, 2 phòng vệ sinh và 1 phòng tắm.
  • Phòng ngủ 2 giường (có thể bố trí thành phòng 1 giường nếu khách có nhu cầu). Phòng có 2 cửa sổ, 1 điều hòa 2 chiều, tivi 28 inch, 1 tủ lạnh, 2 giường, tủ đựng quần áo, 2 phòng vệ sinh nam và nữ, 1 phòng tắm.

Tầng 5 được bố trí 3 khu chính.

  • Khu nấu ăn rộng 50 m2 có thể nấu ăn đáp ứng nhu cầu khoảng 100 xuất ăn cho 1 lần nấu
  • Khu tâm linh rộng 60 m2 dùng cho việc thờ cúng, nơi cho người cao tuổi tụng kinh, ngồi thiền và lễ vào ngày lễ tết, rằm hoặc mồng 1
  • Khu tập phục hồi chức năng rộng hơn 100 m2 dành cho người cao tuổi tập thể dục, tập phục hồi chức năng.

Cơ sở 2

Tòa nhà Diên Hồng 2 có diện tích mặt sàn là 3000m2, xây làm 6 tầng. Có 1 thang máy sức chứa 24 người, 2 cầu thang bộ, hệ thống cửa cách âm, cách nhiệt.

This image has an empty alt attribute; its file name is cs2-2-1024x1024.jpg
Cơ sở vật chất của cơ sở 2

Tầng 1

  • Bao gồm các khu Bếp ăn, quầy lễ tân – tiếp khách, 2 phòng chăm sóc đặc biệt – điều trị tích cực (dành cho các cụ ốm yếu, cần được điều trị – thay cho việc phải đến bệnh viện).
  • Phòng phục hồi chức năng: Có hệ thống các thiết bị hỗ trợ phục hồi sau tai biến, rèn luyện sức khỏe cho NCT có nhu cầu. Bao gồm giường mát xa, châm cứu, máy đạp xe, gập bụng, ghế mát xa chân,……

Tầng 2 – tầng 5

  • Phòng sinh hoạt chung có 3 quạt trần, tivi 55 inch, khu đọc sách, chơi cờ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, là nơi giao lưu trò chuyện giữa người cao tuổi sống tại Trung tâm.
  • Phòng ngủ 6 giường dành cho các cụ có diện tích dao động từ 40m2- 50m2. Có hệ thống chiếu sáng, tivi 40 inch, 1 điều hòa 2 chiều, 6 quạt điện, tủ quần áo, 1 phòng vệ sinh và 1 phòng tắm.

Tầng 6

  • Có 4 phòng đơn, 1 văn phòng điều hành, phòng nhân viên, 1 hội trường.
  • Phòng đơn 2 giường ngủ (có thể bố trí thành phòng 1 giường nếu khách có nhu cầu). Phòng có 1 điều hòa 2 chiều, tivi 28 inch, 1 tủ lạnh, 2 giường, tủ đựng quần áo, 1 phòng tắm, nhà vệ sinh.
  • Hội trường: Hệ thống sân khấu rộng rãi, không gian thích hợp để tổ chức các hoạt động, sự kiện cho các cụ giao lưu với các cá nhân và đoàn thể.
  • Khu tâm linh rộng 30 m2 dùng cho việc thờ cúng, nơi cho người cao tuổi tụng kinh, ngồi thiền và lễ vào ngày lễ tết, rằm hoặc mồng 1.

Cơ sở 3

Tòa nhà Diên Hồng 3 có 33 phòng bao gồm phòng ở tập thể 5 người, phòng đơn, phòng đôi, phòng chăm sóc đặc biệt, 2 thang máy, 2 cầu thang bộ. Các phòng đều được trang trí đẹp mắt, bố trí đầy đủ giường tủ, điều hoà, quạt điện, bàn ghế, tủ lạnh… tuỳ nhu cầu sử dụng.

Cơ sở vật chất của cơ sở 3

Tầng 1: Gồm các khu Bếp ăn, quầy lễ tân – tiếp khách, phòng chăm sóc đặc biệt – điều trị tích cực và phòng phục hồi chức năng.

Tầng 2 – tầng 5

  • Phòng sinh hoạt chung có hệ thống điều hòa 2 chiều, tivi 55 inch, khu đọc sách, chơi cờ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, là nơi giao lưu trò chuyện giữa người cao tuổi.
  • Phòng đơn 1 giường ngủ
  • Phòng đôi 2 giường ngủ: có thể bố trí thành phòng 1 giường nếu khách có nhu cầu. Phòng có 2 cửa sổ, 1 điều hòa 2 chiều, tivi 28 inch, 1 tủ lạnh, 2 giường, tủ đựng quần áo, phòng vệ sinh và phòng tắm.
  • Phòng tập thể 5 giường

Tầng 6: Được bố trí gồm phòng điều hành và khu tâm linh dùng cho việc thờ cúng, nơi cho người cao tuổi tụng kinh, ngồi thiền và lễ vào ngày lễ tết, rằm hoặc mồng 1. Ngoài ra còn khu vực hội trường gồm hệ thống sân khấu rộng rãi, không gian thích hợp để tổ chức các hoạt động, sự kiện cho các cụ giao lưu với các cá nhân và đoàn thể.

Các dịch vụ chăm sóc

  • Nội trú dài ngày/ ngắn ngày: Người lớn tuổi có thể đăng ký dịch vụ của trung tâm với những gói dài ngày hoặc ngắn ngày. Dịch vụ này phù hợp cho những gia đình muốn gửi người thân trong thời gian ngắn hoặc dài vì không đủ điều kiện chăm tóc sẽ rất tiện lợi.
  • Dịch vụ chăm sóc bán trú: Rất phù hợp với các gia đình ở thành phố, con cái đi làm bận rộn vào ban ngày có thể gửi người thân vào viện để được chăm sóc tốt nhất và các cụ được trò chuyện, giao lưu với bạn bè của mình.
  • Chăm sóc và điều trị các bệnh nhân tai biến: Diên Hồng có đầu tư hệ thống thiết bị hỗ trợ, đội ngũ bác sĩ chuyên viên chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi, người bệnh phục hồi sau tai biến nhanh chóng và rất tốt.

Chế độ sinh hoạt

Tại dưỡng lão Diên Hồng chế độ sinh hoạt của các cụ được các chuyên gia, bác sĩ của trung tâm nghiên cứu và xây dựng với lịch trình phù hợp giúp các cụ luôn được vận động, nghỉ ngơi và sinh hoạt đúng giờ, đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Cụ thể là:

Thời gian hàng ngày sẽ bắt đầu vào lúc 5h30 đến 22h. Thực hiện các hoạt động: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, kiểm tra sức khỏe, ăn uống, hoạt động giải trí, thư giãn, điều trị xoa bóp, bấm huyệt, tự do nghỉ ngơi.

Các chế độ ăn uống, sinh hoạt, vui chơi giải trí của trung tâm gồm

  • Chế độ ăn uống

Bữa ăn được các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tư vấn kĩ lưỡng đảm bảo về thời gian và dinh dưỡng tốt nhất, khoảng cách giữa các bữa ăn, tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng đủ chất, dễ tiêu hóa.

Một ngày sẽ ăn 4 bữa gồm: Bữa sáng, bữa trưa, bữa nhẹ lúc 2h chiều và bữa tối. Chế độ ăn uống của mỗi cụ sẽ khác nhau phù hợp thể trạng và tình hình bệnh.

  • Giấc ngủ

Giấc ngủ của người lớn tuổi rất quan trọng giúp dưỡng sức, tu bổ các mô bào bị hư hao, thoái hóa. Trung tâm có giờ ngủ nghỉ rõ ràng cho các cụ, phòng ngủ luôn được đảm bảo sạch sẽ, thoáng khí và yên tĩnh, thư giãn giúp các cụ ngủ sâu, đủ giấc.

  • Chăm sóc y tế sức khỏe

Vẫn đề kiểm tra sức khỏe được tiến hành thường xuyên, đặc biệt là với các cụ mắc bệnh mãn tính, huyết áp có thể được kiểm tra sức khỏe hàng ngày.

Các hộ lý, chuyên viên chăm sóc sức khỏe của trung tâm kiểm soát và hỗ trợ các cụ dùng thuốc điều trị, thuốc chăm sóc sức khỏe hàng ngày đúng liều lượng và thời gian.

  • Hoạt động giải trí

Các cụ được tham gia nhiều hoạt động giải trí, sinh hoạt chung, thư giãn, đọc sách làm thơ, vẽ tranh, hát karaoke…. tại chính trung tâm và trò chuyện với bạn bè cùng tuổi, giúp các cụ vui vẻ, thoải mái hơn.

Cuộc thi Qúy ông hoàn hảo

Chi phí dịch vụ

Chi phí ở viện dưỡng lão Diên Hồng tùy theo từng dịch vụ sẽ có mức phí khác nhau cụ thể là:

  • Phòng chăm sóc đặc biệt: 7.500.000 VNĐ/ tháng
  • Phòng ngủ 6 – 8 giường: 7.500.000 VNĐ/ tháng
  • Phòng đôi: 10.000.000 VNĐ/ tháng
  • Phòng đơn: 13.000.000 – 14.000.000 VNĐ/ tháng
  • Chăm sóc ngắn ngày phòng 6 – 8 giường: 450.000/ ngày
  • Chăm sóc ngắn ngày phòng đơn/ phòng đôi: 600.000 VNĐ/ngày
  • Ở bán trú: 250.000 VNĐ/ ngày
  • Chăm sóc ngắn ngày dịp lễ, Tết ( tết âm lịch tính từ 25 tháng chạp đến hết mùng 4 tết): 700.000 ngày

Chi phí trên đã bao gồm: Chỗ ở tiện nghi ( ti vi, điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh); phòng sinh hoạt chung; phòng tập thể dục; giặt giũ; chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp với người cao tuổi; xoa bóp bấm huyệt; chế độ theo dõi sức khỏe hàng ngày, hàng quý.

Trường hợp cần sự hỗ trợ đặc biệt (hỗ trợ vận động, hỗ trợ ăn uống, hỗ trợ vệ sinh cá nhân, chăm sóc vết loét,…), mức phí hỗ trợ chỉ từ 500.000 đến 6.000.000/tháng.

Đối với các ngày Lễ, Tết, Diên Hồng thu thêm phụ phí 200.000/ngày, cụ thể:

1. Giỗ Tổ Hùng Vương (10/03 âm lịch)
2. Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước & Quốc tế lao động (30/04 – 01/05)
3. Quốc khánh (02/9 và 03/9) – Từ 2021, Quốc khánh nghỉ 2 ngày
4. Tết dương lịch (01/01)
5. Tết Nguyên Đán (29 hoặc 30 tháng Chạp và 01, 02, 03, 04 Tết âm lịch

Đối tượng phục vụ

  1. Người già khỏe mạnh hoặc già yếu không có khả năng tự phục vụ.
  2. Những bệnh nhân tai biến đã được điều trị ổn định tại bệnh viện (liệt, ăn uống qua sonde, sống thực vật …)
  3. Những người khuyết tật, suy giảm trí nhớ, loạn thần tuổi già.

Thủ tục, hồ sơ khi đăng ký vào sống tại trung tâm

Người cao tuổi khi vào ở tại trung tâm cần các thủ tục sau:

  1. Có người thân bảo lãnh
  2. Sổ hộ khẩu gia đình của người đứng ra bảo lãnh (photocopy)
  3. CMND của cụ và người đứng ra bảo lãnh (photocopy)
  4. Hồ sơ bệnh án (nếu có)
  5. Phí dự phòng rủi ro (10.000.000đ)

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tiên phong chú trọng đến đời sống tinh thần của người cao tuổi. Sự khác biệt của Dưỡng lão Diên Hồng so với các trung tâm dưỡng lão khác chính là cách tiếp cận đầy sáng tạo trong các hoạt động để người cao tuổi không chỉ được sống theo cách mình muốn mà còn phát huy tối đa sở thích và sở trường của mình. Diên Hồng đã, đang và sẽ tiếp tục phấn đấu trở thành trung tâm dưỡng lão đáng sống của người cao tuổi.

Xem thêm

Check in đủ các loại hoa mùa đông gây ”bão” cộng đồng mạng của các cụ ở Dưỡng lão Diên Hồng


Bộ ảnh check in các mùa hoa Hà Nội, từ cúc họa mi cho tới cúc bách nhật và dã quỳ của các cụ ở trung tâm dưỡng lão Diên Hồng khiến cư dân mạng khen ngợi không ngớt. Mọi người đều tỏ ra thích thú một phần bởi sự tự nhiên của những “mẫu ảnh” đặc biệt, một phần ai cũng mong sau này mình sẽ có một tình bạn bền chặt như các cụ. Thậm chí, đã có rất nhiều dân mạng tag tên người bạn thân của mình ở bên dưới bình luận với ước mong sau này mình cũng có bộ ảnh tuyệt đẹp như vậy.

Bộ ảnh cúc họa mi gây sốt cộng đồng mạng

Tháng vừa qua, bộ ảnh “tình bạn già” bên vườn cúc họa mi của hai cụ già đã khiến cư dân mạng thả tim, chia sẻ chóng mặt và khen ngợi không ngớt lời. Check in mùa cúc họa mi không chỉ là xu hướng của các bạn trẻ Hà Thành mà còn là dịp lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của các cụ bà tại viện dưỡng lão Diên Hồng. Trong bộ ảnh có ”một không hai”, hai cụ già trong bộ quần áo đời thường giản dị cùng nụ cười rạng rỡ giữa vườn cúc họa mi đã làm netizen thích thú vô cùng. Xem xong ảnh, ai cũng muốn có một tình bạn đẹp, nhẹ nhàng như vậy!

”Không bao giờ là quá già để tươi trẻ”

Bên cạnh cúc họa mi, các cụ còn chụp ảnh ở vườn hoa bách nhật cực lung linh. Cả không gian được bao phủ bởi những bông cúc màu tím hồng tạo nên cảm giác lãng mạn và nên thơ. Đây cũng là địa điểm check in siêu hot không chỉ được giới trẻ mà cả các gia đình tìm tới thưởng ngoạn và chụp ảnh. Đáng chú ý là thần thái của hai cụ khi diện váy điệu đà tung bay trong gió, trông không thua kém gì những siêu mẫu đang tạo dáng chụp ảnh ở studio lớn.

Check in vườn hoa bách nhật

Không chỉ check in cúc họa mi, các cụ ở Dưỡng lão Diên Hồng còn cực kỳ bắt trend khi “sống ảo” ở những vườn hoa khác, trong đó có hoa dã quỳ đang vào mùa rực rỡ nhất. Bộ ảnh “bộ tứ siêu đẳng” check in mùa hoa dã quỳ với biểu cảm cực cool ngầu cũng khiến cư dân mạng vô cùng thích thú. Đúng là tuổi tác không thành vấn đề, chỉ cần có những người bạn tốt như này thì sẽ có ngay những bức hình cực đẹp.

”Bộ tứ siêu đẳng” ở vườn dã quỳ
Tuổi già chỉ cần một hội bạn thân như vậy là tuyệt vời rồi!

Thông điệp mà Diên Hồng luôn muốn truyền tải tới tất cả mọi người thông qua các bộ ảnh chính là: Không bao giờ là quá già để tươi trẻ và làm điều mình thích!!!

Xem thêm

Trẻ cậy cha, già cậy viện dưỡng lão

Hiện nay, không ít người ở độ tuổi trung niên đã lên kế hoạch cho tuổi già, họ đều muốn vào viện dưỡng lão, chứ không muốn ở cùng con cái.

Tìm hiểu thêm về quan điểm trên, bác Nguyễn Thanh Sơn (Hà Nội) bày tỏ: “Từ lâu tôi cũng đã có suy nghĩ đó, nuôi con cho ăn học đàng hoàng còn chuyện nó nuôi mình hay không là chuyện khác. Tôi không ép buộc con cái nên tôi sẽ cố gắng tích lũy, một phần có thể để cho con làm vốn, một phần để ký hợp đồng với viện dưỡng lão, như thế là vẹn cả đôi đường không tạo áp lực cho con cái”.

Người cao tuổi sống vui vẻ tại viện dưỡng lão Diên Hồng

Độc giả Thiên Ân (Hồ Chí Minh) cũng cho rằng: “Có 1 sự thật là cha mẹ cũng không nuôi được cha mẹ mình, vậy thì sao con cái phải có trách nhiệm với cha mẹ. Câu ‘trẻ cậy cha, già cậy con’ không hẳn đã đúng. Thế nên cha mẹ cần sống cho bản thân mình, tích lũy tiền bạc để về già không cần nhờ cậy con cái. Vì bản thân con cái cũng phải lo cho con cái họ”

Cô Trần Mỹ (Hải Phòng) ngậm ngùi chia sẻ: “Tôi đã từng thầm chê trách những gia đình đông anh chị em nhưng lại gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão vì lý do không chăm sóc được. Nhưng theo thời gian, những thay đổi của cuộc sống và cả trải nghiệm bản thân khiến quan điểm của tôi dần thay đổi. 

Tôi có một người họ hàng xa, ông bà về hưu rồi ở cùng con cháu. Tuy ở chung một nhà nhưng thời gian quây quần bên nhau chẳng được bao nhiêu. Con cháu ai nấy đều bận việc từ sáng đến đêm khuya. Suốt cả ngày dài, 2 ông bà ở nhà một mình, ăn trưa một mình. Thậm chí tối, họ cũng chưa chắc có được bữa cơm đoàn viên đúng nghĩa khi lũ trẻ đi học thêm. Dần dần họ thấy mình cô đơn, lạc lõng ngay chính căn nhà của mình. Và rồi 2 ông bà đã quyết định cùng nhau vào dưỡng lão ở, tuy xa con cái nhưng họ lại thấy được niềm vui tuổi già, niềm vui bên những người bạn cùng trang lứa.

Niềm vui bên những người bạn cùng trang lứa.

Lúc đó tôi đã nhận ra một điều, người già cần được quan tâm nhiều hơn về tinh thần, tình cảm chứ không phải chỉ mình về vật chất. Mà trong thời đại ngày nay, nó lại là một thứ gì đấy thật hiếm hoi. So với những cụ được chăm sóc tốt, chuyện trò vui vẻ trong viện dưỡng lão thì những cụ sống với con cháu nhưng lại cô độc thì còn đáng thương hơn. Vì thế, bây giờ người già thường vào các viện dưỡng lão để tìm niềm vui cho mình”.

Ngày nay định kiến về viện dưỡng lão không còn gay gắt như trước, thay vào đó mọi người đã có cái nhìn thoáng hơn. Các bác nghĩ thế nào? Hãy để lại để cùng thảo luận nhé.

Xem thêm