Hoạt động thể chất là một trong những yếu tố giúp người cao tuổi có sức khoẻ tốt hơn. Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng các hoạt động thể chất luôn được chú trọng. Để đảm bảo sao cho người cao tuổi có một sức khoẻ tốt nhất.
1. Các cuộc hội thao:
Tại Diên Hồng các hoạt động rèn luyện thể chất cho người cao tuổi diễn ra thường xuyên. Các cuộc hội thao dành cho người cao tuổi được tổ chức với đa dạng các bộ môn. Để đảm bảo sao cho đông đảo các cụ đều có thể tham gia. Những sân chơi giao lưu bổ ích cho người cao tuổi được tạo ra như Cuộc thi Olympic Diên Hồng 2024 với các bộ môn như: đua gậy chữ U, ném bóng dính, đánh golf, bóng rổ…
Tại Diên Hồng, mỗi hoạt động thể thao đều được tổ chức đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các cụ. Bên cạnh những phần thi đấu sôi nổi, Diên Hồng còn tạo điều kiện cho các cụ tham gia các trò chơi vận động nhẹ nhàng. Các cụ đều tham gia với tinh thần vui là chính, cho nên không hề bị áp lực về kết quả. hững ánh mắt, những nụ cười hào hứng của các cụ đó chính là động lực để tạo ra thật nhiều những sân chơi cho các cụ.
Vận động thể chất giúp người cao tuổi nâng cao sức khoẻ
2. Thể dục nhịp điệu:
Thể dục nhịp điệu cũng là một trong những hoạt động thể chất được thực hiện thường xuyên tại Diên Hồng. Những bài tập thể dục nhịp điệu tại Diên Hồng với các động tác đơn giản, dễ thực hiện. Hoạt động này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các điều dưỡng tại trung tâm. Đặc biệt, tham gia các bài tập thể dục nhịp điệu còn giúp các cụ tràn đầy năng lượng và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Vận động thể chất còn giúp nâng cao tinh thần
3. Phòng phục hồi chức năng:
Điểm nổi bật tại Diên Hồng chính là các phòng phục hồi chức năng được trang bị đầy đủ thiết bị. Dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, người cao tuổi sẽ được tham gia các bài tập phù hợp. Giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần. Diên Hồng luôn chú trọng xây dựng phác đồ chăm sóc cá nhân hoá. Điều đó sẽ đáp ứng nhu cầu và phù hợp với sức khoẻ của mỗi người.
Diên Hồng còn mang đến cho người cao tuổi không gian sống tràn đầy tình yêu thương và tiếng cười. Các hoạt động văn hóa, giải trí được tổ chức thường xuyên. Giúp các cụ giao lưu, chia sẻ, tạo nên bầu không khí vui vẻ, ấm áp.
Bệnh run tay là hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bài viết này cung cấp thông tin về nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa đối với chứng run tay ở người già.
Nguyên nhân gây run tay ở người cao tuổi:
Run tay ở người cao tuổi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Bệnh lý thần kinh:
Bệnh Parkinson: Parkinson là một bệnh do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamin trong hệ thần kinh trung ương. Run do Parkinson xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, kèm theo cứng đờ chân tay, suy giảm trí nhớ,…
Suy giảm chức năng não bộ: Là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng run chân tay. Khi người cao tuổi tập trung chú ý sẽ xuất hiện run tay.
Rối loạn thần kinh thực vật: Do lo âu, căng thẳng, thiếu ngủ, sử dụng chất kích thích,… gây run tay tạm thời.
Tuổi tác: Theo thời gian, hệ thần kinh và cơ bắp lão hóa, dẫn đến run tay sinh lý khi thực hiện các động tác tinh vi,cầm nắm đồ vật.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc điều trị Parkinson, hen suyễn,… có thể gây run tay.
Biện pháp khắc phục:
Việc phòng ngừa hiệu quả chứng run tay ở người già phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, một số biện pháp chung có thể giúp giảm thiểu tình trạng run tay:
Duy trì lối sống lành mạnh:
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, phù hợp với sức khỏe.
Ngủ đủ giấc, đảm bảo 7-8 tiếng mỗi đêm.
Hạn chế căng thẳng, lo âu, stress bằng các hoạt động thư giãn như yoga, thiền định,…
Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Kiểm soát tốt các bệnh lý nền:
Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ đối với các bệnh lý.
Theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ:
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ như gậy, nạng,… khi cần thiết để giảm bớt gánh nặng cho tay.
Tập các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia.
Tham gia các hoạt động xã hội để giải tỏa căng thẳng, duy trì tinh thần lạc quan.
Tăng cường vận động để khắc phục bệnh run tay ở người già
Lưu ý:
Khi có biểu hiện, đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
Không tự ý sử dụng thuốc điều trị run tay mà không có chỉ định của bác sĩ.
Kết hợp điều trị y tế với các biện pháp phòng ngừa để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chứng run tay ở người già tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát và cải thiện hiệu quả bằng các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. Để có thêm kiến thức về một số căn bệnh thường gặp ở tuổi già hãy xem thêm tại cam-nang-suc-khoe
Việc chăm sóc sức khoẻ người già luôn là nỗi trăn trở. Trong bài viết dưới đây là một số phương pháp hiệu quả tại nhà.
1. Đảm bảo môi trường sống an toàn, tiện nghi
Môi trường: Không gian sống cần thoáng mát, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Loại bỏ vật dụng dễ gây vấp ngã, trơn trượt, đảm bảo lối đi an toàn.
Tiện nghi: Trang bị các thiết bị hỗ trợ như tay vịn cầu thang, thanh vịn nhà tắm, ghế bệt… Lắp đặt hệ thống chuông báo động, camera giám sát để theo dõi sức khỏe người cao tuổi.
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất: Cung cấp cho người già chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng. Ưu tiên thực phẩm tươi ngon, dễ tiêu hóa.
Chia nhỏ bữa ăn: Chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Điều đó giúp người già dễ dàng nhai nuốt và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Bổ sung nước đầy đủ: Khuyến khích người cao tuổi uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
3. Chăm sóc người già về sức khỏe tinh thần:
Khuyến khích giao tiếp: Dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với người cao tuổi. Điều đó khiến họ cảm thấy được quan tâm, yêu thương.
Chú ý sức khỏe tinh thần: Quan tâm đến những dấu hiệu trầm cảm, lo âu ở người cao tuổi. Khuyến khích họ chia sẻ cảm xúc và hỗ trợ tinh thần kịp thời.
Hoạt động chăm sóc sức khoẻ tinh thần người cao tuổi
4. Chăm sóc người già về sức khỏe thể chất:
Khuyến khích vận động: Khuyến khích người cao tuổi tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh…
Những hoạt động chăm sóc sức khoẻ thể chất người già
Khám sức khỏe định kỳ: Đưa người cao tuổi đi khám sức khỏe định kỳ. Các dấu hiệu được nhận biết sớm sẽ được điều trị kịp thời.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn: Nhắc nhở người cao tuổi uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết:
Dịch vụ chăm sóc tại nhà: Sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà nếu bận rộn. Hãy tìm kiếm các bên cung cấp dịch vụ uy tín để chăm sóc người già.
Hỗ trợ từ cộng đồng: Tham gia các group để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.
Chăm sóc sức khỏe người già tại nhà đòi hỏi sự kiên nhẫn, yêu thương và thấu hiểu. Những cách trên sẽ giúp con cháu mang đến cho người cao tuổi cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc bên gia đình.
Hãy xem thêm cam-nang-suc-khoe của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để có thêm nhiều kiến thức!
Khi về già, cơ thể chúng ta sẽ bị lão hoá và não bộ cũng vậy. Vì vậy ở người cao tuổi thường hay xuất hiện bệnh hay quên. Bài viết dưới đây cung cấp một số nguyên nhân và giải pháp cho bệnh hay quên.
Nguyên do bệnh hay quên:
Bệnh hay quên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của căn bệnh này:
Lão hóa não bộ: do tuổi già dẫn đến giảm khả năng ghi nhớ.
Bệnh Alzheimer: nguyên nhân phổ biến nhất gây sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến các tế bào não, khiến chúng suy giảm và chết dần.
Các bệnh lý khác: đột quỵ, chấn thương não, bệnh tim mạch, trầm cảm…
Thuốc men: một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là hay quên.
Lối sống: ít vận động, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích…
Giải pháp bệnh đãng trí:
Một số giải pháp cho căn bệnh hay quên ở người cao tuổi:
Khám bác sĩ: cần đưa người cao tuổi đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Điều trị theo nguyên nhân: nếu bệnh hay quên do nguyên nhân cụ thể như bệnh Alzheimer, đột quỵ, thiếu vitamin,….
Tham gia các hoạt động vui chơi: khuyến khích người già tham gia các hoạt động để não bộ hoạt động linh hoạt.
Những giải pháp khắc phục bệnh hay quên
Sự lão hóa tự nhiên khiến các bộ phận cơ thể, bao gồm cả não bộ, dần suy giảm chức năng. Điều này dẫn đến việc ghi nhớ thông tin mới hay tập trung vào một việc trở nên khó khăn hơn. Đây là biểu hiện thường gặp của lãng quên nhẹ,không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu tình trạng hay quên ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý não bộ như Alzheimer hay sa sút trí nhớ.
Vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể và theo dõi tình trạng trí nhớ của bản thân. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hãy xem thêm cam-nang-suc-khoe của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để có thêm nhiều kiến thức!
Ở bất kì độ tuổi nào thì việc sử dụng rượu bia cũng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Tùy vào lượng rượu bia chúng ta dung nạp vào cơ thể sẽ có những mối nguy hại khác nhau. Uống rượu không chỉ gây nên các căn bệnh sức khỏe sinh lý đến các bộ phận trong cơ thể mà còn đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Người ta thường bảo uống rượu giải sầu vì rượu có tác dụng giải tỏa căng thẳng ngắn hạn. Nhưng khi sử dụng nhiều và lâu dài gây ra nghiện rượu thì lại gây ảnh hưởng đến tâm thần với các bệnh như rối loạn lo âu, hoang tưởng,… Người bị nghiện rượu cũng dễ bị kích động và luôn trong trạng thái thần trí không ổn định.
Tuổi càng cao, bệnh tật càng nhiều, sức chống chọi của cơ thể với các căn bệnh cũng yếu hơn. Người cao tuổi nếu vẫn giữ thói quen uống rượu bia mỗi ngày thì sớm muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đôi khi nó không phải là tác nhân chính gây nên bệnh nhưng lại là nguyên nhân làm cho các bệnh khác có diễn biến xấu hơn.
Rượu bia mang mối họa nào đến sức khỏe người cao tuổi?
Tăng nguy cơ ung thư
Khi cơ thể dần già nua, lão hóa thì hệ miễn dịch cũng chậm chạp, yếu ớt trước những tế bào gây bệnh. Nghiện rượu ở người cao tuổi có nguy cơ mắc những căn bệnh ung thư thường thấy như ung thư vòm họng, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư gan,… cao hơn so với những người khác. Khi rượu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành ethanol, chất này bị phân hủy trong gan sẽ tạo ra một chất độc gọi là acetaldehyde. Acetaldehyde làm hỏng DNA của tế bào, khiến chúng có nhiều khả năng trở thành ung thư. Đặc biệt đối với những người cao tuổi uống rượu sẽ khiến sức đề kháng suy yếu, càng uống nhiều rượu bia thì bệnh càng tiến triển nhanh và khó điều trị hơn.
Tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch
Tại Diên Hồng, có những gia đình gửi người cao tuổi vào vừa để được chăm sóc sức khỏe, tinh thần tốt hơn, vừa để các cụ có thể cai rượu. Nghiện rượu không phân biệt giới tính, nhưng chủ yếu tập trung nhiều ở phái nam. Nhiều ông vẫn giữ thói quen mỗi bữa ăn 1 chén rượu từ ngày xưa. Giờ già rồi, tửu lượng theo năm tháng cũng tăng lên nên 1 chén đôi khi là không đủ, có khi mỗi bữa ăn phải uống cả cốc rượu. Tuổi càng cao thì việc nạp rượu bia vào cơ thể đã là không tốt, chưa kể lượng rượu nạp vào mỗi ngày lên đến vài trăm mililit.
Người cao tuổi sống vui khỏe tại Viện dưỡng lão, nơi nói không với rượu bia
Người cao tuổi dễ gặp các vấn đề về tim và tăng huyết áp. Việc sử dụng rượu bia nhiều có thể gây xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn thành mạch và gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Các khuyến cáo cũng đưa ra rằng rượu bia không có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi, nên hạn chế sử dụng và tập thói quen sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe luôn được duy trì ở mức ổn định.
Tăng nguy cơ rối loạn thần trí, lú lẫn
Não bộ bị lão hóa khiến cho trí nhớ của NCT cũng bị ảnh hưởng. Sử dụng rượu đã không tốt, nếu người cao tuổi bị nghiện rượu thì các bệnh như lo lắng, ảo giác, lú lẫn, suy giảm trí nhớ,… là điều sớm muộn sẽ gặp phải. Không dễ gì để loại bỏ rượu bia ra khỏi thói quen sinh hoạt hằng ngày ngay lập tức, nhất là với những người cao tuổi đang trong tình trạng nghiện rượu. Hãy giảm dần liều lượng rượu bia nạp vào cơ thể hằng ngày cho đến khi có thể loại bỏ hoàn toàn.
Ảnh hưởng nặng nề đến đường tiêu hóa
Rượu và bia có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, gây ra việc tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày và tăng nguy cơ xuất hiện vấn đề về dạ dày và ruột. Đối với người cao tuổi, hệ tiêu hóa có thể trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Do đó, việc tiêu thụ rượu và bia cần được kiểm soát và hạn chế để tránh các vấn đề sức khỏe liên quan.
Để luôn đảm bảo được sức khỏe tốt nhất, người cao tuổi phải luôn duy trì một cuộc sống lành mạnh. Không chỉ mang đến những mối họa tiềm ẩn mà rượu bia còn mang những mối nguy tức thời cho người cao tuổi. Sử dụng nhiều rượu bia cùng lúc có thể khiến tâm trí không tỉnh táo, gây ra khó kiểm soát cơ thể, đi không vững và rất dễ ngã. Ngã chính là một trong những nguyên nhân gây tàn phế ở người cao tuổi. Khả năng hồi phục của người cao tuổi chậm hơn rất nhiều và có trường hợp không thể tự hồi phục. Vậy nên, dù vì lí do nào đi chăng nữa, thì rượu bia vẫn là mối hiểm họa đối với người cao tuổi nói riêng và tất cả mọi người nói chung đều có hại, hãy từ bỏ loại chất kích thích này càng sớm càng tốt để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Với người cao tuổi, giấc ngủ còn giúp cải thiện sự tập trung trí nhớ, sửa chữa hệ thống miễn dịch nhằm chống lại bệnh tật.
Chứng mất ngủ ở người già sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, trầm cảm. Bên cạnh đó là các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…
Vì vậy việc đảm bảo giấc ngủ cho người già là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Diên Hồng tìm hiểu những mẹo nhỏ để giúp người già ngủ ngon hơn.
Vệ sinh giấc ngủ
– Có thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn đúng giờ
– Chuẩn bị phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo tắt đèn khi ngủ sẽ không làm những người cao tuổi khó ngủ và mất ngủ.
Tránh ngủ trưa quá nhiều
Nếu ngủ trưa quá 30 phút người già sẽ không thể ngủ được vào buổi đêm.
Tập thể dục thường xuyên
Các thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền hay tập dưỡng sinh là sự lựa chọn thích hợp với những người lớn tuổi để có giấc ngủ ngon mỗi đêm. Những người có thói quen tập thể dục đều đặn kết hợp chế độ ăn dinh dưỡng khoa học sẽ ít bị bệnh tật và mất ngủ hơn những người khác. Đó là mẹo chữa mất ngủ hiệu quả cho người già đã được các bác sỹ chuyên khoa thần kinh chia sẻ.
Chú ý: Không tập những môn thể dục dụng cụ sát giờ đi ngủ sẽ khiến người cao niên khó ngủ hơn.
Luôn quan niệm giường là nơi để nghỉ
Luôn quan niệm giường là nơi để nghỉ ngơi, không nên đọc sách, xem tivi nằm trên giường sẽ khiến người già khó đi vào giấc ngủ.
Tắm nước ấm trước giờ đi ngủ
Người già nên tắm với nước ấm pha muối trước giờ đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn, thư giãn và dễ chịu.
Hãy để đầu óc thư giãn
Khi đầu óc thư giãn, tinh thần được thoải mái thì người già dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Mặc quần áo rộng rãi trước khi đi ngủ
Một trong những phương pháp chữa mất ngủ cho tuổi cao niên là nên mặc quần áo với chất liệu vải thun, mỏng, thoáng mát sẽ khiến cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng và dễ ngủ.
Không ăn no và hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích
Nếu người cao tuổi ăn no và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê trước giờ đi ngủ sẽ làm cho những thực phẩm này không có cơ hội để chuyển hóa thức ăn và đây là nguyên nhân gây chứng mất ngủ, khó ngủ.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Đi cùng đó là các bệnh lý liên quan tới tuổi già cũng đang tăng lên đáng kể. Sa sút trí tuệ là một trong những bệnh điển hình nhất mà người cao tuổi ở Việt Nam mắc phải.
Sa sút trí tuệ là do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và các kết nối của chúng trong não. Tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương, chứng sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau và gây ra các triệu chứng khác nhau.
Nếu ở mức độ nhẹ thì cũng không có sự ảnh hưởng quá lớn. Nhưng nếu không có sự chăm sóc và chữa trị đúng cách thì tiến triển bệnh càng nặng. Vì vậy, chúng ta cần can thiệp càng sớm từ khi có dấu hiệu của bệnh.
Với giai đoạn đầu
Biểu hiện thường gặp là giảm sự tiếp thu thông tin, lặp đi lặp lại một câu hỏi hay một vấn đề, mất khả năng quản lý tài chính, không nhớ đồ cất ở đâu và dễ bị nhầm, lạc đường. Vì vậy người nhà cần kiên nhẫn để nói chuyện, giải đáp các câu hỏi đó, không nên cáu gắt sẽ tạo áp lực và sự tự ti của người cao tuổi càng khiến họ buồn bực, lo lắng và bệnh nặng hơn.
Đồng thời nhờ sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia về cách chăm sóc để hỗ trợ điều trị cho họ. Luôn theo dõi, để ý tới các hoạt động đi lại, ăn uống của người già để không xảy ra những tình huống tai nạn đáng tiếc.
Hình ảnh buổi tập luyện cho NCT bị sa sút trí tuệ tại Diên Hồng
Giai đoạn giữa
Ở giai đoạn này các triệu chứng rõ ràng hơn. Người bệnh không nhớ sáng mình ăn gì, quên một số kỉ niệm trong quá khứ, khó mặc quần áo phù hợp, không nhớ số điện thoại của mình, hay nhầm lẫn… Vì vậy cần sự nhẫn nại và kiên nhẫn rất lớn của người nhà để có thể chăm sóc được người bệnh.
Bạn cần tạo ra một không gian an toàn cho người bệnh. Cần có người theo sát người bệnh mọi lúc mọi nơi để đảm bảo an toàn cho họ trong việc sinh hoạt hằng ngày. Thường xuyên trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bệnh để kịp thời điều trị và có biện phát phù hợp.
Trong giai đoạn cuối.
Người bệnh không nhận thức được môi trường xung quanh, đi lang thang, không nhận ra bạn bè người thân, không nhớ lịch sử bản thân, mất kiểm soát bàng quang và ruột, thay đổi nhân cách và hành vi. Khi triệu chứng càng ngày nặng lên, người bệnh cần sự hỗ trợ tất cả trong cuộc sống hàng ngày. Và cần có sự can thiệp của bác sỹ và điều dưỡng chăm sóc.
Hiện tại sa sút trí tuệ là chứng bệnh không hồi phục. Vì vậy việc phòng ngừa để hạn chế sự khởi phát và tiến triển của bệnh là rất quan trọng.
* Tăng cường hoạt động trí não. Các hoạt động kích thích tinh thần như đọc sách, giải câu đố, chơi trò chơi,… sẽ giúp rèn luyện trí nhớ, trì hoãn sự khởi phát và giảm tiến triển bệnh
* Tham gia hoạt động xã hội. Người già nên tham gia các câu lạc bộ thơ, khiêu vũ, cờ tướng để kết nối thêm với nhiều người đồng trang lứa. Sự tương tác với xã hội giúp người già không bị buồn bã, chán nản. Từ đó góp phần hạn chế chứng bệnh sa sút trí tuệ.
Buổi thi đấu cờ tướng của các cụ ông tại viện dưỡng lão
* Từ bỏ hút thuốc. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc ở tuổi trung niên trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và các bệnh về mạch máu. Bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ và sẽ cải thiện sức khỏe của bạn.
* Ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ vitamin. Một số nghiên cứu cho thấy những người có lượng vitamin D trong máu thấp có khả năng mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Bạn có thể nhận được vitamin D thông qua một số loại thực phẩm, chất bổ sung và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hoặc bổ sung thêm đường uống với đơn thuốc từ bác sĩ
* Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch. Điều trị huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường. Giảm cân nếu bạn thừa cân. Huyết áp cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số loại chứng mất trí nhớ cao hơn.
* Giấc ngủ chất lượng tốt. Một giấc ngủ đủ dài và đủ sâu sẽ giúp trí óc minh mẫn hơn.
* Điều trị các vấn đề về thính giác. Theo một số nghiên cứu, người bị mất thính lực có nhiều khả năng bị suy giảm nhận thức hơn. Vì vậy điều trị mất thính giác sớm, chẳng hạn như sử dụng máy trợ thính, có thể giúp giảm nguy cơ.
Sa sút trí tuệ là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên không phải người già nào cũng bị, việc nhận ra những triệu chứng ban đầu của bệnh sẽ giúp cho việc can thiệp, điều trị đạt hiệu quả cao.
Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất cho bệnh sa sút trí tuệ ở người già.
Dấu hiệu 1: Mất trí nhớ ngắn hạn
Việc quên một điều gì vừa xảy ra có thể gặp ở cả người trẻ. Tuy nhiên, một người sa sút trí tuệ có thể quên mọi thứ thường xuyên hơn hoặc có thể gặp khó khăn trong việc nhớ lại thông tin, sự việc vừa xảy ra. Họ hay hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi. Biểu hiện hay gặp là ăn rồi nhưng lại bảo chưa ăn, tắm rồi nhưng bảo chưa tắm,…
Dấu hiệu 2: Khó thực hiện các công việc quen thuộc
Những người mắc bệnh thường khó hoàn thành các công việc hàng ngày như nấu ăn, thay đồ, mặc đồ. Đôi khi họ có thể gặp khó khăn khi đến một địa điểm quen thuộc như nhà con cái, chợ,….Do đó người bị bệnh rất dễ đi lạc
Dấu hiệu 3: Rối loạn ngôn ngữ
Bất cứ ai cũng có thể gặp khó khăn trong việc tìm đúng từ để diễn đạt những gì họ muốn nói. Nhưng với người bệnh họ có thể quên những từ đơn giản hoặc thay thế bằng những từ khiến chúng ta khó hiểu. Vì vậy một số trường hợp người bệnh thường hay nói nhảm, nói linh tinh.
Dấu hiệu 4: Mất phương hướng về thời gian và địa điểm
Bạn đã bao giờ quên hôm nay là thứ mấy trong tuần hay không thể nhớ tại sao mình lại vào phòng ngủ? Nó xảy ra cho tất cả chúng ta. Những người mắc chứng mất trí nhớ có thể bị lạc trên con đường của chính họ, không biết làm thế nào họ đến đó hoặc làm thế nào để về nhà.
Dấu hiệu 5: Nhầm lẫn thời gian hoặc địa điểm
Người mắc bệnh có thể không còn ký ức về ngày, tháng, năm mùa và thời gian trôi qua. Ở dấu hiệu nặng người bệnh có thể quên cả tên, tuổi, họ cũng không biết mình đang ở đâu.
Dấu hiệu 6: Gặp vấn đề về tư duy trừu tượng
Với người sa sút trí tuệ, họ có thể gặp khó khăn với tư duy trừu tượng. Khả năng nhận biết về khoảng cách, điều hướng, độ tương phản, không gian của họ bị giảm.
Dấu hiệu 7: Đặt nhầm đồ và mất khả năng quay lại các bước
Việc để nhầm đồ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất với người sa sút trí tuệ. Họ có thể mang bát đũa cho vào tủ quần áo, mang quần áo cho vào tủ lạnh,…. Do đó họ hay bị mất đồ và không thể quay lại các bước của mình để tìm lại.
Dấu hiệu 8: Thay đổi tâm trạng và tính cách
Họ có thể trở nên bối rối, nghi ngờ, chán nản, sợ hãi hoặc lo lắng. Họ có thể dễ dàng khó chịu khi ở nhà, với bạn bè hoặc khi ra khỏi vùng thoải mái của họ. Hoặc trong thời gian ngắn họ có những thay đổi tâm trạng khác nhau, từ bình tĩnh đến tức giận rồi lại vui vẻ mà không có lý do rõ ràng.
Dấu hiệu 9: Trở nên thụ động
Nếu một người có tính cách hoạt bát, hòa đồng và chủ động trong mọi việc đột nhiên họ trở nên thụ động, không quan tâm thì có thể họ đang có biểu hiện của sa sút trí tuệ. Họ không còn hứng thú với các hoạt động xã hội.
Dấu hiệu 10: Suy giảm hoặc khả năng phán đoán kém
Người già có thể trải qua những thay đổi trong phán đoán hoặc ra quyết định. Ví dụ, họ có thể phán đoán kém khi giải quyết vấn đề tiền bạc. Thậm chí họ không biết tính toán với những con số.
Khi về già các cơ quan, bộ phận trong cơ thể dần lão hóa và suy giảm chức năng, trong đó có hệ thống tiêu hóa. Răng rụng, giảm nước bọt, giảm vị giác, giảm khả năng hấp thu từ đó người già ăn kém hơn, lâu dần trở thành chứng biếng ăn. Bên cạnh đó một số tác động tâm lý cũng là nguyên nhân gây biếng ăn ở người già.
Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục chứng biếng ăn của người già.
– Xây dựng thực đơn phong phú. Ăn đầy đủ dưỡng chất gồm chất đạm, chất xơ, Vitamin, khoáng chất,…Thường xuyên thay đổi, bổ sung những món ăn mà người già yêu thích. Bày biện, trang trí các món ăn bắt mắt để kích thích cảm giác thèm ăn của người già.
– Chế biến đồ ăn mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa. Do khả năng nhai nuốt và hấp thu dinh dưỡng kém nên thức ăn hàng ngày của người cao tuổi cần được chế biến mềm, nhừ. Các món: cháo, súp, canh hầm như: cháo gà, cháo sườn, súp gà… là những món ăn rất thích hợp cho người già biếng ăn. Đồng thời rất giàu dinh dưỡng, giúp người cao tuổi hấp thu tốt hơn.
– Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối. Sau khi ăn xong nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút sẽ giúp dạ dày nhào trộn thức ăn và dễ tiêu
– Tăng cường uống nước: Người già thường uống ít nước do sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ. Nhưng nước cần để giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Cần uống từ 1,5-2 lít nước/ ngày, cần chủ động uống nước không chờ khát mới uống.
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Chia đều thời gian ăn thành các bữa ăn nhỏ, khoảng 4 đến 6 bữa trong ngày. Động viên người già ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
– Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị. Một số loại gia vị, thảo mộc có thể giúp làm giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Từ đó, người già có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Như thì là, hạt tiêu, rau mùi,….
Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe người già
– Protein thực vật. Nhu cầu protein cho người cao tuổi là từ 60-70g/ngày, trong đó đạm động vật chiếm 30% tổng số protein. Còn lại là nguồn protein từ thực vật như: đậu đỗ, vừng lạc, đậu phụ… giúp thải lượng cholesterol, phòng bệnh tim mạch.
– Rau xanh và trái cây tươi. Người già cần chú ý ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và các chất khoáng cần thiết. Lượng chất xơ có nhiều trong thực phẩm lành mạnh như rau quả giúp kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
– Thực phẩm giàu kẽm. Hệ tiêu hóa ở người già không còn hoạt động tốt như trước dẫn tới dễ bị thiếu kẽm. Trong khi đó kẽm là yếu tố cần thiết để tăng sức đề kháng, giúp trí não người cao tuổi minh mẫn, tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, ngủ ngon và ngủ sâu giấc. Vì vậy, trong bữa ăn nên chú ý bổ sung các loại thức ăn giàu kẽm như: Thịt bò, thịt lợn nạc, hải sản có vỏ như hàu, ốc, hến, sò, cua, tôm, trứng, sữa, phô mai, ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, một số loại rau củ, các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng…
– Thực phẩm giàu vitamin nhóm B. Các thực phẩm giàu vitamin B1, B3, B5, B6, B12 như: thịt, cá,…
“Hôm trước cháu vừa ngồi bên cạnh nói chuyện với bà mà, bà không nhớ à?”
“Ôi dào, giờ già rồi bà có nhớ được đâu. Khổ lắm. Có khi cháu phải làm ở đây cả năm may ra bà mới nhớ được”
Đây là trường hợp không còn xa lạ khi nói chuyện với người lớn tuổi. Giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ là bệnh lý dễ gặp ở người cao tuổi. Quá trình lão hóa diễn ra trên khắp các bộ phận của cơ thể. Và không loại trừ não bộ. Não liên tục trưởng thành từ khi ta nhỏ đến khi trưởng thành. Thế nhưng, sau 60 tuổi, não bắt đầu dừng sản xuất tế bào thần kinh. Lượng tế bào thần kinh bị phá hủy không được tái tạo. Não dần trở nên lão hóa, các liên kết của tế bào thần kinh đứt vỡ càng nhiều thì trí óc càng suy giảm.
Biểu hiện của sa sút trí tuệ
Tuổi càng cao tình trạng lão hóa não ngày càng nặng. Nếu tình trạng này không sớm được can thiệp sẽ dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ là nỗi ám ảnh với không chỉ người bệnh mà còn đối với cả gia đình. Khi tình trạng bệnh nhẹ, người cao tuổi bị giảm khả năng ghi nhớ và quên đi những việc vừa xảy ra. Ở mức độ nặng hơn, người cao tuổi sẽ giảm đi khả năng tự chăm sóc bản thân và có thể mất định hướng về thời gian. Hoang tưởng cũng là triệu chứng của những bệnh nhân bị sa sút trí tuệ.
Phòng ngừa sa sút trí tuệ như thế nào?
Tập thể dục cho não
Cũng giống như các hoạt động thể dục thể thao bình thường, mục đích của tập thể dục chính là để tăng vận động. Não bộ cũng thế. Để hoạt động của não bộ được trơn tru, hiệu quả thì việc luôn tạo ra những tình huống khiến não phải hoạt động, giải quyết không chỉ cần thiết đối với người cao tuổi mà với bất kì ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Có rất nhiều cách để não được vận động. Các trò chơi giải đố, xếp hình, lật hình,… đều có tác dụng bắt trí óc phải hoạt động. Hay đọc sách, đan len,… cũng là những hình thức để tăng sự tập trung cho não bộ.
Tăng cường hoạt động thể chất và giao tiếp xã hội
Đối với người cao tuổi, hoạt động thể chất, vận động có xu hướng giảm đáng kể. Có rất nhiều bài tập thể dục phù hợp với người cao tuổi như đi bộ, tập dưỡng sinh, khiêu vũ,… Tùy vào khả năng vận động cũng như sức khỏe, người cao tuổi nên lựa chọn một hình thức vận động để cơ thể luôn trong tình trạng nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Thiếu đi những hoạt động thể chất sẽ khiến các cơ, xương khớp trở nên kém hoạt động, cơ thể cũng dần chậm chạp. Chưa kể đến là hoạt động của các tế bào, bộ phận bên trong cơ thể cũng giảm năng suất hoạt động.
Kết quả từ cuộc nghiên cứu trên quy mô rộng do TS. Thomas Glass và cộng sự ở trường Đại học Y tế cộng đồng Harvard thực hiện qua theo dõi dữ liệu của 2.812 người trên 65 tuổi trong khoảng 12 năm cho thấy, tình trạng suy giảm trí nhớ đã tăng lên gần gấp đôi ở những người sống lẻ loi so với những người có mối liên hệ thường xuyên với bạn bè, người thân, với tổ chức, tôn giáo hoặc tham gia đều đặn các sinh hoạt giao tiếp xã hội. Các hoạt động này không tốn nhiều năng lượng và yêu cầu có sức khỏe tốt nhưng lại có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và tuổi thọ ngang với các hoạt động thể chất.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp người cao tuổi khỏe mạnh hơn cũng như giảm tình trạng của các bệnh tuổi già. Đối với những người sa sút trí tuệ, khẩu phần ăn nên hạn chế nguồn thịt đỏ, đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, đồ nướng. Thay vào đó, nên sử dụng các loại thực phẩm tươi, sạch, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của não bộ. Nguồn omega – 3 dồi dào trong các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu,… là thực phẩm nên đưa vào thực đơn ít nhất 2 – 3 lần/tuần.
Theo Hiệp hội bệnh Alzheimer, những loại quả có màu vỏ sậm như quả nho đỏ, mận, dâu, cherry,… giàu các chất chống oxy hóa nên có tác dụng lớn cho những người sa sút trí tuệ. Thêm vào đó, việc ăn nhiều rau củ quả sẽ cung cấp đủ các loại vitamin mà cơ thể cần. Bổ sung các loại hạt vào thực đơn hằng ngày như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ cười,… đều rất tốt cho não bộ.
Không sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn
Nhiều người cao tuổi vẫn giữ thói quen từ ngày trẻ là hút thuốc lá và sử dụng rượu bia. Đối với người cao tuổi nói chung và những người cao tuổi có dấu hiệu của việc sa sút trí tuệ nói riêng, việc sử dụng các chất kích thích này có tác hại cực xấu đến với sức khỏe. Khi rượu bị chuyển hóa trong cơ thể, nó sẽ tạo ra acetaldehy, một chất độc hại đối với tế bào não. Uống rượu nhiều và liên tục cũng có thể dẫn đến thiếu hụt thiamine và cuối cùng là hội chứng Wernicke-Korsakoff, tác động xấu đến chức năng của bộ não.
Tham gia các bài tập cho người sa sút trí tuệ
Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, không ít những ông bà đang mắc phải tình trạng nhớ nhớ quên quên. Từ nhẹ đến nặng đều có cả. Được sự hỗ trợ từ phía Lão khoa với dự án R01, các bài tập được bổ sung vào hoạt động hằng ngày cho người cao tuổi bao gồm các trò chơi vận động với tạ, các trò chơi với hình ảnh, ghi nhớ tranh,… Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết của các bạn phụ trách, sau buổi tập nào các cụ cũng hào hứng, phấn khởi.