Việc người già có nên vào ở trong viện dưỡng lão hay không vẫn đang nhận được sự tranh luận từ nhiều người. Đối với một số người điều đó đi ngược với luân thường đạo lý, con cái bất hiếu với cha mẹ. Nhưng vài người lại cho rằng đưa bố mẹ vào dưỡng lão để tốt hơn thì cũng là một loại báo hiếu.
Mỗi người sẽ có những cái lý riêng của mình và không ai giống ai. Mà thực ra già sống ở đâu cũng được, miễn là thực sự thoải mái. Ví dụ như ở Diên Hồng có 1 bà quê ở Bắc Ninh. Bà ở 1 mình ở quê, khi thấy bà sức khỏe yếu đi lại có biểu hiện lẫn nên con cháu động viên bà vào dưỡng lão. Lúc đầu tiên bà cũng phản ứng dữ dội lắm nhưng biết đây là giải pháp tốt nhất nên cũng chiều theo các con. Thời gian đầu bà cũng buồn lắm nhưng chỉ sau 1 năm, bà từ một cụ già mặt hốc hác, ngồi xe lăn trở thành Top 3 hoa hậu cao niên tại cơ sở 3 nhà em. Hiện tại bà khỏe mạnh, vui vẻ, trí tuệ được cải thiện đáng kể, hát quan họ cả ngày vì các cụ trong phòng cũng thích nghe.
Mà thực lòng là những cụ có biểu hiện nhớ nhớ quên quên là không nên ở nhà một mình vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giờ lừa đảo nhiều, các cụ khỏe mạnh minh mẫn còn có nguy cơ bị lừa huống chi 1 cụ bị lẫn. Chưa kể là ở một mình ăn uống không điều độ, quên tắt nước hay tắt bếp còn nguy hiểm.
Chỉ mong tất cả các cụ ông, cụ bà ở Việt Nam có tuổi già thật vui vẻ. Mình đã sống cả đời cống hiến cho đất nước, chăm lo cho con cháu, giờ là lúc mình sống cho bản thân mình. Thích làm gì thì làm, không phải nhìn trước ngó sau sắc mặt của ai cả, cũng không phải quan tâm đến ý kiến của mọi người xung quanh. Nếu già mà muốn đi lên bar quẩy banh nóc hay muốn trở thành tiktoer triệu view thì các cụ cứ thoải mái.
Theo quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” nên khi về già cha mẹ thường sống chung với con cái. Đặc biệt là con trai. Nếu không có con trai thì sẽ sống với con gái, con rể, hoặc là với các cháu… Ngày nay với quá trình đô thị hoá mạnh, xu hướng con cái tách ra sống riêng đang xuất hiện ngày một nhiều hơn. Nhưng đa phần ở các vùng quê thì việc cha mẹ già sống cùng con trai vẫn đang rất phổ biến.
Thực tế cho thấy ít gia đình có thể chung sống hoà thuận giữa các thế hệ với nhau. Việc một gia đình có đến 2-3 thế hệ sống cùng nhau sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên. Đặc biệt là mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu. Thế hệ khác nhau nên suy nghĩ và quan điểm cũng khác nhau.
Nếu như trước đây nước ta là nền kinh tế nông nghiệp, đi làm theo mùa vụ nên thời gian trống rất nhiều, việc chăm sóc cha mẹ già cũng dễ dàng hơn. Còn ngày nay thời đại công nghiệp hoá, con cái đi làm từ sáng sớm đến tối muộn, áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai. Vậy nên cha mẹ cũng đừng đặt nặng hai chữ “trách nhiệm” “báo hiếu” lên đôi vai của con. Có lẽ đã đến lúc chúng ta thay đổi quan điểm, cởi mở hơn với cái mới. Người già cũng nên tự “cởi trói” cho mình để được thảnh thơi hơn.
Việc ở cùng ai không quan trọng, quan trọng là mình được vui vẻ. Bởi vậy rất nhiều người già trong thời đại mới đã lựa chọn ở riêng. Ở gần con chứ không ở chung. Một số khác thì lựa chọn viện dưỡng lão làm điểm đến cho mình.
Trong những năm gần đây, mô hình viện dưỡng lão đang ngày một phát triển và mở rộng. Những cụ vào dưỡng lão đa phần là con cái ở xa không thể ngày đêm chăm sóc. Hoặc các cụ già yếu gia đình không có chuyên môn. Một phần còn lại thì không muốn ở với con cái, nên vào dưỡng lão để an dưỡng tuổi già, vui vẻ bên những người bạn già. Tại đây họ được đội ngũ y bác sỹ chăm sóc chu đáo, cả về sức khoẻ lẫn tinh thần.
Như chúng ta đã biết, người già rất sợ cô đơn. Họ mong muốn được trò chuyện nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Nhưng thực tế khi ở cùng con cái họ rất ít bày tỏ nỗi niềm của mình. Nhưng khi gặp được những người bạn già thì họ lại không ngần ngại chia sẻ. Vậy nên có không ít các cụ muốn sống riêng biệt chứ không ở cùng con cái. Con cái chỉ cần thi thoảng tới thăm chơi là được.
Sinh, lão, bệnh, tử là điều không ai tránh khỏi. Thời gian qua đi, tuổi thọ của mỗi người càng cao đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật. Do vậy, người cao tuổi cần có có biện pháp để duy trì sức khỏe, chống lại bệnh tật.
Có rất nhiều cách để người già duy trì sức khỏe, thoải mái về tâm lý, tinh thần. Một cuộc sống khỏe luôn cần một tinh thần khỏe mạnh và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là một vài cách giúp người già sống khỏe mỗi ngày.
Kiểm soát stress
Trong cuộc sống có muôn vàn khó khăn và áp lực khiến con người stress, căng thẳng, mệt mỏi. Đây là một tác nhân mạnh mẽ làm gia tăng lão hóa. Muốn làm chậm lại quá trình lão hóa sinh học thì phải biết kiểm soát stress. Hạn chế để cơ thể rơi vào trạng thái stress trong thời gian dài. Những người sống thọ và khỏe mạnh thường có tính cách ôn hòa, lạc quan, quan tâm đến mọi người.
Luôn tạo tâm lý thoải mái bằng cách thường xuyên duy trì hoạt động trí óc và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Trí não được hoạt động thường xuyên là chìa khóa để giảm tốc độ lão hóa. Người già nên đọc sách, học, chơi cờ… vào thời gian rỗi để kích thích tư duy, phát triển trí tuệ.
Người già cũng là những người hay bị rơi vào trạng thái cô đơn. Do vậy, người già cần tìm cho mình những người bạn để tâm sự. Hoặc tham gia vào một số hội dành cho người già để tránh stress. Những người tính tình cởi mở, có quan hệ xã hội rộng, nhiều bạn bè thường ít bị ốm hơn người sống cô đơn, khép kín.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thừa cân và béo phì là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như đái tháo đường, tim mạch, ung thư… Đó là những căn bệnh gây tử vong hàng đầu. Để phòng ngừa các bệnh này đòi hỏi trong chế độ ăn cần hạn chế chất béo, chất đường và muối ăn, ăn đủ chất đạm, giảm lượng calo trong ngày và cung cấp thỏa đáng các vitamin, muối khoáng. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý làm giảm trung bình 6 – 10 năm tuổi thọ.
Cách ăn của người cao tuổi: Tránh ăn quá no, đặc biệt khi có bệnh tim mạch; Nấu thức ăn mềm và chú ý ăn canh; Xây dựng thực đơn thay đổi món ăn giữa các ngày; Bữa ăn phải bảo đảm đầy đủ chất bột để cung cấp năng lượng, chất đạm, béo, rau xanh và hoa quả chín, hạn chế bia rượu; Đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người già nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Và nên ăn nhiều vào bữa sáng vì sau một đêm cơ thể đã hấp thu và tiêu hóa hết lượng thức ăn cung cấp nên cần bổ sung vào bữa sáng, không nên nhịn.
Chế độ ăn cũng nên đa dạng nhiều chất xơ, đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng. Nên có đủ 4 nhóm thực phẩm trong ngày như tinh bột, protein, chất xơ và vitamin. Người cao tuổi nên ăn nhạt và ăn ít đường, uống đủ nước và nên uống các loại sữa ít béo.
Hạn chế các thói quen có hại
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc uống rượu, bia, hút thuốc, sử dụng các chất ma túy… làm tăng tốc độ già hóa các cơ quan trong cơ thể. Mặc dù hậu quả không biểu hiện ngay lập tức và chúng ta ít khi cảm nhận được.
Theo tính toán, những người nghiện thuốc lá bị giảm tuổi thọ 8 – 9 năm, nghiện rượu giảm 10 – 15 năm với người bình thường.
Rèn luyện thể lực
Trong khoảng giữa 30 và 70 tuổi, cơ thể chúng ta mất khoảng 30 đến 40% khối lượng cơ bắp. Lúc này, hiệu quả cung cấp máu của tim cũng giảm không dưới 30%. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm chậm lại những thay đổi này khoảng 20 năm. Nhiều loại hình tập phù hợp với tuổi trung niên và tuổi già. Ví dụ như: Đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, đạp xe đạp, ngồi thiền, yoga (tối thiểu 3 buổi trong một tuần, mỗi buổi 30 – 40 phút). Ở người cao tuổi do hệ miễn dịch suy giảm cùng với thời gian và tuổi tác nên rất dễ bị mắc các bệnh mạn tính. Vì vậy nên cần duy trì chế độ vận động hợp lý và đều đặn.
Ngủ đủ giấc
Người ngủ quá nhiều hay quá ít đều có tình trạng giảm sức khỏe kém hơn người ngủ đủ giấc. Một người trung bình ngủ 7 giờ/ngày có tỷ lệ tử vong thấp nhất, còn 9 giờ/ngày có nguy cơ cao.
Một giấc ngủ trưa ngắn sẽ giúp trí óc người già tỉnh táo. Chỉ cần dựa lưng vào ghế, nhắm mắt lại và thư giãn một vài phút. Trí óc sẽ minh mẫn và sáng suốt hơn trong nhiều giờ sau đó. Tốt nhất là hãy ngủ thật ngon trong 15 phút vào buổi trưa. Một giấc ngủ ngắn buổi trưa sẽ phục hồi sức lực cho cả buổi chiều làm việc của bạn và mang đến một trạng thái tinh thần tốt hơn.
Đi khám sức khỏe định kỳ
Người già nên đi thăm khám bác sỹ ít nhất một lần trong một năm. Ngoài khám lâm sàng, nên làm thêm cận lâm sàng như: Điện tim, siêu âm tổng quát, xét nghiệm đường máu, mỡ máu… Từ đó có thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe của mình và áp dụng các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Hiện tại nhu cầu vào dưỡng lão của người già tăng cao. Tại Hà Nội có khoảng 40 nhà dưỡng lão từ bình dân đến cao cấp với chi phí dao động khoảng 7-15 triệu/tháng. Chưa kể nếu người lẫn, tai biến cần chăm sóc toàn diện thì chi phí sẽ còn cao hơn. Bên cạnh đó mức lương hưu trung bình của người cao tuổi chỉ từ 4-5 triệu/tháng. Vì vậy việc vào ở trong các trung tâm chăm sóc là điều xa xỉ với họ
Có 2 con trai và 2 con gái nhưng tuổi già của bà Lê Thị Mai (Hà Nội) lại sống một mình. Bà Mai rất muốn vào viện dưỡng lão ở nhưng con cháu lại không đồng ý. Vì “người ta lại bảo 4 đứa con mà không nuôi được 1 mẹ”. Sau vài năm ở như vậy bà quyết định nhờ hàng xóm đi tìm viện dưỡng lão. Tuy nhiên, khi xem bảng phí thì vượt quá khả năng chi trả. Lương hưu của bà chỉ gần 5 triệu. Bản thân bà lại không muốn thành gánh nặng cho các con.
Hay ông Võ Văn Tiến (Hà Nội) chia sẻ: “Ông thấy viện dưỡng lão rất văn minh nhưng chi phí thì không phải ai cũng có khả năng chi trả. Đa phần lương hưu thấp, phúc lợi không nhiều. Phần lớn để trang trải cuộc sống hàng ngày thì có thể đủ. Chứ vào viện dưỡng lão thì khó vì đều là các viện tư nhân chi phí cao”.
Người già tại viện dưỡng lão Diên Hồng
Mức hưởng lương hưu trung bình hiện nay khoảng 5,4 triệu đồng/tháng. Chi phí này vẫn thấp hơn khá nhiều với bình quân để vào viện dưỡng lão thì vẫn thấp hơn khá nhiều. Thực tế tại viện dưỡng lão Diên Hồng, đa phần lương hưu của người cao tuổi đều không đủ để chi trả. Do đó con cái sẽ hỗ trợ chi trả thêm các chi phí chăm sóc tại viện.
Để giảm bớt nỗi lo về chi phí thì nhiều người thay vì trông chờ vào lương hưu họ đã chủ động và lên kế hoạch từ sớm. Cái cần quan tâm là phải có một nguồn quỹ cho tuổi già, không nhất thiết ở lương hưu. Nhiều người đầu tư vào con cái mà quên đi “giữ vốn” cho tương lai của chính mình. Điều đó khiến cho tuổi già trở nên chật vật.
Bà Trần Thu Hương (Hà Hội) là một trong số đó. “Tôi nghĩ xã hội phát triển thì phải hòa nhập quốc tế. Việc vào dưỡng lão là đương nhiên và văn minh. Vì thế, vợ chồng tôi đã sớm lựa chọn và chuẩn bị tài chính để khi về già vào viện dưỡng lão”. Với mức lương hưu hơn 10 triệu đồng của 2 ông bà thì không đủ cho 2 người vào viện. Bởi vậy ông bà đã dành dụm, vay mượn thêm để mua miếng đất. Khi nào được giá thì bán xem như thêm một khoản chi phí để dưỡng già. Còn với bà Thu thì “nhà cửa, tài sản là của bố mẹ. Cho nên đến tuổi vào viện dưỡng lão thì bố mẹ bán”. Xác định như vậy nên việc vào viện dưỡng lão cũng dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, để viện dưỡng lão có thể phổ cập hơn với nhiều người thì cần có thêm nhiều chính sách an sinh phúc lợi đến từ nhà nước.
Cái thời trẻ cậy cha, già cậy con hay tứ đại đồng đường không còn phù hợp nữa rồi. Bây giờ mỗi thế hệ nên có cuộc sống riêng của mình. Giờ không phải ăn no, mặc ấm, mà là ăn ngon mặc đẹp. Sống thọ nhưng phải sống có chất lượng và sống văn minh. Thay vì cứ ở nhà soi xét để ý các con, hay sống già nua trong căn phòng với 4 bức tường thì người già nên theo đuổi đam mê, mong muốn của chính mình.
Tuổi già không nên là rào cản vì không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Thứ mà có nhiều nhất ở tuổi già có lẽ là thời gian, vì vậy hãy bắt đầu lại với những thứ đã bị bỏ lỡ trong quá khứ. Ví dụ như một khoá học cắm hoa, làm bánh, mua cho mình món đồ yêu thích, gặp mặt bạn bè hay du lịch đây đó,….
Vẫn có nhiều quan niệm cho rằng, về già được sống cùng con cái là điều hạnh phúc nhất. Thế nhưng với nhịp sống hiện đại ngày nay thì điều đó không còn đúng. Nhiều người già lựa chọn sống cùng con cái để được gần con gần cháu và đỡ đần việc nhà. Thế nhưng khi con đi làm, cháu đi học, người già lại chỉ quanh quẩn một mình trong bốn bức tường. Chưa kể đến sự khác biệt về lối sống, lối suy nghĩ giữa các thế hệ cũng khiến cho mối quan hệ không còn tốt đẹp. Kết quả là dù sống trong ngôi nhà của mình, sống cùng con cái, nhưng người già lại thấy mình bị lãng quên, cảm thấy tự ái, cô đơn.
Như vậy, nếu ở cùng con cái nhưng con cái lại bận rộn mưu sinh để cha mẹ một mình ở nhà thì cả cha mẹ và con cái đều không thể hạnh phúc. Chưa kể người già thường hay bị các bệnh mãn tính, nếu không có chuyên môn và thời gian chăm sóc thì rất dễ xảy ra những chuyện không mong muốn.
Vì vậy để người già hạnh phúc, được sống khỏe, sống thọ, sống vui bên bạn bè, con cháu thì hãy để họ được sống trong một môi trường phù hợp, được làm những điều mình yêu thích. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người cao tuổi mà vẫn có những sinh hoạt tinh thần đều đặn, luyện tập thể dục thể thao phù hợp thì sẽ giữ được tinh thần minh mẫn và lạc quan.
Hãy tận hưởng tuổi già như đi nghỉ dưỡng. Buổi sáng thức dậy đi bộ vài vòng rồi về ăn tô phở thơm phức, nghi ngút khói. Xong về nhà đọc báo, nhâm nhi tách cà phê sữa nóng. Chiều đến thì tham gia câu lạc bộ dân vũ, gặp bạn bè trò chuyện. Cuối tuần thích thì sang nhà con cháu chơi, không thì xách vali đi du lịch. Hãy chuyển hóa những nỗi cô đơn, sợ hãi, sự chán chường của người già bằng cuộc sống tích cực hơn với những nụ cười luôn thường trực trên môi. Thay vì lựa chọn sống cùng con cái, nhiều người già lựa chọn sống cho chính mình, tìm đến những viện dưỡng lão tốt để tận hưởng một cuộc sống mới, vui vẻ, hạnh phúc với những người cùng thế hệ.
Những hoạt động giúp người già trong viện dưỡng lão hạnh phúc hơn bao gồm:
Hoạt động giải trí: Các hoạt động giải trí như hòa nhạc, xem phim, chơi cờ, vv. giúp người già giải tỏa căng thẳng và tăng cường sự hứng thú.
Hoạt động làm bánh trung thu
Hoạt động xã hội: Các hoạt động xã hội như tham gia nhóm hoạt động, tham gia các sự kiện cộng đồng, gặp gỡ với người khác giống tuổi, vv. giúp người già cảm thấy có mối liên kết và kết nối với xã hội.
Hoạt động sức khỏe: Các hoạt động sức khỏe như yoga, tập thể dục, chạy bộ, vv. giúp người già giữ sức khỏe và cảm thấy tốt hơn.
Tập thể dục là hoạt động thiết yếu tại Diên Hồng
Hoạt động trí tuệ: Các hoạt động trí tuệ như đọc sách, chơi trò chơi trí tuệ, vv. giúp người già giữ tư duy sắc sảo và giải tỏa căng thẳng.
Lưu ý rằng, từng người già có nhu cầu và sở thích riêng, vì vậy cần phải tìm hiểu và cung cấp các hoạt động phù hợp với từng người.
Các hoạt động như giao lưu, tập thể dục, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc, làm việc nghệ thuật và các hoạt động ngoại khoá có thể giúp người già tạo cảm giác hạnh phúc hơn trong viện dưỡng lão. Đồng thời, việc cung cấp cho họ các hoạt động đa dạng và giải trí hằng ngày cũng giúp họ giữ tràn đầy năng lượng và sức khỏe.
Hỗ trợ và tình cảm từ gia đình, bạn bè cũng là một yếu tố quan trọng để giúp người già cảm thấy hạnh phúc và an toàn trong viện dưỡng lão. Chúng ta nên tìm hiểu và tìm cách hỗ trợ họ theo cách tốt nhất.
Mỗi khi nhắc đến viện dưỡng lão, nhiều người tỏ ra không thoải mái khi mức phí phải chi trả để một người cao tuổi sống trong Viện dưỡng lão trung bình là 8-10 triệu đồng. Họ cho rằng với mức phí như thế này thì dưỡng lão chỉ dành cho người giàu.
Thực tế, để tuổi già an nhàn thì mỗi người đều phải chuẩn bị, tích lũy tài chính từ khi còn trẻ. Dưới đây là một số cách giúp đảm bảo bạn có đủ tiền để tham gia viện dưỡng lão khi về già:
Bạn bắt đầu tiết kiệm cho tương lai càng sớm thì tiền của bạn càng có nhiều thời gian để sinh sôi nhờ lãi suất và đầu tư. Tôi được nghe một câu chuyện của 2 thanh niên trẻ đang tìm việc cùng nhau, một người là người Anh và người kia là người Do Thái. Một ngày nọ, họ đi trên phố và thấy một đồng xu nằm trên mặt đất. Thanh niên trẻ người Anh bước qua mà không thèm nhìn nó, nhưng thanh niên người Do Thái lại nhặt nó lên. Thanh niên người Anh tỏ thái độ xem thường đối với những hành động vừa rồi của thanh niên Do Thái: “Ngay cả một đồng xu cũng nhặt, đúng là không có tiền đồ!”. Thanh niên trẻ người Do Thái nhìn thanh niên người Anh đang đi xa dần và nói: “Để tiền tuột khỏi tay mình mới là kẻ không có tiền đồ!”
Sau đó, hai người vào cùng một công ty cùng một lúc. Công ty rất nhỏ, lương thấp và công việc rất mệt mỏi, không được bao lâu, thanh niên trẻ người Anh chẳng quan tâm đến công việc nữa và rời đi, còn thanh niên Do Thái vẫn vui vẻ ở lại tiếp tục công việc. Hai năm sau, hai người họ gặp lại nhau trên đường phố, thanh niên Do Thái đã trở thành ông chủ, và thanh niên người Anh vẫn đang tìm việc. Thanh niên người Do Thái giải thích: “Bởi vì tôi sẽ không bỏ lỡ ngay cả một đồng xu như anh đã từng làm, tôi sẽ trân trọng nó, và anh thậm chí không thèm một đồng xu, như vậy thì làm sao có thể giàu có được?” Thanh niên người Anh không phải không quan tâm đến tiền, mà là đôi mắt của anh ta luôn nhìn chăm chằm vào số tiền lớn và coi thường số tiền nhỏ. Bất kỳ người giàu có nào cũng đều tích luỹ từng chút một mà thành. Vậy nên ngay từ khi còn trẻ, hãy nghĩ đến tuổi già an nhàn phía trước để mà tiết kiệm. Mỗi người hãy lập một kế hoạch chi tiêu trong khả năng để tuổi già không phải “gánh nợ”.
2. Xem xét Bảo hiểm Chăm sóc Dài hạn hoặc bảo hiểm nhân thọ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty bảo hiểm với các gói đa dạng khác nhau. Tùy vào thực tế tài chính và nhu cầu của bản thân để chọn gói phù hợp nhất với mình. Mỗi năm đóng góp một lần, vừa hỗ trợ khi gặp các vấn đề rủi ro vừa giúp tích lũy một khoản tiền lớn khi về già. Sau 20 năm hay 30 năm, bạn có thể rút tiền để trang trải chi phí chăm sóc tại viện dưỡng lão. Phí bảo hiểm thường có lợi hơn đối với những người mua bảo hiểm ở độ tuổi trẻ hơn.
3. Tư duy đầu tư từ sớm
Nhiều người chỉ biết gửi tiết kiệm ở ngân hàng với lãi xuất thấp hoặc chi hết số tiền mình có vào mua nhà, mua xe. Thay vào đó, có thể gửi tiền vào các quỹ đầu tư ủy thác uy tín, lợi nhuận có thể không quá cao nhưng vẫn đảm bảo cho bạn một nguồn thu nhập ổn định bên ngoài thu nhập chính của bạn. Sai lầm của nhiều người là có suy nghĩ phải có thật nhiều tiền mới có thể đầu tư. Thực tế, chỉ cần từ 50 triệu đồng là chúng ta đã có thể bước chân vào đầu tư và có thu nhập thụ động từ đó. Với một số hình thức đầu tư ít rủi ro, bạn có thể thu hồi vốn sau khoảng 12-15 tháng và đảm bảo được nguồn tài chính khi về già.
4. Thu hẹp quy mô
Bạn có thể xem xét thu hẹp quy mô ngôi nhà của mình thành một bất động sản nhỏ hơn, giá cả phải chăng hơn, ít phải bảo trì hơn, giải phóng số tiền mà bạn có thể sử dụng để chi trả cho viện dưỡng lão. Hoặc trước đó, bạn có thể dùng số tiền còn lại đầu tư vào bất động sản như một “của để dành” khi về già.
5. Bán tài sản
Bạn có thể bán tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản hoặc ngôi nhà thứ hai, để thanh toán chi phí viện dưỡng lão. Thay vì dành hết số tiền mình có để mua nhà, mua xe cho con cháu thì hãy phòng thân bằng một số tài sản khác mang tên mình để tùy ý sử dụng. Tiền của mình có thể tùy ý sử dụng, không phải e ngại con cháu tranh giành.
6. Tìm kiếm lời khuyên tài chính chuyên nghiệp
Cố vấn tài chính có thể giúp bạn xác định các lựa chọn tốt nhất để tiết kiệm và đầu tư cho tương lai của bạn, bao gồm xem xét thế chấp ngược hoặc bán tài sản
Hãy nhớ rằng, đây chỉ là những mẹo chung và tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của một cố vấn tài chính để đưa ra một kế hoạch cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu cụ thể và tình hình tài chính của bạn. Họ sẽ giúp bạn xác định các lựa chọn tốt nhất để tiết kiệm và đầu tư cho tương lai của bạn
Thuyết phục bố mẹ vào sống trong viện dưỡng lão có thể không dễ dàng vì họ có thể cảm thấy bất an hoặc sợ mất tự do. Tuy nhiên, có năm cách hữu hiệu giúp bạn thuyết phục họ:
Tìm hiểu về viện dưỡng lão
Hãy tìm hiểu về viện dưỡng lão và những dịch vụ mà họ cung cấp. Hãy giải thích cho bố mẹ rõ ràng về lợi ích của viện dưỡng lão và các hoạt động giải trí và tình cảm mà họ sẽ nhận được. Cụ thể có 4 lợi ích thiết thực khi người cao tuổi sống trong trung tâm dưỡng lão:
Chăm sóc sức khỏe:Viện dưỡng lão cung cấp các dịch vụ y tế chuyên nghiệp và chăm sóc sức khỏe cho người già, giúp họ giữ được sức khỏe tốt hơn.
An toàn: Viện dưỡng lão cung cấp môi trường an toàn cho người già, giúp họ tránh được những rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn.
Dịch vụ chăm sóc tâm lý:Viện dưỡng lão cung cấp các dịch vụ tâm lý và chăm sóc tâm trạng cho người già, giúp họ giảm đau đớn và cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần.
Cải thiện chất lượng cuộc sống: Viện dưỡng lão cung cấp các hoạt động giải trí và giao lưu cho người già, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm cô đơn.
Các hoạt động trải nghiệm cho NCT tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
Các hoạt động trải nghiệm cho NCT tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
Gặp gỡ các người đã sống tại viện dưỡng lão
Hỏi những người trải nghiệm thực tế để có thông tin chính xác nhất về một sản phẩm, dịch vụ. Hãy gặp gỡ người đã sống tại viện dưỡng lão và hỏi họ về kinh nghiệm của họ. Họ sẽ chia sẻ những điểm hấp dẫn khi ở trong viện dưỡng lão. Điều này sẽ giúp bố mẹ cảm thấy an tâm hơn về viện dưỡng lão. Ít nhất, bố mẹ sẽ không còn hoài nghi về trung tâm dưỡng lão như một nơi bị cho là nơi con cháu đẩy bố mẹ vào để thoái thác trách nhiệm chăm sóc.
Tìm môi trường giản dị và thân thiện
Hãy tìm viện dưỡng lão có môi trường giản dị và thân thiện để giúp bố mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy cùng họ đi thăm và xem xét viện dưỡng lão để giúp họ quyết định. Môi trường càng gần gũi, ít cầu kì thì người cao tuổi càng dễ thích nghi và cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với các cháu chăm sóc và người cùng trang lứa. Chính môi trường không câu nệ sẽ giúp người già đến gần nhau hơn, dễ kết thân và trở thành tri kỉ.
Gặp gỡ những người bạn mới tại trung tâm dưỡng lão
Lựa chọn dịch vụ ở ngắn ngày để bố mẹ trải nghiệm
Trăm nghe không bằng một thấy nên hãy mời ông bà cha mẹ đến ở thử vài ngày trong viện dưỡng lão. Khi có trải nghiệm cùng với các mối quan hệ mới và sự đồng hành của viện dưỡng lão, các ông bà sẽ quen dần và thấy việc thay đổi môi trường sống cũng không quá khó khăn. Ở tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, một số ông bà sau khi ở ngắn ngày đã đăng ký ở dài ngày luôn vì quá thích môi trường có đông bạn bè.
Không nói chính xác mức phí phải đóng cho bố mẹ
Người già thường hay tiết kiệm hoặc e ngại sử dụng dịch vụ nếu họ thấy tốn kém. Vì vậy, cách tốt nhất là không nói cho bố mẹ biết mức phí hoặc chia sẻ như một lợi ích của bảo hiểm. Khi đó bố mẹ sẽ thoải mái tận hưởng cuộc sống ở trong trung tâm dưỡng lão mà không phải lo nghĩ đến chuyện tốn kém.
Những người già, hoặc người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và an toàn tốt hơn, hoặc cần sự chăm sóc tâm lý và giải trí thường xuyên, nên sống trong viện dưỡng lão. Ngoài ra, những người có gia đình không có khả năng chăm sóc hoặc cần một môi trường an toàn và chăm sóc sức khỏe tốt hơn cũng có thể lựa chọn sống trong viện dưỡng lão. Tùy vào nhu cầu và tính cách của bố mẹ, các con có thể tìm cách gợi ý và thuyết phục cho phù hợp.
Tết đến xuân về là lúc gia đình đoàn tụ sau một năm làm việc miệt mài. Đó cũng là lúc để con cái có dịp gần gũi, quan tâm đến cha mẹ mình hơn. Nhưng có nhiều câu chuyện ngoài đời thực khiến ta không khỏi chạnh lòng.
Tết này tôi chứng kiến một câu chuyện “cảm lạnh” về chuyện mừng thọ bố mẹ. Chiều 30 Tết, khi đứa cháu hỏi han các bác, các dì về việc tổ chức mừng thọ cho ông thì câu trả lời là “không biết’. Không ai có kế hoạch gì về việc cùng nhau tổ chức một buổi mừng ông thọ 90 tuổi ấm cúng. Ngay cả đến sáng mùng 1, cả nhà vẫn còn chưa rõ ngày mùng 4 ông có được ra ủy ban để được tôn vinh và chúc mừng hay không vì chưa thấy thư mời. Sau một lúc tranh luận thì mới lộ ra chiếc thư mời đã được gửi tới và đang ở đâu không ai biết.
Tết này tôi cũng chứng kiến một số đại gia đình đón Tết cùng nhau ngay trong Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng từ trước Tết cho đến sau Tết. Cả nhà lúc nào cũng chuyện trò rôm rả khiến bà cười không khép được miệng. Con cháu còn mang vào cho cụ những món ăn ngon tự tay nấu để bà cảm nhận tình cảm gia đình ấm áp và yêu thương gửi gắm trong từng miếng ngon. Mặc dù cha mẹ có ở viện dưỡng lão đi chăng nữa, thì con cái vẫn luôn quan tâm từng chút một, nhất là dịp Tết.
Trong hai câu chuyện trên, chắc hẳn mọi người đều sẽ thích trường hợp vui vẻ trong viện dưỡng lão có con cháu tưng bừng vào ra hơn là sống cùng con cháu vô tâm như câu chuyện đầu tiên.
Tôi cứ băn khoăn không hiểu tại sao người già cứ bám chấp vào những thói quen cũ và nỗi sợ sống xa con cháu, sợ không có người phụng dưỡng bên cạnh để rồi đổi lại là những buồn tủi, hờn trách. Con cái bận rộn không đủ quan tâm, sự khác biệt thế hệ dẫn đến các mâu thuẫn nhỏ tích tụ khi sống chung,… đã dẫn đến những vết nứt trong tình cảm của các thành viên trong gia đình đối với ông bà, bố mẹ.
Nhiều người chọn sống xa con cháu, tự lực, tự cường, tự quản với những lứa người cùng tuổi, cùng thế hệ khi còn đủ sức. Khi cảm thấy sức khỏe giảm xuống, họ chọn viện dưỡng lão là nhà, coi những người chăm sóc như cháu mình. Bỗng nhiên các ông bà ấy thấy cuộc sống mang nhiều ý nghĩa hơn là suốt ngày than phiền con cháu vì chẳng có việc làm nào khác trong những ngày dài đằng đẵng.
Chỉ khi hạnh phúc của mình không còn phụ thuộc vào người khác thì dù ở độ tuổi nào và sống ở đâu thì chúng ta mới có thể vui sống. Và một cụ già hạnh phúc chắc chắn sẽ có những người con người cháu muốn gần gũi, quan tâm.
Những năm gần đây mô hình viện dưỡng lão xuất hiện khá nhiều tại Hà Nội và thu hút đông đảo người quan tâm. Các dịch vụ được trải dài từ bình dân đến cao cấp. Chính vì thế tư duy về viện dưỡng lão cũng tiến bộ hơn.
Nếu như chục năm về trước khi tôi rủ chồng lên kế hoạch tài chính để về già vào dưỡng lão là chuyện ngược đời, thì hiện tại nhiều người U60 như chúng tôi cũng đều có suy nghĩ như thế.
Theo như tôi tìm hiểu, chi phí vào viện dưỡng lão tại Hà Nội trung bình 8-10 triệu. Có viện rẻ hơn tầm 6-7 triệu/tháng. Hoặc cao cấp hơn có thể 15,20 hoặc vài chục triệu cũng có. Với mỗi mức chi phí thì dịch vụ đi kèm cũng khác nhau. Ở các viện dưỡng lão cao cấp, cuộc sống của người cao tuổi đạt “5 sao” như được ở phòng riêng, hưởng chế độ chăm sóc toàn diện và nhiều tiện nghi đi kèm.
Phòng vip tại cơ sở 3 viện dưỡng lão Diên Hồng với đầy đủ tiện nghi
Để có cuộc sống cao cấp hơn khi về già thì chúng tôi đã vạch ra 1 số kế hoạch tài chính cho tuổi trung niên từ sớm. Hiện tại chúng tôi có 1 căn nhà vừa sửa sang lại tươm tất, rộng rãi. Sau này về già chúng tôi có thể bán hoặc cho thuê.
Năm 2019, với vốn tiết kiệm của 2 vợ chồng, tôi vay thêm anh em họ hàng để làm 20 phòng trọ cho thuê. Đây cũng xem như dòng tiền ổn định để đóng bảo hiểm hàng năm, lo chi phí học hành cho con cái và tích cóp thêm.
Bên cạnh đó 2 vợ chồng tôi vẫn duy trì việc đi làm để có tài chính ra vào, cũng như giúp bản thân phát triển. Những thời điểm căng thẳng thì xin nghỉ không lương để refresh và nạp lại năng lượng.
Người trẻ cần lên kế hoạch tài chính cho tuổi già
Ngoài ra chúng tôi cũng đầu tư đất để dành tại ngoại thành Hà Nội và 1 nguồn tiền tiết kiệm với giá bán hiện tại khoảng 5 tỷ. Ví dụ sau này chi phí vào dưỡng lão của chúng tôi khoảng 40 triệu/tháng. 1 năm là 480 triệu, ở bao nhiêu năm thì cứ vậy nhân lên. Chưa kể những lúc bệnh tật, ốm đau thì sẽ tốn kém hơn. Chính vì thế để sau này về già không phiền con cái, chúng tôi càng phải sử dụng đồng tiền hợp lý, bên cạnh đầu tư thêm để có nền tảng tài chính vững vàng. Kinh tế của gia đình chúng tôi là kém hơn với bạn bè, hàng xóm xung quanh. Vì thế chúng tôi cần cố gắng thêm thì sau này mới có thể vào viện dưỡng lão cao cấp như mong ước.
Nếu ai cũng có ý định vào dưỡng lão như vợ chồng tôi thì mọi người nên tìm hiểu chi phí ngay từ bây giờ. Việc chuẩn bị cho tuổi xế chiều không phải là công việc có thể làm trong ngắn hạn. Tôi tin rằng chỉ chục năm nữa thôi, viện dưỡng lão sẽ là lựa chọn hàng đầu cho người già.