Khi các bà nói thích làm người mẫu quảng cáo ô tô và đây là kết quả khiến nhiều người trầm trồ về độ ‘xì tin’ chẳng khác gì nam thanh nữ tú cả.
Với nhiều bạn trẻ thì những chiếc siêu xe tiền tỷ luôn có sức hấp dẫn, mê hoặc đến lạ. Thậm chí không ít người từng ví những chiếc xe ô tô như một cô vợ thứ 2, cần phải chăm sóc, nuông chiều. Và tất nhiên rồi, nghĩ đến những chiếc siêu xe, người ta thường nghĩ đến những người trẻ tuổi, đại gia hay chân dài.
Bởi vậy mà, những ngày gần đây, nhiều người không khỏi trố mắt ngạc nhiên trước hình ảnh các cụ bà tạo dáng ‘chất như nước cất’ bên cạnh chiếc siêu xe tiền tỷ.
Nhìn thế này có ai nghĩ các cụ đã gần 90 tuổi rồi không?
Dù mắt không còn tinh, sức khỏe chẳng dẻo dai, da đã nhăn nheo điểm chút đồi mồi, tóc đã bạc trắng hết cả nhưng 2 cụ U90 luôn thể hiện tinh thần lạc quan cùng độ chịu chơi của mình khiến nhiều bạn trẻ phải ‘ngả mũ’.
Với dòng chia sẻ: ‘Khi các bà nói thích làm người mẫu quảng cáo ô tô thì đây là kết quả’, những điều dưỡng tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, Hà Nội đã giúp các cụ già ở đây thực hiện một bộ ảnh ấn tượng.
2 người bạn già cùng nhau hoài niệm về những năm tháng tuổi trẻ.
2 cụ dù đã gần 90 tuổi nhưng ăn mặc ‘xì tin’ chẳng kém gì các cô gái trẻ trung, năng động. 2 cụ thoải mái tạo dáng bên những siêu xe bán tải cực ngầu, như chuẩn bị cho 1 hành trình trở về quá khứ với những tuổi trẻ nồng nhiệt, rực rỡ.
Một số người cho rằng trang phục của các cụ có phần không hợp với độ tuổi thế nhưng ‘chỉ cần là điều mình thích’ thì chuẩn mực đều được bỏ qua. Nhìn cách cách cụ cười là đủ biết các cụ đã có được niềm vui trọn vẹn.
Chia sẻ về bộ ảnh gây sốt, nhân viên của Viện dưỡng lão Diên Hồng cho biết: ‘Bộ ảnh được thực hiện vào ngày Quốc tế hạnh phúc vừa qua. Bình thường thì các bạn điều dưỡng hay mở các video trên Youtube cho các cụ xem về các chuyến đi phượt, các clip review về ẩm thực, các gameshow hay các triển lãm ô tô. Xem mấy triển lãm ô tô thì mấy cụ rất hào hứng, hết lời khen xe đẹp rồi khen người mẫu xinh, váy đẹp. Các bạn mới gợi ý các cụ có muốn mặc đồ đẹp chụp ảnh với siêu xe không thì cac cụ gật đầu đồng ý luôn’.
Tuy nhiên ban đầu không biết mượn siêu xe ở đâu, thấy các cụ cũng thích các video về các chuyến đi phượt nên nhân viên của Viện dưỡng lão đã đi hỏi mượn các xe bán tải được độ ngầu ngầu, may mắn nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Ngoài ra, phần trang phục cũng là đồ đi mượn của các bạn nhân viên, ai có đồ đẹp là mang đi để các cụ thử. Sau khi thử 1 loạt thì 2 cụ chọn bộ như ảnh.
Được biết, 2 cụ trong bộ ảnh bên siêu xe là cụ Ngô Thị An và cụ Trần Kim Chi, gần 90 tuổi. Cụ An thường ngày thích mặc đồ đẹp và chụp ảnh, hầu như những bộ ảnh của Diên Hồng cụ đều tham gia. Còn cụ Chi bình thường ít cười, hay cáu kỉnh mhưng khi hỏi cụ có thích chụp ảnh với xe không thì cụ phấn khởi lắm, tươi như hoa. Hôm chụp ảnh cụ tỏ ra rất vui, hợp tác và tươi cười tạo dáng.
‘Khi đã chụp xong bộ ảnh rồi mà bảo cụ cởi đồ để thay ra thì cụ không chịu, bảo là đang mặc đẹp, sao lại thay ra. Thế là chúng mình hứa buổi chiều sẽ chụp thêm cho cụ 1 bộ ảnh riêng nữa thì cụ mới chịu thay để ăn cơm. Mặc dù 2 cụ cũng hơi lẫn nhưng khi xem ảnh đều vui lắm, còn khoe với những người khác là: ‘Thấy bà xinh không? Xinh nhờ’, nhân viên của Viện dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ thêm.
Bộ ảnh của 2 cụ bà Hà Thành sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nó không chỉ giúp tinh thần của các cụ được thoải mái, vui vẻ mà nó còn truyền cảm hứng, nguồn năng lượng tích cực cho các bạn trẻ. Và đúng là, nếu đã là điều mình thích thì sẽ chẳng bao giờ là muộn để thực hiện nó cả.
Viện dưỡng lão Diên Hồng đã tập hợp 7 lý do hàng đầu rằng việc chuyển sang một cộng đồng người già hạnh phúc có thể là lựa chọn hoàn hảo cho mỗi gia đình.
Chuyển đến một ngôi nhà mới, một nơi ở mới có thể là một trong những cột mốc quan trọng của cuộc đời. Ngày nay, nhiều người mong muốn gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão hay chính bản thân người già có mong muốn đấy nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Thực tế, ở viện dưỡng lão có vô số tiện nghi và nhiều hoạt động xã hội cho người già. Từ dịch vụ cắt tóc, làm đẹp đến ăn uống, vui chơi, giải trí. Ngoài ra người cao tuổi còn được xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và chăm sóc y tế hiện đại. Thông qua các dịch vụ này cũng như các hoạt động tập thể, nhiều người cao tuổi đang thấy rằng các viện dưỡng lão đang mang đến sự thuận tiện, hạnh phúc và cải thiện chất lượng cuộc sống.
1. Giá cả phải chăng hơn chúng ta nghĩ
Hầu hết mọi người không nhận ra chi phí khi sống trong viện dưỡng lão hợp lý hơn hẳn khi ở nhà mà có thuê thêm người giúp việc. Chi phí sinh hoạt trong viện dưỡng lão khoảng 8 triệu/1 tháng, cho một người già khỏe mạnh. Đây là chi phí trọn gói bao gồm: Chỗ ở tiện nghi (tivi, điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh); phòng sinh hoạt chung; phòng tập thể dục; giặt giũ; chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp với người cao tuổi; xoa bóp bấm huyệt; chế độ theo dõi sức khỏe hàng ngày, hàng tuần, tổ chức sinh nhật, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí…
Khi sống tại nhà, tiền thuê giúp việc mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng. Chi phí ăn uống cho cả cụ và giúp việc khoảng 3 triệu. Tiền điện nước nếu dùng điều hòa 24/24 như một số người cao tuổi đang sống tại Viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội, chi phí truyền hình,… khoảng trên 1 triệu. Chưa kể các chi phí như thăm khám bác sĩ, sửa chữa thiết bị, đồ đạc khi bị hỏng thì một tháng đã tốn kém ít nhất 10 triệu đồng.
Nhiều người cao tuổi và gia đình đã thấy rằng chi phí sinh hoạt hàng tháng trong viện dưỡng lão ít hơn so với ở nhà riêng của họ.
2. Cơ hội tham gia hoạt động xã hội dồi dào
Nếu quý vị nghĩ rằng cuộc sống trong một
viện dưỡng lão có nghĩa là ngồi một chỗ, hãy suy nghĩ lại! Ở đây người cao tuổi
có thể dễ dàng giao tiếp với bạn bè, không chỉ trong các khu vực chung mà còn
thông qua các hoạt động có kế hoạch như các sự kiện sinh nhật, giao lưu với các
đoàn sinh viên, trẻ em mầm non, chụp các bộ ảnh đẹp để làm kỷ niệm…
Người cao tuổi tại viện dưỡng lão Diên Hồng cũng có quyền tự do duy trì thói quen như khi ở nhà và lựa chọn hoạt động phù hợp với mình. Trong một viện dưỡng lão, người cao tuổi luôn có một lựa chọn là thư giãn thoải mái trong không gian riêng của họ hoặc đắm mình trong cuộc sống xã hội của cộng đồng. Khi hòa mình vào các hoạt động tập thể, các sự kiện thể thao, hoặc các lớp thể dục, yoga, người cao tuổi sẽ tìm thấy nhiều cơ hội bổ ích và được truyền cảm hứng để tham gia. Bên cạnh đó, người già thậm chí có thể nhen nhóm những sở thích bị lãng quên mà cuối cùng cũng có thời gian để theo đuổi.
Viện dưỡng lão Diên Hồng đã thực sự truyền
cảm hứng cho người cao tuổi tham gia các hoạt động. Điều này dẫn đến hạnh phúc
và chất lượng cuộc sống lớn hơn.
3. Chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp và thuận tiện
Thật khó để dự đoán sự tiến triển của sức khỏe của cha mẹ già. Các nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu có vẻ đơn giản có thể phát triển thành các tình trạng nghiêm trọng hơn đòi hỏi phải chú ý liên tục. Nếu không có sự giám sát, các vấn đề như mất trí nhớ, không tự chủ và hạn chế vận động có thể gây ra những rủi ro lớn cho sức khỏe của người cao tuổi. Ngoài ra, với nhiều người, việc đối phó với những thay đổi trong hành vi, nâng đỡ và di chuyển cha mẹ trở nên khó khăn và dễ gặp sự cố. Một viện dưỡng lão có thể cung cấp hỗ trợ suốt ngày đêm. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có kiến thức về nhiều tình trạng y tế và có kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi, viện dưỡng lão là lựa chọn hợp lý.
Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội, chi phí chăm sóc sức khỏe được bao gồm trong phí hàng tùy theo nhu cầu. Hằng ngày người cao tuổi sẽ được đo nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, chỉ số đường huyết và được kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc cho phù hợp với thực tế. Cuối tuần sẽ có bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho người cao tuổi.
Bà Trần Kim Oanh (Quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ rằng bà rất yên tâm khi sống trong trung tâm vì khi huyết áp tăng cao đến 180 thì điều dưỡng viên cho bà uống thuốc và chỉ một lúc sau huyết áp đã trở về 120 như bình thường. Nếu bà ở nhà một mình thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
4. Môi trường sống an toàn
Thông thường không gian sống tại các gia
đình không hoàn toàn phù hợp với người già. Các gia đình thường phải sửa đổi
nhà và thuê chăm sóc tại nhà để làm cho ngôi nhà của mình an toàn cho người cao
tuổi có sức khỏe thể chất bắt đầu suy yếu dần. Từ hệ thống cảnh báo y tế đến
thanh vịn trong nhà tắm, đường dốc dành cho xe lăn,…đều cần phải điều chỉnh.
Thực tế là không nhiều ngôi nhà có thể sửa lại được, chưa kể các chi phí này rất
tốn kém. Viện dưỡng lão Diên Hồng được thiết kế từng chi tiết như tay vịn hành
lang, thang máy, thanh chắn giường…giúp người cao tuổi tránh té ngã và tai nạn
và luôn có nhân viên y tế túc trực 24/7 sơ cứu kịp thời hoặc chuyển đến bệnh viện
gần đó.
Các nút gọi khẩn cấp cũng như nhân viên
được đào tạo sẵn sàng 24/7 chỉ là một vài trong số các cách mà Viện dưỡng lão
Diên Hồng Hà Nội đảm bảo an toàn cho cư dân của mình. Trong Diên Hồng, người
cao tuổi yên tâm khi biết rằng trong tình huống khẩn cấp luôn nhận được sự hỗ
trợ từ điều dưỡng viên có kinh nghiệm.
5. Tập thể dục và thể chất hàng ngày
Người già ở Việt Nam đa phần hay thích nằm, ít vận động. Trong viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội thì ban đầu người cao tuổi có thể chưa hào hứng với việc tập thể dục nhưng khi điều dưỡng viên tổ chức hoạt động thể dục theo nhóm thì các cụ có tinh thần hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động như tưới cây, đi dạo cũng mang đến niềm vui, giúp người cao tuổi vận động và giải phóng endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, được xem là “liều thuốc” giảm đau tự nhiên, có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, hưng phấn, hạnh phúc, tâm trạng tốt hơn, giảm đau và giúp tập trung hơn…).
Hơn nữa, các CLB như yoga, CLB trò chơi với các trò chơi vận động cũng có thể giúp người cao tuổi điều trị viêm khớp và tăng cường sự khéo léo của các cơ trong cơ thể.
Hàng tháng, điều dưỡng viên tại Viện dưỡng lão Diên Hồng sẽ lập kế hoạch các hoạt động sẽ tổ chức trong tháng bao gồm cả đưa người cao tuổi đi dạo, tập thể dục, các trò chơi vận động, hoạt động thủ công, xếp hình, đố vui, giao lưu văn nghệ… Bên cạnh đó, các hoạt động đa dạng để phù hợp với nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, đảm bảo rằng ai cũng có cơ hội tham gia. Ngoài các hoạt động theo tháng, hằng năm, viện cũng tổ chức Olympic Diên Hồng với các môn thể thao được biến tấu từ các môn thi trong thế vận hội để phù hợp với người già và có nhiều yếu tố giải trí hơn.
Có thể nói khi sống trong các viện dưỡng
lão, cơ hội rèn luyện thể chất của người cao tuổi được hỗ trợ vượt xa những gì
người thân trong gia đình có thể cung cấp tại nhà.
6. Bữa ăn ngon lành phù hợp với chế độ dinh dưỡng người già mỗi ngày
Có thể rất khó để theo dõi và cân đối dinh dưỡng cho người già tại nhà. Người cao tuổi sống một mình có thể thấy không hấp dẫn khi nấu ăn cho một người. Và thật khó khăn cho những người chăm sóc tại gia đình để theo dõi xem người thân của họ có nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết hay không. Bên cạnh đó, cách chế biến đồ ăn tại gia đình không hoàn toàn phù hợp với người già. Trên thực tế, nhiều người cao tuổi bị suy dinh dưỡng khiến sức khỏe và hạnh phúc của họ suy giảm – bất chấp những nỗ lực của gia đình để giữ cho họ khỏe mạnh.
Trong viện dưỡng lão Diên Hồng, người cao tuổi được phục vụ bốn bữa ăn mỗi ngày phù hợp với điều kiện sức khỏe cụ thể của họ, chẳng hạn như răng yếu, khó nuốt hoặc tiểu đường. Bữa ăn mỗi ngày đã được bao gồm trong phí hàng tháng. Người già không phải lo lắng về việc chuẩn bị gì cho bữa tối. Đầu bếp sẽ đảm bảo rằng người cao tuổi luôn có những bữa ăn ngon, bổ dưỡng được chuẩn bị mới mỗi ngày. Thực đơn cũng được thay đổi thường xuyên để người cao tuổi luôn cảm thấy ngon miệng.
7. Xa thương gần thường
Nhiều người cho rằng người già cần phải
sống cùng với con cháu để được quan tâm chăm sóc nhưng sự khác biệt giữa nhiều
thế hệ khiến cho mối quan hệ bố mẹ và con cái trở nên xấu đi.
Đối với nhiều cá nhân, việc sống chung với
cha mẹ già cũng có thể làm gián đoạn sự tham gia vào các hoạt động khác. Với
người cao tuổi khoảng 80 tuổi thì con cái cũng tầm U60. Họ hoặc chưa nghỉ hưu
hoặc nếu nghỉ hưu thì vẫn còn tham gia nhiều hoạt động bên ngoài hoặc dành thời
gian để làm những việc mà khi còn trẻ chưa có cơ hội trải nghiệm. Tình huống thậm
chí còn căng thẳng hơn khi họ có mối quan hệ căng thẳng với cha mẹ nhất là khi
người già trở nên nhạy cảm và khó tính hơn. Thay vì hy sinh sức khỏe cảm xúc của
cả hai bên, viện dưỡng lão có thể là một lựa chọn tốt. Khi không sống cùng
nhau, cảm giác nhớ thương vì không phải ngày nào cũng gặp nhau lại giúp cải thiện
tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Cô Đinh Ngọc Quy (Thanh Xuân, Hà Nội) luôn ủng hộ người già sống trong viện dưỡng lão cũng chia sẻ một câu chuyện thật đầy cảm động. Có nhà kia cha mẹ chia đất cho các con. Vì là nhà ở góc phố nên có 2 mặt tiền. Các con kinh doanh cũng khá sau đó cho thuê mở quán ăn 125 triệu/tháng và quán cà phê 50 triệu/tháng. Con út ở chỗ khác cũng nhà mặt phố luôn. Nhưng 2 cụ già thì tội thật vì ốm đau nên con cho ở trong phòng riêng và thuê giúp việc coi sóc. Thi thoảng các con đẩy 2 cụ ra ngoài nhưng nhìn tàn tạ dù các cụ đi lại đc nhưng yếu lắm. Sau đó nhà các con đập đi xây lại to hoành tráng hơn nên gửi tạm các cụ vào dưỡng lão hơn 1 năm trong lúc chờ xây nhà.
Khi nhà xây xong, các con đón về thì cụ ông không chịu và cụ bà cũng ở đó luôn theo ông. Hai cụ lúc này khoẻ hẳn ra và đi lại bình thường. Cụ ông bảo với hàng xóm lúc về thăm nhà là “Tôi không thấy cái nhà tôi nó ấm áp. Lỗi tại tôi không dạy dỗ mà chỉ biết lo cho chúng nó. Tuy chúng không hỗn láo nhưng không cho tôi cái tình cảm và niềm vui như các cháu trong viện dưỡng lão”.
Cô Quy tâm sự: “Có bao nhiêu cuộc đời thì bấy nhiêu số phận khác nhau. Có những cụ được sống và chết vui vầy đủ đầy cùng con cháu ở nhà. Nhưng tôi đoan chắc rằng cái kết của tuổi già ở viện dưỡng lão là một cái kết tốt đẹp. Dù người vào đó với bất cứ lý do gì chăng nữa. Vì tôi đã tìm hiểu về nó cách đây 15 năm rồi và tôi luôn mơ ước được đưa mẹ mình vào đó. Sau này sẽ là tôi. Tôi đã dặn các con kỹ lưỡng nếu tôi ốm đau hoặc già yếu thì bán nhà của tôi đưa tôi vào viện dưỡng lão và tôi xác định phải làm thế nào để có kết quả êm đẹp cho mình và các con.”
Đã qua rồi cái thời tứ đại đồng đường nhất là ở các thành phố lớn khi nhà cửa có diện tích hạn chế. Chỗ ăn, chỗ ngủ chật chội, chưa kể những khác biệt trong quan điểm của các thế hệ cũng có thể mang lại khổ sở, bất tiện cho các thành viên. Để hòa thuận, nhiều khi các thành viên phải rất cố gắng dung hòa, thậm chí bằng mặt nhưng không bằng lòng, khó để có được hạnh phúc thật sự. Tuy nhiên, mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Người cao tuổi có thể lựa chọn sống ở viện dưỡng lão hay sống cùng con cháu, miễn là họ cảm thấy vui.
Viện dưỡng lão đang là xu hướng và giải pháp mới cho
các gia đình Việt, đặc biệt trong thời kỳ già hóa dân số như hiện nay. Nhưng
người già sống trong các Viện dưỡng lão liệu có tốt hơn ở nhà?
Bàn về vấn đề này, đã có nhiều ý kiến trái chiều được
đưa ra. Độc giả Vũ Nam nhận định rằng “Vào viện dưỡng lão cũng tốt song không bằng
con cái chăm sóc”. Đồng ý kiến với Vũ Nam, độc giả Nguyễn Minh Tuấn khẳng định
“Ở nhà với con cái là tốt nhất”. Bạn Đào Nguyên cũng cho hay “Ở nhà thì sinh hoạt
hàng ngày có thể tốt hơn vì con cháu chu đáo hơn”.
1. Nếu ở với con cái mà con cái đi làm thì có lẽ họ
đã chết trên xe cấp cứu khi đi 8km đến bệnh viện rồi.
2. Thuê cả con rể chăm, trả lương đầy đủ nhưng vẫn
không ổn. Vì sao biết không? Vì con rể hay con đẻ đều không có chuyên môn, kinh
nghiệm, phương tiện.
3. Ở với con, hiếm khi mới tụ tập được với bạn già cùng trang lứa, không ai nói chuyện, mất niềm vui tinh thần rất lớn.
4. Ở viện dưỡng lão tình cảm với con cái có khi gắn
kết và vui vẻ hơn vì hầu như không có va chạm, mệt mỏi. Khi gặp nhau chỉ để
vui.
5. Môi trường trong lành, phù hợp, giờ ăn giờ ngủ ổn
định. Trong khi ở cùng con cháu, đứa hét đứa hò…”.
Một độc giả khác cũng tán thành “Tui không hiểu bạn
lấy cái gì mà dám khẳng định ‘sinh hoạt hàng ngày có thể tốt hơn vì con cháu
chu đáo hơn’? Con cháu nó bận rộn kiếm tiền, giờ nào để chu đáo? Một ví dụ nhỏ
xíu: Không lẽ mỗi trưa nghỉ 1 tiếng phải chạy về nhà cho cha mẹ ăn? 1 tiếng
không đủ giờ chạy về chứ ở đó mà nấu nướng cho cha mẹ. Thế là ông bà ở nhà vẫn
phải tự lo, không thì có người giúp việc. Mà người giúp việc cũng không có
chuyên môn thì chu đáo kiểu gì? Đó là chưa kể có những người bản tính đã không
chu đáo thì làm sao chu đáo với cha mẹ mình?”
Một bình luận khác của độc giả cũng khiến nhiều người
phải suy ngẫm: “Có người sống với con mà sống không bằng chết, không tiền ăn uống
khổ sở, điều kiện sống thiếu đủ thứ, con thì không có kiến thức chăm bệnh hoặc
là chăm một thời gian là con cái mệt mỏi kêu than. Vậy mà lúc nào cũng nói là
hiếu đạo chê viện dưỡng lão này kia, lên án những người gửi cha mẹ vào viện dưỡng
lão nhưng thực ra là vì không đủ điều kiện”.
Có bốn người con nhưng bà Vũ Thị Dành quyết định bán nhà, chuyển vào viện dưỡng lão chứ “không làm phiền con”, sau ba lần chồng bà bị tai biến.
“Tôi quyết định bán đất và chuyển nhà chỉ trong một buổi sáng. Con trai bất ngờ tới nỗi bảo ‘mẹ bán đất mà như bán của ăn trộm'”, người phụ nữ 84 tuổi quê Cẩm Giàng, Hải Dương, cười vui, kể lại câu chuyện hai năm trước.
“Bà Dành là một người già hiếm hoi thích sống tại đây và xem đây như nhà của mình”, Hoàng Ngân, phó giám đốc một viện dưỡng lão ở Hà Nội đang chăm sóc hơn 200 cụ, chia sẻ. “Đa phần các cụ vào đây khi sức khỏe yếu, con cháu không chăm sóc được”.
Bà Dành cùng chồng, ông Vũ Đình Bưởi, sống trong viện dưỡng lão này được hơn hai năm. Họ ở trong căn phòng rộng 30 m2, hai mặt thoáng, tiện nghi đầy đủ, có người phục vụ mọi sinh hoạt hay chăm sóc y tế. Mỗi tháng ông bà phải trả hơn 20 triệu đồng.
“Nếu không vào đây, có thể tôi và ông nhà đã ra đi từ lâu rồi”, bà Dành nói.
Thời trẻ, ông Bưởi là cán bộ nhà nước, bà Dành là công nhân. Họ từng trải qua giai đoạn đói khổ, phải chạy chợ nuôi con. Khi con trưởng thành, dựng vợ gả chồng xong cũng là lúc cặp vợ chồng đã lưng còng, mắt mỏi.
Ba lần tai biến gần nhau cuối năm 2018 khiến ông Bưởi nằm liệt giường. Bà bị đau lưng cũng không đi lại được. Cả hai vợ chồng ốm đau nhưng không muốn phiền con cái nên thuê hai người giúp việc, thậm chí trả lương 12 triệu đồng một tháng cho con rể thứ hai nghỉ việc chăm sóc vợ chồng mình, nhưng cũng chỉ được vài tháng. “Cả con lẫn người ngoài đều không có kinh nghiệm chăm người già hay người đột quỵ”, bà nói.
Một hôm, bà Dành nảy ra ý định vào viện dưỡng lão nên chống gậy ra quán nước nhờ người dân bắn tin muốn bán đất. Ngay trong sáng hôm ấy, có người đến hỏi mua và giao dịch hoàn tất trong vòng nửa tiếng. Bà nhận trước một tỷ đồng đặt cọc và tức tốc khăn gói “chuyển nhà” đến một trung tâm chăm sóc người già ở Hà Nội.
Một nửa tiền bán đất được đóng trước cho trung tâm, một nửa gửi ngân hàng. Bà khoe, chỉ riêng tiền lãi và lương hưu đã đủ cho hai cụ sống trong này, chưa kể đến thu nhập từ bất động sản cho thuê ở Đà Nẵng.
“Giả dụ tôi khư khư giữ lại đất thì bốn đứa con sẽ phải góp tiền hàng tháng. Phương án này liệu có lâu dài không? ‘Đời cua cua máy đời cáy cáy đào’, đã nuôi con khôn lớn và lo cho ở riêng là hết trách nhiệm. Mảnh đất này sẽ là của để dành cho vợ chồng tôi dưỡng già”, bà nói.
Bà Dành tính được như vậy nhưng không tính được cuộc sống trong viện dưỡng lão. Lúc đi bà mang cho ông hai chiếc áo, đồ đạc của mình cũng qua loa bởi không chắc mình có thích ứng được với cuộc sống mới.
Hồi đó cơ sở dưỡng lão này mới mở thêm, tầng 5 và 6 không có ai. Ông Bưởi nằm bất động trên giường. Bà thì bị đau xương khớp phải nằm võng. Bản tính của một người phụ nữ tháo vát, cả đời tần tảo không cho bà nằm yên để được phục vụ. Đi vệ sinh, rót nước, bà đều xoay xở tự làm, dù mất cả chục phút.
Bên cạnh vật lý trị liệu, bà tập bò theo một video trên mạng. Hành lang rộng thênh thang, bà bò đầu nọ sang đầu kia, miệng nhẩm đủ 1.200 bước thì dừng. Kiên nhẫn ngày qua ngày, mặc cho người xung quanh xì xào vì thấy lạ, đến mùa hè năm đó bà có thể đứng dậy và đi lại bằng xe chữ U. Dần dần bà bỏ xe, đi men theo tường, tới trước Tết vừa rồi thì đi lại được bình thường.
Cụ ông cũng tốt lên thấy rõ. Hàng ngày đều có nhân viên đến trở mình và xoa bóp. Dù không nói được, ông vẫn nhận biết, cùng phối hợp với nhân viên tập nâng chân tay hàng ngày.
Bữa nọ, ông Bưởi ăn xong tự dưng nôn thốc tháo, huyết áp tăng vọt. Ngay lập tức có bác sĩ xử lý kịp thời nên qua được nguy hiểm. Bà Dành tin chắc nếu ở quê thì trên đường thuê taxi chạy 8 km tới bệnh viện, có thể “ông đã không qua được”. “Tất nhiên có những điều viện dưỡng lão không bằng con nhưng nhiều cái còn hơn cả con cháu. Tôi thích ở trong này”, bà Dành bộc bạch.
Chị Thoa, người con út của bà Dành chia sẻ, bố mẹ chị là người chủ động tài chính. Chỉ khi ông bị liệt nửa người, bà mới ra quyết định vào viện dưỡng lão vì không yên tâm để con cháu chăm sóc. Bố mẹ vào trung tâm khiến các con đến thăm cũng khó khăn hơn do ở xa, nhưng trong này luôn có người chăm sóc và yêu thương hai cụ nên các con cháu cũng yên tâm.
“Mẹ tôi là người lạc quan, yêu cuộc sống. Mẹ hiểu rằng niềm vui là do tự mình nên luôn thấy vui với những năm tháng tuổi già ở đây”, chị Thoa chia sẻ.
Giờ đây niềm vui hàng ngày của bà Dành là được phụ điều dưỡng cùng chăm sóc ông và nói chuyện với các bạn già hay đọc báo, “chơi” Facebook, Zalo.
Các cụ trong này gọi bà Dành bằng “chị” vì những chia sẻ tích cực, hướng thiện và sự giúp đỡ bà mang đến cho họ. “Bao giờ bà cũng ở giữa khuyên can các cụ khi có xích mích. Một số cụ có xu hướng đòi hỏi con cháu, bà hay khuyên để cho con cháu được sống đời của chúng”, chị Hoàng Ngân cho hay.
Trong cuộc thi Hoa hậu cao niên của trung tâm mới đây với chủ đề Phụ nữ hạnh phúc, bà Dành mang đến quan điểm khác hoàn toàn số đông. “Phụ nữ hạnh phúc là phải biết yêu chính mình. Chỉ khi biết trân trọng mình thì mới làm được điều tốt đẹp cho những người xung quanh”, bà nói.
Quan điểm này giúp bà đoạt giải Hoa hậu truyền cảm hứng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại mới, định kiến về Viện dưỡng lão dường như cũng không còn gay gắt như trước. Nhưng việc đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão có phải là bất hiếu hay không thì vẫn còn nhiều tranh luận.
Bàn về vấn đề này, bạn Tuân Hầm chia sẻ về quan điểm của mình như sau “Nước chảy xuôi chứ chẳng bao giờ chảy ngược. Khi bàn đến chuyện dưỡng lão như thế nào tức là người ta nghĩ sau này mình già sẽ ở đâu, chứ không phải con cái “bỏ” cha mẹ ở chỗ nào. Cha mẹ muốn vào mà con cái không cho, đấy mới là bất hiếu”.
Góc nhìn của một bạn độc giả khác thì cho rằng: Đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão không còn quá nặng nề về chuyện chữ Hiếu. Vì ngay bản thân người già họ đã nhận thức được vào Viện dưỡng lão là điều cần thiết và tất yếu. Thậm chí nhiều người trung niên đã chuẩn bị đầy đủ hành trang cho mình để bước đến tuổi xế chiều.
Cũng tương tự, là trường hợp của bà Vũ Thị Dành, hiện đang an dưỡng tại Diên Hồng, bà cho rằng: “Đời cua cua máy. Đời cáy cáy đào”. Vì thế, hai ông bà đã không ở cùng con cháu và quyết định bán căn nhà ở quê để vào Viện dưỡng lão.
Hay quan điểm của bà Biển cũng khiến nhiều người suy ngẫm đó là: “Đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão không phải là bất hiếu, mà là một cách báo hiếu trong thời đại mới”.
Còn mọi người có suy nghĩ gì về việc đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão. Hãy cùng để lại bình luận của mình ở dưới bài viết nhé.
Quyết định gửi người thân vào Viện dưỡng lão là cả một quá trình đấu tranh tư tưởng, không chỉ với bản thân mà còn với gia đình, xã hội, khi định kiến về chữ Hiếu đâu đó vẫn còn. Ngay lúc này, chúng ta hãy cùng lắng nghe những chia sẻ chân thực nhất của những người đang có người thân an dưỡng tại Diên Hồng.
Vượt hơn 1000 km để đưa mẹ đến với Diên Hồng
Chị Trần Thị Đoan Trang (Con gái bà Vũ Như Hoa) chia
sẻ: “Khi tôi quyết định đưa mẹ ra Viện dưỡng lão Diên Hồng thì anh em họ hàng đều
ngăn cản và góp ý không cho đi. Nhưng thực sự lúc đó tôi không còn sự lựa chọn
nào khác, nên hai mẹ con đành vượt hơn 1000 km từ Đà Nẵng đến với Diên Hồng”.
“Ấn tượng của tôi là nhân viên nhiệt tình, chu đáo,
phòng ốc sạch sẽ, gọn gàng. Đến nay là 3 tháng mẹ tôi ở Diên Hồng. Thật thiệt
thòi cho mẹ khi tôi ở xa không thể thường xuyên đến thăm. Nhưng tôi thực sự yên
tâm, mỗi lần mẹ tôi xảy ra sự cố về sức khỏe đều được các bạn nhân viên chăm
sóc rất chu đáo. Mỗi lần gọi điện nhìn thấy mẹ vui vẻ, tiến bộ hơn ở nhà thì
tôi thấy quyết định ngày đó của mình thật đúng đắn”.
Còn với bà Hiền, bà mắc chứng bệnh đãng trí tuổi
già, nên hầu như không nhớ được mọi việc. Thậm chí cả đêm bà không ngủ, cứ đi lại
quanh quẩn trong căn nhà 3 tầng. Con cái thì bận rộn công việc không thể ở bên
chăm lo cho bà được. Vì thế gia đình đã đưa bà vào Diên Hồng để an dưỡng. Thấy bà được chăm sóc đầy đủ, từ bữa ăn,
giấc ngủ, vệ sinh cá nhân còn chu đáo hơn ở nhà nên gia đình rất vui mừng. Anh
Nguyễn Đức Hoàng (Con trai bà Hiền) chia sẻ: “Gia đình cảm ơn Diên Hồng đã luôn chăm sóc chu đáo cho
bà, cho các cụ để chúng tôi được an tâm công tác. Và đặc biệt viện đã đem đến
cho người già một môi trường sống lành mạnh, văn hóa và đầy yêu thương”.
Một chia sẻ khác đến
từ anh Lê Hoàng Dũng (Cháu ông Hoàng Xuân Ấn): “Trung tâm có đội ngũ các bạn
nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động và yêu nghề. Các bạn luôn động viên và tạo
niềm vui cho các cụ sống lạc quan, yêu đời hơn. Ngoài ra dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
cho người già tốt, bữa cơm đầy đủ chất dinh dưỡng, trung tâm nhiều hoạt động
vui chơi, kỷ niệm”. Và dành sự cảm kích đến các bạn nhân viên rất nhiều, vì phải
có tâm và yêu mến các cụ thì mới gắn bó được.
Hay như gia đình bà Thành, có lẽ giống với hoàn cảnh
của bao gia đình khác là neo người. “Biết đến trung tâm như một cứu cánh của
gia đình. Hơn nữa, viện dưỡng lão lại tiện nghi, sạch sẽ, thoáng mát. Nhân viên
chăm sóc thì nhiệt tình, thân thiện, chu đáo”, chị Đặng Thanh Thuỷ (Con gái bà
Mai Thị Thành) chia sẻ.
Không chỉ các ông bà ở trên, mà phần lớn người cao tuổi sau khi vào viện dưỡng lão đều có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Vậy chẳng có lý do gì mà chúng ta lại không mang hạnh phúc ấy đến cho người thân cho mình.
Việc gửi Cha tôi vào Trung Tâm Dưỡng Lão
Diên Hồng khiến tôi vô cùng trăn trở. Bởi tôi luôn tự thấy mình phải
có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng cho Cha khi tuổi già sức yếu. Nhưng vì cuộc
sống mưu sinh, chăm lo cho con cái, nên tôi gần như vắng nhà từ sáng sớm đến
tối muộn, thậm chí phải công tác xa nhiều ngày. Từ đó việc chăm
sóc Cha trở nên khó khăn, vất vả hơn. Và quan trọng nhất là
không bảo đảm được sự chu đáo, kịp thời và đúng chuyên môn. Lúc
này tôi thấy bất lực và thương Cha vô cùng.
Qua chia sẻ của một người bạn, tôi biết đến
Dưỡng lão Diên Hồng. Tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về
Trung tâm, cũng đã đến tận nơi để tham quan trực tiếp, sau đó quyết
định gửi Cha vào đây an dưỡng. Những ngày đầu gửi Cha vào Trung tâm,
tôi thấp thỏm không yên, không biết Cha ở đấy có buồn không, có thích nghi
được không?
Tôi đã chia sẻ những lo lắng ấy với các cán
bộ, anh chị em Điều dưỡng viên tại Trung tâm và được mọi người
hết sức thông cảm. Các bạn nói với tôi rằng: “Chị hãy yên tâm,
chúng em sẽ cố gắng để ông sớm quen với môi trường ở đây”. Tuần
nào tôi cũng vào thăm và nhận thấy Cha vui vẻ hơn, khỏe khoắn hơn ở nhà.
Môi trường ở Trung tâm lại sạch sẽ, thân thiện, quan trọng nhất
là các bạn Điều dưỡng rất dễ thương lại có trách nhiệm. Tôi cảm
nhận được các bạn chăm sóc các cụ bằng cả cái Tâm và trách nhiệm của
người làm nghề.
Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 nguy
hiểm, Trung tâm Diên Hồng đã đưa ra những chính sách rất kịp
thời, để bảo đảm an toàn cho các cụ, khiến chúng tôi vô cùng cảm
kích và trân trọng.
Đến giờ, tôi chợt hiểu ra một điều là làm
tròn chữ Hiếu không nhất thiết phải tự tay chăm sóc cha mẹ già,
mà là dành tất cả những gì tốt nhất cho cha mẹ trong điều kiện
có thể. Đến nay đã gần 9 tháng Cha tôi được chăm sóc tại Trung
tâm Dưỡng lão Diên Hồng và tôi hoàn toàn yên tâm, tin tưởng
khi gửi cha tôi vào đây.
Cảm ơn Diên Hồng và chúc cho Trung tâm sẽ
ngày càng phát triển vững mạnh để những người con như chúng
tôi được báo Hiếu với cha mẹ, được làm tròn trách nhiệm với con
cái và hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với công việc, xã
hội.
Một lần nữa, cảm ơn Trung tâm Dưỡng lão
Diên Hồng thật nhiều!
Tháng 3 về mang theo hơi thở dịu dàng của những ngày cuối xuân. Tháng 3, tháng của tuổi trẻ, của yêu thương, của một nửa thế giới được tôn vinh và trân trọng. Hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của phụ nữ khắp cả nước, tối ngày 8/3, tại Nhà hàng Lộc Vừng Thanh Hà, Ban lãnh đạo Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức đêm hội “Phụ nữ Diên Hồng là để yêu thương” chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ.
Đến tham dự buổi lễ có sự hiện diện của anh Đỗ Trần Hồ Thắng, Tổng Giám đốc Trung tâm. Chị Hoàng Thị Thu Ngân, Phó Tổng Giám đốc, chị Kiều Thị Hảo, Giám đốc cơ sở 1, cùng toàn thể Cán bộ nhân viên 2 cơ sở.
Phát biểu tại buổi lễ, anh Thắng (Tổng Giám đốc) chia sẻ: “Ngày hôm nay không chỉ để các chị em phụ nữ xinh đẹp nhất, mà các chị em hãy sống cho chính bản thân mình, thật vui vẻ hạnh phúc chứ đừng vì bất kỳ 1 người đàn ông tốt xấu nào mà ngừng xinh đẹp, ngừng hạnh phúc , ngừng sống vì mình”. Câu nói như truyền cảm hứng, truyền động lực cho nhiều chị em phụ nữ trong công ty.
Mở đầu chương trình là tiết mục văn nghệ được tập luyện chuẩn bị công phu của các bạn điều dưỡng viên cơ sở 1
Tiếp đến là phần tiệc chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ.
Ngoài phần tiệc, buổi lễ còn nhiều trò chơi hấp dẫn. Đầu tiên là trò chơi “Tặng bồ”. Có 5 bạn nam, và 5 bạn nữ tham gia, mỗi bạn sẽ được nhận một nửa hình trái tim, sau đó ghép lại với nhau để tìm một nửa còn lại. Sau một hồi thử thách, cuối cùng Đinh Việt Cường và Dương Văn Quý đã may mắn tìm được một nửa trái tim của mình.
Ngoài ra, các bạn nhân viên còn được tham gia trò chơi “body tricks”, đó là thực hiện các tư thế cơ thể khác nhau. Mỗi cặp sẽ có 1 nam và 1 nữ, đội nào thực hiện được sẽ nhận được quà của chương trình.
Cuối cùng của buổi lễ là phần bình chọn Queen, khiến các chị em ai cũng phấn khích. Sau một hồi bình chọn của các bạn nam thì cuối cùng đã tìm ra chủ nhân cho 3 danh hiệu. Chúc mừng:
Nguyễn Thị Vân (Điều dưỡng cơ sở 1): Queen Quyến Rũ
4 tháng trước, mẹ tôi có triệu chứng của căn bệnh
đãng trí tuổi già. Lúc đó mấy anh em chúng tôi vô cùng sốc. Mẹ tôi thường xuyên
đi lạc. Tên họ hàng, làng xóm, các cháu nội ngoại, mẹ tôi hầu như không nhớ.
Đôi khi kể những chuyện từ hồi trẻ mà ngỡ là chuyện của ngày hôm qua.
Mẹ tôi nghĩ rằng mình rất trẻ. Nghĩ rằng có nhiều
anh đang theo đuổi và cho rằng chồng mất rất sớm, mặc dù chồng bà (tức là bố
tôi) mất năm ông 70 tuổi (cách đây 14 năm).
Rồi mẹ tôi quên cách nghe điện thoại (chỉ là ấn nút
để nghe thôi), quên cách nấu cơm, quên cả cách tắm… hầu như là quên tất cả mọi
thứ. Mẹ tôi có thể nói chuyện một mình suốt cả ngày, thi thoảng lại chửi bới cả
tiếng đồng hồ. Những câu chuyện mẹ tôi sáng tác rất thật, rất sống động nhưng đều
là tưởng tượng. Những người gặp lần đầu đều không tin là mẹ tôi bị lẫn.
Rồi đến lúc, mẹ tôi không phân biệt ngày đêm, không
nhận ra ai ngoài 3 đứa con ruột. Một đêm mẹ tôi chỉ ngủ khoảng 2 tiếng, thời
gian còn lại sẽ đi lại suốt trong phòng và tất bật với công việc của mình (mẹ
tôi luôn nghĩ là bà đang làm việc). Một ngày đêm mẹ tôi thường đi bộ khoảng 10
km, đặc biệt không cần ăn uống gì. Ở nhà với các con nhưng mẹ tôi nghĩ là đang ở
tập thể. Con gái bà, một ngày có thể vừa là giúp việc, vừa là đồng nghiệp, vừa
là chị em bạn bè.
Buồn cười nhất và cũng đáng thương nhất là khi bà
nói chuyện với gương. Bà không biết người trong gương chính là mình. Bà mắng mỏ,
quát tháo “Cái bà già trong gương sao ngu thế, chui vào trong tủ thì ra lối
nào”. Rồi bà loay hoay, tìm cách cho người trong gương chui ra. Thương mẹ tôi lắm!
Cuối cùng cũng đến lúc mẹ tôi cần sự chăm sóc đặc biệt,
điều mà cả gia đình tôi và giúp việc không thể đáp ứng. Chúng tôi đã tham khảo
rất nhiều Trung tâm Dưỡng lão và quyết định gửi mẹ tôi tới Diên Hồng.
Thật may mắn và sáng suốt khi chúng tôi gửi mẹ đến đây. Tất cả các bạn nhân viên chăm sóc mẹ tôi quá tốt. Mẹ tôi khỏe mạnh, sạch sẽ hơn ở nhà rất nhiều. Mẹ tôi chỉ nhận ra các bạn chứ không nhớ tên được ai đâu và vẫn nghĩ các bạn là những người đồng nghiệp, hàng xóm đó. Khi vào trung tâm những câu chuyện tưởng tượng của mẹ tôi lại thêm phần phong phú: Nào là đi nhận Huân huy chương 35 năm tuổi Đảng, nào là sáng mai có xe đưa mẹ tôi đi tiệm cắt tóc và nhuộm tóc cho xinh…
Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với chúng tôi là thấy mẹ mỉm cười. Và đặc biệt khi nào nhớ mẹ, chúng tôi có thể chạy đến thật nhanh để ngắm nhìn mẹ. Thương yêu và biết ơn Diên Hồng nhiều lắm nhé!
Đó chính là những chia sẻ của gia đình bà Lợi sau khi gửi bà vào Diên Hồng.
Một buổi tối, hình như hôm đó là trung thu, bố mẹ tôi xem trên Thời sự 19h có nhắc đến một viện dưỡng lão vui vẻ rồi đề nghị chúng tôi gửi hai cụ vào đó để được vui sướng như người ta. Vợ chồng tôi xua tay bảo chắc người ta quảng cáo thôi chứ làm gì có chỗ nào lại tốt hơn được ở nhà. Thực ra chúng tôi nghĩ đang yên đang lành ở nhà chẳng mất gì (các cụ vẫn tự sinh hoạt cá nhân, không cần con cái phải chăm nom nhiêu, các cụ cũng ăn như mèo, không đáng mấy đồng), tự nhiên vào trong trung tâm dưỡng lão tốn 1 đống tiền. Chưa kể là đưa hai cụ vào đó thì họ hàng, làng xóm lại dị nghị nói bất hiếu, rũ bỏ trách nhiệm chăm sóc bố mẹ… Lợi thì chưa thấy đâu, tôi chỉ thấy mệt người.
Cứ tưởng nói vậy là xong, ai ngờ ngày nào hai cụ cũng nói về chuyện này, đòi chúng tôi phải chốt ngày đưa hai cụ vào dưỡng lão. Tôi kiên quyết từ chối thì hai cụ quyết liệt đòi từ mặt tôi. Bố mẹ bảo tôi sĩ diện, ích kỉ, ngu dốt, chỉ nghĩ đến suy nghĩ của người ngoài mà không quan tâm đến mong muốn của bố mẹ. Bố mẹ tôi còn đòi tôi trả lại căn nhà mà hai cụ từng cho tôi để bán đi lấy tiền tự vào trung tâm dưỡng lão, không muốn dính dáng gì đến nhà tôi nữa. Người ta bảo trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, như nhà tôi thì hai cụ đúng là trời đấy. Tôi mà không chiều theo ý hai cụ thì không xong. Thấy bố mẹ căng thẳng quá, tôi cũng thử đi tìm hiểu xem chỗ dưỡng lão đó như thế nào.
Ấn tượng đầu tiên của tôi là không gian thoáng rộng, không ngờ trung tâm dưỡng lão bây giờ không khác gì cái chung cư mini. Tôi hỏi thử mấy cụ già ở đây xem cảm nhận như nào thì các cụ nói chuyện vui phết lại còn khoe hết huy chương Olympic đến giấy chứng nhận hoa hậu. Kể ra bố mẹ tôi hóa ra còn hiện đại và biết hưởng thụ phết đấy chứ. Nghĩ lại thấy cũng có chút xấu hổ. Nếu tôi không đồng ý với hai cụ thì mới thực sự là bất hiếu. Bố mẹ nuôi mình bao năm khôn lớn trưởng thành, giờ mình còn so đo tính toán chuyện tiền bạc. Thấy ưng ý, không kịp chờ đến lúc về tới nhà, tôi gọi ngay cho hai anh chị trong nhà để thông báo thì may quá anh chị cũng ủng hộ và đề nghị cùng đóng góp với tôi chi trả phí hàng tháng của bố mẹ.
Giờ thì bố mẹ tôi đã dọn đến ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được hơn 5 tháng rồi. Thấy hai cụ hay gọi video về khoe lúc thì được ngâm chân đá muối, lúc chơi cá ngựa, đánh tam cúc, chơi chuyền bóng tôi thấy nhẹ lòng. Đúng là gửi ông bà vào đây cả nhà ai cũng thoải mái, ông bà thì không phải mòn mỏi chờ các con về cơm nước, chúng tôi thì không bị cằn nhằn chuyện sinh hoạt thất thường. Tuy tài chính cũng có chút tốn kém hơn nhưng mình cố gắng một chút cũng được. Bố mẹ nuôi mình bao nhiêu năm, giờ là lúc mình báo hiếu. Thi thoảng có thời gian anh em chúng tôi lại tranh thủ vào thăm hai cụ. Người ta bảo xa thương, gần thường cũng đúng. Bố mẹ lâu lâu mới gặp con cháu thì mừng mừng tủi tủi, tình cảm thắm thiết hơn trước.
Nghĩ lại thì tôi đã quá lạc hậu so với bố mẹ nhà tôi rồi. Mỗi thế hệ một quan điểm sống, lối sinh hoạt, ở cùng nhau không dễ gì để hoà hợp. Sau này mình cũng sẽ vào dưỡng lão vừa thoải mái, không phiền đến con cháu.