Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Viện dưỡng lão – giấc mơ của người già

Mấy năm trước bác họ của tôi được con gái gửi vào viện dưỡng lão. Bác có 2 cô con gái nhưng lấy chồng xa, bây giờ bác già yếu không có người chăm nên con cái bàn nhau gửi bác vào dưỡng lão. Lúc đó lương hưu của bác chỉ đâu đó 3,4 triệu. Nên 2 cô con gái quyết định hùn tiền để cho đủ phí chăm sóc hàng tháng.

Chi phí của bác tại viện dưỡng lão khoảng 7 triệu đồng một tháng. Được thời gian thì sức khoẻ bác yếu hơn, phải hỗ trợ thêm nên chi phí cũng cao hơn. Ngặt nỗi con cái cũng không dư dả gì, ít thì gồng gánh được chứ nhiều thì khó. Cuối cùng cả nhà bàn nhau bán căn nhà của bác ở dưới quê để lấy tiền chi trả, lo liệu.

Rất nhiều hàng xóm của tôi, có người già, lương hưu chỉ vào khoảng 3-4 triệu đồng mỗi tháng thì viện dưỡng lão chỉ là một giấc mơ xa xỉ. Tiền lương hưu chỉ đủ các cụ ăn bình dân thôi, còn các khoản như thuốc men, phụ phí khác là chưa có. Chưa kể những lúc ốm đau phải đi viện. Vì thế về già chỉ trông vào mỗi lương hưu thì không thể vào viện dưỡng lão được.

Vậy quyền lực tối cao của người già chính là tài chính. Mà muốn có tài chính thì lúc trẻ phải làm ăn tích cóp, thương con thương cháu thì càng phải lo cho mình thật tốt rồi dư dả thì mới cho chúng nó. Chứ trong cuộc sống này không thiếu những trường hợp cha mẹ có bao nhiêu thì cho hết con cái. Đến khi về già thì con cái chối bỏ trách nhiệm. Nhà cửa không có, thậm chí muốn vào viện dưỡng lão cũng không có tiền.

Hoặc chí ít nếu không có nhiều tài sản thì phải có nhà như bác tôi. Đến lúc bần cùng thì bán nhà lo cho mình. Con cái giàu có không nói làm gì. Nhưng con cái đủ ăn đủ mặc mà phải lo thêm cho cha mẹ già thì khổ cả đôi đường. Ai lúc về già mà nhìn lại mình trong tay chả có gì thì xác định luôn rằng tương lai mình sẽ khổ, con mình cũng khổ lây.

Nhìn tấm gương của bác tôi mà bố mẹ tôi và cả vợ chồng tôi cũng xác định phải tích cóp cho tuổi già. Lo cho con cái đến tuổi trưởng thành thôi, còn lại thì lo cho mình. Bảo hiểm xã hội dù ít thì vẫn nên đóng, sau này cũng có cái để trông chờ. Bên cạnh đó cũng phải nghĩ đến các khoản tiết kiệm, đầu tư để thêm nguồn thu nhập. Có người thì kinh doanh thêm, người tích trữ tiền vàng. Tiền không phải tất cả, nhưng thiếu tiền thì tất cả đều không có. Thời đại ngày nay không còn như xưa nữa. Về già dù ở nhà mình hay vào viện dưỡng lão thì cũng cần có kinh tế. Mỗi gia đình sẽ có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất.

Xem thêm

Vào viện dưỡng lão để trút bỏ gánh nặng cho con cái

Nói đến việc vào viện dưỡng lão, mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau. Không bàn đến việc đúng sai thế nào bởi vì đó là lựa chọn của họ. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, chỉ khi nào ở trong câu chuyện của họ bạn mới có thể thấu hiểu. Nhìn cảnh chăm cha mẹ già bây giờ, tôi lại sợ con mình sau này cũng vừa phải lo cho gia đình nhỏ của nó, vừa phải gánh chữ ‘hiếu’ trên lưng. Vì vậy tôi luôn mong mình có đủ sức khỏe và tài chính để khi về già có thể vào dưỡng lão để các con đỡ khổ.

Ai đó hỏi tôi sao không gửi bố mẹ vào dưỡng lão. Thật ra suy nghĩ của ông bà vẫn còn rất lạc hậu, con cái là phải báo hiếu, chăm sóc cha mẹ già lúc ốm đau. Nên tôi sẽ hết lòng tận hiếu, còn đến thời của tôi thì không cần con cái phải như thế. Tôi hiểu điều đó vất vả như thế nào. Người ốm đã khổ nhưng người chăm còn khổ hơn.

Chồng tôi là con một nên tôi đang sống cùng gia đình và bố mẹ chồng. Hiện tại một mình tôi phải chăm sóc cả hai ông bà già yếu, bệnh tật suốt nhiều năm qua. Trước đây mọi người đều đi làm nên gia đình thuê giúp việc về trông nom ông bà. Nhưng bao nhiêu năm trôi qua, thay bao nhiêu giúp việc đều không ở được. Cuối cùng tôi phải gác lại công việc, chỉ làm bán thời gian để tiện chăm sóc bố mẹ.

Mẹ chồng tôi bị lẫn, bây giờ hầu như bà không còn nhớ được gì. Vừa ăn xong được lúc thì bà đã kêu đói vì mấy ngày rồi chưa được ăn uống gì. May mọi người cũng hiểu chứ nếu không chắc ai cũng nghĩ tôi ngược đãi bà. Đồ đạc thì cứ không cánh mà bay. Có hôm con trai tôi tìm thấy cái ấm siêu tốc trong tủ quần áo. Đêm đến mọi người đang ngủ thì bà đi gõ cửa từng phòng, có hôm thì la hét ầm ĩ lên. Đặc biệt bà rất hay đi, sơ sẩy một tí là bà đã ra đến đầu đường. Cả nhà bao phen hốt hoảng vì đi tìm.

Ngày trước ông khoẻ ông còn trông bà hộ con cái. Nhưng ngày ông bị tai biến nằm liệt giường thì không trông được nữa. Tôi vừa trông bà, vừa chăm ông. Mọi sinh hoạt hằng ngày của ông từ ăn uống, vệ sinh, tắm rửa đều tại giường. Tối về thì thêm chồng con phụ giúp. Nhưng nói chung là vất vả, chỉ ai chăm người già rồi mới thấu được. Vì thế tôi rất hiểu và đồng cảm với những người con phải chăm sóc cha mẹ già yếu, bệnh tật. Nhìn cảnh bố mẹ bây giờ, tôi lại lo cho con mình sau này.

Lúc 40 tuổi tôi xác định mình cần phải sớm chuẩn bị tài chính cho tuổi già. Bởi vì lúc đó tôi đã thấy sức khỏe, thể chất đi xuống hẳn. Đến bây giờ lúc chăm bố mẹ già tôi càng thấy quyết định của mình đúng đắn. Với số tiền tích luỹ hiện tại vẫn chưa đủ để tôi yên tâm vào dưỡng lão, nhưng tôi sẽ cố gắng. Tôi sợ mình sau này cũng nằm một chỗ giống bố mẹ, rồi lại phiền đến con cháu. Đã không giúp được gì cho con, nay lại mang thêm gánh nặng. Người làm mẹ như tôi thực sự không cam lòng.

Xem thêm

Trải lòng nghề điều dưỡng

Mình có một nhóm bạn học cùng với nhau từ hồi đại học. Sau này ra trường mỗi đứa một nơi nhưng thi thoảng chúng nình vẫn thường hẹn nhau đi cafe tâm sự về cuộc sống, công việc.

Ai cũng biết điều dưỡng là cái nghề “làm dâu trăm họ”, lương bèo bọt mà áp lực lại nhiều. Bạn mình có đứa làm ở viện công, viện tư rồi phòng khám đủ cả. Nhưng vô hình trung thì áp lực ở đâu cũng như nhau.

Một cô bạn làm ở viện kể lại, có lúc ấm ức quá chỉ biết chạy vào nhà vệ sinh rồi ôm mặt khóc. Áp lực từ công việc có thể gồng sức để vượt qua. Nhưng áp lực từ phía bệnh nhân và người nhà của họ thì chỉ có thể “ngậm đắng nuốt cay”. Cô ấy và đồng nghiệp cũng đã đôi lần bị chửi, bị tát, bị đánh. Và luôn nghe những lời cáu gắt từ bệnh nhân và người nhà. Có lần đi trực ngày lễ, bệnh nhân quá tải chưa kịp xếp giường thì người nhà đã túm lại chỉ vào mặt quát lớn: “Này cô kia, cô định để con tôi nằm đây chờ chết à ?”. Đó chỉ là một trong vô vàn câu chuyện nghề.

Một cô bạn khác cũng đang làm ở bệnh viện tư khá nổi tiếng. Hôm đó là ngày cô đi trực. Nửa đêm có một bà mẹ bế con vào khám cấp cứu vì bé bị nôn và sốt. Sau khi lấy thông tin thì cô bạn điều dưỡng mới kẹp nhiệt kế vào nách đứa bé và nhờ mẹ giữ để không bị tụt. Nhưng lúc lấy nhiệt kế ra thì nó đã bị tụt từ bao giờ và chỉ số không còn chính xác. Để đảm bảo chẩn đoán được đúng, bạn có nhờ cặp lại nhiệt độ thì nhận được sự từ chối. Sau đó người mẹ này đã đánh giá kém trên trang của viện về người trực hôm đó. Và cô bạn ấy phải lên gặp sếp giải trình cũng như trừ thưởng.

Lương đã thấp lại còn hay bị phạt cũng là câu chuyện mà một đứa em kể lại. Làm lễ tân phòng khám nghe thì nhàn nhưng áp lực vô cùng. Suốt 8 tiếng đồng hồ không được ngồi, gặp bệnh nhân phải cúi chào và tươi cười niềm nở. Chỉ cần sơ suất một chút cũng bị quản lý check camera và phạt. Dù muốn nghỉ việc nhưng vì giữ bằng gốc nên cuối cùng vẫn phải cố gắng vượt qua.

Mỗi lần gặp nhau là mình lại được nghe muôn vàn câu chuyện khác nhau như vậy. Riêng mình, mình cảm thấy may mắn hơn các bạn. Môi trường nào cũng có áp lực nhưng cách bạn vượt qua áp lực mới là thứ quan trọng. Mỗi khi gặp các cụ khó tính, trái nết hoặc mắng chửi nhân viên thì bên cạnh mình luôn có đồng nghiệp và các sếp quan tâm, chia sẻ. Ở trung tâm đa phần các cụ khá dễ tính và yêu quý chúng mình, người nhà các cụ cũng vậy. Vì họ thấu hiểu được sự vất vả khi chăm sóc người cao tuổi là thế nào.

Nhiều lúc muốn rủ mọi người qua làm cùng nhau nhưng nghề chọn người. Và có lẽ mọi người cũng đã quen với điều đó. Nên cuối cùng vẫn là dành cả tình yêu với nghề để cố gắng.

 

Xem thêm

Già rồi vẫn được tham gia Olympic

Khỏi phải nói Olympic Diên Hồng hot hòn họt như thế nào, không phải tự nhiên mà các cụ ở Diên Hồng ai cũng mong chờ đến ngày tổ chức đến thế. Từ những cụ đã tham gia mùa trước cho đến những cụ mới chưa được tham gia, ai cũng háo hức mong chờ. Có thể những môn thi đấu là những trò chơi mà các cụ được chơi hằng ngày hay những hoạt động các cụ làm hằng ngày như đi xe lăn, đi gậy chữ U nhưng khi đưa vào Olympic và trở thành một môn thi đấu, các cụ lại cảm thấy căng thẳng cũng như phấn khích hơn.

Có những người như chú Hồng Vinh hay ông Chinh ở cơ sở 1 hay ông Ấn ở cơ sở 3 đã tham gia Olympic năm trước thì năm nay cũng đã quen với mô tuýp chương trình hơn. Nhưng với những cụ lần đầu tham gia, các cụ còn nhiều bỡ ngỡ, các cụ không tránh khỏi những lo lắng, hồi hộp. Tại Olympic Diên Hồng, có rất nhiều môn thi cho các cụ lựa chọn phù hợp với sức khỏe của các cụ. Môn đua xe lăn thì dành cho các cụ đi xe lăn mà tay vẫn khỏe. Môn đua gậy chữ U dành cho các cụ có thể chống gậy hay dùng gậy chữ U để di chuyển. Môn bóng đá thì dành cho các cụ có thể đi lại được, chân còn khỏe. Môn bắn súng dành cho các cụ vẫn còn vận động được tay,…. 

Ông Ấn (cơ sở 3) tham gia thi đua xe lăn 

Chú Vinh (cơ sở 1) đã 2 lần giành huy chương vàng bộ môn đua xe lăn

Trước ngày thi đấu, các vận động viên cao tuổi được các bạn điều dưỡng viên hỗ trợ tập luyện mỗi ngày. Ở cơ sở nào cũng thấy hình ảnh các cụ gấp rút chuẩn bị cho ngày thi đấu. Bình thường bà Xuân Hồng (cơ sở 1) lúc nào cũng bảo bà mệt mỏi và bà đi rất chậm. Nhưng đến khi tập luyện hay tham gia thi đấu, bà đi nhanh lắm, cứ đẩy gậy chữ U đi vèo vèo và cười vui sướng. Chả thế mà chiếc huy chương bạc đã ngoan ngoãn nằm trong lòng bàn tay bà. Hay ông Hiểu (cơ sở 2) cũng phải tập đi bằng gậy chữ U hằng ngày tại tầng, chân ông yếu nên lúc nào tập đi ông cũng cần đến sự hỗ trợ của các bạn điều dưỡng viên bên cạnh. Lúc đăng ký tham gia thi đấu, mọi người cũng chỉ nghĩ đăng ký tham gia cho ông vui thôi, chứ không mong chờ được giải gì. Thế nhưng ông đã làm cho tất cả các bạn điều dưỡng viên phải mắt chữ a, mồm chữ o với phần thể hiện của mình. Bằng một cách thần kì nào đấy mà ông đã thi đấu không cần ai đỡ bên cạnh. Bất ngờ hơn nữa là ông còn giành được huy chương vàng tại phần thi đua gậy chữ U. Đúng là điều mà chưa bạn điều dưỡng viên nào nghĩ đến.

Bà Xuân Hồng (cơ sở 1) vui vẻ và khỏe hơn nhiều lần khi được tham gia đua xe lăn

Ông Hiểu (cơ sở 2) bất ngờ giành huy chương vàng môn đua gậy chữ U dù bình thường ông đi lại rất khó khăn

Có lẽ vì là lần đầu tham gia Olympic nên cụ nào cũng muốn được thử nhiều môn thi đấu khác nhau. Ông Hạnh (cơ sở 1) đã có huy chương vàng môn ném lao và có tên trong danh sách thi bắn súng. Khi tham gia thi bắn súng, ông lại mang về chiếc huy chương thứ 2. Nhưng khi nhìn thấy các cụ thi môn đá bóng, ông cũng ngỏ lời muốn tham gia dù ông ngồi xe lăn và không đứng được. Với sự trợ giúp của 2 bạn điều dưỡng viên nam 2 bên, ông đã hoàn thành phần thi mà ông mong ước được tham gia. Dù không giành huy chương, dù chỉ có 1 quả bóng lăn vào gôn nhưng với ông, ông đã cảm thấy rất hạnh phúc vì được tham gia môn thi mà mình vô cùng yêu thích. 

Ông Hạnh (cơ sở 1) mong ước được tham gia thi đấu bóng đá như những vận động viên khác

Bà Thu ở cơ sở 3 cũng là một vận động viên đa tài khi vừa nhận được huy chương bạc môn đá bóng, vừa nhận được huy chương đồng môn cầu lông. Ông Súy (cơ sở 1) dù đã 90 tuổi nhưng ông vẫn cùng các đồng đội giành được huy chương vàng trong phần thi chạy tiếp sức và giành được huy chương bạc trong phần thi bắn súng. Đúng là ở Diên Hồng, tuổi tác của các cụ không là vấn đề, chỉ cần quyết tâm là các cụ làm được hết, kể cả giành huy chương ở mấy môn thể thao tại Olympic Diên Hồng 2023.

Bà Thu (cơ sở 3) mang về 2 chiếc huy chương tại Olympic Diên Hồng 2023

Ông Súy và ông Hạnh (cơ sở 1) tự hào khi mang trên mình 2 chiếc huy chương

Olympic Diên Hồng 2023 kết thúc hẳn còn mang theo nhiều tiếc nuối của các cụ. Có những cụ vì lý do sức khỏe mà chưa thể hiện được tốt nhất, cũng có cụ tiếc nuối vì chưa mang về tấm huy chương nào. Chắc chắn rằng năm sau, khi quay trở lại với Olympic Diên Hồng 2024, các cụ đã có kinh nghiệm hơn, có tinh thần sẵn sàng thi đấu hơn để vượt mọi thử thách và giành được huy chương.

Xem thêm

51 tuổi, ai lại nghĩ vào dưỡng lão ở cái tuổi này

Chú Nguyễn Hồng Vinh hiện đang là một cư dân của cơ sở 1 năm nay mới 54 tuổi. Ngày còn trẻ, chú từng tham gia vào chiến trường với nhiệm vụ lái xe cho quân đội. Đúng là người tính không bằng trời tính, sau lần tai biến đầu tiên, chú vẫn có thể đi lại được, nhưng rồi lần tai biến thứ 2 lại ập đến, khiến chú nằm bất động trên giường, không cử động được gì nữa. Trước đây, chú chưa từng nghĩ đến việc về già sẽ vào dưỡng lão, nhưng biến cố cuộc đời đã đưa chú đến với Diên Hồng, nơi chú được chăm sóc toàn diện khi sức khỏe đã không còn ổn định.

Nhớ ngày đầu tiên vào đây, khi ấy chú được đưa vào bằng cáng, người vẹo bên này, vẹo bên kia, mồm thì méo xệch, mắt thì lé. Khi ấy chú nằm ở tầng 1, phòng dành cho những cụ yếu nhất trung tâm. Chú bảo ngày ấy chứ như chết đi, nhưng nhờ Vũ Huệ đã cứu chú lại thành người. Ngày ấy chị Huệ đang phụ trách phòng Phục Hồi Chức Năng, chị là người đã đồng hành cùng chú trong suốt khoảng thời gian chú điều trị sau tai biến. Ngày ngày, chị Huệ giúp chú châm cứu và tập luyện. Và rồi sự kiên trì của 2 chú cháu cũng dần có kết quả. Dù vẫn còn liệt nửa người nhưng bây giờ chú đã có thể ngồi vững vàng và 2 tay có thể cử động bình thường. Chú bảo ngày ấy mất 10 phần thì bây giờ cũng đã lấy lại được 8 phần rồi. Bây giờ, hầu như mọi sinh hoạt của chú vẫn cần đến sự trợ giúp của các bạn điều dưỡng viên. Ngoài việc có thể tự ăn thì các hoạt động khác như tắm, đi vệ sinh, hay từ xe lên giường, từ giường xuống xe chú đều cần có người hỗ trợ. 

Hơn 3 năm gắn bó với Diên Hồng cũng là hơn 3 năm mà chú luôn được sống trong sự quan tâm, chăm sóc của các bạn điều dưỡng viên, của bác sĩ. Tiếp xúc với các bạn điều dưỡng viên hằng ngày, chú dần coi các bạn như con cháu trong nhà, tình cảm với các bạn cũng dần gắn kết hơn.

Ngày diễn ra vòng bán kết Hoa khôi – Nam vương 2022 tại cơ sở 1 dành cho các CBNV Diên Hồng, chú cũng tham gia cổ vũ. Hôm ấy, chú đặc biệt cổ vũ cho bạn điều dưỡng viên Tạ Tươi, chú bảo nhất định bạn ấy sẽ dành chiến thắng. Trong cuộc thi, chú luôn cổ vũ nhiệt tình, còn lấy điện thoại quay video lúc bạn ấy thi. Hôm ấy nếu hỏi chú bạn thí sinh nào đẹp nhất, chú sẽ luôn trả lời là bạn Tươi đẹp nhất. Thế nhưng, kết quả chung cuộc lại không như ý. Bạn Tươi đã trượt khỏi danh hiệu Hoa khôi, không những thế lại còn chỉ nhận cơ hội vào chung kết là 10%. Mọi người còn đang bận hò reo vì kết quả thì chú ngồi một dưới sân khấu với đôi mắt đỏ hoe. Những dòng nước mắt rơi lã chã. Bạn Tươi phải xuống dỗ mãi chú mới bình tĩnh lại. 

Hiểu rõ công việc của các bạn điều dưỡng viên, chú càng thương các bạn hơn vì những khó khăn trong công việc mà các bạn phải trải qua. Chú thương các bạn nhân viên, cũng thương các cụ nhiều. Chú dặn dò: “Cái nghề này của mình rất là khó khăn, phải có tâm lắm mới làm được. Nghề này không có tâm thì không làm được đâu. Các cụ tỉnh thì không nói, các cụ lẫn đâm ra chửi bới rồi đánh đập. Các cháu phải biết thông cảm vì các cụ lẫn rồi, lớn tuổi nên cứ quên quên nhớ nhớ. Nhiều cụ vào đây cũng tủi thân, họ nhớ nhà, nhớ lung tung hết. Nhiều khi chú cũng thương các cụ lắm nhưng cũng không làm sao được. Các cháu phải có tâm, thương các cụ một tí. Cái gì bỏ qua được thì bỏ qua cho các cụ.”

Mỗi người đến với Diên Hồng đều có những hoàn cảnh khác nhau. Có cụ thì đến vì tuổi già sức yếu, có cụ đến vì con cái không ở bên được, có cụ đến vì không thích ở nhà với con cháu nữa, hay xưng đột, vào đây cho vui,… Và cũng có những người như chú Vinh, đến với Diên Hồng vì tai biến, vì một căn bệnh nào đấy dù mới đang ở độ tuổi cuối trung niên.

 

Xem thêm

Đại hội thể thao Olympic – món ăn tinh thần cho người già tại Diên Hồng

Được tổ chức thường niên từ năm 2017, đến nay Đại hội thể thao Olympic Diên Hồng đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người cao tuổi tại trung tâm. Các môn thể thao được biến tấu đa dạng để phù hợp với sức khoẻ người cao tuổi như đá bóng, đi bộ tiếp sức, ném lao, bắn súng. Đặc biệt hơn là đua xe lăn, đua gậy chữ U, môn thi đấu độc đáo chỉ có ở Olympic cho người già.

Mỗi năm Olympic chỉ tổ chức một lần, bởi vậy các cụ tại trung tâm ai cũng háo hức mong chờ. Có những ông bà miệt mài tập luyện trước cả tuần để hôm thi đấu mang về kết quả cao nhất. Sau nhiều năm thì các cụ đã xem Olympic Diên Hồng như một sân chơi thể thao thực thụ. Không những thế, đây còn là dịp để các cụ gặp gỡ, gắn kết với nhau hơn thông qua các môn thi đồng đội. Và đặc biệt là dịp để các cụ bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn, chinh phục, chiến thắng bản thân mình. Bà Nguyễn Thị Biển (cơ sở 2) là một trong số đó. Năm đầu tiên bà chỉ đăng ký tham gia môn đi bộ tiếp sức vì sợ chưa thi đấu bao giờ. Sau đó bà tiếc nuối vì bỏ lỡ quá nhiều trải nghiệm mới. Đến năm thứ 2, thứ 3, bà đã mạnh dạn đăng ký nhiều môn thi và dành được huy chương. Khoảnh khắc cầm tấm huy chương trong tay, bà vỡ oà trong niềm vui vì cuối cùng bà cũng gỡ bỏ được giới hạn bản thân vượt lên chính mình.

Bà Biển tại Olympic Diên Hồng 2022

Nhiều cụ cũng chia sẻ đây là lần đầu tiên tham gia thi đấu một môn thể thao, mà trước đó chưa từng thử qua lần nào. Một chút bỡ ngỡ, một chút bối rối và có thể nhiều lần không thành công. Nhưng dưới sự cổ vũ của mọi người thì các cụ cũng vượt qua được và ngỡ ngàng khi mình được nhận huy chương. 

Bà Sơn năm nay cũng là lần đầu tham gia Olympic tại Diên Hồng. Bà đăng ký tham gia thi môn đá bóng, bộ môn mà thường mọi người sẽ nghĩ sẽ phù hợp với các cụ ông hơn là với các cụ bà. Ngoài 80 tuổi nhưng bà còn nhanh nhẹn lắm, đôi chân còn thoăn thoắt. Mỗi lần bà sút bóng mọi người lại nín thở chờ bóng lăn. Không hiểu sao quả bóng như nghe theo lời của đôi chân, cứ thế lăn thẳng vào gôn, 3 quả như 1 trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. 

Phần thi mang đến chiếc huy chương vàng đầu tiên tại Olympic Diên Hồng của bà Sơn

Năm nay cũng là năm đầu cụ Đặng Thị Khê (cơ sở 1) tham gia. Ở độ tuổi 103, bà vẫn được tham gia thi đấu trong Đại hội thể thao, đúng là điều mà bà chưa bao giờ nghĩ tới. Dù tuổi cao nhưng bà vẫn có thể chống gậy đi lại được nên bà tham gia thi đấu bộ môn đua gậy chữ u. Với sự hỗ trợ nhiệt tình của các bạn điều dưỡng viên, bà đã vượt qua rất nhiều đối thủ và giành được huy chương đồng trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Không những thế, bà còn làm mọi người bất ngờ hơn khi sút bóng vào gôn ở vị trí cách 5m, quả nào cũng lăn thẳng vào gôn khiến bà cũng vô cùng bất ngờ.

Cụ Đặng Thị Khê (103 tuổi) với biểu cảm đáng yêu khi thấy mình đá được bóng vào gôn

7 mùa Olympic trôi qua là vô vàn những câu chuyện và trải nghiệm thú vị. Có cụ là lần đầu tiên, nhưng có cụ lại tham gia nhiều năm rồi. Bà Vũ Thị Mai Phương (cơ sở 3) đã 2 lần tham gia Olympic. Đặc biệt bà chỉ đăng ký duy nhất môn thi bắn súng. Là một cựu quân nhân, bà vừa cười vừa bảo: “Mấy chục năm cầm súng chẳng nhẽ về già lại chịu thua mấy thứ đồ chơi”. Kết quả bà đã xuất sắc trở thành quán quân môn bắn súng trong 2 mùa liên tiếp. Hay như chú Nguyễn Hồng Vinh ở cơ sở 1, đã 3 năm tham gia Olympic nhưng năm nào chú cũng là quán quân của bộ môn đua xe lăn. Dù tay trái liệt, chú chỉ dùng được mình tay phải nhưng lần nào tham gia là chú thắng lần ấy. 

Chú Hồng Vinh về đích trong sự hò reo của khán giả

Đôi bạn thân ông Ấn và ông Cường ở cơ sở 3 cũng dắt tay nhau tham gia thi đấu nhưng ở các bộ môn khác nhau. Lần đầu ông Ấn tham gia là Olympic Diên Hồng 2022, ngày ấy ông cũng thi đua xe lăn. Nhưng ở Olympic Diên Hồng 2023 có lẽ phần nào đặc biệt hơn với ông. Thay vì chỉ được khán giả và các bạn nhân viên cổ vũ như năm trước, năm nay, bên cạnh ông đã có một người bạn mà ông quen khi cùng ở chung trong mái nhà Diên Hồng. Khi ông Ấn rời khỏi vạch xuất phát và khó khăn nhích lên từng tí một thì ông Cường đang ngồi ở hàng ghế khán giả, ngay lập tức chạy lại bên ông Ấn, ra sức cổ vũ và chỉ dẫn ông “Cố lên. Cố lên. Đi đường này cơ mà, không phải bên đấy.”. Ông Ấn không còn cảm thấy căng thẳng khi tham gia thi đấu, có ông Cường ở bên cổ vũ, mặt ông như giãn ra, cứ tủm tỉm cười rồi cố gắng lăn bánh xe về đích. Phần thi này dẫu biết sẽ không được huy chương, nhưng đối với ông Ấn, tình bạn giữa của ông Cường dành cho ông có lẽ đã quá đủ để Olympic Diên Hồng 2023 trở thành một ký ức đặc biệt trong ông.

Ông Cường cố gắng giúp ông Ấn về đích trong phần thi đua xe lăn

Mỗi năm Đại hội thể thao Olympic Diên Hồng chỉ diễn ra vỏn vẹn trong 2 tiếng đồng hồ, nhưng để lại cho người cao tuổi nhiều ấn tượng khó quên. Diên Hồng tự hào vì được đồng hành cùng niềm vui, tiếng cười của các cụ. Để các cụ sống lại tuổi thanh xuân đầy năng lượng. Để các cụ có một tuổi già ngập tràn hạnh phúc.

Xem thêm

Bà chỉ sợ chúng nó đi mất …

“Vất vả”, “áp lực” là 2 từ mà ai khi nhắc đến công việc điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi cũng nói đến. Mỗi người mỗi nghề, với đặc thù ngành điều dưỡng là chăm sóc cho những người bệnh, dù bệnh nhân ở độ tuổi nào thì cũng có những khó khăn riêng. Với những bạn điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi đang làm việc tại Diên Hồng thì cũng không hề dễ dàng gì. Không chỉ người ngoài nhìn vào mà chính các cụ, người được các bạn chăm sóc hằng ngày cũng phải nhăn mặt khi nói về công việc của các bạn.

Bà Tĩnh là một bác sĩ đa khoa đã về hưu, hiện bà đang an dưỡng tại Diên Hồng cơ sở 2. Khi hỏi cảm nhận của bà về công việc của các bạn điều dưỡng viên tại Diên Hồng, hàng lông mày của bà ngay lập tức nhíu lại. So với các y tá ở bệnh viện, bà thấy các bạn ở đây vất vả hơn nhiều lắm. Bà kể, ở viện lúc nào cũng cần có người nhà đi cùng, chăm lo cho mình, chứ không ai lo cho mình mấy cái lặt vặt đi vệ sinh giống ở đây đâu. Bây giờ một năm bà cũng đi khám 2 lần, mà ở viện bác sĩ với y tá cứ ở đâu hết ấy, không có người nhà đi cùng thì cũng vất vả lắm. Bà nói nhỏ: “Có một hôm tối muộn rồi, bà nhìn thấy có phòng le lói ánh điện, bà cũng tò mò đi lại xem sao thì thấy anh Đức – Giám đốc trung tâm đang thay tã cho một bà vừa đi nặng. Bà thấy anh ấy tận tâm lắm đấy, cả chị Thơm Phó Giám đốc cũng thấy chăm lo cho các cụ mà hòa nhã lắm. Còn các bạn điều dưỡng viên thì vất vả, nhiều cụ lẫn cứ chửi bới rồi đi vệ sinh không tự chủ được, các bạn ấy phải lau dọn thay tã bỉm, quá là vất vả.”.

Bà Hội vào cơ sở 3 trước bà Tĩnh một thời gian, có lẽ vì thế mà bà tiếp xúc với các bạn điều dưỡng được nhiều hơn, bà bảo:  “Bà thấy các bạn điều dưỡng rất nhiệt tình. Quý các cụ lắm, chăm sóc các cụ rất là tình cảm. Lại còn lễ độ lắm. Các bạn điều dưỡng của trung tâm rất là tốt, coi các cụ như người thân, ruột thịt ở nhà ấy, rất tình cảm lắm. Công việc của các bạn cũng vất vả lắm chứ không phải không đâu, sáng sớm các bạn phải dậy đi thay bỉm rồi kiểm tra sức khỏe cho các cụ, cho các cụ ăn sáng,… Nhưng lúc nào các bạn cũng vui vẻ, tình cảm lúc nào cũng như người thân ấy, thích lắm.” Bà vừa nói vừa cười, sự hài lòng ấy cứ thể hiện hết trên gương mặt phúc hậu của bà.

Bà Dung và bà Thúy ở cơ sở 1 cũng không ngớt lời khen ngợi các bạn điều dưỡng viên. Ở nhà với con cháu đương nhiên là vui, ai cũng muốn, nhưng không phải lúc nào các con, các cháu cũng ở bên. Thế nên ở nhà không tránh khỏi những khoảng thời gian các cụ cô đơn một mình. Cộng thêm những căn bệnh tuổi già mà lúc nào cũng cần có người ở bên để theo dõi sức khỏe. Bà Dung bảo trong này các cháu điều dưỡng nó ngoan lắm, nhí nha nhí nhảnh, như cháu ruột ở nhà vậy, chỉ mong các cháu ở đây với bà mãi mãi. Mỗi việc nghe tin có bạn điều dưỡng viên có người yêu làm khác nghề mà bà đã lo cháu nghỉ mất. Hay có bạn điều dưỡng nào nghỉ mấy ngày là các bà cũng phải hỏi xem có chuyện gì mà nghỉ thế, có ốm đau gì không. Các cháu nghỉ là các bà nhớ lắm, buồn lắm.

 Bà bây giờ đã coi Diên Hồng là ngôi nhà của mình. Ngày mới vào, bà cũng không thích, chỉ muốn được ở nhà của mình. Nhưng nhìn các cháu điều dưỡng không bao giờ cáu kỉnh với các cụ, kể cả với các cụ khó tính nhất, lúc nào cũng ân cần, vui vẻ làm bà yên tâm, dần dần rồi cũng không còn muốn về nhà nữa. 

Diên Hồng là một ngôi nhà chung nơi các cụ an dưỡng tuổi già. Dù không phải ở cùng con cháu, không phải là ngôi nhà mình đã ở bao nhiêu năm tháng qua nhưng tình cảm của các bạn điều dưỡng viên thân thương làm các cụ dần chấp nhận và coi đây là ngôi nhà thứ 2 của mình, coi các bạn điều dưỡng viên là con cháu trong nhà. Mong rằng những năm tháng tuổi già, các cụ sẽ luôn được sống trong điều kiện tốt nhất, luôn vui vẻ, an nhiên.

Xem thêm

Nghề nào mà chẳng có “sóng gió”

Bất cứ công việc nào cũng có những mệt mỏi, những áp lực. Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời cũng như ở mỗi công việc khác nhau thì áp lực chúng ta nhận được cũng khác nhau. Với nhân viên kinh doanh thì áp lực từ khách hàng, đơn hàng, kpis,… hay những áp lực của một nhân viên kế toán lại đến từ những con số, hóa đơn, chứng từ,… Vậy đối với những điều dưỡng viên hằng ngày ở bên, chăm sóc cho người cao tuổi thì áp lực là gì? 

Người ta hay bảo, điều dưỡng viên là nghề làm dâu trăm họ. Ai cũng biết người già thường khó tính, khó chiều hơn. Việc chăm sóc, yêu thương ông bà mình đã khó, công việc này còn khó khăn, mệt mỏi hơn rất nhiều. Không chỉ một mà rất nhiều người cao tuổi cần có sự chăm sóc của các bạn điều dưỡng viên. Các cụ tuổi cao, sức yếu lại còn mang trong người rất nhiều bệnh. Mỗi cụ lại mắc cơ số bệnh khác nhau mà các bạn điều dưỡng viên khi chăm sóc phải ghi nhớ để theo dõi.

Chị Lê Thị Tuyết, một điều dưỡng viên kỳ cựu đã gắn bó với Diên Hồng suốt 6 năm qua cũng đã không ít lần rơi nước mắt khi làm việc vì những áp lực chị gặp phải khi làm việc. Chị bảo công việc nào cũng có khó khăn, cứ làm lâu rồi mình quen dần thôi chứ áp lực làm sao hết được. Ngày nào cũng tiếp xúc với cả chục cụ, mỗi cụ một tính. Mỗi cụ mỗi bệnh khác nhau nên ăn uống cũng khác nhau. Thời gian đầu khi mới đi làm, chị cũng chưa quen được, mãi mới nhớ hết đặc điểm của từng cụ. Chị bảo cứ làm lâu rồi ắt sẽ nhớ hết, các cụ vừa là bệnh nhân, vừa là người nhà của mình, mình không chăm lo cho người nhà thì còn chăm lo cho ai.

Việc chăm sóc cho các cụ cũng đã có những áp lực riêng, thế nhưng, gia đình, người thân các cụ khi không hiểu rõ bệnh tình của bố mẹ mình làm các bạn điều dưỡng viên, không riêng gì chị Tuyết, đều cảm thấy mệt mỏi và áp lực hơn. Nhiều cụ bị lẫn nhưng gia đình không phát hiện ra, khi phải đưa ra các phương pháp xử trí cho các cụ thì gia đình không đồng ý. Hay có nhiều gia đình rất khó tính, phải làm theo yêu cầu riêng của gia đình khi chăm sóc các cụ. Mà số lượng điều dưỡng không nhiều, nên số lượng các cụ cần chăm sóc của 1 bạn rất nhiều. Chị bảo cũng may không phải gia đình nào cũng thế, nên chị cứ làm tốt nhất có thể thôi.

Cũng như chị Tuyết, chị Mùi cũng đã gắn bó với Diên Hồng cơ sở 2 hơn 4 năm. Đối với chị, chị không cảm thấy bị áp lực nhiều như những người khác. Chị bảo chị nhanh quên, ức chế lúc đấy thôi chứ về nhà nói chuyện vui vui với các bạn rồi lại thôi, lại quên, hôm sau đi làm lại bình thường. Cách giải tỏa stress của chị nghe thì đơn giản, nhưng đối với chị, nó lại là liệu pháp giúp tinh thần chị được hồi phục nhanh nhất.

Đương nhiên để có được tinh thần ổn định như bây giờ, chị cũng đã từng trải qua những sóng gió. Thời gian đầu khi mới làm việc, chị cũng không ít lần uất ức mà muốn bỏ việc. Chị chia sẻ: “Nhiều khi chăm các cụ lẫn, mình cũng ức chế. Rồi áp lực từ cấp trên nữa làm mình lúc đấy chỉ muốn nghỉ việc. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại là mình có tức với các cụ lẫn thì cũng không giải quyết được việc gì. Dần dần rồi cũng quen dần. Vào đây làm chị thay đổi tính cách nhiều lắm. Trước đây chị nóng tính, không tiết chế được cảm xúc. Mà bây giờ ở với các cụ lâu dần rồi cũng biết kiềm chế lại. Chắc vì thế mà chị không thấy công việc này áp lực nhiều nữa.”

Rõ là khi nhìn vào, mọi người đều thấy điều dưỡng viên là công việc rất mệt mỏi, áp lực. Nhưng theo như chia sẻ của chị Tuyết và chị Mùi, các chị đang lựa chọn một cách nhìn tích cực hơn, không vội vàng, dần dần làm quen với công việc và gắn bó với công việc mình đang làm. Đúng là công việc nào cũng có áp lực nhưng chỉ cần biết thông cảm, nhìn vào những điều tích cực trong công việc thì mọi khó khăn, áp lực chúng ta đều có thể vượt qua.
Xem thêm

Live concert cực chill giữa lòng Hà Nội, ngỡ như đang lạc trên Đà Lạt

Sau những giờ làm việc mệt mỏi, còn gì tuyệt vời hơn khi được hòa mình vào những giai điệu của một buổi live concert cực chill ngoài trời. Sự kì diệu của âm nhạc được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh rằng nó thực sự có tác dụng trong việc giải tỏa những căng thẳng, áp lực. Vậy nên, để giúp cho những nhân viên yêu quý đang làm việc tại Diên Hồng có một tinh thần làm việc tốt hơn, ban Lãnh đạo đã chuẩn bị một bữa tiệc âm nhạc ngoài trời rất nên thơ ngay tại sân Diên Hồng cơ sở 2.

MC Hoàng Ngân – người dẫn dắt cho buổi live concert thêm phần lôi cuốn

Dưới giàn hoa giấy đang độ nở rộ, trong làn gió hiu hiu se se lạnh làm người ta chỉ muốn xích lại gần nhau, live concert “Bay” như đưa khán giả vào một giấc mộng đầy tiếng ca. Sự góp mặt của band nhạc trong live concert khiến cho âm nhạc như được lên một tầm cao mới. Những giai điệu như những nấc thang đưa người nghe thăng hoa theo mọi cảm xúc mà các bài hát mang lại. Lời ca tiếng hát tuy chỉ là cây nhà lá vườn nhưng lại là liệu pháp giải tỏa tinh thần mà bất cứ ai cũng cần để nạp lại năng lượng sau những mệt mỏi, áp lực từ công việc và cuộc sống.

Anh Lê Bắc mở đầu cho live concert với giọng ca ngọt ngào, cảm xúc

Mở đầu cho live concert là bài hát Yêu lại từ đầu mang theo rất nhiều cảm xúc chất chứa từ anh Lê Bắc, cây văn nghệ của Diên Hồng, mở màn cho tất cả những live concert đã tổ chức trước đấy. Những bài hát như Suy nghĩ trong anh, Dành cho em, Ước gì,… đều là những bản tình ca mang theo rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong tình yêu. Từ tâm tư tình cảm của những chàng trai, cô gái đang yêu đơn phương cho đến tình yêu nồng cháy, tha thiết hay cảm xúc khi mối tình tan vỡ, những cảm xúc đau khổ cũng được tái hiện lại trong từng câu hát. Không biết có phải vì tình yêu dành cho âm nhạc của mọi người là rất lớn hay không hay do những trải nghiệm mà những câu hát lại trở nên chân thực và giàu cảm xúc đến thế.

Chị Thúy Nga – Phó Tổng giám đốc với ca khúc Ước gì

Anh Hoàng Anh với ca khúc Suy nghĩ trong anh

Bài hát “Vì một người ra đi” qua giọng hát nội lực của anh Việt Cường

Chị Minh Mùi với bài hát “Tìm lại giấc mơ”

Dù live concert dành cho CBNV nhưng bà Hà đã xin đăng ký hát một bài từ chiều. Bà cũng yêu âm nhạc, yêu cái không khí live concert cứ ngỡ như Đà Lạt này. Dù đã 80 tuổi, giọng cũng không còn tốt như trước, nhưng bà vẫn tự tin đứng trên sân khấu thể hiện mình. Hòa mình vào với các bạn trẻ, trong không gian âm nhạc này, bà bảo bà như được trẻ lại, như quay về những năm tháng thanh xuân. Âm nhạc với bà là liệu pháp tinh thần giúp bà luôn vui vẻ, tươi trẻ dù vỏ bọc bên ngoài đã không còn chống được sự tàn phá của thời gian. 

Bà Hà đã rất hồi hộp chờ đến phần hát của mình

Mong rằng live concert sẽ trở thành một phần ký ức thật đẹp trong tâm trí mỗi người tham gia. Những cảm xúc, những kí ức về live concert sẽ là nguồn năng lượng tích cực để mọi người có thể làm việc tốt hơn, giải tỏa đi những áp lực đang gặp phải trong công việc. Hy vọng, sự gắn kết của các CBNV Diên Hồng sẽ giống như tên chương trình, giống như một đàn chim cùng nhau bay về phương Nam, cùng nhau phát triển, lớn mạnh, đưa Diên Hồng ngày càng bay cao, bay xa.

Xem thêm

Ngôi nhà thứ 2 của mẹ tôi là Viện dưỡng lão

Khi nhiều người còn đang phân vân có nên gửi bố mẹ vào dưỡng lão hay không thì cô Mai, con gái bà Thưởng đã lựa chọn tin tưởng vào các bạn điều dưỡng viên, tin tưởng Diên Hồng để gửi bà vào đây từ 5 năm trước. Gắn bó với Diên Hồng đã lâu, bà Thưởng hay cô Mai dần dần cũng đã coi Diên Hồng là ngôi nhà thứ 2 của bà, nơi bà an dưỡng và được chăm sóc khi tuổi già sức yếu. 

“Mẹ tôi ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 sắp được 5 năm. Tôi đều đặn vào thăm mẹ hàng tuần nên có điều kiện tiếp xúc và hiểu rõ cán bộ, nhân viên của Trung tâm chăm sóc các cụ nói chung và mẹ tôi nói riêng rất chu đáo, ân tình. 

Tôi trân trọng tư duy của các anh chị lãnh đạo Trung tâm rằng Dưỡng lão Diên Hồng là nơi để người cao tuổi được hạnh phúc. Tôi cảm nhận đội ngũ CBCNV Diên Hồng luôn đoàn kết, nội bộ ấm áp chân tình, cùng hướng tới mục tiêu chung chăm sóc người cao tuổi ngày một tốt hơn. 

Mẹ tôi liệt nửa người, béo, nặng cân, nâng đỡ khó nhưng các bạn điều dưỡng luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân cho cụ sạch sẽ. Khi sức khoẻ của mẹ tôi có diễn biến bất thường Trung tâm đều kịp thời thông báo cho gia đình và kê đơn thuốc phù hợp. Khi mẹ tôi phải đi khám, chữa bệnh – điều dưỡng trưởng của Trung tâm hỗ trợ gia đình đưa mẹ tôi đến bệnh viện. Còn nhớ có lần mẹ tôi đi khám chữa răng, bác sĩ nha khoa nói với tôi: “Cậu này (bạn Quý điều dưỡng trưởng) khi còn nhỏ chắc được bà chăm bẵm lắm nên giờ mới chăm bà vậy. Tôi chưa thấy cháu nào chăm bà giỏi như thế”. 

Về ăn uống ngoài các bữa ăn của Trung tâm, gia đình gửi sữa và trái cây cho mẹ tôi các bạn điều dưỡng đều vui vẻ hỗ trợ.”

Những hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các cụ cũng làm cô phần nào tin yêu Diên Hồng hơn. Cô bảo các ngày lễ, Tết cô vào thăm bà đều thấy bà được tham gia các hoạt động do Trung tâm tổ chức. Từ văn hóa, văn nghệ đến cả hoạt động thể thao,… rất đa dạng, giúp đời sống tinh thần của các cụ luôn được vui vẻ. Những dịp không tham gia cùng bà được, cô đều được xem các hình ảnh trên trang của trung tâm hay được chị Huệ gửi ảnh, cô cảm thấy rất phấn khởi.

Với cô Mai, người đã đồng hành cùng Diên Hồng mấy năm nay, các bạn điều dưỡng viên cơ sở 1 giờ đây cũng như con cháu trong nhà của cô. Lúc nào cô gặp cũng thấy các bạn vui vẻ, lễ phép. Cô cũng hiểu không phải cụ nào cũng dễ tính, công việc cũng chẳng hề đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lúc nào cô cũng thấy các bạn cười nói, ân cần với các cụ như với ông bà trong gia đình, không nề hà gì. 

“Mẹ tôi ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng gia đình tôi hoàn toàn yên tâm. Chúng tôi nhận thấy Trung tâm ngày một cải tiến để chăm sóc các cụ được tốt hơn. Xin cám ơn CBNV Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng! Chúc Trung tâm ngày càng phát triển bền vững!”

Xem thêm