Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts in Category: Khám phá

Bí quyết lựa chọn viện dưỡng lão tốt nhất ở Hà Nội (Phần 1)

Hiện tại ở Hà Nội có gần 2 chục cơ sở dưỡng lão. Sau đây là một vài yếu tố cần lưu ý để lựa chọn được viện dưỡng lão tốt nhất theo nhu cầu của mỗi người.

Môi trường

Địa điểm đó có gần gia đình và bạn bè của mình không? Có các trung tâm mua sắm hoặc buôn bán khác mà có thể đi bộ tới? Không khí có ấm cúng, gần gũi? Nơi ở đó có sạch sẽ và không mùi? Có các khu sinh hoạt chung đủ rộng cho các cụ ngồi cùng với nhau? Các cụ có thể ra vào tự do? Khách đến thăm có được ra vào tự do?

Kinh nghiệm chăm sóc người già 5 năm tại Viện dưỡng lão Diên Hồng cho thấy các cụ khỏe mạnh minh mẫn đều thích ra ngoài đi chợ mua sắm. Người cao tuổi thích rủ nhau đi xem giá cả thị trường thế nào, thi thoảng mua chút hoa quả, bánh trái về vừa nhâm nhi vừa trò chuyện. Và cũng bởi các cụ muốn gần gũi với con cháu nên cần một nơi gần nhà để con cháu tiện đến thăm.

Cả hai cơ sở của Diên Hồng đều thuận tiện đường đi, gần chợ, gần khu mua sắm, giao thông thuận tiện, do đó việc đến thăm các cụ là rất dễ dàng. Thi thoảng các cụ mua đồ ăn xong gói ghém phần cho các bạn điều dưỡng như thói quen cũ để dành cho con cháu.

Các bạn điều dưỡng cũng xem các cụ như ông bà của mình, những lúc rảnh rỗi cùng nhau nói chuyện, tâm sự.

Nhân viên

Để lựa chọn được viện dưỡng lão tốt nhất, các gia đình cần đến tận nơi để quan sát cách làm việc và thái độ phục vụ của nhân viên tại đây. Các nhân viên có vui vẻ khi làm việc không? Cách trao đổi tương tác với các cụ như thế nào? Họ có biết tên của các cụ? Cuộc trao đổi thân thiện, gần gũi không? Các nhân viên làm việc với nhau có chuyên nghiệp không? Họ có được huấn luyện, đào tạo liên tục, hoặc cấp bằng gì?

Chỉ khi điều dưỡng viên quan tâm, yêu mến các cụ, tâm huyết với công việc mình đang làm thì họ mới chăm sóc tốt cho các cụ được. Nếu có dịp đến Diên Hồng, khách hàng sẽ thấy điều dưỡng hiểu được cả thói quen, sở thích của các cụ, sẽ thấy các cụ trêu đùa điều dưỡng như người thân trong gia đình.

Hiện tại viện dưỡng lão Diên Hồng cũng thường xuyên tổ chức đào tạo về chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho nhân viên. Như gần đây nhất khóa học “phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ” rất cần thiết khi chăm sóc người cao tuổi.

Tính an toàn

Các cầu thang và hành lang có đủ ánh sáng và có tay vịn không? Xe lăn có thể di chuyển dễ dàng? Phòng ở có thiết bị gọi khẩn cấp không? Các cửa sổ và cửa ra vào có chốt khóa an toàn? Có hệ thống báo cháy tự động? Có thiết bị gọi khẩn cấp khi có vấn đề xảy ra với người cao tuổi không? Và nhất là cơ sở dưỡng lão đã được cấp phép chưa?

Hiện tại theo Sở lao động thương binh và xã hội thì ở Hà Nội chỉ có 9 cơ sở được cấp phép, trong đó có 3-4 cơ sở đã ngừng hoạt động. Và cả 2 cơ sở của Viện dưỡng lão Diên Hồng đều có đủ giấy phép hoạt động.

Viện dưỡng lão tốt nhất ở Hà Nội
Người cao tuổi tại Diên Hồng rủ nhau tập đi

An toàn cho người cao tuổi là một trong những vấn đề mà viện dưỡng lão Diên Hồng ưu tiên hàng đầu. Do đó việc trang bị những thanh chắn, tay vịn là không thể thiếu. Ngoài ra người cao tuổi cũng được cấp chuông riêng để thông báo khi có vấn đề xảy ra cần được trợ giúp.

Tiện ích

Các tiện ích tại viện dưỡng lão cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu khi tìm kiếm một viện dưỡng lão tốt nhất. Ở đó có đầu bếp riêng không? Đồ ăn có sạch sẽ, ngon miệng, có thực đơn riêng theo tình hình sức khỏe của từng người như chế độ ăn cho người tiểu đường, cao huyết áp…hay không? Nơi sinh hoạt có truyền hình cáp hay truy cập được Internet không? Người cao tuổi có được trang trí khu vực của mình theo ý thích hay không? Có khu vực riêng dành cho nhu cầu tâm linh không và có các dịch vụ ngoài như mát xa thư giãn, làm móng, cắt tóc… không?

Viện dưỡng lão tốt nhất ở Hà Nội
Diên Hồng có nhiều dịch vụ làm đẹp đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi

Dịch vụ chăm sóc y tế

Viện dưỡng lão có nhân viên phục vụ 24/24 hay không? Có bác sĩ thăm khám thường xuyên không? Người cao tuổi có được cho uống thuốc đúng giờ không? Nếu người cao tuổi có vấn đề về sức khỏe thì trung tâm có đưa họ đi viện hay không? Nhà dưỡng lão có gần bệnh viện để khi có trường hợp khẩn cấp để đi cấp cứu nhanh chóng hay không?

Kinh nghiệm trong chăm sóc người cao tuổi

Ở Việt Nam hiện nay chưa có một trường đào tạo nào về nghề điều dưỡng chăm sóc người già. Chính vì vậy các viện dưỡng lão lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc người cao tuổi. Các quy trình liên quan đến khâu chăm sóc người cao tuổi sẽ được chuẩn hóa để đảm bảo an toàn cho người cao tuổi. Nhiềucó các sự cố bất ngờ xảy ra, nếu có kinh nghiệm và quy trình rõ ràng, nhân viên điều dưỡng sẽ xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

Vấn đề chi phí và hợp đồng

Một trung tâm dưỡng lão chuyên nghiệp cung cấp cho khách một bản hợp đồng chi tiết các điều khoản về chi phí và dịch vụ mà người cao tuổi được hưởng cũng như thủ tục tiếp nhận ban đầu như thông tin về sức khỏe, tiền sử bệnh tật, các lưu ý khi chăm sóc. Các khoản đặt cọc, thời điểm thanh toán phí dịch vụ cũng cần được trao đổi kỹ càng. Ngoài ra, các trường hợp phát sinh như về thăm nhà, khi đi viện cũng cần phải thống nhất từ đầu để tránh những sung đột không đáng có về sau. Cuối cùng, chất lượng dịch vụ có tương xứng với số tiền mình bỏ ra hay không chính là điều mà ai cũng cần quan tâm. Một nơi đáp ứng các nhu cầu của gia đình với mức phí phù hợp thì chính là viện dưỡng lão tốt nhất của gia đình đó rồi.

Thực tế Viện dưỡng lão Diên Hồng đang có mức phí hợp lý nhất trong các viện dưỡng lão ở Hà Nội. Trong khi đó chất lượng dịch vụ lại không thua kém gì các nơi khác. Chính vì vậy, Diên Hồng tự tin đón các gia đình đến tham quan, ở thử hoặc khuyến khích các gia đình đi tham khảo các nơi khác trước khi có lựa chọn cuối cùng.

Xem thêm:

Bí quyết lựa chọn Viện dưỡng lão phần 2 – Cơ sở vật chất

Bí quyết lựa chọn viện dưỡng lão tốt nhất phần 3 – Nhân viên chăm sóc

 

Xem thêm

Cô điều dưỡng trẻ “bén duyên” với viện dưỡng lão

Người ta nói nghề nghiệp là cái duyên, không ai có thể yêu thích công việc ngay từ buổi đầu. Đặc biệt là ngành điều dưỡng, vất vả khó nhọc, thời gian dành cho người bệnh còn nhiều hơn dành cho gia đình, nhất lại là điều dưỡng trong viện dưỡng lão, phải yêu nghề, tâm huyết lắm thì mới làm được.

Tôi ghé thăm Viện dưỡng lão Diên Hồng 2, từ xa bóng dáng của người con gái ấy đã thu vào trong tầm mắt. Dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn len lỏi giữa hàng xe lăn để đưa đồ ăn sáng cho các cụ. Người con gái ấy chính là chị Hồng Thơm (Điều dưỡng trưởng cơ sở 2 Viện dưỡng lão Diên Hồng). Chị đến với Viện dưỡng lão từ những ngày đầu mới thành lập, là một trong số những người vun trồng hạt giống đầu tiên lên mảnh đất Diên Hồng.

Chị Thơm đang xoa bóp cho cụ bà

Chị nghiêng nghiêng mái đầu, mắt nhìn xa xăm kể lại 5 năm trước. Khi chị vừa mới ra trường và đang ở nhà chờ đợi một suất biên chế vào nhà nước, duyên phận lại đưa chị đến với Diên Hồng. Qua một người bạn, chị biết đến trung tâm. “Hồi đó khi nghe đến viện dưỡng lão thì thấy nó xa lạ lắm, chỉ được nghe trên ti vi, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm ở đây. Người ta bảo ở đó đáng sợ và kinh khủng lắm nhưng khi đến trung tâm ấn tượng với mình là rất sạch sẽ, khang trang, trông như một khách sạn”, chị Thơm chia sẻ.

Cùng các cụ đi dạo sáng sớm

Khi làm ở đây chị phải học rất nhiều thứ, công việc không còn ngồi ôm đống bệnh án, bơm tiêm như ở Bệnh viện mà thay vào đó là tã bỉm, cho ăn, tắm rửa vệ sinh. Với một cô gái trẻ như chị thì mọi thứ trở nên thật khó khăn. Chị bật cười, giọng hóm hỉnh kể lại lần đầu tiên chị đóng bỉm cho các cụ “Lúc đó chẳng có ai dạy cho mình là phải thay bỉm như thế nào, bắt đầu từ đâu cả. Mọi thứ là do mình tự tìm tòi ra, có lần thì đóng ngược, lần thì đóng lệch, lâu dần thì thành quen. Có như thế thì mình mới học được thêm nhiều điều”.

Tổ chức những hoạt động thật vui vẻ và ý nghĩa cho các cụ

Các cụ ở trong viện dưỡng lão trẻ cũng có, già cũng có, mỗi người mang trong mình căn bệnh khác nhau nên suy nghĩ, thái độ cũng khác nhau. Nhưng có một điểm chung là sâu thẳm bên trong đều có một ngọn lửa yêu thương và hy vọng đang âm ỉ cháy. Chị lấy điện thoại đưa cho tôi xem những bức ảnh của các cụ, chị nói “Ở Diên Hồng mình cảm nhận được tình yêu thương của các cụ, rất mộc mạc và chân tình. Nó chỉ đơn giản là những lời quan tâm động viên, hỏi thăm mỗi khi mình ốm đau hay chỉ là ngồi nghe các cụ tâm sự về cuộc đời. Rồi những lúc có đồ ăn ngon các cụ lại gói ghém để dành cho các cháu”. Thứ tình cảm thật tự nhiên, trong sáng và thuần khiết.

Được tham gia những khóa đào tạo để nâng cao kiến thức và tay nghề

Chị Thơm cho biết để “trở thành một điều dưỡng viên trong viện dưỡng lão, không chỉ cần kiến thức mà nó còn đòi hỏi phải làm bằng cả trái tim, cho đi mà không cần nhận lại”. Có cụ thì khó tính, gặp ai cũng mắng chửi. Có cụ thì bị lẫn, nhớ nhớ quên quên. Có cụ thì ngồi nói chuyện một mình cả ngày mà không chán. Mỗi cụ là một câu chuyện, đừng thấy đó là phiền phức. Càng các cụ khó mình càng phải quan tâm, chăm sóc và để ý đến các cụ hơn. Khi đã làm bằng cả trái tim thì cái mình nhận lại nhiều hơn một một công việc được trả lương. Các bạn điều dưỡng của Diên Hồng vẫn luôn cố gắng để mỗi ngày trôi đi, các cụ được sống ý nghĩa hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày sẽ là một kỷ niệm khó quên với các cụ.

Chị Thơm đang ngồi bên bàn xếp thuốc, mái tóc bay bay, những vạt nắng tinh nghịch nô đùa trên vai áo. Chị lại tiếp tục với công việc thường nhật của mình. Lòng tự nhủ chị đang giúp các cụ duy trì sức khỏe để tham gia được hết các hoạt động cùng nhau trong Diên Hồng.

Xem thêm

Cụ ông ngoại quốc ở Diên Hồng và những điều chưa kể

Một buổi sáng đầu thu, tiết trời trong lành mát mẻ, cái nắng dần ngả sang màu vàng óng, không còn chói chang gay gắt như nắng mùa hạ, một vị khách đặc biệt từ phương xa không hẹn mà đến với Viện dưỡng lão Diên Hồng.

Ông Kwon Sang Soo được Đại sứ quán Hàn tại Việt Nam đưa đến Trung tâm.

Hôm nhập Trung tâm, ông ngồi trên chiếc xe lăn, mặc bộ quần áo đơn giản, đội chiếc mũ che đi gần nửa khuôn mặt. Điều làm mọi người chú ý hơn hết là nụ cười và ánh mắt của ông. Người nào gặp ông cũng cảm nhận được khí chất của người lãnh đạo, một tinh thần lạc quan, một ý chí chiến đấu bất diệt.


Ông cùng điều dưỡng nói chuyện với nhau trong buổi gặp đầu tiên.

Mỗi người có cơ duyên đến với Diên Hồng đều mang theo những câu chuyện đời của riêng mình. Thật may điều dưỡng Diên Hồng có thể nói tiếng Hàn nên các bạn nhân viên được hiểu thêm về cuộc đời ông. Ngay khi được gặp và nói chuyện bằng Tiếng Hàn với 1 bạn nhân viên, ông quá đỗi ngạc nhiên, khuôn mặt bỗng rạng rỡ lạ thường, rồi ông bắt đầu kể…

Men theo dòng ký ức ông kể, ông sinh ra ở một vùng quê xinh đẹp của xứ sở Kim chi. Tuổi thơ của ông là chuỗi những tháng ngày êm đềm bên gia đình. Bỗng đến một ngày, biến cố xảy ra khiến ông và gia đình ly tán, mỗi người một phương. Từ đó đến nay cũng đã 40 năm rồi.

Ông hay viết ra giấy để nói chuyện với mọi người.

Giọng ông run run kể rằng: “Tôi đi khắp nơi để tìm gia đình. Ở Hàn Quốc không thấy, tôi đi sang Trung Quốc. Lúc đó vừa không biết tiếng cũng không có công việc, với hai bàn tay trắng tôi cố gắng làm đủ mọi thứ để có tiền trang trải cuộc sống nơi đất khách quê người, vừa làm việc vừa nghe ngóng tin tức của gia đình”. Nhiều lần tưởng chừng như muốn bỏ cuộc, muốn gục ngã trước số phận nhưng khát khao cháy bỏng để tìm được gia đình vẫn luôn rạo rực trong ông khiến ông không thể từ bỏ.

Mọi ăn uống sinh hoạt của ông đều ở tại giường.

Rời Trung Quốc ông đến đất nước Việt Nam xinh đẹp. Ông bắt đầu lập nghiệp ở đây bằng việc mở một công ty ở Khu công nghiệp Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Mặc dù bước đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty ngày một phát triển và lớn mạnh. Ông chia sẻ: “Tôi không nghĩ đến việc lập gia đình, lấy vợ sinh con, tôi sợ đến một ngày nào đó rồi cũng phải chia ly mỗi người một ngả”. Ông bắt đầu lao vào công việc, lúc này chỉ có công việc mới khiến ông nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình da diết.

Ông cùng điều dưỡng đi dạo buổi sáng.

Tưởng chừng cuộc đời đã bắt đầu mỉm cười với ông, nhưng không, 5 năm trước một cơn bạo bệnh bỗng đổ ập xuống khiến ông bị liệt nửa người phải. Khi mà nỗi đau đã đến tột cùng khiến cho cảm xúc trở nên chai lỳ thì nó sẽ hóa động lực để ta đi tiếp, ông đã vượt lên nỗi đau để thành công.

“Tôi thích con người Việt Nam, họ rất mến khách, lại nhiệt tình nồng hậu. Con gái Việt Nam rất đẹp, con gái của Viện dưỡng lão Diên Hồng cũng thế, xinh đẹp và khéo léo. Tôi ở đây cũng rất thoải mái, các bạn điều dưỡng còn phục hồi chức năng cho tôi. Trước khi vào đây tôi cũng đã tham quan một số nơi rồi nhưng không hiểu sao tôi lại muốn vào Diên Hồng”. Có lẽ nơi đây có cái không khí ấm cúng như gia đình khiến ông thấy gần gũi, thân quen.

Ông rất thích đọc báo và xem tin tức trên điện thoại.

Hằng ngày ông thường đọc báo, xem những tin tức về đất nước Hàn Quốc. Nỗi niềm tìm lại gia đình vẫn cứ đau đáu trong ông. Khi con người ta yếu đuối thì ta thường nghĩ về quê hương, về gia đình, về những điều ấm áp.

Mới đến Diên Hồng chưa lâu nhưng ông đã quen được với nhiều cụ mới.

“Tôi sẽ không ở đây lâu nữa, cũng sắp đến lúc trở về với quê hương rồi. Dù mới gặp nhau nhưng tôi rất thích nơi này, tôi sẽ nhớ cái tên Diên Hồng” đôi mắt đượm buồn, ông nghẹn ngào nói. Đến cái tuổi hơn nửa đời người rồi, con người ta chỉ mong tìm thấy được bến đỗ bình yên trong tâm hồn. Diên Hồng cũng vậy luôn ấp ủ một ước muốn sẽ là nơi bình yên để các cụ cao niên an dưỡng tuổi già, là ngôi nhà chan chứa tình yêu thương.

Xem thêm

Gửi người thân trong nhà dưỡng lão và chữ Hiếu ngày nay

Truyền thống Á Đông vốn coi chữ Hiếu là nền tảng đạo đức làm người. Nhưng chữ Hiếu ngày nay không phải giữ bố mẹ ở bên cạnh để “đẹp mặt” với họ hàng, làng xóm mà là thuận theo mong muốn của cha mẹ, ít nhất khi họ còn tỉnh táo.

Truyền thống Á Đông vốn coi chữ Hiếu là nền tảng đạo đức làm người. “Bách thiện hiếu vi tiên” – nghĩa là, trong trăm thứ hạnh tốt, chữ “Hiếu” xếp đầu tiên. Nhưng hiếu kính với cha mẹ không phải giữ bố mẹ ở bên cạnh, mua cho nhiều quà cáp mà chữ Hiếu là thuận theo mong muốn của cha mẹ, ít nhất khi họ còn tỉnh táo. Nhiều người nghĩ có hiếu là phải nuôi bố mẹ, đón bố mẹ về ở cùng, mua quần áo đẹp, mua thuốc bổ…nhưng nếu bố mẹ thích sống riêng cho tự do, không thích quần áo đẹp thì tất cả những điều trên chỉ là để “làm màu” hoặc thể hiện cho người khác thấy chứ không thực sự quan tâm đến bố mẹ. Nếu bố mẹ mong muốn cùng nhau ăn 1 bữa cơm thì cố gắng sắp xếp công việc để cùng nhau ăn, nếu bố mẹ thích kim cương hột xoàn mà mình có điều kiện thì hãy mua cho bố mẹ những thứ đó.

Nhà dưỡng lão Diên Hồng
Các cụ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại nhà dưỡng lão Diên Hồng

Bản thân Nhà dưỡng lão Diên Hồng luôn khuyến khích các gia đình chăm sóc các cụ tại nhà nếu các cụ muốn sống cùng con cháu và gia đình có điều kiện chăm sóc. Những trường hợp các cụ thích sống cùng với những người cùng lứa tuổi hoặc các cụ yếu, bệnh, gia đình không có kinh nghiệm chăm sóc thì nên để các cụ sống trong Viện dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn. Hiện tại ở Diên Hồng cũng có nhiều trường hợp các cụ tự chủ động tìm hiểu và tự quyết định sống ở đây thì con cái nên tôn trọng và thường xuyên đến thăm để các cụ luôn cảm nhận được tình cảm của con cháu. Một số cụ ở nhà là bệnh nhân, tất cả mọi sinh hoạt đều tại giường, phải ăn qua sonde, khi vào Diên Hồng thì sức khỏe đã cải thiện nhiều, đã có thể ngồi dậy và ăn được cơm thì quyết định sống trong nhà dưỡng lão là đúng đắn.

Nhà dưỡng lão Diên Hồng
Các cụ vừa nhặt rau vừa uống trà, nói chuyện như ở nhà

Đa số các cụ đang sống ở nhà dưỡng lão Diên Hồng đều cảm nhận được không khí gia đình ở nơi đây. Các cụ coi các bạn điều dưỡng như con cháu trong nhà, bản thân các bạn cũng coi các cụ như người thân để dễ dàng trò chuyện và chăm sóc các cụ tốt hơn. Bên cạnh nhiều hoạt động tập thể như tập thể dục, các trò chơi vận động, giao lưu văn nghệ, đố vui, Diên Hồng cũng để các cụ được tự làm những công việc mà thường ngày ở nhà các cụ vẫn làm như quét nhà, nhặt rau, tự đi đổ rác…tùy theo mong muốn. Khi được làm những việc này, các cụ cảm thấy mình có ích và cảm thấy cuộc sống trong trung tâm thân thuộc như ở nhà. Bởi vì mục tiêu của nhà dưỡng lão Diên Hồng là mang đến một môi trường sống an toàn, hạnh phúc cho người cao tuổi nên Diên Hồng sẽ luôn quan sát và hỏi ý kiến các cụ để đưa ra các hoạt động phù hợp.

Xem thêm

Chăm sóc bán trú cho người già an toàn, chất lượng cao

Hiện nay dịch vụ chăm sóc người già tại các trung tâm dưỡng lão đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dùng. Bởi lẽ nó mang đến sự tiện ích cũng như chất lượng đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe cũng như tinh thần của người cao tuổi. Dịch vụ chăm sóc bán trú được nhiều người sử dụng hơn cả. Những thông tin được cung cấp dưới đây sẽ mang đến cho bạn những cái nhìn bao quát cũng như cụ thể nhất về dịch vụ trên.

Chăm sóc bán trú cho người già an toàn, chất lượng

Dịch vụ chăm sóc bán trú hiện nay được người dùng đánh giá rất cao, bởi lẽ nó rất thiết thực trong xã hội hiện đại ngày nay. Với dịch vụ này bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì nó mang đến rất nhiều những thuận lợi. Người thân của bạn vừa được chăm sóc chu đáo bởi nhân viên lại vẫn được vui vầy cùng con cháu mỗi chiều về. Bởi lẽ đặc điểm của dịch vụ chăm sóc này là sáng đến, chiều về.

Đây được coi là một ưu điểm mà dịch vụ này mang đến cho người dùng. Bạn có thể yên tâm làm việc cả ngày và đến đón ông bà, cha mẹ vào mỗi buổi chiều tối khi tan làm. Người thân của bạn khi sử dụng dịch vụ này vẫn được đáp ứng những nhu cầu tốt nhất về chế độ ăn uống, vui chơi và chăm sóc sức khỏe như những người khác.

Trong suốt thời gian tại trung tâm dưỡng lão, người cao tuổi sẽ được sắp xếp thời gian sinh hoạt và ăn uống hợp lý nhất. Trang thiết bị tại các trung tâm hiện nay đều được đảm bảo sự tiên tiến và hiện đại, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chăm sóc người thân của bạn. Nhân viên đều là những người có trình độ và hiểu rõ tâm lý người già.

Nên sử dụng dịch vụ chăm sóc bán trú ở đâu?

Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc bán trú cho người cao tuổi ở đâu hiện nay là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi lẽ nó quyết định đến chất lượng của dịch vụ cũng như sự an toàn đối với người thân của bạn. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín cung cấp dịch vụ này thì trung tâm dưỡng lão Diên Hồng là một địa chỉ bạn nên tham khảo.

Với chất lượng cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ điều dưỡng tận tâm, có trình độ chuyên môn sẽ giúp bạn an tâm hơn về dịch vụ. Bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin cụ thể nhất về chăm sóc bán trú cho người cao tuổi. Hy vọng đã giúp bạn tìm được một địa chỉ tin cậy để chăm sóc người thân.

Xem thêm

Dịch vụ chăm sóc phục hồi sau tai biến chuyên nghiệp, nhiệt tình

Tai biến là một căn bệnh nguy hiểm mà những người lớn tuổi hay gặp phải. Rất nhiều gia đình vì quá bận rộn cho công việc mà không có thời gian chăm sóc cho những người bị mắc tai biến. Chính vì thế, viện dưỡng lão Diên Hồng mang đến dịch chăm sóc phục hồi sau tai biến chất lượng cao và tốt nhất cho những gia đình có nhu cầu.

Phương pháp chăm sóc phục hồi sau tai biến khoa học

Khi đến với trung tâm của chúng tôi những người bị tai biến và đang trong quá trình phục hồi, đội ngũ chuyên viên chăm sóc sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của người bệnh thường xuyên từ đo huyết áp, đo nhịp tim, đường huyết,… Căn cứ vào tình trạng của sức khỏe để thiết lập cũng như xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp nhất hỗ trợ tốt nhất trong quá trình phục hồi.

Sử dụng những biện pháp chữa trị bằng đông y một cách tốt nhất, phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Kết hợp các phương pháp: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, thủy châm sao cho phù hợp nhất đối với người bị tai biến. Từ đó giúp cho các khí huyết bên trong cơ thể người bệnh được lưu thông, quá khả năng phục hồi cao hơn.

Viện dưỡng lão còn sử dụng những phương tiện, trang thiết bị hiện đại nhất giúp cho người bệnh rèn luyện, phục hồi chức năng đặc biệt là những bộ phận bị cơ bị yếu hoặc là bị liệt.

Với đội ngũ chuyên viên chăm sóc được đào tạo một cách bài bản. Luôn chăm sóc tận tình và khích lệ tinh thần của người bệnh để họ luôn lạc quan trong cuộc sống. Quá trình điều trị cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, giảm bớt đi những cơn đau của bệnh tật.

Chăm sóc phục hồi sau tai biến như người nhà

Với chất lượng phục vụ tận tâm và chuyên nghiệp, chăm sóc các bệnh nhân như người thân trong gia đình mình. Thay người nhà bệnh nhân chăm sóc, áp dụng những phương pháp chữa trị sao cho phù hợp và khoa học nhất.

Chúng tôi có tiếp nhận dịch vụ chăm sóc bệnh nhân cho đến cuối đời nếu như gia đình có nguyện vọng. Người nhà có thể vào thăm bệnh nhân bất cứ lúc nào. Với cơ sở vật chất hiện đại, tổ chức nhiều cuộc vui chơi ngoại khóa cho các bệnh nhân với nhau để giúp cho họ cảm thấy vui vẻ cũng như không ảnh hưởng đến với chất lượng của mình.

Hầu hết những gia đình gửi gắm bệnh nhân đến với trung tâm của chúng tôi đều rất hài lòng về chất lượng và dịch vụ chăm sóc phục hồi sau tai biến mà Diên Hồng cung cấp đến với khách hàng. Các bệnh nhân sẽ được tiếp nhận chế độ chăm sóc tốt nhất.

Xem thêm

Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão: Các cụ hạnh phúc, người ngoài lại thấy bất hạnh?

Vì sao các cụ trong viện dưỡng lão thấy hạnh phúc, người ngoài nhìn vào lại thấy bất hạnh? Đó là nghịch lý sinh ra từ định kiến. Và chính những người làm truyền thông đang tiếp tục tạo ra một định kiến kế tiếp cho xã hội.

Chúng tôi đến thăm nhiều cơ sở dưỡng lão tại Hà Nội. Những căn phòng được bố trí đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, ngăn nắp. Các cụ sống vui khỏe và được chăm sóc tận tình. Nhiều cụ kể, ngày tết không muốn về, chỉ muốn con cháu vào nhà dưỡng lão để vừa quây quần đoàn tụ vừa được sinh hoạt văn nghệ với những người bạn già.

Hình ảnh các cụ vui vẻ, hỏi han nhau trong Viện dưỡng lão

Chính truyền thông đang định kiến

Thế nhưng, mỗi dịp tết đến xuân về, báo chí, truyền thông thường khắc khoải những câu chuyện đầy nước mắt đằng sau nụ cười trong viện dưỡng lão.

Chuyện kể về những người già cô độc mỏi mắt ngóng trông con cháu, từ trong sâu thẳm ước ao một cái tết bên người thân. Đó là bi kịch xót lòng như anh em chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ già yếu và kết cục là đưa vào viện dưỡng lão để “thoát nợ”.

Những góc khuất của đời sống này vẫn luôn tồn tại nhưng không phải là tất cả. Truyền thông đang phản ánh đúng nhưng không đủ, thiên lệch phản ánh những nỗi đau nhiều hơn là niềm vui trong viện dưỡng lão.

Vì sao người ở trong thấy hạnh phúc, người ngoài nhìn vào lại thấy bất hạnh? Đó chính là nghịch lý sinh ra từ định kiến. Nhiều người vẫn nhìn những trung tâm dưỡng lão bằng con mắt ác cảm. Phải chăng truyền thông cũng có một phần trách nhiệm trong chuyện này?

Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định, rõ ràng, truyền thông góp phần tác động đến nhìn nhận chung của xã hội về viện dưỡng lão. Tất cả mọi câu chuyện khi chỉ đưa một chiều sẽ tạo nhận thức sai lệch.

Chuyên gia này phân tích, câu chuyện về viện dưỡng lão nhiều khi vượt ra khỏi tầm hiểu biết và nhận thức của những người làm truyền thông. Chính bản thân họ đang bị áp đặt bởi những định kiến và thiên kiến của mình vào quá trình tác nghiệp. Tức là ngay từ đầu, người ta đã đặt ra bài toán làm phóng sự về nỗi cô đơn của người già ở viện dưỡng vào dịp tết để thức tỉnh những người con vô trách nhiệm.

Ngược lại, nếu đặt ra bài toán “Không biết ngày tết, những cụ trong viện dưỡng lão có suy nghĩ thế nào?” thì sẽ cho ra một đáp án hoàn toàn khác. Chính người làm truyền thông mới là những người phải thay đổi và gỡ bỏ thiên kiến của mình đầu tiên. Cần nhận thức được rằng chính truyền thông đang làm dày thêm định kiến và lại tiếp tục tạo ra một định kiến kế tiếp cho xã hội.

Đừng để “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”!

Theo chuyên gia Nguyễn Ngọc Long, để giải quyết vấn đề xã hội, biện pháp căn cơ nhất phải xuất phát từ một tổ chức xã hội. Và chính Hội Người cao tuổi cần phải nhận thức được sứ mệnh thay đổi định kiến.

Công chúng là đối tượng cuối cùng mà hội tác động. Những đối tượng cần tác động đầu tiên là những người có khả năng tạo ra ảnh hưởng. Đó chính là giới báo chí truyền thông, người làm quảng cáo, hoạt động nghệ thuật, làm luật…

Những buổi tập huấn của hội về người cao tuổi, truyền thông phải tham gia đầu tiên. Lúc đó, họ mới thay đổi định kiến và thay đổi thông qua tác phẩm truyền thông của mình rồi truyền tải đến công chúng.

Chuyên gia Ngọc Long kiến giải: “Hội Người cao tuổi phải nghiên cứu, khảo sát toàn diện các cơ sở dưỡng lão, tránh trường hợp “thầy bói xem voi”. Từ một nền tảng lý thuyết và cơ sở thực tiễn đúng, hướng dẫn truyền thông và giới nghệ thuật nên truyền bá thông điệp như thế nào, tránh trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Đừng để truyền thông bị đơn độc!”.

Theo Thảo Anh/Báo Lao động

Xem thêm

Địa chỉ của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng ở đâu?

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng hiện tại có hai cơ sở với thiết kế khang trang, tiện nghi và hiện đại. Cả hai cơ sở đều có đội ngũ điều  dưỡng viên chuyên nghiệp,  chăm sóc tốt nhất cho người cao tuổi.

Địa chỉ của Diên Hồng ở đâu? Đây cũng là câu hỏi của không ít người đang quan tâm tới dịch vụ chăm sóc người cao tuổi hiện nay.

Bạn có thể tới địa chỉ của các cơ sở của Diên Hồng để tham quan trực tiếp tại:

Cơ sở 1:

U07 – L16 – KĐT Đô Nghĩa Đường Lê Văn Lương kéo dài – Hà Đông – HN

Sơ đồ chỉ đường vào cơ sở 1 của Diên Hồng

Cơ sở 2:

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng 2 – Tòa nhà Diên Hồng, KĐT Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội

Sơ đồ chỉ đường tới cơ sở 2 của Diên Hồng

Cần biết thêm thông tin chi tiết về địa chỉ của Diên Hồng hoặc cần trợ giúp, quý khách hàng có thể liên hệ hotline của trung tâm dưỡng lão Diên Hồng 0342.86.56.86.

Diên Hồng rất hân hạnh được đón tiếp!

Xem thêm

Thông báo liên quan tới hợp đồng chăm sóc NCT tại Diên Hồng

THÔNG BÁO
(Số: 01/2019/TB-DIENHONG)

Kính gửi: Quý khách hàng của TT DL Diên Hồng

Đầu thư, chúng tôi xin gửi lời chào thân ái tới tất cả các quý khách hàng của Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng. Thông báo này để giải đáp một số thắc mắc hay gặp nhằm làm rõ và giải trình tới tất cả quý khách. Nội dung cụ thể bao gồm:

1- Phí cơ bản và phí hỗ trợ: được tính theo đơn vị tối thiểu là tháng, không phân biệt số ngày trong tháng. Tháng là thời gian được tính từ ngày mùng 1 dương lịch cho tới hết ngày cuối cùng của tháng (dương lịch) đó.
Hai trường hợp cá biệt về tính phí cơ bản và phí hỗ trợ được quy định tại mục 3- và mục 5- của Thông báo này.

2- Các khoản giảm trừ:
Trường hợp người cao tuổi không an dưỡng tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (sau đây gọi tắt là “TTDL”) trong thời gian hợp đồng có hiệu lực thì được giảm trừ như sau:
>> Trừ 200.000 đồng/ngày-đêm không ở TTDL trong trường hợp bất khả kháng (cấp cứu, đi Bệnh viện, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,…). (Quy định này được áp dụng với tất cả khách hàng từ ngày 01/03/2019).
>> Trừ 100.000 đồng/ngày-đêm không ở TTDL trong những trường hợp còn lại.

3- Phí cơ bản và phí hỗ trợ tháng đầu tiên của hợp đồng: được TTDL tính toán dựa trên tỷ lệ số ngày từ ngày NCT nhập TTDL tới ngày cuối cùng của tháng so với tổng số ngày của tháng đó. Ví dụ: NCT bắt đầu an dưỡng từ ngày 16/4 thì phí cơ bản và phí hỗ trợ tháng đầu tiên này được tính bằng 15(ngày)/30(ngày), bằng 50% đơn giá tháng của phí cơ bản và phí hỗ trợ quy định trong hợp đồng.

4- Chấm dứt, thanh lý hợp đồng:
Về nguyên tắc đã ký kết trong hợp đồng, các gia đình muốn chấm dứt, thanh lý hợp đồng có trách nhiệm thông báo trước cho TTDL tối thiểu 30 ngày. Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, TTDL (linh động) chấp nhận chấm dứt hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng trong các trường hợp sau:
>> Thông báo trước cho TTDL tối thiểu 30 ngày (theo đúng quy định của hợp đồng)
>> Thông báo trước cho TTDL vào tháng trước ngày dự định chấm dứt hợp đồng (Ví dụ: ngày 28/01/2019 thông báo chấm dứt hợp đồng vào ngày 02/02/2019)
>> Trường hợp bất khả kháng, thời điểm chấm dứt hợp đồng là thời điểm gia đình thông báo cho TTDL.

5- Phí cơ bản và phí hỗ trợ tháng cuối cùng của hợp đồng:
>> Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuộc 03 trường hợp hợp lệ được TTDL chấp nhận trong mục 4- nêu trên thì phí cơ bản và phí hỗ trợ được tính theo tỷ lệ số ngày từ ngày đầu tháng tới ngày chấm dứt hợp đồng so với tổng số ngày của tháng đó.
>> Trường hợp chấm dứt hợp đồng không thuộc 03 trường hợp hợp lệ được TTDL chấp nhận trong mục 4- nêu trên thì phí cơ bản và phí hỗ trợ được tính tròn tháng. Số ngày người cao tuổi không an dưỡng tại TTDL được tính giảm trừ theo mục 2- ở trên.

6- Trường hợp người cao tuổi rời khỏi Trung tâm vì mục đích cá nhân: TTDL tùy điều kiện có thể phối hợp hỗ trợ nhưng về nguyên tắc không chịu trách nhiệm bố trí người hỗ trợ / chăm sóc người cao tuổi trong trường hợp các cụ rời Trung tâm (đi về nhà, đi chơi, đi mua sắm, đi gội đầu, đi khám bệnh, chữa bệnh,…) trừ trường hợp Trung tâm chủ động tổ chức hoạt động ngoài trời cho các cụ.

7- Vấn đề vệ sinh không tự chủ:
TTDL khuyến nghị sử dụng bỉm, tấm lót đầy đủ cho các trường hợp NCT không tự chủ vệ sinh, nhất là vào buổi tối. Có một vài trường hợp gia đình không muốn sử dụng bỉm, tấm lót cho NCT. Về thực tế, mỗi lần NCT mất tự chủ đại tiểu tiện trên giường là mỗi lần các điều dưỡng viên phải thay toàn bộ chăn ga gối, thay quần áo cho các cụ và nhiều lần phải tắm rửa (ngay trong đêm). Đối với NCT không tự chủ đại tiểu tiện khi không ở trên giường là mỗi lần các điều dưỡng viên phải thay thay quần áo, lau sàn nhà, tắm cho các cụ. Việc này không chỉ khiến việc chăm sóc trở nên rất phức tạp mà còn ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ của NCT cùng phòng, phát sinh những rủi ro về an toàn cho tập thể (do sàn trơn trượt), tăng nguy cơ về các bệnh thường gặp tuổi già như loét, viêm phổi, tai biến do phải tắm gội trong đêm.

Rất mong quý khách hàng hiểu, thông cảm và trong chừng mực tài chính bố trí việc dùng bỉm được đầy đủ không chỉ cho người thân của mình mà còn vì lợi ích của cộng đồng.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

Xem thêm

Hoạt động giải trí dành cho người cao tuổi

Người cao tuổi dù sống ở môi trường nào cũng cần có những hoạt động giải trí, thư giãn. Đây cũng là cách giúp các cụ nâng cao sức khỏe, độ minh mẫn.

Người cao tuổi thường có xu hướng ngại vận động. Vì vậy, việc thực hiện các trò giải trí, vui chơi đúng tuổi, cần có sự tung hứng nhịp nhàng để các cụ thất vui vẻ, thoải mái là điều cần thiết. Những hoạt động trò chơi giải trí sẽ giúp người già tránh được các bệnh liên quan đến trầm cảm, giúp tinh thần thoải mái, ăn ngon, ngủ tốt hơn. Tại Diên Hồng, hàng tuần đều có những hoạt động phù hợp dành cho các cụ.

Vẽ tranh
Tham gia hoạt động vẽ tranh rất bổ ích dành cho người cao tuổi. Đây là một trò chơi hữu ích để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và cả sở thích của những người cao tuổi. Bên cạnh đó, việc vẽ tranh cũng sẽ giúp người cao tuổi vận động tay, chân, trí não vì thế sẽ nâng cao sức khỏe, trí tuệ. Tại Diên Hồng, các cụ có thể vẽ tranh bằng sáp, màu nước, màu bột….

Các  cụ tại Diên Hồng vui vẻ cùng nhau vẽ tranh trong giờ giải trí

Ghép tranh
Ghép tranh là hoạt động đơn giản nhưng đòi hỏi cần có sự logic, quan sát và tưởng tượng. Từ nhiều mảnh ghép nhỏ, người cao tuổi sẽ ráp lại với nhau để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Nhiều cụ mê trò này vì có nhiều hình các cụ thích: cây cối, loài vật, miền núi, người nổi tiếng…

Đi dạo
Đi dạo là hoạt động nhẹ nhàng, thích hợp với nhiều đối tượng trong đó có cả người cao tuổi. Hoạt động đi chậm giúp cơ thể thư giãn, vận động để khí huyết lưu thông, gân cốt dẻo dai hơn. Các điều dưỡng viên tại Diên Hồng thường xuyên có lịch đi dạo cho các cụ hàng tuần được các cụ rất thích vì các cụ còn được ngắm cảnh, chụp ảnh, nghe nhạc, đọc báo trong thời gian ngồi nghỉ.

Đánh cờ
Đánh cờ là một trò chơi mà nhiều cụ ông yêu thích. Trò giải trí này có hiệu quả trong việc cải thiện các kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tư duy. Đây cùng là một hoạt động giải trí phổ biến của những người cao niên ở nhiều nước. Hình ảnh các cụ đánh cờ, thưởng trà vô cùng thư thái là hình ảnh quen thuộc tại Diên Hồng.

Các cụ ông rất yêu thích chơi cờ hàng tuần

Xếp tháp
Trò xếp tháp được thực hiện bởi các đội chơi và thường các cụ chia làm hai đội. Mỗi đội được phân chia khoảng 10-15 chiếc cốc. Đội nào có thể xếp được cốc thành tháp cao hơn thì đội đó chiến thắng. Các cụ tại Diên Hồng rất hào hứng tham gia trò chơi này, các cụ cùng cổ vũ, động viên nhau cố gắng xếp thật khéo léo, cẩn thận để nhận được nhiều quà hơn.

Tưởng chỉ là trò chơi đơn giản nhưng việc xếp tháp giúp các cụ rèn luyện tay, chân, sự tỉ mỉ và tư duy logic.
Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi, hoạt động khác như tập yoga, massage, ngâm chân đá muối, đọc sách, nghe nhạc, …Vì thế mà nhiều cụ thích ở Diên Hồng hơn cả ở nhà là thế.

Xem thêm