Ngày 27/4, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 3 tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội chính thức đi vào hoạt động với 33 phòng đầy đủ tiện nghi phù hợp với nhu cầu đa dạng của người cao tuổi.
Lễ khai trương gây ấn tượng mạnh với khách mời với tiết mục nhảy dân vũ của chính các cụ bà đang an dưỡng trong trung tâm. Trong trang phục lao động của các ngành nghề, các cụ bà nhảy múa theo điệu nhạc, vừa để ngợi ca lao động, vừa để tri ân tới các cán bộ nhân viên của Diên Hồng đã luôn yêu nghề mê việc và hết lòng chăm sóc cho các ông bà trong thời gian vừa qua. Nhìn động tác đáng yêu của các bà, không ai nghĩ đây là các cụ U80.
Tại lễ khai trương, anh Đỗ Trần Hồ Thắng, Tổng Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ: “Buổi khai trương hôm nay mới chỉ là bắt đầu, chúng tôi phải phấn đấu không ngừng nghỉ để thực hiện sứ mệnh mang lại sự “an toàn – sức khoẻ – hạnh phúc” cho người cao tuổi. Diên Hồng đã có những kế hoạch cụ thể để cân đối giữa 3 yếu tố trên, không để vì sự an toàn mà hạn chế người cao tuổi làm những việc họ muốn như việc tự do đi dạo phố, đi mua sắm…Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất phù hợp và an toàn cho các cụ, chúng tôi sẽ tạo ra môi trường kết nối mạnh hơn nữa giữa các cụ với nhau, giữa các cụ với gia đình, giữa các cụ với xã hội. Chúng tôi thường xuyên khuyến khích người ngoài vào nói chuyện, chơi trò chơi và kết bạn với các cụ, nhất là các em nhỏ vì năng lượng tích cực mà các bé lan toả đến các cụ”.
Điểm đặc biệt của Trung dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 3 so với các cơ sở khác chính là có nhiều phòng riêng 1 hoặc 2 người để người già được tự do làm việc mình thích mà không e ngại làm ảnh hưởng đến những người cùng phòng. Người cao tuổi có thể cùng con cháu tự trang trí phòng theo sở thích, tự lựa chọn lịch sinh hoạt phù hợp với mình trên cơ sở hoạt động chung của trung tâm.
Cũng trong buổi lễ khai trương, ban lãnh đạo của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã thực hiện nghi lễ cắt băng khai trương với thông điệp ý nghĩa. Người già vốn được nhiều người nghĩ đến với các từ không mấy tích cực như cô đơn, tủi thân, thiếu sức sống. Bản thân họ nếu không được gia đình thường xuyên quan tâm, chăm sóc, họ cũng dễ có một tuổi già buồn chán, hay lo lắng, bi quan. Tuy nhiên, khi người già đến với Diên Hồng, thông qua đôi bàn tay chăm sóc của các bạn điều dưỡng viên tận tâm, các hoạt động vui chơi giải trí và nhất là thường xuyên được giao lưu, trò chuyện với những người cùng lứa tuổi, người cao tuổi sẽ trở nên vui vẻ, khoẻ khoắn và hăng hái hơn. Bản thân gia đình của các cụ cũng sẽ an tâm làm việc, học tập. Với ý nghĩa như vậy, ban lãnh đạo Diên Hồng cùng nhau cắt băng khai trương tượng trưng cho việc loại bỏ những điều tiêu cực về người già để mở ra một hình ảnh mới đầy sức sống.
Bà Phạm Thị Diễm (Hà Nội, 77 tuổi) không giấu được niềm phấn khởi: “Tôi đã sống ở dưỡng lão Diên Hồng được 2 năm và thấy rất hài lòng. Các cháu điều dưỡng chăm sóc tốt, tổ chức nhiều hoạt động vui vẻ, ý nghĩa, rất phù hợp với những người già yêu thích vận động, vui chơi như tôi. Tôi thấy rằng, người già sau khi cống hiến hết mình cho xã hội, chăm sóc con cháu chu toàn thì hãy vào dưỡng lão để được tận hưởng tuổi già. Tôi đã đi nhiều viện dưỡng lão rồi và thấy ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng là nhất. Các cụ ở tuổi xế chiều thì đừng ngần ngại mà chọn ngay Diên Hồng”.
Với nỗi lực làm cho trung tâm dưỡng lão Diên Hồng trở nên đời thường hơn, gần gũi hơn, giống với ở nhà hơn, chắc chắn người cao tuổi sống trong trung tâm sẽ tận hưởng tuổi già phong phú và hạnh phúc hơn.
“Đợt sắp cưới,
ông xã có việc đột xuất phải đi công tác. Nói chung mọi chuyện vô cùng cập rập.
Bởi vậy gia đình bàn nhau vì chiến tranh nên đám cưới tổ chức giản dị
thôi”, bà Diễm nhớ lại.
Một ngày cuối tuần,
tôi đến viện dưỡng lão Diên Hồng với 1 tâm thế muốn nghe vài câu chuyện xưa cũ,
khác xa với dòng người hối hả vội vã của cuộc sống đời thường. Họ là những
“thanh niên sống lâu năm” với bao trải nghiệm của những tâm hồn chưa
bao giờ già.
Tiếp
đón tôi là một cô nhân viên xinh xắn, vóc dáng nhỏ nhắn tên Hà. Với các cụ ở
viện dưỡng lão này, Hà đều quen biết, thân thiết và có chút gì đấy gần gũi như
cách mà cô xưng hô với họ: “Chào u”.
Những câu hỏi han của Hà làm tôi vui đến lạ, hóa ra có những “con dốc cuộc
đời” lại nhẹ nhàng và bình yên thế. “Hôm nay u có gì mà vui
vậy?“, “Hôm nào u lại kể con nghe câu
chuyện đang dở hôm nọ nha!“, tôi như say theo nụ cười của Hà và
những ánh nhìn rạng rỡ của các cụ nơi đây.
Chồng mất đã lâu nhưng
vẫn tổ chức kỉ niệm ngày cưới, đam mê được kể chuyện tình yêu
Theo Hà, không chỉ
riêng cô mà ở viện dưỡng lão này, tất cả các nhân viên đều biết rõ về từng cụ.
Họ rõ từ tên tuổi, sở thích, gia đình, cho đến những câu chuyện đằng sau đó
nữa. Nói đúng hơn, họ như 1 gia đình lớn trong cái nơi đầy ắp niềm vui này.
“Chuyện
của các cụ thì nhiều lắm, mỗi chuyện có những thú vị riêng. Người già mà, đến
tuổi này rồi họ bắt đầu ngẫm nghĩ lại cuộc đời, những năm tháng thanh xuân với
tình yêu tròn vẹn. Họ cũng có nhu cầu được tâm sự nên thường kể chuyện cho
những nhân viên ở đây nghe. Mỗi lần được nghe chuyện chúng tôi đều có những cảm
xúc khác nhau”, Hà chia sẻ.
Hà kể, độ tuổi nào
cũng vậy, con người đều thích hoài niệm những câu chuyện riêng mà chẳng phải ai
cũng có. Ở đây, có cụ chồng đã lâu rồi nhưng lúc nào cũng nhớ nhung. Cụ đã ở
tuổi hơn 80 nhưng vẫn còn minh mẫn, đọc sách hằng ngày. Tuy người không còn nữa
nhưng kỉ niệm lại đầy ăm ắp trong tâm khảm, khiến những vần thơ họ tặng nhau
bỗng chốc trở thành “báu vật”. Ở thế hệ ấy, những thứ giản dị lại
khiến người ta trân quý vô cùng.
“Cụ
ấy vào viện đã được hơn 1 năm nay, thi thoảng gặp mặt mọi người, cụ lại kể
chuyện tình yêu của mình. Chồng mất đã lâu nhưng cụ vẫn tổ chức kỷ niệm mấy
chục năm ngày cưới. Ngày giỗ cụ cũng đi thăm mộ dù bản thân mình đã già yếu lắm
rồi.
Tình
cảm vợ chồng mấy chục năm vẫn luôn trước sau như một vậy đấy. Cách biệt âm
dương cũng không làm họ quên nhau. Với cụ, chồng là tình yêu một đời nên lúc
nào cũng nhớ nhung. Nhiều lúc cụ còn cho rằng mình kể về tình yêu của chồng
nhiều quá thì nó hết mất, chẳng giữ được lại chút gì cho bản thân. Bởi thế dạo
này cụ rất ít kể, muốn nâng niu, cứ sợ kể rồi những ký ức sẽ bay đi mất”, Hà cho hay.
Bán nhà vào viện dưỡng
lão nhưng tự chăm nhau
Ở đây còn có cặp vợ
chồng bán nhà để vào viện dưỡng lão. Họ coi viện như nhà mình, sống vui vẻ khỏe
mạnh và ngày càng có nhiều niềm vui hơn. Vào viện rồi, cả hai vợ chồng vẫn chăm
sóc nhau.
Người ta lại càng khâm
phục sự đồng lòng của hai vợ chồng ấy. Trong cuộc sống, nhiều người vẫn giữ
nguyên quan điểm để lại đất đai hương hỏa, dù thế nào cũng chẳng được bán. Thế
nhưng khi cảm thấy có thể làm điều tốt hơn cho mình và chồng, người vợ quyết
bán hết, đưa chồng vào viện dưỡng lão để nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Hà kể, cụ bà trong câu
chuyện này luôn muốn tự tay chăm sóc chồng khi họ đã vào viện sinh sống. Chỉ
khi nào việc không làm được thì bà mới cần đến nhân viên giúp đỡ. Cặp vợ chồng
này cũng là một tấm gương sáng, một câu chuyện đẹp đẽ về tình yêu diễn ra ở
viện dưỡng lão này khiến cho Hà và nhiều đồng nghiệp phải cảm phục. Thời gian
có thể làm cho người ta già đi, mắt trùng xuống, da nhăn nheo, răng rụng hết
nhưng tình yêu thì không, nó vẫn “đậm đà” như ngày mình lồng vào tay nhau
cặp nhẫn cưới. Thế mới thấu câu người ta nói “con chăm cha không bằng bà
chăm ông”.
Câu chuyện đám cưới
thời chiến và cô dâu không dám mặc áo dài
Khá ấn tượng với tôi
có lẽ là bà Diễm, 77 tuổi, vào viện dưỡng lão được hơn 1 năm nay. Bà trẻ hơn
nhiều so với tuổi thật, da dẻ hồng hào, nụ cười tươi tắn luôn thường trực. Bà
đi một đôi giày thể thao, mang túi xách xuống sảnh trung tâm của viện dưỡng lão
và mở nhạc, chuẩn bị tập thể dục nhịp điệu rèn luyện thân thể.
Theo lời Hà, bà Diễm
là người vô cùng “teen” với tâm hồn trẻ trung chẳng khác nào thanh niên. Ngày
nào cũng như ngày nào, bà đều bố trí thời gian để có thể được nhảy, tập luyện
và rèn luyện sức khỏe.
Chồng mất đã lâu, bản
thân ở nhà một mình cũng buồn, con cháu người đi làm, người đi học nên bà quyết
định vào viện dưỡng lão để con cháu yên tâm công tác, học tập. Ban đầu, khi
nghe ý định của mẹ, các con bà đều phản đối quyết liệt. Thế nhưng vốn là người
có tư tưởng rất “thoáng”, suy nghĩ hiện đại, bà lại thấy vào viện dưỡng lão,
mình sẽ có nhiều bạn bè hơn. Đó là điều thật sự tích cực cho cuộc sống của bà ở
độ tuổi này.
“Tôi
tự tìm kiếm và cũng đến vài chỗ nhưng thấy ở đây là nhất nên quyết định vào đây
sinh sống. Từ khi vào đến giờ tôi chưa thấy hối hận điều gì. Ở viện dưỡng lão
cũng tốt, từ những bỡ ngỡ ban đầu, tôi đã quen hơn, vui vẻ hơn”, bà Diễm tâm sự.
Chồng bà Diễm là một
cựu nhà báo. Được biết, ông là phó Tổng biên tập báo Giao Thông Vận Tải ngày
xưa.
Ngày ấy, bà Diễm hơn
20 tuổi, làm việc ở Hội văn học nghệ thuật. Nhờ bạn bè giới thiệu, hai ông bà
quen nhau. Sau vài lần đến cơ quan của nhau chơi, có qua lại trò chuyện, họ dần
dần nảy sinh tình cảm rồi bắt đầu tình yêu. Trong mắt bà, ông là một người rất
trung thực và cực kỳ chu đáo.
Đó là những năm tháng
còn chiến tranh. Bởi vậy, từ tình yêu chuyển đến giai đoạn bàn tính việc cưới
xin cũng thật sự nhanh chóng. Đến năm 1966, hai ông bà kết hôn.
Đám cưới thời chiến
tranh được tổ chức gọn gàng và khá nhanh chóng. Thế nhưng bản thân công tác
trong ngành nghệ thuật nên hôn lễ của bà Diễm cũng có sự xuất hiện của đoàn văn
công.
“Hồi
đó tôi cũng có may áo dài rồi nhưng không dám mặc. Đợt sắp cưới, ông xã có việc
đột xuất phải đi công tác. Nói chung mọi chuyện vô cùng cập rập. Bởi vậy gia
đình bàn nhau vì chiến tranh nên đám cưới tổ chức giản dị thôi.
Tôi
vẫn nhớ hồi đó tiệc cưới diễn ra ở số 2 phố Khâm Thiên. Nó là hội trường của
Công ty đường sắt Hà Nội. Lúc ấy, gia đình cũng thuê đoàn văn công về để biểu
diễn nhạc sống. 55 năm rồi, tôi vẫn nhớ được những hình ảnh của ngày ấy”, bà Diễm chia sẻ.
Sau
khi kết hôn,
bởi vì tình hình xã hội lúc bấy giờ nên cuộc sống của hai ông bà cũng gấp gáp.
Ông đi công tác liên miên, bà ở lại Hà Nội làm việc. Hai vợ chồng có với nhau 2
người con. Ông bận rộn với sự nghiệp và những chuyến công tác, bà Diễm ở nhà lo
toan mọi việc, nuôi con để chồng yên tâm hơn.
Bà
Diễm kể: “Có lần hai vợ chồng đi nghỉ mát biển Sầm Sơn với cơ quan. Vì mải
chơi quá nên ra sâu, hai vợ chồng ôm vào một cái phao. Sóng to hất tôi lên rồi
chìm dần. Lúc đó chồng tôi hoảng, cúi xuống mò mãi rồi vớt vợ lên được. Nếu
không có anh ấy thì có lẽ tôi chết lúc ấy rồi. Sau đó về nhà thì tình cảm hai
vợ chồng lại càng thắm thiết hơn”.
Hồi còn đi làm, bà
Diễm cũng có tham gia tập nhảy và khiêu vũ ở cơ quan. Đó vẫn là thói quen mà
cho dù đến bây giờ, khi vào viện dưỡng lão bà vẫn duy trì. Chiều chiều, bà một
mình mang điện thoại, mở nhạc rồi nhún nhảy theo nhịp điệu. Đó là cách để cụ bà
77 tuổi rèn luyện thân thể, rèn luyện sự dẻo dai.
Sau khi nghỉ hưu, ông
cũng cùng tham gia học nhảy và nhảy với vợ mình. Đó là một hoạt động chung giữa
hai ông bà được duy trì cho mãi về sau.
Sống với nhau vài chục
năm nhưng tình cảm của ông bà vẫn luôn thắm thiết. Bà Diễm tâm sự rằng chồng
mình rất khéo léo trong việc ăn nói, rất biết cách để khiến cho vợ mình cười
vui vẻ.
“Đi
chơi, đi đến chỗ bạn bè mà được khen béo khen đẹp ra là ông lại chỉ về phía tôi
rồi tấm tắc: ‘Ôi giời có bác sĩ của nhà, đây bác sĩ gia đình đây’. Ngụ ý của
ông là khen vợ mát tay chăm giỏi, lúc nào cũng thế, ông cứ nói để mình thấy vui
mãi”, bà Diễm nói
thêm.
Thế nhưng ông bà đã
phải chia xa cách đây vài năm trong cơn bạo bệnh. Ngày còn trẻ, ông đi công tác
ở chiến trường miền Trung có gặp bom rồi bị ảnh hưởng đến phổi. Mấy chục năm
sau, ông cũng qua đời vì bệnh phổi tái phát. Đau đớn vì chồng ra đi nhưng bà
Diễm vẫn cố gắng hơn bởi bản thân còn làm điểm tựa cho con cái và các cháu.
Hiện tại, con gái bà
đang làm cho một công ty mỹ phẩm Hàn Quốc, con trai cũng có sự nghiệp riêng. Bà
cũng rất hạnh phúc khi chia sẻ về cô cháu nội giỏi giang, còn nhỏ tuổi nhưng
trong công việc rất có thành tựu khiến cho mình thật sự tự hào.
Bà
kể: “Các con các cháu ngày ngày đều gọi điện hỏi thăm. Hàng tháng tôi
cũng về nhà 2-3 lần phần thì nhớ con cháu, phần thì về có việc ở nhà. Tôi cũng
đã quen với cuộc sống ở đây rồi và cảm thấy từng ngày từng ngày đều ngập tràn
niềm vui”.
Viện dưỡng lão cứ ngỡ rằng chỉ là nơi chăm sóc những người già, giúp họ có một môi trường tốt với nhiều người bạn cùng lứa tuổi. Thế nhưng đi sâu vào từng người, họ lại mang trong mình một câu chuyện riêng biệt về tình yêu và hôn nhân cùng những nỗi niềm khác nhau!
Tết Hàn thực là một trong số các ngày lễ Tết lớn của người
dân Việt. Vào dịp này, mọi người thường làm lễ cúng nhỏ và ăn những món đặc
trưng, truyền thống, đặc biệt là bánh trôi nước. Hòa chung không khí đó, ngày
3/3 (Âm lịch) tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức cho người cao tuổi
làm bánh trôi, bánh chay nhân dịp Tết Hàn thực.
Các dụng cụ, nguyên liệu, nào bột ngũ sắc, nào đường, vừng,
khay đựng bánh,… đã được các bạn chuẩn bị kỹ càng từ trước.
Các cụ ai cũng háo hức, từ sáng sớm đã rủ nhau từng tốp để
đi làm bánh. Bột nếp nhiều màu bắt mắt khiến các cụ ai cũng thích thú, nào
xanh, nào đỏ, rồi vàng, trắng được các cụ và nhân viên nhào nặn thành những
viên nhỏ, tròn vo, rồi thêm nhân đường bên trong. Chốc chốc ngó thấy nồi nước
sôi thì thả bánh vào, chờ đến lúc bánh nổi lên cũng là lúc bánh chín, rồi vớt
ra, rắc thêm chút vừng là đã có thành quả ngon lành.
Các cụ vừa làm vừa trò chuyện rôm rả với nhau, bà Tuyết còn
nhẩm nhẩm bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “bảy nổi
ba chìm với nước non”. Ông Bảo thì trước giờ đều ít tham gia hoạt động, mà
hôm nay ông cũng ra nặn bánh chăm chú lắm.
Bà Thướng lúc đầu còn bảo “Tôi không biết làm đâu” nhưng được
các bạn nhân viên hướng dẫn một lượt, thế là bà thích làm lắm. Đến lúc gia đình
vào thăm bà liền khoe “Mẹ vừa làm bánh đấy, làm nhiều lắm”.
Sau một hồi miệt mài làm bánh thì các cụ rửa tay sạch sẽ để
thưởng thức thành quả của mình. Trông các cụ ai cũng vui, cũng phấn khởi.
Tết Hàn thực là một trong số các ngày lễ Tết lớn của người
dân Việt. Vào dịp này, mọi người thường làm lễ cúng nhỏ và ăn những món đặc
trưng, truyền thống, đặc biệt là bánh trôi nước. Hòa chung không khí đó, ngày
3/3 (Âm lịch) tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức cho người cao tuổi
làm bánh trôi, bánh chay nhân dịp Tết Hàn thực.
Các dụng cụ, nguyên liệu, nào bột ngũ sắc, nào đường, vừng,
khay đựng bánh,… đã được các bạn chuẩn bị kỹ càng từ trước.
Các cụ ai cũng háo hức, từ sáng sớm đã rủ nhau từng tốp để đi làm bánh. Bột nếp nhiều màu bắt mắt khiến các cụ ai cũng thích thú, nào xanh, nào đỏ, rồi vàng, trắng được mọi người nhào nặn thành những viên nhỏ, tròn vo, rồi thêm nhân đường bên trong. Chốc chốc ngó thấy nồi nước sôi thì thả bánh vào, chờ đến lúc bánh nổi lên cũng là lúc bánh chín, rồi vớt ra, rắc thêm chút vừng là đã có thành quả ngon lành.
Các cụ vừa làm vừa trò chuyện rôm rả với nhau, bà Tuyết còn
nhẩm nhẩm bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “bảy nổi
ba chìm với nước non”. Ông Bảo thì trước giờ đều ít tham gia hoạt động, mà
hôm nay ông cũng ra nặn bánh chăm chú lắm.
Bà Thướng lúc đầu còn bảo “Tôi không biết làm đâu” nhưng được
các bạn nhân viên hướng dẫn một lượt, thế là bà thích làm lắm. Đến lúc gia đình
vào thăm bà liền khoe “Mẹ vừa làm bánh đấy, làm nhiều lắm”.
Sau một hồi miệt mài làm bánh thì các cụ rửa tay sạch sẽ để thưởng thức thành quả của mình. Trông các cụ ai cũng vui, cũng phấn khởi.
Sau khi nghe được câu chuyện của hai vợ chồng già bán nhà vào Viện dưỡng lão, thì rất nhiều người đồng tình với quan điểm đấy. Bạn Thanh Đình có góc nhìn khá hài hước: “Đọc mà ngưỡng mộ cụ, về già mình cũng dọn đường vô viện dưỡng lão. Trong đó có bạn bè đồng trang lứa vui hơn. Con cháu thương thì nó lại thăm, lâu lâu rước về nhà chơi, vui cả làng”.
Một độc giả khác cũng nhắn nhủ: “Đây chính là tư duy và lối sống hiện đại của người phương tây. Già cả vào dưỡng lão là tốt nhất cho mình, cho con cháu mình”.
Bạn Thảo Nguyên thì bày tỏ lòng ngưỡng mộ không thôi:
“Phụ nữ như bà không hạnh phúc sao được, văn minh, tiến bộ cả trong tư tưởng và
hành động, tự lực tự cường mà cũng rất tình nghĩa, yêu thương ông nha. Chúc ông
bà được khỏe mạnh, hạnh phúc bên nhau nhiều nhiều cái Tết nữa”.
Nhưng bên cạnh những người ủng hộ tư tưởng tiến bộ ấy
của bà, thì vẫn có những ý kiến không đồng tình. Bạn Vũ Nam cho rằng “Vào viện
dưỡng lão cũng tốt song không bằng con cái chăm sóc”. Đồng ý kiến với Vũ Nam, độc
giả Đào Nguyên bình luận: “Ở nhà thì sinh hoạt hàng ngày có thể tốt hơn vì con
cháu của chu đáo hơn”.
Trước việc ông bà bán nhà vào viện dưỡng lão thì một
bình luận khiến nhiều người xót xa: “Ông bà còn có nhà để bán, tôi có người
quen đã giao hết cho con giờ bị con bỏ phế, 90 tuổi phải ở một mình, ăn uống từ
thiện của hàng xóm”.
Dưới một góc nhìn khác, bạn Anh Vũ nhận định: “Thật
ra với văn hóa Á đông thì đây là 1 vấn đề không đơn giản. Chắc hẳn nhiều người
già cũng muốn ủng hộ việc đó, nhưng để quyết định học theo thì chưa nhiều người
dám”.
Xem lại bài viết Vợ chồng già bán nhà vào viện dưỡng lão, tại đây.
Khi các bà nói thích làm người mẫu quảng cáo ô tô và đây là kết quả khiến nhiều người trầm trồ về độ ‘xì tin’ chẳng khác gì nam thanh nữ tú cả.
Với nhiều bạn trẻ thì những chiếc siêu xe tiền tỷ luôn có sức hấp dẫn, mê hoặc đến lạ. Thậm chí không ít người từng ví những chiếc xe ô tô như một cô vợ thứ 2, cần phải chăm sóc, nuông chiều. Và tất nhiên rồi, nghĩ đến những chiếc siêu xe, người ta thường nghĩ đến những người trẻ tuổi, đại gia hay chân dài.
Bởi vậy mà, những ngày gần đây, nhiều người không khỏi trố mắt ngạc nhiên trước hình ảnh các cụ bà tạo dáng ‘chất như nước cất’ bên cạnh chiếc siêu xe tiền tỷ.
Nhìn thế này có ai nghĩ các cụ đã gần 90 tuổi rồi không?
Dù mắt không còn tinh, sức khỏe chẳng dẻo dai, da đã nhăn nheo điểm chút đồi mồi, tóc đã bạc trắng hết cả nhưng 2 cụ U90 luôn thể hiện tinh thần lạc quan cùng độ chịu chơi của mình khiến nhiều bạn trẻ phải ‘ngả mũ’.
Với dòng chia sẻ: ‘Khi các bà nói thích làm người mẫu quảng cáo ô tô thì đây là kết quả’, những điều dưỡng tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, Hà Nội đã giúp các cụ già ở đây thực hiện một bộ ảnh ấn tượng.
2 người bạn già cùng nhau hoài niệm về những năm tháng tuổi trẻ.
2 cụ dù đã gần 90 tuổi nhưng ăn mặc ‘xì tin’ chẳng kém gì các cô gái trẻ trung, năng động. 2 cụ thoải mái tạo dáng bên những siêu xe bán tải cực ngầu, như chuẩn bị cho 1 hành trình trở về quá khứ với những tuổi trẻ nồng nhiệt, rực rỡ.
Một số người cho rằng trang phục của các cụ có phần không hợp với độ tuổi thế nhưng ‘chỉ cần là điều mình thích’ thì chuẩn mực đều được bỏ qua. Nhìn cách cách cụ cười là đủ biết các cụ đã có được niềm vui trọn vẹn.
Chia sẻ về bộ ảnh gây sốt, nhân viên của Viện dưỡng lão Diên Hồng cho biết: ‘Bộ ảnh được thực hiện vào ngày Quốc tế hạnh phúc vừa qua. Bình thường thì các bạn điều dưỡng hay mở các video trên Youtube cho các cụ xem về các chuyến đi phượt, các clip review về ẩm thực, các gameshow hay các triển lãm ô tô. Xem mấy triển lãm ô tô thì mấy cụ rất hào hứng, hết lời khen xe đẹp rồi khen người mẫu xinh, váy đẹp. Các bạn mới gợi ý các cụ có muốn mặc đồ đẹp chụp ảnh với siêu xe không thì cac cụ gật đầu đồng ý luôn’.
Tuy nhiên ban đầu không biết mượn siêu xe ở đâu, thấy các cụ cũng thích các video về các chuyến đi phượt nên nhân viên của Viện dưỡng lão đã đi hỏi mượn các xe bán tải được độ ngầu ngầu, may mắn nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Ngoài ra, phần trang phục cũng là đồ đi mượn của các bạn nhân viên, ai có đồ đẹp là mang đi để các cụ thử. Sau khi thử 1 loạt thì 2 cụ chọn bộ như ảnh.
Được biết, 2 cụ trong bộ ảnh bên siêu xe là cụ Ngô Thị An và cụ Trần Kim Chi, gần 90 tuổi. Cụ An thường ngày thích mặc đồ đẹp và chụp ảnh, hầu như những bộ ảnh của Diên Hồng cụ đều tham gia. Còn cụ Chi bình thường ít cười, hay cáu kỉnh mhưng khi hỏi cụ có thích chụp ảnh với xe không thì cụ phấn khởi lắm, tươi như hoa. Hôm chụp ảnh cụ tỏ ra rất vui, hợp tác và tươi cười tạo dáng.
‘Khi đã chụp xong bộ ảnh rồi mà bảo cụ cởi đồ để thay ra thì cụ không chịu, bảo là đang mặc đẹp, sao lại thay ra. Thế là chúng mình hứa buổi chiều sẽ chụp thêm cho cụ 1 bộ ảnh riêng nữa thì cụ mới chịu thay để ăn cơm. Mặc dù 2 cụ cũng hơi lẫn nhưng khi xem ảnh đều vui lắm, còn khoe với những người khác là: ‘Thấy bà xinh không? Xinh nhờ’, nhân viên của Viện dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ thêm.
Bộ ảnh của 2 cụ bà Hà Thành sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nó không chỉ giúp tinh thần của các cụ được thoải mái, vui vẻ mà nó còn truyền cảm hứng, nguồn năng lượng tích cực cho các bạn trẻ. Và đúng là, nếu đã là điều mình thích thì sẽ chẳng bao giờ là muộn để thực hiện nó cả.
Viện dưỡng lão Diên Hồng đã tập hợp 7 lý do hàng đầu rằng việc chuyển sang một cộng đồng người già hạnh phúc có thể là lựa chọn hoàn hảo cho mỗi gia đình.
Chuyển đến một ngôi nhà mới, một nơi ở mới có thể là một trong những cột mốc quan trọng của cuộc đời. Ngày nay, nhiều người mong muốn gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão hay chính bản thân người già có mong muốn đấy nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Thực tế, ở viện dưỡng lão có vô số tiện nghi và nhiều hoạt động xã hội cho người già. Từ dịch vụ cắt tóc, làm đẹp đến ăn uống, vui chơi, giải trí. Ngoài ra người cao tuổi còn được xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và chăm sóc y tế hiện đại. Thông qua các dịch vụ này cũng như các hoạt động tập thể, nhiều người cao tuổi đang thấy rằng các viện dưỡng lão đang mang đến sự thuận tiện, hạnh phúc và cải thiện chất lượng cuộc sống.
1. Giá cả phải chăng hơn chúng ta nghĩ
Hầu hết mọi người không nhận ra chi phí khi sống trong viện dưỡng lão hợp lý hơn hẳn khi ở nhà mà có thuê thêm người giúp việc. Chi phí sinh hoạt trong viện dưỡng lão khoảng 8 triệu/1 tháng, cho một người già khỏe mạnh. Đây là chi phí trọn gói bao gồm: Chỗ ở tiện nghi (tivi, điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh); phòng sinh hoạt chung; phòng tập thể dục; giặt giũ; chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp với người cao tuổi; xoa bóp bấm huyệt; chế độ theo dõi sức khỏe hàng ngày, hàng tuần, tổ chức sinh nhật, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí…
Khi sống tại nhà, tiền thuê giúp việc mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng. Chi phí ăn uống cho cả cụ và giúp việc khoảng 3 triệu. Tiền điện nước nếu dùng điều hòa 24/24 như một số người cao tuổi đang sống tại Viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội, chi phí truyền hình,… khoảng trên 1 triệu. Chưa kể các chi phí như thăm khám bác sĩ, sửa chữa thiết bị, đồ đạc khi bị hỏng thì một tháng đã tốn kém ít nhất 10 triệu đồng.
Nhiều người cao tuổi và gia đình đã thấy rằng chi phí sinh hoạt hàng tháng trong viện dưỡng lão ít hơn so với ở nhà riêng của họ.
2. Cơ hội tham gia hoạt động xã hội dồi dào
Nếu quý vị nghĩ rằng cuộc sống trong một
viện dưỡng lão có nghĩa là ngồi một chỗ, hãy suy nghĩ lại! Ở đây người cao tuổi
có thể dễ dàng giao tiếp với bạn bè, không chỉ trong các khu vực chung mà còn
thông qua các hoạt động có kế hoạch như các sự kiện sinh nhật, giao lưu với các
đoàn sinh viên, trẻ em mầm non, chụp các bộ ảnh đẹp để làm kỷ niệm…
Người cao tuổi tại viện dưỡng lão Diên Hồng cũng có quyền tự do duy trì thói quen như khi ở nhà và lựa chọn hoạt động phù hợp với mình. Trong một viện dưỡng lão, người cao tuổi luôn có một lựa chọn là thư giãn thoải mái trong không gian riêng của họ hoặc đắm mình trong cuộc sống xã hội của cộng đồng. Khi hòa mình vào các hoạt động tập thể, các sự kiện thể thao, hoặc các lớp thể dục, yoga, người cao tuổi sẽ tìm thấy nhiều cơ hội bổ ích và được truyền cảm hứng để tham gia. Bên cạnh đó, người già thậm chí có thể nhen nhóm những sở thích bị lãng quên mà cuối cùng cũng có thời gian để theo đuổi.
Viện dưỡng lão Diên Hồng đã thực sự truyền
cảm hứng cho người cao tuổi tham gia các hoạt động. Điều này dẫn đến hạnh phúc
và chất lượng cuộc sống lớn hơn.
3. Chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp và thuận tiện
Thật khó để dự đoán sự tiến triển của sức khỏe của cha mẹ già. Các nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu có vẻ đơn giản có thể phát triển thành các tình trạng nghiêm trọng hơn đòi hỏi phải chú ý liên tục. Nếu không có sự giám sát, các vấn đề như mất trí nhớ, không tự chủ và hạn chế vận động có thể gây ra những rủi ro lớn cho sức khỏe của người cao tuổi. Ngoài ra, với nhiều người, việc đối phó với những thay đổi trong hành vi, nâng đỡ và di chuyển cha mẹ trở nên khó khăn và dễ gặp sự cố. Một viện dưỡng lão có thể cung cấp hỗ trợ suốt ngày đêm. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có kiến thức về nhiều tình trạng y tế và có kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi, viện dưỡng lão là lựa chọn hợp lý.
Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội, chi phí chăm sóc sức khỏe được bao gồm trong phí hàng tùy theo nhu cầu. Hằng ngày người cao tuổi sẽ được đo nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, chỉ số đường huyết và được kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc cho phù hợp với thực tế. Cuối tuần sẽ có bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho người cao tuổi.
Bà Trần Kim Oanh (Quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ rằng bà rất yên tâm khi sống trong trung tâm vì khi huyết áp tăng cao đến 180 thì điều dưỡng viên cho bà uống thuốc và chỉ một lúc sau huyết áp đã trở về 120 như bình thường. Nếu bà ở nhà một mình thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
4. Môi trường sống an toàn
Thông thường không gian sống tại các gia
đình không hoàn toàn phù hợp với người già. Các gia đình thường phải sửa đổi
nhà và thuê chăm sóc tại nhà để làm cho ngôi nhà của mình an toàn cho người cao
tuổi có sức khỏe thể chất bắt đầu suy yếu dần. Từ hệ thống cảnh báo y tế đến
thanh vịn trong nhà tắm, đường dốc dành cho xe lăn,…đều cần phải điều chỉnh.
Thực tế là không nhiều ngôi nhà có thể sửa lại được, chưa kể các chi phí này rất
tốn kém. Viện dưỡng lão Diên Hồng được thiết kế từng chi tiết như tay vịn hành
lang, thang máy, thanh chắn giường…giúp người cao tuổi tránh té ngã và tai nạn
và luôn có nhân viên y tế túc trực 24/7 sơ cứu kịp thời hoặc chuyển đến bệnh viện
gần đó.
Các nút gọi khẩn cấp cũng như nhân viên
được đào tạo sẵn sàng 24/7 chỉ là một vài trong số các cách mà Viện dưỡng lão
Diên Hồng Hà Nội đảm bảo an toàn cho cư dân của mình. Trong Diên Hồng, người
cao tuổi yên tâm khi biết rằng trong tình huống khẩn cấp luôn nhận được sự hỗ
trợ từ điều dưỡng viên có kinh nghiệm.
5. Tập thể dục và thể chất hàng ngày
Người già ở Việt Nam đa phần hay thích nằm, ít vận động. Trong viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội thì ban đầu người cao tuổi có thể chưa hào hứng với việc tập thể dục nhưng khi điều dưỡng viên tổ chức hoạt động thể dục theo nhóm thì các cụ có tinh thần hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động như tưới cây, đi dạo cũng mang đến niềm vui, giúp người cao tuổi vận động và giải phóng endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, được xem là “liều thuốc” giảm đau tự nhiên, có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, hưng phấn, hạnh phúc, tâm trạng tốt hơn, giảm đau và giúp tập trung hơn…).
Hơn nữa, các CLB như yoga, CLB trò chơi với các trò chơi vận động cũng có thể giúp người cao tuổi điều trị viêm khớp và tăng cường sự khéo léo của các cơ trong cơ thể.
Hàng tháng, điều dưỡng viên tại Viện dưỡng lão Diên Hồng sẽ lập kế hoạch các hoạt động sẽ tổ chức trong tháng bao gồm cả đưa người cao tuổi đi dạo, tập thể dục, các trò chơi vận động, hoạt động thủ công, xếp hình, đố vui, giao lưu văn nghệ… Bên cạnh đó, các hoạt động đa dạng để phù hợp với nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, đảm bảo rằng ai cũng có cơ hội tham gia. Ngoài các hoạt động theo tháng, hằng năm, viện cũng tổ chức Olympic Diên Hồng với các môn thể thao được biến tấu từ các môn thi trong thế vận hội để phù hợp với người già và có nhiều yếu tố giải trí hơn.
Có thể nói khi sống trong các viện dưỡng
lão, cơ hội rèn luyện thể chất của người cao tuổi được hỗ trợ vượt xa những gì
người thân trong gia đình có thể cung cấp tại nhà.
6. Bữa ăn ngon lành phù hợp với chế độ dinh dưỡng người già mỗi ngày
Có thể rất khó để theo dõi và cân đối dinh dưỡng cho người già tại nhà. Người cao tuổi sống một mình có thể thấy không hấp dẫn khi nấu ăn cho một người. Và thật khó khăn cho những người chăm sóc tại gia đình để theo dõi xem người thân của họ có nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết hay không. Bên cạnh đó, cách chế biến đồ ăn tại gia đình không hoàn toàn phù hợp với người già. Trên thực tế, nhiều người cao tuổi bị suy dinh dưỡng khiến sức khỏe và hạnh phúc của họ suy giảm – bất chấp những nỗ lực của gia đình để giữ cho họ khỏe mạnh.
Trong viện dưỡng lão Diên Hồng, người cao tuổi được phục vụ bốn bữa ăn mỗi ngày phù hợp với điều kiện sức khỏe cụ thể của họ, chẳng hạn như răng yếu, khó nuốt hoặc tiểu đường. Bữa ăn mỗi ngày đã được bao gồm trong phí hàng tháng. Người già không phải lo lắng về việc chuẩn bị gì cho bữa tối. Đầu bếp sẽ đảm bảo rằng người cao tuổi luôn có những bữa ăn ngon, bổ dưỡng được chuẩn bị mới mỗi ngày. Thực đơn cũng được thay đổi thường xuyên để người cao tuổi luôn cảm thấy ngon miệng.
7. Xa thương gần thường
Nhiều người cho rằng người già cần phải
sống cùng với con cháu để được quan tâm chăm sóc nhưng sự khác biệt giữa nhiều
thế hệ khiến cho mối quan hệ bố mẹ và con cái trở nên xấu đi.
Đối với nhiều cá nhân, việc sống chung với
cha mẹ già cũng có thể làm gián đoạn sự tham gia vào các hoạt động khác. Với
người cao tuổi khoảng 80 tuổi thì con cái cũng tầm U60. Họ hoặc chưa nghỉ hưu
hoặc nếu nghỉ hưu thì vẫn còn tham gia nhiều hoạt động bên ngoài hoặc dành thời
gian để làm những việc mà khi còn trẻ chưa có cơ hội trải nghiệm. Tình huống thậm
chí còn căng thẳng hơn khi họ có mối quan hệ căng thẳng với cha mẹ nhất là khi
người già trở nên nhạy cảm và khó tính hơn. Thay vì hy sinh sức khỏe cảm xúc của
cả hai bên, viện dưỡng lão có thể là một lựa chọn tốt. Khi không sống cùng
nhau, cảm giác nhớ thương vì không phải ngày nào cũng gặp nhau lại giúp cải thiện
tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Cô Đinh Ngọc Quy (Thanh Xuân, Hà Nội) luôn ủng hộ người già sống trong viện dưỡng lão cũng chia sẻ một câu chuyện thật đầy cảm động. Có nhà kia cha mẹ chia đất cho các con. Vì là nhà ở góc phố nên có 2 mặt tiền. Các con kinh doanh cũng khá sau đó cho thuê mở quán ăn 125 triệu/tháng và quán cà phê 50 triệu/tháng. Con út ở chỗ khác cũng nhà mặt phố luôn. Nhưng 2 cụ già thì tội thật vì ốm đau nên con cho ở trong phòng riêng và thuê giúp việc coi sóc. Thi thoảng các con đẩy 2 cụ ra ngoài nhưng nhìn tàn tạ dù các cụ đi lại đc nhưng yếu lắm. Sau đó nhà các con đập đi xây lại to hoành tráng hơn nên gửi tạm các cụ vào dưỡng lão hơn 1 năm trong lúc chờ xây nhà.
Khi nhà xây xong, các con đón về thì cụ ông không chịu và cụ bà cũng ở đó luôn theo ông. Hai cụ lúc này khoẻ hẳn ra và đi lại bình thường. Cụ ông bảo với hàng xóm lúc về thăm nhà là “Tôi không thấy cái nhà tôi nó ấm áp. Lỗi tại tôi không dạy dỗ mà chỉ biết lo cho chúng nó. Tuy chúng không hỗn láo nhưng không cho tôi cái tình cảm và niềm vui như các cháu trong viện dưỡng lão”.
Cô Quy tâm sự: “Có bao nhiêu cuộc đời thì bấy nhiêu số phận khác nhau. Có những cụ được sống và chết vui vầy đủ đầy cùng con cháu ở nhà. Nhưng tôi đoan chắc rằng cái kết của tuổi già ở viện dưỡng lão là một cái kết tốt đẹp. Dù người vào đó với bất cứ lý do gì chăng nữa. Vì tôi đã tìm hiểu về nó cách đây 15 năm rồi và tôi luôn mơ ước được đưa mẹ mình vào đó. Sau này sẽ là tôi. Tôi đã dặn các con kỹ lưỡng nếu tôi ốm đau hoặc già yếu thì bán nhà của tôi đưa tôi vào viện dưỡng lão và tôi xác định phải làm thế nào để có kết quả êm đẹp cho mình và các con.”
Đã qua rồi cái thời tứ đại đồng đường nhất là ở các thành phố lớn khi nhà cửa có diện tích hạn chế. Chỗ ăn, chỗ ngủ chật chội, chưa kể những khác biệt trong quan điểm của các thế hệ cũng có thể mang lại khổ sở, bất tiện cho các thành viên. Để hòa thuận, nhiều khi các thành viên phải rất cố gắng dung hòa, thậm chí bằng mặt nhưng không bằng lòng, khó để có được hạnh phúc thật sự. Tuy nhiên, mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Người cao tuổi có thể lựa chọn sống ở viện dưỡng lão hay sống cùng con cháu, miễn là họ cảm thấy vui.
Viện dưỡng lão đang là xu hướng và giải pháp mới cho
các gia đình Việt, đặc biệt trong thời kỳ già hóa dân số như hiện nay. Nhưng
người già sống trong các Viện dưỡng lão liệu có tốt hơn ở nhà?
Bàn về vấn đề này, đã có nhiều ý kiến trái chiều được
đưa ra. Độc giả Vũ Nam nhận định rằng “Vào viện dưỡng lão cũng tốt song không bằng
con cái chăm sóc”. Đồng ý kiến với Vũ Nam, độc giả Nguyễn Minh Tuấn khẳng định
“Ở nhà với con cái là tốt nhất”. Bạn Đào Nguyên cũng cho hay “Ở nhà thì sinh hoạt
hàng ngày có thể tốt hơn vì con cháu chu đáo hơn”.
1. Nếu ở với con cái mà con cái đi làm thì có lẽ họ
đã chết trên xe cấp cứu khi đi 8km đến bệnh viện rồi.
2. Thuê cả con rể chăm, trả lương đầy đủ nhưng vẫn
không ổn. Vì sao biết không? Vì con rể hay con đẻ đều không có chuyên môn, kinh
nghiệm, phương tiện.
3. Ở với con, hiếm khi mới tụ tập được với bạn già cùng trang lứa, không ai nói chuyện, mất niềm vui tinh thần rất lớn.
4. Ở viện dưỡng lão tình cảm với con cái có khi gắn
kết và vui vẻ hơn vì hầu như không có va chạm, mệt mỏi. Khi gặp nhau chỉ để
vui.
5. Môi trường trong lành, phù hợp, giờ ăn giờ ngủ ổn
định. Trong khi ở cùng con cháu, đứa hét đứa hò…”.
Một độc giả khác cũng tán thành “Tui không hiểu bạn
lấy cái gì mà dám khẳng định ‘sinh hoạt hàng ngày có thể tốt hơn vì con cháu
chu đáo hơn’? Con cháu nó bận rộn kiếm tiền, giờ nào để chu đáo? Một ví dụ nhỏ
xíu: Không lẽ mỗi trưa nghỉ 1 tiếng phải chạy về nhà cho cha mẹ ăn? 1 tiếng
không đủ giờ chạy về chứ ở đó mà nấu nướng cho cha mẹ. Thế là ông bà ở nhà vẫn
phải tự lo, không thì có người giúp việc. Mà người giúp việc cũng không có
chuyên môn thì chu đáo kiểu gì? Đó là chưa kể có những người bản tính đã không
chu đáo thì làm sao chu đáo với cha mẹ mình?”
Một bình luận khác của độc giả cũng khiến nhiều người
phải suy ngẫm: “Có người sống với con mà sống không bằng chết, không tiền ăn uống
khổ sở, điều kiện sống thiếu đủ thứ, con thì không có kiến thức chăm bệnh hoặc
là chăm một thời gian là con cái mệt mỏi kêu than. Vậy mà lúc nào cũng nói là
hiếu đạo chê viện dưỡng lão này kia, lên án những người gửi cha mẹ vào viện dưỡng
lão nhưng thực ra là vì không đủ điều kiện”.
Có bốn người con nhưng bà Vũ Thị Dành quyết định bán nhà, chuyển vào viện dưỡng lão chứ “không làm phiền con”, sau ba lần chồng bà bị tai biến.
“Tôi quyết định bán đất và chuyển nhà chỉ trong một buổi sáng. Con trai bất ngờ tới nỗi bảo ‘mẹ bán đất mà như bán của ăn trộm'”, người phụ nữ 84 tuổi quê Cẩm Giàng, Hải Dương, cười vui, kể lại câu chuyện hai năm trước.
“Bà Dành là một người già hiếm hoi thích sống tại đây và xem đây như nhà của mình”, Hoàng Ngân, phó giám đốc một viện dưỡng lão ở Hà Nội đang chăm sóc hơn 200 cụ, chia sẻ. “Đa phần các cụ vào đây khi sức khỏe yếu, con cháu không chăm sóc được”.
Bà Dành cùng chồng, ông Vũ Đình Bưởi, sống trong viện dưỡng lão này được hơn hai năm. Họ ở trong căn phòng rộng 30 m2, hai mặt thoáng, tiện nghi đầy đủ, có người phục vụ mọi sinh hoạt hay chăm sóc y tế. Mỗi tháng ông bà phải trả hơn 20 triệu đồng.
“Nếu không vào đây, có thể tôi và ông nhà đã ra đi từ lâu rồi”, bà Dành nói.
Thời trẻ, ông Bưởi là cán bộ nhà nước, bà Dành là công nhân. Họ từng trải qua giai đoạn đói khổ, phải chạy chợ nuôi con. Khi con trưởng thành, dựng vợ gả chồng xong cũng là lúc cặp vợ chồng đã lưng còng, mắt mỏi.
Ba lần tai biến gần nhau cuối năm 2018 khiến ông Bưởi nằm liệt giường. Bà bị đau lưng cũng không đi lại được. Cả hai vợ chồng ốm đau nhưng không muốn phiền con cái nên thuê hai người giúp việc, thậm chí trả lương 12 triệu đồng một tháng cho con rể thứ hai nghỉ việc chăm sóc vợ chồng mình, nhưng cũng chỉ được vài tháng. “Cả con lẫn người ngoài đều không có kinh nghiệm chăm người già hay người đột quỵ”, bà nói.
Một hôm, bà Dành nảy ra ý định vào viện dưỡng lão nên chống gậy ra quán nước nhờ người dân bắn tin muốn bán đất. Ngay trong sáng hôm ấy, có người đến hỏi mua và giao dịch hoàn tất trong vòng nửa tiếng. Bà nhận trước một tỷ đồng đặt cọc và tức tốc khăn gói “chuyển nhà” đến một trung tâm chăm sóc người già ở Hà Nội.
Một nửa tiền bán đất được đóng trước cho trung tâm, một nửa gửi ngân hàng. Bà khoe, chỉ riêng tiền lãi và lương hưu đã đủ cho hai cụ sống trong này, chưa kể đến thu nhập từ bất động sản cho thuê ở Đà Nẵng.
“Giả dụ tôi khư khư giữ lại đất thì bốn đứa con sẽ phải góp tiền hàng tháng. Phương án này liệu có lâu dài không? ‘Đời cua cua máy đời cáy cáy đào’, đã nuôi con khôn lớn và lo cho ở riêng là hết trách nhiệm. Mảnh đất này sẽ là của để dành cho vợ chồng tôi dưỡng già”, bà nói.
Bà Dành tính được như vậy nhưng không tính được cuộc sống trong viện dưỡng lão. Lúc đi bà mang cho ông hai chiếc áo, đồ đạc của mình cũng qua loa bởi không chắc mình có thích ứng được với cuộc sống mới.
Hồi đó cơ sở dưỡng lão này mới mở thêm, tầng 5 và 6 không có ai. Ông Bưởi nằm bất động trên giường. Bà thì bị đau xương khớp phải nằm võng. Bản tính của một người phụ nữ tháo vát, cả đời tần tảo không cho bà nằm yên để được phục vụ. Đi vệ sinh, rót nước, bà đều xoay xở tự làm, dù mất cả chục phút.
Bên cạnh vật lý trị liệu, bà tập bò theo một video trên mạng. Hành lang rộng thênh thang, bà bò đầu nọ sang đầu kia, miệng nhẩm đủ 1.200 bước thì dừng. Kiên nhẫn ngày qua ngày, mặc cho người xung quanh xì xào vì thấy lạ, đến mùa hè năm đó bà có thể đứng dậy và đi lại bằng xe chữ U. Dần dần bà bỏ xe, đi men theo tường, tới trước Tết vừa rồi thì đi lại được bình thường.
Cụ ông cũng tốt lên thấy rõ. Hàng ngày đều có nhân viên đến trở mình và xoa bóp. Dù không nói được, ông vẫn nhận biết, cùng phối hợp với nhân viên tập nâng chân tay hàng ngày.
Bữa nọ, ông Bưởi ăn xong tự dưng nôn thốc tháo, huyết áp tăng vọt. Ngay lập tức có bác sĩ xử lý kịp thời nên qua được nguy hiểm. Bà Dành tin chắc nếu ở quê thì trên đường thuê taxi chạy 8 km tới bệnh viện, có thể “ông đã không qua được”. “Tất nhiên có những điều viện dưỡng lão không bằng con nhưng nhiều cái còn hơn cả con cháu. Tôi thích ở trong này”, bà Dành bộc bạch.
Chị Thoa, người con út của bà Dành chia sẻ, bố mẹ chị là người chủ động tài chính. Chỉ khi ông bị liệt nửa người, bà mới ra quyết định vào viện dưỡng lão vì không yên tâm để con cháu chăm sóc. Bố mẹ vào trung tâm khiến các con đến thăm cũng khó khăn hơn do ở xa, nhưng trong này luôn có người chăm sóc và yêu thương hai cụ nên các con cháu cũng yên tâm.
“Mẹ tôi là người lạc quan, yêu cuộc sống. Mẹ hiểu rằng niềm vui là do tự mình nên luôn thấy vui với những năm tháng tuổi già ở đây”, chị Thoa chia sẻ.
Giờ đây niềm vui hàng ngày của bà Dành là được phụ điều dưỡng cùng chăm sóc ông và nói chuyện với các bạn già hay đọc báo, “chơi” Facebook, Zalo.
Các cụ trong này gọi bà Dành bằng “chị” vì những chia sẻ tích cực, hướng thiện và sự giúp đỡ bà mang đến cho họ. “Bao giờ bà cũng ở giữa khuyên can các cụ khi có xích mích. Một số cụ có xu hướng đòi hỏi con cháu, bà hay khuyên để cho con cháu được sống đời của chúng”, chị Hoàng Ngân cho hay.
Trong cuộc thi Hoa hậu cao niên của trung tâm mới đây với chủ đề Phụ nữ hạnh phúc, bà Dành mang đến quan điểm khác hoàn toàn số đông. “Phụ nữ hạnh phúc là phải biết yêu chính mình. Chỉ khi biết trân trọng mình thì mới làm được điều tốt đẹp cho những người xung quanh”, bà nói.
Quan điểm này giúp bà đoạt giải Hoa hậu truyền cảm hứng.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại mới, định kiến về Viện dưỡng lão dường như cũng không còn gay gắt như trước. Nhưng việc đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão có phải là bất hiếu hay không thì vẫn còn nhiều tranh luận.
Bàn về vấn đề này, bạn Tuân Hầm chia sẻ về quan điểm của mình như sau “Nước chảy xuôi chứ chẳng bao giờ chảy ngược. Khi bàn đến chuyện dưỡng lão như thế nào tức là người ta nghĩ sau này mình già sẽ ở đâu, chứ không phải con cái “bỏ” cha mẹ ở chỗ nào. Cha mẹ muốn vào mà con cái không cho, đấy mới là bất hiếu”.
Góc nhìn của một bạn độc giả khác thì cho rằng: Đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão không còn quá nặng nề về chuyện chữ Hiếu. Vì ngay bản thân người già họ đã nhận thức được vào Viện dưỡng lão là điều cần thiết và tất yếu. Thậm chí nhiều người trung niên đã chuẩn bị đầy đủ hành trang cho mình để bước đến tuổi xế chiều.
Cũng tương tự, là trường hợp của bà Vũ Thị Dành, hiện đang an dưỡng tại Diên Hồng, bà cho rằng: “Đời cua cua máy. Đời cáy cáy đào”. Vì thế, hai ông bà đã không ở cùng con cháu và quyết định bán căn nhà ở quê để vào Viện dưỡng lão.
Hay quan điểm của bà Biển cũng khiến nhiều người suy ngẫm đó là: “Đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão không phải là bất hiếu, mà là một cách báo hiếu trong thời đại mới”.
Còn mọi người có suy nghĩ gì về việc đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão. Hãy cùng để lại bình luận của mình ở dưới bài viết nhé.