Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Những nhà thơ ẩn mình trong Viện dưỡng lão

Ai khi về già cũng mong muốn được sống bên cạnh người thân, con cháu. Thế nhưng với nhiều người, cuộc sống khi về già lại không như họ từng tưởng tượng. Không phải là một gia đình quây quần bên nhau, vui vẻ, hạnh phúc. Người thì ốm đau nằm một chỗ, người thì lủi thủi ở nhà một mình hầu như cả ngày. Tuổi già cứ thế trôi qua nhàm chán, buồn tủi. Vậy nên, theo số liệu điều tra mới nhất của Viện Dân số sức khỏe và Phát triển vào năm 2020, thực hiện với hơn 6.000 người cao tuổi trên cả nước, có 19% người cao tuổi sống riêng 2 vợ chồng, 8,6% người cao tuổi sống một mình, hơn một nửa số người cao tuổi sống một mình có con cái sống cùng xã, phường. 

Ngôi nhà chung mang tên Viện dưỡng lão có lẽ đã không còn xa lạ gì với các cụ lựa chọn sống một mình. Ngày đầu bỡ ngỡ, ai cũng có nhiều cảm xúc khó tả. Buồn vì phải xa con cháu, xa mái nhà thân thương. Vui vì vào đây có bạn có bè, có những người chăm sóc mình chu đáo, tận tình. Mỗi người cao tuổi đến với Diên Hồng đều mang những cảm xúc khác nhau, những câu chuyện khác nhau. Người thì thể hiện nó qua lời ca, người thì thể hiện qua tiếng hát hay qua những vần thơ. Cứ thế, từ những mong muốn bày tỏ cảm xúc của mình, cuộc đời các cụ lại trở nên thi vị hơn khi đưa thơ ca trở thành một phần của cuộc sống.

Từ khi vào trung tâm, ông Nguyễn Trọng Việt, hiện đang an dưỡng tại Diên Hồng cơ sở 1, đã cho ra đời không biết bao nhiêu áng thơ. Trước đây ông là giáo viên tại trường sĩ quan quân đội. Sau này khi về hưu, ông mở một hiệu ảnh nhỏ để thỏa đam mê trở thành một nhiếp ảnh gia. Thế nhưng, cuộc đời lại không như những gì ông dự tính trước. Sau 1 khoảng thời gian gắn bó với tiệm ảnh, ông bất ngờ trở nên trái tính trái nết. Ông kể lúc đấy điên loạn, bán hết cả máy ảnh. Đồ đạc trong tiệm cũng cho người qua đường hết. Cứ gặp ai đi qua là ông cho thôi, chẳng cần biết có quen biết gì không. Sau đấy rồi ông vào Diên Hồng để an dưỡng. Trộm vía từ ngày vào Diên Hồng, ông khỏe hơn, đầu óc cũng dần minh mẫn trở lại. Máu nghệ thuật như dòng chảy không ngừng trong cơ thể, không thể chụp ảnh nữa ông chuyển qua làm bạn với những vần thơ. 

Thơ của ông Việt thì nổi tiếng khắp Diên Hồng rồi. Mỗi lần cho ra mắt một bài thơ, ông lại nắn nót từng chữ trên trang giấy, tìm chỗ nào có ánh sáng đẹp nhất để chụp lại cho con cháu xem. Hầu như ai khi tiếp xúc với ông Việt đều bị ấn tượng bởi nguồn năng lượng vui vẻ, tích cực mà ông mang lại. Một phần vì bị thu hút bởi tài năng của ông. Chả thế mà có lần các bạn nhỏ từ CLB Sách qua giao lưu, có bạn nhỏ phải xin bằng được chữ kí của ông rồi mới chịu ra về. 

Cũng như ông, nhiều người cao tuổi khi về già chọn cho mình một phong cách sống nghệ sĩ. Các cụ thích làm thơ, viết nhạc đều có thừa thời gian mà theo đuổi. Không còn vướng bận điều gì, giờ đây, họ đang sống từng phút, từng giây với những đam mê mà mình đã ấp ủ bao năm qua. Ông Tuấn với nghệ danh là Tú Ân cũng luôn tham gia đóng góp những vần thơ do chính mình sáng tác mỗi khi cơ sở 2 có sự kiện. Từ sự kiện ngày Quốc tế người cao tuổi đến sinh nhật trung tâm, sinh nhật Sếp tổng hay đơn giản là những lúc rảnh rỗi, ông cũng đều sáng tác thơ tặng mọi người. Ông còn sáng tác thơ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Đi đâu ông cũng cầm theo cuốn sổ ghi chép những bài thơ. 

Chẳng cần ở đâu xa, những chất liệu thơ cứ bình dị trong đời sống đã làm nên những áng thơ đầy thi vị của các cụ đang an dưỡng tại Viện dưỡng lão. Không cần phải quá tài giỏi, không cần phải nổi tiếng, các cụ vẫn đang vui vẻ gặm nhấm tuổi già của mình với dòng máu nghệ thuật đang chảy trong tim. Hãy cùng điểm qua những bài thơ do chính các cụ đang an dưỡng tại Diên Hồng sáng tác và cùng cảm nhận những điều bình dị thể hiện qua từng chất thơ.

 

 

 

Xem thêm

Live concert “Ký ức thời gian” thơ mộng trong viện dưỡng lão

Chẳng cần phải là ca sĩ chuyên nghiệp, chẳng cần trang phục cầu kỳ, các cụ ông cụ bà trong viện dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 2 vẫn thu hút với các ca khúc đi cùng năm tháng.

Xuất phát từ mong muốn của các ông bà trong trung tâm được biểu diễn các ca khúc nhạc cách mạng, nhạc trữ tình quê hương, Diên Hồng cơ sở 2 đã tổ chức một chương trình ca nhạc ngoài trời trong không gian đậm chất thơ. Chút gió se lạnh thổi ngang qua, vệt nắng vàng dịu êm xuyên qua tán lá làm không khí buổi giao lưu văn nghệ thêm phần rạo rực, say mê. Từng ca khúc quen thuộc với tất cả mọi người như “Tình ca quê hương”, “Tàu anh qua núi”, “Tình ca Tây Bắc”, “Tình yêu trên dòng sông quan họ”, “Hà Nội – Một trái tim hồng… lần lượt vang lên trong sự hưng phấn cuộn lên từng hồi. Hẳn là ai tham gia buổi Live concert này cũng phải thốt lên “Ôi sao giống Đà Lạt đến thế!”.

Một góc sân khấu trước giờ G

Đó là đôi bạn thân ông Thành và ông Vương cùng nhau hát trọn vẹn ca khúc “Tình yêu trên dòng sông quan họ. Đó là bà Lệ Hà với chất giọng khàn bài nào cũng biết, cũng thuộc nhưng vẫn e thẹn muốn có người hát song ca cùng cho đỡ run. Đó là Bà Quang Hoa tay run run cầm cuốn sổ chép lời bài hát dù ngồi xe lăn và đang mệt nhưng vẫn nỗ lực và phấn khích đến mức hát liền hai bài. Đó là những lời ca tiếng hát của người nhà các cụ đang an dưỡng ở tại trung tâm. Chỉ vì không khí quá đỗi nên thơ khiến ai ai cũng muốn lên sân khấu cất vang tiếng hát.

Bên cạnh giọng ca ngọt ngào sâu lắng của các ông bà, toàn bộ ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên cũng có mặt và gửi tặng các cụ những ca khúc được nhiều cụ yêu thích. Nghe những ca từ thật đẹp, dường như ai cũng thấy yêu hơn Hà Nội, yêu hơn đất nước Việt Nam mình và nhất là yêu những con người đang sinh hoạt cùng nhau dưới một mái nhà. Bà Nguyễn Thị Biển không giấu được xúc động: “Chương trình quá hay và tuyệt. Bà mê lắm. Không uổng công bà mong ngóng chờ đợi cả tuần”. Nhìn các cụ đung đưa theo nhạc và lẩm nhẩm hát theo là đủ thấy tình yêu âm nhạc đang lan tỏa khắp Diên Hồng.

Màn song ca của ông Thành và ông Vương khiến ai cũng phải đung đưa theo từng câu hát

Viện dưỡng lão Diên Hồng vẫn thường bị gia đình trách là chiều các ông bà quá, gia đình không theo kịp để đáp ứng nhu cầu của các cụ. Thực tế là Diên Hồng đặt ra cho mình một sứ mệnh là mang đến cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hạnh phúc cho người cao tuổi trong đó đặc biệt chú trọng đến đời sống tinh thần phong phú để các ông bà tận hưởng tuổi già trong niềm vui. Chỉ cần các ông bà thích, Diên Hồng sẽ nỗ lực hết mình đến biến những mong muốn đó thành hiện thực. Có lẽ vì thế nên trường học hạnh phúc dành cho người già Diên Hồng mỗi ngày lại có thêm nhiều học viên mới giúp nhau cùng hạnh phúc.

Xem thêm

Cụ bà 102 tuổi tự tin trình diễn thời trang trong cuộc thi hoa hậu ở viện dưỡng lão

Ngày cuối tháng 11, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tổ chức cuộc thi hoa hậu, nhiều cụ bà đã háo hức đăng ký tham gia. Ngay khi các cụ bà xuất hiện trên sân khấu với gương mặt rạng ngời, tiếng vỗ tay, hò reo làm nền cho tinh thần tươi mới, yêu đời của các cụ. Tuy tuổi cao, có cụ 102 tuổi, chân yếu nhưng các cụ vẫn nỗ lực, tự tin bước đi với thần thái tuyệt vời trong các bộ trang phục thời trang tái chế.

Các cụ bà tự tin trình diễn phần thi của mình trong cuộc thi hoa hậu cao niên khiến nhiều người vui vẻ. 

Cả hội trường, nhất là người thân, bạn bè ngỡ ngàng trước sự thể hiện các cụ. Có cụ bà chỉ mới cách đây ít ngày còn đang nằm một chỗ vì ốm nhưng hôm nay như biến thành một người khác. 15 cụ bà với các nét cá tính khác nhau đã mang đến một bữa tiệc rực rỡ sắc màu.

Trao đổi với PV Dân Việt, chị Hoàng Thị Thu Ngân, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ, thông điệp của cuộc thi năm nay chính là “Sức sống mới” khuyến khích người cao tuổi làm những điều chưa từng làm để có thêm nhiều niềm vui và trải nghiệm mới. Các cụ bà ở Diên Hồng chính là những đại sứ tuyệt vời nhất để truyền cảm hứng cho những người khác vượt qua định kiến của xã hội.

Cuộc thi trở thành ngày hội của các ông bà trong viện dưỡng lão, giúp các cụ tươi trẻ, yêu đời, có thêm sức sống mới

Điều khiến mọi người bất ngờ chính là ở thái độ chuyên nghiệp khi đến với cuộc thi. Mỗi cụ bà tự chọn một huấn luyện viên để hỗ trợ trong quá trình thi. Các cụ bà cùng huấn luyện viên lên ý tưởng và làm thành trang phục để trình diễn trong phần thi catwalk, chuẩn bị thật kĩ cho phần thi tài năng. Có bà tập luyện bước đi mỗi ngày để có màn sải bước uyển chuyển, hút mắt, có bà lại chỉn chu từ màu sơn móng tay sao cho hợp nhất với trang phục.

Khác với những cuộc thi sắc đẹp khác, cuộc thi Hoa hậu cao niên Diên Hồng không có phần thi áo tắm hay áo dài, thay vào đó là các cụ bà ở tuổi xưa nay hiếm trải qua các phần thi tạo dáng trước ống kính, trình diễn thời trang tái chế, tài năng và chuyên gia gỡ rối.

Cụ bà Đặng Thị Khê (102 tuổi) trong bộ trang phục chủ đề công chúa được thiết kế công phu tỉ mỉ từ nguyên liệu túi nilon đã qua sử dụng

Cuộc thi trở thành động lực để các cụ bà hoàn thiện bản thân và sống một tuổi già đầy sinh động. “Tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi khi tham gia cuộc thi, được các cháu giúp đỡ nhiều. Sau cuộc thi này, tôi thấy mình cần nỗ lực rèn luyện sức khỏe để làm được những khả năng mình đã từng có để mang thanh xuân rực rỡ quay về”, bà Nguyễn Lệ Hà (79 tuổi) chia sẻ.

Được hai bạn trẻ đỡ ra trình diễn, cụ bà Đặng Thị Khê (102 tuổi) không khỏi xúc động. Bộ trang phục của cụ Khê với chủ đề công chúa được thiết kế công phu tỉ mỉ từ nguyên liệu túi nilon đã qua sử dụng, mang tới thông điệp hãy tái sử dụng các nguyên liệu để bảo vệ môi trường.

“Bà muốn gửi đến cuộc thi thông điệp dù lứa tuổi nào đi nữa thì hãy luôn làm điều mình yêu theo cách của mình yêu. Giống như việc làm công chúa ở tuổi 102”, bà Khê vui vẻ nói.

Bà Đào Thị Dung (85 tuổi, đứng giữa) vinh dự giành giải nhất cuộc thi

Kết thúc cuộc thi, bà Đào Thị Dung – 85 tuổi giành giải nhất cuộc thi. Bà tươi cười cho biết: “Tôi tưởng đâu là chỉ thi cho vui. Các cụ cụ nào cũng đẹp, giỏi, xuất sắc, cũng tốt. Nhưng không ngờ mình lại được đăng quang thì cũng vui, cũng mừng. Tôi cảm động lắm”.

Ngoài ra các cụ bà cũng tranh tài ở nhiều nội dung như thiết kế trang phục, cắm hoa, trang điểm… 

Một cụ bà đam mê trang điểm tham gia cuộc thi

Hay các cụ trổ tài cắm hoa

Niềm hạnh phúc của các cụ bà dự thi cũng chính là câu trả lời cho những rào cản về vấn đề người già có nên sống trong viện dưỡng lão hay không. Các cụ thể hiện cuộc sống được tự do làm điều mình thích bên bạn bè mới chính là tuổi già đáng sống.

“Tôi xúc động trước sự chu đáo của Ban tổ chức đã tạo ra một sân chơi tươi mới cho các cụ bà. Nhìn thấy mẹ vui và hào hứng cho cuộc thi, tôi yên tâm vô cùng. Tôi cũng thấy rất vinh dự khi mẹ được giải hoa hậu, mẹ thế này là hơn hẳn con các cháu ở nhà, con cháu xách dép cho cụ rồi”, chị Vũ Thị Linh Thủy (con gái bà Đào Thị Dung) tâm sự.

Xem thêm

Các cụ bà U100 trình diễn thời trang tái chế trong cuộc thi hoa hậu

Các cụ bà U100 hóa thân thành quý bà sang trọng, các công chúa Disney trong trang phục làm bằng giấy báo, nilon cuộc thi hoa hậu tại Viện dưỡng lão khiến khán giả bất ngờ. Cuộc thi trở thành ngày hội của các ông bà trong viện dưỡng lão, giúp các cụ tươi trẻ, yêu đời, có thêm sức sống mới.

Ngay khi các cụ bà xuất hiện trên sân khấu với gương mặt rạng ngời, tiếng vỗ tay, hò reo vang trời làm nền cho tinh thần tươi mới, yêu đời của các cụ. Tuy tuổi cao, có cụ 102 tuổi, chân yếu nhưng các bà vẫn nỗ lực, tự tin bước đi với thần thái tuyệt vời trong các bộ trang phục thời trang tái chế. Cả hội trường, nhất là người thân, bạn bè ngỡ ngàng trước sự thể hiện các cụ. Có cụ bà chỉ mới cách đây ít ngày còn đang nằm một chỗ vì ốm nhưng hôm nay như biến thành một người khác. 15 cụ bà với các nét cá tính khác nhau đã mang đến một bữa tiệc rực rỡ sắc màu. 

Chị Hoàng Thị Thu Ngân – Phó Tổng Giám đốc trung tâm dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ: “Thông điệp của cuộc thi năm nay chính là “Sức sống mới” khuyến khích người cao tuổi làm những điều chưa từng làm để có thêm nhiều niềm vui và trải nghiệm mới. Các cụ bà ở Diên Hồng chính là những đại sứ tuyệt vời nhất để truyền cảm hứng cho những người khác vượt qua những định kiến của xã hội.”

Điều khiến mọi người bất ngờ chính là ở thái độ chuyên nghiệp khi đến với cuộc thi. Mỗi cụ bà tự chọn một huấn luyện viên để hỗ trợ trong quá trình thi. Các bà cùng huấn luyện viên lên ý tưởng và làm thành trang phục để trình diễn trong phần thi catwalk, chuẩn bị thật kĩ cho phần thi tài năng. Có bà tập luyện bước đi mỗi ngày để có màn sải bước uyển chuyển, hút mắt, có bà lại chỉn chu từ màu sơn móng tay sao cho hợp nhất với trang phục.

Khác với những cuộc thi sắc đẹp khác, cuộc thi Hoa hậu cao niên Diên Hồng không có phần thi áo tắm hay áo dài, thay vào đó là các cụ bà ở tuổi xưa nay hiếm trải qua các phần thi tạo dáng trước ống kính, trình diễn thời trang tái chế, tài năng và chuyên gia gỡ rối.

Cuộc thi trở thành động lực để các cụ bà hoàn thiện bản thân và sống một tuổi già đầy sinh động. “Tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi khi tham gia cuộc thi, được các cháu giúp đỡ nhiều. Sau cuộc thi này, tôi thấy mình cần nỗ lực rèn luyện sức khỏe để làm được những khả năng mình đã từng có để mang thanh xuân rực rỡ quay về”, Bà Nguyễn Lệ Hà (79 tuổi) bày tỏ tinh thần quyết tâm sau cuộc thi.

Kết thúc cuộc thi, bà Đào Thị Dung 85 tuổi giành giải nhất cuộc thi. Bà tươi cười cho biết “Tôi tưởng đâu là chỉ thi cho vui. Các cụ cụ nào cũng đẹp, cụ nào cũng giỏi, cũng xuất sắc, cũng tốt. Nhưng không ngờ mình lại được đăng quang thì cũng vui, cũng mừng. Trung tâm tổ chức quá hoành tráng, quá tốt, quá chu đáo, phần thưởng lại nhiều. Tôi cảm động lắm. Và cũng biết ơn trung tâm tổ chức cái lễ này tốn kém nhiều nhưng mà trung tâm làm tốt quá”.

Niềm hạnh phúc của các cụ bà dự thi cũng chính là câu trả lời cho những rào cản về vấn đề người già có nên sống trong viện dưỡng lão hay không. Chính các cụ thể hiện cuộc sống được tự do làm điều mình thích bên bạn bè mới chính là tuổi già đáng sống. Đã qua rồi cái thời mà xã hội chê trách con cái bỏ rơi bố mẹ, thoái thác trách nhiệm chăm sóc phụ mẫu khi để người thân vào sống trong viện dưỡng lão.

“Tôi cảm thấy rất xúc động trước sự chu đáo của Ban tổ chức đã tạo ra một sân chơi tươi mới cho các cụ bà. Nhìn thấy mẹ vui và hào hứng cho cuộc thi thì mình cảm thấy yên tâm vô cùng. Tôi cũng thấy rất vinh dự khi mẹ được giải hoa hậu, mẹ thế này là hơn hẳn con các cháu ở nhà, con cháu xách dép cho cụ rồi”, Vũ Thị Linh Thủy – Con gái bà Đào Thị Dung tâm sự. 

Xem thêm

Hành trình tìm lại chính mình của cựu Hoa khôi Sở Nông nghiệp tỉnh Hà Bắc

Tôi đến thăm bà vào một ngày đầu đông. Những bông cúc họa mi đang nở rộ một góc trong căn phòng nhỏ, nơi bà Tiện cùng 2 người bạn đang an dưỡng tại dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 3. Bà đang say sưa tập luyện một bài hát quan họ. Thấy tôi bà ngừng lại, nắm tay tôi hồ hởi kéo xuống ghế ngồi. Nhưng đâu ai biết rằng 2 năm về trước cụ bà vui tươi, nhanh nhẹn này yếu và lẫn đến mức không tự lo liệu được cho mình, còn phải ngồi xe lăn.  

Bà Bùi Thị Tiện 77 tuổi, bà sinh ra và lớn lên tại Bắc Ninh. Bà từng là cán bộ thuộc sở Nông nghiệp tỉnh Hà Bắc. “Ngày xưa hồi còn công tác ở Sở, bà cũng đi thi hoa khôi rồi cũng được giải đấy”, bà phấn khích kể lại câu chuyện cũ. Còn bây giờ thì bà cũng là 1 trong số 3 cụ bà đại diện cho cơ sở của mình tham gia chung kết Hoa hậu cao niên Diên Hồng 2022. 

Cuộc đời Hoa khôi Sở Nông nghiệp có bước ngoặt lớn

Bà Tiện rất thích có người đến chơi, trò chuyện. Mỗi lần gặp người mới là bà tự hào kể về thời thanh xuân rực rỡ. Bà kể sau khi nghỉ việc ở sở Nông nghiệp, bà chuyển sang tự kinh doanh ở Bắc Ninh. Ngày đấy bà chỉ ở một mình nhưng không buồn vì lúc nào cũng có người ra người vào. Mặc dù bà có cả con trai và con gái nhưng các con đều sống ở Hà Nội cả. Các con đón mẹ đến ở cùng nhưng bà không chịu vì con cháu đi cả ngày không có ai trò chuyện cùng, chưa kể bà ở Bắc Ninh còn kinh doanh buôn bán, tự kiếm tiền lo cho bản thân. “Ngày đấy con cái thấy thế bảo bà là hay bà vào viện dưỡng lão cho có bạn có bè, có người chăm sóc. Nhưng lúc đấy bà còn khỏe, bà vẫn muốn ở lại Bắc Ninh để tự kiếm tiền không phụ thuộc vào con cháu, nên bà không vào. Nhưng đúng là người tính không bằng trời tính cháu ạ. Đến năm 72 tuổi thì bà bị mất ngủ, ăn vào mà cứ nôn rồi choáng váng và mệt mỏi. Bà cũng đi khám nhiều nơi rồi nhưng khám không ra bệnh”, bà Tiện tâm sự.

Hoa hậu cao niên Diên Hồng

Bà Tiện tham gia cuộc thi Hoa hậu cao niên Diên Hồng 2022

Theo chia sẻ của chị Mai Phương – con gái của bà Tiện: “Gia đình lúc đấy cũng hoảng loạn, cho bà đi khám ở các viện lớn như Vinmec, viện Quân Y 10 Bắc Ninh, viện Lão khoa mà cũng không ra bệnh. Bà chỉ được truyền bù nước, đạm và kali. Khi khỏe hơn thì bà lại về Bắc Ninh ở với 2 người giúp việc. Nhưng chỉ sau 2 tháng bà mất dần sức khỏe và giảm trí nhớ. Thỉnh thoảng vào giữa đêm, bà lại ra cổng nằm. Có hôm phải cõng bà lại vào nhà bà mới chịu vào. Khi ấy gia đình bắt đầu khó chịu và lo lắng về tính khí của bà. Và khi thấy tình hình của bà ngày càng tệ hơn, gia đình đã quyết định tìm đến Viện dưỡng lão.”

Bà đòi cầm dao và bật lửa đốt xe vì không muốn ai đưa bà vào Viện dưỡng lão

Chị Mai Phương tin rằng ở dưỡng lão mẹ mình sẽ đc chăm sóc chu đáo và có người trò chuyện, trông nom cả ngày lẫn đêm. Hành trình chị Phương quyết định đưa mẹ đến Diên Hồng rất nhanh khi chỉ xem thông tin qua trên internet. Bà Tiện lúc đó đã bị hoảng loạn không muốn đi đâu cứ đòi ở lại nhà và muốn chết ở tại Bắc Ninh. Bà còn đòi cầm dao và bật lửa đốt xe vì không muốn ai đưa bà đi. Gia đình đã buộc phải cõng bà và đưa vào trong xe. Khi đến Diên Hồng các bạn nhân viên rất thân thiện, chu đáo và ân cần đón bà nên bà cũng dịu đi phần nào. Thời điểm đó bà bị đau chân, đau đầu gối không đi được nên điều dưỡng phải phải bế bà vào xe lăn.

“Hai tháng đầu phải thuê riêng cho bà 1 phòng trong trung tâm và nhờ các em tắm gội mang đồ ăn cho bà.  Bà cứ đi mần sờ khắp phòng và không còn tinh nhanh, quên nhiều chuyện. Nói lung tung và kêu toàn nhìn thấy ma ngoài cửa sổ, sợ ở một mình. Khi bà đi ra phòng ăn chung còn ko nhớ đường về phòng. Chị rất lo nên cứ 3 ngày lại lên thăm nếu không lên được thì cử con gái đến chơi cá ngựa hoặc chơi bài với bà. Thấy các em ở trung tâm cũng hay nói chuyện với bà, ôm bà đầy yêu thương và vỗ về bà hàng ngày nên dần dần chị cũng yên tâm hơn”, chị Phương bồi hồi nhớ lại.

Không biết có được gọi là kỳ tích không vì lúc đưa bà vào chị Phương chỉ mong bà có người chăm sóc sức khỏe, trông nom bà hằng ngày là anh em trong nhà yên tâm công tác. Thế mà chỉ sau 2 tháng vào Diên Hồng, bà đã bình phục và nhớ được nhiều. Bà còn đọc được sách nhanh và lưu loát nữa. Tuần đầu bà ngồi xe lăn nhưng sang tuần thứ 2 bà đã tự chống gậy đi lại và thường xuyên giao lưu với các cụ. Bà rất vui khi được giúp đỡ các cụ khác như lấy đồ ăn cho các cụ, lấy nước cho các cụ. Tối đến còn mắc màn cho các cụ cùng tầng. Sau 2 tháng bà đã chọn ở ghép vì bà sợ ở 1 mình. Bà trò chuyện vui vẻ mỗi ngày với tất cả mọi người trong trung tâm. Chị Phương thấy hạnh phúc vô cùng mỗi lần vào thăm bà, chị kể: “Mỗi lần con cháu vào thăm, bà kể nhiều chuyện vui và cũng nhớ nhiều chuyện thời trẻ. Bà tăng cân dần và tươi khoẻ hơn nhiều. Chị thấy mừng vô cùng.”

“Khi nào con cho mẹ quay lại trung tâm nhé. Trong đấy ăn ngủ đúng bữa đúng giờ nên mẹ thấy dễ chịu hơn là ở nhà con.”

Quá trình bà ở Diên Hồng như thế nào được chị Phương nhớ rất rõ: “Khi bà quyết định rời cơ sở 2 sang cơ sở 3 mọi người ra ôm, khóc và không muốn bà đi. Nhờ có sự chăm sóc chu đáo, yêu thương và chế độ sinh hoạt phù hợp mà bà đã khoẻ mạnh và yêu đời trở lại. Các em trong trung tâm rất chuyên nghiệp. Các em biết tâm lý các cụ, lắng nghe các cụ và yêu thương các cụ nên bà coi trung tâm là nhà. Bà không còn gọi điện thường xuyên và cũng không muốn về nhà với con nữa”. 

Chị Phương nhớ lại thời gian bà đi Nha Trang chơi cùng gia đình hồi tháng 5 năm 2021. Khi trở về, toàn thành phố Hà Nội thực hiện cách ly xã hội nên bà Tiện đã ko quay lại Trung Tâm dưỡng lão Diên Hồng được. “Mẹ chị nhớ lắm. Ngày nào cũng bảo khi nào hết giãn cách con cho mẹ quay lại trung tâm nhé. Mẹ ở trong đấy có bạn có các cụ vui lắm, có nhiều hoạt động và được tắm nắng, tập thể dục và massage mỗi ngày. Ăn ngủ đúng bữa đúng giờ nên mẹ thấy dễ chịu hơn là ở nhà con”, chị Phương ngậm ngùi. Là con gái, chị Phương cũng có chút chạnh lòng và buồn khi nghe mẹ nói như vậy. Bản thân chị rất yêu mẹ và chăm sóc mẹ từng li từng tí nhưng lòng mẹ lại hướng về những người bạn già. Tuy nhiên, nghĩ lại chị Phương nhận ra rằng dù ở độ tuổi nào thì vẫn cần các mối quan hệ xã hội, trẻ nhỏ cần đi học để kết bạn, người trẻ cần gặp gỡ bạn bè thì người già cũng cần những người bạn lớn tuổi để dễ dàng chia sẻ. Chính vì vậy, ngay khi kết thúc thời gian cách ly, chị Phương vội vã đưa mẹ trở lại Diên Hồng. Chị Phương tặc lưỡi: “Đúng là nếu ở nhà mình cũng không có thời gian dành cho bà, các hoạt động như làm bánh trung thu, bánh trôi, chơi các trò chơi hay đưa bà tham gia các cuộc thi,… chị cũng chịu, không thể thực hiện được. Chỉ có ở Viện dưỡng lão, các bạn nhân viên vừa chăm các cụ vừa tạo ra hoạt động cho các cụ trải nghiệm.”

Bà được trải nghiệm làm tinh dầu tự nhiên

Chụp ảnh ngày Tết 

Sau 2 năm gửi mẹ ở Diên Hồng, chị Phương luôn chia sẻ trải nghiệm này với bạn bè. Chị tin rằng không con cái nào có thể chăm tốt các cụ như sự chăm sóc chuyên nghiệp và bài bản ở Trung tâm Dưỡng lão. Bất kỳ vấn đề gì gặp phải, người cao tuổi dễ dàng gọi điều dưỡng chăm sóc và nhận được sự giúp đỡ ngay lập tức. “Chị rất mừng khi mẹ chị có nơi chăm sóc tốt, an toàn và chu đáo. Chị chân thành cảm ơn các bạn trong ngôi nhà Diên Hồng và cả các ông các bà trong trung tâm nữa”, chị Phương xúc động.

Xem thêm

20/11 của những thầy giáo, cô giáo về hưu tại Diên Hồng

Ngày 20/11 hằng năm được biết đến là ngày Nhà giáo Việt Nam hay với tên gọi khác là Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Phát huy truyền thống “tôn sự trọng đạo” của dân tộc nhằm tôn vinh những người thầy, người cô đã dành cả cuộc đời để đứng trên bục giảng, tuần vừa qua, tại các cơ sở của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức những buổi lễ Tri ân những người thầy, người cô đang an dưỡng tại Diên Hồng.

Trước ngày diễn ra buổi lễ, các bạn điều dưỡng đã chuẩn bị tập luyện những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Ngày diễn ra chương trình cũng là lúc các tiết mục được trình làng. Dù bận rộn với công việc chăm sóc các cụ trong trung tâm, các bạn vẫn cố gắng dành thời gian để tập luyện sao cho đều và đẹp nhất có thể. Không chỉ đầu tư về kĩ thuật của tiết mục, trang phục của các bạn điều dưỡng cũng được chuẩn bị để mang lại cảm giác như đang biểu diễn ở lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại trường học. 

Không còn đứng trên giảng đường, không còn những đêm soạn giáo án. Giờ đây, khi không còn đến trường, các cụ vẫn được dự những buổi lễ Tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam đầy ý nghĩa. Có những ông bà mới nghỉ hưu một vài năm, có những người đã qua 80 tuổi. Đã lâu không đi làm nghề nhưng những câu chuyện về ngày còn đi dạy vẫn còn mãi trong kí ức của ông bà.  Thay lời muốn nói, Trung tâm chuẩn bị những món quà nho nhỏ dành tặng đến ông bà, những người thầy giáo, người cô giáo đang an dưỡng tại Diên Hồng.

Không biết bao lâu rồi những người thầy, người cô ấy không được gặp các học trò của mình. May mắn hơn những người khác, ông Nguyễn Ngọc Quang ở cs2 được các học trò của mình ghé thăm ngay trong buổi lễ Tri ân thầy cô do cs2 tổ chức. Khóa học trò này của ông chắc cũng đã từ rất nhiều năm trước, ai cũng đã qua cái tuổi 50 nhưng vẫn không quên người thầy năm xưa đã dạy dỗ mình. Các cô chú đi từ phía sau, từng người một bắt tay ông. Hỏi ông có biết là ai không, ông mỉm cười gật đầu với đôi mắt ngấn lệ. Có lẽ ở Diên Hồng ngày hôm ấy, ông là người hạnh phúc nhất. 

Buổi lễ tri ân mang theo nhiều xúc cảm. Vui có, buồn có. Trong niềm vui hân hoan của buổi lễ, của những tiết mục các bạn điều dưỡng chuẩn bị kỹ lưỡng hay những trò chơi được các cụ khác hào hứng tham gia thì đâu đó vẫn còn nét buồn man mác trong đôi mắt những người thầy, người cô đã lớn tuổi. Có lẽ ông bà vẫn đang chờ được gặp lại những người học trò của mình hay đơn giản chỉ là một cuộc gọi điện, một tin nhắn. 

Thay mặt Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, kính chúc những thầy cô giáo đang an dưỡng tại Diên Hồng nói riêng và những thầy cô giáo mang trên vai trọng trách của ngành giáo dục nói chung dồi dào sức khỏe, mang trong mình nhiệt huyết nghề giáo và luôn là những người thầy người cô đáng kính trong tâm trí mỗi học trò.

Xem thêm

“Cháu là ai thế, bà chưa gặp bao giờ?”

“Bạn này mới à, sao bà chưa gặp bao giờ”

“Hôm trước cháu vừa ngồi bên cạnh nói chuyện với bà mà, bà không nhớ à?”

“Ôi dào, giờ già rồi bà có nhớ được đâu. Khổ lắm. Có khi cháu phải làm ở đây cả năm may ra bà mới nhớ được”

Đây là trường hợp không còn xa lạ khi nói chuyện với người lớn tuổi. Giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ là bệnh lý dễ gặp ở người cao tuổi. Quá trình lão hóa diễn ra trên khắp các bộ phận của cơ thể. Và không loại trừ não bộ. Não liên tục trưởng thành từ khi ta nhỏ đến khi trưởng thành. Thế nhưng, sau 60 tuổi, não bắt đầu dừng sản xuất tế bào thần kinh. Lượng tế bào thần kinh bị phá hủy không được tái tạo. Não dần trở nên lão hóa, các liên kết của tế bào thần kinh đứt vỡ càng nhiều thì trí óc càng suy giảm.

Biểu hiện của sa sút trí tuệ

Tuổi càng cao tình trạng lão hóa não ngày càng nặng. Nếu tình trạng này không sớm được can thiệp sẽ dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ là nỗi ám ảnh với không chỉ người bệnh mà còn đối với cả gia đình. Khi tình trạng bệnh nhẹ, người cao tuổi bị giảm khả năng ghi nhớ và quên đi những việc vừa xảy ra. Ở mức độ nặng hơn, người cao tuổi sẽ giảm đi khả năng tự chăm sóc bản thân và có thể mất định hướng về thời gian. Hoang tưởng cũng là triệu chứng của những bệnh nhân bị sa sút trí tuệ.

Phòng ngừa sa sút trí tuệ như thế nào?

Tập thể dục cho não

Cũng giống như các hoạt động thể dục thể thao bình thường, mục đích của tập thể dục chính là để tăng vận động. Não bộ cũng thế. Để hoạt động của não bộ được trơn tru, hiệu quả thì việc luôn tạo ra những tình huống khiến não phải hoạt động, giải quyết không chỉ cần thiết đối với người cao tuổi mà với bất kì ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Có rất nhiều cách để não được vận động. Các trò chơi giải đố, xếp hình, lật hình,… đều có tác dụng bắt trí óc phải hoạt động. Hay đọc sách, đan len,… cũng là những hình thức để tăng sự tập trung cho não bộ. 

Tăng cường hoạt động thể chất và giao tiếp xã hội

Đối với người cao tuổi, hoạt động thể chất, vận động có xu hướng giảm đáng kể. Có rất nhiều bài tập thể dục phù hợp với người cao tuổi như đi bộ, tập dưỡng sinh, khiêu vũ,… Tùy vào khả năng vận động cũng như sức khỏe, người cao tuổi nên lựa chọn một hình thức vận động để cơ thể luôn trong tình trạng nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Thiếu đi những hoạt động thể chất sẽ khiến các cơ, xương khớp trở nên kém hoạt động, cơ thể cũng dần chậm chạp. Chưa kể đến là hoạt động của các tế bào, bộ phận bên trong cơ thể cũng giảm năng suất hoạt động.

Kết quả từ cuộc nghiên cứu trên quy mô rộng do TS. Thomas Glass và cộng sự ở trường Đại học Y tế cộng đồng Harvard thực hiện qua theo dõi dữ liệu của 2.812 người trên 65 tuổi trong khoảng 12 năm cho thấy, tình trạng suy giảm trí nhớ đã tăng lên gần gấp đôi ở những người sống lẻ loi so với những người có mối liên hệ thường xuyên với bạn bè, người thân, với tổ chức, tôn giáo hoặc tham gia đều đặn các sinh hoạt giao tiếp xã hội. Các hoạt động này không tốn nhiều năng lượng và yêu cầu có sức khỏe tốt nhưng lại có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và tuổi thọ ngang với các hoạt động thể chất. 

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp người cao tuổi khỏe mạnh hơn cũng như giảm tình trạng của các bệnh tuổi già. Đối với những người sa sút trí tuệ, khẩu phần ăn nên hạn chế nguồn thịt đỏ, đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, đồ nướng. Thay vào đó, nên sử dụng các loại thực phẩm tươi, sạch, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của não bộ. Nguồn omega – 3 dồi dào trong các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu,… là thực phẩm nên đưa vào thực đơn ít nhất 2 – 3 lần/tuần. 

Theo Hiệp hội bệnh Alzheimer, những loại quả có màu vỏ sậm như quả nho đỏ, mận, dâu, cherry,… giàu các chất chống oxy hóa nên có tác dụng lớn cho những người sa sút trí tuệ. Thêm vào đó, việc ăn nhiều rau củ quả sẽ cung cấp đủ các loại vitamin mà cơ thể cần. Bổ sung các loại hạt vào thực đơn hằng ngày như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ cười,… đều rất tốt cho não bộ.

Không sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn

Nhiều người cao tuổi vẫn giữ thói quen từ ngày trẻ là hút thuốc lá và sử dụng rượu bia. Đối với người cao tuổi nói chung và những người cao tuổi có dấu hiệu của việc sa sút trí tuệ nói riêng, việc sử dụng các chất kích thích này có tác hại cực xấu đến với sức khỏe. Khi rượu bị chuyển hóa trong cơ thể, nó sẽ tạo ra acetaldehy, một chất độc hại đối với tế bào não. Uống rượu nhiều và liên tục cũng có thể dẫn đến thiếu hụt thiamine và cuối cùng là hội chứng Wernicke-Korsakoff, tác động xấu đến chức năng của bộ não.

Tham gia các bài tập cho người sa sút trí tuệ

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, không ít những ông bà đang mắc phải tình trạng nhớ nhớ quên quên. Từ nhẹ đến nặng đều có cả. Được sự hỗ trợ từ phía Lão khoa với dự án R01, các bài tập được bổ sung vào hoạt động hằng ngày cho người cao tuổi bao gồm các trò chơi vận động với tạ, các trò chơi với hình ảnh, ghi nhớ tranh,… Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết của các bạn phụ trách, sau buổi tập nào các cụ cũng hào hứng, phấn khởi.

Xem thêm

Bao giờ mình mới được già?

“Bao giờ mình mới già? Thấy tuổi già vui quá”. Không chỉ để lại nội dung như vậy trên một fanpage, cô gái có tên Nguyễn Phương Thanh còn đính kèm tên nhiều bạn của mình vào lời nhắn ấy nữa.

Cảm xúc của cô ấy cũng giống hệt như tôi khi lướt qua những bức ảnh về tuổi già dễ thương. Nguồn ảnh từ Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng. Khi được đặt câu hỏi: “Tuổi già có gì vui?”, gần chục cụ già đã nhờ ai đó viết hộ vào tấm bảng đặt trước ngực những câu trả lời hết sức dí dỏm. “Khi già sẽ thoải mái yêu đương không sợ bố mẹ ngăn cản”; “Già không phải đi làm nên không bị sếp la”; “Không sợ nếp nhăn và tàn nhang”…

Muốn vơi mệt mỏi, áp lực, người trẻ đôi khi cần xoay chuyển góc nhìn về cuộc sống. Tương tự như vậy, để tuổi già vui khỏe, các cụ cũng cần chọn cho mình những lát cắt. Ở những “lát cắt” ấy sẽ không nhắc đến sự lú lẫn của trí nhớ, sự thừa thãi của chân tay.

Lối sống tốt đẹp của người già là luôn bao dung, nhường nhịn, luôn tự tại, không lo sợ khi nhìn về phía tương lai. Ngày xưa, người già có thể suốt ngày cận kề, xét nét, rao giảng đạo đức cho con cháu. Nhưng người già ngày nay, con cháu sẽ noi gương, sẽ tự cảm nhận được nguồn năng lượng bình an từ cốt cách, thần thái khỏe mạnh của ông bà mình.

Với tôi, mặc dù chưa đến ngưỡng lựa chọn cho mình lối sống như thế nào khi về già. Nhưng nhìn cách cha mẹ, ông bà, những người già xung quanh khu phố mình đang sống, có khi tôi cũng chợt chững lại rồi tự hỏi: “Bao lâu nữa mình sẽ già?”. Tôi biết, sức khỏe tinh thần sẽ quyết định chất lượng cuộc sống nên đôi khi tôi sợ. Dù tuổi đời còn trẻ nhưng tâm hồn vì không được chăm sóc nên sẽ sớm cằn cỗi, già nua. Nếu già trong tâm hồn thì thân thể trẻ trung bên ngoài liệu còn có ích gì nữa?

Mới đây, tôi và chồng đã không ngớt trầm trồ khi cùng xem những bức ảnh thời trang của một cụ bà. Ở tuổi 69, bà Rosa Saito (một người Brazil gốc Nhật) quyết định làm một việc mà nếu từ chối, bà cảm thấy sẽ vô cùng hối hận: Trở thành người mẫu.

Trước đó, chiều cao 1,68m, nét đẹp cùng làn da căng tràn đầy sức sống của bà đã lọt vào mắt xanh của một công ty thời trang và một nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Họ đã mời bà làm mẫu ảnh nhưng phải hơn một năm sau, bà mới nhận lời.
Một trong những lý do khiến Saito quyết định theo nghề người mẫu là vì bà đã sống vì người khác quá lâu. Rosa Saito sinh ra ở Araçatuba, Sao Paulo, Brazil.

Thời thơ ấu, bà là một đứa trẻ rất sáng tạo, có thiên hướng về nghệ thuật. Thế nhưng cuộc đời của bà có nhiều thử thách khi phải kết hôn sớm. Năm 22 tuổi, bà phải chăm sóc người mẹ nằm liệt giường. Sau đó, bà vừa phải làm mẹ vừa làm cha cho ba đứa con của mình vì mất chồng vào năm 2000. Sau khi chồng qua đời, bà lại dành một quãng thời gian dài chăm sóc các cháu.

Bây giờ, bà thường xuất hiện trên rất nhiều ảnh tạp chí, đồng thời, bà cũng là người mẫu quen thuộc trên sàn catwalk của Tuần lễ thời trang Sao Paulo – một trong những sự kiện thời trang lớn nhất thế giới.

Khi được hỏi về tuổi tác và công việc đang làm, bà trả lời: “Tôi không nghĩ lão hóa là một từ đúng để nói về tôi. Tôi luôn học hỏi và khi càng học nhiều, tôi càng thấy mình không biết gì cả. Chắc chắn là thời gian đang trôi, nhưng thời gian là gì? Nếu bạn hỏi tâm hồn tôi bao nhiêu tuổi, tôi sẽ nói tôi 22”.

Người già, chẳng nên tiết kiệm lời khen cho người khác. Nhưng cũng đừng quên dành thời gian cho bản thân mình. Bà Saito đã sống đúng theo phương châm ấy. Bà đã dám làm những điều mình thích.

Chồng nói với tôi, không phải ai già cũng vẫn còn đẹp để được tiếp tục theo đuổi những đam mê thuở nhỏ của mình như bà Saito.

Tôi trả lời: “Vẻ bên ngoài chỉ là tay lái, còn nội tâm luôn tươi trẻ bên trong mới thực sự là vị tài xế dẫn đường. Dấu hiệu rõ nhất cho việc ta đang già đi không phải là trí nhớ mai một, sức khỏe sa sút mà là việc dù ta có sức khỏe, trí nhớ tốt cũng không biết dùng nó vào việc gì. Ta không thể gọi tên được điều ta muốn làm, nơi ta muốn đến”.

Đừng ngại tuổi già vì những nếp nhăn, tóc bạc. Những gì đẹp nhất nếu không còn đọng lại trên thân thể cũng sẽ còn được lưu giữ, nối tiếp ở đôi mắt và sự đáng yêu của những người con, đứa cháu, ở những người em, người bạn mà ta yêu thương.

“Bao giờ tụi mình mới được già nhỉ? Bởi vì tuổi già có rất nhiều điều vui” – tôi hỏi ông xã. Anh cười nhạo: “Chắc ăn là em hãy già ngay từ lúc còn trẻ, để khỏi mong đợi, hồi hộp”.

Theo Minh Thi – báo Phụ nữ

 

Xem thêm

Người cao tuổi cần điều kiện sống an toàn

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người đi đôi với tuổi tác. Càng lớn tuổi, sức khỏe càng suy giảm. Những căn bệnh tuổi già cứ thế phát sinh. Chức năng vận động ngày càng suy giảm khiến người cao tuổi dễ bị ngã. Không chỉ khi đi lại, di chuyển và khi đứng hay ngồi cũng có khả năng ngã.

Người cao tuổi cần điều kiện sống an toàn

Nhờ điều kiện sống ngày một tăng cao, tuổi thọ của con người cũng theo đó mà tăng theo. Tuy nhiên, một trong những lý do khiến giảm tuổi thọ chính là việc té ngã khi tuổi cao sức yếu. Té ngã là những chấn thương nhẹ, nghe có vẻ không hề nguy hiểm như tai nạn giao thông. Thế nhưng không ít người cao tuổi mất chỉ vì té ngã. An toàn không chỉ là an ninh mà là cả an toàn khi không có thương tích vì ngã. Theo bác sĩ Hồi sức cấp cứu ở bệnh viện Vinmec Phú Quốc, tỷ lệ tử vong do té ngã ở những người có tuổi ≥ 65 là 82,5/100.000 người. Tỷ lệ này chỉ đứng thứ 2 về khả năng tử vong sau tai nạn giao thông. 

Cách phòng tránh té ngã ở người cao tuổi

Duy trì vận động

Tuổi càng cao sức khỏe càng yếu, việc vận động trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên vận động là điều cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh. Với những người cao tuổi còn khả năng vận động, có thể tự đi lại quanh nơi ở hay tập những bài thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe. Khi vận động, các cơ được kích hoạt, xương khớp cũng trở nên dẻo dai hơn. 

Với những gia đình có cầu thang cần chú trọng khi người cao tuổi đi xuống. Việc đi lên tưởng khó nhưng lại dễ hơn đi xuống rất nhiều. Xuống cầu thang khiến cơ thể có xu hướng đổ về phía trước. Nếu chân không có lực rất dễ bị trùng chân gây mất thăng bằng và ngã.

Luôn đi lại trong điều kiện đủ ánh sáng

Nhiều người có thói quen đi trong nhà trong bóng tối mà không bật điện. Điều này đối với người cao tuổi là vô cùng nguy hiểm. Trong nhà có rất nhiều ngóc ngách, vật dụng. Người cao tuổi không còn khả năng phản xạ nhanh nhẹn như những người trẻ. Lực chân yếu rất dễ khiến người cao tuổi bị vấp ngã. Vậy nên nếu vị trí đèn không cùng trên trục đường di chuyển trong nhà (như khi đi vệ sinh vào ban đêm) thì có thể lắp thêm đèn cảm ứng, sẽ rất hữu hiệu đối với người cao tuổi.

Luôn đi dép chống trượt ở mọi nơi

Khi đi chân đất trong nhà, nhất là vào mùa nồm hay những hôm lau nhà, chúng ta đều rất dễ bị té ngã do sàn trơn. Chuẩn bị một đôi dép chống trượt cho người cao tuổi sẽ giúp việc đi lại dễ dàng hơn, hạn chế khả năng ngã. Nếu trượt ngã sẽ dễ bị đập xương chậu hay đập đầu xuống sàn, rất nguy hiểm. 

Hạn chế việc bị đổ chất lỏng ra sàn nhà. Nếu bị đổ cần ngay lập tức xử lý. Phòng tắm, phòng vệ sinh là những nơi dễ trơn trượt. Hãy luôn gạt nước trong phòng sau khi sử dụng để đảm bảo phòng khô thoáng. Những ngày trời mưa, đường trơn cần hạn chế cho người cao tuổi ra ngoài. 

Sắp xếp lại nhà ở gọn gàng, ngăn nắp

Với những gia đình có trẻ nhỏ hay người già, vật dụng trong gia đình luôn phải đảm bảo để gọn gàng. Luôn đảm bảo dây điện được giấu kín hoặc để gọn lại không gây vướng víu trong quá trình đi lại. Các cạnh bàn, cạnh tủ sắc nhọn nên được bọc lại. Những vật dụng của người cao tuổi nên để ở chỗ dễ lấy. Tránh trường hợp người cao tuổi với lên lấy đồ vì rất dễ mất thăng bằng. Những vật dụng đã lâu không còn sử dụng có thể dẹp bỏ bớt để đường đi trong nhà được rộng rãi. 

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại

Nhiều người cao tuổi vẫn đang sử dụng gậy để chống mỗi khi đi lại. Việc này dễ gây ngã vì gậy rất dễ bị trượt và phải có đủ lực ở tay để chống. Thay vào đó, nên sử dụng gậy hoặc khung xe tập đi “walker”. Với những nơi người cao tuổi thường đi lại (trong phòng, từ phòng ra nhà vệ sinh,…) có thể lắp thêm tay vịn ở tường.

Xem thêm

Tuổi già càng khó tính vì… cô đơn

Tuổi già thường đi liền với khó tính

Theo các chuyên gia tâm lý, sự “đổi tính đổi nết” của người già do nhiều nguyên nhân. Họ thường hay kỹ tính cẩn thận trong mọi việc. Cuộc sống bó hẹp trong gia đình nên suy nghĩ đến bản thân nhiều hơn. Ngược lại, lớp trẻ năng động và luôn có xu hướng “hướng ngoại”. Họ có phong cách sống trẻ trung, nghĩ cũng “thoáng” hơn. Điều này gây nên những mâu thuẫn trong các gia đình có hai, ba thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà.

Người già thường chỉ loanh quanh trong ngôi nhà cả ngày, bị bó hẹp giữa 4 bức tường, con cái, cháu chắt lại đi làm, đi học nên họ thường xuyên cảm thấy cô đơn. Mặt khác khi con cháu trở về, thường ít hoặc không nói chuyện với ông bà vì nhiều lý do riêng. Cộng với việc khi tuổi cao hơn, họ không còn sức khỏe để bươn chải, lăn lộn với thương trường, cũng chẳng đủ tỉnh táo để làm việc kiếm sống, cũng không còn uy lực để ăn to nói lớn với đàn con…

Đó là một thực tế mà không phải người già nào cũng có thể chấp nhận, họ luôn “ôn cố tri tân” (nhắc lại cái cũ để hiểu biết hơn cái mới) vào hào quang của mình ngày nào. Họ không hiểu rằng giờ đây mình chỉ là “chuối chín cây”, chiếc lá mùa thu và buộc phải sống dựa vào tình cảm, nuôi dưỡng của gia đình và xã hội. Thậm chí nhiều cụ gần như trở thành một gánh nặng cho con cháu với trách nhiệm “bao bọc” miễn cưỡng.

Chính vì vậy, khi hiểu được những thực tế phũ phàng ấy người già trở nên đau khổ, buồn bực và muốn phản kháng. Thậm chí rất nhiều người già lại trở thành “nhi hóa”: Hay khóc, tự ái, mặc cảm, xa lánh, ganh tỵ…

Vậy làm thế nào để người già “dễ tính” hơn?

– Tạo môi trường sống thoải mái cho người già

Nếu người già được sống trong một môi trường thoải mái, giàu tình yêu thương và vị tha thì tâm lý, tính cách họ cũng sẽ rộng lượng, dễ chịu hơn. Các thành viên trong gia đình cần ôn hòa, thoải mái, chia sẻ và yêu thương nhau nhiều hơn. Người già sẽ sống vui, sống khỏe khi con cháu hiếu thảo, luôn luôn lễ phép và tôn trọng ý kiến của họ. Đặc biệt nên dành nhiều thời gian quan tâm để người già không cảm thấy cô đơn.

Dành nhiều quan tâm hơn tới người già

– Trẻ hóa bản thân

Con cháu làm cho người cao tuổi được trẻ hóa bản thân. Tức là họ biết tự chăm sóc bản thân mình, không tạo gánh nặng cho xã hội và được làm theo những gì họ muốn. Những người cao tuổi về hưu, họ có rất nhiều kinh nghiệm với vốn kiến thức tích lũy được theo năm tháng. Đó là kho báu quý giá cho lớp trẻ nếu họ biết cách “khai phá”. Hãy để người già đóng góp nhiều hơn cho gia đình và xã hội. Như vậy họ không cảm thấy mình vô dụng, không giúp được gì cho con cái nữa.

Thêm vào đó, người già trẻ hóa bản thân ở cả tâm hồn và hình thể. Cách ăn mặc, chăm sóc cơ thể một cách khoa học cũng giúp họ giữ được những nét tươi trẻ. Như vậy họ sẽ tự tin hơn trong sinh hoạt và giao tiếp với mọi người.

Lớp trẻ cần thường xuyên nói chuyện, tiếp xúc với người già nhiều hơn. Đồng thời, hướng dẫn họ đọc sách báo, mạng internet, quan tâm đến đời sống, nhu cầu và tính cách của lớp trẻ. Tránh những mâu thuẫn dễ khiến người già “khó tính”, đây cũng là cách làm cho tâm hồn họ không “già cỗi”. Tập thể dục cũng là 1 cách giúp người già tăng cường sức khỏe, bớt “khó tính”

Làm mới và  trẻ hóa bản thân

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người cao tuổi nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Lưu ý giảm lượng đường và muối trong bữa ăn. Tăng cường ăn nhiều rau tươi, quả chín và các thức ăn giàu chất chống oxy hóa, ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá. Đặc biệt là tăng cường vận động. Hơn nữa, cần bổ sung lượng sữa phù hợp với cơ thể, phòng chống loãng xương và thiếu chất dinh dưỡng.

– Thú chơi tao nhã

Bạn có thể tìm cho người già những thú chơi tao nhã vừa để tâm hồn thêm thư thái, vừa để rèn luyện sức khỏe. Những thú vui như làm vườn, chơi cây cảnh, chơi chim, chăm bể cá cảnh, nuôi thú cưng hay đi câu cá, đánh cờ… Có nhiều cách chọn sao phù hợp với niềm yêu thích, sức khỏe và điều kiện gia đình, điều kiện kinh tế của người cao tuổi. Tìm đến các thú chơi tao nhã sẽ rút ngắn thời gian rảnh rỗi có thừa của người già, tránh làm họ cảm thấy buồn chán dễ sinh cáu gắt.

Có các thú vui tao nhã

– Gắn bó với tập thể

Người già vẫn cần duy trì gắn bó với tập thể để giảm bớt sự cô đơn và tìm những niềm vui khác nhau cho mình. Bạn có thể khuyên và định hướng họ tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, câu lạc bộ người cao tuổi như câu lạc bộ thơ, diễn văn nghệ… Ngoài ra, có các câu lạc bộ thể dục thể thao hợp lứa tuổi như cầu lông, dưỡng sinh. 

– Suy nghĩ tích cực

Điều quan trọng nhất là chính họ phải có 1 suy nghĩ tích cực. Họ không nên quá phụ thuộc hoặc mong chờ vào con cái. Ngày nay, nhiều người đã chủ động lo liệu cho tuổi già của mình. Ví dụ chủ động tìm hiểu và bắt nhịp với cuộc sống hiện đại. Như đi du lịch đây đó, chủ động tham gia các câu lạc bộ, hoặc tự tìm hiểu và lựa chọn sống trong viện dưỡng lão. Khi đã chủ động về tuổi già, thì cho dù có gặp tình huống nào, người già cũng đều có thể không khó tính.

 

Xem thêm