Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão vốn là vấn đề gây nhiều tranh cãi từ trước đến nay. Có nhiều người cho rằng khi con cái không đủ thời gian và chuyên môn để chăm sóc bố mẹ già thì việc tìm đến một viện dưỡng lão chính là cứu cánh. Cũng có ý kiến cho rằng đưa bố mẹ vào dưỡng lão là bất hiếu, là ruồng bỏ trách nhiệm…
Nhiều người nói ”viện dưỡng dưỡng lão là nơi con cái chối bỏ trách nhiệm, nhưng tôi thà làm vậy còn hơn để mặc cha mẹ tự lo. Hồi còn trẻ, tôi cũng từng tranh luận khá nhiều với những “nhà xã hội học” về việc viện dưỡng lão có ý nghĩa như thế nào? Nhiều người nhìn vào mô hình này ở phương Tây mà cho rằng, đây là nơi con cái chối bỏ trách nhiệm của gia đình, tước đi sự tự do của ông bà, bỏ mặc đấng sinh thành cho sự ích kỷ riêng của bản thân. Để cho ông bà tự lo liệu tuổi già ở chốn thôn quê, để rồi nhỡ có chuyện không hay xảy ra cũng chẳng ai biết? Hay đưa các cụ vào một nơi làm dịch vụ có người chăm lo thay mình sẽ tốt hơn? Nói thật, tôi cũng không chắc lắm. Nhưng tôi cho rằng, viện dưỡng lão là kết quả từ lòng hiếu thuận của con cái. Ít nhất là vì họ không đành lòng bỏ mặc đấng sinh thành tự lo, tự diệt chứ tuyệt nhiên không phải là “nơi chối bỏ trách nhiệm” như các bạn của tôi từng tranh luận”. Đó là quan điểm của anh Mạnh (Q.N) khi bàn về quan điểm đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão có phải bất hiếu không?
Chị Vy (H.N) cho rằng: “Theo tôi quan sát, viện dưỡng lão không chỉ là nơi để con cái gửi gắm cha mẹ vì quá bận rộn. Cuộc sống hiện đại giúp tuổi thọ con người được kéo dài và một trong những cách giúp kéo dài cuộc sống con người là được chăm sóc và chữa bệnh đúng cách. Người già có rất nhiều bệnh, nếu ở cùng con cháu không có kiến thức và phương tiện y tế sẽ không thể cứu giúp được trong lúc nguy cấp. Trong khi đó, ở những viện dưỡng lão đúng tiêu chuẩn sẽ có bác sĩ lão khoa, có y tá túc trực, những nhân viên y tế chăm sóc các cụ hàng ngày, được đào tạo kỹ năng chăm sóc người già chuyên nghiệp. Vậy nên, xã hội cần thôi khắt khe với viện dưỡng lão mà nên xây dựng những quy chế quản lý chất lượng những cơ sở này để đảm bảo các cụ vào đây sẽ được hưởng các dịch vụ chăm sóc tốt. Còn niềm vui tinh thần thì mọi người cần xác định tự tìm kiếm cho mình trong từng giai đoạn của cuộc đời.”
Một ý kiến khác từ anh Dũng (H.G) : ”Viện dưỡng lão là giải pháp hoàn hảo nhất để chăm sóc người cao tuổi ở xã hội hiện đại. Nghĩ cho cùng, đến một lúc mà ta không thể điều khiển được chân tay mình như ý muốn, con người sẽ cảm thấy muốn sống nhất và muốn có con cháu ở bên để không cảm thấy cô đơn, tủi phận. Điều này tôi đã thấy ở đa số những người già. Nhưng một vấn đề khó giải quyết ở đây là con cái lại không muốn cha mẹ mình bị thua thiệt so với người khác, cũng không ai cam lòng đứng nhìn cha mẹ mình chơi vơi giữa dòng mà không có lấy một nơi để bám víu. Nhưng để thỏa mãn được đạo hiếu của mình thì đôi khi đứa con lại phải hy sinh công việc và thậm chí cả gia đình hiện tại. Những mâu thuẫn vợ chồng do trách nhiệm phụng sự cha mẹ già đôi bên là có thật, con cái phải bỏ việc ở thành phố để về quê chăm sóc cha mẹ cũng có, những vấn đề này như cái mạng nhện níu lấy cuộc sống của những người nghèo. Và giải pháp ở đây chính là viện dưỡng lão.”
Phải chăng đã đến lúc chúng ta nên có cái nhìn cởi mở hơn với viện dưỡng lão? Mọi người có suy nghĩ như thế nào về những quan điểm trên thì để lại bình luận phía dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé!
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được lập ra với mong muốn chia sẻ trách nhiệm với các gia đình, là giải pháp tối ưu để con cháu vẫn có điều kiện quan tâm, vẫn duy trì công việc, học tập trong khi bố mẹ, ông bà được vui sống bên những người bạn cùng lứa tuổi, được chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần. Diên Hồng luôn mong muốn giúp người cao tuổi tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn, khoẻ hơn, phong phú hơn. Hạnh phúc, an nhàn và bình yên trong tâm hồn của người cao tuổi và gia đình chính là mục tiêu của chúng tôi.
Địa chỉ các cơ sở của Dưỡng lão Diên Hồng
Cơ sở 1: Địa chỉ U07 – L16 – KĐT Đô Nghĩa, Đường Tố Hữu, P. Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
Cơ sở 2: Khu A2.3 – ô số 18 – KĐT Thanh Hà Cienco 5, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 9, ngõ 649 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Cơ sở 4: Đường Quang Lai, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
Đội ngũ nhân sự
Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, cùng với khẩu hiệu: ”Tận tâm – Chính trực – Trách nhiệm – Đồng cảm”. Với mong muốn xây dựng Diên Hồng trở thành một nơi an dưỡng kiểu mẫu nên đội ngũ cán bộ nhân viên Diên Hồng luôn trăn trở để mang đến cho người cao tuổi những trải nghiệm thú vị trong cuộc sống thường nhật, giúp cho người cao tuổi có thể tận hưởng một cuộc sống tươi vui, sinh động.
Cơ sở vật chất
Cơ sở 1
Có diện tích 1500 m2 mặt sàn, xây làm 5 tầng; có 1 thang máy sức chứa 8 người, 1 cầu thang bộ, hệ thống cửa cách âm, cách nhiệt.
Tầng 1
Được bố trí khu điều hành, khu tiếp khách và khu điều trị tích cực (dành cho các cụ ốm yếu, cần được điều trị – thay cho việc phải đến bệnh viện).
Tầng 2 – Tầng 4: mỗi tầng được bố trí thành 5 phòng.
Phòng sinh hoạt chung có hệ thống điều hòa 2 chiều, tivi 55 inch, khu đọc sách, chơi cờ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, là nơi giao lưu trò chuyện giữa người cao tuổi sống tại Trung tâm.
Phòng ngủ 8 giường dành cho các cụ có diện tích khoảng hơn 50 m2, có 3 cửa sổ. Có hệ thống chiếu sáng, tivi 40 inch, 2 điều hòa 2 chiều, 8 quạt điện, tủ quần áo, 2 phòng vệ sinh và 1 phòng tắm.
Phòng ngủ 2 giường (có thể bố trí thành phòng 1 giường nếu khách có nhu cầu). Phòng có 2 cửa sổ, 1 điều hòa 2 chiều, tivi 28 inch, 1 tủ lạnh, 2 giường, tủ đựng quần áo, 2 phòng vệ sinh nam và nữ, 1 phòng tắm.
Tầng 5 được bố trí 3 khu chính.
Khu nấu ăn rộng 50 m2 có thể nấu ăn đáp ứng nhu cầu khoảng 100 xuất ăn cho 1 lần nấu
Khu tâm linh rộng 60 m2 dùng cho việc thờ cúng, nơi cho người cao tuổi tụng kinh, ngồi thiền và lễ vào ngày lễ tết, rằm hoặc mồng 1
Khu tập phục hồi chức năng rộng hơn 100 m2 dành cho người cao tuổi tập thể dục, tập phục hồi chức năng.
Cơ sở 2
Tòa nhà Diên Hồng 2 có diện tích mặt sàn là 3000m2, xây làm 6 tầng. Có 1 thang máy sức chứa 24 người, 2 cầu thang bộ, hệ thống cửa cách âm, cách nhiệt.
Tầng 1
Bao gồm các khu Bếp ăn, quầy lễ tân – tiếp khách, 2 phòng chăm sóc đặc biệt – điều trị tích cực (dành cho các cụ ốm yếu, cần được điều trị – thay cho việc phải đến bệnh viện).
Phòng phục hồi chức năng: Có hệ thống các thiết bị hỗ trợ phục hồi sau tai biến, rèn luyện sức khỏe cho NCT có nhu cầu. Bao gồm giường mát xa, châm cứu, máy đạp xe, gập bụng, ghế mát xa chân,……
Tầng 2 – tầng 5
Phòng sinh hoạt chung có 3 quạt trần, tivi 55 inch, khu đọc sách, chơi cờ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, là nơi giao lưu trò chuyện giữa người cao tuổi sống tại Trung tâm.
Phòng ngủ 6 giường dành cho các cụ có diện tích dao động từ 40m2- 50m2. Có hệ thống chiếu sáng, tivi 40 inch, 1 điều hòa 2 chiều, 6 quạt điện, tủ quần áo, 1 phòng vệ sinh và 1 phòng tắm.
Tầng 6
Có 4 phòng đơn, 1 văn phòng điều hành, phòng nhân viên, 1 hội trường.
Phòng đơn 2 giường ngủ (có thể bố trí thành phòng 1 giường nếu khách có nhu cầu). Phòng có 1 điều hòa 2 chiều, tivi 28 inch, 1 tủ lạnh, 2 giường, tủ đựng quần áo, 1 phòng tắm, nhà vệ sinh.
Hội trường: Hệ thống sân khấu rộng rãi, không gian thích hợp để tổ chức các hoạt động, sự kiện cho các cụ giao lưu với các cá nhân và đoàn thể.
Khu tâm linh rộng 30 m2 dùng cho việc thờ cúng, nơi cho người cao tuổi tụng kinh, ngồi thiền và lễ vào ngày lễ tết, rằm hoặc mồng 1.
Cơ sở 3
Tòa nhà Diên Hồng 3 có 33 phòng bao gồm phòng ở tập thể 5 người, phòng đơn, phòng đôi, phòng chăm sóc đặc biệt, 2 thang máy, 2 cầu thang bộ. Các phòng đều được trang trí đẹp mắt, bố trí đầy đủ giường tủ, điều hoà, quạt điện, bàn ghế, tủ lạnh… tuỳ nhu cầu sử dụng.
Tầng 1: Gồm các khu Bếp ăn, quầy lễ tân – tiếp khách, phòng chăm sóc đặc biệt – điều trị tích cực và phòng phục hồi chức năng.
Tầng 2 – tầng 5
Phòng sinh hoạt chung có hệ thống điều hòa 2 chiều, tivi 55 inch, khu đọc sách, chơi cờ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, là nơi giao lưu trò chuyện giữa người cao tuổi.
Phòng đơn 1 giường ngủ
Phòng đôi 2 giường ngủ: có thể bố trí thành phòng 1 giường nếu khách có nhu cầu. Phòng có 2 cửa sổ, 1 điều hòa 2 chiều, tivi 28 inch, 1 tủ lạnh, 2 giường, tủ đựng quần áo, phòng vệ sinh và phòng tắm.
Phòng tập thể 5 giường
Tầng 6: Được bố trí gồm phòng điều hành và khu tâm linh dùng cho việc thờ cúng, nơi cho người cao tuổi tụng kinh, ngồi thiền và lễ vào ngày lễ tết, rằm hoặc mồng 1. Ngoài ra còn khu vực hội trường gồm hệ thống sân khấu rộng rãi, không gian thích hợp để tổ chức các hoạt động, sự kiện cho các cụ giao lưu với các cá nhân và đoàn thể.
Các dịch vụ chăm sóc
Nội trú dài ngày/ ngắn ngày: Người lớn tuổi có thể đăng ký dịch vụ của trung tâm với những gói dài ngày hoặc ngắn ngày. Dịch vụ này phù hợp cho những gia đình muốn gửi người thân trong thời gian ngắn hoặc dài vì không đủ điều kiện chăm tóc sẽ rất tiện lợi.
Dịch vụ chăm sóc bán trú: Rất phù hợp với các gia đình ở thành phố, con cái đi làm bận rộn vào ban ngày có thể gửi người thân vào viện để được chăm sóc tốt nhất và các cụ được trò chuyện, giao lưu với bạn bè của mình.
Chăm sóc và điều trị các bệnh nhân tai biến: Diên Hồng có đầu tư hệ thống thiết bị hỗ trợ, đội ngũ bác sĩ chuyên viên chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi, người bệnh phục hồi sau tai biến nhanh chóng và rất tốt.
Chế độ sinh hoạt
Tại dưỡng lão Diên Hồng chế độ sinh hoạt của các cụ được các chuyên gia, bác sĩ của trung tâm nghiên cứu và xây dựng với lịch trình phù hợp giúp các cụ luôn được vận động, nghỉ ngơi và sinh hoạt đúng giờ, đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Cụ thể là:
Thời gian hàng ngày sẽ bắt đầu vào lúc 5h30 đến 22h. Thực hiện các hoạt động: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, kiểm tra sức khỏe, ăn uống, hoạt động giải trí, thư giãn, điều trị xoa bóp, bấm huyệt, tự do nghỉ ngơi.
Các chế độ ăn uống, sinh hoạt, vui chơi giải trí của trung tâm gồm
Chế độ ăn uống
Bữa ăn được các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tư vấn kĩ lưỡng đảm bảo về thời gian và dinh dưỡng tốt nhất, khoảng cách giữa các bữa ăn, tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng đủ chất, dễ tiêu hóa.
Một ngày sẽ ăn 4 bữa gồm: Bữa sáng, bữa trưa, bữa nhẹ lúc 2h chiều và bữa tối. Chế độ ăn uống của mỗi cụ sẽ khác nhau phù hợp thể trạng và tình hình bệnh.
Giấc ngủ
Giấc ngủ của người lớn tuổi rất quan trọng giúp dưỡng sức, tu bổ các mô bào bị hư hao, thoái hóa. Trung tâm có giờ ngủ nghỉ rõ ràng cho các cụ, phòng ngủ luôn được đảm bảo sạch sẽ, thoáng khí và yên tĩnh, thư giãn giúp các cụ ngủ sâu, đủ giấc.
Chăm sóc y tế sức khỏe
Vẫn đề kiểm tra sức khỏe được tiến hành thường xuyên, đặc biệt là với các cụ mắc bệnh mãn tính, huyết áp có thể được kiểm tra sức khỏe hàng ngày.
Các hộ lý, chuyên viên chăm sóc sức khỏe của trung tâm kiểm soát và hỗ trợ các cụ dùng thuốc điều trị, thuốc chăm sóc sức khỏe hàng ngày đúng liều lượng và thời gian.
Hoạt động giải trí
Các cụ được tham gia nhiều hoạt động giải trí, sinh hoạt chung, thư giãn, đọc sách làm thơ, vẽ tranh, hát karaoke…. tại chính trung tâm và trò chuyện với bạn bè cùng tuổi, giúp các cụ vui vẻ, thoải mái hơn.
Chi phí dịch vụ
Chi phí ở viện dưỡng lão Diên Hồng tùy theo từng dịch vụ sẽ có mức phí khác nhau cụ thể là:
Phòng chăm sóc đặc biệt: 7.500.000 VNĐ/ tháng
Phòng ngủ 6 – 8 giường: 7.500.000 VNĐ/ tháng
Phòng đôi: 10.000.000 VNĐ/ tháng
Phòng đơn: 13.000.000 – 14.000.000 VNĐ/ tháng
Chăm sóc ngắn ngày phòng 6 – 8 giường: 450.000/ ngày
Chăm sóc ngắn ngày phòng đơn/ phòng đôi: 600.000 VNĐ/ngày
Ở bán trú: 250.000 VNĐ/ ngày
Chăm sóc ngắn ngày dịp lễ, Tết ( tết âm lịch tính từ 25 tháng chạp đến hết mùng 4 tết): 700.000 ngày
Chi phí trên đã bao gồm: Chỗ ở tiện nghi ( ti vi, điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh); phòng sinh hoạt chung; phòng tập thể dục; giặt giũ; chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp với người cao tuổi; xoa bóp bấm huyệt; chế độ theo dõi sức khỏe hàng ngày, hàng quý.
Trường hợp cần sự hỗ trợ đặc biệt (hỗ trợ vận động, hỗ trợ ăn uống, hỗ trợ vệ sinh cá nhân, chăm sóc vết loét,…), mức phí hỗ trợ chỉ từ 500.000 đến 6.000.000/tháng.
Đối với các ngày Lễ, Tết, Diên Hồng thu thêm phụ phí 200.000/ngày, cụ thể:
1. Giỗ Tổ Hùng Vương (10/03 âm lịch) 2. Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước & Quốc tế lao động (30/04 – 01/05) 3. Quốc khánh (02/9 và 03/9) – Từ 2021, Quốc khánh nghỉ 2 ngày 4. Tết dương lịch (01/01) 5. Tết Nguyên Đán (29 hoặc 30 tháng Chạp và 01, 02, 03, 04 Tết âm lịch
Đối tượng phục vụ
Người già khỏe mạnh hoặc già yếu không có khả năng tự phục vụ.
Những bệnh nhân tai biến đã được điều trị ổn định tại bệnh viện (liệt, ăn uống qua sonde, sống thực vật …)
Những người khuyết tật, suy giảm trí nhớ, loạn thần tuổi già.
Thủ tục, hồ sơ khi đăng ký vào sống tại trung tâm
Người cao tuổi khi vào ở tại trung tâm cần các thủ tục sau:
Có người thân bảo lãnh
Sổ hộ khẩu gia đình của người đứng ra bảo lãnh (photocopy)
CMND của cụ và người đứng ra bảo lãnh (photocopy)
Hồ sơ bệnh án (nếu có)
Phí dự phòng rủi ro (10.000.000đ)
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tiên phong chú trọng đến đời sống tinh thần của người cao tuổi. Sự khác biệt của Dưỡng lão Diên Hồng so với các trung tâm dưỡng lão khác chính là cách tiếp cận đầy sáng tạo trong các hoạt động để người cao tuổi không chỉ được sống theo cách mình muốn mà còn phát huy tối đa sở thích và sở trường của mình. Diên Hồng đã, đang và sẽ tiếp tục phấn đấu trở thành trung tâm dưỡng lão đáng sống của người cao tuổi.
Bộ ảnh check in các mùa hoa Hà Nội, từ cúc họa mi cho tới cúc bách nhật và dã quỳ của các cụ ở trung tâm dưỡng lão Diên Hồng khiến cư dân mạng khen ngợi không ngớt. Mọi người đều tỏ ra thích thú một phần bởi sự tự nhiên của những “mẫu ảnh” đặc biệt, một phần ai cũng mong sau này mình sẽ có một tình bạn bền chặt như các cụ. Thậm chí, đã có rất nhiều dân mạng tag tên người bạn thân của mình ở bên dưới bình luận với ước mong sau này mình cũng có bộ ảnh tuyệt đẹp như vậy.
Tháng vừa qua, bộ ảnh “tình bạn già” bên vườn cúc họa mi của hai cụ già đã khiến cư dân mạng thả tim, chia sẻ chóng mặt và khen ngợi không ngớt lời. Check in mùa cúc họa mi không chỉ là xu hướng của các bạn trẻ Hà Thành mà còn là dịp lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của các cụ bà tại viện dưỡng lão Diên Hồng. Trong bộ ảnh có ”một không hai”, hai cụ già trong bộ quần áo đời thường giản dị cùng nụ cười rạng rỡ giữa vườn cúc họa mi đã làm netizen thích thú vô cùng. Xem xong ảnh, ai cũng muốn có một tình bạn đẹp, nhẹ nhàng như vậy!
Bên cạnh cúc họa mi, các cụ còn chụp ảnh ở vườn hoa bách nhật cực lung linh. Cả không gian được bao phủ bởi những bông cúc màu tím hồng tạo nên cảm giác lãng mạn và nên thơ. Đây cũng là địa điểm check in siêu hot không chỉ được giới trẻ mà cả các gia đình tìm tới thưởng ngoạn và chụp ảnh. Đáng chú ý là thần thái của hai cụ khi diện váy điệu đà tung bay trong gió, trông không thua kém gì những siêu mẫu đang tạo dáng chụp ảnh ở studio lớn.
Không chỉ check in cúc họa mi, các cụ ở Dưỡng lão Diên Hồng còn cực kỳ bắt trend khi “sống ảo” ở những vườn hoa khác, trong đó có hoa dã quỳ đang vào mùa rực rỡ nhất. Bộ ảnh “bộ tứ siêu đẳng” check in mùa hoa dã quỳ với biểu cảm cực cool ngầu cũng khiến cư dân mạng vô cùng thích thú. Đúng là tuổi tác không thành vấn đề, chỉ cần có những người bạn tốt như này thì sẽ có ngay những bức hình cực đẹp.
Thông điệp mà Diên Hồng luôn muốn truyền tải tới tất cả mọi người thông qua các bộ ảnh chính là: Không bao giờ là quá già để tươi trẻ và làm điều mình thích!!!
Hiện nay, không ít người ở độ tuổi trung niên đã lên kế hoạch cho tuổi già, họ đều muốn vào viện dưỡng lão, chứ không muốn ở cùng con cái.
Tìm hiểu thêm về quan điểm trên, bác Nguyễn Thanh Sơn (Hà Nội) bày tỏ: “Từ lâu tôi cũng đã có suy nghĩ đó, nuôi con cho ăn học đàng hoàng còn chuyện nó nuôi mình hay không là chuyện khác. Tôi không ép buộc con cái nên tôi sẽ cố gắng tích lũy, một phần có thể để cho con làm vốn, một phần để ký hợp đồng với viện dưỡng lão, như thế là vẹn cả đôi đường không tạo áp lực cho con cái”.
Độc giả Thiên Ân (Hồ Chí Minh) cũng cho rằng: “Có 1 sự thật là cha mẹ cũng không nuôi được cha mẹ mình, vậy thì sao con cái phải có trách nhiệm với cha mẹ. Câu ‘trẻ cậy cha, già cậy con’ không hẳn đã đúng. Thế nên cha mẹ cần sống cho bản thân mình, tích lũy tiền bạc để về già không cần nhờ cậy con cái. Vì bản thân con cái cũng phải lo cho con cái họ”
Cô Trần Mỹ (Hải Phòng) ngậm ngùi chia sẻ: “Tôi đã từng thầm chê trách những gia đình đông anh chị em nhưng lại gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão vì lý do không chăm sóc được. Nhưng theo thời gian, những thay đổi của cuộc sống và cả trải nghiệm bản thân khiến quan điểm của tôi dần thay đổi.
Tôi có một người họ hàng xa, ông bà về hưu rồi ở cùng con cháu. Tuy ở chung một nhà nhưng thời gian quây quần bên nhau chẳng được bao nhiêu. Con cháu ai nấy đều bận việc từ sáng đến đêm khuya. Suốt cả ngày dài, 2 ông bà ở nhà một mình, ăn trưa một mình. Thậm chí tối, họ cũng chưa chắc có được bữa cơm đoàn viên đúng nghĩa khi lũ trẻ đi học thêm. Dần dần họ thấy mình cô đơn, lạc lõng ngay chính căn nhà của mình. Và rồi 2 ông bà đã quyết định cùng nhau vào dưỡng lão ở, tuy xa con cái nhưng họ lại thấy được niềm vui tuổi già, niềm vui bên những người bạn cùng trang lứa.
Lúc đó tôi đã nhận ra một điều, người già cần được quan tâm nhiều hơn về tinh thần, tình cảm chứ không phải chỉ mình về vật chất. Mà trong thời đại ngày nay, nó lại là một thứ gì đấy thật hiếm hoi. So với những cụ được chăm sóc tốt, chuyện trò vui vẻ trong viện dưỡng lão thì những cụ sống với con cháu nhưng lại cô độc thì còn đáng thương hơn. Vì thế, bây giờ người già thường vào các viện dưỡng lão để tìm niềm vui cho mình”.
Ngày nay định kiến về viện dưỡng lão không còn gay gắt như trước, thay vào đó mọi người đã có cái nhìn thoáng hơn. Các bác nghĩ thế nào? Hãy để lại để cùng thảo luận nhé.
Trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, sức khỏe của người cao tuổi cần được quan tâm hơn bao giờ hết, bởi đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong đại dịch. Với số lượng hơn 200 người cao tuổi đang sinh hoạt tại cả 3 cơ sở thì việc phòng chống dịch bệnh tại Diên Hồng càng được chú trọng nhiều hơn nữa. Cũng vì dịch đang ngày càng diễn biến phức tạp cho nên hoạt động thăm hỏi các cụ cũng đã được hạn chế. Thế nhưng các cụ cũng không sợ bị buồn chán bởi vì trung tâm đã xây dựng một danh sách những hoạt động vui chơi giải trí hàng ngày để các cụ vừa rèn luyện sức khỏe mà còn được củng cố về mặt tinh thần. Hãy cùng xem đó là những hoạt động gì nhé!
1.Tập thể dục, đi dạo
Đây là hoạt động được diễn ra đều đặn nhất ở cả 3 cơ sở và cũng là hoạt động được các cụ yêu thích nhất. Trên nền nhạc sôi động, các cụ tập theo những động tác đã được hướng dẫn. Cụ nào chưa nhớ động tác hay khó tập theo thì sẽ được các bạn điều dưỡng hướng dẫn tỉ mỉ. Hôm nào thời tiết đẹp thì các cụ sẽ ra sân đi dạo hít thở không khí. Khuôn viên cả 3 cơ sở đều trồng nhiều cây xanh cho bóng mát và có nhiều ghế đá để các cụ ngồi chơi, đọc sách, uống trà.
2. Các trò chơi vận động và trí óc
Tiếp theo là chuỗi các trò chơi vận động và các trò chơi rèn luyện trí óc và sự khéo léo.
Xếp gỗ, rút gỗ: Từ những thanh gỗ nhỏ, các cụ xếp ngôi nhà, ô tô, hay cả tên mình nữa. Không những thế trò rút gỗ cũng khiến các cụ mê mẩn, khéo léo rút để không bị rơi. Các cụ còn thi xem ai rút được nhiều gỗ nhất.
Ghép hình, ghép tranh: Đây cũng là dịp để các cụ được thỏa thích sáng tạo, tô vẽ với nhiều màu sắc, nhiều bức tranh khác nhau. Có cụ bảo tôi không thích lá cây màu xanh, mà thích lá vàng như mùa thu, không thích con cá vàng mà thích con cá nhiều màu.
Cắt dán giấy: Bên cạnh đó, trò chơi tạo hình các con vật cũng khiến các cụ rất thích thú và thỏa sức sáng tạo. Các cụ sẽ cắt giấy thủ công thành nhiều mảnh và sau đó dán tạo thành hình các con vật dễ thương như: con vịt, con thỏ hay chim cánh cụt. Cụ nào cũng chăm chú, cẩn thận lựa những miếng giấy nhiều màu sắc, sau đó phết lớp keo dán lên, rồi cẩn thận dán lên tờ giấy màu.
Chơi cá ngựa, cờ tướng, tam cúc
Đây đều là những bộ môn đòi hỏi sự nhạy bén, óc phán đoán chính xác và tư duy nhanh nhạy. Ở Diên Hồng đã có hẳn một câu lạc bộ cờ tướng để các cụ tha hồ giao lưu. Trò giải trí này có hiệu quả trong việc cải thiện các kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tư duy. Hình ảnh các cụ đánh cờ, thưởng trà vô cùng thư thái là hình ảnh quen thuộc tại Diên Hồng.
Các cụ ông chơi cờ tướng còn các cụ bà thì đánh tam cúc, chơi cờ cá ngựa, vừa để giải trí mà còn giúp rèn luyện trí nhớ nữa. Chưa kể hôm nào thiếu ”chân” thì các bạn điều dưỡng cũng ngồi chơi cùng với các cụ luôn.
Chuyền bóng, kéo bóng và ném bóng vào rổ
Trò chuyền bóng rất đơn giản, các cụ sẽ ngồi thành hai hàng, đối diện nhau. Trong thời gian quy định, đội nào chuyền được nhiều bóng vào rổ hơn sẽ chiến thắng. Còn trò ném bóng đổ chai, trông thì dễ nhưng lại không hề dễ. Trò này giúp rèn luyện khả năng phán đoán nhanh nhạy, chuẩn xác, lực ném bóng vừa đủ thì mới làm đổ được chai. Và cuối cùng khi trò chơi kéo bóng được nâng lên mức độ khó hơn. Đó là các cụ phải khéo léo di chuyển để bóng tự rơi vào rổ, chứ không được cầm vào bóng nữa.
Câu cá, gắp pom pom và thử làm cô Tấm (nhặt đậu,lạc)
Tiếp theo là những bộ môn đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Chính là câu cá, gắp pom pom và thử làm cô Tấm. Cho ai chưa biết thì pom pom là quả cầu bằng bông có nhiều màu sắc. Mọi người hay dùng để làm hoa trang trí, đan móc, làm đồ thủ công, hay để làm đồ chơi. Ngoài ra trò ”thử làm cô Tấm” cũng được các cụ hưởng ứng rất nhiệt tình vì như được hòa mình vào với câu chuyện cổ tích quen thuộc ”Tấm Cám”.
3. Ngâm chân
Hoạt động không thể không nhắc đến tiếp theo là ngâm chân. Ngâm chân giúp tăng lưu thông máu, giữ ấm cho cơ thể. Trung bình 15 phút mỗi lần ngâm chân kết hợp mát xa sẽ giúp đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái hơn. Việc vừa ngâm vừa mát xa các huyệt dưới lòng bàn chân, ngón chân, mu bàn chân không chỉ giúp cải thiện trí não và tinh thần, giảm các chứng mất ngủ mà còn tăng cường thể chất và giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính.
Trên đây là một số hoạt động cơ bản, nổi bật được tổ chức hằng ngày dành cho người cao tuổi tại Dưỡng lão Diên Hồng. Đội ngũ cán bộ nhân viên Diên Hồng vẫn luôn tìm tòi, sáng tạo ra nhiều trò chơi mới, nhiều hoạt động mới để người cao tuổi không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn bồi đắp đời sống tinh thần mỗi ngày.
Mọi người sẽ lựa chọn vào dưỡng lão hay ở nhà cùng con cháu. Với người già trong viện dưỡng lão thì được chăm sóc tốt, có bạn bè bên cạnh. Mặc dù xa con cái nhưng có lẽ vẫn tốt hơn những người ở cùng mà cô độc.
Tiếp tục bàn luận về quan điểm vào dưỡng lão hay ở nhà cùng con cháu, cô Trần Mỹ (Hải Phòng) chia sẻ: “Tôi đã từng thầm chê trách những gia đình đông anh chị em nhưng lại gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão vì lý do không chăm sóc được. Nhưng theo thời gian, những thay đổi của cuộc sống và cả trải nghiệm bản thân khiến quan điểm của tôi dần thay đổi”.
Cô có quen một người anh em họ hàng xa, ông bà về hưu rồi ở cùng con cháu. Tuy ở chung một nhà nhưng thời gian quây quần bên nhau chẳng được bao nhiêu. Con cháu ai nấy đều bận việc từ sáng đến đêm khuya. Suốt cả ngày dài, 2 ông bà ở nhà một mình, ăn trưa một mình. Rảnh rảnh thì lại ngồi xem ti vi. Thậm chí đến tối, họ cũng chưa chắc có được bữa cơm đoàn viên đúng nghĩa. Vì lũ trẻ đi học thêm, con cái lại đi gặp đối tác. Dần dần họ thấy mình cô đơn, lạc lõng ngay chính căn nhà của mình. Cuối cùng 2 ông bà đã dùng tiền lương hưu để vào dưỡng lão. Tuy xa con cái nhưng họ lại thấy được niềm vui tuổi già. Niềm vui bên những người bạn cùng trang lứa.
Lúc đó tôi đã nhận ra một điều, người già cần được quan tâm nhiều hơn về tinh thần, tình cảm chứ không riêng mình vật chất. Mà trong thời đại ngày nay, tình cảm lại là một thứ gì đấy thật hiếm hoi. Những cụ sống với con cháu nhưng lại cô độc thì còn đáng thương hơn những cụ ở trong viện dưỡng lão. Bởi vậy, bây giờ người già thường vào các viện dưỡng lão để tìm niềm vui cho mình. “Tôi cũng bảo các con tôi như vậy, về già tôi không ở cùng ai cả. Bởi vậy, tôi đã tự chuẩn bị tài chính cho mình, sau này vào dưỡng lão sống an yên, không phiền con cháu”, cô Trần Mỹ chia sẻ thêm.
Cô bác anh chị thấy thế nào về quan điểm trên, hãy chia sẻ ở dưới bình luận nhé.
Nay có 1 bạn phóng viên phỏng vấn nhà em về mức độ quan tâm của các gia đình đối với ông bà, bố mẹ già trong thời đại ngày nay. Chia sẻ lại cùng cô bác anh chị xem có đồng tình với em không nhé.
PV: Có ý kiến cho rằng do sức ép về lao động, việc làm, sinh kế trong thời kỳ kinh tế thị trường, khiến cho không ít các bậc con cháu mải miết mưu sinh, ít quan tâm đến gia đình, người thân dẫn đến việc người già lâm vào tình trạng cô đơn, giá trị văn hóa gia đình truyền thống bị suy giảm, văn hóa ứng xử trong gia đình bị tổn thương. Chị nghĩ sao về điều này?
Trả lời: Thực ra thời nào cũng có người nọ người kia, có người hết mực quan tâm, yêu thương ông bà cha mẹ nhưng cũng có người sống ích kỷ, ruồng rẫy cha mẹ già. Tuy nhiên, xét về xu hướng chung của xã hội thì càng ngày con cháu càng quan tâm đến bố mẹ già, nhưng cách thức thể hiện sự quan tâm đã có phần thay đổi. Bằng chứng là các sản phẩm phục vụ cho người già đang ngày càng phát triển đa dạng hóa như các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi… Thời đại mới con cháu cũng có nhiều nhu cầu cống hiến, phát triển sự nghiệp, học tập, kết nối xã hội nhiều hơn nên thời gian dành cho bố mẹ già, ông bà ít hơn. Nhưng họ vẫn quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của ông bà cha mẹ, tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ để họ được chăm sóc tốt hơn.
Rất nhiều trường hợp khách hàng gửi đến Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng không phải vì không có thời gian hay họ đùn đẩy trách nhiệm, mà vì họ không đủ kỹ năng chăm sóc, làm cho người thân bị mệt hơn hoặc chậm cải thiện sức khỏe. Ví dụ việc hỗ trợ phục hồi chức năng là ở nhà khó đảm bảo. Hay việc tập thể dục để tăng cường sức khỏe, đối với bản thân người trẻ như chúng ta cũng không duy trì kỷ luật để thực hiện đều đặn mỗi ngày thì không dễ gì để hướng dẫn và tập luyện cùng với cụ thường xuyên. Một số gia đình đã rất bất ngờ về sự tiến bộ của cụ sau khi vào Diên Hồng vài tháng. Từ việc không tự đi lại được đến đi lại được nhờ sự hỗ trợ của gậy chữ U rồi đến lúc không cần gậy. Như vậy là quan tâm và giúp các cụ có người trò chuyện, không bị cô đơn chứ.
PV: Nhưng mà chị có thấy rằng là nhịp sống hiện đại đẩy người ta rời xa ông bà bố mẹ. Ở không ít gia đình, tiếng nói của người già có vẻ như ít được con cháu lắng nghe và thực hiện, nhất là lứa tuổi thanh niên, vị thành niên?
Trả lời: Không hề. Mạng xã hội phát triển rộng khắp đang giúp lan tỏa các giá trị tốt đẹp nhất là sự yêu kính ông bà cha mẹ. Con cháu thay vì áp đặt tư duy của mình, mua tặng ông bà những món đồ mình thích thì đã biết lắng nghe nhu cầu và sở thích của ông bà cha mẹ để mua cho đúng. Thực ra số lượng thời gian dành cho ông bà cha mẹ không quan trọng bằng chất lượng của khoảng thời gian bên nhau. Con cháu có thể ở xa rồi thi thoảng mới về thăm nhưng họ dành cả ngày liền để tâm sự, xoa bóp những chỗ đau mỏi, làm cùng ông bà những việc mà ông bà thích như chăm sóc vườn tược, làm hàng rào, nấu nướng…
PV: Vậy theo chị, làm sao để người cao tuổi có một tuổi già viên mãn?
Trả lời: Thực ra để có một tuổi già viên mãn thì ngay từ khi còn trẻ chúng ta đã phải có sự chuẩn bị tốt rồi. Thời gian còn trẻ gắn với thời kỳ vun xới cho cái cây cuộc đời tươi tốt, khi về già là chúng ta hái quả ngọt. Để tuổi già được sống vui vẻ, hạnh phúc thì trước tiên phải tự chủ kinh tế, không cho con cái hết tiền rồi sống phục thuộc vào các con. Sau thì mỗi người phải biết sống cho bản thân mình, điều gì muốn làm hoặc khiến mình thấy vui thì hãy bắt tay vào thực hiện, đừng ngại người khác đánh giá. Nếu có thể, hãy thử những trải nghiệm mới, biết đâu những trải nghiệm này sẽ mang đến những niềm vui bất ngờ.
Cô bác anh chị nghĩ thế nào về những chia sẻ trên, hãy để lại quan điểm của mình ở dưới bình luận nhé.
Lại tiếp tục bàn luận về câu chuyện ở viện dưỡng lão tốt hơn hay ở nhà tốt hơn? Tốt hơn ở đây là xét về tất cả phương diện như đời sống, sức khỏe, tinh thần, sự an toàn của người già, thậm chí là cả các mối quan hệ, quan điểm giữa các thành viên trong gia đình.
Với cái nhìn của một người vừa về hưu, tương lai có thể lựa chọn sống ở viện dưỡng lão hoặc ở nhà, chú Đặng Thái Bình (Hà Nội) có góc nhìn như sau: “Ở nhà của mình thì bao giờ cũng là thoải mái nhất, nhưng lại bất cập ở chỗ giờ giấc sinh hoạt không khoa học, ăn uống không điều độ, cả ngày lủi thủi một mình buồn tẻ, chưa kể đến nhỡ không may xảy ra vấn đề gì thì không xử lý kịp. Còn nếu ở với con cái hòa thuận được là tốt, song hiếm lắm. Do chênh lệch tuổi tác, thời thế khác nhau nên các quan điểm cũng khác nhau, thậm chí trái ngược. Từ đó, bố mẹ sẽ cảm thấy mình bị cô lập, lẻ loi trong chính ngôi nhà của mình. Đó là chưa nói đến kinh tế, có thể sẽ xảy ra xung đột. Nên bây giờ, số nhiều là con cháu ở riêng, có khi ở xa, các cụ ở nhà lấy bạn già khối xóm làm niềm vui, được như thế cũng là vui vẻ tuổi già, nhưng nhiều trường hợp không có được hoàn cảnh như thế. Còn viện dưỡng lão là nơi có được điều đó, là nơi để người già tìm niềm vui, chứ đâu phải già yếu nằm liệt một chỗ mới vào. Tôi chưa đến tuổi như các cụ, nhưng tôi ủng hộ viện dưỡng lão”.
Với kinh nghiệm nhiều năm chăm sóc người cao tuổi, Diên Hồng nhận thấy rằng, người già ở viện dưỡng lão sẽ được chăm sóc khoa học hơn. Thứ nhất, có điều dưỡng viên trực suốt ngày đêm, họ có chuyên môn y tế nên sẽ xử lý được những trường hợp khẩn cấp xảy ra ở người già như tăng huyết áp, sặc, ngã,…, hàng tuần có bác sĩ khám bệnh định kỳ. Thứ hai, tại viện dưỡng lão người già được xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý và sở thích của họ. Thứ ba có lối sống khoa học, ăn uống, nghỉ ngơi theo lịch sinh hoạt chung, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Thứ tư chính là ở viện dưỡng lão họ được gặp gỡ những người bạn cùng trang lứa, ở đó họ được bầu bạn, được thấu hiểu và chia sẻ. Cho nên, xét về phương diện nào đó thì viện dưỡng lão vẫn tốt hơn ở nhà. Còn với các bác, các bác nghĩ thế nào về quan điểm trên?
Theo một khảo sát nhỏ, thì có 4 câu trả lời cho câu hỏi trên, tương ứng với 4 lựa chọn mà người già nên ở khi về già. Đó là: sống ở quê gần họ hàng, mua nhà riêng sống gần con cháu, sống ở vùng ngoại ô và sống trong viện dưỡng lão. Hôm nay, mời độc giả hãy cùng Diên Hồng tìm hiểu thêm về 4 sự lựa chọn này nhé.
Người già thường thích sự hoài niệm và thích hướng về nguồn cội. Bởi vậy rất nhiều người đã lựa chọn sống dưới quê để gần anh em họ hàng, để lo hương hỏa, thờ cúng tổ tiên chứ nhất định không chịu lên thành phố ở cùng con cháu. Có lẽ vì hồn quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm khảm của họ.
Giống với lựa chọn ở quê, việc mua một căn nhà nhỏ ở ngoại ô cũng thế. Có một mảnh vườn nhỏ, trồng rau, nuôi gà, tận hưởng tuổi già yên ả nơi thôn quê. Cuối tuần thì con cháu về thăm sum vầy rôm rả. Nếu có điều kiện thì thuê thêm giúp việc để chăm sóc.
Nhưng song hành với nó là vấn đề an toàn và đảm bảo sức khỏe cho chính họ. Sức khỏe của người già là điều mà không thể lường trước được, bên cạnh đó còn nhiều rủi ro về ngã. Nếu chỉ ông bà tự chăm nhau thì khi xảy ra vấn đề sẽ không thể xử trí kịp thời. Thậm chí nếu thuê giúp việc cũng vậy, vì giúp việc cũng không có chuyên môn về y tế. Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ở vùng quê còn yếu kém, di chuyển cũng khá xa, vì vậy cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn.
Lựa chọn tiếp theo là mua nhà riêng ở gần con cháu. Đây là một lựa chọn khá phù hợp, bởi lẽ chỉ nên “ở gần chứ không ở chung”. Điều này giải quyết được vấn đề bất đồng quan điểm giữa các thế hệ trong gia đình. Và vì ở gần nên ông bà cũng có thể thường xuyên qua thăm con, thăm cháu. Nhưng cũng giống như 2 lựa chọn trên, vấn đề sức khỏe của người già lại khó đảm bảo khi họ sống một mình, hoặc kể cả là thuê giúp việc.
Cuối cùng là lựa chọn vào viện dưỡng lão. Tâm lý chung khi về già là sợ cô đơn, bởi vậy họ thường tìm đến nơi có những người bạn cùng trang lứa để bầu bạn. Mặc dù không được ở gần con cháu, nhưng cuối tuần hay dịp Lễ Tết, gia đình vẫn có thể vào thăm hoặc đón bố mẹ về chơi. Bên cạnh đó, viện dưỡng lão còn mang đến nhiều tiện ích mà tại gia đình không có, như các hoạt động vui chơi giải trí, môi trường sống an toàn và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Một viện dưỡng lão có thể cung cấp hỗ trợ chăm sóc suốt ngày đêm, với đội ngũ nhân viên có kiến thức về nhiều tình trạng y tế và có kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi. Tiện nghi là vậy, an toàn là vậy, nhưng khi nhắc đến viện dưỡng lão nhiều người vẫn còn do dự, ái ngại vì nghĩ rằng đưa bố mẹ vào đó là không làm tròn chữ Hiếu.
Các bạn đọc giả nghĩ thế nào? Nếu là bạn thì bạn sẽ chọn ở đâu? Còn với Diên Hồng, lựa chọn nào cũng tốt, lựa chọn nào cũng được, miễn phù hợp với kinh tế gia đình và mong muốn của bố mẹ.
Càng về già thì người cao tuổi càng cần được quan tâm và chăm sóc. Nhưng hiện nay, với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của kinh tế, xã hội, con người bị cuốn vào guồng quay của công việc một cách nghiêm trọng. Chính vì thế con cái dù muốn ở bên cạnh để chăm sóc bố mẹ, người thân nhưng lại không thể được. Hiểu được những khó khăn ấy, dịch vụ chăm sóc dài ngày cho người cao tuổi tại các trung tâm dưỡng lão như Diên Hồng đã trở thành lựa chọn mới cho các gia đình Việt. Đây là dịch vụ cung cấp đầy đủ điều kiện chăm sóc tốt nhất cho người cao tuổi, nhờ vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Dịch vụ chăm sóc dài ngày với những điều kiện chăm sóc hoàn hảo
Tại các viện dưỡng lão như Diên Hồng, người cao tuổi sẽ được sống trong cộng đồng người già vui vẻ. Nơi có những người bạn cùng trang lứa, có người bầu bạn, tâm sự từ đó họ dễ được đồng cảm và thấu hiểu hơn.
Ở Diên Hồng, người cao tuổi được chăm sóc cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Có chế độ chăm sóc đảm bảo từng bữa ăn giấc ngủ, giờ giấc sinh hoạt khoa học theo lịch có sẵn.
Với những người bị mắc các bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường thì sẽ được theo dõi hàng ngày hoặc theo định kỳ.
Ngoài ra đời sống tinh thần, tư tưởng của người cao tuổi cũng được chú trọng. Nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích được Diên Hồng tổ chức như Hội chợ Tết, hội thao Olympic, cuộc thi Hoa hậu Cao niên, Rung chuông vàng, sinh nhật tháng,…Ngoài ra các hoạt động vui chơi giải trí hằng ngày cũng được đẩy mạnh đặc biệt là trong mùa dịch.
Từ đó cuộc sống của người cao tuổi sẽ có thêm nhiều niềm vui, nhiều trải nghiệm. Đồng thời có thể kiểm soát và ngăn ngừa những biến chứng của các căn bệnh tuổi già một cách tốt nhất.
Chi phí hợp lý
Chi phí cho một người cao tuổi khỏe mạnh tại Diên Hồng dao động từ 7,5 triệu đến 8 triệu/ tháng với phòng 5 – 8 người. Bao gồm chỗ ở tiện nghi đầy đủ: giường, tủ, ti vi, điều hòa hai chiều, bình nóng lạnh, cây nước nóng, phòng sinh hoạt chung và phòng thể chất. Mọi không gian và tiện ích tại Diên Hồng được thiết kế phù hợp với người cao tuổi, như hệ thống thang máy, tay vịn, chuông cảnh báo.
Ngoài ra với gói dịch vụ chăm sóc dài ngày, gia đình có thể gửi người thân trong khoảng thời gian tùy ý, có thể một vài tháng, cũng có thể là một vài năm. Vào các dịp Lễ Tết hoặc cuối tuần, gia đình vẫn có thể đón người thân về nhà. Thiết nghĩ đó lại là sự lựa chọn phù hợp với xu hướng của xã hội ngày nay.
Hiện nay Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bởi lẽ chất lượng dịch vụ đã được người sử dụng nhìn nhận và đánh giá cao, không những thế còn liên tục giới thiệu đến bạn bè. Với dịch vụ chăm sóc tốt, tiện nghi, nhân viên tận tâm, giá thành hợp lý giúp bạn hoàn toàn an tâm để gửi gắm người thân của mình. Để tuổi già của người thân không còn là sự tẻ nhạt mà là một tuổi già sinh động, vui vẻ.