Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts in Category: Khám phá

Tạm biệt trong yêu thương

Trong suốt gần 8 năm hoạt động, Diên Hồng đã chứng kiến biết bao nhiêu ông bà ra đi. Thời gian đầu chưa quen, ai cũng cảm thấy hụt hẫng khi một người đã gắn bó với mình từ miếng ăn giấc ngủ không còn nữa. Một số điều dưỡng còn cảm thấy sợ hãi khi vệ sinh cơ thể của người đã khuất. Cũng ngần ấy thời gian người Diên Hồng cảm nhận được nỗi đau của gia đình các ông bà khi ông bà không còn nữa. Dẫu biết rằng có khóc hay đau đớn nhiều như thế nào thì người mất cũng không thể sống lại được nhưng Diên Hồng vẫn muốn chia sẻ cảm xúc này với những ai đang phải chịu đựng sự mất mát và hi vọng rằng bài viết dưới đây sẽ giúp được điều gì đó.
Tạm biệt một ai đó thật sự không dễ dàng, đặc biệt là người thân của mình, khi cơ thể mình là một phần cơ thể họ.
Chia tay người mình yêu thương cũng không dễ dàng gì, khi mà tâm trí mình đã hoàn toàn hướng tới họ trong một thời gian đủ dài.
Chia tay cơ thể mình càng khó hơn, khi mà tâm trí đã gắn với cơ thể đủ lâu để sử dụng nó cho mục đích và ham muốn của chúng.
Đau khổ, buồn bã, nhớ nhung, mặc cảm tội lỗi, giận dữ, trách móc,… là những cảm xúc thường trực sau sự kiện quan trọng đó. Cảm xúc sẽ lên rất mạnh khi bạn không có gì để làm, khi mặt trời không còn chiếu sáng, và đặc biệt khi bạn nhắm mắt lại.
Ừ, 3 điều trên đủ để biết công cụ chính xác là gì để bạn vượt qua nỗi đau này:
1. Ý nghĩa cuộc sống hiện tại của bạn là gì để giúp bạn làm việc, hướng tâm trí đến đó và biết rằng, người ra đi đã hoàn thành tốt trách nhiệm của họ. Còn bạn, nếu sống trong đau buồn thì bạn sẽ hoàn thành trách nhiệm như thế nào? Người ra đi liệu có vui, có thỏa mãn nếu thấy bạn cứ chìm vào cảm xúc của mình không?
2. Ánh sáng, lửa: Thanh tẩy cơ thể bằng ánh sáng mặt trời và lửa trong nhà. Tập thể dục ngoài trời, mở cửa đón sáng cả ngày, thắp đèn nến cả đêm. Ánh sáng trong căn nhà cũng giúp người ra đi thanh thản hơn. Yoga có Thiền Nến.
3. Sử dụng các kỹ thuật ngủ: Yoga Nidra & Thiền buông thư, các kỹ thuật ngủ có chủ đích để khi nhắm mắt, những hình ảnh gợi lên không tạo ra nhiều cảm xúc tiêu cực kéo bạn vào đau khổ. Các kỹ thuật ngủ có chủ đích cũng giúp bạn gặp được người đó theo hướng tích cực và yêu thương, chứ không phải trong những cao trào cảm xúc của giấc mơ hay ác mộng.
Cuối cùng: người thân và cộng đồng bạn bè luôn tích cực, ở bên cạnh động viên và tạo ra các hoạt động tích cực kéo tâm trí ra khỏi các suy nghĩ tiêu cực là rất quan trọng.
Mong rằng, sau mỗi cuộc chia tay, sau mỗi đau khổ đều là cơ hội cho người ở lại hiểu hơn về mình và sống có ý nghĩa hơn, xứng đáng với những gì người ra đi đã làm cho bạn.
Nguồn: Pham Laskmi
Xem thêm

Chăm sóc ngắn ngày tại viện dưỡng lão

Thời gian gần đây, dịch vụ chăm sóc ngắn ngày tại viện dưỡng lão đang được ưa chuộng. Nó vừa đảm bảo cho người cao tuổi được chăm sóc chu đáo mà các thành viên trong gia đình vẫn yên tâm công tác, làm việc. 

Chị Nhung Vũ (Hà Nội) chuẩn bị có chuyến công tác dài ngày. “Chuyến công tác này có thể là cơ hội để thăng chức, nên chị không muốn bỏ lỡ. Nhưng chị mà đi thì không ai chăm sóc cho mẹ”, chị Nhung chia sẻ. Mẹ chị bị tai biến cách đây 3 năm, sức khỏe yếu nên cần người hỗ trợ. Trước đây chị thuê giúp việc nhưng vừa rồi chị giúp việc cũng đã nghỉ. Trong lúc chưa biết sắp xếp thế nào thì chị được một đồng nghiệp giới thiệu đến dịch vụ chăm sóc ngắn ngày tại viện dưỡng lão. Chị quyết định tìm hiểu để gửi mẹ vào.

Các ông bà ở Diên Hồng ngâm chân thảo mộc

Sau khi tìm hiểu, mọi dịch vụ của dưỡng lão Diên Hồng đều khiến chị hài lòng. Ví dụ như bà được theo dõi sức khỏe hàng ngày, có người trực 24/24, được xoa bóp, tập luyện,… Ngoài ra bà còn được gặp gỡ, trò chuyện với những người bạn già tại trung tâm. Chị Nhung vui mừng chia sẻ “Cuối cùng chị đã tìm được nơi để gửi gắm bà mỗi khi vắng nhà. Sau này bà yếu hơn, có thể sẽ lại nhờ trung tâm lâu dài”.

Giống với chị Nhung, anh Thành (Hà Nội) cũng đang khổ sở vì không biết gửi mẹ ở đâu. Vì sang tuần cơ quan của anh tổ chức đi du lịch cho nhân viên và gia đình. Anh nghĩ hay đưa mẹ đi du lịch cùng luôn. Nhưng sức khỏe mẹ anh không được tốt, nhỡ có vấn đề gì anh lại ân hận cả đời. Mà gửi nhà anh em họ hàng cũng bất tiện. Gửi một hai ngày không sao, đằng này lại gửi cả tuần. Thế rồi anh tìm hiểu trên mạng thì thấy có dịch vụ chăm sóc ngắn ngày tại viện dưỡng lão. Anh mừng rỡ gọi điện cho trung tâm để hỏi chi phí cũng như thủ tục để đưa mẹ vào. 

Đặc biệt hơn là trường hợp của bà Phi. Tháng trước gia đình cũng gửi bà vào chục hôm vì có việc đột xuất. Sau đó thì đón bà về. Nhưng vừa về nhà chưa được mấy ngày bà lại đòi vào trung tâm. Bà bảo: “Ở Diên Hồng vui hơn”.

Vào viện dưỡng lão ông bà được gặp những người bạn cùng trang lứa

Năm nay dịch bệnh ổn hơn, hoạt động du lịch cũng khởi sắc hơn. Vì thế thời gian qua Diên Hồng tiếp đón khá nhiều các ông bà chăm sóc ngắn ngày. Bên cạnh đó còn rất nhiều trường hợp khác cũng gửi người thân ngắn ngày tại Diên Hồng. Ví dụ như gửi bố mẹ để sửa nhà, giúp việc về quê trong nhiều ngày. 

Với dịch vụ chăm sóc ngắn ngày tại viện dưỡng lão, người già cũng được sử dụng các dịch vụ như dài ngày. Cụ thể về chăm sóc y tế, theo dõi thăm khám sức khỏe định kỳ. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng theo thực đơn của trung tâm. Tham gia các hoạt động vui chơi, tập luyện thể dục thể thao.

Chi phí của dịch vụ tại Diên Hồng đang có 2 mức: 450.000đ (phòng tập thể) hoặc 600.000 đồng (phòng đôi). Đây là chi phí trọn gói một ngày cho một cụ, bao gồm tất cả các hỗ trợ (nếu có). Nhiều người cho rằng chi phí này còn rẻ hơn một ngày đi nghỉ dưỡng tại khách sạn. Vậy nên mình đi du lịch thì cũng cho bố mẹ đi nghỉ dưỡng ở viện dưỡng lão.

Xem thêm

Viện dưỡng lão uy tín tại Hà Nội

Theo thống kê tháng 12/2020, nước ta hiện có khoảng 80 trung tâm dưỡng lão ngoài công lập. Và chỉ 32/63 tỉnh thành có cơ sở chuyên biệt dành cho người cao tuổi. Trong đó tại Hà Nội có gần 20 nhà dưỡng lão tư nhân như Thiên Đức, Diên Hồng, Nhân Ái, Orihome,…Đến nay nhiều viện dưỡng lão đang được mở ra để kịp đáp ứng với nhu cầu của xã hội. 

Việc chọn lựa một viện dưỡng lão uy tín tại Hà Nội là điều quan tâm đặc biệt đối với rất nhiều gia đình hiện nay. Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng với kinh nghiệm nhiều năm chăm sóc hàng nghìn lượt người cao tuổi sẽ là cơ sở uy tín, tin cậy để các gia đình gửi gắm người thân yêu của mình.

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng lựa chọn uy tín cho người cao tuổi

Khi bố mẹ về già sức khỏe yếu hơn, tính tình thay đổi, cần có người chăm sóc. Trong khi đó con cái vẫn còn bận rộn với công việc. Hoặc không có điều kiện ở gần để chăm sóc, hoặc không có chuyên môn về y tế. Những lúc như thế, hãy để Dưỡng lão Diên Hồng sẻ chia trách nhiệm cùng với các gia đình. Để người cao tuổi được vui sống bên những người bạn cùng trang lứa và được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần.

Cuộc sống phong phú của người già tại viện dưỡng lão

Giá trị cốt lõi trong chăm sóc người cao tuổi tại Diên Hồng là tận tâm, ân cần trong chăm sóc. Tôn trọng, đồng cảm với cảm xúc của người cao tuổi. Từ đó mang tới môi trường sống vui vẻ giúp người cao tuổi yêu đời hơn, tìm lại được những sở thích và đam mê đang dần bị lãng quên.

Người già như được trẻ lại

Thành lập từ Tháng 9 năm 2014, hiện nay Diên Hồng đã trở thành viện dưỡng lão uy tín tại Hà Nội. Đây là địa chỉ tin cậy để các gia đình gửi gắm người thân. Sau 8 năm đi vào hoạt đông, dưỡng lão Diên Hồng đã có 4 cơ sở tại Hà Nội. Mỗi cơ sở lại có những ưu điểm riêng biệt. Do đó dễ dàng chiều lòng các khách hàng từ xa tới gần, từ nội đô đến ngoại thành.

  • U07 – L16 – KĐT Đô Nghĩa, Đường Tố Hữu, P. Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
  • Khu A2.3 – ô số 18, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội
  • Số 9, ngõ 649 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Đường Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Đến với Diên Hồng, người già sẽ được sống trong môi trường an toàn với mức chi phí phải chăng. Chi phí trung bình một tháng từ 7,5 – 8,5 triệu. Người cao tuổi sẽ được chăm sóc bởi đội ngũ cán bộ, điều dưỡng có chuyên môn, tận tâm. Đồng thời được tham gia vào các hoạt động vui chơi phù hợp với lứa tuổi.

Điều đặc biệt ở viện dưỡng lão uy tín tại Hà Nội là tiên phong chú trọng đến đời sống tinh thần của người cao tuổi. Thông qua những cách tiếp cận đầy sáng tạo trong các hoạt động. Diên Hồng luôn khuyến khích người già hãy làm những điều mình thích. Hãy sống theo cách mình muốn để có thêm nhiều trải nghiệm mới. Đồng thời có thể phát huy tối đa sở thích và sở trường của mình.

Tiêu biểu là các cuộc thi sắc đẹp dành cho người già như Hoa hậu cao niên, Quý ông hoàn hảo, cuộc thi mà trước giờ chỉ thấy ở giới trẻ. Bên cạnh đó các hoạt động tại viện dưỡng lão Diên Hồng khá phong phú như giao lưu câu lạc bộ văn nghệ, trường học, sự kiện sinh nhật tháng hay các trò chơi giải trí hằng ngày,…. Chính vì vậy mà người cao tuổi có thể tự do lựa chọn những hoạt động phù hợp với mình.

Tại sao nên chọn Dưỡng lão Diên Hồng, hãy xem thêm những lý do tại đây nhé!

Xem thêm

Chi phí sống ở viện dưỡng lão và các dịch vụ kèm theo

Thời gian gần đây, viện dưỡng lão là khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều người. Nhiều người ở độ tuổi trung niên còn lên kế hoạch tài chính để sau này vào viện dưỡng lão. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về chi phí sống ở viện dưỡng lão cũng như các dịch vụ kèm theo.

Về chi phí sống ở viện dưỡng lão

Hiện tại nhiều viện dưỡng lão được mở ra với đa dạng về hình thức cũng như chất lượng. Chi phí cũng tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Mức trung bình cho một người là khoảng 7-8 triệu đồng/tháng tại viện dưỡng lão tư nhân. Tuy nhiên chi phí này còn dao động theo nhiều yếu tố.

Tại dưỡng lão Diên Hồng, chi phí cho một người khỏe mạnh khoảng 7,5-8,5 triệu/tháng. Giống như những viện khác, chi phí này còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và các dịch vụ kèm theo.

Ví dụ: Với người già khỏe mạnh, tự ăn uống và phục vụ thì chi phí trọn gói một tháng là 7,5-8,5 triệu. Trường hợp người cao tuổi bị liệt, yếu, cần hỗ trợ thì sẽ thêm phí. Bao gồm hỗ trợ cho ăn, đi lại, tắm, vệ sinh. Mức phí hỗ trợ cũng sẽ dao động từ 500.000 – 2.5 triệu/tháng. Trường hợp người già ăn qua sonde hay đặt sonde tiểu thì mức phí hỗ trợ cũng tăng lên. Ngoài ra gia đình có thể đăng ký thêm các gói xoa bóp, tập vật lý trị liệu hàng tháng. 

Nếu đăng ký phòng đơn/đôi thì chi phí khoảng 11-15 triệu/tháng

Chi phí sống ở viện dưỡng lão phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của từng người

Với chi phí đó người già sẽ được hưởng các dịch vụ:

  • Không gian sinh hoạt sạch sẽ, an toàn với người già. Phòng ở đầy đủ tiện nghi. Bao gồm: giường tủ, điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh, ti vi. Tại Diên Hồng, các vận dụng sinh hoạt cũng được trang bị đầy đủ dành riêng cho từng người. Người già chỉ cần xách balo và đến ở.

Phòng ốc sạch sẽ, được trang bị đầy đủ tiện nghi

  • Có đầy đủ trang thiết bị, hệ thống máy móc, thuốc men. Do đó có thể xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến sức khỏe của người cao tuổi.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý của người già. Thực đơn được điều chỉnh thường xuyên để tránh nhàm chán nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Một ngày sẽ ăn 4 bữa gồm: Bữa sáng, bữa trưa, bữa nhẹ lúc 2 giờ chiều và bữa tối.

Bữa ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với từng cụ

  • Chăm sóc về y tế. Người già tại Diên Hồng sẽ được kiểm tra sức khỏe hàng ngày như đo huyết áp, đường huyết. Ngoài ra bác sĩ sẽ thăm khám định kỳ 1 tuần/lần. Việc dùng thuốc của các cụ cũng sẽ được kiểm soát và sử dụng đúng thời gian, liều lượng.
  • Với mức phí cơ bản người cao tuổi còn được sử dụng các tiện ích tại trung tâm như tập luyện tại phòng thể chất, đạp xe, ngồi máy mát xa,…
  • Tham gia các hoạt động giải trí. Người già tại viện dưỡng lão Diên Hồng được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí theo lịch hàng tháng như thể dục, đi dạo, đọc sách làm thơ, vẽ tranh, hát karaoke….Bên cạnh đó còn có các sự kiện theo các ngày lễ tết, ngày kỷ niệm để thêm gắn kết các thành viên giúp các cụ vui vẻ, thoải mái hơn.

Đời sống tinh thần của người già tại Diên Hồng vô cùng phong phú

Với chi phí sống ở viện dưỡng lão trung bình là 8 triệu đồng/tháng, người cao tuổi đã có thể được trải nghiệm đầy đủ dịch vụ tiện ích tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Vậy so với thuê giúp việc, chi phí đó liệu có còn hợp lý, hãy đón đọc bài viết tại đây nhé.

Xem thêm

Tuổi già vào viện dưỡng lão là xu hướng

Xem thêm

Diên Hồng chăm sóc người cao tuổi như thế nào?

Trong mắt nhiều người, viện dưỡng lão là nơi dành cho những người cô đơn, không nơi nương tựa, người nghèo khó… và người già sống trong đó sẽ rất buồn và khổ. Thực tế, người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão được chăm sóc thế nào?

Trong nhiều gia đình Việt vẫn đang tồn tại câu cửa miệng “đối xử tốt với con cháu không sau này già chúng cho vào trại dưỡng lão”. Vì có tâm lý đó mà trong mắt nhiều người trại/viện dưỡng lão là nơi không mấy tốt đẹp, nó chủ yếu dành cho những người già neo đơn, không nơi nương tựa hay người nghèo khó…Tuy nhiên, định kiến đó đang dần được thay đổi nhờ sự hình thành của các trung tâm dưỡng lão dịch vụ với cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng chăm sóc đẳng cấp không thua kém các viện dưỡng lão ở nước ngoài.

Các cụ cơ sở 1 gói bánh chưng đón Tết

Ở Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, người cao tuổi sẽ có một lịch sinh hoạt hàng ngày chi tiết và cụ thể để đảm bảo các cụ được chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của các cụ thì trung tâm sẽ có hình thức chăm sóc khác nhau. Với các cụ khỏe mạnh, minh mẫn, Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng sẽ phục vụ các bữa ăn, giặt giũ, xoa bóp cơ bản giúp người cao tuổi thư giãn và kích thích hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng, tổ chức các hoạt động giao lưu, các trò chơi vận động tập thể, tạo không gian để người cao tuổi làm những việc mình thích như đọc sách, khiêu vũ, vẽ tranh, chơi cờ.

Các cụ đang chơi trò ”hải tặc”
Hai bà Tâm đang chơi trò ”khám răng cá sấu”

Với các cụ sức khỏe yếu hơn, ngoài các nội dung trên sẽ được nhân viên chăm sóc hỗ trợ tắm rửa, vệ sinh, hỗ trợ xúc ăn.

Về bữa ăn của các cụ ở Diên Hồng: đã được nghiên cứu kĩ lưỡng bởi các chuyên gia tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho người cao tuổi, đảm bảo về mặt thời gian, khoảng cách giữa các bữa ăn, tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đảm bảo đủ chất, đủ lượng, dễ tiêu hóa.

Một ngày các cụ được ăn 4 bữa: Bữa sáng, bữa trưa, bữa ăn nhẹ lúc 2h chiều và bữa tối. Các cụ bị bệnh có chế độ ăn riêng phù hợp với thể trạng, tình hình bệnh tật. Việc nghiên cứu và thiết kế chế độ ăn riêng cho các cụ bị bệnh cũng góp phần hỗ trợ việc điều trị bệnh, giúp các cụ mau hồi phục sức khỏe hơn.

Các món ăn ở Diên Hồng

Đối với người cao tuổi, giấc ngủ lại càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe. Tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng, giấc ngủ của các cụ được quan tâm đặc biệt. Phòng ngủ luôn được giữ sạch sẽ, thoáng khí và yên tĩnh tạo cảm giác thư thái, giúp các cụ dễ ngủ và ngủ sâu. Đối với các cụ mắc bệnh khó ngủ hoặc mất ngủ được chăm sóc và điều trị theo phương pháp riêng.

Bên cạnh đó, Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh hơn, phải dùng nhiều thuốc hơn và thường là bệnh mạn tính. Một bệnh đã phải dùng vài ba thuốc nhân lên với vài ba bệnh. Do đó, ngay khi vào Trung tâm, các cụ đã được trải qua quá trình khám lâm sàng để tạo bệnh án theo dõi và lên lịch chăm sóc chi tiết cho từng người. Căn cứ theo đó, điều dưỡng viên luôn phải đặc biệt quan tâm tới sức khỏe Người cao tuổi.

Đặc biệt là cùng với tuổi tác càng cao thì trí nhớ Người cao tuổi sẽ càng giảm, nên khi dùng thuốc, họ có thể quên tên thuốc, liều dùng hoặc nhầm lẫn thuốc, liều dùng… Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu không có người thường xuyên quan tâm và hỗ trợ các cụ theo dõi việc này. Đó cũng là một trong những lý do người thân của họ rất yên tâm khi đưa cha mẹ vào an dưỡng tại Trung tâm.

Tất cả người già ở Diên Hồng đều được đo các chỉ số sinh tồn (nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp, đường huyết… thường xuyên để theo dõi sức khỏe), được bác sĩ khám bệnh định kỳ hàng tuần, cho uống thuốc theo đơn. Ngoài ra, trong lịch sinh hoạt các cụ được xoa bóp, bấm huyệt và tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày, giúp cho cơ bắp và phản xạ được tốt hơn.

Hoạt động thể chất hàng ngày.

Bên cạnh nhu cầu về ăn, ngủ, người cao tuổi cũng rất cần được chăm lo đến đời sống tinh thần, nhưng ở trong gia đình thì nhu cầu ấy dường như bị lãng quên, hoặc chẳng ai quan tâm tới. Người cao tuổi cần tham dự vào một thú tiêu khiển nào đó vừa để giải khuây, và cũng để duy trì tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất lành mạnh.

Chăm sóc đời sống tinh thần của các cụ mỗi ngày.

Tại Diên Hồng, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, trong lịch sinh hoạt thường nhật, ngoài các hoạt động vật lý trị liệu, chúng tôi tổ chức ra những sự kiện nhỏ giúp các cụ được tham gia nhiều các hoạt động cộng đồng và cá nhân để đầu óc thư giãn, cơ thể bớt mỏi mệt, tinh thần được thêm phần thoải mái, vui vẻ. Như chơi bài, đánh cờ, chơi ô chữ và nhiều thú vui nhẹ nhàng khác, gồm

Các cụ cơ sở 1 làm chè lam.
  • Thủ công mỹ nghệ: các cụ tạo ra các sản phẩm nhỏ bé bằng phương pháp thủ công, như đồ chơi trẻ em, đồ gốm, vẽ tranh, tô tượng, vật dụng bằng gỗ…
  •  
  • Tổ chức câu lạc bộ thơ, viết sách, học vẽ, sử dụng máy vi tính, hoặc tham gia hát karaoke “hát cho nhau nghe”dù hay dù dở, miễn là cùng vui.
  • Tập Yoga, dưỡng sinh, khiêu vũ… với nhiều các phương pháp khác nhau, giúp thư giãn tâm hồn, tập trung tư tưởng, giữ tâm an lạc, đồng thời cũng áp dụng các cử động để tăng cường sức mạnh cơ bắp, trơn tru xương khớp
Xem thêm

Các cụ Diên Hồng háo hức tự tay làm chè lam

Ngán ngẩm với bánh chưng, giò chả sau dịp Tết nguyên đán, vừa rồi các cụ Diên Hồng ngỏ ý muốn tự tay làm chè lam. Thế là các bạn nhân viên nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để phục vụ các cụ. Nào là gạo nếp, gừng tươi, mật mía, mạch nha đều đủ cả.

Nguyên liệu chuẩn bị cho món chè lam

Vừa làm ông bà vừa kể: ” Ngày xưa gạo nếp quý lắm con ạ nên mỗi mùa gặt nếp về là phải chắt chiu để dành, mãi gần Tết mới dám đem ra làm bánh. Quanh năm thiếu thốn sao cũng được nhưng Tết thì phải sung túc đủ đầy.”

Các cụ tự tay thực hiện từng công đoạn
Ông Việt trổ tài

Bà Lan vừa khuấy chè lam vừa tươi cười bảo: ”Lâu lắm rồi bà mới được làm chè lam lại, hồi xưa cứ đến Tết là khuấy một nồi thật to, vừa đem đi biếu anh em trong nhà, vừa làm quà đãi khách đến chơi.”

Các cụ tự tay khuấy chè lam

Đến công đoạn đòi hỏi dùng nhiều sức và khéo léo là khuấy bột, để làm sao cho bột chín và không bị vón cục thì phải nhờ đến sự trợ giúp của các bạn điều dưỡng rồi.

Đến đoạn này đòi hỏi nhiều sức nên các bạn điều dưỡng được gọi ra ”cứu trợ”
”Khuấy làm sao phải vừa nhanh lại vừa đều đấy nhá”

Và thành quả của các cụ và các bạn điều dưỡng nhà em đây ạ! Thành công ngoài sức tưởng tưởng luôn ạ.

Thành quả ra lò
Phủ thêm một lớp bột mỏng lên trên nào
”Trông cũng rất gì và này nọ đấy chứ nhể.”

Hà Nội những ngày này bỗng chuyển lạnh, rải rác mưa phùn, ngồi nhâm nhi ly trà nóng cùng với miếng chè lam tự tay làm thì còn gì tuyệt vời hơn đúng không ạ?

”Chè lam nhà làm ngon như hàng làm”
”Không ngon đảm bảo không lấy tiền”
Gửi tặng đến tất cả mọi người những trái tim thật ngọt ngào!!!
Xem thêm

Gia đình truyền thống và hiện đại với đời sống người cao tuổi Việt Nam

Hàng ngàn đời nay người Việt Nam đã tạo dựng nên một kiểu gia đình hết sức đặc thù của cư dân trong một xã hội mà đại đa số làm nghề nông, để rồi từ đó hình thành được một nét văn hóa gia đình tự nhiên đậm đà tính cách Việt Nam là: “Trẻ cậy cha – già cậy con”. Sự gắn bó, phụ thuộc giữa các thế hệ cha con với nhau như vậy là bởi nó đã xuất hiện và tồn tại trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội sau đây:

PGS.TS Bùi Hiền cùng các ông bà gói bánh chưng nhân dịp tết 2022
  • Không gian sống của gia đình đóng khung chủ yếu trong các làng xóm riêng biệt, nên mọi nhà luôn gần gũi bên nhau, các gia đình có điều kiện luôn quây quần, gắn bó, chăm sóc nhau, họ hài lòng sống như vậy và thấy không cần gì hơn, thậm chí có người cả đời không mấy lần bước ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình.
  • Nghề nghiệp chủ yếu của đại đa số người dân Việt Nam là làm ruộng, chăn nuôi, làm nghề thủ công nhỏ lẻ, nên các gia đình đều phải bao gồm nhiều thế hệ cùng làm, cùng ăn để còn truyền nghề cho nhau, dạy bảo nhau, để duy trì nền nếp gia phong, xây dựng cơ nghiệp cho con cháu.

Từ xưa đến nay người Việt Nam luôn sống trong những điều kiện như vậy và tâm niệm rằng chỉ có cuộc sống gia đình mới đảm bảo cho mỗi người được bình yên từ trẻ đến già, cho nên không ai muốn sống xa rời gia đình, bởi vì đến như người trai trẻ cũng “Xảy nhà ra là thất nghiệp”, thì người già thiếu vắng con cháu sẽ sống thế nào đây ? Đó chính là lí do người Việt Nam coi việc người già phải được con cháu luôn luôn ở bên mình để phụng dưỡng, chăm sóc là lẽ tất nhiên ở đời. Nếu không được con cháu sớm hôm chăm sóc thì đó là tuổi già bất hạnh, còn con cháu không sống chung để chăm sóc bố mẹ thì đó là kẻ bất hiếu, bị người đời chê trách. Đó là nét tâm lí truyền thống văn hoá gia đình rất có giá trị của người Việt, nên ai cũng tôn trọng, nghiêm túc tuân thủ và cố gắng gìn giữ, lưu truyền qua các thế hệ.

Tuổi già nhiều niềm vui của các ông bà tại Diên Hồng

Ngoài ra, gần nửa thế kỉ chiến tranh liên miên chống ngoại xâm đã buộc 100% gia đình phải li tán, hàng triệu người con trai, con gái phải từ rã cha mẹ ra đi đánh giặc mà không hẹn ngày về. Hoàn cảnh bi ai này càng khắc sâu tâm lí ước mong có cảnh sống gia đình êm ấm, đoàn tụ, gắn bó suốt đời bên nhau. Nay đã hòa bình dù cực chẳng đã có nhiều người buộc phải tạm thời đi làm ăn sinh sống xa gia đình, nhưng ai ai cũng mong muốn được trở về quê hương đất tổ trong những ngày giỗ tết để báo hiếu cha mẹ và thắp nén nhang tỏ lòng tri ân công đức của tiền nhân. Nét văn hóa đặc trưng này cũng đã được đông đảo bạn bè quốc tế hết sức khen ngợi và ngưỡng mộ khiến chúng ta càng yêu quý, tự hào. Điều này càng có ý nghĩa đối với các thế hệ trong một đại gia đình truyền thống Việt Nam.

Song xã hội luôn phát triển theo những quy luật khách quan của nó. Từ một nền kinh tế thuần nông tự cấp tự túc lạc hậu nước ta đang từng bước tiến lên xây dựng và phát triển nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Nhà nước đã đoạn tuyệt với chế độ quan liêu bao cấp để thực hiện chế độ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập với kinh tế thế giới. Những định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nêu trên tất yếu đòi hỏi phải sắp xếp, cân đối lại các yếu tố nhân lực, vật lực, tài lực trong cả nước cho phù hợp với mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ, văn hóa xã hội trong tình hình mới. Quy luật này đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến từng phường xã, làng xóm và từng gia đình từ thành thị đến nông thôn. Xin dẫn ra đây một số nét chính yếu điển hình:

  • Không gian sống của các thành viên thuộc mỗi gia đình trong xã hội hiện đai đã thay đổi cơ bản: những người lớn thường đi làm xa gia đình, xa quê hương, ít khi sống liên tục lâu dài với gia đình. Họ không có điều kiện đi về hằng ngày để gần gũi, chăm sóc bố mẹ già, vì đường dài, đi lại tốn kém, mất nhiều thì giờ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nghỉ ngơi và sức khoẻ của bản thân, đồng thời hạn chế hiệu quả công việc làm ăn.
  • Bù lại, các phương tiện giao thông liên lạc hiện đại đang ngày càng thu hẹp không gian và rút ngắn thời gian để mọi người có thể đi về, gặp gỡ nhau gần hơn, nhanh hơn, thậm chí không cần đi về mà vẫn trực tiếp nói chuyện và nghe nhìn thấy nhau qua chiếc điện thoại di động hoặc máy vi tính…Từ đó giảm được nhu cầu chung sống gần gũi bên nhau, đồng thời cũng giảm bớt được nỗi nhớ nhung, lo âu về nhau, mà vẫn duy trì được tình cảm gần gũi yêu thương thường xuyên với nhau. Bố mẹ già vẫn nhận được sự âu yếm, chăm sóc của con cháu và không cảm thấy mình cô đơn hay bị lãng quên.  
  • Nghề nghiệp trong xã hội hiện đại ngày càng phong phú, đa dạng và chuyên sâu đang tạo điều kiện và đòi hỏi mỗi người phải thành thạo công việc của nghề nghiệp đã lựa chọn. Trong số các thành viên của gia đình hầu như không còn mấy con cháu kế nghiệp của ông cha, ít có anh chị em làm chung một nghề, kể cả khi họ cùng làm việc trong một cơ quan hay doanh nghiệp. Điều này đã loại dần tính chất gắn bó nghề nghiệp giữa các thành viên trong gia đình. Ông bà, cha mẹ ít có khả năng ảnh hưởng đến nghề nghiệp của con cháu, ngoài các lời dăn bảo về đạo đức, tác phong, lối sống chung chung, do đó không có điều kiện truyền nghề để hình thành truyền thống gia đình và vì thế nó cũng giảm bớt sức ép cần sự chung sống thường xuyên trong một gia đình.  

Như vậy với tình hình xã hội thực tế khách quan, tự nhiên như trên, liệu bố mẹ già có nhất thiết cứ phải ở chung với con cái thì mới đảm bảo cuộc sống an bình, vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc, đồng thời cũng vẫn đáp ứng được nhu cầu sinh sống độc lập, tự do phát triển của con cháu hay không ? Và nếu như cha mẹ già có điều kiện tách khỏi gia đình ra sống chung với những người cao tuổi xa lạ ban đầu trong các nhà dưỡng lão thì liệu có mất mát gì đáng kể về vật chất và tình cảm không?

Xin khẳng định chắc chắn rằng không hoặc không đáng kể với một số người nào đó !

Người già tại Diên Hồng vui vẻ tham gia hội chợ tết

Bằng sự quan sát, tìm hiểu cuộc sống của người cao tuổi trong một số nhà dưỡng lão và qua trải nghiệm của bản thân, tôi xin nêu ra một số điểm được và mất cụ thể như sau

Cha mẹ già yếu được, mất:

  • Được giải phóng khỏi việc lo toan nhà cửa, chăm sóc dạy bảo cháu chắt, không phải gánh vác công việc nặng nhọc của ô sin nữa (một mẹ già bằng 3 người ở !), để có cuộc sống an nhàn của tuổi già.
  • Được tự do sinh hoạt hợp với sức khoẻ, tâm sinh lí người cao tuổi, không bị phụ thuộc vào lối sống năng động, tự do của con cái, đôi khi còn bị ức chế tâm lí tuổi già kiểu “người làm không bực bằng người trực mâm cơm”.
  • Có được môi trường sinh hoạt tinh thần, giao lưu tình cảm thoải mái với những người cùng lứa tuổi tai nhà dưỡng lão, thay vì phải thơ thẩn ở nhà một mình và chịu cảnh cô đơn, buồn bã, khi con cháu đi làm, đi học từ sáng đến tối mới về. Rồi cũng chỉ hỏi han được dăm ba câu xong là lại ai về phòng nấy với những nỗi niềm riêng tư của mình. Nhiều cha mẹ già không chịu nổi đã từ giã con cháu ở thành phố để về lại với ruộng vườn, quê quán, xóm giềng quen thuộc. 
Người già vào viện dưỡng lão được sống cùng những người bạn cùng trang lứa

Con cháu khỏe mạnh được, mất:

  • Được giải phóng gánh nặng lo âu thường trực về bệnh tình, sức khỏe của cha mẹ già, trong khi họ phải dốc hết sức lực, tâm lí cho công việc mưu sinh, nuôi dạy con cái nên người. Cho dù lúc khỏe mạnh cha mẹ vẫn có thể hỗ trợ việc nhà, bảo ban cháu chắt, nhưng nhiều khi lại không đúng ý muốn của mình, mà mình không thể nói thẳng ra vì sợ phật lòng. Còn khi cha mẹ ốm đau thì khỏi phải kể biết bao lo toan nhọc nhằn, mà vẫn khó làm thỏa mãn được những lúc trái tính, trái thói của tuổi già. Điều khác biệt rõ nét nhất giữa con cái và người già là ở chế độ sinh hoạt và ăn uống trong gia đình: trẻ thường thức khuya dạy muộn, già thường ngủ trước và dạy sớm; trẻ thích ăn nhiều thịt cá, còn “già thích bát nước canh, trẻ thích manh áo mới”. Đơn giản thế thôi, nhưng con cháu lại vì thương cha mẹ đã từng chịu đựng gian khổ suốt mấy cuộc chiến tranh, nên có tâm lí cứ muốn bù đắp cho cha mẹ bằng cách dâng hiến mâm cao cỗ đầy với sơn hào hải vị ! Thật là khó hòa hợp ! Nhưng tất cả những nỗi lo lắng này của con cái đều có thể được các nhà dưỡng lão gánh vác, chia sẻ phần lớn, làm hài lòng cả cha mẹ già và con cháu trong gia đình, bởi ở đó mọi thứ nhà dưỡng lão đều giải quyết một cách tương đối khoa học, phù hợp với tâm sinh lí của người cao tuổi.
  • Giữ lại được quyền lợi và trách nhiệm nuôi dạy con cái từ bé đến lớn, không vì bận rộn công tác, mưu sinh, mà ỷ lại, phó thác cho ông bà, để rồi khi con cái khôn lớn chẳng may không theo đúng được yêu cầu, nguyện vọng của mình đối với chúng, thì phát sinh tâm lý ân hận, tiếc nuối, thậm chí có khi quá đau sót dẫn tới đổ lỗi, trách móc ông bà (cháu hư tại bà mà!), mà quên mất điều chính yếu là “con hư tại mẹ!” 
  • Giữ được bền lâu hơn tình cảm giữa cha mẹ già với đàn con cháu, vì tránh được những mâu thuẫn, va chạm thường ngày, tuy nhỏ nhặt mà vẫn có thể gây chấn thương tâm lí người già cả nghĩ. Người xưa đã đúc kết quan hệ tình cảm gia đình: “Xa thương, gần thường “. Chính có xa nhau mới hay nhớ nhung, quý trọng những kỉ niêm thân thương, âu yếm về nhau, mới chú trọng dành dụm những của ngon vật lạ cho nhau, do đó mỗi khi gặp lại nhau thì tình cảm sẽ càng trở nên nồng nàn, đằm thắm hơn.
PGS.TS Bùi Hiền tặng quà cho Diên Hồng nhân dịp tết 2022

Tóm lại, tất cả nhũng điều nói trên cho thấy một điều là: cha mẹ già ngày nay tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của gia đình mà nên khuyến khích các cụ đến an dưỡng tại những trung tâm chăm sóc người cao tuổi, bởi như thế có lợi cho cả người già, con trẻ lẫn toàn xã hội. Vậy tôi rất mong được mọi người dân nhiệt liệt ủng hộ và cũng xin kiến nghị Nhà nước quan tâm thực sự đến việc xây dựng và phát triển mô hình tiên tiến về chăm sóc người cao tuổi trên quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Theo PGS.TS Bùi Hiền

Xem thêm

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào mùa lạnh

Càng nhiều tuổi, hệ miễn dịch của con người càng kém, đặc biệt là vào mùa đông, mùa lạnh thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống dưới mức trung bình dẫn đến một số bệnh nguy hiểm. Thêm vào đó, hệ miễn dịch suy yếu và sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân khiến người cao tuổi (NCT) rất dễ mắc bệnh. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe cho NCT trong mùa đông nên chú ý thực hiện một số biện pháp như sau.

Với người cao tuổi, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm nên khi thời tiết thay đổi rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút…. Không khí lạnh tác động không tốt đối với đường hô hấp, từ đó làm các bệnh hô hấp mạn tính dễ tái phát đặc biệt là bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra, môi trường ẩm thấp cũng tạo thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút gây cúm, gây viêm phổi phát triển mạnh dễ tấn công người cao tuổi.

Vào mùa lạnh, người cao tuổi thường hay mắc phải như bệnh về hô hấp như: viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi…hầu hết tất cả các bệnh này đều do thời tiết thay đổi, thân nhiệt thấp dẫn đến mắc bệnh. Khi mắc bệnh người cao tuổi dễ bị ho lâu ngày, nếu không lưu ý rất dễ tái phát trở lại chính vì vậy việc thường xuyên theo dõi và quan tâm đến tình trạng sức khỏe của những người cao tuổi trong mùa lạnh là rất quan trọng.

Ngoài mắc các bệnh liên quan đến thời tiết kể trên thời tiết lạnh cũng làm cho các bệnh xương khớp như thoái hóa, xơ cứng khớp gối, khớp bàn tay, cổ tay hay thoái hóa cột sống thắt lưng trở nặng hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người cao tuổi.

Với việc chủ động phòng tránh bệnh cho người cao tuổi khi mùa đông đến thì nâng cao sức đề kháng của người cao tuổi bằng cách đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, tăng bữa và chia bữa liên tục đồng thời giữ ấm cơ thể là các phương án hiệu quả nhất. Để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông, nên chú ý thực hiện một số biện pháp sau:

Giữ ấm cơ thể

Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài bằng áo khoác, khăn quàng cổ, mũ, đi tất dày. Mặc đủ ấm giúp cơ thể tránh được sự mất nhiệt khi trời lạnh. Có thể dùng khăn che mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài trời có gió lạnh để tránh hít thở không khí lạnh và khô dễ bị viêm mũi họng, thậm chí viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Mặc ấm càng cần thiết đối với một số người bị chứng dị ứng do lạnh: mẩn ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen.

Tạo một môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa. Cửa ra vào, cửa sổ nên có rèm hoặc kính che bớt gió nếu phải mở ra đóng vào nhiều.

Ăn đủ chất

Ăn đủ các chất đường, protein, đặc biệt là mỡ giúp cho cơ thể có cơ chất để sinh năng lượng chống rét. Mùa lạnh có thể ăn nhiều hơn mùa hè do cơ thể phải tiêu tốn calo nhiều hơn để bù lại lượng nhiệt mất ra môi trường. Nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu, số lượng ít nhưng chất lượng phải đảm bảo như súp, cháo thịt, các món hầm.

Chia thành nhiều bữa nhỏ, không nên dồn ép vào 1-2 bữa trong ngày sẽ làm cơ thể người già khó hấp thu. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu calo và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả. Tránh ăn quá no, uống quá nhiều vào bữa tối vì có thể là nguyên nhân mất ngủ do đầy bụng chướng hơi

Tập luyện đều đặn

Tập luyện đều đặn giúp cho cơ thể giữ được khối lượng cơ, cơ không bị teo, nhão; giúp cho khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái; củng cố và tăng cường sự hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp; giảm đường huyết; giảm mỡ máu; ăn uống dễ tiêu và giúp cho cơ thể tăng khả năng chịu lạnh.

Khi tập thể dục, đi bộ…nên mặc áo khoác, khởi động kỹ cho người ấm lên sau đó mới bỏ áo ngoài và tập luyện. Người cao tuổi nên chú ý chỉ tập luyện sao cho vừa sức và không nên cố tập khi thời tiết quá lạnh.

Lưu ý một số bệnh người cao tuổi thường gặp vào mùa đông

Đột quỵ: Đột quỵ là từ gọi chung của những bệnh lý nhồi máu hoặc xuất huyết não, xảy ra từ từ hoặc đột ngột, gây nhiều biến chứng và di chứng nặng nề. Ở người già, do sự suy yếu của hệ thống mạch máu, máu đến nuôi não giảm sút nên dễ bị nhồi máu não, thiếu máu não. Đây là một bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi.

Tăng huyết áp: Một người bị bệnh tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu cao hơn 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg. Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể do tăng từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, nhưng thường nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp lòng mạch và tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp người cao tuổi không nên xem thường vì nó rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,…

Chàm khô: Thời tiết lạnh và hanh khô mùa đông khiến da mất nước, giảm tiết mồ hôi và chất bã, đóng vảy. Vì vậy, mùa đông, người cao tuổi thường dễ bị khô da, nứt nẻ kèm theo ngứa, thậm chí còn dẫn đến tình trạng xuất huyết dưới da.

Bệnh về khớp: Thời tiết lạnh ẩm sẽ khiến các cơ đau xương khớp ở người cao tuổi trầm trọng hơn. Ba loại bệnh về xương khớp mà người cao tuổi thường gặp nhất khi đến mùa đông là viêm khớp dạng thấp, thấp tim và gút.

Viêm phế quản, viêm phổi: Các vi sinh vật gây bệnh về đường hô hấp sẽ phát triển thuận lợi khi sức đề kháng của người cao tuổi sút giảm trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, khí áp thấp.

Đái tháo đường: Có nhiều nguyên nhân và cơ chế giải thích bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi. Có thể do gan suy yếu theo tuổi già kéo theo sự suy giảm quá trình sử dụng và chuyển hóa đường trong cơ thể; do các cơ quan giảm nhạy cảm với hormon Insulin; hoạt động của hormon Insulin không hiệu quả; tụy bị lão hóa nên giảm tiết Insulin,… Tất cả các cơ chế trên gây nên hậu quả tăng đường máu dẫn đến bệnh đái tháo đường./.

(Tổng hợp từ: Báo Dân tộc, Báo Sức khỏe đời sống, TTYT Phú Đông)

Xem thêm

Sắc đỏ ngày Tết tràn ngập Diên Hồng cơ sở 3

Không phải tự nhiên mỗi dịp Tết đến xuân về, ta lại thấy sắc đỏ tràn ngập khắp các ngõ ngách, phố phường. Bởi theo quan niệm của người xưa, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc, phù hợp với không khí sum vầy và thiêng liêng của dịp Tết. Và sắc đỏ cũng đang ngập tràn tại Diên Hồng cơ sở 3 như tín hiệu báo rằng Tết nguyên đán đang cận kề.

Mới khai trường và đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2021, đây là năm đầu tiên đón năm mới của cơ sở 3. Chính vì vậy nên không chỉ cán bộ nhân viên mà các cụ cũng rất hào hứng. Hiểu được tâm lý của các cụ, Diên Hồng đã lên kế hoạch để chụp một bộ ảnh Tết thật hoành tráng. Bà Hồng và bà Mão còn đầu tư hẳn hai bộ áo dài để lên ảnh cho xịn xò.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra phức tạp nên bộ ảnh đã được thực hiện ở ngay trong khuôn viên của Diên Hồng. Chỉ với phông nền đỏ, chậu cúc vàng và bó hoa dơn là các cụ đã có những bức ảnh mang đậm không khí Tết rồi. Mời các bác cùng ngắm bộ ảnh của các cụ nhà em ạ!

Xem thêm