Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Một giáng sinh thật “khác” tại Diên Hồng

Ấm áp, bình dị và vui vẻ là những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong chương trình đón giáng sinh năm 2017 tại Diên Hồng.

Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 12 là mọi người đều nô nức chào đón một mùa giáng sinh an lành và Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cũng không ngoại lệ. Thế nhưng thay vì mua những đồ trang trí có sẵn thì Diên Hồng lại lựa chọn tự tay làm hết.

Tửng ngóc ngách ở Diên Hồng đều được trang trí tỉ mần

Tửng ngóc ngách ở Diên Hồng đều được trang trí tỉ mần

Một giáng sinh thật “khác” tại Diên Hồng

Với mong muốn mang lại không khí noel về với các cụ, các điều dưỡng tại Diên Hồng đã tự lên ý tưởng, tự chuẩn bị và trang trí từng góc nhỏ của trung tâm. Hình ảnh cây thông, ông già noel hay bông tuyết trắng tràn ngập Diên Hồng, khiến các cụ vô cùng thích thú.

Một giáng sinh thật “khác” tại Diên Hồng

Hình ảnh cây thông, chú tuần lộc, ông già tuyết xuất hiện mọi nơi

Không những thế, chương trình chào đón noel cũng được tổ chức ấm cúng vào chiều ngày 24/12/2017. Cộng đồng những người già hạnh phúc đã cùng nhau thưởng thức những tiết mục âm nhạc đặc sắc, cùng nhau tham gia trò chơi vui nhộn và cùng hân hoan đón nhận món quà từ ông già noel.

Một giáng sinh thật “khác” tại Diên Hồng

Các cụ bộc lộ rõ niềm phấn khởi, vui vẻ khi tham gia chương trình noel tại Diên Hồng

Bà Yên, ông Tiệp, bà Dung, bà Tín và ông Lâm cùng tham gia trò chơi cuộn dây lụa bằng một tay. Cụ nào cuộn nhanh nhất sẽ là người chiến thắng

Nụ cười chiến thắng của ông Lâm

Bà Tín cũng linh hoạt không kém. Bà đồng thời cũng là người giành chiến thắng

Chương trình càng trở nên hấp dẫn hơn với phần tranh tài của đội điều dưỡng. Ba đội chơi cùng trang trí món ăn theo đúng chủ đề giáng sinh từ những nguyên liệu rất đơn giản, thân thiết. Trong khi các đội tập trung hết mức để hoàn thành cuộc thi thì các cụ ngồi dưới cổ vũ không ngừng.

Sau 15 phút cam go, các đội cho ra những thành phẩm đẹp tuyệt vời. Bên dưới không ngớt lời: “đẹp quá”; “khéo quá nhỉ”…Những chàng trai, cô gái hàng ngày chăm sóc cụ nay trở thành những đầu bếp chuyên nghiệp rồi.

Kết lại chương trình giáng sinh đầy ý nghĩa, ông già noel đã xuất hiện và mang theo cả hộp quà. Những món quà tuy nhỏ nhưng thật ấm áp tình người. Nhìn những nụ cười hạnh phúc của các cụ thôi cũng đủ thấy hài lòng.

Một giáng sinh thật yên bình và giản dị nhưng đầy ắp tiếng cười và sự yêu thương. Giáng sinh và năm mới đã đến, kính chúc mọi người sức khỏe, hạnh phúc và an vui.

Xem thêm

Mai này khi chúng ta già, có yêu đời như các cụ U80,U90 thế này không?

(Tiin) Dù bệnh tật, ốm đau, dù mỗi người một câu chuyện, nhưng các cụ vẫn ánh lên nét tươi vui bình dị cùng cúc họa mi cuối vụ.

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau rầm rộ về bộ ảnh ‘Tình bạn già U90 bên cúc họa mi’ của hai cụ Vũ Thị Yên và Lê Thị Thịnh đến từ Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội).

Tuy nhiên, trong lúc ‘cơn sốt’ tình bạn già chưa ngừng giảm thì loạt ảnh ghi lại những khoảnh khắc yêu đời, vui tươi của các cụ bà bên cúc họa mi cuối vụ, lại một lần nữa khiến người xem xúc động và ngưỡng mộ.

Cụ Vũ Thị Yên rạng rỡ bên cúc họa mi

Không còn minh mẫn, cũng chẳng đủ sức khỏe như hồi còn xuân, các cụ chọn trung tâm dưỡng lão là nơi gắn bó tuổi già. Ở đó, các cụ không được sống gần con cháu, không được chăm sóc bởi tình cảm gia đình. Nhưng đổi lại, các cụ nhận được sự quan tâm, chở che từ các nhân viên điều dưỡng, nhận được sự sưởi ấm dù là yếu ớt từ những người bạn già đồng cảnh ngộ.

Dù đã ngoài 80, 90 tuổi, nhưng khi vừa được các nhân viên ngỏ ý chụp ảnh cùng cúc họa mi, các cụ ở trung tâm đã ngay lập tức đồng ý và hào hứng. Bởi đó là cách mà các cụ tận hưởng cuộc sống, là cách mà các cụ lan tỏa tình niềm tin yêu cuộc sống đến mọi người.

Bà Nguyễn Thị Hòa năm nay đã 85 tuổi. Vốn là giáo viên mầm non nên bà rất thích được mọi người gọi cô xưng em. Bà Hòa là người ít nói, thậm chí đến con gái cũng phải thừa nhận rằng, bà chẳng hay cười.

Bà Nguyễn Thị Loan, năm nay 82 tuổi, ở trung tâm gần được 2 năm. Các con cháu của bà đều lấy chồng ngoại quốc nên không mấy khi về thăm. Nhân viên trung tâm cho biết, bà Loan giờ trông tiều tụy hơn nhiều, sau một lần bị bệnh phải vào viện hồi năm ngoái. Tuy nhiên, dưới sự chăm sóc tận tình của các bạn điều dưỡng, bà Loan vẫn duyên dáng, tạo kiểu với cái nhìn xa xăm cùng cúc họa mi.

Bà Vũ Thị Nhu (79 tuổi), vừa mới vào trung tâm từ hồi tháng 9 năm nay. Bà bị tiểu đường, đi lại hơi yếu nên được gia đình đưa vào trung tâm để được chăm sóc tốt hơn. Thường ngày, bà là người rất ít cười, chẳng bao giờ thể hiện gì. Ai nhìn vào cũng nghĩ rằng, bà rất khó tính và khó gần. Tuy nhiên, bà Nhu lại là người sống cực kỳ tình cảm, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh. Các nhân viên trung tâm còn cho biết, trong khi các cụ khác không nhớ hết tên điều dưỡng thì bà Nhu lại nhớ hết.

Bà Vũ Thị Nhu (79 tuổi), vừa mới vào trung tâm từ hồi tháng 9 năm nay. Bà bị tiểu đường, đi lại hơi yếu nên được gia đình đưa vào trung tâm để được chăm sóc tốt hơn. Thường ngày, bà là người rất ít cười, chẳng bao giờ thể hiện gì. Ai nhìn vào cũng nghĩ rằng, bà rất khó tính và khó gần. Tuy nhiên, bà Nhu lại là người sống cực kỳ tình cảm, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh. Các nhân viên trung tâm còn cho biết, trong khi các cụ khác không nhớ hết tên điều dưỡng thì bà Nhu lại nhớ hết.

Khác với bà Nhu, bà Trần Thị Bảo (87 tuổi, ở Nam Định) là người rất vui tính, hay cười và thích hát. Cứ mỗi lần nhìn thấy máy ảnh, bà sẽ ngay lập tức nở nụ cười với nhân viên.

Khác với bà Nhu, bà Trần Thị Bảo (87 tuổi, ở Nam Định) là người rất vui tính, hay cười và thích hát. Cứ mỗi lần nhìn thấy máy ảnh, bà sẽ ngay lập tức nở nụ cười với nhân viên.

Ở trung tâm, dịp nào bà cũng xung phong lên thể hiện ca khúc tủ của mình.

Ở trung tâm, dịp nào bà cũng xung phong lên thể hiện ca khúc tủ của mình.

Bà Đặng Thị Mai năm nay đã 97 tuổi nên chẳng còn minh mẫn như những ông bà khác. Đặc biệt, vốn là người thích sự sạch sẽ nên không phải hoạt động nào bà cũng tham gia cùng mọi người được.

Bà Đặng Thị Mai năm nay đã 97 tuổi nên chẳng còn minh mẫn như những ông bà khác. Đặc biệt, vốn là người thích sự sạch sẽ nên không phải hoạt động nào bà cũng tham gia cùng mọi người được.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt (78 tuổi) là một nhân vật khá nổi tiếng tại trung tâm khi vừa giành danh hiệu Hoa hậu quý bà Diên Hồng năm 2017.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt (78 tuổi) là một nhân vật khá nổi tiếng tại trung tâm khi vừa giành danh hiệu Hoa hậu quý bà Diên Hồng năm 2017.

Bà là người rất hay cười và quan tâm đến mọi người. Có gì ngon bổ, có giải thưởng cao, bà đều chia sẻ và mua đồ cho các cụ trong trung tâm chứ không giữ lại của riêng mình.

Bà là người rất hay cười và quan tâm đến mọi người. Có gì ngon bổ, có giải thưởng cao, bà đều chia sẻ và mua đồ cho các cụ trong trung tâm chứ không giữ lại của riêng mình.

Bà là người rất hay cười và quan tâm đến mọi người. Có gì ngon bổ, có giải thưởng cao, bà đều chia sẻ và mua đồ cho các cụ trong trung tâm chứ không giữ lại của riêng mình.

Bà là người rất hay cười và quan tâm đến mọi người. Có gì ngon bổ, có giải thưởng cao, bà đều chia sẻ và mua đồ cho các cụ trong trung tâm chứ không giữ lại của riêng mình.

Bà Huỳnh Thị Tín (86 tuổi, quê ở Bình Định), ra Hà Nội sinh sống đã lâu. Ở trong căn nhà tầng nhiều bậc, bà lại già yếu, chân đi chẳng vững, bà Tín đã chủ động đề nghị con cháu cho bà vào trung tâm sinh hoạt cùng mọi người. Thời gian đầu xa gia đình, bà khá buồn và nhớ mọi người. Nhưng rồi, khi cảm nhận được niềm vui, năng lượng tích cực tỏa ra từ trung tâm, từ những người lạ dần quen biết, bà ngày một thích nghi hơn.

Bà Huỳnh Thị Tín (86 tuổi, quê ở Bình Định), ra Hà Nội sinh sống đã lâu. Ở trong căn nhà tầng nhiều bậc, bà lại già yếu, chân đi chẳng vững, bà Tín đã chủ động đề nghị con cháu cho bà vào trung tâm sinh hoạt cùng mọi người. Thời gian đầu xa gia đình, bà khá buồn và nhớ mọi người. Nhưng rồi, khi cảm nhận được niềm vui, năng lượng tích cực tỏa ra từ trung tâm, từ những người lạ dần quen biết, bà ngày một thích nghi hơn.

Bà Lê Thị Thịnh (80 tuổi), quê ở Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Bà bị bệnh tiểu đường, ở nhà không hoạt động nhiều nên được con cháu đưa vào trung tâm để chăm sóc. Tuy nhiên, bà Thịnh ở chỉ bán trú. Sáng người thân đưa đến và chiều tối lại đón về cùng gia đình.

Bà Lê Thị Thịnh (80 tuổi), quê ở Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Bà bị bệnh tiểu đường, ở nhà không hoạt động nhiều nên được con cháu đưa vào trung tâm để chăm sóc. Tuy nhiên, bà Thịnh ở chỉ bán trú. Sáng người thân đưa đến và chiều tối lại đón về cùng gia đình.

Bà Vũ Thị Yên có thời gian gắn bó với trung tâm lâu hơn. Bà đăng ký ở dài hạn ở đó. Tuy nhiên, cứ mỗi tuần, bà lại được con cháu đón về gia đình chơi.

Bà Vũ Thị Yên có thời gian gắn bó với trung tâm lâu hơn. Bà đăng ký ở dài hạn ở đó. Tuy nhiên, cứ mỗi tuần, bà lại được con cháu đón về gia đình chơi.

Nhìn hình ảnh các cụ cười, các cụ yêu đời tạo dáng bên cúc họa mi, các cụ khoác tay nhau đi qua những khoảng thời gian gần cuối của cuộc đời, nhiều bạn trẻ không ngừng xúc động và ngưỡng mộ. Bởi lẽ, thời đại @, con người ngày càng ít giao tiếp với nhau. Họ thầm tự hỏi rằng, liệu ai sẽ là người bạn đi cùng mình đến cuối cuộc đời?

Xem thêm

Bạn có muốn khi về già được chụp bộ ảnh “tình” thế này bên bạn thân của mình?

(Hoa học trò) Ai cũng có tuổi trẻ và đương nhiên sẽ đến lúc phải già đi. Tuy không thể níu lấy thanh xuân nhưng bù lại có một tình bạn thân đi cùng năm tháng như đôi bạn già dưới đây chắc hẳn là điều mà ai cũng phải ao ước!

Mới đây, bộ ảnh chụp đôi bạn thân khi đã về già do Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thực hiện đã thu hút được rất nhiều sự chú ý, chia sẻ từ cộng đồng mạng. Không phải là những cặp bạn thân trẻ trung, sôi nổi, cũng chẳng phải những đôi bạn nổi tiếng, tài năng, bộ ảnh lại khiến dân mạng thích mê khi khắc họa tình bạn bình dị mà chân thành của các cụ bà đầu đã “hai thứ tóc”. Được biết, hai nhân vật chính trong bộ ảnh là bà Lê Thị Thịnh(80 tuổi) và bà Vũ Thị Yên (88 tuổi). Cả hai là đồng hương Hà Tây cũ nên khi gặp lại nhau ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng liền rất thân thiết, chưa kể còn rất “hợp cạ” khi có chung sở thích chụp ảnh và tham gia các hoạt động tập thể của trung tâm.

Bạn thân à, khi chúng ta già đi, có còn bên nhau vui cười như thế!

Bạn thân à, khi chúng ta già đi, có còn bên nhau vui cười như thế!

Chia sẻ về ý tưởng thực hiện bộ ảnh này, chị Hoàng Thu Ngân – Phó Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho biết: “Thấy các bạn trẻ nô nức đi chụp ảnh cúc họa mi, nhiều bạn bè trên facebook của mình cũng khoe ảnh đi chụp ở vườn hoa Nhật Tân nên mình tự hỏi sao không chụp cho các cụ một bộ ảnh thật đẹp khi đang mùa hoa như thế nhỉ. Mình có hỏi các cụ trong trung tâm xem thích cúc họa mi không thì các cụ hào hứng lắm, nên mình quyết định hiện thực hóa ý tưởng luôn. Bộ ảnh có rất nhiều bức nhưng tình bạn của 2 cụ (Cụ Thịnh và cụ Yên) khiến mình rất ấn tượng nên đã lựa chọn để sửa màu và đăng tải trước”.

Khỏi phải nói bộ ảnh này đã khiến dân mạng phải xuýt xoa, ngưỡng mộ thế nào trước tình bạn già của hai nhân vật chính. Ai ai cũng háo hức chia sẻ ảnh và không quên “tag nhẹ” người bạn thân của mình, hứa hẹn hàng chục năm sau sẽ cùng nhau tạo nên một bộ ảnh như thế. “Bạn thân đúng nghĩa là thế đó, bên nhau từ lúc tuổi trẻ bồng bột, nhiệt thành, đến khi về già vẫn có thể cùng nhau hàn huyên, vui cười mà ôn lại chuyện cũ” –  FB Thanh Tram bình luận.

Cùng thêm những bức hình đẹp bình dị mà đầy ý nghĩa của bộ ảnh này bạn nhé!

“Tuổi trẻ có được bao nhiêu nào, chớp mắt đã tóc bạc rồi. Lần cuối mình ngồi với nhau từ khi nào mà còn phải chờ đợi...”

“Tuổi trẻ có được bao nhiêu nào, chớp mắt đã tóc bạc rồi. Lần cuối mình ngồi với nhau từ khi nào mà còn phải chờ đợi…”

Tình bạn thân đúng là "liều thuốc" tinh thần vượt qua mọi giới hạn thời gian, tuổi tác.

Tình bạn thân đúng là “liều thuốc” tinh thần vượt qua mọi giới hạn thời gian, tuổi tác.

Không bao giờ là quá muộn để ghi lại những khoảnh khắc đẹp bên bạn thân, bạn nhỉ!

Không bao giờ là quá muộn để ghi lại những khoảnh khắc đẹp bên bạn thân, bạn nhỉ!

 

Xem thêm

Xúc động nghẹn ngào trong “Ký ức ngày Đông”

Tôi đến viện dưỡng lão Diên Hồng vào một ngày mùa đông tháng Mười một khi sắc xanh tình nguyện ngập tràn trong trung tâm. Hóa ra là các bạn trong Ban Tình Nguyện – Xã Hội Đoàn Thanh niên trường Đại học Ngoại Thương đến tổ chức chương trình văn nghệ, giao lưu cùng các cụ. Những nụ cười hiền hậu và cả những giọt nước mắt xúc động là những gì tôi nhìn thấy trên gương mặt các cụ trong buổi giao lưu.

Khỏi phải nói, sức trẻ của các bạn lan tỏa khắp Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Không gian ấm áp yêu thương bởi những cử chỉ quan tâm của các bạn, tiếng trò chuyện râm ran, tiếng thổn thức khi theo dõi chương trình văn nghệ gợi nhớ đến một thời chiến tranh đầy kỷ niệm. Tôi để ý một số cụ thường ngày ít nói, ít cười mà hôm ấy cũng trở nên sôi nổi lắm. Có cụ tay nắm lấy bàn tay hít hà như thể muốn kéo sự nhiệt thành tuổi trẻ của các bạn tình nguyện viên sang mình. Cũng có cụ lại trầm ngâm nhớ đến các cháu của mình khi trò chuyện với các bạn sinh viên.

Tiết mục flashmob “Bố ơi mình đi đâu thế?” và “Tiến lên Việt Nam ơi” vừa đáng yêu và cũng rất đỗi trẻ trung, hào hùng làm cho các cụ phấn chấn muốn lên sân khấu nhảy cùng các bạn

Ca khúc “Em về tinh khôi” gợi nhớ cho các cụ về những ký ức ngọt ngào ngày xưa

 

Các cụ không giấu nổi niềm vui khi được trò chuyện và xem các bạn tình nguyện biểu diễn

Bà Hợp thường ngày ít nói, ít cười mà hôm ấy cũng tươi vui lạ thường

Bà Hỹ là người sống tình cảm nên các bạn đến bà rất vui, bà muốn giữ các bạn lại nói chuyện mãi thôi

Bà Cẩm nổi tiếng vui vẻ, thích hôn hít, quan tâm mọi người nên các bạn cũng rất thích bà

Bà Tín đang đọc những lời nhắn nhủ của các bạn sinh viên

Bà Nhẫn cũng vui phơi phới khi gặp các bạn thanh niên tình nguyện

Tiết mục nhạc kịch “Một thời đạn bom – Một thời hòa bình” đưa tất cả các cụ trở về miền ký ức ngày xưa, nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng cũng đầy lãng mạn về tình yêu trong chiến tranh

Câu chuyện tình yêu còn dang dở vì chiến tranh khiến cho nhiều người phải nghẹn ngào rơi nước mắt

Các bạn dù nghiệp dư nhưng diễn rất có hồn

Bà Yên – Cụ bà truyền cảm hứng của năm lúc nào cũng tươi rói

Ông Thuận trước đây là giảng viên đại học nên khi gặp các bạn sinh viên, ông vui lắm, nhớ về thời còn đi dạy ngày xưa

Các ông bà rất thích chương trình giao lưu, còn bảo “Ai mà không được tham gia thì quá uổng”

Bà Yên chia sẻ cuộc sống của mình cho các bạn tình nguyện viên

Bà Yên tươi tắn được các bạn săn đón chụp ảnh cùng vì bà đẹp lão quá

 

 

Ông Hiếu khen tấm thiệp ý nghĩa của các bạn tình nguyện viên

Ông Tiệp chuyện trò rôm rả với các bạn

 

 

 

Yêu lắm những trái tim tình nguyện <3

Một bạn tình nguyện viên đọc lời chúc cho các ông bà nghe

  

MC đĩnh đạc, duyên dáng

Hai bà cháu thật đẹp <3

Đại diện Trung tâm nhận bó hoa tươi từ bạn Đan Linh – Trưởng ban Tình nguyện – Xã hội Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội

Sự giao thoa giữa 2 thế hệ

Sau buổi giao lưu, bạn Thùy Dương chia sẻ: “Dù chỉ là một buổi chiều ngắn ngủi nhưng đây sẽ là một kỉ niệm không thể nào quên, một cơ hội đáng quý để chúng em có thể học cách yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, đặc biệt là những người cao tuổi”.

Nhìn các bạn tình nguyện viên tôi lại nhớ đến một thời thanh niên sôi nổi mang sức trẻ phục vụ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội. Mong rằng yêu thương sẽ đi cùng các bạn trong những chặng đường sắp tới.

Xem thêm

“Em gái mưa” phiên bản U80 khiến người xem bật cười rồi bùi ngùi xúc động

(Dân Việt) Đây có lẽ chính là phiên bản “em gái mưa” để lại nhiều khoảnh khắc xúc động nhất đối với nhiều người.

Mới đây, vào ngày 22.11, “Em gái mưa” phiên bản người già đã ngay lập tức trở thành clip hot trên mạng xã hội. Trong vai các nhân vật trong “phiên bản chính”, những diễn viên không chuyên đã khiến không ít người xúc động với câu chuyện tình cảm vừa… lắt léo, lại không kém phần lãng mạn này.

Được biết, clip được Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội) thực hiện. Đây cũng chính là Trung tâm thực hiện bộ ảnh Bạn thân khi về già đã từng gây sốt cộng đồng mạng vào tháng 6 vừa qua.

Hình ảnh bà Thịnh trong một cảnh quay

Hình ảnh bà Thịnh trong một cảnh quay

Chị Hoàng Thị Thu Ngân – Phó giám đốc Trung tâm chia sẻ: “Ý tưởng thực hiện clip này xuất phát từ những sở thích… chụp ảnh, in ảnh làm kỷ niệm của 2 “diễn viên chính” trong clip. Lúc đó, cả team đều nghĩ: “Sao không cho các cụ đóng MV nhỉ?”, vừa là kỷ niệm đẹp cho 2 cụ, vừa để các con, cháu, người nhà cũng xem được nữa. Và dựa theo câu chuyện có thật về tình cảm của các cụ già ở Trung tâm, bên mình lựa chọn cover lại ca khúc và MV “Em gái mưa” theo kịch bản vui vẻ, lắng đọng và mong đây sẽ là món quà không chỉ dành tặng cho các cụ ở Trung tâm mà còn dành nhiều cụ già nữa khi nhớ về tuổi thanh xuân của mình”.

Được biết, 2 nhân vật chính trong clip là bà Lê Thị Thịnh (80 tuổi) và ông Hoàng Văn Hoằng (70 tuổi). Clip được cover lại có nội dung khi ông Hoằng bắt đầu vào trung tâm, vì là người ga-lăng, lại hay cười, lãng mạn nên ông được nhiều người yêu mến. Bà Thịnh ban đầu cũng không để ý, nhưng thấy ông Hoằng ân cần, quan tâm từ những hành động như: gắp thức ăn, đi dạo, tặng hoa… nên dần dần bà cảm mến.

Cụ ông Hoàng Văn Hoằng 70 tuổi

Cụ ông Hoàng Văn Hoằng 70 tuổi

Thế nhưng, khi thấy ông Hoằng chăm sóc cụ bà khác, bà nhận ra rằng mình đã ngộ nhận và ông luôn là người ga-lăng với tất cả mọi người chứ không riêng ai.

Câu chuyện kết thúc bằng nỗi buồn trong ánh mắt bà Thịnh – đó cũng chính là hình ảnh khép lại khiến nhiều người bồi hồi nhớ lại thời thanh xuân sôi nổi đã qua.

Clip này ngay khi được đăng tải đã nhận được phản hồi vui mừng, thích thú từ phía gia đình các cụ trong trung tâm và chỉ sau 23 giờ đăng tải, “Em gái mưa” phiên bản người già đã nhận được hơn 23 nghìn lượt xem cùng với hàng trăm lượt chia sẻ.

 

Xem thêm

“Tôi từng khóc khi đưa mẹ vào viện dưỡng lão”

Cô Hải Vân từng khóc mãi khi đưa mẹ vào viện Dưỡng lão. Thế nhưng, nhìn mẹ vui tươi và khỏe khoắn hơn mỗi ngày khiến cô cảm thấy thật an lòng. Cùng trò chuyện với cô Hải Vân để hiểu hơn về tâm tư của người con dâu cụ Cẩm nhé!

PV: Được biết gia đình cô làm kinh doanh rất bận, trước đây khi bà còn ở nhà, cô có thuê thêm người phụ chăm sóc bà không?

Cô Hải Vân: Có phải thuê thêm giúp việc đấy. Nhưng bà khó tính nên đa phần là bà không ưng. Gần như tháng nào cũng phải thay giúp việc. Bà ở nhà rất khổ vì bị tiểu đường, nặng cân, bà lại sống ở trên tầng 2, cầu thang thì chật hẹp, không thể tự đi xuống được mà con cháu cũng khó cõng xuống. Lỡ chẳng may trượt chân ngã xuống cả đôi thì nguy hiểm. Sau đó, cả nhà đã quyết định chuyển cho bà xuống ở tầng 1. Cách này cũng không ổn vì nhà tôi bán hàng, tầng 1 ồn ào, ầm ĩ suốt ngày, không hợp với bà. Chính vì vậy nên cô em chồng tôi đề nghị đưa bà vào viện dưỡng lão. Thật bất ngờ là bà đồng ý luôn.

Cụ Cẩm áo hông bên phải

Cụ Cẩm áo hông bên phải

PV: Các thành viên trong gia đình phản ứng thế nào khi gửi bà vào Diên Hồng ạ?

Cô Hải Vân: Hôm đầu đưa bà vào tôi khóc mãi vì nghĩ mình làm con mà không hoàn thành trách nhiệm chăm sóc mẹ. Thời gian đầu gia đình tôi cũng gọi cho bà vài lần mỗi ngày để hỏi thăm cho bà đỡ nhớ con nhớ cháu. Tết đến gia đình đón về nhưng bà không chịu về vì bà thích ở đây hơn. Quan trọng nhất là sức khỏe tốt, người già chỉ cần có thế. Ở Diên Hồng có thực đơn phù hợp với sức khỏe của bà nên các chỉ số sức khỏe của bà cũng tốt nên con cháu rất yên tâm.

Ban đầu hàng xóm láng giềng cũng nói ra nói vào, họ còn bảo nhà tôi con cái bất hiếu nhưng dần dần người ta cũng hiểu.

Cụ Cẩm trong cuộc thi Olympic do trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng tổ chức

Cụ Cẩm trong cuộc thi Olympic do trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng tổ chức

PV: Bà có thích sống ở Trung tâm dưỡng lão không ạ?

Cô Hải Vân: Bạn biết đấy, khi ở nhà, bà chủ yếu ở trong phòng cả ngày nên hay “soi” osin. Osin mà mở TV nhiều hay bật quạt rồi ăn uống nhiều là bà thấy xót tiền. Thế nhưng khi vào Diên Hồng, mọi thứ trọn gói hết rồi, bà thoải mái sử dụng, không phải lo gì nữa. Nhiều lúc cũng chạnh lòng, nhà có mà mẹ không ở nhưng nghĩ lại, ở đâu mà tốt cho bà thì mình chọn. Lúc nào bà thích về nhà thì vẫn đón bà về cơ mà.

Thực ra bà ở đây cũng có những lúc thiếu hụt tình cảm nên cứ cách một ngày lại có người vào thăm hoặc có lúc bận việc không vào được, gọi điện thoại hỏi thăm thì bà cũng vui vẻ.

Cụ Cẩm luôn gần gũi với mọi người xung quanh

Cụ Cẩm luôn gần gũi với mọi người xung quanh

PV: Sau một thời gian gửi bà ở Diên Hồng, cô thấy đây có phải là lựa chọn hợp lý không ạ?

Cô Hải Vân: Nhớ lại trước đây ở nhà bà có nhiều cái bực mình, hay rên và bị đau đầu, phải đi viện suốt mới thấy đây là lựa chọn đúng đắn. Bà bây giờ khỏe hơn, hay cười, lúc nào tâm hồn cũng vui phơi phới. Bà là người sống tình cảm, thích được quan tâm, mỗi lần đi viện bà được con cháu quan tâm chiều chuộng hơn, có lúc phải trông bà cả đêm ở bệnh viện nên bà lại thích đi viện mới chết chứ (cười). Ở đây bà vẫn được con cháu quan tâm mà còn được điều dưỡng chăm sóc trò chuyện hằng ngày nên bà vui, chẳng phải đi bệnh viện gì cả. Lâu lâu chúng tôi đưa bà đi khám tổng quát cho yên tâm thôi. Vậy là bà thì vui mà con cái lại yên tâm làm việc, cũng coi như là trọn vẹn.

Xem thêm

Hòa nhạc tôn vinh Người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi 1 – 10 – 2017, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng phối hợp với nhóm “Hát mãi với thời gian” thuộc Cung văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô Hà Nội tổ chức buổi hòa nhạc tôn vinh và tri ân Người cao tuổi đang sinh hoạt tại Trung tâm.

Nhóm “Hát mãi với thời gian”

Nhóm nhạc “Hát mãi với thời gian” được thành lập từ năm 2007, hiện đang sinh hoạt tại Cung văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô Hà Nội. Nhóm là sự kết hợp giàu nhiệt huyết của các ông, các bà và các nhạc sĩ, ca sĩ thế hệ U70, U80. Sự kiện âm nhạc diễn ra vào ngày 1/10 tới này sẽ là một dấu mốc ý nghĩa của cả Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng và nhóm “Hát mãi với thời gian”, việc những người cao tuổi giúp đỡ, cảm thông lẫn nhau chính là hành động đẹp, lưu giữ lại những giá trị tươi đẹp nhất cho các ông các bà tuổi xế chiều. Buổi biểu diễn sẽ có sự tham gia của các ca sĩ thành viên CLB ca hát Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô Hà Nội, các nghệ sĩ đoàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Viện Âm nhạc Quốc gia Hà Nội và các nhạc sĩ thuộc Hội Âm nhạc Hà Nội.

Tiết mục song ca “Khách đến chơi nhà” do Bích Hà & Hà Thơm trình bày

Nhạc sĩ Thế Duy và nghệ sĩ violin Kim Bình

Ca sĩ Thu Hương với ca khúc “Mẹ” (sáng tác Phú Quang)

Đại diện cho nhóm “Hát mãi với thời gian”, bà Nguyễn Thị Tuyết Phương tâm sự: “Những Người cao tuổi (NCT), họ đã cống hiến sức khỏe, tuổi trẻ của mình trong công cuộc xây dựng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc vì vậy, họ rất cần được tôn trọng và tôn vinh, đó cũng là để truyền thống nhân ái thủy chung mà văn hóa Việt Nam luôn đề cao. Âm nhạc là thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc sống con người, những giai điệu, lời ca sẽ góp phần giúp NCT giải trí thư giãn, giúp các cụ yêu đời hơn, không còn cảm thấy cô đơn trong phần cuối cuộc đời mình.”

Chương trình để lại rất nhiều ấn tượng đẹp với các cụ, các ông, các bà tại Diên Hồng. Khi được hỏi về cảm xúc với các bài hát mà nghệ sĩ thể hiện, ông Hà Huy Nguyên (78 tuổi) chia sẻ “Chương trình công phu, các nghệ sĩ nhiệt tình, quan tâm, còn đi hỏi thăm ý kiến của các cụ về chương trình. Ở độ tuổi U70, U80 mà có chất giọng tốt, hát rất hay. Rất cảm ơn nhóm “Hát mãi với thời gian” đã đến biểu diễn cho các cụ Diên Hồng. Khi thấy họ già rồi mà còn sôi nổi, nhiệt tình vậy, tôi thấy bản thân mình nên vui tươi hơn (cười tâm đắc)”.

Còn với bà Cao Thị Tuất (83 tuổi): “Chương trình hôm nay rất vui và thân mật. Nhóm hát rất nhiệt tình làm cho tôi thấy rất yêu mến buổi hòa nhạc này và các nghệ sĩ cùng lứa tuổi với mình. Sau chương trình, tôi muốn được vui vẻ, gần gũi hơn với mọi người trong Trung tâm, tình thân càng ngày càng gắn chặt với nhau”. 

Các cụ chăm chú thưởng thức từng bài hát

Những nụ cười ấm áp

Những cái nắm tay ấm áp

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Xem thêm

Diên Hồng tổ chức Lễ hội đèn lồng handmade do các cụ tự làm

(Dân trí) Sự kiện “Lễ hội đèn lồng handmade 2017” thu hút được hơn 500 người tới tham gia, bao gồm phụ huynh, các em nhỏ tham gia vào các trò chơi dân gian như gắp cua bỏ giỏ, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột…; tự tay làm đèn lồng từ thiện


Hà Nội, ngày 16/9 vừa qua, sự kiện “Lễ hội đèn lồng handmade” được tổ chức với mục đích gây quỹ từ thiện để mua quà, tổ chức Trung thu cho trẻ em mồ côi, khuyết tật tại khu vực Hà Nội.

Hà Nội, ngày 16/9 vừa qua, sự kiện “Lễ hội đèn lồng handmade” được tổ chức với mục đích gây quỹ từ thiện để mua quà, tổ chức Trung thu cho trẻ em mồ côi, khuyết tật tại khu vực Hà Nội.

“Lễ hội đèn lồng handmade 2017” là sự kiện phi lợi nhuận đầu tiên thuộc dự án Về miền cổ tích, do Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tổ chức. Sự kiện đã trưng bày gần 1000 chiếc đèn lồng do chính các cụ ở Viện dưỡng lão và các bạn tinh nguyện viên tự làm, các sản phẩm này cũng được bán để quyên tiền mua quà trung thu cho các em nhỏ tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu (Hà Đông) và Trường chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật Sóc Sơn (Hà Nội).
“Lễ hội đèn lồng handmade 2017” là sự kiện phi lợi nhuận đầu tiên thuộc dự án Về miền cổ tích, do Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tổ chức. Sự kiện đã trưng bày gần 1000 chiếc đèn lồng do chính các cụ ở Viện dưỡng lão và các bạn tinh nguyện viên tự làm, các sản phẩm này cũng được bán để quyên tiền mua quà trung thu cho các em nhỏ tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu (Hà Đông) và Trường chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật Sóc Sơn (Hà Nội).
Sự kiện thu hút được hơn 500 người tới tham gia, bao gồm phụ huynh, các em nhỏ và các bạn trẻ yêu thích hoạt động thiện nguyện. Tại đây, mọi người được tham gia vào các trò chơi dân gian như gắp cua bỏ giỏ, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột...; được tự tay làm đèn lồng từ thiện.
Sự kiện thu hút được hơn 500 người tới tham gia, bao gồm phụ huynh, các em nhỏ và các bạn trẻ yêu thích hoạt động thiện nguyện. Tại đây, mọi người được tham gia vào các trò chơi dân gian như gắp cua bỏ giỏ, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột…; được tự tay làm đèn lồng từ thiện.
BTC cung cấp nguyên liệu cho các bé để tự làm đèn Trung thu, nhờ vậy, các bé vừa được vui chơi, vừa hiểu thêm về lòng nhân ái, biết chia sẻ nhiều hơn với các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
BTC cung cấp nguyên liệu cho các bé để tự làm đèn Trung thu, nhờ vậy, các bé vừa được vui chơi, vừa hiểu thêm về lòng nhân ái, biết chia sẻ nhiều hơn với các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Vị khách người nước ngoài cũng tới tham gia chương trình để tìm hiểu về cách làm đèn trung thu Việt Nam và ủng hộ cho các em nhỏ mồ côi.
Vị khách người nước ngoài cũng tới tham gia chương trình để tìm hiểu về cách làm đèn trung thu Việt Nam và ủng hộ cho các em nhỏ mồ côi.
Chị Hoàng Thị Thu Ngân – Trưởng BTC chương trình chia sẻ: “Năm nào dịp Trung thu Diên Hồng cũng tổ chức các hoạt động cho các cụ, vì tham gia các hoạt động từ thiện khiến người già thấy mình có ích, nhờ thế tinh thần càng thoải mái, vui vẻ và khỏe mạnh nên chúng tôi đã họp bàn, đưa ra ý tưởng và nhanh chóng cho ra đời Lễ hội đèn lồng handmade.
Chị Hoàng Thị Thu Ngân – Trưởng BTC chương trình chia sẻ: “Năm nào dịp Trung thu Diên Hồng cũng tổ chức các hoạt động cho các cụ, vì tham gia các hoạt động từ thiện khiến người già thấy mình có ích, nhờ thế tinh thần càng thoải mái, vui vẻ và khỏe mạnh nên chúng tôi đã họp bàn, đưa ra ý tưởng và nhanh chóng cho ra đời Lễ hội đèn lồng handmade.
Quá trình chuẩn bị và tổ chức cho sự kiện gặp khá nhiều khó khăn. Vì đây là chương trình thiện nguyện nên chúng tôi luôn cố gắng tiết kiệm mọi chi phí tối đa nhất có thể, cuối cùng để tập hợp đủ số lượng vỏ chai cần cho 1000 chiếc đèn lồng, chính bản thân tôi cũng phải đi gõ cửa từng nhà trong khu chung cư để xin chai nhựa bỏ đi”.
Quá trình chuẩn bị và tổ chức cho sự kiện gặp khá nhiều khó khăn. Vì đây là chương trình thiện nguyện nên chúng tôi luôn cố gắng tiết kiệm mọi chi phí tối đa nhất có thể, cuối cùng để tập hợp đủ số lượng vỏ chai cần cho 1000 chiếc đèn lồng, chính bản thân tôi cũng phải đi gõ cửa từng nhà trong khu chung cư để xin chai nhựa bỏ đi”.
Bà Trịnh Thị Bắc – Người cao tuổi đang sống tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tỏ ra phấn khởi: “Bà rất vui khi làm những chiếc đèn lồng này cho các cháu mồ côi, khuyết tật. Mình già rồi không làm được việc gì nữa thì giúp cho các cháu nó tiến lên”.
Bà Trịnh Thị Bắc – Người cao tuổi đang sống tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tỏ ra phấn khởi: “Bà rất vui khi làm những chiếc đèn lồng này cho các cháu mồ côi, khuyết tật. Mình già rồi không làm được việc gì nữa thì giúp cho các cháu nó tiến lên”.
Lễ hội đèn lồng handmade mới chỉ là sự khởi đầu, dự án “Về miền cổ tích sẽ được Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng duy trì trở thành hoạt động thường niên bắt đầu từ 2017. Đối tượng hướng đến vẫn là trẻ em mồ côi, khuyết tật và trẻ em nghèo.
Lễ hội đèn lồng handmade mới chỉ là sự khởi đầu, dự án “Về miền cổ tích” sẽ được Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng duy trì trở thành hoạt động thường niên bắt đầu từ 2017. Đối tượng hướng đến vẫn là trẻ em mồ côi, khuyết tật và trẻ em nghèo.

H.K

(Tiêu đề do Diên Hồng đặt lại)

Xem thêm

Các cụ Diên Hồng cùng làm đèn lồng đón Trung thu

Để chuẩn bị cho Trung thu sắp tới, đặc biệt là sự kiện “Lễ hội đèn lồng handmade 2017”, các cụ Diên Hồng đã dành nhiều tâm sức để tự tay làm những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu.

Gần 1000 chiếc đèn lồng là thành quả của 3 tháng các cụ tranh thủ làm những chiếc đèn lồng với sự hỗ trợ của các bạn điều dưỡng và tình nguyện viên.

Tham gia các hoạt động từ thiện khiến người già thấy mình có ích, nhờ thế tinh thần càng thoải mái, vui vẻ và khỏe mạnh hơn nên ý tưởng làm đèn lồng là một hoạt động đầy ý nghĩa đối với các cụ Diên Hồng. Không chỉ được tự mình làm nên những chiếc đèn lồng tặng cho các em nhỏ ở các Trung tâm bảo trợ xã hội, hoạt động làm đèn lồng cũng giúp các cụ thư giãn và rèn luyện đôi bàn tay dẻo dai hơn.

“Lễ hội đèn lồng handmade 2017”  chính là sự kiện phi lợi nhuận đầu tiên thuộc dự án Về miền cổ tích, do Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tổ chức. Tại sự kiện, các sản phẩm đèn lồng do các cụ làm được bán để quyên tiền mua quà trung thu cho các em nhỏ tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu (Hà Đông) và Trường chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật Sóc Sơn (Hà Nội).

Hoạt động làm đèn lồng và ý nghĩa của nó sẽ là một kỷ niệm đẹp của các cụ Diên Hồng trong thời gian ở đây.

Xem thêm

Ấm áp tình người ngày mưa bão

“Chú và mẹ là con chú con bác ruột. Chú kém mẹ 2 tuổi. Những năm bom đạn chiến tranh, mẹ còn đi làm ở Xưởng chế biến thực phẩm 1, đường Lương Yên, mẹ thường gửi mình và cô em gái ở nhà ông bà trẻ là bố mẹ của chú ở Lê Quý Đôn, lúc đó chú là bộ đội, thường quan tâm đến chị em mình mỗi khi có dịp ghé qua nhà. Sau những năm chiến tranh, chú là thương binh bị hỏng 1 mắt, lại bị nhiễm chất độc da cam, mặc dù đã 84 tuổi nhưng tố chất người lính đã không quật ngã được chú những ngày về nghỉ chế độ. Chú vẫn tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng sống.

Hôm nay, thật tình cờ và bất ngờ khi mình đến Trung tâm, trời vẫn mưa tầm tã, thấy một bác bị ướt hết người đang đứng ngoài hiên, một tay móc túi trả tiền xe ôm, một tay vuốt nước mưa ở mặt, rồi nói với cô Hoa lễ tân cho vào thăm bà Hoà, mình mới quay sang nhìn mặt, thấy sống mũi cay cay khi nhận ra chú.

Cảm ơn chú, đã không quản đường xá xa xôi đến thăm mẹ cháu vào ngày mưa bão này. Chú là nguồn động viên lớn lao cho mẹ cháu sống tiếp những năm tháng còn lại của cuộc đời.”

Bà Hòa lúc mới vào Diên Hồng ít nói và chẳng bao giờ cười nhưng sau một thời gian bà đã tươi hơn rất nhiều rồi

Trên đây là dòng tâm sự của cô Dung (con bà Hòa đang sống tại Viện dưỡng lão Diên Hồng). Theo như cô chia sẻ, hôm kia chú đến nhà để thăm bà nhưng không gặp, đã lần mò hỏi hàng xóm rồi đi tìm người nhà khắp nơi để hỏi thăm về bà. Sáng nay mặc dù mưa to gió lớn do ảnh hưởng của bão, đường Tố Hữu ngập khủng khiếp, chú vẫn đi BRT, rồi thuê xe ôm vào TT thăm bà bằng đc. Chú nói khi nghe tin bà vào TT chú buồn và lo lắng lắm nên phải đến thăm bà bằng được. Đến khi vào gặp bà rồi chú thấy yên tâm. Thế mới nói có những thứ tình cảm không nói lên thành lời và không tiền nào mua được.

Bản thân cô dù nắng hay mưa, đều đặn Thứ 2,4,6 đều vào thăm bà, nếu bà ốm thì đến nhiều hơn mặc dù nhà xa. Dù có nhiều trung tâm dưỡng lão gần nhà hơn nhưng cô vẫn quyết định gửi bà vào Diên Hồng bởi ở đây khang trang sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Khi bà ốm cô tin tưởng để bà ở Diên Hồng bởi cô cho rằng về nhà không osin nào chăm bằng điều dưỡng ở trung tâm. Bà ở xa chịu khó vào thăm bà thường xuyên hơn vẫn yên tâm hơn là lúc bà ốm để bà với osin.

Có lẽ cách hiểu vềchữ “Hiếu” bây giờ cũng cần phải thay đổi. Yêu thương cha mẹ không nhất thiết phải giữ cha mẹ luôn ở cạnh mình mà là mang đến môi trường sống tốt nhất cho cha mẹ, miễn sao cha mẹ vui khỏe là tốt nhất.

Thảo Linh

Xem thêm