Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts in Category: Cuộc sống tại Diên Hồng

Những nhà thơ ẩn mình trong Viện dưỡng lão

Ai khi về già cũng mong muốn được sống bên cạnh người thân, con cháu. Thế nhưng với nhiều người, cuộc sống khi về già lại không như họ từng tưởng tượng. Không phải là một gia đình quây quần bên nhau, vui vẻ, hạnh phúc. Người thì ốm đau nằm một chỗ, người thì lủi thủi ở nhà một mình hầu như cả ngày. Tuổi già cứ thế trôi qua nhàm chán, buồn tủi. Vậy nên, theo số liệu điều tra mới nhất của Viện Dân số sức khỏe và Phát triển vào năm 2020, thực hiện với hơn 6.000 người cao tuổi trên cả nước, có 19% người cao tuổi sống riêng 2 vợ chồng, 8,6% người cao tuổi sống một mình, hơn một nửa số người cao tuổi sống một mình có con cái sống cùng xã, phường. 

Ngôi nhà chung mang tên Viện dưỡng lão có lẽ đã không còn xa lạ gì với các cụ lựa chọn sống một mình. Ngày đầu bỡ ngỡ, ai cũng có nhiều cảm xúc khó tả. Buồn vì phải xa con cháu, xa mái nhà thân thương. Vui vì vào đây có bạn có bè, có những người chăm sóc mình chu đáo, tận tình. Mỗi người cao tuổi đến với Diên Hồng đều mang những cảm xúc khác nhau, những câu chuyện khác nhau. Người thì thể hiện nó qua lời ca, người thì thể hiện qua tiếng hát hay qua những vần thơ. Cứ thế, từ những mong muốn bày tỏ cảm xúc của mình, cuộc đời các cụ lại trở nên thi vị hơn khi đưa thơ ca trở thành một phần của cuộc sống.

Từ khi vào trung tâm, ông Nguyễn Trọng Việt, hiện đang an dưỡng tại Diên Hồng cơ sở 1, đã cho ra đời không biết bao nhiêu áng thơ. Trước đây ông là giáo viên tại trường sĩ quan quân đội. Sau này khi về hưu, ông mở một hiệu ảnh nhỏ để thỏa đam mê trở thành một nhiếp ảnh gia. Thế nhưng, cuộc đời lại không như những gì ông dự tính trước. Sau 1 khoảng thời gian gắn bó với tiệm ảnh, ông bất ngờ trở nên trái tính trái nết. Ông kể lúc đấy điên loạn, bán hết cả máy ảnh. Đồ đạc trong tiệm cũng cho người qua đường hết. Cứ gặp ai đi qua là ông cho thôi, chẳng cần biết có quen biết gì không. Sau đấy rồi ông vào Diên Hồng để an dưỡng. Trộm vía từ ngày vào Diên Hồng, ông khỏe hơn, đầu óc cũng dần minh mẫn trở lại. Máu nghệ thuật như dòng chảy không ngừng trong cơ thể, không thể chụp ảnh nữa ông chuyển qua làm bạn với những vần thơ. 

Thơ của ông Việt thì nổi tiếng khắp Diên Hồng rồi. Mỗi lần cho ra mắt một bài thơ, ông lại nắn nót từng chữ trên trang giấy, tìm chỗ nào có ánh sáng đẹp nhất để chụp lại cho con cháu xem. Hầu như ai khi tiếp xúc với ông Việt đều bị ấn tượng bởi nguồn năng lượng vui vẻ, tích cực mà ông mang lại. Một phần vì bị thu hút bởi tài năng của ông. Chả thế mà có lần các bạn nhỏ từ CLB Sách qua giao lưu, có bạn nhỏ phải xin bằng được chữ kí của ông rồi mới chịu ra về. 

Cũng như ông, nhiều người cao tuổi khi về già chọn cho mình một phong cách sống nghệ sĩ. Các cụ thích làm thơ, viết nhạc đều có thừa thời gian mà theo đuổi. Không còn vướng bận điều gì, giờ đây, họ đang sống từng phút, từng giây với những đam mê mà mình đã ấp ủ bao năm qua. Ông Tuấn với nghệ danh là Tú Ân cũng luôn tham gia đóng góp những vần thơ do chính mình sáng tác mỗi khi cơ sở 2 có sự kiện. Từ sự kiện ngày Quốc tế người cao tuổi đến sinh nhật trung tâm, sinh nhật Sếp tổng hay đơn giản là những lúc rảnh rỗi, ông cũng đều sáng tác thơ tặng mọi người. Ông còn sáng tác thơ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Đi đâu ông cũng cầm theo cuốn sổ ghi chép những bài thơ. 

Chẳng cần ở đâu xa, những chất liệu thơ cứ bình dị trong đời sống đã làm nên những áng thơ đầy thi vị của các cụ đang an dưỡng tại Viện dưỡng lão. Không cần phải quá tài giỏi, không cần phải nổi tiếng, các cụ vẫn đang vui vẻ gặm nhấm tuổi già của mình với dòng máu nghệ thuật đang chảy trong tim. Hãy cùng điểm qua những bài thơ do chính các cụ đang an dưỡng tại Diên Hồng sáng tác và cùng cảm nhận những điều bình dị thể hiện qua từng chất thơ.

 

 

 

Xem thêm

Các cụ bà Diên Hồng trở về miền ký ức

Vừa qua, các cụ bà ở Diên Hồng đã được trở về với ký ức của những mùi hương thân thuộc trong buổi làm dầu dưỡng da tại Mộc Hương Việt Nam. Đây là một hoạt động rất thú vị mà không phải ai cũng có cơ hội để trải nghiệm thực tế.

Bước chân vào không gian nhỏ xinh của Mộc Hương, các bà ở Diên Hồng ngỡ ngàng bởi sự mộc mạc, gần gũi trong thiết kế. Trải nghiệm ấn tượng đầu tiên của các bà là được lựa chọn các loại gel rửa tay với hương thơm tự nhiên như thể đang cầm trên tay đúng loại quả, lá trong tên gọi. Mùi hương bạc hà, tía tô, hương nhu, cam, chanh, khuynh diệp làm các bà ngây ngất, ai cũng muốn thử thật nhiều mùi hương cho bõ công trải nghiệm.

Hoạt động làm dầu dưỡng cho người già

Sau khi hít hà đã đời khứu giác, các bạn Mộc Hương đưa các bà trở về những mùi hương quen thuộc trong ký ức. Đó là hương thơm ngát của lúa non mới lên đòng, hương hoa móng rồng ngào ngạt hay hương thơm quen thuộc của hoa bưởi, hoa chanh nồng nàn. Những câu chuyện vừa tếu táo, vừa thú vị xung quanh những mùi hương khuấy động không khí buổi workshop khiến tất cả cởi mở và hào hứng hơn.

Sau đó, các bà tiếp tục bước vào hành trình khám phá mùi hương đầy mê hoặc thông qua việc tìm hiểu các loại tinh dầu. Lần đầu tiên các bà được ngửi các mùi hương như hoắc hương, đàn hương, hoa cúc la mã, các loại quả mọng như quả mâm xôi, bách xù hay những mùi hương quen thuộc hoa nhài, cam, chanh, bưởi. Hàng trăm loại hương khác nhau được phân loại theo từng nhóm và tác dụng của chúng được nghệ sĩ mùi hương của Mộc Hương chia sẻ. Điều đặc biệt ấn tượng với các bà là mỗi loại tinh dầu mà Mộc Hương mua về đều là sản phẩm nguyên chất hữu cơ được nhập từ nước ngoài.

Hoạt động làm dầu dưỡng cho người già

Tiếp theo, các bà bước vào hoạt động chính của buổi workshop bằng việc lựa chọn cho mình ba loại tinh dầu thuộc ba nhóm khác nhau để mix cùng với dầu hạnh nhân an toàn cho mọi loại da với nhiều công dụng tuyệt vời cho da và tóc. Bởi vì mỗi tinh dầu có tác dụng khác nhau như giúp thư giãn, ngủ ngon, làm dịu da,… nên các bà cũng lựa chọn tinh dầu dựa theo nhu của mình. Sau khi cân đo đong đếm, mỗi bà đã tự cho ra đời sản phẩm dưỡng da độc nhất vô nhị với mùi hương mix yêu thích và đặt tên cho sản phẩm. Những cái tên như Dầu dưỡng Nguyệt Hương, Chiều Mưa, Hương Hội,… Bà Hồng – người làm xong đầu tiên hào hứng chia sẻ: “Đi như này thích quá, các bà vừa được cập nhật thêm kiến thức về các loại tinh dầu trong tự nhiên lại vừa được tự tay làm dầu dưỡng cho riêng mình. Bà rất vui vì được trải nghiệm, được trò chuyện, lại còn được mang quà về nữa.”

Các bà tự tay làm dầu dưỡng

Bà Tiện và bà Hội cũng vui ra mặt, các bà không chỉ cảm nhận mùi hương dầu dưỡng của mình còn thử dầu dưỡng của các bà khác và hứa hẹn sẽ chia sẻ cho nhau khi về trung tâm. “Đúng là một cơ hội trải nghiệm hiếm có mà chỉ ở Diên Hồng bà mới có được”, bà Tiện vui vẻ nói.

Workshop tự làm dầu dưỡng da tại Mộc Hương nằm trong chuỗi hoạt động cho người già của Trường học hạnh phúc Diên Hồng. Rất nhiều các hoạt động thú vị đang chờ các ông bà Diên Hồng tham gia và khám phá bản thân bởi lời hứa hẹn năm xưa “khi nào về hưu sẽ làm” vẫn còn nguyên giá trị.

Xem thêm

Có “bà tiên” trong viện dưỡng lão

Làm việc ở viện dưỡng lão có những điều thật tuyệt mà chỉ những người làm ở đây mới có thể cảm nhận hết.

Gặp bà ở sảnh tầng 1, bà trách: “Sao hôm qua bà mời Ngân đến phòng bà uống bột dinh dưỡng mát lành và nói chuyện mà chẳng thấy Ngân đâu”. Em rối rít xin lỗi là chiều qua mải làm cho xong việc nên lúc định xuống thì muộn quá, hẹn bà 1 tiếng sau sẽ có mặt. Vừa vào phòng, bà Biển tươi cười mở tủ lạnh, lấy ra cốc nước bà đã pha sẵn bỏ tủ lạnh cho mát. Bà vừa vỗ vai, vừa nắm tay thủ thỉ nhỏ to vài chuyện ở trung tâm rồi chuyện các con, các cháu. Bà khoe các cháu lớn lắm rồi, đứa nào cũng đáng yêu, bà cũng nhớ lắm mà tụi nó không tiện để về thăm bà. Đang nói, bà lúi húi mở ngăn kéo lấy ra tấm thiệp con dâu và các cháu viết lời chúc gửi cho bà đợt Tết. Nghe giọng bà kể có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc ngọt ngào đang dâng trào trong lòng bà cụ hơn 90 tuổi.

Bà Biển tham gia ngày hội sức khỏe tại viện dưỡng lão Diên Hồng

Bà kể về kế hoạch sang Đức chơi với các con 3 tháng. “Chắc tầm cuối tháng 7 là bà đi. Thế là không được gặp Ngân một thời gian đấy”, giọng bà ngậm ngùi. “Con bà đón luôn cả bà thông gia sang chơi nữa. Tình hình Covid cũng ổn ổn rồi nên không phải lo gì nữa. Mỗi cái chuyện chiến tranh của Nga và Ukraina thì hơi nghiêm trọng nên bà nghe nói giá vé máy bay đắt lắm. Bà đã nói các con là vé đắt thì thôi nhưng mấy đứa bảo bà già rồi, đi được là phải đi ngay, chờ đợi không biết có được gặp nữa không”, bà tâm sự. Bà còn cẩn thận dặn dò là bà đã đăng ký giữ nguyên phòng cho bà ở viện dưỡng lão rồi. Cái vương miện hoa hậu cao niên bà vẫn để trên kệ, nếu cần dùng để trao giải cho cuộc thi năm nay thì cứ mở cửa ra mà lấy.

Bà khoe cái váy được con gái mua cho mà nó là váy đuôi cá, bà đã tự sửa thành một chiếc áo dài. Nhìn đường may cẩn thận tỉ mỉ, không ai nghĩ một bà cụ có thể khâu vá khéo đến vậy. Trêu bà nhờ con gái mua cho cháu một cái váy như này để 2 bà cháu chụp ảnh đôi mà bà cứ cười mãi.

Chiếc váy được bà cắt sửa may thành áo dài

Một lần khác, bà nhắn tin trên Zalo bảo chưa thấy cái ảnh mình gửi. Vừa vào phòng bà đã hí hửng hỏi xem mình có khát không để bà pha cho cốc Vitamin C mát lạnh. Biết từ chối thì bà sẽ buồn nên mình nhẹ nhàng mỉm cười gật đầu. Bà lấy ra một cái túi được cuộn tròn bao lấy một cái lọ nhựa đựng C sủi. Tự nhiên bao nhiêu ký ức về bà ngoại mình lại ùa về. Bà cũng rất hay tỉ mẩn cất mọi thứ thật kĩ, một phần sợ ai đó không biết lại dùng mất, một phần muốn bảo quản cho an toàn. Lần nào mình đến nhà bà chơi, bà cũng có cái gì đó để dúi vào tay mình, khi thì cái kẹo dồi chó, khi thì miếng bánh quy.

Hộp C sủi được bà gói cẩn thận trong gói

Ở viện dưỡng lão Diên Hồng có cái hay là các bà luôn tìm thấy ít nhất một đứa cháu nội bị thất lạc để hết trò chuyện quên ngày tháng lại mai mối cho người này người kia còn các cháu thì luôn có một điểm tựa để mỗi lần nhớ ông bà mình đều được vỗ về cảm xúc. Bảo sao mà tình cảm gắn bó thân thiết cứ thế phát triển dần dần đến mức chẳng ông bà nào muốn rời xa.

 

Xem thêm

Ngỡ ngàng lễ khai giảng năm học mới cho người cao tuổi

Hà Nội, ngày 26/3/2022 – Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức buổi lễ khai giảng năm học mới. Với học viên là người cao tuổi mong muốn có một tuổi già sinh động và hạnh phúc. Đây cũng chính là hình thức khai trương cơ sở 4 tại Thanh Trì, Hà Nội.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng, buổi khai giảng diễn ra ấm cúng nội bộ. Đặc biệt tất cả những người tham dự đều mặc trang phục học sinh. Ngôi trường này sẽ không có thầy cô giáo. Tất cả mọi người sẽ cùng nhau khám phá bản thân, cùng nhau học các kiến thức và kỹ năng mới. Những điều mà chưa từng trải nghiệm trước đây. Nhà trường có thể mời thêm các huấn luyện viên tới để chia sẻ hoặc hướng dẫn cho các học viên cao niên.

Trong lễ khai giảng, các học viên cao tuổi cùng nhau ca hát, ngâm thơ. Nhiều cụ còn tạo dáng chụp ảnh xì teen bên mô hình xe bus đưa đón học sinh không khác gì các bạn học trò trẻ tuổi. Ai nấy đều tươi cười rạng rỡ.

Cụ Nguyễn Thị Biển, một học sinh ưu tú của trường đạt danh hiệu Hoa hậu cao niên Diên Hồng 2020 vừa khoe chiếc túi tote được nhà trường tặng để đựng dụng cụ học tập vừa hồ hởi nói: “Tôi vào Diên Hồng ban đầu với suy nghĩ có một không gian riêng tư để an dưỡng nhưng không ngờ lại được trải nghiệm quá nhiều điều tuyệt vời, tham gia cuộc thi sắc đẹp và giành ngôi vị cao nhất, được học múa bụng, được chụp thật nhiều ảnh đẹp để khoe với con cháu, bạn bè. Diên Hồng thực sự đã trở thành một trường học hạnh phúc dành cho những người ở tuổi xế chiều như tôi”.

Chị Hoàng Thị Thu Ngân – Phó Tổng giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, giám đốc chương trình trải nghiệm của nhà trường chia sẻ: “Hạnh phúc, hai từ ngỡ như giản đơn nhưng đôi khi phải tìm kiếm cả cuộc đời vẫn chưa tìm ra con đường đúng. Trong quá trình chăm sóc, chúng tôi nhận ra rằng có nhiều cụ cảm thấy mất kết nối với con cái. Có người dù đã nỗ lực hết mình nhưng luôn cảm thấy thiệt thòi. Có người thì thấy bất công trong cuộc sống. Thậm chí là không được ghi nhận những đóng góp của mình.

Rất nhiều người cao tuổi không dám làm điều mình muốn. Bởi họ sợ cái nhìn của người khác, sợ bị đánh giá, phán xét… Vì vậy, chúng tôi mong muốn sẽ đồng hành cùng với ông bà để thấu hiểu bản thân. Sẵn sàng làm điều mình thích, học những kỹ năng, kiến thức mới. Hơn nữa là học được cách sống bình an, hạnh phúc. Từ đó có tuổi già trọn vẹn ý nghĩa.

“Già không có nghĩa là chuẩn bị kết thúc cuộc đời. Mà là bắt đầu trở thành tỉ phú thời gian để sống cho bản thân. Vì thế Diên Hồng trở thành một trường học nội trú. Nơi người gi dùng tìm cho mình các trò chơi ưa thích và những trải nghiệm mới. Như: Vẽ tranh, làm idol TikTok, người mẫu ảnh, khiêu vũ, yoga cười, múa bụng,… Chúng tôi cảm thấy rất vui khi chứng kiến ngày càng nhiều người vui vẻ, yêu đời hơn sau một thời gian vào trường”.

Lễ khai giảng mới chỉ là sự khởi đầu. Người cao tuổi sẽ có cả một hành trình trải nghiệm ở phía trước. Ban lãnh đạo Diên Hồng hi vọng đây sẽ là mô hình kiểu mẫu và truyền cảm hứng cho người cao tuổi ở khắp Việt Nam. Để họ vượt ra khỏi những định kiến về tuổi già, tự tin làm điều mình thích. Và đặc biệt là sống hạnh phúc để làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu.

Xem thêm

Diên Hồng chăm sóc người cao tuổi như thế nào?

Trong mắt nhiều người, viện dưỡng lão là nơi dành cho những người cô đơn, không nơi nương tựa, người nghèo khó… và người già sống trong đó sẽ rất buồn và khổ. Thực tế, người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão được chăm sóc thế nào?

Trong nhiều gia đình Việt vẫn đang tồn tại câu cửa miệng “đối xử tốt với con cháu không sau này già chúng cho vào trại dưỡng lão”. Vì có tâm lý đó mà trong mắt nhiều người trại/viện dưỡng lão là nơi không mấy tốt đẹp, nó chủ yếu dành cho những người già neo đơn, không nơi nương tựa hay người nghèo khó…Tuy nhiên, định kiến đó đang dần được thay đổi nhờ sự hình thành của các trung tâm dưỡng lão dịch vụ với cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng chăm sóc đẳng cấp không thua kém các viện dưỡng lão ở nước ngoài.

Các cụ cơ sở 1 gói bánh chưng đón Tết

Ở Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, người cao tuổi sẽ có một lịch sinh hoạt hàng ngày chi tiết và cụ thể để đảm bảo các cụ được chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của các cụ thì trung tâm sẽ có hình thức chăm sóc khác nhau. Với các cụ khỏe mạnh, minh mẫn, Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng sẽ phục vụ các bữa ăn, giặt giũ, xoa bóp cơ bản giúp người cao tuổi thư giãn và kích thích hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng, tổ chức các hoạt động giao lưu, các trò chơi vận động tập thể, tạo không gian để người cao tuổi làm những việc mình thích như đọc sách, khiêu vũ, vẽ tranh, chơi cờ.

Các cụ đang chơi trò ”hải tặc”
Hai bà Tâm đang chơi trò ”khám răng cá sấu”

Với các cụ sức khỏe yếu hơn, ngoài các nội dung trên sẽ được nhân viên chăm sóc hỗ trợ tắm rửa, vệ sinh, hỗ trợ xúc ăn.

Về bữa ăn của các cụ ở Diên Hồng: đã được nghiên cứu kĩ lưỡng bởi các chuyên gia tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho người cao tuổi, đảm bảo về mặt thời gian, khoảng cách giữa các bữa ăn, tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đảm bảo đủ chất, đủ lượng, dễ tiêu hóa.

Một ngày các cụ được ăn 4 bữa: Bữa sáng, bữa trưa, bữa ăn nhẹ lúc 2h chiều và bữa tối. Các cụ bị bệnh có chế độ ăn riêng phù hợp với thể trạng, tình hình bệnh tật. Việc nghiên cứu và thiết kế chế độ ăn riêng cho các cụ bị bệnh cũng góp phần hỗ trợ việc điều trị bệnh, giúp các cụ mau hồi phục sức khỏe hơn.

Các món ăn ở Diên Hồng

Đối với người cao tuổi, giấc ngủ lại càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe. Tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng, giấc ngủ của các cụ được quan tâm đặc biệt. Phòng ngủ luôn được giữ sạch sẽ, thoáng khí và yên tĩnh tạo cảm giác thư thái, giúp các cụ dễ ngủ và ngủ sâu. Đối với các cụ mắc bệnh khó ngủ hoặc mất ngủ được chăm sóc và điều trị theo phương pháp riêng.

Bên cạnh đó, Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh hơn, phải dùng nhiều thuốc hơn và thường là bệnh mạn tính. Một bệnh đã phải dùng vài ba thuốc nhân lên với vài ba bệnh. Do đó, ngay khi vào Trung tâm, các cụ đã được trải qua quá trình khám lâm sàng để tạo bệnh án theo dõi và lên lịch chăm sóc chi tiết cho từng người. Căn cứ theo đó, điều dưỡng viên luôn phải đặc biệt quan tâm tới sức khỏe Người cao tuổi.

Đặc biệt là cùng với tuổi tác càng cao thì trí nhớ Người cao tuổi sẽ càng giảm, nên khi dùng thuốc, họ có thể quên tên thuốc, liều dùng hoặc nhầm lẫn thuốc, liều dùng… Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu không có người thường xuyên quan tâm và hỗ trợ các cụ theo dõi việc này. Đó cũng là một trong những lý do người thân của họ rất yên tâm khi đưa cha mẹ vào an dưỡng tại Trung tâm.

Tất cả người già ở Diên Hồng đều được đo các chỉ số sinh tồn (nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp, đường huyết… thường xuyên để theo dõi sức khỏe), được bác sĩ khám bệnh định kỳ hàng tuần, cho uống thuốc theo đơn. Ngoài ra, trong lịch sinh hoạt các cụ được xoa bóp, bấm huyệt và tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày, giúp cho cơ bắp và phản xạ được tốt hơn.

Hoạt động thể chất hàng ngày.

Bên cạnh nhu cầu về ăn, ngủ, người cao tuổi cũng rất cần được chăm lo đến đời sống tinh thần, nhưng ở trong gia đình thì nhu cầu ấy dường như bị lãng quên, hoặc chẳng ai quan tâm tới. Người cao tuổi cần tham dự vào một thú tiêu khiển nào đó vừa để giải khuây, và cũng để duy trì tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất lành mạnh.

Chăm sóc đời sống tinh thần của các cụ mỗi ngày.

Tại Diên Hồng, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, trong lịch sinh hoạt thường nhật, ngoài các hoạt động vật lý trị liệu, chúng tôi tổ chức ra những sự kiện nhỏ giúp các cụ được tham gia nhiều các hoạt động cộng đồng và cá nhân để đầu óc thư giãn, cơ thể bớt mỏi mệt, tinh thần được thêm phần thoải mái, vui vẻ. Như chơi bài, đánh cờ, chơi ô chữ và nhiều thú vui nhẹ nhàng khác, gồm

Các cụ cơ sở 1 làm chè lam.
  • Thủ công mỹ nghệ: các cụ tạo ra các sản phẩm nhỏ bé bằng phương pháp thủ công, như đồ chơi trẻ em, đồ gốm, vẽ tranh, tô tượng, vật dụng bằng gỗ…
  •  
  • Tổ chức câu lạc bộ thơ, viết sách, học vẽ, sử dụng máy vi tính, hoặc tham gia hát karaoke “hát cho nhau nghe”dù hay dù dở, miễn là cùng vui.
  • Tập Yoga, dưỡng sinh, khiêu vũ… với nhiều các phương pháp khác nhau, giúp thư giãn tâm hồn, tập trung tư tưởng, giữ tâm an lạc, đồng thời cũng áp dụng các cử động để tăng cường sức mạnh cơ bắp, trơn tru xương khớp
Xem thêm

Có một chuyện tình 64 năm như thế: Càng về già càng yêu nhau bởi “em tặng cho ông cả một cuộc đời luôn rồi”

Ông bà bên nhau đã 64 năm nhưng chưa 1 lần cãi vã, chưa 1 ngày xa nhau, cả một đời “anh-em”, “ông-em” cứ ngỡ như truyện ngôn tình.

Ngày lễ tình nhân, các cụ tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội) tự làm thiệp rồi mang đi tặng người mà mình yêu thương nhất. Bà Vũ Thị Dành (84 tuổi) cũng có một cái để mang vào tặng chồng là ông Nguyễn Đình Bưởi (91 tuổi).

Bà Dành mang thiệp vào tặng ông nhân ngày lễ tình nhân

Bà vừa cười vừa nói: “Thực ra là em tặng cho ông cả một cuộc đời luôn rồi chứ không phải mỗi cái thiệp”.
Ông dễ xúc động, nên nghe bà nói xong ông chực chờ khóc luôn. Thấy vậy bà liền tiến lại ôm rồi vỗ vai, xoa đầu để dỗ ông.
Chứng kiến cảnh tượng ấy, dù đã quen nhưng những điều dưỡng ở trung tâm vẫn không khỏi xúc động. Các chị vẫn nhiều lần bảo nhau, ước gì cũng được như ông bà.

Ông cảm động quá nên chực chờ khóc luôn

Qua lời kể của những người chăm sóc ông bà tại viện, cặp vợ chồng già này quê ở Hải Dương, đã đến trung tâm từ cuối năm 2019.
“Từ ngày vào trung tâm là ông bị tai biến, phải nằm tại giường, mọi sinh hoạt đều được các bạn nhân viên hỗ trợ. Còn bà thì vẫn tự sinh hoạt được, nên bà muốn làm mọi thứ cho ông. Từ việc tắm rửa gội đầu, nấu cháo, bà vẫn cùng với điều dưỡng làm cho ông.

Bà luôn cùng với điều dưỡng để chăm sóc cho ông

Mặc dù bị tai biến nhưng ông vẫn rất tỉnh táo, ông không muốn đi đâu nếu không có bà đi cùng. Mỗi lần đi đâu bà đều thủ thỉ với ông: “Ông ở nhà với các cháu điều dưỡng, em đi một lát rồi về với ông”.
Dạo trước bà bị đau cột sống phải sang cơ sở khác để tập luyện, nên ngày nào bà cũng gọi video về để nói chuyện với ông”, đại diện trung tâm kể lại.

Khi ai hỏi về đám cưới của mình, bà Dành thường ngồi trầm ngâm rồi kể lại cái thời đói rách nhưng chẳng khi nào ông bà thiếu tình yêu.
Năm 1958, sau đám cưới đơn giản, bà theo ông lên Hà Nội. Ngày bà mang thai đứa con đầu lòng cũng là lúc ông nhận quyết định công tác trên Lào Cai. Mãi đến khi con được 7 tháng thì ông mới được về thăm nhà, nhưng về rồi lại đi luôn.
Đến năm 1962, bà chuyển lên Lào Cai làm với ông. Thời gian qua đi, ông bà cùng nhau nuôi dưỡng 4 người con. Đến khi về hưu, không còn nhà ông bà quyết định về Hải Dương tự khai phá, làm ăn.

Hình ảnh ông bà ngày còn ở quê Hải Dương

Nắm tay nhau khi qua không biết bao nhiêu khó khăn của cuộc đời, ông bà chưa từng cãi vã to tiếng hay va chạm gì. Cũng có những bất đồng nho nhỏ nhưng khi cùng nhau chăm sóc các con thì đâu lại vào đấy.
Bà bảo, mình cũng ý thức được phải sống làm sao để các con nhìn vào, sống mẫu mực để làm gương cho con, không để gia đình bị tổn thương làm ảnh hưởng đến các con, các cháu.
Đến lúc các con lớn lại chỉ còn 2 ông bà cùng nhau ăn, cùng nhau làm, tôn trọng lẫn nhau. Về già bà và ông còn tình cảm hơn lúc trẻ. Cả hai quấn quýt chẳng mấy khi rời, bà vẫn xoa lưng, bóp tay chân cho ông khi nhức mỏi, khẽ ôm hay vỗ về mỗi khi chăm sóc ông. Tiếng gọi “ông”, xưng “em” khiến cả trung tâm bật cười rồi ngưỡng mộ và xúc động.

Xem thêm

Ngỡ ngàng cây trứng cá hóa cây ước nguyện nhân dịp đầu năm mới

Ấn tượng đầu tiên khi ghé thăm Dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 2 là hình ảnh cây trứng cá được treo đầy những dải dây đỏ, hồng rực rỡ bắt mắt bay bay trong gió. Mọi người ở đây chẳng phải đi đâu xa cũng đã có thể chiêm ngưỡng cây ước nguyện hệt như chuyện cổ tích rồi.

Các cụ và các bạn nhân viên treo dây trên cây ước nguyện

Năm mới đang cận kề, ai nấy đều có những mong ước cho riêng mình. Mỗi người sẽ có một cách thể hiện khác nhau. Còn với các ông bà đang an dưỡng tại Diên Hồng cơ sở 2 lại có một cách gửi gắm thật đặc biệt. Những mong ước của ông bà được gửi vào dải lụa hồng, đỏ sau đó được các bạn nhân viên hỗ trợ và treo chúng lên cây.

Bà Biển cẩn thận buộc sợi dây đỏ lên cây, buộc xong bà thì thầm cầu nguyện. Một bạn nhân viên hỏi nhỏ bà ơi, bà ước gì thế? Bà tủm tỉm cười đáp, “bà ước cho tất cả mọi người được khỏe mạnh, có sức khỏe là có tất cả, ước dịch bệnh được đẩy lùi, để mọi người lại có cuộc sống bình thường”.

Bà Biển chụp ảnh tại cây ước nguyện

Góc còn lại thì các ông bà cũng vừa treo vừa cười nói rôm rả. Bà Mẫn xin một lúc 3 cái để buộc. Bà bảo: “Một cái là ước cho các cụ đều mạnh khỏe; cái này ước cho các cụ ăn ngon, ngủ tốt; còn cái này là sống lâu không chết”. Nghe xong ai nấy đều cười rộ lên. Còn bà Thu nổi tiếng là quan tâm các cháu gái điều dưỡng lắm. Nên bà cũng toàn ước cho sang năm các cháu lấy chồng để bà ăn cỗ. 

Các cụ và các bạn nhân viên vừa treo dải lụa vừa nói chuyện rôm rả với nhau

Không chỉ các ông bà mà các bạn nhân viên và khách tham quan cũng thích thú không kém. Cứ đến Diên Hồng đều tranh thủ chụp một vài tấm hình với cây ước nguyện đó. 

Chị Hoàng Thị Thu Ngân (Phó Tổng Giám đốc trung tâm) chia sẻ “Thi thoảng xem trên ti vi hay đọc báo thì thấy các địa điểm du lịch, chùa chiền có những cây ước nguyện để mọi người gửi lời nhắn gửi, lời cầu chúc của mình vào đó. Mà các cụ ở Diên Hồng lại chẳng đi xa được. Chính vì thế ý tưởng về cây ước nguyện ngay tại trung tâm được ra đời”..

Xem thêm

Tết ấm cúng của người cao tuổi ở Dưỡng lão Diên Hồng

Tết là khoảng thời gian gia đình sum họp, người già quây quần bên con cháu. Nhưng các ông bà tại Diên Hồng lại chọn cho mình một cách đón tết thật đặc biệt. Đó là đón một cái tết ấm áp, vui vẻ và đầy yêu thương bên những người bạn già, bên ngôi nhà thứ hai của mình.

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng hiện có 3 cơ sở. Cơ sở 1 ở KĐT Đô Nghĩa (Yên Nghĩa, Hà Đông), cơ sở 2 tại KĐT Thanh Hà (Kiến Hưng, Hà Đông) và cơ sở 3 ở Lĩnh Nam (Hoàng Mai), hiện là nơi ở của hơn 200 cụ ông, cụ bà. Khi năm mới đang đến gần, nhiều cụ ở Trung tâm không trở về cùng gia đình, mà ở lại đây đón Tết. Theo chia sẻ, trước Tết một thời gian, nhiều gia đình đã có kế hoạch đón bố mẹ, người thân về ăn Tết. Nhưng do tình hình dịch bệnh Covid 19 hiện vẫn đang diễn biến phức tạp, vì an toàn cho người thân và cho người già tại trung tâm nên các gia đình không đón về nữa, hoặc nếu đón thì hết dịch mới quay lại.

“Người già thường sợ cô đơn, nên mỗi độ Tết đến xuân về, các nhân viên tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thường sắm sửa những cành đào thật đẹp, trang trí các căn phòng thêm ấm cúng, biểu diễn văn nghệ giống với không khí Tết gia đình”. Các nhân viên còn hát, biểu diễn cho các cụ xem. Những ngày cận Tết, nhân viên Trung tâm còn cắt những bông hoa giấy, ghi câu đối rồi trang trí lên các ô cửa kính (chị Hoàng Thị Thu Ngân – phó tổng giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ.)

Không những thế thực đơn ngày Tết cũng được thay đổi. Từ những món ăn hàng ngày được đổi thành những món ăn đặc trưng của ngày Tết như: bánh chưng, giò chả, thịt gà, canh măng. Không những thế đêm giao thừa các bạn điều dưỡng trực tết còn đi chúc Tết ông bà. Vì vậy mà các cụ ở lại ăn Tết cùng trung tâm vẫn cứ vui tươi, đầm ấm chứ không hề tẻ nhạt. 

Đặc biệt hơn cả đó là năm nay là năm đầu tiên Diên Hồng tổ chức ngày hội gói bánh chưng cho tất cả các cụ đang an dưỡng tại trung tâm và toàn thể cán bộ nhân viên. Các cụ thì phấn khởi vì lâu lắm rồi mới lại ngồi tự buộc lạt, tự gói từng chiếc bánh chưng vuông. Còn các bạn nhân viên cũng hào hứng không kém vừa hỗ trợ các cụ vừa tranh thủ học lỏm cách gói sao cho vuông, sao cho đẹp.

Bà Nguyễn Thị Biển khi được phóng viên hỏi rằng bà thích hoạt động đón Tết nào nhất ở Diên Hồng thì bà trả lời rằng: ‘’ Từ hôm tổ chức Tết đến giờ, hoạt động nào bà cũng thích. Chụp ảnh tết cho các cụ này, chợ Tết này đều gây ấn tượng với bà, rồi còn gói bánh chưng nữa. Phải mấy chục năm rồi bà mới ngồi lau lá, gói bánh. Bà vui lắm con ạ’’. 

Dù ở bất kỳ độ tuổi nào thì những giá trị về tinh thần vẫn luôn được coi trọng. Hiểu được điều đó nên Diên Hồng luôn cố gắng để các cụ được tận hưởng một cuộc sống thật thoải mái và tiện nghi hết sức có thể. Và chắc chắn rằng Tết ở Dưỡng lão Diên Hồng sẽ không hề cô đơn hay buồn tẻ.  

Xem thêm

Cụ bà vượt 1000km đến sống trong nhà dưỡng lão vui vẻ Diên Hồng

Bà Vũ Như Hoa (Đà Nẵng) cùng con gái đã đi một chặng đường rất dài để đến với Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng và coi đây là ngôi nhà thứ 2 của mình.

Sau một lần tai biến, sức khỏe của bà Hoa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nuốt kém, nằm một chỗ, phải dùng bỉm cả ngày, giúp việc không có chuyên môn nên tình trạng sức khỏe ngày một giảm sút. Quá lo lắng cho sức khỏe của bà, chị Trần Thị Đoan Trang, người con gái duy nhất của bà được gợi ý đưa bà đến một trung tâm dưỡng lão để được phục hồi chức năng và tăng cường giao tiếp xã hội với những người cùng lứa tuổi. Đi khắp Đà Nẵng và các vùng lân cận, không tìm được một trung tâm dưỡng lão nào, chị tìm kiếm thông tin về các viện dưỡng lão ở Hà Nội. Sau khi tìm hiểu, chị quyết tâm đưa mẹ ra Hà Nội để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, những lời cảnh báo của hàng xóm về chuyện thiếu thốn tại các trung tâm dưỡng lão khiến chị lo lắng, tạm gác lại ý định của mình. Nhìn mẹ ngày càng yếu hơn, chị quyết tâm bay ra Hà Nội để tìm hiểu thực tế, lựa chọn một nơi phù hợp cho mẹ và chị tìm thấy Diên Hồng. Bao băn khoăn, lo sợ được giải tỏa khi chị đến tham quan trực tiếp và ngay hôm sau, chị và mẹ có mặt ở Diên Hồng.

Bà Hoa chụp ảnh kỷ niệm nhân dịp Tết nguyên đán 2022

Ban đầu cuộc sống ở Diên Hồng khá lạ lẫm với bà. Không dễ gì để thích nghi với cuộc sống mới khi bao nhiêu năm mình vẫn gắn bó với ngôi nhà của mình. Ấy vậy mà bà đã ở Diên Hồng 2 năm và không muốn về nhà nữa. Sức khỏe của bà được cải thiện đáng kể nên bà càng thích ở Diên Hồng. Bà thích được điều dưỡng xoa bóp và thủ thỉ bởi nó cho bà cảm giác như mình đang ở nhà với con cháu. Trước đây chị Trang vẫn thường bay từ Đà Nẵng ra thăm bà nhưng năm nay Covid-19 bùng phát đã không cho phép chị làm việc đó thường xuyên. Chị chỉ biết gọi hỏi thăm và gửi quà từ Đà Nẵng ra. “Mẹ con tôi đã vượt 1000km từ Đà Nẵng để đến với Diên Hồng. Từ quản lý đến điều dưỡng viên đều rất nhiệt tình chu đáo và lễ phép. Tình hình bệnh của mẹ tôi có phần tiến bộ hơn khi ở nhà. Các vấn đề về sức khoẻ của mẹ tôi đều được trung tâm sử lý ổn thỏa mà không cần đưa đi bệnh viện trong tình hình dịch bệnh phức tạp này. Tôi rất yên tâm khi để bà ở Trung dưỡng lão Diên Hồng. Tiếc là ở xa quá nên tôi không thường xuyên đến thăm mẹ được”, chị Trang chia sẻ.

Dẫu an tâm khi gửi mẹ ở Diên Hồng, nỗi nhớ thương và mong muốn được tự tay chăm sóc mẹ lại thôi thúc chị Trang đưa mẹ về nhà. Bịn rịn không nỡ rời xa nơi mà bà Hoa coi như nhà mình, bà chào tạm biệt các cháu điều dưỡng để về bên con cháu. Trên hành trình của cuộc đời, chúng ta có thể để lại những gì vướng víu nhưng những kỷ niệm đẹp thì sẽ mãi vẹn nguyên và những ký ức của bà về Diên Hồng sẽ còn mãi cũng như các CBNV Diên Hồng cũng mãi nhớ về bà.

Xem thêm

Cư dân cao niên hào hứng tham gia các trò chơi trí tuệ

Khi về già, người ta sợ nhất là sự cô đơn. Bởi vậy, bên cạnh việc chăm sóc về sức khỏe thể chất thì liều thuốc tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Về phương diện nào đó, người già trong viện dưỡng lão sẽ có nhiều hạnh phúc hơn so với người già ở một mình. Tại Diên Hồng, người già được sống trong ngôi nhà với những người bạn cùng trang lứa, có người chia sẻ, bầu bạn. Bên cạnh đó còn được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Bên cạnh các trò chơi về vận động, còn có các trò chơi về trí tuệ giúp rèn luyện trí nhớ và sự phối hợp của các giác quan.

Rung chuông vàng

Được lấy cảm hứng từ một chương trình truyền hình cùng tên, trong thời gian nhất định người cao tuổi sẽ tham gia trả lời các câu hỏi mà điều dưỡng đưa ra. Hoạt động này giúp người già có thêm nhiều kiến thức bổ ích, đồng thời giúp rèn luyện trí não, khả năng tư duy tốt hơn

Người cao tuổi tại Diên Hồng tham gia rung chuông vàng

Trò chơi ghép hình, ghép tranh

Không chỉ giới trẻ mà người già tại Diên Hồng cũng rất thích hoạt động này. Bằng những miếng ghép có sẵn, ông bà sẽ ghép theo hình mẫu. Trò chơi này giúp người già rèn luyện trí nhớ tốt hơn

Trò chơi ghép hình con mèo cũng được các ông bà Diên Hồng yêu thích

Ngoài ghép tranh, ghép hình thì trò chơi truy tìm mê cung cũng là một trong số những bài tập giúp người cao tuổi rèn luyện trí não tốt hơn.

Trò chơi sờ đoán vật

Bằng xúc giác, sờ nắm và cảm nhận đồ vật, người già phải đoán trúng tên các đồ vật có trong thùng.

Phải siêu lắm mới chơi được trò chơi bịt mắt đoán đồ này đó ạ.

Chuỗi hoạt động về nhanh mắt, nhanh tay

Nhặt hạt, phân loại pom pom. Đây là hoạt động khá phổ biến tại các cơ sở của Diên Hồng và dễ dàng thực hiện. Trộn đều các loại ngũ cốc sau đó ông bà sẽ nhặt và phân loại các loại hạt hoặc cục bông riêng theo từng màu sắc.

Cô Tấm thời nay.
Bộ trò chơi gắn thìa cũng giúp các cụ khéo léo hơn.
Chỉ với một đôi đũa và hạt bông vải, các ông bà đã có trò chơi giúp rèn luyện nhanh mắt nhanh tay rồi.

Tại dưỡng lão Diên Hồng, có đa dạng các hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi. Bởi vậy họ dễ dàng tìm cho mình được những trò chơi yêu thích và phù hợp.

Xem thêm