Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All posts by Diên Hồng

Olympic Diên Hồng 2022: Nơi người già thăng hoa

Olympic cho người già là một hoạt động được tổ chức thường niên tại dưỡng lão Diên Hồng. Ở đó người cao tuổi được tham gia các môn thi đấu thể dục thể thao. Vừa là để tranh tài, gắn kết với nhau và hơn nữa là khơi dậy tinh thần thể dục thể thao. Để người già có thể vượt qua giới hạn của chính mình.

Vừa qua Diên Hồng đã tổ chức ngày hội thể dục thể thao. Cuộc thi có sự tham gia của các cụ ông bà đang an dưỡng tại trung tâm.

Đua xe lăn, đua gậy chữ U là môn thi đặc trưng tại hội thao. Bên cạnh đó, Olympic người già năm nay có thêm nhiều môn thi mới, hấp dẫn. Tiêu biểu như bắn súng, đá bóng, chạy tiếp sức, đánh golf, bóng ném. Nhiều ông bà đã tập luyện từ trước đó để hy vọng có một kết quả thi đấu tốt.

Mở đầu cho hội thao Olympic người già là nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca và rước đuốc. Những cụ ông cụ bà “ưu tú” tại các cơ sở sẽ được chọn là người rước đuốc, nên ông bà tự hào lắm.

Được sự hỗ trợ của điều dưỡng, các cụ ông cụ bà lần lượt chuyền đuốc cho nhau

Đại diện ban lãnh đạo sẽ nhận đuốc và khai mạc hội thao

Môn thi đua xe lăn, đua gậy chữ U

Nhắc đến người cao tuổi là nhắc đến gậy chữ U hay xe lăn, bởi lẽ đó mà 2 môn thi trên đã trở thành môn thi “truyền thống” trong Olympic Diên Hồng. Có những cựu vận động viên đã thi đấu năm này qua năm khác, nhưng cũng có những vận động viên là lần đầu tham gia. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên ông bà di chuyển còn khó khăn, nhưng không vì thế mà các cụ nản lòng. Với sự cổ vũ, hỗ trợ nhiệt tình của điều dưỡng, tất cả ông bà đều đã về đích với nụ cười rạng rỡ trên môi.

Lần đầu cơ sở 3 tổ chức nên các ông bà rất hào hứng, phấn khởi

Đối với bộ môn Đua gậy chữ U thì quán quân năm nay vẫn là bà Xuân Hồng, cựu quán quân năm 2021. Có lẽ đã có nhiều kinh nghiệm thi đấu nên bà nhanh chóng bỏ xa các đối thủ của mình và về đích trong sự hò reo phấn khích của mọi người.

Bà Hồng xuất sắc giành huy chương vàng (đứng giữa)

Môn thi bắn súng

Bắn súng là môn thi mới nên từ những hôm về trước các cụ đã tập luyện để làm quen dần. Mỗi ông bà được bắn 5 lần, ai có số điểm cao hơn thì sẽ chiến thắng.

Bà Dung lần đầu tham gia Olympic nên bà phấn khởi lắm

 

 

Khoảnh khắc vỡ òa khi ông Luyến bắn trúng đích

Bà Phương là cựu quân nhân nên bà ngắm bắn rất chuyên nghiệp

Đi bộ tiếp sức

Đây là môn thi đấu dành cho các cụ khỏe mạnh, đi lại được của các cơ sở. Các ông bà sẽ được chia thành các đội. Thành viên của mỗi đội sẽ cầm cờ và di chuyển về vạch đích sau đó quay trở lại vạch xuất phát và trao cờ cho thành viên tiếp theo, lần lượt đến thành viên cuối cùng. Đội nào có thời gian ngắn nhất sẽ chiến thắng.

Bà Biển vừa nhàn nhã đi bộ, vừa đung đưa cờ

Ông Việt thay điều dưỡng dắt bà An (đồng đội) tham gia thi đấu

Đánh golf

Môn thi đánh golf cũng được biến tấu dưới nhiều hình thức để thêm trải nghiệm cho người cao tuổi.

Lúc đầu bà Y Lan e ngại vì bà chưa đánh golf bao giờ, cũng không biết đánh thế nào. Sau đó được sự động viên của mọi người bà cũng đăng ký tham gia thi đấu, ấy thế mà quả đầu tiên đã đi trúng lỗ.

Bà Y Lan phấn khởi khi đánh trúng lỗ

Bà Dành cũng phấn khởi không kém vì sau nhiều lần đánh đã trúng đích

Ném bóng

Chắc hẳn đây là môn thi dễ dàng nhất với các ông bà. Bởi lẽ đây là hoạt động hàng ngày cho người già tại trung tâm.

Cụ bà Khánh Hợi hơn 100 tuổi cũng có thể tham gia thi đấu

 

Lần đầu tiên tham gia thi đấu bà Nhơn đã xuất sắc dành huy chương vàng cho bộ môn ném bóng

Đá bóng

Môn thi cuối cùng là bóng đá và chỉ được tổ chức tại cơ sở 1. Mỗi đội có 3 thành viên. Các ông bà sẽ chuyền bóng cho nhau, đến người cuối cùng sẽ đưa bóng vào gôn.

Kết thúc các lượt thi đấu, đội Ông Việt, Bà An và Ông Quang đã vô địch.

 

Một kỳ Olympic người già qua đi, các cụ lại có những cảm xúc riêng cho riêng mình. Bà Dung bật khóc vì quá xúc động. Bà chia sẻ: ”Chưa bao giờ bà được tham gia một chương trình vui như thế này”. Hay bà Hường 93 tuổi – giải nhì môn bắn súng cũng cười hiền rồi bảo: ”Ngày xưa bà đi dân quân bắn giỏi lắm, tại giờ mắt kém thôi chứ không là được nhất rồi”.

Bà Biển cũng thủ thỉ: “Năm nay có rất nhiều môn thi, phân chia từng môn theo sức của các cụ. Thành ra cụ nào cũng được tham gia. Như năm trước bà chỉ tham gia một bộ môn, còn năm nay bà tham gia 2 môn luôn. Không những thế bà còn vô địch cả 2. Bà thấy tuyệt nhất là sức khoẻ của bà đã tốt lên. Bà không chỉ đi mà còn chạy được nữa”.

Điều tuyệt nhất sau mỗi lần tổ chức Olympic cho người già là thấy các cụ vui hơn, có nhiều trải nghiệm hơn. Để cuộc sống tuổi già cũng phong phú hơn. Đó cũng chính là điều Diên Hồng luôn muốn mang đến cho người cao tuổi nơi đây.

Xem thêm

Ngày của mẹ tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Như quy ước, Ngày của mẹ năm nay là ngày 8/5/2022. Nhân dịp này, các cơ sở của Diên Hồng đã tổ chức chương trình chào mừng ngày của mẹ. Trung tâm thật vinh dự khi trở thành cầu nối để giúp các thành viên trong gia đình được gắn kết và hiểu nhau nhiều hơn.

Chương trình được tổ chức vào cuối tuần nên nhiều gia đình đã đến tham dự. Đây cùng là dịp để con cái bên mẹ nhiều hơn.

Người phụ nữ trên thế giới đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Vì vậy hãy dành những lời yêu thương nhất đến Mẹ của mình.

Các gia đình cùng đến trung tâm chúc mừng ngày của mẹ

Không chỉ con cháu, bà Cẩm còn được chắt đến chúc mừng

Xem thêm

Giải đấu cờ tướng Diên Hồng 2022

Cờ tướng là một trong những môn thể thao tốn ít thể lực của người chơi nhất. Nhưng lại yêu cầu tư duy logic nhiều nhất. Người chơi phải tính toán các nước đi trong đầu cũng như dự đoán lối chơi của đối thủ. Bởi vậy đây là môn thể thao được khá nhiều người yêu thích, đặc biệt là người già.
Tại Diên Hồng cũng vậy, chơi cờ tướng đã trở thành một hoạt động không thể thiếu với các cụ ông. Và vừa qua trung tâm đã tổ chức thành công giải đấu cờ tướng. Tham gia giải đấu có nhiều cụ ông đến từ 4 cơ sở.
Các cờ thủ tham gia thi đấu sẽ được bốc thăm bắt cặp đấu loại trực tiếp với nhau.

Vòng loại

Có tất cả 8 cụ ông tham gia thi đấu cờ tướng và được chia thành 4 cặp thi đấu. Mỗi cặp sẽ được giám sát bởi các trọng tài là điều dưỡng viên.
  • Cặp đấu số 1: Ông Ruyện cơ sở 4 – ông Khang cơ sở 2
  • Cặp đấu số 2: Ông Khôi cơ sở 2 – Ông Bao cơ sở 4
  • Cặp đấu số 3: Ông Bảo cơ sở 2 – Ông Xương cơ sở 1
  • Cặp đấu số 4: Ông Quang cơ sở 4 – Ông Khang cơ sở 1
Cặp thi đấu số 3
Sau những phút thi đấu gây cấn Ban tổ chức đã chọn ra được 4 cờ thủ bước vào vòng trong. Đó là Ông Ruyện, Ông Khôi, Ông Bảo và Ông Quang.
Sau đó 4 ông sẽ bốc thăm để tiếp tục thi đấu chọn người thắng cuộc bước vào vòng chung kết.
Cặp 1: Ông Khôi – Ông Ruyện
Cặp 2: Ông Bảo – Ông Quang
Nếu như cặp số 2 chỉ sau một ván đấu đã phân rõ thắng bại, người đi tiếp là ông Quang. Thì cặp số 1 lại phải cần 3 ván đấu mới có thể chọn ra người thắng cuộc. Với kinh nghiệm của nhà cựu quán quân, ông Khôi đã đánh bại ông Ruyện để bước vào chung kết. Một lần nữa cặp đôi kỳ phùng địch thủ cờ tướng năm 2020 lại tái hợp. Đó chính là ông Quang và ông Khôi.
Màn thi đấu chung kết căng thẳng của 2 ông
Sau những giây phút thi đấu nghẹt thở, ngang tài ngang sức cuối cùng ông Khôi cũng đã bảo vệ thành công ngôi vị vô địch của mình, với 2 lần chiến thắng liên tiếp.
Xem thêm

Ngỡ ngàng lễ khai giảng năm học mới cho người cao tuổi

Hà Nội, ngày 26/3/2022 – Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức buổi lễ khai giảng năm học mới. Với học viên là người cao tuổi mong muốn có một tuổi già sinh động và hạnh phúc. Đây cũng chính là hình thức khai trương cơ sở 4 tại Thanh Trì, Hà Nội.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng, buổi khai giảng diễn ra ấm cúng nội bộ. Đặc biệt tất cả những người tham dự đều mặc trang phục học sinh. Ngôi trường này sẽ không có thầy cô giáo. Tất cả mọi người sẽ cùng nhau khám phá bản thân, cùng nhau học các kiến thức và kỹ năng mới. Những điều mà chưa từng trải nghiệm trước đây. Nhà trường có thể mời thêm các huấn luyện viên tới để chia sẻ hoặc hướng dẫn cho các học viên cao niên.

Trong lễ khai giảng, các học viên cao tuổi cùng nhau ca hát, ngâm thơ. Nhiều cụ còn tạo dáng chụp ảnh xì teen bên mô hình xe bus đưa đón học sinh không khác gì các bạn học trò trẻ tuổi. Ai nấy đều tươi cười rạng rỡ.

Cụ Nguyễn Thị Biển, một học sinh ưu tú của trường đạt danh hiệu Hoa hậu cao niên Diên Hồng 2020 vừa khoe chiếc túi tote được nhà trường tặng để đựng dụng cụ học tập vừa hồ hởi nói: “Tôi vào Diên Hồng ban đầu với suy nghĩ có một không gian riêng tư để an dưỡng nhưng không ngờ lại được trải nghiệm quá nhiều điều tuyệt vời, tham gia cuộc thi sắc đẹp và giành ngôi vị cao nhất, được học múa bụng, được chụp thật nhiều ảnh đẹp để khoe với con cháu, bạn bè. Diên Hồng thực sự đã trở thành một trường học hạnh phúc dành cho những người ở tuổi xế chiều như tôi”.

Chị Hoàng Thị Thu Ngân – Phó Tổng giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, giám đốc chương trình trải nghiệm của nhà trường chia sẻ: “Hạnh phúc, hai từ ngỡ như giản đơn nhưng đôi khi phải tìm kiếm cả cuộc đời vẫn chưa tìm ra con đường đúng. Trong quá trình chăm sóc, chúng tôi nhận ra rằng có nhiều cụ cảm thấy mất kết nối với con cái. Có người dù đã nỗ lực hết mình nhưng luôn cảm thấy thiệt thòi. Có người thì thấy bất công trong cuộc sống. Thậm chí là không được ghi nhận những đóng góp của mình.

Rất nhiều người cao tuổi không dám làm điều mình muốn. Bởi họ sợ cái nhìn của người khác, sợ bị đánh giá, phán xét… Vì vậy, chúng tôi mong muốn sẽ đồng hành cùng với ông bà để thấu hiểu bản thân. Sẵn sàng làm điều mình thích, học những kỹ năng, kiến thức mới. Hơn nữa là học được cách sống bình an, hạnh phúc. Từ đó có tuổi già trọn vẹn ý nghĩa.

“Già không có nghĩa là chuẩn bị kết thúc cuộc đời. Mà là bắt đầu trở thành tỉ phú thời gian để sống cho bản thân. Vì thế Diên Hồng trở thành một trường học nội trú. Nơi người gi dùng tìm cho mình các trò chơi ưa thích và những trải nghiệm mới. Như: Vẽ tranh, làm idol TikTok, người mẫu ảnh, khiêu vũ, yoga cười, múa bụng,… Chúng tôi cảm thấy rất vui khi chứng kiến ngày càng nhiều người vui vẻ, yêu đời hơn sau một thời gian vào trường”.

Lễ khai giảng mới chỉ là sự khởi đầu. Người cao tuổi sẽ có cả một hành trình trải nghiệm ở phía trước. Ban lãnh đạo Diên Hồng hi vọng đây sẽ là mô hình kiểu mẫu và truyền cảm hứng cho người cao tuổi ở khắp Việt Nam. Để họ vượt ra khỏi những định kiến về tuổi già, tự tin làm điều mình thích. Và đặc biệt là sống hạnh phúc để làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu.

Xem thêm

Việc làm nhẹ nhàng vừa kiếm được tiền vừa vui cho người già

Nhiều người già vẫn còn khoẻ mạnh sẽ cảm thấy bức bối khó chịu khi không được lao động. Một công việc nhẹ nhàng vừa có thêm thu nhập, vừa mang đến niềm vui sẽ là một giải pháp hợp lý.

Người cao tuổi luôn muốn thể hiện mình có ích trong gia đình. Ở nhà không làm gì vừa buồn vừa nghĩ ngợi lung tung không tốt cho người già. Tuy nhiên, để tìm được một công việc cho người già không hề đơn giản. Rất nhiều người trẻ vẫn đang gặp khó khăn để tìm được một công việc phù hợp. Vì thế, con cháu có thể tạo ra một số việc theo sở thích và sở trường của ông bà để giúp họ có thêm niềm vui trong cuộc sống. Dưới đây là một số gợi ý để các gia đình tham khảo.

Việc gia công tại nhà

Gấp phong bì, hộp giấy, túi đựng quà là công việc rất phù hợp với người già. Không phải đi ra ngoài gặp nguy hiểm, không sợ mưa nắng, cũng không tốn nhiều sức lực, nhiều cụ già rủ nhau làm những công việc như thế này để giết thời gian, tâm sự giải khuây.

Hơn nữa công việc này phù hợp với người già còn vì tính chất nhẹ nhàng không áp lực. Tự làm, tự hưởng, những người lao động này sẽ được tính thù lao theo số sản phẩm làm được và họ có thể làm bất cứ khi nào rảnh rỗi.

Việc đan lát, làm các sản phẩm thủ công

Nhiều cụ ông, cụ bà có năng khiếu làm đồ thủ công như đan len, móc khăn, đan rổ rá, vẽ tranh từ khi còn trẻ. Trước đây còn bận rộn nhiều việc chưa họ được thoả sức đam mê. Khi về già, có nhiều thời gian rảnh rỗi, con cháu có thể mua nguyên liệu để ông bà mình làm. Vừa có niềm vui trong công việc lại có thể kiếm được 1 chút ít tiền để cụ cảm thấy sung sướng khi vẫn còn làm ra tiền. Tuy nhiên, cũng không nên đặt nặng việc kiếm tiền khiến cụ cảm thấy công sức bỏ ra nhiều mà chẳng kiếm được bao nhiêu.

Người cao tuổi tại Diên Hồng đang làm đèn lồng dịp Trung thu

Chuẩn bị đồ ăn

Người già mà có sức khỏe tốt nếu muốn tìm việc làm thì chế biến món ăn được coi là một việc làm thêm tại nhà khá tuyệt vời. Hiện nay, có rất nhiều xưởng sản xuất thức ăn được mở ra để phục vụ nhu cầu ăn uống, đặc biệt là ăn vặt của giới trẻ.

Tuy nhiên công việc này khá vất vả và đặc biệt là những ngày hè nóng nực nên hãy suy nghĩ kỹ khi lựa chọn để đảm bảo sức khỏe cho mình. Không chỉ đòi hỏi sức khỏe, sự cẩn thận, tỉ mỉ mà công việc này còn cần người già có năng khiếu nấu nướng. Nhưng nhìn vào tính chất công việc thì đây có thể coi là việc làm cho người cao tuổi khá phù hợp. Các ông bà có thể làm món ăn với số lượng vừa phải phục vụ con cháu trong nhà trước, phần dư ra con cháu bán giúp. Nhận được những phản hồi tích cực về món ăn lại có thêm thu nhập sẽ khiến các ông bà cảm thấy yêu đời hơn.

Cho dù lựa chọn công việc gì thì người thân trong gia đình hãy quan tâm đến sở thích của cụ. Miễn là cụ cảm thấy vui và có việc để làm, không bị buồn chân buồn tay thì việc gì cũng được.

Xem thêm

Trải lòng của người con gái khi gửi mẹ vào Viện dưỡng lão

Mẹ tôi sinh ra trên mảnh đất Tuyên Quang. Bà ngoại tôi mất khi mẹ tôi mới lên 4 tuổi. Mẹ cùng người em ruột kém 2 tuổi phải sống trong cảnh dì ghẻ con chồng sau khi bà ngoại tôi qua đời, ông ngoại đi bước nữa. Cả tuổi thơ đã không đến với mẹ vì phải làm việc quần quật, với những trận đòn roi của dì ghẻ, tưởng chừng như cướp đi sinh mạng và nó còn để lại di chứng ở đầu, ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ sau này mỗi khi trái nắng trở trời.

Bà Hòa chụp ảnh kỷ niệm mùa sen.

Bố tôi đi kháng chiến đã gặp mẹ, ông bà nên duyên vợ chồng, sinh được bốn người con, ba gái một trai. Về già hai cụ sống riêng, không cùng con cái. Bố mẹ sống bên nhau 62 năm thì bố qua đời năm 2016. Mẹ như mất đi một chỗ dựa tinh thần. Tôi đã tìm người giúp việc chăm cho mẹ, khi mẹ chỉ còn lại một mình. Tôi cũng không còn nhớ đến người giúp việc thứ bao nhiêu. Mặc dù tiền công tôi trả cao, nhưng người thì trộm tiền, người kêu buồn, người không chịu làm mà chỉ cả ngày buôn điện thoại, người không lý do… Mỗi một lần như thế là một lần tôi lại lo lắng không yên; cho đến người giúp việc cuối cùng, làm được 12 ngày rồi nói với tôi: “chị ứng tiền cho em về giải quyết việc nhà, xong chiều mai em lại lên chăm bà”. Tôi không những trả tiền công lại còn biếu thêm tiền tàu xe đi đường nhưng cô ấy vẫn không quay trở lại làm nữa. Lòng tôi lại nặng trĩu, ý nguyện của mẹ là nhất định phải ở nhà của mẹ, nếu có đến cũng chỉ là nhà cô con gái mẹ yêu thương nhất ở phố Hàng Da. Tôi hết cách, vì tôi không phải là đứa con được mẹ chọn.

Bà Hòa chụp ảnh tham gia cuộc thi hoa hậu cao niên tại Diên Hồng

Cái nóng bức và oi nồng của thời tiết cuối tháng 5/2017 ấy khiến tôi không thể quên được. Tối hôm đó là ngày 26, tôi xuống thấy mẹ ngã dưới sàn nhà mà không đứng dậy được. Tôi đỡ mẹ dậy đưa mẹ lên giường, nằm cùng mẹ mà nước mắt tôi cứ chảy hoài. Lúc đó tôi nghĩ ra một quyết định, phải đi tìm trung tâm chăm sóc người cao tuổi đưa mẹ vào đó. Chứ để mẹ một mình thế này, các con ngoài giờ đi làm chỉ chạy qua chạy lại không thể yên tâm, còn tìm người giúp việc, không phải có được ngay, và chính họ làm mình lại căng thẳng.Ngay sáng sớm hôm sau, tôi chạy xe máy hơn 60km để đến 5 trung tâm được bạn bè giới thiệu và có trên mạng. Cuối cùng nơi tôi ưng nhất là trung Tâm dưỡng lão Diên Hồng ở khu đô thị Đô Nghĩa. Người tôi gặp đầu tiên là cháu Lan Anh, khi đó đang là cán bộ chăm sóc khách hàng cơ sở này. Tôi đã nói với cháu, có lẽ là trong nước mắt đang chảy tràn ra hai bờ mi, và trong cả sự sung sướng vì tôi đã tìm được nơi cho mẹ. Nhờ cháu tạo điều kiện nên ngay đêm đó, 27/5/2017, tôi đã đưa mẹ đến trung Tâm trong lúc các cụ đã ngủ ngon, đèn các phòng đã tắt chỉ còn lại một ánh đèn dưới phòng lễ tân chờ đón tiếp.

Sau khi biết mẹ tôi có các con đã trưởng thành nhưng vẫn vào Trung tâm sống, rất nhiều người thân quen, bạn bè, họ hàng chê trách. Tôi chỉ biết nói với những người đã quan tâm đến cuộc sống của tôi rằng: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”.

Bà tham gia Olympic Diên Hồng

Thời gian này, Hà Nội đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16/CT-TTg; để đảm bảo an toàn cho các cụ, trung tâm thông báo không cho người nhà vào thăm tiếp xúc trực tiếp. Các cán bộ, nhân viên của trung tâm cũng phải ăn ở tập trung từ ngày 24/7. Mẹ tôi thì điều trị bệnh tim hết tháng thứ tư; hôm qua lại bị zona khắp một bên người, và hôm nay thì huyết áp cao, SpO2 thấp. Xót thương và lo lắng mẹ bị bệnh trong hoàn cảnh này, không thể vào bệnh viện được. Cũng may mắn nhờ cán bộ và nhân viên trong trung tâm mua thuốc, chăm sóc, cho mẹ thở oxy để mẹ khoẻ lại. Lúc này tôi càng cảm nhận được sự lựa chọn cho mẹ vào đây là hoàn toàn đúng đắn. Ở đó có các thiết bị cần thiết hỗ trợ người cao tuổi lúc nguy cấp, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trách nhiệm và kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi, chắc chắn sẽ hơn khi mẹ ở nhà, các con lúng túng khó xoay sở.Suốt gần 5 năm qua, mỗi lần mẹ ốm đau, là lúc tôi lo lắng nhất thì trung tâm như một vị cứu tinh giúp tôi vượt qua mọi trở ngại khó khăn đó.

Tôi xin được gửi lời biết ơn đến Ban lãnh đạo, toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên, của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Chúc sức khoẻ và bình an đến mọi người mọi nhà.

Xem thêm

Mùa dịch ăn gì để tăng cường sức đề kháng

Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu cho cuộc sống, đặc biệt là trong tình hình dịch căng thẳng như hiện nay. Nhớ ăn đúng, đủ và giữ tinh thần lạc quan để vượt qua đại dịch nhé. Dưới đây là những thực phẩm hàng đầu giúp bạn tăng cường sức đề kháng, đừng bỏ qua nha.

Ổi

Ổi được mệnh danh là nữ hoàng của vitamin C. Hàm lượng C trong ổi cao hơn cả nước chanh và cam. Vậy nên trong nhà lúc nào cũng nên có ổi nhé, siêu ngon, bổ dưỡng mà lại tiết kiệm.

Gừng

Gừng được biết đến là một bài thuốc dân gian, có tác dụng làm ấm người, giải cảm, cúm, giảm đau và diệt khuẩn. Không những thế gừng còn có giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Các bạn có thể để sẵn củ gừng tươi hoặc mua bột gừng để trong nhà, kèm mật ong để dùng khi cần thiết nhé. Các món ăn hằng ngày cũng có thể kho hoặc hấp cùng gừng để thêm phần bổ dưỡng.

Củ nghệ

Curcumin trong củ nghệ là thành phần tuyệt vời giúp tái tạo các tế bào miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Curcumin giúp tiêu diệt các tác nhân lạ, tăng số lượng tế bào lympho T, tăng cường hoạt động của đại thực bào, đồng thời gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin giúp nâng cao sức đề kháng.
Các bạn có thể làm các món kho nghệ, xào nghệ vừa ngon vừa tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều tinh nghệ nếu không cần thiết hoặc hỏi qua tư vấn của bác sĩ nhé.

Bông cải xanh (súp lơ)

Đây là loại rau cực kì tốt cho lá phổi, giúp chống oxy hoá, loại bỏ độc tố và ngăn ngừa ung thư phổi nữa. Lưu ý khi chế biến bông cải xanh là ngâm rửa sạch trong nước muối hoặc nước rửa rau quả, hoặc sục ozon để loại bỏ chất bẩn trong kẽ búp. Thái hoặc nghiền theo hình dạng mong muốn rồi đợi một xíu trước khi nấu, để biến đổi cấu trúc vật lý các dưỡng chất trong bông cải thành dạng bền hơn với nhiệt nhé.

Ớt chuông đỏ

Vitamin C trong ớt chuông đỏ cao hơn hẳn ớt chuông vàng và xanh. Để tận dụng được lượng vitamin C tối đa, bạn nên thái mỏng trộn xà lách nhé.

Ngoài ăn uống dinh dưỡng, tập luyện thể dục, thể thao và tinh thần cũng rất quan trọng, không để bản thân rơi vào trầm cảm hoặc stress. Khi rơi vào căng thẳng hoặc trầm cảm, chính cơ thể mình sẽ tiết ra cortisol là độc tố là ảnh hưởng cả cơ thể, suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh hơn nhiều khi cơ thể vui vẻ tinh thần yêu đời. Chúc các bạn có một sức khỏe và một tinh thần tốt để chống dịch nhé.

Xem thêm

Cảnh sinh hoạt ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ trong trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Trung tâm dưỡng lão là nơi chăm sóc người cao tuổi có bệnh nền, sức đề kháng yếu nên công tác phòng dịch COVID-19 được đặc biệt chú trọng. Khi thành phố Hà Nội thực hiện cách ly xã hội, các trung tâm dưỡng lão đã áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn để chống dịch nhưng vẫn cố gắng duy trì trạng thái sống vui, sống khỏe cho các cụ.


Trong ảnh là cảnh sinh hoạt thể dục buổi sáng của các cụ trong trung tâm dưỡng lão lớn nhất Hà Nội hiện nay. Trước khi Hà Nội thực hiện giãn cách trung tâm dưỡng lão này đã chủ động áp dụng chính sách “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để thực hiện việc phòng ngừa bệnh dịch lây lan từ bên ngoài vào. Việc thăm nom trực tiếp của gia đình, người nhà đối với những cụ đang sinh sống tại đây dừng từ ngày 3/5. Thay vào đó là “thăm hỏi online” hoặc gọi điện thoại.

Từ ngày trung tâm áp dụng biện pháp “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, các cụ rất ủng hộ, hưởng ứng. Trong ảnh, các cụ đang tham gia chuẩn bị đồ ăn cho bữa sáng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người cao tuổi, bắt đầu từ ngày 24/7, nhân viên đã dọn đồ vào ký túc của trung tâm dưỡng lão này để làm việc và sinh hoạt.

Trung tâm đã tạm ngưng việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó, đầu bếp nấu theo thực đơn riêng như cháo, bún phở, đảm bảo kiểm dịch an toàn. Các đơn vị cung cấp thực phẩm phải tuân thủ các biện pháp chống dịch khi giao hàng đến trung tâm. Hàng hóa, thực phẩm sẽ được đặt tại nơi quy định, sau đó bảo vệ sẽ tiếp nhận và gửi lên bếp.
Bữa ăn sáng của các cụ cũng được thay đổi bằng cách chia thành nhiều nhóm ở từng độ tuổi khác nhau.

Mỗi người đều được bố trí suất ăn riêng, không chung mâm. Với những cụ sức khỏe yếu hơn được bố trí ngồi bàn đặc dụng, có ghế tựa đi liền bàn.

Sau hoạt động ăn sáng, các cụ được thăm khám sức khỏe, đo nhiệt độ và thông báo cho các cụ nắm được tình hình sức khỏe của mình.

Trong đợt dịch trung tâm cũng đẩy mạnh các hoạt động thể dục, vui chơi trong nhà để các cụ không thấy cô đơn, buồn chán.

Các hoạt động như tập thể dục nhịp điệu, chơi cờ tướng, cá ngựa, xâu hạt, chuyền bóng, ghép hình hay tổ chức sinh nhật tháng được tổ chức đều đặn, đảm bảo an toàn.

Theo Long Vân – Báo Tiền Phong

Xem thêm

Tôi yêu Diên Hồng một cách thật nhẹ nhàng

Mỗi buổi sáng thức dậy, cứ nghĩ sắp được đến Diên Hồng, sắp được gặp mọi người thì lòng tôi lại vui sướng lạ thường. Vừa tới cửa trung tâm, đã thấy chú Sơn, chú bảo vệ, đang pha một ấm nước vối tươi. Bên cạnh là các ông bà đang vui vẻ ngồi nhâm nhi, vừa uống trà, vừa ngâm thơ, nhìn ngắm không gian thoáng mát. Những bông hoa hồng khoe sắc thắm, thơm nức mũi hay những con trâu đang thong dong gặp cỏ, khung cảnh buổi sáng mới thật yên bình. Các ông bà ngồi thì thầm, nói chuyện với nhau về Diên Hồng, về cuộc sống hiện tại trong viện dưỡng lão. Phòng ốc thì sạch sẽ, gọn gàng. Ăn uống thì đúng giờ giấc, thực đơn lại được thay đổi thường xuyên, đủ dinh dưỡng nên các ông bà không bị chán. Ngày nào cũng được các bạn nhân viên theo dõi sức khỏe, xoa bóp và tập luyện phục hồi chức năng, đạp xe, ngâm chân.

Không những thế các cụ còn được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Nào là Cuộc thi Hoa hậu Cao niên, Olympic, Rung chuông vàng, Chợ tết, làm lồng đèn Trung Thu,… Tôi thấy những hoạt động đó thật bổ ích, giúp cho đời sống tinh thần của các cụ thêm phong phú và nhiều ý nghĩa. Không những thế còn giúp rèn luyện sức khỏe, nhanh tay nhanh mắt, nhanh trí vận động giúp xương cốt dẻo dai hơn.

Điều dưỡng Hằng cùng các cụ ở Diên Hồng tham gia Olympic

Với khẩu hiệu: “Chơi hết sức, vui hết mình, đã chơi là không bao giờ bỏ cuộc” bởi vậy các cụ lúc nào cũng vui vẻ và hào hứng. Thông qua các hoạt động của trung tâm tình cảm của các cụ đươc gắn kết với nhau hơn. Đặc biệt là các cụ và nhân viên cũng ngày càng thân thiết yêu thương nhau. Có cụ bảo: “Ở nhà tôi buồn lắm, không vui như ở đây, con cháu thì đi làm, đi học hết, ở nhà có mỗi thân già. Còn vào đây thì có các ông bà, có các cháu nhân viên, có người trò chuyện, bầu bạn”. Nhìn nụ cười của các cụ mà chúng tôi cảm thấy ấm áp.

Những cái nắm tay, ôm ấp, những câu chuyện vui của các cụ mà tôi được nghe hàng ngày cho tôi biết đây không chỉ là ngôi nhà thứ 2 của các cụ mà còn là ngôi nhà thứ 2 của tôi. Lúc đầu tôi nghĩ viện dưỡng lão sẽ rất buồn chán và tẻ nhạt nhưng từ khi làm ở đây tôi thấy môi trường dưỡng lão không hề như thế. Dưỡng lão Diên Hồng là nhà của các cụ, của chúng tôi, là nơi hòa đồng thân thiện, và vui vẻ.

Điều dưỡng Nguyễn Hằng – Bài dự thi Diên Hồng trong tôi

Xem thêm

Dịch bệnh tại Hà Nội đang căng thẳng – chăm sóc sức khỏe người già trở thành nhiệm vụ cấp thiết.

Hai tuần qua có 7 cư dân của một nhà dưỡng lão ở Bỉ tử vong do nhiễm biến thể Colombia của virus corona dù tiêm đủ vắc xin đã dấy lên nhiều lo ngại cho sức khoẻ người cao tuổi trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, đợt dịch tiếp theo này bắt đầu bùng phát mạnh mẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh với hơn một nghìn ca nhiễm mỗi ngày. Tại Hà Nội, các chùm ca bệnh cũng bắt đầu được phát hiện. Do đó, việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi tại gia đình đang trở thành vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn.

Mặc dù người già thường ít đi lại, ít giao lưu với bên ngoài, nhưng hằng ngày vẫn tiếp xúc với con cháu. Bởi vậy, nguy cơ nhiễm bệnh của người già không hề nhỏ.

Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng cũng đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người cao tuổi. Ngay từ những ngày đầu tái dịch, Viện đã gửi thông báo đến gia đình của các cụ, yêu cầu tất cả gia đình không đến thăm nom trực tiếp, hạn chế tiếp xúc. Mọi hoạt động thăm nom đều thực hiện qua điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội.

Bên cạnh đó, từ ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, các cán bộ nhân viên đã dọn đồ vào trung tâm để làm việc và sinh hoạt, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người cao tuổi. Người cao tuổi cũng được theo dõi chặt chẽ hơn về sức khỏe, đảm bảo phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến dịch bệnh như ho, sốt,… và được xử trí kịp thời.

Ngoài ra, vấn đề an toàn thực phẩm cũng rất được chú trọng. Trung tâm đã ngưng hoàn toàn việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, đầu bếp của Viện dưỡng lão Diên Hồng nấu theo thực đơn riêng, hoàn thiện từ A=>Z, đảm bảo kiểm dịch an toàn. Bữa ăn của các cụ cũng được bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả hơn.

Với những nỗ lực để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, Viện dưỡng lão Diên Hồng tự hào là nơi chăm sóc chu đáo, tận tâm, mang đến cho người già không gian sống thoải mái, hạnh phúc và an toàn.

Xem thêm