Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Khi Trái Tim Biết Yêu Thương

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng rất may mắn nhận được sự đồng hành của các bạn tình nguyện viên. Thi thoảng cuối tuần các bạn đến thăm, giao lưu với các cụ, mang đến những niềm vui nho nhỏ cho các cụ. Có lẽ với các bạn, Diên Hồng cũng trở thành nhà, nơi người thân đang chờ đợi con cháu về thăm.

Ngày 2/7 vừa qua, bạn Mạnh Hiếu, Thuý Hoà và những người bạn đã đến thăm, tổ chức tiệc cho các cụ thật vui và đầm ấm. Sau buổi hôm đó, bạn Thuý Hoà đã có những chia sẻ rất chân thành về Diên Hồng cũng như các cụ nơi đây:

Hãy lắng nghe những câu chuyện nhỏ – Để thấy trái tim ta biết yêu thương – Thời gian cứ trôi, tình người còn mãi…..Quà tặng cuộc sống…Phụ nữ, người già và trẻ nhỏ luôn luôn là những người cần được yêu thương, bảo vệ & chăm sóc….VÔ ĐIỀU KIỆN

Phụ nữ, người già và trẻ nhỏ luôn luôn là những người cần được yêu thương, bảo vệ & chăm sóc….VÔ ĐIỀU KIỆN 🙂 . Nhớ ngày đầu tiên, lần đầu tiên đến Diên Hồng, có 1 chút run run, 1 chút ngại ngùng, 1 chút dè dặt…nhưng sau lần ấy và cho đến bây giờ, chẳng còn đâu cái cảm giác đó nữa. Thay vào đó là cảm giác tự nhiên, tự tin, đến đó như là vào nhà người thân, cuối tuần là về chơi với các bác, các cô, các ông các bà ấy. Nó là thế đó. Đến là toe toét chào thầy, chào bà, chào ông…ngồi nói chuyện rõ nhiều đấy, cơ mà cái tội trí nhớ kém, chỉ nhớ mặt không nhớ tên các ông bà nhiều…nhớ mỗi tên cô Chi, thầy Lâm, bà Cẩm, cô Thành…..hự hự.

VDL-DH-Tinh-nguyen-vien-1

Tác giả vui đùa cùng bà Cẩm 

Một ấn tượng không hề nhỏ khi trò chuyện với các cụ. Cô Chi rất niềm nở, cảm nhận cô vui, phấn khởi lắm khi có người đến chơi, đặc biệt là đã nói chuyện với cô. Ngồi nói chuyện 1 lúc là giục lên tầng chơi đi. Nói chuyện với cô vậy thội. Trên tầng các bà, các cô cũng thích có người đến chơi lắm. Cô cũng rất quan tâm đến mọi người đó chứ. Cứ tưởng cô về nhà cuối tháng 6 sau khi hồi phục, từ đầu tháng đến chơi, cô đã dặn cô chuẩn bị về rồi, thi thoảng đến nhà cô chơi nhé, cô chào trước nhé. Hôm vừa rồi cũng vậy, cô bảo châc chắn cô cuối tháng 7 về rồi. Cô sẽ gọi điện cho 2 đứa nhất định đến nhé.

Đến lần nào cũng được nghe thầy Lâm đọc thơ cho nghe, kể chuyện ngày xưa hồi trai trẻ như nào, đi lính như nào, thú vị lắm đó. Các bạn mà coa dịp đến, gặp thầy, thầy kể cho mà nghe. 

Ôi, rất ngưỡng mộ bà Cẩm. Bà có tuổi, nhưng mắt bà tinh cực. Mắt mình đeo kính, nhìn chữ nhỏ ko rõ mà bà đọc vanh vách ấy. Nhớ 1 hôm, ngó vào chào bà, bà đã bắt ăn cái bánh nếp rồi bắt ăn chuối nữa. Bà lại còn hay cười, yêu đời nữa. Không mấy người già 85 tuổi được như vậy đâu.

Bà Liên thì tình cảm lắm, đến là cầm tay, cầm chân, dắt đi chơi. Nhưng bà dạo này lẫn nhiều rồi, chúc bà sức khỏe tốt bà nhé.

Một ấn tượng cũng không hề nhẹ với cô Thành, cô ở Nam Trực – Nam Định, cùng quê với mình. Thực ra lúc đầu gọi bằng bà, nhưng mà bà bảo gọi bằng cô cho trẻ. Tuy có tuổi nhưng tâm hồn cô không hề già, mà rất trẻ trung. Hát hay, đọc thơ cũng hay nữa. Hí hí, sướng phổng mũi lúc chào cô ra về cô khen con bé này cười tươi đẹp lắm.

Chỉ đơn giản là có nguyện vọng tổ chức những chương trình từ thiện ở các viện dưỡng lão, trại trẻ mồ côi mà thôi. Mong rằng sẽ kết nối được với nhiều bạn có cùng tâm nguyện, tổ chức đều đặn hơn, chia sẻ nhiều hơn và thường xuyên hơn . Có lẽ các bạn điều dưỡng cũng nhẵn mặt mình mất rùi. Cảm ơn các bạn điều dưỡng nhìu nhé. Các bạn đều rất trẻ nhưng rất tận tâm, chăm sóc các cụ chu đáo lắm, phòng của các cụ luôn sạch sẽ, thơm tho nên khách đến cảm thấy thoải mái.

Mong cho các cô, ông bà luôn tràn đầy tình thương, đầy đủ sức khỏe, bình an hạnh phuc, vui vẻ tròn đầy tại Diên Hồng ạ. Chúc Diên Hồng đón nhận và chăm sóc nhiều cụ hơn nữa vui cửa vui nhà, đón nhận hơn nữa sự tin tưởng của nhiều gia đình ạ.

Sau đây là một số hình ảnh trong buổi tình nguyện đầy ý nghĩa ngày 02/07/2016:

VDL-DH-Tinh-nguyen-vien

Tình nguyện viên tổ chức tiệc cho các cụ

VDL-DH-Tinh-nguyen-vien-2

Làm bóng bay trang trí và tặng cho các cụ thích bóng bay nữa

VDL-DH-Tinh-nguyen-vien-7

Tặng thiệp và các lời chúc đáng yêu cho các cụ

VDL-DH-Tinh-nguyen-vien-6

Hát tặng các cụ

VDL-DH-Tinh-nguyen-vien-5

Dạy các cụ gấp hộp quà

VDL-DH-Tinh-nguyen-vien-4

Tặng bóng bay, thăm hỏi các cụ

VDL-DH-Tinh-nguyen-vien-3

Bà Loan vô cùng xúc động và sung sướng khi được em bé tặng bóng bay

Xem thêm

Viện dưỡng lão – Trường mầm non: Sự kết duyên kì diệu

Nền tảng giáo dục đầu tiên và có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với trẻ là gia đình. Gia đình hoà thuận, quan tâm, yêu thương nhau, con cháu chăm sóc lễ phép với ông bà, bố mẹ thì trẻ sẽ phát triển tốt cả về trí tuệ và tính cách. Vì vậy hãy nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ: Biết lễ phép, kính trọng, yêu thương người lớn tuổi trong gia đình và xã hội.

Ngày 1/7, để giáo dục các con luôn biết yêu thương và cho đi, sống nhân văn, cô và trò trường Montessori đã có 1 buổi trải nghiệm đáng nhớ: Thăm hỏi, chia sẻ, động viên, tặng quà các Cụ tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng.

Giao-luu-truong-mam-non-03

Chưa bao giờ các cụ được gặp gỡ nhiều thiên thần đến thế, ai cũng phấn khởi, tươi vui hẳn lên. Các cháu sau những bỡ ngỡ ban đầu đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi giao tiếp, vui chơi cùng các cụ. Có lẽ sau buổi giao lưu này, các cụ sẽ thấy mình tươi trẻ hơn, hạnh phúc hơn còn các cháu sẽ phát triển thêm lòng nhân ái, yêu thương ông bà mình hơn.

Giao-luu-truong-mam-non-72

Các cụ đã trải qua hết các cung bậc cảm xúc như buồn vui, giận hờn, tủi thân, lo âu, sảng khoái….Hôm nay các cụ được trút bỏ tất cả những cảm xúc tiêu cực để tìm lại những nụ cười ngộ nghĩnh, những phút giây an nhiên và thanh thản với các bạn nhỏ. Cảm ơn các con đã mang đến niềm vui, hạnh phúc cho các cụ.

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong buổi giao lưu:

Giao-luu-truong-mam-non-14

Cô Bích – Hiệu trưởng Ngôi nhà Montessori cùng các bé tặng quà mặt cười cho bà Đính

Giao-luu-truong-mam-non-22

Bé khoe tác phẩm tô tượng của mình

Giao-luu-truong-mam-non-26

Cô điều dưỡng hướng dẫn bé tô tượng

Giao-luu-truong-mam-non-25

Em bé tô tượng cùng ông Vinh

Giao-luu-truong-mam-non-32

Các cụ tô tượng cùng các bé nên rất tập trung

Giao-luu-truong-mam-non-30

Bà Đường đang cố gắng tô màu thật đẹp để tặng cho các bé

Giao-luu-truong-mam-non-28

Các bé tô theo màu yêu thích nên tác phẩm toàn 1 màu luôn

Giao-luu-truong-mam-non-33

Em bé này có năng khiếu tô tượng đây 😀

Giao-luu-truong-mam-non-39

Cô giáo cũng hướng dẫn các bé tô tượng

Giao-luu-truong-mam-non-37

Các bé say sưa tô tượng 🙂

Giao-luu-truong-mam-non-43

Ông Tiến rất vui khi nhìn các bé tô tượng

Giao-luu-truong-mam-non-66

Cụ Loan xúc động khi được cô giáo và các bé tặng hoa

Giao-luu-truong-mam-non-61

Các bé tặng hoa cho các cụ yếu mệt ở trong phòng

Giao-luu-truong-mam-non-49

Giám đốc trung tâm tô tượng cùng các bé

Giao-luu-truong-mam-non-48

Giao-luu-truong-mam-non-68

Các bé ban đầu hơi rụt rè nhưng sau đó rất tự tin tặng hoa và trò chuyện với các cụ

Giao-luu-truong-mam-non-70

Bé vừa bóp chân cho ông Khánh vừa kể chuyện ở lớp cho ông nghe

Xem thêm

Nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại Diên Hồng

Thường xuyên gặp gỡ gia đình, có mối quan hệ tốt với họ hàng, hàng xóm láng giềng, vui tươi về tâm lý và vẻ bề ngoài… là các yếu tố đánh giá chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Kết quả nghiên cứu của chương trình Growing Older Programme được thực hiện tại nước Anh cho thấy hầu hết những người được hỏi cho biết các nguồn lực xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống, trong đó có: thường xuyên gặp gỡ gia đình, có mối quan hệ tốt với họ hàng, nhận được sự giúp đỡ của con cái và họ hàng, quan hệ tốt với hàng xóm láng giềng và được giúp đỡ khi cần thiết, sự vui tươi về tâm lý và vẻ bề ngoài, luôn làm cho bản thân bận rộn với những hoạt động và sở thích của mình.

74% người được hỏi cho biết gặp mặt gia đình thường xuyên là một nhân tố quan trọng để có chất lượng cuộc sống tốt. 62% nói rằng họ có mối quan hệ tốt với họ hàng, người thân (các mối quan hệ giúp đỡ về mặt tình cảm và yêu thương). Những kiểu quan hệ này làm cho người được hỏi cảm thấy rằng những người khác quan tâm đến họ và sẽ luôn luôn có mặt vì họ nếu họ gặp vấn đề gì.

CLB-cotuong

CLB Cờ tướng tại Diên Hồng

Ở gia đình, nhiều khi con cháu không có thời gian chơi với các cụ khiến các cụ cảm thấy cô đơn. Hơn nữa, các cụ cũng ít hoạt động giải trí ngoài xem TV, nghe nhạc nên đời sống tinh thần không phong phú.

Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi đang sống tại đây, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến đời sống tinh thần của các cụ thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể. Cách tiếp cận đầy sáng tạo trong các hoạt động từ team building trong nhà đến các hoạt động trí óc, giải trí giúp người cao tuổi không chỉ được sống theo cách mình muốn mà còn phát huy tối đa sở thích và sở trường của mình. Tại đây các cụ luôn bận rộn với các hoạt động nên hầu như không có lúc nào để buồn.

Nang-cao-chat-luong-cuoc-song-1

Các cụ hào hứng chơi ném đổ chai

Nang-cao-chat-luong-cuoc-song-2

Các trò chơi với bóng được sử dụng nhiều tại Diên Hồng vì phù hợp với nhiều cụ với các điều kiện sức khoẻ khác nhau và giúp các cụ luyện mắt, luyện tay

Nang-cao-chat-luong-cuoc-song-6

Các hoạt động vẫn diễn ra bình thường dù mùa đông hay mùa hè

Nang-cao-chat-luong-cuoc-song-7

Trời mát các cụ được đi dạo, hóng gió

Rất nhiều trường hợp trước khi vào Diên Hồng bị trầm cảm, không tự ăn uống hay vệ sinh cá nhân được thì sau một thời gian sống tại đây đã tiến bộ rõ rệt, vui vẻ, yêu đời hơn và tự làm được nhiều việc. Đây chính là niềm hạnh phúc và cũng là mục tiêu của Diên Hồng.

Nang-cao-chat-luong-cuoc-song-3

Tô tượng làm quà cho các cháu ở nhà để các cụ thấy mình còn có ích

Nang-cao-chat-luong-cuoc-song-4

Chơi trò bịt mắt đoán tên đồ vật để rèn luyện xúc giác và trí nhớ

Nang-cao-chat-luong-cuoc-song-5

Trang điểm làm đẹp để yêu đời hơn 

Cô Hương Mai (vợ chú Ngọc đang sống tại Diên Hồng) chia sẻ: “Đúng là vào đây chú mới được vui vậy. Thật yên tâm khi gửi người thân trong Diên Hồng. Cảm ơn tất cả các bạn trẻ dã tận tâm với các cụ”.

Bác Nguyễn Đình Dũng (có bạn đang sống tại Diên Hồng) sau khi tìm hiểu cũng dành những lời khen tặng cho nỗ lực của trung tâm: “Đúng là chị Hảo đang rất vui vẻ và thoải mái. Ở 1 góc độ nào đấy Trung tâm dưỡng lão Diên hồng mang lại niềm vui nhiều hơn nhiều cho những người già yếu trong thời buổi công nghiệp như hiện nay Tôi rất mừng cho chị Hảo và mừng là chúng ta có 1 nơi tin tưởng mang lại niềm vui hạnh phúc cho người già nói riêng và mọi người nói chung.”

Có thể nói Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đang tiên phong mang đến cuộc sống hạnh phúc hơn, sinh động hơn cho người cao tuổi và dần trở thành mái nhà lý tưởng cho các gia đình không có điều kiện chăm sóc người thân lựa chọn.

Xem thêm

Những sai lầm khi sơ cứu người già bị ngã

Đối với người già bị ngã, nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến chấn thương của nạn nhân trầm trọng thêm. Những cách xử lý chấn thương thông thường như xoa bóp, chườm nóng hoặc bôi dầu đều không tốt cho chấn thương.

Khi người già bị ngã không nên xoa bóp mà phải đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện để có phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường ngay sau khi ngã, phần bị thương không sưng. Nhiều người có sức chịu đựng tốt, phần xương bị tổn thương nhỏ không xảy ra ngay. Trên thực tế nhiều người già bị ngã lúc đầu không cảm thấy đau dữ dội, nên không những không đến bệnh viện khám mà còn áp dụng những biện pháp có hại khác, thậm chí làm tổn hại đến định vị xương sau này. Những cách làm sai lầm nên tránh sau khi ngã:

so-cuu-nguoi-gia-bi-nga

Xoa chân, tay: Nếu xoa bừa và xoa bóp vô căn cứ sẽ làm cho vết thương thêm trầm trọng. Trước khi được chẩn đoán chính xác, bạn không nên tùy tiện làm nặng thêm vùng tổn thương. Khi bị thương vùng chân, tay nên gác chân hoặc tay lên cao để máu được lưu thông. Nếu vết thương ở phần cổ tay, nên gác tay ngang ngực, nếu vết thương ở phần bắp chân thì gác chân ngang gối.

Làm vị trí vết thương nóng lên: Sau khi người già bị ngã chúng ta thường hay lấy khăn mặt ấm đắp lên chỗ bị thương. Làm như vậy mới thấy dễ chịu. Nhưng liệu pháp này là có hại. Khi mạch máu của bạn bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến cho mạch máu bị giãn ra, máu chảy càng nhiều, vết thương sau này khó lành hơn. Nếu đã bị gãy xương càng không thể chườm nóng. Vì vậy mọi người nên nhớ trước khi được chẩn đoán đúng, không được chườm nóng lên vị trí bị tổn thương. Nếu bạn thấy đau quá thì nên chườm lạnh bằng đá.

Bôi dầu gió: Dầu gió là loại luôn có sẵn trong tủ thuốc gia đình. Sau khi bị ngã chúng ta thường có thói quen bôi dầu gió lên vết thương và xoa bóp. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ nặng hơn, chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ bị day, chảy liên tục. Vì thế không thể dùng dầu gió và các loại thuốc tương tự khác bôi.

Dùng cao dán: Thông thường nếu dùng cao dán vào chỗ không sưng không sao, nhưng nếu sưng thì đây là biện pháp sai lầm. Nếu gãy xương thì phải đưa chỗ gãy vào đúng vị trí, nhưng tốt nhất là không nên dán cao. Chỉ cần cố định phần xương bên ngoài là được. Bệnh nhân cần kết hợp uống thuốc để xương mau liền. Sau khi xương liền sẽ tháo phần nẹp cố định để bệnh nhân tự điều chỉnh. Đối với những trường hợp xương chệch vị trí, phải phẫu thuật cố định lại vị trí xương. Một tuần nên tháo nẹp cố định ra, vận động gân cốt. Làm như vậy sau một tháng khi tháo nẹp, bệnh nhân không cảm thấy cứng khớp và sẽ hoạt động được ngay, việc cử động sẽ linh hoạt hơn.

Xem thêm

Sinh nhật Tháng 6 ngập tràn yêu thương

Tháng 6 – tháng có ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam có thể coi là tháng yêu thương tại Diên Hồng khi bữa tiệc sinh nhật tháng 6 có sự chung vui của gia đình của các thành viên có ngày sinh trong tháng 6.

Không khí tươi vui, đầm ấm bao trùm toàn bộ bữa tiệc. Thành viên có ngày sinh nhật thì hân hoan, phấn khởi, các cụ khác cũng tươi vui hẳn lên.

Sinh-nhat-thang6-07

Gia đình chú Thì đến khiến chú rất vui

Sinh-nhat-thang6-27

Gia đình bác Hảo chuẩn bị bánh gato và rất nhiều quà bánh để tổ chức sinh nhật cùng trung tâm

Sinh-nhat-thang6-08

Châm nến để bắt đầu bữa tiệc

Sinh-nhat-thang6-01

Ông Hoằng cũng tươi rói

Sinh-nhat-thang6-02

Nhân vật chính rất vui vẻ
Sinh-nhat-thang6-03

Bà Định hóm hỉnh

Sinh-nhat-thang6-05

Đồ ăn đã được Diên Hồng chuẩn bị chu đáo

Sinh-nhat-thang6-06

Mùa hè nóng nực nhưng ai cũng toe toét

Sinh-nhat-thang6-12

Bà Đường cười tươi như hoa

Sinh-nhat-thang6-11

Bà Hoạt có vẻ trầm ngâm

Sinh-nhat-thang6-10

Bà xã chú Thì chăm chút cho chú rẫ kĩ

Sinh-nhat-thang6-09

Vui vẻ bên các bạn nhân viên

Bác Hảo – 1 trong 2 nhân vật chính cũng hát tặng tất cả các cụ trong trung tâm

Một số hình ảnh khác của bữa tiệc sinh nhật:

Sinh-nhat-thang6-13

Sinh-nhat-thang6-15

Sinh-nhat-thang6-16

Sinh-nhat-thang6-17

Sinh-nhat-thang6-19

Sinh-nhat-thang6-18

Sinh-nhat-thang6-20

Sinh-nhat-thang6-21

Sinh-nhat-thang6-23

Sinh-nhat-thang6-24 Sinh-nhat-thang6-26

sinh nhật tháng

Xem thêm

Diên Hồng tri ân người cao tuổi nhân ngày truyền thống

Sau thời gian dài làm việc, cống hiến cho gia đình và xã hội, người cao tuổi (NCT) xứng đáng được tận hưởng một cuộc sống vui vẻ, an nhiên, đảm bảo cả về vật chất và tinh thần. Nhân dịp 75 năm ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 – 6/6/2016), Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã trao tặng những bông hoa tươi thắm cùng huy hiệu “Già vẫn sung” với thông điệp “Chúc các cụ tại trung tâm luôn sung sức, tràn trề năng lượng sống, trẻ trung trong tâm hồn, lạc quan, yêu đời”

Các cụ đều rất phấn khởi khi được nhận món quà “tinh thần” rất ý nghĩa của trung tâm

Ngay-truyen-thong-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-06

Ông Biền lúc nào cũng tươi rói
Ngay-truyen-thong-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-07

Bà Loan hay cười trừ những lúc tập trung tô tượng hay vẽ tranh
Ngay-truyen-thong-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-08

Bà Kim theo phong cách lạnh lùng ^^
Ngay-truyen-thong-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-09

Bà Cẩm vui vẻ nhận hoa và huy hiệu từ bạn điều dưỡng
Ngay-truyen-thong-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-10

Bác Hảo cũng hớn hở
Ngay-truyen-thong-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-01

Ông Lâm cũng thích được tặng hoa
Ngay-truyen-thong-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-02

Bà Đính cười chúm chím đáng yêu 
Ngay-truyen-thong-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-03

Bà Đường mới vào cũng bất ngờ khi được tặng hoa
Ngay-truyen-thong-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-04

Ông Quang chụp với hoa mà mặt vẫn lạnh lùng lắm 😀
Ngay-truyen-thong-nguoi-cao-tuoi-viet-nam-05

Ông Hiển cũng tươi cười khi được đeo huy hiệu và hoa 

Xem thêm

Yoga và thiền làm giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người cao tuổi

Hoàn thành một khóa tập yoga và thiền định 3 tháng có thể làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ, được coi là tiền thân của bệnh Alzheimer và các hình thức khác của chứng mất trí ở người cao tuổi.

Đây là kết luận của một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Alzheimer đầu tháng 5 vừa qua. Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sỹ Helen Lavretsky và các cộng sự thuộc Khoa Tâm thần, trường Đại học California-Los Angeles (UCLA).

Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) được đặc trưng bởi những thay đổi đáng chú ý trong nhận thức, ví dụ như về bộ nhớ và tư duy. Mặc dù những thay đổi này là không đủ nghiêm trọng để làm ảnh hưởng tới những hoạt động sống hàng ngày, nhưng những triệu chứng này có thể xấu đi và tăng theo thời gian, dẫn tới nguy cơ bị Alzheimer, mất trí nhớ.

Yoga, thiền định làm giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người cao tuổi

nguoi cao tuoi

Theo Hiệp hội Alzheimer, có khoảng 10 – 20% những người từ 65 tuổi trở lên có thể có MCI. Trong số những người này, người ta ước tính khoảng 6 – 15% phát triển thành bệnh Alzheimer mỗi năm.

Trong khi, hiện tại chưa có thuốc được phê duyệt để điều trị MCI, các chuyên gia khuyên rằng, những người cao tuổi có điều kiện nên tham gia vào các hoạt động kích thích tinh thần như chơi câu đố, giải ô chữ… để giảm nguy cơ mất trí nhớ. Tiến sỹ Helen Lavretsky và các đồng nghiệp đã kết luận thêm rằng, thực hiện yoga và thiền định cũng giúp bảo vệ khả năng nhận thức.

Yoga và thiền định nâng cao bộ nhớ, cải thiện chức năng nhận thức ở người cao tuổi

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã ghi danh 25 người tham gia trong độ tuổi từ 55 tuổi trở lên. Trong 12 tuần, 14 trong số những người tham gia vào 1 giờ tập yoga mỗi lần/tuần và thực hành thiền định 20 phút/ngày. 11 người còn lại tham gia vào 1 giờ đào tạo tăng cường trí nhớ – thông qua các hoạt động như câu đố ô chữ hoặc trò chơi máy tính – một lần/tuần trong 12 tuần, và họ cũng đã dành 20 phút mỗi ngày hoàn thành bài tập trí nhớ.

Vào lúc bắt đầu và kết thúc của thời kỳ 12 tuần nghiên cứu, tất cả người tham gia hoàn thành các bài kiểm tra trí nhớ và thực hiện chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI), cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá chức năng và hoạt động nhận thức của họ.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng cả hai nhóm đã cho thấy những cải tiến trong kỹ năng nhớ từ – khả năng ghi nhớ tên và danh sách các từ – ở thời gian cuối của 12 tuần. Tuy nhiên, những người tham gia luyện tập yoga và thiền định đã chứng minh cải thiện trí nhớ tốt hơn trong các kỹ năng về thị giác và không gian, ghi nhớ vị trí, hơn những người tham gia đào tạo tăng cường trí nhớ bằng các trò chơi.

Phát hiện này là đặc biệt quan trọng với những người MCI trong việc làm chậm sự phát triển của bệnh.

Bên cạnh việc tập luyện, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng, người cao tuổi cũng nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và có thể bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp bảo vệ não bộ từ hoạt chất Huperzine A của cây thạch tùng răng – có tác dụng giúp người cao tuổi ngăn cản quá trình tiến triển của suy giảm trí nhớ, phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer.

Theo Medicalnewstoday

Xem thêm

Hướng dẫn di chuyển bệnh nhân bị liệt nửa người

  1. Hướng dẫn di chuyển bệnh nhân liệt nửa người từ giường sang xe lăn.
  • Kiểm tra xe lăn cẩn thận trước khi vận chuyển
  • Di chuyển xe lăn đặt song song sát giường ngược chiều với hướng giường nằm, chốt khóa xe lăm chắc chắn.
  • Thông báo cho người bệnh lý do di chuyển, hướng dẫn người bệnh cách phối hợp.
  • Điều dưỡng viên quỳ 1 chân lên giường lấy điểm tựa, cho tay người liệt lên bụng. Dùng tay khỏe nắm chặt tay bị liệt.
  • Cho chân liệt của người bệnh gác lên chân khỏe, luồn 1 tay đỡ vai, 1 tay giữ chân người bênh. Từ từ nâng người bệnh dậy.
  • Một tay luôn luôn giữ người bệnh, tay còn lại luồn xuống bắp chân người bệnh. Từ từ xoay chân người bệnh đặt xuống sàn nhà.
  • Điều dưỡng để chân giữa hai chân người bệnh, luồn hai tay qua nách người bệnh, để tay khỏe của người bệnh vòng và ôm vào cổ mình
  • Dùng hai tay ôm chặt người bệnh, áp chặt ngực người bệnh vào ngực mình. Hô 1, 2, 3 cùng người bệnh nâng người đứng dậy, xoay người đưa người bệnh đặt vào xe lăm.
  • Kiểm tra cẩn thận tư thế ngồi cho người bệnh xem đã thải mái chưa? Tháo chốt xe lăm di chuyển người bệnh đi.
  1. Hướng dẫn di chuyển người bệnh liệt nửa người từ xe lăm sang giường.
  • Kiểm tra giường, chăn gối cẩn thận
  • Di chuyển người bệnh đến sát giường. Đặt xe lăn song song và người chiều với hướng nằn của người bệnh, chốt khóa xe lăn chắc chắn
  • Hạ chân để chân người bệnh buông lỏng xuống đất.
  • Đặt 1 chân giữa 2 chân người bệnh, đặt tay người bệnh ôm lấy cổ điều dưỡng, luồn tay qua nách ôm người bệnh. Áp ngực của người bệnh vào ngực mình. Hô 1, 2, 3 cùng người bệnh  nâng người đứng dậy xoay người đưa người bệnh ngồi lên giường.
  • Một tay giữ vai người bệnh, tay còn lại luồn tay nâng gối, xoay chân người bệnh đặt lên giường.
  • Từ từ hạ đầu bệnh nhân xuống giường, để chân ruỗi thẳng.

Video hướng dẫn di chuyển người bệnh liệt nữa người Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng nhận chăm sóc và điều trị phục hồi cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não. Chúng tôi với sự tư vấn đánh giá của các bác sỹ đầu nghành sẽ đưa ra các phương pháp điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân tai biến.

Xem thêm

10 bí quyết cải thiện trí nhớ không nên bỏ qua

Những bài tập đơn giản sau đây sẽ giúp trí não của bạn khoẻ mạnh, cải thiện trí nhớ.

Chúng ta không chỉ bị suy giảm cơ bắp mà não của chúng ta cũng bị teo đi theo thời gian. Càng già đi trí nhớ của chúng ta càng bị suy giảm. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên thực hiện các bài tập từ bây giờ để làm chậm sự suy giảm đó khi chúng ta về già. Còn gì tuyệt vời hơn khi tận hưởng tuổi già khoẻ mạnh và minh mẫn. Theo Tiến sĩ John E. Morley, tác giả cuốn sách “The Science of Staying Young”, các trò chơi như sudoku hay giải ô chữ rất tốt để rèn luyện não bộ. Bên cạnh đó, có 1 số các bài tập khác cũng giúp cải thiện trí nhớ đáng kể.

bai_tap_cai_thien_tri_nho

1. Kiểm tra khả năng nhớ lại: Tạo 1 danh sách, ví dụ như các loại thực phẩm, việc cần làm hoặc bất kỳ điều gì xuất hiện trong đầu và ghi nhớ chúng. Khoảng một giờ sau, hãy xem bao nhiêu mục trong danh sách mà bạn nhớ lại được. Hãy tạo ra các mục trong danh sách càng thử thách càng tốt để kích thích hoạt động trí óc tốt nhất.

2. Học cách chơi 1 loại nhạc cụ hoặc tham gia một đội hợp xướng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng học một thứ gì đó mới và phức tạp trong một khoảng thời gian dài sẽ rất lý tưởng cho những bộ não đang lão hoá

3. Tính nhẩm: Hãy giải toán mà không cần sự trợ giúp của bút, giấy hay máy tính. Bạn có thể làm cho thử thách này khó hơn và tăng cường thể chất bằng cách vừa tính nhẩm vừa đi bộ hoặc chạy bộ

4. Tham gia lớp học nấu ăn: Học cách nấu một món ăn mới. Nấu ăn sử dụng một loạt các giác quan như khứu giác, thị giác, vị giác, xúc giác. Những giác quan này đều liên quan đến các phần khác nhau của bộ não

5. Học một ngoại ngữ mới. Nghe và lắng nghe đều giúp kích thích bộ não. Một vốn từ vựng phong phú sẽ giúp hạn chế sự suy giảm nhận thức

6. Sáng tạo các bức tranh từ vựng: Hình dung cách viết 1 từ trong đầu, sau đó cố gắng suy nghĩ các từ khác bắt đầu hoặc kết thúc bằng 2 chữ cái tương tự

7. Vẽ bản đồ từ trí nhớ: Khi trở về nhà sau khi đến thăm 1 địa điểm mới, hãy cố gắng vẽ 1 bản đồ về khu vực đó, lặp lại bài tập này mỗi lần bạn đến thăm 1 địa điểm mới.

8. Thách thức vị giác: Khi ăn, cố gắng nhận biết các thành phần trong món ăn bao gồm cả các loại gia vị khó nhận ra.

9. Luyện mắt và tay: Hãy bắt đầu một sở thích mới đòi hỏi sự khéo léo như đan len, vẽ, ghép hình

10. Chơi một môn thể thao mới: Bắt đầu thực hiện các bài tập vận động đòi hỏi kết hợp cả trí óc và cơ thể như goga, golf hay tennis

Chắc chắn khi thực hiện các bài tập trên, trí nhớ của chúng ta. Hãy bắt đầu các bài tập phù hợp với mình từ hôm nay.

(Theo everydayhealth.com)

Xem thêm

Giờ chơi đầy hào hứng tại Diên Hồng

Buổi chiều tại Diên Hồng, các cụ thường tham gia các trò chơi vận động nhẹ nhàng, vừa vui vừa tăng cường tinh thần đoàn kết với các cụ khác trong trung tâm. Chiều 5/4, các cụ được tham gia 2 trò chơi: Chẵn lẻ và chuyền bóng. Ai cũng hào hứng đến nỗi không muốn dừng để đi ăn nữa. Thậm chí có cụ không vận động chân tay được thấy chơi vui quá cũng đòi ra ngồi xem.

Trò chơi đầu tiên các cụ chỉ cần vỗ tay theo yêu cầu cuả quản trò: Số lẻ thì vỗ, số chẵn không vỗ nên nhiều người bị liệt 1 tay vẫn có thể chơi được. Dù cao tuổi nhưng các cụ vẫn chơi trò này rất giỏi.

Sau đó các cụ xếp ghế thành vòng tròn chơi chuyền bóng. Với người cao tuổi, trò này không hề đơn giản vì tay chân không còn được nhanh nhẹn, nhiều pha chuyền bóng bị hỏng nhưng cũng khiến mọi người có những tràng cười sảng khoái.

Choi-chuyen-bong-07

Đầu tiên các cụ chuyền bóng bằng tay

Choi-chuyen-bong-24

Ông Khánh chuyền bóng rất máu lửa

Choi-chuyen-bong-06

Ông Hoằng ban đầu chỉ làm “quan sát viên” xong thấy vui quá cũng tham gia cùng

Choi-chuyen-bong-27

Ông Biền chơi trò chẵn lẻ hay bị sai nhưng trò chuyền bóng rất siêu nhé

Choi-chuyen-bong-15

Choi-chuyen-bong-21

Choi-chuyen-bong-25

Chuyền tay xong các cụ chuyển sang chuyền bằng chân để luyện chân luôn

Những giờ chơi vui vẻ như thế này luôn khiến các cụ thấy yêu đời hơn, đoàn kết hơn. Mong rằng các cụ sẽ ngày càng khoẻ ra để tham gia được nhiều hơn!

Xem thêm