Ở kỳ trước chúng ta đã nhắc đến một vài căn bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi. Tiếp theo kỳ này chúng ta sẽ bổ sung thêm một vài căn bệnh cũng tương đối phổ biến những khó chữa hoặc gây ra các hệ lụy kéo dài trong một thời gian, thậm chí là cho đến cuối đời.
Các bệnh về hệ thần kinh trung ương
Các bệnh thường gặp phổ biến ở người cao tuổi liên quan đến hệ thần kinh trung ương là các bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh kém trí nhớ, bệnh hay quên… Với bệnh Parkinson và Alzheimer ta thường thấy phổ biến ở nước ngoài nhiều hơn. Thế nhưng dạo gần đây, chỉ trong vòng 2 năm trở lại, rất nhiều trường hợp được ghi nhận là đã mắc 2 căn bệnh này, đa số là người cao tuổi. Còn bệnh đãng trí thì khá phổ biến. Có đến 80 phần trăm người cao tuổi là mắc căn bệnh này.
Các bệnh về xương khớp ở người cao tuổi
Người cao tuổi cũng gặp khá nhiều vấn đề về xương khớp, nhất là những người phải làm việc vất vả vào tuổi trẻ hay sống ở các vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các căn bệnh về xương khớp gần như là không chữa khỏi được. Người cao tuổi phải sống chung với những cơn đau, cơn nhức vào những lúc bệnh lên đỉnh điểm. Căn bệnh thường phát triển vào lúc trái gió trở giời, khi điều kiện thời tiết thay đổi hoặc vào những lúc chuyển mùa. Bệnh nhân mắc bệnh này cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đạm. Đồng thời thường xuyên xoa bóp để giảm bớt các cơn đau.
Các bệnh về đường tiết niệu
Người ta cứ nghĩ rằng những căn bệnh về đường tiết niệu hay đường sinh dục thì chỉ có người trẻ mới bị. Người già đã qua cái tuổi mắc phải những căn bệnh này rồi. Thế nhưng thực tế không phải, có rất nhiều trương hợp được các y bác sỹ ghi nhận là mắc bệnh ung thư tuyền tiền liệt, ung thư cổ tử cung ở người cao tuổi. Các bệnh về tuyền tiền liệt dễ phát hiện nhất. Biểu hiện bệnh là người cao tuổi thường xuyên đái dắt hoặc đái són, đặc biệt là đi tiểu rất nhiều vào ban đêm.
Ngoài ra còn một vài căn bệnh khác cũng tương đối phổ biến là bệnh tiểu đường và bệnh mỡ máu. Các căn bệnh này gần như người bệnh phải sống chung với nó và làm giảm bệnh qua việc điều tiết trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày mà thôi.
Người già là cái tuổi của bệnh tật, tuổi của khoảnh khắc sắp gần đất xa trời. Người về già các cơ quan cũng không còn hoạt động tốt nữa, cũng không đủ khỏe để có thể chỉ cần bồi dưỡng là chạy tốt nữa. Thế nên tuổi già cũng vì thế mà kéo theo nhiều bệnh vặt hơn. Từ các bệnh này lại phát triển lên thành những căn bệnh nặng nề hơn. Tuổi càng lên cao thì sức khỏe càng sụt giảm. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những căn bệnh mà nhiều người già mắc phải nhất hiện nay.
Các bệnh về đường hô hấp
Có rất nhiều bệnh mà người cao tuổi có thể bị mắc phải đối với hệ hô hấp. Ví dụ như các bệnh về họng có viêm họng, viên phế quản, hen… Nếu khi mắc bệnh nhẹ mà không chạy chữa đúng cách thì chúng có thể phát triển thành các bệnh mãn tính như viêm phế quản mãn tính, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Mà một khi các cụ già bị mắc bệnh mãn tính thì sức khỏe sẽ lao dốc không phanh. Bởi cơ thể của các cụ không còn đủ sức đề kháng đề chống trả và phục hồi sau mỗi một đợt bệnh nữa.
Các bệnh về hệ tim mạch
Các căn bệnh về tim mạch cũng được cho là những bệnh phổ biến ở người cao tuổi hiện nay. Trong số này thì bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tăng huyết áp là thường xuyên gặp phải nhất. Chúng chiếm một tỉ lệ tương đối cao ở những người già bị mắc bệnh nặng. Nguyên nhân chủ yếu để đẫn đến các căn bệnh về tim mạch là do hồi trẻ ăn uống không điều độ, thường xuyên uống rượu bia nhiều.
Các bệnh về đường tiêu hóa
Bệnh về đường tiêu hóa là các căn bệnh vặt mà người cao tuổi thường xuyên mắc phải nhất. Về đường tiêu hóa có vô vàn loại bệnh có thể mắc phải như bệnh viêm loét miệng, bệnh rối loạn tiêu hóa, bệnh đầy hơi, bệnh táo bón, bệnh trào ngược dạ dày. Các bệnh này không khó chữa những rất dễ biến chuyển thành bệnh mãn tính. Thêm vào đó các căn bệnh này người cao tuổi rất dễ mắc phải vào những lúc thay đổi thời tiết như chuyển mùa, thay đổi môi trường sống, chuyển chỗ ở, thậm chí là thay đổi cả thói quen hay bị sốc về mặt tình cảm… Thế nên ngoài việc giữ gìn sức khỏe, lúc nào cũng sống vui tươi hạnh phúc, rất khó để người cao tuổi có thể tránh khỏi những căn bệnh này ( còn tiếp )
Với nhiều người, khi nhắc đến viện dưỡng lão vẫn mang lại cho người ta một suy nghĩ tương đối đa chiều có cả tiêu cực và tích cực. Nhưng có lẽ chỉ có những gia đình có các cụ đang sinh hoạt tại đây mới biết được chiếu hướng thật sự của nó. Nơi chăm sóc sức khỏe cho các ông bà khi tuổi đã xế chiều mà con cháu bận rộn và không có đủ kiến thức chuyên môn để chăm sóc.
Một ngày đầu hè nắng vàng, khi đang ngồi trò chuyện với các cụ tôi ấn tượng với Bà bởi sự vui tươi và lạc quan của bà làm cho mọi người quên đi cái nóng. Đó không ai khác chính là bà Quỳnh – một cụ và đã 93 tuổi nhưng vẫn tràn đầy năng lực.
Bà Quỳnh với nụ cười tươi mới và rạng ngời
Vào trung tâm chưa lâu nhưng ai ai cũng nhớ đến bà bởi nụ cười rạng ngời mỗi ngày của bà. Tuổi già không ai tránh được chuyện quên nhớ nhưng không vì thế mà bà tủi thân hay thất vọng về mình như nhiều cụ vẫn đang gặp phải. Bà vẫn hay kể chuyện với điều dưỡng, tâm sự với các cụ tại phòng và tại tầng. Dù không nhớ được tên cụ nào và điều dưỡng nào cả nhưng bà vẫn vui vẻ, nhận mình không nhớ vì những lí do rất đáng yêu như “tại cháu không để lại ấn tượng gì mạnh với bà nên bà không nhớ tên đó”, “cháu nào cũng áo xanh mà, nên nhớ cháu áo xanh là được rồi”. Đó là những câu bà hay nói mỗi khi có người nhà vào thăm cụ hỏi xem cụ đã quen với ai chưa.
Mới vào trung tâm nhưng các hoạt động vui chơi giải trí tại Diên Hồng bà Quỳnh đều nhiệt tình tham gia chứ không rụt rè và e ngại như nhiều cụ khác. Còn nhớ sau một tuần bà ở trung tâm, khi đang trò chuyện và được hỏi thăm về cuộc sống tại đây Bà bỗng nghiêm mặt nói ngay “Ô! ở đây vui lắm đó”. Sau đó bà kể những sự kiện bà đã tham gia, nào là tham dự sinh nhật tháng, nào là tham gia giải đố cùng các cụ tại tầng. Không nhớ đã trả lời được bao nhiêu câu nhưng bà vẫn tự tin khỏe với cháu dâu vào thăm mình rằng hôm ấy vui lắm. được biết, trước khi nghỉ hưu bà làm ở một cơ quan hay tổ chức sự kiện, nên mỗi khi tham gia hoạt động gì bà cũng hỏi han cặn kẽ chương trình, có phải chuẩn bị gì không, trang phục như thế nào như vẫn hằng nhớ về công việc của mình. Mọi thứ với bà luôn phải rõ ràng và đúng nguyên tắc, đơn giản như tham gia sinh nhật Bà phải mặc quần áo như thế nào, tham gia tập thể dục tại tầng có phải mang thêm dụng cụ hay không. Và điều đặc biệt, sau mỗi câu chuyện, mỗi câu hỏi hay mỗi câu trả lời của mình Bà đều để lại một nụ cười rạng ngời và tươi mới. Nụ cười ấy như xua đi hết những nghiêm trang cặn kẽ của bà, làm cho ai nói chuyện với bà cũng thấy thoái mái và dễ chịu.
Bà Quỳnh cùng các cụ khác chuẩn bị tham dự sinh nhật tháng 5 tại trung tâm Diên Hồng
Bà Quỳnh (ngồi thứ 2 hàng bên phải ) cùng các ông bà tham gia tập thể dục trong câu lạc bộ thể dục thể thao
Bà rất thích chụp ảnh và có một kiến thức về tạo hình cũng rất phong phú. Mỗi khi tham gia các hoạt động bà đều dặn nhân viên trung tâm chụp ảnh cho bà. Bà còn cẩn thận nhắc là đợi khi nào bà cười đẹp mới chụp, chứ không cười nhìn không tươi làm ảnh xấu.
Bà Quỳnh ngồi trò chuyện với bà Lâm tại phòng khách tầng 3.
Vậy đó, khi tuổi đã xế chiều mà ai cũng vui vẻ và yêu đời như bà thì sẽ hạnh phúc lắm. Tôi vẫn nhớ ai đó đã nói rằng “không sống nơi mình thích thì hãy thích nơi mình sống” và dường như bà Quỳnh cũng đang thích nơi mình sống. Bởi ở Diên Hồng bà luôn có những người bạn bên cạnh để trò chuyện mỗi ngày.
Thu qua, Đông đến, Xuân sang, Hè về là quy luật tất yếu của tự nhiên, khi mùa đông đã dần trôi qua thì mùa hè lại đến. Cùng với đó là không khí tươi mới của ngày đầu mùa lại ùa về tràn khắp không gian. Những cái nắng bắt đầu hửng lên như báo hiệu rằng mùa của nhiệt huyết đã đến. Và để các cụ tại Diên Hồng có một mùa hè đầy sôi động các bạn nhỏ tại câu lạc bộ Ara-Asa đã đến đây, khấy động Diên Hồng bằng những tiết mục múa hát đầy ấn tượng.
Một không gian mang đậm nét truyền thống qua bài múa “ Hương sắc Việt”
Bài nhảy “ Hide & Seek” do các bé CLB thể hiện
Tiết mục nhảy tập thể “ Nối vòng tay lớn” khấy động sân khấu
Chúng ta sẽ đến với một không khí sôi nổi như đang ở bãi biển Hawaii qua điệu múa “ Sake Your Balla”
Mọi người biết đó, với các cụ việc có các cháu nhỏ đến thăm đã là một điều tuyệt vời bởi các cụ coi các thiên thần nhí như những người cháu, người chắt của mình. Mỗi khi các bé đến thăm như mang thêm cả bầu trời yêu thương đến với các cụ. Các cụ được hỏi thăm, được trò chuyện, được gửi đến các cháu những cái ôm âu yếm, những cái xoa đầu yêu thương. Dù chỉ là lần đầu gặp gỡ nhưng không ai nhận ra điều đó bởi tình cảm mà các cụ trao cho các bạn nhỏ như đã hằng quen thuộc từ rất lâu rồi.
Ông Nguyên chụp ảnh cùng với các bé nhỏ sau khi biểu diễn
Ông Hiếu cười tươi khi nhận hoa từ các thiên thần nhỏ đó ạ
Ông Trường vừa nhận hoa vừa trò chuyện với các bé
Những tiết mục hát múa được thể hiện, các thiên thần của chúng ta tung tăng ca hát, nhảy múa cho các cụ xem, không khí náo nhiệt hơn bao giờ hết. Nhiều cụ như quên đi cái nóng chớm đầu của mùa hè mà hòa vào cùng các bé con với những bài hát, bài múa. Các cụ ngồi dưới cầm hoa cổ vũ, động viên cho các bạn nhỏ thể hiện hết mình với các tiết mục sôi động.
Bà Phí và điều dưỡng đang cổ vũ cho các bé biểu diễn
Các cụ dành cho các cháu những tràng pháo tay rất lớn để chúc mừng cho các tiết mục
Khi được hỏi về các tiết mục của buổi giao lưu, các cụ háo hức kể về những ấn tượng của mình. Bà Dung chia sẻ “Các cháu múa nhiều bài lắm, vui ơi là vui”, Ông Nguyên thủ thỉ rằng “mấy cháu nhỏ thôi nhưng hát rất hay, múa cũng rất là đẹp. Nhìn chúng vui cười mà các cụ ai cũng vui lây ấy chứ”
Buổi giao lưu kết thúc, nắng đã lên chớm mái tóc bạc nhưng các cụ nhà Diên Hồng vẫn chưa muốn về phòng. Các cụ vẫn tấm tắc khen các thiên thần nhỏ với nhau, cùng nhau nhớ tên của các cháu, cùng nhau khoe những tấm hình đã được chụp như chưa muốn chương trình kết thúc.
Buổi giao lưu kết thúc, các bé cùng nhau trao những bông hoa tươi thắm đến các cụ
Thế đó, với các cụ các bé vẫn luôn là những điều tuyệt vời nhất, những người mang đến nhiều yêu thương và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Tuy mới là những mần non nhưng qua những gì các bé gửi đến làm khuấy Diên Hồng có thể cho ta thấy sức trẻ và năng lượng tràn đầy.
Hòa chung không khí mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng đều hướng về ngày trọng đại ấy. Tuy không tấp nập, náo nhiệt như bên ngoài nhưng trong trung tâm dưỡng lão Diêm Hồng cũng đang sục sôi không khí ngày giải phóng. Bởi tại nơi đây, số lượng các cụ tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất nhiều, Tuy không phải cụ nào cũng chiến đấu trong thời kháng chiến chống Mỹ giải phóng Miền Nam nhưng những câu chuyện của các cụ đều có một điểm chung là rất hay rất ý nghĩa được các cụ kể lại như những lời khích lệ gửi đến các cháu.
Mới vào trung tâm được một thời gian chưa lâu nhưng điều dưỡng viên tại Diên Hồng ai cũng biết tới bà bởi những thành tích đáng nể của bà từ khi mới còn là tầng lớp thiếu niên, nhi đồng. Đó không ai khác chính là bà Nguyễn Thị Kim, sinh năm 1933 tại thị xã Phương Lâm, Hoà Bình, trú quán hiện nay tại ngõ 93 Lý Nam Đế Quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Hiện đang sinh sống và được chăm sóc tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, Hà Đông, Hà Nội.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng – Nơi bà Kim đang được chăm sóc
Quá trình hoạt động cách mạng kiên trì, bền bỉ
Mới vào trung tâm nhưng bà luôn thoải mái và rất cuốn hút các nhân viên bởi những câu chuyện thời cách mạng của bà. Mỗi buổi sáng khi ra phòng khách nói chuyện, bà lại hàn huyên và kể cho các bạn điều dưỡng nghe những câu chuyện đã gắn bó với bà cả nửa thế kỷ.
Trước năm 1945 bà được sự chỉ đạo của đoàn thể cách mạng và tỉnh uỷ Hoà Bình nên bà sớm giác ngộ tham gia hoạt động cách mạng từ lúc bà mới 8 tuổi. Bà tham gia tự vệ, phụ trách thiếu niên nhi đồng và được giao nhiệm vụ làm “bé liên lạc” để mang các tài liệu mật cho các nhà hoạt động cách mạng tại Hòa Bình lúc bấy giờ. Tuy còn rất ít tuổi nhưng Bà Kim luôn ý thức được trách nhiệm và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được cách mạng giao phó. Bà kể lại có những lần phải men theo bờ sông trơn trượt, phải trèo qua nhiều đá mấp mô, có tảng đá to bà phải bò qua để tránh bị địch phát hiện.
Trong giai đoạn 1944 – 1945, nạn đói đang hoành hành ở nước ta, khi nghe tin , có người nói với bố bà là ở ngoài chợ Phương Lâm đang có tù đưa lên Sơn La, bà lại được theo bố ra chợ, trong người mang theo nhiều cơm nắm cất trong vạt áo để phát cho những người đang đói ở ngaoif đường.
Cũng trong năm 1945 khi Đảng ta phát động “Tuần lễ Vàng” kêu gọi nhân dân cả nước đóng góp vàng để khôi phục nền kinh tế quốc gia, Bà Kim lúc bấy giờ tuy nhỏ tuổi không có vàng đóng góp nhưng rất hăng hái cùng cha để đi tham gia kêu gọi bà con đóng góp. Đến bây giờ Bà vẫn thuộc bài hát mỗi lần đi kêu gọi
“Đeo hoa thì tổ nặng tai
Đeo vàng nặng cổ, hỡi ai có vàng
Làm dân một nước vẻ vang
Mang vàng cứu nước giàu sang nào bằng”
Những năm tiếp sau đó, Bà Kim vẫn cùng gia đình tham gia cách mạng, hỗ trợ và giúp đỡ các chiến sỹ tham gia kháng chiến. Đến năm 1954 chiến Dịch Điện Biên Phủ diễn ra, bà lại tham gia cách mạng hỗ trợ, đưa đón và chăm sóc thương binh chiến đấu bị thương tại chỗ.
Sau một quá trình làm cách mạng đầy nhiệt huyết, cũng với các thành tích công tác đã đạt được nên ngày 12 và 13/2 năm 1954 (Tết giáp Ngọ) bà đã được bầu đi dự đại hội đại biểu liên hoan thanh thiếu niên tỉnh Hoà Bình tổ chức tại làng Giường, huyện Kim Bôi Hoà Bình.
Từ đầu năm 1955 (sau giải phóng thủ đô) Bà lại trở về Hà Nội và tham gia công tác tại xã Linh Quang, quận 4 cũ Hà Nội. Ngày 2/4/1962 Bà được vào biên chế chính thức vào nhà máy Bia Hà Nội và được vinh dự kết nạp vào Đảng tháng 6/1965. Năm 1968 Bà được đi học trường Đảng Lê Hồng Phong do thành uỷ Hà Nội Triệu tập. Khi ra trường điều về làm công tác chính sách hậu phương quân đội tại Quận Ba Đình, giữ chức vụ phó phòng TBXH Ba Đình cho đến khi nghỉ hưu.
Những danh hiệu cao quý của chiến sỹ cách mạng đầy yêu nước
Cả một quá trình phấn đấu đầy nhiệt huyết của sức trẻ, Bà Kim đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý. Quá trình công tác bà đã được khen thưởng:
Huân chương chống Mỹ cứu nước năm 1985
Huy hiệu về sự nghiệp giải phóng thủ đô năm 2000
Huy chương vì sự nghiệp của ngành TBXH năm 1993
Bằng khen của thủ tướng Phạm Văn Đồng nhân dịp 30 năm giải phóng thủ đô
Bằng khen của Bộ Thương Binh Xã hôi về tổng kết 22 năm xây dựng trong nghành TBXH
Bằng khen 4 năm chiến sĩ thi đua liên tục của cấp thành phố Hà Nội do chủ tịch Thành phố Hà Nội
Không chỉ có những khen thưởng được nêu trên, Bà còn nhận được nhiều bằng khen khác của các ban ngành thuộc thành phố Hà Nội.
Cho đến những năm tháng hiện tại, tất cả những hoạt động cách mạng của mình bà vẫn luôn ghi nhớ. Bà kể rằng đã được ba lần gặp Bác, được Bác Hồ hỏi thăm, tham gia hỗ trợ và đi cùng Bác tại nhiều phiên họp quan trọng của đất nước. Tất cả những câu chuyện ấy, những kỷ niệm ấy đều thường trực trong bà và luôn được bà chia sẻ với các bạn trẻ tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng như nhắn nhủ rằng “hãy cố gắng phấn đấu để góp phần xây dựng đất nước”. Có thể thấy được qua những cống hiến và cố gắng, bà là tấm gương sáng không chỉ cho các bạn trẻ tại Diên Hồng noi theo mà còn là tấm gương cho rất nhiều bạn trẻ khác phấn đấu, học tập, làm việc để góp phần xây dựng đất nước. Xin kính chúc Bà Kim luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ để có thể truyền được nhiệt huyết cho nhiều thế hệ hơn nữa.
Cũng nhân dịp ngày Giải phóng Miền Nam, Thống nhất đất nước 30 – 4, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các ông bà chiến sỹ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Chúc cho Đất nước Việt Nam ngày một phát triển và bền vững.
Đằng sau cánh cửa Diên Hồng là một gia đình sinh hoạt vui vẻ, đầm ấm, yêu thương
Diên Hồng một đại gia đình nhiều thế hệ
Đến với trung tâm chăm sóc người già Diên Hồng bạn sẽ thấy được sự sum vầy tại nơi đây bởi sự đông vui và nhộn nhịp của rất nhiều ông bà với nhiều lứa tuổi khác nhau. Không quy định về độ tuổi tiếp nhận, chỉ cần có nhu cầu là Diên Hồng sẽ chăm sóc như những người thân là một trong những tâm niệm mà Diên Hồng xây dựng. Ở đây, có những bà đã quá chín mươi, tám mươi tuổi, có những ông mới hơn bảy mươi, sáu mươi. Với nhiều độ tuổi như vậy, nhiều người sẽ nghĩ các cụ mỗi người một tính cách, một lứa tuổi khác nhau thì sẽ khó để dung hòa nhưng ở Diên Hồng thì lại không như vậy.
Các cụ sống bên nhau như một gia đình
Không khó gì để bắt gặp chú Đông nhẹ nhàng đẩy xe cho Bà Định và bà Bảo vào phòng mỗi khi hai bà ăn xong. Cẩn thận lắp cho bà thanh chắn giường và dặn hai bà đừng đi lung tung nhé. Có thể nhiều người thấy một hai lần đầu sẽ không hiểu sao chú lại làm vậy hay thắc mắc sao chú không để điều dưỡng tại trung tâm làm mà chú lại phải làm những việc đó. Đơn giản chỉ vì chú quý mến và yêu thương hai bà như những người thân trong gia đình thôi. Chú làm vì chú thích chứ không phải ai bắt chú làm cả. Một hình ảnh khác đó là các các cụ ông ngồi nói chuyện, ban luận với nhau mỗi buổi sáng. Các ông ngồi đó, lắng nghe câu chuyện của từng người, những câu chuyện đã hơn 50 năm và được kể lại rất nhiều lần nhưng các ông khác vẫn lắng nghe có lẽ bởi các ông cũng cảm nhận được rằng những câu chuyện đó tuy cũ nhưng nó là một kỷ niệm sâu sắc với họ thì người ta mới nhớ lâu như vậy. Một sự cảm thông, một sự thấu hiểu hơn chính những người thân ruột thịt ngày ngày được vun đắp và hình thành qua những thứ đơn giản nhất.
Diên Hồng một trung tâm văn hóa, thể thao, sự kiện
Không biết tại các trung tâm chăm sóc người già khác như thế nào, có nhiều hoạt động cho các ông bà hay không. Còn tại Diên Hồng nhiều người đã từng ví von trung tâm chăm sóc người già mà sôi động, vui vẻ, nhiều sự kiện hơn cả các trung tâm văn hóa, thể thao, sự kiện. Khi đến đây, không ai có thể nghĩ đây là một nơi u ám, buồn thiu, tình mịch như những gì nhiều người vẫn lầm tưởng bởi chỉ cần bạn bước chân lên các tầng đã gặp ngay những nụ cười và những câu chào hỏi từ các cụ. Cứ một tuần 3 buổi các cụ sẽ được tham gia các trò chơi vui nhộn, kịch tính do các bạn điều dưỡng viên tổ chức. Cùng nhau hô hào, cùng nhau cổ vũ cùng nhau chơi hết mình để giành được chiến thắng. Thêm vào đó là các bài thể dục thể thao được chính các “huấn luyện viên” vô cùng tâm huyết hướng dẫn cũng thu hút được nhiều người cao tuổi tham gia. Ngoài các trò chơi vui nhộn, trung tâm cũng tổ chức và liên kết với nhiều đơn vị khác nhau để các ông bà tại Diên Hồng có nhiều cơ hội giao lưu nhiều hơn. Đó là những trường mầm non với các thiên thần nhí đáng yêu, đó là những nhóm tình nguyện mang đầy nhiệt huyết của sức trẻ, đó còn có cả những người đồng trang lứa với các cụ trong các câu lạc bộ của người cao tuổi mang đến những làn gió mới để gửi đến cho các cụ tại Diên Hồng. Các sự kiện không quá dày đặc để khiến các cụ mệ mỏi nhưng nó cũng không thưa thớt khiến cho các cụ cảm thấy chán trường mà nó vừa đủ để mỗi ông bà sống tại đây thấy được cuộc sống tại trung tâm chăm sóc người già cũng nhiều điều mới mẻ, nhiều điều thú vị. Cũng từ đây, nhiều cụ ông, cụ bà đã gắn bó một năm, hai năm, ba năm với trung tâm. Và khi được hỏi thăm cảm nhận của các cụ như thế nào khi sinh sống tại đây bạn sẽ nhận được một nụ cười ấm áp với câu trả lời rằng “ông bà ở đây như nhà của mình ấy”.
Những hình ảnh trên là một trong rất nhiều hình ảnh mà ta có thể thấy được tại trung tâm chăm sóc sức khỏe người già Diên Hồng. Còn rất nhiều hình ảnh khác, hiện thân khác mà Diên Hồng thể hiện sẽ được tìm thấy bởi nhiều người khác nhau. Hãy cùng nhau đến Diên Hồng để có thể thấy được những hình ảnh khác thú vị tại Diên Hồng nhé.
Đến với Diên Hồng vào một ngày hửng nắng, các thiên thần nhỏ của trường mầm non Cỏ Ba Lá – Hà Đông mang đến cho các cụ một không khí thật mới, thật ấm áp và yêu thương. Để các con biết yêu thương và quan tâm đến ông bà cha mẹ nhiều hơn, các cô giáo đã tổ chức một buổi trải nghiệm và thăm các ông bà tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.
Các bạn nhỏ xếp hàng ngay ngắn để vào Diên Hồng thăn các ông bà
Ngay từ những bước chân đầu tiên, những tiếng cười nói đã ngập tràn tại các tầng. Khi được thông báo có các cháu đến thăm, các cụ nhà Diên Hồng ăn sáng xong xuôi đã ngóng mong các cháu. Các cụ liên tục hỏi thăm bao giờ các cáu tới nơi, có đông cháu không, có những cụ còn chu đáo chuẩn bị sẵn mấy gói bánh kẹo của mình để cho các cháu. Không to lớn, không vật chất sa hoa mà đôi khi đơn giản chỉ là cái kẹo, chiếc bánh nhỏ cũng có thể thấy các cụ có tình yêu thương và mong chờ các cháu nhỏ như thế nào.
Không phải lần đầu tiên có các cháu mầm non đến thăm nhưng cảm xúc của các cụ thì lúc nào cũng tươi mới và mỗi một đoàn đến lại mang đến cho các cụ những các xúc khác nhau. Mầm non Cỏ Ba Lá cũng vậy, cũng để lại cho các cụ những dấu ấn và đặc sắc riêng biệt mà hơn một tuần gặp các cháu trôi qua vẫn có cụ hỏi thăm các thiên thần nhỏ.
Nhiều người sẽ tưởng tượng rằng khi các bé gặp các cụ lần đầu tiên sẽ bỡ ngỡ, ngại ngùng đôi khi cả những bạn nhát lại sợ nhưng hoàn toàn không. Tuy còn ít tuổi nhưng các cháu hòa đồng và yêu thương các cụ lắm ạ. Có những bạn nhỏ đòi được cụ bế, đòi ngồi vào lòng cụ như chính những ông bà của mình.
Bà Liên bế thanh niên gần trùng màu áo
Một bé ngồi ngoan ngoãn trong lòng U Cẩn
Có những bạn được ông cho chiếc bánh mà vui vẻ chạy khắp tầng và khoe với các bạn khác. Có những thiên thần lại chững chạc ngồi trò chuyện hỏi thăm các bạn, những câu hỏi đáng yêu như “bà ơi, bà tên là gì ạ” “bà bao nhiêu tuổi rồi hả bà”,… có nhiều bạn hăng hái giới thiệu về bản thân với các cụ “tên con là….” “Ông thấy tên con có hay không ạ”.
Những hình ảnh của các bé tặng hoa cho các cụ nhà Diên Hồng
Bà Yên vừa nhận hoa vừa cảm ơn các bé
Bà Phí tuy có hơi mệt nhưng nhận được hoa từ các bạn nhỏ bà đã hết mệt mỏi đó ạ
Ông Lâm rạng ngời khi được tặng bông hoa tươi
Ông Việt ân cần nhận hoa từ một “thanh niên nhí”
Ông Kiếm Việt vỗ tay hoan hô khi em bé biết tự giới thiệu về mình
Bà Lượng cũng nhẹ nhàng nhận lấy bông hoa nhỏ mà các cháu gửi tặng
Có những bạn nhỏ ngồi ngoan ngoãn cầm tay ông bà hỏi các ông bà có mỏi không, có những bạn lớn hơn đã biết xoa bóp cho các cụ, ngồi kể cho các cụ nghe về những chuyện ở lớp, những bài hát mà các cô dạy.
Một thanh niên nhí cầm tay ông hỏi “Ông có đau không ạ” khi thấy vết bớt trên tay ông
Các bé vừa nói chuyện vừa xoa bóp cho các ông bà
Sau màn chào hỏi yêu thương các bạn nhỏ hòa mình vào bài hát múa quen thuộc để gửi tặng các cụ. có những bạn mơi chỉ hơn hai tuổi cũng say sưa hát dù nhiều câu luyến láy chưa “chuyên nghiệp”. Thấy các cháu vui vẻ các cụ nhà Diên Hồng cũng hòa nhịp cổ vũ và hòa theo những gia điệu:
“Ba là cây nến vàng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh
Á à á a a
Thắp sáng một gia đình”
Các thiên thần nhí đang say sưa múa hát để gửi tặng các cụ
Không chỉ cùng các con hát, cụ cụ còn tặng các con những bài thơ mình sưu tầm, những bài thơ do mình sáng tác để gửi đến các con. Tuy vẫn còn những câu thơ chưa vần, những lời hát chưa trong mỗi câu thơ ấy chứ đựng những tình cảm yêu thương và quý mến mà các ông bà muốn gửi đến các cháu.
Rồi cũng đến lúc các bạn nhỏ về, tuy chưa muốn xa các cháu nhỏ nhưng các cụ đã gửi những lời chúc tới các bé. Các cụ chỉ mong các cháu mạnh khỏe, chăm ngoan và vâng lời cha mẹ. Và những cánh tay nhỏ của các bé cũng vẫn chào các cụ, những lời thủ thỉ nhắc các cụ mạnh khỏe và những lời chào tạm biệt cũng được các bé thì thầm với các cụ tại Diên Hồng. Hi vọng sẽ ngày gặp lại của các ông bà và các thiên thần nhí Cỏ Ba Lá sẽ thật gần.
Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Thể dục thể thao là hoạt động giúp làm giàu cho vốn quý nhất đó. Thể thao một hoạt động cần thiết mà tuổi nào cũng cần đến. Với người già, hoạt động càng có ý nghĩa hơn, và đó là lý do mà trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tổ chức chương trình Olympic Diên Hồng thành hoạt động thường niên bắt đầu từ năm 2017 cho NCT đang sinh sống tại trung tâm.
Với mong muốn của chương trình là phát triển phong trào thể dục thể thao tới các ông bà, để các ông bà ngày càng khỏe mạnh, vui tươi và yêu đời hơn. Được sự nhất trí của Ban Giám đốc, trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức chương trình Olympic Diên Hồng 2018 vào ngày 01-04-2018 vừa qua.
Clip tổng hợp những khoảnh khắc đẹp trong Olympic Diên Hồng 2018
Các Ông Bà đã sẵn sàng cho một mùa Olympic 2018
Vào một ngày chủ nhật cuối mùa xuân, thời tiết khá ủng hộ nên tinh thần của các cụ nhà Diên Hồng cũng đẹp như bầu trời cuối tuần vậy. Các cụ dậy sớm, tranh thủ vệ sinh cá nhân, ăn sáng và cùng nhau hào hứng chuẩn bị những bộ đồ thật trẻ trung và khỏe khắn để tham gia chương trình Olympic Diên Hồng 2018. Một mùa thể thao nữa lại sắp bắt đầu nên các cụ hứng khởi lắm, ai ai cũng tò mò và nghĩ về những môn thi đấu mà mình có thể tham gia, những câu hỏi của các ông bà với điều dưỡng viên đã nói lên điều đó.
Chương trình được bắt đầu với màn tiết mục nhảy khởi đầu sôi động của các bạn điều dưỡng viên cũng như tình nguyện viên tại trung tâm. Sự hào hứng của các cụ được khơi trào, những tràng pháo tay nổi lên, những tiếng hô cổ vũ cho cụ ông đại diện rước đuốc vang rộn làm không khí của chương trình càng vang xa và thu hút mọi người xung quanh. Nhận đuốc từ NCT, anh Đỗ Trần Hồ Thắng- Giám đốc trung tâm dưỡng lão Diên Hồng phát biểu khai mạc chương trình và những môn thi đầu tiên được thi đấu. Chương trình có sáu môn thi bao gồm đi bộ, bóng rổ, bóng chuyền, đánh golf, ném lao và ném đĩa. Với các thể loại khác nhau từ thi cá nhân đến thi đồng đội, các cụ cùng nhau hứng khởi tham gia. Các cụ lần lượt tranh giải tại các môn thi, cùng nhau đoàn kết để giành chiến thắng.
Hình ảnh NCT tại Diên Hồng tham gia các môn thi đấu trong chương trình Olympic 2018
“Đi bộ” là môn thi đầu tiên trong chương trình Olympic Diên Hồng 2018
Ông Biền đang hào hứng tham gia môn “Bóng rổ”
Các cụ hai đội cùng nhau thi đấu “Bóng chuyền”
Môn thi tiếp “Đánh golf” theo được các ông bà thích thú
Ông Hùng đang tập trung cao độ với môn “Ném lao”
Bà Lâm rất xuất sắc tham gia môn thi cuối cùng “Ném đĩa”
Ấn tượng nhất với chương trình có thể nói là môn thi “đi bộ”, đó là môn thi dành co các ông bà vẫn di chuyển được bằng gậy chữ U. Với độ dài 30m các cụ sẽ cùng nhau thi đấu để tìm kiếm người về đích với thời gian sớm nhất. Một vài cụ xung phong tham gia mặc dù sức khỏe không được tốt bằng các cụ khác trong đó có Ông Luyến, một “vận động viên” đã thi đấu hết sức mình. Tuy kết quả của ông chưa cao bằng các cụ khác nhưng với tất cả mọi người ông đã giành được chiến thắng- một chiến thắng bản thân mà ai cũng khâm phục.
Ông Luyến- một vận động viên có tinh thần thi đấu nhiệt tình nhất mùa Olympic
Sau mỗi môn thi các ông bà được trao tặng những kỷ niệm chương thật ý nghĩa, những chiếc huy chương tuy nhỏ bé nhưng nó làm cho các cụ thấy vui, có thể thấy rõ điều đó khi trở về phòng sau chương trình các cụ niềm nở khoe với nhau những chiếc huy chương của mình vừa giành được. Cũng từ những chiếc huy chương ấy, các cụ cất giữ nó như một món quà ý nghĩa, để mỗi lần cuối tuần con cháu vào thăm các cụ lại cẩn thận đưa ra khoe về thành tích mà mình đã cố gắng làm được.
Một số hình ảnh về những “vận động viên” xuất sắc giành huy chương tại Olympic Diên Hồng 2018
Đội 1 của các ông bà: Bà Hỹ, ông Hùng, bà Cẩm, ông Tiệp, chú Hưng đã giành được Cúp Vàng ở môn thi bóng chuyền
Giám đốc trung tâm trao huy chương kỷ niệm cho các vận động viên môn Bóng rổ. Bà Bảo giành huy chương vàng, bà Yên đạt huy chương bạc, chú Biền đạt huy chương đồng.
Các nam vận động viên môn ” Đi bộ” được chủ tịch hội đồng quản trị Trần Lan Phương trao huy chương. Ông Bảo đạt huy chương vàng, huy chương bạc được trao cho ông Diên và ông Long đạt huy chương đồng.
Môn đánh golf đã tìm ra được các vận độn viên tài năng khéo léo của Diên Hồng. Ông Truyền đạt huy chương vàng, bà Liên đạt huy chương bạc và ông Huynh đạt huy chương đồng.
Quán quân môn Ném đĩa đã tìm đuọc chủ nhân là ông An, chú Cường xuất sắc giành huy chương bạc và ông Thuận đạt huy chương đồng.
Bộ ba tài năng của môn Ném lao đã xuất hiện, ông Bảo đạt huy chương vàng, ông Hùng đạt huy chương bạc và ông Ứng đạt huy chương đồng.
Và cũng từ đó, một làn gió tinh thần về thể dục thể thao lại thổi qua Diên Hồng, giúp cho các cụ hào hứng hơn, hăng say hơn với các hoạt động, tiếp thêm sức mạnh để chính các ông bà tích cực và chủ động tham gia các hoạt động mà trung tâm luôn cố gắng tổ chức cho các ông bà cùng nhau tham gia. Đây cũng chính là thông điệp và mong muốn của Ban tổ chức muốn nhắn gửi và làm mới tinh thần thể dục thể thao cho NCT tại trung tâm.
Không thể kham nổi tình cảnh phải làm việc nhà một mình suốt đời, bà Dung (quê Thái Bình) đã ly hôn chồng.
Sống trong Viện dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội) gần 2 năm, bà Lưu Thị Dung vẫn giữ được nếp sinh hoạt như trước. Cứ 4h30′ sáng bà dậy tập trường sinh dưỡng lão. Đến 7h, bà đã vận động cơ thể và ăn sáng xong xuôi. Căn phòng ở trên tầng 4 được bà dọn sạch đến mức cảm tưởng như không có hạt bụi nào.
Ở tuổi 88, bà Dung khỏe mạnh, minh mẫn và là trường hợp hiếm hoi ở đây tự chăm sóc được cho bản thân. “Chỉ hôm nào trời lạnh quá thì tôi mới nhờ các cháu giặt giúp quần áo, còn bình thường tôi tự phục vụ hết”, bà nói.
Người xung quanh thấy ở bà một con người ngăn nắp, lạc quan, tích cực tham gia mọi hoạt động trung tâm tổ chức. Ít ai biết, bà có hoàn cảnh đến viện dưỡng lão chẳng giống ai.
Bà Dung đã muốn ly hôn chồng từ năm 1985, nhưng gia đình động viên nên bà cố sống chung đến tận năm 2016, khi 86 tuổi thì quyết tâm ly hôn. Ảnh: Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.
Thời trẻ bà Dung công tác trong một cơ quan nhà nước tại thành phố Thái Bình. Tuổi đôi mươi bà kết hôn với một người đồng nghiệp (đã qua một đời vợ), tuy nhiên vợ chồng bà không có con. Không chấp nhận được tình cảnh phải gánh vác việc nhà quá nhiều nên bà từng muốn chia tay vào các năm 1985, 1992. Song, thời điểm đó, gia đình can ngăn nên bà đành chấp nhận sống tiếp.
Lẽ thường, càng về già người ta càng mong có vợ, có chồng để nương tựa. Tuy nhiên, đến lúc này tuổi già, sức yếu, không nhận được sự đỡ đần hay chia sẻ, bà Dung không thể tiếp tục chịu đựng nữa. “Mấy năm nay tôi bị đau lưng, nhiều bữa không thể đứng dậy được. Tôi muốn thuê người giúp việc nhưng ông ấy nhất quyết không chịu. Nhiều bữa tôi vừa nấu cơm, vừa đau lưng ứa nước mắt”, bà kể.
Bà kể những lúc đau ốm ấy, muốn nhờ chồng cắm giúp nồi cơm, rửa giúp cái bát nhưng đều không được. “Nghĩa vợ chồng sống với nhau hơn 60 năm mà như người dưng, mình hy sinh cho người ta, chứ chưa từng được đáp lại”, bà Dung nói.
Tháng 9/2014, bà Dung quyết định đệ đơn ra tòa. Sau gần hai năm giải quyết các thủ tục pháp lý, nhờ sự trợ giúp của các cháu, bà mới được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân. Ngay sau đó, bà chuyển lên Hà Nội vào viện dưỡng lão Diên Hồng sống, lúc đi chỉ xách theo vài bộ quần áo. Lương hưu hơn 4 triệu đồng, bà Dung được các cháu hỗ trợ thêm để có thể thuê một căn phòng riêng với chi phí hơn 9 triệu mỗi tháng trong viện dưỡng lão Diên Hồng.
Tuổi 88, bà Dung có sức khỏe khá tốt và luôn cố gắng tự chăm sóc cho mình, không cần giúp đỡ của điều dưỡng. Ảnh: Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.
Một người cháu của bà Dung cho biết, trước khi mất bố đã dặn dò các con phải chăm lo cho cô. “Thực hiện lời di huấn của cha, chúng tôi tôn trọng mọi quyết định của cô, cố gắng cho cô được hưởng tuổi già thoải mái và được chăm sóc tốt nhất”, người cháu này cho biết.
Trong mắt các cháu, bà Dung là người quyết đoán, sống tương tác với người xung quanh tốt, tuổi đã cao nhưng bà không ngại thay đổi cuộc sống và có thể thích ứng nhanh. Khi bà muốn được ở viện dưỡng lão, các cháu đã dẫn bà đi tham quan 5 trung tâm. Cuối cùng bà chọn ở đây vì tiện đường đến nhà các cháu.
Bà Dung đại diện cho các cụ nhận lẵng hoa ngày 8-3 tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
“Bà có lương hưu hơn 4 triệu và một ít tài sản sau ly hôn nên thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn chưa đỡ đần bà được gì. Tất cả con cháu đều rất yêu thương bà, nên chúng tôi có một quỹ, ai biếu bà thì gửi vào đó. Bà sống bao lâu cũng không phải lo gì về kinh tế cả”, cháu bà Dung cho biết thêm.
Năm đầu tiên vào viện dưỡng lão Diên Hồng, bà Dung chưa thoải mái. Sang năm thứ hai bà thực sự coi đây như nhà của mình. Lúc khoẻ, bà có thể đi hết nhà các cháu chơi vài ngày, rồi lại quay trở về “ngôi nhà của mình”.
Bà Dung vui vẻ trò chuyện với các cháu trường mầm non đến thăm trung tâm Diên Hồng
Bà Dung được trung tâm tổ chức sinh nhật khi sinh hoạt tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
Chị Hoàng Ngân, phó giám đốc Viện dưỡng lão Diên Hồng nơi bà Dung đang ở, cho biết, bà Dung vào trung tâm được gần 2 năm. Biết hoàn cảnh của bà, nên mọi người thường tránh hỏi. Tuy nhiên, bà rất lạc quan, sống vui vẻ với các cụ ở đây.
Vào Diên Hồng cũng đã lâu nhưng rất ít khi mọi người thấy ông qua những bức ảnh, bởi ông Tiến là một người đàn ông “đặc biệt” của Diên Hồng.
Là một người rất ít nói, vẻ ngoài lạnh lùng nên với những người gặp ông lần đầu tiên có thể cảm nhận được ông là một người rất khó tính. Tuy nhiên, sau nhiều lần nói chuyện, người đàn ông ấy đối với tôi lại có một điểm rất đặc biệt, đó không phải là sự lạnh lùng của ông, cũng không phải vẻ trầm tư ít nói, mà là sự ấm áp, dễ chịu khác với nét bên ngoài ông thể hiện.
Một người ham học hỏi, chăm chỉ và giỏi giang
Không tâm sự ít ai biết được Ông Tiến là một người hoạt động, làm việc và cống hiến rất nhiều. Ông kể chuyện “thời của ông đi nước ngoài khó lắm, phải giỏi mới được cho đi chứ không như bây giờ cứ có tiền là đi được đâu”. Ông đã rất cố gắng học tập và được cử đi học 4 năm tại Liên Xô. Sau đó ông về giải dạy tại Đại học Bách Khoa, khoa chế tạo máy hai năm rồi ông đi bộ đội. Ông tham gia kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam 2 năm rồi mới trở về. Tiếp sau đó ông lại được đi học Hải quan tại Liên Xô 4 năm rồi trở về trực chiến trên tàu, làm thuyền trưởng trên tàu 10 năm. Với những cống hiến như vậy, khi trở về đất liền Ông Tiến không nghỉ ngơi mà tiếp tục làm việc và nắm giữ những vị trí rất quan trọng như Bí thư Tư lệnh hải quân, phòng bưu ngoại,…. Đặc biệt, ông biết bốn tiếng ngoại ngữ là tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga, trong đó tiếng Nga là ngoại ngữ ông nói thành thạo nhất.
Trông ông nghiêm nghị vậy thôi nhưng khi nói chuyện nhiều với ông mọi người sẽ thấy được sự thú vị từ ông. Ông hay dùng những câu chào bằng tiếng Đức, hay cảm ơn bằng tiếng Nga để cảm ơn điều dưỡng viên. Mỗi khi có ai hỏi về từ ngữ ông cũng rất nhiệt tình dạy cách phát âm cho đúng, cho chuẩn từ.
Một người đàn ông ấm áp và nhiều yêu thương
Đối với đàn ông việc thể hiện tình cảm, tình yêu thương ra bên ngoài không quá nhiều như phụ nữ mà họ thiên về hành động nhiều hơn. Ông Tiến cũng vậy, ông không hay thể hiện tình cảm với các ông bà khác tại trung tâm hay với điều dưỡng viên quá nhiều. Một phần cũng có thể do đặc thù nghề nghiệp của ông trước đây là từng tham gia kháng chiến, từng trên tàu biển nên ông nói to hay trầm lặng nhiều hơn là điều có thể lí giải. Hàng ngày ông hay xem thời sự, xem các chương trình khoa học và đời sống xã hội. Tuy nhiên có đôi khi ông cũng rất thích những chương trình ca nhạc cách mạng, nhạc về quê hương đất nước. Ông ít nói và thường hay nói to nên với những người gặp ông một hai lần đầu sẽ cảm nhận ông là một người khó tính, khó gần. Nhưng tất cả chỉ là vẻ bên ngoài của ông, khi gặp ông những lần tiếp theo bạn sẽ thấy một Ông Tiến rất khác đặc biệt là khi ông gặp trẻ con. Còn nhớ lần cháu ông vào thăm đúng hôm trung tâm gặp sự cố về điện, bình thường ông sẽ không ra ngoài nhưng khi có cháu vào ông vui hiện lên qua từng cử chỉ. Ông nhờ điều dưỡng hỗ trợ cho ông leo thang xuống tận tầng 1 để ngồi chơi với cháu mặc dù gia đình vẫn vào thăm ông thường xuyên. Những cái xoa đầu, cái ôm cháu trai vào lòng có thể thấy ông ấm áp vô cùng.
Ông Tiến cập nhật tin tức, thời sự hàng ngày tại trung tâm Diên Hồng
Một lần khác đó là khi có đoàn của trường mầu non đến thăm trung tâm. Với ông Tiến hằng ngày khi có sự kiện ông cũng ít khi tham gia, ấy vậy mà khi các cháu lên đến tầng, tặng cho các ông bà những bức tranh các cháu vẽ làm cho ông thích lắm. Ông ngồi một lúc trong giường, ngắm nhìn các cháu rồi một lúc sau ông ra trò chuyện và hát tặng cả đoàn 3 bài hát. Không chỉ các cháu nhỏ ngạc nhiên mà đến những điều dưỡng viên cũng bất ngờ về món quà ông gửi tặng, ai cũng nhìn ông cười và ủng hộ cho ông và ai cũng cảm nhận được ông vui đến nhường nào. Ông ôm các cháu vào lòng, hỏi han và yêu thương các cháu, những giây phút như vậy không một ai cảm nhận được vẻ lạnh lùng hàng ngày của ông mà chỉ thấy sự ấm áp và tình yêu thương của ông thật nhiều.
Ông Tiến rất vui khi các cháu trường mầm non vào thăm các ông bà tại trung tâm