Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Gợi ý các hoạt động, trò chơi cho người già khi ở nhà một mình

Khi về già con người ta thường sợ cô đơn và buồn chán. Với người cao tuổi trong viện dưỡng lão họ còn có người bầu bạn, chuyện trò và được tham gia các hoạt động vui chơi do trung tâm tổ chức, nên cảm giác cô đơn cũng vơi dần đi. Nhưng người già sống tại các gia đình thì khác. Con cái đi làm, các cháu đi học, họ lại quanh quẩn một mình trong căn nhà với sự cô đơn. Ngoài việc xem vô tuyến, Diên Hồng sẽ gợi ý một số hoạt động, trò chơi cho người già khi ở nhà một mình, các gia đình có thể áp dụng ngay cho người thân của mình.

Tô tranh, vẽ tranh

Tô tranh là hoạt động khá đơn giản, dụng cụ dễ tìm. Chỉ với những bức hình in sẵn và màu vẽ là người già có thể thỏa thích thực hiện theo ý của mình. Bên cạnh việc tô tranh truyền thống bằng màu, giấy, người già có thể làm tranh cát. Ngoài ra, người già có thể vẽ các bức tranh đơn giản bằng màu nước, tăm bông, hoặc bằng lá cây.

Các ông bà tại Diên Hồng tô tranh bằng lá cây trắc bách diệp và màu nước

Ghép hình, ghép tranh

Đây là hoạt động đòi hỏi tư duy và rèn luyện trí nhớ cho người già. Với những hình có sẵn, người cao tuổi phải ghép chúng lại với nhau để có một bức tranh hoàn chỉnh. Có thể tăng dần mức độ khó của các bức hình để người già không bị nhàm chán.

Hoạt động ghép tranh tại Diên Hồng

Xếp gỗ

Là hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo ở người già. Với nhiều miếng gỗ nhỏ khác nhau, nhiệm vụ của người già là xếp chúng thành những hình khối sáng tạo theo ý muốn như: hình tháp, cây cối, nhà cửa, con vật,…hoặc có thể tự mình chơi rút gỗ.

Xếp gỗ thành hình con vật

Nhặt hạt

Là hoạt động rèn luyện tính kiên trì cho người già. Trong trò chơi này, các loại hạt sẽ được trộn lẫn vào nhau, người già sẽ giống như cô Tấm trong câu chuyện cổ tích, nhặt riêng từng loại ra với nhau.

Nhặt hạt

Đối với những người già thích các hoạt động tạo ra sản phẩm trực tiếp thì có thể tham khảo các hoạt động như:

Làm đồ chơi handmade tặng cho các cháu. Chuẩn bị các hình theo mẫu, sau đó in hình thành phẩm để người già làm theo. Có thể tham khảo một số cách làm tại đây

Làm thiệp, làm album ảnh tặng các thành viên trong gia đình. Người thân có thể mua thêm sticker để người già có thể thỏa thích sáng tạo theo ý của riêng mình.

Làm thiệp bằng giấy màu.

Ngoài ra có thể tết dây thừng, gấp hộp, gấp giấy,…. Những lúc rảnh rỗi các thành viên trong gia đình cũng có thể tham gia vui chơi, hoạt động cùng ông bà, bố mẹ để thêm gắn kết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người già có thêm nhiều hoạt động bổ ích, thú vị khi ở nhà một mình.

Xem thêm

Làm sao để người già vui hơn

Cũng giống như người trẻ, người già cũng cần các hình thức giải trí để đời sống tinh thần thêm phong phú góp phần đảm bảo chất lượng sống.

Người trẻ có nhiều thú vui và dễ dàng thực hiện như đi xem phim, tụ tập bạn bè tám chuyện, lướt Facebook, Youtube,… còn người già thì sao? Nhiều cụ bà cả ngày chỉ ngồi đan len, xem Tivi, ăn uống rồi lại xem Tivi. Dù con cháu đã cố gắng dành thời gian xem phim cùng cụ nhưng bản thân họ vẫn thấy là chưa đủ. Vậy lời giải nào cho bài toán “để người già vui hơn”?

Người già cũng rất thích trẻ con, các em bé với sự đáng yêu của mình luôn làm các ông bà cười mãi không thôi

Với kinh nghiệm 7 năm chăm sóc người cao tuổi, chúng tôi nhận ra mỗi người già có cách riêng để cảm nhận niềm vui. Người thích nói chuyện, họ có thể thao thao bất tuyệt cả ngày không biết chán; có người thích tham gia các hoạt động sôi nổi kiểu các môn thể thao tập thể; có cụ thích yên tĩnh, “cày” phim; nhiều cụ đam mê chăm sóc cây cối… Chính vì vậy, để người già vui vẻ hơn, con cháu cần thấu hiểu sở thích, mong muốn của cụ. Có những hoạt động con cháu nghĩ là nhàm chán nhưng với ông bà lại là niềm vui thích.

Các cụ bà rủ nhau đi picnic – điều mà nhiều người nghĩ chỉ dành cho giới trẻ

Sai lầm của con cháu là chỉ muốn ông bà ngồi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, hạn chế đi lại để đảm bảo an toàn. Thực ra người già vẫn rất cần các mối quan hệ xã hội. Sinh hoạt cộng đồng là chìa khoá để người già sống vui vẻ, khoẻ mạnh. Tôi gặp một số cụ đi đánh cờ ở nhà văn hoá phường, đi công viên tập thể dục, đi học nhảy,… Những ông bà ấy không mấy ai có vấn đề về sức khoẻ. Những cụ chỉ suốt ngày quanh quẩn ở nhà, con cháu cũng sống cùng nhưng mỗi người một việc lại hay đau ốm. Một số người già nghiện đi các trung tâm bấm huyệt để gặp gỡ nhau thậm chí thích đi nằm viện chỉ để có bạn nói chuyện…là vì muốn có các mối quan hệ xã hội.

Người già thích sinh hoạt cộng đồng, thích tham gia các cuộc thi để thử sức mình

Suy cho cùng, người già cũng giống như những lứa tuổi khác, cứ được làm những gì mình thích là thấy vui thôi. Niềm vui của mỗi người cũng không giống nhau. Đó chính là triết lý mà Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đang bám sát để thực hiện khi tạo ra nhiều hoạt động khác nhau để phù hợp với sở thích phong phú, riêng biệt của người già đang sống trong trung tâm.

Xem thêm

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, liệu có đúng?

Như chúng ta đều biết, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng, chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Con người có thể nhịn ăn trong vòng vài ngày, thậm chí vài tuần nhưng không thể nhịn uống nước sau 3 ngày. Và hằng ngày, bên tai chúng ta đều nghe thấy một câu như niệm chú rằng: Mỗi người cần uống đủ 2 lít nước/ngày. Vậy thực hư thế nào?

Cần bao nhiêu nước thì đủ?

Mùa nóng tới, cơ thể mất nhiều mồ hôi, mất nước hơn bình thường, vì thế đâu đâu cũng khuyến khích uống nhiều nước, thậm chí một số nơi còn tổ chức những thử thách uống nước. Nhưng sự thật không đơn giản thế. Nhu cầu nước của mỗi cá thể sẽ phụ thuộc vào việc cơ thể mất bao nhiêu nước, và phụ thuộc vào ba yếu tố chính sau đây:

– Khối lượng cơ thể: Kích cỡ sẽ tỷ lệ thuận với lượng nước cần nạp vào người.

Nhiệt độ môi trường: Thường xuyên đối mặt với cái nóng, cơ thể bạn sẽ toát mồ hôi và mất nước.

Hoạt động thể chất: Bạn hoạt động càng nhiều, cơ thể sẽ mất càng nhiều nước (dưới dạng mồ hôi).

Vận động nhiều sẽ cần nhiều nước hơn.

Do đó quy chuẩn “2 lít nước/ngày” cho mọi người là thiếu cơ sở.

Bạn có thể uống quá nhiều nước không?

Cơ thể chúng ta tồn tại một cơ chế cân bằng nội sinh riêng, đó là những tinh chỉnh cân bằng cơ thể diễn ra tại thận. Khi ta uống nhiều nước hơn lượng cần thiết, ta sẽ lập tức muốn xả nước thừa, và khi cơ thể thiếu nước, bạn sẽ chẳng thấy mình muốn đi vệ sinh chút nào. Cơ chế sinh học này hiệu quả hơn bất cứ thứ ứng dụng theo dõi nào bạn đang có, trong điện thoại hay trên cổ tay.

Vậy uống bao nhiêu nước là đủ?

Dữ liệu nghiên cứu cho thấy việc uống 2 lít nước/ngày giảm tỷ lệ hình thành sỏi ở những người có tiền sử sỏi thận, giảm nhiễm trùng bàng quang ở những người đã từng mắc chứng bệnh quái ác này.

Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy uống nhiều nước có liên quan tới việc tăng chức năng thận, làm hồng da hay giảm táo bón. Uống nhiều nước không giúp giảm cân, trừ khi bạn uống nước lọc thay những đồ uống ngọt khác, hay uống no nước để không ăn được nhiều.

Mặt khác, các nghiên cứu về hoạt động não bộ cho thấy việc ép bản thân uống thêm nước là một trải nghiệm không mấy dễ chịu, cơ bắp của bạn sẽ phải vất vả hơn khi uống nước “ép”, thay vì uống nước mỗi khi khát. Não bộ của bạn không khuyến khích việc uống càng nhiều nước càng tốt, bởi cơ thể có thể gặp chứng khát nhiều (polydipsia), rồi dẫn tới tiểu nhiều và có thể gây ra giãn bàng quang, giãn ống niệu, thủy thũng thận hay giảm chức năng thận.

Vậy bạn có nên uống cố 2 lít nước mỗi ngày không? Trừ khi khát cháy cổ, việc uống thêm nước chẳng đem lại nhiều lợi lộc cho cơ thể bạn đâu, mà uống nhiều quá cũng chưa chắc đã có hại. Nên là cứ khát thì uống thôi, không ai ép cả.

Xem thêm

Dưỡng lão Diên Hồng khai trương cơ sở 3 tặng quà bất ngờ

Chào đón thêm thành viên thứ 3 trong hệ thống dưỡng lão Diên Hồng ở số 9, ngõ 649 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội đi vào hoạt động Diên Hồng tặng quà hấp dẫn chưa từng có cho quý khách hàng chọn một trong hai:

Lựa chọn 1: 2 phần quà trị giá 5 triệu đồng bao gồm:

  1. Gói mát xa thải độc trong 30 ngày, 100.000đ/1 lần.
  2. Một album ảnh theo concept tuỳ chọn bao gồm chụp ảnh, hỗ trợ trang phục và in album khổ 15×21, (20 trang); bìa mặt trước bìa mika dạng khung ảnh, mặt sau bìa da trị giá 2 triệu.

Lựa chọn 2: Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng sẽ mai mối cho người cao tuổi một bạn đời tuỳ theo nhu cầu của người cao tuổi và gia đình. Thực tế, hiện tại ở Diên Hồng đang có nhiều cụ ông, cụ bà độc thân và muốn tìm kiếm một người bạn đời tâm đầu ý hợp nên cơ hội rất rộng mở.

Trong bối cảnh vừa khai trương, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 3 mới chỉ đang chăm sóc gần 20 cụ và các cụ đều đáng yêu vô cùng. Vì vậy, Diên Hồng tha thiết tìm kiếm thêm các cụ ông cụ bà vui vẻ, yêu đời để cộng đồng các ông bà ở đây càng thêm đông vui và để thuận tiện hơn cho việc tổ chức các hoạt động tập thể.

Tại sao các ông bà nên dọn nhà vào ở ngay cơ sở 3 của Diên Hồng?

Bên cạnh các điểm mạnh được kế thừa từ các cơ sở khác của Diên Hồng như các hoạt động sôi nổi, sáng tạo, điều dưỡng viên có chuyên môn cao lại thân thiện, vui vẻ thì cơ sở 3 có lợi thế là địa điểm gần trung tâm, thuận tiện đi lại. Diên Hồng cơ sở 3 chỉ cách Hồ Gươm 9km nên các gia đình ở các quận trung tâm có thể đến thăm các cụ thường xuyên hơn và bản thân các cụ cũng dễ dàng về thăm nhà tuỳ thích. Người cao tuổi cũng có thể rủ nhau đi dạo phố xá, ra chợ mua sắm hoặc rủ nhau đi cafe… vì các dịch vụ đó ở ngay cạnh Diên Hồng.

Với 33 phòng đầy đủ tiện nghi trong đó phần lớn là các phòng đơn hoặc phòng đôi, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 3 rất phù hợp với người già thích riêng tư. Các ông bà có thể tự trang trí phòng theo sở thích với sự hỗ trợ của nhân viên hoặc cùng làm với con cháu.

Nhờ không gian thoáng với sân rộng, nhiều cây xanh, nằm giữa khu dân cư nên người già có thể dễ dàng trò chuyện với hàng xóm xung quanh. Chỉ cần đi dạo quanh sân, các ông bà vừa được thể dục mà lại giữ tâm hồn thư thái.

Có thời gian biểu linh hoạt nên người cao tuổi tại trung tâm có thể lựa chọn tham gia các hoạt động sinh hoạt chung hoặc tự tổ chức theo nhóm như chơi cá ngựa, tam cúc, bình thơ, xem phim…

Một số hình ảnh của Diên Hồng cơ sở 3:

Sân rộng rãi, nhiều cây xanh
Phòng 1 người ở góc
Phòng đôi
Phòng 1 người
Phòng tập thể 5 giường
Một góc hành lang trẻ trung của Diên Hồng 3
Hành lang được thiết kế có thanh vịn để đảm bảo an toàn cho người cao tuổi
Xem thêm

Thông báo tạm dừng thăm nom trực tiếp do nhiều ca Covid 19 mới tại nhiều địa phương

Việt Nam đã có thêm nhiều ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tại nhiều địa phương trong cả nước. Tình hình dịch bệnh càng trở nên phức tạp khi cả nước vừa trải qua một kỳ nghỉ lễ dài, người dân di chuyển nhiều.

Để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho NCT đang sống tại trung tâm, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thông báo tạm dừng việc thăm nom trực tiếp. Các kênh liên lạc khác (điện thoại, tin nhắn…) vẫn duy trì như cũ. Đối với khách tham quan đề nghị đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và chỉ tham quan tại tầng 1. Kính mong quý khách hàng phối hợp thực hiện vì an toàn của NCT. Trân trọng cảm ơn!

Lấy mẫu xét nghiệm Sars-Cov-2 (Ảnh minh hoạ)
Xem thêm

Khách sạn dưỡng lão của những người già mang tâm hồn trẻ

Ngày 27/4, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 3 tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội chính thức đi vào hoạt động với 33 phòng đầy đủ tiện nghi phù hợp với nhu cầu đa dạng của người cao tuổi.

Lễ khai trương gây ấn tượng mạnh với khách mời với tiết mục nhảy dân vũ của chính các cụ bà đang an dưỡng trong trung tâm. Trong trang phục lao động của các ngành nghề, các cụ bà nhảy múa theo điệu nhạc, vừa để ngợi ca lao động, vừa để tri ân tới các cán bộ nhân viên của Diên Hồng đã luôn yêu nghề mê việc và hết lòng chăm sóc cho các ông bà trong thời gian vừa qua. Nhìn động tác đáng yêu của các bà, không ai nghĩ đây là các cụ U80.

Tiết mục nhảy dân vũ đáng yêu của các cụ bà

Tại lễ khai trương, anh Đỗ Trần Hồ Thắng, Tổng Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ: “Buổi khai trương hôm nay mới chỉ là bắt đầu, chúng tôi phải phấn đấu không ngừng nghỉ để thực hiện sứ mệnh mang lại sự “an toàn – sức khoẻ – hạnh phúc” cho người cao tuổi. Diên Hồng đã có những kế hoạch cụ thể để cân đối giữa 3 yếu tố trên, không để vì sự an toàn mà hạn chế người cao tuổi làm những việc họ muốn như việc tự do đi dạo phố, đi mua sắm…Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất phù hợp và an toàn cho các cụ, chúng tôi sẽ tạo ra môi trường kết nối mạnh hơn nữa giữa các cụ với nhau, giữa các cụ với gia đình, giữa các cụ với xã hội. Chúng tôi thường xuyên khuyến khích người ngoài vào nói chuyện, chơi trò chơi và kết bạn với các cụ, nhất là các em nhỏ vì năng lượng tích cực mà các bé lan toả đến các cụ”.

Anh Đỗ Trần Hồ Thắng – Tổng Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ tại buổi lễ

Điểm đặc biệt của Trung dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 3 so với các cơ sở khác chính là có nhiều phòng riêng 1 hoặc 2 người để người già được tự do làm việc mình thích mà không e ngại làm ảnh hưởng đến những người cùng phòng. Người cao tuổi có thể cùng con cháu tự trang trí phòng theo sở thích, tự lựa chọn lịch sinh hoạt phù hợp với mình trên cơ sở hoạt động chung của trung tâm.

Ông Tiến vui mừng hát tặng trung tâm 3 bài hát

Cũng trong buổi lễ khai trương, ban lãnh đạo của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã thực hiện nghi lễ cắt băng khai trương với thông điệp ý nghĩa. Người già vốn được nhiều người nghĩ đến với các từ không mấy tích cực như cô đơn, tủi thân, thiếu sức sống. Bản thân họ nếu không được gia đình thường xuyên quan tâm, chăm sóc, họ cũng dễ có một tuổi già buồn chán, hay lo lắng, bi quan. Tuy nhiên, khi người già đến với Diên Hồng, thông qua đôi bàn tay chăm sóc của các bạn điều dưỡng viên tận tâm, các hoạt động vui chơi giải trí và nhất là thường xuyên được giao lưu, trò chuyện với những người cùng lứa tuổi, người cao tuổi sẽ trở nên vui vẻ, khoẻ khoắn và hăng hái hơn. Bản thân gia đình của các cụ cũng sẽ an tâm làm việc, học tập. Với ý nghĩa như vậy, ban lãnh đạo Diên Hồng cùng nhau cắt băng khai trương tượng trưng cho việc loại bỏ những điều tiêu cực về người già để mở ra một hình ảnh mới đầy sức sống.

Hình thức cắt băng khai trương mang tính biểu tượng xoá bỏ những cảm xúc và hình ảnh tiêu cực của người già
Mở ra một hình ảnh người già đầy sức sống

Bà Phạm Thị Diễm (Hà Nội, 77 tuổi) không giấu được niềm phấn khởi: “Tôi đã sống ở dưỡng lão Diên Hồng được 2 năm và thấy rất hài lòng. Các cháu điều dưỡng chăm sóc tốt, tổ chức nhiều hoạt động vui vẻ, ý nghĩa, rất phù hợp với những người già yêu thích vận động, vui chơi như tôi. Tôi thấy rằng, người già sau khi cống hiến hết mình cho xã hội, chăm sóc con cháu chu toàn thì hãy vào dưỡng lão để được tận hưởng tuổi già. Tôi đã đi nhiều viện dưỡng lão rồi và thấy ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng là nhất. Các cụ ở tuổi xế chiều thì đừng ngần ngại mà chọn ngay Diên Hồng”.

Bà Phạm Thị Diễm bày tỏ tình cảm dành cho Diên Hồng

Với nỗi lực làm cho trung tâm dưỡng lão Diên Hồng trở nên đời thường hơn, gần gũi hơn, giống với ở nhà hơn, chắc chắn người cao tuổi sống trong trung tâm sẽ tận hưởng tuổi già phong phú và hạnh phúc hơn.

Xem thêm

Câu chuyện “đánh thức trái tim” của những cặp đôi không bao giờ “già”: Đám cưới thời chiến phố Khâm Thiên

“Đợt sắp cưới, ông xã có việc đột xuất phải đi công tác. Nói chung mọi chuyện vô cùng cập rập. Bởi vậy gia đình bàn nhau vì chiến tranh nên đám cưới tổ chức giản dị thôi”, bà Diễm nhớ lại.

Một ngày cuối tuần, tôi đến viện dưỡng lão Diên Hồng với 1 tâm thế muốn nghe vài câu chuyện xưa cũ, khác xa với dòng người hối hả vội vã của cuộc sống đời thường. Họ là những “thanh niên sống lâu năm” với bao trải nghiệm của những tâm hồn chưa bao giờ già.

Tiếp đón tôi là một cô nhân viên xinh xắn, vóc dáng nhỏ nhắn tên Hà. Với các cụ ở viện dưỡng lão này, Hà đều quen biết, thân thiết và có chút gì đấy gần gũi như cách mà cô xưng hô với họ: “Chào u”. Những câu hỏi han của Hà làm tôi vui đến lạ, hóa ra có những “con dốc cuộc đời” lại nhẹ nhàng và bình yên thế. “Hôm nay u có gì mà vui vậy?“, “Hôm nào u lại kể con nghe câu chuyện đang dở hôm nọ nha!“, tôi như say theo nụ cười của Hà và những ánh nhìn rạng rỡ của các cụ nơi đây.

Chồng mất đã lâu nhưng vẫn tổ chức kỉ niệm ngày cưới, đam mê được kể chuyện tình yêu

Theo Hà, không chỉ riêng cô mà ở viện dưỡng lão này, tất cả các nhân viên đều biết rõ về từng cụ. Họ rõ từ tên tuổi, sở thích, gia đình, cho đến những câu chuyện đằng sau đó nữa. Nói đúng hơn, họ như 1 gia đình lớn trong cái nơi đầy ắp niềm vui này.

“Chuyện của các cụ thì nhiều lắm, mỗi chuyện có những thú vị riêng. Người già mà, đến tuổi này rồi họ bắt đầu ngẫm nghĩ lại cuộc đời, những năm tháng thanh xuân với tình yêu tròn vẹn. Họ cũng có nhu cầu được tâm sự nên thường kể chuyện cho những nhân viên ở đây nghe. Mỗi lần được nghe chuyện chúng tôi đều có những cảm xúc khác nhau”, Hà chia sẻ.

Hà kể, độ tuổi nào cũng vậy, con người đều thích hoài niệm những câu chuyện riêng mà chẳng phải ai cũng có. Ở đây, có cụ chồng đã lâu rồi nhưng lúc nào cũng nhớ nhung. Cụ đã ở tuổi hơn 80 nhưng vẫn còn minh mẫn, đọc sách hằng ngày. Tuy người không còn nữa nhưng kỉ niệm lại đầy ăm ắp trong tâm khảm, khiến những vần thơ họ tặng nhau bỗng chốc trở thành “báu vật”. Ở thế hệ ấy, những thứ giản dị lại khiến người ta trân quý vô cùng.

“Cụ ấy vào viện đã được hơn 1 năm nay, thi thoảng gặp mặt mọi người, cụ lại kể chuyện tình yêu của mình. Chồng mất đã lâu nhưng cụ vẫn tổ chức kỷ niệm mấy chục năm ngày cưới. Ngày giỗ cụ cũng đi thăm mộ dù bản thân mình đã già yếu lắm rồi.

Tình cảm vợ chồng mấy chục năm vẫn luôn trước sau như một vậy đấy. Cách biệt âm dương cũng không làm họ quên nhau. Với cụ, chồng là tình yêu một đời nên lúc nào cũng nhớ nhung. Nhiều lúc cụ còn cho rằng mình kể về tình yêu của chồng nhiều quá thì nó hết mất, chẳng giữ được lại chút gì cho bản thân. Bởi thế dạo này cụ rất ít kể, muốn nâng niu, cứ sợ kể rồi những ký ức sẽ bay đi mất”, Hà cho hay.

Cụ bà U90 lúc nào cũng gìn giữ ký ức đẹp về người chồng mất đã lâu và kể chuyện cho nhân viên ở viện dưỡng lão
Các cụ già vui vẻ ở viện dưỡng lão (Ảnh viện dưỡng lão cung cấp).

Bán nhà vào viện dưỡng lão nhưng tự chăm nhau

Ở đây còn có cặp vợ chồng bán nhà để vào viện dưỡng lão. Họ coi viện như nhà mình, sống vui vẻ khỏe mạnh và ngày càng có nhiều niềm vui hơn. Vào viện rồi, cả hai vợ chồng vẫn chăm sóc nhau.

Người ta lại càng khâm phục sự đồng lòng của hai vợ chồng ấy. Trong cuộc sống, nhiều người vẫn giữ nguyên quan điểm để lại đất đai hương hỏa, dù thế nào cũng chẳng được bán. Thế nhưng khi cảm thấy có thể làm điều tốt hơn cho mình và chồng, người vợ quyết bán hết, đưa chồng vào viện dưỡng lão để nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Hà kể, cụ bà trong câu chuyện này luôn muốn tự tay chăm sóc chồng khi họ đã vào viện sinh sống. Chỉ khi nào việc không làm được thì bà mới cần đến nhân viên giúp đỡ. Cặp vợ chồng này cũng là một tấm gương sáng, một câu chuyện đẹp đẽ về tình yêu diễn ra ở viện dưỡng lão này khiến cho Hà và nhiều đồng nghiệp phải cảm phục. Thời gian có thể làm cho người ta già đi, mắt trùng xuống, da nhăn nheo, răng rụng hết nhưng tình yêu thì không, nó vẫn “đậm đà” như ngày mình lồng vào tay nhau cặp nhẫn cưới. Thế mới thấu câu người ta nói “con chăm cha không bằng bà chăm ông”.

Câu chuyện đám cưới thời chiến và cô dâu không dám mặc áo dài

Khá ấn tượng với tôi có lẽ là bà Diễm, 77 tuổi, vào viện dưỡng lão được hơn 1 năm nay. Bà trẻ hơn nhiều so với tuổi thật, da dẻ hồng hào, nụ cười tươi tắn luôn thường trực. Bà đi một đôi giày thể thao, mang túi xách xuống sảnh trung tâm của viện dưỡng lão và mở nhạc, chuẩn bị tập thể dục nhịp điệu rèn luyện thân thể.

Theo lời Hà, bà Diễm là người vô cùng “teen” với tâm hồn trẻ trung chẳng khác nào thanh niên. Ngày nào cũng như ngày nào, bà đều bố trí thời gian để có thể được nhảy, tập luyện và rèn luyện sức khỏe.

Chồng mất đã lâu, bản thân ở nhà một mình cũng buồn, con cháu người đi làm, người đi học nên bà quyết định vào viện dưỡng lão để con cháu yên tâm công tác, học tập. Ban đầu, khi nghe ý định của mẹ, các con bà đều phản đối quyết liệt. Thế nhưng vốn là người có tư tưởng rất “thoáng”, suy nghĩ hiện đại, bà lại thấy vào viện dưỡng lão, mình sẽ có nhiều bạn bè hơn. Đó là điều thật sự tích cực cho cuộc sống của bà ở độ tuổi này.

“Tôi tự tìm kiếm và cũng đến vài chỗ nhưng thấy ở đây là nhất nên quyết định vào đây sinh sống. Từ khi vào đến giờ tôi chưa thấy hối hận điều gì. Ở viện dưỡng lão cũng tốt, từ những bỡ ngỡ ban đầu, tôi đã quen hơn, vui vẻ hơn”, bà Diễm tâm sự.

Chồng bà Diễm là một cựu nhà báo. Được biết, ông là phó Tổng biên tập báo Giao Thông Vận Tải ngày xưa.

Ngày ấy, bà Diễm hơn 20 tuổi, làm việc ở Hội văn học nghệ thuật. Nhờ bạn bè giới thiệu, hai ông bà quen nhau. Sau vài lần đến cơ quan của nhau chơi, có qua lại trò chuyện, họ dần dần nảy sinh tình cảm rồi bắt đầu tình yêu. Trong mắt bà, ông là một người rất trung thực và cực kỳ chu đáo.

Đó là những năm tháng còn chiến tranh. Bởi vậy, từ tình yêu chuyển đến giai đoạn bàn tính việc cưới xin cũng thật sự nhanh chóng. Đến năm 1966, hai ông bà kết hôn.

Đám cưới thời chiến tranh được tổ chức gọn gàng và khá nhanh chóng. Thế nhưng bản thân công tác trong ngành nghệ thuật nên hôn lễ của bà Diễm cũng có sự xuất hiện của đoàn văn công.

“Hồi đó tôi cũng có may áo dài rồi nhưng không dám mặc. Đợt sắp cưới, ông xã có việc đột xuất phải đi công tác. Nói chung mọi chuyện vô cùng cập rập. Bởi vậy gia đình bàn nhau vì chiến tranh nên đám cưới tổ chức giản dị thôi.

Tôi vẫn nhớ hồi đó tiệc cưới diễn ra ở số 2 phố Khâm Thiên. Nó là hội trường của Công ty đường sắt Hà Nội. Lúc ấy, gia đình cũng thuê đoàn văn công về để biểu diễn nhạc sống. 55 năm rồi, tôi vẫn nhớ được những hình ảnh của ngày ấy”, bà Diễm chia sẻ.

Sau khi kết hôn, bởi vì tình hình xã hội lúc bấy giờ nên cuộc sống của hai ông bà cũng gấp gáp. Ông đi công tác liên miên, bà ở lại Hà Nội làm việc. Hai vợ chồng có với nhau 2 người con. Ông bận rộn với sự nghiệp và những chuyến công tác, bà Diễm ở nhà lo toan mọi việc, nuôi con để chồng yên tâm hơn.

Bà Diễm kể: “Có lần hai vợ chồng đi nghỉ mát biển Sầm Sơn với cơ quan. Vì mải chơi quá nên ra sâu, hai vợ chồng ôm vào một cái phao. Sóng to hất tôi lên rồi chìm dần. Lúc đó chồng tôi hoảng, cúi xuống mò mãi rồi vớt vợ lên được. Nếu không có anh ấy thì có lẽ tôi chết lúc ấy rồi. Sau đó về nhà thì tình cảm hai vợ chồng lại càng thắm thiết hơn”.

Hồi còn đi làm, bà Diễm cũng có tham gia tập nhảy và khiêu vũ ở cơ quan. Đó vẫn là thói quen mà cho dù đến bây giờ, khi vào viện dưỡng lão bà vẫn duy trì. Chiều chiều, bà một mình mang điện thoại, mở nhạc rồi nhún nhảy theo nhịp điệu. Đó là cách để cụ bà 77 tuổi rèn luyện thân thể, rèn luyện sự dẻo dai.

Sau khi nghỉ hưu, ông cũng cùng tham gia học nhảy và nhảy với vợ mình. Đó là một hoạt động chung giữa hai ông bà được duy trì cho mãi về sau.

Sống với nhau vài chục năm nhưng tình cảm của ông bà vẫn luôn thắm thiết. Bà Diễm tâm sự rằng chồng mình rất khéo léo trong việc ăn nói, rất biết cách để khiến cho vợ mình cười vui vẻ.

“Đi chơi, đi đến chỗ bạn bè mà được khen béo khen đẹp ra là ông lại chỉ về phía tôi rồi tấm tắc: ‘Ôi giời có bác sĩ của nhà, đây bác sĩ gia đình đây’. Ngụ ý của ông là khen vợ mát tay chăm giỏi, lúc nào cũng thế, ông cứ nói để mình thấy vui mãi”, bà Diễm nói thêm.

Thế nhưng ông bà đã phải chia xa cách đây vài năm trong cơn bạo bệnh. Ngày còn trẻ, ông đi công tác ở chiến trường miền Trung có gặp bom rồi bị ảnh hưởng đến phổi. Mấy chục năm sau, ông cũng qua đời vì bệnh phổi tái phát. Đau đớn vì chồng ra đi nhưng bà Diễm vẫn cố gắng hơn bởi bản thân còn làm điểm tựa cho con cái và các cháu.

Hiện tại, con gái bà đang làm cho một công ty mỹ phẩm Hàn Quốc, con trai cũng có sự nghiệp riêng. Bà cũng rất hạnh phúc khi chia sẻ về cô cháu nội giỏi giang, còn nhỏ tuổi nhưng trong công việc rất có thành tựu khiến cho mình thật sự tự hào.

Bà kể: “Các con các cháu ngày ngày đều gọi điện hỏi thăm. Hàng tháng tôi cũng về nhà 2-3 lần phần thì nhớ con cháu, phần thì về có việc ở nhà. Tôi cũng đã quen với cuộc sống ở đây rồi và cảm thấy từng ngày từng ngày đều ngập tràn niềm vui”.

Viện dưỡng lão cứ ngỡ rằng chỉ là nơi chăm sóc những người già, giúp họ có một môi trường tốt với nhiều người bạn cùng lứa tuổi. Thế nhưng đi sâu vào từng người, họ lại mang trong mình một câu chuyện riêng biệt về tình yêu và hôn nhân cùng những nỗi niềm khác nhau!

Theo Nhịp sống việt – Afamily

Xem thêm

Người già ở viện dưỡng lão vui làm bánh trôi đón Tết Hàn thực

Tết Hàn thực là một trong số các ngày lễ Tết lớn của người dân Việt. Vào dịp này, mọi người thường làm lễ cúng nhỏ và ăn những món đặc trưng, truyền thống, đặc biệt là bánh trôi nước. Hòa chung không khí đó, ngày 3/3 (Âm lịch) tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức cho người cao tuổi làm bánh trôi, bánh chay nhân dịp Tết Hàn thực.

Các dụng cụ, nguyên liệu, nào bột ngũ sắc, nào đường, vừng, khay đựng bánh,… đã được các bạn chuẩn bị kỹ càng từ trước.

Thành phẩm nhiều màu sắc rực rỡ bắt mắt

Các cụ ai cũng háo hức, từ sáng sớm đã rủ nhau từng tốp để đi làm bánh. Bột nếp nhiều màu bắt mắt khiến các cụ ai cũng thích thú, nào xanh, nào đỏ, rồi vàng, trắng được các cụ và nhân viên nhào nặn thành những viên nhỏ, tròn vo, rồi thêm nhân đường bên trong. Chốc chốc ngó thấy nồi nước sôi thì thả bánh vào, chờ đến lúc bánh nổi lên cũng là lúc bánh chín, rồi vớt ra, rắc thêm chút vừng là đã có thành quả ngon lành.

Bánh đã chín, bà vớt bánh ra đĩa thôi.

Các cụ vừa làm vừa trò chuyện rôm rả với nhau, bà Tuyết còn nhẩm nhẩm bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “bảy nổi ba chìm với nước non”. Ông Bảo thì trước giờ đều ít tham gia hoạt động, mà hôm nay ông cũng ra nặn bánh chăm chú lắm.

Vo vo nặn nặn, các ông bà chăm chú làm bánh quá.

Bà Thướng lúc đầu còn bảo “Tôi không biết làm đâu” nhưng được các bạn nhân viên hướng dẫn một lượt, thế là bà thích làm lắm. Đến lúc gia đình vào thăm bà liền khoe “Mẹ vừa làm bánh đấy, làm nhiều lắm”.

Làm bánh xong thì thưởng thức bánh thôi

Sau một hồi miệt mài làm bánh thì các cụ rửa tay sạch sẽ để thưởng thức thành quả của mình. Trông các cụ ai cũng vui, cũng phấn khởi.

Xem thêm

Người già ở viện dưỡng lão vui làm bánh trôi đón Tết Hàn thực

Tết Hàn thực là một trong số các ngày lễ Tết lớn của người dân Việt. Vào dịp này, mọi người thường làm lễ cúng nhỏ và ăn những món đặc trưng, truyền thống, đặc biệt là bánh trôi nước. Hòa chung không khí đó, ngày 3/3 (Âm lịch) tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức cho người cao tuổi làm bánh trôi, bánh chay nhân dịp Tết Hàn thực.

Các dụng cụ, nguyên liệu, nào bột ngũ sắc, nào đường, vừng, khay đựng bánh,… đã được các bạn chuẩn bị kỹ càng từ trước.

Các cụ ai cũng háo hức, từ sáng sớm đã rủ nhau từng tốp để đi làm bánh. Bột nếp nhiều màu bắt mắt khiến các cụ ai cũng thích thú, nào xanh, nào đỏ, rồi vàng, trắng được mọi người nhào nặn thành những viên nhỏ, tròn vo, rồi thêm nhân đường bên trong. Chốc chốc ngó thấy nồi nước sôi thì thả bánh vào, chờ đến lúc bánh nổi lên cũng là lúc bánh chín, rồi vớt ra, rắc thêm chút vừng là đã có thành quả ngon lành.

Một số hình ảnh của buổi làm bánh

Các cụ vừa làm vừa trò chuyện rôm rả với nhau, bà Tuyết còn nhẩm nhẩm bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “bảy nổi ba chìm với nước non”. Ông Bảo thì trước giờ đều ít tham gia hoạt động, mà hôm nay ông cũng ra nặn bánh chăm chú lắm.

Bà Thướng lúc đầu còn bảo “Tôi không biết làm đâu” nhưng được các bạn nhân viên hướng dẫn một lượt, thế là bà thích làm lắm. Đến lúc gia đình vào thăm bà liền khoe “Mẹ vừa làm bánh đấy, làm nhiều lắm”.

Những đĩa bánh nhiều màu sắc, bắt mắt được “ra lò”.

Sau một hồi miệt mài làm bánh thì các cụ rửa tay sạch sẽ để thưởng thức thành quả của mình. Trông các cụ ai cũng vui, cũng phấn khởi.

Các ông bà cùng nhau thưởng thức thành quả của mình
Xem thêm

Bán nhà vào dưỡng lão, bạn nghĩ thế nào?

Sau khi nghe được câu chuyện của hai vợ chồng già bán nhà vào Viện dưỡng lão, thì rất nhiều người đồng tình với quan điểm đấy. Bạn Thanh Đình có góc nhìn khá hài hước: “Đọc mà ngưỡng mộ cụ, về già mình cũng dọn đường vô viện dưỡng lão. Trong đó có bạn bè đồng trang lứa vui hơn. Con cháu thương thì nó lại thăm, lâu lâu rước về nhà chơi, vui cả làng”.

Một độc giả khác cũng nhắn nhủ: “Đây chính là tư duy và lối sống hiện đại của người phương tây. Già cả vào dưỡng lão là tốt nhất cho mình, cho con cháu mình”.

Bạn Thảo Nguyên thì bày tỏ lòng ngưỡng mộ không thôi: “Phụ nữ như bà không hạnh phúc sao được, văn minh, tiến bộ cả trong tư tưởng và hành động, tự lực tự cường mà cũng rất tình nghĩa, yêu thương ông nha. Chúc ông bà được khỏe mạnh, hạnh phúc bên nhau nhiều nhiều cái Tết nữa”.

Nhưng bên cạnh những người ủng hộ tư tưởng tiến bộ ấy của bà, thì vẫn có những ý kiến không đồng tình. Bạn Vũ Nam cho rằng “Vào viện dưỡng lão cũng tốt song không bằng con cái chăm sóc”. Đồng ý kiến với Vũ Nam, độc giả Đào Nguyên bình luận: “Ở nhà thì sinh hoạt hàng ngày có thể tốt hơn vì con cháu của chu đáo hơn”.

Trước việc ông bà bán nhà vào viện dưỡng lão thì một bình luận khiến nhiều người xót xa: “Ông bà còn có nhà để bán, tôi có người quen đã giao hết cho con giờ bị con bỏ phế, 90 tuổi phải ở một mình, ăn uống từ thiện của hàng xóm”.

Dưới một góc nhìn khác, bạn Anh Vũ nhận định: “Thật ra với văn hóa Á đông thì đây là 1 vấn đề không đơn giản. Chắc hẳn nhiều người già cũng muốn ủng hộ việc đó, nhưng để quyết định học theo thì chưa nhiều người dám”.

Xem lại bài viết Vợ chồng già bán nhà vào viện dưỡng lão, tại đây.

Xem thêm