Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Cụ bà 83 tuổi quyết định bán đất trong ‘phút mốt’, ‘chuyển nhà’ vào viện dưỡng lão

Không muốn phiền con cháu, cụ bà Vũ Thị Dành (83 tuổi) đã quyết định bán một nửa đất ở quê chỉ trong ‘phút mốt’ và đưa chồng bị tai biến vào ở trong viện dưỡng lão.

Như bao người cao tuổi khác, sau khi về hưu, vợ chồng bà Dành – ông Bưởi (91 tuổi) chuyển về quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương để dưỡng già mà không muốn phiền đến 4 người con.

Với tiền lương hưu của 2 người, chi phí ở quê lại không quá đắt đỏ nên cuộc sống của ông bà trôi qua vui vẻ, thi thoảng ông bà lại đi thăm con cháu đang sinh sống ở các tỉnh thành khác.

Biến cố bắt đầu xảy ra khi bà Dành bỗng dưng bị đau lưng dẫn đến đi lại khó khăn và ông Bưởi bất ngờ bị tai biến gây ảnh hưởng đến vận động.

Hai lần đầu bị tai biến nhẹ nên ông Bưởi phục hồi tốt, vẫn vận động được, nhưng đến lần thứ 3 thì ông bị nặng hơn, không nói được, không đi lại được, phải nằm một chỗ chờ người phục vụ.

Cụ bà Vũ Thị Dành (83 tuổi) chia sẻ về những kỉ niệm, những chuyến đi của hai vợ chồng khi còn khỏe

“Nếu không vào đây, có thể tôi và chồng đã ra đi từ lâu rồi” – bà Dành trầm ngâm nhớ lại.

Vì đau lưng không đi lại được, chồng thì nằm một chỗ nên cụ bà gọi các con về bàn chuyện mượn người chăm sóc.

Nhưng ở quê tìm người phù hợp cũng khó nên bà trả 12 triệu một tháng để người con rể thứ 2 nghỉ việc về quê chăm sóc vợ chồng mình, kèm theo đó nhờ một người phụ giúp dọn dẹp, nấu cơm hàng ngày.

Mặc dù số tiền chi trả thuê người chăm sóc khá cao nhưng cả con rể và người ngoài đều không có kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc người già, nhất là người bị tai biến, nên tay chân lóng ngóng, gặp rất nhiều khó khăn khi giúp ông thay bỉm, vệ sinh, trở mình…

“Khoản ăn uống của chúng tôi cũng không ra gì, ngày nào thực đơn của tôi cũng quanh quẩn với rau bắp cải, rau xà lách luộc, còn ông thì cháo ninh xương rau củ. Đồ ăn không đủ dinh dưỡng như vậy sẽ không đảm bảo sức khỏe.

Hơn nữa, khu vực gần nhà tôi người ta đang xây dựng nên luôn ồn ào, bụi bặm, ẩm thấp, mùi cống bốc lên rất khó chịu. Suy tính về chất lượng cuộc sống và về sức khỏe của cả 2 vợ chồng, tôi quyết định vào viện dưỡng lão ở” – Bà Dành tâm sự.

Bà Dành và ông Bưởi chụp ảnh trong dịp Tết tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng

Bán đất trong ‘phút mốt’ để lấy tiền đi dưỡng lão

Quyết định đi viện dưỡng lão ở của bà Dành làm các con bà cũng “thở phào” vì sẽ bớt đi phần nào lo lắng cho sức khỏe bố mẹ khi con cái không thể luôn luôn ở gần chăm sóc.

Quen với việc tự chủ và không muốn làm phiền đến các con nên bà Dành tính toán chi phí khi đi viện dưỡng lão.

Qua người quen của con gái giới thiệu, bà biết đến một trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội với mức chi phí hơn 20 triệu đồng mỗi tháng cho 2 vợ chồng.

Tiền lương hưu của 2 người không đủ chi trả nên bà Dành đi đến quyết định bán một nửa đất đang ở để “chuyển nhà” vào viện dưỡng lão.

“Vừa nảy ra ý tưởng bán đất là tôi chạy ngay ra đầu ngõ nói với mấy người hàng xóm rằng, biết ai mua đất thì mách để tôi bán. Lúc đầu mọi người cứ nghĩ tôi nói đùa.

Rao bán được khoảng nửa tiếng thì một người hàng xóm sang hỏi mua, tôi bán luôn với giá 2 tỷ mà không cần bàn với các con. Người ta đặt cọc trước 1 tỷ, vài ngày sau thanh toán nốt số tiền còn lại.

Ngay lập tức, tôi cầm luôn số tiền đặt cọc đến đăng ký cho 2 vợ chồng ở tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội)” – cụ bà Vũ Thị Dành vui vẻ kể lại.

Là một người tháo vát và quyết đoán nên chỉ trong vài tiếng đồng hồ bà Dành đã bán đất “chuyển nhà” đến viện dưỡng lão. Nhưng quyết định nhanh nhảu đó của bà cũng gặp phải phản ứng của con trai.

Vì bà bán đất khi ông đang ốm, lại không bàn bạc với các con nên người con trai của bà trách “bà bán đất gì mà như bán đồ đi ăn trộm, bán vội bán vàng mà chạy”.

Trước lời trách móc của con trai, bà Dành vẫn giữ vững quan điểm “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”.

Vợ chồng bà đã tần tảo làm lụng lo cho cả 4 người con có cuộc sống ổn định của riêng mình, mảnh đất này là của để dành của ông bà.

Không muốn sống dựa dẫm vào con cháu nên bà bán tài sản do 2 vợ chồng làm ra để chăm lo cuộc sống của mình.

Niềm vui mỗi ngày của bà Dành là nói chuyện cùng ông Bưởi, cùng ông tập đếm, tập nói, vận động tay chân

Nuôi con, cháu để sau này già có người phụng dưỡng?!

Rất nhiều người Việt có suy nghĩ dựa vào con cháu khi về già. “Nuôi con, cháu để sau này về già, con cái chăm sóc, phụng dưỡng, chờ đấy”. Đó là câu trả lời của bà Dành khi được mọi người hỏi về việc sống dựa vào con cháu khi tuổi xế chiều.

Cụ bà 83 tuổi cho rằng, con cái dù có thương bố mẹ đến đâu cũng không thể luôn luôn bên cạnh bố mẹ và không phải ai cũng có điều kiện để sống gần bố mẹ.

“Như nhà tôi, 4 người con mỗi người lấy vợ, lấy chồng và sinh sống ở các tỉnh thành khác nhau nên không thể ở bên cạnh bố mẹ mãi được.

Vào viện dưỡng lão tôi cũng không thể đòi hỏi các con chu cấp cho mình mỗi người vài triệu đồng mỗi tháng. Bởi, cuộc sống của các con cũng có khó khăn, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, kinh tế khó khăn, nhiều người thất nghiệp.

Vậy nên, việc mình tự chủ được về kinh tế là tốt nhất, vừa thoải mái cho mình, vừa giảm bớt áp lực cho các con.

May mắn là vợ chồng tôi đã có sự chuẩn bị cho cuộc sống khi về già nên không gặp quá nhiều áp lực” – bà Dành chia sẻ.

Đến nay hai vợ chồng bà Dành đã sống ở viện dưỡng lão được 2 năm, căn phòng họ ở rộng khoảng 30 m2, với đầy đủ tiện nghi như ở nhà. Mỗi tháng ông bà phải trả hơn 20 triệu chi phí ăn ở và các dịch vụ chăm sóc.

Bà Dành (bên phải) tham gia du lịch và chụp ảnh kỉ niệm do trung tâm dưỡng lão tổ chức

Tại trung tâm dưỡng lão, nhân viên được đào tạo bài bản về chăm sóc người già nên từ việc cho ông Bưởi ăn, thay bỉm cho ông họ làm rất đơn giản, nhẹ nhàng, khiến ông không bị khó chịu như hồi còn ở nhà. Nhờ được chăm sóc tốt mà sức khỏe của ông có xu hướng cải thiện rõ rệt.

Ngoài chăm sóc vệ sinh cá nhân, ăn uống, ông Bưởi còn được nhân viên tại trung tâm theo dõi huyết áp hàng ngày, theo dõi đường huyết hàng tuần vì ông bị tiểu đường, được xoa bóp bấm huyệt, tập vận động tay chân… Đó là điều làm bà Dành an tâm nhất.

“Vì nếu vợ chồng tôi ở nhà, sẽ không có người hiểu biết về y tế theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho ông. Ở đây có người theo dõi thường xuyên, có dấu hiệu bất thường sẽ được phát hiện, xử trí và đưa đi cấp cứu kịp thời” – cụ bà bộc bạch.

Còn với bản thân bà Dành, lúc mới vào trung tâm bà không đi lại được, phải nằm võng vì đau lưng. Bà tập bò khắp phòng, khắp hành lang đến nỗi 2 đầu gối trầy xước. Nhân viên trung tâm ngỏ ý muốn giúp bà trong sinh hoạt hàng ngày nhưng bà từ chối.

“Bà gọi mấy đứa thì cái gì các cháu cũng làm giúp bà, bà thành ì, sẽ bị phụ thuộc, không vận động dẫn đến liệt nằm một chỗ thì khổ lắm, nên bà chọn cách tự mình cố gắng để làm mọi việc” – bà Dành nói.

Bỏ ngoài tai mọi lời bàn tán của mọi người về việc bà ngày ngày bò khắp nơi, với nỗ lực và sự kiên trì tập luyện, bà Dành đã đứng lên đi lại được bằng xe chữ U. Dần dần, bà bỏ xe, bám theo tường, chống gậy và giờ thì bà đã đi lại được bình thường.

Sức khỏe ông Bưởi cũng tốt lên trông thấy. Hàng ngày đều có nhân viên đến trở mình và xoa bóp cho ông. Dù không nói được, ông vẫn nhận biết, cùng phối hợp với nhân viên tập nâng tay, nâng chây, tập đếm, tập nói hàng ngày.

Sau 2 năm gắn bó với viện dưỡng lão, giờ ông bà coi đây như ngôi nhà thứ 2 của mình. Giờ đây, cuộc sống của bà Dành trôi qua vui vẻ bên ông, cùng ông tập cử động tay chân, cùng ông tập đếm, tập nói, kể chuyện cho ông nghe, chơi với các con cháu những dịp cuối tuần “đến thăm nhà” ông bà… và thi thoảng trò chuyện với những người hàng xóm, tham gia các hoạt động tập thể do trung tâm tổ chức.

Theo An An/giadinhmoi.vn

Xem thêm

Sắc đỏ ngày Tết tràn ngập Diên Hồng cơ sở 3

Không phải tự nhiên mỗi dịp Tết đến xuân về, ta lại thấy sắc đỏ tràn ngập khắp các ngõ ngách, phố phường. Bởi theo quan niệm của người xưa, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc, phù hợp với không khí sum vầy và thiêng liêng của dịp Tết. Và sắc đỏ cũng đang ngập tràn tại Diên Hồng cơ sở 3 như tín hiệu báo rằng Tết nguyên đán đang cận kề.

Mới khai trường và đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2021, đây là năm đầu tiên đón năm mới của cơ sở 3. Chính vì vậy nên không chỉ cán bộ nhân viên mà các cụ cũng rất hào hứng. Hiểu được tâm lý của các cụ, Diên Hồng đã lên kế hoạch để chụp một bộ ảnh Tết thật hoành tráng. Bà Hồng và bà Mão còn đầu tư hẳn hai bộ áo dài để lên ảnh cho xịn xò.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra phức tạp nên bộ ảnh đã được thực hiện ở ngay trong khuôn viên của Diên Hồng. Chỉ với phông nền đỏ, chậu cúc vàng và bó hoa dơn là các cụ đã có những bức ảnh mang đậm không khí Tết rồi. Mời các bác cùng ngắm bộ ảnh của các cụ nhà em ạ!

Xem thêm

Các cụ ở Dưỡng lão Diên Hồng rủ nhau gửi lời khuyên đến giới trẻ vừa ”chất” vừa đáng yêu muốn xỉu

Một năm cũ đã qua, một năm mới đã đến, các cụ tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã cùng nhau viết lên những lời khuyên, những thông điệp dành cho giới trẻ trong năm mới. Đó có thể là kinh nghiệm sống của cả một đời, hay đó là những lời khuyên vô cùng đáng yêu.

Lời khuyên này hẳn là phái nữ sẽ thích thú lắm đây.

Người ta thường bảo “gừng càng già càng cay” cũng có lý do riêng. Những thế hệ ông bà, người đi trước đã kinh qua nhiều chuyện, trải qua không ít biến cố cuộc đời, từ đó dần tích lũy được bài học của riêng mình. Người trẻ có thể tiến bộ, hiện đại, cập nhật nhiều thứ tân tiến nhưng chắc chắn vẫn còn thiếu thứ gọi là kinh nghiệm sống từ các bậc “bô lão”. Cũng chính vì vậy, những thông điệp các cụ chia sẻ chia sẻ đã khiến rất nhiều người thích thú.

”Lời nói trót lưỡi đầu môi, anh ơi trót lưỡi đầu môi…” các bạn nữ nhớ tỉnh táo nhé!

Bạn Hải Linh, điều dưỡng tại Trung tâm dưỡng lão chia sẻ: “Khi hỏi các ông các bà có lời khuyên nào không, thì các ông các bà bảo có rất nhiều lời khuyên, nhưng tay run quá nên không viết được, nên nhờ các bạn nhân viên viết hộ. Mình thấy đáng yêu quá nên lưu lại ảnh và muốn chia sẻ đến với tất cả mọi người”.

Mời mọi người cùng ngắm nghía những lời chia sẻ vô cùng đáng yêu này nhé.

Đúc kết kinh nghiệm 78 năm cuộc đời đấy các cháu ạ, nhớ nhé
Năm mới nhớ chăm học chăm làm nghe chưa!
Tuyệt đối đừng dính vào cờ bạc đen đỏ nha!
Thể dục thể thao – nâng cao sức khỏe – đẩy lùi Covid 19 nha các bác!
Cụ Ánh với lời khuyên hết sức ngắn gọn nhưng không kém phần dí dỏm.

Theo Tre.vtc.vn

Xem thêm

Khi bà nội kiên quyết vào dưỡng lão

Ngày hôm đó, từ sẩm tối, phòng khách nhà bà nội đã bắt đầu đông đúc. Gia đình các bác, bác chú cũng dần đông đủ cả. Hôm nay bà nội mở cuộc họp gia đình.

Khoảng tuần trước bà nội không may bị ngã, từ hôm đó sức khỏe bà cũng yếu hơn, đi lại chậm hơn, nên các con muốn thay nhau đến chăm sóc, nhưng ngặt nỗi bà không chịu.

Người già vui vẻ trong viện dưỡng lão.

“Bây giờ mẹ cũng già yếu rồi, ở một mình chúng con không yên tâm, nhất là mấy hôm trước mẹ vừa bị ngã”, bác cả nói trước. Sau đó là tiếng các chú, các thím khuyên nhủ cùng. Nhưng bà không để tâm, nhìn khắp mọi người một lượt rồi bà ôn tồn bảo: “Mấy chục năm sống cho con, cho cháu rồi giờ mẹ muốn vào viện dưỡng lão để tận hưởng cuộc sống của người già. Mẹ không cần chúng mày chăm sóc, chúng mày còn phải lo cho gia đình, con cái, công việc”. Bà trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp: “Cho dù chúng mày có thoải mái, hoặc mẹ cũng không để bụng nhưng sống cùng nhau thể nào cũng có xích mích. Khoảng cách giữa các thế hệ, lối sống sinh hoạt khác nhau không thể tránh được”. Bà nội tôi tư tưởng tiến bộ lắm, trong khi các bạn già của bà vẫn đang nằng nặc muốn con cái chăm sóc, thì chẳng biết tự bao giờ bà lại có suy nghĩ vào viện dưỡng lão ở.

Nghe bà nói xong thì cả nhà ai cũng hốt hoảng: “Sao mẹ lại muốn vào trong đó, có phải chúng con rủ bỏ, không chăm sóc cho mẹ đâu, người ta chẳng ai muốn vào mà mẹ lại đòi vào”, chú út lên tiếng.

Người già trong Dưỡng lão Diên Hồng tham gia các hoạt động vui chơi.

Nghe xong bà bật cười bảo: “Thời đại nào rồi, mấy đứa còn lạc hậu thế. Chúng mày hôm trước không xem ti vi à, người ta đến quay trong viện dưỡng lão đấy, nhìn cụ già trong đấy mà mẹ phát thèm. Mẹ biết chúng mày đều có hiếu, nhưng không phải báo hiếu là giữ mẹ khư khư ở nhà. Mẹ muốn đi nhưng chúng mày không cho thì mới là bất hiếu đấy. Mẹ có lương hưu, nếu không đủ đóng thì các con góp vào. Rồi khi nào rảnh vào thăm mẹ là được”.

Bà nội tôi tính kiên định lắm, một khi đã quyết là đố ai lay chuyển được. Vậy nên gọi là họp gia đình thôi chứ thực chất là nghe bà thông báo. Các bác, các chú ai nấy đều lắc đầu ngao ngán vì không thể khuyên được bà. Nên cả nhà thống nhất bà sẽ ở thử 1 tuần, nếu bà thích thì ở tiếp, không thì bà về nhà.

Các cụ bà tại trung tâm tạo dáng đáng yêu chụp ảnh cùng cúc họa mi,

Sau khi nghe bà kể về viện dưỡng lão trên ti vi thì cả gia đình bắt tay vào truy tìm. Mừng rủi thế nào mà nó ngay Hà Nội, chứ mà trong nam thì chắc bà tôi cũng đòi đi cho bằng được. Dưỡng lão Diên Hồng có 3 cơ sở, vì thế gia đình tôi nhanh chóng chọn được cơ sở gần nhà, thế là bà khăn gói vào ở luôn. Thời hạn 1 tuần còn chưa đến bà đã bảo là không về nhà nữa, trong này vui lắm. Bà còn kể về các cụ trong đó vui vẻ thế nào, các cháu nhân viên thân thiện ra sao.

Một hôm cả nhà thấy ảnh của bà trên facebook mà ai cũng ngớ người. Trước đây bà không thích nhất là chụp ảnh ấy thế bây giờ bà lại đồng ý, mà lại còn mặc váy nữa chứ. Hôm sau thì lại thấy video của bà trên một ứng dụng, cái mà giới trẻ chúng tôi gọi là tóp tóp.

Cả nhà thấy bà vui, bà khỏe mạnh như thế thì ai cũng mừng. Đúng là dưỡng lão bây giờ hiện đại quá, có người chăm nom, cơ sở tiện nghi, sạch sẽ. Có khi sau này là bố mẹ tôi, các bác, các chú khi về già cũng muốn vào dưỡng lão ở cũng nên.

Xem thêm

Viện dưỡng lão là nơi con cái thể hiện lòng hiếu thảo?

Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão vốn là vấn đề gây nhiều tranh cãi từ trước đến nay. Có nhiều người cho rằng khi con cái không đủ thời gian và chuyên môn để chăm sóc bố mẹ già thì việc tìm đến một viện dưỡng lão chính là cứu cánh. Cũng có ý kiến cho rằng đưa bố mẹ vào dưỡng lão là bất hiếu, là ruồng bỏ trách nhiệm…

Nhiều người nói ”viện dưỡng dưỡng lão là nơi con cái chối bỏ trách nhiệm, nhưng tôi thà làm vậy còn hơn để mặc cha mẹ tự lo. Hồi còn trẻ, tôi cũng từng tranh luận khá nhiều với những “nhà xã hội học” về việc viện dưỡng lão có ý nghĩa như thế nào? Nhiều người nhìn vào mô hình này ở phương Tây mà cho rằng, đây là nơi con cái chối bỏ trách nhiệm của gia đình, tước đi sự tự do của ông bà, bỏ mặc đấng sinh thành cho sự ích kỷ riêng của bản thân. Để cho ông bà tự lo liệu tuổi già ở chốn thôn quê, để rồi nhỡ có chuyện không hay xảy ra cũng chẳng ai biết? Hay đưa các cụ vào một nơi làm dịch vụ có người chăm lo thay mình sẽ tốt hơn? Nói thật, tôi cũng không chắc lắm. Nhưng tôi cho rằng, viện dưỡng lão là kết quả từ lòng hiếu thuận của con cái. Ít nhất là vì họ không đành lòng bỏ mặc đấng sinh thành tự lo, tự diệt chứ tuyệt nhiên không phải là “nơi chối bỏ trách nhiệm” như các bạn của tôi từng tranh luận”. Đó là quan điểm của anh Mạnh (Q.N) khi bàn về quan điểm đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão có phải bất hiếu không?

Chị Vy (H.N) cho rằng: “Theo tôi quan sát, viện dưỡng lão không chỉ là nơi để con cái gửi gắm cha mẹ vì quá bận rộn. Cuộc sống hiện đại giúp tuổi thọ con người được kéo dài và một trong những cách giúp kéo dài cuộc sống con người là được chăm sóc và chữa bệnh đúng cách. Người già có rất nhiều bệnh, nếu ở cùng con cháu không có kiến thức và phương tiện y tế sẽ không thể cứu giúp được trong lúc nguy cấp. Trong khi đó, ở những viện dưỡng lão đúng tiêu chuẩn sẽ có bác sĩ lão khoa, có y tá túc trực, những nhân viên y tế chăm sóc các cụ hàng ngày, được đào tạo kỹ năng chăm sóc người già chuyên nghiệp. Vậy nên, xã hội cần thôi khắt khe với viện dưỡng lão mà nên xây dựng những quy chế quản lý chất lượng những cơ sở này để đảm bảo các cụ vào đây sẽ được hưởng các dịch vụ chăm sóc tốt. Còn niềm vui tinh thần thì mọi người cần xác định tự tìm kiếm cho mình trong từng giai đoạn của cuộc đời.”

Một ý kiến khác từ anh Dũng (H.G) : ”Viện dưỡng lão là giải pháp hoàn hảo nhất để chăm sóc người cao tuổi ở xã hội hiện đại. Nghĩ cho cùng, đến một lúc mà ta không thể điều khiển được chân tay mình như ý muốn, con người sẽ cảm thấy muốn sống nhất và muốn có con cháu ở bên để không cảm thấy cô đơn, tủi phận. Điều này tôi đã thấy ở đa số những người già. Nhưng một vấn đề khó giải quyết ở đây là con cái lại không muốn cha mẹ mình bị thua thiệt so với người khác, cũng không ai cam lòng đứng nhìn cha mẹ mình chơi vơi giữa dòng mà không có lấy một nơi để bám víu. Nhưng để thỏa mãn được đạo hiếu của mình thì đôi khi đứa con lại phải hy sinh công việc và thậm chí cả gia đình hiện tại. Những mâu thuẫn vợ chồng do trách nhiệm phụng sự cha mẹ già đôi bên là có thật, con cái phải bỏ việc ở thành phố để về quê chăm sóc cha mẹ cũng có, những vấn đề này như cái mạng nhện níu lấy cuộc sống của những người nghèo. Và giải pháp ở đây chính là viện dưỡng lão.”

Phải chăng đã đến lúc chúng ta nên có cái nhìn cởi mở hơn với viện dưỡng lão? Mọi người có suy nghĩ như thế nào về những quan điểm trên thì để lại bình luận phía dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé!

Xem thêm

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng: tất cả thông tin về địa chỉ, chi phí và dịch vụ

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được lập ra với mong muốn chia sẻ trách nhiệm với các gia đình, là giải pháp tối ưu để con cháu vẫn có điều kiện quan tâm, vẫn duy trì công việc, học tập trong khi bố mẹ, ông bà được vui sống bên những người bạn cùng lứa tuổi, được chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần. Diên Hồng luôn mong muốn giúp người cao tuổi tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn, khoẻ hơn, phong phú hơn. Hạnh phúc, an nhàn và bình yên trong tâm hồn của người cao tuổi và gia đình chính là mục tiêu của chúng tôi.

Địa chỉ các cơ sở của Dưỡng lão Diên Hồng

  • Cơ sở 1: Địa chỉ U07 – L16 – KĐT Đô Nghĩa, Đường Tố Hữu, P. Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Khu A2.3 – ô số 18 – KĐT Thanh Hà Cienco 5, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 9, ngõ 649 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Cơ sở 4:  Đường Quang Lai, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Đội ngũ nhân sự

Đội ngũ điều dưỡng vừa giỏi chuyên môn vừa tận tâm

Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, cùng với khẩu hiệu: ”Tận tâm – Chính trực – Trách nhiệm – Đồng cảm”. Với mong muốn xây dựng Diên Hồng trở thành một nơi an dưỡng kiểu mẫu nên đội ngũ cán bộ nhân viên Diên Hồng luôn trăn trở để mang đến cho người cao tuổi những trải nghiệm thú vị trong cuộc sống thường nhật, giúp cho người cao tuổi có thể tận hưởng một cuộc sống tươi vui, sinh động.

Cơ sở vật chất

Cơ sở 1

Có diện tích 1500 m2 mặt sàn, xây làm 5 tầng; có 1 thang máy sức chứa 8 người, 1 cầu thang bộ, hệ thống cửa cách âm, cách nhiệt.

Co-so-vat-chat-1
Cơ sở vật chất cơ sở 1

Tầng 1

  • Được bố trí khu điều hành, khu tiếp khách và khu điều trị tích cực (dành cho các cụ ốm yếu, cần được điều trị – thay cho việc phải đến bệnh viện).

Tầng 2 – Tầng 4: mỗi tầng được bố trí thành 5 phòng.

  • Phòng sinh hoạt chung có hệ thống điều hòa 2 chiều, tivi 55 inch, khu đọc sách, chơi cờ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, là nơi giao lưu trò chuyện giữa người cao tuổi sống tại Trung tâm.
  • Phòng ngủ 8 giường dành cho các cụ có diện tích khoảng hơn 50 m2, có 3 cửa sổ. Có hệ thống chiếu sáng, tivi 40 inch, 2 điều hòa 2 chiều, 8 quạt điện, tủ quần áo, 2 phòng vệ sinh và 1 phòng tắm.
  • Phòng ngủ 2 giường (có thể bố trí thành phòng 1 giường nếu khách có nhu cầu). Phòng có 2 cửa sổ, 1 điều hòa 2 chiều, tivi 28 inch, 1 tủ lạnh, 2 giường, tủ đựng quần áo, 2 phòng vệ sinh nam và nữ, 1 phòng tắm.

Tầng 5 được bố trí 3 khu chính.

  • Khu nấu ăn rộng 50 m2 có thể nấu ăn đáp ứng nhu cầu khoảng 100 xuất ăn cho 1 lần nấu
  • Khu tâm linh rộng 60 m2 dùng cho việc thờ cúng, nơi cho người cao tuổi tụng kinh, ngồi thiền và lễ vào ngày lễ tết, rằm hoặc mồng 1
  • Khu tập phục hồi chức năng rộng hơn 100 m2 dành cho người cao tuổi tập thể dục, tập phục hồi chức năng.

Cơ sở 2

Tòa nhà Diên Hồng 2 có diện tích mặt sàn là 3000m2, xây làm 6 tầng. Có 1 thang máy sức chứa 24 người, 2 cầu thang bộ, hệ thống cửa cách âm, cách nhiệt.

This image has an empty alt attribute; its file name is cs2-2-1024x1024.jpg
Cơ sở vật chất của cơ sở 2

Tầng 1

  • Bao gồm các khu Bếp ăn, quầy lễ tân – tiếp khách, 2 phòng chăm sóc đặc biệt – điều trị tích cực (dành cho các cụ ốm yếu, cần được điều trị – thay cho việc phải đến bệnh viện).
  • Phòng phục hồi chức năng: Có hệ thống các thiết bị hỗ trợ phục hồi sau tai biến, rèn luyện sức khỏe cho NCT có nhu cầu. Bao gồm giường mát xa, châm cứu, máy đạp xe, gập bụng, ghế mát xa chân,……

Tầng 2 – tầng 5

  • Phòng sinh hoạt chung có 3 quạt trần, tivi 55 inch, khu đọc sách, chơi cờ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, là nơi giao lưu trò chuyện giữa người cao tuổi sống tại Trung tâm.
  • Phòng ngủ 6 giường dành cho các cụ có diện tích dao động từ 40m2- 50m2. Có hệ thống chiếu sáng, tivi 40 inch, 1 điều hòa 2 chiều, 6 quạt điện, tủ quần áo, 1 phòng vệ sinh và 1 phòng tắm.

Tầng 6

  • Có 4 phòng đơn, 1 văn phòng điều hành, phòng nhân viên, 1 hội trường.
  • Phòng đơn 2 giường ngủ (có thể bố trí thành phòng 1 giường nếu khách có nhu cầu). Phòng có 1 điều hòa 2 chiều, tivi 28 inch, 1 tủ lạnh, 2 giường, tủ đựng quần áo, 1 phòng tắm, nhà vệ sinh.
  • Hội trường: Hệ thống sân khấu rộng rãi, không gian thích hợp để tổ chức các hoạt động, sự kiện cho các cụ giao lưu với các cá nhân và đoàn thể.
  • Khu tâm linh rộng 30 m2 dùng cho việc thờ cúng, nơi cho người cao tuổi tụng kinh, ngồi thiền và lễ vào ngày lễ tết, rằm hoặc mồng 1.

Cơ sở 3

Tòa nhà Diên Hồng 3 có 33 phòng bao gồm phòng ở tập thể 5 người, phòng đơn, phòng đôi, phòng chăm sóc đặc biệt, 2 thang máy, 2 cầu thang bộ. Các phòng đều được trang trí đẹp mắt, bố trí đầy đủ giường tủ, điều hoà, quạt điện, bàn ghế, tủ lạnh… tuỳ nhu cầu sử dụng.

Cơ sở vật chất của cơ sở 3

Tầng 1: Gồm các khu Bếp ăn, quầy lễ tân – tiếp khách, phòng chăm sóc đặc biệt – điều trị tích cực và phòng phục hồi chức năng.

Tầng 2 – tầng 5

  • Phòng sinh hoạt chung có hệ thống điều hòa 2 chiều, tivi 55 inch, khu đọc sách, chơi cờ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, là nơi giao lưu trò chuyện giữa người cao tuổi.
  • Phòng đơn 1 giường ngủ
  • Phòng đôi 2 giường ngủ: có thể bố trí thành phòng 1 giường nếu khách có nhu cầu. Phòng có 2 cửa sổ, 1 điều hòa 2 chiều, tivi 28 inch, 1 tủ lạnh, 2 giường, tủ đựng quần áo, phòng vệ sinh và phòng tắm.
  • Phòng tập thể 5 giường

Tầng 6: Được bố trí gồm phòng điều hành và khu tâm linh dùng cho việc thờ cúng, nơi cho người cao tuổi tụng kinh, ngồi thiền và lễ vào ngày lễ tết, rằm hoặc mồng 1. Ngoài ra còn khu vực hội trường gồm hệ thống sân khấu rộng rãi, không gian thích hợp để tổ chức các hoạt động, sự kiện cho các cụ giao lưu với các cá nhân và đoàn thể.

Các dịch vụ chăm sóc

  • Nội trú dài ngày/ ngắn ngày: Người lớn tuổi có thể đăng ký dịch vụ của trung tâm với những gói dài ngày hoặc ngắn ngày. Dịch vụ này phù hợp cho những gia đình muốn gửi người thân trong thời gian ngắn hoặc dài vì không đủ điều kiện chăm tóc sẽ rất tiện lợi.
  • Dịch vụ chăm sóc bán trú: Rất phù hợp với các gia đình ở thành phố, con cái đi làm bận rộn vào ban ngày có thể gửi người thân vào viện để được chăm sóc tốt nhất và các cụ được trò chuyện, giao lưu với bạn bè của mình.
  • Chăm sóc và điều trị các bệnh nhân tai biến: Diên Hồng có đầu tư hệ thống thiết bị hỗ trợ, đội ngũ bác sĩ chuyên viên chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi, người bệnh phục hồi sau tai biến nhanh chóng và rất tốt.

Chế độ sinh hoạt

Tại dưỡng lão Diên Hồng chế độ sinh hoạt của các cụ được các chuyên gia, bác sĩ của trung tâm nghiên cứu và xây dựng với lịch trình phù hợp giúp các cụ luôn được vận động, nghỉ ngơi và sinh hoạt đúng giờ, đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Cụ thể là:

Thời gian hàng ngày sẽ bắt đầu vào lúc 5h30 đến 22h. Thực hiện các hoạt động: Ăn uống, vệ sinh cá nhân, kiểm tra sức khỏe, ăn uống, hoạt động giải trí, thư giãn, điều trị xoa bóp, bấm huyệt, tự do nghỉ ngơi.

Các chế độ ăn uống, sinh hoạt, vui chơi giải trí của trung tâm gồm

  • Chế độ ăn uống

Bữa ăn được các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tư vấn kĩ lưỡng đảm bảo về thời gian và dinh dưỡng tốt nhất, khoảng cách giữa các bữa ăn, tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng đủ chất, dễ tiêu hóa.

Một ngày sẽ ăn 4 bữa gồm: Bữa sáng, bữa trưa, bữa nhẹ lúc 2h chiều và bữa tối. Chế độ ăn uống của mỗi cụ sẽ khác nhau phù hợp thể trạng và tình hình bệnh.

  • Giấc ngủ

Giấc ngủ của người lớn tuổi rất quan trọng giúp dưỡng sức, tu bổ các mô bào bị hư hao, thoái hóa. Trung tâm có giờ ngủ nghỉ rõ ràng cho các cụ, phòng ngủ luôn được đảm bảo sạch sẽ, thoáng khí và yên tĩnh, thư giãn giúp các cụ ngủ sâu, đủ giấc.

  • Chăm sóc y tế sức khỏe

Vẫn đề kiểm tra sức khỏe được tiến hành thường xuyên, đặc biệt là với các cụ mắc bệnh mãn tính, huyết áp có thể được kiểm tra sức khỏe hàng ngày.

Các hộ lý, chuyên viên chăm sóc sức khỏe của trung tâm kiểm soát và hỗ trợ các cụ dùng thuốc điều trị, thuốc chăm sóc sức khỏe hàng ngày đúng liều lượng và thời gian.

  • Hoạt động giải trí

Các cụ được tham gia nhiều hoạt động giải trí, sinh hoạt chung, thư giãn, đọc sách làm thơ, vẽ tranh, hát karaoke…. tại chính trung tâm và trò chuyện với bạn bè cùng tuổi, giúp các cụ vui vẻ, thoải mái hơn.

Cuộc thi Qúy ông hoàn hảo

Chi phí dịch vụ

Chi phí ở viện dưỡng lão Diên Hồng tùy theo từng dịch vụ sẽ có mức phí khác nhau cụ thể là:

  • Phòng chăm sóc đặc biệt: 7.500.000 VNĐ/ tháng
  • Phòng ngủ 6 – 8 giường: 7.500.000 VNĐ/ tháng
  • Phòng đôi: 10.000.000 VNĐ/ tháng
  • Phòng đơn: 13.000.000 – 14.000.000 VNĐ/ tháng
  • Chăm sóc ngắn ngày phòng 6 – 8 giường: 450.000/ ngày
  • Chăm sóc ngắn ngày phòng đơn/ phòng đôi: 600.000 VNĐ/ngày
  • Ở bán trú: 250.000 VNĐ/ ngày
  • Chăm sóc ngắn ngày dịp lễ, Tết ( tết âm lịch tính từ 25 tháng chạp đến hết mùng 4 tết): 700.000 ngày

Chi phí trên đã bao gồm: Chỗ ở tiện nghi ( ti vi, điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh); phòng sinh hoạt chung; phòng tập thể dục; giặt giũ; chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp với người cao tuổi; xoa bóp bấm huyệt; chế độ theo dõi sức khỏe hàng ngày, hàng quý.

Trường hợp cần sự hỗ trợ đặc biệt (hỗ trợ vận động, hỗ trợ ăn uống, hỗ trợ vệ sinh cá nhân, chăm sóc vết loét,…), mức phí hỗ trợ chỉ từ 500.000 đến 6.000.000/tháng.

Đối với các ngày Lễ, Tết, Diên Hồng thu thêm phụ phí 200.000/ngày, cụ thể:

1. Giỗ Tổ Hùng Vương (10/03 âm lịch)
2. Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước & Quốc tế lao động (30/04 – 01/05)
3. Quốc khánh (02/9 và 03/9) – Từ 2021, Quốc khánh nghỉ 2 ngày
4. Tết dương lịch (01/01)
5. Tết Nguyên Đán (29 hoặc 30 tháng Chạp và 01, 02, 03, 04 Tết âm lịch

Đối tượng phục vụ

  1. Người già khỏe mạnh hoặc già yếu không có khả năng tự phục vụ.
  2. Những bệnh nhân tai biến đã được điều trị ổn định tại bệnh viện (liệt, ăn uống qua sonde, sống thực vật …)
  3. Những người khuyết tật, suy giảm trí nhớ, loạn thần tuổi già.

Thủ tục, hồ sơ khi đăng ký vào sống tại trung tâm

Người cao tuổi khi vào ở tại trung tâm cần các thủ tục sau:

  1. Có người thân bảo lãnh
  2. Sổ hộ khẩu gia đình của người đứng ra bảo lãnh (photocopy)
  3. CMND của cụ và người đứng ra bảo lãnh (photocopy)
  4. Hồ sơ bệnh án (nếu có)
  5. Phí dự phòng rủi ro (10.000.000đ)

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tiên phong chú trọng đến đời sống tinh thần của người cao tuổi. Sự khác biệt của Dưỡng lão Diên Hồng so với các trung tâm dưỡng lão khác chính là cách tiếp cận đầy sáng tạo trong các hoạt động để người cao tuổi không chỉ được sống theo cách mình muốn mà còn phát huy tối đa sở thích và sở trường của mình. Diên Hồng đã, đang và sẽ tiếp tục phấn đấu trở thành trung tâm dưỡng lão đáng sống của người cao tuổi.

Xem thêm

Cư dân cao niên hào hứng tham gia các trò chơi trí tuệ

Khi về già, người ta sợ nhất là sự cô đơn. Bởi vậy, bên cạnh việc chăm sóc về sức khỏe thể chất thì liều thuốc tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Về phương diện nào đó, người già trong viện dưỡng lão sẽ có nhiều hạnh phúc hơn so với người già ở một mình. Tại Diên Hồng, người già được sống trong ngôi nhà với những người bạn cùng trang lứa, có người chia sẻ, bầu bạn. Bên cạnh đó còn được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Bên cạnh các trò chơi về vận động, còn có các trò chơi về trí tuệ giúp rèn luyện trí nhớ và sự phối hợp của các giác quan.

Rung chuông vàng

Được lấy cảm hứng từ một chương trình truyền hình cùng tên, trong thời gian nhất định người cao tuổi sẽ tham gia trả lời các câu hỏi mà điều dưỡng đưa ra. Hoạt động này giúp người già có thêm nhiều kiến thức bổ ích, đồng thời giúp rèn luyện trí não, khả năng tư duy tốt hơn

Người cao tuổi tại Diên Hồng tham gia rung chuông vàng

Trò chơi ghép hình, ghép tranh

Không chỉ giới trẻ mà người già tại Diên Hồng cũng rất thích hoạt động này. Bằng những miếng ghép có sẵn, ông bà sẽ ghép theo hình mẫu. Trò chơi này giúp người già rèn luyện trí nhớ tốt hơn

Trò chơi ghép hình con mèo cũng được các ông bà Diên Hồng yêu thích

Ngoài ghép tranh, ghép hình thì trò chơi truy tìm mê cung cũng là một trong số những bài tập giúp người cao tuổi rèn luyện trí não tốt hơn.

Trò chơi sờ đoán vật

Bằng xúc giác, sờ nắm và cảm nhận đồ vật, người già phải đoán trúng tên các đồ vật có trong thùng.

Phải siêu lắm mới chơi được trò chơi bịt mắt đoán đồ này đó ạ.

Chuỗi hoạt động về nhanh mắt, nhanh tay

Nhặt hạt, phân loại pom pom. Đây là hoạt động khá phổ biến tại các cơ sở của Diên Hồng và dễ dàng thực hiện. Trộn đều các loại ngũ cốc sau đó ông bà sẽ nhặt và phân loại các loại hạt hoặc cục bông riêng theo từng màu sắc.

Cô Tấm thời nay.
Bộ trò chơi gắn thìa cũng giúp các cụ khéo léo hơn.
Chỉ với một đôi đũa và hạt bông vải, các ông bà đã có trò chơi giúp rèn luyện nhanh mắt nhanh tay rồi.

Tại dưỡng lão Diên Hồng, có đa dạng các hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi. Bởi vậy họ dễ dàng tìm cho mình được những trò chơi yêu thích và phù hợp.

Xem thêm

Các cụ ở viện dưỡng lão lên đồ đón Noel “Đời có bao lâu, vui cái đã”

Sự đầu tư “không phải dạng vừa” từ khâu lựa chọn trang phục cho tới đạo cụ cùng những màn tạo dáng “chất như nước cất” của 4 bà cụ tóc bạc phơ làm ai xem qua cũng không khỏi trầm trồ.

Dù nửa tháng nữa mới đến Noel nhưng không khí mùa lễ hội cuối năm này đã tràn ngập khắp mọi nơi. Trong khi người này tất bật trang trí cây thông thì người khác cũng tranh thủ làm luôn bộ ảnh. Không chỉ giới trẻ thôi đâu mà các cụ bà lớn tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (tọa lạc tại Hà Đông, Hà Nội) cũng nhanh chóng gia nhập “đường đua”.

Các cụ đầu tư thế này thì ai làm cho lại.

Như đã nói ở trên, bộ ảnh được chụp để đón Giáng sinh nên “nhân vật chính” phải lên đồ theo dresscode, cụ thể là 2 màu đỏ cùng với trắng. Địa điểm chụp chẳng ở đâu xa mà nằm ngay trong khuôn viên viện dưỡng lão. Trong ảnh, 4 bà cụ dù mái tóc bạc phơ, khuôn mặt hằn sâu những nếp nhăn nhưng trên môi luôn nở nụ cười tươi rói làm ai ngắm cũng mê.

Concept chị chị em đầu tư lắm chứ đùa.
Những đôi môi với nụ cười không bao giờ tắt.

Để giúp không gian bớt trống cũng như làm tăng không khí giáng sinh, chiếc sofa cỡ nhỏ màu xanh, cây thông Noel được trang trí kỹ càng cùng một số hộp quà đã được đưa vào sử dụng. Bên cạnh việc tạo dáng hệt như mẫu ảnh, các cụ cũng chịu khó tương tác cùng nhau.


Background đỡ trống hơn nhờ đạo cụ
Cụ bà đứng bên bìa phải bỗng thành nhân vật chính.

Ngay sau khi “lên sóng”, bộ ảnh đã thu hút sự chú ý của dân tình. Người nào người nấy không khỏi bất ngờ trước độ “xì tin” của các cụ bà, đúng kiểu đời có bao lâu nên vui cái đã rồi tính tiếp.

Cư dân mạng thi nhau để lại bình luận.

– “Quá xuất sắc luôn”.
– “Trời ơi, tui cũng muốn được chụp cưng xỉu thế này”.
– “Đúng sang – xịn – mịn, nhìn là thấy không khí Noel sắp về”.
– “Lên đồ đỉnh quá đỉnh luôn. Cuộc sống phải tích cực như thế chứ”.
– “Con xách dép chạy theo các cụ không kịp luôn đấy ạ”.

Trên thực tế, đây cũng không phải lần đầu viện dưỡng lão Diên Hồng tung ảnh rồi “gây bão” mạng. Trước đó, bộ ảnh picnic theo phong cách vintage, trò chuyện rôm rả cùng nhau của các cụ bà cũng khiến ai nấy “xỉu ngang xỉu dọc” khi chiêm ngưỡng.

Picnic thôi mà ai cũng đẹp… còn nói cười rôm rả.

Nhắc đến 3 từ “viện dưỡng lão”, dân tình vẫn nghĩ đến mặt tiêu cực nhiều hơn. Họ cho rằng những cụ ông, cụ bà đến đây đều không được ở gần con cháu, ngày ngày trải qua cuộc sống cô đơn, buồn tẻ bên 4 bức tường. Thế nhưng, ở Diên Hồng lại không như thế. Nơi đây chẳng hề có nỗi đau hay những ánh mắt đượm buồn mà chỉ ngập tràn tiếng cười, niềm hạnh phúc. Mỗi người một hoàn cảnh, một quá khứ cùng nhau viết nên nhiều kỉ niệm, trải nghiệm cuộc đời “mới” với nhiều cung bậc cảm xúc hơn.

Theo Tứ Hảo, phóng viên bestie

Xem thêm

Check in đủ các loại hoa mùa đông gây ”bão” cộng đồng mạng của các cụ ở Dưỡng lão Diên Hồng


Bộ ảnh check in các mùa hoa Hà Nội, từ cúc họa mi cho tới cúc bách nhật và dã quỳ của các cụ ở trung tâm dưỡng lão Diên Hồng khiến cư dân mạng khen ngợi không ngớt. Mọi người đều tỏ ra thích thú một phần bởi sự tự nhiên của những “mẫu ảnh” đặc biệt, một phần ai cũng mong sau này mình sẽ có một tình bạn bền chặt như các cụ. Thậm chí, đã có rất nhiều dân mạng tag tên người bạn thân của mình ở bên dưới bình luận với ước mong sau này mình cũng có bộ ảnh tuyệt đẹp như vậy.

Bộ ảnh cúc họa mi gây sốt cộng đồng mạng

Tháng vừa qua, bộ ảnh “tình bạn già” bên vườn cúc họa mi của hai cụ già đã khiến cư dân mạng thả tim, chia sẻ chóng mặt và khen ngợi không ngớt lời. Check in mùa cúc họa mi không chỉ là xu hướng của các bạn trẻ Hà Thành mà còn là dịp lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của các cụ bà tại viện dưỡng lão Diên Hồng. Trong bộ ảnh có ”một không hai”, hai cụ già trong bộ quần áo đời thường giản dị cùng nụ cười rạng rỡ giữa vườn cúc họa mi đã làm netizen thích thú vô cùng. Xem xong ảnh, ai cũng muốn có một tình bạn đẹp, nhẹ nhàng như vậy!

”Không bao giờ là quá già để tươi trẻ”

Bên cạnh cúc họa mi, các cụ còn chụp ảnh ở vườn hoa bách nhật cực lung linh. Cả không gian được bao phủ bởi những bông cúc màu tím hồng tạo nên cảm giác lãng mạn và nên thơ. Đây cũng là địa điểm check in siêu hot không chỉ được giới trẻ mà cả các gia đình tìm tới thưởng ngoạn và chụp ảnh. Đáng chú ý là thần thái của hai cụ khi diện váy điệu đà tung bay trong gió, trông không thua kém gì những siêu mẫu đang tạo dáng chụp ảnh ở studio lớn.

Check in vườn hoa bách nhật

Không chỉ check in cúc họa mi, các cụ ở Dưỡng lão Diên Hồng còn cực kỳ bắt trend khi “sống ảo” ở những vườn hoa khác, trong đó có hoa dã quỳ đang vào mùa rực rỡ nhất. Bộ ảnh “bộ tứ siêu đẳng” check in mùa hoa dã quỳ với biểu cảm cực cool ngầu cũng khiến cư dân mạng vô cùng thích thú. Đúng là tuổi tác không thành vấn đề, chỉ cần có những người bạn tốt như này thì sẽ có ngay những bức hình cực đẹp.

”Bộ tứ siêu đẳng” ở vườn dã quỳ
Tuổi già chỉ cần một hội bạn thân như vậy là tuyệt vời rồi!

Thông điệp mà Diên Hồng luôn muốn truyền tải tới tất cả mọi người thông qua các bộ ảnh chính là: Không bao giờ là quá già để tươi trẻ và làm điều mình thích!!!

Xem thêm

Bộ ảnh các cụ bà U90 tạo dáng thần thái đón giáng sinh ở Hà Nội gây “sốt”

Bộ ảnh nhận về hàng nghìn lượt yêu thích và chia sẻ, nhiều người không khỏi thích thú trước cách tạo dáng trẻ trung, chuyên nghiệp của các cụ bà U90.

Mới đây, bộ ảnh chụp các cụ bà U90 tại Hà Nội tạo dáng “sang chảnh” bên cây thông Noel mừng Giáng sinh gây “sốt” trong cộng đồng. Trên khắp các diễn đàn, bộ ảnh nhận về hàng nghìn lượt yêu thích và chia sẻ.

Điều khiến nhiều người thích thú là các cụ bà dù đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn ăn mặc sành điệu, tạo dáng thần thái, trẻ trung trước ống kính.

“Các cụ bà đáng yêu quá, nhìn các bà mà ngưỡng mộ, không biết về già mình có được như vậy không?”, tài khoản tên Minh Thu bình luận.

“Trời ơi, giới trẻ thì phải lên phố, ra nhà thờ chụp ảnh cho ra không khí Giáng sinh, các cụ chỉ cần chụp ảnh bên ghế sofa mà cũng chất ngất quá ạ”, tài khoản Đức Giang viết.

Được biết, bộ ảnh ấn tượng này là do chị Hoàng Thu Ngân (Phó giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, Hà Nội) lên ý tưởng thực hiện cho các cụ già đang sống ở trung tâm. “Bên mình thực hiện làm lịch Tết cho năm mới. Nhân dịp Giáng sinh nên mọi người quyết định tạo bối cảnh Giáng sinh cho các cụ”, chị Ngân nói.

Các người mẫu đặc biệt trong bộ ảnh, nhiều tuổi nhất là cụ Tạ Ngọc Thúy (85 tuổi), người ít tuổi nhất là cụ bà Nguyễn Thị Đốc (77 tuổi).

“Khi đưa ra ý tưởng thì các cụ hào hứng lắm. Có bà thì chơi thân với nhau từ trước, có bà thì không. Đáng yêu nhất là Bà Ngọc, bà bảo “bà không mặc váy đâu, từ bé đến giờ bà không mặc váy lần nào. Bà mặc quần áo của bà được rồi”. Nhưng khi nhìn thấy các cụ khác mặc thì bà cũng vui vẻ thay đồ.

Bất ngờ hơn là lúc chụp ảnh bà đổi dáng liên tục, lúc thì ngồi, lúc thì đứng, lúc thì trang trí cây thông”, chị Ngân cười kể.

Quần áo của các cụ mặc chụp ảnh được chị Ngân và ekip mượn của cán bộ nhân viên trong trung tâm. Thời gian thực hiện bộ ảnh khoảng 2 tiếng.

“Dù nhiều tuổi nhưng các cụ tạo dáng rất tự nhiên, chuyên nghiệp nên ekip không gặp khó khăn gì. Khi xem lại bộ ảnh, các cụ vui lắm, ai cũng bất ngờ khen mình “đẹp lão, thần thái”. Các cụ cũng rất phấn khởi khi biết bộ ảnh được nhiều người chia sẻ, yêu thích”, chị Ngân nói.

Theo Hiệp Nguyễn – PV Báo Dân Trí

Xem thêm