Khi về già con người ta thường sợ cô đơn và buồn chán. Với người cao tuổi trong viện dưỡng lão họ còn có người bầu bạn, chuyện trò và được tham gia các hoạt động vui chơi do trung tâm tổ chức, nên cảm giác cô đơn cũng vơi dần đi. Nhưng người già sống tại các gia đình thì khác. Con cái đi làm, các cháu đi học, họ lại quanh quẩn một mình trong căn nhà với sự cô đơn. Ngoài việc xem vô tuyến, Diên Hồng sẽ gợi ý một số hoạt động, trò chơi cho người già khi ở nhà một mình, các gia đình có thể áp dụng ngay cho người thân của mình.
Tô tranh, vẽ tranh
Tô tranh là hoạt động khá đơn giản, dụng cụ dễ tìm.
Chỉ với những bức hình in sẵn và màu vẽ là người già có thể thỏa thích thực hiện
theo ý của mình. Bên cạnh việc tô tranh truyền thống bằng màu, giấy, người già
có thể làm tranh cát. Ngoài ra, người già có thể vẽ các bức tranh đơn giản bằng
màu nước, tăm bông, hoặc bằng lá cây.
Ghép hình, ghép tranh
Đây là hoạt động đòi hỏi tư duy và rèn luyện trí nhớ
cho người già. Với những hình có sẵn, người cao tuổi phải ghép chúng lại với
nhau để có một bức tranh hoàn chỉnh. Có thể tăng dần mức độ khó của các bức
hình để người già không bị nhàm chán.
Xếp gỗ
Là hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo ở người già. Với
nhiều miếng gỗ nhỏ khác nhau, nhiệm vụ của người già là xếp chúng thành những
hình khối sáng tạo theo ý muốn như: hình tháp, cây cối, nhà cửa, con vật,…hoặc
có thể tự mình chơi rút gỗ.
Nhặt hạt
Là hoạt động rèn luyện tính kiên trì cho người già.
Trong trò chơi này, các loại hạt sẽ được trộn lẫn vào nhau, người già sẽ giống
như cô Tấm trong câu chuyện cổ tích, nhặt riêng từng loại ra với nhau.
Đối với những người già thích các hoạt động tạo ra sản phẩm trực tiếp thì có thể tham khảo các hoạt động như:
Làm đồ chơi handmade tặng cho các cháu. Chuẩn bị các hình theo mẫu, sau đó in hình thành phẩm để người già làm theo. Có thể tham khảo một số cách làm tại đây
Làm thiệp, làm album ảnh tặng các thành viên trong gia đình. Người thân có thể mua thêm sticker để người già có thể thỏa thích sáng tạo theo ý của riêng mình.
Ngoài ra có thể tết dây thừng, gấp hộp, gấp giấy,…. Những lúc rảnh rỗi các thành viên trong gia đình cũng có thể tham gia vui chơi, hoạt động cùng ông bà, bố mẹ để thêm gắn kết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người già có thêm nhiều hoạt động bổ ích, thú vị khi ở nhà một mình.
Cũng giống như người trẻ, người già cũng cần các hình thức giải trí để đời sống tinh thần thêm phong phú góp phần đảm bảo chất lượng sống.
Người trẻ có nhiều thú vui và dễ dàng thực hiện như đi xem phim, tụ tập bạn bè tám chuyện, lướt Facebook, Youtube,… còn người già thì sao? Nhiều cụ bà cả ngày chỉ ngồi đan len, xem Tivi, ăn uống rồi lại xem Tivi. Dù con cháu đã cố gắng dành thời gian xem phim cùng cụ nhưng bản thân họ vẫn thấy là chưa đủ. Vậy lời giải nào cho bài toán “để người già vui hơn”?
Với kinh nghiệm 7 năm chăm sóc người cao tuổi, chúng tôi nhận ra mỗi người già có cách riêng để cảm nhận niềm vui. Người thích nói chuyện, họ có thể thao thao bất tuyệt cả ngày không biết chán; có người thích tham gia các hoạt động sôi nổi kiểu các môn thể thao tập thể; có cụ thích yên tĩnh, “cày” phim; nhiều cụ đam mê chăm sóc cây cối… Chính vì vậy, để người già vui vẻ hơn, con cháu cần thấu hiểu sở thích, mong muốn của cụ. Có những hoạt động con cháu nghĩ là nhàm chán nhưng với ông bà lại là niềm vui thích.
Sai lầm của con cháu là chỉ muốn ông bà ngồi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, hạn chế đi lại để đảm bảo an toàn. Thực ra người già vẫn rất cần các mối quan hệ xã hội. Sinh hoạt cộng đồng là chìa khoá để người già sống vui vẻ, khoẻ mạnh. Tôi gặp một số cụ đi đánh cờ ở nhà văn hoá phường, đi công viên tập thể dục, đi học nhảy,… Những ông bà ấy không mấy ai có vấn đề về sức khoẻ. Những cụ chỉ suốt ngày quanh quẩn ở nhà, con cháu cũng sống cùng nhưng mỗi người một việc lại hay đau ốm. Một số người già nghiện đi các trung tâm bấm huyệt để gặp gỡ nhau thậm chí thích đi nằm viện chỉ để có bạn nói chuyện…là vì muốn có các mối quan hệ xã hội.
Suy cho cùng, người già cũng giống như những lứa tuổi khác, cứ được làm những gì mình thích là thấy vui thôi. Niềm vui của mỗi người cũng không giống nhau. Đó chính là triết lý mà Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đang bám sát để thực hiện khi tạo ra nhiều hoạt động khác nhau để phù hợp với sở thích phong phú, riêng biệt của người già đang sống trong trung tâm.
Như chúng ta đều biết, nước đóng vai trò vô cùng
quan trọng, chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Con người có thể nhịn ăn trong
vòng vài ngày, thậm chí vài tuần nhưng không thể nhịn uống nước sau 3 ngày. Và
hằng ngày, bên tai chúng ta đều nghe thấy một câu như niệm chú rằng: Mỗi người
cần uống đủ 2 lít nước/ngày. Vậy thực hư thế nào?
Cần bao nhiêu nước thì đủ?
Mùa nóng tới, cơ thể mất nhiều mồ hôi, mất nước hơn
bình thường, vì thế đâu đâu cũng khuyến khích uống nhiều nước, thậm chí một số
nơi còn tổ chức những thử thách uống nước. Nhưng sự thật không đơn giản thế.
Nhu cầu nước của mỗi cá thể sẽ phụ thuộc vào việc cơ thể mất bao nhiêu nước, và
phụ thuộc vào ba yếu tố chính sau đây:
– Khối lượng cơ thể: Kích cỡ sẽ tỷ lệ thuận với lượng nước cần nạp vào người.
– Nhiệt độ môi trường: Thường xuyên đối mặt với cái nóng, cơ thể bạn sẽ toát mồ hôi và mất nước.
– Hoạt động thể chất: Bạn hoạt động càng nhiều, cơ thể sẽ mất càng nhiều nước (dưới dạng mồ hôi).
Do đó quy chuẩn “2 lít nước/ngày” cho mọi người là
thiếu cơ sở.
Bạn có thể uống quá nhiều nước không?
Cơ thể chúng ta tồn tại một cơ chế cân bằng nội sinh
riêng, đó là những tinh chỉnh cân bằng cơ thể diễn ra tại thận. Khi ta uống nhiều
nước hơn lượng cần thiết, ta sẽ lập tức muốn xả nước thừa, và khi cơ thể thiếu
nước, bạn sẽ chẳng thấy mình muốn đi vệ sinh chút nào. Cơ chế sinh học này hiệu
quả hơn bất cứ thứ ứng dụng theo dõi nào bạn đang có, trong điện thoại hay trên
cổ tay.
Vậy uống bao nhiêu nước là đủ?
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy việc uống 2 lít nước/ngày
giảm tỷ lệ hình thành sỏi ở những người có tiền sử sỏi thận, giảm nhiễm trùng
bàng quang ở những người đã từng mắc chứng bệnh quái ác này.
Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy
uống nhiều nước có liên quan tới việc tăng chức năng thận, làm hồng da hay giảm
táo bón. Uống nhiều nước không giúp giảm cân, trừ khi bạn uống nước lọc thay những
đồ uống ngọt khác, hay uống no nước để không ăn được nhiều.
Mặt khác, các nghiên cứu về hoạt động não bộ cho thấy
việc ép bản thân uống thêm nước là một trải nghiệm không mấy dễ chịu, cơ bắp của
bạn sẽ phải vất vả hơn khi uống nước “ép”, thay vì uống nước mỗi khi khát. Não
bộ của bạn không khuyến khích việc uống càng nhiều nước càng tốt, bởi cơ thể có
thể gặp chứng khát nhiều (polydipsia), rồi dẫn tới tiểu nhiều và có thể gây ra
giãn bàng quang, giãn ống niệu, thủy thũng thận hay giảm chức năng thận.
Vậy bạn có nên uống cố 2 lít nước mỗi ngày không? Trừ
khi khát cháy cổ, việc uống thêm nước chẳng đem lại nhiều lợi lộc cho cơ thể bạn
đâu, mà uống nhiều quá cũng chưa chắc đã có hại. Nên là cứ khát thì uống thôi,
không ai ép cả.
Sau khi nghe được câu chuyện của hai vợ chồng già bán nhà vào Viện dưỡng lão, thì rất nhiều người đồng tình với quan điểm đấy. Bạn Thanh Đình có góc nhìn khá hài hước: “Đọc mà ngưỡng mộ cụ, về già mình cũng dọn đường vô viện dưỡng lão. Trong đó có bạn bè đồng trang lứa vui hơn. Con cháu thương thì nó lại thăm, lâu lâu rước về nhà chơi, vui cả làng”.
Một độc giả khác cũng nhắn nhủ: “Đây chính là tư duy và lối sống hiện đại của người phương tây. Già cả vào dưỡng lão là tốt nhất cho mình, cho con cháu mình”.
Bạn Thảo Nguyên thì bày tỏ lòng ngưỡng mộ không thôi:
“Phụ nữ như bà không hạnh phúc sao được, văn minh, tiến bộ cả trong tư tưởng và
hành động, tự lực tự cường mà cũng rất tình nghĩa, yêu thương ông nha. Chúc ông
bà được khỏe mạnh, hạnh phúc bên nhau nhiều nhiều cái Tết nữa”.
Nhưng bên cạnh những người ủng hộ tư tưởng tiến bộ ấy
của bà, thì vẫn có những ý kiến không đồng tình. Bạn Vũ Nam cho rằng “Vào viện
dưỡng lão cũng tốt song không bằng con cái chăm sóc”. Đồng ý kiến với Vũ Nam, độc
giả Đào Nguyên bình luận: “Ở nhà thì sinh hoạt hàng ngày có thể tốt hơn vì con
cháu của chu đáo hơn”.
Trước việc ông bà bán nhà vào viện dưỡng lão thì một
bình luận khiến nhiều người xót xa: “Ông bà còn có nhà để bán, tôi có người
quen đã giao hết cho con giờ bị con bỏ phế, 90 tuổi phải ở một mình, ăn uống từ
thiện của hàng xóm”.
Dưới một góc nhìn khác, bạn Anh Vũ nhận định: “Thật
ra với văn hóa Á đông thì đây là 1 vấn đề không đơn giản. Chắc hẳn nhiều người
già cũng muốn ủng hộ việc đó, nhưng để quyết định học theo thì chưa nhiều người
dám”.
Xem lại bài viết Vợ chồng già bán nhà vào viện dưỡng lão, tại đây.
Viện dưỡng lão Diên Hồng đã tập hợp 7 lý do hàng đầu rằng việc chuyển sang một cộng đồng người già hạnh phúc có thể là lựa chọn hoàn hảo cho mỗi gia đình.
Chuyển đến một ngôi nhà mới, một nơi ở mới có thể là một trong những cột mốc quan trọng của cuộc đời. Ngày nay, nhiều người mong muốn gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão hay chính bản thân người già có mong muốn đấy nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Thực tế, ở viện dưỡng lão có vô số tiện nghi và nhiều hoạt động xã hội cho người già. Từ dịch vụ cắt tóc, làm đẹp đến ăn uống, vui chơi, giải trí. Ngoài ra người cao tuổi còn được xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và chăm sóc y tế hiện đại. Thông qua các dịch vụ này cũng như các hoạt động tập thể, nhiều người cao tuổi đang thấy rằng các viện dưỡng lão đang mang đến sự thuận tiện, hạnh phúc và cải thiện chất lượng cuộc sống.
1. Giá cả phải chăng hơn chúng ta nghĩ
Hầu hết mọi người không nhận ra chi phí khi sống trong viện dưỡng lão hợp lý hơn hẳn khi ở nhà mà có thuê thêm người giúp việc. Chi phí sinh hoạt trong viện dưỡng lão khoảng 8 triệu/1 tháng, cho một người già khỏe mạnh. Đây là chi phí trọn gói bao gồm: Chỗ ở tiện nghi (tivi, điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh); phòng sinh hoạt chung; phòng tập thể dục; giặt giũ; chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp với người cao tuổi; xoa bóp bấm huyệt; chế độ theo dõi sức khỏe hàng ngày, hàng tuần, tổ chức sinh nhật, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí…
Khi sống tại nhà, tiền thuê giúp việc mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng. Chi phí ăn uống cho cả cụ và giúp việc khoảng 3 triệu. Tiền điện nước nếu dùng điều hòa 24/24 như một số người cao tuổi đang sống tại Viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội, chi phí truyền hình,… khoảng trên 1 triệu. Chưa kể các chi phí như thăm khám bác sĩ, sửa chữa thiết bị, đồ đạc khi bị hỏng thì một tháng đã tốn kém ít nhất 10 triệu đồng.
Nhiều người cao tuổi và gia đình đã thấy rằng chi phí sinh hoạt hàng tháng trong viện dưỡng lão ít hơn so với ở nhà riêng của họ.
2. Cơ hội tham gia hoạt động xã hội dồi dào
Nếu quý vị nghĩ rằng cuộc sống trong một
viện dưỡng lão có nghĩa là ngồi một chỗ, hãy suy nghĩ lại! Ở đây người cao tuổi
có thể dễ dàng giao tiếp với bạn bè, không chỉ trong các khu vực chung mà còn
thông qua các hoạt động có kế hoạch như các sự kiện sinh nhật, giao lưu với các
đoàn sinh viên, trẻ em mầm non, chụp các bộ ảnh đẹp để làm kỷ niệm…
Người cao tuổi tại viện dưỡng lão Diên Hồng cũng có quyền tự do duy trì thói quen như khi ở nhà và lựa chọn hoạt động phù hợp với mình. Trong một viện dưỡng lão, người cao tuổi luôn có một lựa chọn là thư giãn thoải mái trong không gian riêng của họ hoặc đắm mình trong cuộc sống xã hội của cộng đồng. Khi hòa mình vào các hoạt động tập thể, các sự kiện thể thao, hoặc các lớp thể dục, yoga, người cao tuổi sẽ tìm thấy nhiều cơ hội bổ ích và được truyền cảm hứng để tham gia. Bên cạnh đó, người già thậm chí có thể nhen nhóm những sở thích bị lãng quên mà cuối cùng cũng có thời gian để theo đuổi.
Viện dưỡng lão Diên Hồng đã thực sự truyền
cảm hứng cho người cao tuổi tham gia các hoạt động. Điều này dẫn đến hạnh phúc
và chất lượng cuộc sống lớn hơn.
3. Chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp và thuận tiện
Thật khó để dự đoán sự tiến triển của sức khỏe của cha mẹ già. Các nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu có vẻ đơn giản có thể phát triển thành các tình trạng nghiêm trọng hơn đòi hỏi phải chú ý liên tục. Nếu không có sự giám sát, các vấn đề như mất trí nhớ, không tự chủ và hạn chế vận động có thể gây ra những rủi ro lớn cho sức khỏe của người cao tuổi. Ngoài ra, với nhiều người, việc đối phó với những thay đổi trong hành vi, nâng đỡ và di chuyển cha mẹ trở nên khó khăn và dễ gặp sự cố. Một viện dưỡng lão có thể cung cấp hỗ trợ suốt ngày đêm. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có kiến thức về nhiều tình trạng y tế và có kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi, viện dưỡng lão là lựa chọn hợp lý.
Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội, chi phí chăm sóc sức khỏe được bao gồm trong phí hàng tùy theo nhu cầu. Hằng ngày người cao tuổi sẽ được đo nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, chỉ số đường huyết và được kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc cho phù hợp với thực tế. Cuối tuần sẽ có bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho người cao tuổi.
Bà Trần Kim Oanh (Quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ rằng bà rất yên tâm khi sống trong trung tâm vì khi huyết áp tăng cao đến 180 thì điều dưỡng viên cho bà uống thuốc và chỉ một lúc sau huyết áp đã trở về 120 như bình thường. Nếu bà ở nhà một mình thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
4. Môi trường sống an toàn
Thông thường không gian sống tại các gia
đình không hoàn toàn phù hợp với người già. Các gia đình thường phải sửa đổi
nhà và thuê chăm sóc tại nhà để làm cho ngôi nhà của mình an toàn cho người cao
tuổi có sức khỏe thể chất bắt đầu suy yếu dần. Từ hệ thống cảnh báo y tế đến
thanh vịn trong nhà tắm, đường dốc dành cho xe lăn,…đều cần phải điều chỉnh.
Thực tế là không nhiều ngôi nhà có thể sửa lại được, chưa kể các chi phí này rất
tốn kém. Viện dưỡng lão Diên Hồng được thiết kế từng chi tiết như tay vịn hành
lang, thang máy, thanh chắn giường…giúp người cao tuổi tránh té ngã và tai nạn
và luôn có nhân viên y tế túc trực 24/7 sơ cứu kịp thời hoặc chuyển đến bệnh viện
gần đó.
Các nút gọi khẩn cấp cũng như nhân viên
được đào tạo sẵn sàng 24/7 chỉ là một vài trong số các cách mà Viện dưỡng lão
Diên Hồng Hà Nội đảm bảo an toàn cho cư dân của mình. Trong Diên Hồng, người
cao tuổi yên tâm khi biết rằng trong tình huống khẩn cấp luôn nhận được sự hỗ
trợ từ điều dưỡng viên có kinh nghiệm.
5. Tập thể dục và thể chất hàng ngày
Người già ở Việt Nam đa phần hay thích nằm, ít vận động. Trong viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội thì ban đầu người cao tuổi có thể chưa hào hứng với việc tập thể dục nhưng khi điều dưỡng viên tổ chức hoạt động thể dục theo nhóm thì các cụ có tinh thần hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động như tưới cây, đi dạo cũng mang đến niềm vui, giúp người cao tuổi vận động và giải phóng endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, được xem là “liều thuốc” giảm đau tự nhiên, có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, hưng phấn, hạnh phúc, tâm trạng tốt hơn, giảm đau và giúp tập trung hơn…).
Hơn nữa, các CLB như yoga, CLB trò chơi với các trò chơi vận động cũng có thể giúp người cao tuổi điều trị viêm khớp và tăng cường sự khéo léo của các cơ trong cơ thể.
Hàng tháng, điều dưỡng viên tại Viện dưỡng lão Diên Hồng sẽ lập kế hoạch các hoạt động sẽ tổ chức trong tháng bao gồm cả đưa người cao tuổi đi dạo, tập thể dục, các trò chơi vận động, hoạt động thủ công, xếp hình, đố vui, giao lưu văn nghệ… Bên cạnh đó, các hoạt động đa dạng để phù hợp với nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, đảm bảo rằng ai cũng có cơ hội tham gia. Ngoài các hoạt động theo tháng, hằng năm, viện cũng tổ chức Olympic Diên Hồng với các môn thể thao được biến tấu từ các môn thi trong thế vận hội để phù hợp với người già và có nhiều yếu tố giải trí hơn.
Có thể nói khi sống trong các viện dưỡng
lão, cơ hội rèn luyện thể chất của người cao tuổi được hỗ trợ vượt xa những gì
người thân trong gia đình có thể cung cấp tại nhà.
6. Bữa ăn ngon lành phù hợp với chế độ dinh dưỡng người già mỗi ngày
Có thể rất khó để theo dõi và cân đối dinh dưỡng cho người già tại nhà. Người cao tuổi sống một mình có thể thấy không hấp dẫn khi nấu ăn cho một người. Và thật khó khăn cho những người chăm sóc tại gia đình để theo dõi xem người thân của họ có nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết hay không. Bên cạnh đó, cách chế biến đồ ăn tại gia đình không hoàn toàn phù hợp với người già. Trên thực tế, nhiều người cao tuổi bị suy dinh dưỡng khiến sức khỏe và hạnh phúc của họ suy giảm – bất chấp những nỗ lực của gia đình để giữ cho họ khỏe mạnh.
Trong viện dưỡng lão Diên Hồng, người cao tuổi được phục vụ bốn bữa ăn mỗi ngày phù hợp với điều kiện sức khỏe cụ thể của họ, chẳng hạn như răng yếu, khó nuốt hoặc tiểu đường. Bữa ăn mỗi ngày đã được bao gồm trong phí hàng tháng. Người già không phải lo lắng về việc chuẩn bị gì cho bữa tối. Đầu bếp sẽ đảm bảo rằng người cao tuổi luôn có những bữa ăn ngon, bổ dưỡng được chuẩn bị mới mỗi ngày. Thực đơn cũng được thay đổi thường xuyên để người cao tuổi luôn cảm thấy ngon miệng.
7. Xa thương gần thường
Nhiều người cho rằng người già cần phải
sống cùng với con cháu để được quan tâm chăm sóc nhưng sự khác biệt giữa nhiều
thế hệ khiến cho mối quan hệ bố mẹ và con cái trở nên xấu đi.
Đối với nhiều cá nhân, việc sống chung với
cha mẹ già cũng có thể làm gián đoạn sự tham gia vào các hoạt động khác. Với
người cao tuổi khoảng 80 tuổi thì con cái cũng tầm U60. Họ hoặc chưa nghỉ hưu
hoặc nếu nghỉ hưu thì vẫn còn tham gia nhiều hoạt động bên ngoài hoặc dành thời
gian để làm những việc mà khi còn trẻ chưa có cơ hội trải nghiệm. Tình huống thậm
chí còn căng thẳng hơn khi họ có mối quan hệ căng thẳng với cha mẹ nhất là khi
người già trở nên nhạy cảm và khó tính hơn. Thay vì hy sinh sức khỏe cảm xúc của
cả hai bên, viện dưỡng lão có thể là một lựa chọn tốt. Khi không sống cùng
nhau, cảm giác nhớ thương vì không phải ngày nào cũng gặp nhau lại giúp cải thiện
tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Cô Đinh Ngọc Quy (Thanh Xuân, Hà Nội) luôn ủng hộ người già sống trong viện dưỡng lão cũng chia sẻ một câu chuyện thật đầy cảm động. Có nhà kia cha mẹ chia đất cho các con. Vì là nhà ở góc phố nên có 2 mặt tiền. Các con kinh doanh cũng khá sau đó cho thuê mở quán ăn 125 triệu/tháng và quán cà phê 50 triệu/tháng. Con út ở chỗ khác cũng nhà mặt phố luôn. Nhưng 2 cụ già thì tội thật vì ốm đau nên con cho ở trong phòng riêng và thuê giúp việc coi sóc. Thi thoảng các con đẩy 2 cụ ra ngoài nhưng nhìn tàn tạ dù các cụ đi lại đc nhưng yếu lắm. Sau đó nhà các con đập đi xây lại to hoành tráng hơn nên gửi tạm các cụ vào dưỡng lão hơn 1 năm trong lúc chờ xây nhà.
Khi nhà xây xong, các con đón về thì cụ ông không chịu và cụ bà cũng ở đó luôn theo ông. Hai cụ lúc này khoẻ hẳn ra và đi lại bình thường. Cụ ông bảo với hàng xóm lúc về thăm nhà là “Tôi không thấy cái nhà tôi nó ấm áp. Lỗi tại tôi không dạy dỗ mà chỉ biết lo cho chúng nó. Tuy chúng không hỗn láo nhưng không cho tôi cái tình cảm và niềm vui như các cháu trong viện dưỡng lão”.
Cô Quy tâm sự: “Có bao nhiêu cuộc đời thì bấy nhiêu số phận khác nhau. Có những cụ được sống và chết vui vầy đủ đầy cùng con cháu ở nhà. Nhưng tôi đoan chắc rằng cái kết của tuổi già ở viện dưỡng lão là một cái kết tốt đẹp. Dù người vào đó với bất cứ lý do gì chăng nữa. Vì tôi đã tìm hiểu về nó cách đây 15 năm rồi và tôi luôn mơ ước được đưa mẹ mình vào đó. Sau này sẽ là tôi. Tôi đã dặn các con kỹ lưỡng nếu tôi ốm đau hoặc già yếu thì bán nhà của tôi đưa tôi vào viện dưỡng lão và tôi xác định phải làm thế nào để có kết quả êm đẹp cho mình và các con.”
Đã qua rồi cái thời tứ đại đồng đường nhất là ở các thành phố lớn khi nhà cửa có diện tích hạn chế. Chỗ ăn, chỗ ngủ chật chội, chưa kể những khác biệt trong quan điểm của các thế hệ cũng có thể mang lại khổ sở, bất tiện cho các thành viên. Để hòa thuận, nhiều khi các thành viên phải rất cố gắng dung hòa, thậm chí bằng mặt nhưng không bằng lòng, khó để có được hạnh phúc thật sự. Tuy nhiên, mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Người cao tuổi có thể lựa chọn sống ở viện dưỡng lão hay sống cùng con cháu, miễn là họ cảm thấy vui.
Viện dưỡng lão đang là xu hướng và giải pháp mới cho
các gia đình Việt, đặc biệt trong thời kỳ già hóa dân số như hiện nay. Nhưng
người già sống trong các Viện dưỡng lão liệu có tốt hơn ở nhà?
Bàn về vấn đề này, đã có nhiều ý kiến trái chiều được
đưa ra. Độc giả Vũ Nam nhận định rằng “Vào viện dưỡng lão cũng tốt song không bằng
con cái chăm sóc”. Đồng ý kiến với Vũ Nam, độc giả Nguyễn Minh Tuấn khẳng định
“Ở nhà với con cái là tốt nhất”. Bạn Đào Nguyên cũng cho hay “Ở nhà thì sinh hoạt
hàng ngày có thể tốt hơn vì con cháu chu đáo hơn”.
1. Nếu ở với con cái mà con cái đi làm thì có lẽ họ
đã chết trên xe cấp cứu khi đi 8km đến bệnh viện rồi.
2. Thuê cả con rể chăm, trả lương đầy đủ nhưng vẫn
không ổn. Vì sao biết không? Vì con rể hay con đẻ đều không có chuyên môn, kinh
nghiệm, phương tiện.
3. Ở với con, hiếm khi mới tụ tập được với bạn già cùng trang lứa, không ai nói chuyện, mất niềm vui tinh thần rất lớn.
4. Ở viện dưỡng lão tình cảm với con cái có khi gắn
kết và vui vẻ hơn vì hầu như không có va chạm, mệt mỏi. Khi gặp nhau chỉ để
vui.
5. Môi trường trong lành, phù hợp, giờ ăn giờ ngủ ổn
định. Trong khi ở cùng con cháu, đứa hét đứa hò…”.
Một độc giả khác cũng tán thành “Tui không hiểu bạn
lấy cái gì mà dám khẳng định ‘sinh hoạt hàng ngày có thể tốt hơn vì con cháu
chu đáo hơn’? Con cháu nó bận rộn kiếm tiền, giờ nào để chu đáo? Một ví dụ nhỏ
xíu: Không lẽ mỗi trưa nghỉ 1 tiếng phải chạy về nhà cho cha mẹ ăn? 1 tiếng
không đủ giờ chạy về chứ ở đó mà nấu nướng cho cha mẹ. Thế là ông bà ở nhà vẫn
phải tự lo, không thì có người giúp việc. Mà người giúp việc cũng không có
chuyên môn thì chu đáo kiểu gì? Đó là chưa kể có những người bản tính đã không
chu đáo thì làm sao chu đáo với cha mẹ mình?”
Một bình luận khác của độc giả cũng khiến nhiều người
phải suy ngẫm: “Có người sống với con mà sống không bằng chết, không tiền ăn uống
khổ sở, điều kiện sống thiếu đủ thứ, con thì không có kiến thức chăm bệnh hoặc
là chăm một thời gian là con cái mệt mỏi kêu than. Vậy mà lúc nào cũng nói là
hiếu đạo chê viện dưỡng lão này kia, lên án những người gửi cha mẹ vào viện dưỡng
lão nhưng thực ra là vì không đủ điều kiện”.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại mới, định kiến về Viện dưỡng lão dường như cũng không còn gay gắt như trước. Nhưng việc đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão có phải là bất hiếu hay không thì vẫn còn nhiều tranh luận.
Bàn về vấn đề này, bạn Tuân Hầm chia sẻ về quan điểm của mình như sau “Nước chảy xuôi chứ chẳng bao giờ chảy ngược. Khi bàn đến chuyện dưỡng lão như thế nào tức là người ta nghĩ sau này mình già sẽ ở đâu, chứ không phải con cái “bỏ” cha mẹ ở chỗ nào. Cha mẹ muốn vào mà con cái không cho, đấy mới là bất hiếu”.
Góc nhìn của một bạn độc giả khác thì cho rằng: Đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão không còn quá nặng nề về chuyện chữ Hiếu. Vì ngay bản thân người già họ đã nhận thức được vào Viện dưỡng lão là điều cần thiết và tất yếu. Thậm chí nhiều người trung niên đã chuẩn bị đầy đủ hành trang cho mình để bước đến tuổi xế chiều.
Cũng tương tự, là trường hợp của bà Vũ Thị Dành, hiện đang an dưỡng tại Diên Hồng, bà cho rằng: “Đời cua cua máy. Đời cáy cáy đào”. Vì thế, hai ông bà đã không ở cùng con cháu và quyết định bán căn nhà ở quê để vào Viện dưỡng lão.
Hay quan điểm của bà Biển cũng khiến nhiều người suy ngẫm đó là: “Đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão không phải là bất hiếu, mà là một cách báo hiếu trong thời đại mới”.
Còn mọi người có suy nghĩ gì về việc đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão. Hãy cùng để lại bình luận của mình ở dưới bài viết nhé.
Cầm trên tay tấm bằng điều dưỡng, bạn có thể làm trong các bệnh viện, phòng khám hoặc trong các Trung tâm chăm sóc người cao tuổi như ở Diên Hồng. Nghe đến Viện dưỡng lão cũng nhiều nhưng chắc hẳn mọi người vẫn còn đang thắc mắc về công việc hằng ngày của các bạn điều dưỡng viên phải không? Ngay bây giờ hãy cùng Diên Hồng bật mí qua bài viết này nhé.
Một ngày, các bạn điều dưỡng viện có 8 tiếng làm việc bắt đầu từ 7h30 đến 17h30 trong đó có 2h để nghỉ trưa và ăn uống. Và sau đây chính là 7 công việc của các bạn ấy.
1. Thực hiện các công việc chăm sóc NCT như: Hỗ trợ NCT ăn uống, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, thay quần áo, thay tã, xoa bóp, đảm bảo NCT luôn được chăm sóc sạch sẽ, an toàn và đảm bảo sức khỏe.
2. Thực hiện công tác theo dõi sức khỏe cho NCT: Theo dõi các chỉ số sinh tồn hàng ngày, đường huyết định kỳ và cân nặng hàng tháng. Cho NCT uống thuốc theo đúng chỉ định, chăm sóc vết loét. Với những trường hợp bất thường thì báo cáo Điều dưỡng Trưởng để được xử trí kịp thời.
3. Thực hiện các công việc đảm bảo vệ sinh khu sinh hoạt của NCT: Sắp xếp quần áo, đồ dùng, vật tư của NCT luôn gọn gàng, sạch sẽ, đúng người, đúng chỗ… có trách nhiệm nhắc nhở bộ phận tạp vụ đảm bảo vệ sinh phòng ốc, dụng cụ trong khu vực sinh hoạt của NCT.
4. Thực hiện các công việc chăm sóc đời sống tinh thần cho NCT: Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, đi dạo, thể dục cho NCT. Phối hợp, tham gia tổ chức các chương trình văn nghệ, kỷ niệm, sinh nhật và giao lưu với NCT,…
5. Thực hiện những yêu cầu chăm sóc đặc biệt theo yêu cầu của NCT và gia đình: Pha sữa theo giờ, uống thuốc bổ đặc biệt,…
6. Thực hiện trực đêm, trực ca theo điều phối của Điều dưỡng Trưởng và Trưởng tầng
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trưởng tầng, Điều dưỡng trưởng và Ban Giám đốc.
Tin chắc rằng sau bài viết này sẽ giúp cho các ứng viên hiểu được hơn công việc mà mình cần làm. Cũng như giúp gia đình thấu hiểu hơn về sứ mệnh cao cả của điều dưỡng viên Viện dưỡng lão.
Bằng việc thấu hiểu mong muốn tiềm ẩn của người già và những sáng tạo trong các hoạt động, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã trở thành ngôi nhà chung được nhiều người yêu thích.
Nhiều suy nghĩ về người già trước đây đã được chứng minh là sai lầm ở Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng. Người già không phải chỉ thích sống hoài niệm, thoải mái với những thứ quen thuộc mà nhiều người già thích trẻ lại, thích cái mới, thích gặp gỡ, thích kết bạn, thích được tham gia hoạt động cả ngày thay vì nằm một chỗ. Vì vậy, Trung tâm đã thiết kế và tổ chức một lịch trình sinh hoạt cả tháng cho người cao tuổi đang sống trong Trung tâm để phù hợp với nhiều sở thích khác nhau. Đó có thể là các trò chơi vận động nhẹ nhàng, các buổi làm đồ thủ công hay các cuộc thi sắc đẹp đòi hỏi kiến thức. Nhờ vậy mà mỗi người cao tuổi đều tìm thấy một hay vài hoạt động phù hợp với mình để luôn giữ được niềm vui cuộc sống.
Hằng năm, cứ vào dịp tết, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đều tổ chức chợ Tết để người già hòa mình vào không khí tấp nập mua sắm, vui chơi, để cảm nhận sâu sắc cái Tết đang đến rất gần. Ở các thành phố lớn, mỗi năm người dân lại có những trải nghiệm mới về Tết khi đến các khu vui chơi, mua sắm khác nhau, cách thưởng thức Tết cũng có nhiều đổi mới. Vì thế, Diên Hồng đã nỗ lực không ngừng để mỗi năm mang đến chợ Tết Diên Hồng cái gì đó mới mẻ để các cụ luôn cảm thấy hứng khởi và chờ đợi.
“Những năm trước thấy một số cụ chạnh lòng bảo tiền đâu mà đi chợ Tết, năm nay mình tổ chức quyên góp đồ dùng vừa mới vừa cũ để bán miễn phí trong chợ tết cho các cụ. Nhưng để các cụ không bị lăn tăn tâm lý “của cho là của ôi”, chúng mình bê đến chợ Tết cả mấy cái sàn thương mại điện tử, cấp cả một cái ví có sẵn 500 Tết xu để các cụ thoải mái mua sắm. Và thế là các cụ nô nức đi ngắm rồi chọn mua, các bạn nhân viên thì giống những người bán hàng chuyên nghiệp tư vấn cho các cụ mua được những món đồ ưng ý”, chị Hoàng Ngân – Phó Tổng giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tự hào nói.
Thực tế là chợ Tết xong cả tuần rồi mà các ông bà trong trung tâm vẫn còn sung sướng khoe với nhau những món đồ yêu thích mua được. Tuyệt vời nhất là các cụ rất vui vì không có tiền vẫn đi chợ Tết và mua được hàng.
Tại chợ tết, các ông bà còn được chơi các trò chơi mà nếu chiến thắng thì được tặng quà như mấy quầy game trong các trung tâm thương mại hay các hội chợ như gắp gấu bông, ném vòng, ném bóng vào cốc, ném phi tiêu. Mấy trò chơi này không chỉ hấp dẫn vì được quà mà là ở trải nghiệm đi đổi xu rồi dùng xu mua lượt chơi và nỗ lực hết sức mình để chiến thắng. Lúc thua thì tiếc nuối rồi khi chiến thắng trò chơi, các ông bà vỡ òa hạnh phúc.
Trong chợ Tết còn có cả studio chụp ảnh để các cụ và gia đình có thể chụp ảnh concept Tết và in ảnh gỗ ngay tại Diên Hồng.
Một điều khiến người cao tuổi cảm thấy hào hứng mua sắm trong chợ tết Diên Hồng là mục đích gây quỹ đi từ thiện. Lợi nhuận của các gian hàng sẽ được ban tổ chức mua gạo, mắm, muối, dầu ăn… cho các em bé ở Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu. Nhờ đó mà chợ tết Diên Hồng còn có thêm ý nghĩa đối với các ông bà ở Diên Hồng và tất cả người tham dự.
Chính vì Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng luôn có các hoạt động vừa vui vừa ý nghĩa nên nhiều ông bà không muốn về thăm nhà sợ bỏ lỡ các sự kiện thú vị. Có khi là về nhà chỉ được một ngày các cụ đã muốn quay lại vì ở Diên Hồng quen rồi. Bà Đặng Thị Tuyết Sinh vui vẻ nói: “Diên Hồng tệ lắm, cứ làm cho người ta thấy yêu rồi bị nghiện lúc nào không hay”.
Ai rồi cũng phải già và có một tuổi già sinh động thì quan trọng vô cùng. Đó cũng chính là lí do mà Diên Hồng luôn nỗ lực để mang đến một môi trường sống tích cực, vui vẻ và nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người già.
Giải trí là giúp con người thoát khỏi những phiền muộn của cuộc sống và mang đến nhiều khoảnh khắc thú vị. Nó là nhu cầu của tất cả mọi người, kể cả người già. Hãy cùng Diên Hồng tìm hiểu các hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi.
Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng người cao tuổi không chỉ được chăm sóc về sức khỏe mà còn được chú trọng về tinh thần, vui chơi giải trí. Những hoạt động hằng ngày giúp người cao tuổi có thêm niềm vui, thêm gần gũi nhau. Bên cạnh đó còn giúp rèn luyện nâng cao sức khỏe.
Với những người đang sinh sống tại gia đình, người thân có thể áp dụng các hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi để giúp họ thêm vui vẻ và gần gũi hơn với con cháu.
Vậy những hoạt động nào phù hợp với người cao tuổi?
Tập thể dục: Đây là hoạt động thu hút nhiều cụ tham gia. Có cụ còn bỏ tập phục hồi để tham gia tập thể dục. Trên nền nhạc sôi động, người già tập các động tác theo hướng dẫn. Người này động viên người kia, rồi rủ nhau tập cùng nên ai cũng hào hứng. Cụ nào không đứng được thì sẽ ngồi ghế tập.
Chơi ô ăn quan: Thay vì chơi ô ăn quan bằng những viên sỏi thì các cụ Diên Hồng lại chơi bằng kẹo.
Thử làm cô Tấm: Trong trò chơi này, người già được hóa thân thành cô Tấm trong truyện cổ tích. Bằng đôi tay khéo léo của mình, các cụ lựa đậu, lựa lạc, các hạt ngũ cốc ra với nhau. Trò chơi không chỉ mang đến nhiều niềm vui mà còn giúp rèn luyện nhanh mắt, nhanh tay, sự khéo léo của các cụ.
Trò chơi phi tiêu: Các cụ sẽ dùng phi tiêu, ném vào bóng bay được gắn lên tấm bảng. Trò chơi cũng giúp các cụ rèn luyện tay, mắt.
Ghép tranh: Đây là hoạt động giúp rèn luyện trí nhớ và khả năng phán đoán của các cụ.
Xếp gỗ: Xếp gỗ là hoạt động mới được các cụ cũng như nhân viên hết sức yêu thích. Từ những thanh gỗ nhỏ, các cụ xếp ngôi nhà, ô tô, hay xếp tên của mình. Không những thế trò rút gỗ cũng khiến các cụ mê mẩn. Ai cũng khéo léo rút để không bị rơi, có cụ còn chơi say sưa chơi quên cả thời gian.
Tổng hợp trò chơi với bóng nhựa: Đây là hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi phổ biến tại Diên Hồng. Vì hầu hết các cụ đều có thể chơi được. Một số hình thức chơi như ném bóng vào rổ, thổi bóng, câu bóng, bóng đèn nhấp nháy, ném bóng đổ chai.
Tạo hình khuôn mặt: Các cụ sẽ dùng các miếng giấy thủ công nhiều hình thù đã được cắt sẵn sau đó dán tạo thành hình khuôn mặt. Cụ nào cũng chăm chú, cẩn thận lựa những miếng giấy, sau đó phết lớp keo dán lên, rồi cẩn thận dán lên tờ giấy màu.
Tô tranh: Các cụ được thỏa thích sáng tạo, tô vẽ với nhiều màu sắc, nhiều bức tranh khác nhau. Có cụ bảo tôi không thích lá cây màu xanh, mà thích lá vàng như mùa thu, không thích con cá vàng mà thích con cá nhiều màu.
Chơi cá ngựa, chơi bài tam cúc
Câu cá
Ngâm châm: Ngâm chân giúp tăng lưu thông máu, giữ ấm cho cơ thể, nhất trong những ngày trời trở lạnh như hiện tại.
Ngoài các hoạt động vui chơi hằng ngày, người cao tuổi còn được tham gia Olympic thể thao. Ở đó, các cụ được tham gia các phần thi như ném đĩa, đua xe, đá bóng,…. Không những thế những hoạt động làm đèn lồng hand made, làm thiệp chúc mừng, đi dạo cũng được các cụ hào hứng tham gia.
Các cụ tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng còn được tham gia những phần thi trí tuệ như: Sống vui, sống khỏe, giao lưu với các trường mầm non hay sinh viên của các trường đại học, Rung chuông vàng,. Hay các sự kiện sinh nhật tháng, các ngày lễ, kỉ niệm cũng thu hút sự tham gia của nhiều người cao tuổi đang an dưỡng tại trung tâm.
Trên đây là một số hoạt động, sự kiện dành cho người cao tuổi tại Dưỡng lão Diên Hồng.
Với những hoạt động vui chơi, người già như được trẻ lại và có nhiều niềm vui hơn với họ. Vì một ngày dài, trong khi con cái đi làm, các cháu đi lớp, mình họ đối diện với cô đơn. Nên các gia đình có thể tổ chức các hoạt động vui chơi cho người cao tuổi. Hoặc gửi người già vào viện dưỡng lão để họ được sống với bạn bè cùng trang lứa, có người bầu bạn sớm hôm.