Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts in Category: Cuộc sống tại Diên Hồng

Cụ ông “quên chuyện lấy vợ” sống an yên trong viện dưỡng lão

Gặp ông Bách, tôi bị ấn tượng với mái tóc ngố, cặp kính thời trang chống bụi có vẻ ngầu nhưng quần áo vô cùng giản dị màu nâu hoặc màu lông chuột ánh mắt sáng theo cái kiểu một người làm khoa học và ông hay cười, mắt tít lại toát lên vẻ lương thiện.

Ông Thái Văn Bách vẫn luôn lạc quan dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bệnh tật

Ông sinh ra và lớn lên ở thành phố Vinh. Năm 1945, trong nạn đói lịch sử, ông về Hà Nội học tập rồi sau đó di cư vào Nam học ở Đại học Sài Gòn. Ra trường ông về giảng dạy môn toán lớp 11, 12 tại một trường THPT tại Bến Tre. Ông tâm sự: “Dạy học ở miền Nam khó lắm. Vì học sinh ở trong này hay bắt bẻ lắm nên là tôi mải mê học tập, quên mất chuyện lấy vợ”.

Trò chuyện với ông mới thấy ông là một kho lịch sử và các kiến thức về triết học, khoa học, dược học… bởi ông đam mê tìm hiểu và nghiên cứu. Ông có thể say sưa kể chuyện cả ngày không hết về lịch sử Việt Nam, nhất là vào thế kỷ 20. Những câu chuyện về vua Bảo Đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ông Trần Văn Giàu qua lời kể vô cùng sinh động của ông khiến cho những người trẻ như chúng tôi bị cuốn theo. Ông còn nói tiếng Pháp rất thành thạo. Hằng ngày ông cùng với ông Cảnh và ông Toàn “buôn chuyện” với nhau bằng tiếng Pháp làm cho chúng tôi chỉ biết nhìn nhau cười. Có khi ông nói xấu chúng tôi mà không ai biết ấy chứ. Những quan điểm  làm người của ông cũng đáng để học tập. Ông dạy chúng tôi “Chúng ta phải sống hòa hợp với mọi người xung quanh, không kiêu căng, không khinh người, nếu có khả năng thì nên giúp đỡ người khác”.

Nhìn ông vui vẻ, thân thiện vậy nhưng ít ai biết ông bị bệnh nặng đến mức phải nghỉ hưu sớm vì không đủ sức khỏe để đứng trên bục giảng. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng 1 ngày học tập và nghiên cứu, sống lạc quan để chống chọi với bệnh.

Cũng vì không có vợ con nên trước khi vào Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, ông đã sống 10 năm trong chùa Phật Tích – Bắc Ninh. Giờ đây khi đã 80 tuổi, sức khỏe yếu đi, ông chọn cho mình một cuộc sống bình yên trong viện dưỡng lão, được chăm lo đầy đủ, không phải lo lắng vì bất kì điều gì. “Thoải mái, khoan khoái, không có kẻ thù”, ông nhấn mạnh. Với ông, thế là đủ.

Không chỉ hòa đồng với các điều dưỡng viên, ông Bách còn tìm thấy nhiều người bạn già hợp gu trong Viện dưỡng lão Diên Hồng. Cùng thảo luận về các cuốn sách với ông Biền, cùng nói chuyện bằng Tiếng Pháp với ông Toàn… Gác lại cuộc sống bộn bề ngoài kia, với người già, họ chỉ cần an yên bên những người bạn, vẫn được làm những gì mình thích.

Xem thêm

Cả cuộc đời mẹ là để yêu con

Hạnh phúc đối với nhiều người mẹ có lẽ là được thấy con mình lớn khôn và thành công. Bà Kim cũng là một người mẹ như thế. Bà luôn quan niệm rằng: “ Chỉ cần con sống vui vẻ là mẹ thấy hạnh phúc rồi”. Gặp bà trong trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, ngay lần đầu tiên tôi đã rất ấn tượng và yêu thích cách mà bà giao tiếp, quan tâm đến mọi người xung quanh. Những lúc tâm sự, lúc nào trên môi bà cũng nở một nụ cười. Điều ấy khiến cho mọi người luôn cảm thấy thoải mái và gần gũi với bà Kim. Cứ ngỡ rằng một người luôn vui tươi, yêu cuộc sống như bà chắc hẳn phải từng có một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng khi được tâm sự với bà, tôi mới biết rằng quá khứ của bà thật không dễ dàng.

u Kim luôn là người vui tươi và gần gũi với mọi người

Bà Kim sống trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ tại thủ đô Hà Nội, bà là dân quân kháng chiến và cũng đồng thời là cán bộ nhà máy dệt. Bà lấy chồng năm 28 tuổi và hai người có một cô con gái đáng yêu. Trong thời kì kháng chiến gian khổ có một gia đình nhỏ giống như bà đó quả thật là một điều rất hạnh phúc.

Cứ ngỡ rằng cả gia đình nhỏ bé ấy sẽ đùm bọc yêu thương nhau đi qua thời kì khó khăn này. Nhưng cuộc sống trớ trêu, chồng bà bệnh nặng qua đời khi cô con gái mới lên 6 tuổi. Lúc ấy bà cảm thấy bản thân thật sự bất lực và sợ hãi. Trong lúc chiến tranh bom đạn, cuộc sống khó khăn muôn bề, mà chỉ còn lại mỗi 2 mẹ con, bà không biết mình sẽ sống tiếp như thế nào? Bà chỉ còn biết khóc, khóc rất nhiều. Cô con gái bé bỏng nhìn mẹ khóc cũng khóc theo, rồi cả 2 mẹ con ôm nhau khóc. Nhìn con gái ôm chặt mẹ khóc, bên ngoài là tiếng máy bay địch và còi hú báo động. Bà biết mình không thể buông xuôi, bà phải sống, phải mạnh mẽ vì chỉ có như thế, con gái của bà mới có thể tiếp tục sống vui tươi được.

Bà là một người rất thích hoa

Sự khó khăn lên đến đỉnh điểm là khi 2 mẹ con bà bị đuổi khỏi ngôi nhà đang ở vì hết tiền thuê nhà. Không còn cách nào khác, bà đành bế con đến cơ quan xin ông giám đốc cho ở nhờ trong phòng kho vải may mặc.Vì biết được hoàn cảnh gia đình bà nên mọi người trong cơ quan đều giúp đỡ. Bà Kim vẫn không thể nào quên được những ngày tháng khổ cực ấy, ban sáng con gái gửi đến nhà trẻ, bà đi làm rồi ăn cơm bụi vì trong cơ quan không cho nấu ăn. Đến chiều phải đi rất xa để đón con rồi hai mẹ con lại ăn cơm bụi ven đường để tối vào kho vải ngủ.

Đêm xuống, nhà kho không có giường chỉ có những thùng vải may mặc. Nhưng bà không dám để con gái nằm lên vì sợ con gái đái dầm ra ướt hết vải thì hai mẹ con chắc chắn sẽ bị đuổi. Thương con, bà mua một chiếc chõng tre để giáp một đầu vào đống vải, rồi cho con nằm trên. Bà chỉ dám nằm dưới đất vì chiếc chõng không đủ cho cả hai. Và cũng là muốn con được ngủ yên giấc bà nằm ngay sát đầu còn lại của chiếc chõng tre đề phòng con gái không may có năn người xuống thì cũng sẽ năn xuống người bà. Chăm lo cho con từ bữa ăn, giấc ngủ. Tất cả những gì tốt nhất, mẹ chỉ muốn giành hết cho con. Mẹ tuy rằng không thể cho con một gia đình hoàn hảo. Nhưng mẹ sẽ yêu con theo cách hoàn hảo nhất.

u Kim luôn là mẫu ảnh đẹp nhất tại Diên Hồng

Sống trong thời chiến, không ai có thể biết trước được điều gì. Nỗi sợ của bà Kim không chỉ là cơm ăn, áo mặc hay chỗ ngủ cho hai mẹ con mà còn là sự sợ hãi đến run rẩy mỗi lần bà làm nhiệm vụ tác chiến. Trước mỗi lần thực hiện nhiệm vụ bà đều nói lại với người trông trẻ rằng: “ Nếu em còn sống thì em quay về em nuôi con, nếu em không về được thì bác gửi con em vào trại mồ côi giúp em”. Nói xong những lời đó, nhìn cô con gái ngây ngô không hề biết mẹ sắp làm nhiệm chiến đấu, nước mắt bà đã tuôn rơi từ bao giờ.

Dường như ông trời còn thương đến hai mẹ con bà, lần nào bà làm nhiệm vụ cũng trở về an toàn. Rồi thời kì chiến tranh gian khổ cũng qua đi, cô con gái nhỏ bé ngày nào của bà cũng đã kết hôn và định cư ở nước ngoài. Bà cũng đã sang sống thử cùng các con ở nước ngoài 2 năm nhưng vì không quen thời thiết và văn hóa khác biệt nên bà trở lại sống trong viện dưỡng lão Diên Hồng tại Việt Nam. Bà chia sẻ: “ sống trong trung tâm được các bạn chăm sóc quan tâm thành ra mình lại có thêm nhiều con nhiều cháu. Lại còn có nhiều hoạt động vui chơi phù hợp với tuổi tác và sở thích của bà nên mà cảm thấy rất thoải mái”.

Con cái đã lớn cả rồi, đã tự lo được cho bản thân, bà không cần phải lo lắng nhiều nữa. Bà luôn quan niệm rằng: “ Bây giờ già rồi, phải biết giữ gìn sức khỏe để mình không bị ốm. Vì nếu mình bị ốm thì bản thân mình đã khổ, con cháu lại phải nghỉ làm về chăm sóc, lại làm khổ chúng nó.” Thế mà bà lại nói là không phải lo lắng cho con cháu nữa. Bà đâu chỉ lo cho con, cho cháu mà còn là lo rất nhiều nữa. Cho đến tận lúc này, khi bà đã gần chín mươi tuổi, tình yêu, sự chăm lo cho con cháu vẫn không hề thay đổi. Bà Kim quả là một người bà đáng kính, một người mẹ vĩ đại.

u Kim( đội mũ) và hội bạn thân của mình tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Tình yêu mà mẹ dành cho con chính là sức mạnh lớn nhất để mẹ vượt qua mọi đau khổ, vất vả trong cuộc sống. Mẹ không cần nhà cao, mẹ không cần xe đẹp, hãy trưởng thành và sống thật vui vẻ vì điều đó là sự báo đáp lớn nhất của con đối với mẹ. Cả cuộc đời mẹ là dành để yêu con.

 

Xem thêm

Phụ nữ yêu thương bản thân

Tại sao phụ nữ cần yêu bản thân ?

Phụ nữ sinh ra là để được yêu thương và bài học đầu tiên để nhận được yêu thương đó là tự yêu thương bản thân. Hầu như chúng ta đều quan niệm rằng phụ nữ chỉ yêu thương bản thân khi còn trẻ, khi tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất. Nhưng quan niệm đó là hoàn toàn sai lầm, minh chứng cho điều đó chính là các cụ, các bà đã cao tuổi nhưng chưa bao giờ hết yêu thương bản thân.

Các u trông thật xinh đẹp và tơi tắn với nhưng trang phục rất thời trang

Tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, các u, các bà cũng có những chia sẻ hết sức đáng yêu về câu hỏi : “ Tại sao phụ nữ cần yêu thương bản thân ?”

u Hiền– một quý bà đáng yêu và thân thiện chia sẻ: “ Mình không yêu mình thì ma nó yêu mình à, đến bản thân còn không yêu nổi thì đợi ma Tây nó đến nó yêu giúp cho.”

u Thủy– bà mẹ 1 con u70 : “ Không ai yêu mình thì mình tự yêu bản thân mình thôi, để mình xinh đẹp mãi mà.”

Quý bà rất đáng yêu và thông minh- u Nhẫn nói: “ Phụ nữ là phải đẹp. Mình yêu mình thì người khác mới yêu mình được chứ. Béo quá thì phải tập thể dục, ăn ít thịt.”

u Nhẫn luôn là ” cô gái ” thích những trang phục có hoa lá xinh đẹp

Có thể thấy các u chia sẻ hết sức đáng yêu và gần gũi, người phụ nữ có thể chưa đẹp về ngoại hình nhưng phụ nữ biết chăm sóc cho bản thân gọn gàng thì sẽ luôn chiếm được cảm tình. Phụ nữ có thể chưa giỏi nhưng luôn biết chăm chỉ học tập, nó sẽ là điểm cộng rất lớn. Phụ nữ là thế, dù là bất cứ khi nào cũng phải yêu bản thân và như các cụ nói đó là phải đẹp. Dù ở tuổi các cụ, làm đẹp lúc nào cũng được ưu tiên hàng đầu.

Ca sĩ của Diên Hồng- u Bảo chia sẻ : “ Tại vì phụ nữ yếu đuối, bây giờ bà già rồi, chậm chạp nên phải yêu thương bản thân.”

Ca sỹ thần tượng tại Diên Hồng- u Bảo

Không có ai là hoàn hảo cả nhưng với phụ nữ khi biết cách yêu thương bản thân cũng chính là thời điểm bạn đang bước đi trên con đường hạnh phúc của chính mình tạo ra. Và các bà, các u tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng chắc chắn đều là những người phụ nữ hạnh phúc, vì họ từng ngày đều biết yêu thương bản thân cho dù tuổi tác đã già.

Các cụ bà tại Diên Hồng học cách yêu thương bản thân và thể hiện điều đó như thế nào ?

Chẳng thể nào yêu thương, chăm sóc cho người khác khi chính bản thân người phụ nữ không biết cách yêu thương, chăm sóc cho bản thân mình. Các u tại Diên Hồng cũng đã chia sẻ, yêu thương bản thân cũng cần phải học, học từ lúc bé đến lúc già.

Hoa hậu thân thiện Diên Hồng- u Cẩm: “ Bé con thì học cách tết tóc, chải đầu mẹ u dạy. Đến lúc trẻ thì đi bán hàng để dành tiền mua quần áo đẹp mặc. Bây giờ già khú thì chỉ mong sức khỏe tốt, ngày nào u cũng tập thể dục bằng xe đẩy 30 phút, ăn nhiều rau cho tiêu hóa tốt nữa đấy. Ở đây còn được các cháu cho mặc quần áo đẹp chụp ảnh, lại được đắp mặt lạ xanh nữa.”

u Cẩm luôn là quý bà tươi tắn nhất tại Diên Hồng

u Hân – cô giáo tiếng pháp nói: “ Yêu thương bản thân là quan tâm đến con cái, chỉ cần các con vui là u cũng sẽ vui. Thi thoảng bà vẫn nhờ các bạn điều dưỡng gọi điện hỏi thăm con bà. Lúc bà gọi điện cho các con câu đầu tiên bao giờ cũng sẽ là: “ Con ăn gì chưa?”.

Và mỗi khi tại Diên Hồng có tổ chức 1 sự kiện nào đó là các u phải bắt cho các u mặc bộ nào đẹp nhất thì các u mới ra chơi. Từ đó thấy được dù là bất cứ độ tuổi nào, người phụ nữ cũng muốn bản thân phải thật đẹp, chỉ khi đẹp họ mới cảm thấy tự tin. Yêu thương bản thân với mỗi người sẽ là 1 cách riêng khác nhau, với các u tuổi đã cao, sức giảm thì yêu thương bản thân chính là yêu thương sức khỏe và yêu thương gia đình.

Nụ cười dễ mến của u Mai Lâm

Một chia sẻ rất đáng yêu của u Mai Lâm: “ Bà yêu thương bản thân bằng cách giữ gìn thân thể, mặc áo len xanh khi trời lạnh và không được làm những việc nguy hiểm.”

u Kim– cán bộ công đoàn: “ Ăn uống phải đầy đủ, sinh hoạt phải giờ giấc, để không bị bệnh. Chứ không may mà mình bị ốm thì con cháu lại phải nghỉ làm để về chăm mình. Mình bị bệnh đã khổ thân mình rồi lại còn làm khổ cả con cháu thế nên phải biết yêu thương thân mình.”

            Yêu bản thân là để cho bản thân được tự do làm điều mình thích

Là phụ nữ chắc chắn phải yêu thương bản thân, vì điều đó không chỉ là đối tốt với chính mình mà là còn là đối tốt với tất cả mọi người thân yêu xung quanh bạn. Như u Dung- nhà tri thức của Diên Hồng đã nói: “ Vui vẻ và thành công chỉ đến với những người phụ nữ biết yêu lấy mình.”

 

 

 

 

 

 

Xem thêm

“Học Thêm” Tại Trung Tâm Dưỡng Lão

Việc học tập cứ tưởng chỉ có tại trường học, ấy thế mà khi làm việc tại 1 trung tâm dưỡng lão có 1 cái tên rất lịch sử “ Diên Hồng”, tôi lại 1 lần nữa được trở lại làm học sinh. Tại đây, có rất nhiều ông bà từng làm giáo viên, khi tiếp xúc, nói chuyện với các cụ tôi mới ngạc nhiên nhận ra 1 điều, đó là trí nhớ và vốn kiến thức của các cụ rất tốt và chuyên sâu.

Các cụ trong 1 dịp giao lưu cùng các bạn sinh viên

Cô giáo tiếng Pháp của tôi là bà Hân, ngôn ngữ giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp của bà cực đỉnh. Ban đầu khi nói chuyện với bà, tôi được biết trước kia bà được đào tạo tiếng Pháp nâng cao và từng đi dạy ở 1 số trường. Cứ ngỡ rằng bà đã hơn 80 tuổi, trí nhớ kém nên tôi chỉ hỏi bà mấy câu tiếng Pháp đơn giản như Bonjour ( xin chào) hay Merci mesdames ( cảm ơn bà ). Nhưng bà đáp lại bằng 1 câu dài ngoẵng bằng tiếng Pháp mà tôi chẳng hiểu 1 chút nào. Khi hỏi, bà mới trả lời: “ Đấy là bà cảm ơn anh vì đã quan tâm bà”. Rồi bà dạy tôi những câu giao tiếp cơ bản bằng tiếng pháp như: Bạn từ đâu tới? Bạn bao nhiêu tuổi? Bạn có người yêu chưa?….Mỗi lần dạy tôi nói tiếng pháp, bà không chỉ dạy cách đọc mà còn giảng sâu xa về cách dùng câu với từng đối tượng, từng hoàn cảnh khác nhau. Thật sự phục bà qua, bà đã hơn 80 mà còn giỏi như thế, trong khi tôi mới 23 tuổi mà cả tuần này mới nói thêm được 1 câu “Tu es belle” ( bạn thật xinh đẹp ).

“Cô giáo” Hân là 1 người rất nghiêm túc

Giáo viên dạy vật lí của tôi là ông Lâm, ngày trước ông là giáo viên dạy môn vậy lý cấp 3. Lúc bắt đầu tôi chỉ muốn hỏi ông vài câu hỏi về vật lý cơ bản nhưng ông trả lời chính xác tất cả và còn đưa ra ví dụ, dẫn chứng cụ thể làm tôi chỉ biết nhìn ông mà ngạc nhiên. Tôi hỏi ông rằng: “ Ông cho con biết kim loại nào dẫn điện tốt nhất ?”. Và ông trả lời luôn : “ Bạc- vì sự sắp xếp cấu hình electron trong phân tử của nó chuyện động nhanh nhất”. Có những lần tôi cố tình lên mạng tìm các câu hỏi vật lí nâng cao khó để thắng ông 1 lần nhưng kết quả là tôi vẫn thất bại. Thầy Lâm giỏi quá đi mà, thế mới thấy kiến thức mà các cụ nắm giữ nhiều và to lớn như nào.

“Thầy vật lý ” rất thông minh và thân thiện

Ở Diên Hồng, có những cụ chưa từng dạy học, cũng chưa từng được đi học nhưng với tôi các cụ còn là giáo viên cao cấp. Minh chứng đó là chú Thắng- thầy dạy môn lịch sử cho tôi. Chú không làm thầy giáo nhưng chú lại là nhân chứng lịch sử cho thời kì chiến tranh ở thủ đô Hà Nội. Những câu chuyện lịch sử về Hà Nội 12 ngày đêm được chú Thắng kể lại hết sức trân thực và rất gần gũi. Tiếng máy bay kêu ù ù như tiếng sấm, tiếng còi báo động hú trong đêm. Còn cả những hình ảnh đạn pháo quân ta bắn lên bầu trời đêm như sao băng cũng được chú miêu tả rất thu hút. Chú kể: “ Cảnh đoàn người đi sơ tán như đàn kiến, cứ người này bám đuôi người kia, chả biết ai với ai, cứ chạy trước đã, không bom nó đổ xuống thì đi hết- chú cười.” Cũng nhờ chú mà tôi biết rất nhiều điều thú vị về phố cổ Hà Nội như tên các hàng, các phố, ai là người đặt tên cho những con phố ấy đều được chú giải thích rõ ràng vì chú là trai Hà Nội gốc mà.

” Thầy Thắng” dạy môn lịch sử Hà Nội

Kiến thức là biển rộng vô bờ, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể biết, có thể học được những điều mới mẻ. Và đặc biệt những điều mới mẻ ấy lại đến từ những cụ già thì càng đáng được trân quý hơn vì những kiến thức ấy đã được cả cuộc đời của các cụ đúc kết và ghi nhớ.

 

Xem thêm

Đại hội thể thao đầy cảm xúc của nhân viên Diên Hồng

Tối ngày 20/9/2018 vừa qua, Diên Hồng tổ chức sinh nhật lần thứ 4 bằng một hoạt động thể thao kết hợp team building dành cho nhân viên. Phấn khích, gay cấn, xúc động, sung sướng…là những cảm xúc của người tham gia.

Do đặc thù  của một viện dưỡng lão phải nên mọi hoạt động cho nhân viên đều phải tiến hành vào buổi tối. Toàn bộ nhân viên sẽ chia thành 2 đội để thi đấu với nhau với các môn thi “độc đáo” kiểu như ném bóng bằng mông, nhắm mắt cõng nhau vượt chướng ngại vật, thi lăn…

Nữ vận động viên marathon đầu tiên về đích

Niềm sung sướng khi đồng đội về đích đầu tiên

Các bạn nữ nhỏ nhưng có võ 

Ngay từ đầu, khi chứng kiến đội Đỏ hừng hực khí thế, tất cả các thí sinh đăng ký theo từng môn đã có mặt đầy đủ còn đội Trắng có 1 vài thành viên còn ý kiến “Em ở đội Trắng mà chưa được phân thi môn nào” thì tôi biết đội nào sẽ dành chiến thắng. Trong các hoạt động này, tinh thần chủ đạo của các môn thi là “tinh thần đồng đội”, đòi hỏi phải phối hợp ăn ý chứ không chỉ là sự xuất sắc của từng cá nhân. Tuy vậy, thắng thua không quan trọng, quan trọng là tất cả mọi người đều cảm thấy phấn khích dù trời tối thui, mồ hôi, nước mắt lấp loáng trong ánh đèn flash của điện thoại và cả chảy máu nữa.

Môn thi lăn thể hiện tốc độ và bản lĩnh của các bạn điều dưỡng Diên Hồng

Tôi nhìn thấy khuôn mặt rạng rỡ khi về đích đầu tiên trong môn Marathon. Tôi thấy một bạn mặt dầy quyết tâm khi tập tễnh chạy về đích khi không may bị chó cắn trên đường chạy. Tôi thấy những nụ cười sảng khoái khi chứng kiến các thí sinh chơi ném bóng bằng mông, một trải nghiệm chưa từng có. Tôi thấy sự mạnh mẽ của các bạn nữ không kém gì sức mạnh nam giới khi tham môn “thi lăn”. Tôi thấy một khối đoàn kết một lòng, vừa tự tin, vừa vững chãi, tưởng chừng như không khó khăn gì có thể hạ gục tập thể ấy. Tôi cũng đặc biệt chú ý khi thấy sự tham gia của một bạn mà trước đó bạn hiếm khi có mặt trong những buổi như thế này.

Môn xoay vòng sút bóng khó nhưng đầy cảm xúc

Nhìn các bạn bị ngã, chảy máu nhưng tôi không quá xót mà vẫn thấy vui trong lòng bởi mình tin đây sẽ là một kỷ niệm khó quên của các bạn. Sau hôm nay, các bạn sẽ thân thiết với nhau hơn, sẽ phối hợp với nhau ăn ý hơn trong công việc. Đoàn kết sẽ là tinh thần xuyên suốt trong 1 năm tiếp theo. Mong rằng nó sẽ tạo đà để Diên Hồng nhận được tin yêu nhiều hơn từ gia đình của người cao tuổi và từng bước phát triển, bền vững.

Môn xếp tháp đầy gay cấn của 2 đội

Xem thêm

Háo hức chờ trung thu đến lại được nghe bà kể chuyện trung thu thời bao cấp

Chỉ còn vài ngày nữa là đã đến trung thu, ngày mà tất cả trẻ em đều háo hức và mong đợi được bố mẹ mua cho những chiếc đèn lồng rực rỡ, những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh hay những món đồ chơi thú vị. Cũng sống trong niềm háo hức ấy, ở 1 nơi rất đặc biệt cũng có những cô cậu thiếu nhi đặc biệt, những cô cậu thiếu nhi“ U70” đang rất mong chờ đến tết trung thu.

Các U nhà ta đang khoe những chiếc mặt nạ tự tay tô màu.

Tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, không khí trung thu đang được các cụ hâm nóng theo từng ngày. Trước ngày lễ, các cụ đã tự tay chuẩn bị các món đồ chơi biểu tượng không thể thiếu trong ngày trung thu. Những chiếc đèn ông sao được các cụ cắt dán hết sức tỉ mỉ, những chiếc mặt nạ giấy bồi cũng được các cụ nhà ta tô vẽ cực đáng yêu.Những cụ khỏe mạnh thì ngồi làm trực tiếp, còn những cụ yếu hơn thì ngồi bên cạnh xem và kể cho nhau những câu chuyện về tết thiếu nhi của  ngày xưa.

Cụ bà tươi cười bên chiếc mặt lạ chú tễu

Được ngồi cùng các cụ làm đèn ông sao, vẽ mặt nạ và đặc biệt hơn đó là được lắng nghe những câu chuyện đầy màu xa xưa về tết thiếu nhi của các cụ là điều vừa thân quen nhưng cũng đầy mới mẻ với những người trẻ tuổi như tôi.Trong những câu chuyện các cụ kể có lẽ ấn tượng nhất với tôi là câu chuyện “ Ăn bánh trung thu nấu bằng đạm” của u Yên.

U Yên vui vẻ tạo dáng với hoa hướng dương

U kể ngày đấy u còn bé tí, nhà có 5 anh chị em, nghèo lắm, lúc nào cũng đói, làm gì có cái gì mà ăn đâu. Đợi mãi đến tết trung thu mới được nhà nước phát bánh kẹo cho trẻ con, vì ngày đấy còn là thời bao cấp. Cả năm chỉ có tết với trung thu mới được ăn kẹo thôi.

-Háo hức lắm con ạ, u chả nhớ rõ năm bao nhiêu nữa, già rồi mà chỉ nhớ hôm đấy ba u ra ngoài ủy ban xã để lấy phần kẹo bánh về chia cho các con ở nhà. Mấy anh em trực chờ mỏi mồm đến lúc ba về lại dặn là không được ăn, phải đợi đến tối để phá cỗ. Rồi ba cất bánh trên thùng gạo. Mấy anh em u thèm lắm nhưng sợ ba đánh nên chỉ dám nhìn tóm tém với nhau rồi chạy ra ngoài sân chơi. Nhưng trẻ con mà con, thèm lắm rồi, cả năm mới được ăn bánh kẹo 1, 2 lần. Chứ làm gì có nhiều mà ăn như bây giờ đâu. Lúc thấy ba cầm bánh kẹo về nhiều nên mấy anh em nghĩ ăn vụng 1, 2 chiếc chắc ba không biết đâu. Thế là đợi lúc ba đi làm mấy anh em u chạy vào chia nhau ăn vụng 3 cái bánh nướng với 2 cái kẹo đường.

-Con có biết kẹo đường không?

-Dạ con không ạ!

-Ôi, kẹo đường ngon lắm con!

-Ôi thế rồi sao nữa u ? U ăn vùng thế về ba u đánh toét mông à? Con nghe bố con kể, ngày trước ông bà mình đánh dữ lắm.

-U bảo:

– Không con ơi, anh em u chỉ ăn 1 ít thôi, thèm lắm, mình u ăn hết chỗ bánh ấy còn được ấy chứ? Nhưng sợ ba biết , ba đánh toét mông nên chỉ dám ăn 1 phần bé thôi.Xong lại gói gém y như cũ ấy. Rồi ra ngoài chơi tiếp, được 1 lúc thì loa phát thanh kêu ầm lên là không được ăn bánh trung thu, vì có 1 số lô bánh bị bỏ nhầm đường thành đạm ( phân bón cây ) vào nấu bánh trung thu. Ối dời ơi, mấy anh em sợ xanh mắt mèo. U với chị hai còn ôm nhau khóc vì sợ ăn bánh có đạm sẽ bị chết. Buồn cười lắm con ạ. Nhưng lúc ấy sợ lắm.

-Rồi tối ba đi làm về gọi hết ra hỏi đã đứa nào ăn bánh chưa? Mấy anh em biết tin bánh bị nấu có đạm rồi nhưng vẫn sợ ba đánh nên nói chưa ăn. Thế là ba bảo mang hết bánh vứt đi, vì ai mà biết lô bánh nào bị nấu đạm. Cứ vứt đi cho an toàn. Thề là ông anh cả  mang bánh xuống bếp định vứt vào bếp để đốt nhưng nghĩ tiếc nên giấu vào chạn bát. Đến mai thấy mấy anh em không ai bị làm sao nên anh cả lại mang bánh ra chia. Mấy anh em ăn ngon lành mà vẫn chẳng bị gì, thế còn dại đi nói với ba thành ra ông lôi cả đám ra đánh. Trận đấy bị đánh nhớ đời vì tội tham ăn mà còn đi nói với ba.

-U ơi buồn cười quá, hồi đấy sao u lại ngây thơ đáng yêu vậy cơ chứ? Thế bây giờ con mua bánh trung thu cho các u, các ông ăn nhé.

-U mày chịu, cho cả rổ bây giờ cũng chả ăn được….

Thời gian rồi sẽ nhuốm vàng cuộc sống, nhưng kỉ niệm thì sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Hi vọng tuổi trẻ của chúng ta sẽ sống thật ý nghĩa để khi về già như các cụ chúng ta cũng sẽ có những câu chuyện truyền cảm hứng đến con cháu mình như thế này…!

Xem thêm

Những câu chuyện thời chiến của các cụ tại Diên Hồng

Chiến tranh là cả một thời kỳ gian khổ mà các thế hệ cha ông đi trước đã anh dũng trải qua, tuy may mắn sống trong thời bình nhưng qua các câu chuyện của các cụ Diên Hồng, các bạn nhân viên cũng cảm nhận được các tinh thần dũng cảm của các thế hệ cha ông đi trước.

Nhân dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, Diên Hồng tổ chức những buổi đọc sách, truyện về chủ đề chiến tranh để các cụ ôn lại những kỷ niệm thời chiến. Câu chuyện của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, nữ anh hùng Võ Thị Sáu, những bức thư thời chiến mang nhiều tâm sự và rất nhiều tác phẩm nghệ thuật được chính các bạn điều dưỡng viên đọc cho các cụ nghe. Các cụ thích lắm, ai cũng chăm chú theo dõi từng câu chuyện, từng dòng chữ qua giọng đọc của điều dưỡng viên.

 

Các cụ trong buổi nghe đọc sách tại Diên Hồng

Không chỉ có các câu chuyện của các anh hùng của dân tộc mà các cụ cũng có cơ hội kể về câu chuyện của chính mình – những chiến sĩ yêu nước, anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Các cụ ngồi đó, cùng nhau kể, cùng nhau nghe những năm tháng anh hùng của mình. Các ông còn sáng tác, đọc thơ về chủ đề thời chiến, có ông cũng chia sẻ những năm thanh xuân đầy hoài bão ngoài mặt trận của mình.

Ông Sởi chia sẻ về thời gian làm thanh niên xung phong của mình “Ông tham gia thanh niên xung phong làm đường thời chiến dịch Điện Biên Phủ đó, làm đường cho xe đi còn chiến đấu”. Trong buổi sinh hoạt về kể chuyện, ông còn  tặng tất cả các cụ và nhân viên Diên Hồng một bài thơ rất hay và ý nghĩa:

“Năm nay ta chiến binh, say nhiều viên chinh ngang tàn áo lính khao khát nhân tình

Lòng ta không hướng về ai nữa mà bao la như trời rộng gió xanh

Các anh vệ quốc quân, súng gươm duyện nợ phiêu linh tự thề

Đồng sương treo núi treo đồi, màn trăng chiếu đất là nơi ta nằm”.

Ông Sởi đang tô tranh  cùng các cụ tại Diên Hồng

Ông Sởi trong buổi đi dạo cùng các cụ tại Diên Hồng

Diên Hồng cũng rất may mắn khi hiện tại cũng đang được chăm sóc vợ của một liệt sĩ  đó là bà Hoàng Thị Đường. Tuy sức khỏe yếu nhưng bà luôn cố gắng thăm gia các hoạt động mà trung tâm tổ chức. Bà vui vẻ tham gia chụp ảnh cùng nhóm bạn thân, cùng chơi ném bóng và hay tâm sự với các bạn điều dưỡng viên. Có thể thấy được sự mạnh mẽ của bà qua các câu chuyện về cuộc sống khi chồng tham gia chiến đấu và đã anh dũng hi sinh.

Bà Đường hiện đang được chăm sóc tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng

Bà Đường chụp ảnh cùng hội bạn thân tại Diên Hồng

Còn rất nhiều câu chuyện của các ông bà khác về thời thanh xuân đầy hào hùng và dũng cảm của mình trong thời kì gian khổ của đất nước. Và điều may mắn hơn hết đó là các ông bà vẫn đang khỏe mạnh và được chăm sóc rất tốt tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Đây cũng là niềm tự hào mà Diên Hồng có được khi được các gia đình tin tưởng.

Cũng nhân dịp kỉ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7, Diên Hồng gửi lời tri ân sâu sắc đến các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các vị lão thành cách mạng, các thương binh, gia đình liệt sĩ,  các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh bảo vệ tổ quốc. Xin mãi mãi biết ơn các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, kính chúc các Mẹ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ sức khỏe và hạnh phúc!

 

 

 

 

 

Xem thêm

Câu chuyện về người cháu hiếu thảo

Bà đến Trung tâm vào một ngày chiều cùng cháu trai của mình, người cháu nhẹ nhàng hỏi thăm bà sau khi xuống xe, cẩn thận dắt tay bà ngồi ghế sau đó mới tiến lại gần quầy lễ tân để làm thủ tục cho bà. Mặc dù đi cùng bà cũng có em gái bà và một người cháu nữa nhưng người cháu này vẫn cùng mọi người để ý đến bà từng li từng tí một. Bắt gặp cảnh như vậy chắc ai cũng sẽ thấy được sự quan tâm và thưng yêu của người cháu đối với bà. Đó không ai khác chính là câu chuyện của bà Nguyễn Thị Nga và người cháu của mình trong ngày đầu tiên đến với đại gia đình Diên Hồng.

Sau khi được hỏi thăm bà Nga tâm sự rằng: Bà ở với vợ chồng con trai và cháu, nhưng chẳng may người con trai của bà qua đời nên bà rất buồn và nhớ con. Hằng ngày bà ở nhà ăn uống rất ít, cả ngày khóc thương con vì nhớ nên cũng không đi lại và nằm nhiều một chỗ. Sau một thời gian chân bà lại đau và đi lại khó khăn hơn trước rất nhiều. Thấy bà sức khỏe yếu đi người cháu rất thương và đã tìm kiếm một trung tâm dưỡng lão cho bà được nghỉ ngơi và chăm sóc. Đồng thời người cháu cũng muốn bà cải thiện được sức khỏe, bớt đau buồn và sống vui vẻ. Anh đã tin tưởng và lựa chọn Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để gửi bà sinh hoạt tại đây, trước khi đưa bà đến người cháu cũng lễ phép xin ý kiến của bà rồi mới cho bà qua trung tâm.

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng – Nơi bà Nga đang được chăm sóc hằng ngày 

Vậy cuộc sống của bà hiện tại thế nào nhỉ? Không biết bà đã quen với Diên Hồng hay chưa? Đó là những câu hỏi mà các con cháu và gia đình luôn quan tâm nhất. Sau khi vào trung tâm, vì chưa quen lịch sinh hoạt nên bà có chút khó khăn như chưa quen giờ ăn uống hay lạ giường nên có đôi chút khó ngủ. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn, có điều dưỡng viên chăm sóc cùng với sự quan tâm của các cụ trong phòng nên bà Nga đã bắt nhịp với không khí và dần quen với lịch sinh hoạt của trung tâm. Bà đã ăn được nhiều hơn, tự đi lại chắc chắn hơn, đặc biệt tại Diên Hồng bà đã có được thói quen tập thể dục mỗi sáng. Hằng ngày bà dậy từ 5 giờ sáng để tập thể dục, ngồi mát xa chân với thiết bị, sau cùng là nghỉ ngơi và ăn sáng. Tinh thần của bà cũng thay đổi rõ rệt, bà quen với các cụ khác trong phòng, hằng ngày nói chuyện cùng nhau, đắp mặt nạ cùng nhau. Mỗi lần có người nhà vào thăm bà đều khen ở đây rất thích và quen được nhiều cụ. Bà cũng thủ thỉ rằng vì có người cháu hiếu thảo nên bà mới khỏe lên nhiều như thế. Bà cũng muốn nhắn nhủ lời cảm ơn tới người cháu hiếu thảo và gia đình của mình vì đã tạo điều kiện để bà được cải thiện sức khỏe và sống vui hơn mỗi ngày.

Bà Nga đang tập đi cùng điều dưỡng viên tại Diên Hồng 

Xem thêm

Có những tình bạn nơi Viện dưỡng lão đầy yêu thương

Với mỗi con người, trong cuộc sống không thể thiếu đi những mối quan hệ, những tình cảm bạn bè, người thân và gia đình. Tuy nhiên, khi tuổi đã ngày một cao, sức khỏe không còn được như những ngày thanh xuân nữa thì mỗi chúng ta lại hay thu mình và mất đi nhiều mối quan hệ khác nhau trong cuộc sống mà đôi khi chính ta cũng không hề hay biết là nó mất đi lúc nào. Nhiều ông bà vẫn còn đủ sức khỏe vẫn luôn tích cực gặp gỡ nhiều bạn bè, cố gắng kết giao để có thêm nhiều mối quan hệ hơn. Đã có rất nhiều mối quan hệ tốt đẹp và đáng khâm phục từ rất nhiều người cao tuổi mà được nhiều người biết đến và tại Diên Hông cũng có nhiều tình bạn thắm thiết đầy tình thương mến thương như thế. Trong đó phải kể đến tình bạn của ông Luyến và ông Tiến  hiện đang sinh hoạt và chăm sóc tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Với phụ nữ việc thể hiện tình cảm trong các mối quan hệ bao giờ cũng dễ thấy và được thể hiện ra bên ngoài nhiều hơn đàn ông. Các bà quan tâm nhau, hỏi han nhau từng ít một nhưng các ông thì ngược lại. Các ông hay quan sát và âm thầm quan tâm bằng hành động nhiều hơn lời nói nên đôi lúc nhiều người không được chứng kiến sẽ không cảm nhận được sự yêu thương mà các ông giành cho nhau từ những việc nhỏ nhất.

Ông Tiến trong một buổi giao lưu với các cháu nhỏ trường mầm non

Hằng ngày, cả ông Luyến và ông Tiến đều có cùng sở thích là xem ti vi để giải trí và cập nhật tin tức. Việc cập nhật tin tức ở đây được thể hiện qua vốn kiến tức về văn hóa, xã hội mà hai ông có được mỗi ngày khi được hỏi về tin tức, sự việc nóng hổi các ông đều nắm rõ. Hai ông ngồi đó, ít khi thủ thỉ như các bà nhưng lại vẫn luôn âm thầm quan sát các hoạt động, sở thích hằng ngày của nhau dần đến quen thuộc. Đặc biệt với ông Luyến, ông quan sát mọi thứ xung quanh và nếu như một ngày bạn đến Diên Hồng hỏi ông về ông Tiến – người bạn thân của mình thì ông Luyến có thể cho bạn biết tương đối nhiều thứ từ sở thích, thói quen hằng ngày của ông Tiến tại Diên Hồng.

Với nhân viên trung tâm, đây là một cặp bài trùng mà ai ai cũng biết và hai ông bên nhau không chỉ lúc vui vẻ mà cả những lúc trái gió trở trời. Độ này ông Tiến hay mệt, huyết áp cao thường xuyên và ít đủ sức khỏe để ra ngoài phòng khách xem tivi với ông Luyến. Nhưng không vì thế mà hai ông xa nhau, ít quan tâm đến nhau. Ông Luyến vẫn âm thầm chăm sóc ông Tiến mỗi ngày, Ông Luyến để ý việc ông Tiến đã ăn chưa mặc dù luôn có các bạn điều dưỡng viên bên cạnh chăm sóc, để ý đến nước ống vì ông Tiến không dậy đi lại được. Khi thấy nước uống đầu giường của bạn mình không còn, ông Luyến gọi nhờ các bạn nhân viên, dặn dò để ý và lấy nước cho ông Tiến thường xuyên. Dù là lời nhắc nhỏ nhưng có thể thấy, chỉ những người đàn ông sống tình cảm mới để ý được mọi thứ cho bạn gần giường của mình. Và cũng từ đây có thể thấy tình cảm và tình bạn của hai ông ngày càng gắn kết, bền chặt khi cả hai đã cùng gắn bó với Diên Hồng đã hơn hai năm nay.

Ông Tiến  không ra xem tivi nhưng ông Luyến vẫn theo dõi tin tức mỗi ngày để cập nhật cho người bạn của mình.

Cuộc sống là vậy, giữa những bộn bề lo toan mỗi người đều mong muốn có những người bạn thấu hiểu và quan tâm đến mình. Các ông bà cũng vậy, cũng luôn muốn có những người bạn cùng lứa tuổi bên bên cạnh. Để làm gì ư?đơn gian là để mỗi ngày thức dậy các ông bà  đều có thể tâm sự và sinh hoạt vui vẻ cùng nhau  tại trung tâm một cách tốt nhất và thoải mái.

Xem thêm

Bộ ảnh áo yếm hoa sen của 2 cụ bà Diên Hồng thu hút cộng đồng mạng

Tuổi cao, tóc bạc, da nhăn nheo nhưng tâm hồn đầy trẻ trung của 2 cụ trong Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng trong bộ ảnh bên hoa sen đã gây ấn tượng mạnh đến mọi người từ những người trẻ cho đến những người trung niên.

U90 chụp ảnh áo yêm bên hoa sen

 Điều khiến cộng đồng vô cùng hứng thú là hai người mẫu nghiệp dư mặc áo yếm, tạo dáng tự nhiên trước ống kính bất chấp những định kiến cho rằng phải dáng đẹp, mặt xinh mới nên mặc yếm chụp sen.
U90 chụp ảnh áo yêm bên hoa sen

Hai người mẫu đặc biệt trong bộ ảnh là cụ Nguyễn Thị Kim và cụ Vũ Thị Yên, cả hai cụ đều gần 90 tuổi.

U90 chụp ảnh áo yêm bên hoa sen
Cả hai cụ đều đang sống tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Vốn là những người vui vẻ, yêu đời, thân thiện và rất thích các hoạt động của trung tâm. Khi nhân viên đề xuất và đưa những hình ảnh thiếu nữ mặc yếm chụp sen, các cụ đều rất hào hứng và đồng ý dù có 1 chút e ngại. Tuy nhiên, khi điều dưỡng động viên và khơi gợi về hình ảnh các cụ bà mặc yếm thời xưa thì các cụ đã tự tin hơn nhiều.
U90 chụp ảnh áo yêm bên hoa sen
Cũng bởi các cụ rất hứng thú nên buổi chụp hình diễn ra rất suôn sẻ. Bảo các cụ cười tươi là các cụ tự tươi tắn, người chụp chỉ việc bắt khoảnh khắc và thần thái của các cụ.
U90 chụp ảnh áo yêm bên hoa sen
Chụp ảnh cho người già vốn không dễ bởi nếu các cụ không ưng thì rất khó để chụp đẹp nhất là chụp đôi hoặc chụp tập thể. Tuy nhiên, sự ăn í của 2 cụ đã mang đến những bức hình sống động và đáng yêu.
U90 chụp ảnh áo yêm bên hoa sen
Cụ Yên (áo trắng) trổ tài tết tóc cho cụ Kim (áo vàng). Suốt buổi chụp hình, cả hai cụ đều rôm rả nói chuyện, vui vẻ tạo dáng rất chuyên nghiệp.
U90 chụp ảnh áo yêm bên hoa sen
Cả cụ Kim và cụ Yên đều quê ở Hà Nội. Trong đó, cụ Kim thì chồng đã mất, có một con gái đang sinh sống ở nước Cộng hòa Séc. Vì không muốn xa quê nên thay vì sang nước ngoài sống cùng con thì cụ chọn cách vào viện dưỡng lão sinh sống. Còn cụ Yên con cái cũng thành đạt và sống ở Hà Nội nhưng vì muốn có một môi trường vui vẻ, được hoạt động nhiều thay vì ở nhà với 4 bức tường nên gia đình và cụ đều đồng ý để cụ vào sống tại Diên Hồng.
U90 chụp ảnh áo yêm bên hoa sen
U90 chụp ảnh áo yêm bên hoa sen
Chỉ trong thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh nhận được rất nhiều lượt bình luận và chia sẻ. Nhiều người cảm thấy phấn khích trước sự “đáng yêu” của hai cụ U90 và mong ước sau này về già vẫn giữ được tinh thần trẻ trung, vui sống như các cụ. Các bạn trẻ thì rủ nhau 50 năm nữa cùng nhau chụp ảnh với hoa sen giống 2 cụ, người trung niên thì nhắn nhau chụp ngay để theo kịp các cụ. Chính các cụ khi thấy bộ ảnh truyền cảm hứng cho mọi người như vậy cũng cảm thấy rất vui và mong muốn các gia đình sẽ luôn yêu thương và quan tâm đến người già bởi người cao tuổi chỉ cần cái tình chứ không cần tiền bạc, vật chất.
Xem thêm