Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All posts by Diên Hồng

Bức thư thể hiện tình yêu với nghề điều dưỡng

Gửi tới những điều dưỡng viên.
Giữa trăm nghề tại sao bạn lại chọn nghề này?
Với tôi, đến với nghề như là duyên phận vậy. Cái thời còn cắp sách trên giảng đường đại học, tôi cũng như bao bạn học khác trong lớp đều thấy rất mơ hồ khi nhắc đến hai từ “điều dưỡng”. Chúng tôi không hiểu và cũng k biết rằng chúng tôi sẽ làm gì, ở đâu sau khi ra trường. Nhưng tới bây giờ, khi đã bén duyên với nghề thì tôi cảm thấy mình đã chọn đúng và tôi đã yêu nó mất rồi.

Nhiều người bảo với tôi rằng con gái ngành y vất vả lắm sao không chọn ngành khác đi. Nhưng khi nhìn thấy những nụ cười của bệnh nhân, của gia đình họ thì dù có vất vả như thế nào thì cũng đáng, cảm thấy cái nghề của mình thật thiêng liêng. Rồi cũng có ng từng hỏi tôi: tại sao tôi không chọn bệnh viện hay phòng khám mà lại chọn viện dưỡng lão? Tôi nghĩ đó cũng là cái duyên. Và thật may mắn khi tôi làm ở viện dưỡng lão, tôi cảm thấy cuộc sống của mình có thêm nhiều sắc màu. Và khi đến với Diên Hồng,tôi cũng như mọi người được cùng nói, cùng cười, cùng vui chơi, cùng chia sẻ, cùng thấu hiểu và được yêu thương với các cụ. Nhiều lúc cứ ngỡ rằng các cụ như là ông bà mình vậy, thế rồi cái cảm giác thân quen với con người nơi đây bén rễ trong tôi. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi mỗi ngày đi làm là một niềm vui.

Những hình ảnh vui vẻ trong cuộc sống đầy màu sắc của cô điều dưỡng viên trẻ

Tình yêu nghề giúp Hà luôn nở nụ cười vui vẻ trên môi

Tôi còn nhớ những ngày đầu mới đi làm. Tôi nghĩ để làm tốt đc công việc thật là khó khăn, vất vả. Khi đó tôi gặp các cụ ông, cụ bà bảy tám chục tuổi, người hay giận hờn, người tha thiết được quan tâm như một đứa trẻ, những cụ hay nhớ nhà khi xa con cháu đôi khi thấy buồn bã , rồi những cụ mang trong mình bệnh tật nên đau đớn và dễ cáu gắt, nổi giận. Nhưng rồi dần dà quen việc tôi cảm thấy rất vui, vì mình đang đóng góp vào việc mang lại hạnh phúc cho người khác, các cụ, ông, bà hay giận hờn ngày nào, giờ đã thấy xuất hiện những nụ cười, và tôi thấy cụ nào cũng thật đáng yêu, dễ thương. Ai chưa tới Diên Hồng thì nên tới thăm dù chỉ 1 lần, còn ai tới rồi thì sẽ nhớ mãi, nhớ những khoảng khắc vô tư, lạc quan, yêu đời của các cụ. Còn những người đã gắn bó với Diên Hồng như chúng tôi sẽ mãi yêu mái nhà chung thứ 2 này, sẽ cố gắng để câu nói “điều dưỡng là thiên thần của người già” trở thành hiện thực.

Nguyễn Hà

Xem thêm

Cô gái trẻ đến với nghề điều dưỡng.

Khi còn là sinh viên, ước  mơ  sau  khi  ra trường của em nhỏ   xinh,  vì  giờ  để  có  1 công việc  đúng  nghành  là  rất khó.  Em từng nghĩ nếu  chưa  tìm  đc  việc  thì  đầu  tiên  mình  đi  rửa  bát  thuê  cũng  đi,  sau  đó  tìm  được  việc   đúng  nghành  lương  bình  thường , rồi  lấy  chồng  là  OK.  Như  mơ  ước  tất cả  thành  hiện  thực , đầu tiên mình đi rửa  bát  rồi  sau  đó  nghỉ  và  xin  vào  làm  việc  ở  trung  tâm  dưỡng  lão  Diên Hồng,  gần  nhà.

Nhanh  thật,  gần  nửa  năm  làm  việc ở đây, kể  ra thì  buồn vui, yêu thương,  cảm  động,  cảm xúc đa dạng lắm vì  cuộc sống  tập  thể  mà. Nhà mình bố mẹ làm nông nghiệp  nhưng  thực  sự  không  phải để  con gái làm  gì,  cũng  gọi  là  chiều  chuộng  con  gái  đi học.  Vào  trung  tâm  mọi  người  nói  em  còn  ngây  thơ  lắm ( 24 tuổi  rồi  ). Nhớ, ngày đầu tiên đi làm, anh giám đốc và anh nhóm trưởng nói cho mình về tình hình công việc. Hai anh bảo mình đến  đến  quan  sát , học  hỏi  xem  những việc có phù hợp không, rồi em đưa  ra quyết  định thử  việc, vì thử việc 3 tháng.

Ngày đầu tiên, đến  nơi  chưa  biết  phải  làm gì,  nên  em cứ  lẽo  đẽo  theo anh nhóm  trưởng.  7h30 sáng,  sau khi  giao  ban  xong, anh chị điều  dưỡng  kéo  xe  cơm xuống các tầng . Đồ ăn sáng gồm 2 loại : bữa theo chế độ của trung tâm hoặc món do các cụ tự chọn theo sở thích .

Bơ vơ một lúc, em thấy ở phòng tắm chung, anh chị điều dưỡng đang  tắm  cho  các  cụ, vui lắm  ạ.  Người thì  cắt  tóc  cho các  cụ  điêu luyện  như  nghệ  nhân (tăng  đơ,  cua,  vic,   .. ), người ở  bên  ngoài  thay  ga bẩn và vệ sinh lại  phòng  sinh  hoạt.

Em bảo anh nhóm trưởng: “Anh ơi em khá năng động, anh có gì bảo em làm với.

Anh bảo: ” Mày thích năng động à, ra đây anh chỉ” .

Anh ý mở các clip hoạt động của trung tâm:  phần thi tài năng  của  điều  dưỡng, các cụ tập yoga… gj em cùng các cụ xem phấn khích  lắm.

1h chiều.  Đến  ca trực  trưa, hôm  đó  anh nhóm  trưởng  trực,  mình tự  nhiên  nhớ  nhà  quá,  và  nhìn qua  cửa  sổ. Tới, 1h30,  có 1 bác  sỹ  phục  hồi  chức  năng  đến  tập  cho 1 chú. Chú  ý bị đột  quỵ, người  nhà chú không có thời gian và chuyên môn chăm  sóc  nên  gửi vào  trung tâm dưỡng  lão . Chú í và anh nhóm  trưởng  giao  tiếp  với  nhau  bằng  ngôn  ngữ  của  người  bệnh, do  miệng  chú  méo,  nói  khó,  ấm  ớ,  ấm  ớ. Nhưng  họ  vẫn  hiểu  nhau. Hay thật đấy! Cuộc  trò chuyện  giữa  mình,  bác  sỹ,  anh nhóm  trưởng,  chú  người  bệnh  vui  vẻ, rôm  rả. Kết thúc  giờ  làm  việc  vào  5h30. Trở về  nhà,  mình khoe  với  bố  mẹ công việc không có gì, đơn giản. Mình quyết định thử công việc này.

Trước khi đi làm, có 2 việc mình chưa hoàn thiện được. Một là thay bỉm- mình chưa bao giờ thay bỉm cho ai, mà hồi đi học không ai dạy cái này. Hai là sắp cơm- tại sao người ăn cắt,người ăn nguyên, ăn bún, ăn cháo,… Đi làm nhiều, công việc đó không còn khó. Mình học được là chia suất ăn ăn cần để ý theo sở thích và phải phù hợp tình trạng sức khỏe các cụ (cụ nào yếu ăn sonde,cụ nào nuốt khó dễ bị sặc ăn cơm xay,…). Công việc của điều dưỡng trong viện dưỡng lão không chỉ chăm sóc toàn diện theo tình trạng của từng cụ ( hỗ trợ hoàn toàn, một phần hoặc rất ít) mà còn phải đảm bảo an toàn, giúp các cụ vui khỏe ạ.

ĐDV Yến chụp ảnh cùng bà Thinh trong buổi dã ngoại ngoài trời

Yêu  thương  chiều  chuộng  các  cụ, lắng  nghe quan  sát,   mình  vui  vẻ,  nhịp  nhàng, các  cụ  cũng vui.  Đến  tuổi  này  rồi, các  cụ  làm  trẻ  con  lần  2 nên  cần  phải  yêu  thương,  nói  ngọt,  với  một  số  cụ  lười  ăn  có  khi  phải  dùng  giọng  hình  sự. Càng  ngày  khi  càng  gắn  bó, em thấy  yêu  thương  các  cụ  hơn,  đồng  nghiệp  của  em còn  gọi  các  cụ thân  mật  : u à, mẹ à,  bố chồng ơi…    Ngoài  lúc  làm  việc  trò  chuyện  trêu  các cụ,  ôm  hôn  .Cho thấy yêu thương lắm ạ.

Xem thêm

Cái duyên với nghề chăm sóc người cao tuổi.

Thời gian trôi qua thật nhanh, tôi nhận được tấm bằng của một trường cao đẳng y sau 3 năm học tập. Tôi lên Hà Nội, xin vào một viện dưỡng lão, tôi bối rối không biết có làm được không. Sau 3 tháng học viện, được các điều dưỡng trưởng bệnh viện Bạch Mai, các cô đã sang Nhật học về dưỡng lão đào tạo, tôi đã trở thành một điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi. Và từ đó, tôi cũng bén duyên với nghề điều dưỡng.

ĐDV Thanh Hùng nhận được nhiều tình cảm yêu quý của các ông bà

Nghề chăm sóc người cao tuổi, tưởng như đơn giản, nhưng không phải thế, mà còn có những điều rất khó. Tôi phải nắm bắt tâm lý đối với cụ khỏe, còn tỉnh táo, để hòa nhập, giúp các cụ vui vẻ, tạo cho các cụ một thú vui riêng, nghĩ ra những trò chơi, câu nói làm các cụ cười. Tiếp xúc với ông bà sa sút trí tuệ rất đáng yêu, những câu giao tiếp trở về hóm hỉnh, ngô nghê như một em bé. Các ông bà không ý thức được không gian và thời gian nên chúng tôi phải giúp luyện tập để giúp ông bà nhớ lại những kỷ niệm, khoảnh khắc với người thân, hay đơn giản là món ăn yêu thích. Còn đối với những cụ yếu hẳn, chúng tôi cần tắm rửa, vệ sinh, hỗ trợ toàn diện cho các cụ.

Người ta bảo “người già hóa trẻ con”, quả là không sai, cũng nhõng nhẽo, cũng làm nũng. Trong đời ai rồi cũng già, và tôi cũng vậy. Nghĩ như thế, tôi luôn tâm niệm trong lòng chữ “Tâm”, ở trong nghề này, ai không đặt chữ “tâm” trong công việc thì cũng không thể làm được. Tôi coi ông bà như ông bà của mình, những phần da thịt của các ông, các bà như phần da thịt của mình. Cũng có lúc ông bà cáu gắt, tôi không nản lòng mà tìm cách làm các ông bà vui. Trời không phụ lòng người, và giờ, tôi đã thành công.

Tôi rất vui khi mỗi buổi sang đến làm việc, tôi chào thật to, cả phòng các cụ đều ngoảnh lại và những câu nói đáp lại làm tôi cảm động: “Hùng đấy hả con!”, rồi cả những lời chúc buổi sáng tốt lành. Những câu hỏi thăm sức khỏe “đêm qua mẹ ngủ được không?” hay “thầy ngủ được không?” làm các cụ vui và có tình cảm với mình. Với tôi, các cụ như ông, như bà mình, khi các cụ ốm sốt tôi lo lắng, khi các cụ bỏ ăn tôi sốt ruột, hỏi han xem các cụ muốn ăn gì để tôi đi làm. Tôi cũng nhận lại tình cảm như thế, khi tôi ốm, các cụ chỉ nghe giọng nói thôi là đã biết tôi có vấn đề, rồi hỏi

–  “con ốm đấy à?”

– “Không mẹ ạ”- tôi nói

Mẹ bảo: “Không giọng con ốm rồi, mẹ biết mà, còn lấy sữa ăn rồi uống thuốc vào”.

Tôi cảm động vô cùng. Đi tới phòng nào, tôi cũng nhận được những câu gọi “yêu của mẹ, yêu lắm cơ”, chỉ cần vậy thôi, mọi công việc mệt nhọc đều tan đâu hết. Cứ như vậy, tôi được thôi thúc phải cố gắng làm tròn bộn phận của một người con, người cháu mà có nhiều mẹ, nhiều ông, nhiều cụ.

Đ DV Hùng và bà Hoạt cùng cười rất vui vẻ

Với tôi, đây là một đại gia đình, một ngày nghỉ mà không làm gì tôi thấy nhớ gia đình đấy. Tôi nhớ những người mẹ, nhớ những ông cụ, bà cụ đã có một thời cao cả cống hiến cho xã hội quá nhiều, và giờ, các mẹ, các cụ già cần được chăm sóc, yêu thương. Ngày còn đi học “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhưng bây giờ mỗi ngày đi làm là một ngày vui”. Được nhìn thấy những ánh mắt các cụ, các mẹ tươi cười, khỏe mạnh, lạc quan, yêu đời là tôi vui lắm rồi.

Làm việc trong môi trường dưỡng lão, tôi học được rất nhiều. Các cụ ông dạy tôi chơi cờ tướng, guitar, dạy hát, dạy ngâm thơ, mỗi ông bà là một người thầy, dạy cho tôi những tinh túy cả một đời chắt cóp, những kỷ niệm đó, tôi không bao giờ quên được.

Tại Diên Hồng, Thanh Hùng giờ không chỉ là một điều dưỡng trưởng mẫu mực mà còn là một MC duyên dáng

Tôi muốn gửi tới đại gia đình Diên Hồng của tôi, những người mẹ, người cha, các ông, các cụ chưa một lần sinh ra tôi nhưng tôi lại có những tình cảm gắn bó như gia đình mình lời chúc “Các cụ, các mẹ luôn luôn khỏe mạnh để ngày nào con cũng được nhìn thấy và nói chuyện, cùng cười thật vui”.

Thanh Hùng

Xem thêm

Thành công của người về đích cuối cùng.

Chúng ta vẫn thường được nghe rằng: sự ngưỡng mộ được dành cho người chiến thắng- những người luôn dẫn đầu trong những cuộc thi. Tuy nhiên, cuộc thi Olympic Diên Hồng 2017- đại hội thể thao cho người già, lại kể về một câu chuyện đặc biệt của Ông Luyến, một người cao tuổi tại Diên Hồng, rằng là người về đích cuối cùng vẫn thành công khi làm cho nhiều người xem không khỏi xúc động.

Ngày chủ nhật đẹp trời, trong tiếng nhạc và cổ động hào hứng của các bạn tình nguyện viên, 4 người chơi-  Ông Luyến, bà Cẩm, Ông Lâm và Ông Lạc đứng tại vạch xuất phát cho phần thi đi bộ bằng gậy chữ U.

Các ông bà trong vị trí xuất phát cho trò chơi trong Olympic Diên Hồng

Ông Luyến, bà Cẩm, Ông Lâm và Ông Lạc nhanh chóng về vị trí xuất phát

Tất cả những người chơi đều rất sẵn sàng

Sau hiệu lệnh của người dẫn chương trình, 4 ông bà nhanh chóng bước vào cuộc đua. Có lẽ bởi sự cổ động nhiệt tình và không khí thể thao lan tỏa mà hôm ấy, ông bà nào cũng thêm 10 lần sức mạnh, hào hứng ngay từ những giây phút đầu xuất phát. Các bạn điều dưỡng và nhân viên hết sức bất ngờ, vì dường như có một nghị lực khác thường giúp cho bà Cẩm và ông Lạc di chuyển thật nhanh và tiến lên dẫn trước. Trong khi ông Luyến đang cố gắng những bước di chuyển đầu tiên.

Bà Cẩm và ông Lạc di chuyển rất nhanh trong tiếng cổ vũ

Và rất nhanh chóng, cuộc đua đã tìm ra người đầu tiên về đích. Sau tiếng chúc mừng người chiến thắng, toàn bộ cổ động viên hướng mắt về phía ông Luyến, người chơi vẫn đang rất gần điểm xuất phát.

Khác biệt khoảng cách rất lớn giữa ông Luyến và những người chơi khác

Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng, ông Luyến sẽ dừng lại cuộc thi ở đây bởi vì cuộc thi đã tìm ra người chiến thắng rồi. Thế nhưng một cách hoàn toàn bất ngờ, tất cả mọi người, từ các ông bà, các bạn điều dưỡng và các tình nguyện viên cùng đồng thanh hô to “Ông Luyến cố lên”. Nhiều bạn điều dưỡng tới bên cạnh ông, vừa đi vừa cổ vũ ông. Và ông Luyến “một mình” tiếp tục để hoàn thành đường đua của chính mình. Tuy là người về đích cuối cùng nhưng ông đã vượt qua và chiến thắng những giới hạn của bản thân.

Các bạn điều dưỡng viên tới bên cạnh động viên cổ vũ ông Luyến hoàn thành đường đua

Nụ cười hạnh phúc của ” người chiến thắng”.

Chứng kiến khoảnh khắc ông Luyến về tới đích, rất nhiều bạn trẻ đã không kìm được sự xúc động. Những nỗ lực của ông ngày hôm ấy đã truyền cảm hứng tới họ với thông điệp ” thành công là không bao giờ bỏ cuộc”  và “chiến thắng đáng giá nhất là chiến thắng chính mình”. Tuy rằng, ông Luyến ngày hôm ấy không phải là người đến đích sớm nhất nhưng lại là người để lại dấu ấn ấn khó quên nhất và ý nghĩa nhất. Và nụ cười chiến thắng này chắc chắn sẽ là động lực vượt qua khó khăn cho những người cùng tham gia.

Xem thêm

Sôi động Olympic kiểu người già lần đầu tiên tại Việt Nam

Olympic kiểu người già với các môn thi đấu có một không hai được điều chỉnh từ các môn điền kinh trong Olympic như đi bộ nhanh cùng gậy chữ U, Ném bóng nước phối hợp hay ném đĩa, ném cao.

Đại hội thể thao Olympic là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các vận động viên đến từ hàng trăm quốc gia trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng có một cuộc tranh tài thể thao tương tự như vậy nhưng là Olympic kiểu người già diễn ra vào ngày 16/4, tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Điều đặc biệt trong Olympic Diên Hồng chính là nội dung thi đấu. Các môn thi đấu có một không hai được điều chỉnh từ các môn điền kinh trong Olympic như đi bộ nhanh cùng gậy chữ U, ném đĩa, ném cao hay ném bóng phối hợp.

Các bạn điều dưỡng nhảy cổ động mở màn cho Olympic Diên Hồng

Phần thi kéo co giao lưu giữa điều dưỡng Diên Hồng và các bạn TNV đã làm nên một phần khởi động không thể ấn tượng hơn

Các ông bà đều rất phấn khởi, sẵn sàng cho các môn thi của Olympic

Olympic Diên Hồng không đơn thuần là một cuộc tranh tài giành huy chương mà là dịp để người cao tuổi đang sống tại đây gắn kết với nhau hơn, khơi dậy tinh thần thể dục thể thao và đặc biệt là vượt qua chính mình. Sự cổ vũ của đông đảo các cụ khác và các bạn tình nguyện viên đã giúp cho một số cụ tưởng chừng như muốn bỏ cuộc tiếp tục hoàn thành phần thi của mình. Có những cụ bình thường luôn né tránh các hoạt động sinh hoạt tập thể vì ngại thì trong không khí sôi nổi của Olympic đã trở nên hoạt bát hơn, nhiệt tình hơn và mọi người không khỏi bất ngờ về thành tích của cụ trong thi đấu.

Phần thi “Đua đi bộ cùng gậy chữ U” đầy gay cấn và bất ngờ

Trong buổi Olympic hôm đó, tất cả mọi người đều ấn tượng và xúc động với phần thi của ông Luyến trong môn Đua đi bộ cùng gậy chữ U. Ông vốn rất dễ bị kích động, khi thì vui quá (cười không ngừng được), khi thì nổi cáu vì mọi người không “dịch” được những gì ông nói. Hôm đó vui quá nên khi trọng tài thổi còi bắt đầu ông vẫn đứng cười nhìn các cụ khác về đích. Mọi người bảo đằng nào ông cũng thua rồi, chạy ra đưa ông về khu vực khán giả nhưng rồi 1 giọng nói cất lên: “Ông Luyến cố lên” và thế là tất cả mọi người cùng hô cổ vũ. Cuối cùng sau 1’7”, ông đã về đến đích.

Ngày thường các cụ đi rất chậm nên BTC cũng chỉ để quãng đường 15m, không ngờ các cụ đi nhanh hơn nhiều, loáng 1 cái đã thấy đến đích. Thành tích của cụ giành HCV là 19’31). Có lẽ chương trình này đã “vượt” ra khỏi ý nghĩa của một hoạt động vui khoẻ cho người cao tuổi mà nó khơi dậy một sức sống mới cho các cụ.

Ông Luyến mới chỉ ở vạch xuất phát khi các cụ khác đã cán đích. Nhờ sự cổ vũ hết mình của điều dưỡng và các tình nguyện viên, cuối cùng ông cũng đã đến đích trong niềm vui vỡ oà

C

Một điều đặc biệt nữa của Olypic Diên Hồng chính là luôn có điều dưỡng đứng sau để hỗ trợ bất kì lúc nào các cụ cần, đảm bảo an toàn cho các cụ

Bà Đường về nhất trong tiếng reo hò cổ vũ của tất cả mọi người

Bà Đường, bà Tín, ông Lạc giành huy chương vàng, bạc, đồng cho môn thi đầu tiên

Môn ném cao (biến tấu từ môn nhảy cao) có số lượng VĐV thi đấu hùng hậu

Càng lên mức xà cao hơn, các cụ lại càng nhận được nhiều lời cổ vũ mạnh mẽ hơn

Những VĐV xuất sắc nhất

Bộ huy chương tiếp theo của môn thi Ném cao đã được trao cho ông Ngoạ (HCV), bà Thanh (HCB) và ông Biền(HCĐ)

Bà Hoạt là người đầu tiên thi môn Ném đĩa. Có lẽ hơi hồi hộp nên thành tích của bà khá khiêm tốn

Chú Đức với chiến thuật tung đĩa thật cao để đĩa đi xa đã dành được HCB

Bà Nguyệt – Hoa hậu quý bà Diên Hồng có lẽ hợp với các môn nghệ thuật hơn là thể thao

Ông Quang với thành tích 7,2m đã giành HCĐ

Ông Hoằng với thành tích xuất sắc 9m đã giành HCV của môn Ném đĩa

Niềm vui của các ông khi được trao huy chương

Các bạn TNV cổ vũ nhiệt tình như một liều doping để các cụ đạt được thành tích bất ngờ, góp phần tạo nên thành công cho Olympic 

Môn thi Ném bóng phối hợp cũng là môn cuối cùng trong Olympic Diên Hồng với hình thức thi đấu theo đội

Ông Hoằng thể hiện niềm vui sướng khi giành được cúp vàng danh giá bằng cách hôn cúp

Cùng nhau hát vang ca khúc “Vì một thế giới ngày mai” chúc mừng Olympic Diên Hồng kết thúc thành công rực rỡ

Thứ lớn nhất mà các cụ thu về trong Olympic kiểu người già chính là niềm vui khi được hòa mình vào không khí sôi nổi, được sống lại tuổi thanh xuân đầy năng lượng trước kia. Đại hội Olympic Diên Hồng như một chất xúc tác để sức sống mới tiếp tục nảy nở trong viện dưỡng lão, nơi vốn gắn với hai chữ “buồn thương” trong suy nghĩ của nhiều người.

Xem thêm

Cô gái 9X học cách kiên nhẫn và hài lòng hơn khi đến với Diên Hồng

Diên Hồng có may mắn nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Có thể là những bạn đã đi làm, cuối tuần tranh thủ vào trò chuyện, thủ thỉ với các cụ; đó có thể là các bạn sinh viên đến góp sức cùng tổ chức chương trình cho các cụ; đó có thể là một bạn phương xa thường xuyên hỏi han tình hình các cụ xem có cụ nào bị bệnh để gửi thuốc gia truyền. Những tấm lòng ấy thật đáng quý biết bao. Hãy cùng lắng nghe tâm sự của một bạn trẻ 9X khi đến giao lưu cùng các cụ và làm tình nguyện viên cho sự kiện Đại hội thể thao Olympic Diên Hồng.

Bạn Quỳnh Vũ – tác giả bài viết trong chuỗi hoạt động “Kể chuyện cùng ông”

Tôi đến với Diên Hồng bởi một lý do rất tình cờ, từ một dòng stt của cô gái nhỏ luôn biết cười Hải Yến cho tới những người bạn năng động, nhỏ nhắn như Minh Nguyệt hay chị Hoàng Ngân chu đáo, tận tâm

Đến với Diên Hồng, tôi học được cách nói chậm đi, nghe nhiều hơn, kiên nhẫn hơn và biết hài lòng hơn. Hai buổi tham gia hoạt động với Diên Hồng, tôi thực sự khâm phục và trân quý các bạn điều dưỡng viên ở đây. Có lẽ những lời dài dòng này của tôi sẽ chẳng bao giờ diễn tả đủ sự nhiệt tình và sự nồng cháy trong tim họ. Ấy cứ nhìn thấy cảnh họ nhẹ nhàng với từng thìa cơm, vui đùa trong từng ánh mắt, câu nói kể cả khi các cụ cáu gắt, mệt mỏi thì bạn sẽ hiểu.

Các anh chị ở Diên Hồng cũng rất sáng tạo với các hoạt động dành cho các cụ, lúc thì là kể chuyện, lúc là chụp ảnh chế, quay video chế, lúc lại là thi Olympic với những trò chơi siêu đơn giản… Tất cả là do cái tình, chứ chẳng có tiền bạc nào mua được tình cảm từ những người xa lạ như thế.

Quỳnh Vũ tham gia giao lưu với các bạn điều dưỡng trong Olympic Diên Hồng

Buổi đầu tiên tới kể chuyện cho các cụ nghe, có một cụ ông cứ phàn nàn rằng bà cụ cùng phòng “thích sống cái kiểu không chấp nhận được. Suốt cả tháng trời tối nào cũng bật điện sáng trưng, ai mà ngủ được. Hỏi thì bảo là nhớ nhà nên bật điện để ngắm pháo hoa”, có cụ thì cứ “Cô ơi, tôi đưa tiền, cô đưa tôi về bến xe Bắc Ninh để đón cháu tôi nhé”. Cụ lẫn rồi.

Thấy cứ dâng dâng mà nghẹn nghẹn.

Tôi hỏi anh:
– Sau này mình già, lỡ con cái cũng không có thời gian chăm rồi cho vào Viện dưỡng lão thì sao hở anh?
Anh bảo:
– Thì cũng hay mà, đỡ phiền cho con cái. Mà nhỡ anh lại tìm được một bà nào trong ấy

Hừm…

À quên, nếu bạn có thời gian rảnh, muốn tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc đơn giản hơn là cảm thấy bản thân cần sống chậm lại, hãy đến với Diên Hồng nhé <3
Chỉ cần cầm trái tim đến, không cần xèng đâu 😀

Xem thêm

Ngỡ ngàng với loạt ảnh nhái phim “như thật” của các cụ ông cụ bà Việt Nam

(Eva.vn)Không chỉ có các nước hàng xóm, bộ ảnh cosplay dựa theo những bộ phim nổi tiếng của các cụ ông cụ bà Việt Nam mới đây cũng xuất hiện và nhận được hưởng ứng tích cực của cư dân mạng.

Không chỉ giúp khán giả giải trí, nhiều bộ phim nổi tiếng còn có sức lan tỏa rộng rãi, tạo nhiều trào lưu ăn theo trong cộng đồng. Một trong số đó là các bộ ảnh cosplay của người hâm mộ, tái hiện lại những khung cảnh huyền thoại trong tác phẩm điện ảnh mà họ yêu mến.

Không nói đâu xa, thời điểm bộ phim Hàn Quốc “Hậu duệ mặt trời” lan tỏa sức nóng khắp châu Á, liên tiếp các bộ ảnh “bắt chước” được sinh ra. Có thể điểm đến loạt ảnh chàng quân nhân và nàng bác sĩ nhí của hai em bé Trung Quốc hoặc bộ ảnh “Hậu duệ mặt trời” phiên bản 81 tuổi… Tất cả số ảnh này đều nhận được rất nhiều lượt yêu thích, chia sẻ trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội.

Mới đây, nhân dịp ngày Cá tháng Tư, khán giả Việt Nam lại có dịp truyền tay nhau loạt ảnh tái hiện các bộ phim nổi tiếng của các cụ ông cụ bà trong một Viện dưỡng lão tại Hà Nội. Không chỉ gây xôn xao vì thần thái các nhân vật chính cực chuẩn mà seri hình cũng chọn toàn khoảnh khắc đắt giá từ những bộ phim nổi bật, khiến bất cứ ai xem cũng nhận ra nguyên tác phim từ đâu.

Nguyên văn chia sẻ của đại diện Viện như sau:

“Ngày cá tháng tư, các cụ ở đây  ngồi chuyện trò, chợt nhớ đã từng nhiều lần nói dối. Khi thì nói dối con cái rằng bố mẹ không đói để nhường chút đồ ăn ít ỏi cho các con, khi thì khen con cái tài giỏi mỗi lần các con tự ti về bản thân, hay có lúc nói dối rằng bố mẹ khoẻ chỉ để con cái yên tâm công tác và học tập.

Và hôm nay, khi đã đi qua gần hết 1 đời người, thông qua bộ ảnh tái hiện các bộ phim nổi tiếng, các cụ muốn nói dối thêm một lần cuối cùng với bản thân mình: Tôi vẫn còn trẻ và đầy năng lượng”

Giờ thì hãy cùng ngó qua loạt ảnh và thử xem bạn đoán có chuẩn phim gốc là gì không nhé!

Cảnh huyền thoại của Hậu duệ mặt trời – bạn thấy sao?

Cảnh cánh đồng hoa hướng dương có vẻ quen quen? Đích thị là Zippo, mù tạt và em rồi!

 Mặc dù bộ phim hài của điện ảnh Ấn Độ rất nổi tiếng song đây vẫn là thử thách không nhỏ dành cho fan phim. Thật may ảnh gốc đã có sẵn đáp án.

Ba chàng ngốc phiên bản Diên Hồng.

“Một người đàn ông không dành thời gian ở cùng với gia đình mình sẽ không bao giờ trở thành người đàn ông chân chính” – câu nói kinh điển của Bố già Vito Colerone.

Sau tất cả, giờ em cũng trở thành “bà nội của anh”.

Em là bà nội của anh.

Hóa ra, soái ca – đức lang quân trong truyền thuyết Diệp Vấn không phải không có thực.

007 phiên bản đẹp lão Việt Nam

Điệp vụ 007 khi về già

Xét về mặt chiều cao thì Trúc và Quốc “hàng fake” trông còn đôi lứa xứng đôi hơn cả hàng chính hãng của Những ngọn nến trong đêm 2 ấy chứ….

Hết Tuổi thanh xuân 2, chúng ta lại cùng trải qua “Tuổi hồi xuân”.

Bà cụ 92 tuổi ở Diên Hồng với thần sắc chẳng kém gì Bà ngoại quyền lực của Ngự lâm không kiếm nhỉ?

(Nguồn: eva.vn)

Xem thêm

“Kể chuyện cùng ông” sôi nổi với các bạn TNV tài năng

Tháng 3, Diên Hồng có một chuỗi hoạt động giao lưu vào Thứ 7 hàng tuần do các bạn tình nguyện viên đến kể chuyện cho các ông bà nghe cũng như đưa ra các chủ đề để ông bà chia sẻ, thảo luận.

Các cháu gái và cháu trai quốc dân của Diên Hồng

Hoạt động này đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của một số ông bà thích tâm sự, chuyện trò. Sau những ngày chỉ “quẩn quanh” với những gương mặt quen thuộc, có lẽ những gương mặt mới của các bạn tình nguyện đã mang đến sự hào hứng đặc biệt cho các cụ. Những câu chuyện về nhiều chủ đề khác nhau khi thì ý nghĩa sâu sắc khi thì hài hước dí dỏm đã len lỏi, đánh thức những ký ức đẹp thời thơ ấu hay thời thanh xuân sôi nổi của các cụ. Có lẽ vì vậy mà các cụ cũng nhiệt tình chia sẻ những câu chuyện của chính mình.

Buổi 1 thú vị với câu chuyện về một nhà sư tham lam và câu chuyện xúc động về người chồng giành quyền sống về mình khi hai vợ chồng gặp tai nạn trên biển

Các cụ cũng trải lòng và chia sẻ hăng say về đối xử trong gia đình

Buổi 2 lắng đọng với những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật…

Và ngập tràn tiếng cười với câu chuyện về Trạng Quỳnh

Các cụ chia sẻ về thói quen đi chùa và kể về những ngôi chùa ấn tượng mình từng ghé thăm

Kể chuyện cùng ông Số 3 – Tháng 3 với hình thức nhập vai đã mang đến không khí mới mẻ đầy thú vị cho các cụ.

Các cụ rất tập trung nghe kể chuyện nguyên do là các bạn tình nguyện viên không chỉ đơn thuần là kể cho các cụ nghe mà còn có các câu hỏi về các chi tiết trong truyện nên các cụ luôn phải tập trung cao độ để còn rinh quà

Không chỉ nghe kể chuyện, các cụ còn dự đoán cái kết của câu chuyện như là một cách để luyện não

Có lẽ chính sự hấp dẫn của những câu chuyện, những lời chia sẻ thú vị từ các ông bà khác trong trung tâm nên mỗi tuần, các cụ lại chờ đợi đến Thứ 7 để được gặp các bạn TNV đáng yêu.

Xem thêm

Các cụ đầy hứng khởi khi giao lưu với các cô giáo mầm non

Nhân ngày thành lập Đoàn (26/3), Đoàn thanh niên Trường mầm non đã đến giao lưu với các cụ đang sống tại Diên Hồng với hành trang là những lời ca tiếng hát, các tiết mục múa được dàn dựng công phu và cả tinh thần sục sôi của tuổi trẻ trong các trò chơi.

Các cô đến giao lưu đã mang một màu sắc rất mới đầy sức sống đến với các cụ, giúp các cụ cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn. Tình cảm của các cô đã chạm đến trái tim của các cụ.

Các cụ rất phấn khởi khi giao lưu với các cô giáo mầm non

Tiết mục chào khách dễ thương của điều dưỡng Diên Hồng

Cô Đào Anh Đào – Bí thư chi bộ nhà trường, cô Nguyễn Thuý Hạnh – Phó hiệu trưởng nhà trường và chị Nguyễn Kim Phượng – Bí thư đoàn trường gửi tặng các cụ 1 lẵng hoa rực rỡ

Bà Nguyễn Thị Nguyệt – Hoa hậu quý bà Diên Hồng gửi tặng các cô lẵng hoa nhỏ xinh do các bà trong trung tâm tự tay cắm

Các cô giáo mầm non thổi một làn gió tươi tắn đến các cụ

Mỗi hoạt động giao lưu luôn để lại những dư âm thú vị 

Giọng ca ngọt ngào của cô Thanh Hoa

Các cụ và các cô giáo cùng tham gia các trò chơi vô cùng hấp dẫn

Các cô giáo Trường mầm non Lý Thái Tổ múa “Hà Nội 12 mùa hoa” tặng các cụ 

Tiết mục hát múa “Việt Nam ơi, mùa xuân đến rồi” đầy hào hùng

Chương trình kết thúc để lại trong lòng các cụ nhiều tiếc nuối bởi các cụ cứ muốn ngồi xem các cô biểu diễn mãi không thôi. Cảm ơn không khí ấm áp, tươi vui mà các cô Trường mầm non Lý Thái Tổ mang đến cho các cụ. Hẹn gặp lại!

Xem thêm

Ước mình yêu đời như bà Cẩm khi về già

Tôi chưa từng gặp cụ bà nào lạc quan, yêu đời như bà Cẩm ở Viện dưỡng lão. Dù bà đã 80 nhưng tuổi tâm hồn của bà chắc chỉ ngoài 20. Vì bị tiểu đường, thường hay phải vào viện nên con cái bà đưa bà vào Diên Hồng để được chăm sóc tốt hơn. Bà bảo ở đây thích lắm, thích làm gì thì làm, ăn uống theo sở thích không như hồi ở nhà với người giúp việc toàn ăn theo sở thích của cô kia. Chưa kể ở đây ăn uống có giờ giấc, sinh hoạt nề nếp nên sức khoẻ của bà cũng dần cải thiện. Bà bảo tuổi già khi nhớ nhớ quên quên, vào đây có người chơi cùng, nói chuyện cùng cũng thấy đỡ cô đơn. Bà nói điều dưỡng ở đây vui vẻ, trách nhiệm nên ai bà cũng quý.

người cao tuổi yêu đời

Bà Cẩm tạo dáng xì tin trẻ trung

Mỗi lần gặp bà, tôi đều cảm nhận được một nguồn năng lượng căng tràn bởi bà lúc nào cũng tươi cười nói chuyện với mọi người xung quanh. Những câu nói hài hước của bà và cả những khoảnh khắc đùa giỡn, hôn gió mọi người luôn khiến người khác xua đi mệt mỏi. Bà còn quan tâm đến cả các cụ đang sống ở đây, khi thì bà bón sữa chua, khi thì bà làm bún trộn cho các bà khác cùng ăn. Với bà, làm được gì đó cho người khác chính là hạnh phúc.

Bà Cẩm thảo luận sôi nổi trong buổi trò chuyện với các bạn tình nguyện viên

Có lần đi mời các cụ tham gia cuộc thi “Hoa hậu quý bà Diên Hồng”, bà tỏ ra hào hứng lắm. Bà bảo bà không còn trẻ lại không xinh đẹp đi thi thì ngại nhưng bà sẽ tham gia vừa để cho vui vừa để còn tạo động lực cho các cụ khác cùng tham gia nữa.

Bà Cẩm trong trang phục truyền thống của Nhật Bản khi trong cuộc thi Hoa hậu quý bà

Vui vẻ bên bạn Hải Yến – Cháu gái quốc dân của Diên Hồng

Trong một buổi trò chuyện với các bạn tình nguyện viên về chủ đề tình yêu, gia đình, bà tỏ ra hào hứng và chia sẻ rất nhiều. Bà kể ngày xưa yêu ông vì ông đứng đắn, tử tế. Sau này, cách đây 16 năm, khi ông vào chùa bà cũng không can ngăn vì bà quan điểm tôn trọng lựa chọn của người khác, không nói ra nói vào. Tâm sự với các bạn trẻ, bà khuyên: “Yêu thì phải yêu người có đạo đức, tử tế. Người ta không nói quá về bản thân rồi coi thường mình. Họ cũng tôn trọng mình, không nói dối mình. Nếu mình yêu người ta nhiều quá mà người ta cũng chỉ bình thường với mình thì mình cũng nên bớt yêu đi để tương đương với người ta”. Dường như lần nào nói chuyện với bà, các bạn trẻ như tôi đều tìm thấy điều gì đó tâm đắc trong những chia sẻ thân tình của bà.

Bà Cẩm vui vẻ mời các cụ tham gia tiệc sinh nhật

Khi nói về mẹ, cô Vân – con dâu của bà chia sẻ: “Tuần nào cũng vào thế mà thấy bức ảnh này mà lòng ko khỏi trào dâng cảm xúc. Nhớ lại ngày đầu tôi với cô Nhung đưa bà vào trong đó. Từ lúc ra về tôi đã khóc rất nhiều. Nay thấy bà sống khỏe mạnh vui vẻ thì tôi đã yên tâm rồi. Thật tâm cô cảm ơn tất cả mọi người trong trung tâm nhiều”.

Những gương mặt rạng ngời của các cụ khi sống tại Diên Hồng và sự tin yêu của gia đình luôn là động lực cho chúng tôi cố gắng mỗi ngày. Áp lực đấy, mệt mỏi đấy, nhưng nụ cười của các cụ chính là doping liều cao cho các bạn điều dưỡng để rồi đổi lại là nụ cười nở trên môi các cụ.

Bà khoe con bà quý mẹ lắm, đến thăm luôn, toàn mua nhiều đồ bắt ăn

Thảo Linh

Xem thêm