Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All Posts in Category: Người cao tuổi

“Toàn mấy trò trẻ con thế cũng cho các cụ chơi”

Ở mỗi lứa tuổi, thể trạng, nhu cầu khác nhau, chúng ta sẽ có những trò chơi giải trí khác nhau. Với các bé, những trò chơi nhiều màu sắc, đa dạng hình thái để phát triển trí não. Với người lớn, chúng ta thích những trò chơi mang tính giải trí và tiện lợi như các trò chơi chơi điện thoại, máy tính. Ở độ tuổi trung niên, các cô, các bác lại thích dành thời gian rảnh tham gia các môn thể thao rèn luyện sức khỏe hay chơi cờ. Vậy còn với lứa tuổi cao hơn nữa, hoạt động nào phù hợp cho các cụ?

Người cao tuổi ở thành thị có cuộc sống khác với người cao tuổi ở nông thôn. Môi trường sống ở nông thôn thoải mái, gần gũi hơn với người cao tuổi. Các cụ có thời gian ra vườn, làm việc phụ giúp con cháu. Chiều chiều thì tụ họp cùng các cụ khác uống trà, trò chuyện, hóng gió, chơi cờ. Nhiều người khi về già, thú vui chơi cờ, đọc sách hay chăm cây cảnh,… lại là những hoạt động không thể thiếu trong lịch trình sinh hoạt hằng ngày. 

Nhiều gia đình lựa chọn gửi bố mẹ vào dưỡng lão không chỉ để được chăm sóc sức khỏe thể chất mà còn để nâng cao chất lượng đời sống cho bố mẹ. Và hầu như số đông là các gia đình ở thành thị. Không phải chỉ là vấn đề kinh tế, mà điều kiện sống ở dưỡng lão đôi khi phù hợp với bố mẹ hơn là ở nhà. Ở Viện dưỡng lão vừa có nhân viên y tế, vừa có các bạn già, bố mẹ sẽ cởi mở, dễ nói chuyện hơn và sẽ đỡ buồn hơn. Hơn nữa, các trò chơi, các hoạt động được tổ chức tại Trung tâm dưỡng lão cũng sẽ làm bố mẹ cảm thấy không bị nhàm chán.

Mọi người hay bảo mấy trò chơi cho các cụ chơi tại Diên Hồng toàn mấy trò trẻ con. Thế nhưng những trò trẻ con ấy lại đang giúp ích cho các cụ rất nhiều. Mấy trò xếp hình, ném bóng hay câu cá, rút gỗ,… tưởng chừng đơn giản như thế, ai cũng chơi được nhưng với các cụ thì không. Nhiều cụ yếu, tay chân run, cộng thêm sự lão hóa của não bộ và các dây thần kinh khiến các cụ không còn cầm nắm và cử động tay chính xác theo ý muốn nữa. Lúc này mới thấy những trò chơi “trẻ con” ấy có tác dụng như thế nào.

 Từ những trò chơi cầm nắm những vật to như chuyền bóng, ném bóng vào rổ,… đến những trò khó hơn, cần sự tỉ mỉ hơn như gắp trứng, xếp hình, bắn súng,… Khó nhất với các cụ chắc hẳn là trò nhặt đậu. Trò chơi “Tấm Cám” này yêu cầu các cụ phải tỉ mỉ từng tí một, kiên nhẫn nhặt từng hạt đậu trong đống đậu lẫn lộn nhau. Các khớp ngón tay phải vận động, não bộ cũng phải điều khiển cử động tay thật chính xác thì mới chơi được trò này.

Các trò chơi thì đa dạng dành cho cả cụ yếu và cụ khỏe, ở nhà cũng tự chơi được. Thế nhưng làm ở nhà thì bất tiện đủ đường. Nào là chuẩn bị dụng cụ chơi, rồi dành thời gian chơi với các cụ. Thời gian chăm các cụ còn thiếu, nói gì đến thời gian chơi cùng. Mà chơi ở nhà một mình, các cụ cũng buồn. Thế mới thấy, dưỡng lão đâu chỉ để chăm sóc sức khỏe thể chất mà còn là nơi để tái tạo lại tinh thần ủ dột, hay lo âu của người cao tuổi.

Xem thêm

Cuộc sống bận rộn, làm sao có thể chăm lo tốt cho ba mẹ

Không phải ai cũng có một tuổi già như mơ ước. Bất cứ ba mẹ nào khi về già cũng mong được ở gần con cháu, được sống trong ngôi nhà đầy tình yêu thương. Khi còn sức khỏe, khi các cháu còn nhỏ, ông bà còn có thể chăm sóc được. Sức khỏe còn dẻo dai thì cuộc sống vẫn còn vui vẻ, thoải mái. Thích đi đâu thì đi, thích làm gì thì làm, còn có thể giúp đỡ con cái làm việc nhà, đưa đón cháu đi học,… Nhưng sẽ ra sao khi đột nhiên chúng ta trở nên yếu đi, không thể sinh hoạt bình thường như trước nữa.

Con cái lúc nào cũng muốn ba mẹ được khỏe mạnh, hạnh phúc. Nhưng ai cũng biết khi đối mặt với tuổi già, khi mang trong mình rất nhiều những căn bệnh khác nhau, ba mẹ có thể trở nên ốm yếu hơn bất cứ lúc nào. Chẳng may trong lúc đi làm, ba mẹ bị trở bệnh hay bị đột quỵ thì đúng là nguy hiểm khôn lường. Hay đối với những gia đình có ba mẹ già hơn, yếu hơn thì chỉ có thể thuê giúp việc về để chăm sóc, trông nom ba mẹ khi mình đi làm. Những điều ấy cứ luôn đau đáu trong tâm trí và để chúng ta luôn tự hỏi đâu mới là cách để chăm sóc tốt nhất cho ba mẹ.

Đưa ba mẹ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Không phải ai cũng có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Nhất là với người trẻ, chúng ta luôn chủ quan hơn vì chúng ta còn khỏe, ít bệnh tật. Chỉ khi nào thấy thực sự ốm yếu hay bị một căn bệnh gì đấy nặng, chúng ta mới nghĩ đến việc vào bệnh viện để kiểm tra. Nhưng ba mẹ chúng ta thì khác. Vì ba mẹ có nhiều bệnh, sức khỏe không còn như trước nữa nên việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp ba mẹ kiểm soát được tình trạng bệnh và giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng. 

Một số ba mẹ có tâm lý tiếc tiền, thấy mình đang còn khỏe nên không muốn đi khám. Những lúc như thế này, con cháu phải kiên nhẫn thuyết phục, đưa ra những cái lợi khi đi kiểm tra sức khỏe. Ba mẹ có khỏe, con cháu mới yên tâm làm ăn, công tác. 

Dành thời gian trò chuyện cùng ba mẹ

Ba mẹ về hưu, những mối quan hệ xã hội cũng dần trở nên xa cách hơn. Những đồng nghiệp năm xưa giờ cũng mỗi người một nơi, người thì theo con, người thì về quê. Nhất là với những gia đình có ba mẹ từ quê lên, việc ở một nơi xa lạ, không quen biết ai làm ba mẹ càng dễ cô đơn. Từ việc tâm lý không thoải mái ấy có thể làm cho ba mẹ khó chịu, tính tình cũng cáu gắt hơn. Không ai muốn ba mẹ của mình trở nên u uất cả nhưng chúng ta lại chưa dành đủ nhiều thời gian để trò chuyện cùng ba mẹ, lắng nghe ba mẹ. Cả ngày chúng ta đi làm, chúng ta gặp gỡ, trò chuyện cùng người này người kia, tâm trạng rất thoải mái. Ba mẹ chúng ta thì chỉ khi chúng ta trở về nhà, ba mẹ mới có người nói chuyện cùng. Nhưng đôi khi, vì công việc, vì con cái mà chúng ta quên mất rằng ba mẹ cũng đang rất mong chờ chúng ta.

Đưa ba mẹ đi chơi, đi du lịch

Ngày nhỏ, chúng ta thích được ba mẹ đưa ra ngoài đi chơi, dù đi đâu thì cũng thích. Những kí ức về những lần đi chơi đều là những kí ức vui vẻ, đáng nhớ. Vậy bây giờ, đến khi chúng ta chăm ba mẹ, tại sao không thường xuyên dẫn ba mẹ ra ngoài đi chơi, chắc chắn ba mẹ cũng sẽ rất thích với những trải nghiệm ấy. Đương nhiên ở mỗi độ tuổi khác nhau, điểm đến mà chúng ta mong muốn sẽ khác nhau. Hay gợi ý về vài điểm đi chơi như đi tham quan 1 địa danh nổi tiếng, đi chùa, đi dạo phố,… và hãy để ba mẹ là người lựa chọn. Những lúc nói chuyện cùng ba mẹ, có thể giả vờ hỏi xem ba mẹ muốn đi đâu, làm gì, ăn gì để có thể chuẩn bị những bất ngờ dành cho ba mẹ. 

Những ký ức hạnh phúc của những buổi đi chơi sẽ giúp ba mẹ thoải mái, vui vẻ hơn, không bị đè nặng tâm lý như khi chỉ quanh quẩn ở nhà nữa. Thêm vào đó, việc có những trải nghiệm lần đầu tiên hay những khoảng thời gian như được quay lại ngày xưa cũng giúp cho cuộc sống của ba mẹ khi về già trở nên sinh động hơn.

Lựa chọn Viện dưỡng lão uy tín để gửi gắm ba mẹ

Dịch vụ dưỡng lão ở Việt Nam đang ngày một phát triển, riêng tại Hà Nội cũng có rất nhiều trung tâm dưỡng lão với đủ loại phân khúc dành cho khách hàng lựa chọn. Gửi ba mẹ vào dưỡng lão không phải là bất hiếu, không phải vì không chăm sóc được cho ba mẹ nên mới gửi ba mẹ vào đây mà là vì muốn ba mẹ được sống những ngày tháng tươi vui, hạnh phúc, luôn có đội ngũ y tế chăm sóc 24/7. Ở đây, nhiều cụ còn tự bán nhà chuyển vào đây ở hẳn, cũng có những cụ vì không muốn ở nhà với con cháu nhiều buồn phiền, tranh cãi mà chuyển vào dưỡng lão ở cho có bạn bè. 

Các khách hàng của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cũng đến từ rất nhiều nơi, các ông bà tề tựu tại ngôi nhà chung, sống một cuộc sống vui vẻ cùng những người bạn mới. Các cụ bảo các bạn điều dưỡng viên ở đây thân thương, đáng yêu lắm, như con cháu trong nhà vậy. Thấy các cháu nghỉ làm mấy hôm hay các cụ về nhà chơi là lại nhớ các cháu trong này. Cái tình cảm, sự tận tâm chăm sóc người cao tuổi của các bạn điều dưỡng viên có lẽ đã giúp cho bao nhiêu gia đình yên tâm mà gửi gắm ba mẹ. Nhiều ông bà bị tai biến dù mới ở độ tuổi trung niên, vào Diên Hồng bằng xe lăn, bây giờ cũng có thể đi lại được, vận động dễ dàng hơn. Nếu ba mẹ có bất kì vấn đề gì về sức khỏe, hãy lựa chọn cho ba mẹ phương án chăm sóc tốt nhất và phù hợp nhất để ba mẹ luôn sống vui, sống khỏe và sống thật lâu cùng con cháu.

 

Xem thêm

Tuổi trẻ bà cũng sống hết mình với thứ gọi là đam mê

Từ vào làm việc ở Viện dưỡng lão, lúc nào có thời gian rảnh tôi đều xuống các tầng trò chuyện cùng các ông bà, vừa là để có tư liệu cho công việc, vừa để say mê trong những ký ức đầy tự hào của ông bà. Những câu chuyện ấy lúc nào cũng hay ho, hấp dẫn đến lạ thường vì nó vừa mang những hình ảnh thời chiến, vừa mang theo những khát khao, đam mê của tuổi trẻ. Bảo sao các khóa sinh viên vào đây giao lưu, bạn nào cũng muốn ngồi thật lâu với ông bà. Có những bạn còn xin số điện thoại liên hệ với ông bà để thỉnh thoảng vào thăm.

Bà Hà cũng mới vào trung tâm được hơn nửa năm. Bà thân thiện, vui vẻ và rất yêu đời. Ngày mới vào, bà cho phòng Marketing một hộp vòng cổ rồi phụ kiện, khuyên tai đủ kiểu để cho những dịp Marketing chụp ảnh cho các cụ. Bà bảo bà điệu lắm, bà mang theo vào trung tâm rất nhiều quần áo, trang sức đi kèm. Mỗi ngày bà lại mặc những bộ váy được phối cùng áo khoác, giày dép khác nhau. Tủ đồ của bà có đủ các loại trang phục với đủ loại màu sắc đến các chất liệu, kiểu dáng khác nhau.

Ngày nào gặp bà tại trung tâm cũng thấy bà diện những bộ váy khác nhau

Ngày trước khi thi Hoa hậu Cao niên 2022, bà còn làm một bộ nail đỏ chỉ để cho vài giây vẫy tay và hôn gió trên sân khấu. Bà là người có quyết tâm và sẵn sàng thử thách. Trước cuộc thi Hoa hậu cao niên, ngày nào bà cũng lên hội trường để tập catwalk, tập hát, tập xoay làm sao cho đẹp nhất. Tuy không được giải nhưng bà không hề nhụt chí. Bà bảo “Năm sau bà tăng thêm 3 cân nữa là đẹp hơn, đủ tiêu chuẩn thi rồi”.

Bà Hà dự thi Hoa hậu cao niên trong bộ trang phục tái chế

Bà có một tuổi trẻ cuồng nhiệt, sống hết mình và được làm những gì mình thích. Cuộc sống của bà trước đây là niềm mơ ước của bao người. Có lẽ vì thế mà đến bây giờ, bà vẫn luôn vui vẻ, tận hưởng cuộc sống trong Viện dưỡng lão. Suốt bao nhiêu năm cuộc đời được gói gọn trong những câu chuyện bà kể. Nhìn bà gầy nhẳng, điệu đà như thế, chẳng ai nghĩ được rằng ngày xưa bà lại có đam mê với bộ môn trình diễn trên xe phân khối lớn. Bộ sưu tập ảnh của bà đã cũ chứa đầy những kỷ niệm của bà từ thời còn là thiếu nữ đôi mươi, cả ảnh bà chụp cùng đội tập biểu diễn trên xe ngày xưa nữa. Bà chỉ vào từng người trong ảnh “Bạn này mất rồi này, bạn này nữa. Bạn này thì người nước ngoài này”. Từng ký ức hiện về, trong bà dâng trào cảm xúc về những ngày thanh niên cùng các bạn đi tập moto. 

Hình ảnh bà cùng chiếc xe phân khối lớn những năm bà 20 tuổi

Năm 1961 – 1967, bà đang làm việc tại nhà máy DK 120 của Bộ Giao thông. Từ ngày ấy bà đã bắt đầu tập luyện biểu diễn trên xe moto. Các bài biểu diễn như đứng 2 chân trên xe, phi xe lên dốc cao rồi bay, đứng trên xe cầm súng ngắm,… toàn là những hành động mạo hiểm và cần tập luyện rất nhiều. Bà bảo ngày đấy thích ngã lắm, chẳng sợ gì cả. Mỗi tuần nhà máy cho bà đi tập 1 buổi với 1 buổi bà tập vào chủ nhật nữa. Lâu lâu có các buổi diễn ở sân vận động để mở màn cho buổi thi đấu thể thao thì sẽ có giấy của Liên đoàn thể thao về công ty, thế là công ty cho bà nghỉ phép để tham gia. Ngày ấy tham gia biểu diễn khắp nơi, đi thì không được tiền nhưng vui lắm, vì biểu diễn xong cả nhóm lại rủ nhau đi ăn. Chỉ có những dịp như thế mới có thời gian để tập trung lại đi ăn với nhau. 

Câu lạc bộ mô tô của bà không còn đầy đủ như xưa 

Lục tìm trong đống ảnh cũ, bà giơ lên chiếc bằng lái xe máy từ ngày xưa. Bà bảo không dễ mà có được tấm bằng này đâu. Phải thi bằng cả xe 2 bánh và xe 3 bánh. Mà xe mô tô có cái nào nhẹ đâu. Mỗi lần muốn nổ máy phải đánh đu lên xe mới nổ được máy. Lúc mình thi thì có một người ngồi cùng để ra đề cho mình. Người ta bắt tắt máy giữa dốc, xong lại nổ máy đi tiếp. Bà nhìn tấm bằng, ánh mắt ánh lên vẻ tự hào của người thắng cuộc.  

Giấy phép lái xe được bà cất cẩn thận cùng tập ảnh cũ

Phía sau sự thành công, niềm vui và hạnh phúc của bà là sự ủng hộ hết mình của bố. Ở những năm 60, 70 mà bố của bà lại có tư tưởng tiến bộ, luôn ủng hộ những đam mê của con gái, trong khi lại còn là môn thể thao mạo hiểm như thế. 

Năm 1973, sau khi học đại học và nghỉ việc ở công ty 3-2, bà về làm việc cho Bộ Ngoại  giao. Bà rõng rạc giới thiệu mình là Kỹ sư ô tô ở Bộ Ngoại giao, kiểm tra và quản lý đoàn xe chuyên đưa đón nguyên thủ quốc gia của Bộ. Từ ngày làm việc ở Bộ Ngoại giao, bà được đi rất nhiều nơi, từ Bắc vào Nam. Năm 1990, bà được cử sang Ukraina để học tiếng phục vụ cho công việc. Bà có một người chồng rất hiền lành, lúc nào cũng ở bên và đi cùng bà khắp mọi nơi. Bà kể “Ông ấy là nhiếp ảnh gia, nên cũng hay đi lắm. Nhưng mà cứ cuối tuần là bảo với mọi người hôm nay phải về nhà ăn cơm với vợ”. Cuộc sống hôn nhân viên mãn, hạnh phúc có lẽ cũng là lý do mà đến bây giờ, dù gần 80 nhưng bà vẫn rất yêu đời, rất xì tin. 

Bà Hà diện những bộ đồ cực chất ở độ tuổi tứ tuần

Con trai bà hiện đang sinh sống trong TP.Hồ Chí Minh, bà thì lại không muốn vào đấy. Bà muốn tuổi già của bà được sống ở đây, ít ra còn có bạn bè, người thân. Vào trong đấy toàn người xa lạ, đến lúc mình sa cơ lỡ vận thì biết nhờ cậy vào ai. Vậy nên, bà quyết định vào Viện dưỡng lão, vừa là để có người chăm sóc, vừa để bà có thêm những người bạn mới trong này. Những ngày bà ở Viện dưỡng lão, bà luôn vui vẻ, yêu đời, bà bảo tình cảm của các bạn điều dưỡng viên cũng làm cho bà cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều lắm. 

Mỗi người có một lựa chọn cho bản thân mình, có người lựa chọn một cuộc sống an toàn, không thích thử thách, mạo hiểm nhưng cũng có những người như bà Hà, bà muốn thử thách với những môn thể thao mạo hiểm, bà dám bỏ ngoài tai những lời phán xét của người khác để sống một cuộc đời rực rỡ. Vì dám sống với đam mê của mình, bây giờ bà luôn tự hào về tuổi trẻ cuồng nhiệt như thế, chưa từng hối hận. Vậy khi chúng ta còn trẻ, sao không thử một lần làm những điều chúng ta muốn, biết đâu đó lại là những trải nghiệm đáng nhớ nhất trong đời thì sao. Không thử làm sao biết được nó có đáng hay không, bạn nhỉ.

Xem thêm

Người cao tuổi kiêng khem quá mức vì nghe trên mạng nói

Ở cái thời đại này, ai không sử dụng internet sẽ bị coi là tụt hậu, không nắm bắt kịp thông tin. Những thông tin trên mạng thì nhiều vô kể, không biết đâu là thật, đâu là giả. Nhiều khi chỉ bị đau bụng, lên mạng tìm thông tin thì đã hoang mang với những lý do vì bị ung thư dạ dày, ung thư đại tràng,… Không phải ai khi lên mạng cũng biết chắt lọc thông tin và lựa chọn những nguồn tin có tính chính xác cao. Từ các nền tảng mạng xã hội đến những trang web báo mạng nhiều nhan nhản những thông tin lan truyền dù chưa biết đúng sai.

Đối với người cao tuổi, vì ít kinh nghiệm sử dụng mạng cũng như không nhanh nhạy bằng giới trẻ, nên những thông tin mà các ông bà thấy sẽ ít hơn và không có sự so sánh giữa các nguồn tin. Vậy nên, đối với các cụ, thông tin nào cũng đáng tin cậy. Những bài thuốc dân gian chữa bệnh, những cách ăn uống để khỏe mạnh, những thông tin về thực phẩm có lợi có hại,… là thông tin mà các cụ quan tâm nhất. Thông tin đúng thì chẳng sao, thông tin sai thì vừa hại thân, vừa làm khổ con cháu.

Vậy phải làm gì để người cao tuổi không bị ảnh hưởng bởi các thông tin trên mạng?

Lựa chọn những nguồn tin chính xác, phù hợp

Việc người cao tuổi sử dụng mạng không chỉ để tìm hiểu thông tin mà còn để giải trí, kết nối với con cháu. Không thể tách người cao tuổi khỏi không gian mạng, cũng không thể cấm ông bà, bà mẹ lên mạng khi thiếu đi sự kiểm soát của mình. Khi đấy, biện pháp đầu tiên chúng ta cần làm là lựa chọn những nguồn tin uy tín, có tính chính xác cao cho người cao tuổi tiếp cận. Không phải trang báo mạng nào cũng đưa tính đúng sự thật. Có những trang báo lớn, rất nhiều người biết nhưng lại là những thông tin “lá cải”, dễ gây hiểu nhầm cho người đọc.

Loại bỏ được những thông tin rác sẽ giúp người cao tuổi không bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực; gia đình, người thân cũng sẽ yên tâm hơn mỗi khi ông bà, ba mẹ lên mạng. Hãy mở sẵn tab có trang báo mạng uy tín trong Google và chỉ cho người cao tuổi biết cách sử dụng, để mỗi lần muốn vào đọc báo thì sẽ chỉ hiển thị ở trang đấy. Còn nếu người cao tuổi sử dụng Facebook thì nên thường xuyên kiểm tra xem có những trang hay hội nhóm nào hay đưa ra những thông tin sai lệch hay không. Những trang mạng hay đăng những thông tin tiêu cực cũng cần được loại bỏ vì người cao tuổi cần giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ, yêu đời.

Giải thích về sự đúng sai, tính chính xác của những thông tin trên mạng

Vì người cao tuổi có tâm lý đa nghi và sợ phải đối mặt với cái chết nên khi thấy những thông tin cái này cái kia tốt cho sức khỏe, người cao tuổi dễ bị tin theo và sống chết bảo vệ những thông tin đấy. Đôi khi, những thông tin mà tiếp cận được là đúng, nhưng ở độ tuổi của các cụ thì nó lại không còn hoàn toàn chính xác nữa.

Ví dụ như phương pháp detox phù hợp với người trẻ, người khỏe mạnh vì lượng thức ăn và nguồn thức ăn mà người trẻ dung nạp lớn và đa dạng và đôi khi không lành mạnh nên cần những ngày detox để thanh lọc cơ thể. Những đối với người cao tuổi hằng ngày ăn ít, ăn những thực phẩm tốt cho cơ thể và hầu như là thực phẩm chế biến tại nhà, ít dầu mỡ, việc detox là không hoàn toàn cần thiết. Những loại nước uống detox thì dùng cũng không sao, nhưng những phương pháp detox chỉ uống nước trong mấy ngày liền thì thực sự ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người cao tuổi. Kênh truyền hình VOV có đưa tin về một người cao tuổi làm theo phương pháp này và đã giảm 5 cân sau 10 ngày, người yếu, không còn sức lực. Đây như một hồi chuông cảnh tình để người cao tuổi phải luôn cẩn trọng trước những thông tin mà mình nhận được.

Là người trẻ, được tiếp xúc với nhiều thông tin hơn, biết đâu là những thông tin đúng, sai, chúng ta phải truyền đạt lại với ông bà, ba mẹ về cách xác minh thông tin và tính chính xác của thông tin. Khi thấy ông bà, ba mẹ nói về một thông tin nào đấy trên mạng thì nên xác minh ngay lập tức, để nếu sai có thể giải thích ngay lúc đấy tránh gây ra những hậu họa không đáng có sau này.

Xem thêm

Xin chào tuổi già

Nhiều người thường lo lắng về tương lai của mình, đặc biệt là khi họ trưởng thành và già đi. Tuy nhiên, khi tuổi già đến, chúng ta có thể tìm thấy những hạnh phúc mà tuổi trẻ không có được.

Thứ nhất khi về già, con người ta không còn phải lo lắng về sự thành công hay áp lực của xã hội như khi còn trẻ. Thay vào đó, chúng ta có thời gian để dành cho bản thân mình. Làm những điều mà mình thực sự yêu thích. Khám phá sở thích mới, phát triển kỹ năng mới, thực hiện những dự án mới. Hoặc dành thời gian bên gia đình, bạn bè.

Thứ hai, khi về già chúng ta sẽ là một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm sống quý báu. Vì vậy chúng ta sẽ trở thành nguồn cảm hứng và động lực cho những người trẻ tuổi bằng cách chia sẻ những câu chuyện, bài học tích cực. Từ đó tạo ra ảnh hưởng tích cực và góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Tuổi già đến bạn có thể tìm thấy một cộng đồng những người cùng tuổi. Bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện. Hoặc tham gia các khóa học và hoạt động mà mình quan tâm. Qua đó có thể gặp gỡ và kết nối với những người có cùng sở thích giúp đời sống tinh thần thêm phong phú. Bên cạnh đó việc tham gia các hoạt động xã hội còn giúp bạn có thêm những người bạn mới và xây dựng mối quan hệ xã hội bền vững.

Thứ 4, tuổi già sẽ giúp chúng ta bình an trong tâm hồn. Đôi khi những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống lại khiến ta hài lòng và vui vẻ cả ngày. Chúng ta trân trọng và nâng niu những gì đang có dù nó chỉ là một khoảnh khắc giản đơn. Và cảm thấy hài lòng với những gì mình có.

Khi tuổi già đến, có thể có những hạn chế về sức khỏe và thể chất. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. Chúng ta có thể tập trung vào những hoạt động yêu thích, dành thời gian cho bản thân. Duy trì một lối sống lành mạnh, tạo ra môi trường tích cực. Khi đó chúng ta có thể thấy rằng tuổi già không phải là một cái kết, mà là một khởi đầu mới để khám phá và trải nghiệm những niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.

Xem thêm

Muôn kiểu băn khoăn có nên đưa cha mẹ vào trung tâm dưỡng lão

Lo lắng không biết bố mẹ vào trung tâm dưỡng lão có dễ hòa nhập không, bố mẹ có được chăm sóc tốt không cũng như những định kiến của anh em, họ hàng đã khiến nhiều người hoang mang về việc gửi cha mẹ vào dưỡng lão.

Nhiều người mong muốn đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão nhưng phải đấu tranh không chỉ với anh chị em trong nhà mà bản thân họ cũng có nhiều mâu thuẫn nội tâm. Sống ở viện dưỡng lão có thể là trải nghiệm mới mẻ với nhiều người nên dễ khiến họ băn khoăn.

Thực tế, quyết định về việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân, bao gồm sức khỏe, yêu cầu cuộc sống, tình trạng tài chính và mong muốn của cha mẹ. Nếu cha mẹ cần được chăm sóc và hỗ trợ hàng ngày và không có ai trong gia đình có thể làm điều đó, viện dưỡng lão có thể là một lựa chọn tốt. Ở đây cung cấp môi trường an toàn và chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

Ở trung tâm dưỡng lão người già được sống tốt hơn

Tuy nhiên, viện dưỡng lão có thể sẽ tăng thêm 1 khoản chi phí đương đối lớn với các gia đình. Cha mẹ có thể phải chuyển từ nơi ở của họ hoặc từ môi trường quen thuộc. Đối với các ông bà khỏe mạnh, mức phí ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng từ 7.800.000đ đến 8.500.000đ nếu ở phòng tập thể. Nếu ở phòng riêng thì chi phí ở mức từ 11.000.000đ đến 15.000.000đ. Vì vậy, nếu đang có ý định gửi cha mẹ vào dưỡng lão, chúng ta nên cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố trước khi quyết định.

Trên tất cả, quan trọng nhất là đảm bảo rằng cha mẹ của chúng ta có đủ chăm sóc và hỗ trợ cần thiết để có một cuộc sống tốt và an toàn và nhất là sức khỏe tinh thần. Đôi khi việc sống chung với các con trong khi con cháu bận rộn không dành được nhiều thời gian cho cha mẹ hoặc xung quanh hàng xóm ít người già thì việc sống chung với những người bạn cùng lứa tuổi sẽ là một lựa chọn tốt.

Nhiều người cũng e ngại việc đưa bố mẹ vào trung tâm dưỡng lão là bất hiếu. Thực tế không phải mọi việc mà con cái làm cho bố mẹ của họ là bất hiếu. Chỉ khi gửi bố mẹ vào dưỡng lão, chúng ta mới biết rõ thực sự cuộc sống ở dưỡng lão như thế nào. Chính những người chưa có hiểu biết rõ về dưỡng lão mới đưa ra những ý kiến tiêu cực.

Quan trọng nhất không phải là ở mong muốn của con cháu mà là ở tâm tư nguyện vọng của cha mẹ. Quyết định về việc đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão cần phải được thảo luận với bố mẹ và các thành viên trong gia đình để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đồng ý và hiểu rõ những lợi ích và hạn chế của viện dưỡng lão. Trong trường hợp cần thuyết phục cha mẹ, hãy để ông bà được trải nghiệm thử để có góc nhìn đúng đắn.

Điều quan trọng nhất không phải là việc nên đưa cha mẹ vào dưỡng lão hay không mà là ở đâu là tốt nhất cho bố mẹ mình. Khi mọi quyết định xuất phát từ hiểu biết và thương yêu thì cha mẹ mới có thể hạnh phúc.

Xem thêm

6 bí quyết để tuổi già vui khoẻ

Ai cũng sợ già nhưng rồi cũng chẳng có ai có thể thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử. Thay vì lo sợ, suy nghĩ tiêu cực, thì chúng ta hãy chuẩn bị và chào đón nó. Tuổi già không phải là kết thúc mà là bắt đầu một chương mới của cuộc đời. Hãy tận hưởng tuổi già một cách trọn vẹn nhất bằng các cách sau đây.

1. Làm điều yêu thích

Tuổi già là lúc không còn gánh nặng về kinh tế, con cái. Vậy nên hãy làm bất cứ điều gì mình thích. Có thể đó là chuyến du lịch tự thưởng cho bản thân, hay đơn giản hơn là được ngủ cả ngày cũng không cần nấu ăn hay chăm sóc cho ai. Khi được làm điều mình thích người già sẽ cảm thấy hạnh phúc, mang đến sự hài lòng về bản thân. Từ đó giảm đi sự căng thẳng giúp người già vui vẻ hơn.

2. Thử những điều mới mẻ

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu với cái mới. Đó có thể là một lớp học cắm hoa, làm bánh, hay khiêu vũ chẳng hạn.
Cố gắng làm điều gì đó mới mẻ ngoài thói quen của mình sẽ giúp người già cảm thấy trẻ ra. Đôi khi thử thách mới có vẻ khó khăn, nhưng chính những hoạt động đó về lâu về dài có thể lại trở thành thói quen thậm chí là sở thích của họ. Nếu có cơ hôi, hãy đặt bản thân vào những điều mới mẻ để cuộc sống thêm tươi trẻ và có ý nghĩa hơn.

3. Sống gần chứ không sống chung, trông cháu chứ không chăm cháu

Một điều nữa khi về già là mọi người thường sống cùng với con cái để đỡ đần. Nhưng vì thế mà gây ra nhiều hệ luỵ, mâu thuẫn trong gia đình. Ví dụ như bất đồng trong cách nuôi dạy cháu, mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu hay thói quen sinh hoạt khác nhau. Từ đó làm cho chất lượng cuộc sống tuổi già đi xuống. Tinh thần không thoải mái, sức khoẻ cũng bị ảnh hưởng.

4. Duy trì giao tiếp xã hội

Một trong những nỗi lo sợ khi về già là sự cô đơn. Càng nhiều tuổi sự đồng điệu trong suy nghĩ với mọi người sẽ càng trở nên xa cách. Người già khó trải lòng hơn. Vì vậy việc duy trì các mối quan hệ xã hội sẽ là cầu nối giúp người già không bị lạc lõng. Giữ liên lạc với bạn bè cũ, tìm kiếm và trò chuyện với bạn bè mới sẽ giúp họ quên đi những cảm xúc tiêu cực.

5. Duy trì lối sống khỏe mạnh

Không những người già mà người trẻ cũng thường khao khát có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy chú ý hơn đến dinh dưỡng và sức khỏe của bản thân. Những thực phẩm bổ dưỡng thường giúp cơ thể chúng ta trở nên khỏe mạnh hơn và hấp thu tốt hơn. Khi về già, họ thường chú ý đến vấn đề thực phẩm. Bởi chế độ dinh dưỡng cho người già đôi khi không giống với những người trẻ.
Ngoài ra, để sống khỏe mạnh hơn, bạn hãy cố gắng giảm sự căng thăng mỗi ngày, sống thoải mái và suy nghĩ thoáng hơn. Bên cạnh đó việc tập luyện thể dục thể thao cũng giúp người già duy trì sức khỏe và cải thiện tinh thần. Mỗi ngày tập thể dục khoảng 30 phút sẽ giúp chúng ta đẩy lùi được nhiều bệnh tật tuổi già.

6. Thôi hoài niệm quá khứ

Khi về già các chức năng trong cơ thể suy giảm. Một người U70 sẽ không thể giống như một người U40. Tinh thần sẽ không còn minh mẫn, chân tay cũng không còn nhanh nhẹn, tiếng nói cũng không còn trọng lượng. Nhưng hãy ngừng hoài niệm quá khứ. Vì như vậy có thể khiến người già không chấp nhận bản thân, thậm chí trầm cảm. Những thay đổi thể chất khi già đi là không thể tránh được. Nhưng điều đó không có nghĩa là tâm hồn cũng phải thay đổi. Người già vẫn có thể sống hạnh phúc và có ích ở tuổi già.

Xem thêm

Về già nên ở với ai?

Bạn sẽ lựa chọn sống cùng ai khi tuổi già đến?

Theo quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” nên khi về già cha mẹ thường sống chung với con cái. Đặc biệt là con trai. Nếu không có con trai thì sẽ sống với con gái, con rể, hoặc là với các cháu… Ngày nay với quá trình đô thị hoá mạnh, xu hướng con cái tách ra sống riêng đang xuất hiện ngày một nhiều hơn. Nhưng đa phần ở các vùng quê thì việc cha mẹ già sống cùng con trai vẫn đang rất phổ biến.

Thực tế cho thấy ít gia đình có thể chung sống hoà thuận giữa các thế hệ với nhau. Việc một gia đình có đến 2-3 thế hệ sống cùng nhau sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên. Đặc biệt là mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu. Thế hệ khác nhau nên suy nghĩ và quan điểm cũng khác nhau.

Nếu như trước đây nước ta là nền kinh tế nông nghiệp, đi làm theo mùa vụ nên thời gian trống rất nhiều, việc chăm sóc cha mẹ già cũng dễ dàng hơn. Còn ngày nay thời đại công nghiệp hoá, con cái đi làm từ sáng sớm đến tối muộn, áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai. Vậy nên cha mẹ cũng đừng đặt nặng hai chữ “trách nhiệm” “báo hiếu” lên đôi vai của con. Có lẽ đã đến lúc chúng ta thay đổi quan điểm, cởi mở hơn với cái mới. Người già cũng nên tự “cởi trói” cho mình để được thảnh thơi hơn.

Việc ở cùng ai không quan trọng, quan trọng là mình được vui vẻ. Bởi vậy rất nhiều người già trong thời đại mới đã lựa chọn ở riêng. Ở gần con chứ không ở chung. Một số khác thì lựa chọn viện dưỡng lão làm điểm đến cho mình.

Trong những năm gần đây, mô hình viện dưỡng lão đang ngày một phát triển và mở rộng. Những cụ vào dưỡng lão đa phần là con cái ở xa không thể ngày đêm chăm sóc. Hoặc các cụ già yếu gia đình không có chuyên môn. Một phần còn lại thì không muốn ở với con cái, nên vào dưỡng lão để an dưỡng tuổi già, vui vẻ bên những người bạn già. Tại đây họ được đội ngũ y bác sỹ chăm sóc chu đáo, cả về sức khoẻ lẫn tinh thần.

Như chúng ta đã biết, người già rất sợ cô đơn. Họ mong muốn được trò chuyện nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Nhưng thực tế khi ở cùng con cái họ rất ít bày tỏ nỗi niềm của mình. Nhưng khi gặp được những người bạn già thì họ lại không ngần ngại chia sẻ. Vậy nên có không ít các cụ muốn sống riêng biệt chứ không ở cùng con cái. Con cái chỉ cần thi thoảng tới thăm chơi là được.

Xem thêm

6 lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi trong mùa dịch

Tình hình dịch bệnh covid-19 đang quay trở lại và có xu hướng tăng mạnh từ đầu tháng 4 đến nay. Trong đó hầu hết các ca bệnh nặng là người cao tuổi, người có bệnh nền. Vì vậy việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.

­Dưới đây là 6 lưu ý cần thiết khi chăm sóc người già trong mùa dịch.

1. Tinh thần thoải mái

Khi chỉ mới nghe tin về dịch bệnh covid 19 thì người già đã thấy hoang mang và lo sợ. Chứ chưa nói gì đến việc gia đình hoặc bản thân họ bị nhiễm. Vì vậy giữ tinh thần thoải mái, yên tâm cho người già là quan trọng nhất. Nhiều lúc chính tâm lý căng thẳng lại là nguyên nhân làm bệnh trở nặng. Vì vậy hãy dành thời gian để ở bên, quan tâm, an ủi người già, tránh cho họ những hoang mang, sợ hãi hay cô độc trong thời gian này. Nếu buồn người cao tuổi có thể gọi điện cho con cái, anh em họ hàng, bạn bè.

2. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch

Dù bị nhiễm covid 19 hay là không thì việc thực hiện các nguyên tắc phòng dịch vẫn vô cùng quan trọng. Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay,… luôn là cách tốt nhất để hạn chế nhiễm bệnh và lây lan.

3. Đảm bảo dinh dưỡng

Hệ miễn dịch của người cao tuổi đã suy yếu nên khi ăn uống cần cẩn trọng, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Người cao tuổi cần tránh ăn những loại thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín. Cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit béo như đồ nướng, các món quay, rán, các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn. Ăn đầy đủ các nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo. Bên cạnh đó tăng cường thêm rau xanh, hoa quả giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng. Bổ sung 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt cần loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu.

4. Đảm bảo giấc ngủ và tập luyện thể dục

Người cao tuổi cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ. Ngủ đúng giờ, ngủ đủ và sâu giấc. Bên cạnh đó tăng cường các hoạt động thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng phù hợp với sức khoẻ. Ví dụ như đi bộ, tập thở, vận động chân tay nhẹ nhàng.

5. Nơi ở

Dù cần phải cách ly hay không thì nơi ở của người cao tuổi cần phải luôn sạch sẽ, thoáng khí. Đảm bảo không khí trong lành để quá trình hô hấp của cơ thể không gặp bất lợi.

6. Dùng thuốc và theo dõi sức khoẻ

Đối với những người cao tuổi đang điều trị các bệnh mạn tính, cần dùng thuốc đều đặn theo đơn, không được ngưng thuốc. Hãy kiểm tra đều đặn số lượng thuốc, hạn dùng và bổ sung ngay khi gần hết. Thường xuyên theo dõi các chỉ số sinh tồn như huyết áp, mạch, nhiệt độ nhất là với người có bệnh nền. Báo ngay cho gia đình hoặc y bác sỹ hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu có bất thường.

Xem thêm

Hành trình tìm lại chính mình của cựu Hoa khôi Sở Nông nghiệp tỉnh Hà Bắc

Tôi đến thăm bà vào một ngày đầu đông. Những bông cúc họa mi đang nở rộ một góc trong căn phòng nhỏ, nơi bà Tiện cùng 2 người bạn đang an dưỡng tại dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 3. Bà đang say sưa tập luyện một bài hát quan họ. Thấy tôi bà ngừng lại, nắm tay tôi hồ hởi kéo xuống ghế ngồi. Nhưng đâu ai biết rằng 2 năm về trước cụ bà vui tươi, nhanh nhẹn này yếu và lẫn đến mức không tự lo liệu được cho mình, còn phải ngồi xe lăn.  

Bà Bùi Thị Tiện 77 tuổi, bà sinh ra và lớn lên tại Bắc Ninh. Bà từng là cán bộ thuộc sở Nông nghiệp tỉnh Hà Bắc. “Ngày xưa hồi còn công tác ở Sở, bà cũng đi thi hoa khôi rồi cũng được giải đấy”, bà phấn khích kể lại câu chuyện cũ. Còn bây giờ thì bà cũng là 1 trong số 3 cụ bà đại diện cho cơ sở của mình tham gia chung kết Hoa hậu cao niên Diên Hồng 2022. 

Cuộc đời Hoa khôi Sở Nông nghiệp có bước ngoặt lớn

Bà Tiện rất thích có người đến chơi, trò chuyện. Mỗi lần gặp người mới là bà tự hào kể về thời thanh xuân rực rỡ. Bà kể sau khi nghỉ việc ở sở Nông nghiệp, bà chuyển sang tự kinh doanh ở Bắc Ninh. Ngày đấy bà chỉ ở một mình nhưng không buồn vì lúc nào cũng có người ra người vào. Mặc dù bà có cả con trai và con gái nhưng các con đều sống ở Hà Nội cả. Các con đón mẹ đến ở cùng nhưng bà không chịu vì con cháu đi cả ngày không có ai trò chuyện cùng, chưa kể bà ở Bắc Ninh còn kinh doanh buôn bán, tự kiếm tiền lo cho bản thân. “Ngày đấy con cái thấy thế bảo bà là hay bà vào viện dưỡng lão cho có bạn có bè, có người chăm sóc. Nhưng lúc đấy bà còn khỏe, bà vẫn muốn ở lại Bắc Ninh để tự kiếm tiền không phụ thuộc vào con cháu, nên bà không vào. Nhưng đúng là người tính không bằng trời tính cháu ạ. Đến năm 72 tuổi thì bà bị mất ngủ, ăn vào mà cứ nôn rồi choáng váng và mệt mỏi. Bà cũng đi khám nhiều nơi rồi nhưng khám không ra bệnh”, bà Tiện tâm sự.

Hoa hậu cao niên Diên Hồng

Bà Tiện tham gia cuộc thi Hoa hậu cao niên Diên Hồng 2022

Theo chia sẻ của chị Mai Phương – con gái của bà Tiện: “Gia đình lúc đấy cũng hoảng loạn, cho bà đi khám ở các viện lớn như Vinmec, viện Quân Y 10 Bắc Ninh, viện Lão khoa mà cũng không ra bệnh. Bà chỉ được truyền bù nước, đạm và kali. Khi khỏe hơn thì bà lại về Bắc Ninh ở với 2 người giúp việc. Nhưng chỉ sau 2 tháng bà mất dần sức khỏe và giảm trí nhớ. Thỉnh thoảng vào giữa đêm, bà lại ra cổng nằm. Có hôm phải cõng bà lại vào nhà bà mới chịu vào. Khi ấy gia đình bắt đầu khó chịu và lo lắng về tính khí của bà. Và khi thấy tình hình của bà ngày càng tệ hơn, gia đình đã quyết định tìm đến Viện dưỡng lão.”

Bà đòi cầm dao và bật lửa đốt xe vì không muốn ai đưa bà vào Viện dưỡng lão

Chị Mai Phương tin rằng ở dưỡng lão mẹ mình sẽ đc chăm sóc chu đáo và có người trò chuyện, trông nom cả ngày lẫn đêm. Hành trình chị Phương quyết định đưa mẹ đến Diên Hồng rất nhanh khi chỉ xem thông tin qua trên internet. Bà Tiện lúc đó đã bị hoảng loạn không muốn đi đâu cứ đòi ở lại nhà và muốn chết ở tại Bắc Ninh. Bà còn đòi cầm dao và bật lửa đốt xe vì không muốn ai đưa bà đi. Gia đình đã buộc phải cõng bà và đưa vào trong xe. Khi đến Diên Hồng các bạn nhân viên rất thân thiện, chu đáo và ân cần đón bà nên bà cũng dịu đi phần nào. Thời điểm đó bà bị đau chân, đau đầu gối không đi được nên điều dưỡng phải phải bế bà vào xe lăn.

“Hai tháng đầu phải thuê riêng cho bà 1 phòng trong trung tâm và nhờ các em tắm gội mang đồ ăn cho bà.  Bà cứ đi mần sờ khắp phòng và không còn tinh nhanh, quên nhiều chuyện. Nói lung tung và kêu toàn nhìn thấy ma ngoài cửa sổ, sợ ở một mình. Khi bà đi ra phòng ăn chung còn ko nhớ đường về phòng. Chị rất lo nên cứ 3 ngày lại lên thăm nếu không lên được thì cử con gái đến chơi cá ngựa hoặc chơi bài với bà. Thấy các em ở trung tâm cũng hay nói chuyện với bà, ôm bà đầy yêu thương và vỗ về bà hàng ngày nên dần dần chị cũng yên tâm hơn”, chị Phương bồi hồi nhớ lại.

Không biết có được gọi là kỳ tích không vì lúc đưa bà vào chị Phương chỉ mong bà có người chăm sóc sức khỏe, trông nom bà hằng ngày là anh em trong nhà yên tâm công tác. Thế mà chỉ sau 2 tháng vào Diên Hồng, bà đã bình phục và nhớ được nhiều. Bà còn đọc được sách nhanh và lưu loát nữa. Tuần đầu bà ngồi xe lăn nhưng sang tuần thứ 2 bà đã tự chống gậy đi lại và thường xuyên giao lưu với các cụ. Bà rất vui khi được giúp đỡ các cụ khác như lấy đồ ăn cho các cụ, lấy nước cho các cụ. Tối đến còn mắc màn cho các cụ cùng tầng. Sau 2 tháng bà đã chọn ở ghép vì bà sợ ở 1 mình. Bà trò chuyện vui vẻ mỗi ngày với tất cả mọi người trong trung tâm. Chị Phương thấy hạnh phúc vô cùng mỗi lần vào thăm bà, chị kể: “Mỗi lần con cháu vào thăm, bà kể nhiều chuyện vui và cũng nhớ nhiều chuyện thời trẻ. Bà tăng cân dần và tươi khoẻ hơn nhiều. Chị thấy mừng vô cùng.”

“Khi nào con cho mẹ quay lại trung tâm nhé. Trong đấy ăn ngủ đúng bữa đúng giờ nên mẹ thấy dễ chịu hơn là ở nhà con.”

Quá trình bà ở Diên Hồng như thế nào được chị Phương nhớ rất rõ: “Khi bà quyết định rời cơ sở 2 sang cơ sở 3 mọi người ra ôm, khóc và không muốn bà đi. Nhờ có sự chăm sóc chu đáo, yêu thương và chế độ sinh hoạt phù hợp mà bà đã khoẻ mạnh và yêu đời trở lại. Các em trong trung tâm rất chuyên nghiệp. Các em biết tâm lý các cụ, lắng nghe các cụ và yêu thương các cụ nên bà coi trung tâm là nhà. Bà không còn gọi điện thường xuyên và cũng không muốn về nhà với con nữa”. 

Chị Phương nhớ lại thời gian bà đi Nha Trang chơi cùng gia đình hồi tháng 5 năm 2021. Khi trở về, toàn thành phố Hà Nội thực hiện cách ly xã hội nên bà Tiện đã ko quay lại Trung Tâm dưỡng lão Diên Hồng được. “Mẹ chị nhớ lắm. Ngày nào cũng bảo khi nào hết giãn cách con cho mẹ quay lại trung tâm nhé. Mẹ ở trong đấy có bạn có các cụ vui lắm, có nhiều hoạt động và được tắm nắng, tập thể dục và massage mỗi ngày. Ăn ngủ đúng bữa đúng giờ nên mẹ thấy dễ chịu hơn là ở nhà con”, chị Phương ngậm ngùi. Là con gái, chị Phương cũng có chút chạnh lòng và buồn khi nghe mẹ nói như vậy. Bản thân chị rất yêu mẹ và chăm sóc mẹ từng li từng tí nhưng lòng mẹ lại hướng về những người bạn già. Tuy nhiên, nghĩ lại chị Phương nhận ra rằng dù ở độ tuổi nào thì vẫn cần các mối quan hệ xã hội, trẻ nhỏ cần đi học để kết bạn, người trẻ cần gặp gỡ bạn bè thì người già cũng cần những người bạn lớn tuổi để dễ dàng chia sẻ. Chính vì vậy, ngay khi kết thúc thời gian cách ly, chị Phương vội vã đưa mẹ trở lại Diên Hồng. Chị Phương tặc lưỡi: “Đúng là nếu ở nhà mình cũng không có thời gian dành cho bà, các hoạt động như làm bánh trung thu, bánh trôi, chơi các trò chơi hay đưa bà tham gia các cuộc thi,… chị cũng chịu, không thể thực hiện được. Chỉ có ở Viện dưỡng lão, các bạn nhân viên vừa chăm các cụ vừa tạo ra hoạt động cho các cụ trải nghiệm.”

Bà được trải nghiệm làm tinh dầu tự nhiên

Chụp ảnh ngày Tết 

Sau 2 năm gửi mẹ ở Diên Hồng, chị Phương luôn chia sẻ trải nghiệm này với bạn bè. Chị tin rằng không con cái nào có thể chăm tốt các cụ như sự chăm sóc chuyên nghiệp và bài bản ở Trung tâm Dưỡng lão. Bất kỳ vấn đề gì gặp phải, người cao tuổi dễ dàng gọi điều dưỡng chăm sóc và nhận được sự giúp đỡ ngay lập tức. “Chị rất mừng khi mẹ chị có nơi chăm sóc tốt, an toàn và chu đáo. Chị chân thành cảm ơn các bạn trong ngôi nhà Diên Hồng và cả các ông các bà trong trung tâm nữa”, chị Phương xúc động.

Xem thêm