Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts in Category: Giải trí

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Viện dưỡng lão Diên Hồng

Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tinh thần luôn được chú trọng. Giúp cho người cao tuổi có một sức khoẻ dồi dào, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Dưới đây là một số hoạt động chăm sóc sức khoẻ của Diên Hồng:

Chăm sóc sức khỏe tinh thần:

  • Vẽ tranh: Hoạt động vẽ tranh tại Diên Hồng là một trong những hoạt động được yêu thích nhất. Bởi sự đơn giản, dễ thực hiện, mang lại nhiều niềm vui các cụ.
  • Làm quạt giấy: Gấp quạt giấy sắc màu là một hoạt động đơn giản. Nhưng lại mang đến nhiều niềm vui và lợi ích cho người cao tuổi tại Diên Hồng. Hoạt động này không chỉ giúp các cụ rèn luyện sự dẻo dai mà còn giúp các cụ trò chuyện bên nhau.
  • Lớp học âm nhạc: Âm nhạc là liều thuốc tinh thần tuyệt vời, giúp thư giãn, kết nối mọi người. Đây là một trong những hoạt động rất được các cụ yêu thích tại Diên Hồng.
  • Hoạt động chụp ảnh: Tại Diên Hồng, các cụ luôn có những bộ ảnh theo xu hướng của giới trẻ. Một trong những bộ ảnh khiến mọi người trầm trồ là Bộ ảnh bằng lăng của cụ bà tại Viện dưỡng lão Diên Hồng.
Mọi người đang hướng dẫn cụ ông ngồi ở ghế chơi trò chơi

Hoạt động chăm sóc sức khoẻ tinh thần luôn được chú trọng

Đặc biệt vào mỗi tháng tại Diên Hồng sẽ có hoạt động chúc mừng sinh nhật các cụ. Những chiếc bánh kem, chiếc kẹo nhỏ xinh, những tiết mục ca nhạc… tuy nhỏ bé, bình dị nhưng mang lại niềm vui to lớn cho các cụ.

Chăm sóc sức khỏe thể chất:

  • Thể dục nhịp điệu: Nâng cao sức khỏe tim mạch, và sự dẻo dai cho cơ thể. Những bài thể dục nhịp điệu vui tươi luôn được cập nhật theo xu hướng như vũ điệu làng lá nhận được sự phối hợp tích cực từ người cao tuổi.
  • Thể dục dụng cụ: Giúp cải thiện vận động, tăng cường sự linh hoạt và giảm nguy cơ loãng xương.
Mọi người hướng mắt nhìn về cụ bà và cổ cũ cho cụ

Hoạt động chăm sóc sức khoẻ thể chất luôn được chú trọng

Bên cạnh các hoạt động chính, Viện Dưỡng Lão Diên Hồng còn duy trì các hoạt động :

  • Ngâm chân: Hoạt động này được điều dưỡng tại Diên Hồng thực hiện rất tích cực giúp các cụ cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ giấc ngủ ngon.
  • Chơi tam cúc, cá ngựa, đánh cờ: Rèn luyện trí nhớ, sự tập trung và khả năng tư duy logic. Khi đến với Diên Hồng rất dễ gặp hình ảnh các cụ bà ngồi say sưa để chơi trò cá ngựa, các cụ ông ngồi suy nghĩ từng nước đi của bàn cờ.
  • Câu cá: Tạo cơ hội kết nối với thiên nhiên, thư giãn tinh thần và giải trí. Cảnh câu cá bên hồ, những cụ ông không khỏi nở nụ cười phấn khích khi thu được những thành quả là những chú cá nhỏ.
  • Tô tranh, xếp gỗ: Kích thích sự sáng tạo, rèn luyện sự khéo léo và kiên nhẫn.

Đặc biệt, theo khuyến cáo của bác sĩ lão khoa, Viện Dưỡng Lão Diên Hồng tăng cường hoạt động ghép hình cho các cụ. Hoạt động này giúp:

  • Nâng cao khả năng tập trung và ghi nhớ.
  • Rèn luyện tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.
  • Kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng.
  • Tăng cường sự phối hợp tay – mắt.
  • Giảm căng thẳng và lo âu.

Với đội ngũ nhân viên y tế, điều dưỡng viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và tận tâm, Viện Dưỡng Lão Diên Hồng cam kết mang đến cho người cao tuổi sự chăm sóc chu đáo, tận tình nhất.

Liên hệ ngay với Viện Dưỡng Lão Diên Hồng để được tư vấn chi tiết:

Xem thêm

Người già thỏa sức sáng tạo cùng câu lạc bộ vẽ tranh Diên Hồng

Vừa qua các ông bà tại Diên Hồng cơ sở 4 đã có buổi vẽ tranh nhiều niềm vui dưới sự hướng dẫn của chị Hoàng Ngân, Phó Tổng Giám đốc trung tâm.

Giải trí là một phần không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là người cao tuổi. Biết được điều đó, dưỡng lão Diên Hồng luôn chú trọng đến đời sống tinh thần cho người già. Nhiều hoạt động sáng tạo được đưa vào lịch sinh hoạt hàng ngày cho các cụ như vẽ tranh, làm thiệp, làm đồ handmade. 

Trước khi bắt đầu buổi học vẽ, những vật dụng cần thiết đã được trung tâm chuẩn bị đầy đủ. Nào là giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu nước và cả những cây cọ vẽ. Vì đây là một hoạt động mới nên các cụ rất hào hứng. Có cụ bảo từ bé đến giờ đây là lần đầu tiên cầm bút vẽ.

Chủ đề vẽ của lần này là hoa hướng dương. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo và sự hỗ trợ của các bạn điều dưỡng, những nét phác họa đầu tiên đã hiện lên trang giấy. 

Các cụ đang tạo hình hoa hướng dương bằng bút chì

Nhiều cụ chưa quen nên cứ vẽ rồi xóa, xóa lại vẽ. Ấy vậy mà loay hoay một lúc thì cũng xong một bông hoa hướng dương.

Sau bước phác họa bằng chì, các cụ bắt đầu tô màu. Màu vàng của hoa, màu xanh của lá rồi màu nâu của nhụy. Tất cả được các cụ cẩn thận tô vẽ từng chút một. 

.

Giờ học vẽ là lúc để các cụ sáng tạo theo ý thích của riêng mình. Có cụ thì vẽ cánh hoa màu cam, sau đó thêm một chút xanh xanh bầu trời. Thấy các cụ ai cũng chuyên tâm chăm chút tô vẽ cho bức tranh của mình. Kết thúc buổi vẽ tranh các cụ còn ký tên mình ở phía dưới. Bà Phi còn xin mang bức tranh về phòng treo để làm kỷ niệm.

Có một điều mà Diên Hồng khác với những viện dưỡng lão còn lại đó là luôn chú trọng đến đời sống tinh thần, vui chơi giải trí cho người cao tuổi. Bởi vậy khách hàng mỗi lần đến thăm đều trầm trồ vì trung tâm có nhiều hoạt động mới. Bên cạnh những sinh hoạt hàng ngày, trung tâm còn tổ chức các cuộc thi, các ngày lễ kỷ niệm để người cao tuổi có thêm nhiều trải nghiệm mới.

Xem thêm

Vào viện dưỡng lão có tốn kém hơn thuê giúp việc

Nhiều người băn khoăn không biết chi phí để vào viện dưỡng lão là bao nhiêu, có tốn kém hay không? Nhưng thực ra chi phí ở viện dưỡng lão lại hợp lý hơn khi ở nhà mà thuê thêm giúp việc.

Với Diên Hồng, chi phí sinh hoạt hàng tháng khoảng 7,5 – 8 triệu. Đây là chi phí cho một người khỏe mạnh. Trọn gói bao gồm: Chỗ ở tiện nghi (tivi, điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh, giường, tủ quần áo). Có phòng sinh hoạt chung; phòng tập thể dục; giặt giũ. Chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp với người cao tuổi. Xoa bóp bấm huyệt. Chế độ theo dõi sức khỏe hàng ngày, hàng tuần. Bên cạnh còn có các hoạt động vui chơi giải trí, tham gia sự kiện tại trung tâm.

Bảng phí dịch vụ và chăm sóc của Diên Hồng

Còn khi sống tại nhà, tiền thuê giúp việc mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng. Chi phí ăn uống cho cả cụ và giúp việc khoảng 3 triệu. Tiền điện nước, chi phí truyền hình, wifi,,… khoảng trên 1 triệu. Chưa kể các chi phí khác như thăm khám bác sĩ, sửa chữa thiết bị, đồ đạc khi bị hỏng thì một tháng đã tốn kém ít nhất 10 triệu đồng.

Nhiều người cao tuổi và gia đình thấy rằng chi phí sinh hoạt hàng tháng trong viện dưỡng lão còn ít hơn so với ở nhà riêng của họ. Chưa kể giúp việc thường không có chuyên môn về y tế, nên khi xảy ra sự cố thường không xử trí được kịp thời, vậy nên rất nhiều gia đình đã lựa chọn việc vào ở tại các trung tâm chăm sóc thay vì ở tại gia đình.

Xem thêm

Ngã ngửa với câu chuyện bà cháu

Một buổi chiều đẹp trời, vác máy ảnh lên, phi thẳng ra hồ Tây theo thói quen. Đang cố săn 1 bức ảnh hoàng hôn thật đẹp để đăng lên mấy group về nhiếp ảnh câu view thì tôi nhìn thấy 1 cô gái đang ngồi 1 mình.

Cô ấy cứ ngồi như vậy rất lâu nên tôi lại gần hỏi bâng quơ làm quen: “Em có muốn chụp mấy bức ảnh làm kỷ niệm không? Yên tâm, anh chụp free thôi”. Bạn ấy mỉm cười cảm ơn và từ chối. Khá bối rối nên tôi cũng không biết phải nói tiếp như thế nào nên đành quay đi. Bất giác bạn ấy gọi với lại và nhờ tôi chỉ cho cách tạo dáng vì bạn ấy cũng ít khi chụp ảnh. Sau khi chụp xong, tôi bảo em cho tôi xin FB để gửi ảnh qua.

Sáng hôm sau, bạn bè tôi rủ nhau đi phượt ở Mù Cang Chải, chưa nghĩ ra rủ ai đi cùng, tôi mạnh dạn mời em. Ai ngờ em đồng ý. Trong suốt chuyến đi, tôi và em nói chuyện rất hợp. Cả 2 đều chia sẻ nhiều về gia đình, công việc, cuộc sống, tôi cảm thấy em ấy gần gũi như đã thân thiết từ lâu. Sau chuyến đi, chúng tôi tiếp tục giữ liên lạc. Tròn 7 ngày quen nhau, tôi hẹn em đi Hồ Tây để kỷ niệm. Chọn đúng chỗ 2 đứa gặp nhau, tôi hỏi em có muốn làm người yêu tôi không. Thật may là em cũng đồng ý.

Việc tôi có người yêu, có lẽ bà nội là người vui nhất. Bố mẹ qua đời trong 1 vụ tai nạn, tôi ở cùng với bà. Ngày nào bà cũng hỏi khi nào lấy vợ rồi sinh chắt cho bà bế. Giờ thì bà đã yên tâm vì cháu trai của bà không bị ế nữa rồi. Việc cưới vợ, sinh con chỉ là vấn đề thời gian thôi. Ấy vậy nhưng đời không như là mơ. Sau những giây phút hào hứng ban đầu, bà bỗng nhiên thay đổi. Trừ lúc đi làm, bà không muốn cho tôi đi đâu, lúc nào cũng chỉ muốn tôi ở nhà. Bà bảo ở nhà cho khỏe, giờ dịch bệnh rồi ô nhiễm không khí. Tôi cứ có cảm giác là bà đang lo sợ khi tôi có người yêu rồi cưới vợ xong thì bà mất cháu ấy.

Ban đầu người yêu cũng cố gắng cảm thông và chấp nhận việc cuối tuần hay buổi tối thì hẹn hò ở nhà tôi nhưng dần dần cô ấy có vẻ chán nản. Trung thu năm ngoái em giận dỗi bảo nếu không đưa em đi ra ngoài đường xem không khí thế nào thì em đành phải chia tay. Tôi cũng rất hiểu cho tâm trạng của cô ấy, nhân lúc có bà hàng xóm sang chơi, tôi dắt xe đi mà không nói gì với bà nội. Chơi xong, vừa về đến nhà, đẩy cửa bước vào thì bà xồn xồn lên hỏi đi đâu mà không nói với bà 1 tiếng. Lí nhí giải thích là vì thấy bà đang bận nói chuyện với bà hàng xóm nên không muốn phiền nhưng bà có vẻ không để tâm. Bà nói tôi đi đây đi đó nhiều mà ở ngay thủ đô có một viện dưỡng lão vui vẻ mà tôi không kể cho bà nghe. Hóa ra là bà xem trên Thời sự thấy giới thiệu về một trung tâm dưỡng lão nhiều hoạt động hay ho mà bà tôi rất ngưỡng mộ. “Nhìn các cụ sáng sáng rủ nhau tập thể dục, nhảy múa vui vẻ mà thèm”, bà tôi bồi thêm.

Mới hôm nào bà còn không cho tôi đi đâu, chỉ muốn tôi ở nhà. Ấy thế mà mới thấy cái viện dưỡng lão vui vẻ kia trên ti vi, tình cảm bà dành cho đứa cháu này lặn không sủi tăm. Lúc này tôi không biết nên vui hay buồn. Bà còn bắt tôi ngay hôm sau đưa bà đi gặp mấy ông bà ở viện dưỡng lão Diên Hồng trên tivi để bà hỏi thăm xem ở đấy có vui như trên tivi không. Kể ra bà cũng tỉnh phết, phải hỏi người thật việc thật chứ không dễ tin báo đài.

Bây giờ thì tôi và em cũng chuẩn bị làm đám cưới và bà thì đang sống vui vẻ bên những người bạn già. Bà hay gọi video cho tôi để khoe các sản phẩm thủ công mà bà làm, khoe chiến thắng trong các trò chơi và được quà. Ban đầu tôi cũng nghĩ ngợi, bà chăm mình bao nhiêu năm, đến lúc trưởng thành, có thể báo hiếu cho bà thì lại gửi bà cho người khác chăm sóc. Nhưng nghĩ kĩ lại thì tôi để bà được sống ở một nơi bà yêu thích, được cười nói cả ngày thì đã là một cách báo hiếu tốt nhất rồi. 

Xem thêm

Hoa hậu cao niên Diên Hồng, ước mơ về một chiếc vương miện lấp lánh trên đầu

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, các cụ bà đang tất bật sửa soạn cho cuộc thi chung kết Hoa hậu cao niên. Cuộc thi không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của những người phụ nữ ở tuổi “xưa nay hiếm”. Mà còn là dịp để họ sống lại với những khoảnh khắc rực rỡ, huy hoàng của cuộc đời.

“Con ơi, U mặc đồ xong rồi, con trang điểm cho U nữa nhé”

“U ơi để con đeo số báo danh cho U nha”

“Hôm nay trông các U của con ai cũng xinh đẹp”

….

Tiếng nói chuyện, cười đùa liên tục phát ra từ sau cánh cửa phòng chờ. Trên khuôn mặt của tất cả mọi người chỉ còn háo hức và mong chờ.

Trước đây, những cụ bà đang ngồi sau cánh cửa kia, họ từng là giáo viên, doanh nhân, công an, hay thậm chí là những công nhân bình thường. Họ từng trải qua chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật, mất mát… Và giờ họ đều đã ở vào chặng cuối của cuộc đời, nhưng vẫn đang tiếp tục hồ hởi, vui tươi với cuộc sống, đón nhận từng ngày mới đến trong đời bằng tinh thần lạc quan nhất.

Rất rất nhiều năm về trước, họ cũng từng là những thiếu nữ xinh đẹp, giỏi giang, nhưng chưa một lần được tham gia cuộc thi sắc đẹp. Sống ở Diên Hồng, người già sẽ được trải nghiệm những cái đầu tiên đầy thú vị và cuộc thi Hoa hậu cao niên là 1 trong số đó.

Trưởng BTC Hoàng Thị Thu Ngân tặng hoa cho 3 vị giám khảo của chương trình

Bà Hoàng Thị Nguyệt (66 tuổi), người đã dành cả cuộc đời mình cho nghề giáo viên nhân dân, hiện tại bà mắc chứng bệnh run chân tay, nhưng bà vẫn tham gia cuộc thi, để thỏa mơ ước được đứng trên sân khấu của cuộc thi sắc đẹp.

Phần trình diễn trang phục của bà Vũ Thị Dành

Hay bà Lưu Thị Dung (89 tuổi), bà nổi tiếng khắp Việt Nam khi quyết định ly hôn ở tuổi 84 để giải phóng bản thân và bắt đầu cuộc sống mới hạnh phúc ở Diên Hồng. Bà đã mang tới cuộc thi một làn gió mới, một tư tưởng mới, đó là giải phóng bản thân và đi tìm hạnh phúc.

Sau khi cuộc thi được công bố, không chỉ người già mà gia đình cũng hào hứng không kém. Khi một Viện dưỡng lão lại có thể mang cuộc thi hoa hậu đến với những người già U70, U80, U90 thậm chí là U100, đó như một điều không tưởng.

Gia đình bà Xuân Hồng đến cổ vũ cho bà

Chị Tạ Thị Quỳ (Cháu gái bà Mỹ) chia sẻ: “Hồi đầu, bà mới vào trung tâm ở, bà hay kêu ca là buồn chán. Nhưng từ khi bà tham gia cuộc thi Hoa hậu cao niên, bà hào hứng hẳn ra, ngày nào cũng gọi điện về khoe với con cháu. Rồi hẹn con cháu vào cổ vũ cho mình nữa”. Thế rồi đến hôm chung kết, các con, các cháu đển cổ vũ, như động lực giúp bà thi tốt hơn.

Các phần thi mà thí sinh phải trải qua

Đầu tiên, các cụ bà được tham gia phần thi ảnh. Sau phần thi ảnh, 15 cụ bà được lọt vào chung kết. Tại vòng này, các bà sẽ tranh tài ở phần thi triết lý sống, trình diễn trang phục và tài năng. Sau đó 5 cụ bà xuất sắc nhất sẽ được lọt vào vòng thi gỡ rối tơ lòng, tư vấn tại chỗ cho khán giả.

Bà Lê Thị Hồng trổ tài bằng phần thi cắm hoa

Điều đặc biệt với cuộc thi là phần thi triết lý cuộc sống, nơi mà các cụ bà sẽ tổng kết lại điều họ tâm đắc nhất về “Phụ nữ làm thế nào để hạnh phúc”. Trong phần thi này người truyền cảm hứng nhiều nhất cho giới trẻ là bà Vũ Thị Dành (82 tuổi), một người có nhiều tư tưởng tiến bộ và hiện đại. “Phụ nữ muốn hạnh phúc, trước hết phải yêu thương chính bản thân mình. Có yêu mình thì mới yêu người được. Việc nào dễ thì làm, còn việc nào khó thì bỏ qua”, bà Dành chia sẻ.

Kết thúc 3 phần thi của vòng chung kết, ban giám khảo đã chọn ra được 5 cụ xuất sắc nhất bước vào phần gỡ rối là bà: Nguyễn Thị Biển (88 tuổi), bà Phạm Thị Diễm (76 tuổi), bà Vũ Thị Dành (82 tuổi), bà Nguyễn Thị Cảnh (86 tuổi), và bà Lưu Thị Dung (89 tuổi). Đến với phần thi này, các bà sẽ lần lượt tư vấn cho khán giả với câu hỏi “Nhà cháu ai cũng bận việc, sáng đi tối về, nhiều hôm về muộn. Thấy mẹ chồng ở nhà thui thủi 1 mình nghĩ cũng thương nên cháu tính gửi bà vào viện dưỡng lão cho có bạn bè nhưng mới nghe đến đấy thôi mẹ chồng cháu đã phản ứng dữ dội, mắng con dâu là muốn rũ bỏ trách nhiệm chăm sóc mẹ chồng. Cháu nên làm gì để thuyết phục bà thay đổi quan điểm ạ?”

Kết quả của cuộc thi

Sau những phần thi đầy bất ngờ và thú vị, cuối cùng Ban giám khảo đã chọn ra những ngôi vị cao nhất cho cuộc thi.

Hoa hậu cao niên Diên Hồng thuộc về bà Nguyễn Thị Biển (88 tuổi)

Á hậu 1, bà Phạm Thị Diễm (76 tuổi)

Á hậu 2, bà Nguyễn Thị Cảnh (86 tuổi)

Giải hoa hậu ảnh thuộc về bà Hoàng Thị Nhung (90 tuổi)

Hoa hậu tài năng thuộc về bà Đặng Thị Tuyết Sinh (84 tuổi)

Hoa hậu truyền cảm hứng, bà Vũ Thị Dành (82 tuổi)

Hoa hậu phong cách, bà Lưu Thị Dung (89 tuổi)

Hoa hậu thanh lịch, bà Hoàng Thị Cẩm (84 tuổi)

Trao giải và chụp ảnh lưu niệm cùng các cụ bà

Bà Biển chia sẻ: “Bà không thể tin vào tai mình khi MC xướng tên của bà là Hoa hậu cao niên Diên Hồng. Bà rất bất ngờ, hạnh phúc. Trưa hôm đấy, bà vui quá nên cũng không thấy đói luôn”.

Khoảnh khắc hạnh phúc vỡ òa của bà Biển khi trở thành Hoa hậu cao niên Diên Hồng 2020

Đối với nhiều bà cụ, việc tham gia cuộc thi không phải để dành giải thưởng mà là một trải nghiệm giúp cho cuộc đời trở nên viên mãn hơn. Vì có lẽ bất  kỳ cô gái nào lớn lên đều mơ ước về một chiếc vương miện lấp lánh trên đầu? Đến với cuộc thi giống như một giấc mơ từ xa xăm nay trở thành hiện thực vậy.

Xem thêm

Cuộc gặp gỡ khó quên với cụ già trong ngày cuối tuần


Tôi đã trải qua một ngày cuối tuần đầy những cung bậc cảm xúc, khi tự mình chiêm nghiệm một góc nhỏ của cuộc sống. Mà có lẽ rất nhiều năm về sau này, tôi, mọi người, cũng sẽ như vậy.

6h30p

Một buổi sáng cuối tuần đẹp trời, và cũng là cuối tuần hiếm hoi trong mấy tháng gần đây của tôi. Những tia nắng sớm dịu nhẹ bắt đầu hé lên như nhảy múa, mơn man trên da thịt, khiến một tâm hồn khô khan nhất cũng trở nên tươi mát, non mềm.

Sau 3 vòng chạy mệt nhoài quanh bờ hồ, như thường lệ tôi tìm tới chiếc ghế đá quen thuộc, ngắm nhìn nhịp điệu của cuộc sống. Có lẽ từng ấy là chưa đủ, tôi như muốn ôm trọn cả thế giới nhỏ vào trong đầu, tận hưởng và hít hà cái không khí sáng sớm ngọt lành như một viên kẹo béo.

Bỗng. Ánh mắt tôi vội vàng dừng lại trên người của một cụ bà. Với con mắt của người làm nghề, một người chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thì tôi áng chừng cụ đã ngoài 80. Chợt nghĩ, người già bây giờ khỏe thật, mới sáng sớm đã đi dạo, tập thể dục rồi.

Nhưng dường như suy đoán của tôi có gì đấy sai sai. Để ý cụ được một lúc khá lâu, tôi thấy cụ đi đi lại lại, mắt ngó nghiêng bên này, bên kia như đang tìm kiếm điều gì. Linh cảm có gì đó không đúng, tôi đứng dậy khỏi ghế đá, bước vội về phía của bà.

“Bà ơi…bà!”, tôi cất tiếng gọi. Nghe thấy tiếng, bà giật mình lùi về sau chực ngã. Thấy vậy, tôi vội vàng chạy tới đón. Chưa kịp chạm vào người, thì bà hét lên một tiếng, rồi tránh né tôi, như con nhím đang xù lông để tự vệ. “Bà ơi, bà có chuyện gì phải không ạ?” vừa nói, tôi vừa khẽ nhìn bà. Bà quay sang nhìn, rồi đột nhiên lao đến chỗ tôi, vung tay, đạp chân, cào cấu loạn xạ. Theo bản năng tôi lùi sang một bên nhưng trên tay vẫn kịp lưu lại vết xước đang rớm máu.

Tôi nghĩ bụng, chẳng nhẽ mặc kệ vậy. Ngồi xuống ghế đá, tôi quay sang thì thấy bà vẫn đứng ở đấy, mắt dáo dác nhìn chung quanh. Tôi nói vọng sang: “Bà ơi, có phải…bà đang tìm đường về nhà không?” Bỗng, bà quay sang nhìn tôi, khe khẽ gật đầu. Trông bà bây giờ lại như một chú mèo con ngoan ngoãn, không như ban nãy, làm tôi một phen hú hồn.

Gia đình cụ ở đâu? Sao mới sáng sớm cụ đã ở đây? Những câu hỏi cứ quanh quẩn trong đầu tôi. Nghĩ thế nào, tôi liền hỏi như thế, nhưng câu trả lời không là những cái lắc đầu đầy trống rỗng, thì lại là những câu chuyện lan man không hồi kết. Tôi cười buồn trong lòng, ở Viện dưỡng lão tôi làm cũng nhiều người già như vậy lắm. Có khi họ còn chẳng nhớ tên của mình là gì, chẳng nhớ mình đã ăn cơm chưa, chứ huống gì là đường về nhà.

Tôi hùa theo câu chuyện của bà, giống như hùa theo câu chuyện của những người già mà tôi đang chăm sóc. “Cô kia có đi chợ với tôi không, tôi còn phải mua đồ ăn, mua sách cho cháu đi học không muộn”. “Thế cháu bà năm nay học lớp mấy rồi ạ?” “Cháu tôi nó lớn lắm”. “Cô cứ ở đây, tôi ra ghế ngồi chờ cháu tôi tan học”,…

Trong lúc luyên thuyên với bà, tôi đã kịp chụp bức ảnh của bà và đăng bài lên các nhóm dân cư ở gần xem có giúp ích được gì không?

Tiếng chuông điện thoại reo, trên màn hình là một dãy số lạ. Mở máy nghe, đầu dây bên kia là một giọng nữ trung niên đầy hốt hoảng. “Em gì ơi, chị vừa thấy được bài đăng của em trên nhóm X, em đang ở cùng với 1 bà cụ đúng không? Người đó là mẹ của chị. Em đang ở đoạn nào của công viên để chị qua đón? Chị đội ơn, đội ơn em nhiều lắm”.

Chưa đầy 5 phút sau, một chị gái đi chiếc Lead màu đen đỗ trước chỗ tôi và bà cụ. Mới sáng sớm mà mặt chị lấm tấm mồ hôi, những giọt mồ hôi không phải vì ánh nắng chói chang mà vì lo lắng, sợ hãi. “Mẹ chị bị lẫn mấy năm rồi. Sáng nay lúc chị ra chợ, ngó vào phòng vẫn thấy mẹ chị ngủ. Nên tranh thủ đi một lát rồi về, ai dè…”, mắt rơm rớm nước, chị kể. Những tia nắng đã bắt đầu chiếu rọi lên mọi ngóc ngách của cuộc sống, soi lên bóng chị và bà đang khuất dần ở lối rẽ. Cúi đầu nhìn vết xước ở tay, rồi nhìn đồng hồ, tôi mỉm cười, có lẽ thể dục hôm nay hơi quá sức rồi.

Trí nhớ của người già thường suy giảm, chưa kể đến việc họ dễ mắc chứng bệnh đãng trí. Nên việc nhớ nhớ, quên quên thường phổ biến ở người già. Bởi vậy, nếu không may họ bị lạc như cụ bà hôm nay thì quả thật nguy hiểm.

Hơn nữa trong thời đại 4.0, con người ta bận rộn với guồng quay công việc, khiến cho mối quan tâm tới người già trong gia đình ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Nó như một hồi chuông cảnh tỉnh về sự an toàn cho người già.

Bởi vậy, việc xây dựng các giải pháp là vô cùng cần thiết. Trong đó, đưa người già vào Viện dưỡng lão có lẽ là giải pháp hữu hiệu nhất, vừa góp phần giảm tải áp lực trong gia đình và xã hội. Bên cạnh đấy, trong môi trường chuyên biệt đó, người cao tuổi sẽ được chăm sóc toàn diện, họ sẽ có không gian riêng để cùng nhau sinh hoạt, chia sẻ những tâm tư, tình cảm.

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, vấn đề được đặt lên hàng đầu là đảm bảo an toàn cho người già. Trường hợp người già muốn đi ra ngoài thì cần phải có điều dưỡng hoặc nhân viên đi cùng, vì vậy không có tình trạng người già bị đi lạc. Ngoài ra, Trung tâm còn có các biện pháp hạn chế té, ngã cho người cao tuổi. Cụ thể như: Làm các thanh chắn giường, tay vịn hành lang, dây bảo hộ cho người cao tuổi, và có điều dưỡng chăm sóc 24/24. Tin rằng, với những biện pháp đó của Viện dưỡng lão Diên Hồng, người già sẽ được bảo vệ an toàn và được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện hơn.

Tôi chợt nghĩ, nếu mai này mình già, mình cũng sẽ vào viện dưỡng lão. Vừa vui, vừa an toàn, mà con cái cũng yên tâm.

Xem thêm

Hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi?

Giải trí là giúp con người thoát khỏi những phiền muộn của cuộc sống và mang đến nhiều khoảnh khắc thú vị. Nó là nhu cầu của tất cả mọi người, kể cả người già. Hãy cùng Diên Hồng tìm hiểu các hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi.

Tại Trung tâm dưỡng  lão Diên Hồng người cao tuổi không chỉ được chăm sóc về sức khỏe mà còn được chú trọng  về tinh thần, vui chơi giải trí. Những hoạt động hằng ngày giúp người cao tuổi có thêm niềm vui, thêm gần gũi nhau. Bên cạnh đó còn giúp rèn luyện nâng cao sức khỏe.

Với những người đang sinh sống tại gia đình, người thân có thể áp dụng các hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi để giúp họ thêm vui vẻ và gần gũi hơn với con cháu.

Vậy những hoạt động nào phù hợp với người cao tuổi?

  • Tập thể dục: Đây là hoạt động thu hút nhiều cụ tham gia. Có cụ còn bỏ tập phục hồi để tham gia tập thể dục. Trên nền nhạc sôi động, người già tập các động tác theo hướng dẫn. Người này động viên người kia, rồi rủ nhau tập cùng nên ai cũng hào hứng. Cụ nào không đứng được thì sẽ ngồi ghế tập.
Bài tập vận động tay
Thể dục nhịp điệu theo nhạc
  • Chơi ô ăn quan: Thay vì chơi ô ăn quan bằng những viên sỏi thì các cụ Diên Hồng lại chơi bằng kẹo.
Hình ảnh chơi ô ăn quan bằng kẹo, bánh của các cụ tại Diên Hồng
  • Thử làm cô Tấm: Trong trò chơi này, người già được hóa thân thành cô Tấm trong truyện cổ tích. Bằng đôi tay khéo léo của mình, các cụ lựa đậu, lựa lạc, các hạt ngũ cốc ra với nhau. Trò chơi không chỉ mang đến nhiều niềm vui mà còn giúp rèn luyện nhanh mắt, nhanh tay, sự khéo léo của các cụ.
Các cụ Diên Hồng đang nhặt đậu, lạc
  • Trò chơi phi tiêu: Các cụ sẽ dùng phi tiêu, ném vào bóng bay được gắn lên tấm bảng. Trò chơi cũng giúp các cụ rèn luyện tay, mắt.
Cụ ông đang ngắm phi tiêu để bắn.
  • Ghép tranh: Đây là hoạt động giúp rèn luyện trí nhớ và khả năng phán đoán của các cụ.
Các ông bà chăm chú ghép tranh
  • Xếp gỗ: Xếp gỗ là hoạt động mới được các cụ cũng như nhân viên hết sức yêu thích. Từ những thanh gỗ nhỏ, các cụ xếp ngôi nhà, ô tô, hay xếp tên của mình. Không những thế trò rút gỗ cũng khiến các cụ mê mẩn. Ai cũng khéo léo rút để không bị rơi, có cụ còn chơi say sưa chơi quên cả thời gian.
Các cụ xếp gỗ thành những hình khác nhau
Nhẹ nhàng rút để gỗ không bị rơi
  • Tổng hợp trò chơi với bóng nhựa: Đây là hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi phổ biến tại Diên Hồng. Vì hầu hết các cụ đều có thể chơi được. Một số hình thức chơi như ném bóng vào rổ, thổi bóng, câu bóng, bóng đèn nhấp nháy, ném bóng đổ chai.
Ném bóng vào rổ
Tung bóng đổ chai
Chuyền bóng
Các cụ dùng cần câu để câu bóng
Gắn đèn nhấp nháy bằng băng dính
  • Tạo hình khuôn mặt: Các cụ sẽ dùng các miếng giấy thủ công nhiều hình thù đã được cắt sẵn sau đó dán tạo thành hình khuôn mặt. Cụ nào cũng chăm chú, cẩn thận lựa những miếng giấy, sau đó phết lớp keo dán lên, rồi cẩn thận dán lên tờ giấy màu.
Các cụ dùng miếng giấy nhỏ, nhiều hình thù để làm tạo khuôn mặt
  • Tô tranh: Các cụ được thỏa thích sáng tạo, tô vẽ với nhiều màu sắc, nhiều bức tranh khác nhau. Có cụ bảo tôi không thích lá cây màu xanh, mà thích lá vàng như mùa thu, không thích con cá vàng mà thích con cá nhiều màu.

Các cụ cùng các bạn thực tập tô tranh
  • Chơi cá ngựa, chơi bài tam cúc
Chiều chiều các ông bà tầng 2 lại rủ nhau chơi cá ngựa
  • Câu cá
  • Ngâm châm: Ngâm chân giúp tăng lưu thông máu, giữ ấm cho cơ thể, nhất trong những ngày trời trở lạnh như hiện tại.
Ngâm chân muối gừng tại Diên Hồng
Không những được ngâm chân muối gừng, mà các cụ còn ngâm chân đá muối

Ngoài các hoạt động vui chơi hằng ngày, người cao tuổi còn được tham gia Olympic thể thao. Ở đó, các cụ được tham gia các phần thi như ném đĩa, đua xe, đá bóng,…. Không những thế những hoạt động làm đèn lồng hand made, làm thiệp chúc mừng, đi dạo cũng được các cụ hào hứng tham gia.

Các cụ tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng còn được tham gia những phần thi trí tuệ như: Sống vui, sống khỏe, giao lưu với các trường mầm non hay sinh viên của các trường đại học, Rung chuông vàng,. Hay các sự kiện sinh nhật tháng, các ngày lễ, kỉ niệm cũng thu hút sự tham gia của nhiều người cao tuổi đang an dưỡng tại trung tâm.

Sinh nhật hàng tháng của các cụ
Bà Hằng vừa đi dạo, vừa đọc sách

Các cụ Diên Hồng làm đèn lồng handmade

Trên đây là một số hoạt động, sự kiện dành cho người cao tuổi tại Dưỡng lão Diên Hồng.

Với những hoạt động vui chơi, người già như được trẻ lại và có nhiều niềm vui hơn với họ. Vì một ngày dài, trong khi con cái đi làm, các cháu đi lớp, mình họ đối diện với cô đơn. Nên các gia đình có thể tổ chức các hoạt động vui chơi cho người cao tuổi. Hoặc gửi người già vào viện dưỡng lão để họ được sống với bạn bè cùng trang lứa, có người bầu bạn sớm hôm.

Xem thêm

Sướng của người già

Ai bảo già là không sướng? Già vẫn có cái sướng kiểu già, sướng nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe thì cứ sướng thôi..

Về già, khi “con ma” vật chất, cơm áo gạo tiền không còn ám nữa, người già cũng bớt lo âu, sống thoải mái hơn. Khi đó, người già có thể làm những điều mình thích, đi đến những nơi mình muốn, và cùng nhau tận hưởng vui thú cuộc sống. Hồi trẻ không dám hát vì sợ hát dở, nhưng đến già thì hay dở cũng cứ ca lên cho đời thêm vui sướng. Xem văn nghệ cũng thích nhưng tự làm văn nghệ còn sướng hơn.

Người già cũng như lớp trẻ vậy, cũng thích giao lưu, gặp gỡ bạn bè. Nên mỗi khi chiều về dưới gốc đa hay dưới những gánh hàng nước lại thấy tốp ba tốp bảy các cụ. Tốp này thì chè nước, nói chuyện rôm rả, Tốp kia thì chơi cờ, trầm ngâm suy nghĩ. Hay những lúc người già muốn “bỏ nhà” đi chơi thì rủ nhau dã ngoại, dưới những thảm cỏ xanh ngắt và tiếng chim ca, nhắm mắt lại rồi hòa mình vào thiên nhiên. Cuộc đời thế là sung sướng.

Tình bạn của người già lạ lắm. Đó là những khoảnh khắc quá đỗi bình dị như dăm ba câu chuyện hỏi thăm nhau, nắm tay nhau chống gậy đi dạo quanh con phố hay cùng nhau thưởng thức một món ăn ngon. Gần cuối đời mà có người bạn tri kỷ cũng là một đặc ân của tạo hóa.

Niềm vui sướng của tuổi già còn là mỗi lần nghe tiếng gọi non nớt của đứa cháu nhỏ: Ông ơi, bà ơi.

Vui sướng của người già vẫn vậy nhưng trong thời đại 4.0 nó lại mang những màu sắc khác. Người già đặc biệt là người già ở thành thị thường không dễ tận  hưởng niềm vui sướng đó. Khi mà họ bị cách nhau bởi những bức tường bê tông, bởi những căn chung cư cứng ngắc cao chọc trời. Để có thể có 1 buổi hàn huyên với nhau, thì họ phải di chuyển cả vài tuyến xe bus trong nhiều giờ mới có thể gặp nhau. Nên trong thời đại 4.0, họ thường tìm đến những Viện dưỡng lão, đã được thẩm định như Viện dưỡng lão Diên Hồng.

Đó là nơi mà người cao tuổi được làm những điều mình thích, được tham gia những câu lạc bộ thơ, ca, văn nghệ. Là nơi mà ngày ngày, họ được sống với những người cùng trang lứa, sớm tối có người bầu bạn, tâm sự. Rồi cuối tuần con cháu vào thăm trong niềm hạnh phúc.

Bởi vậy, cũng chẳng cần phải mải miết kiếm tìm sự sung sướng ấy ở đâu khi về già. Bởi vì cứ đến Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, người già vẫn đang được hưởng thụ cái sung, cái sướng mỗi ngày đấy thôi.

Xem thêm

Mừng Diên Hồng 5 tuổi

Mùa thu vàng rực rỡ

Đã đến Diên Hồng rồi

Các cụ vui phơi phới

Các cháu điều dưỡng xinh

Lại chăm sóc tận tình

Yêu thương như nhà mình

Chẳng nề hà vất vả

Sáng tinh mơ thay tã

Ho hắng lúc nửa đêm

Ngày mỗi ngày yêu thêm

Diên Hồng như mái ấm

Làm việc bằng cái tâm

Hết lòng vì các cụ

Đã 5 năm phụng sự

Gây dựng bao phúc đức

Lửa Diên Hồng cháy rực

Từ trên đám tro tàn

Lại bừng lên nguồn sáng

Soi rọi tuổi già băm

Diên Hồng nay lên 5

Xin chúc càng phát triển

Giúp các cụ “tuổi tiên”

Ngày ngày được vui sống

Chúc Diên Hồng mở rộng

Khắp đất nước Việt Nam

Người già ở mọi đàng

Dễ dàng được tiếp cận

Các con cháu có bận

Vẫn công tác an tâm

Chúc Diên Hồng vươn tầm

Ra năm châu thế giới

Luôn phát triển tấn tới

Rạng rỡ nước Việt Nam

Xem thêm

Vè Diên Hồng

Nghe vẻ vè ve

Bài vè Diên Hồng

Không hay lông bông

Luôn là Sếp Thắng

Không hay la mắng

Chính là Sếp Nga.

Không hay la cà

Là chị Ngân đó

Nhỏ mà có võ

Là chị Hảo Lơ.

Ca hát văn thơ

Chăm sóc các cụ

Tận tình phục vụ

Là điều dưỡng viên.

Hay cười thường xuyên

Tính tình vui vẻ

Đội ngũ rất trẻ

Các chị Lễ tân.

 Tỉ mẩn ân cần

Nấu các món ngon

Không chạy lon ton

Là anh chị Bếp.

Tác phong nề nếp

Quy trình quy định

Kiểm soát chất lượng

Là ISO đó.

Không ngại việc khó

Là chị Lan Anh

Chốt sales rất nhanh

Trăm năm mươi cụ.

Các cô tạp vụ

Làm việc hết mình

Hỗ trợ nhiệt tình

Luôn cười sảng khoái.

Các cụ thoải mái

Trẻ mãi không già

Hăng say hát ca

Mừng sinh nhật lớn.

Diên Hồng năm tuổi

Theo đuổi mục tiêu

Phổ cập dưỡng lão

Trên khắp Việt Nam.

Đồng nghiệp các ban

Gắn bó đoàn kết

Cùng nhau sắp xếp

Phát triền bền lâu

Tình nghĩa thêm sâu

Nhà nhà tin tưởng.

Cầm Thị Huyền – Bài dự thi “Tuổi trẻ của Diên Hồng là thanh xuân của chúng ta”

Xem thêm