Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All posts by Ha Nguyen

2 cụ bà U90 ăn mặc cực chất, tạo dáng ‘cool ngầu’ bên siêu xe chẳng kém gì người mẫu

Khi các bà nói thích làm người mẫu quảng cáo ô tô và đây là kết quả khiến nhiều người trầm trồ về độ ‘xì tin’ chẳng khác gì nam thanh nữ tú cả.

Với nhiều bạn trẻ thì những chiếc siêu xe tiền tỷ luôn có sức hấp dẫn, mê hoặc đến lạ. Thậm chí không ít người từng ví những chiếc xe ô tô như một cô vợ thứ 2, cần phải chăm sóc, nuông chiều. Và tất nhiên rồi, nghĩ đến những chiếc siêu xe, người ta thường nghĩ đến những người trẻ tuổi, đại gia hay chân dài.

Bởi vậy mà, những ngày gần đây, nhiều người không khỏi trố mắt ngạc nhiên trước hình ảnh các cụ bà tạo dáng ‘chất như nước cất’ bên cạnh chiếc siêu xe tiền tỷ.

Nhìn thế này có ai nghĩ các cụ đã gần 90 tuổi rồi không?

Nhìn thế này có ai nghĩ các cụ đã gần 90 tuổi rồi không?

Dù mắt không còn tinh, sức khỏe chẳng dẻo dai, da đã nhăn nheo điểm chút đồi mồi, tóc đã bạc trắng hết cả nhưng 2 cụ U90 luôn thể hiện tinh thần lạc quan cùng độ chịu chơi của mình khiến nhiều bạn trẻ phải ‘ngả mũ’.

Với dòng chia sẻ: ‘Khi các bà nói thích làm người mẫu quảng cáo ô tô thì đây là kết quả’, những điều dưỡng tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, Hà Nội đã giúp các cụ già ở đây thực hiện một bộ ảnh ấn tượng.

2 người bạn già cùng nhau hoài niệm về những năm tháng tuổi trẻ.

2 người bạn già cùng nhau hoài niệm về những năm tháng tuổi trẻ.

2 cụ dù đã gần 90 tuổi nhưng ăn mặc ‘xì tin’ chẳng kém gì các cô gái trẻ trung, năng động. 2 cụ thoải mái tạo dáng bên những siêu xe bán tải cực ngầu, như chuẩn bị cho 1 hành trình trở về quá khứ với những tuổi trẻ nồng nhiệt, rực rỡ.

Một số người cho rằng trang phục của các cụ có phần không hợp với độ tuổi thế nhưng ‘chỉ cần là điều mình thích’ thì chuẩn mực đều được bỏ qua. Nhìn cách cách cụ cười là đủ biết các cụ đã có được niềm vui trọn vẹn.

Cụ bà U90 ăn mặc cực chất khiến các cô gái trẻ còn phải 'chạy xa'.

Cụ bà U90 ăn mặc cực chất khiến các cô gái trẻ còn phải ‘chạy xa’.

Chia sẻ về bộ ảnh gây sốt, nhân viên của Viện dưỡng lão Diên Hồng cho biết: ‘Bộ ảnh được thực hiện vào ngày Quốc tế hạnh phúc vừa qua. Bình thường thì các bạn điều dưỡng hay mở các video trên Youtube cho các cụ xem về các chuyến đi phượt, các clip review về ẩm thực, các gameshow hay các triển lãm ô tô. Xem mấy triển lãm ô tô thì mấy cụ rất hào hứng, hết lời khen xe đẹp rồi khen người mẫu xinh, váy đẹp. Các bạn mới gợi ý các cụ có muốn mặc đồ đẹp chụp ảnh với siêu xe không thì cac cụ gật đầu đồng ý luôn’.

Tuy nhiên ban đầu không biết mượn siêu xe ở đâu, thấy các cụ cũng thích các video về các chuyến đi phượt nên nhân viên của Viện dưỡng lão đã đi hỏi mượn các xe bán tải được độ ngầu ngầu, may mắn nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Ngoài ra, phần trang phục cũng là đồ đi mượn của các bạn nhân viên, ai có đồ đẹp là mang đi để các cụ thử. Sau khi thử 1 loạt thì 2 cụ chọn bộ như ảnh.

Được biết, 2 cụ trong bộ ảnh bên siêu xe là cụ Ngô Thị An và cụ Trần Kim Chi, gần 90 tuổi. Cụ An thường ngày thích mặc đồ đẹp và chụp ảnh, hầu như những bộ ảnh của Diên Hồng cụ đều tham gia. Còn cụ Chi bình thường ít cười, hay cáu kỉnh mhưng khi hỏi cụ có thích chụp ảnh với xe không thì cụ phấn khởi lắm, tươi như hoa. Hôm chụp ảnh cụ tỏ ra rất vui, hợp tác và tươi cười tạo dáng.

‘Khi đã chụp xong bộ ảnh rồi mà bảo cụ cởi đồ để thay ra thì cụ không chịu, bảo là đang mặc đẹp, sao lại thay ra. Thế là chúng mình hứa buổi chiều sẽ chụp thêm cho cụ 1 bộ ảnh riêng nữa thì cụ mới chịu thay để ăn cơm. Mặc dù 2 cụ cũng hơi lẫn nhưng khi xem ảnh đều vui lắm, còn khoe với những người khác là: ‘Thấy bà xinh không? Xinh nhờ’, nhân viên của Viện dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ thêm.

Bộ ảnh của 2 cụ bà Hà Thành sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nó không chỉ giúp tinh thần của các cụ được thoải mái, vui vẻ mà nó còn truyền cảm hứng, nguồn năng lượng tích cực cho các bạn trẻ. Và đúng là, nếu đã là điều mình thích thì sẽ chẳng bao giờ là muộn để thực hiện nó cả.

Theo Vy Vy Baodatviet.vn

Xem thêm

Người già sống trong trung tâm dưỡng lão có tốt hơn ở nhà?

Viện dưỡng lão đang là xu hướng và giải pháp mới cho các gia đình Việt, đặc biệt trong thời kỳ già hóa dân số như hiện nay. Nhưng người già sống trong các Viện dưỡng lão liệu có tốt hơn ở nhà?

Bàn về vấn đề này, đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Độc giả Vũ Nam nhận định rằng “Vào viện dưỡng lão cũng tốt song không bằng con cái chăm sóc”. Đồng ý kiến với Vũ Nam, độc giả Nguyễn Minh Tuấn khẳng định “Ở nhà với con cái là tốt nhất”. Bạn Đào Nguyên cũng cho hay “Ở nhà thì sinh hoạt hàng ngày có thể tốt hơn vì con cháu chu đáo hơn”.

Phản bác lại ý kiến trên, bạn Trọng chia sẻ: “Ví dụ với trường hợp của hai vợ chồng già bán nhà để vào viện dưỡng lão thì có một số ý kiến sau:

1. Nếu ở với con cái mà con cái đi làm thì có lẽ họ đã chết trên xe cấp cứu khi đi 8km đến bệnh viện rồi.

2. Thuê cả con rể chăm, trả lương đầy đủ nhưng vẫn không ổn. Vì sao biết không? Vì con rể hay con đẻ đều không có chuyên môn, kinh nghiệm, phương tiện.

3. Ở với con, hiếm khi mới tụ tập được với bạn già cùng trang lứa, không ai nói chuyện, mất niềm vui tinh thần rất lớn.

4. Ở viện dưỡng lão tình cảm với con cái có khi gắn kết và vui vẻ hơn vì hầu như không có va chạm, mệt mỏi. Khi gặp nhau chỉ để vui.

5. Môi trường trong lành, phù hợp, giờ ăn giờ ngủ ổn định. Trong khi ở cùng con cháu, đứa hét đứa hò…”.

Một độc giả khác cũng tán thành “Tui không hiểu bạn lấy cái gì mà dám khẳng định ‘sinh hoạt hàng ngày có thể tốt hơn vì con cháu chu đáo hơn’? Con cháu nó bận rộn kiếm tiền, giờ nào để chu đáo? Một ví dụ nhỏ xíu: Không lẽ mỗi trưa nghỉ 1 tiếng phải chạy về nhà cho cha mẹ ăn? 1 tiếng không đủ giờ chạy về chứ ở đó mà nấu nướng cho cha mẹ. Thế là ông bà ở nhà vẫn phải tự lo, không thì có người giúp việc. Mà người giúp việc cũng không có chuyên môn thì chu đáo kiểu gì? Đó là chưa kể có những người bản tính đã không chu đáo thì làm sao chu đáo với cha mẹ mình?”

Một bình luận khác của độc giả cũng khiến nhiều người phải suy ngẫm: “Có người sống với con mà sống không bằng chết, không tiền ăn uống khổ sở, điều kiện sống thiếu đủ thứ, con thì không có kiến thức chăm bệnh hoặc là chăm một thời gian là con cái mệt mỏi kêu than. Vậy mà lúc nào cũng nói là hiếu đạo chê viện dưỡng lão này kia, lên án những người gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão nhưng thực ra là vì không đủ điều kiện”.

Còn với bạn, bạn nghĩ thế nào?



Xem thêm

Vợ chồng già bán nhà vào viện dưỡng lão

Có bốn người con nhưng bà Vũ Thị Dành quyết định bán nhà, chuyển vào viện dưỡng lão chứ “không làm phiền con”, sau ba lần chồng bà bị tai biến.

“Tôi quyết định bán đất và chuyển nhà chỉ trong một buổi sáng. Con trai bất ngờ tới nỗi bảo ‘mẹ bán đất mà như bán của ăn trộm'”, người phụ nữ 84 tuổi quê Cẩm Giàng, Hải Dương, cười vui, kể lại câu chuyện hai năm trước.

“Bà Dành là một người già hiếm hoi thích sống tại đây và xem đây như nhà của mình”, Hoàng Ngân, phó giám đốc một viện dưỡng lão ở Hà Nội đang chăm sóc hơn 200 cụ, chia sẻ. “Đa phần các cụ vào đây khi sức khỏe yếu, con cháu không chăm sóc được”.

Bà Dành (ngoài cùng phải) cùng các bạn già trong viện dưỡng lão một buổi chiều đầu tháng 3/2021. Ảnh: Diên Hồng.
Bà Dành (ngoài cùng phải) cùng các bạn già trong viện dưỡng lão vào một buổi chiều đầu tháng 3/2021. Ảnh: Diên Hồng.

Bà Dành cùng chồng, ông Vũ Đình Bưởi, sống trong viện dưỡng lão này được hơn hai năm. Họ ở trong căn phòng rộng 30 m2, hai mặt thoáng, tiện nghi đầy đủ, có người phục vụ mọi sinh hoạt hay chăm sóc y tế. Mỗi tháng ông bà phải trả hơn 20 triệu đồng.

“Nếu không vào đây, có thể tôi và ông nhà đã ra đi từ lâu rồi”, bà Dành nói.

Thời trẻ, ông Bưởi là cán bộ nhà nước, bà Dành là công nhân. Họ từng trải qua giai đoạn đói khổ, phải chạy chợ nuôi con. Khi con trưởng thành, dựng vợ gả chồng xong cũng là lúc cặp vợ chồng đã lưng còng, mắt mỏi.

Ba lần tai biến gần nhau cuối năm 2018 khiến ông Bưởi nằm liệt giường. Bà bị đau lưng cũng không đi lại được. Cả hai vợ chồng ốm đau nhưng không muốn phiền con cái nên thuê hai người giúp việc, thậm chí trả lương 12 triệu đồng một tháng cho con rể thứ hai nghỉ việc chăm sóc vợ chồng mình, nhưng cũng chỉ được vài tháng. “Cả con lẫn người ngoài đều không có kinh nghiệm chăm người già hay người đột quỵ”, bà nói.

Một hôm, bà Dành nảy ra ý định vào viện dưỡng lão nên chống gậy ra quán nước nhờ người dân bắn tin muốn bán đất. Ngay trong sáng hôm ấy, có người đến hỏi mua và giao dịch hoàn tất trong vòng nửa tiếng. Bà nhận trước một tỷ đồng đặt cọc và tức tốc khăn gói “chuyển nhà” đến một trung tâm chăm sóc người già ở Hà Nội.

Một nửa tiền bán đất được đóng trước cho trung tâm, một nửa gửi ngân hàng. Bà khoe, chỉ riêng tiền lãi và lương hưu đã đủ cho hai cụ sống trong này, chưa kể đến thu nhập từ bất động sản cho thuê ở Đà Nẵng.

“Giả dụ tôi khư khư giữ lại đất thì bốn đứa con sẽ phải góp tiền hàng tháng. Phương án này liệu có lâu dài không? ‘Đời cua cua máy đời cáy cáy đào’, đã nuôi con khôn lớn và lo cho ở riêng là hết trách nhiệm. Mảnh đất này sẽ là của để dành cho vợ chồng tôi dưỡng già”, bà nói.


Bà Dành nghĩ “Đời cua cua máy đời cáy cáy đào” nên bán đất lấy tiền vào viện dưỡng lão. Trên mảnh đất cũ còn lại 85 m2 làm nơi cho các con cháu lui về. Trong ảnh là cái Tết năm đầu tiên ông bà vào đây. Ảnh: Diên Hồng.

Bà Dành tính được như vậy nhưng không tính được cuộc sống trong viện dưỡng lão. Lúc đi bà mang cho ông hai chiếc áo, đồ đạc của mình cũng qua loa bởi không chắc mình có thích ứng được với cuộc sống mới.

Hồi đó cơ sở dưỡng lão này mới mở thêm, tầng 5 và 6 không có ai. Ông Bưởi nằm bất động trên giường. Bà thì bị đau xương khớp phải nằm võng. Bản tính của một người phụ nữ tháo vát, cả đời tần tảo không cho bà nằm yên để được phục vụ. Đi vệ sinh, rót nước, bà đều xoay xở tự làm, dù mất cả chục phút.

Bên cạnh vật lý trị liệu, bà tập bò theo một video trên mạng. Hành lang rộng thênh thang, bà bò đầu nọ sang đầu kia, miệng nhẩm đủ 1.200 bước thì dừng. Kiên nhẫn ngày qua ngày, mặc cho người xung quanh xì xào vì thấy lạ, đến mùa hè năm đó bà có thể đứng dậy và đi lại bằng xe chữ U. Dần dần bà bỏ xe, đi men theo tường, tới trước Tết vừa rồi thì đi lại được bình thường.

Cụ ông cũng tốt lên thấy rõ. Hàng ngày đều có nhân viên đến trở mình và xoa bóp. Dù không nói được, ông vẫn nhận biết, cùng phối hợp với nhân viên tập nâng chân tay hàng ngày.

Bữa nọ, ông Bưởi ăn xong tự dưng nôn thốc tháo, huyết áp tăng vọt. Ngay lập tức có bác sĩ xử lý kịp thời nên qua được nguy hiểm. Bà Dành tin chắc nếu ở quê thì trên đường thuê taxi chạy 8 km tới bệnh viện, có thể “ông đã không qua được”. “Tất nhiên có những điều viện dưỡng lão không bằng con nhưng nhiều cái còn hơn cả con cháu. Tôi thích ở trong này”, bà Dành bộc bạch.

Chị Thoa, người con út của bà Dành chia sẻ, bố mẹ chị là người chủ động tài chính. Chỉ khi ông bị liệt nửa người, bà mới ra quyết định vào viện dưỡng lão vì không yên tâm để con cháu chăm sóc. Bố mẹ vào trung tâm khiến các con đến thăm cũng khó khăn hơn do ở xa, nhưng trong này luôn có người chăm sóc và yêu thương hai cụ nên các con cháu cũng yên tâm.

“Mẹ tôi là người lạc quan, yêu cuộc sống. Mẹ hiểu rằng niềm vui là do tự mình nên luôn thấy vui với những năm tháng tuổi già ở đây”, chị Thoa chia sẻ.

Bà Dành luôn muốn được tự tay chăm sóc cụ ông. Chỉ những việc không làm được bà mới cần nhân viên giúp đỡ. Ảnh: Phan Dương.
Bà Dành luôn muốn được tự tay chăm sóc chồng. Chỉ những việc không làm được bà mới cần nhân viên giúp đỡ. Bà luôn tích cực tham gia các hoạt động của trung tâm. Đợt thi hoa hậu cao niên, biết mình không có tài năng gì nên bà đã nhờ người dạy cho mình một bài quyền để biểu diễn. Ảnh: Phan Dương.

Giờ đây niềm vui hàng ngày của bà Dành là được phụ điều dưỡng cùng chăm sóc ông và nói chuyện với các bạn già hay đọc báo, “chơi” Facebook, Zalo.

Các cụ trong này gọi bà Dành bằng “chị” vì những chia sẻ tích cực, hướng thiện và sự giúp đỡ bà mang đến cho họ. “Bao giờ bà cũng ở giữa khuyên can các cụ khi có xích mích. Một số cụ có xu hướng đòi hỏi con cháu, bà hay khuyên để cho con cháu được sống đời của chúng”, chị Hoàng Ngân cho hay.

Trong cuộc thi Hoa hậu cao niên của trung tâm mới đây với chủ đề Phụ nữ hạnh phúc, bà Dành mang đến quan điểm khác hoàn toàn số đông. “Phụ nữ hạnh phúc là phải biết yêu chính mình. Chỉ khi biết trân trọng mình thì mới làm được điều tốt đẹp cho những người xung quanh”, bà nói.

Quan điểm này giúp bà đoạt giải Hoa hậu truyền cảm hứng.

Phan Dương

Theo Đời sống, VnExpress

Xem thêm

Đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão có phải là bất hiếu

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại mới, định kiến về Viện dưỡng lão dường như cũng không còn gay gắt như trước. Nhưng việc đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão có phải là bất hiếu hay không thì vẫn còn nhiều tranh luận.

Bàn về vấn đề này, bạn Tuân Hầm chia sẻ về quan điểm của mình như sau “Nước chảy xuôi chứ chẳng bao giờ chảy ngược. Khi bàn đến chuyện dưỡng lão như thế nào tức là người ta nghĩ sau này mình già sẽ ở đâu, chứ không phải con cái “bỏ” cha mẹ ở chỗ nào. Cha mẹ muốn vào mà con cái không cho, đấy mới là bất hiếu”.

Góc nhìn của một bạn độc giả khác thì cho rằng: Đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão không còn quá nặng nề về chuyện chữ Hiếu. Vì ngay bản thân người già họ đã nhận thức được vào Viện dưỡng lão là điều cần thiết và tất yếu. Thậm chí nhiều người trung niên đã chuẩn bị đầy đủ hành trang cho mình để bước đến tuổi xế chiều.

Cũng tương tự, là trường hợp của bà Vũ Thị Dành, hiện đang an dưỡng tại Diên Hồng, bà cho rằng: “Đời cua cua máy. Đời cáy cáy đào”. Vì thế, hai ông bà đã không ở cùng con cháu và quyết định bán căn nhà ở quê để vào Viện dưỡng lão.

Hay quan điểm của bà Biển cũng khiến nhiều người suy ngẫm đó là: “Đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão không phải là bất hiếu, mà là một cách báo hiếu trong thời đại mới”.

Còn mọi người có suy nghĩ gì về việc đưa bố mẹ vào Viện dưỡng lão. Hãy cùng để lại bình luận của mình ở dưới bài viết nhé.

Xem thêm

Các gia đình nói gì về Diên Hồng

Quyết định gửi người thân vào Viện dưỡng lão là cả một quá trình đấu tranh tư tưởng, không chỉ với bản thân mà còn với gia đình, xã hội, khi định kiến về chữ Hiếu đâu đó vẫn còn. Ngay lúc này, chúng ta hãy cùng lắng nghe những chia sẻ chân thực nhất của những người đang có người thân an dưỡng tại Diên Hồng.

Vượt hơn 1000 km để đưa mẹ đến với Diên Hồng

Chị Trần Thị Đoan Trang (Con gái bà Vũ Như Hoa) chia sẻ: “Khi tôi quyết định đưa mẹ ra Viện dưỡng lão Diên Hồng thì anh em họ hàng đều ngăn cản và góp ý không cho đi. Nhưng thực sự lúc đó tôi không còn sự lựa chọn nào khác, nên hai mẹ con đành vượt hơn 1000 km từ Đà Nẵng đến với Diên Hồng”.

“Ấn tượng của tôi là nhân viên nhiệt tình, chu đáo, phòng ốc sạch sẽ, gọn gàng. Đến nay là 3 tháng mẹ tôi ở Diên Hồng. Thật thiệt thòi cho mẹ khi tôi ở xa không thể thường xuyên đến thăm. Nhưng tôi thực sự yên tâm, mỗi lần mẹ tôi xảy ra sự cố về sức khỏe đều được các bạn nhân viên chăm sóc rất chu đáo. Mỗi lần gọi điện nhìn thấy mẹ vui vẻ, tiến bộ hơn ở nhà thì tôi thấy quyết định ngày đó của mình thật đúng đắn”.

Điều dưỡng viên đang chăm sóc các cụ

Còn với bà Hiền, bà mắc chứng bệnh đãng trí tuổi già, nên hầu như không nhớ được mọi việc. Thậm chí cả đêm bà không ngủ, cứ đi lại quanh quẩn trong căn nhà 3 tầng. Con cái thì bận rộn công việc không thể ở bên chăm lo cho bà được. Vì thế gia đình đã đưa bà vào Diên Hồng để an dưỡng. Thấy bà được chăm sóc đầy đủ, từ bữa ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân còn chu đáo hơn ở nhà nên gia đình rất vui mừng. Anh Nguyễn Đức Hoàng (Con trai bà Hiền) chia sẻ: “Gia đình  cảm ơn Diên Hồng đã luôn chăm sóc chu đáo cho bà, cho các cụ để chúng tôi được an tâm công tác. Và đặc biệt viện đã đem đến cho người già một môi trường sống lành mạnh, văn hóa và đầy yêu thương”.

Bà Hiền tập phục hồi chức năng tại Trung tâm

Một chia sẻ khác đến từ anh Lê Hoàng Dũng (Cháu ông Hoàng Xuân Ấn): “Trung tâm có đội ngũ các bạn nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động và yêu nghề. Các bạn luôn động viên và tạo niềm vui cho các cụ sống lạc quan, yêu đời hơn. Ngoài ra dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người già tốt, bữa cơm đầy đủ chất dinh dưỡng, trung tâm nhiều hoạt động vui chơi, kỷ niệm”. Và dành sự cảm kích đến các bạn nhân viên rất nhiều, vì phải có tâm và yêu mến các cụ thì mới gắn bó được.

Ngâm chân cho các cụ tại Diên Hồng

Hay như gia đình bà Thành, có lẽ giống với hoàn cảnh của bao gia đình khác là neo người. “Biết đến trung tâm như một cứu cánh của gia đình. Hơn nữa, viện dưỡng lão lại tiện nghi, sạch sẽ, thoáng mát. Nhân viên chăm sóc thì nhiệt tình, thân thiện, chu đáo”, chị Đặng Thanh Thuỷ (Con gái bà Mai Thị Thành) chia sẻ.

Không chỉ các ông bà ở trên, mà phần lớn người cao tuổi sau khi vào viện dưỡng lão đều có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Vậy chẳng có lý do gì mà chúng ta lại không mang hạnh phúc ấy đến cho người thân cho mình.

Xem thêm chia sẻ khác của các gia đình Tại đây hay Nỗi niềm của người con gái khi gửi Cha vào Viện dưỡng lão.

Xem thêm

Nỗi niềm của người con gái khi gửi Cha vào Viện dưỡng lão

Việc gửi Cha tôi vào Trung Tâm Dưỡng Lão Diên Hồng khiến tôi vô cùng trăn trở. Bởi tôi luôn tự thấy mình phải có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng cho Cha khi tuổi già sức yếu. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, chăm lo cho con cái, nên tôi gần như vắng nhà từ sáng sớm đến tối muộn, thậm chí phải công tác xa nhiều ngày. Từ đó việc chăm sóc Cha trở nên khó khăn, vất vả hơn. Và quan trọng nhất là không bảo đảm được sự chu đáo, kịp thời và đúng chuyên môn. Lúc này tôi thấy bất lực và thương Cha vô cùng.

Qua chia sẻ của một người bạn, tôi biết đến Dưỡng lão Diên Hồng. Tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về Trung tâm, cũng đã đến tận nơi để tham quan trực tiếp, sau đó quyết định gửi Cha vào đây an dưỡng. Những ngày đầu gửi Cha vào Trung tâm, tôi thấp thỏm không yên, không biết Cha ở đấy có buồn không, có thích nghi được không?

Tôi đã chia sẻ những lo lắng ấy với các cán bộ, anh chị em Điều dưỡng viên tại Trung tâm và được mọi người hết sức thông cảm. Các bạn nói với tôi rằng: “Chị hãy yên tâm, chúng em sẽ cố gắng để ông sớm quen với môi trường ở đây”. Tuần nào tôi cũng vào thăm và nhận thấy Cha vui vẻ hơn, khỏe khoắn hơn ở nhà. Môi trường ở Trung tâm lại sạch sẽ, thân thiện, quan trọng nhất là các bạn Điều dưỡng rất dễ thương lại có trách nhiệm. Tôi cảm nhận được các bạn chăm sóc các cụ bằng cả cái Tâm và trách nhiệm của người làm nghề.

Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 nguy hiểm, Trung tâm Diên Hồng đã đưa ra những chính sách rất kịp thời, để bảo đảm an toàn cho các cụ, khiến chúng tôi vô cùng cảm kích và trân trọng.

Đến giờ, tôi chợt hiểu ra một điều là làm tròn chữ Hiếu không nhất thiết phải tự tay chăm sóc cha mẹ già, mà là dành tất cả những gì tốt nhất cho cha mẹ trong điều kiện có thể. Đến nay đã gần 9 tháng Cha tôi được chăm sóc tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng và tôi hoàn toàn yên tâm, tin tưởng khi gửi cha tôi vào đây.

Cảm ơn Diên Hồng và chúc cho Trung tâm sẽ ngày càng phát triển vững mạnh để những người con như chúng tôi được báo Hiếu với cha mẹ, được làm tròn trách nhiệm với con cái và hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với công việc, xã hội.

Một lần nữa, cảm ơn Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng thật nhiều!

Xem thêm

Rộn ràng đêm hội “Phụ nữ Diên Hồng là để yêu thương”

Tháng 3 về mang theo hơi thở dịu dàng của những ngày cuối xuân. Tháng 3, tháng của tuổi trẻ, của yêu thương, của một nửa thế giới được tôn vinh và trân trọng. Hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của phụ nữ khắp cả nước, tối ngày 8/3, tại Nhà hàng Lộc Vừng Thanh Hà, Ban lãnh đạo Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức đêm hội “Phụ nữ Diên Hồng là để yêu thương” chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ.

Đến tham dự buổi lễ có sự hiện diện của anh Đỗ Trần Hồ Thắng, Tổng Giám đốc Trung tâm. Chị Hoàng Thị Thu Ngân, Phó Tổng Giám đốc, chị Kiều Thị Hảo, Giám đốc cơ sở 1, cùng toàn thể Cán bộ nhân viên 2 cơ sở.

Phát biểu tại buổi lễ, anh Thắng (Tổng Giám đốc) chia sẻ: “Ngày hôm nay không chỉ để các chị em phụ nữ xinh đẹp nhất, mà các chị em hãy sống cho chính bản thân mình, thật vui vẻ hạnh phúc chứ đừng vì bất kỳ 1 người đàn ông tốt xấu nào mà ngừng xinh đẹp, ngừng hạnh phúc , ngừng sống vì mình”. Câu nói như truyền cảm hứng, truyền động lực cho nhiều chị em phụ nữ trong công ty.

Mở đầu chương trình là tiết mục văn nghệ được tập luyện chuẩn bị công phu của các bạn điều dưỡng viên cơ sở 1

Tiết mục múa “Em trong mắt tôi” của các bạn điều dưỡng cơ sở 1.

Tiếp đến là phần tiệc chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ.

Anh Đỗ Trần Hồ Thắng nâng ly khai tiệc cùng mọi người.

Ngoài phần tiệc, buổi lễ còn nhiều trò chơi hấp dẫn. Đầu tiên là trò chơi “Tặng bồ”. Có 5 bạn nam, và 5 bạn nữ tham gia, mỗi bạn sẽ được nhận một nửa hình trái tim, sau đó ghép lại với nhau để tìm một nửa còn lại. Sau một hồi thử thách, cuối cùng Đinh Việt Cường và Dương Văn Quý đã may mắn tìm được một nửa trái tim của mình.

Lộ diện 2 cặp đôi may mắn trong trò chơi tặng bồ.

Ngoài ra, các bạn nhân viên còn được tham gia trò chơi “body tricks”, đó là thực hiện các tư thế cơ thể khác nhau. Mỗi cặp sẽ có 1 nam và 1 nữ, đội nào thực hiện được sẽ nhận được quà của chương trình.

4 trong 6 cặp đôi tham gia trò chơi nhận được quà.

Cuối cùng của buổi lễ là phần bình chọn Queen, khiến các chị em ai cũng phấn khích. Sau một hồi bình chọn của các bạn nam thì cuối cùng đã tìm ra chủ nhân cho 3 danh hiệu. Chúc mừng:

Nguyễn Thị Vân (Điều dưỡng cơ sở 1): Queen Quyến Rũ

Lê Thị Anh (Điều dưỡng cơ sở 2): Queen Ngọt Ngào

Nguyễn Thu Loan (Điều dưỡng cơ sở 1): Queen Thanh Lịch.

Chị Kiều Hảo, giám đốc cơ sở 1 trao quà cho 3 Queen

Khép lại buổi lễ, các chị em nói riêng và tất cả Cán bộ nhân viên Diên Hồng nói chung đều sẽ có thật nhiều kỷ niệm về một ngày đặc biệt như vậy.

Xem thêm

Mẹ ơi, con đã già rồi. Con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con…

4 tháng trước, mẹ tôi có triệu chứng của căn bệnh đãng trí tuổi già. Lúc đó mấy anh em chúng tôi vô cùng sốc. Mẹ tôi thường xuyên đi lạc. Tên họ hàng, làng xóm, các cháu nội ngoại, mẹ tôi hầu như không nhớ. Đôi khi kể những chuyện từ hồi trẻ mà ngỡ là chuyện của ngày hôm qua.

Mẹ tôi nghĩ rằng mình rất trẻ. Nghĩ rằng có nhiều anh đang theo đuổi và cho rằng chồng mất rất sớm, mặc dù chồng bà (tức là bố tôi) mất năm ông 70 tuổi (cách đây 14 năm).

Rồi mẹ tôi quên cách nghe điện thoại (chỉ là ấn nút để nghe thôi), quên cách nấu cơm, quên cả cách tắm… hầu như là quên tất cả mọi thứ. Mẹ tôi có thể nói chuyện một mình suốt cả ngày, thi thoảng lại chửi bới cả tiếng đồng hồ. Những câu chuyện mẹ tôi sáng tác rất thật, rất sống động nhưng đều là tưởng tượng. Những người gặp lần đầu đều không tin là mẹ tôi bị lẫn.

Rồi đến lúc, mẹ tôi không phân biệt ngày đêm, không nhận ra ai ngoài 3 đứa con ruột. Một đêm mẹ tôi chỉ ngủ khoảng 2 tiếng, thời gian còn lại sẽ đi lại suốt trong phòng và tất bật với công việc của mình (mẹ tôi luôn nghĩ là bà đang làm việc). Một ngày đêm mẹ tôi thường đi bộ khoảng 10 km, đặc biệt không cần ăn uống gì. Ở nhà với các con nhưng mẹ tôi nghĩ là đang ở tập thể. Con gái bà, một ngày có thể vừa là giúp việc, vừa là đồng nghiệp, vừa là chị em bạn bè.

Buồn cười nhất và cũng đáng thương nhất là khi bà nói chuyện với gương. Bà không biết người trong gương chính là mình. Bà mắng mỏ, quát tháo “Cái bà già trong gương sao ngu thế, chui vào trong tủ thì ra lối nào”. Rồi bà loay hoay, tìm cách cho người trong gương chui ra. Thương mẹ tôi lắm!

Cuối cùng cũng đến lúc mẹ tôi cần sự chăm sóc đặc biệt, điều mà cả gia đình tôi và giúp việc không thể đáp ứng. Chúng tôi đã tham khảo rất nhiều Trung tâm Dưỡng lão và quyết định gửi mẹ tôi tới Diên Hồng.

Thật may mắn và sáng suốt khi chúng tôi gửi mẹ đến đây. Tất cả các bạn nhân viên chăm sóc mẹ tôi quá tốt. Mẹ tôi khỏe mạnh, sạch sẽ hơn ở nhà rất nhiều. Mẹ tôi chỉ nhận ra các bạn chứ không nhớ tên được ai đâu và vẫn nghĩ các bạn là những người đồng nghiệp, hàng xóm đó. Khi vào trung tâm những câu chuyện tưởng tượng của mẹ tôi lại thêm phần phong phú: Nào là đi nhận Huân huy chương 35 năm tuổi Đảng, nào là sáng mai có xe đưa mẹ tôi đi tiệm cắt tóc và nhuộm tóc cho xinh…

Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với chúng tôi là thấy mẹ mỉm cười. Và đặc biệt khi nào nhớ mẹ, chúng tôi có thể chạy đến thật nhanh để ngắm nhìn mẹ. Thương yêu và biết ơn Diên Hồng nhiều lắm nhé!

Đó chính là những chia sẻ của gia đình bà Lợi sau khi gửi bà vào Diên Hồng.

Xem thêm

Bật mí 7 công việc của điều dưỡng viên trong Viện dưỡng lão

Cầm trên tay tấm bằng điều dưỡng, bạn có thể làm trong các bệnh viện, phòng khám hoặc trong các Trung tâm chăm sóc người cao tuổi như ở Diên Hồng. Nghe đến Viện dưỡng lão cũng nhiều nhưng chắc hẳn mọi người vẫn còn đang thắc mắc về công việc hằng ngày của các bạn điều dưỡng viên phải không? Ngay bây giờ hãy cùng Diên Hồng bật mí qua bài viết này nhé.

Một ngày, các bạn điều dưỡng viện có 8 tiếng làm việc bắt đầu từ 7h30 đến 17h30 trong đó có 2h để nghỉ trưa và ăn uống. Và sau đây chính là 7 công việc của các bạn ấy.

1. Thực hiện các công việc chăm sóc NCT như: Hỗ trợ NCT ăn uống, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, thay quần áo, thay tã, xoa bóp, đảm bảo NCT luôn được chăm sóc sạch sẽ, an toàn và đảm bảo sức khỏe.

Điều dưỡng đang hỗ trợ người cao tuổi ăn uống

2. Thực hiện công tác theo dõi sức khỏe cho NCT: Theo dõi các chỉ số sinh tồn hàng ngày, đường huyết định kỳ và cân nặng hàng tháng. Cho NCT uống thuốc theo đúng chỉ định, chăm sóc vết loét. Với những trường hợp bất thường thì báo cáo Điều dưỡng Trưởng để được xử trí kịp thời.

3. Thực hiện các công việc đảm bảo vệ sinh khu sinh hoạt của NCT: Sắp xếp quần áo, đồ dùng, vật tư của NCT luôn gọn gàng, sạch sẽ, đúng người, đúng chỗ… có trách nhiệm nhắc nhở bộ phận tạp vụ đảm bảo vệ sinh phòng ốc, dụng cụ trong khu vực sinh hoạt của NCT.

4. Thực hiện các công việc chăm sóc đời sống tinh thần cho NCT: Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, đi dạo, thể dục cho NCT. Phối hợp, tham gia tổ chức các chương trình văn nghệ, kỷ niệm, sinh nhật và giao lưu với NCT,…

Điều dưỡng và các cụ tham gia làm đèn lồng handmade tại Diên Hồng.
Cắt móng tay, chân định kỳ cho các cụ ở Diên Hồng.

5. Thực hiện những yêu cầu chăm sóc đặc biệt theo yêu cầu của NCT và gia đình: Pha sữa theo giờ, uống thuốc bổ đặc biệt,…

6. Thực hiện trực đêm, trực ca theo điều phối của Điều dưỡng Trưởng và Trưởng tầng

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trưởng tầng, Điều dưỡng trưởng và Ban Giám đốc.

Tin chắc rằng sau bài viết này sẽ giúp cho các ứng viên hiểu được hơn công việc mà mình cần làm. Cũng như giúp gia đình thấu hiểu hơn về sứ mệnh cao cả của điều dưỡng viên Viện dưỡng lão.

Xem thêm

Dưỡng lão Diên Hồng nối lại hoạt động thăm nom từ ngày 23/02

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid 19 tại Hà Nội tạm lắng xuống, Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng xin thông báo NỐI LẠI hoạt động thăm nom NCT từ ngày 23/02/2021.

Để đảm bảo an toàn cho NCT kính đề nghị các gia đình thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc phòng dịch: Rửa tay, đeo khẩu trang khi tiếp xúc; không thăm người thân khi có biểu hiện sốt, ho,…; đối với người có yếu tố dịch tễ (đi qua vùng dịch hoặc nghi tiếp xúc với F0,F1,F2,…) chủ động không thăm nom NCT trong dịp này. Chỉ thăm nom tại tầng 1, sảnh tiếp đón của Diên Hồng.

Đối với khách thăm quan lên tầng, kính đề nghị đeo khẩu trang, găng tay để đảm bảo an toàn.

Trân trọng!

Xem thêm