Mọi người sẽ lựa chọn vào dưỡng lão hay ở nhà cùng con cháu. Với người già trong viện dưỡng lão thì được chăm sóc tốt, có bạn bè bên cạnh. Mặc dù xa con cái nhưng có lẽ vẫn tốt hơn những người ở cùng mà cô độc.
Tiếp tục bàn luận về quan điểm vào dưỡng lão hay ở nhà cùng con cháu, cô Trần Mỹ (Hải Phòng) chia sẻ: “Tôi đã từng thầm chê trách những gia đình đông anh chị em nhưng lại gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão vì lý do không chăm sóc được. Nhưng theo thời gian, những thay đổi của cuộc sống và cả trải nghiệm bản thân khiến quan điểm của tôi dần thay đổi”.
Cô có quen một người anh em họ hàng xa, ông bà về hưu rồi ở cùng con cháu. Tuy ở chung một nhà nhưng thời gian quây quần bên nhau chẳng được bao nhiêu. Con cháu ai nấy đều bận việc từ sáng đến đêm khuya. Suốt cả ngày dài, 2 ông bà ở nhà một mình, ăn trưa một mình. Rảnh rảnh thì lại ngồi xem ti vi. Thậm chí đến tối, họ cũng chưa chắc có được bữa cơm đoàn viên đúng nghĩa. Vì lũ trẻ đi học thêm, con cái lại đi gặp đối tác. Dần dần họ thấy mình cô đơn, lạc lõng ngay chính căn nhà của mình. Cuối cùng 2 ông bà đã dùng tiền lương hưu để vào dưỡng lão. Tuy xa con cái nhưng họ lại thấy được niềm vui tuổi già. Niềm vui bên những người bạn cùng trang lứa.
Lúc đó tôi đã nhận ra một điều, người già cần được quan tâm nhiều hơn về tinh thần, tình cảm chứ không riêng mình vật chất. Mà trong thời đại ngày nay, tình cảm lại là một thứ gì đấy thật hiếm hoi. Những cụ sống với con cháu nhưng lại cô độc thì còn đáng thương hơn những cụ ở trong viện dưỡng lão. Bởi vậy, bây giờ người già thường vào các viện dưỡng lão để tìm niềm vui cho mình. “Tôi cũng bảo các con tôi như vậy, về già tôi không ở cùng ai cả. Bởi vậy, tôi đã tự chuẩn bị tài chính cho mình, sau này vào dưỡng lão sống an yên, không phiền con cháu”, cô Trần Mỹ chia sẻ thêm.
Cô bác anh chị thấy thế nào về quan điểm trên, hãy chia sẻ ở dưới bình luận nhé.
Có con cái nếp, tẻ đầy đủ, cuộc sống ổn định
thế nhưng nhiều người cao tuổi đã quyết định đến viện dưỡng lão ở nốt phần đời
còn lại. Có người bán đất chứ không làm phiền con cháu.
“Viện dưỡng
lão là nhà của mẹ
Một
buổi sáng cuối thu, bà Nguyễn Thị Biển (89 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội) hiện
đang sinh sống tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng ở KĐT Thanh Hà Cienco5, cầm
cuốn sách dày hàng trăm trang ngồi đọc say mê. Ở tuổi 89 nhưng bà Biển vẫn tinh
anh, giọng nói nhẹ nhàng từ tốn. Do tuổi đã cao nên bà có phần bị lãng tai.
Căn
phòng rộng chừng 30m2 bà Biển sống cùng một cụ bà khác tại viện dưỡng lão này
được bài trí đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. Một góc tủ bà đặt trang trọng tấm ảnh
chụp chung cùng chồng cách đây gần 30 năm. Tuổi cao sức yếu, ông cũng đã bỏ lại
bà và con cháu về cõi tạm từ lâu. Bên dưới bà đặt những tấm ảnh chụp cùng các
cụ già cùng những cuốn sách, tiểu thuyết…
“Cuộc
đời tôi sống tới giờ chẳng có điều gì hối tiếc, chỉ nuối tiếc nhất đó là ông
nhà bỏ mình ở lại ra đi sớm. Tấm ảnh này chụp lúc chúng tôi 60 tuổi. Ông mang
đi rửa rồi tự làm khung ảnh. Đối với tôi, ông là người chồng tuyệt vời. Dù ông
đã rời xa tôi tới nay 13 năm nhưng chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ
thương”, bà Biển chia sẻ khi bắt đầu câu chuyện với PV Dân Việt.
Bà
Biển kể, có 6 người con, trong đó có 3 con trai. Các con cháu bà đều có cuộc
sống, công việc ổn định. Tuổi cao bà quyết định vào viện dưỡng lão Diên Hồng
đến nay đã gần 2 năm.
“Lý
do tôi muốn vào đây vì muốn tạo điều kiện an tâm cho các con. Tất nhiên, khi
vào viện dưỡng lão, tôi cũng đã có suy tính khác ở nhà mình, có thể có mặt trái
mà mình chưa thể thấy hết được. Nhưng điều chủ yếu con cái yên tâm làm ăn,
không bắt anh chị nào phải chăm mẹ rồi những người con khác phải phụ thuộc. Vậy
nên tôi vào đây là gần trung tâm nhất. Các con cứ việc đến và coi như đây là
nhà của mẹ”, bà Biển cười tươi kể.
Trước
khi bước chân vào đây, con cháu bà ban đầu không đồng tình, thế nhưng trước
tính cách kiên quyết, nguyện vọng của mẹ từng người con lần lượt gật đầu. Từ
trước tới nay, bất kể công việc gì các con luôn tôn trọng quyết định của bà.
“Khi
tôi đặt vấn đề vào dưỡng lão không phải mới mà khi ông mất. Tôi nghĩ cuối cùng
mình sẽ vào viện dưỡng lão để dừng chân nơi cuối đời. Lúc đó, tôi còn chưa hình
dung ra viện dưỡng lão thế nào. Năm 2020, tôi lựa chọn rồi quyết định vào. Ở
đây tôi thấy rất thích hợp từ cách chăm sóc, cách tổ chức, cảnh quan. Nghĩ lại,
tôi cho đó là quyết định sáng suốt và ý định mình sẽ ở đây mãi mãi”, bà
Biển chia sẻ.
Ở
viện dưỡng lão, tuần nào các con cháu bà Biển cũng ghé đến chơi. Là người mẹ,
bà không yêu cầu các con phải đến vào những lúc nào mà hoàn toàn tự do, thoải
mái.
Bà
bảo: “Ở đây được chăm sóc rồi, mình cứ yêu cầu con phải đến lúc này, lúc
kia cảm thấy nặng nề cho nên tôi có chiều hướng ngăn cản con cái ít đến. Nhớ
con cháu thì rất nhớ nhưng mình có điện thoại. Các con đi là mẹ lo, con về mẹ
cũng lo. Mỗi lần chúng nó về tôi dặn dò thấp thỏm ‘về gọi điện cho mẹ ngay
nhé!’… Vì lo cho con cháu nên tôi điện thoại dặn ít đến thăm mình. Nếu đến thăm
thoải mái hãy đến để đảm bảo an toàn. Đó là điều tôi lo cho các con”.
“Có chỗ ở ưng ý của mẹ là cái báo hiếu của chúng con”
Cả
cuộc đời có lẽ Tết năm vừa qua là lần đầu tiên bà Biển xa con cháu. Đó cũng là
ngày bà thấy bỡ ngỡ, buồn vì không được gặp các con do dịch bệnh Covid-19.
“Tôi
nhớ hôm đó các con mang quà Tết đến cho mẹ nhưng phải ở tít ngoài cổng, không
được gặp. Cầm túi quà Tết con gửi tôi khóc ngay tầng 1, các cháu ở đây phải dỗ.
Một lúc sau mình trấn tĩnh được mới chịu. Nhớ con thương con đến thế nhưng rồi
ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác quen dần đi”, bà nhớ lại.
Hàng
ngày, các con cháu thường xuyên gọi điện hỏi thăm, cuộc sống sinh hoạt điều độ,
bà Biển yêu thích cuộc sống yên bình nơi viện dưỡng lão. Ở đây mọi thứ đi vào
nề nếp, giờ giấc, hoạt động chung đều đặn, ngày nào cũng như ngày nào nên bà
Biển cảm thấy rất thoải mái. Hàng ngày 6h sáng, bà Biển dậy tập thể dục, ăn
sáng, xem tivi, đọc sách…
“Có
nhiều người suy nghĩ con cái để cha mẹ ở viện dưỡng lão là bất hiếu nhưng tôi
không nghĩ thế. Chính các con cũng xác định mẹ có chỗ ở ưng ý của mẹ là cái báo
hiếu của chúng con. Làm gì cũng hợp lý cho mẹ chứ mẹ ở không ưng, ở nhà các con
nay buồn mai giận cũng không hay. Cả gia đình đều nghĩ thế nên rất thoải mái.
Nếu
chúng ta còn suy nghĩ cổ hủ mẹ nuôi con rồi bây giờ con phải nuôi mẹ thì phức
tạp, tôi không nghĩ thế. Các con nghĩ cho mẹ, muốn mẹ vui chỉ cần cuộc sống của
con càng tốt, càng hơn bố mẹ là nhà có phúc. Tôi thấy bằng lòng với cuộc sống
của mình cả từ lúc trẻ đến bây giờ sắp sửa hai tay buông xuôi. Đó cũng là điều
giúp mình sống dài, khoẻ, vui”, bà Biển cười tươi nói.
Cũng
từ nguồn năng lượng sống tích cực, dịp 20/10 năm ngoái, bà đạt giải hoa hậu cao
niên ở trung tâm. Bà cười bảo “ở xứ mù người chột làm vua cho nên bà thành
hoa hậu”. Năm nay 20/10, bà Biển tham gia tiết mục múa cùng các cụ bà,
tham gia giám khảo cuộc thi các cụ ông…
Nếu
như trước Tết năm nay dịch bệnh được kiểm soát tốt, các con tổ chức được, tôi
sẽ về thăm mộ ông và thăm người thân và chơi với các con ít ngày rồi Tết lại
vào đây. Như vậy, các con cháu cũng đỡ phải lo lắng nhiều cho mình”, bà
chia sẻ thêm.
Cặp vợ chồng bán đất vào viện dưỡng lão
Hơn
2 năm trước, bà Vũ Thị Dành (84 tuổi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) đã quyết
định bán 100m đất cùng chồng là ông Vũ Đình Bưởi (92 tuổi) lên Hà Nội ở viện
dưỡng lão khiến các con, hàng xóm vô cùng bất ngờ.
Hai
vợ chồng bà ở trong căn phòng rộng 30m2, hai mặt thoáng, tiện nghi đầy đủ, có
người phục vụ mọi sinh hoạt hay chăm sóc y tế. Mỗi tháng ông bà phải trả hơn 20
triệu đồng. “Nếu không vào đây, có thể tôi và chồng đã ra đi từ lâu
rồi”, bà Dành nói.
Thời
trẻ, ông Bưởi là cán bộ nhà nước, bà Dành là công nhân làm việc tại Lào Cai,
Yên Bái. Ông về hưu cách đây 40 năm, 3 năm sau đó bà Dành cũng nghỉ hưu. Hồi
bấy giờ chiến tranh biên giới nên vợ chồng ông bà không có tài sản gì đáng giá.
Cả hai về quê tỉnh Hải Dương sống nhờ góc chợ nuôi các con bằng đủ nghề bán rau,
hàng xáo (bán gạo)… Khi con trưởng thành, dựng vợ gả chồng xong cũng là lúc cả
hai mắt mờ, chân chậm.
Hơn
10 năm trước, ông Bưởi bị tai biến, bà Dành ngược xuôi đưa chồng đi khắp các
bệnh viện điều trị. Cuối năm 2018, bệnh nặng khiến ông Bưởi nằm liệt giường. Bà
bị đau lưng cũng không đi lại được. Cả hai vợ chồng ốm đau nhưng không muốn
phiền con cái nên thuê hai người giúp việc nhưng không có kinh nghiệm chăm sóc
người đột quỵ.
Gần
Tết năm 2019, có dự án mở rộng đường làm khu đô thị ngay nhà mình, bà Dành
quyết định bán 100m đất. Cuộc giao dịch diễn ra chóng vánh. Bà nhận trước một
tỷ đồng đặt cọc và tức tốc khăn gói chuyển đến viện dưỡng lão này ở. Một nửa
tiền bán đất được đóng trước cho trung tâm, một nửa gửi ngân hàng. Bà khoe, chỉ
riêng tiền lãi và lương hưu đã đủ cho hai cụ sống trong này tới cuối đời mà
không phải phụ thuộc con cái.
“Tôi
nhớ hồi đó lên đây tôi không đi được phải bò, chồng cắm ống xông. Trước khi đi,
các con bảo ‘hay mẹ để qua Tết rồi đi’ nhưng tôi sợ qua Tết bệnh của ông nặng.
Lên đây, tôi tập luyện dần dần cũng tự đi lại được bình thường, tôi còn trồng
thêm rau ngoài cửa. Sức khoẻ của ông tốt hơn nhiều. Ông tự bón cháo được, trước
nhân viên chăm sóc và tôi phải bơm qua ống xông”, bà Dành hướng ánh mắt về
chồng.
Bà
tiến lại gần ông bảo “trưa nay ông ăn cháo có ngon không”, ông gắng
đáp “ngon”, ông ăn rồi nghỉ ngơi lúc cho khoẻ nhé”, giọng ông
kéo dài “ừ bà”… Bà Dành cho biết, chồng tuổi cao nên hay xúc động. Có
người tới chơi ông rất vui.
“Trước
ông nhà tôi bị tai biến không biết nói gì cả, giờ nhớ tên, đếm được từ 1 đến 20
là tôi vui rồi. Hàng ngày mỗi sáng có các bạn điều dưỡng dành 15 phút xoa bóp,
thay quần áo… dạy ông các thói quen trong sinh hoạt.
Hồi
vợ chồng tôi quyết định vào viện dưỡng lão nhiều người ở quê ai cũng kháo nhau
chắc ông không qua được Tết, tưởng ông không còn nữa. Đợt nọ có người nhìn thấy
cả hai vợ chồng tôi trên tivi không khỏi bất ngờ rồi gọi điện hỏi thăm. Nếu hồi
đó tôi kiên quyết ở quê không bán đất thì chắc gì cả hai vợ chồng còn sống đến
bây giờ”, bà Dành cho hay.
Hiện
4 người con của vợ chồng bà Dành đều yên tâm khi cha mẹ ở viện dưỡng lão hàng
ngày có người chăm nom, chăm sóc. Bà thường xuyên gọi điện cho con cháu động
viên yên tâm. Bà hài lòng với cuộc sống cuối đời của mình tại nơi đây.
“Cuộc
sống giờ hiện đại, tôi không bao giờ suy nghĩ con cháu phải phụng dưỡng cha mẹ.
Mong sao con cháu chăm chỉ làm ăn để cuộc sống tốt đẹp lên. Vợ chồng tôi quyết
định ở đây đến cuối đời. Khi nào ra đi con cháu mang đi hoả táng sẽ đưa về quê
chôn cất và đã chuẩn bị và mua 2 phần mộ cho riêng mình”, bà Dành nói rồi
tranh thủ lúc ông đang ngủ ra ban công chăm sóc những cây đậu bắp. Bà bảo chịu
khó chăm nom ngày nào cũng có quả để xay nấu cho ông ăn.
“Vài bạn bè tôi hỏi sao lại vào viện dưỡng lão, tôi bảo vào
đây quá tốt”
Ở
tuổi 92 nhưng ông Nguyễn Như Ngà (ở phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn
khoẻ mạnh, tinh anh. Hàng ngày ông dành thời gian tập thể dục, tập khí công,
thiền, đọc sách… Nơi góc phòng ở viện dưỡng lão hướng thẳng ra cánh đồng ở khu
đô thị đầy ánh sáng, ông bảo đây là nơi thích hợp, không khí trong lành để mình
an hưởng tuổi già.
Ông
Ngà từng là thiếu tướng quân đội đã về hưu gần 40 năm. Vợ chồng ông có hai
người con, một trai một gái nhưng các con đều lập nghiệp ở xa. Người con trai
trưởng hiện đang công tác trong TP.HCM, con gái đang sinh sống và làm việc tại
nước ngoài.
Do
tuổi cao ông Ngà quyết định vào viện dưỡng lão hơn 1 năm. Vợ ông Ngà hiện đang
ở cùng người cháu, thi thoảng đến đây thăm nom chồng. Với ông, cuộc sống ở đây
mọi thứ tốt, chu đáo.
“Tôi
ở đây các con đi làm xa cũng yên tâm, có điều dưỡng, bác sĩ chăm sóc, thi
thoảng các cháu tổ chức giao lưu, đi chùa… nếu ở tuổi này không giao lưu gì dễ
cô đơn, trầm cảm. Năm ngoái tôi ở đây ăn Tết, lúc đầu bà nhà tôi cũng buồn. Tôi
xa cũng nhớ và lo cho bà nhưng có gì gọi điện thoại báo tin nên cũng yên tâm
hơn”, ông Ngà bày tỏ.
Đợt dịch Covid-19 vừa qua các cụ ông bà đồng
lòng mong Việt Nam chiến thắng đại dịch. Ảnh: Diên Hồng
Ông
Ngà quan niệm, từ lâu đã bỏ khái niệm “trẻ cậy cha, già cậy con”. Ông
bảo, thời hiện đại các con phải “bung ra” để phát triển, đi xa để làm
việc, học tập, giao lưu nên việc quần tụ gia đình hạn hẹp, bản thân mỗi người
phải chấp nhận.
“Vài
bạn bè tôi hỏi sao lại vào viện dưỡng lão, tôi bảo vào đây quá tốt. Nước ngoài
đã có những bước đi như vậy lâu rồi. Ở đây hàng ngày được chăm sóc điều độ mình
và các con đều thấy vui và yên tâm. Nếu ai đó suy nghĩ về viện dưỡng lão bị con
cháu bỏ rơi sẽ rất nguy hiểm, thậm chí phải nói sống như thế này quá tốt”,
ông Ngà cười.
Tuổi
cao nên ông Ngà mỗi ngày chỉ ngủ 2-3 tiếng. Thời gian còn lại ông rèn luyện sức
khoẻ đặc biệt ông có đam mê đọc sách. Ông không nhớ nổi mình đã đọc bao nhiêu
cuốn. Mỗi cuốn sách cho ông thêm nhiều kiến thức để chiêm nghiệm cuộc sống,
cuộc đời này. “Tôi nghĩ mình sống như thế này là quá quý rồi, có mấy người
sống ở tuổi 90. Mình phải sống làm sao để con cháu yên tâm, không phải lo lắng
gì nhiều”, cụ ông nói thêm.
Chia
sẻ với PV Dân Việt, anh Nguyễn Trí Dương (con trai ông Ngà) kể, để cha vào viện
dưỡng lão gia đình anh thấy yên tâm hơn rất nhiều.
“Bố
ở đây hàng ngày có thông tin gì các điều dưỡng đều báo tin cho gia đình nên tôi
yên tâm hơn ở nhà rất nhiều. Bố ở nhà mỗi lần leo cầu thang nguy hiểm, vào đây
địa hình bằng phẳng yên tâm, đội ngũ nhân viên túc trực ngày đêm. Người nhà
không có nghiệp vụ nên vào đó ông và các con yên tâm hơn”, anh Dương chia
sẻ.
Nhóm người cao tuổi nào thường được gửi chăm sóc tại các viện dưỡng
lão?
Ở
viện dưỡng lão, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, có người tai biến mọi cử chỉ
vô cùng khó khăn. Tại phòng rèn luyện phục hồi chức năng, nữ điều dưỡng nhẹ
nhàng hướng dẫn “Bà Xuyến xếp tên mình cho cháu nào, bà đếm số cho cháu
nhé. Bà Tiếu chỉ đúng số cho cháu nhé. Đúng số 5 rồi, hoan hô, bà giỏi
quá”…
Nữ
điều dưỡng Lê Thị Phương (26 tuổi) cho biết, việc chăm sóc người cao tuổi đôi
lúc có chút khó khăn bởi có lúc các cụ không muốn làm hay hợp tác. Thế nhưng,
gắn bó và yêu thích công việc này nên các điều dưỡng viên tại trung tâm luôn
nhẹ nhàng, hướng dẫn và xem ông bà như chính người thân của mình.
Bà Hoàng Thị Thu Ngân -Phó giám đốc Trung tâm
dưỡng lão Diên Hồng cho biết, hiện đơn vị có hơn 200 người cao tuổi. Ảnh: Viết
Niệm
Trao
đổi với PV Dân Việt, bà Hoàng Thị Thu Ngân – Phó Tổng giám đốc
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho biết, trung tâm thành lập đến nay đã hơn 7
năm, từ một cơ sở đến nay đã có 3 cơ sở ở Hà Đông, Hoàng Mai (Hà Nội) với số
lượng hơn 200 ông bà.
“Trong
xã hội hiện đại hiện nay, mỗi gia đình một hoàn cảnh khác nhau, có một cách
thức quan tâm, chăm sóc khác nhau. Ví dụ như gia đình có điều kiện chăm sóc bố
mẹ bằng cách mua một căn hộ nào đó để bố mẹ ở cạnh, sẽ không ở chung vì mỗi một
thế hệ có sự khác biệt về quan điểm cũng như việc sinh hoạt khác nhau.
Hiện
có 3 nhóm người già vào các viện dưỡng lão. Nhóm thứ nhất là các cụ già thích
và chủ động vào viện dưỡng lão, không muốn làm phiền tới các con, muốn được làm
bạn cùng những người cao tuổi nên đề xuất vào đây.
Nhóm
thứ 2 là các cụ vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn nhưng thường xuyên ở nhà một
mình, các con đề xuất các cụ vào các viện dưỡng lão.
Nhóm
thứ 3 là các cụ có vấn đề về sức khỏe, có thể mắc một số bệnh mãn tính, có
những trường hợp bị lẫn, con cái gặp khó khăn để chăm sóc tốt nhất cho bố mẹ
nên đưa vào viện dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn. Đây là nhóm được đưa vào
viện dưỡng lão nhiều nhất”, bà Ngân chia sẻ.
Phó
Tổng giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho rằng, việc chăm sóc người già
đòi hỏi rất nhiều yếu tố không giống như chăm sóc trẻ nhỏ. Người già là đối
tượng dễ bị tổn thương. Họ đã sống cả cuộc đời giờ đối mặt với khó khăn về sức
khoẻ, sa sút về trí tuệ không làm được những việc mà trước đây lúc khoẻ họ làm
được, chưa kể những vấn đề về tâm lý.
“Bản thân người chăm sóc mà không có kiến thức về tâm lý lứa tuổi người già sẽ rất khó tìm được biện pháp, cách thức chia sẻ giao tiếp phù hợp. Khi về già phải đối mặt với nhiều yếu tố khó khăn về sức khoẻ, bệnh lý nền, cao huyết áp, tiểu đường, nguy cơ đột quỵ mà nếu những người chăm sóc không có những kiến thức cần thiết về y tế, bác sĩ gia đình rất khó xử lý tình huống khẩn cấp. Chưa kể các vật dụng thiết kế trong gia đình chưa đủ an toàn với người già… đó cũng chính là lý do viện dưỡng lão sẽ là giải pháp tốt để mang lại sự an toàn hơn đối với những người cao tuổi”, bà Ngân nói thêm.
Nay có 1 bạn phóng viên phỏng vấn nhà em về mức độ quan tâm của các gia đình đối với ông bà, bố mẹ già trong thời đại ngày nay. Chia sẻ lại cùng cô bác anh chị xem có đồng tình với em không nhé.
PV: Có ý kiến cho rằng do sức ép về lao động, việc làm, sinh kế trong thời kỳ kinh tế thị trường, khiến cho không ít các bậc con cháu mải miết mưu sinh, ít quan tâm đến gia đình, người thân dẫn đến việc người già lâm vào tình trạng cô đơn, giá trị văn hóa gia đình truyền thống bị suy giảm, văn hóa ứng xử trong gia đình bị tổn thương. Chị nghĩ sao về điều này?
Trả lời: Thực ra thời nào cũng có người nọ người kia, có người hết mực quan tâm, yêu thương ông bà cha mẹ nhưng cũng có người sống ích kỷ, ruồng rẫy cha mẹ già. Tuy nhiên, xét về xu hướng chung của xã hội thì càng ngày con cháu càng quan tâm đến bố mẹ già, nhưng cách thức thể hiện sự quan tâm đã có phần thay đổi. Bằng chứng là các sản phẩm phục vụ cho người già đang ngày càng phát triển đa dạng hóa như các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi… Thời đại mới con cháu cũng có nhiều nhu cầu cống hiến, phát triển sự nghiệp, học tập, kết nối xã hội nhiều hơn nên thời gian dành cho bố mẹ già, ông bà ít hơn. Nhưng họ vẫn quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của ông bà cha mẹ, tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ để họ được chăm sóc tốt hơn.
Rất nhiều trường hợp khách hàng gửi đến Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng không phải vì không có thời gian hay họ đùn đẩy trách nhiệm, mà vì họ không đủ kỹ năng chăm sóc, làm cho người thân bị mệt hơn hoặc chậm cải thiện sức khỏe. Ví dụ việc hỗ trợ phục hồi chức năng là ở nhà khó đảm bảo. Hay việc tập thể dục để tăng cường sức khỏe, đối với bản thân người trẻ như chúng ta cũng không duy trì kỷ luật để thực hiện đều đặn mỗi ngày thì không dễ gì để hướng dẫn và tập luyện cùng với cụ thường xuyên. Một số gia đình đã rất bất ngờ về sự tiến bộ của cụ sau khi vào Diên Hồng vài tháng. Từ việc không tự đi lại được đến đi lại được nhờ sự hỗ trợ của gậy chữ U rồi đến lúc không cần gậy. Như vậy là quan tâm và giúp các cụ có người trò chuyện, không bị cô đơn chứ.
PV: Nhưng mà chị có thấy rằng là nhịp sống hiện đại đẩy người ta rời xa ông bà bố mẹ. Ở không ít gia đình, tiếng nói của người già có vẻ như ít được con cháu lắng nghe và thực hiện, nhất là lứa tuổi thanh niên, vị thành niên?
Trả lời: Không hề. Mạng xã hội phát triển rộng khắp đang giúp lan tỏa các giá trị tốt đẹp nhất là sự yêu kính ông bà cha mẹ. Con cháu thay vì áp đặt tư duy của mình, mua tặng ông bà những món đồ mình thích thì đã biết lắng nghe nhu cầu và sở thích của ông bà cha mẹ để mua cho đúng. Thực ra số lượng thời gian dành cho ông bà cha mẹ không quan trọng bằng chất lượng của khoảng thời gian bên nhau. Con cháu có thể ở xa rồi thi thoảng mới về thăm nhưng họ dành cả ngày liền để tâm sự, xoa bóp những chỗ đau mỏi, làm cùng ông bà những việc mà ông bà thích như chăm sóc vườn tược, làm hàng rào, nấu nướng…
PV: Vậy theo chị, làm sao để người cao tuổi có một tuổi già viên mãn?
Trả lời: Thực ra để có một tuổi già viên mãn thì ngay từ khi còn trẻ chúng ta đã phải có sự chuẩn bị tốt rồi. Thời gian còn trẻ gắn với thời kỳ vun xới cho cái cây cuộc đời tươi tốt, khi về già là chúng ta hái quả ngọt. Để tuổi già được sống vui vẻ, hạnh phúc thì trước tiên phải tự chủ kinh tế, không cho con cái hết tiền rồi sống phục thuộc vào các con. Sau thì mỗi người phải biết sống cho bản thân mình, điều gì muốn làm hoặc khiến mình thấy vui thì hãy bắt tay vào thực hiện, đừng ngại người khác đánh giá. Nếu có thể, hãy thử những trải nghiệm mới, biết đâu những trải nghiệm này sẽ mang đến những niềm vui bất ngờ.
Cô bác anh chị nghĩ thế nào về những chia sẻ trên, hãy để lại quan điểm của mình ở dưới bình luận nhé.
Lại tiếp tục bàn luận về câu chuyện ở viện dưỡng lão tốt hơn hay ở nhà tốt hơn? Tốt hơn ở đây là xét về tất cả phương diện như đời sống, sức khỏe, tinh thần, sự an toàn của người già, thậm chí là cả các mối quan hệ, quan điểm giữa các thành viên trong gia đình.
Với cái nhìn của một người vừa về hưu, tương lai có thể lựa chọn sống ở viện dưỡng lão hoặc ở nhà, chú Đặng Thái Bình (Hà Nội) có góc nhìn như sau: “Ở nhà của mình thì bao giờ cũng là thoải mái nhất, nhưng lại bất cập ở chỗ giờ giấc sinh hoạt không khoa học, ăn uống không điều độ, cả ngày lủi thủi một mình buồn tẻ, chưa kể đến nhỡ không may xảy ra vấn đề gì thì không xử lý kịp. Còn nếu ở với con cái hòa thuận được là tốt, song hiếm lắm. Do chênh lệch tuổi tác, thời thế khác nhau nên các quan điểm cũng khác nhau, thậm chí trái ngược. Từ đó, bố mẹ sẽ cảm thấy mình bị cô lập, lẻ loi trong chính ngôi nhà của mình. Đó là chưa nói đến kinh tế, có thể sẽ xảy ra xung đột. Nên bây giờ, số nhiều là con cháu ở riêng, có khi ở xa, các cụ ở nhà lấy bạn già khối xóm làm niềm vui, được như thế cũng là vui vẻ tuổi già, nhưng nhiều trường hợp không có được hoàn cảnh như thế. Còn viện dưỡng lão là nơi có được điều đó, là nơi để người già tìm niềm vui, chứ đâu phải già yếu nằm liệt một chỗ mới vào. Tôi chưa đến tuổi như các cụ, nhưng tôi ủng hộ viện dưỡng lão”.
Với kinh nghiệm nhiều năm chăm sóc người cao tuổi, Diên Hồng nhận thấy rằng, người già ở viện dưỡng lão sẽ được chăm sóc khoa học hơn. Thứ nhất, có điều dưỡng viên trực suốt ngày đêm, họ có chuyên môn y tế nên sẽ xử lý được những trường hợp khẩn cấp xảy ra ở người già như tăng huyết áp, sặc, ngã,…, hàng tuần có bác sĩ khám bệnh định kỳ. Thứ hai, tại viện dưỡng lão người già được xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý và sở thích của họ. Thứ ba có lối sống khoa học, ăn uống, nghỉ ngơi theo lịch sinh hoạt chung, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Thứ tư chính là ở viện dưỡng lão họ được gặp gỡ những người bạn cùng trang lứa, ở đó họ được bầu bạn, được thấu hiểu và chia sẻ. Cho nên, xét về phương diện nào đó thì viện dưỡng lão vẫn tốt hơn ở nhà. Còn với các bác, các bác nghĩ thế nào về quan điểm trên?
Theo một khảo sát nhỏ, thì có 4 câu trả lời cho câu hỏi trên, tương ứng với 4 lựa chọn mà người già nên ở khi về già. Đó là: sống ở quê gần họ hàng, mua nhà riêng sống gần con cháu, sống ở vùng ngoại ô và sống trong viện dưỡng lão. Hôm nay, mời độc giả hãy cùng Diên Hồng tìm hiểu thêm về 4 sự lựa chọn này nhé.
Người già thường thích sự hoài niệm và thích hướng về nguồn cội. Bởi vậy rất nhiều người đã lựa chọn sống dưới quê để gần anh em họ hàng, để lo hương hỏa, thờ cúng tổ tiên chứ nhất định không chịu lên thành phố ở cùng con cháu. Có lẽ vì hồn quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm khảm của họ.
Giống với lựa chọn ở quê, việc mua một căn nhà nhỏ ở ngoại ô cũng thế. Có một mảnh vườn nhỏ, trồng rau, nuôi gà, tận hưởng tuổi già yên ả nơi thôn quê. Cuối tuần thì con cháu về thăm sum vầy rôm rả. Nếu có điều kiện thì thuê thêm giúp việc để chăm sóc.
Nhưng song hành với nó là vấn đề an toàn và đảm bảo sức khỏe cho chính họ. Sức khỏe của người già là điều mà không thể lường trước được, bên cạnh đó còn nhiều rủi ro về ngã. Nếu chỉ ông bà tự chăm nhau thì khi xảy ra vấn đề sẽ không thể xử trí kịp thời. Thậm chí nếu thuê giúp việc cũng vậy, vì giúp việc cũng không có chuyên môn về y tế. Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ở vùng quê còn yếu kém, di chuyển cũng khá xa, vì vậy cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn.
Lựa chọn tiếp theo là mua nhà riêng ở gần con cháu. Đây là một lựa chọn khá phù hợp, bởi lẽ chỉ nên “ở gần chứ không ở chung”. Điều này giải quyết được vấn đề bất đồng quan điểm giữa các thế hệ trong gia đình. Và vì ở gần nên ông bà cũng có thể thường xuyên qua thăm con, thăm cháu. Nhưng cũng giống như 2 lựa chọn trên, vấn đề sức khỏe của người già lại khó đảm bảo khi họ sống một mình, hoặc kể cả là thuê giúp việc.
Cuối cùng là lựa chọn vào viện dưỡng lão. Tâm lý chung khi về già là sợ cô đơn, bởi vậy họ thường tìm đến nơi có những người bạn cùng trang lứa để bầu bạn. Mặc dù không được ở gần con cháu, nhưng cuối tuần hay dịp Lễ Tết, gia đình vẫn có thể vào thăm hoặc đón bố mẹ về chơi. Bên cạnh đó, viện dưỡng lão còn mang đến nhiều tiện ích mà tại gia đình không có, như các hoạt động vui chơi giải trí, môi trường sống an toàn và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Một viện dưỡng lão có thể cung cấp hỗ trợ chăm sóc suốt ngày đêm, với đội ngũ nhân viên có kiến thức về nhiều tình trạng y tế và có kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi. Tiện nghi là vậy, an toàn là vậy, nhưng khi nhắc đến viện dưỡng lão nhiều người vẫn còn do dự, ái ngại vì nghĩ rằng đưa bố mẹ vào đó là không làm tròn chữ Hiếu.
Các bạn đọc giả nghĩ thế nào? Nếu là bạn thì bạn sẽ chọn ở đâu? Còn với Diên Hồng, lựa chọn nào cũng tốt, lựa chọn nào cũng được, miễn phù hợp với kinh tế gia đình và mong muốn của bố mẹ.
Tôi gặp bà vào một ngày cuối tháng 9, khi mà Hà Nội vừa hết giãn cách. Bà cười nụ cười nhẹ nhàng, khiến cho bất kỳ ai chỉ cần gặp một lần thôi cũng sẽ nhớ.
Bà Lê Thị Hồng (83 tuổi), bà bén duyên với trung tâm được gần nửa năm. Quê gốc của bà ở Nam Định nhưng bà lớn lên và làm việc tại Hà Nội, đến năm 2000 thì chuyển vào sinh sống tại Vũng Tàu. Và cũng từ đó bà bén duyên với thơ ca. “Hồi đó cả thành phố Vũng Tàu chơi thơ. Mà bà ở có một mình, thời gian rảnh nhiều nên bà tham gia câu lạc bộ”, bà chia sẻ. Từ bé, bà đã mang một tình yêu với văn học, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, bà đành gác lại sau lưng niềm đam mê đó. Mãi đến khi về hưu, tình yêu ấy lại một lần nữa được thắp lên trong bà.
10 năm sinh sống trong Vũng Tàu, bà đã đã có một tập thơ riêng cho mình mang tên “Nhật ký đời hoa”. Hơn nữa tập thơ này còn được xuất bản thành sách bởi nhà xuất bản Văn nghệ. Giọng thơ của bà gần gũi, mộc mạc và thường mang tâm trạng buồn. Theo bà kể, tập “Nhật ký đời hoa” được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời bà.
Cũng vào khoảng thời gian này của rất nhiều năm về trước, khi Hà Nội đang vào thu. Cháu trai của bà gọi điện thủ thỉ: “Bà ơi bà về Bắc đi, thu Hà Nội đẹp lắm”. Giây phút đó, bao nhiêu cảm xúc, bao nhiêu kỷ niệm về Hà Nội lại ùa về trong ký ức của bà. Nhớ cái gió hoang lạnh cuối thu mang theo hương hoa sữa thơm nồng từng góc phố.
“Vũng Tàu cũng đã vào thu
Nhớ hoa sữa, nhớ sương mù hồ Gươm
Lá vàng lả tả phố phường
Heo may rải lạnh dọc đường hồ Tây”.
Đến năm 2010, bà quay trở lại Hà Nội, lúc này bà cũng tham gia một số Câu lạc bộ thơ, đều đặn một tháng tham gia giao lưu, đối thơ một lần. Trước khi đến với Diên Hồng, bà cũng từng ở qua một vài nơi khác, nhưng vì ít người có chung sở thích thơ ca, nên bà cũng không sáng tác nữa. Mãi cho đến khi về với Diên Hồng, gặp được các ông, các bà có cùng đam mê, thành ra Câu lạc bộ thơ của Diên Hồng cũng được sinh ra từ đó.
Nhân ngày Quốc Khánh, trong phút ngẫu hứng bà đã viết lên mấy dòng thơ để gửi tặng Diên Hồng và các ông bà:
“Mừng ngày Quốc Khánh năm nay
Toàn dân chống dịch chung tay một lòng
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
Chung vui cùng các cụ ông cụ bà
Liên hoan văn nghệ trong nhà
Cách ly khoảng cách vẫn là đề cao
Ngâm thơ ca hát ngọt ngào
Tuổi già cảm xúc dâng trào niềm vui”
Hay mỗi lúc rảnh rỗi các ông bà ở Diên Hồng lại quây quần ngâm thơ viết chữ tặng nhau.
“Hai năm đại dịch kéo dài.
Xuân xanh nay đã tám hai tuổi đời.
Không còn được dạo, rong chơi.
Diên Hồng dưỡng lão là nơi yên bình.
Hoàng hôn cho đến bình minh.
Nhân viên chăm sóc tận tình an yên.
Vui chơi luyện tập thường xuyên.
Ăn ngon, ở sạch, tĩnh yên tuổi già.
Cô vít nó ở gần ta. Diên Hồng dưỡng lão vẫn là Ô kê”
Bà Hồng chia sẻ thêm: “Kinh tế bà không đủ nhiều để ở dưỡng lão đến cuối đời, vì thế ở được ngày nào thì phải tận hưởng ngày đó”. Và hiện tại bà cùng người bạn thân 30 năm của mình đang hằng ngày tận hưởng tuổi già tại Diên Hồng.
Ngày Quốc tế người cao tuổi là một ngày hành động quốc tế do Liên Hợp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi trong mọi nước thành viên vào ngày 1/10 hàng năm (Theo Wiki). Ngoài ra, đó còn là ngày để tôn vinh, khen ngợi những đóng góp mà người cao tuổi đã làm cho xã hội.
Hòa chung không khí của ngày đặc biệt đó, vào ngày 1/10, tại Dưỡng lão Diên Hồng đã diễn ra chương trình chào mừng “Tết của người già” với chủ đề “Không bao giờ là quá già để tươi trẻ”. Xoay quanh chủ đề là nhiều hoạt động thú vị, thu hút sự tham gia của đông đảo cư dân cao niên đang an dưỡng trung tâm.
Chiều ngày 30/9, tại Diên Hồng cơ sở 2 đã diễn ra lớp học múa có một không hai, bởi lẽ những học viên chính là những cụ bà U80, U90. Khoác trên mình những trang phục lộng lẫy, người lắc lư theo điệu múa, chân bước theo điệu nhạc, các cụ bà ai nấy đều vui vẻ và phấn khích. Xem thêm: Những vũ công múa bụng ở tuổi xưa nay hiếm.
Bà Nguyễn Thị Biển (89 tuổi) bày tỏ sự thích thú không thôi. Lúc đầu rủ bà đi bà còn e ngại, vì “mình già rồi múa may không hay”, nhưng sau khi được cô giáo hướng dẫn, được mặc đồ đẹp để biểu diễn thì bà lại hệt như một đứa trẻ, vừa đi vừa xòe váy, chân nhảy từng bước theo nhịp.
Trong chương trình kỷ niệm, các ông bà được tham gia trò chơi Quay vòng tuổi để giới thiệu về bản thân. Điều đặc biệt là những độ tuổi được ghi trên đó đều rất trẻ, nào là mười tám, đôi mươi, nhiều hơn một chút thì lên tới U40, 50. Bà Thanh ngai ngùng giới thiệu “Tôi là Nguyễn Thị Thanh, năm nay 18 tuổi”. Trong khi bà Thanh còn e ngại thì bà Mẫn lại dõng dạc “Tôi là Nguyễn Thị Mẫn, năm nay 17 tuổi” rồi phá lên cười tươi rói. Ông Việt thì bảo “Thấy mình ít tuổi quá, thành lại nhớ đến ngày đầu tiên đến nhà người yêu, bố mẹ người yêu cũng hỏi cháu tên gì, bao nhiêu tuổi”.
Sau đó là phần trình diễn trang phục thu đông do chính ông bà biểu diễn. Dưới bàn tay sáng tạo của điều dưỡng viên, các ông bà được khoác lên mình những bộ trang phục ấn tượng, trình diễn chuyên nghiệp. Đem lại sự hào hứng, thích thú cho tất cả mọi người.
Bà Ngát là một trong 4 “người mẫu” của cơ sở 1, sau khi nghe các bạn kể về phần trình diễn, bà đã hồi hộp, lo lắng mãi vì trước giờ bà đã trình diễn bao giờ đâu. Nhưng dưới sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả ông bà và các bạn nhân viên, bà đã hoàn thành xuất sắc phần thi của mình trong tiếng vỗ tay chúc mừng.
Nếu tuổi trẻ còn nhiều tiếc nuối, còn nhiều điều chưa thực hiện được thì hãy để tuổi già bù đắp lại. Vì không bao giờ là quá muộn để bắt đầu, cũng không bao giờ là quá già để tươi trẻ.
VTV.vn – Những vũ công múa bụng này đều đã ngoài 80 tuổi, nhưng từ thực hiện động tác múa, nhảy đến tạo dáng chụp ảnh sẽ khiến người trẻ bất ngờ bởi sự lạc quan của họ.
Hôm nay (1/10) là Ngày Quốc tế Người cao tuổi, là bắt đầu Tháng hành động vì Người cao tuổi. Năm nay cũng kỷ niệm 80 năm truyền thống người cao tuổi Việt Nam. Trong những năm qua, bên cạnh chăm lo sức khỏe và an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe tinh thần của người cao tuổi cũng luôn được quan tâm, chú trọng, nhất là trong dịch bệnh.
Để giữ cho mình một sức khỏe tốt, đặc biệt là tinh thần lạc quan, trẻ trung, yêu đời, nhiều người cao tuổi, dù đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, vẫn rất tích cực tham gia vào các hoạt động, những hoạt động mà nhiều người vẫn nghĩ chỉ dành cho giới trẻ. Điều đó đã được chứng minh tại một lớp học đặc biệt dành cho người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Theo dõi những thành viên của lớp học này, khán giả sẽ nhận ra thông điệp chưa bao giờ là quá muộn để theo đuổi đam mê và sở thích của mình.
Khi dịch Covid-19 bùng phát tại Tp. Hồ Chí Minh ở thời điểm giữa tháng 7 với con số hơn 3000 ca mỗi ngày, Hà Nội cũng bắt đầu xuất hiện nhiều ca F0 trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, Ban lãnh đạo đã rất lo lắng cho sự an toàn của cán bộ nhân viên và nhất là người cao tuổi trong trung tâm. Trước đó, anh Đỗ Trần Hồ Thắng – Tổng Giám đốc đã quán triệt với toàn bộ Cán bộ nhân viên: “Các biện pháp phòng dịch của chúng ta phải cao hơn chỉ thị của thành phố bởi chỉ 1 ca F0 xuất hiện ở Diên Hồng, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt”. Một loạt các yêu cầu được đặt ra: Chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết, khi buộc phải ra ngoài thì nghiêm chỉnh thực hiện 5K, không ai được về quê, các nhà cung cấp chỉ giao hàng ở bên ngoài, không tiếp xúc với bất kì ai tại trung tâm… Nhưng dường như những biện pháp này vẫn không đủ để ban lãnh đạo Diên Hồng yên tâm khi CBNV vẫn tiếp xúc với bên ngoài tức là vẫn còn nguy cơ. Chính vì vậy, từ trước khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thì CBNV đã sẵn sàng nhập ngũ để thực hiện 3 tại chỗ.
Vượt qua nỗi lo lắng để truyền năng lượng tích cực cho người già
Nhiều CBNV chưa từng sống xa gia đình, con còn nhỏ nên dù không muốn nhưng vẫn phải để lại mọi thứ sau lưng vì mục tiêu lớn hơn “đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ông bà tại Diên Hồng”. Những lúc con đau ốm hay bận chuẩn bị thi cử mà không thể về được thì lòng cha mẹ bồn chồn như lửa đốt. Ấy vậy nhưng tất cả cán bộ nhân viên phải gác lại những cảm xúc ấy để tươi cười và lan tỏa tinh thần lạc quan, yêu đời cho người cao tuổi trong trung tâm. Các hoạt động đào tạo, chia sẻ kiến thức kỹ năng chăm sóc người cao tuổi cũng được tổ chức liên tục để vừa quên đi nỗi nhớ nhà mà nâng cao chất lượng phục vụ. Bạn Lê Tuyết chia sẻ: “Em cảm thấy nhớ nhà nhớ con lắm, con em đang ốm nên em rất lo. Thời điểm này chỉ biết cố gắng, tranh thủ học hỏi thêm từ đồng nghiệp và mang niềm vui đến cho các cụ. Mong sao nhanh hết dịch để được về thăm con”.
Hệ miễn dịch ở người già bị suy giảm nên các cán bộ nhân viên cũng tìm cách hỗ trợ người cao tuổi tại trung tâm thông qua các hoạt động thể chất. Vừa tập luyện trong không khí vui vẻ, âm nhạc sôi nổi cũng góp phần khiến ông bà vui vẻ, đỡ nhớ con cháu hơn.
Thần tốc phủ vắc xin cho người già trong trung tâm dưỡng lão
Xác định sống chung lâu dài với dịch nên ngay khi Hà Nội có chính sách ưu tiên tiêm vắc xin cho người cao tuổi và những người có bệnh nền, Diên Hồng lập tức gửi danh sách người cao tuổi đến Trạm y tế phường nơi đặt các cơ sở của Diên Hồng. Một số gia đình vẫn còn băn khoăn, trung tâm gọi điện thoại trao đổi, cung cấp thêm thông tin để gia đình cảm thấy an tâm đăng ký cho bố mẹ mình. Do người già là đối tượng đặc biệt, có nhiều bệnh lý nền nên việc tiêm chủng cần phải chuẩn bị kĩ càng trong khâu tổ chức. Chỉ trong khoảng 1 tuần kể từ ngày gửi danh sách, trung tâm đã sắp xếp 6 nhóm tiêm vào các ngày khác nhau tương ứng với 90% các ông bà đang an dưỡng tại Diên Hồng để đảm bảo theo dõi chặt chẽ sau tiêm. Ngay khi có thông báo được tiêm vắc xin Covid-19, bà Nguyễn Thị Biển (89 tuổi) đã vội vã gọi điện về khoe với con cháu ở nhà. Khi biết tin thành phố Hà Nội bắt đầu tổ chức tiêm vắc xin thì ngày nào bà cũng ngóng đến lượt mình. Bà đã có ý định về nhà để tiêm, nhưng lại thấy giấy tờ phức tạp, mà không chắc đảm bảo an toàn như ở trung tâm nên bà quyết định đợi tiêm cùng với các ông bà khác tại Diên Hồng. Theo bà, “tiêm vắc xin là vô cùng cần thiết, vì nó vừa đảm bảo cho mình, vừa đảm bảo cho cộng đồng. Tiêm một mũi thôi đã cảm thấy yên tâm hơn hẳn.
Mồ hôi ướt đẫm lưng áo người điều dưỡng
Ở Diên Hồng phần lớn người cao tuổi phải ngồi xe lăn hoặc gặp khó khăn khi đi lại. Bởi vậy việc di chuyển người cao tuổi đến địa điểm tiêm không hề dễ dàng. Còn nhớ hôm đầu tiên 46 ông bà ở cơ sở 1 đi tiêm, từ 1h trưa, điều dưỡng đã bắt đầu đưa các ông bà ra xe. Cụ nào khỏe mạnh thì được dìu đi. Cụ nào ngồi xe lăn thì được bế lên xe, 2 điều dưỡng, một trên xe, một dưới đất cứ vậy mà hỗ trợ cho nhau. Còn cụ nào bé quá thì được “ưu ái” bế luôn một mạch lên ghế ngồi. Để cho kịp giờ tiêm, bước chân ai nấy cũng trở nên vội vã, gấp gáp hơn hằng ngày. Thoáng chốc, màu áo xanh đồng phục của các bạn điều dưỡng bị ướt sũng. Trên mặt, trên trán mồ hôi lấm tấm rơi. Nhìn vất vả là thế nhưng lúc đó chẳng ai thấy mệt, chỉ thấy trong lòng dâng lên chút vui mừng, phấn khởi. Cô Hoa, con gái ông Minh bày tỏ sự ngưỡng mộ: “Nhìn các bạn bế vác các cụ thoăn thoắt mà thương và cảm phục. Mình là phận con cái chưa chăm chút được cho bố mẹ như các bạn ấy”.
Giữa hội trường rộng lớn, hơn 70 người cao tuổi tại Dưỡng lão Diên Hồng được xếp hàng ngay ngắn để hoàn tất các thủ tục tiêm chủng. Tay cầm chiếc quạt giấy, điều dưỡng Lê Phương cùng đồng nghiệp của mình thoăn thoắt len qua từng hàng ghế, từng hàng xe lăn để quạt mát cho những ông bà ngồi xa vị trí quạt. Rồi lâu lâu, bạn thì thầm hỏi nhỏ xem ông bà có mệt không, có khó chịu ở đâu không, có cần uống nước không. Những cử chỉ nhỏ bé vậy thôi, nhưng cũng khiến cho mọi người trong hội trường ấn tượng đặc biệt về một ngôi nhà chung ấm áp cho tuổi xế chiều.
“Bà vẫn yêu Diên Hồng, nhưng sau đợt tiêm vắc xin này bà càng thêm yêu nhiều hơn bởi sự chu đáo và tận tình”, bà Nguyễn Thị Biển chia sẻ. Theo bà kể lại, từ lúc đi tiêm về, các bạn điều dưỡng cứ 2 tiếng lại đi kiểm tra một lần. Bởi lẽ phản ứng phụ sau tiêm là điều không biết trước được, nhất là đối với người già. “Nửa đêm của ngày đầu tiên, bà thấy người bắt đầu đau mỏi, nhiệt độ lúc đó chỉ hơn 37 độ. Nhưng bạn trực đã pha nước mang vào cho bà. Đều đặn 2 tiếng các bạn lại vào theo dõi nhiệt độ. Thấy các bạn vất vả cả ngày, rồi lại vất vả cả đêm mà thấy thương và yêu vô cùng”, bà Biển xúc động nhớ lại.
Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid 19, tiêm vắc xin chính là lá chắn hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe cho mọi người, mọi nhà. Đối với Diên Hồng, việc tiêm vắc xin lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ tất cả đều vì sức khỏe và sự an toàn cho người cao tuổi.
Khi Thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thì cũng là lúc Cán bộ nhân viên tại Dưỡng lão Diên Hồng “nhập ngũ” để thực hiện 3 tại chỗ. Nhiều Cán bộ nhân viên chưa từng sống xa gia đình, con còn nhỏ, dù không muốn nhưng vẫn phải để lại mọi thứ sau lưng vì mục tiêu “đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người già tại Diên Hồng”.
Gạt nỗi nhớ con để về bên các cụ
“Lúc mình vào trung tâm ở, 2 bé vẫn ở quê, khi đó con mới được 11 tháng”, chị Vũ Thị Hồng Thơm (30 tuổi), mẹ của 2 bé sinh đôi chia sẻ.
Chị Hồng Thơm là trường hợp khá đặc biệt tại Diên Hồng, cuối năm 2020 chị sinh đôi được 2 bé trai kháu khỉnh. Từ nhỏ, bé thứ 2 đã quấn quýt với mẹ hơn, sức đề kháng cũng kém hơn anh. Vậy nên những ngày đầu là những ngày mà chị gặp phải rất nhiều khó khăn.
“Mỗi lúc mình gọi điện về cho con, vừa nghe thấy giọng mẹ là bé thứ 2 đã òa khóc nức nở đòi mẹ. Lúc đó, nhìn thấy con khóc mà nước mắt của mẹ cũng chảy ròng vì không thể ở bên con để vỗ về, dỗ dành. Chưa bao giờ mình phải xa con lâu ngày, nên cứ tối đến là nhớ con vô cùng, những lúc đó mình thường vào điện thoại để xem lại ảnh con cho nguôi ngoai nỗi nhớ”, chị Hồng Thơm bồi hồi kể lại.
Không những thế, chị và gia đình đã lên kế hoạch cho ngày 2 con tròn một tuổi nhưng bao nhiêu dự định ấp ủ đều không thực hiện được. Gạt nước mắt, chị đành đón sinh nhật cùng con qua màn hình điện thoại.
“Sau gần 7 tuần giãn cách, may mắn các con ở nhà đều mạnh khỏe, ít quấy khóc nên mình cũng an tâm hơn phần nào. Hy vọng dịch bệnh sớm ổn định, mình xin nghỉ nhiều ngày để về nhà với con”, chị Thơm chia sẻ thêm.
“Bao giờ mẹ mới được về”
Mỗi lần gọi điện thoại về, con trai út của chị Tạ Thị Dung (32 tuổi) đều hỏi mẹ như vậy. Ngay khi vừa nhận được thông báo 3 tại chỗ, chị Tạ Dung đã vội vã gửi 2 con về cho ông bà ngoại, còn mình thì khăn gói để vào trung tâm. Ông bà ngoại ở nhà cũng đi làm nên hầu hết thời gian là 2 anh em tự chăm nhau. Giống với Hồng Thơm, thời gian đầu mới vào trung tâm 2 con ở nhà rất nhớ mẹ. Nếu như anh lớn Trường Giang (9 tuổi) đã hiểu chuyện hơn, thì em nhỏ Trường Hải (6 tuổi) lại hay khóc đòi mẹ.
“Trong khoảng 1 tuần đầu tiên, lần nào mình gọi điện về nhà thì con trai thứ 2 đều òa khóc rồi hỏi ‘Bao giờ mẹ mới được về’. Thấy con như vậy mình chỉ biết quay đi lén lau giọt nước mắt vừa trào ra”, chị Tạ Dung chia sẻ.
Hôm khai giảng vừa rồi, đứa con thứ 2 của chị chính thức bước vào lớp 1. Trong cái ngày tựu trường đầu tiên ấy, Trường Hải không có bố mẹ đồng hành như bao bạn học khác. Mà chỉ có 2 anh em tự lo cho nhau, vì hôm đó ông bà phải đi làm từ sớm. “Lúc đó mình thương con rất nhiều, cảm thấy 2 con quá thiệt thòi so với các bạn, hy vọng nhanh hết dịch để mình có thể về bên các con”.
Khác với Hồng Thơm và Tạ Dung, điều dưỡng Nguyễn Thị Thuận (26 tuổi) lại mới lập gia đình từ hồi tháng 2/2021. Chưa có lo lắng về gia đình ở nhà nhưng cô ấy lại gặp rất nhiều khó khăn khi mới vào trung tâm. Lúc đầu vì lạ nhà nên ròng rã nửa tháng trời Thuận bị mất ngủ và phải dùng đến sự hỗ trợ của thuốc. Mãi đến tuần thứ 3, cô ấy mới dần dần thích nghi được. Có một điều đặc biệt là chồng của cô ấy đã nhắn tin cho Giám đốc cơ sở để xin cho vợ về thăm nhà vì quá nhớ vợ. “Lúc đó em thật sự rất bất ngờ, không nghĩ là chồng em lại nhắn tin cho Sếp để xin đâu. Nhưng thời điểm đó dịch đang rất căng thẳng nên vì an toàn của cả trung tâm em cũng không dám về”, Thuận kể lại.
Không chỉ mình Hồng Thơm, Tạ Dung hay Nguyễn Thuận, mà các bạn nhân viên ở Diên Hồng mỗi người đều mang trong mình những nỗi lòng riêng khi nhập ngũ. Có người mẹ xa quê đi làm con ốm nhưng không thể về, có cô gái người yêu lên đường chống dịch cũng chỉ vội vã chúc nhau câu bình an.
Dịch bệnh đến càng khiến chúng ta thêm trân quý những điều tưởng chừng như nhỏ bé thường ngày. Dù gặp nhiều khó khăn là vậy, vất vả là vậy nhưng toàn thể Cán bộ nhân viên Diên Hồng đều cố gắng mang lại một sức khỏe tốt nhất, một tinh thần lạc quan nhất cho người cao tuổi.