Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts in Category: Cuộc sống tại Diên Hồng

Người già trong viện dưỡng lão “phải lòng” các bạn trẻ.

Đến với Trung tâm một ngày đầu thu, khi mà cái nắng chói chang của mùa hè đã dịu bớt, các bạn, những thực tập sinh của ngành Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn. Ở cái tuổi đôi mươi tràn trề nhựa sống ấy, các bạn đến mang theo nguồn năng lượng tươi mới, đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Nụ cười của các cụ khi gặp các bạn thực tập

Khi nhìn thấy các bạn thực tập đến là các cụ cười tươi lắm. Bà Cẩm vốn yêu mến các bạn trẻ nên vừa nghe tiếng các cháu đến, liền đẩy vội cái gậy chữ U, rảo bước thật nhanh ra xem. Vừa thấy các cháu bà liền ôm chầm lấy, cười cười vỗ lưng một đứa mà bảo rằng: “Ôi các cháu của bà, lại đây với bà nào. Các bạn cũng vậy, như những chú chim non sà vào lòng các cụ mà nũng nịu. Thấy cảnh tượng ấy người nhà không khỏi xúc động. Dù chưa một lần gặp mặt, nhưng tình cảm mà mọi người trao cho nhau thật tự nhiên, thân thuộc tựa như đã quen từ lâu.

Không khí ấm áp giữa các cụ với các bạn thực tập.

Vốn mang những định kiến về Viện dưỡng lão nhưng khi đến Diên Hồng. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi gặp gỡ các cụ nơi đây. Cũng giống như bạn Thanh Hải, trưởng nhóm thực tập. Bạn chia sẻ lần đầu tiên đến với Trung tâm bạn rất ngạc nhiên. “Em không nghĩ một Trung tâm dưỡng lão lại có bầu không khí gần gũi, ấm áp đến vậy. Em còn khá bất ngờ vì Trung tâm rất sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại, khang trang”.

Một số hoạt động của các bạn thực tập.

Bạn Ngọc Anh cho biết thêm: “Trước đây em có đi thực tập ở một Trung tâm bảo trợ xã hội, nhưng ở đấy toàn là các bạn nhỏ. Còn lần này thì là các cụ, em thấy rất bỡ ngỡ vì không biết phải làm những gì, phải chăm các cụ thế nào? Nhưng dần dần em thấy các cụ rất hiền, lại còn đáng yêu nữa”. Các bạn đều nghĩ các cụ như ông bà của mình vậy, để sau đợt thực tập này lại có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc ông bà của mình.

Bạn thực tập cẩn thận cho cụ bà uống sữa.

Phần lớn người cao tuổi thường ít vận động và có suy nghĩ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nhưng điều đó lại không tốt chút nào, nó sẽ làm cho cơ thể kém thích nghi và dễ mắc bệnh hơn. Biết được điều đó các bạn thực tập đã hướng dẫn các cụ những bài thể dục nhẹ nhàng. Các bài tập này vừa vận động tay chân để giúp lưu thông máu tốt hơn, giúp cho người già cải thiện sức khỏe. Cụ nào chưa quen hoặc chân tay yếu khó tập là các bạn chạy tới giúp đỡ ngay. “Ông ơi ông giơ tay lên giống cháu này”, “Bà nắm tay lại như thế này bà nhé”. Các cụ thấy vậy cũng động viên nhau cùng tập, vừa vui vừa có sức khỏe.

Các bạn hướng dẫn các cụ tập thể dục.

Đến với Trung tâm các bạn còn mang theo bao nhiêu là hoạt động thú vị, bổ ích. Nào là cùng nhau làm bánh trôi nước, tập vẽ, chơi ném bóng, trồng cây hay gấp những hình con vật ngộ nghĩnh đáng yêu.

Các cụ chơi trò ném phi tiêu.

Còn nhớ cái hôm các cụ chơi ném bóng vào rổ. Bà Bảo với bà Tuyết thách đấu nhau xem ai ném trúng. Kết quả cả hai bà đều ném trượt ra ngoài, xong rồi nhìn nhau cười phá lên sung sướng. Ừ thì các cụ mà, cứ để các cụ làm những gì mình thích, cuộc sống còn được bao lâu mà lo nghĩ.

Bà Tuyết vui vẻ nhìn thành quả của mình.

Bạn Hương Ly chia sẻ: “Em nghĩ mặc dù các cụ được chăm lo chu toàn về sức khỏe nhưng sâu thẳm bên trong các cụ vẫn nhớ con, nhớ cháu nên sẽ cô đơn, buồn tẻ. Vì thế chúng em nghĩ ra những trò chơi hay hoạt động thú vị vừa tạo bầu không khí vui tươi mà các cụ cũng được tự tin làm điều mình thích. Đặc biệt khi trồng cây để các cụ cảm thấy mình vẫn là người có ích”.

Hai bà cháu đang nói chuyện gì mà vui thế nhỉ?

Mặc dù các bạn còn là sinh viên nhưng kỹ năng giao tiếp với người cao tuổi rất tốt. Các bạn còn kể: “Bà Mẫn đáng yêu lắm? Nhưng vẫn lười ăn. Có hôm chúng em còn phải nịnh mãi bà mới chịu ăn cơm. Bọn em thấy các cụ ăn hết xuất cơm thôi là bọn em vui cả ngày rồi.”

Hai bà cháu chăm chú vẽ quá.

Các bạn mới đến có mấy hôm thôi mà các cụ ra chiều thích lắm, chưa thấy các bạn đến là các cụ liền nhắc luôn. Hôm nay người nhà bà Liên vào thăm mang theo ít hoa quả bánh kẹo cho bà. Bà liền nhặt mấy cái bánh bỏ vào một cái túi nhỏ xinh rồi cất đi. Bà bảo cái này bà để dành cho mấy cháu thực tập đấy. Bà Hiền còn đòi nhận cháu dâu luôn, bà bảo bà có đứa cháu trai, cháu nào chưa có người yêu bà giới thiệu cho.

Các cụ chuẩn bị chơi trò gì thế nhỉ?

Bạn Thanh Hải chia sẻ: “Khi mình làm bất cứ điều gì bằng cái tâm thì mình sẽ nhận lại được tình yêu thương. Chúng em đến với các cụ cũng chỉ bằng những tình cảm giản dị, trong sáng, cũng chỉ mong các cụ có được niềm vui”. Thật vậy đến cái tuổi gần đất xa trời rồi, người già cũng chẳng mong sang giàu hay phú quý gì, mà chỉ mong cuộc sống được an nhiên, vui vẻ.

Xem thêm

Nơi các cụ già ngồi xe lăn đua tốc độ, nâng cử tạ bằng giỏ hoa quả

Những môn thi đấu thể thao trong kỳ thi Olympic được “chế” lại thành các trò chơi vận động nhẹ giúp các cụ già rèn luyện sức khỏe.

Trong bộ đồng phục màu xanh, chị Nguyễn Thu Hà – điều dưỡng viên Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Đông, Hà Nội) đi một vòng quanh các cụ già hỏi thăm sức khỏe từng người. Dứt lời, chị lấy chiếc ghế ngồi ngay cạnh cụ Hoàng Thị Cẩm (85 tuổi – một người có thâm niên lâu năm sống trong viện dưỡng lão Diên Hồng) và kể cho chúng tôi về quá trình rèn luyện sức khỏe của gần trăm cụ già tại đây.

Chị Hà hóm hỉnh cho biết, ở đây rất nhiều cụ già đã giành được các huy chương vàng, bạc, đồng ở kỳ thi thể thao do trung tâm tổ chức thường niên. Đó là các trò chơi, các môn thể dục biến tấu từ các môn thi đấu trong Thế vận hội như môn ném lao, ném đĩa, cầu lông, cử tạ, đua xe, bắn súng, bowling…nhưng được tổ chức lại theo một cách rất sáng tạo.

Các cụ già thi môn “đua xe lăn“

“Cụ thể, như môn đua xe được “chế” lại thành các cụ cùng ngồi xe lăn đua cùng nhau. Môn thi cử tạ thì được chế lại 2 giỏ đựng hoa quả 2 bên, thanh tạ ở giữa là một cây gậy nhẹ. Hay như môn bắn súng thì các cụ được bắn súng nhựa với mũi tên có gắn đầu cao su, môn bowling thì các cụ dùng quả bóng ném vào các chai nhựa… Những trò chơi vận động mang lại rất nhiều niềm vui cho các cụ già” – chị Hà nói.

Kể về kỳ thi gần đây nhất, cụ Đính với mái tóc bạc trắng, khuôn mặt cũng đã xuất hiện nhiều nếp nhăn vì tuổi cao cho hay, cụ mới giành được huy chương đồng trong môn thi bắn súng. Theo cụ, lúc đầu cụ định từ chối thi vì lý do sức khỏe. Tuy vậy, buổi sáng ngày tổ chức thi, vì quá háo hức nên cụ đã nhờ điều dưỡng hỗ trợ thay quần áo đẹp, tết tóc gọn gàng rồi nhanh chóng ăn sáng để xuống sân.

Cụ Đính dù đã 94 tuổi nhưng còn rất minh mẫn
Cụ Đính dù đã 94 tuổi nhưng còn rất minh mẫn

“Ban đầu tôi chỉ muốn xuống cổ vũ cho các cụ khác nhưng thấy không khí náo nhiệt, các cụ thi vui quá, tôi cũng muốn thi môn bắn súng vì không cần dùng sức nhiều”, cụ Đính tâm sự.

Mới giành được huy chương vàng trong môn “đua xe lăn” ở kỳ thi gần đây, cụ Dương Văn Tỵ (93 tuổi) khi thi còn tỏ ra rất hứng thú và hỏi rất kỹ về cách thi như “khi bắt đầu là trọng tài phất cờ hay thổi còi hay hô như thế nào hả cháu? Ông đi như thế này có ổn không?

Cụ chia sẻ: “Lần đầu được dự thi thế này tôi bất ngờ và thấy rất lạ. Sau trò chơi chúng tôi còn có thưởng, đó quả là sự động viên tinh thần cho những người già lần đầu được thi đấu thể thao thế này”.

Người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thi môn Bowling

Theo các điều dưỡng viên tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, những trò chơi vận động nhẹ như vậy đã phần nào kiểm tra được sức khỏe của các cụ, đồng thời giúp mọi người thường xuyên vận động, tập luyện để tăng cường sức khỏe. Còn với những môn chơi tập thể đòi hỏi sự khéo léo kết hợp nhịp nhàng của các cụ trong cùng đội chơi đã giúp các cụ thể hiện sự dẻo dai, nhanh nhẹn và sự chuẩn xác.

Đây không chỉ là nơi để các cụ thể hiện mình, sự tham gia của đông đảo các cụ cũng truyền cảm hứng để các cụ khác dù sức khỏe yếu nhưng vẫn nỗ lực để hòa mình vào không khí sôi nổi nơi đây. Những hoạt động như thế này giúp giải phóng endorphin làm cải thiện tâm trạng cho người cao tuổi rất tốt.

Theo Phạm Đông – Trần Vương (Lao động)

Xem thêm

Chuyện chưa kể về nơi ở của gần trăm người cao tuổi

Tại Hà Nội có một nơi gần trăm cụ già hàng ngày đang sống và làm bạn với nhau, xảy ra không ít câu chuyện vui, buồn hiếm thấy…

“Mình 18 tuổi”

Có mặt tại Viện dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 (Phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) những ngày đầu tháng 7, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi được nghe những câu chuyện về gần trăm cụ già cùng chung sống tại ngôi nhà chung.

Trong căn phòng trung tâm ở tầng 2, vài chục người cao tuổi ngồi tập trung cùng nhau. Nhiều cụ già cùng chăm chú xem các chương trình tivi, có người lại đọc báo, người nghe nhạc và có cụ già thì hướng mắt về phía cửa sổ nhìn về phía xa xa. Họ cùng nhau sống chung, làm bạn với tuổi già và cũng không ít câu chuyện “dở khóc, dở cười” mà không nhiều người tường tận.

Người già trở thành bạn bè thân thiết, chăm sóc nhau trong viện dưỡng lão

Mỉm cười chào hỏi một lượt các cụ già tại đây, chị Hoàng Thị Thu Ngân – Phó Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho hay, ở cái tuổi xưa nay hiếm, người cao tuổi không chỉ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật mà đời sống tinh thần của họ cũng có rất nhiều những khúc mắc. Hiện nay tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 có 75 cụ đang sống và sinh hoạt tập thể nên các điều dưỡng cũng phải rất khó khăn để chiều được ý của các cụ.

Chỉ vào những bức ảnh được treo trên bức tường về hoạt động của các cụ già, chị Ngân kể: “Ở đây có những cụ rất tỉnh táo, nhưng khi hỏi tuổi, họ luôn nói mình 18 tuổi và nói với các điều dưỡng tuổi của chúng mình chỉ là chị em thôi. Còn có những cụ khi đi vào thang máy, tại đây có dán gương thì lại bảo sao trong này đông người thế. Các cụ tự đứng trò chuyện với những hình ảnh trong gương, khi hỏi mà không thấy “người trong gương” chào lại thì họ nói ngay “đúng là mất lịch sự”.

Lần “trẻ con” thứ hai

Ở đây cũng có những chuyện mà chắc ai đã làm việc đều khó quên. Như trường hợp bà cụ Nguyễn Thị T (SN 1942, nhà ở quận Long Biên, Hà Nội) luôn nghĩ mình phải chăm cháu, cháu ở nhà không ai trông nên rất hay đòi về để đưa cháu đi học. Những lúc đó, nhân viên của trung tâm lại phải giải thích là cháu đã được đi học rồi thì cụ mới thôi.

Hay có trường hợp của bà cụ Ngô Thị A (SN 1946, quê ở Kinh Bắc, Bắc Ninh) cứ vào trong phòng là đóng kín cửa, chèn hết những vật có thể vào để yên tâm là chỉ có một mình trong phòng. Sau đó, cụ lại lục tung hết đồ đạc trong phòng lên nhưng không nhớ gì cả.

Người cao tuổi vẫn giữ nguyên các thói quen thường ngày ở nhà như nhặt rau giúp nhà bếp

Có một cụ khác cùng phòng với cụ A là bà Sinh. Người này lại hay phân phát những đồ mà bà A đã lấy như quần áo, cốc, khăn mặt, dụng cụ trong phòng cho những người khác…. Cứ như vậy, các điều dưỡng lại phải đi sắp xếp lại lần lượt các đồ trong phòng.

Là người ở trung tâm dưỡng lão lâu năm nhất, bà Phùng Thị Kim Đính (94 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) có khá nhiều kỷ niệm. Mỗi lần biết được lịch con cháu vào thăm là bà lại “cười tít mắt”, chuẩn bị tinh thần từ rất sớm, rồi bà còn bày sẵn bánh kẹo để đợi các cháu tới chơi. Chỉ cần thế thôi là bà đã vui cả ngày. Nhiều khi, bà còn nhờ trung tâm chụp ảnh cho cả nhà để làm kỷ niệm…

Cũng theo chị Ngân, trong ngôi nhà chung này, có những cụ dù đã lớn tuổi nhưng tính tình lại như trẻ con, rất thích nũng nịu, muốn được chiều chuộng nên mỗi lần ăn các điều dưỡng viên phải nịnh thì các cụ mới ăn. Cũng có những khi nhân viên phải đóng giả làm con thì cụ mới chịu ăn. Có lẽ câu nói “một đời người 2 lần trẻ con” lại đúng trong hoàn cảnh này.

Theo Vương Trần – Đông Phạm (Báo Lao động)

Xem thêm

Điều kỳ diệu trong Viện dưỡng lão Diên Hồng

Sức khỏe hồi phục nhanh chóng sau nửa năm sống trong Viện dưỡng lão Diên Hồng của ông Năng trở thành niềm vui sướng lớn lao cho cả gia đình và điều dưỡng chăm sóc

Ông Nguyễn Viết Năng (Hai Bà Trưng, HN) trong mắt các bạn điều dưỡng viên tại trung tâm là một cụ ông “đáng yêu lắm”. Dù đã 104 tuổi, giọng ông vẫn cứ sang sảng. Ông hay kể chuyện tếu lại hài hước nên cả trung tâm ai cũng quý mến ông. Nhìn lại hành trình 6 tháng sống tại Diên Hồng của ông mới thấy những bước tiến đáng kể về sức khỏe đúng là một điều kỳ diệu.

Khi mới đến Viện dưỡng lão Diên Hồng, sức khỏe của ông rất yếu. Cô Nguyễn Thị Hồng – con gái ông cho biết ông không thể ngồi được nên phải thuê xe cấp cứu đưa ông vào. Thời điểm đó ông còn phải ăn qua sonde. Sau khi vào 1 thời gian, ông đã có thể ngồi dậy. Các bạn điều dưỡng cho ông ngồi xe hằng ngày thay vì chỉ nằm một chỗ như trước. Nhờ xoa bóp bấm huyệt hằng ngày, dần dần ông khỏe hơn. Rồi sau 2 tháng ông bỏ sonde và chuyển sang ăn cháo.

Ông Năng rất vui khi gặp lại hàng xóm cũ tại Diên Hồng

Đầu tiên ông ở phòng chăm sóc đặc biệt, khi sức khỏe cải thiện, trung tâm chuyển ông lên tầng 2 dành cho các cụ khỏe hơn. Ông hay hỏi chuyện, kể chuyện vui vẻ với các cụ và nhân viên, tuy ông có bị lẫn 1 chút nhưng những chuyện xưa kia ông rất nhớ. Ông kể: “Ngày xưa ông làm bí thư công ty xây dựng. Công ty xây hết chỗ này chỗ kia”. Ông cũng bảo xưa ông thanh niêm lắm nên giờ chả có mảnh đất nào rồi cười toe toét. Ông luôn nghĩ mình vẫn còn trẻ, khi được hỏi về tuổi, ông chỉ nói mình sinh năm 16, bảo mọi người tự tính. Khi được cho biết mình đã 104 tuổi, ông tỏ ra kinh ngạc, không thể tin được là mình nhiều tuổi như vậy. “Thật à? Làm gì mà nhiều thế?”, mắt ông tròn xoe nhìn bạn điều dưỡng. Thậm chí khi chụp ảnh tự sướng trên điện thoại, ông xem hình vẫn khẳng định người trong ảnh là anh trai của ông chứ nhất định không nhận đó là mình vì người đó già quá.

Cách nói chuyện hài hước của ông làm cho không khí của tầng 2 Viện dưỡng lão Diên Hồng luôn nhiều tiếng cười. Tất cả mọi người, từ điều dưỡng đến các cụ ngồi với ông 1 lúc là cứ phải cười đau bụng. Có lần điều dưỡng hỏi ông về bà Tâm (101 tuổi) ngồi bên cạnh xem ông thấy bà có xinh không thì ông khẳng định là không vì bà này già quá, chắc phải trăm tuổi rồi. Có bạn khen ông đẹp trai phong độ là ông vui sướng, cứ cười suốt, rồi đi khoe khắp nơi.

Vào tháng 4 khi Viện dưỡng lão Diên Hồng tổ chức Olympic người già, con gái ông cũng vào tham gia và cổ vũ cho ông. Thấy ông vui vẻ tham gia các môn thi, cô vui và xúc động lắm. Cô khoe với mọi người “Từ một bệnh nhân nặng, mọi sinh hoạt cá nhân đều tại giường bệnh… Sau 3 tháng vào trung tâm dưỡng lão, ông đã tham gia được một số môn thi đấu thể thao, đặc biệt là cụ còn đạt giải Á quân môn bắn súng. Thật không từ nào diễn tả được niềm vui sướng của gia đình”

Ông Năng tham gia môn thi bắn súng trong Olympic Diên Hồng

Gần đây, ông bắt đầu ăn đc cơm. Ông ăn rất ngon, rất gọn gàng và luôn ăn hết suất ăn của mình. Nhìn ông không ai nghĩ rằng cách đây 6 tháng ông là một bệnh nhân nằm liệt giường. Đúng là khi các bạn điều dưỡng không chỉ có chuyên môn trong chăm sóc người cao tuổi mà còn dành nhiều tâm huyết để các cụ tiến bộ mỗi ngày thì không có gì là không thể.

Xem thêm

Xúc động hình ảnh các cụ U100 thi Olympic người già

Có mặt tại sân thi đấu Olympic người già đầy sôi nổi với những tiếng reo hò, không ai nghĩ đây là sân chơi thể thao của người cao tuổi trong viện dưỡng lão.

8h sáng, tiếng còi vang lên, một nhóm các cụ vừa chạy vừa chuyền tay nhau một chiếc đuốc tượng trưng được làm bằng giấy, ánh mắt đầy tự hào. Đây là nghi lễ rước đuốc mở màn cho chương trình Olympic được tổ chức thường niên tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Các cụ được chọn tham gia rước đuốc là những người khỏe mạnh, minh mẫn và tích cực hoạt động tập thể. Sau đó là các môn thi không khác gì các môn trong Thế vận hội như bắn súng, cầu lông, đua thuyền, cử tạ…nhưng theo một cách rất sáng tạo.

Các môn thi đấu trong Olympic Diên Hồng tương tự như môn thi Olympic nhưng được biến tấu đầy sáng tạo khiến các cụ hăng hái tham gia

Cụ Phùng Kim Đính (94 tuổi) vừa trải qua một đợt điều trị viêm phổi, sức khỏe đang hồi phục nhưng vẫn còn yếu. Khi được thông báo về Olymic, cụ Đính dù rất muốn nhưng sức khỏe không cho phép nên cụ từ chối. Buổi sáng ngày tổ chức, vì quá háo hức nên cụ Đính cảm thấy khỏe ra, cụ yêu cầu điều dưỡng hỗ trợ bà thay quần áo đẹp, tết tóc gọn gàng rồi nhanh chóng ăn sáng để nhân viên đưa xuống sân. “Ban đầu tôi chỉ muốn xuống cổ vũ cho các cụ khác nhưng thấy không khí náo nhiệt, các cụ thi vui quá, tôi cũng muốn thi môn bắn súng vì không cần dùng sức nhiều”, cụ tâm sự.

Cụ Đính dù đã 94 tuổi nhưng còn rất minh mẫn

Thấy thành tích không như ý cộng với bị chóng mặt nên gần hết giờ, bà nhờ điều dưỡng đưa về phòng nghỉ trước. Kết quả là với thành tích của mình, cụ đã giành huy chương đồng. Vì cụ không có mặt vào lúc trao giải nên ban tổ chức mang huy chương lên tặng cụ. Biết mình được giải, cụ rất bất ngờ và thích thú, tự đeo huy chương vào cổ và chụp ảnh lại để kỷ niệm.

Cụ Đính hạnh phúc khi nhận được huy chương đồng

Cũng giống như cụ Đính, khi được mời đăng ký môn “Đua xe lăn”, cụ Dương Văn Tỵ (93 tuổi) ban đầu tỏ ra không sẵn sàng vì chưa từng tham gia cuộc thi nào như vậy. Nhưng khi được điều dưỡng động viên, cụ lấy lại tự tin và bắt đầu dành nhiều thời gian để tập luyện một cách nghiêm túc. Cụ hỏi rất kỹ BTC về cách thi: “Khi bắt đầu là trọng tài phất cờ hay thổi còi hay hô như thế nào hả cháu? Ông đi như thế này có ổn không?”. Buổi tối trước ngày diễn ra, cụ vẫn hăng say thực hành, nghiên cứu chiến thuật ngồi như nào để vững mà đi nhanh. Ngay từ sáng sớm, khi được đưa xuống sân, cụ đòi đứng ở vạch xuất phát để ngâm cứu, đi thử. Và sự nỗ lực không mệt mỏi cùng quyết tâm mãnh liệt, cụ đã giành được tấm Huy chương vàng đầy ý nghĩa.

Cụ Tỵ nỗ lực hết mình để đạt thành tích tốt nhất
Môn đua xe lăn đầy kịch tính trong Olympic Diên Hồng

Ngoài cụ Đính, cụ Tỵ, các cụ khác trong trung tâm cũng rất phấn khởi khi được thi tài ở các môn thi thể thao giống môn thi Olympic nhưng lại phù hợp với sức khỏe của mình, nhất là các cụ lần đầu được tham gia. Các cụ chưa từng nghĩ mình có thể thi được các môn như cầu lông, đua xe, cử tạ nhưng khi được thể hiện ở chính các môn thi thiết kế theo kiểu người già như vậy, các cụ sung sướng vô cùng.

Môn cầu lông được thiết kế theo kiểu “không giống ai”

“Năm nay là năm thứ 3 hoạt động này được tổ chức. Olympic Diên Hồng không đơn thuần là một cuộc tranh tài giành huy chương mà là dịp để người cao tuổi đang sống tại đây gắn kết với nhau hơn, khơi dậy tinh thần thể dục thể thao và đặc biệt là vượt qua chính mình. Có những cụ bình thường luôn né tránh các hoạt động sinh hoạt tập thể vì ngại thì trong không khí sôi nổi của Olympic đã trở nên hoạt bát hơn, nhiệt tình hơn và mọi người không khỏi bất ngờ về thành tích của cụ trong thi đấu”, anh Đỗ Trần Hồ Thắng, Giám đốc Trung tâm cho biết.

Các cụ cũng chơi bowling như ai dù phải ngồi xe lăn

Các nhà khoa học cũng cho thấy người lớn tuổi khi tham gia hoạt động sinh hoạt cộng đồng có thể giảm được một nửa nguy cơ bị chứng mất trí nhớ nhẹ khi lớn tuổi hơn. Các vận động cơ thể cũng giúp họ kéo dài tuổi thọ. Chính vì vậy, những hoạt động như Olympic Diên Hồng là vô cùng cần thiết đối với người cao tuổi và được gia đình hào hứng đón nhận.

Xem thêm

Những ông Tấm, bà Tấm của Diên Hồng

Từ nhỏ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng được ông, bà hay bố mẹ kể cho nghe câu chuyện về cô Tấm ngoan hiền. Cảnh nhặt thóc, nhặt hạt của cô Tấm đã được thay đổi linh hoạt và trở thành một trong những hoạt động giải trí của các cụ người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Lợi ích của hoạt động phân loại hạt

Trong số những hoạt động giải trí hàng ngày của các cụ tại Diên Hồng có trò chơi phân loại hạt. Không chỉ có mục đích giải trí thư giãn mà “phân loại hạt” còn là giúp các cụ thêm nhanh tay hơn, nhanh mắt hơn.

Theo nhiều nghiên cứu thì việc người cao tuổi tập trung vào nhưng hoạt động tinh sẽ làm tăng sự tương tác giữa các khu vực não, khiến trung ương thần kinh của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, nó còn giúp giảm tác động của quá trình lão hóa lên bộ não một cách đáng kể giúp các cụ minh mẫn hơn.

Hình ảnh các cụ Diên Hồng tham gia trò phân loại hạt

Ông Tấm, bà Tấm thời hiện đại

Các cụ tại Diên Hồng có thể vẽ tranh, tô tượng, ghép hình, xếp tháp…vào các khung thời gian rảnh trong  ngày. Hoạt động phân loại hạt cũng được nhắc lại không thường xuyên với sự thay đổi kích thước, các loại hạt khác nhau để làm tăng tính thú vị của trò chơi.

Có lẽ rằng những giây phút cùng nhau phân loại hạt, cùng trò chuyện, cùng cố gắng đã đưa các cụ sống lại những ngày thơ bé được nhặt thóc nhặt đỗ cùng ông bà rồi nghe kể chuyện.

Các cụ còn được nhận phần thưởng khi phân loại hạt nhanh hơn

Các cụ đều vui và hào hứng, khuôn mặt ánh lên nụ cười như trẻ lại. Cô Tấm trong truyện phải nhặt hạt trong lo lắng buồn tủi còn các cụ nhà ta thì thoải mái vui vẻ biết bao. Đây chính là các ông Tấm, bà Tấm thời hiện đại.

Diên Hồng còn có rất nhiều hoạt động bổ ích và thú vị khác phục vụ các cụ mỗi ngày. Nếu người nhà bạn muốn có một nơi an dưỡng tuổi già hãy tham khảo Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

 

Xem thêm

Chơi ném bóng vui lắm!

Tham gia các trò chơi cũng là một trong những hoạt động thường xuyên của người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Một trong những trò rất được các cụ yêu thích đó là trò ném bóng.

Trò ném bóng với các cụ

Trò chơi thường sẽ có sự canh tranh mới làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính và kích thích sự cố gắng, nỗ lực của các cụ. Thông thường các cụ sẽ được phân làm hai đội chơi. Luật chơi rất đơn giản đó là mỗi cụ sẽ ném những quả bóng nhựa vào trong giỏ đích. Đội nào ném được nhiều hơn thì đội đó chiến thắng và giành được nhiều quà hơn.
Trò chơi này kích thích vận động cả tay, chân và trí não nhưng đó là những vận động nhẹ nhàng nên rất tốt cho sức khỏe của người cao tuổi.

Mỗi thành viên của hai đội sẽ ném bóng vào rổ của đội mình

Khi được thông báo chơi trò chơi, các cụ nhà ta đều rất hào hứng, thích thú. Các cụ ai nấy đều cố gắng để ném bóng đúng vào rổ. Có những pha ném bóng đáng tiếc khi bóng đã chạm rổ nhưng lại rơi ở bên ngoài. Trò chơi có thể diễn ra làm 3 lượt hoặc nhiều hơn, sau đó sẽ tổng kết số bóng được ném vào giỏ của mỗi đội để xác định được đội chiến thắng.

Những trái bóng nhỏ với đủ màu sắc không chỉ là thứ đồ chơi thông dụng và dễ sử dụng mà còn được xem như những người bạn nhỏ của các cụ nữa. Thậm chí các cụ còn có thể hồi tưởng về những ngày tuổi thơ của mình được vui chơi bên trái bóng tròn và cảm thấy yêu đời hơn.

Các cụ tham gia trò ném bóng rất nhiệt tình

Hạnh phúc khi tham gia trò chơi

Mỗi khi có cụ chuẩn bị ném bóng, các bạn điều dưỡng cùng cổ vũ nhiệt tình, các cụ khác động viên để cụ tham gia trò chơi có thể phát huy được hết khả năng. Tham gia trò chơi các cụ bảo “chơi vui lắm”, “ trò này hay lắm”…với vẻ mặt rất phấn khởi.

Các cụ rất hào hứng tham gia trò chơi và gắng ném trúng bóng vào rổ

Trò chơi tuy đơn giản nhưng vừa sức và hợp với các cụ, giúp các cụ thoải mái, dễ chịu và vui vẻ hơn. Diên Hồng sẽ cố gắng tổ chức ngày càng nhiều trò chơi hay và bổ ích cho các cụ để những năm tháng an dưỡng tuổi già của các cụ là những ngày tuyệt vời nhất.

 

Xem thêm

Lưu ý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong thời tiết giao mùa

Thời tiết giao mùa rất dễ gây các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là người có tuổi. Vì thế, cần phải trang bị kiến thức để chăm sóc cho người cao tuổi tốt hơn trong thời tiết giao mùa.

Đối với người cao tuổi, các cơ quan trong cơ thể đã suy giảm chức năng vì thế rất dễ bị mắc bệnh nhất là khi thời tiết giao mùa. Trời quá lạnh có thể khiến cơ thể tăng phản xạ co mạch máu làm huyết áp tăng lên, ảnh hưởng đến tim mạch… dẫn đến các chứng đột qụy. Quá nóng có thể dẫn tới nhiệt, táo bón, các bệnh về huyết áp,…

Vì thế, việc làm cần thiết đó là giữ ấm thật kỹ cho người già, đặc biệt là ở khu vực cổ, ngực, gan bàn chân. Ngoài ra, chăm sóc người già khi giao mùa cần chú ‎ý

1. Cung cấp đủ dinh dưỡng
Thời tiết giao mùa, người già có nhu cầu dinh dưỡng cao và cần phải nhớ giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, đồng thời bổ sung những loại thực phẩm thanh mát trong mùa hè. Tuy nhiên, không nên tăng lượng thức ăn trong bữa chính mà nên tăng vào bữa phụ.
Vì thế, bữa ăn chính cần đảm bảo cơm, canh, cá, thịt, rau, trái cây… Bữa ăn phụ chủ yếu cung cấp vi khoáng, canxi, kẽm… mà nên cung cấp thông qua sữa tách béo, bánh ngũ cốc không đường, các loại chè từ củ quả, nước ép trái cây…
Đặc biệt, nên tránh các loại thực phẩm trong thực đơn của người già: thịt mỡ, thịt đông, các loại giò chả, lạp xưởng, bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia… Các loại thực phẩm này khó tiêu lại có các chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi.

Bữa cơm trưa với đầy đủ dinh dưỡng của các cụ tại viện dưỡng lão Diên Hồng

2. Cung cấp đủ nước

Những người thân, người thực hiện chăm sóc người cao tuổi cũng cần bổ sung nước cho người già, do phản xạ khát của người già rất kém, bản thân họ luôn không cảm thấy khát, nên đến khi họ khát nghĩa là cơ thể đã thiếu nước trầm trọng. Nên tạo thói quen cho người già uống nước ngay cả khi không khát và uống ít nhất 1,5 lít ngày và hạn chế uống nhiều ban đêm để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Người cao tuổi tại Diên Hồng được matxa chân để thư giãn, dễ ngủ hơn

3. Ngủ đủ giấc
Người già dù giao mùa hay không thì việc ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng. Trung bình mỗi ngày hãy để các cụ ngủ từ 8-10 tiếng. Trước khi ngủ nên được xoa bóp, massage hoặc ngâm chân cho dễ ngủ.

Trên đây là một số điều cần lưu ý‎ khi chăm sóc người cao tuổi vào thời tiết giao mùa. Những điều này luôn được các điều dưỡng viên tại viện dưỡng lão Diên Hồng thực hiện đúng, đều đặn để giữ cho các cụ sức khỏe, tinh thần thoải mái. Bạn muốn tham khảo thông tin về cách chăm sóc cho người cao tuổi có thể liên hệ với trung tâm để được hỗ trợ.

Xem thêm

Diên Hồng là mái nhà thứ hai cho người cao tuổi, tại sao không?

Những người có tuổi thường mong muốn ở gần con cháu cho sum vầy. Thế nhưng, cũng không ít trường hợp thì các cụ lại thích ở viện dưỡng lão  – mái ấm thứ hai nhiều hơn.

Người già thường hay có suy nghĩ rằng ở bên, phụ giúp con cái và vui cùng các cháu. Thếnhưng đó là khi gia đình có đầy đủ, khi sức khỏe dẻo dai, các cụ còn có thể đỡ đần việc nọ việc kia hoặc tự chăm sóc bản thân mà không phiền tới ai.

Người già rất sợ cô đơn

Hàng ngày được cười đùa, được đưa đứa cháu nhỏ đi học hay chuẩn bị bữa cơm cho các con là mong mỏi của không ít người lớn tuổi. Vậy nhưng đôi khi chính hoàn cảnh neo người khiến cho người già thấy cô đơn, nhất là khi ốm yếu, bệnh tật.

Gặp bà Quế tại viện dưỡng lão Diên Hồng khi bà vừa được người thân tặng quà, khuôn mặt bà vui vẻ, bà bảo ” Cái này từ miền Tây đấy, tốt lắm.” Bà còn khoe với các ông bà cùng tầng mình về món quà được tặng, ra chiều vui vẻ và thích thú lắm.

Cụ Quế cầm gói trà được tặng khoe với mọi người  trong viện dưỡng lão

Bà bảo nhà bà có tất cả 5 người con đều đã thành đạt và mỗi nhà có 2 cháu nhỏ. Cả thẩy bà có 10 đứa cháu nội.

Bà không có lương hưu nhưng được các con đóng góp và gửi vào Diên Hồng vì muốn mẹ được chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn.

“Ở đây vui chứ ở nhà cả ngày có mỗi mình, buồn lắm.”

Bà tâm sự với những người tới thăm, với các bạn già cùng tuổi như thế.

Quả thật, người cao tuổi dù còn khỏe hay đã yếu thì giờ ở nhà cũng ít có người trò chuyện, hỏi han. Ban ngày, con cháu đi học, đi làm hết cả, tối về lại bận rộn cơm nước, tắm giặt rồi ai có việc người nấy làm nên người già đôi khi lạc lõng, buồn buồn.

Ở cái tuổi xế chiều, ăn uống ít khi thấy ngon miệng, vui chơi giải trí cũng chỉ là những hoạt động nhẹ nhàng, gần đơn giản như đọc sách, đọc báo, nghe nhạc, rồi tập yoga, …Người già chỉ mong có người trò chuyện, hiểu tâm tư tình cảm của mình, chịu lắng nghe mình dăm ba câu.

Cuộc sống của các cụ tại Diên Hồng luôn vui vẻ

Tại Diên Hồng, căn phòng của các cụ lúc nào cũng có người. Các bạn già, các bạn điều dưỡng rồi thi thoảng có người nhà qua thăm nom, có khách hay các đoàn giao lưu. Vì vậy cuộc sống mới thấy vui vẻ và thư thái hơn.

Bà Quế và không ít các cụ khác như cụ Hiền, ông Thắng, ông Nam…chỉ về nhà mấy ngày Tết thôi, rồi lại bảo con cháu cho cụ lại trung tâm vì cụ nhớ các bạn, nhớ các cháu điều dưỡng rồi nhớ cả bữa cơm, nhớ những lần đi dạo…Có lẽ, đây chính là căn nhà ấm áp thứ hai của những người cao tuổi.

 Bữa cơm chung vui vẻ, đầm ấm của người cao tuổi tại viện dưỡng lão Diên Hồng

Con gái bà hàng tuần vào thăm, vui vẻ bảo với các bạn điều dưỡng rằng cô yên tâm và hài lòng lắm. “Chắc các bạn ở đây cũng vất vả nhiều, cùng cố gắng nhé các em.”

Nhận được sự cảm thông, thấu hiểu từ người thân của những người cao tuổi chính là động lực để Diên Hồng ngày càng nỗ lực hoàn thiện hơn, phục vụ các cụ được chu đáo hơn.

Chỉ có ngườigià với nhau mới cảm thấy thực sự dễ chịu. Không còn mặc cảm về tuổi tác, mặc cảm về sức khỏe, về ngoại hình của mình. Diên Hồng tự hào là mái nhà ấm áp thứ hai của người cao tuổi.

Tại Diên Hồng, các cụ đều sống vui, sống khỏe, đều cảm nhận được đây chính là mái ấm thứ hai của mình. Ở đây, người cao tuổi được nghỉ ngơi thực sự, được chăm sóc chu đáo hơn người thân và đáp ứng mọi nhu cầu về sinh hoạt, giải trí.

Xem thêm

Chế độ ăn uống của người cao tuổi tại viện dưỡng lão Diên Hồng

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe của người cao tuổi. Vì vậy, một thực đơn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng sẽ được khuyến khích tại các viện dưỡng lão.

Sẽ không ít người muốn hiểu rõ hơn về thực đơn hàng ngày của các cụ cao tuổi tại các viện dưỡng lão, nhất là những người đang có nhu cầu gửi gắm người thân. Liệu chế độ dinh dưỡng có được đảm bảo? Có tốt cho sức khỏe của các cụ? Thực đơn có được thay đổi đa dạng hay không?…Tại viện dưỡng lão Diên Hồng, chế độ ăn uống là điều luôn được chú trọng, quan tâm và khiến các cụ thấy vui khỏe hơn mỗi ngày.

1. Chế độ ăn uống đa dạng

Tính đa dạng là điều bắt buộc mà các đầu bếp Diên Hồng cần thực hiện để các cụ có thể thay đổi khẩu vị. Người có tuổi thường kén ăn hơn vì thế việc thay đổi món ăn liên tục sẽ giúp các cụ thay đổi khẩu vị, ăn ngon miệng hơn.

Mỗi ngày, các cụ sẽ ăn 3 bữa chính: sáng, trưa và tối. Ngoài ra có bữa phụ sáng và phụ chiều ( sau khi ngủ trưa dậy).

Các bữa ăn sẽ có 3 món chính: món mặn, canh và rau. Các món đều phải thay đổi từng ngày, từng tuần nhưng vẫn cần đảm bảo chất dinh dưỡng.

Món mặn có thể là kho, nấu, sốt, chiên qua dầu…Món canh thì sẽ ưu tiên những loại rau, củ ngọt, nấu nhừ để lấy nước. Rau xanh cũng sẽ là những loại rau dễ nhừ, mềm, dễ ăn để tiện khi các cụ dùng bữa.
Theo chia sẻ của anh Ngọc – đầu bếp tại Diên Hồng: “ Các món ăn đều phải cắt nhỏ, làm ngắn hoặc mềm để các cụ dễ dùng vì thế khá mất công và thời gian. Nhưng nhìn các cụ ăn ngon miệng, ăn hết suất thì những người nấu bếp như chúng tôi đều cảm thấy vui.”
Bữa phụ thì các cụ có thể uống sữa, ăn bánh, chè, trái cây…

2. Thực đơn đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe

Người già thường mắc chứng khó tiêu, nhai kém, ăn không ngon miệng. Mặt khác, người già cũng thường mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp, viêm khớp, tim mạch, loãng xương…Vì vậy, cần có thực đơn bữa ăn hàng ngày sao cho phù hợp.

Viện dưỡng lão Diên Hồng thực hiện xây dựng thực đơn theo đúng lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng: chú trọng các thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo; các thức ăn được chế biến mềm, dễ nhai; tăng cường các loại rau củ quả và thức uống giàu canxi.

Với những cụ có chế độ chăm sóc đặc biệt sau tai biến như ăn xông, ăn nhuyễn thì đầu bếp lại chế biến riêng cho từng người.

Một bữa ăn chống ngán sau Tết của các cụ tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

3. Xây dựng thực đơn hấp dẫn

Tại Diên Hồng, thực đơn hàng tuần được xây dựng theo đúng sở thích, mong muốn của các cụ và lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Món ăn luôn được chế biến cẩn thận, đầy đủ gia vị, chín kĩ để tăng tính ngon miệng. Một trong những chế độ ăn uống xây dựng theo thực đơn tuần được áp dụng cho các cụ:
• Ăn sáng vào khoảng 7h30
• Bữa phụ sáng có thể từ 9h30-10h
• Ăn trưa tầm 11h30
• Ăn phụ chiều khoảng 2h30 chiều
• Ăn tối tầm 4h30-5h chiều

Ngày thứ 1
• Bữa sáng: cháo, bún hoặc mỳ, xôi, hoặc trứng tùy vào nhu cầu của từng người
• Bữa phụ sáng: Hoa quả
• Bữa trưa: Cơm trắng, thịt kho, rau muống luộc, canh cà nấu đậu
• Ăn phụ chiều: Chè đỗ đen
• Bữa tối: Cơm trắng, thịt bò kho, cải thảo xào, canh rau ngót

Ngày thứ 2
• Bữa sáng: Bánh cuốn, cháo hoặc miến
• Ăn bữa phụ: Sữa chua
• Bữa trưa: Cơm trắng, canh rau cải nấu thịt, trứng chiên
• Ăn xế: Bánh bông lan
• Bữa tối: Cơm trắng, cải bó xôi xào, đậu hũ nhồi thịt, canh rau muống

Ngày thứ 3
• Bữa sáng: Phở bò, cháo thịt băm, mỳ tùy nhu cầu
• Ăn bữa lỡ: Sữa không đường
• Bữa trưa: Cơm trắng, canh chua cá lóc, thịt kho
• Ăn xế: Chè đỗ
• Bữa tối: Cơm trắng, thịt kho đậu hũ, đỗ xào, canh mồng tơi

Ngày thứ 4
• Bữa sáng: Bún, miến, cháo
• Phụ sáng: Dưa hấu
• Bữa trưa: Cơm trắng, thịt bò kho củ cải, su su luộc
• Phụ chiều: 1 ly sữa canxi
• Bữa tối: Cơm trắng, canh rau ngót, cá kho

Ngày thứ 5
• Bữa sáng: Cháo, bún, phở…
• Phụ sáng: khoai lang luộc
• Bữa trưa: Cơm trắng, canh khổ qua, thịt kho tàu, sữa chua
• Phụ sáng: Chè đỗ xanh
• Bữa tối: cơm trắng, thịt kho trứng, rau muống luộc

Ngày thứ 6
• Bữa sáng: Miến, trứng lộn, bún
• Phụ sáng: Sữa không đường
• Bữa trưa: Cơm trắng, thịt bò xào rau củ, canh cà chua
• Phụ chiều: Chuối
• Bữa tối: Cơm trắng, đậu hũ sốt cà chua, rau lang luộc

Ngày thứ 7
• Bữa sáng: Cháo đỗ xanh, miến thịt, mỳ thịt bò…tùy nhu cầu
• Bữa phụ sáng: Bánh bông lan
• Bữa trưa: Bún nem, thịt
• Phụ chiều: Sữa
• Bữa tối: Cơm trắng, tôm kho, canh cải xoong, đỗ xào thịt.

Hàng tuần các cụ được đổi bữa với món bún chả hoặc bún nem, …

4. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Ngoài tiêu chuẩn về chất lượng món ăn thì chất lượng thực phẩm, tính an toàn cũng được trung tâm đặt lên hàng đầu. Các loại rau củ, quả, gia vị…đều được mua tại các trung tâm cung cấp thực phẩm an toàn, có chứng nhận của cơ quan chức năng do đó đảm bảo an toàn cho các cụ.

Với người cao tuổi, không chỉ cần có chế độ ăn uống khoa học mà cách chăm sóc, chế độ nghỉ ngơi cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Bạn có thể tham khảo cách chế độ sinh hoạt mỗi ngày của người lớn tuổi tại đây hoặc liên hệ hotline 0342.86.56.86 để được nhân viên của Diên Hồng tư vấn cụ thể.

 

Xem thêm