Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All Posts in Category: Cẩm nang sức khoẻ

Dịch vụ chăm sóc người già

Xã hội ngày một phát triển kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một tăng cao đặc biệt là chăm sóc sức khỏe người già. Tuy nhiên cuộc sống và guồng quay công việc bận rộn khiến cho bạn không có nhiều thời gian dành cho gia đình vì thế chúng tôi tin rằng bạn đang rất mong muốn có một địa chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc người già. Tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già chúng tôi sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối với chất lượng và dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Bên cạnh đó chúng tôi cũng cam kết giá thành và chất lượng dịch vụ luôn song hàng là sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình.

Trung tâm Diên Hồng là địa chỉ uy tín hiện nay trong việc chăm sóc sức khỏe dành cho người già. Đối với các hộ gia đình nhiều khi vì quá bận rộn mà không có thời gian chú ý đến sức khỏe của người già, Điều này vô cùng nguy hiểm nếu như không phát hiện bệnh kịp thời, Do đó nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm cho mình một trung tâm giúp chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ, ông bà, người thân..thì hãy đặt trọn niềm tin dành cho trung tâm của chúng tôi. Tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc người già chúng tôi mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ uy tín và chất lượng nhất.

Đầu tiên là dịch vụ chắm sóc sức khỏe dành cho người phục hồi sức khỏe sau bệnh tật. Người già thường mắc nhiều bệnh do đó quá trình chăm sóc khi bị bệnh và phục hồi sức khỏe sau khi ốm dậy vô cùng quan trọng. Chúng tôi có đội ngũ điều dưỡng, nhân viên và bác sĩ chăm sóc sức khỏe tự tin sẽ giúp bạn và gia đình gạt bỏ mối lo tái phát bệnh và chăm sóc sức khỏe người ốm dạy một cách tốt nhất.
Phục hồi sức khỏe sau tai biến; Người già thường xuyên găp phải tai biến đây là một căn bệnh và triệu chứng nguy hiểm cần phải cảnh giác và điều trị dứt điểm nếu như không muốn rơi vào những tình trạng như bại liệt, câm điếc,…Chúng tôi có hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo trình phục hồi chức năng đến từ đội ngũ chuyên gia và bác sĩ hàng đầu của trung tâm.

Dịch vụ chăm sóc người già dài ngày , ngắn ngày và tại nhà là dịch vụ vô cùng chất lượng của chúng tôi cam kết phục hồi sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người già một cách hiêu quả nhất.
Với uy tín của mình chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng khách hàng.

Xem thêm

Bí quyết để rèn luyện trí nhớ của ông Huy Nguyên

Đến với trung tâm như một cái duyên, tôi được gặp các ông bà tại Diên Hồng. Mỗi một ông bà đều có những câu chuyện riêng của mình, nhưng điểm chung mà NCT tại Diên Hồng có đó là được chăm sóc bởi những những điều dưỡng viên và nhân viên tại trung tâm.

 NCT tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng trong một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Với mỗi người cao tuổi, khi tuổi tác đã cao họ mang trong mình nhiều bệnh tật. Theo giáo sư  Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, ở Việt Nam NCT có mười vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc sức khỏe, đó là: đa bệnh lý, các bệnh phức tạp, biểu hiện không điển hình, dùng nhiều thuốc, hội chứng dễ tổn thương, hội chứng sa sút trí tuệ, ngã, suy dinh dưỡng, giảm khả năng vận động, giảm hoạt động chức năng. NCT tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cũng không nằm ngoại lệ các vấn đề đó, họ cũng mang trong mình nhiều bệnh lí và nhiều vấn đề cần được giải quyết và quan tâm nhiều hơn.

Một trong các bệnh hay gặp nhất đó  là bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Bệnh lý này cũng khá phổ biến với NCT tại Diên Hồng. Với người cao tuổi có các biểu hiện của bệnh lý này được chăm sóc với nhiều chế độ khác nhau từ bữa ăn đến giấc ngủ để cho các ông bà có được sức khỏe tốt nhất. Riêng với một số cụ, biết được những đặc điểm sức khỏe của bản thân nhiều người cao tuổi tại Diên Hồng đã có những biện pháp khác nhau để phòng tránh bệnh suy giảm trí nhớ tuổi già. Trong đó, tôi đã rất ấn tượng và học được rất nhiều thói quen cũng như biện pháp giúp phòng chống các biểu hiện suy giảm trí nhớ của ông Huy Nguyên – một nhà văn của những thế hệ trước.

 Ông Huy Nguyên đang tâm sự về nghề giáo của mình trong dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam

Ấn tượng đầu tiên khi gặp Ông đó là nụ cười hiền từ mà ông đáp lại lời chào của tôi. Khi được hỏi thăm về sức khỏe ông Nguyên tâm sự về sức khỏe hiện tại của mình và điều khiến tôi chăm chú nhất đó là những câu chuyện về những chiến đi ngẫu hứng thời thanh xuân của ông. Là một người ham học hỏi, thích tìm hiểu những vùng đất mới lạ nên ông đã rất thích đi du lịch – những chuyến du lịch ngẫu nhiên và đầy cảm xúc. Ông kể rằng: “Có lần ông ra Ga Hà Nội chơi vào ngày 29 Tết rồi thấy người ta bán vé tàu đi Lào Cai thế là ông cũng vào mua vé rồi có một chuyến đến Lào Cai một ngày” và còn rất nhiều chuyến đi lý thú và ngẫu nhiên của ông nữa. Còn hiện tại, khi tuổi đã cao mà sức khỏe lại không ổn định nên ông bảo con cháu đưa ông vào trung tâm dưỡng lão để có người có chuyên môn và tiện chăm sóc. Cả quá trình tìm kiếm nơi mình muốn sinh hoạt ông Nguyên đã đến với Diên Hồng. Sau khi vào trung tâm ông Huy Nguyên vẫn rất tích cực tham gia các hoạt động mà trung tâm tổ chức. Ông hăng hái và chủ động tham gia các câu lạc bộ như “Kể chuyện cùng ông”, câu lạc bộ “Trò chơi” và đặc biệt ông còn là một “nam diễn viên” tài năng khi tích cực tham gia góp vui trong các MV do trung tâm tổ chức. Và ấn tượng nhất đối với tôi là thói quen ông luôn duy trì suốt hơn 50 năm qua đó là viết nhật kí. Ông chia sẻ: “Ông hay viết nhật kí lắm, từ xưa đến nay rồi, ông viết để ông nhớ về những chuyến đi từ lúc ông còn trẻ để đến lúc ông già ông vẫn không quên”.

Có thể với nhiều người khi nhắc đến viết nhật kí ai cũng biết nhưng những lợi ích mà việc viết nhật kí mang lại thì lại không phải ai cũng biết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích to lớn của việc viết nhật ký. Trong cuốn sách của mình, tiến sĩ Amabile đưa ra 3 lợi ích nổi bật nhất. Thứ nhất, việc viết nhật ký giúp bạn ăn mừng những thắng lợi nhỏ. Điều này dựa trên “Nguyên tắc Tiến bộ” mà tiến sĩ Amabile đã khám phá ra, đó là: Động lực lớn nhất trong công việc và cuộc sống chỉ đơn giản là khi nhìn thấy bản thân đang tạo ra những bước tiến trong những công việc có ý nghĩa – ngay cả khi sự tiến bộ đó chỉ là một chiến thắng nhỏ. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là trong những ngày quá mệt mỏi và bạn cảm thấy dường như mình chẳng hoàn thành được việc gì. Nhưng bạn luôn có thể tìm ra ít nhất một bước tiến mà bạn đã thực hiện. Bạn sẽ tìm ra, khi bạn theo dõi nó. Và khi những thắng lợi nhỏ được tích lũy đều đặn qua thời gian, chúng sẽ trở thành một bước đột phá vô cùng to lớn.

Lợi ích thứ hai của việc viết nhật ký là nó giúp bạn tập trung vào việc phát triển bản thân mình. Với việc viết nhật ký, bạn có cơ hội để nhớ lại và ngẫm nghĩ về những điều đã diễn ra trong ngày của bạn, về những phản ứng và hành vi của bạn, về suy nghĩ và cảm nhận của bạn, về những điểm mạnh và những điều cần khắc phục ở bạn. Quyển nhật ký giúp bạn không ngừng hoàn thiện chính mình và tiến về phía trước.

Thứ ba, tiến sĩ Amabile nói rằng, việc viết nhật ký giúp bạn nuôi dưỡng khả năng kiên nhẫn. Khi bạn có cơ hội nhìn lại việc bạn đã bền bỉ và vượt qua những thời điểm tồi tệ tưởng chừng như không thể vượt qua trong quá khứ, bạn sẽ có thêm khả năng để đối diện với những thử thách mà bạn đang đối mặt trong hiện tại.

Ông Huy Nguyên đang ngồi xem lại cuốn nhật kí của mình

Còn đối với Ông Huy Nguyên, khi được hỏi về lí do của việc viết nhật kí ông chỉ cười bảo: “Ông viết nhật  kí để rèn luyện trí nhớ. Bây giờ ngày càng có tuổi, ông cũng hay quên nên ông viết nhật kí để lưu giữ lại những kỉ niệm hàng ngày tại trung tâm mà ông nghe, ông thấy. Ông ghi về những người mà ông đã từng gặp, các cụ, các ông bà, các cháu nhân viên trong trung tâm mình và cả các cháu thực tập điều dưỡng nữa”. Trước đây, cuốn nhật kí của ông là dấu ấn của những chuyến đi, những vùng đất công tác suốt dọc miền đất nước. Còn bây giờ cuốn nhật kí của ông hầu hết là những câu chuyện vui hàng ngày và lâu lâu ông lại lôi ra đọc cho vui. Nhiều câu chuyện vui vẫn được ông nhớ mãi và ông hay kể lại với các ông khác trong phòng, kể lại cho các điều dưỡng nghe. Và cũng từ những câu chuyện ông ghi lại mà hôm nào ông kể chuyện trung tâm đều rộn rã tiếng cười.

Đây là một thói quen rất tốt, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Nó không chỉ giúp các ông, các bà lưu giữ lại những kỉ niệm vui hàng ngày, mà còn giúp trí não của người cao tuổi hoạt động linh hoạt, giúp phòng tránh những biểu hiện của bệnh lý suy giảm trí nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm

Chăm Sóc Sức Khoẻ Người Cao Tuổi Về Tinh Thần

 

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi không chỉ cần quan tâm đến thể chất mà còn phải chăm lo cả về tinh thần. Người cao tuổi thường hay suy nghĩ và có những nỗi sợ vô hình, những cảm giác không phải là bệnh nhưng lại ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe . Đặc biệt ở những người cao tuổi đang bị bệnh thì những cảm giác này sẽ gây cản trở cho hoạt quá trình hồi phục sức khỏe.

Tâm lý của người cao tuổi

Khi về già, người cao tuổi thường ít tiếp xúc, giao lưu do bị hạn chế về đi lại nên cảm giác cô đơn và hay có những suy nghĩ tiêu cực như: mình có ốm, có làm sao thì chắc gì “chúng nó đã biết”, mình bị ốm thì làm gì có tiền mà chữa trị …. Những suy nghĩ tiêu cực kéo dài sẽ làm gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn, và càng làm cho tình trạng sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng.

Để chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi được tốt nhất cần hiểu rõ tâm lý chung của những người cao tuổi:

Tâm lý cô đơn:người già thường ở nhà một mình do con cháu phải đi làm thường xuyên, chính vì thế họ sẽ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi. Điều này càng rõ rệt đối với những cụ không sống cùng với con cái hay người bạn đời.
Tâm lý hoài cổ:những người già thường luyến tiếc quá khứ, thích kể lại những chuyện đã qua. Thường đem so sánh những giá trị quá khứ với hiện tại, điều này có thể đúng nhưng nhiều khi cũng không còn phù hợp.
Tâm lý lo lắng bi quan: những người cao tuổi bị bệnh thường hay có tâm lý bi quan. Điều này càng rõ với những người mắc bệnh nặng và phải nhận sự chăm sóc từ người khác.
Tâm lý nóng nảy: khi chăm sóc người cao tuổi chúng ta hay thấy ở các cụ sự nóng nảy, dễ cáu gắt hoặc tự ái. Đó là kết quả từ việc cảm thấy tự ti, bất lực khi nhận sự chăm sóc từ người khác. Những suy nghĩ tiêu cực càng làm cho tâm lý nóng nảy tăng cao.
Tâm lý đa nghi: thính lực và thị lực của người già thường rất kém nên dễ hiểu sai ý của người khác. Nhưng lại thích suy đoán động cơ, mục đích mà không muốn hỏi rõ. Những điều này làm tăng sự đa nghĩ, suy nghĩ của người lớn tuổi và tác động kép lên sự lo lắng, nóng nảy.
Sử khủng khoảng tâm lý của người cao tuổi đến có thể do tuổi tác và bệnh tật mang lại nhưng cũng một phần còn lại là do môi trường sống xung quanh, sự chăm sóc và quan tâm của gia đình đối với các cụ là chưa phù hợp.

Cách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi 

1: Tạo điều kiện nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho các cụ bằng cách tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động, sự kiện văn hóa và thể dục thể thao ở địa phương. Để các cụ tham gia giao lưu, tiếp xúc với nhiều người để giảm bớt cảm giác cô đơn.

2: Sự thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc của các con cháu là liều thuốc tuyệt nhất dành cho người già. Dành thời gian nói chuyện, đưa đi lễ, về quê, đi chơi…sẽ giúp các cụ cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn.

3: Khi chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi thì điều dễ thấy là họ hay thường xuyên kể những chuyện ngày xưa, kể chuyện gia đình. Do đó, người chăm sóc phải chịu khó lắng nghe, tham gia câu chuyện chứ không được chê bai, bình phẩm hay tranh luận với người già. Chấp nhận “thua” trong các bình luận nếu nó không quá nghiêm trọng.

4: Không nhắc nhiều hay bày tỏ sự bi quan về tình trạng bệnh của người già trước mặt họ. Không nhắc đến các vấn đề về hậu sự hay tài sản trong quá trình chăm sóc người bệnh.

5: Thường xuyên thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người già bằng các hành động như xoa bóp, massage những chỗ đau, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

6: Nói ít, nghe nhiều khi tiếp xúc với người già. Thể hiện sự quan tâm đến điều họ nói, nhẫn nại khi trả lời hay giải thích các vấn đề mà họ quan tâm.

7: Thường xuyên tiến hành các kỳ kiểm tra sức khỏe để nhanh chóng phát hiện bệnh tật và cách chữa trị sớm nhất nếu đã mắc bệnh.

Nhìn chung, khi chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi thì người chăm sóc hãy cố gắng thỏa mãn tất cả nhu cầu tâm sinh lý của họ một cách tốt nhất và chấp nhận những sự “khó tính” do tuổi già đem lại như một lẽ tự nhiên.

Xem thêm

6 nguyên nhân và cách điều trị bệnh loét da ở người già

Bệnh loét da ở người già thường rất hay gặp vì người cao tuổi có sức đề kháng thấp, việc vận chuyển dinh dưỡng đi nuôi cơ thể không đầy đủ dẫn tới người cao tuổi thường mắc các bệnh về da, đặc biết là các vết loét trên da. Cũng chính vì sức đề kháng thấp nên việc điều trị loét da ở người cao tuổi thường rất khó khăn. Sau đây là một số nguyên nhân và cách điều trị loét da ở người già

Nguyên nhân gây loét da ở người già

1. Động mạch suy yếu

Động mạch suy yếu làm cho máu vận chuyển khó khăn, ăn thức ăn không đủ dinh dưỡng từ đó chất dinh dưỡng vận chuyển đi nuôi các mô trong cơ thể ít đi vì vậy lớp cơ, lớp mỡ dưới da mỏng đi, làm cho các mô đó bị đè lâu dẫn tới chết mô gây loét da.

Slide2

2. Tai biến mạch máu não, liệt

Người già thường bị tai biến mạch máu não gây liệt, nằm dài ngày không cử động được, không được thay đổi tư thế thì những chỗ tỳ đè lâu ngày dễ gây lở loét da. Thường những vùng dễ bị loét ở người già phải nằm lâu là những chỗ da mỏng, xương lồi như: mông, vai, mắt cá, gót chân…

Slide3

3. Biến chứng của bệnh tiểu đường gây lở loét da ở người già

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi làm cho máu vận chuyển đi nuôi tế bào não thiếu, làm giảm khả năng của não, từ đó một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường bị biến chứng thần kinh không cảm thấy đau và khó chịu khi bị một số vết thương ở chân, tay. Chỉ cho tới khi vết thương trở nên lở loét, nhiễm trùng mới nhận ra.

Slide4

4. Vệ sinh không đầy đủ, nguyên nhân gây lở loét da ở người già

Việc vệ sinh kém ở người già do tuổi cao, sức yếu, không có người vệ sinh, chăm sóc thường xuyên trong việc tắm rửa hàng ngày cũng dễ dẫn tới dễ bị loét da.

Slide5

5. Một số bệnh ngoài da

Da của người cao tuổi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, khô nên rất dễ mắc bệnh ngoài da, gây ngứa, tổn thương da gây loét da ở người già.

Slide6

6. Vấp ngã

Việc vấp ngã, bị thương ở các vị trí như mắt cá chân, tay và không được điều trị đúng cách dẫn tới lở loét da ở người cao tuổi cũng là một nguyên nhân rất hay gặp.

Slide7

Điều trị bệnh loét da ở người già như thế nào?

  • Người nhà nên chú ý khi chăm sóc người già: nếu xuất hiện vùng da đỏ và sưng hơn chỗ khác cần thường xuyên xoa bóp và thay đổi vị trí nằm cho người già để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tránh bị loét da.

  • Ngay khi phát hiện vị trí loét da cần thường xuyên vệ sinh vị trí ấy, giữ cho nó khô thoáng sạch sẽ.

  • Đối với bệnh nhân nằm liệt thì việc vệ sinh sau khi bệnh nhân tiểu tiện là một việc rất quan trọng. Người nhà nên chú ý vệ sinh sạch sẽ sau khi bệnh nhân đi tiểu tiện, nếu bệnh nhân không thể nói được cần có biện pháp lót, thấm giúp cho nước tiểu được thấm hút khi bệnh nhân đi tiểu.

  • Bệnh nhân nằm lâu cần cho bệnh nhân nằm đệm, ga giường mềm mại thay cho chiếu trúc. Khi nằm, ngồi nên có lót dưới phần mô ít thịt và bị tỳ đè như mông, chân, gót chân, mắt cá chân.

  • Dinh dưỡng cho người già rất quan trọng, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp sức đề kháng tăng, đẩy nhanh quá trình lành vết loét da ở người già. Người nhà nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, nấm…

  • Thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân, tốt nhất là 2h một lần. Xoa bóp nhẹ nhàng và thường xuyên vùng bị tỳ đè, giúp mạch máu lưu thông tránh bị lở loét ở người già.

  • Thường xuyên theo dõi vết sưng tấy, khi đã bị lở loét cần thường xuyên theo dõi và chăm sóc giúp vết loét nhanh khỏi, không bị lan rộng.

( Nguồn: Narcugo website)

Xem thêm

Tình bạn tuổi xế chiều

Khi dần bước vào độ tuổi xế chiều, người cao tuổi cũng dần mất đi những tham vọng về vật chất và hướng đến những nhu cầu về tình cảm nhiều hơn. Bên cạnh tình cảm gia đình, mối tâm giao tình bạn là yếu tố hỗ trợ tinh thần rất quý giá với người cao tuổi, giúp cuộc sống tuổi lưu trở nên bớt cô đơn,  ấm áp và có ý nghĩa hơn.

 1. Tình bạn đồng lứa/đồng niên:

 Khi họ hàng người thân ở xa hoặc quá bận rộn, những mối quan hệ gần gũi xung quanh hơn như những người bạn hàng xóm hay như ở các viện dưỡng lão, những người bạn cùng tuổi xế chiều thường có điều kiện gần gũi và dễ chia sẻ với nhau hơn.

Có những điều mà chính những người trong gia đình cũng không cung ứng được bằng những mối bằng hữu như thế nay. Khi mà họ hằng ngày đã dần cùng vui buồn có nhau, nương tựa bầu bạn với nhau, hiểu và giúp đỡ lẫn nhau. Họ lắng nghe nhau tâm sự, kể cho nhau nghe những kỉ niệm, những việc cùng làm.

Họ chia sẻ những câu chuyện, những kinh nghiệm mà chưa có cơ hội chia sẻ cùng con cháu vì chúng quá bận rộn với cuộc sống bên ngoài.

Tuy vậy, phần lớn người già ở tuổi vàng này họ rất ngại giao tiếp và giới hạn việc tìm thêm bạn mới để tiết kiệm sinh lực và tránh gặp những trái ý không cần thiết.

Việc sức khỏe ngày một yếu cũng khiến người già ngại tham gia các hoạt động sinh hoạt, gắn kết. Việc sức khỏe và nhận thức suy giảm và thính giác và thị giác yếu dần cũng làm giảm khả năng đối thoại suy giảm. Nên chỉ muốn dành thời gian nghỉ ngơi tĩnh tại. Tuy nhiên thì nhu cầu được chia sẻ và nương tựa về tinh thần vẫn luôn nhen nhóm và sẽ bùng phát lên khi gặp được người tâm giao đúng ý.

 

tuổi xế chiều

 

tuổi xế chiều

 

  1. Tình bạn giữa các thế hệ

Thường thường người già muốn có những người bạn cùng lứa tuổi, hoàn cảnh, sở thích kinh nghiệm như nhau sống gần nhau để thuận tiện qua lại và dễ tìm thấy sự đồng cảm hơn.

Nhưng họ cũng có khuynh hướng tạo thêm bạn mới ở lứa tuổi trẻ hơn để thay thế vào chỗ của những người bạn ở tuổi xế chiều đã và sẽ lần lượt ra đi. Tuổi tác không phải là yếu tố quyết định để tạo nên một tình bạn lâu dài. Điều quan trọng đó chính là tìm thấy được sự kết nối những tâm tư, những nguồn giao cảm tương đồng, để có thể chia sẻ buồn vui và làm chỗ dựa tinh thần cho nhau.

tuổi xế chiều 

 

tuổi xế chiều

 

tuổi xế chiều

 

Mặc dù có thể có những căng thẳng, thay đổi ngoài tầm kiểm soát, tình bạn vẫn giúp người già cảm thấy vui lên rất nhiều. Người già hiểu rằng quĩ thời gian của mình không còn nhều nữa và những nhu cầu vật chất dần trở nên không còn quan trọng bằng những yếu tố tình cảm

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của tình bạn bên cạnh các tình cảm gia đình, hôn nhân đối với sức khỏe. Thậm chí tình bạn còn có tác dụng tới sức khỏe tinh thần nhiều hơn các mối quan hệ gia đình.

Các nhà nghiên cứu Úc đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu để chỉ ra rằng những người già có nhiều bạn bè xung quanh sẽ giảm được 22% nguy cơ tử vong so với người ít bạn. Nghiên cứu của đại học Havard cũng chỉ ra rằng quan hệ xã hội tích cực sẽ tăng cường sức khỏe trí não khi chúng ta đương đầu với tuổi xế chiều. Những người phụ nữ không có bạn bè thân thiết có nguy cơ tử vong cao gấp 4 lần so với những người phụ nữ có từ 10 người bạn trở lên.

Tình bạn thực sự giúp ta sống lâu hơn.

Xem thêm

Âm nhạc – Liệu pháp diệu kỳ với Người cao tuổi

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc có khả năng giúp làm giảm sự phiền muồn và cô đơn ở người cao tuổi.

Tinh thần sút kém là dấu hiệu không thể tránh khỏi khi tuổi tác ngày một nhiều lên. Tâm trạng buồn phiền, chán nản kéo dài dễ dẫn đến các chứng trầm cảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cả thể chất cũng như làm giảm tuổi thọ một cách đáng kể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi đắm mình vào âm nhạc, tâm trạng của chúng ta thực sự được biến đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

Âm nhạc cũng giúp cải thiện sức khỏe về nhiều mặt như giảm căng cơ và stress, cải thiện khả năng nhận thức và ngôn ngữ, và đặc biệt là xoa dịu các chấn thương mà cơ thể đang gặp phải.

Vì thế, sự gắn kết âm nhạc với người cao tuổi, đối tượng rất dễ bị tổn thương trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Việc lấp đầy quỹ thời gian rảnh rỗi dư dả của người cao tuổi bằng âm nhạc  sẽ giúp họ hàn gắn những vết thương cũng như tận hưởng cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh hơn.

 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng luôn coi âm nhạc là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động chăm sóc các cụ hàng ngày.

Ở đây, các loại âm nhạc đa dạng luôn được tổng hợp  phù hợp theo sở thích của các cụ và lời khuyên của chuyên gia.

Từ âm nhạc giao hưởng cổ điển giúp làm giảm căng thẳng và tốt cho trí não, cho đến những ca khúc mang âm hưởng gia đình, quê hương, đất nước quen thuộc mà các cụ yêu thích đều được lựa chọn phát hàng ngày, giúp thư giãn và làm phong phú tinh thần suốt cả ngày cho các cụ.

Dàn loa mic hiện đại và ti vi kết nối internet được đặt ngay tại trung tâm của phòng sinh hoạt chung khuyến khích các cụ thể hiện sở thích hát karaoke và sở trường âm nhạc của mình một cách dễ dàng.

Các cụ có thể thỏa sức hòa nhịp cùng âm nhạc qua việc tự cất lên tiếng hát và lắng nghe lời ca của các điều dưỡng viên, những người trẻ tuổi luôn tươi vui, yêu đời và tràn đầy nhiệt huyết.

Âm nhạc như mang mọi người đến gần nhau hơn.

 

người cao tuổi

Ông Ngọc tuy phát âm còn khó khăn nhưng cũng không ngần ngại góp vui một bài

 

người cao tuổi

Cụ Lạc đang thấy phiền muộn trong người, không muốn ra sinh hoạt cùng mọi người. Mà cũng không thể ngồi yên trong phòng khi ca khúc yêu thích đã vang lên rồi 🙂

 

người cao tuổi

Cụ Kim đang chăm chú nhìn màn hình Karaoke để hát theo

 

người cao tuổi

Cụ Bảo thì chỉ thích hát “những bài cũ kĩ” thôi 🙂

 

Người cao tuổi

Điều dưỡng viên ở Diên Hồng ai cũng hát rất hay đấy 🙂

 

Xin mời các cụ cùng đến và hòa giọng ca với Diên Hồng!

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
Sẻ chia trách nhiệm – Vẹn tình yêu thương
Địa chỉ:
U07 – L16 Khu đô thị mới Đô Nghĩa, đường Lê Văn Lương kéo dài, Hà Đông, HN
Liên hệ: 096 866 0115

Xem thêm

Những sai lầm khi sơ cứu người già bị ngã

Đối với người già bị ngã, nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến chấn thương của nạn nhân trầm trọng thêm. Những cách xử lý chấn thương thông thường như xoa bóp, chườm nóng hoặc bôi dầu đều không tốt cho chấn thương.

Khi người già bị ngã không nên xoa bóp mà phải đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện để có phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường ngay sau khi ngã, phần bị thương không sưng. Nhiều người có sức chịu đựng tốt, phần xương bị tổn thương nhỏ không xảy ra ngay. Trên thực tế nhiều người già bị ngã lúc đầu không cảm thấy đau dữ dội, nên không những không đến bệnh viện khám mà còn áp dụng những biện pháp có hại khác, thậm chí làm tổn hại đến định vị xương sau này. Những cách làm sai lầm nên tránh sau khi ngã:

so-cuu-nguoi-gia-bi-nga

Xoa chân, tay: Nếu xoa bừa và xoa bóp vô căn cứ sẽ làm cho vết thương thêm trầm trọng. Trước khi được chẩn đoán chính xác, bạn không nên tùy tiện làm nặng thêm vùng tổn thương. Khi bị thương vùng chân, tay nên gác chân hoặc tay lên cao để máu được lưu thông. Nếu vết thương ở phần cổ tay, nên gác tay ngang ngực, nếu vết thương ở phần bắp chân thì gác chân ngang gối.

Làm vị trí vết thương nóng lên: Sau khi người già bị ngã chúng ta thường hay lấy khăn mặt ấm đắp lên chỗ bị thương. Làm như vậy mới thấy dễ chịu. Nhưng liệu pháp này là có hại. Khi mạch máu của bạn bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến cho mạch máu bị giãn ra, máu chảy càng nhiều, vết thương sau này khó lành hơn. Nếu đã bị gãy xương càng không thể chườm nóng. Vì vậy mọi người nên nhớ trước khi được chẩn đoán đúng, không được chườm nóng lên vị trí bị tổn thương. Nếu bạn thấy đau quá thì nên chườm lạnh bằng đá.

Bôi dầu gió: Dầu gió là loại luôn có sẵn trong tủ thuốc gia đình. Sau khi bị ngã chúng ta thường có thói quen bôi dầu gió lên vết thương và xoa bóp. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ nặng hơn, chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ bị day, chảy liên tục. Vì thế không thể dùng dầu gió và các loại thuốc tương tự khác bôi.

Dùng cao dán: Thông thường nếu dùng cao dán vào chỗ không sưng không sao, nhưng nếu sưng thì đây là biện pháp sai lầm. Nếu gãy xương thì phải đưa chỗ gãy vào đúng vị trí, nhưng tốt nhất là không nên dán cao. Chỉ cần cố định phần xương bên ngoài là được. Bệnh nhân cần kết hợp uống thuốc để xương mau liền. Sau khi xương liền sẽ tháo phần nẹp cố định để bệnh nhân tự điều chỉnh. Đối với những trường hợp xương chệch vị trí, phải phẫu thuật cố định lại vị trí xương. Một tuần nên tháo nẹp cố định ra, vận động gân cốt. Làm như vậy sau một tháng khi tháo nẹp, bệnh nhân không cảm thấy cứng khớp và sẽ hoạt động được ngay, việc cử động sẽ linh hoạt hơn.

Xem thêm

Hướng dẫn di chuyển bệnh nhân bị liệt nửa người

  1. Hướng dẫn di chuyển bệnh nhân liệt nửa người từ giường sang xe lăn.
  • Kiểm tra xe lăn cẩn thận trước khi vận chuyển
  • Di chuyển xe lăn đặt song song sát giường ngược chiều với hướng giường nằm, chốt khóa xe lăm chắc chắn.
  • Thông báo cho người bệnh lý do di chuyển, hướng dẫn người bệnh cách phối hợp.
  • Điều dưỡng viên quỳ 1 chân lên giường lấy điểm tựa, cho tay người liệt lên bụng. Dùng tay khỏe nắm chặt tay bị liệt.
  • Cho chân liệt của người bệnh gác lên chân khỏe, luồn 1 tay đỡ vai, 1 tay giữ chân người bênh. Từ từ nâng người bệnh dậy.
  • Một tay luôn luôn giữ người bệnh, tay còn lại luồn xuống bắp chân người bệnh. Từ từ xoay chân người bệnh đặt xuống sàn nhà.
  • Điều dưỡng để chân giữa hai chân người bệnh, luồn hai tay qua nách người bệnh, để tay khỏe của người bệnh vòng và ôm vào cổ mình
  • Dùng hai tay ôm chặt người bệnh, áp chặt ngực người bệnh vào ngực mình. Hô 1, 2, 3 cùng người bệnh nâng người đứng dậy, xoay người đưa người bệnh đặt vào xe lăm.
  • Kiểm tra cẩn thận tư thế ngồi cho người bệnh xem đã thải mái chưa? Tháo chốt xe lăm di chuyển người bệnh đi.
  1. Hướng dẫn di chuyển người bệnh liệt nửa người từ xe lăm sang giường.
  • Kiểm tra giường, chăn gối cẩn thận
  • Di chuyển người bệnh đến sát giường. Đặt xe lăn song song và người chiều với hướng nằn của người bệnh, chốt khóa xe lăn chắc chắn
  • Hạ chân để chân người bệnh buông lỏng xuống đất.
  • Đặt 1 chân giữa 2 chân người bệnh, đặt tay người bệnh ôm lấy cổ điều dưỡng, luồn tay qua nách ôm người bệnh. Áp ngực của người bệnh vào ngực mình. Hô 1, 2, 3 cùng người bệnh  nâng người đứng dậy xoay người đưa người bệnh ngồi lên giường.
  • Một tay giữ vai người bệnh, tay còn lại luồn tay nâng gối, xoay chân người bệnh đặt lên giường.
  • Từ từ hạ đầu bệnh nhân xuống giường, để chân ruỗi thẳng.

Video hướng dẫn di chuyển người bệnh liệt nữa người Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng nhận chăm sóc và điều trị phục hồi cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não. Chúng tôi với sự tư vấn đánh giá của các bác sỹ đầu nghành sẽ đưa ra các phương pháp điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân tai biến.

Xem thêm

Chơi game giúp trị trầm cảm và tăng cường trí nhớ ở người già

Một báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ), được công bố trên tạp chí Nature, chỉ ra rằng khi người già chơi game có thể tăng cường trí nhớ, tăng tuổi thọ và giảm trầm cảm.

Cải thiện trí nhớ

Adam Gazzaley – Giáo sư thần kinh học, sinh lý học và tâm thần học, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho rằng phát hiện này sẽ giúp ích trong việc chuẩn bị phương pháp điều trị cho những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý, mất trí nhớ và tự kỷ.

Các nhà khoa học đã thiết kế một trò chơi gọi là NeuroRacer nhằm xây dựng một bài kiểm tra và kiểm soát nhóm. Trong đó đã những người ở độ tuổi 20 và 65 – 80 tuổi tham gia thử nghiệm.

Nhóm người lớn tuổi được chơi trò đua xe và thực hiện các yêu cầu đưa ra trên máy tính trong vòng 12 giờ mỗi tháng. Nếu trong thời gian đó điểm số của họ tăng lên, các nhà nghiên cứu cũng sẽ tăng độ khó của trò chơi cho các tháng tiếp theo. Sau bốn tháng thử nghiệm, những người cao tuổi có điểm số trong trò chơi cao hơn cả những người 20 tuổi mới chơi lần đầu.

Sau vài tháng, sự chú ý và trí nhớ của nhóm người cao tuổi đều được cải thiện.

Một nghiên cứu khác từ Đại học bang North Carolina (Mỹ) cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực của trò chơi video đối với người cao tuổi. Trong nghiên cứu của họ, các nhà khoa học tìm thấy mối liên hệ giữa hạnh phúc và việc chơi game. Những người cao tuổi thỉnh thoảng chơi trò chơi điện tử thường cảm thấy “hạnh phúc” hơn và ít có khả năng bị thay đổi tâm trạng khi họ già đi.

Trị trầm cảm

Các bài tập vận động não bằng máy tính trong 4 tuần có hiệu quả tương đương người bị trầm cảm điều trị bằng thuốc trong 12 tuần.

Theo bài báo khoa học của tạp chí Nature Communications, việc tăng cường chơi game trên máy tính có tác dụng như một liều thuốc đối với não bộ, thậm chí còn tốt hơn, trong việc điều trị trầm cảm ở người lớn tuổi.

Cuộc điều tra được thực hiện trên một nhóm người trầm cảm đã về hưu ở độ tuổi từ 60 – 89 tuổi. Các trò chơi trên máy tính đã được sử dụng và đem lại hiệu quả chỉ trong 4 tuần.

Chương trình được phát triển nhằm kiểm tra giả thuyết: Liệu bộ não già nua có thể phục hồi thông qua những luyện tập cường độ cao hay không. Từ đó từng bước giảm trầm cảm, cải thiện tình hình học tập, bộ nhớ cũng như khả năng ra quyết định và thực hiện hành động.

Các nghiên cứu khác trước đây đã chỉ ra rằng việc suy giảm một số chức năng của hệ thần kinh cũng dẫn đến sự phản ứng kém đối với thuốc chống trầm cảm. Hơn nữa, những phương pháp điều trị chống trầm cảm thông thường để lại sự đau đớn, chán nản đối với người cao tuổi. Còn thuốc điều trị thường hiệu quả không ổn định, và bệnh chỉ giảm trong khoảng một phần ba số người điều trị.

Một nhóm các nhà khoa học từ Mỹ và Trung Quốc đã đưa 11 người vào chương trình sử dụng máy tính trong 4 tuần, và kiểm tra mức độ trầm cảm cùng các chức năng của bộ não. Kết quả này được đối chiếu với nhóm 33 người cao tuổi sử dụng thuốc chống trầm cảm Escitalopram, Lexapro hoặc Cipralex và cho thấy: Các bài tập vận động não bằng máy tính trong 4 tuần giúp giảm các triệu chứng trầm cảm tương tự như dùng thuốc Escitalopram trong suốt 12 tuần.

Theo nhà tâm lý học Sarah Morimoto và các cộng sự tại Khoa lão, Viện tâm thần học New York: “72% trong số những người điều trị bằng phương pháp chơi game trên máy tính đã hoàn toàn thuyên giảm bệnh trầm cảm”.

Theo Tuổi già

Xem thêm

Giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ

Tuổi già là thời điểm nghỉ ngơi, vui vầy bên con cháu. Song nhiều người không thể hưởng trọn niềm vui đó bởi các vấn đề sức khỏe: mệt mỏi, đau nhức, khó ăn, khó ngủ, bệnh tật…

Trải qua nhiều năm vất vả vì gia đình, con cái, sức khỏe tuổi già sa sút rõ rệt với 6 vấn đề chính:

Khó ăn, khó ngủ: đây là triệu chứng thường gặp nhất ở người già, dù có nhiều món ngon nhưng không muốn ăn, nhiều thời gian nhưng không ngủ được, đêm nằm trằn trọc.

Duong-lao-dien-hong-hoat-dong130

Nhức mỏi toàn thân: Như một cỗ máy liên tục vận động hơn 60 năm, cơ thể con người bị về già sẽ nhức mỏi, không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn.

Bệnh tật phát sinh: Khi cơ thể yếu cũng là thời điểm bệnh tật thừa dịp tấn công, từ các bệnh vặt như cảm cúm, ho khan… cho đến các bệnh nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, loãng xương, tai biến, viêm nhiễm mãn tính…

Suy thận, viêm phổi: Ở người già, thận thường suy và phổi rất yếu, nên thường ho hen, mệt nhiều, hay thở hụt hơi (phổi yếu), đau lưng, tiểu đêm, tiểu gắt (thận suy).

Cơ thể và tinh thần suy nhược: Chính vì ăn ít, ngủ kém, cộng thêm phải uống các loại thuốc thuốc tây y điều trị quá nhiều nên cơ thể, tinh thần người già ngày càng suy nhược, trí nhớ giảm đi đáng kể.

Tuổi thọ bị ảnh hưởng: Cuộc sống tuổi già vì bệnh tật, đau nhức nên tuổi thọ bị ảnh hưởng.

Theo đó, để giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, người già cần có đời sống tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng lo âu, nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng. Ngoài ra, các vị cao niên có thể bổ sung thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Xem thêm