Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

All Posts in Category: Cẩm nang sức khoẻ

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh Parkinson

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh Parkinson rất quan trọng, giúp cải thiện triệu chứng run, cứng cơ và tạo sự linh hoạt trong cử động.

Nguyên tắc điều trị bệnh Parkinson

Người bệnh Parkinson bị khiếm khuyết vận động về nhiều mặt: cứng cơ, run, cử động vụng về và chậm chạp, dáng đi lật bật.
Mục đích của vật lý trị liệu điều trị bệnh Parkinson là làm giảm tính co cứng, luyện tập phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác, duy trì sự vận động thể chất, và tạo nên ảnh hưởng tốt đối với tâm lý của người bệnh.
vat-ly-tri-lieu

Vật lý trị liệu giúp người bệnh Parkinson cải thiện và duy trì chức năng vận động

Có rất nhiều phương thức vật lý trị liệu được áp dụng và cần phải kết hợp với nhau mới đem lại kết quả.
– Nhiệt trị liệu dưới dạng nhiệt bức xạ hay nhiệt dẫn truyền có tác dụng giảm tính cứng cơ.
– Các cử động thụ động, nhịp nhàng ở nhiều mức độ khác nhau trên tất cả các khớp của cơ thể, và sự nâng đỡ toàn thân bằng kỹ thuật treo là những phương pháp hiệu quả để tạo sự thư giãn toàn thân.
– Tập cử động theo điệu nhạc hay nhịp đếm để cố gắng tạo tính chủ động cho cử động tự ý.
– Tập luyện tư thế.
– Tập luyện dáng đi với bước dài và tay đong đưa.
– Tập cử động khéo léo của bàn tay bằng hoạt động trị liệu.

Một số bài tập vật lý trị liệu cho người Parkinson

Ở giai đoạn sớm, các bài tập phục hồi chức năng có tác dụng rất tốt với người bệnh. Đi bộ được coi là bài tập đơn giản và hữu hiệu. Đi bước chân dài, nhấc ngón chân khi bước về phía trước và đặt chân xuống bằng gót chân, hai chân rộng và giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng, tay vung rộng và mắt nhìn thẳng, đi theo một đường thẳng, tập đi ngang, đi giật lùi và bước sải dài.
Với các bài tập dưới đây, người bệnh cần tham khảo thêm các chuyên gia phục hồi chức năng, không nên tập thử với tất cả các bài tập cùng lúc, vì điều này có thể không dễ dàng, khiến người bệnh hoang mang. Nếu có điều kiện, người bệnh nên gặp các nhà tâm lý học để có được những lời khuyên giúp tâm lý vững vàng.
1) Tập trong tư thế ghế ngồi
– Chống hai tay trên ghế nhấc người lên khỏi mặt ghế, hạ người xuống ngồi lại như cũ (3 – 4 lần).
– Dùng bàn tay đập mặt trống nhịp nhàng (cổ tay uyển chuyển).
– Vặn xoay thân mình (xoay phải, xoay trái) nhờ động tác ở hai tay.
– Một tay đưa lên (mắt luôn nhìn theo tay) từ từ chéo qua mặt để đặt đầu các ngón tay lên sau vai bên kia (tay còn lại để nghỉ). Đổi tay, lặp lại như trên (3 – 4 lần).
– Người bệnh đưa hai tay về phía trước, hai bàn tay áp sát hai bàn tay của kỹ thuật viên (KTV), KTV chuyển áp lực qua từng tay, đồng thời làm động tác gập duỗi khuỷu.
2) Tập trong tư thế bò
– Bò tới, bò lui.
– Đưa từng tay, từng chân lên.
– Đưa cùng một lúc một tay và một chân đối diện.
– Đưa hai tay cùng lúc.
3) Tập trong tư thế quỳ:
– Làm các động tác tập thăng bằng: Đưa hai tay dang ngang, ra trước, lên đầu. Cần làm nhịp nhàng.
4) Tập trong tư thế đứng
– Sử dụng 2 quả bóng quần vợt, luân phiên tung lên và hứng từng quả một (người bệnh thường rất khó thực hiện động tác này).
– Thả chụp bóng.
vật lý trị liệu trong bệnh parkinson
Vật lý trị liệu cho người bệnh Parkinson
– Hai tay cầm một gậy làm động tác duỗi và xoay thân sang phải, sang trái.
– Đi hai tay đong đưa mạnh, gối gập cao, nhịp nhàng, do KTV đi sau điều khiển.
– Chạy tại chỗ.
5) Tập cử động khóe léo của bàn tay trong vật lý trị liệu
– Dệt (khung dệt tay).
– In trên vải hay giấy.
– Nhồi và nặn hình đồ vật bằng các chất dẻo.
– Xếp hình.
Chú ý:
– Nếu có thể nên tổ chức cho người bệnh tập theo nhóm.
– Trong mỗi buổi tập cần có thời gian nghỉ và cho người bệnh hít thở sâu.
– Người bệnh làm cử động chủ động theo nhịp đếm của KTV, nếu có thể tập theo nhạc càng tốt.

Xem thêm

Chăm sóc người cao tuổi bị liệt nửa người sau tai biến

Người cao tuổi thường dễ bị xảy ra tai biến mạch máu não. Sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân tai biến mạch máu não chưa thể phục hồi được các chức năng nên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Ở trường hợp này chúng ta cần hết sức lưu ý khi chăm sóc và điều trị để người bệnh nhanh chóng phục hồi. Sau tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến mỗi người khác nhau do mức độ di chứng để lại cũng khác nhau. Để sống tốt sau tai biến mạch máu não cần được chăm sóc, thực hiện một số thay đổi trong gia đình và thói quen hàng ngày. Một số thay đổi đơn giản có thể giúp người sau tai biến sinh hoạt phù hợp với đặc điểm thể chất và bệnh tật của mình. Dưới đây là một vài lưu ý giúp chúng ta chăm sóc người bệnh tốt hơn.

dieu-tri-sau-tai-bien

Điều trị sau tai biến tại Trung Tâm dưỡng lão Diên Hồng

Về tai biến ở người tai biến mạch máu não
● Với bệnh nhân có thể tự ăn được nên áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau: Cho người bệnh ăn uống như bình thường, nếu ăn ít thì nên tăng thêm bữa trong ngày. Thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ.
– Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ…; chất bột đường từ gạo, bánh mì…; chất béo từ dầu mỡ…; rau củ quả và trái cây.
– Năng lượng cần trong ngày là: 25-30kcal/kg cân nặng/ngày.
– Thành phần dinh dưỡng trong ngày nên được phân chia đa dạng.
– Uống đủ nước: Có thể tính theo 40ml/kg cân nặng/ngày.

– Lưu ý:
+ Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.
+ Nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý thì biểu hiện cơ thể như sau: Da hồng hào, không viêm loét, niêm mạc không bị lở loét, cân nặng đạt mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt, không rụng.

● Với bệnh nhân không thể tự ăn được: Người bệnh tai biến mạch máu não có thể không ăn được do liệt cơ hầu họng. Nếu cố ăn dễ gây sặc hoặc nôn. Vì vậy, nuôi ăn qua ống xông được bác sĩ khuyên áp dụng sẽ giúp người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết trong ngày. Khi chăm sóc bệnh nhân phải nuôi ăn qua ống xông cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Sinh hoạt, tập luyện
● Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

Quá trình tập luyện của bệnh nhân sau tai biến phải kiên trì
● Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
● Nếu bệnh nhân có thể đi được nhưng còn yếu, sử dụng thêm gậy để hỗ trợ.

Điều trị tai biến mạch máu não
Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu, không nên chỉ uống thuốc Tây, mà nên kết hợp giữa Đông và Tây y, dùng thuốc và châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Điều đó sẽ giúp cho quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn.
● Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.
● Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
● Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh; tránh mất ngủ.
● Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
● Tránh táo bón, kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
● Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…
Một số vấn đề chú ý khác:
● Thay đổi một số khu vực trong nhà để cho phép một chiếc xe lăn (cửa trước, phòng tắm, hoặc khu vực nơi người bị tai biến thường nghỉ ngơi, thư giãn).
● Di chuyển đồ nội thất ra khỏi phòng để nhường chỗ cho một xe lăn hoặc tạo không gian làm nơi tập đi bộ bằng khung.
● Di chuyển đồ nội thất để làm rộng đường dẫn đến nhà bếp, phòng ngủ và phòng tắm. Không để dây điện vướng trên các lối đi này.
● Điều chỉnh ánh sáng xuyên suốt ngôi nhà để giảm độ chói và giúp bệnh nhân nhìn rõ hơn trong các khu vực ánh sáng thấp (sau tai biến thường có giảm thị lực).
● Giữ điện thoại và một số thiết bị thường dùng nằm trong tay dễ dàng.
● Thực hiện một danh sách kiểm tra các tình huống không an toàn và các giải pháp có thể.
● Viết ra điện thoại khẩn cấp số lượng in lớn trên thẻ chỉ mục và giữ chúng tại các địa điểm tiện dụng trong nhà.
● Cùng thực hiện một số hoạt động với người bệnh, xem tivi, chơi cờ…
● Đi chơi xa, đi dạo cùng gia đình và bạn bè.
● Cho bệnh nhân xem lại những thứ gợi lại ký ức tốt đẹp (album ảnh, video…), họ sẽ có mong muốn phục hồi.
● Mang giày không trơn và tránh bề mặt trơn.
● Thay các tấm thảm mỏng và dễ trơn trượt trong nhà.
● Thay lót thảm dày để làm cho xe lăn hoặc khung tập đi di chuyển dễ dàng.
● Cài đặt tay vịn hỗ trợ trong đi lên và xuống cầu thang. Kiểm tra để chắc chắn các tay vịn được gắn chặt vào tường.
● Lưu ý trong phòng tắm: đặt thảm chống trượt đặt bên trong và bên ngoài bồn tắm. Trang bị ghế trong nhà tắm. Sử dụng bồn cầu loại cao tiện lợi cho sử dụng. Vòi nước tắt mở đơn giản bằng cách gạt lên, gạt xuống, tiện lợi khi bệnh nhân bị yếu hoặc liệt một tay.
● Trog phòng ngủ: Có sự giúp đỡ dễ dàng và nhanh chóng trong tầm tay qua điện thoại, công tắc đèn gần giường.
Chăm sóc bệnh nhân liệt sau tai biến đòi hỏi phải nắm vững diễn biến tâm lý của người bệnh, theo dõi việc dùng thuốc, luyện tập đúng thời gian qui định, tuân thủ y lệnh… giúp người bệnh từng bước phục hồi vận động và tâm thần để thích nghi với sức khỏe, hoàn cảnh sống phù hợp và tốt hơn.

Xem thêm

Nguyên nhân và cách phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba dẫn đến tử vong sau bệnh tim mạch và ung thư. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 600.000 người mới mắc và tái phát đột quỵ, trong đó 160.000 người tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào việc sơ cấp cứu.
Hiện nay việc điều trị ngày càng có nhiều tiến bộ, điều này giúp giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân nhưng mức độ tàn phế vẫn còn là một thách thức và là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Đột quỵ là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột, hậu quả là tế bào não bị chết do thiếu oxy. Có hai hình thái đột quỵ do thiếu máu não cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.

Nguyên nhân đột quỵ

Nguyên nhân gây ra đột quỵ do thiếu máu não cục bộ thường do cục máu đông trong tim hay mảng xơ vữa trong mạch máu trồi lên não gây tắc mạch não.
Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ dấn đến thiếu máu cho vùng não do mạch máu đó chi phối.
Nguyên nhân thường gặp là cơn cao huyết áp, dị dạng mạch não bẩm sinh, rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.

Diễn biến đột quỵ

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ
Đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà hoặc hôn mê
Gặp khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác
Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể
Đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt
Tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn toàn
Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào như kể trên, phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Việc thăm khám và điều trị cần hết sức khẩn trương, đặc biệt trong khoảng 3 giờ đầu tiên.

Điều trị đột quỵ

Ngay khi vào viện bệnh nhân cần được khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm huyết học, ghi điện tim và đặc biệt là chụp cắt lớp điện toán (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định chính xác nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương. Điều này có tính quyết định đối với thái độ điều trị.

Hãy ăn nhiều rau và hoa quả để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, giảm cholesterol trong máu

– Nguyên tắc điều trị:

An thần, thở máy.
Cung cấp đủ oxy cho não.
Chống phù não.
Chống tăng huyết áp.
Thuốc có tác dụng làm tiêu cục máu đông.
Kiểm soát tình trạng đông máu của bệnh nhân.
Nuôi dưỡng tốt.
Chống loét.
Chống nhiễm trùng.

Sơ cấp cứu người bị đột quỵ

– Tai biến mạch máu não là một tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu. Trong khi chờ xe cấp cứu, người nhà cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở. Nếu bệnh nhân nôn cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân.
– Nếu bệnh nhân co giật, cũng cần để bệnh nhân nằm nghiêng, đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán thìa đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.
– Tất cả các bệnh nhân cần được theo dõi ở khu săn sóc tích cực có sẵn các phương tiện hồi sức cấp cứu.

Phòng tránh đột quỵ

Các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nam giới chính là hậu quả của sự thiếu chăm sóc bản thân ngay từ thời thanh niên và phần lớn đều có thể phòng ngừa.

– Cần giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch:

Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch.
Điều trị rối loạn nhịp tim.
Giảm cholesterol trong máu, ăn ít chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau và hoa quả.
Phát hiện và điều trị tiểu đường.
Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.
Không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.
Thường xuyên vận động và tập luyện.

– Ngoài ra cần chú ý:

Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, đặc biệt với người cao huyết áp.
Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ
Tránh táo bón, đặc biệt với người già.
Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chơi thể thao quá sức.

Chăm sóc tại nhà

– Sinh hoạt, tập luyện.
– Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân giữ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi để tránh bị sặc vào đường thở.
– Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hàng ngày. Cố gắng để bệnh nhân tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Chế độ ăn

– Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê), hạn chế dùng muối.

Xem thêm

Người cao tuổi nên ăn uống thế nào trong dịp Tết?

Ăn là một nhu cầu không thể thiếu được ở bất cứ người nào và cho mọi lứa tuổi để duy trì sự sống. Đối với người cao tuổi , ăn uống có những hạn chế vì sự suy giảm chức năng của các bộ phận răng miệng, tiêu hóa… Để có những ngày xuân vui khỏe cùng con cháu, người cao tuổi cần lựa chọn thức ăn, đồ uống cho phù hợp với sức khỏe.

Đảm bảo các chất dinh dưỡng

Mặc dù thực phẩm ngày Tết rất đa dạng, song người cao tuổi cần chú ý ăn đủ các chất: đạm (protit), đường (glucid), mỡ (lipid) và các chất muối khoáng, sinh tố. Nên ăn các chất dễ nhai, dễ tiêu. Chú ý nhai thật kỹ vì nhai kỹ thì thức ăn đã nhuyễn và có nhiều nước. Trong những ngày Tết, thức ăn có nhiều chất đạm lại được chế biến cầu kỳ, dễ thu hút sự thèm ăn, do đó có thể mỗi bữa ăn thường tăng số lượng. Ăn nhiều chất đạm quá cũng không tốt vì dễ gây béo phì cho người cao tuổi, điều đó rất có thể dẫn đến các bệnh tim, mạch, xơ vữa động mạch.

Trong dịp Tết, ngoài nước uống hằng ngày, có thể uống thêm bia, nước giải khát, rượu. Tuy vậy không nên lạm dụng các loại rượu, bia (trong bia cũng có một lượng cồn) vì rượu bia rất có khả năng làm tổn thương đến tế bào gan, làm xơ gan, thậm chí ung thư gan, đặc biệt ở một số người đang mắc bệnh về gan. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu cho thấy rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu đưa đến xơ gan. Trong dịp vui Tết cổ truyền, sau những bữa ăn thịnh soạn cũng cần cảnh giác với bệnh viêm tụy cấp tính do ăn nhiều chất đạm, mỡ kèm theo có các chất kích thích như rượu, bia, gia vị.

Ngày đón xuân vui Tết thường được dành nhiều thời gian để giao lưu, ăn uống cho nên cuối ngày về đêm, lúc đi ngủ, người cao tuổi thường thấy mệt mỏi và nếu ăn no, uống nhiều trước khi đi ngủ thì càng mệt mỏi hơn và khó ngủ hơn và đi tiểu đêm gây mất ngủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong dịp Tết, nhất là thời tiết ở miền Bắc thường rét, vì vậy không nên tắm về đêm và hạn chế ra ngoài đi tiểu đêm vì dễ gây tai biến mạch máu não khi gặp gió lùa, đặc biệt là gió lạnh.

Vui xuân không quên tập luyện

Bình thường, người cao tuổi chỉ cần ngủ khoảng từ 5 – 6 tiếng là vừa. Mỗi buổi trưa cũng nên ngủ khoảng thời gian từ 30 – 60 phút. Nếu không thể ngủ được do thói quen hay do tác động của môi trường xung quanh như người qua lại nhiều, ồ ào, cười nói, nhạc thì cũng nên nằm nghỉ ngơi để thư giãn là rất cần cho người cao tuổi.

Người cao tuổi thường đi ngủ sớm và dậy sớm. Người ta khuyên là ngủ sớm và dậy sớm tốt hơn rất nhiều so với đi ngủ muộn và dậy muộn. Trước lúc đi ngủ nên tập thể dục nhẹ nhàng thì lúc ngủ sẽ ngon hơn (sâu hơn). Trong những ngày Tết không nên bỏ quên thói quen tập thể dục, nhất là thể dục trước khi đi ngủ. Tập thể dục cũng cần tuân theo bài bản, nên tập từ động tác nhẹ, đơn giản đến trung bình, tránh tập những động tác nặng, khó. Nếu có điều kiện, nên đi bộ vừa để hít thở không khí vừa để thư giãn và đặc biệt trong những ngày vui xuân đi bộ còn để chiêm ngưỡng mọi cảnh vật và con người trong không khí hồ hởi, phấn khởi đón xuân về.

Việc ăn uống, vui chơi trong những ngày vui xuân, đón Tết cũng cần được lưu tâm cho mọi người, đặc biệt là người cao tuổi. Ăn uống tốt là cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ có ích cho bản thân, gia đình của người cao tuổi và cho cả xã hội. Ăn uống điều độ còn có tác dụng tránh nhiều nguy cơ do lão suy. Bất cứ lúc nào ăn uống không điều độ, đặc biệt là những ngày Tết chỉ làm cho sức khỏe kém đi mà thôi. Vì vậy, người cao tuổi nên chọn cho mình một chế độ ăn thích hợp và ngon miệng.

Xem thêm

Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi

Dù còn hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có. Răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa, nếu không được chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt, các bệnh về lợi ở người già có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.

Để chăm sóc răng miệng, người cao tuổi cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Dinh dưỡng hợp lý

Các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn.

Nên ăn trái cây tươi thay cho bánh ngọt (dẻo, dính, dễ bám và làm sâu răng). Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ, vì chúng là đồ ăn sống. Việc ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axít phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng.

Nên ăn đủ các chất: Đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), béo (dầu thực vật; hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng.

2. Phòng bệnh nha chu

Mảng bám vi khuẩn (do thức ăn thừa, khói thuốc lá gây nên) là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Nếu không chải răng kỹ, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm lợi.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng, kích thích gây viêm lợi. Tuy răng còn nguyên nhưng các mô và màng đỡ quanh chân răng (như lợi, xương, men gốc răng, dây chằng) đã bị phá hủy. Răng không còn điểm tựa vững chắc nên từ từ lung lay và thưa dần; bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sưng lợi, lợi túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi.

Cham-soc-rang-mieng-nguoi-cao-tuoi

Người cao tuổi cần đến nha sỹ để khám răng miệng

Để phòng bệnh nha chu, cần giữ vệ sinh răng miệng, ăn những thức ăn mềm

3. Làm răng giả nếu mất răng

Dù bị mất răng do bất cứ lý do gì, người cao tuổi cũng nên đến nha sỹ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng.

Khi đã có răng giả, nên giữ vệ sinh thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm giả được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được chùi rửa sạch sẽ, ngâm vào một ly nước nguội có nắp đậy.

Xem thêm

Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi mùa đông

Theo lời khuyên của các bác sỹ, để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông người cao tuổi cần tập luyện hợp lý và có chế độ ăn uống phù hợp.

Chế độ ăn uống cho người cao tuổi vào mùa đông

Vào mùa đông, người cao tuổi cần chú ý ăn đủ các chất đường, protein, đặc biệt là mỡ giúp cho cơ thể có cơ chất để sinh năng lượng chống rét. Thức ăn phải được nấu chín kỹ, mềm để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ. Người cao tuổi nên ăn các món chế biến dưới dạng súp, hầm, cháo… nên chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn dồn vào 2-3 bữa chính khiến cơ thể khó hấp thu.

Người cao tuổi thường khó ngủ, thậm chí là mất ngủ. Vì thế, bữa tối người cao tuổi nên ăn nhẹ nhàng kèm theo chút hoa quả. Tránh ăn quá no, uống quá nhiều vào bữa tối vì có thể là nguyên nhân mất ngủ do đầy bụng chướng hơi, do đi tiểu nhiều.

 suc-khoe-nguoi_cao_tuoi_mua-dong

Người cao tuổi nên tránh ăn quá no vào buổi tối

Người cao tuổi nên uống đủ nước vào mùa đông, có thể uống một số loại sữa cao năng lượng giúp cơ thể bổ sung cacli và chất dinh dưỡng. Một số người già có thói quen dùng rượu để “chống rét”, đây là điều rất nguy hiêtm vì rượu gây dãn mạch, khi ra ngoài lạnh rất nguy hiểm.

Chế độ tập luyện cho người cao tuổi trong mùa đông

Chế độ tập luyện đều sẽ giúp cho người cao tuổi nâng cao sức khỏe, tăng khả năng chịu lạnh và tăng cường sức đề kháng, giúp cho cơ không bị teo, nhão, khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái; củng cố và tăng cường sự hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp; giảm đường huyết; giảm mỡ máu; ăn uống dễ tiêu, cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên người cao tuổi chú ý nên tập với những động tác nhẹ nhàng, phù hợp, ví dụ như buổi sáng có thể tập các động tác thái cực quyền, các bài tập dưỡng sinh…

Khi tập thể dục, người cao tuổi cần chú ý chọn chỗ kín gió, ấm áp, mặc đủ ấm và phải khởi động kỹ cho người ấm lên sau đó mới bắt đầu tập luyện. Người già nên chú ý chỉ tập luyện sao cho vừa sức và không nên cố tập khi thời tiết quá lạnh.

Giữ ấm cơ thể

Đây là việc quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe của người cao tuổi trong mùa đông vì cơ thể người cao tuổi thường lạnh hơn, đề kháng kém hơn những người trẻ.

suc-khoe-nguoi_cao_tuoi_mua-dong-1

Phòng ngủ của người cao tuổi phải thông thoáng, tránh bị gió lùa

Người cao tuổi phải mặc đủ ấm với áo len, dạ, áo khoác, khăn quàng cổ, mũ len, đi tất dày, để giúp cơ thể tránh được sự mất nhiệt khi trời lạnh. Mặc ấm càng cần thiết đối với một số người bị chứng dị ứng do lạnh: mẩn ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen.

Phòng ở của người cao tuổi phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa. Mùa lạnh có thể lắp lò sưởi hoặc các loại dụng cụ sưởi ấm. Dù mùa đông lạnh, người cao tuổi vẫn nên vệ sinh tắm rửa hàng ngày, hiện nay trên thị trường có nhiều thiết bị sưởi ấm rất hữu ích cho sức khỏe của người già, người cao tuổi, trong đó có đèn sưởi nhà tắm.

Xem thêm

Lời khuyên ăn uống hợp lý cho người cao tuổi

BS Phạm Thị Thục, Sức Khoẻ & Đời Sống

BS Phạm Thị Thục, Sức Khoẻ & Đời Sống

Người già hoạt động ít nên khối cơ sẽ giảm đi 1/3 so với thời trẻ. Với người 70 tuổi, nhu cầu năng lượng giảm 30% so với lúc 20. Vì vậy, họ nên ăn ít hơn lúc trẻ để tránh béo phì. Cần kiểm tra cân nặng thường xuyên để thể trọng luôn ở mức tối đa cho phép.

Cách tính cân nặng hợp lý cho người cao tuổi: Lấy chiều cao (tính bằng cm) trừ đi 100, rồi nhân với 90%. Ví dụ: với người cao 150 cm, cân nặng hợp lý là 45 kg. Cách tính trên cho ta trọng lượng tối đa cho phép.

Tuổi càng cao, cơ thể càng giảm sức chịu đựng đối với chất ngọt. Vì vậy, người cao tuổi phải hạn chế ăn đường, bánh kẹo. Nên dùng chất ngọt từ nguồn bột như cơm, bánh mì, vì chúng được tiêu hóa, hấp thu rồi dự trữ ở cơ thể, chỉ giải phóng từ từ vào máu theo nhu cầu, không làm tăng đường huyết đột ngột.

An-uong-nguoi-cao-tuoi

Khi cơ thể thừa chất ngọt, nó sẽ chuyển thành mỡ dự trữ. Ở người cao tuổi, hoạt động của men lipase phân giải mỡ giảm dần và cơ thể có xu hướng thừa mỡ trong máu, dễ gây bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế chất béo, chủ yếu dùng dầu thực vật.

Quá trình tiêu hóa hấp thu chất đạm cũng kém đi ở người cao tuổi. Sự tiêu hóa đạm thường đi đôi với quá trình thối rữa ở đại tràng, làm xuất hiện độc tố. Nếu lại bị táo bón, chất độc này bị hấp thu trở lại, gây nhiễm độc trường diễn. Vì thế, cần hạn chế ăn thịt (nhất là thịt mỡ) và thay bằng cá. Nên ăn nhiều chất đạm nguồn gốc thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, đậu phụ vì chúng ít gây thối rữa và chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giữ cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, sau đó thải ra theo phân.

Người cao tuổi cần chú ý đề phòng thiếu nước, nhất là trong mùa hè. Để chống lại các gốc tự do gây lão hoá và bệnh tật, cần tăng cường sử dụng những chất chống oxy hóa (có nhiều ở rau quat).

Cách ăn của người cao tuổi:

– Tránh ăn quá no, đặc biệt khi có bệnh tim mạch.

– Nấu thức ăn mềm và chú ý ăn canh.

– Xây dựng thực đơn cho các bữa ăn, thay đổi món ăn giữa các ngày.

– Bữa ăn phải bảo đảm đầy đủ chất bột để cung cấp năng lượng, chất đạm, béo, rau xanh và hoa quả chín. Về nước uống, chỉ cần uống nước chín hoặc nước chè, hạn chế bia rượu.

– Đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Xem thêm

Các bí quyết để có tuổi già khỏe mạnh

Tốc độ hóa già của cơ thể chủ yếu được xác định bởi kiểu gene. Chính vì vậy mà mỗi loài động vật đều có tuổi thọ đặc trưng. Tuy nhiên, lối sống và môi trường sống cũng có thể là yếu tố kìm hãm hay tăng tốc quá trình hóa già của cơ thể.

Lão hóa là một quá trình tất yếu; nhưng nếu trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta duy trì thường xuyên một số nguyên tắc thì có thể làm chậm đáng kể quá trình này.

tuoi-gia-khoe-manh

Kiểm soát stress. Sự không thành đạt trong nghề nghiệp, sự ra đi của người thân, mâu thuẫn trong gia đình hoặc nơi làm việc, vấn đề về con cái… là những yếu tố thường xuyên tồn tại trong cuộc sống và gây nên trạng thái stress (căng thẳng thần kinh, tâm lý). Đây là một tác nhân mạnh mẽ của sự lão hóa. Muốn làm chậm lại quá trình lão hóa sinh học thì phải biết kiểm soát stress, không để cơ thể rơi vào trạng thái stress trong thời gian dài. Những người sống thọ và khỏe mạnh thường có tính cách sống ôn hòa, lạc quan, quan tâm đến mọi người và tương lai.

Dinh dưỡng hợp lý. Mối tương quan giữa cân nặng và tuổi thọ vẫn còn chưa được làm sáng tỏ; nhưng chúng ta đã biết thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư…; đó là những căn bệnh gây tử vong hàng đầu. Chế độ ăn để phòng ngừa các bệnh này đòi hỏi hạn chế chất béo, chất đường và muối ăn; ăn đủ chất đạm, giảm lượng calo trong ngày và cung cấp thỏa đáng các vitamin và muối khoáng. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý làm giảm trung bình 6-10 năm tuổi thọ.

Hạn chế các thói quen có hại. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc uống rượu, bia, hút thuốc, sử dụng các chất ma túy… làm tăng tốc độ già hóa các cơ quan trong cơ thể, mặc dù hậu quả không biểu hiện ngay lập tức và chúng ta ít khi cảm nhận được. Theo tính toán, những người nghiện thuốc lá bị giảm tuổi thọ 8-9 năm; nghiện rượu giảm 10-15 năm.
Rèn luyện thể lực. Trong khoảng giữa 30 và 70 tuổi, cơ thể chúng ta mất khoảng 30 đến 40% khối lượng cơ bắp. Lúc này, hiệu quả cung cấp máu của tim cũng giảm không dưới 30%. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm chậm lại những thay đổi này khoảng 20 năm. Nhiều loại hình tập phù hợp với tuổi trung niên và tuổi già như: đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, đạp xe đạp (tối thiểu 3 buổi trong một tuần, mỗi buổi 30-40 phút)
Hoạt động trí óc. Duy trì hoạt động trí óc là chìa khóa để giảm tốc độ lão hóa. Nếu đã nghỉ hưu bạn nên đọc sách, học, chơi cờ… vào thời gian rỗi để kích thích sự tư duy, phát triển trí tuệ.
Hoạt động xã hội. Những người tính tình cởi mở, có quan hệ xã hội rộng, nhiều bạn bè thường ít bị ốm hơn người sống cô đơn, khép kín. Những ai có nhiều người thân, bạn bè sẽ ít bị tác động bởi stress và có nhiều khả năng chịu đựng với các yếu tố gây stress hơn.
Đến bác sĩ thường xuyên. Nên đi thăm khám bác sĩ ít nhất một lần trong một năm (người già nên thường xuyên hơn). Ngoài khám lâm sàng, nên làm một số xét nghiệm như: điện tim, siêu âm tổng quát, xét nghiệm đường máu, mỡ máu… để có thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe của mình và áp dụng các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Chăm sóc da. 70% những nếp nhăn trên da là do tác hại của tia cực tím của ánh nắng mặt trời gây ra; những tác hại của nó sẽ bộc lộ sau 15-20 năm. Các nhà da liễu đã khuyên mọi người hãy hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dùng các biện pháp che chắn, đội mũ nón.
Dựa trên các giả thiết về tốc độ già hóa của tế bào, các nhà di truyền học cho rằng, con người có thể sống đến 110-120 tuổi. Để sống thọ và sống khỏe mạnh thì ngay từ khi còn trẻ, mỗi người cần xây dựng cho mình một cuộc sống lành mạnh để có sức khỏe thể lực và tâm thần tốt, kìm hãm tốc độ lão hóa của các cơ quan trong cơ thể.

Xem thêm

Những điều cần biết về bệnh loãng xương ở Người cao tuổi

BS. PHAN HỮU PHƯỚC

Thạc sĩ Lão khoa – BV Nguyễn Trãi

Do đâu lại bị loãng xương

Loãng xương là bệnh khá phổ biến hiện nay ở người cao tuổi. Bệnh đã và đang trở thành vấn đề cần được quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng nhất là ở người cao tuổi và phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh ngoài triệu chứng đau thì gãy xương luôn là nổi đe dọa với bản thân người bệnh và gia đình.

Loãng xương là tiến trình tự nhiên của cơ thể, âm thầm nhưng nguy hiểm trong quá trình lão hóa, đặc trưng bởi sự mất chất xương làm cho xương trở nên dòn và dễ gãy. Thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ sau tuổi mãn kinh nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, tiểu đường, nghiện rượu, nằm điều trị lâu tại giường, dùng một số thuốc như thuốc corticoide mà bà con hay gọi là đề xa không đúng cách và kéo dài. Loãng xương do các nguyên nhân này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Diễn tiến của quá trình loãng xương

Quá trình loãng xương kếo dài trong nhiều năm, sau 30 tuổi đã bắt đầu xuất hiện quá trình mất chất xương mất khá nhiều trên 50%, thường khoảng vào tuổi 50 – 70 thì triệu chứng đau mới xuất hiện, chủ yếu ở cột sống lưng hay thắt lưng. Đau là do loãng xương làm các đốt sống trở nên dòn dễ gãy, dễ lún gây đau cột sống kéo dài thường xuyên, đau sẽ nhiều hơn khi ngồi lâu hoặc đứng lâu và đỡ đau khi nằm nghỉ. Đôi khi cũng xuất hiện những cơn cấp tính dữ dội làm cho người bệnh rất hoang mang lo sợ.

Sau nhiều năm tiến triển có thể gây ra biến dạng cột sống như còng lưng, vẹo cột sống. Hiện tượng lún và xẹp cột sống lưng, thắt lưng làm chiều cao giảm dần theo tuổi nghĩa là thấp đi có thể đến 10 cm.

Đau do loãng xương ở xương tay chân có thể gây đau, nếu có đau là do nguyên nhân khác.

Nhưng loãng xương ở xương tay chân có thể gây ra mối nguy hiểm khác là dễ bị gãy xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay khi té ngã hay thậm chí chỉ là cử động sai lệch như chóng tay hay xoay chân mạnh. Vì xương bị loãng rất yếu, rất dễ gãy.

Loãng xương ảnh hưởng nhiếu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Triệu chứng đau, còng lưng làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc và cảm giác mình già hơn yếu hơn cho đến khi gãy cổ xương đùi thực sự biến người bệnh trở thành tàn phế. Vì vậy trong sinh hoạt làm việc cần cẩn thận khi đi lại nhất là những nơi trơn trợt không để bị té ngã, khi làm việc cần tránh những động tác gây chèn ép cột sống như khuân vác nặng, gập mạnh cột sống về phía trước.

loangxuong-nguoi-cao-tuoi

Phòng ngừa loãng xương

Vấn đề phòng ngừa loãng xương thật sự cần thiết trên những đối tượng có nhiều khả năng mắc bệnh loãng xương như người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh. Để phòng ngừa cần lưu ý một số việc sau đây

1. Trong vấn đề ăn uống

2. Tập thể dục thể thao

3. Trong việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác.

* Trong ăn uống nên ăn thêm một số chất chứa nhiều canxi như: rau xanh, tôm, cua, thịt trứng. Có thể dùng thêm sữa. Nên dùng loại sữa chứa nhiều can xi ít ngọt không béo. Những các bạn cần lưu ý không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến dư thừa thậm chí là béo phì.

* Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Vì thực tế cho thấy rằng những người ít vận động, không tập thể dục thể thao nhất là những trường hợp bị liệt hay phải nằm điều trị lâu tại giường thì quá trình loãng xương xảy ra nhanh hơn bình thường. Nhiều nghiên cứu đã cho tấhy rằng hoạt động thể dục thể thao vận động cơ bắp làm hạn chế quá trình mất xương và giúp tăng quá trình tạo xương. Khi luyện tập thể dục thể thao cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

1. Vận động cơ bắp nhịp nhàn từ từ ở mức độ vừa phải, cột sống được tập linh hoạt và uyển chuyển.

2. Trong trường hợp đã bị loãng xương khi tập thể ddục thể thao cần tránh những động tác gây hại cho cột sống như:

w Trồng chuối ngược có thể làm lún xẹp đốt sống

w Động tác cuối gập người nhanh về phía trước có thể làm gãy nứt đốt sống

w Nhảy tại chỗ mạnh cũng có thể làm xẹp đốt sống.

3. Có một số loại hình thể dục như đi bộ và thể thao như bơi lội cũng có tác dụng rất tốt phù hợp sức khỏe người cao tuổi.

Tránh dùng thuốc có thể gây loãng xương

Trong việc phòng ngừa bệnh bà con cần lưu ý tránh dùng kéo dài những loại thuốc có gây ra loãng xương điển hình là thuốc có chứa corticoide mà bà con hay gọi là đề xa. Đặc biệt dưới dạng thuốc uống hay thuốc tiêm có loại tác dụng kéo dài 3 – 6 tháng. Nhiều người thích dùng vì tác dụng kéo dài này nhưng quên rằng tác hại của thuốc nếu có cũng sẽ kéo dài trong nhiều tháng. Thông thường đề xa hay bị bà con lạm dụng để chữa các chứng đau nhức khớp vì giá rẻ dễ mua mà tác dụng giảm sưng, giảm đau nhanh nhưng không thấy được hết hậu quả tai hại vô cùng của nó. Một số người lớn tuổi bị đau nhức khớp đã nghe lời mách bảo của người quen tự mua đề xa uống vô tình làm trầm trọng thêm bệnh loãng xương vốn có của mình.

Ngoài tác dụng chữa bệnh cot-ti-cô-ít còn có những tác dụng có hại như sau khi dùng kéo dài, liên tục và không đúng cách

– Giữ muối và nước gây phù, cao huyết áp, suy tim sung huyết.

– Teo cơ yếu cơ và loãng xương (bà con hay gọi là mục xương)

– Loét dạ dày nặng hơn là xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.

– Rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt.

– Suy tuyến thương thận.

– Làm phát triển nặng thêm bệnh tiểu đường, lao phổi, cườm mắt, tăng nhãn áp.

– Giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm lao và nhiễm nấm.

– Teo da, teo cơ áp xe tại chỗ tiêm.

Thực ra thuốc này không điều trị hết bệnh mà chỉ làm giảm triệu chứng mà thôi. Nhưng với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nêu trên nhắc cho chúng ta phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc dạng đề xa. Vấn đề cơ bản là người bệnh đau nhức cần ý thức rằng không phải chỉ có đề xa mới chữa được bệnh mà còn nhiều thuốc khác ít tác hại nhưng vẫn có tác dụng tốt. Các bạn không nên tự dùng thuốc dù đây là thuốc rất dễ mua. Bạn nên dùng thuốc dưới sự chỉ định, theo dõi, kiểm soát của bác sĩ.

Phát hiện sớm loãng xương

Để phát hiện sớm bệnh loãng xương nếu có điều kiện các bạn cần khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh loãng xương và theo dõi tiến triển của bệnh, trong điều kiện hiện nay có thể làm 2 xét nghiệm là

1. Chụp X quang sống và xương tay chân. Đây là xét nghiệm rẻ tiền và dễ thực hiện ở cơ sở y tế nào cũng có. Nhưng có hạn chế là khi thấy được loãng xương trên phim X quang thì bệnh đã trong giai đoạn muộn xương đã bị mất khá nhiều.

2. Xét nghiệm do mật độ xương giúp đánh giá được khối lượng xương có thể phát hiện loãng xương sớm hơn.

Ngoài ra để khảo sát bệnh hoặc tìm nguyên nhân bác sĩ cho là thêm nhiều xét nghiệm khác.

Lưu ý trong điều trị loãng xương

Vai trò của canxi khi điều trị loãng xương các bạn cần lưu ý rằng loãng xương phải được điều trị trong thời gian dài nhiều năm và các loại thuốc này hầu hết là đắt tiền như Rocaltrol. Miacalcic… thường phải kèm theo cung cấp can xi và nội tiết tố nữ khi cần thiết. Tùy theo dạng loãng xương bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách điều trị riêng theo từng loại. Bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc này.

Các thuốc điều trị loãng xương có tác dụng rất chậm và không phải là thuốc giảm đau nên tình trạng đau có thể kéo dài và lúc này bác sĩ sẽ cho dùng thêm thuốc giảm đau như: Tilcotil, Alaxan, Neo-pyrazon… các thuốc này đều có tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày ít nhiều. Gần đây có thuốc nhiều thuốc mới ít tác hại dạ dày hon như Meloxicam nhưng vẫn không dùng được khi đã bị loét dạ dày. Tốt nhất bạn phải dùng theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Đơn giản hơn bạn có thể dùng paracetamol như Efferalgan.

Tóm lại loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm trong nhiều năm lúc đầu còn nhẹ bệnh không có bất kỳ biểu hiện gì nên người bệnh không biết hoặc chủ quan không lo điều trị sớm. Cho đến khi xuất hiện tình trạng đau lưng hay gãy xương thì bệnh đã quá nặng lúc này việc điều trị rất khó khăn tốn kém và ít hiệu quả.

Cho nên dối với bệnh loãng xương việc ngừa bệnh và phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng nhất là những người bước vào tuổi trung niên, phụ nữ sau tuổi mãn kinh đặc biệt là những trường hợp mãn kinh sớm ở tuổi 40, những trường hợp đang dùng thuốc có thể dây loãng xương. Trong việc phòng ngừa các bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống, rèn luyện thân thể tập thể dục thể thao, không tự ý dùng các loại thuốc có thể gây loãng xương chỉ dùng thuốc khi có chỉ định theo dõi của bác sĩ.

Như vậy nếu biết cách phòng ngừa. Phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được tác hại nguy hiểm của bệnh lãong xương.

Xem thêm

Tập thể dục an toàn và hiệu quả cho người cao tuổi

Vì thế trước khi tham gia tập thể dục, các cụ cần phải tự lượng sức mình để chọn lựa một môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình, điều quan trọng và cần thiết là các cụ tự xét xem mình có vấn đề gì về tim mạch không? Có hay bị đau ngực không? Có thường hay bị ngất xỉu hoặc xây xẩm mặt mày không?… Nếu có vấn đề sức khỏe thì các cụ nên đến khám và hỏi ý kiến bác sĩ để việc tập luyện được an toàn và hiệu quả. Sau đây là một số nguyên tắc để giúp các cụ tập luyện thể dục được an toàn và có hiệu quả cao.

Đối với một số cụ chưa bao giờ tập thể dục thể thao thì nên bắt đầu tập nhẹ và tăng dần phù hợp với sức mình, sau khi khỏe hơn mới dần tăng thêm thời gian và nhịp độ luyện tập.

duonglaodienhong_the_duc

Nên lựa chọn hoạt động thể thao phù hợp mà mình ưa thích nhất. Nếu thích các hoạt động thể thao đồng đội, tập theo nhóm thì có thể gia nhập câu lạc bộ dưỡng sinh, đánh cầu lông, tennis… còn nếu cụ nào thích những hoạt động mang tính cá nhân, các cụ có thể đi bơi, đi bộ trong công viên mỗi buổi sáng.

Các cụ cũng nên lựa chọn thời điểm thích hợp trong ngày mà mình sung sức nhất để tập luyện, ví dụ như có cụ có thói quen ngủ dậy sớm thì việc đi bộ hoặc chơi thể thao vào buổi sáng là thích hợp hơn cả, còn nếu cụ nào thấy về buổi chiều tối mình sung sức hơn cả thì việc tập luyện vào buổi chiều là thích hợp.

duonglaodienhong_the_duc_2

Các cụ cần tập luyện đều đặn, cần có quyết tâm tập đều mỗi ngày một chút chứ không phải tập theo cảm hứng thích thì tập không thích thì nghỉ. Để bảo đảm cho điều này, tốt nhất các cụ nên lựa chọn những hoạt động ăn khớp với thời gian biểu của mình.

Các cụ không nên quá căng thẳng trong việc tập luyện, mà nên tập luyện theo cách mà mình cảm thấy thoải mái nhất, chẳng hạn như có cụ vừa đi bộ trong công viên vừa vui vẻ trò chuyện với các bạn đồng hành, làm như vậy sẽ cảm thấy cuộc tập luyện thật nhẹ nhàng thoải mái, khi nào thấy thấm mệt thì ngồi nghỉ, không nên cố.

Khi ngồi nghỉ sau buổi tập mà 10 phút rồi vẫn thấy mệt hay thở dốc đó là biểu hiện tập quá sức, cần điều chỉnh lại cường độ tập luyện, tương tự khi đang tập hoặc sau buổi tập nếu thấy khó thở hoặc muốn xỉu, bủn rủn chân tay thì đó cũng là dấu hiệu tập quá sức.

Cần tạo điều kiện an toàn và thoải mái tối đa, cần lựa chọn giày, tất thật vừa vặn với chân mình không rộng quá không chật quá, xỏ vào chân không đau không vướng, đôi chân cảm thấy dễ chịu. Các cụ chọn quần áo tập cũng vừa vặn không gò bó, cử động chân tay dễ dàng, chất liệu bằng cotton dễ thấm mồi hôi.

Luôn lựa chọn chỗ luyện tập an toàn, không luyện tập trong điều kiện thời tiết xấu, khi trời mưa gió.

duonglaodienhong_the_duc_3

Nên có các hoạt động đa dạng để tránh nhàm chán, bài tập cần có các động tác khác nhau thay đổi cho đỡ buồn tẻ đơn điệu như xen kẽ giữa bài đi bộ các cụ có thể hít thở, vươn vai hoặc vung tay chân một cách thoải mái tùy thích.

Các cụ cần khuyến khích động viên gia đình và bạn bè hỗ trợ và nếu được thì cùng tham gia tập luyện với mình. Trong trường hợp các cụ có con cháu thì chính quyết tâm luyện tập của các cụ sẽ là tấm gương tốt động viên mọi người trong gia đình tập luyện thể thao giữ gìn sức khỏe, phòng chống các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường… vừa gắn kết mọi người trong gia đình lại đoàn kết thương yêu nhau, tạo một bầu không khí vui vẻ đầm ấm rất có lợi cho sức khỏe.

Khi bắt đầu tập luyện các cụ cần đề ra cho chính mình mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn để theo đó mà thực thi, ví dụ như các cụ muốn giảm 5kg là mục tiêu dài hạn thì đặt mục tiêu ngắn hạn là trong một tháng giảm được từ 0,5-1kg và cứ thế thi hành. Có như vậy các cụ mới có được niềm tin để nâng cao sức khỏe của chính bản thân mình và cần coi việc tập luyện thể thao như điều không thể thiếu trong nếp sống của mình, để mỗi ngày của tuổi già là những ngày vui, khỏe.

BS. Thanh Quy

Xem thêm