Đau nhức xương khớp là một trong những căn bệnh mà con người có nhiều nguy cơ sẽ gặp phải khi về già và thực tế cho thấy hầu như người cao tuổi nào cũng đều mắc căn bệnh này. Đau nhức xương khớp khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, nhức buốt trong xương, đặc biệt là ở xương ống chân, xương cánh tay, xương cổ và xương vai gáy.
Khi thời tiết sang thu, sang đông và bắt đầu trở lạnh, những triệu chứng này sẽ còn rõ rệt hơn nữa, từ đó không chỉ gây cho người cao tuổi cảm giác đau đớn, khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Đến nay, mặc dù y học vẫn chưa thể tìm cách chữa trị dứt điểm căn bệnh này nhưng chúng ta vẫn có thể làm thuyên giảm những cơn đau cũng như tần suất xuất hiện những cơn đau bằng nhiều cách khác nhau. Vậy đó là những cách gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, các chuyên gia dinh dưỡng, việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp ở người già. Theo đó, những bữa ăn của người cao tuổi nên được kết hợp giữa các thực phẩm giàu axit béo Omega 3 (như cá, tôm, cua,…), các món hầm từ sụn bò, xương ống, các loại rau xanh và trái cây, sữa, các thực thẩm từ sữa và các loại ngũ cốc.
Áp dụng chế độ sinh hoạt hợp lý
Để quá trình điều trị bệnh đau nhức xương khớp có hiệu quả hơn, bên cạnh việc tuân theo chế độ ăn uống khoa học, người cao tuổi cũng nên kết hợp cùng một chế độ sinh hoạt thực sự hợp lý. Theo đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh đi lại quá nhiều khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng, căng gân hay rách gân,… Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể tập luyện một số môn thể thao với cường độ nhẹ giúp gân cốt thư giãn như thái cực quyền, yoga,…
Sử dụng thuốc điều độ
Việc sử dụng thuốc men một cách phù hợp cũng có ảnh hưởng nhất định đối với việc điều trị bệnh xương khớp ở người già. Tuy nhiên, người cao tuổi không nên tự ý uống thuốc mà nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ và chuyên gia trong ngành.
Trên đây là một số phương pháp tuy đơn giản nhưng cũng vô cùng hiệu quả đối với việc điều trị bệnh đau nhức xương khớp ở người già. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có cho mình những thông tin thực sự bổ ích và hữu dụng.
Chăm sóc người ốm không phải là một chuyện dễ dàng thì chăm sóc người già bị ốm, bị sốt lại càng khó khăn hơn. Nó đòi hỏi người chăm cần phải ân cần và kiên nhẫn hơn bởi sức khỏe của người già đều đã suy yếu rất nhiều nên trong quá trình chăm sóc cần hết sức cẩn thận. Vậy bố mẹ, ông bà của bạn chẳng may bị sốt thì bạn cần chăm sóc như thế nào mới đúng cách, hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để biết cách thực hiện khoa học nhé.
Thường xuyên cấp nước cho người già
Khi bị đau ốm đặc biệt là sốt cao cơ thể bị mất rất nhiều nước do đó bạn nên lưu ý thường xuyên hỏi thăm người già có khát nước hay không, cho dù không khát cũng nên uống nước nhiều lần để cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn. Bạn có thể cung cấp nước một cách gián tiếp mà bổ ích như ăn nhiều hoa quả, nước canh hay nước điện giải đều rất tốt cho cơ thể.
Xoa bóp chân tay, lưng cho người già
Khi về già, sức khỏe con người suy giảm rõ rệt, người già luôn cảm thấy đau nhức, mỏi cơ nhất là khi bị sốt sẽ phải nằm im một chỗ khiến cơ thể càng nhức hơn. Vì vậy bạn nên thường xuyên xoa bóp chân tay, vùng lưng và các cơ cho người già để khiến họ cảm thấy khỏe mạnh hơn, thoải mái hơn và đẩy lùi căn bệnh nặng hơn.
Giữ môi trường sạch sẽ xung quanh người bệnh
Điều này cực kỳ quan trọng bởi chỉ khi đồ vật và môi trường xung quanh người bệnh sạch sẽ thì mới hạn chế vi khuẩn gây bệnh tiếp tục phát triển và cũng giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, bạn cần làm các việc như: lau chùi những món đồ có khả năng bám bụi ở xung quanh người bệnh, thường xuyên giặt giũ và thay ga gối, chăn cho người bệnh, không nên đóng kín mít phòng vì không gian bí bách cũng khiến người bệnh cảm thấy mệt hơn.
Đặc biệt, bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho người già bị ốm bằng nước ấm như vệ sinh răng miệng, tắm rửa sau một vài ngày và lưu ý sau khi chạm nước thì cần lau khô ngay để nước không ngấm vào cơ thể khiến bệnh càng nặng hơn nhé.
Nghe sự hướng dẫn, lời khuyên của bác sỹ
Là người chăm sóc bệnh nhân, chúng ta thường không biết phải sử dụng thuốc như thế này, hay nên cho người bệnh ăn uống như thế nào. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của bác sỹ, là những người đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn chính xác nhất để giúp người già nhanh chóng khỏe mạnh trở lại nhé.
Gặp ông Bách, tôi bị ấn tượng với mái tóc ngố, cặp kính thời trang chống bụi có vẻ ngầu nhưng quần áo vô cùng giản dị màu nâu hoặc màu lông chuột ánh mắt sáng theo cái kiểu một người làm khoa học và ông hay cười, mắt tít lại toát lên vẻ lương thiện.
Ông Thái Văn Bách vẫn luôn lạc quan dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bệnh tật
Ông sinh ra và lớn lên ở thành phố Vinh. Năm 1945, trong nạn đói lịch sử, ông về Hà Nội học tập rồi sau đó di cư vào Nam học ở Đại học Sài Gòn. Ra trường ông về giảng dạy môn toán lớp 11, 12 tại một trường THPT tại Bến Tre. Ông tâm sự: “Dạy học ở miền Nam khó lắm. Vì học sinh ở trong này hay bắt bẻ lắm nên là tôi mải mê học tập, quên mất chuyện lấy vợ”.
Trò chuyện với ông mới thấy ông là một kho lịch sử và các kiến thức về triết học, khoa học, dược học… bởi ông đam mê tìm hiểu và nghiên cứu. Ông có thể say sưa kể chuyện cả ngày không hết về lịch sử Việt Nam, nhất là vào thế kỷ 20. Những câu chuyện về vua Bảo Đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ông Trần Văn Giàu qua lời kể vô cùng sinh động của ông khiến cho những người trẻ như chúng tôi bị cuốn theo. Ông còn nói tiếng Pháp rất thành thạo. Hằng ngày ông cùng với ông Cảnh và ông Toàn “buôn chuyện” với nhau bằng tiếng Pháp làm cho chúng tôi chỉ biết nhìn nhau cười. Có khi ông nói xấu chúng tôi mà không ai biết ấy chứ. Những quan điểm làm người của ông cũng đáng để học tập. Ông dạy chúng tôi “Chúng ta phải sống hòa hợp với mọi người xung quanh, không kiêu căng, không khinh người, nếu có khả năng thì nên giúp đỡ người khác”.
Nhìn ông vui vẻ, thân thiện vậy nhưng ít ai biết ông bị bệnh nặng đến mức phải nghỉ hưu sớm vì không đủ sức khỏe để đứng trên bục giảng. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng 1 ngày học tập và nghiên cứu, sống lạc quan để chống chọi với bệnh.
Cũng vì không có vợ con nên trước khi vào Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, ông đã sống 10 năm trong chùa Phật Tích – Bắc Ninh. Giờ đây khi đã 80 tuổi, sức khỏe yếu đi, ông chọn cho mình một cuộc sống bình yên trong viện dưỡng lão, được chăm lo đầy đủ, không phải lo lắng vì bất kì điều gì. “Thoải mái, khoan khoái, không có kẻ thù”, ông nhấn mạnh. Với ông, thế là đủ.
Không chỉ hòa đồng với các điều dưỡng viên, ông Bách còn tìm thấy nhiều người bạn già hợp gu trong Viện dưỡng lão Diên Hồng. Cùng thảo luận về các cuốn sách với ông Biền, cùng nói chuyện bằng Tiếng Pháp với ông Toàn… Gác lại cuộc sống bộn bề ngoài kia, với người già, họ chỉ cần an yên bên những người bạn, vẫn được làm những gì mình thích.
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu, chính vì thế mà người cao tuổi cần chú ý chế độ ăn uống sao cho vừa ngon miệng lại đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 3 cách giúp người lớn tuổi luôn sống vui, sống khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Hãy luôn để tâm hồn được thanh thản
Hầu hết các ông bà cao tuổi đều suy nghĩ rất nhiều cho con cháu, thậm chí họ còn có những suy nghĩ tiêu cực khi tuổi ngày một lớn hơn.
Tuy nhiên, để sống lâu, sống thọ thì người già cần sống lạc quan hơn, yêu đời hơn. Việc giữ thái độ và tinh thần lạc quan sẽ tác động không nhỏ giúp cho hệ thần kinh được cân bằng, cơ thể thêm khỏe mạnh.
Nên dành thời gian xem ti vi, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ trong khu phố. Nếu có thể hãy cùng đi chơi đây đó, du lịch thăm thú cảnh quan hay tới thăm hỏi bạn bè vừa là để qua thăm vừa để ôn lại những kỷ niệm xưa.
2. Chế độ dinh dưỡng
Đây được đánh giá là yếu tố vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến sức khỏe của người già. Bạn nên xây dựng một chế độ ăn riêng để đảm bảo dinh dưỡng
Theo các chuyên gia, khi tuổi cao, cơ thể bạn sẽ trở nên lão hóa. Các chức năng ở các cơ quan, bộ phận trở nên suy giảm lúc này cơ thể cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu gấp nhiều lần so với thời trẻ.
Ngoài ra, người cao tuổi tuyệt đối không nên ăn quá nhiều cơm. Thay vào đó hây xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, nên thay đổi cách chế biến để giúp người già cảm thấy đồ ăn ngon miệng và hấp dẫn hơn.
Lưu ý, nên giảm mỡ, giảm thịt đường và muối trong khi chế biến để giảm nguy cơ bị huyết áp. Nên ăn cá cùng rau củ để bổ sung đầy đủ vitamin và khoàng chất thiết yếu.
3. Một giấc ngủ ngon
Dù với người lớn tuổi hay trẻ nhỏ thì giấc ngủ là rất quan trọng. Việc ngủ ngon giấc sẽ giúp người lớn tuổi cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Để có giấc ngủ tốt bạn nên ăn uống đầy đủ, tránh xa sử dụng loại đồ uông cồn, caffeine, hút thuốc lá…
Ngoài ra, người già cũng nên tập dưỡng sinh để tinh thần thoải mái, nên dễ đi vào giấc ngủ đồng thời giúp giấc ngủ sâu.
Đặc biệt, nên đặt giường ngủ ở nơi gần cửa sổ để có không khí thoáng đãng, dễ chịu.
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn chia sẻ cùn bạn. Mọi thắc mắc vu lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ.
Tiết trời trở lạnh, cơ thể người cao tuổi với sức đề kháng yếu cần cẩn trọng tránh mắc phải một số căn bệnh dưới đây.
1. Bệnh viêm khớp gối
Thời tiết lạnh giá là thời điểm căn bệnh viêm khớp gối hoánh hành nhất là ở những người cao tuổi. Bệnh viêm khớp này sẽ khiến quá trình vận động gặp nhiều khó khăn. Thông thường, bệnh có biểu hiện đau đớn khi cử động, người bệnh phải vận động từ từ để giảm đau.
Trong trường hợp bị đau do viêm khớp gối, bạn nên dùng rượu thuốc chuyên dụng để xoa bóp khớp bị viêm. Việc làm này giúp cho lượng máu lưu thông tại chỗ tăng lên.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, D, E cùng omega 3 và 6d dẻ giúp cải thiện, phòng tránh các bệnh về khớp.
2. Đau lưng
Dù người trẻ hay người già thì nguy cơ mắc đau lưng đều rất cao. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này tuy nhiên theo các chuyên gia thì người lớn tuổi bị đau lưng chủ yếu là do thoái hóa cột sống.
Đau lưng ở người cao tuổi sẽ khiên họ khó nằm, khó ngủ thậm chí đau nhức gây mất ngủ. Biện pháp giải quyết dành cho đối tượng này chính là xoa bóp.
Bạn hãy bắt đầu xoa bóp từ chính giữa cốt sống sau đó đến cơ hai bên của vùng thắt lưng. Tránh tự ý cho người lớn tuổi dùng thuốc giảm đau bởi loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.
3. Cứng khớp
Rất nhiều người cao tuổi gặp phải tình trạng cứng khớp khó vận động sau khi ngủ dậy. Căn bệnh này xuất hiện là do khớp bị thoái hóa không đủ chất nhờn để bôi trơn.
Để giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng này, người cao tuổi nên vận động nhiều, đi lại thường xuyên. Việc làm này sẽ giúp cho màng hoạt dịch được tái kích hoạt nên dịch khớp sẽ sản sinh nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống sao cho đảm bảo đủ các chất canxi, glucosamine cùng các loại vitamin. Người mắc bệnh khớp cũng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé.
4. Bệnh đường hô hấp
Không chỉ trẻ nhỏ, trời lạnh người già cũng hay mắc các bệnh hô hấp. Vì thế người cao tuổi nên mặc đủ ấm, giữ cho không gian sống luôn thoáng mát, sạch sẽ. Tránh tiếp xúc với ccs loại khói buij hay hút thuốc lá.
Trường hợp thấy người già có biểu hiện của một số căn bệnh hô hấp, cần đưa đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng.
Trên đây là một số căn bệnh thường gặp của người cao tuổi khi trời lạnh. Hi vọng, bài viết đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.
Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi về già là trách nhiệm của con cái, tuy nhiên để việc chăm sóc được tốt nhất thì không phải ai cũng làm được. Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu một số lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi nhé.
1. Người cao tuổi thường hay nhạy cảm
Khi về già, tâm sinh lý của các ông bà sẽ có sự thay đổi. Nhất là khi về hưu, công việc không còn vị thế như trước sẽ dẫn đến cảm giác buồn bã, tủi thân và cáu gắt.
Đây được xem là tình trạng khủng hoảng tâm lý ở người già và con cháu nên nắm bắt nhanh nhạy để giúp họ vượt qua thời kỳ này dễ dàng hơn.
Bằng cách hãy để cho người cao tuổi gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người, để họ thường xuyên được trò chuyện, bày tỏ và quan trọng hơn là luôn lắng nghe, ủng hộ, động viên họ nhé.
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nếu để ý bạn sẽ thấy, khi tuổi cao người ta thường ăn uống không ngon miệng, cơ thể sụt giảm cân nặng nhanh chóng, sức đề kháng yếu. Do đó, những người chăm sóc người già cần phải chú ý để xây dựng một thức đơn và chế độ dinh dưỡng hợp lý vừa cân đối lại đầy đủ dưỡng chất.
Thay vì ăn 3 bữa như hàng ngày, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn vừa không gây nhàm chán mà cơ thể lại dễ hấp thụ dưỡng chất hơn. Ngoài ra, quá trình chế biến cần nêm nêm cho vừa miệng tránh niêm quá mặt hay quá nhạt, quá nóng hoặc quá lạnh và tất nhiên là không cho nhiều dầu mỡ nhé.
Bên cạnh đó, do thể trạng của mỗi người là khác nhau, vì thế bạn cần nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia về các loại thực phẩm cần có trong bữa ăn hàng ngày.
3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Dù là người trẻ hay người già thì việc kiểm tra sức khỏe là vô cùng cần thiết. Bạn nên đưa họ đi thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện ra tình trạng bất thường. Ngoài ra, nhờ việc khám thường xuyên bạn cũng an tâm hơn về tình hình của người nhà đồng thời có những phương án giải quyết phù hợp nhất khi có bất trắc gì xảy ra.
4. Vận động và rèn luyện mỗi ngày
Thay vì để người già ở trong nhà hãy đưa các cụ ra ngoài mỗi ngày để vận động, thư giãn và trò chuyện cùng những người bạn khác sinh sống trong khu. Việc làm này sẽ giúp tâm lí họ thoải mái hơn và không cảm thấy mệt mỏi, tù túng.
Ngoài ra, bạn có thể đăng ký cho họ tham gia các khóa học về yoga, thiền, dưỡng sinh tại các câu lạc bộ người cao tuổi.
Hạnh phúc đối với nhiều người mẹ có lẽ là được thấy con mình lớn khôn và thành công. Bà Kim cũng là một người mẹ như thế. Bà luôn quan niệm rằng: “ Chỉ cần con sống vui vẻ là mẹ thấy hạnh phúc rồi”. Gặp bà trong trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, ngay lần đầu tiên tôi đã rất ấn tượng và yêu thích cách mà bà giao tiếp, quan tâm đến mọi người xung quanh. Những lúc tâm sự, lúc nào trên môi bà cũng nở một nụ cười. Điều ấy khiến cho mọi người luôn cảm thấy thoải mái và gần gũi với bà Kim. Cứ ngỡ rằng một người luôn vui tươi, yêu cuộc sống như bà chắc hẳn phải từng có một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng khi được tâm sự với bà, tôi mới biết rằng quá khứ của bà thật không dễ dàng.
u Kim luôn là người vui tươi và gần gũi với mọi người
Bà Kim sống trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ tại thủ đô Hà Nội, bà là dân quân kháng chiến và cũng đồng thời là cán bộ nhà máy dệt. Bà lấy chồng năm 28 tuổi và hai người có một cô con gái đáng yêu. Trong thời kì kháng chiến gian khổ có một gia đình nhỏ giống như bà đó quả thật là một điều rất hạnh phúc.
Cứ ngỡ rằng cả gia đình nhỏ bé ấy sẽ đùm bọc yêu thương nhau đi qua thời kì khó khăn này. Nhưng cuộc sống trớ trêu, chồng bà bệnh nặng qua đời khi cô con gái mới lên 6 tuổi. Lúc ấy bà cảm thấy bản thân thật sự bất lực và sợ hãi. Trong lúc chiến tranh bom đạn, cuộc sống khó khăn muôn bề, mà chỉ còn lại mỗi 2 mẹ con, bà không biết mình sẽ sống tiếp như thế nào? Bà chỉ còn biết khóc, khóc rất nhiều. Cô con gái bé bỏng nhìn mẹ khóc cũng khóc theo, rồi cả 2 mẹ con ôm nhau khóc. Nhìn con gái ôm chặt mẹ khóc, bên ngoài là tiếng máy bay địch và còi hú báo động. Bà biết mình không thể buông xuôi, bà phải sống, phải mạnh mẽ vì chỉ có như thế, con gái của bà mới có thể tiếp tục sống vui tươi được.
Bà là một người rất thích hoa
Sự khó khăn lên đến đỉnh điểm là khi 2 mẹ con bà bị đuổi khỏi ngôi nhà đang ở vì hết tiền thuê nhà. Không còn cách nào khác, bà đành bế con đến cơ quan xin ông giám đốc cho ở nhờ trong phòng kho vải may mặc.Vì biết được hoàn cảnh gia đình bà nên mọi người trong cơ quan đều giúp đỡ. Bà Kim vẫn không thể nào quên được những ngày tháng khổ cực ấy, ban sáng con gái gửi đến nhà trẻ, bà đi làm rồi ăn cơm bụi vì trong cơ quan không cho nấu ăn. Đến chiều phải đi rất xa để đón con rồi hai mẹ con lại ăn cơm bụi ven đường để tối vào kho vải ngủ.
Đêm xuống, nhà kho không có giường chỉ có những thùng vải may mặc. Nhưng bà không dám để con gái nằm lên vì sợ con gái đái dầm ra ướt hết vải thì hai mẹ con chắc chắn sẽ bị đuổi. Thương con, bà mua một chiếc chõng tre để giáp một đầu vào đống vải, rồi cho con nằm trên. Bà chỉ dám nằm dưới đất vì chiếc chõng không đủ cho cả hai. Và cũng là muốn con được ngủ yên giấc bà nằm ngay sát đầu còn lại của chiếc chõng tre đề phòng con gái không may có năn người xuống thì cũng sẽ năn xuống người bà. Chăm lo cho con từ bữa ăn, giấc ngủ. Tất cả những gì tốt nhất, mẹ chỉ muốn giành hết cho con. Mẹ tuy rằng không thể cho con một gia đình hoàn hảo. Nhưng mẹ sẽ yêu con theo cách hoàn hảo nhất.
u Kim luôn là mẫu ảnh đẹp nhất tại Diên Hồng
Sống trong thời chiến, không ai có thể biết trước được điều gì. Nỗi sợ của bà Kim không chỉ là cơm ăn, áo mặc hay chỗ ngủ cho hai mẹ con mà còn là sự sợ hãi đến run rẩy mỗi lần bà làm nhiệm vụ tác chiến. Trước mỗi lần thực hiện nhiệm vụ bà đều nói lại với người trông trẻ rằng: “ Nếu em còn sống thì em quay về em nuôi con, nếu em không về được thì bác gửi con em vào trại mồ côi giúp em”. Nói xong những lời đó, nhìn cô con gái ngây ngô không hề biết mẹ sắp làm nhiệm chiến đấu, nước mắt bà đã tuôn rơi từ bao giờ.
Dường như ông trời còn thương đến hai mẹ con bà, lần nào bà làm nhiệm vụ cũng trở về an toàn. Rồi thời kì chiến tranh gian khổ cũng qua đi, cô con gái nhỏ bé ngày nào của bà cũng đã kết hôn và định cư ở nước ngoài. Bà cũng đã sang sống thử cùng các con ở nước ngoài 2 năm nhưng vì không quen thời thiết và văn hóa khác biệt nên bà trở lại sống trong viện dưỡng lão Diên Hồng tại Việt Nam. Bà chia sẻ: “ sống trong trung tâm được các bạn chăm sóc quan tâm thành ra mình lại có thêm nhiều con nhiều cháu. Lại còn có nhiều hoạt động vui chơi phù hợp với tuổi tác và sở thích của bà nên mà cảm thấy rất thoải mái”.
Con cái đã lớn cả rồi, đã tự lo được cho bản thân, bà không cần phải lo lắng nhiều nữa. Bà luôn quan niệm rằng: “ Bây giờ già rồi, phải biết giữ gìn sức khỏe để mình không bị ốm. Vì nếu mình bị ốm thì bản thân mình đã khổ, con cháu lại phải nghỉ làm về chăm sóc, lại làm khổ chúng nó.” Thế mà bà lại nói là không phải lo lắng cho con cháu nữa. Bà đâu chỉ lo cho con, cho cháu mà còn là lo rất nhiều nữa. Cho đến tận lúc này, khi bà đã gần chín mươi tuổi, tình yêu, sự chăm lo cho con cháu vẫn không hề thay đổi. Bà Kim quả là một người bà đáng kính, một người mẹ vĩ đại.
u Kim( đội mũ) và hội bạn thân của mình tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
Tình yêu mà mẹ dành cho con chính là sức mạnh lớn nhất để mẹ vượt qua mọi đau khổ, vất vả trong cuộc sống. Mẹ không cần nhà cao, mẹ không cần xe đẹp, hãy trưởng thành và sống thật vui vẻ vì điều đó là sự báo đáp lớn nhất của con đối với mẹ. Cả cuộc đời mẹ là dành để yêu con.
Khác với các nước phương Tây, ở Việt Nam việc đưa người già vào sinh sống tạo các viện dưỡng lão vẫn còn vướng phải nhiều chỉ trích của xã hội. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách thấu đáo thì việc đưa người nhà vào các viện dưỡng lão là lựa chọn phù hợp, nhất là trong bối cảnh ngày nay.
Trên thực tế, việc đưa ông bà, cha mẹ vào viện dưỡng lão vì không có thời gian chăm sóc là điều nên làm. Bởi khi vào đây, người già sẽ được sống trong không khí yên tĩnh, không tất bật, căng thẳng, lại có thời gian bầu bạn, trò chuyện với bạn bè cùng độ tuổi.
Vậy có nên đưa người già vào viện dưỡng lão không?
Trước hết, tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà quyết định có đưa ông bà, cha mẹ vào viện dưỡng lão sinh sống hay không. Bởi thực tế, người Việt rất coi trọng gia đình, thích có con cháu sum vầy, ở bên để chăm sóc, quan tâm nhau từng miếng ăn, giấc ngủ.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, xu hướng người lớn tuổi chọn ở viện dưỡng lão ngày càng tăng lên bởi một số những lí do sau:
– Viện dưỡng lão là nơi giúp người cao tuổi có được không gian sống yên tĩnh, thanh bình và không hề bị tác động từ cuộc sống xô bồ, tất bât ngoài kia.
– Tránh được mâu thuẫn do sự khác biệt trong suy nghĩ của các thế hệ trong gia đình. Vì vậy, ở viện dưỡng lão là lựa chọn tối ưu cho người già để không bị xung đột với con cháu.
– Chọn viện dưỡng lão, người già sẽ được nghỉ ngơi một cách thoải mái, không vướng bận chuyện con cháu, cơm nước hay dọn dẹp nhà cửa mà thường ngày họ vẫn làm. Không phải đau đầu đối mặt với những mối quan hệ căng thẳng như mẹ chồng nàng dâu…
Ở viện dưỡng lão, con cháu vẫn có thể đến thăm nom mỗi tuần, do đó người già vẫn có thể thỏa ước mong gặp con cháu mà tình cảm gia đình lại khăng khít, gắn bó bền chặt hơn, chẳng thế mà ông bà ta xưa có câu “xa thơm gần thường”.
Sự khác biệt trong suy nghĩ và tư tưởng giữ người già và con cháu khiến khoảng cách giữa họ ngày càng xa nhau. Nhiều người phải chứng kiến những cảnh tượng đau lòng như con cháu bất hiếu tranh giành tài sản ngay cả khi bố mẹ vẫn khỏe mạnh hay việc con dâu phải chăm sóc mẹ chồng đâm ra bực dọc, khó chịu… và rất nhiều câu chuyện khác xảy ra.
Chính vì thế, nhiều người đã chọn ở viện dưỡng lão. Tại đây, người già không chỉ được chăm sóc tận tình mà còn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mà không vướng bận lo toan.
Phần lớn mọi người đều thắc mắc không biết người lớn tuổi ở viện dưỡng lão sẽ thế nào, được chăm sóc ra sao, có tốt không?… Để giúp bạn giải đáp những thắc mắc này bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin hữu ích.
Những năm gần đây, xu hướng người gia đăng ký ở viện dưỡng lão ngày càng có xu hướng tăng. Sở dĩ có điều này là do con cái họ quá bận rộn với công việc mà không có thời gian chăm sóc tốt cho cha mẹ, vì thế lựa chọn hình thức đăng ký ở viện dưỡng lão để cha mẹ vừa được chăm sóc từng li từng tí lại có thêm người bầu bạn. Vậy ở viện dưỡng lão thế nào, có tốt không?
Trên thực tế, ở viện dưỡng lão, người cao tuổi sẽ được:
1. Chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày
Với quy mô hoạt động chuyên nghiệp, ở viện dưỡng lão người cao tuổi sẽ được sinh hoạt theo giờ giấc khoa học. Ăn ngủ đúng nhịp khoa học, từ bỏ những thói quen xấu như ngủ thất thường hay rượu chè…
2. Quản lí sức khỏe
Tại viện dưỡng lão, người cao tuổi được lập hồ sơ y tế để các bác sĩ, y tá, điều dưỡng dễ dàng nắm đươc tình trạng sức khỏe. Hàng ngày, điều dưỡng và y tá sẽ kiểm tra lần lượt các chỉ số, nếu có dấu hiệu gì bất thường sẽ kịp thời xử lí.
Ngoài ra, viện dưỡng lão còn thường xuyên liên kết với các bệnh viện uy tín để thăm khám, kịp thời phát hiện và xử lý khi thấy có nguy cơ phát sinh bệnh tật.
3. Hỗ trợ phục hồi chức năng
Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà bác sĩ, y tá sẽ chỉ định các bài tập hỗ trợ phục hồi khác nhau. Đặc biệt, người cao tuổi còn được tham gia vào các hoạt động như: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… hay tập luyện bài tập để giảm đau nhức, thoái hóa xương khớp…
4. Tham gia sinh hoạt cộng đồng
Không chỉ được quản lý, kiểm tra sức khỏe mỗi ngày, người cao tuổi còn được tham gia vào các buổi sinh hoạt cộng đồng như: Ngày mừng thọ, ngày câu lạc bộ thơ, cờ…, tham gia thăm quan chùa chiền, ngày sinh nhật,…
5. Cơ sở vật chất khang trang
Hiện nay, tại các viện dưỡng lão đều có khu nghỉ dành cho người cao tuổi sạch sẽ, thoáng mát và có đầy đủ các tiện nghi khác mang đến cho người lớn tuổ icảm giác như họ đang ở trong chính căn nhà của mình vậy.
Vừa rồi là một số thông tin hữu ích về việc người cao tuổi ở viện dưỡng lão có tốt không, có những điểm cộng gì. Hi vọng, bài viết sẽ mang đến cho bạn thông tin hữu ích.
Viện dưỡng lão là một trong những địa chỉ rất tốt cho người cao tuổi. Việc sinh sống và dưỡng già tại viện dưỡng lão vừa giúp người già bớt cô đơn lại được chăm sóc từng li, từng tí. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về mức phí cũng như quyền lợi khi người già vào viện dưỡng lão để sinh sống.
1. Ở viện dưỡng lão có đắt không?
Nếu như tại các nước phương Tây hay một số quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc mức phí khi đăng ký ở viện dưỡng lão tại Việt Nam không quá cao, trung bình chỉ từ khoảng 7 triệu đồng mỗi tháng.
Mức độ đóng phí cao hay thấp còn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mỗi người. Đối với những cụ sức khỏe yếu và cần chăm sóc nhiều thì mức chi phí dành cho nó sẽ càng cao.
Ngoài ra, mức phí này sẽ dao động tăng lên hay giảm xuống khi ở phòng đơn, phòng đôi hay phòng ghép 4. Nếu chọn một số dịch vụ hỗ trợ ngoài thì mức phí phát sinh sẽ tăng thêm.
Thường, để được trở thành hội viên của viện, các gia đình phải có khoản đặt cọc để sử dụng trong trường hợp đặc biệt. Nếu gia đình không sử dụng đến thì số phí này sẽ được phía viện dưỡng lão hoàn trả lại tại thời điểm kết thúc hợp đồng.
2. Quyền lợi cơ bản khi vào viện dưỡng lão
Hiện nay, nhiều người lựa chọn đưa ông bà, cha mẹ đã lớn tuổi của mình vào viện dưỡng lão bởi họ không tiện chăm sóc chu đáo cho họ.
Vậy có nên đưa các cụ vào viện dưỡng lão không? Trên thực tế, việc để ông bà, cha mẹ ở viện dưỡng lão có khá nhiều điểm lợi. Cụ thể:
– Người già được sinh sống và nghỉ ngơi tại nơi an toàn, luôn có sự túc trực của các diều dưỡng, y tá.
– Ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Các bữa ăn đủ dưỡng chất phù hợp với thể trạng của người lớn tuổi. Được biết, tại các viện dưỡng lão, chuyên gia tính toán một cách hợp lý các thành phần cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm để đảm bảo bữa ăn tốt nhất.
– Luôn sẵn sàng hệ thống, máy móc và thuốc men để sử dụng khi cần thiết. Nhờ có điều này mà viện có thể ứng phó kịp thời trước tình trạng bệnh của các cụ ngày một xấu đi.
– Ở viện dưỡng lão, các cụ sẽ sinh hoạt theo đúng lịch trình, nhờ đó mà đảm bảo sức khỏe luôn tốt, không bị ốm yếu hay khó chịu trong người.
Trên đây là một số thông tin về mức phí phải đóng khi cho người già vào viện dưỡng lão cũng như quyền lợi khi sinh sống tại đây.