Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts in Category: Cẩm nang sức khoẻ

6 bệnh thường gặp ở người cao tuổi trong mùa hè và cách phòng tránh

Thời tiết nóng bức, ngột ngạt của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh sinh sôi khiến những người có sức đề kháng suy giảm như người già rất dễ mắc bệnh

Người cao tuổi sức khỏe càng yếu dần và các chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch, dễ chịu sự tác động của thời tiết. Sự suy giảm chức năng ở mỗi người cao tuổi thường không giống nhau. Phần lớn người cao tuổi dễ mắc bệnh khi tuổi càng cao, bệnh mạn tính cũng hay bị tái phát do suy giảm chức năng đề kháng của cơ thể và các bệnh cũng theo đó mà phát sinh. Đây là một số nhóm bệnh thường gặp ở người cao tuổi dưới thời tiết khắc nghiệt của mùa hè:

1. Đột quỵ
Đột quỵ ở người cao tuổi xảy ra vào mùa hè chiếm một tỷ lệ đáng kể do thay đổi nhiệt độ, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và nhất là ở những người có tiền sử bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, thiểu năng mạch vành), tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu (tăng cholesterol, triglyceride), đái tháo đường… Đột quỵ ở người cao tuổi thường xảy ra vào chiều tối hoặc  nửa đêm về sáng lúc mà thân nhiệt có nhiều thay đổi. Nhiệt độ càng cao thì mức độ đột quỵ càng nặng. Một số dấu hiệu đột quỵ vì nắng nóng bao gồm: mặt đỏ bừng, nhiệt độ cơ thể cao, nhức đầu, buồn nôn, mạch nhanh, chóng mặt và không tiết mồ hôi mặc dù thời tiết vô cùng nắng nóng.

Do đó, người cao tuổi nên hạn chế đi lại hay làm việc trong những ngày nắng nóng vào những giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, cần đội nón mũ rộng vành khi đi ngoài nắng, dùng máy điều hòa nhiệt độ thì nên để nhiệt độ khoảng 26 – 28 độ C.

2. Bệnh tim mạch

Mùa hè nóng nực, người cao tuổi bị ra mồ hôi nhiều nên rất dễ bị mất nước và chất điện giải. Trong khi đó, người cao tuổi lại hay mất cảm giác khát nên không chủ động uống đủ nước cần thiết.

Mất nước và chất điện giải liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch như: tim đập nhanh hơn, huyết áp có thể bị tụt (đặc biệt là ở những người có tiền sử huyết áp thấp). Khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải thì khả năng tự điều chỉnh rất khó khăn. Do đó, nếu cơ thể mất nước nhẹ thì sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên và hay cáu gắt; nếu mất nước nặng hơn có thể truỵ tim mạch.

Vì thế, người cao tuổi cần thiết phải uống nhiều nước, ăn nhiều rau và canh để cơ thể luôn có đủ nước và các chất điện giải; tránh lạnh đột ngột.

3. Bệnh đường hô hấp

Mùa hè nhưng người cao tuổi có thể bị cảm lạnh do chế độ sinh hoạt hàng ngày không hợp lý (đang đi ngoài nắng về lại tắm ngay hoặc vào phòng điều hòa nhiệt độ thấp). Nếu nhẹ có thể gây viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, nếu nặng có thể viêm phế quản, viêm phổi.

Đối với người cao tuổi bị bệnh viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản hoặc hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi nóng, lạnh đột ngột cũng sẽ tái xuất hiện, nhất là hen ác tính rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, khi đi ngoài nắng nóng về nên để thân nhiệt giảm dần, nghỉ ngơi từ 15 – 30 phút mới tắm hoặc vào phòng điều hòa.

4. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh phổ biến trong mùa hè. Mùa nắng nóng, người cao tuổi cũng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh dẫn đến ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy gây mất nước và chất điện giải.

Một số người cao tuổi do chế độ ăn uống chưa hợp lý trong mùa hè nên thường bị không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Các loại bệnh dạng này thường làm cho người cao tuổi khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Chính vì thế, người cao tuổi nên sử dụng những thực phẩm tươi sống, ăn chín uống sôi và chế độ ăn uống lành mạnh khoa học để ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa.

5. Bệnh về da

Vào mùa nắng nóng, một số bệnh về da cũng thường gặp ở người cao tuổi như viêm da dị ứng gây ngứa. Ngứa có khi không chỉ ở một vùng của da và lan tỏa nhiều nơi, thậm chí có trường hợp viêm da dị ứng nhiễm trùng gây mưng mủ, lở loét.

Bệnh zona là bệnh do vi rút gây ra và thường chúng ký sinh sẵn trong cơ thể một số người đã từng bị bệnh thủy đậu. Người cao tuổi cũng có thể bị sốt đột ngột mà nguyên nhân có thể do vi sinh vật gây viêm nhiễm hoặc do sự phản ứng của cơ thể với tình trạng nắng, nóng. Mùa hè, nếu ngủ không nằm màn thì người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc các bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết hoặc sốt rét.

6. Bệnh xương khớp

Đau nhức xương khớp là bệnh người cao tuổi thường gặp phải nhất vào mùa đông, tuy nhiên thời tiết nóng nực vào ngày hè và thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng sẽ làm xuất hiện đau nhức xương khớp.

Đau nhức xương khớp vào mùa hè ở người cao tuổi thường xuất hiện ở các khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp bàn tay, bàn chân. Bệnh đau xương khớp càng tái phát nhiều hơn, nhất là đau các khớp vai gáy, đau nhức khớp gối khi người cao tuổi bị mất ngủ, trằn trọc do không khí oi bức vào mùa hè ngay cả vào ban đêm. Vì thế, người cao tuổi cần phải giữ giấc ngủ được ngon giấc, hàng ngày nên xoa bóp nhẹ các bắp cơ, vùng xương khớp, nên tập luyện thể dục dưỡng sinh hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng cho người cao tuổi.

Theo: Trung tâm truyền thông sức khỏe Trung Ương,

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật,

Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.

 

Xem thêm

Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào mùa hè

Khi bước sang tuổi xế chiều hệ miễn dịch của người cao tuổi suy yếu, sức đề kháng không còn tốt như trước nên thường mắc bệnh. Nhất là khi thời tiết có nhiều biển đổi như mùa hè. Vậy có cách nào bảo vệ sức khỏe người cao tuổi vào thời điểm này hay không?

Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt, khó chịu của mùa hè sẽ khiến người cao tuổi mệt mỏi, chán ăn, giảm sức đề kháng. Chính vậy, mùa hè là thời điểm người cao tuổi dễ mắc nhiều căn bệnh.

  • Bệnh tim mạch: Mùa hè người cao tuổi dễ bị tim mạch do thời tiết nóng nực, mồ hôi ra nhiều khiến cơ thể mất chất điện giải và mất nước. Từ đó tim đập nhanh và dễ gây nên tình trạng tụt huyết áp.
  • Bệnh xương khớp: Không chỉ có mùa đông người cao tuổi mới bị đau nhức xương khớp. Thời tiết khó chịu mùa hè khiến người cao tuổi mất ngủ, trằn trọc, khiến các cơn đau xương khớp trầm trọng hơn, nhất là các khớp vai gáy, khớp gối.
  • Bệnh đường hô hấp: Mùa hè người cao tuổi vẫn có thể bị cảm lạnh nếu sinh hoạt không theo khoa học như tắm ngay khi đi nắng về, ngủ ở phòng nhiệt độ thấp. Nặng hơn thì  sẽ bị viêm phế quản, viêm phổi còn nhẹ sẽ dẫn đến các bệnh như viêm mũi, viêm họng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Mùa hè nắng nóng, thức ăn dễ bị hư một cách nhanh chóng nên  vi khuẩn cũng dễ sinh sôi và phát triển hơn, tạo điều kiện cho các bệnh rối loạn tiêu hóa xảy ra thường xuyên hơn. Người cao tuổi ăn uống chưa hợp lý thường bị đầy bụng ăn không tiêu,chướng bụng, táo bón khiến ăn không ngon, mất ngủ kéo dài.
  • Đột quỵ: Đột quỵ ở người cao tuổi xảy ra vào mùa hè chiếm một tỷ lệ đáng kể do thay đổi nhiệt độ, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và nhất là ở những người có tiền sử bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, thiểu năng mạch vành), tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu (tăng cholesterol, triglyceride), đái tháo đường…Một số dấu hiệu đột quỵ vì nắng nóng bao gồm: mặt đỏ bừng, nhiệt độ cơ thể cao, nhức đầu, buồn nôn, mạch nhanh, chóng mặt và không tiết mồ hôi mặc dù thời tiết vô cùng nắng nóng.

Một số biện pháp chăm sóc người cao tuổi khi mùa hè

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người cao tuổi nên ăn đều đặn từ 4 – 5 bữa/ngày và nên ăn ít một lần để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn, giảm áp lực cho dạ dày, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Ăn nhiều thực phẩm nâng cao sức đề kháng, giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ,…. Đồng thời, người cao tuổi cần bổ sung trái cây tươi, rau xanh để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất. Luôn ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không dùng thức ăn lạnh sẽ tổn hại cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó người cao tuổi có thể uống 1 – 2 ly sữa dành cho người già và nhớ là không uống sữa đặc để tránh gây táo bón.

Người cao tuổi không bị bệnh thận, tim mạch hay đường ruột có thể uống một lượng vừa phải cà phê vào buổi sáng nhưng không nên uống vào buổi chiều vì sẽ bị mất ngủ. Bên cạnh đó người cao tuổi  nên hạn chếăn thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán nội tạng động vật hay thức ăn tươi sống

  • Tập luyện điều độ và hợp lý

Người cao tuổi nên tập luyện điều độ mỗi ngày ít nhất 20 phút/ngày các bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, thể dục tay không, dưỡng sinh kết hợp hít thở sâu. Người cao tuổi không nên thực hiện những bài tập quá sức để tránh gây tổn hại cho sức khỏe nhé.

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ

Người cao tuổi cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa bằng nước ấm để giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, không gian sinh hoạt của người cao tuổi cần được giữ sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế gió lùa, tránh xa các loại vật nuôi – trung gian gây các bệnh truyền nhiễm.

  • Nghỉ ngơi hợp lý

Người cao tuổi cần thư giãn, đi ngủ đủ giấc, đúng giờ, đủ giấc. Đồng thời, giữ cuộc sống vui vẻ, thoải mái.

Với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp cho bạn có thêm những thông tin bổ ích về cách chăm sóc người cao tuổi vào mùa hè. Hãy chăm sóc người cao tuổi thật tốt để các cụ có sức khỏe tốt và sống vui vẻ, sum vầy bên con cháu.

Theo: CPCS (Bộ Y tế, Tổng cục dân số- kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm tư vấn và cung ứng dịch vụ)

Xem thêm

Ăn gì để tăng cường sức đề kháng, phòng dịch bệnh do covid 19

Cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa có hồi kết khi “đại dịch” tiếp tục tốc độ lây lan nhanh chưa từng có và hiện chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng ngừa. Do đó, việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng được xem là “vũ khí” hữu hiệu nhất giúp bảo vệ bản thân giữa tâm dịch. Hãy cùng Diên Hồng xem ngay nên ăn gì và kiêng gì để tăng sức đề kháng phòng dịch bệnh tốt nhất cho sức khỏe nhé!

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn.

Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể

Khi sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch sẽ trở nên mỏng manh, yếu ớt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19. Các nghiên cứu gần đây cho biết các yếu tố làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: đây là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương, can thiệp phẫu thuật,…).
  • Sự ô nhiễm không khí: khi hít phải khói bụi, hơi hóa chất,… phổi của bạn sẽ bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện, không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) và lympho B (miễn dịch thể dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.
  • Ăn các thức ăn chế biến sẵn: Nếu ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đóng hộp,… có quá nhiều đường, mỡ và muối có hại cho cơ thể – các thực phẩm này sẽ làm suy yếu các lympho T và B là “đội quân” chủ lực chống lại bệnh tật.
  • Uống ít nước: nước giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài cung cấp nước cho sự sống, chúng còn giúp thận lọc bỏ các yếu tố độc hại đồng thời nâng cao sức đề kháng.
  • Thức quá khuya: Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi thức khuya, sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn.
  • Stress: Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng khiến nồng độ hormone như testosterone và estrogen bị suy giảm, gây mất thăng bằng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Theo các chuyên gia, trẻ em và người lớn ốm khi uống kháng sinh sẽ khỏi rất nhanh, song khiến cơ thể người bệnh yếu hơn, dễ có nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus. Ngoài ra, kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine – một hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.
  • Thừa cân: Việc thừa cân không chỉ gây khó khăn cho tim, não mà còn khiến sự tăng tiết hormone mất kiểm soát, chúng phá hỏng khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch.

Các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng

Theo các chuyên gia, đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19, vai trò của hệ miễn dịch là yếu tố quyết định, được xem là “vũ khí tối thượng” trong phòng tránh bệnh. Vì vậy, để giữ cho sức đề kháng luôn khỏe mạnh chống lại “thù trong giặc ngoài”, mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể:

1. Vitamin A

Có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng việc bổ sung đầy đủ vitamin A có thể làm giảm 23% tử vong ở trẻ. Thiếu vitamin A sẽ làm các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn giảm đi. Vitamin A có nhiều trong gấc, rau ngót, rau dền, gan gà,…

2. Vitamin E

Vitamin E làm gia tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách bảo vệ tế bào khỏi các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên: đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có màu xanh đậm.

3. Vitamin C

Có vai trò tăng cường miễn dịch, cần thiết cho các tế bào miễn dịch lympho T và bạch cầu, từ đó làm tăng chức năng của hệ miễn dịch. Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên, tính thấm mao mạch tăng, mạch dễ vỡ, da khô ráp. Nếu bổ sung đủ vitamin C, các globulin miễn dịch IgA và IgM tăng, hoạt tính của bạch cầu tăng, kích thích chuyển dạng các lympho và giúp hình thành các bổ thể. Hơn 90% lượng vitamin C có trong các loại rau củ: rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi,… đến các trái cây như bưởi, đu đủ, quýt, cam, chanh,…

4. Vitamin D

Là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn chính của vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống, vì vậy, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, đồng thời tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, hải sản, gan cá,…

5. Vitamin nhóm B

Trong các vitamin nhóm B, vai trò của folate (B9) và pyridoxin (B6) quan trọng hơn cả. Thiếu folate làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Trên thực tế ở trẻ em và phụ nữ mang thai, thiếu folate thường đi kèm thiếu sắt, tạo nên “bộ đôi” gây thiếu máu dinh dưỡng. Ngoài ra, thiếu pyridoxin làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào. Vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì,…

6. Sắt

Sắt cần thiết cho tổng hợp AND, nghĩa là nó cần thiết cho quá trình phân bào. Thiếu sắt, nguy cơ nhiễm khuẩn tăng. Sắt ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,..

7. Kẽm

Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, duy trì vị giác và khứu giác. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy khi thiếu kẽm rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng. Các thức ăn giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, hàu,..

8. Selen

Selen đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Thiếu hụt selenium gây ra ức chế chức năng miễn dịch và khả năng đề kháng chống nhiễm trùng, hậu quả của suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức. Ngoài ra, selen còn có vai trò trong phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzyme trong hệ thống miễn dịch, giải độc một số kim loại nặng.

Tổng hợp 15 loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng Covid-19

Theo thống kê về các đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19, thì người cao tuổi và người mắc các bệnh nền chiếm tỷ lệ cao, do sức đề kháng kém hơn các đối tượng khác. Sức đề kháng và miễn dịch của con người được hình thành và phát triển kể từ khi họ được sinh ra, điều kiện quyết định để tạo ra sức đề kháng và miễn dịch khỏe mạnh là do chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối và lối sống. “Ăn uống gì để tăng sức đề kháng?” trở thành mối quan tâm của cả cuộc đồng.

1. Trái cây họ cam quýt

Vitamin C được xem là “chìa khóa” tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả, bởi vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon – loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Hầu như trong tất cả các loại trái cây có múi như: bưởi, cam, quýt, chanh,… đều giàu vitamin C.

Tuy nhiên, cơ thể mỗi người không tự sản sản xuất hay tổng hợp vitamin C nên mỗi người cần bổ sung vi chất này hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Đừng quên rằng, vitamin C có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau những cơn cảm lạnh, ho, sốt,… nên các loại trái cây này được rất nhiều người lựa chọn để tăng cường đề kháng trong thời dịch.

2. Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng Covid hiệu quả bởi trong nó chứa rất nhiều vitamin C, gấp 3 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra, ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin A, B, E6, phytochemical và carotenoid, nhất là beta carotene (tiền chất của vitamin A) dồi dào. Bên cạnh việc góp phần giúp sáng mắt, có lợi cho làn da… mà còn chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những loại rau lành mạnh nhất, giúp bổ sung nhiều vitamin (giàu hàm lượng vitamin A, C và E), có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Chất sulforaphane có trong bông cải xanh chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp…

Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe của người trưởng thành, nhất là trẻ nhỏ. “Chìa khóa” để giữ nguyên dinh dưỡng của bông cải xanh là nấu càng ít càng tốt, hoặc tốt hơn là không. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hấp là cách tốt nhất để giữ lại nhiều nhất các khoáng chất trong rau củ.

4. Tỏi

Tỏi không đơn thuần là một gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, mà còn được ví như loại “thần dược” giúp phòng chống lại các bệnh cảm cúm và viêm đường hô hấp, tăng huyết áp, mỡ máu,… Bởi trong tỏi chứa rất nhiều iod và tinh dầu (giàu glucogen và allicin, fitonxit) có tác dụng diệt vi khuẩn bằng cách ức chế các enzyme có chứa lưu huỳnh cần thiết cho vi khuẩn, chống viêm hiệu quả.

Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D,… và rất nhiều khoáng chất cần thiết như i-ốt, canxi, magie,… Chính vì vậy, tỏi là thực phẩm hàng đầu không chỉ giúp nâng cao nâng cao sức đề kháng mà còn giúp phòng tránh các dịch bệnh khác.

5. Gừng

Gừng là thực phẩm được nhiều người sử dụng sau khi ốm dậy. Gừng có thể giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm khác. Ngoài ra, nó có thể giảm buồn nôn rất hiệu quả và là “liều thuốc” rất quan trọng cho hệ miễn dịch.

Theo nghiên cứu mới đây, gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc dùng nấu chín, món tráng miệng, hoặc pha trà gừng để uống.

6. Cải bó xôi

Cải bó xôi (rau bina) không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene, giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Tương tự như bông cải xanh, việc nấu chín rau bina trong khoảng thời gian càng ngắn sẽ giữ lại chất dinh dưỡng nhiều nhất

7. Sữa chua nguyên chất

Sữa chua là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng lợi khuẩn lớn cho cơ thể và là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời. Không chỉ tăng khả năng phòng thủ tự nhiên hoàn hảo chống lại virus, đồng thời giúp bạn sở hữu thân hình cân đối và nước da mịn màng hơn.

Điều cần lưu ý nên hạn chế sử dụng các loại sữa chua nhiều đường. Thay vào đó, bạn có thể tự làm sữa chua tại nhà bằng trái cây lành mạnh và mật ong.

8. Hạnh nhân

Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc bổ sung vitamin E. Đây là loại vitamin tan trong dầu, rất là cần thiết cho cơ thể.Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có một lượng chất béo thì cơ thể mới được hấp thu đúng cách. Vì vậy các loại hạt, chẳng hạn như hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó giàu lượng chất béo và vitamin tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một khẩu phần ăn cho người lớn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ sẽ cung cấp 100% lượng vitamin E đảm bảo đủ chất hàng ngày.

9. Hạt hướng dương

Trong hạt hướng dương có đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, magie, vitamin B6 và vitamin E,… Ngoài ra, hạt hướng dương cũng rất giàu selen. Các khoáng chất này mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cơ thể, giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giảm căng thẳng, ngăn ngừa chứng trầm cảm và duy trì chức năng cho hệ thống miễn dịch.

10. Nghệ

Nghệ là loại thực phẩm được ông cha ta sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền nhiều đời qua. Chứa hàm lượng “hợp chất quý” curcumin cao, nghệ được biết rộng rãi nhờ công dụng hỗ trợ trong việc làm đẹp da, bảo vệ gan, dạ dày và được đánh giá rất có tiềm năng trong hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về tim mạch, ung thư,… Đây được xem là 1 trong những món ăn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cực tốt.

Đặc biệt, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong các nghiên cứu gần đây đã cho thấy curcumin có tác dụng tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả. Cụ thể, curcumin giúp tiêu diệt các tác nhân lạ, có hại cho cơ thể; tăng số lượng tế bào lympho T, tăng cường hoạt động của đại thực bào, đồng thời gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thế. Đây là thông tin rất hữu ích, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa và dịch bùng phát như hiện nay.

11. Trà xanh

Trà xanh là một thức uống gần gũi, quen thuộc với bất kỳ người Việt, trong lá trà xanh có chứa chất flavonoid – một chất có tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời. Ngoài ra, trà xanh giàu epigallocatechin gallate, EGCG và cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt, có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các lympho T hiệu quả.

“Việt Nam có nhiều gia vị như hành, tỏi, gừng, nghệ có nhiều kháng sinh thực vật và chất chống oxy hóa giúp nâng cao miễn dịch. Trà xanh cũng là một trong những thức uống truyền thống của người Việt giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt hợp chất EGCG – là yếu tố chống oxy hóa có trong sản phẩm giúp nâng cao miễn dịch, giảm mệt mỏi căng thẳng”, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc y khoa Trung tâm dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome cho biết.

12. Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C hàm lượng cao. Theo nhiều nghiên cứu, loại trái cây này chứa đến 224% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày.

Không những vậy, đu đủ còn có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp kali, vitamin B và folate, những dưỡng chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

13. Kiwi

Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết, gồm kali, folate, vitamin C và vitamin K. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.

14. Gia cầm

Thịt gia cầm, chẳng hạn như gà tây, gà ta,… có chứa rất nhiều vitamin B6, đây là một vi chất cực tốt hỗ trợ cho các phản ứng xảy ra trong cơ thể, rất cần thiết để hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.

15. Hải sản

Hải sản không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà còn giàu kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và là một thực phẩm tăng cường sức đề kháng rất tốt cho trẻ em và người lớn. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại hải sản giàu kẽm có thể kể đến là: cua, sò tôm, trai,…

Để cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh dịch, mỗi người cần tuân thủ nguyên tắc “ăn cho lành, tập cho đều, duy trì cân nặng hợp lý”. Tuy nhiên, không có một thức ăn nào là hoàn hảo và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể, vì vậy cần đa dạng, cần phối hợp từ nhiều loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.

Những biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng

Các nghiên cứu cho thấy người có sức đề kháng suy yếu khi bị nhiễm Covid-19 thường có diễn biến nặng và nguy kịch hơn, ở hai khía cạnh, thứ nhất là bản thân bệnh nghiêm trọng và thứ 2 là ngoài bị nhiễm Covid-19, khi người bệnh có bệnh nền thì có thể bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác như nấm, vi khuẩn…

Vì vậy, bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và khoa học, mỗi người cần xây dựng cho bản thân và gia đình cuộc sống lành mạnh, vui khỏe, sống khỏe để tạo nên bộ “áo giáp hoàn hảo” để chủ động phòng chống lại dịch bệnh. Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho bạn:

  • Uống nhiều nước;
  • Ăn chín uống sôi;
  • Tập thể dục;
  • Sống lành mạnh.

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 chưa có hồi kết. Do đó, cần chú trọng chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát tốt các bệnh lý nền nhằm phòng ngừa virus Sars-Cov-2. Tăng sức đề kháng giúp cho mỗi người chống lại được sự xâm nhập của mầm bệnh, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Theo: Vietnam Vaccine JSC & Vinmec International Hospital

Xem thêm

Lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi trong mùa dịch

Theo thống kê, ở Trung Quốc tỷ lệ tử vong vì Covid-19 lên tới 19% với bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên. Ở Mỹ, khoảng 80% trường hợp tử vong là ở những người từ 65 tuổi trở lên. Tỉ lệ này còn cao hơn với những người mắc các bệnh mãn tính. 

Thực tế cho thấy người cao tuổi có nguy cơ mắc Covid-19 rất cao, diễn biến bệnh nặng nề hơn, điều trị dài hơn với chi phí tốn kém và tỉ lệ tử vong cũng cao hơn. Do đó, người cao tuổi là đối tượng cần đặc biệt được quan tâm. Vậy chăm sóc người cao tuổi thế nào là hợp lý. Mời mọi người tìm hiểu cùng Diên Hồng nhé.

Chủ động phòng chống dịch bệnh

Người cao tuổi ở tại gia đình nên ở nhà, hạn chế đi ra ngoài và tránh tập trung nơi đông người, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên. Với người bệnh mạn tính cần sử dụng giấy khô đề phòng ho, khạc, mang theo nước sát khuẩn nhanh để vệ sinh tay thường xuyên.

Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, vitamin

Với nhóm người cao tuổi cần đặc biệt lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng, lưu ý đến khẩu vị, sở thích để có thể ăn đủ số lượng. Đồng thời vẫn đảm bảo nguyên tắc về chế độ ăn bệnh lý, giảm đường, tinh bột với người tiểu đường, giảm muối với người huyết áp cao, giảm đạm với người bị gout,…Bổ sung thêm rau xanh vào khẩu phần ăn.

Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng của Diên Hồng

Tại Diên Hồng, bữa ăn của các cụ được đầu bếp chuẩn bị theo thực đơn hàng tuần, đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý và thay đổi món theo sở thích của các cụ.

Uống đủ nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa của cơ thể. Bởi vậy không chỉ người cao tuổi, mà mọi người đều phải cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất từ 1,5- 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Nên dùng nước ấm, uống chậm, từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát, không nên để miệng và cổ họng khô. 

Sử dụng thuốc định kỳ

Đối với những người đang mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, Parkinson… cần uống thuốc điều trị bệnh thường xuyên, đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời nguồn thuốc cũng được đảm bảo bổ sung đầy đủ.

Người cao tuổi tham gia vui chơi tại Diên Hồng

Vui chơi, giữ tinh thần lạc quan

Tinh thần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật. Vì khi rơi vào căng thẳng hoặc trầm cảm, cơ thể sẽ tiết ra cortisol là độc tố là ảnh hưởng cả cơ thể, suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh hơn nhiều khi cơ thể vui vẻ tinh thần yêu đời. Bởi vậy ở Diên Hồng, các hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi được tổ chức thường xuyên, linh hoạt, với nhiều trò chơi mới.

Rèn luyện thể dục thể thao

Muốn chống lại dịch bệnh thì phải có một sức khỏe tốt, đề kháng cao. Bởi vậy người già nên tập luyện thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đứng ngồi gần ghế hay tập yoga cho người già.

Ngồi ghế tập thể dục cũng là phương pháp rèn luyện sức khỏe

Ngoài ra với người cao tuổi cần đảm bảo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ. Giữ nhiệt độ trong nhà ấm, đảm bảo thoáng khí, đủ ánh sáng. Và cần liên hệ tới các cơ sở khám chữa bệnh khi có triệu chứng: Khó thở, tức ngực, sốt, ăn uống kém, mệt mỏi.

Hy vọng với những thông tin trên, các gia đình sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc người già.

Xem thêm

Lưu ý uống nước đúng cách cho người già

Chúng ta đều biết nước cần thiết cho mọi hoạt động tâm lý và thể chất của con người. Với người già, người trẻ, nam nữ, việc uống đủ nước giúp:

1. Ngăn ngừa và giảm nhức đầu, đau lưng, viêm khớp
2. Giảm táo bón
3. Điều trị sỏi thận

Chúng ta được khuyến cáo nên cung cấp từ 2-3 lít nước mỗi ngày (bao gồm tất cả các thực phẩm đưa vào cơ thể như canh, nước trong hoa quả, cơm cháo…). Uống nhiều nước quá cũng gây áp lực lên thận, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nhưng liệu mọi người có cần lượng nước như nhau? Khi nào cần uống nước?

Với những người trẻ, khi lượng nước trong cơ thể xuống thấp sẽ báo hiệu bằng cảm giác “khát nước” để bổ sung thêm. Đâu đó cộng đồng truyền tai nhau là cần uống nước ngay cả khi không khát là rất phản khoa học. Riêng việc uống bao nhiêu là đủ cũng là tùy vào cơ thể mỗi người, tùy thời tiết, công việc. Bổ sung từ 2-3 lít nước mỗi ngày là trong điều kiện lao động bình thường và thời tiết ôn hòa. Với những người phải lao động nặng, đổ nhiều mồ hôi hoặc thời tiết nóng thì có thể phải bổ sung từ 4-5 lít. Với phụ nữ đang cho con bú cũng cần bổ sung nước để người mẹ có đủ sữa cho em bé.

Người già không được như người trẻ, nhiều khi cơ thể thiếu nước nhưng vẫn không cảm thấy khát nên con cháu cần theo dõi lượng nước bổ sung vào cơ thể của ông bà mình để bổ sung kịp thời và đầy đủ. Có thể tính lượng nước và chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày và hẹn giờ uống nước. Do nước rất quan trọng nên đừng bỏ qua chuyện nhỏ nhặt này vì sức khỏe của các cụ.

Xem thêm

Nguyên tắc cần nhớ khi chế biến đồ ăn cho người cao tuổi

Người cao tuổi thường có hệ tiêu hóa bắt hoạt động suy giảm, thị lực giảm, răng kém…khiến người cao tuổi cảm thấy ăn không ngon miệng. Điều này sẽ ảnh hưởng không ít tới nhu cầu dinh dưỡng của tuổi già.

Bên cạnh đó, người già có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ… rất cao. Chính vì thế, ngoài việc duy trì cơ thể khỏe mạnh thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi.

1. Hàm lượng dinh dưỡng cần đảm bảo
Hệ tiêu hóa suy giảm vì thế khi chế biến thực phẩm cần đảm bảo đủ chất đạm nhưng không quá nặng nề đối với đường tiêu hóa.

Thịt khi tiêu hóa sẽ hình thành lên sunfua gây áp lực cho đại tràng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, trong khẩu phần ăn của người cao tuổi nên hạn chế thịt, tăng cường ăn cá, các loại đỗ và chế phẩm từ đỗ vì nó cung cấp nguồn đạm hiệu quả, dễ tiêu, ít sinh khí sunfua hơn thịt lại có nhiều axit béo không no rất tốt với người cao tuổi.
Các món ăn cũng nên chế biến theo cách hấp hoặc luộc, tránh nhiều dầu mỡ để đảm bảo hàm lượng vitamin và khoáng chất.

2. Ưu tiên các loại rau và hoa quả
Nên tăng cường rau xanh và hoa quả trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi là lời khuyên của các chuyên gia. Hàm lượng chất xơ trong các loại rau xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Bên cạnh đó các loại vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ còn có khả năng kích thích sự thèm ăn và duy trì sự cân bằng hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.

Thực đơn của người già nên tăng cường rau củ, quả 

3. Không ăn muộn sau 19h
Để không bị đầy hơi, tránh hiện tượng khó ngủ về đêm thì người cao tuổi chỉ nên ăn tối trước 19h, hạn chế tinh bột hoặc nên ăn ít đi, chỉ nên có bữa lót dạ nhẹ nhanh trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng.

4. Đồ ăn cần chế biến đủ mềm
Người già có khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn kém hơn nên bữa ăn cần có độ mềm thích hợp. Thức ăn nên chọn thực phẩm dễ chín, dễ mềm. Tại Diên Hồng, ưu tiên lựa chọn thịt mềm, thịt cá, đậu phụ, sữa hoặc trứng là thức ăn tốt nhất cho các cụ.

Trứng ram thịt vừa đủ dinh dưỡng lại mềm rất thích hợp cho người cao tuổi

5. Hạn chế lượng muối vào thức ăn
Ăn mặn là nguyên nhân gây có thể gây nên nhiều loại bệnh như tim mạch, huyết áp… vì thế người cao tuổi cần ăn nhạt. Các nhà khoa học khuyên người cao tuổi nên ăn không quá 6g muối/ngày. Các món ăn nên chế biến lượng muối thấp, chế biến đa dạng tăng tính ngon miệng cho các cụ.

Nắm vững nguyên tắc, các đầu bếp tại Diên Hồng luôn có thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, chế biến khoa học và giúp các cụ ăn ngon miệng, khỏe hơn, vui vẻ hơn.

Xem thêm

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già sau khi ốm dậy

Hiện nay nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già sau khi ốm dậy đang là một dịch vụ rất phát triển mang đến những lựa chọn dành cho các khách hàng. Dịch vụ của chúng tôi tự hào là dịch vụ số 1 hiện nay trong chăm sóc sức khỏe của người giả. Được thành lập từ lâu với cơ sở vật chất cũng như chất lượng dịch vụ tốt nhất chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già ngắn hạn, dài hạn, sau khi tai biến…Dịch vụ chăm sóc sức khỏe của dưỡng lão Diên Hồng mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất dành cho các khách hàng.
Đối với các khách hàng đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già chúng tôi mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất. Người già sau khi ốm dậy thường có sức đề kháng kém và khó khăn trong vấn đề di chuyển cũng như ăn uống. Dịch vụ của chúng tôi mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng tốt đẹp nhất.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người già của chúng tôi mang đến sự hài lòng dành cho các khách hàng. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già là một sản phẩm tốt nhất với nhiều ưu điểm mang đến sự hài lòng dành cho các khách hàng.

Đầu tiên dịch vụ chăm sóc người già sau khi ốm dậy của chúng tôi là một dịch vụ chất lượng bởi chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng những nhân viên tốt nhất với kỹ năng và chuyên môn vô cùng tốt. Bên cạnh đó chất lượng và chuyên môn của nhân viên chúng tôi vô cùng tốt và có trách nhiệm đem ddeenss ự hài lòng dành cho các khách hàng.
Cùng với đó chúng tôi cũng có cơ sở vật chất với những máy móc và trang thiết bị vô cùng tốt được nhập khẩu từ các nước hàng đầu trên thế giới. Chúng tôi cũng có những phương pháp trị liệu dành cho người già đến từ những bác sĩ của chúng tôi. Các phương pháp hiện đại cũng như có chất lượng vô cùng tốt.
Ngoài ra chúng tôi có cớ sở vật chất phục vụ nhu cầu giải trí sinh hoạt của người già ở trong trung tâm, Qúy khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm với dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già sau khi ốm của chúng tôi.
Đối với các khách hàng đang lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe của dưỡng lão Diên Hồng có thể yên tâm với chất lượng và giá thành vô cùng hợp lý phải chăng mang đến sự hài lòng dành cho các khách hàng.

Xem thêm

Dịch vụ chăm sóc người già

Xã hội ngày một phát triển kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một tăng cao đặc biệt là chăm sóc sức khỏe người già. Tuy nhiên cuộc sống và guồng quay công việc bận rộn khiến cho bạn không có nhiều thời gian dành cho gia đình vì thế chúng tôi tin rằng bạn đang rất mong muốn có một địa chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc người già. Tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già chúng tôi sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối với chất lượng và dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Bên cạnh đó chúng tôi cũng cam kết giá thành và chất lượng dịch vụ luôn song hàng là sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình.

Trung tâm Diên Hồng là địa chỉ uy tín hiện nay trong việc chăm sóc sức khỏe dành cho người già. Đối với các hộ gia đình nhiều khi vì quá bận rộn mà không có thời gian chú ý đến sức khỏe của người già, Điều này vô cùng nguy hiểm nếu như không phát hiện bệnh kịp thời, Do đó nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm cho mình một trung tâm giúp chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ, ông bà, người thân..thì hãy đặt trọn niềm tin dành cho trung tâm của chúng tôi. Tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc người già chúng tôi mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ uy tín và chất lượng nhất.

Đầu tiên là dịch vụ chắm sóc sức khỏe dành cho người phục hồi sức khỏe sau bệnh tật. Người già thường mắc nhiều bệnh do đó quá trình chăm sóc khi bị bệnh và phục hồi sức khỏe sau khi ốm dậy vô cùng quan trọng. Chúng tôi có đội ngũ điều dưỡng, nhân viên và bác sĩ chăm sóc sức khỏe tự tin sẽ giúp bạn và gia đình gạt bỏ mối lo tái phát bệnh và chăm sóc sức khỏe người ốm dạy một cách tốt nhất.
Phục hồi sức khỏe sau tai biến; Người già thường xuyên găp phải tai biến đây là một căn bệnh và triệu chứng nguy hiểm cần phải cảnh giác và điều trị dứt điểm nếu như không muốn rơi vào những tình trạng như bại liệt, câm điếc,…Chúng tôi có hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo trình phục hồi chức năng đến từ đội ngũ chuyên gia và bác sĩ hàng đầu của trung tâm.

Dịch vụ chăm sóc người già dài ngày , ngắn ngày và tại nhà là dịch vụ vô cùng chất lượng của chúng tôi cam kết phục hồi sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người già một cách hiêu quả nhất.
Với uy tín của mình chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng khách hàng.

Xem thêm

Bí quyết để rèn luyện trí nhớ của ông Huy Nguyên

Đến với trung tâm như một cái duyên, tôi được gặp các ông bà tại Diên Hồng. Mỗi một ông bà đều có những câu chuyện riêng của mình, nhưng điểm chung mà NCT tại Diên Hồng có đó là được chăm sóc bởi những những điều dưỡng viên và nhân viên tại trung tâm.

 NCT tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng trong một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Với mỗi người cao tuổi, khi tuổi tác đã cao họ mang trong mình nhiều bệnh tật. Theo giáo sư  Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, ở Việt Nam NCT có mười vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc sức khỏe, đó là: đa bệnh lý, các bệnh phức tạp, biểu hiện không điển hình, dùng nhiều thuốc, hội chứng dễ tổn thương, hội chứng sa sút trí tuệ, ngã, suy dinh dưỡng, giảm khả năng vận động, giảm hoạt động chức năng. NCT tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cũng không nằm ngoại lệ các vấn đề đó, họ cũng mang trong mình nhiều bệnh lí và nhiều vấn đề cần được giải quyết và quan tâm nhiều hơn.

Một trong các bệnh hay gặp nhất đó  là bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Bệnh lý này cũng khá phổ biến với NCT tại Diên Hồng. Với người cao tuổi có các biểu hiện của bệnh lý này được chăm sóc với nhiều chế độ khác nhau từ bữa ăn đến giấc ngủ để cho các ông bà có được sức khỏe tốt nhất. Riêng với một số cụ, biết được những đặc điểm sức khỏe của bản thân nhiều người cao tuổi tại Diên Hồng đã có những biện pháp khác nhau để phòng tránh bệnh suy giảm trí nhớ tuổi già. Trong đó, tôi đã rất ấn tượng và học được rất nhiều thói quen cũng như biện pháp giúp phòng chống các biểu hiện suy giảm trí nhớ của ông Huy Nguyên – một nhà văn của những thế hệ trước.

 Ông Huy Nguyên đang tâm sự về nghề giáo của mình trong dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam

Ấn tượng đầu tiên khi gặp Ông đó là nụ cười hiền từ mà ông đáp lại lời chào của tôi. Khi được hỏi thăm về sức khỏe ông Nguyên tâm sự về sức khỏe hiện tại của mình và điều khiến tôi chăm chú nhất đó là những câu chuyện về những chiến đi ngẫu hứng thời thanh xuân của ông. Là một người ham học hỏi, thích tìm hiểu những vùng đất mới lạ nên ông đã rất thích đi du lịch – những chuyến du lịch ngẫu nhiên và đầy cảm xúc. Ông kể rằng: “Có lần ông ra Ga Hà Nội chơi vào ngày 29 Tết rồi thấy người ta bán vé tàu đi Lào Cai thế là ông cũng vào mua vé rồi có một chuyến đến Lào Cai một ngày” và còn rất nhiều chuyến đi lý thú và ngẫu nhiên của ông nữa. Còn hiện tại, khi tuổi đã cao mà sức khỏe lại không ổn định nên ông bảo con cháu đưa ông vào trung tâm dưỡng lão để có người có chuyên môn và tiện chăm sóc. Cả quá trình tìm kiếm nơi mình muốn sinh hoạt ông Nguyên đã đến với Diên Hồng. Sau khi vào trung tâm ông Huy Nguyên vẫn rất tích cực tham gia các hoạt động mà trung tâm tổ chức. Ông hăng hái và chủ động tham gia các câu lạc bộ như “Kể chuyện cùng ông”, câu lạc bộ “Trò chơi” và đặc biệt ông còn là một “nam diễn viên” tài năng khi tích cực tham gia góp vui trong các MV do trung tâm tổ chức. Và ấn tượng nhất đối với tôi là thói quen ông luôn duy trì suốt hơn 50 năm qua đó là viết nhật kí. Ông chia sẻ: “Ông hay viết nhật kí lắm, từ xưa đến nay rồi, ông viết để ông nhớ về những chuyến đi từ lúc ông còn trẻ để đến lúc ông già ông vẫn không quên”.

Có thể với nhiều người khi nhắc đến viết nhật kí ai cũng biết nhưng những lợi ích mà việc viết nhật kí mang lại thì lại không phải ai cũng biết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích to lớn của việc viết nhật ký. Trong cuốn sách của mình, tiến sĩ Amabile đưa ra 3 lợi ích nổi bật nhất. Thứ nhất, việc viết nhật ký giúp bạn ăn mừng những thắng lợi nhỏ. Điều này dựa trên “Nguyên tắc Tiến bộ” mà tiến sĩ Amabile đã khám phá ra, đó là: Động lực lớn nhất trong công việc và cuộc sống chỉ đơn giản là khi nhìn thấy bản thân đang tạo ra những bước tiến trong những công việc có ý nghĩa – ngay cả khi sự tiến bộ đó chỉ là một chiến thắng nhỏ. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là trong những ngày quá mệt mỏi và bạn cảm thấy dường như mình chẳng hoàn thành được việc gì. Nhưng bạn luôn có thể tìm ra ít nhất một bước tiến mà bạn đã thực hiện. Bạn sẽ tìm ra, khi bạn theo dõi nó. Và khi những thắng lợi nhỏ được tích lũy đều đặn qua thời gian, chúng sẽ trở thành một bước đột phá vô cùng to lớn.

Lợi ích thứ hai của việc viết nhật ký là nó giúp bạn tập trung vào việc phát triển bản thân mình. Với việc viết nhật ký, bạn có cơ hội để nhớ lại và ngẫm nghĩ về những điều đã diễn ra trong ngày của bạn, về những phản ứng và hành vi của bạn, về suy nghĩ và cảm nhận của bạn, về những điểm mạnh và những điều cần khắc phục ở bạn. Quyển nhật ký giúp bạn không ngừng hoàn thiện chính mình và tiến về phía trước.

Thứ ba, tiến sĩ Amabile nói rằng, việc viết nhật ký giúp bạn nuôi dưỡng khả năng kiên nhẫn. Khi bạn có cơ hội nhìn lại việc bạn đã bền bỉ và vượt qua những thời điểm tồi tệ tưởng chừng như không thể vượt qua trong quá khứ, bạn sẽ có thêm khả năng để đối diện với những thử thách mà bạn đang đối mặt trong hiện tại.

Ông Huy Nguyên đang ngồi xem lại cuốn nhật kí của mình

Còn đối với Ông Huy Nguyên, khi được hỏi về lí do của việc viết nhật kí ông chỉ cười bảo: “Ông viết nhật  kí để rèn luyện trí nhớ. Bây giờ ngày càng có tuổi, ông cũng hay quên nên ông viết nhật kí để lưu giữ lại những kỉ niệm hàng ngày tại trung tâm mà ông nghe, ông thấy. Ông ghi về những người mà ông đã từng gặp, các cụ, các ông bà, các cháu nhân viên trong trung tâm mình và cả các cháu thực tập điều dưỡng nữa”. Trước đây, cuốn nhật kí của ông là dấu ấn của những chuyến đi, những vùng đất công tác suốt dọc miền đất nước. Còn bây giờ cuốn nhật kí của ông hầu hết là những câu chuyện vui hàng ngày và lâu lâu ông lại lôi ra đọc cho vui. Nhiều câu chuyện vui vẫn được ông nhớ mãi và ông hay kể lại với các ông khác trong phòng, kể lại cho các điều dưỡng nghe. Và cũng từ những câu chuyện ông ghi lại mà hôm nào ông kể chuyện trung tâm đều rộn rã tiếng cười.

Đây là một thói quen rất tốt, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Nó không chỉ giúp các ông, các bà lưu giữ lại những kỉ niệm vui hàng ngày, mà còn giúp trí não của người cao tuổi hoạt động linh hoạt, giúp phòng tránh những biểu hiện của bệnh lý suy giảm trí nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm

Chăm Sóc Sức Khoẻ Người Cao Tuổi Về Tinh Thần

 

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi không chỉ cần quan tâm đến thể chất mà còn phải chăm lo cả về tinh thần. Người cao tuổi thường hay suy nghĩ và có những nỗi sợ vô hình, những cảm giác không phải là bệnh nhưng lại ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe . Đặc biệt ở những người cao tuổi đang bị bệnh thì những cảm giác này sẽ gây cản trở cho hoạt quá trình hồi phục sức khỏe.

Tâm lý của người cao tuổi

Khi về già, người cao tuổi thường ít tiếp xúc, giao lưu do bị hạn chế về đi lại nên cảm giác cô đơn và hay có những suy nghĩ tiêu cực như: mình có ốm, có làm sao thì chắc gì “chúng nó đã biết”, mình bị ốm thì làm gì có tiền mà chữa trị …. Những suy nghĩ tiêu cực kéo dài sẽ làm gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn, và càng làm cho tình trạng sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng.

Để chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi được tốt nhất cần hiểu rõ tâm lý chung của những người cao tuổi:

Tâm lý cô đơn:người già thường ở nhà một mình do con cháu phải đi làm thường xuyên, chính vì thế họ sẽ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi. Điều này càng rõ rệt đối với những cụ không sống cùng với con cái hay người bạn đời.
Tâm lý hoài cổ:những người già thường luyến tiếc quá khứ, thích kể lại những chuyện đã qua. Thường đem so sánh những giá trị quá khứ với hiện tại, điều này có thể đúng nhưng nhiều khi cũng không còn phù hợp.
Tâm lý lo lắng bi quan: những người cao tuổi bị bệnh thường hay có tâm lý bi quan. Điều này càng rõ với những người mắc bệnh nặng và phải nhận sự chăm sóc từ người khác.
Tâm lý nóng nảy: khi chăm sóc người cao tuổi chúng ta hay thấy ở các cụ sự nóng nảy, dễ cáu gắt hoặc tự ái. Đó là kết quả từ việc cảm thấy tự ti, bất lực khi nhận sự chăm sóc từ người khác. Những suy nghĩ tiêu cực càng làm cho tâm lý nóng nảy tăng cao.
Tâm lý đa nghi: thính lực và thị lực của người già thường rất kém nên dễ hiểu sai ý của người khác. Nhưng lại thích suy đoán động cơ, mục đích mà không muốn hỏi rõ. Những điều này làm tăng sự đa nghĩ, suy nghĩ của người lớn tuổi và tác động kép lên sự lo lắng, nóng nảy.
Sử khủng khoảng tâm lý của người cao tuổi đến có thể do tuổi tác và bệnh tật mang lại nhưng cũng một phần còn lại là do môi trường sống xung quanh, sự chăm sóc và quan tâm của gia đình đối với các cụ là chưa phù hợp.

Cách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi 

1: Tạo điều kiện nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho các cụ bằng cách tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động, sự kiện văn hóa và thể dục thể thao ở địa phương. Để các cụ tham gia giao lưu, tiếp xúc với nhiều người để giảm bớt cảm giác cô đơn.

2: Sự thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc của các con cháu là liều thuốc tuyệt nhất dành cho người già. Dành thời gian nói chuyện, đưa đi lễ, về quê, đi chơi…sẽ giúp các cụ cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn.

3: Khi chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi thì điều dễ thấy là họ hay thường xuyên kể những chuyện ngày xưa, kể chuyện gia đình. Do đó, người chăm sóc phải chịu khó lắng nghe, tham gia câu chuyện chứ không được chê bai, bình phẩm hay tranh luận với người già. Chấp nhận “thua” trong các bình luận nếu nó không quá nghiêm trọng.

4: Không nhắc nhiều hay bày tỏ sự bi quan về tình trạng bệnh của người già trước mặt họ. Không nhắc đến các vấn đề về hậu sự hay tài sản trong quá trình chăm sóc người bệnh.

5: Thường xuyên thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người già bằng các hành động như xoa bóp, massage những chỗ đau, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

6: Nói ít, nghe nhiều khi tiếp xúc với người già. Thể hiện sự quan tâm đến điều họ nói, nhẫn nại khi trả lời hay giải thích các vấn đề mà họ quan tâm.

7: Thường xuyên tiến hành các kỳ kiểm tra sức khỏe để nhanh chóng phát hiện bệnh tật và cách chữa trị sớm nhất nếu đã mắc bệnh.

Nhìn chung, khi chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi thì người chăm sóc hãy cố gắng thỏa mãn tất cả nhu cầu tâm sinh lý của họ một cách tốt nhất và chấp nhận những sự “khó tính” do tuổi già đem lại như một lẽ tự nhiên.

Xem thêm