Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All posts by Diên Hồng

Một ngày Ngày Quốc tế phụ nữ ấm áp, giản dị và tràn đầy yêu thương

Tháng 3- tháng của nhiệt huyết, của tuổi trẻ, cũng là tháng của một nửa thế giới được tôn vinh. Xuất phát từ ngày cách mạng của phụ nữ thế giới từ năm 1899 đến nay, phong trào của phụ nữ thế giới cũng như phụ nữ Việt Nam ngày càng phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội nam nữ bình đẳng.

Lẵng hoa tươi thắm được chuẩn bị để tặng cho các cụ bà nhân dịp ngày 8-3

Trong một ngày đặc biệt như vậy, hòa chung không khí từng bừng cùng năm châu thế giới hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ, các cụ tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cũng được tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. Trong chương trình các cụ được nghe những lời chúc tốt đẹp, ý nghĩa và mộc mạc từ các nam điều dưỡng và nam thực tập đang làm việc tại trung tâm. Bên cạnh đó, các cụ còn được tặng những món quà nhỏ xinh do chính tay các cụ nam và nhân viên trung tâm gửi tặng. Dù chỉ là những hộp bắp rang bơ nhỏ xíu nhưng lại chưa đựng những tình cảm sâu sắc của những người con người cháu những người đã luôn tận tụy chăm sóc và bên các cụ sớm chiều.

Các bạn Nam thực tập gửi lời chúc đến các cụ

Điều dưỡng nam Tại trung tâm cũng chúc các cụ có một ngày 8-3 thật ý nghĩa

Trong không khí vui tươi ấy, những nụ cười ròn rã từ các cụ vang lên, những cử chỉ yêu thương những cái vén tóc những cái hôn đầy âu yếm của các cụ gửi đến nhữn nhân viên. Tất cả hòa quyện lại tạo nên một không khí thật ấm cúng và thân mật.

Hình ảnh người cao tuổi vui vẻ nhận những món quà nhỏ xinh từ các bạn nam điều dưỡng tại trung tâm

Bà Kim Đính cười rất tươi khi nhận được quà từ các điều dưỡng

Bà Thịnh cười tươi khi nhận được quà

U Cẩn đang khoe hộp quà của mình

Tuy không có được những bó hoa to đùng như nhiều bạn trẻ nhưng các cụ bà tại Diên Hồng lại có được những món quà to lớn hơn thế, những tình cảm yêu thương được trao từ những người trẻ tuổi, nhiệt huyết truyền đến cho các cụ những niềm hứng khởi mới, những yêu thương lại ùa về nhiều hơn trong mỗi cụ. Khi được hỏi về cảm xúc của các cụ sau chương trình bà Dung chia sẻ: “Tuy mấy cháu hát không được chuyên nghiệp như các ca sĩ nhưng các bà vẫn thấy rất vui vì trung tâm cũng như các cháu nhân viên đã làm việc hết sức mình rồi”.

Bà Dung thay mặt các cụ bà tại trung tâm Diên Hồng nhận hoa chúc mừng từ nam điều dưỡng trưởng

Các cụ nam tại trung tâm cũng không kém phần ga lăng so với các bạn trẻ, tuy sức khỏe đã có phần yếu đi và không còn được như trước kia nhưng trong những dịp đặc biệt như 8-3 các cụ vẫn có những món quà ý nghĩa để gửi đến một nửa thế giới của mình. Các cụ ông cùng nhau chuẩn bị những món quà nhỏ nhỏ, chính tay làm những mẻ “ngô rang” để tặng cho các bà. Bên cạnh đó, các ông cũng có những lời chúc tốt đẹp đến các cụ bà và điều đặc biệt có cụ ông còn chuẩn bị những bát hát để khấu động không khí tại trung tâm.

Ông Ứng vừa làm “ngô rang” để tặng các cụ bà vừa trò chuyện vui vẻ cùng các cụ Ông khác

Ông Việt vừa làm vừa cười tươi. Ông bảo chụp ảnh thì phải tươi vào chứ. 

Ông Thuận gửi tới các cụ một bài hát về quê hương  Thái Bình

Để không khí thêm sôi động, các trò chơi vận động cũng được tổ chức để các cụ cùng nhau tham gia. Các cụ hào hứng với trò ném bóng vào rổ, các bạn điều dưỡng viên cũng truyền thêm không khí với trò chơi dùng hơi bóng thổi bay cốc. Những tiếng vỗ tay, nhưng câu hò reo cổ vũ của các ông bà cũng như các bạn điều dưỡng đã làm cho bầu không khí của ngày Quốc tế phụ nữ thêm sức sống và tràn đầy yêu thương.

Bà Bảo và Bà Tín cùng nhau nhận quà sau trò chơi. 

Các cổ động viên đang nhiệt tình cổ cũ cho các cụ  

Nhân dịp Quốc tế phụ nữ, xin được gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các bà, các mẹ, các cô các dì, các chị thật nhiều sức khỏe. Kính chúc các cụ tại Diên Hồng luôn vui vẻ, mạnh khỏe và an nhiên.

Một số hình ảnh của các cụ ngày mùng 8-3

 

Xem thêm

Nở rộ dịch vụ chăm sóc người già ở Việt Nam

Khi sức khỏe của cha mẹ ngày càng yếu đi, con cái không có thời gian và chuyên môn để chăm sóc thì nhu cầu sử dụng và tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người già là điều tất yếu. Một trong số đó có dịch vụ chăm sóc người già trong các viện dưỡng lão. Đây là một dịch vụ không còn quá xa lại với người dân Việt khi số lượng các gia đình tìm kiếm và sử dụng ngày càng tăng.

Tại sao không nên để người già sống một mình?

Có thể thấy, hiện nay nhiều gia đình để người già sống một mình hoặc sống với người giúp việc khi con cái vướng bận nhiều công việc hay sinh sống ở nước ngoài. Việc ở một mình có thể khiến người cao tuổi phải đối mặt với nhiều mối nguy hại trong cuộc sống. Đã không ít trường hợp người già ở một mình bị cướp tài sản, đánh đập, bị ngã,…. Điều này khiến những người con, người cháu cũng không yên tâm khi làm việc và để cha mẹ, ông bà ở nhà một mình. Từ đó, nhiều gia đình có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc người già tại nhà hoặc gửi chăm sóc tại các viện dưỡng lão.

Nên chăm sóc người cao tuổi tại nhà hay đến viện dưỡng lão?

Đối với các thành phố lớn trong nước thì việc tìm kiếm một viện dưỡng lão không có gì khó khăn, số lượng các trung tâm có dịch vụ chăm sóc người già đang có chiều hướng gia tăng. Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai nơi có nhiều trung tâm nhất vì nhu cầu sử dụng cao. Ngoài ra, ở một số tỉnh thành khác trên cả nước cũng đang dần xuất hiện các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc người gia do tư nhân xây dựng.

Với những nhu cầu của người sử dụng, nhiều dịch vụ chăm sóc người già đã xuất hiện. nhưng nhiều gia đình vẫn hay băn khoan về việc nên sử dụng loại dịch vụ nào? Chăm sóc tại nhà hay gửi vào viện dưỡng lão?

Có thể thấy, dịch vụ nào cũng có những lợi ích riêng của nó. Với dịch vụ chăm sóc tại nhà, người cao tuổi được sinh sống tại gia đình mình nhưng không có người chăm sóc 24h và thiếu nhiều dụng cụ, thiết bị chăm sóc chuyên môn. Còn với dịch vụ chăm sóc người già tại các viện dưỡng lão thì có nhiều tiện ích hơn. Bởi vì tại đây có điều dưỡng viên làm việc chuyên môn, có kiến thức và kỹ năng trong chăm sóc người già. Bên cạnh đó, các viện dưỡng lão còn có người trực và theo dõi mỗi ngày nên các gia đình có thể yên tâm hơn khi gửi người thân sinh sống tại các viện dưỡng lão.

Người cao tuổi được chăm sóc tại Viện dưỡng lão Diên Hồng – Hà Đông – Hà Nội

Xem thêm

Những nét đặc trưng của Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng

Với sự phát triển của các hoạt động, dịch vụ tại các  trung tâm chăm sóc người cao tuổi ở nước ta hiện nay đòi hỏi sự đổi mới liên tục và không ngừng sáng tạo của các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc. Việc thay đổi, sáng tạo và nâng cao chất lượng các dịch vụ sẽ giúp cho những trung tâm chăm sóc có được những kết quả và thành tựu riêng. Hiểu được tầm quan trọng của những ý trên, Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng cũng đang ngày một đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để làm hài lòng khách hàng. Vậy Diên Hồng có gì khác so với các trung tâm khác? Sự khác biệt đó có tác dụng và hiệu quả như thế nào?

Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng ở đâu?

Diên Hồng – một trung tâm dưỡng lão Hà Đông nằm trên đường Lê Văn Lương kéo dài, đường mới thuận tiện đi lại (Cách trung tâm quận Hà Đông khoảng 4 km,  cách Siêu thị BigC Thăng Long 8km). Đây là khu vực có giao thông  thuận tiện, đường sá rộng rãi, hạ tầng tốt, không cách xa trung tâm thành phố Hà Nội nhưng vẫn đảm bảo được không gian thoáng rộng, yên tĩnh, trong lành phù hợp cho người cao tuổi nghỉ ngơi, chữa bệnh. Khi người thân được gửi tại đây các gia đình ở các quận huyện trên Hà Nội đều có thể dễ dàng đến thăm hỏi và quan tâm đến ông bà cha mẹ một cách thường xuyên. Có thể thấy, với vị trí địa lý thuận lợi như trên thì Diên Hồng là một viện dưỡng lão Hà Đông hợp lí để các gia đình lựa chọn.

Các dịch vụ cơ bản tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng

Giống như nhiều trung tâm chăm sóc tư nhân khác trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước, Diên Hồng cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc cơ bản nhất cho người cao tuổi.

  • Khi người cao tuổi sinh sống tại đây sẽ được đảm bảo và đáp ứng các nhu cầu như chỗ ăn ở tiện nghi có ti vi, điều hòa, máy giặt, phòng rộng rãi, thoáng mát.
  • Được chăm sóc với chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo din dưỡng và bệnh lý của từng người.
  • Được hỗ trợ chăm sóc và thăm khám sức khỏe hằng ngày như đo huyết áp, đo tiểu đường, hỗ trợ phục hồi chức năng, vật lý trị liệu. Có bác sĩ thăm khám sức khỏe định kỳ một lần/tuần.
  • Ngoài ra, nếu người cao tuổi và gia đình có như cầu sử dụng thêm các dịch vụ như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt thì trung tâm Diên Hồng cũng luôn sẵn sàng để phục vụ và đáp ứng nhu cầu.

Các cụ gắn bó với Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng như gia đình mình

Đến với Diên Hồng một viện dưỡng lão Hà Đông, người cao tuổi dù sử dụng dụng vụ nào cũng sẽ được chăm sóc tận tình, chu đáo trong không khí như một mái nhà chung, một đại gia đình chứ không chỉ đơn thuần là nơi chăm sóc sức khỏe. Một trong những tiêu chí hàng đầu của Ban lãnh đạo trung tâm đề cao đó là sự thoải mái của các ông bà sinh sống tại đây. Những điều dưỡng viên chăm sóc với vai trò là những người cháu, người con chứ không phải chỉ là người nhân viên phục vụ. Tại đây điều dưỡng Diên Hồng không gọi các ông bà bằng tên riêng mà hay gọi bằng Thầy, bằng U, bằng Bố, bằng Mẹ. Có lẽ đây cũng là một cái riêng biệt mà không phải ở nhiều nơi chăm sóc người cao tuổi có được.

Ở đây, các ông bà được trò chuyện với nhau hàng ngày, được hàn huyên về những kỷ niệm thời còn đi bộ đội, những bộ quần áo từ thời bao cấp hay những chiếc áo đã gần 30 năm mà vẫn được các ông bà cất giữ mãi trong tủ đồ. Kèm với đó, các ông bà còn được tham gia các hoạt động vui chơi trong các câu lạc bộ, được đi dạo, tản mạn trong kuaan viên của khu đô thị mỗi khi trời đẹp.

Các ông bà vui vẻ, cười nói với nhau, quan tâm đến nhau từ lúc vui vẻ đến những lúc ốm đau như người người thân trong một gia đình. Có những cụ luôn luôn xuất hiện với sự thân thiện mà khi nhắc đến tên ai cũng nghĩ ngay đến như một “hoa hậu thân thiện” trong trung tâm.

Những hoạt động đặc trưng riêng của Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng

Bên cạnh các hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất, thì sức khỏe tinh thần cũng được trung tâm Diên Hồng đặc biệt quan tâm. Các hoạt động vui chơi, giải trí được xây dựng và lập kế hoạch một cách chi tiết do bộ phận chuyên môn phụ trách. Các hoạt động được tổ chức ba buổi/tuần do điều dưỡng viên hỗ trợ và hướng dẫn. Hiện tại, Diên Hồng cũng đã xây dựng các câu lạc bộ để người cao tuổi có không gian vui chơi và rèn luyện sức khỏe. Câu lạc bộ “Đời sống” được ra đời bao gồm các hoạt động như tổ chức trò chơi, đi dạo, tập thể dục thể thao, đánh cờ, văn nghệ,…. Một số hoạt động sự kiện được tổ chức thường niên như “Olympic Diên Hồng”, Lễ hội “Đèn lồng handmade” để cổ vũ và khích lệ tinh thần tham gia các hoạt động của người cao tuổi và góp phần cải thiện sức khỏe xã hội cho các ông bà.

Olympic Diên Hồng – một hoạt động thường niên của người cao tuổi tại trung tâm Diên Hồng 

Ngoài ra, vào thứ 2 hàng tuần các ông bà tại trung tâm sẽ được nghe “Điểm tin” tổng hợp các tin tức nổi bật trong tuần. Vào các dịp lễ tết, sinh nhật của người cao tuổi Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng cũng làm những tấm thiệp nhỏ và có các chương trình phát thanh để gửi những lời chúc, những món quà tinh thần đến cho các ông bà trong những ngày đặc biệt.

Như vậy, trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng đang cố gắng, nỗ lực hết mình để mang đến cho người cao tuổi nhiều hoạt động vui chơi bổ ích nhất. Đây cũng là một nét riêng biệt mà không phải trung tâm chăm sóc người cao tuổi nào cũng có và duy trì được như Diên Hồng.

Xem thêm

Người phụ nữ hy sinh thầm lặng

Mỗi một người phụ nữ khi sinh ra đã có cho mình những thiên chức nhất định- đó là người con, người mẹ, người bà. Ai sinh ra cũng có một số phận của riêng mình và bà Hoàng Thị Đường cũng thế, cũng có số phận của riêng mình.

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê phía Đông Bắc bộ, trên mảnh đất Lạng Sơn đầy gió lạnh. Người phụ nữ dân tộc Tày ấy đã vươn mình trong gió lạnh, để chăm sóc cho gia đình, để người chồng của mình vững tay súng nơi chiến trường. Và người chiến sỹ ấy đã quên thân bảo vệ tổ quốc, để lại một mình bà với đứa con cùng gia đình.

  

Bà Đường sinh hoạt tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Là vợ của một liệt sỹ, là một người phụ nữ nuôi con một mình, bà luôn gương mẫu trong nhiều việc. Từ những cái nhỏ nhất của cử chỉ, đến những việc như chăm sóc con cái, đối xử với mọi người xung quanh. Một người hòa nhã với những người hàng xóm, thân yêu những người cháu chắt và yêu thương con hết mực. Khi rồi con của bà lớn lên và đi làm để phụ dưỡng, nhưng do nhiều yếu tố anh ấy lại làm xa mẹ và bà Đường lại một mình. Sau một thời gian bà sống một mình, anh con trai cảm thấy không yên tâm nên đã đưa mẹ xuống Hà Nội và tìm cho mẹ một trung tâm chăm sóc thật phù hợp với nhu cầu và mong muốn.

Anh ấy đã đến với Diên Hồng- một trung tâm sau nhiều sự cân nhắc và anh đã quyết định gửi gắm mẹ tại đây. Trước khi vào trung tâm bà bị tai biến nên đi lại gặp nhiều khó khăn, công thêm với đó là bệnh huyết áp và tiểu đường nên bà tương đối yếu. Sau khi vào trung tâm được một thời gian, được các bạn điều dưỡng viên hỗ trợ tập luyện thể dục, phục hồi chức năng, xoa bóp,… cùng với chế độ ăn hợp lí và phù hợp với sức khỏe nên bà Đường đã nhanh chóng hồi phục và có thể tự đi lại.

Trò chuyện với bà sau gần một năm ở trung tâm, bà chỉ bảo rằng: “ở đây chúng nó chu đáo và hay để ý đến mình, chứ ở nhà có một mình nên ở đây thích lắm”. Những sở thích của bà cũng được thực hiện khi trung tâm xây dựng rất nhiều câu lạc bộ để cho người cao tuổi sinh hoạt. Trước đây vốn là một người năng nổ nhiệt tình nhưng vì để chăm sóc con nên bà bỏ qua nhiều thứ của bản thân mà chu toàn lo toan hết cho con mà không kêu than ai một tiếng- một sự hy sinh đến thầm lặng. Bây giờ khi con cái đã chăm lo lại được cho mẹ thì bà cũng tự chăm sóc bản thân và tìm lại những nhiệt huyết của tuổi trẻ vốn có.

Tại Diên Hồng, bà Đường  được tham gia các trò chơi, hoạt động vui nhộn với các cụ khác tại trung tâm. Bà là một trong những thành viên tích cực và tham gia nhiều câu lạc bộ nhất như CLB bộ đi dạo, CLB trò chơi, CLB thể dục thể thao,… mỗi khi trung tâm có tổ chức sự kiện bà cũng đều có mặt, hăng hái theo dõi vào tham gia các hoạt động. Một trong số đó có một hoạt động bà yêu thích nhất và vẫn hay kể đến tận bây giờ đó là được chụp một bộ ảnh với nhóm bạn thân tại trung tâm. Bà rất yêu thích hoạt động này, không chỉ tạo không khí vui vẻ cho mọi người mà bà còn lưu lại được những kỷ niệm với các bạn tại trrung tâm.

Bà Đường làm đèn lồng cùng các bạn tình nguyện Hands project

Hình ảnh bà Đường (thứ 2 từ trái sang) tham gia CLB thể dục tại Diên Hồng

Bà Đường chụp ảnh theo concept biển với hội bạn thân trong Diên Hồng

Đến tận bây giờ khi đã tự mình trải qua mọi khó khăn, bà Đường bà chỉ muốn nhắn nhủ với những người phụ nữ trẻ rằng hãy sống thật tốt, sống có bản thân và hi sinh vừa phải, hãy để những người khác hi sinh cùng với mình và nhớ là cố gắng làm điều mình thích để cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn.

Rồi một ngày 8/3 nữa lại đến, một trong những ngày kỷ niệm để mọi người nhớ về những người vợ, người mẹ, người bà đã một đời hi sinh thầm lặng cho gia đình, cho chồng con. Một ngày để mỗi chúng ta dành tặng những món quà ý nghĩa cho những người phụ nữ của mình. Còn đối với mỗi người phụ nữ hiện đại, khi mọi thứ đang dần được cân bằng về mọi mặt thì những người phụ nữ cũng phải dần mạnh mẽ và tự cân bằng lấy cuộc sống của bản thân biết chia sẻ  công việc gia đình với người chồng của mình bởi lẽ “hy sinh không phải đặc quyền của phụ nữ” mà tất cả những người đàn ông bên cạnh mỗi chúng ta đều có thể làm việc đó.

 

Xem thêm

Nên gọi là trại dưỡng lão hay viện dưỡng lão?

Từ khi mới ra đời, các nơi có dịch vụ chăm sóc người cao tuổi được gọi với nhiều tên khác nhau như trung tâm dưỡng lão, viện dưỡng lão và trại dưỡng lão. Tuy đều cùng một nghĩa là để chỉ một địa điểm cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi nhưng khi sử dụng một tên gọi lại mang lại những các xúc và suy nghĩ khác nhau với người nghe.

Tại sao mọi người hay sử dụng từ trại dưỡng lão?

Trước đây, người ta hay nghe và biết đến các trại tế bần, trại cứu tế là những khu trại, tòa nhà được dựng lên cố định hay tạm thời tại những địa điểm nhất định để thực hiện việc cứu tế, cung cấp lương thực, thực phẩm miễn phí (phát chẩn) cho những người vì hoàn cảnh, điều kiện chủ quan, khách quan trong một thời điểm nhất định mà không thể tự nuôi mình, cung cấp cho đối tượng này chỗ ở và công ăn việc làm. Các đối tượng ở trại tế bần thường là những người nghèo khổ, vô gia cư, nạn nhân của các trận thiên tai, lũ lụt, nạn đói, các trẻ em lang thang, trẻ em đường phố, trẻ mồ côi…. Sau này, các trại tế bần được gọi với những cái tên khác phù hợp hơn như trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm chăm sóc người già neo đơn và hầu hết là thuộc sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên với những người ở vài thập niên trước thì trại tế bần hay trại cứu tế là những từ quen thuộc và gần gũi hơn từ các trung tâm bảo trợ xã hội.

Cũng chính vì vậy, khi các trung tâm chăm sóc người cao tuổi tư nhân ra đời, nhiều người vẫn quen gọi là trại dưỡng lão.

Nên hiểu như thế nào về các trung tâm chăm sóc người cao tuổi hiện nay?

Viện dưỡng lão hay các trung tâm dưỡng lão là địa chỉ nhận hỗ trợ, chăm sóc người cao tuổi có nhu cầu cần chăm sóc sức khỏe hằng ngày. Tại đây, các cụ được sống chung với những người cùng lứa tuổi, được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Hàng tháng, người cao tuổi hoặc gia đình sẽ phải chi trả một một khoản phí sinh hoạt. Ở tại các viện dưỡng lão, người cao tuổi sẽ được chăm sóc toàn diện từ tắm rửa, vệ sinh, giặt giũ, được xoa bóp bấm huyệt, có người trò chuyện, có bác sĩ thăm khám và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí…Một số cụ có nhu cầu châm cứu hay hỗ trợ vận động, phục hồi chức năng thì các trung tâm dưỡng lão đều cung cấp dịch vụ. Gia đình cũng như các ông bà có thể sinh hoạt tại đây ngắn ngày hay dài ngày tùy thuộc vào mong muốn của từng người.

Các cụ được ngâm chân giúp ngủ ngon hơn

Hầu hết, với những người cao tuổi vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn, có những sở thích riêng và có đủ sức khỏe thì thường sẽ vẫn ở chúng với các con cháu. Còn với những người cao tuổi sinh sống tại các viện dưỡng lão thì sức khỏe yếu, bị tai biến, lũ lẫn tuổi già mà gia đình không có thời gian và đủ chuyên môn chăm sóc. Cũng có những người cao tuổi vì cá tính riêng không hợp với con cháu nên họ chọn sống một mình nhưng lại thấy không an toàn mỗi khi ốm đau nên vào sinh sống trong viện dưỡng lão cũng là một giải pháp được nhiều người lựa chọn.

Nên gọi là trại dưỡng lão hay trung tâm chăm sóc người cao tuổi?

Với nhiều người, khi nghe đến việc ai đó cho bố mẹ sống tại trại dưỡng lão vẫn hay có những suy nghĩ thiếu tích cực chưa kể từ “trại dưỡng lão” không còn đúng với các dịch vụ hiện nay nữa. Nhiều người vẫn cho rằng chỉ những người không có nhà cửa, con cái bỏ bê, bất hiếu mới cho bố mẹ sống tại những nơi như vậy. Vì thế, thay vì gọi là trại dưỡng lão thì mọi người có thể sử dụng từ viện dưỡng lão hay trung tâm chăm sóc người cao tuổi để thể hiện được đúng nhiệm vụ, chức năng của nó đồng thời để mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn, tích cực hơn về các dịch vụ chăm sóc người già.

Xem thêm

Tết qua Diên Hồng

Những ngày lễ Tết dần qua đi, Diên Hồng lại rộn rã tiếng cười nói, chào hỏi, chúc mừng năm mới. Các cụ năm nay về ăn Tết ở nhà cũng nhiều nên ngày trở lại gia đình thứ hai mang theo nhiều câu chuyện để chia sẻ với những người bạn của mình. Các cụ ngồi chung với nhau, cùng trò chuyện, cùng kể cho nhau nghe về cái Tết với con cháu. Các cụ đua nhau giới thiệu về cháu trai, cháu gái tài giỏi, những chắt mới chào đời nghịch ngợm ra sao,…và rất nhiều câu chuyện khác được các cụ kể lại với nhau, chia sẻ cùng nhau trong ngày hội ngộ.

Bà Khôi điệu đà mặc bộ đồ mới để ra trò chuyện cùng với các cụ

Với những cụ ở lại trung tâm, các cụ cũng có một cái Tết tràn ngập yêu thương. Các cụ cũng có bánh chưng, có giò, có hoa đào, có cây quất và cả câu đối đỏ chính tay mình viết nữa. Khi được hỏi thăm sao Tết cụ không về có cụ trả lời rằng “ ở đây quen rồi, có các cháu điều dưỡng chăm sóc nên tiện hơn ở nhà”. Các cụ ở lại ăn Tết ở trung tâm cũng tràn ngập không khí Xuân đang về, các con, các cháu, các chắt đến thăm, chúc Tết ông bà ngay tại đây. Những câu chuyện trong năm cũ được các con các cháu kể lại cho ông bà nghe, các chắt đua nhau khoe giấy khen học tốt. Những thành tích đã gặt hái được những cả năm. Còn các cụ thì gửi lại các cháu những cái ôm, cái hôn  hết mực yêu thương.

Gia đình bà Đính vào chúc Tết bà Tại trun tâm dưỡng lão Diên Hồng

Với các cụ ông, không thể hiện quá nhiều cảm xúc như các cụ bà nhưng có thể thấy qua từng ánh mắt đùa vui với con cháu  cũng đủ thấy được sự yêu thương của các ông rồi.

Ông Quang và gia đình tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Một năm cũ qua đi, một năm mới lại đến, Diên Hồng vẫn luôn cố gắng nỗ lự hết mình để nâng cao chất lượng và cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho mỗi người cao tuổi sinh hoạt tại trung tâm. Năm mới luôn kính mong các cụ nhà Diên Hồng luôn khỏe mạnh và số an nhiên.

 

Xem thêm

Xuân ở trong tim

Những ngày cuối năm bận rộn với bộn bề công việc, ai ai cũng tất bật với những dự định dang dở, những kế hoạch chưa xong, dòng người ngoài phố đi lại cũng hối hả hơn những ngày trước. Bên cạnh những bộn về đó, có một nơi yên bình đang nhanh chóng chuẩn bị những thứ cần thiết cho một mùa Tết mới. Một chương trình gala Tết cho các cụ sống quây quần bên nhau với chủ đề “Xuân ở trong tim”.

         

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng- một địa chỉ tin cậy, nơi chăm sóc bao nhiêu ông bà, cha mẹ của nhiều gia đình tại Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước đang tất bật chuẩn bị đón một cái Tết mới với nhiều điều mới mẻ vô cùng. Năm nay các cụ không chỉ được tổ chức Tết với các điều dưỡng mà còn được đón Tết với rất nhiều bạn sinh viên tình nguyện viên của Học viện y dược cổ truyền Việt Nam. Mới nghe tin sắp tổ chức chương trình Tết, không khí tại trung tâm đã nhộn nhịp hơn hẳn, các bạn điều dưỡng đa tài cùng nhau chuẩn bị những tiết mục văn nghệ, chuẩn bị chương trình, các bạn tình nguyện viên cũng hăng say trang trí sân khấu, sắm sửa dụng cụ cần thiết cho buổi giao lưu với các cụ. Điều đặc biệt, các cụ nhà Diên Hồng cũng hăng say tự chuẩn bị những tiết mục văn nghệ để giao lưu với các cháu.

Tiết mục nhảy “Như hoa màu xuân” của điều dưỡng viên gửi tới các cụ

Với chủ đề “Xuân ở trong tim” trung tâm Diên Hồng và các bạn tình nguyện viên đã làm nên một không khí Tết tràn ngập khắp trung tâm, những bài hát, những tiếng cười đã làm rộn rã từng góc phòng của người cao tuổi. Các cụ háo hức chuẩn bị những bộ quần áo mới, những món đồ đã gắn liền với cả cuộc đời của mỗi cụ. Những câu chuyện tuy đã cũ của các cụ được kể lại rất mới với sự lắng nghe chăm chú của các bạn sinh viên.  Những câu chuyện hấp dẫn, những trải nghiệm trong cuộc sống, trong học tập của các bạn sinh viên cũng đã lan tỏa làm cho các cụ như trẻ lại. Những người ông, người cháu tuy mới gặp nhau lần đầu nhưng vẫn thấy thân quen đến lạ bởi cùng sinh ra trên những tỉnh thành khắp cả nước, mọi người nhận nhau là đồng hương.

Các bạn sinh viên tình nguyện đang trò chuyện với NCT tại trung tâm

Để chương trình thành công, không thể thiếu các tiết mục văn nghệ làm khấu động sẫn khấu và hâm nóng bầu không khí của chương trình.  Đầu tiên có thể thấy sự háo hức của ông Thuận- một tài năng ca hát của các cụ trong trung tâm. Trước đây ông rất yêu thích ca nhạc, hay giao lưu với mọi người và thể hiện tài năng của mình. Đến hiện tại khi sức khỏe yếu đi nhưng những thói quen hàng ngày của ông vẫn luôn được duy trì. Ông thích những bài hát của những thập kỷ trước, những ca khúc về cách mạng và cả những bài hát trữ tình về quê hương đất nước. Đến hôm nay, khi không khí Tết phủ khắp trung tâm, chương trình Tết sắp diễn ra Ông Thuận cũng hào hứng chuẩn bị bài hát của mình để thể hiện với các cháu. Ông gửi tới mọi người ca khúc “Xuân chiến khu” một bài hát vừa mang không khí xuân, vừa có ý nghĩa  gợi nhớ về những cái Tết xưa trước đây thời kháng chiến. Các ông bà khác cũng  rất vui vẻ và yêu thích ca khúc của ông, các bạn sinh viên cũng hòa chung vào lời bài hát, ông đã mang đến một không khí vui tươi cho chương trình Tết thêm đặc sắc.


Ông Thuận đang thể hiện ca khúc “Xuân chiến khu” làm không khí thêm vui tời

Cũng trong tinh thần hòa chung không khí, nhiều cụ tuy không chuẩn bị tiết mục nhưng cũng đã vui vẻ và góp vui trong chương trình như tiết mục đặc sắc như bài hát của bà Hỹ, bà Bảo, bài thơ gửi tặng các cụ của cô Lục. Tuy không được hoàn hảo như những người nghệ sĩ chuyên ngiệp nhưng những tiết mục có được sự yêu thích của tất cả mọi người tham gia, tạo nên  một bầu không khí xuân tràn ngập Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Cô Lục gửi tới các cụ bài thơ “Chúc Tết” 

Bà Bảo gửi tới chương trình bài hát “Hòn đá vọng phu”

Trong buổi Gala các cụ cũng được tham gia nhiều trò chơi thú vị và hấp dẫn với những phần quà cực kỳ nhỏ xinh của các bạn sinh viên. Trò chơi đoán tên bài hát được nhiều cụ hăng háo tham gia, đặc biệt trung tâm cũng tổ chức một cuộc thi bóc bánh chưng cho người cao tuổi vào điều dưỡng cũng như các bạn sinh viên tham gia. Mọi người cùng nhau háo hức bóc bánh và bày biện thật đẹp, những chiếc bánh chưng như cho ta thấy Tết là về khắp mọi nơi rồi.

Bà Liên thi bóc bánh chưng với các bạn sinh viên

Gala Tết “Xuân ở trong tim” đã kép lại bằng những câu chuyện hay, những nụ cười trùi mến mà các cụ Diên Hồng và các bạn sinh viên trao cho nhau. Những lời chúc Tết nhiều sức khỏe, an khang, thịnh vượng được các sinh viên gửi đến các ôn bà, những lời chúc thành công, chúc may mắn của các ông bà được trao cho các bạn sinh viên như tiếp thêm động lực cho những phấn đấu tương lai. Những khoảnh khắc tình cảm đã được ghi lại và in sâu trong tim các cụ và các bạn sinh viên. Không khi Xuân đã tràn ngập và bao phủ trái tim của từng người- một mùa xuân ở trong tim đã nở rộ.

Một số hình ảnh trong Gala “Xuân ở trong tim” của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng và đội Tình nguyện Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam.

 

 

 

 

Xem thêm

Người cao tuổi đón tết xưa tại Diên Hồng

Với mong muốn làm sống lại không khí của ngày Tết truyền thống, thứ mà đã bao nhiêu lâu nay các cụ không được tham gia và cảm nhận cái Tết, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã dựng lên một không gian chợ tết xưa ấm cúng ngay trong trung tâm trong những ngày giá rét. Các cụ được cùng nhau gói bánh chưng, muối dưa hành, cắm hoa đón tết hay gội đầu với lá mùi già như một truyền thống tốt đẹp đang ngày càng vắng bóng trong xã hội hiện đại ngày nay.

Bên cạnh đó các cụ cũng được chụp ảnh đón tết như một thói quen ngày xưa thời còn trẻ. Bốn cụ người Hà Nội vui vẻ “ríu rít” bên nhau như bốn cô thiếu nữ Hà Nội xưa. Chỉ vài hôm nữa thôi, các cụ sẽ còn được cùng nhau viết những câu đối tết tặng nhau, chúc nhau 1 năm mới nhiều an yên và hạnh phúc.

Tết xưa chưa mất

Xem thêm

Đảng viên có 70 năm tuổi Đảng

Đảng viên có  70 năm tuổi Đảng của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Vào những ngày cuối cùng của năm cũ, các cụ tại Diên Hồng thỉnh thoảng lại ngồi hàn huyên, nhớ lại những kỷ niệm về các sự kiện trong năm tại trung tâm. Hòa trong không khí vui tươi đó, trung tâm lại nhận được tin vui đó là bà Lê Thị Tình Quân năm nay được nhận danh hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Vừa nhận được tin từ cơ quan địa phương, gia đình đã báo ngay tin vui với trung tâm và thông báo là sẽ tổ chức trao danh hiệu cho bà tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng – nơi bà đang được chăm sóc.

Chiều ngày 22/01/2018, Đảng ủy quận Ba Đình đã tổ chức lễ trao Danh hiệu 70 năm tuổi Đảng cho bà Lê Thị Tình Quân tại  trung tâm. Có thể thấy bà rất vui khi trên khuôn mặt đã có những nếp nhăn nhưng vẫn luôn nở nụ cười thật tươi. Bà không chỉ là một Đảng viên ưu tú với những cống hiến suốt 70 năm qua mà bà còn là một tấm gương lớn để các thế hệ con cháu noi theo. Giúp thế hệ sau có những định hướng đúng đắn trong quá trình học tập và xây dựng đất nước.

Hình ảnh 1: Đảng ủy Quận Ba Đình trao tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho bà Lê Thị Tình Quân tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Bà Tình Quân năm nay đã 87 tuổi, tuy tuổi đã cao nhưng bà vẫn luôn vui vẻ, tham gia tích cực các hoạt động của trung tâm. Dù được chăm sóc cẩn thận nhưng không vì vậy mà bà thiếu sự chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Mỗi buổi sáng bà được điều dưỡng viên tại trung tâm xoa bóp nhưng bà Quân vẫn rất chăm chỉ tự tập thể dục. Cứ khoảng 3h chiều sau khi tham gia các hoạt động vui chơi xong bà tự xoa bóp chân cho mình trong khoảng 30 phút hoặc một tiếng. Bà tâm sự “chân bà yêu rồi nên phải cố gắng tập luyện cho nó đỡ đi”. Chân bà tương đối yếu nên di chuyên khó khăn, nhưng không vì vậy mà bà dùng xe lăn hay quá ỉ lại vào các dụng cụ hỗ trợ. Bà chia sẻ rằng “bà chỉ cần gậy chống làm trụ thôi rồi đi từ từ sau mình sẽ đi chắc chắn hơn”, từ đó chăm chỉ tập đi hàng ngày để chân mau khỏe. Bà cũng  nhắn gửi tới các ông bà khác trong trung tâm và các ông bà ở nhà là phải luôn tích cực tham gia thể dục thể thao để có được sức khỏe tốt.

Hình ảnh 2: Bà Quân tham gia vẽ tranh nghệ thuật với các cụ khác tại trung tâm

Là một người sống tình cảm, bà Quân hay kể về các cháu của mình cho các bạn điều dưỡng nghe. Bà vẫn nhớ những kỷ niệm khi đi làm, nơi công tác và truyền cảm hứng làm việc cho các nhân viên trong Diên Hồng. Bà kể về những khó khăn của những thời kỳ trước khi sống và làm việc trong lửa đạn, vừa chiến đấu vừa giữ nước.  Bà hay kể về ông- Người bạn đời gắn bó với bà suốt những thời gian qua. Kể lại những câu chuyện tình yêu thời chiến của bà, những món quà nhỏ mà ông đã dành tặng. Bà cũng hay nhắc về những khoảng thời gian phấn đấu khi được đứng trong đội ngũ của Đảng khi mới 17 tuổi. Và đến bây giờ, khi các công việc đã được gác lại bà vẫn luôn cố gắng truyền cảm hứng làm việc và phấn đấu cho chính những người con người cháu của mình. Tuy đã có tuổi những bà Tình Quân vẫn luôn là một tấm gương sáng để cho các con cháu thế hệ tiếp theo noi gương và phấn đấu trong sự nghiệp cuả mình.

Dưới đây là một số hình ảnh của bà Quân trong ngày nhận danh hiệu 70 năm tuổi Đảng và tham gia các hoạt động hàng ngày tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Bà Quân và con gái chụp ảnh lưu niệm tại buổi trao huy hiệu cho bà

Đảng ủy phường Giảng võ tặng quà cho bà Tình Quân

Đảng ủy tổ 9 phường Giảng Võ tặng quà cho bà Tình Quân

Bà Quân và bà Cẩm đang ngồi tâm sự với nhau sau bữa cơm

Bà Quân giao lưu với đoàn thanh niên cục quản lý Dược

Xem thêm

Bí quyết để rèn luyện trí nhớ của ông Huy Nguyên

Đến với trung tâm như một cái duyên, tôi được gặp các ông bà tại Diên Hồng. Mỗi một ông bà đều có những câu chuyện riêng của mình, nhưng điểm chung mà NCT tại Diên Hồng có đó là được chăm sóc bởi những những điều dưỡng viên và nhân viên tại trung tâm.

 NCT tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng trong một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Với mỗi người cao tuổi, khi tuổi tác đã cao họ mang trong mình nhiều bệnh tật. Theo giáo sư  Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, ở Việt Nam NCT có mười vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc sức khỏe, đó là: đa bệnh lý, các bệnh phức tạp, biểu hiện không điển hình, dùng nhiều thuốc, hội chứng dễ tổn thương, hội chứng sa sút trí tuệ, ngã, suy dinh dưỡng, giảm khả năng vận động, giảm hoạt động chức năng. NCT tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cũng không nằm ngoại lệ các vấn đề đó, họ cũng mang trong mình nhiều bệnh lí và nhiều vấn đề cần được giải quyết và quan tâm nhiều hơn.

Một trong các bệnh hay gặp nhất đó  là bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Bệnh lý này cũng khá phổ biến với NCT tại Diên Hồng. Với người cao tuổi có các biểu hiện của bệnh lý này được chăm sóc với nhiều chế độ khác nhau từ bữa ăn đến giấc ngủ để cho các ông bà có được sức khỏe tốt nhất. Riêng với một số cụ, biết được những đặc điểm sức khỏe của bản thân nhiều người cao tuổi tại Diên Hồng đã có những biện pháp khác nhau để phòng tránh bệnh suy giảm trí nhớ tuổi già. Trong đó, tôi đã rất ấn tượng và học được rất nhiều thói quen cũng như biện pháp giúp phòng chống các biểu hiện suy giảm trí nhớ của ông Huy Nguyên – một nhà văn của những thế hệ trước.

 Ông Huy Nguyên đang tâm sự về nghề giáo của mình trong dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam

Ấn tượng đầu tiên khi gặp Ông đó là nụ cười hiền từ mà ông đáp lại lời chào của tôi. Khi được hỏi thăm về sức khỏe ông Nguyên tâm sự về sức khỏe hiện tại của mình và điều khiến tôi chăm chú nhất đó là những câu chuyện về những chiến đi ngẫu hứng thời thanh xuân của ông. Là một người ham học hỏi, thích tìm hiểu những vùng đất mới lạ nên ông đã rất thích đi du lịch – những chuyến du lịch ngẫu nhiên và đầy cảm xúc. Ông kể rằng: “Có lần ông ra Ga Hà Nội chơi vào ngày 29 Tết rồi thấy người ta bán vé tàu đi Lào Cai thế là ông cũng vào mua vé rồi có một chuyến đến Lào Cai một ngày” và còn rất nhiều chuyến đi lý thú và ngẫu nhiên của ông nữa. Còn hiện tại, khi tuổi đã cao mà sức khỏe lại không ổn định nên ông bảo con cháu đưa ông vào trung tâm dưỡng lão để có người có chuyên môn và tiện chăm sóc. Cả quá trình tìm kiếm nơi mình muốn sinh hoạt ông Nguyên đã đến với Diên Hồng. Sau khi vào trung tâm ông Huy Nguyên vẫn rất tích cực tham gia các hoạt động mà trung tâm tổ chức. Ông hăng hái và chủ động tham gia các câu lạc bộ như “Kể chuyện cùng ông”, câu lạc bộ “Trò chơi” và đặc biệt ông còn là một “nam diễn viên” tài năng khi tích cực tham gia góp vui trong các MV do trung tâm tổ chức. Và ấn tượng nhất đối với tôi là thói quen ông luôn duy trì suốt hơn 50 năm qua đó là viết nhật kí. Ông chia sẻ: “Ông hay viết nhật kí lắm, từ xưa đến nay rồi, ông viết để ông nhớ về những chuyến đi từ lúc ông còn trẻ để đến lúc ông già ông vẫn không quên”.

Có thể với nhiều người khi nhắc đến viết nhật kí ai cũng biết nhưng những lợi ích mà việc viết nhật kí mang lại thì lại không phải ai cũng biết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích to lớn của việc viết nhật ký. Trong cuốn sách của mình, tiến sĩ Amabile đưa ra 3 lợi ích nổi bật nhất. Thứ nhất, việc viết nhật ký giúp bạn ăn mừng những thắng lợi nhỏ. Điều này dựa trên “Nguyên tắc Tiến bộ” mà tiến sĩ Amabile đã khám phá ra, đó là: Động lực lớn nhất trong công việc và cuộc sống chỉ đơn giản là khi nhìn thấy bản thân đang tạo ra những bước tiến trong những công việc có ý nghĩa – ngay cả khi sự tiến bộ đó chỉ là một chiến thắng nhỏ. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là trong những ngày quá mệt mỏi và bạn cảm thấy dường như mình chẳng hoàn thành được việc gì. Nhưng bạn luôn có thể tìm ra ít nhất một bước tiến mà bạn đã thực hiện. Bạn sẽ tìm ra, khi bạn theo dõi nó. Và khi những thắng lợi nhỏ được tích lũy đều đặn qua thời gian, chúng sẽ trở thành một bước đột phá vô cùng to lớn.

Lợi ích thứ hai của việc viết nhật ký là nó giúp bạn tập trung vào việc phát triển bản thân mình. Với việc viết nhật ký, bạn có cơ hội để nhớ lại và ngẫm nghĩ về những điều đã diễn ra trong ngày của bạn, về những phản ứng và hành vi của bạn, về suy nghĩ và cảm nhận của bạn, về những điểm mạnh và những điều cần khắc phục ở bạn. Quyển nhật ký giúp bạn không ngừng hoàn thiện chính mình và tiến về phía trước.

Thứ ba, tiến sĩ Amabile nói rằng, việc viết nhật ký giúp bạn nuôi dưỡng khả năng kiên nhẫn. Khi bạn có cơ hội nhìn lại việc bạn đã bền bỉ và vượt qua những thời điểm tồi tệ tưởng chừng như không thể vượt qua trong quá khứ, bạn sẽ có thêm khả năng để đối diện với những thử thách mà bạn đang đối mặt trong hiện tại.

Ông Huy Nguyên đang ngồi xem lại cuốn nhật kí của mình

Còn đối với Ông Huy Nguyên, khi được hỏi về lí do của việc viết nhật kí ông chỉ cười bảo: “Ông viết nhật  kí để rèn luyện trí nhớ. Bây giờ ngày càng có tuổi, ông cũng hay quên nên ông viết nhật kí để lưu giữ lại những kỉ niệm hàng ngày tại trung tâm mà ông nghe, ông thấy. Ông ghi về những người mà ông đã từng gặp, các cụ, các ông bà, các cháu nhân viên trong trung tâm mình và cả các cháu thực tập điều dưỡng nữa”. Trước đây, cuốn nhật kí của ông là dấu ấn của những chuyến đi, những vùng đất công tác suốt dọc miền đất nước. Còn bây giờ cuốn nhật kí của ông hầu hết là những câu chuyện vui hàng ngày và lâu lâu ông lại lôi ra đọc cho vui. Nhiều câu chuyện vui vẫn được ông nhớ mãi và ông hay kể lại với các ông khác trong phòng, kể lại cho các điều dưỡng nghe. Và cũng từ những câu chuyện ông ghi lại mà hôm nào ông kể chuyện trung tâm đều rộn rã tiếng cười.

Đây là một thói quen rất tốt, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Nó không chỉ giúp các ông, các bà lưu giữ lại những kỉ niệm vui hàng ngày, mà còn giúp trí não của người cao tuổi hoạt động linh hoạt, giúp phòng tránh những biểu hiện của bệnh lý suy giảm trí nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm