Chúng ta đều biết nước cần thiết cho mọi hoạt động tâm lý và thể chất của con người. Với người già, người trẻ, nam nữ, việc uống đủ nước giúp:
1. Ngăn ngừa và giảm nhức đầu, đau lưng, viêm khớp 2. Giảm táo bón 3. Điều trị sỏi thận
Chúng ta được khuyến cáo nên cung cấp từ 2-3 lít nước mỗi ngày (bao gồm tất cả các thực phẩm đưa vào cơ thể như canh, nước trong hoa quả, cơm cháo…). Uống nhiều nước quá cũng gây áp lực lên thận, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nhưng liệu mọi người có cần lượng nước như nhau? Khi nào cần uống nước?
Với những người trẻ, khi lượng nước trong cơ thể xuống thấp sẽ báo hiệu bằng cảm giác “khát nước” để bổ sung thêm. Đâu đó cộng đồng truyền tai nhau là cần uống nước ngay cả khi không khát là rất phản khoa học. Riêng việc uống bao nhiêu là đủ cũng là tùy vào cơ thể mỗi người, tùy thời tiết, công việc. Bổ sung từ 2-3 lít nước mỗi ngày là trong điều kiện lao động bình thường và thời tiết ôn hòa. Với những người phải lao động nặng, đổ nhiều mồ hôi hoặc thời tiết nóng thì có thể phải bổ sung từ 4-5 lít. Với phụ nữ đang cho con bú cũng cần bổ sung nước để người mẹ có đủ sữa cho em bé.
Người già không được như người trẻ, nhiều khi cơ thể thiếu nước nhưng vẫn không cảm thấy khát nên con cháu cần theo dõi lượng nước bổ sung vào cơ thể của ông bà mình để bổ sung kịp thời và đầy đủ. Có thể tính lượng nước và chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày và hẹn giờ uống nước. Do nước rất quan trọng nên đừng bỏ qua chuyện nhỏ nhặt này vì sức khỏe của các cụ.
Vậy
là chặng đường 5 năm đã trôi qua, sự phát triển vượt bậc của Diên Hồng chính là
minh chứng rõ ràng nhất cho sự đoàn kết, cố gắng và nỗ lực của tất cả thành
viên Diên Hồng trong năm vừa rồi. Olympic chính là hoạt động thường niên và
cũng là mốc đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.
Năm nay, Olympic Diên Hồng 2019 được diễn ra vào tháng 4 với sự góp mặt của các
cụ của cả 2 cơ sở, người nhà của các cụ tới cổ vũ động viên các cụ và toàn thể
cán bộ nhân viên Diên Hồng. Chương trình diễn ra thành công trong không khí đầy
ắp tiếng cười, sự nỗ lực chinh phục thử thách, chinh phục chính mình của các cụ.
Mở
đầu chương trình là màn rước đuốc khai mạc chương trình. Hình ảnh các cụ cầm ngọn
đuốc được thiết kế từ bìa và giấy, những bước đi khỏe khoắn cùng sự quyết tâm
thể hiện rõ trên khuôn mặt như 1 ngọn lửa truyền tới tâm trí mọi người xung
quanh. Cùng với đó là điệu nhảy mở màn sôi động đến từ các bạn điều dưỡng viên.
Mặc dù bận rộn trong công tác chăm sóc các cụ, nhưng mọi người vẫn tranh thủ những
giây phút nghỉ trưa ít ỏi của mình để tập luyện, cống hiến cho buổi Olympic
Diên Hồng 2019.
BTC
chương trình đã nghĩ ra rất nhiều các môn thi phù hợp với sức khỏe, thể trạng của
các cụ. Với mong muốn chăm sóc tốt nhất cho người cao tuổi cả về thể chất lẫn
tinh thần, một các môn thi sáng tạo nhưng đầy vui nhộn đã được diễn ra như:
Môn đua thuyền:
Một
trò chơi tập thể đòi hỏi sự khéo léo kết hợp nhịp nhàng của các cụ trong cùng đội
chơi. Chỉ với chất liệu đơn giản là những chiếc thùng carton, các cụ nhà Diên Hồng
đã có thể chơi ngay một trò chơi mang tính đồng đội. Đồng lòng – đồng sức – ắt
thành công! Và thành công đã đến với cả 3 đội chơi, các đội đều chơi vô cùng xuất
sắc và đều nhận được những chiếc huy chương cho chính mình
Môn cầu lông:
Cầu
lông là một môn thi được đưa vào Olympic năm 1992 và cũng chính là 1 trong những
môn thi đấu tại Olympic Diên Hồng 2019. Cầu lông đòi hỏi 1 thể lực cực tốt: vận
động viên cần có sự dẻo dai, nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, tốc độ và sự chuẩn xác.
Đây còn là môn thể thao có liên quan nhiều đến kỹ thuật và yêu cầu sự kết hợp tốt.
Tất cả những yếu tố đó đều không thể làm khó được vận động viên Diên Hồng. Các
cụ dù tuổi đã cao nhưng vô cùng khéo léo khi điều khiển chiếc vợt (bảng học
sinh) và quả cầu.
Môn cử tạ:
Có
lẽ tất cả những ai có mặt trong chương trình đều vô cùng bất ngờ khi thấy các cụ
tham dự môn thi này. Cử tạ là môn thể thao dùng sức mạnh, phối hợp các động tác
kĩ thuật nâng tạ với trọng lượng tối đa có thể được. BTC đo lường tình trạng sức
khỏe của các cụ để đưa ra những mức tạ phù hợp để tránh gây ảnh hưởng tới sức
khỏe của các cụ. Nhưng điều bất ngờ là các cụ quá khỏe. Các cụ hoàn toàn có thể
nâng mức tạ cao nhất một cách dễ dàng. Đây cũng là một trong những điều khiến
Diên Hồng cực kỳ vui khi thấy sức khỏe của các cụ ngày một tốt hơn.
Môn đua xe:
Đua
xe hay còn gọi là cuộc đua tốc độ. Thoạt nghe thì thấy đây là một môn nguy hiểm
và chỉ dành cho các bạn trẻ, nhưng ở Diên Hồng, đây lại là môn thi hết sức thú
vị. Cuộc thi này chính là dành cho các cụ ngồi xe lăn. Quán quân của cuộc thi tốc
độ là cụ Tý – hiện cụ 93 tuổi. Khi biết mình nằm trong danh sách thi đấu, cụ đã
miệt mài tập luyện để khẳng định sức mạnh của chính mình và giành được huy
chương vàng của cuộc thi. Một tấm gương sáng cho việc nỗ lực không ngừng nghỉ
mà không phải ai cũng làm được.
Môn bắn súng:
Bắn
súng là môn thể thao rất phổ biến trên toàn thế giới. Nó luôn được cho vào danh
sách các môn trong Thế vận hội Mùa hè và cũng là một môn thể thao lâu đời. Tại
Việt Nam nhưng những năm gần đây, các vận động viên bắn súng cũng có những
thành tích khả quan tại Sea Games cũng như các giải quốc tế lớn khác. Tại Diên
Hồng, mọi người luôn hò reo sau mỗi lần bắn của các cụ bởi quá hồi hộp, quá gay
cấn. Mặc dù tuổi các cụ đã cao, mắt cũng không còn tinh tường như các bạn trẻ
nhưng độ chính xác và sự tập trung của các cụ quá tuyệt vời.
Môn Bowling:
Bowling
đã trở thành một môn thể thao đúng nghĩa và rất phổ biến ở các nước phương Tây,
tuy nhiên mới chỉ du nhập và thu hút giới trẻ Việt Nam cách đây vài năm. Có rất
nhiều bạn trẻ tại Việt Nam chưa từng chơi môn thể thao này, nhưng các cụ tại
Diên Hồng thì chơi và thi đấu môn này rất cừ khôi. Mọi người đều phải trầm trồ
trước khả năng tiềm ẩn của các cụ.
Những
ánh nắng bắt đầu le lói, chương trình khép lại với niềm vui hân hoan của toàn
thể các cụ cũng như mọi người có mặt trong chương trình. Đây cũng là động lực để
Diên Hồng đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động tích cực cho các cụ, giúp các cụ sống
vui khỏe hơn nữa tại mái nhà Diên Hồng.
Từ nhỏ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng được ông, bà hay bố mẹ kể cho nghe câu chuyện về cô Tấm ngoan hiền. Cảnh nhặt thóc, nhặt hạt của cô Tấm đã được thay đổi linh hoạt và trở thành một trong những hoạt động giải trí của các cụ người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.
Lợi ích của hoạt động phân loại hạt
Trong số những hoạt động giải trí hàng ngày của các cụ tại Diên Hồng có trò chơi phân loại hạt. Không chỉ có mục đích giải trí thư giãn mà “phân loại hạt” còn là giúp các cụ thêm nhanh tay hơn, nhanh mắt hơn.
Theo nhiều nghiên cứu thì việc người cao tuổi tập trung vào nhưng hoạt động tinh sẽ làm tăng sự tương tác giữa các khu vực não, khiến trung ương thần kinh của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, nó còn giúp giảm tác động của quá trình lão hóa lên bộ não một cách đáng kể giúp các cụ minh mẫn hơn.
Hình ảnh các cụ Diên Hồng tham gia trò phân loại hạt
Ông Tấm, bà Tấm thời hiện đại
Các cụ tại Diên Hồng có thể vẽ tranh, tô tượng, ghép hình, xếp tháp…vào các khung thời gian rảnh trong ngày. Hoạt động phân loại hạt cũng được nhắc lại không thường xuyên với sự thay đổi kích thước, các loại hạt khác nhau để làm tăng tính thú vị của trò chơi.
Có lẽ rằng những giây phút cùng nhau phân loại hạt, cùng trò chuyện, cùng cố gắng đã đưa các cụ sống lại những ngày thơ bé được nhặt thóc nhặt đỗ cùng ông bà rồi nghe kể chuyện.
Các cụ còn được nhận phần thưởng khi phân loại hạt nhanh hơn
Các cụ đều vui và hào hứng, khuôn mặt ánh lên nụ cười như trẻ lại. Cô Tấm trong truyện phải nhặt hạt trong lo lắng buồn tủi còn các cụ nhà ta thì thoải mái vui vẻ biết bao. Đây chính là các ông Tấm, bà Tấm thời hiện đại.
Diên Hồng còn có rất nhiều hoạt động bổ ích và thú vị khác phục vụ các cụ mỗi ngày. Nếu người nhà bạn muốn có một nơi an dưỡng tuổi già hãy tham khảo Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.
Ông Bình mới nhập trung tâm nhưng rất hài lòng và đã nhanh chóng quen với môi trường, bạn bè cùng với mọi người nơi đây. Ông tâm sự với mọi người rằng vào được đây là thích lắm, vui lắm và chẳng muốn về.
Ông lúc nào cũng vui vẻ, cởi mở. Ông vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh nhưng vì hoàn cảnh con cái đi làm xa, để ông ở nhà một mình các anh chị không yên tâm. Ông vào Diên Hồng vừa là vui với bạn già và vừa để có người chăm nom săn sóc thường xuyên.
Ông Bình rất hay cười, vui tính và thoải mái
Hàng ngày, ông đều đi dạo ở tầng 1 cho khỏe người và thoải mái. Ông thích ở đây vì luôn có người nói chuyện, có người ra vào. Ông bảo “ Vào được đây là Thiên đường rồi. Ăn uống ngon, vừa miệng. Không tự ăn được đã có các cháu bón cho. Yếu, không đi được thì đã có xe. Tuổi già vào được đây là nhất rồi…” Nói xong ông cười hả hê ra chiều vui vẻ lắm.
Khuôn mặt ông lúc nào cũng tươi, ông dễ dàng cười với bất cứ ai vì theo ông nụ cười là khởi đầu của sự may mắn. Nếu ai bắt gặp ông làm thơ thì cũng đừng quá ngạc nhiên vì trước ông còn có cả thơ đăng trên tạp chí văn nghệ ở Vĩnh Phúc – Quê hương của ông. Với ông, việc làm thơ không chỉ là sở thích mà còn là thú vui.
Ông dễ cười, dễ bắt chuyện ở bất cứ nơi nào
Ông thường hay đọc sách, làm thơ, trò chuyện với các bạn già …Ông kể rằng vợ ông đẹp lắm, trước ông cũng là thơ tặng bà nhiều nên mới giành được tình yêu của bà vì trước bà là hoa khôi ở thôn. Thi thoảng nhắc tới bà ông đều tự hào rằng các con ông giống vợ mới xinh, trắng như thế.
Mỗi khi đi dạo, ông đều rủ thêm bạn cho vui và để tâm sự, chuyện trò. Chúc cho ông và các cụ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui!
Trước khi bố chồng tôi vào viện dưỡng lão, chúng tôi đã tự tay chăm sóc, sau đó thuê người làm cùng chăm ông cụ. Và bây giờ thì tất cả con cháu và chính mẹ chồng tôi đều nếu vẫn ở nhà thì ông cụ không thể được chăm sóc tốt như hiện nay, tại viện dưỡng lão (Lan Nguyen).
Người gửi: Lan Nguyen
Gửi tới: Ban Đời sống
Tiêu đề: Người Già Bệnh Sẽ Được Chăm Sóc Tốt Hơn Ở Viện Dưỡng Lão
Tôi và bố mẹ tôi đã nghĩ và rất quan tâm đến vấn đề viện dưỡng lão cho người già ở Việt Nam từ khi bà nội tôi bị bệnh nhũn não, phải nằm liệt giường 18 năm trước khi chết. Mấy năm đầu, con cháu chúng tôi thay phiên nhau chăm sóc. Sau đó, bố mẹ tôi thuê một cô từ Bạc Liêu chăm bà ngày đêm do mẹ tôi sức khỏe suy yếu, không thể nâng được bà lên khi cần, còn tôi lập gia đình và đi xa.
Bà ngoại tôi cũng nằm liệt giường 1 năm trước khi chết. Cậu và dì tôi cũng thuê một cô bé từ quê lên trông bà vì cả hai phải đi làm suốt ngày. Mỗi lần tôi đến thăm đều thấy thương xót bà vô tận. Bà nằm ở một phòng trên lầu 3, hằng ngày cô người làm lên đưa cơm 3 lần. Còn mọi việc vệ sinh cá nhân thì hầu như không ai giúp đỡ nên căn phòng và giường luôn tỏa ra một mùi khai, thối hơn bất kỳ một nhà vệ sinh công cộng nào tôi từng gặp.
Người cao tuổi được chăm sóc chu đáo tại viện dưỡng lão đạt chuẩn
Tôi không trách cậu dì tôi vì họ phải đi làm rất vất vả, mỗi ngày đến tận khuya mới về, có khi qua đêm, nên lúc về đến nhà họ đã mệt lử, lại còn chăm sóc con cái. Những nguời con khác của bà đều ở xa, nên chỉ có thể về thăm 1-2 lần một năm. Cô người làm thì còn quá trẻ, nên sợ bẩn và không quen chăm người bệnh.
Mỗi lần bước vào phòng bà, tôi đều tự hỏi nếu bà được ở trong một căn phòng sạch sẽ, có người thăm hỏi, hẳn bà sẽ sống lâu hơn và con cháu đỡ xót xa hơn. Lúc đó bố tôi và tôi đã nghĩ đến việc lập một viện dưỡng lão cho người già, nhưng kế hoạch không được thực hiện, vì chúng tôi biết quan điểm về viện dưỡng lão ở Việt Nam còn có nhiều đối lập. Có thể rất nhiều nguời muốn gửi bố mẹ già vào viện dưỡng lão, có thể trả tiền cho dịch vụ này, nhưng dư luận xã hội sẽ ngăn cản họ.
Hiện tôi sống ở Mỹ. Bố chồng tôi mới được chuyển vào viện dưỡng lão, hằng ngày tôi đưa mẹ chồng đến thăm cụ. Tôi quan sát và thấy rất rõ những ưu điểm của viện dưỡng lão nên muốn chia sẻ cùng độc giả Việt Nam.
Hằng ngày vào mỗi buổi sáng, tất cả bệnh nhân đều được thay quần áo và vệ sinh cá nhân trước khi ăn sáng với sự giúp đỡ của hộ lý. Phòng ở có 2 giường cho 2 bệnh nhân hay là phòng riêng tuỳ theo số tiền bệnh nhân có thể trả. Sau khi ăn sáng, các cụ có thể nghỉ tại phòng hay tham gia sinh hoạt chung tại phòng cộng đồng, ở đó có TV, cờ tường, sách, tạp chí, cà phê, hoặc những trò chơi khác.
Tất cả các cụ đều được bác sĩ khám định kỳ thường xuyên. Vào mùa hè, vài ngày trong tuần, hộ lý đưa các cụ ra ngoài vườn hóng gió, ngắm cảnh. Mùa đông các cụ được xem phim, chơi trò đố chữ…
Tôi đến viện hằng ngày, nhưng chưa bao giờ có cảm tưởng đó là viện dưỡng lão hay bệnh viện, vì tất cả hành lang, phòng các cụ đều luôn rất sạch sẽ thơm tho và được trang trí đẹp mắt. Mỗi ngày lễ hội, viện đều tổ chức tiệc cho các cụ.
Vì trước khi vào viện dưỡng lão, chúng tôi đã tự tay chăm sóc, sau đó thuê người làm cùng chăm ông cụ, nên bây giờ tất cả con cháu và chính mẹ chồng tôi đều phải thừa nhận rằng ông cụ không thể được chăm sóc tốt như thế nếu như vẫn ở nhà. Lý do đơn giản là chúng tôi và người giúp việc đều không phải là hộ lý chuyên nghiệp, được đào tạo và có kinh nghiệm để chăm sóc nguời bệnh. Chưa kể đến con cái lại còn rất nhiều trách nhiệm khác như công việc, gia đình… Ở viện dưỡng lão, tất cả mọi việc đều được lập thành quy trình và được chuyên môn hóa, nên dịch vụ được đảm bảo tốt. Các loại bệnh khác nhau được chia ra các khu khác nhau để đảm bảo quy trình và thủ tục chăm sóc cho phù hợp.
Có lẽ khó khăn nhất của việc mở ra viện dưỡng lão ở Việt Nam bây giờ là sự cân bằng giữa khả năng chi trả cho dịch vụ này và chất lượng dịch vụ của viện dưỡng lão. Ở Mỹ, hầu hết người già tự trả cho dịch vụ này từ tiền tiết kiệm hoặc trợ cấp xã hội. Có một số người bán nhà rồi vào viện ở cho đến khi chết. Hằng ngày con cái vẫn đến thăm hỏi. Ở Việt Nam hầu hết người già không có tiền tiết kiệm, nhưng nếu con cái sẵn sàng trả, thì viện dưỡng lão là hoàn toàn có thể.
Tham gia các trò chơi cũng là một trong những hoạt động thường xuyên của người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Một trong những trò rất được các cụ yêu thích đó là trò ném bóng.
Trò ném bóng với các cụ
Trò chơi thường sẽ có sự canh tranh mới làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính và kích thích sự cố gắng, nỗ lực của các cụ. Thông thường các cụ sẽ được phân làm hai đội chơi. Luật chơi rất đơn giản đó là mỗi cụ sẽ ném những quả bóng nhựa vào trong giỏ đích. Đội nào ném được nhiều hơn thì đội đó chiến thắng và giành được nhiều quà hơn.
Trò chơi này kích thích vận động cả tay, chân và trí não nhưng đó là những vận động nhẹ nhàng nên rất tốt cho sức khỏe của người cao tuổi.
Mỗi thành viên của hai đội sẽ ném bóng vào rổ của đội mình
Khi được thông báo chơi trò chơi, các cụ nhà ta đều rất hào hứng, thích thú. Các cụ ai nấy đều cố gắng để ném bóng đúng vào rổ. Có những pha ném bóng đáng tiếc khi bóng đã chạm rổ nhưng lại rơi ở bên ngoài. Trò chơi có thể diễn ra làm 3 lượt hoặc nhiều hơn, sau đó sẽ tổng kết số bóng được ném vào giỏ của mỗi đội để xác định được đội chiến thắng.
Những trái bóng nhỏ với đủ màu sắc không chỉ là thứ đồ chơi thông dụng và dễ sử dụng mà còn được xem như những người bạn nhỏ của các cụ nữa. Thậm chí các cụ còn có thể hồi tưởng về những ngày tuổi thơ của mình được vui chơi bên trái bóng tròn và cảm thấy yêu đời hơn.
Các cụ tham gia trò ném bóng rất nhiệt tình
Hạnh phúc khi tham gia trò chơi
Mỗi khi có cụ chuẩn bị ném bóng, các bạn điều dưỡng cùng cổ vũ nhiệt tình, các cụ khác động viên để cụ tham gia trò chơi có thể phát huy được hết khả năng. Tham gia trò chơi các cụ bảo “chơi vui lắm”, “ trò này hay lắm”…với vẻ mặt rất phấn khởi.
Các cụ rất hào hứng tham gia trò chơi và gắng ném trúng bóng vào rổ
Trò chơi tuy đơn giản nhưng vừa sức và hợp với các cụ, giúp các cụ thoải mái, dễ chịu và vui vẻ hơn. Diên Hồng sẽ cố gắng tổ chức ngày càng nhiều trò chơi hay và bổ ích cho các cụ để những năm tháng an dưỡng tuổi già của các cụ là những ngày tuyệt vời nhất.
Vì sao các cụ trong viện dưỡng lão thấy hạnh phúc, người ngoài nhìn vào lại thấy bất hạnh? Đó là nghịch lý sinh ra từ định kiến. Và chính những người làm truyền thông đang tiếp tục tạo ra một định kiến kế tiếp cho xã hội.
Chúng tôi đến thăm nhiều cơ sở dưỡng lão tại Hà Nội. Những căn phòng được bố trí đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, ngăn nắp. Các cụ sống vui khỏe và được chăm sóc tận tình. Nhiều cụ kể, ngày tết không muốn về, chỉ muốn con cháu vào nhà dưỡng lão để vừa quây quần đoàn tụ vừa được sinh hoạt văn nghệ với những người bạn già.
Hình ảnh các cụ vui vẻ, hỏi han nhau trong Viện dưỡng lão
Chính truyền thông đang định kiến
Thế nhưng, mỗi dịp tết đến xuân về, báo chí, truyền thông thường khắc khoải những câu chuyện đầy nước mắt đằng sau nụ cười trong viện dưỡng lão.
Chuyện kể về những người già cô độc mỏi mắt ngóng trông con cháu, từ trong sâu thẳm ước ao một cái tết bên người thân. Đó là bi kịch xót lòng như anh em chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ già yếu và kết cục là đưa vào viện dưỡng lão để “thoát nợ”.
Những góc khuất của đời sống này vẫn luôn tồn tại nhưng không phải là tất cả. Truyền thông đang phản ánh đúng nhưng không đủ, thiên lệch phản ánh những nỗi đau nhiều hơn là niềm vui trong viện dưỡng lão.
Vì sao người ở trong thấy hạnh phúc, người ngoài nhìn vào lại thấy bất hạnh? Đó chính là nghịch lý sinh ra từ định kiến. Nhiều người vẫn nhìn những trung tâm dưỡng lão bằng con mắt ác cảm. Phải chăng truyền thông cũng có một phần trách nhiệm trong chuyện này?
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định, rõ ràng, truyền thông góp phần tác động đến nhìn nhận chung của xã hội về viện dưỡng lão. Tất cả mọi câu chuyện khi chỉ đưa một chiều sẽ tạo nhận thức sai lệch.
Chuyên gia này phân tích, câu chuyện về viện dưỡng lão nhiều khi vượt ra khỏi tầm hiểu biết và nhận thức của những người làm truyền thông. Chính bản thân họ đang bị áp đặt bởi những định kiến và thiên kiến của mình vào quá trình tác nghiệp. Tức là ngay từ đầu, người ta đã đặt ra bài toán làm phóng sự về nỗi cô đơn của người già ở viện dưỡng vào dịp tết để thức tỉnh những người con vô trách nhiệm.
Ngược lại, nếu đặt ra bài toán “Không biết ngày tết, những cụ trong viện dưỡng lão có suy nghĩ thế nào?” thì sẽ cho ra một đáp án hoàn toàn khác. Chính người làm truyền thông mới là những người phải thay đổi và gỡ bỏ thiên kiến của mình đầu tiên. Cần nhận thức được rằng chính truyền thông đang làm dày thêm định kiến và lại tiếp tục tạo ra một định kiến kế tiếp cho xã hội.
Đừng để “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”!
Theo chuyên gia Nguyễn Ngọc Long, để giải quyết vấn đề xã hội, biện pháp căn cơ nhất phải xuất phát từ một tổ chức xã hội. Và chính Hội Người cao tuổi cần phải nhận thức được sứ mệnh thay đổi định kiến.
Công chúng là đối tượng cuối cùng mà hội tác động. Những đối tượng cần tác động đầu tiên là những người có khả năng tạo ra ảnh hưởng. Đó chính là giới báo chí truyền thông, người làm quảng cáo, hoạt động nghệ thuật, làm luật…
Những buổi tập huấn của hội về người cao tuổi, truyền thông phải tham gia đầu tiên. Lúc đó, họ mới thay đổi định kiến và thay đổi thông qua tác phẩm truyền thông của mình rồi truyền tải đến công chúng.
Chuyên gia Ngọc Long kiến giải: “Hội Người cao tuổi phải nghiên cứu, khảo sát toàn diện các cơ sở dưỡng lão, tránh trường hợp “thầy bói xem voi”. Từ một nền tảng lý thuyết và cơ sở thực tiễn đúng, hướng dẫn truyền thông và giới nghệ thuật nên truyền bá thông điệp như thế nào, tránh trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Đừng để truyền thông bị đơn độc!”.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng hiện tại có hai cơ sở với thiết kế khang trang, tiện nghi và hiện đại. Cả hai cơ sở đều có đội ngũ điều dưỡng viên chuyên nghiệp, chăm sóc tốt nhất cho người cao tuổi.
Địa chỉ của Diên Hồng ở đâu? Đây cũng là câu hỏi của không ít người đang quan tâm tới dịch vụ chăm sóc người cao tuổi hiện nay.
Bạn có thể tới địa chỉ của các cơ sở của Diên Hồng để tham quan trực tiếp tại:
Cơ sở 1:
U07 – L16 – KĐT Đô Nghĩa Đường Lê Văn Lương kéo dài – Hà Đông – HN
Sơ đồ chỉ đường vào cơ sở 1 của Diên Hồng
Cơ sở 2:
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng 2 – Tòa nhà Diên Hồng, KĐT Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội
Sơ đồ chỉ đường tới cơ sở 2 của Diên Hồng
Cần biết thêm thông tin chi tiết về địa chỉ của Diên Hồng hoặc cần trợ giúp, quý khách hàng có thể liên hệ hotline của trung tâm dưỡng lão Diên Hồng 0342.86.56.86.
Khu điều dưỡng to cao lồng lộng
Đứng giữa nơi quy hoạch gọn gàng
Trên tầng cao nhìn ra tứ phía
Thấy xung quanh đang sức vươn dài
Vui biết mấy khi vào điều dưỡng
Thấy chị em tấp nập chăm lo
Các cụ lão cao niên hớn hở
Giọng phều phào nhưng vẫn thấy tươi
Không đi được, có xe đón bước
Ăn không ngon có cháu bón, cháu đưa
Vui biết mất khi xong một bữa
Về đến phòng lại ngó ti-vi
Vào điều dưỡng mỗi người một xứ
Và quen nhau qua chuyện tâm tình
Động viên ăn cho mau chóng khỏe
Để gia đình vui vẻ yên tâm.
Tác giả: Đỗ Chí Bình
Tại Diên Hồng, các cụ không chỉ vui vẻ, thoải mái mà còn tự do sáng tác nghệ thuận nữa. Bài thơ là sáng tác của ông Đỗ Chí Bình tặng cho Diên Hồng và các người bạn già của mình. Chúc các cụ luôn vui, khỏe và yêu đời như thế!
Người cao tuổi thường có hệ tiêu hóa bắt hoạt động suy giảm, thị lực giảm, răng kém…khiến người cao tuổi cảm thấy ăn không ngon miệng. Điều này sẽ ảnh hưởng không ít tới nhu cầu dinh dưỡng của tuổi già.
Bên cạnh đó, người già có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ… rất cao. Chính vì thế, ngoài việc duy trì cơ thể khỏe mạnh thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi.
1. Hàm lượng dinh dưỡng cần đảm bảo
Hệ tiêu hóa suy giảm vì thế khi chế biến thực phẩm cần đảm bảo đủ chất đạm nhưng không quá nặng nề đối với đường tiêu hóa.
Thịt khi tiêu hóa sẽ hình thành lên sunfua gây áp lực cho đại tràng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, trong khẩu phần ăn của người cao tuổi nên hạn chế thịt, tăng cường ăn cá, các loại đỗ và chế phẩm từ đỗ vì nó cung cấp nguồn đạm hiệu quả, dễ tiêu, ít sinh khí sunfua hơn thịt lại có nhiều axit béo không no rất tốt với người cao tuổi.
Các món ăn cũng nên chế biến theo cách hấp hoặc luộc, tránh nhiều dầu mỡ để đảm bảo hàm lượng vitamin và khoáng chất.
2. Ưu tiên các loại rau và hoa quả
Nên tăng cường rau xanh và hoa quả trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi là lời khuyên của các chuyên gia. Hàm lượng chất xơ trong các loại rau xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Bên cạnh đó các loại vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ còn có khả năng kích thích sự thèm ăn và duy trì sự cân bằng hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.
Thực đơn của người già nên tăng cường rau củ, quả
3. Không ăn muộn sau 19h
Để không bị đầy hơi, tránh hiện tượng khó ngủ về đêm thì người cao tuổi chỉ nên ăn tối trước 19h, hạn chế tinh bột hoặc nên ăn ít đi, chỉ nên có bữa lót dạ nhẹ nhanh trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng.
4. Đồ ăn cần chế biến đủ mềm
Người già có khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn kém hơn nên bữa ăn cần có độ mềm thích hợp. Thức ăn nên chọn thực phẩm dễ chín, dễ mềm. Tại Diên Hồng, ưu tiên lựa chọn thịt mềm, thịt cá, đậu phụ, sữa hoặc trứng là thức ăn tốt nhất cho các cụ.
Trứng ram thịt vừa đủ dinh dưỡng lại mềm rất thích hợp cho người cao tuổi
5. Hạn chế lượng muối vào thức ăn
Ăn mặn là nguyên nhân gây có thể gây nên nhiều loại bệnh như tim mạch, huyết áp… vì thế người cao tuổi cần ăn nhạt. Các nhà khoa học khuyên người cao tuổi nên ăn không quá 6g muối/ngày. Các món ăn nên chế biến lượng muối thấp, chế biến đa dạng tăng tính ngon miệng cho các cụ.
Nắm vững nguyên tắc, các đầu bếp tại Diên Hồng luôn có thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, chế biến khoa học và giúp các cụ ăn ngon miệng, khỏe hơn, vui vẻ hơn.