Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Mùa dịch ăn gì để tăng cường sức đề kháng

Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu cho cuộc sống, đặc biệt là trong tình hình dịch căng thẳng như hiện nay. Nhớ ăn đúng, đủ và giữ tinh thần lạc quan để vượt qua đại dịch nhé. Dưới đây là những thực phẩm hàng đầu giúp bạn tăng cường sức đề kháng, đừng bỏ qua nha.

Ổi

Ổi được mệnh danh là nữ hoàng của vitamin C. Hàm lượng C trong ổi cao hơn cả nước chanh và cam. Vậy nên trong nhà lúc nào cũng nên có ổi nhé, siêu ngon, bổ dưỡng mà lại tiết kiệm.

Gừng

Gừng được biết đến là một bài thuốc dân gian, có tác dụng làm ấm người, giải cảm, cúm, giảm đau và diệt khuẩn. Không những thế gừng còn có giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Các bạn có thể để sẵn củ gừng tươi hoặc mua bột gừng để trong nhà, kèm mật ong để dùng khi cần thiết nhé. Các món ăn hằng ngày cũng có thể kho hoặc hấp cùng gừng để thêm phần bổ dưỡng.

Củ nghệ

Curcumin trong củ nghệ là thành phần tuyệt vời giúp tái tạo các tế bào miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Curcumin giúp tiêu diệt các tác nhân lạ, tăng số lượng tế bào lympho T, tăng cường hoạt động của đại thực bào, đồng thời gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin giúp nâng cao sức đề kháng.
Các bạn có thể làm các món kho nghệ, xào nghệ vừa ngon vừa tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều tinh nghệ nếu không cần thiết hoặc hỏi qua tư vấn của bác sĩ nhé.

Bông cải xanh (súp lơ)

Đây là loại rau cực kì tốt cho lá phổi, giúp chống oxy hoá, loại bỏ độc tố và ngăn ngừa ung thư phổi nữa. Lưu ý khi chế biến bông cải xanh là ngâm rửa sạch trong nước muối hoặc nước rửa rau quả, hoặc sục ozon để loại bỏ chất bẩn trong kẽ búp. Thái hoặc nghiền theo hình dạng mong muốn rồi đợi một xíu trước khi nấu, để biến đổi cấu trúc vật lý các dưỡng chất trong bông cải thành dạng bền hơn với nhiệt nhé.

Ớt chuông đỏ

Vitamin C trong ớt chuông đỏ cao hơn hẳn ớt chuông vàng và xanh. Để tận dụng được lượng vitamin C tối đa, bạn nên thái mỏng trộn xà lách nhé.

Ngoài ăn uống dinh dưỡng, tập luyện thể dục, thể thao và tinh thần cũng rất quan trọng, không để bản thân rơi vào trầm cảm hoặc stress. Khi rơi vào căng thẳng hoặc trầm cảm, chính cơ thể mình sẽ tiết ra cortisol là độc tố là ảnh hưởng cả cơ thể, suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh hơn nhiều khi cơ thể vui vẻ tinh thần yêu đời. Chúc các bạn có một sức khỏe và một tinh thần tốt để chống dịch nhé.

Xem thêm

Cảnh sinh hoạt ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ trong trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Trung tâm dưỡng lão là nơi chăm sóc người cao tuổi có bệnh nền, sức đề kháng yếu nên công tác phòng dịch COVID-19 được đặc biệt chú trọng. Khi thành phố Hà Nội thực hiện cách ly xã hội, các trung tâm dưỡng lão đã áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn để chống dịch nhưng vẫn cố gắng duy trì trạng thái sống vui, sống khỏe cho các cụ.


Trong ảnh là cảnh sinh hoạt thể dục buổi sáng của các cụ trong trung tâm dưỡng lão lớn nhất Hà Nội hiện nay. Trước khi Hà Nội thực hiện giãn cách trung tâm dưỡng lão này đã chủ động áp dụng chính sách “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để thực hiện việc phòng ngừa bệnh dịch lây lan từ bên ngoài vào. Việc thăm nom trực tiếp của gia đình, người nhà đối với những cụ đang sinh sống tại đây dừng từ ngày 3/5. Thay vào đó là “thăm hỏi online” hoặc gọi điện thoại.

Từ ngày trung tâm áp dụng biện pháp “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, các cụ rất ủng hộ, hưởng ứng. Trong ảnh, các cụ đang tham gia chuẩn bị đồ ăn cho bữa sáng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người cao tuổi, bắt đầu từ ngày 24/7, nhân viên đã dọn đồ vào ký túc của trung tâm dưỡng lão này để làm việc và sinh hoạt.

Trung tâm đã tạm ngưng việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó, đầu bếp nấu theo thực đơn riêng như cháo, bún phở, đảm bảo kiểm dịch an toàn. Các đơn vị cung cấp thực phẩm phải tuân thủ các biện pháp chống dịch khi giao hàng đến trung tâm. Hàng hóa, thực phẩm sẽ được đặt tại nơi quy định, sau đó bảo vệ sẽ tiếp nhận và gửi lên bếp.
Bữa ăn sáng của các cụ cũng được thay đổi bằng cách chia thành nhiều nhóm ở từng độ tuổi khác nhau.

Mỗi người đều được bố trí suất ăn riêng, không chung mâm. Với những cụ sức khỏe yếu hơn được bố trí ngồi bàn đặc dụng, có ghế tựa đi liền bàn.

Sau hoạt động ăn sáng, các cụ được thăm khám sức khỏe, đo nhiệt độ và thông báo cho các cụ nắm được tình hình sức khỏe của mình.

Trong đợt dịch trung tâm cũng đẩy mạnh các hoạt động thể dục, vui chơi trong nhà để các cụ không thấy cô đơn, buồn chán.

Các hoạt động như tập thể dục nhịp điệu, chơi cờ tướng, cá ngựa, xâu hạt, chuyền bóng, ghép hình hay tổ chức sinh nhật tháng được tổ chức đều đặn, đảm bảo an toàn.

Theo Long Vân – Báo Tiền Phong

Xem thêm

Tôi yêu Diên Hồng một cách thật nhẹ nhàng

Mỗi buổi sáng thức dậy, cứ nghĩ sắp được đến Diên Hồng, sắp được gặp mọi người thì lòng tôi lại vui sướng lạ thường. Vừa tới cửa trung tâm, đã thấy chú Sơn, chú bảo vệ, đang pha một ấm nước vối tươi. Bên cạnh là các ông bà đang vui vẻ ngồi nhâm nhi, vừa uống trà, vừa ngâm thơ, nhìn ngắm không gian thoáng mát. Những bông hoa hồng khoe sắc thắm, thơm nức mũi hay những con trâu đang thong dong gặp cỏ, khung cảnh buổi sáng mới thật yên bình. Các ông bà ngồi thì thầm, nói chuyện với nhau về Diên Hồng, về cuộc sống hiện tại trong viện dưỡng lão. Phòng ốc thì sạch sẽ, gọn gàng. Ăn uống thì đúng giờ giấc, thực đơn lại được thay đổi thường xuyên, đủ dinh dưỡng nên các ông bà không bị chán. Ngày nào cũng được các bạn nhân viên theo dõi sức khỏe, xoa bóp và tập luyện phục hồi chức năng, đạp xe, ngâm chân.

Không những thế các cụ còn được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Nào là Cuộc thi Hoa hậu Cao niên, Olympic, Rung chuông vàng, Chợ tết, làm lồng đèn Trung Thu,… Tôi thấy những hoạt động đó thật bổ ích, giúp cho đời sống tinh thần của các cụ thêm phong phú và nhiều ý nghĩa. Không những thế còn giúp rèn luyện sức khỏe, nhanh tay nhanh mắt, nhanh trí vận động giúp xương cốt dẻo dai hơn.

Điều dưỡng Hằng cùng các cụ ở Diên Hồng tham gia Olympic

Với khẩu hiệu: “Chơi hết sức, vui hết mình, đã chơi là không bao giờ bỏ cuộc” bởi vậy các cụ lúc nào cũng vui vẻ và hào hứng. Thông qua các hoạt động của trung tâm tình cảm của các cụ đươc gắn kết với nhau hơn. Đặc biệt là các cụ và nhân viên cũng ngày càng thân thiết yêu thương nhau. Có cụ bảo: “Ở nhà tôi buồn lắm, không vui như ở đây, con cháu thì đi làm, đi học hết, ở nhà có mỗi thân già. Còn vào đây thì có các ông bà, có các cháu nhân viên, có người trò chuyện, bầu bạn”. Nhìn nụ cười của các cụ mà chúng tôi cảm thấy ấm áp.

Những cái nắm tay, ôm ấp, những câu chuyện vui của các cụ mà tôi được nghe hàng ngày cho tôi biết đây không chỉ là ngôi nhà thứ 2 của các cụ mà còn là ngôi nhà thứ 2 của tôi. Lúc đầu tôi nghĩ viện dưỡng lão sẽ rất buồn chán và tẻ nhạt nhưng từ khi làm ở đây tôi thấy môi trường dưỡng lão không hề như thế. Dưỡng lão Diên Hồng là nhà của các cụ, của chúng tôi, là nơi hòa đồng thân thiện, và vui vẻ.

Điều dưỡng Nguyễn Hằng – Bài dự thi Diên Hồng trong tôi

Xem thêm

Ngã ngửa với câu chuyện bà cháu

Một buổi chiều đẹp trời, vác máy ảnh lên, phi thẳng ra hồ Tây theo thói quen. Đang cố săn 1 bức ảnh hoàng hôn thật đẹp để đăng lên mấy group về nhiếp ảnh câu view thì tôi nhìn thấy 1 cô gái đang ngồi 1 mình.

Cô ấy cứ ngồi như vậy rất lâu nên tôi lại gần hỏi bâng quơ làm quen: “Em có muốn chụp mấy bức ảnh làm kỷ niệm không? Yên tâm, anh chụp free thôi”. Bạn ấy mỉm cười cảm ơn và từ chối. Khá bối rối nên tôi cũng không biết phải nói tiếp như thế nào nên đành quay đi. Bất giác bạn ấy gọi với lại và nhờ tôi chỉ cho cách tạo dáng vì bạn ấy cũng ít khi chụp ảnh. Sau khi chụp xong, tôi bảo em cho tôi xin FB để gửi ảnh qua.

Sáng hôm sau, bạn bè tôi rủ nhau đi phượt ở Mù Cang Chải, chưa nghĩ ra rủ ai đi cùng, tôi mạnh dạn mời em. Ai ngờ em đồng ý. Trong suốt chuyến đi, tôi và em nói chuyện rất hợp. Cả 2 đều chia sẻ nhiều về gia đình, công việc, cuộc sống, tôi cảm thấy em ấy gần gũi như đã thân thiết từ lâu. Sau chuyến đi, chúng tôi tiếp tục giữ liên lạc. Tròn 7 ngày quen nhau, tôi hẹn em đi Hồ Tây để kỷ niệm. Chọn đúng chỗ 2 đứa gặp nhau, tôi hỏi em có muốn làm người yêu tôi không. Thật may là em cũng đồng ý.

Việc tôi có người yêu, có lẽ bà nội là người vui nhất. Bố mẹ qua đời trong 1 vụ tai nạn, tôi ở cùng với bà. Ngày nào bà cũng hỏi khi nào lấy vợ rồi sinh chắt cho bà bế. Giờ thì bà đã yên tâm vì cháu trai của bà không bị ế nữa rồi. Việc cưới vợ, sinh con chỉ là vấn đề thời gian thôi. Ấy vậy nhưng đời không như là mơ. Sau những giây phút hào hứng ban đầu, bà bỗng nhiên thay đổi. Trừ lúc đi làm, bà không muốn cho tôi đi đâu, lúc nào cũng chỉ muốn tôi ở nhà. Bà bảo ở nhà cho khỏe, giờ dịch bệnh rồi ô nhiễm không khí. Tôi cứ có cảm giác là bà đang lo sợ khi tôi có người yêu rồi cưới vợ xong thì bà mất cháu ấy.

Ban đầu người yêu cũng cố gắng cảm thông và chấp nhận việc cuối tuần hay buổi tối thì hẹn hò ở nhà tôi nhưng dần dần cô ấy có vẻ chán nản. Trung thu năm ngoái em giận dỗi bảo nếu không đưa em đi ra ngoài đường xem không khí thế nào thì em đành phải chia tay. Tôi cũng rất hiểu cho tâm trạng của cô ấy, nhân lúc có bà hàng xóm sang chơi, tôi dắt xe đi mà không nói gì với bà nội. Chơi xong, vừa về đến nhà, đẩy cửa bước vào thì bà xồn xồn lên hỏi đi đâu mà không nói với bà 1 tiếng. Lí nhí giải thích là vì thấy bà đang bận nói chuyện với bà hàng xóm nên không muốn phiền nhưng bà có vẻ không để tâm. Bà nói tôi đi đây đi đó nhiều mà ở ngay thủ đô có một viện dưỡng lão vui vẻ mà tôi không kể cho bà nghe. Hóa ra là bà xem trên Thời sự thấy giới thiệu về một trung tâm dưỡng lão nhiều hoạt động hay ho mà bà tôi rất ngưỡng mộ. “Nhìn các cụ sáng sáng rủ nhau tập thể dục, nhảy múa vui vẻ mà thèm”, bà tôi bồi thêm.

Mới hôm nào bà còn không cho tôi đi đâu, chỉ muốn tôi ở nhà. Ấy thế mà mới thấy cái viện dưỡng lão vui vẻ kia trên ti vi, tình cảm bà dành cho đứa cháu này lặn không sủi tăm. Lúc này tôi không biết nên vui hay buồn. Bà còn bắt tôi ngay hôm sau đưa bà đi gặp mấy ông bà ở viện dưỡng lão Diên Hồng trên tivi để bà hỏi thăm xem ở đấy có vui như trên tivi không. Kể ra bà cũng tỉnh phết, phải hỏi người thật việc thật chứ không dễ tin báo đài.

Bây giờ thì tôi và em cũng chuẩn bị làm đám cưới và bà thì đang sống vui vẻ bên những người bạn già. Bà hay gọi video cho tôi để khoe các sản phẩm thủ công mà bà làm, khoe chiến thắng trong các trò chơi và được quà. Ban đầu tôi cũng nghĩ ngợi, bà chăm mình bao nhiêu năm, đến lúc trưởng thành, có thể báo hiếu cho bà thì lại gửi bà cho người khác chăm sóc. Nhưng nghĩ kĩ lại thì tôi để bà được sống ở một nơi bà yêu thích, được cười nói cả ngày thì đã là một cách báo hiếu tốt nhất rồi. 

Xem thêm

Dịch bệnh tại Hà Nội đang căng thẳng – chăm sóc sức khỏe người già trở thành nhiệm vụ cấp thiết.

Hai tuần qua có 7 cư dân của một nhà dưỡng lão ở Bỉ tử vong do nhiễm biến thể Colombia của virus corona dù tiêm đủ vắc xin đã dấy lên nhiều lo ngại cho sức khoẻ người cao tuổi trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, đợt dịch tiếp theo này bắt đầu bùng phát mạnh mẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh với hơn một nghìn ca nhiễm mỗi ngày. Tại Hà Nội, các chùm ca bệnh cũng bắt đầu được phát hiện. Do đó, việc chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi tại gia đình đang trở thành vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn.

Mặc dù người già thường ít đi lại, ít giao lưu với bên ngoài, nhưng hằng ngày vẫn tiếp xúc với con cháu. Bởi vậy, nguy cơ nhiễm bệnh của người già không hề nhỏ.

Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng cũng đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người cao tuổi. Ngay từ những ngày đầu tái dịch, Viện đã gửi thông báo đến gia đình của các cụ, yêu cầu tất cả gia đình không đến thăm nom trực tiếp, hạn chế tiếp xúc. Mọi hoạt động thăm nom đều thực hiện qua điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội.

Bên cạnh đó, từ ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, các cán bộ nhân viên đã dọn đồ vào trung tâm để làm việc và sinh hoạt, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người cao tuổi. Người cao tuổi cũng được theo dõi chặt chẽ hơn về sức khỏe, đảm bảo phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến dịch bệnh như ho, sốt,… và được xử trí kịp thời.

Ngoài ra, vấn đề an toàn thực phẩm cũng rất được chú trọng. Trung tâm đã ngưng hoàn toàn việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, đầu bếp của Viện dưỡng lão Diên Hồng nấu theo thực đơn riêng, hoàn thiện từ A=>Z, đảm bảo kiểm dịch an toàn. Bữa ăn của các cụ cũng được bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả hơn.

Với những nỗ lực để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, Viện dưỡng lão Diên Hồng tự hào là nơi chăm sóc chu đáo, tận tâm, mang đến cho người già không gian sống thoải mái, hạnh phúc và an toàn.

Xem thêm

Thuê giúp việc hay gửi người thân vào dưỡng lão

Viện dưỡng lão là một khái niệm không còn quá xa lạ ở Việt Nam. Nó được hình thành từ những giá trị thực tế của cuộc sống. Nhưng việc đưa người thân vào viện dưỡng lão vẫn còn nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Cách đây không lâu, em đọc được một bài báo, thấy mọi người tranh luận về vấn đề nên thuê giúp việc hay gửi bố mẹ vào dưỡng lão, nên em chia sẻ lên đây cho cả nhà cùng đọc.

Bạn đọc Hồng Hà đưa ra quan điểm của mình như sau: “Nếu có điều kiện sao không thuê osin về chăm sóc cho bố mẹ? Người già tìm buồn vui với con cháu lúc gần về với tổ tiên, việc đưa bố mẹ vào dưỡng lão để khuất mắt, rồi nói là tìm niềm vui với trang lứa và có dịch vụ hoàn hảo chỉ là bao biện của những kẻ vô cảm”.

Bạn đọc Phương Nam cũng đồng tình và cho rằng: “Cha mẹ hy sinh cho ta rất nhiều, đến lúc nghỉ ngơi vui vầy bên con cháu thì lại phải rời xa đến nơi không người ruột thịt”.

Ở viện dưỡng lão người già được sống cùng với những người bạn cùng trang lứa.

Trước ý kiến trên, một độc giả đã nêu lên quan điểm của mình: “Bạn thuê nhưng người ta nhận không? Người ta nhận rồi có chăm sóc tốt không, chi phí như thế nào? Và đa phần họ chẳng có kiến thức chuyên môn y tế, sơ cấp cứu, tập luyện cho người già, chưa kể họ còn có thể bạo hành trong lúc mình đi vắng. Vậy giải pháp nào tốt hơn?”

Hay khi làm bài toán về chi phí thì: “Thuê giúp việc cũng phải 6 triệu, nếu cả ăn uống thì khoảng 9 triệu/tháng. Còn viện dưỡng lão, nếu ở tập thể thì chỉ 7-8 triệu/tháng. Mà hơn nữa nếu lỡ có sự cố gì thì còn có nhân viên cấp cứu, chứ giúp việc liệu có kỹ năng để cấp cứu không?”

Tại Diên Hồng người cao tuổi được chăm sóc và theo dõi sức khỏe hàng ngày.

Nhận định ở góc độ khách quan, độc giả Jenn.H cho rằng: “Cuộc sống lúc nào cũng phải tiến lên, có những thứ buộc phải thay đổi theo thời cuộc chứ không phải như ngày xưa cả gia đình quây quần bên lũy tre làng. Ngày nay con trẻ phải đi làm ăn xa, vậy nên không thể lúc nào cũng ở nhà để chăm sóc, trông nom bố mẹ được. Viện dưỡng lão cũng từ những nhu cầu đấy mà sinh ra, đảm bảo an toàn, thay con cái chăm lo cho người thân”.

Có cái nhìn cởi mở hơn về viện dưỡng lão bạn đọc Hoa Ân chia sẻ quan điểm và câu chuyện của chính bản thân mình:  “Quan điểm của mình là nếu bố mẹ mình thích vào nhà dưỡng lão thì mình sẵn sàng ủng hộ. Bố mẹ vui là được, người ngoài miễn can thiệp. Mình đi làm xa và bận rộn không thể lúc nào cũng ở bên chăm sóc bố mẹ được, thay vì bố mẹ ở nhà một mình thì bố mẹ mình có thể vào nhà dưỡng lão chơi, rồi cuối tuần mình lại đón bố mẹ sang nhà. Mình vẫn nhớ lời bà ngoại mình nói, bà bảo mọi người đi làm cả ngày, ở nhà không có ai, bà ở nhà một mình buồn lắm chỉ có cái tivi để xem thôi. Còn bà nội cũng ở nhà một mình và bị đột quỵ rồi nằm liệt giường. Nói chung mình không muốn điều tương tự lặp lại với bố mẹ. Bảo thuê giúp việc thì mình cũng chẳng tin tưởng vào một người không có chuyên môn y khoa như thế chăm bố mẹ mình”.

Suy cho cùng, thuê giúp việc cũng được, gửi vào dưỡng lão hay ở nhà con cái chăm cũng được, vì nó còn tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình và mong muốn của người thân. Nhưng chắc chắn rằng là con cái, ai cũng muốn mang những điều tốt nhất cho bố mẹ của mình. Còn với các bạn, các bạn suy nghĩ thế nào?

Xem thêm

Những người đồng nghiệp đáng yêu

Tôi, một đứa nhân viên mới, chân ướt, chân ráo vừa đến Diên Hồng. Mặc dù đã làm việc nhiều nơi nhưng tôi cảm nhận được Diên Hồng thật đặc biệt, tất thảy con người ở đây đều nhiệt tình, nồng hậu và đáng yêu.

Ấn tượng của tôi bắt đầu từ ngày phỏng vấn. Trước khi đến trung tâm để phỏng vấn, tôi được bạn Cầm Huyền gửi địa chỉ cơ sở 2 bằng link bản đồ chi tiết. Lúc đến cửa tôi được chú Sơn, chú bảo vệ nhiệt tình chỉ dẫn. Sau đó được bạn Quang Đức phỏng vấn trong phòng điều hòa mát lạnh, giữa cái nắng của mùa hè mà được ngồi phòng điều hòa thì sướng thật sự. Tuy bạn ấy có hơi lầy lội, nhưng nếu tinh ý, bạn sẽ thấy những điều bạn ấy nói đều không thừa.

Phỏng vấn xong, tôi được Thanh Hải đưa đi thăm các tầng và các cụ. Có một câu nói của bạn làm tôi rất ấn tượng: “Rồi chị sẽ nảy sinh tình cảm với nơi đây”. Sau vài ngày thì học hội nhập, các bạn sẽ biết đội ngũ nhân sự hành chính dễ thương đến mức nào.

Tôi bắt đầu làm việc từ tầng 3, được gặp “cô giáo Thảo”, bởi vì chị ấy là người đầu tiên hướng dẫn tôi. Tiếp đến là chị Nguyễn Hằng “gấu trúc”, chị ấy chính là cánh tay đắc lực khi ở bất kỳ tầng nào. Bạn Nguyễn Nhung thì chất phác “từ trong ra ngoài”, còn Minh Huyền thì với vẻ ngoài xinh xắn và cũng rất nhiệt tình. Cô gái Lê Anh thì nhanh nhẹn như một chú sóc. Và cuối cùng người tôi gặp ở tầng 3 là Văn Quảng tóc xù, nói thế thôi chứ bạn ấy là soái ca trong lòng các cụ bà đấy.

Tiếp theo là tầng 1, ở đây tôi được gặp chị Nguyễn Hạnh. Chị nhiệt tình chỉ dạy cho tôi từ những điều nhỏ nhất. Kế bên là có cô Kim Quy ở phòng thể chất. Có lẽ người mà tôi ấn tượng nhiều nhất chính là cô, vì tình cờ tôi phát hiện cô có cùng ngày sinh với tôi. Cùng làm với cô là bạn Trần Hoa, chúng tôi hay gọi là bác sỹ Hoa. Bạn ấy cực kỳ ngoan và lễ phép, nhưng cũng đừng để vẻ ngoài đó đánh lừa. Cô bé ấy có thể cà khịa cả thế giới đó.

Sau đó là chị Tạ Dung, lễ tân, chị thích cây cối, thích hoa hồng. Nếu được gặp giám khảo của cuộc thi hoa khôi Diên Hồng 2020, tôi sẽ đề xuất thêm hạng mục hoa khôi thân thiện “Nature Queen”. Và tôi tin chị sẽ ẵm trọn giải đó.

Sau khoảng thời gian đầu làm việc, tôi nhận ra ở Diên Hồng có một điều thạt đáng quý, đó là tinh thần hỗ trợ lẫn nhau. Buổi chiều sau khi xong việc ở tầng 1, tôi được phân công hỗ trợ cho đồng chí Ngọc Phương tầng 2. Chú bộ đội này rất nhiệt tình và dễ mến. Sau khi đã mắc hết màn cho các cụ, bạn ấy còn tranh thủ hướng dẫn tôi một số công việc khác của tầng.

Một thời gian sau tôi làm trên tầng 5. Nhắc đến tầng 5 là nhắc đến cặp đôi Song Như. Chỉ cần 2 bạn là có thể đảm bảo công việc cả tầng một cách trôi chảy rồi. Một cụ bà ở tầng 5 đã nói nhỏ với tôi: “Bà rất hài lòng với 2 bạn này, cẩn thận, chu đáo nên ngày nào bà cũng ‘đút lót’ cho quả dưa chuột, quả cam”.

Lê Phương trên tầng 6 cũng vậy, bạn nhẹ nhàng, chu đáo, tỉ mỉ. Dù hơi ít nói nhưng tôi phải công nhận, nụ cười của Phương thật đẹp.

Cuối cùng là Sếp của tôi. Sếp tôi không hề khó tính như những vị Sếp trong truyền thuyết, là rất chan hòa, thân thiện. Sếp Phó thì hay “bao” anh chị em quà chiều hoặc tráng miệng. Còn Sếp Tổng sẽ khiến bạn ấn tượng ngay từ lần gặp đầu tiên, vì nếu may mắn bạn sẽ gặp Sếp đang loay hoay sửa ống nước, hoặc đang chỉnh điều hòa. Lần đầu của tôi cũng “may mắn” như vậy. Vô tình tôi thấy Sếp hớt hải cầm cây quạt tích điện lên cho một cụ ông, Sếp còn đau đáu lo sợ ‘không biết quạt có đủ điện để chạy hay không’.

Gần đây tôi cũng mới biết có một đôi “uyên ương”, đó là vợ chồng chú Thiệu, cô Hạnh. Nhìn cô chú đèo nhau về đi ăn “Buffet” mỗi ngày trong ánh chiều tà thật là một cảm giác khó tả.

Tôi mới vào Diên Hồng được thời gian rất ngắn thôi, nhưng Diên Hồng trong tôi là như vậy đấy. Là những đồng nghiệp vui vẻ, đáng yêu, là người Sếp gần gũi, quan tâm nhân viên. Và cuối cùng là cảm ơn vì đã cho tôi được đồng hành cùng với các bạn.

Lê Thị Ngọc Hoa – Giải ba cuộc thi viết Diên Hồng trong tôi

Xem thêm

Yêu thương cha mẹ hay giam lỏng?

Yêu thương cha mẹ, sợ cha mẹ bị té ngã nên lúc nào cũng chỉ muốn cha mẹ ngồi im 1 chỗ thì gọi là báo hiếu hay là “giam lỏng” nhỉ?

Một người đồng nghiệp của tôi là một người con có hiếu. Tôi nghĩ vậy vì mỗi lần ai đó giới thiệu một loại thuốc bổ nào tốt cho sức khoẻ, anh đều hỏi kỹ thông tin và đặt mua cho mẹ mình. Anh luôn lo lắng cho mẹ mỗi lần trái gió trở trời, cố gắng sắp xếp công việc để đưa mẹ đi viện khám. Nhưng càng để ý đến cách anh chăm sóc mẹ tôi càng băn khoăn về 2 chữ “báo hiếu”. Anh thấy những vụ người già đi đường bị té ngã là về nhà lập tức rút kinh nghiệm, anh hạn chế mẹ già đi ra ngoài hoạt động. Thậm chí đám giỗ họ hàng anh cũng nói mẹ già rồi, không cần thiết phải tham gia, để con cháu đi là được. Bất kể chuyện gì cũng chỉ 1 câu “mẹ cứ ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe”. Anh luôn miệng chỉ trích mấy người gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão. Thực sự tôi không hiểu nên gọi kiểu chăm sóc của anh là báo hiếu hay là “giam lỏng” nhỉ?

Hãy để tuổi già được sống với những trải nghiệm.

Sống chất lượng, sống khỏe là điều ai cũng mong muốn, kể cả với người già. Nếu chỉ vì để ý đến sức khoẻ mà bỏ qua những trải nghiệm sống thì còn ai tha thiết sống nốt quãng đời còn lại. Tôi từng đến thăm mẹ của một người bạn ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Đến đây tôi thấy các ông bà vui vẻ nói chuyện, ai thích chơi tam cúc thì rủ nhau thành hội bàn tròn, ai thích khiêu vũ thì khiêu vũ, ai thích đọc sách thì cứ ngồi ôm sách cả ngày. Cái chính ở đây là người ta tạo dựng một môi trường phù hợp với người già, không phải quá lo lắng đến vấn đề an toàn để mà hạn chế người già làm điều họ thích. 

Giờ vui chơi ở Diên Hồng, có cụ thì ngồi đọc sách, cụ thì chơi cờ tướng.

Bố mẹ tôi vẫn còn khá trẻ nên tôi cũng chưa nghĩ đến sau này có gửi bố mẹ vào dưỡng lão hay không nhưng tôi tin viện dưỡng lão đang phát triển mạnh là có lí do của nó. Khi chúng ta già cả mà không tự chăm sóc được bản thân thì vào viện dưỡng lão là cách tốt nhất cho ta và cho con cháu ta. Ai chê trách con cháu họ bỏ ông bà, bố mẹ họ vào nhà dưỡng lão là những người chỉ được cái to miệng nói vậy thôi. Khi họ có người già mà cần chăm sóc, họ thì không có thời gian thì sẽ biết cách nào tốt hơn thôi. Xưa kia xã hội khác, bây giờ xã hội cũng đã khác đi nhiều.

Cuộc đời con người mà, dài ngắn do số phận, còn chất lượng cuộc sống là do nỗ lực của bản thân mình thôi. Chọn một viện dưỡng lão tốt như Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng rồi sống vui vẻ theo cách mình muốn là hoàn hảo rồi.

Xem thêm

Diên Hồng – người bạn luôn đồng hành cùng tôi

Tôi đến với Diên Hồng trong một ngày đầu xuân đầy nắng và gió. Nơi mà giờ đây tôi đã quyết trao trọn tình yêu, sự gắn bó của mình. Và hơn hết niềm tin đã mách bảo tôi rằng nơi đây tôi sẽ thành công.

Nhớ ngày mới đến còn rụt rè bỡ ngỡ như một đứa trẻ trong lần đầu tiên đi học. Ấy thế mà đã thấm thoát gần được ba năm. Thời gian tuy không dài nhưng đối với tôi nó lại là khoảng thời gian đáng nhớ và đẹp đẽ nhất.

Dưới mái nhà Diên Hồng là những cụ ông, cụ bà xa lạ, không hề quen biết, nhưng cũng chính mái nhà ấy đang ươm mầm cho những yêu thương mới. Yêu thương giữa chúng tôi, những người điều dưỡng viên, và các cụ. Chúng tôi xem ông bà ở đây như chính ông bà của mình vậy. Và công việc mà chúng tôi đang làm, không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình cảm, thứ tình cảm thiêng liêng của gia đình.

Chúng tôi luôn chăm sóc các cụ tận tâm nhiệt tình chăm lo đến từng bữa ăn giấc ngủ, mỗi khi mà trái gió trở trời là chúng tôi lo lắm, lo các cụ mệt, các cụ ốm thì thương lắm. Mỗi khi tôi nghỉ, hay về quê không được gặp các cụ, không được nghe các cụ nói là nhớ lắm chỉ mong mau chóng đi làm để được gặp các cụ thôi, tâm lúc nào cũng hướng về các cụ.

Các anh chị em nhân viên cũng vậy, tuy không cùng cha cùng mẹ, nhưng khi đã đến với Diên Hồng chúng tôi đều coi nhau như anh chị em một nhà. Cùng nhau chia sẻ từng chút đồ ăn, cùng ăn, cùng làm và cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.

Còn các anh chị sếp ở Diên Hồng thì luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân viên, thưởng phạt phân minh. Sau hơn hai năm công tác tại Diên Hồng cơ sở 1, tôi may mắn được Ban lãnh đạo lựa chọn để chuyển sang cơ sở 2 làm việc. Với tôi đó là một bước tiến mới, một cơ hội mới để tôi có thể phát triển bản thân, phát triển năng lực của mình. Lúc đầu chuyển sang môi trường mới, tôi sợ sẽ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, nhưng con người ở Diên Hồng nơi nào cũng đều thân thiện, hoà nhã làm cho tôi thấy yêu mến nơi này biết bao.

Với mục tiêu cố gắng trở thành viện dưỡng lão lớn nhất miền Bắc và tiến ra cả nước, Diên Hồng đã và đang được mở rộng hơn rất nhiều. Với nhiều cơ sở mới khang trang sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của các cụ và đem đến cho các cụ sự chăm sóc tốt nhất. Tôi đã dấn thân, đã gắn bó và trưởng thành cùng nơi này. Đến thời điểm này, tôi sẽ dõng dạc mà nói rằng Diên Hồng chính là người bạn đồng hành trong cuộc sống của tôi. Tôi yêu Diên Hồng.

Xem thêm

Niềm vui của tuổi già

Tuổi già là nỗi sợ của rất nhiều người. Bởi lẽ khi nhắc đến nó người ta thường nghĩ đến sự già nua, bệnh tật, trí nhớ suy giảm, phải sống cuộc sống thụ động và phụ thuộc vào con cái trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng tâm lý càng sợ thì tuổi già lại đến càng nhanh, vậy tại sao ta không vui vẻ mà đón nhận nó chứ. Vì tuổi già có những niềm vui mà người trẻ không hề có được.

Niềm vui an nhàn, thảnh thơi.

Khi về già, họ sẽ không còn gánh nặng vật chất. Bởi đó cũng là lẽ tự nhiên, khi họ đã dành cả thanh xuân cống hiến cho đất nước, cho xã hội và cho gia đình. Đến bây giờ, ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” chẳng có niềm vui nào hơn là tự thưởng cho mình những phút giây nhàn nhã. Vui với đàn cháu nhỏ, vui với bạn bè, với cỏ cây hoa lá và với những điều mình thích.

Các cụ ở Diên Hồng vui với niềm vui bè bạn

Niềm vui hoài niệm.

Người già lạ lắm, hay thích hoài niệm về những chuyện cũ. Bởi khi đã già, họ không còn đủ sức lực để thực hiện những điều lớn lao vậy nên họ tự hào với những gì đã làm được trong quá khứ. Đó cũng là động lực để sống tốt với hiện tại, để thế hệ con cháu vững vàng tiếp bước.

Niềm vui sum vầy bên con cháu

Niềm vui lớn nhất của ông bà, cha mẹ khi tuổi xế chiều là thấy con cháu từng bước khôn lớn, trưởng thành. Là hạnh phúc khi nghe cháu nhỏ bi bô gọi ông ơi, bà ơi.

Ở Diên Hồng các ông bà còn được gặp gỡ các em bé của trường mầm non

Niềm vui của người già thời nào cũng có, nhưng với sự phát triển của xã hội người ta càng có thêm nhiều lựa chọn. Và trong thời đại 4.0 như hiện nay, người già lại thường tìm niềm vui ở những viện dưỡng lão như Diên Hồng. Vì ở đó họ được sống trong một cộng đồng người già vui vẻ, nơi có những người bạn già để bầu bạn. Họ được khỏe về thể chất, hạnh phúc về tinh thần. Rồi cuối tuần con cháu vào thăm trong sự vui vẻ.

Tuổi già là thế, vẫn còn nhiều niềm vui lắm. Vậy nên chúng ta hãy cứ sống tích cực và vui vẻ đón nhận nó như các ông bà ở dưỡng lão Diên Hồng nhé

Xem thêm