Ngày hôm đó, từ sẩm tối, phòng khách nhà bà nội đã bắt đầu đông đúc. Gia đình các bác, bác chú cũng dần đông đủ cả. Hôm nay bà nội mở cuộc họp gia đình.
Khoảng tuần trước bà nội không may bị ngã, từ hôm đó sức khỏe bà cũng yếu hơn, đi lại chậm hơn, nên các con muốn thay nhau đến chăm sóc, nhưng ngặt nỗi bà không chịu.
“Bây giờ mẹ cũng già yếu rồi, ở một mình chúng con không yên tâm, nhất là mấy hôm trước mẹ vừa bị ngã”, bác cả nói trước. Sau đó là tiếng các chú, các thím khuyên nhủ cùng. Nhưng bà không để tâm, nhìn khắp mọi người một lượt rồi bà ôn tồn bảo: “Mấy chục năm sống cho con, cho cháu rồi giờ mẹ muốn vào viện dưỡng lão để tận hưởng cuộc sống của người già. Mẹ không cần chúng mày chăm sóc, chúng mày còn phải lo cho gia đình, con cái, công việc”. Bà trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp: “Cho dù chúng mày có thoải mái, hoặc mẹ cũng không để bụng nhưng sống cùng nhau thể nào cũng có xích mích. Khoảng cách giữa các thế hệ, lối sống sinh hoạt khác nhau không thể tránh được”. Bà nội tôi tư tưởng tiến bộ lắm, trong khi các bạn già của bà vẫn đang nằng nặc muốn con cái chăm sóc, thì chẳng biết tự bao giờ bà lại có suy nghĩ vào viện dưỡng lão ở.
Nghe bà nói xong thì cả nhà ai cũng hốt hoảng: “Sao mẹ lại muốn vào trong đó, có phải chúng con rủ bỏ, không chăm sóc cho mẹ đâu, người ta chẳng ai muốn vào mà mẹ lại đòi vào”, chú út lên tiếng.
Nghe xong bà bật cười bảo: “Thời đại nào rồi, mấy đứa còn lạc hậu thế. Chúng mày hôm trước không xem ti vi à, người ta đến quay trong viện dưỡng lão đấy, nhìn cụ già trong đấy mà mẹ phát thèm. Mẹ biết chúng mày đều có hiếu, nhưng không phải báo hiếu là giữ mẹ khư khư ở nhà. Mẹ muốn đi nhưng chúng mày không cho thì mới là bất hiếu đấy. Mẹ có lương hưu, nếu không đủ đóng thì các con góp vào. Rồi khi nào rảnh vào thăm mẹ là được”.
Bà nội tôi tính kiên định lắm, một khi đã quyết là đố ai lay chuyển được. Vậy nên gọi là họp gia đình thôi chứ thực chất là nghe bà thông báo. Các bác, các chú ai nấy đều lắc đầu ngao ngán vì không thể khuyên được bà. Nên cả nhà thống nhất bà sẽ ở thử 1 tuần, nếu bà thích thì ở tiếp, không thì bà về nhà.
Sau khi nghe bà kể về viện dưỡng lão trên ti vi thì cả gia đình bắt tay vào truy tìm. Mừng rủi thế nào mà nó ngay Hà Nội, chứ mà trong nam thì chắc bà tôi cũng đòi đi cho bằng được. Dưỡng lão Diên Hồng có 3 cơ sở, vì thế gia đình tôi nhanh chóng chọn được cơ sở gần nhà, thế là bà khăn gói vào ở luôn. Thời hạn 1 tuần còn chưa đến bà đã bảo là không về nhà nữa, trong này vui lắm. Bà còn kể về các cụ trong đó vui vẻ thế nào, các cháu nhân viên thân thiện ra sao.
Một hôm cả nhà thấy ảnh của bà trên facebook mà ai cũng ngớ người. Trước đây bà không thích nhất là chụp ảnh ấy thế bây giờ bà lại đồng ý, mà lại còn mặc váy nữa chứ. Hôm sau thì lại thấy video của bà trên một ứng dụng, cái mà giới trẻ chúng tôi gọi là tóp tóp.
Cả nhà thấy bà vui, bà khỏe mạnh như thế thì ai cũng mừng. Đúng là dưỡng lão bây giờ hiện đại quá, có người chăm nom, cơ sở tiện nghi, sạch sẽ. Có khi sau này là bố mẹ tôi, các bác, các chú khi về già cũng muốn vào dưỡng lão ở cũng nên.
Khi về già, người ta sợ nhất là sự cô đơn. Bởi vậy, bên cạnh việc chăm sóc về sức khỏe thể chất thì liều thuốc tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Về phương diện nào đó, người già trong viện dưỡng lão sẽ có nhiều hạnh phúc hơn so với người già ở một mình. Tại Diên Hồng, người già được sống trong ngôi nhà với những người bạn cùng trang lứa, có người chia sẻ, bầu bạn. Bên cạnh đó còn được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Bên cạnh các trò chơi về vận động, còn có các trò chơi về trí tuệ giúp rèn luyện trí nhớ và sự phối hợp của các giác quan.
Rung chuông vàng
Được lấy cảm hứng từ một chương trình truyền hình cùng tên, trong thời gian nhất định người cao tuổi sẽ tham gia trả lời các câu hỏi mà điều dưỡng đưa ra. Hoạt động này giúp người già có thêm nhiều kiến thức bổ ích, đồng thời giúp rèn luyện trí não, khả năng tư duy tốt hơn
Trò chơi ghép hình, ghép tranh
Không chỉ giới trẻ mà người già tại Diên Hồng cũng rất thích hoạt động này. Bằng những miếng ghép có sẵn, ông bà sẽ ghép theo hình mẫu. Trò chơi này giúp người già rèn luyện trí nhớ tốt hơn
Ngoài ghép tranh, ghép hình thì trò chơi truy tìm mê cung cũng là một trong số những bài tập giúp người cao tuổi rèn luyện trí não tốt hơn.
Trò chơi sờ đoán vật
Bằng xúc giác, sờ nắm và cảm nhận đồ vật, người già phải đoán trúng tên các đồ vật có trong thùng.
Chuỗi hoạt động về nhanh mắt, nhanh tay
Nhặt hạt, phân loại pom pom. Đây là hoạt động khá phổ biến tại các cơ sở của Diên Hồng và dễ dàng thực hiện. Trộn đều các loại ngũ cốc sau đó ông bà sẽ nhặt và phân loại các loại hạt hoặc cục bông riêng theo từng màu sắc.
Tại dưỡng lão Diên Hồng, có đa dạng các hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi. Bởi vậy họ dễ dàng tìm cho mình được những trò chơi yêu thích và phù hợp.
Sự đầu tư “không phải dạng vừa” từ khâu lựa chọn trang
phục cho tới đạo cụ cùng những màn tạo dáng “chất như nước cất” của 4
bà cụ tóc bạc phơ làm ai xem qua cũng không khỏi trầm trồ.
Dù nửa tháng nữa mới
đến Noel nhưng không khí mùa lễ hội cuối năm này đã tràn ngập khắp mọi nơi.
Trong khi người này tất bật trang trí cây thông thì người khác cũng tranh thủ
làm luôn bộ ảnh. Không chỉ giới trẻ thôi đâu mà các cụ bà lớn tuổi tại trung
tâm dưỡng lão Diên Hồng (tọa lạc tại Hà Đông, Hà Nội) cũng nhanh chóng gia nhập
“đường đua”.
Như đã nói ở trên, bộ
ảnh được chụp để đón Giáng sinh nên “nhân vật chính” phải
lên đồ theo dresscode, cụ thể là 2 màu đỏ cùng với trắng. Địa điểm
chụp chẳng ở đâu xa mà nằm ngay trong khuôn viên viện dưỡng lão. Trong
ảnh, 4 bà cụ dù mái tóc bạc phơ, khuôn mặt hằn sâu những nếp nhăn nhưng
trên môi luôn nở nụ cười tươi rói làm ai ngắm cũng mê.
Để giúp không gian bớt
trống cũng như làm tăng không khí giáng sinh, chiếc sofa cỡ nhỏ màu xanh, cây
thông Noel được trang trí kỹ càng cùng một số hộp quà đã được đưa vào sử dụng.
Bên cạnh việc tạo dáng hệt như mẫu ảnh, các cụ cũng chịu khó tương tác cùng
nhau.
Ngay sau khi “lên
sóng”, bộ ảnh đã thu hút sự chú ý của dân tình. Người nào người nấy không
khỏi bất ngờ trước độ “xì tin” của các cụ bà, đúng kiểu đời có bao
lâu nên vui cái đã rồi tính tiếp.
– “Quá xuất sắc
luôn”.
– “Trời ơi, tui cũng muốn được chụp cưng xỉu thế này”.
– “Đúng sang – xịn – mịn, nhìn là thấy không khí Noel sắp về”.
– “Lên đồ đỉnh quá đỉnh luôn. Cuộc sống phải tích cực như thế chứ”.
– “Con xách dép chạy theo các cụ không kịp luôn đấy ạ”.
Trên thực tế, đây cũng
không phải lần đầu viện dưỡng lão Diên Hồng tung ảnh rồi “gây
bão” mạng. Trước đó, bộ ảnh picnic theo phong cách vintage, trò chuyện rôm
rả cùng nhau của các cụ bà cũng khiến ai nấy “xỉu ngang xỉu dọc”
khi chiêm ngưỡng.
Nhắc đến 3 từ “viện dưỡng lão”, dân tình vẫn nghĩ đến mặt tiêu cực nhiều hơn. Họ cho rằng những cụ ông, cụ bà đến đây đều không được ở gần con cháu, ngày ngày trải qua cuộc sống cô đơn, buồn tẻ bên 4 bức tường. Thế nhưng, ở Diên Hồng lại không như thế. Nơi đây chẳng hề có nỗi đau hay những ánh mắt đượm buồn mà chỉ ngập tràn tiếng cười, niềm hạnh phúc. Mỗi người một hoàn cảnh, một quá khứ cùng nhau viết nên nhiều kỉ niệm, trải nghiệm cuộc đời “mới” với nhiều cung bậc cảm xúc hơn.
Hiện nay, không ít người ở độ tuổi trung niên đã lên kế hoạch cho tuổi già, họ đều muốn vào viện dưỡng lão, chứ không muốn ở cùng con cái.
Tìm hiểu thêm về quan điểm trên, bác Nguyễn Thanh Sơn (Hà Nội) bày tỏ: “Từ lâu tôi cũng đã có suy nghĩ đó, nuôi con cho ăn học đàng hoàng còn chuyện nó nuôi mình hay không là chuyện khác. Tôi không ép buộc con cái nên tôi sẽ cố gắng tích lũy, một phần có thể để cho con làm vốn, một phần để ký hợp đồng với viện dưỡng lão, như thế là vẹn cả đôi đường không tạo áp lực cho con cái”.
Độc giả Thiên Ân (Hồ Chí Minh) cũng cho rằng: “Có 1 sự thật là cha mẹ cũng không nuôi được cha mẹ mình, vậy thì sao con cái phải có trách nhiệm với cha mẹ. Câu ‘trẻ cậy cha, già cậy con’ không hẳn đã đúng. Thế nên cha mẹ cần sống cho bản thân mình, tích lũy tiền bạc để về già không cần nhờ cậy con cái. Vì bản thân con cái cũng phải lo cho con cái họ”
Cô Trần Mỹ (Hải Phòng) ngậm ngùi chia sẻ: “Tôi đã từng thầm chê trách những gia đình đông anh chị em nhưng lại gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão vì lý do không chăm sóc được. Nhưng theo thời gian, những thay đổi của cuộc sống và cả trải nghiệm bản thân khiến quan điểm của tôi dần thay đổi.
Tôi có một người họ hàng xa, ông bà về hưu rồi ở cùng con cháu. Tuy ở chung một nhà nhưng thời gian quây quần bên nhau chẳng được bao nhiêu. Con cháu ai nấy đều bận việc từ sáng đến đêm khuya. Suốt cả ngày dài, 2 ông bà ở nhà một mình, ăn trưa một mình. Thậm chí tối, họ cũng chưa chắc có được bữa cơm đoàn viên đúng nghĩa khi lũ trẻ đi học thêm. Dần dần họ thấy mình cô đơn, lạc lõng ngay chính căn nhà của mình. Và rồi 2 ông bà đã quyết định cùng nhau vào dưỡng lão ở, tuy xa con cái nhưng họ lại thấy được niềm vui tuổi già, niềm vui bên những người bạn cùng trang lứa.
Lúc đó tôi đã nhận ra một điều, người già cần được quan tâm nhiều hơn về tinh thần, tình cảm chứ không phải chỉ mình về vật chất. Mà trong thời đại ngày nay, nó lại là một thứ gì đấy thật hiếm hoi. So với những cụ được chăm sóc tốt, chuyện trò vui vẻ trong viện dưỡng lão thì những cụ sống với con cháu nhưng lại cô độc thì còn đáng thương hơn. Vì thế, bây giờ người già thường vào các viện dưỡng lão để tìm niềm vui cho mình”.
Ngày nay định kiến về viện dưỡng lão không còn gay gắt như trước, thay vào đó mọi người đã có cái nhìn thoáng hơn. Các bác nghĩ thế nào? Hãy để lại để cùng thảo luận nhé.
Bộ ảnh ‘tình bạn già’ bên cúc họa mi nhận được nhiều lượt tương
tác, chia sẻ từ cư dân mạng chỉ sau ít giờ đăng tải. Khi xem ảnh, hai cụ
bà phấn khởi: “Trông đáng yêu nhỉ”.
Mới đây, bộ ảnh ghi lại khoảnh khắc hai cụ bà chụp ảnh ở vườn hoa cúc
họa mi nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Hai bà tóc bạc
trắng, mặc quần áo đơn giản, có cách tạo dáng dễ thương, cầm bó hoa nhìn nhau
mỉm cười.
Bộ ảnh sau khi đăng tải lên mạng xã hội nhận
được nhiều lượt bình luận, chia sẻ. Tài khoản Thu Hương viết: “Ôi siêu đáng
yêu! Kính chúc các cụ thật nhiều sức khỏe,
luôn yêu đời”. “Thu Hà Nội luôn khiến người ta xao xuyến nhưng hai cụ khiến các
cháu xao xuyến hơn. Nụ cười cứ gọi là đốn tim luôn”, bạn Thanh Hải bày tỏ.
Bà Hiền (khăn hồng,
áo cam) và bà Chung hiện đang sống ở Viện Dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 2
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, nhân vật chính của bộ
ảnh là bà Trần Thị Hiền (76 tuổi, ở Hà Nội) và bà Nguyễn Thị Chung (81 tuổi,
quê ở Ninh Bình). Hai bà hiện đang sống tại Viện Dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 2.
Tác giả bộ ảnh là chị Hoàng Thị Thu Ngân (Phó Giám đốc Trung tâm Dưỡng lão Diên
Hồng, Hà Nội). Bộ ảnh được chụp vào ngày 10.11 tại làng nghề Triều Khúc (Hà
Nội).
“Bà Hiền trước đây là giáo viên, rất thích chụp ảnh. Thấy nhân
viên mua cúc họa mi về cắm, bà thích quá, bảo chưa được chụp ảnh với hoa này
bao giờ. Tháng 11 là tháng tri ân các thầy cô giáo
nên tụi mình đưa bà và một người bạn cùng tầng đi chụp ảnh”, chị Ngân chia sẻ.
Cũng theo chị Ngân, bà Hiền là người vui vẻ,
thích đọc sách và thích tạo dáng chụp ảnh giơ 2 ngón tay. Còn bà Chung rất hay
quan tâm đến các cụ nên bà Hiền rất quý mến. Ở cùng tầng nên hai bà rủ nhau đi
ăn, đi tập thể dục ở phòng thể chất.
“Trong khi thực hiện bộ ảnh hầu như tụi mình không gặp khó khăn
gì lớn. Hai bà rất hợp tác, có khi còn trêu đùa với nhau. Hai bà rất thích chụp
ảnh. Có một số ảnh tụi mình bắt khoảnh khắc của hai bà, còn nữa gợi ý để hai bà
tạo dáng”, chị Hiền nói.
Lần đầu chụp với vườn cúc họa mi, hai bà
chủ động tạo nhiều dáng trẻ trung, dễ thương. Sau khi được mọi người cho xem
ảnh, hai bà phấn khởi, bà Hiền còn bảo: “Trông hai bà già đáng yêu nhỉ, mà bà
Hiền cũng xinh đấy chứ”. Trung tâm cũng in ảnh để hai bà làm kỷ niệm.
Được biết, bà Chung vào trung tâm từ tháng 11.2019, còn bà Hiền vào từ tháng 10.2020. Qua bộ ảnh, chị Ngân cũng muốn gửi gắm thông điệp: “Dù ở bất kì độ tuổi nào, chúng ta cũng đều cần có những người bạn thân, sẵn sàng chiều theo những sở thích đặc biệt của chúng ta”.
“Trẻ cậy cha, già cậy con” – quan niệm đó từ bao đời nay đã ăn sâu trong tâm thức người Việt. Nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ già từ lâu cũng trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu của chữ Hiếu.
Nhưng trong một xã hội hiện đại với sự cách biệt suy nghĩ, lối sống, điều kiện sức khỏe và tâm lý, việc sống nhiều thế hệ trong một gia đình có thực sự đã là điều tốt nhất dành cho cha mẹ.
Hãy lắng nghe chia sẻ của những bậc cha mẹ, dù con cháu đủ đầy và sẵn sàng nuôi dưỡng, vẫn quyết tâm vào viện dưỡng lão để sống nốt cuộc đời còn lại ngay dưới đây nhé.
Mẹ có chỗ ở ưng ý thì đó là cách báo hiếu tốt nhất
“Vấn đề vào dưỡng lão không phải là mới có, mà tôi đã có ý định từ sau khi ông mất. Tôi nghĩ cuối cùng mình sẽ vào viện dưỡng lão để dừng chân nơi cuối đời. Lúc đó, tôi còn chưa hình dung ra viện dưỡng lão thế nào. Năm 2020, tôi lựa chọn rồi quyết định vào”, bà Nguyễn Thị Biển (89 tuổi), hiện sống tại Diên Hồng chia sẻ. Đây là quyết định mà bà cho là sáng suốt nhất, vì khi đó dịch bệnh xảy ra, bà ở viện dưỡng lão lại an toàn hơn ở nhà. Nên con cái trong nước và ngoài nước yên tâm lắm, không phải lo gì cho bà.
“Lý do tôi muốn vào đây vì muốn tạo điều kiện an tâm cho các con. Tất nhiên, khi vào viện dưỡng lão, tôi cũng đã có suy tính là khác với ở nhà, có thể có mặt trái mà mình chưa thể thấy hết được. Nhưng điều chủ yếu con cái yên tâm làm ăn, không bắt anh chị nào phải chăm mẹ rồi những người con khác phải phụ thuộc. Vậy nên tôi vào đây là gần trung tâm nhất. Các con cứ việc đến và coi như đây là nhà của mẹ”, bà Biển cười tươi kể.
Ở đây chăm sóc tốt rồi, nên con cái đến chỉ là để giải quyết tình cảm gia đình thôi. Bởi vậy mình cứ yêu cầu con phải đến lúc này, lúc kia thì nó nặng nề quá. Hơn nữa bà lại có chiều hướng ngăn cản con cái đến nhiều. “Vì mỗi lần đi lại đường xá xa xôi, con đi là mẹ lo, con về mẹ càng lo, bởi vậy tốt nhất là mình cứ điện thoại, và ít đến thăm, đến thăm thì phải thật thoải mái và đi về an toàn”, bà chia sẻ thêm.
“Có nhiều người suy nghĩ con cái để cha mẹ ở viện dưỡng lão là bất hiếu nhưng tôi không nghĩ thế. Chính các con cũng xác định mẹ có chỗ ở ưng ý thì là báo hiếu rồi. Chứ mẹ mà ở nhà các con, nay buồn, mai giận cũng không hay. Cách báo hiếu tốt nhất của các con chính là để mẹ vào được dưỡng lão. Nếu chúng ta còn suy nghĩ cổ hủ mẹ nuôi con rồi bây giờ con phải nuôi mẹ thì phức tạp, tôi không nghĩ thế. Các con nghĩ cho mẹ, muốn mẹ vui chỉ cần cuộc sống của con càng tốt, càng hơn bố mẹ là nhà có phúc. Tôi thấy bằng lòng với cuộc sống của mình cả từ lúc trẻ đến bây giờ sắp sửa hai tay buông xuôi. Đó cũng là điều giúp mình sống dài, khoẻ, vui”
Tuy xa con cái nhưng hóa ra lại gần
Do tuổi cao nên ông Nguyễn Như Ngà (92 tuổi) đã quyết định vào dưỡng lão hơn 1 năm nay. Vợ ông Ngà hiện đang ở cùng người cháu, thi thoảng đến đây thăm nom chồng. Với ông, cuộc sống ở đây mọi thứ tốt, chu đáo.
“Ông thấy ở đây rất tốt, được các cháu chăm nom chu đáo, không khí trong lành hơn trên phố. Việt nam mà tổ chức được các trung tâm như thế này là quá quý, sự thật nhiều người có tiền nhưng không có trung tâm này thì cũng chịu, vì con cháu làm sao trông nom được. Tôi ở đây các con đi làm xa cũng yên tâm, có điều dưỡng, bác sĩ chăm sóc, thi thoảng các cháu tổ chức giao lưu, đi chùa… nếu ở tuổi này không giao lưu gì dễ cô đơn, trầm cảm. Tuy nói là xa con cái nhưng hóa ra lại gần, cuối tuần, lễ tết chúng nó còn dành thời gian vào thăm mình”, ông Ngà chia sẻ
Ông Ngà cũng quan niệm rằng: “Mỗi thời mỗi khác, bây giờ con cái là phải bung ra, đi xa để học tập, làm việc, giao lưu, nên việc quần tụ gia đình sẽ gây ra nhiều hạn chế nhất là trong xã hội ngày nay”.
“Vài bạn bè tôi hỏi sao lại vào viện dưỡng lão, tôi bảo vào đây quá tốt. Nước ngoài đã có những bước đi như vậy lâu rồi. Ở đây hàng ngày được chăm sóc điều độ mình và các con đều thấy vui và yên tâm. Nếu ai đó suy nghĩ về viện dưỡng lão bị con cháu bỏ rơi sẽ rất nguy hiểm, thậm chí phải nói sống như thế này quá tốt”
Cuộc sống thay đổi như nào khi vào dưỡng lão?
“Nếu không vào đây, có thể tôi và chồng đã ra đi từ lâu rồi”, chia sẻ của bà Vũ Thị Dành (84 tuổi). Hiện tại bà Dành cùng chồng, ông Vũ Đình Bưởi (92 tuổi) đang an dưỡng tại Diên Hồng. Theo lời bà kể: “Hồi đó bà không đi được toàn phải bò, còn ông thì cắm ống xông.Ở nhà có giúp việc nhưng mà họ không có nghiệp vụ nên không chăm sóc được. Đến Tết năm 2019 ông bà quyết định vào dưỡng lão. Ở trên này được các bạn chăm sóc, hỗ trợ tập luyện, dần dần thì bà cũng tự đi được, ông cũng tập nói, tập giơ tay, giơ chân. Sáng nào ông cũng tập đếm từ 1-20”. Hiện tại bà còn trồng rau, trồng cây ngoài ban công, hằng ngày tưới cây cũng xem là một thú vui của tuổi già”.
Còn với bà Biển, từ khi vào trung tâm bà thấy sức khỏe của mình tốt hơn nhiều, vì mọi sinh hoạt đều có giờ giấc khoa học, các hoạt động vui chơi giải trí cũng đều đặn. “Trung tâm hay có nhiều hoạt động lắm, tháng 11 năm ngoái bà tham gia hoa hậu cao niên. Còn 20/10 năm nay, bà cũng tham gia đội múa, không những thế còn được mời làm giám khảo chấm thi cho các cụ ông”, bà Biển tươi cười kể lại.
Yêu thương ai đó có thể là cho họ được sống cuộc sống thoải mái nhất. Bố mẹ mong muốn con cái được thoải mái theo đuổi ước mơ, xây dựng cuộc sống riêng của chính mình, còn con cái mong muốn cha mẹ sống trong điều kiện tốt nhất với chế độ chăm sóc phù hợp nhất. Vậy nên câu chuyện con cái đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão vẫn còn nhận nhiều tranh cãi với các quan niệm khác nhau. Tuy nhiên thực sự lắng nghe mới thực sự hiểu biết được cha mẹ cần gì.
Ngay sau khi được đăng tải, bộ ảnh “tình bạn già” bên
những khóm cúc họa mi của hai cụ bà nhân dịp lễ tri ân thầy cô 20-11 khiến dân
mạng khen không ngớt lời.
Chụp ảnh với cúc họa mi không chỉ là xu hướng và sở thích của giới trẻ mỗi dịp đầu đông, mới đây, bộ ảnh “thương nhớ” của hai cụ bà tại viện dưỡng lão Diên Hồng chụp cùng cúc họa mi khiến nhiều người yêu thích thả tim, bình luận và chia sẻ một cách chóng mặt.
Khi những cơn gió mùa
đông bắc tràn về cũng là lúc trên khắp các nẻo đường xuất hiện những bông hoa
cúc họa mi nhỏ xinh đang khoe sắc dưới cái nắng hanh nhẹ cùng tiết trời se lạnh
mang lại cảm giác nhẹ nhàng và bình yên đến lạ.
Màu trắng tinh khiết, tinh khôi của cúc họa mi như một nét chấm phá trong bức tranh vội vã, ồn ào của chốn thị thành, để mỗi người khi đi qua, bắt gặp những khóm họa mi đều có những kỷ niệm đẹp ùa về.
Chỉ đơn giản là bộ đồ
dài tay, áo ghi lê len, nét đẹp phúc hậu, hiền từ của hai cụ bà khiến bao người
vỡ òa vì thích thú. Cư dân mạng đã gửi rất nhiều lời khen đến người chụp cũng
như hai nhân vật trong ảnh.
Bộ ảnh “có một không hai” này, được dân mạng nhận xét là bộ ảnh mang nét đẹp vượt thời gian, vượt tuổi tác để hòa vào xu thế khiến ai cũng ước ao có một bộ ảnh “tình bạn” già nhẹ nhàng nhưng đầy hoài niệm tuổi thanh xuân.
Chia sẻ với PV Dân
trí, tác giả bộ ảnh chị Hoàng Ngân (33 tuổi, Phó giám đốc Trung tâm dưỡng
lão Diên Hồng, Hà Nội) cho hay, trong hình là cụ Trần Thị Hiền (76 tuổi, Hà
Nội) và cụ Nguyễn Thị Chung (81 tuổi, quê Ninh Bình), hiện tại hai cụ đang sinh
hoạt trong trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.
Hai cụ là bạn cùng phòng nên rất hay kể cho nhau nghe những câu chuyện ngày xưa và nhiệt tình tham gia các hoạt động mà trung tâm tổ chức.
Dù tuổi đã cao nhưng
hai cụ bà vẫn rất minh mẫn. Bà Hiền là người vui vẻ, hòa đồng, thích đọc sách,
tạo dáng chụp hình, còn bà cụ Chung thì hay quan tâm đến các cụ nên hai bà rất
quý mến nhau. Mỗi khi rảnh, hai bà lại rủ nhau đi ăn, đi tập thể dục tại phòng
thể chất nên tình cảm hai bà lại càng bền chặt hơn.
Chị Ngân nói, chị không phải là nhiếp ảnh gia nhưng là một người thích chụp ảnh, đặc biệt là chụp ảnh người già và trẻ em. Vì vậy, khi thấy các bạn trẻ rủ nhau đi chụp ảnh hoa cúc hoa mi, chị Ngân đã nảy ra ý tưởng thực hiện bộ ảnh cho các cụ trong trung tâm nơi mình công tác.
“Thuở trước, bà
Hiền là giáo viên và rất thích chụp ảnh, thấy nhân viên trong trung tâm mua cúc
họa mi về cắm, bà rất thích và bày tỏ chưa được chụp ảnh cùng với cúc bao giờ.
Suy nghĩ một hồi, mình liền ngỏ ý với các bạn trong nhóm đưa bà Hiền và bà
Chung đi chụp hình cúc họa mi để lưu giữ kỷ niệm đẹp nhân ngày tri ân thầy, cô
giáo 20-11”, chị Ngân nói.
Chị Ngân cho biết, mặc dù, hai cụ tuổi đã cao nhưng vẫn rất khỏe khoắn, đi cả vài giờ đồng hồ nhưng hai bà vẫn rất vui vẻ và hạnh phúc khi được đi cùng nhau. Thế nên, quá trình nhóm chị đưa hai bà đi chụp hình không có khó khăn gì nhiều.
“Hai cụ thích
chụp ảnh nên rất hợp tác. Một vài ảnh là mình bắt khoảnh khắc, còn một số ảnh
là do nhóm mình gợi ý để các cụ tạo dáng theo. Hai cụ còn chủ động tạo rất
nhiều kiểu dáng dễ thương không thua kém giới trẻ hiện nay”, chị Ngân nói.
Ngay sau khi được đăng
tải trên các diễn đàn xã hội, những bức ảnh tuyệt đẹp này đã nhận được sự quan
tâm nhiệt tình từ cộng đồng mạng. Mọi người đều tỏ ra thích thú, không ngớt lời
khen bộ ảnh, bởi sự tự nhiên của hai bà ở tuổi xế chiều.
Thông qua bộ ảnh, chị Hoàng Ngân muốn gửi gắm thông điệp đến mọi người: “Dù ở bất kì độ tuổi nào, chúng ta cũng đều cần có những người bạn thân, sẵn sàng chiều theo những sở thích an yên này. Bởi, không bao giờ là quá muộn để ghi lại khoảnh khắc đẹp bên nhau và cũng đừng chờ đợi năm sau hay một lúc nào đó bởi nếu không phải bây giờ thì bao giờ…”
Mê mẩn trước hình ảnh
của hai cụ, nhiều cư dân mạng để lại nhiều lời khen:
Bộ ảnh thật sự rất đẹp
khi được thực hiện vào dịp lễ tri ân thầy cô giáo. Dù tuổi hai cụ đã già, nhưng
bức ảnh không hề “già” mà tràn đầy sức sống và sự yêu đời. Kính chúc
các cụ và thầy cô giáo thật nhiều niềm vui, sức khỏe.
Cúc họa mi đẹp cũng
không bằng vẻ đẹp của các cụ. Dù nụ cười có nhăn nheo, đôi tay có gân guốc thì
hai cụ vẫn tỏa sáng theo cách riêng.
Xem hai cụ mình cũng
muốn cùng bạn thân thực hiện những bộ ảnh ý nghĩa như vậy để sau này nhìn lại
ký ức sẽ ùa về. Chúc hai cụ thật nhiều sức khỏe.
Năm nào cũng vậy, cứ đến độ tháng 11, nhân viên Diên Hồng chúng tôi lại bàn với nhau về “tuần lễ” sinh nhật sếp. Nói qua một chút về người thuyền thưởng, anh tên là Đỗ Trần Hồ Thắng, Tổng Giám đốc Diên Hồng. Thực ra khi nhắc đến quản lý của một viện dưỡng lão, người ta hay nghĩ đến những người “đã có tuổi”, nhưng Diên Hồng lại khác. Sếp tôi còn khá trẻ.
Nhớ năm ngoái, sếp tôi đã có một sinh nhật khó quên khi tham gia minigame nhưng lại đoán sai vợ mình. Và rút kinh nghiệm, năm nay không còn minigame nữa, nên sếp tôi đã có một sinh nhật khá nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần bất ngờ.
Mở đầu cho sinh nhật sếp là món quà đến từ tập thể Diên Hồng cơ sở 2.
Tiếp theo đó là món quà đến từ cơ sở 1, cơ sở 3 và cả bộ phận Marketing nữa. Sinh nhật năm nay của người “anh cả” được ngập tràn trong sắc màu của hoa tươi.
Ngoài những bó hoa tươi thắm thì sếp còn được nhận món quà tinh thần vô cùng to lớn. Đó là màn nhảy ngẫu hứng siêu đáng yêu trên nền lời chế của hội chị em bộ phận Marketing. “Chào mừng sinh nhật sếp em. Một người đa tài dễ thương. Dù việc khó khăn hay đau đầu. Có sếp em là xong luôn. Tại vì sao lại có anh. Tại vì sao lại có anh. Tại vì má anh yêu ba anh. Tén tén ten là có anh”
Mọi người sẽ lựa chọn vào dưỡng lão hay ở nhà cùng con cháu. Với người già trong viện dưỡng lão thì được chăm sóc tốt, có bạn bè bên cạnh. Mặc dù xa con cái nhưng có lẽ vẫn tốt hơn những người ở cùng mà cô độc.
Tiếp tục bàn luận về quan điểm vào dưỡng lão hay ở nhà cùng con cháu, cô Trần Mỹ (Hải Phòng) chia sẻ: “Tôi đã từng thầm chê trách những gia đình đông anh chị em nhưng lại gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão vì lý do không chăm sóc được. Nhưng theo thời gian, những thay đổi của cuộc sống và cả trải nghiệm bản thân khiến quan điểm của tôi dần thay đổi”.
Cô có quen một người anh em họ hàng xa, ông bà về hưu rồi ở cùng con cháu. Tuy ở chung một nhà nhưng thời gian quây quần bên nhau chẳng được bao nhiêu. Con cháu ai nấy đều bận việc từ sáng đến đêm khuya. Suốt cả ngày dài, 2 ông bà ở nhà một mình, ăn trưa một mình. Rảnh rảnh thì lại ngồi xem ti vi. Thậm chí đến tối, họ cũng chưa chắc có được bữa cơm đoàn viên đúng nghĩa. Vì lũ trẻ đi học thêm, con cái lại đi gặp đối tác. Dần dần họ thấy mình cô đơn, lạc lõng ngay chính căn nhà của mình. Cuối cùng 2 ông bà đã dùng tiền lương hưu để vào dưỡng lão. Tuy xa con cái nhưng họ lại thấy được niềm vui tuổi già. Niềm vui bên những người bạn cùng trang lứa.
Lúc đó tôi đã nhận ra một điều, người già cần được quan tâm nhiều hơn về tinh thần, tình cảm chứ không riêng mình vật chất. Mà trong thời đại ngày nay, tình cảm lại là một thứ gì đấy thật hiếm hoi. Những cụ sống với con cháu nhưng lại cô độc thì còn đáng thương hơn những cụ ở trong viện dưỡng lão. Bởi vậy, bây giờ người già thường vào các viện dưỡng lão để tìm niềm vui cho mình. “Tôi cũng bảo các con tôi như vậy, về già tôi không ở cùng ai cả. Bởi vậy, tôi đã tự chuẩn bị tài chính cho mình, sau này vào dưỡng lão sống an yên, không phiền con cháu”, cô Trần Mỹ chia sẻ thêm.
Cô bác anh chị thấy thế nào về quan điểm trên, hãy chia sẻ ở dưới bình luận nhé.
Có con cái nếp, tẻ đầy đủ, cuộc sống ổn định
thế nhưng nhiều người cao tuổi đã quyết định đến viện dưỡng lão ở nốt phần đời
còn lại. Có người bán đất chứ không làm phiền con cháu.
“Viện dưỡng
lão là nhà của mẹ
Một
buổi sáng cuối thu, bà Nguyễn Thị Biển (89 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội) hiện
đang sinh sống tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng ở KĐT Thanh Hà Cienco5, cầm
cuốn sách dày hàng trăm trang ngồi đọc say mê. Ở tuổi 89 nhưng bà Biển vẫn tinh
anh, giọng nói nhẹ nhàng từ tốn. Do tuổi đã cao nên bà có phần bị lãng tai.
Căn
phòng rộng chừng 30m2 bà Biển sống cùng một cụ bà khác tại viện dưỡng lão này
được bài trí đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. Một góc tủ bà đặt trang trọng tấm ảnh
chụp chung cùng chồng cách đây gần 30 năm. Tuổi cao sức yếu, ông cũng đã bỏ lại
bà và con cháu về cõi tạm từ lâu. Bên dưới bà đặt những tấm ảnh chụp cùng các
cụ già cùng những cuốn sách, tiểu thuyết…
“Cuộc
đời tôi sống tới giờ chẳng có điều gì hối tiếc, chỉ nuối tiếc nhất đó là ông
nhà bỏ mình ở lại ra đi sớm. Tấm ảnh này chụp lúc chúng tôi 60 tuổi. Ông mang
đi rửa rồi tự làm khung ảnh. Đối với tôi, ông là người chồng tuyệt vời. Dù ông
đã rời xa tôi tới nay 13 năm nhưng chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ
thương”, bà Biển chia sẻ khi bắt đầu câu chuyện với PV Dân Việt.
Bà
Biển kể, có 6 người con, trong đó có 3 con trai. Các con cháu bà đều có cuộc
sống, công việc ổn định. Tuổi cao bà quyết định vào viện dưỡng lão Diên Hồng
đến nay đã gần 2 năm.
“Lý
do tôi muốn vào đây vì muốn tạo điều kiện an tâm cho các con. Tất nhiên, khi
vào viện dưỡng lão, tôi cũng đã có suy tính khác ở nhà mình, có thể có mặt trái
mà mình chưa thể thấy hết được. Nhưng điều chủ yếu con cái yên tâm làm ăn,
không bắt anh chị nào phải chăm mẹ rồi những người con khác phải phụ thuộc. Vậy
nên tôi vào đây là gần trung tâm nhất. Các con cứ việc đến và coi như đây là
nhà của mẹ”, bà Biển cười tươi kể.
Trước
khi bước chân vào đây, con cháu bà ban đầu không đồng tình, thế nhưng trước
tính cách kiên quyết, nguyện vọng của mẹ từng người con lần lượt gật đầu. Từ
trước tới nay, bất kể công việc gì các con luôn tôn trọng quyết định của bà.
“Khi
tôi đặt vấn đề vào dưỡng lão không phải mới mà khi ông mất. Tôi nghĩ cuối cùng
mình sẽ vào viện dưỡng lão để dừng chân nơi cuối đời. Lúc đó, tôi còn chưa hình
dung ra viện dưỡng lão thế nào. Năm 2020, tôi lựa chọn rồi quyết định vào. Ở
đây tôi thấy rất thích hợp từ cách chăm sóc, cách tổ chức, cảnh quan. Nghĩ lại,
tôi cho đó là quyết định sáng suốt và ý định mình sẽ ở đây mãi mãi”, bà
Biển chia sẻ.
Ở
viện dưỡng lão, tuần nào các con cháu bà Biển cũng ghé đến chơi. Là người mẹ,
bà không yêu cầu các con phải đến vào những lúc nào mà hoàn toàn tự do, thoải
mái.
Bà
bảo: “Ở đây được chăm sóc rồi, mình cứ yêu cầu con phải đến lúc này, lúc
kia cảm thấy nặng nề cho nên tôi có chiều hướng ngăn cản con cái ít đến. Nhớ
con cháu thì rất nhớ nhưng mình có điện thoại. Các con đi là mẹ lo, con về mẹ
cũng lo. Mỗi lần chúng nó về tôi dặn dò thấp thỏm ‘về gọi điện cho mẹ ngay
nhé!’… Vì lo cho con cháu nên tôi điện thoại dặn ít đến thăm mình. Nếu đến thăm
thoải mái hãy đến để đảm bảo an toàn. Đó là điều tôi lo cho các con”.
“Có chỗ ở ưng ý của mẹ là cái báo hiếu của chúng con”
Cả
cuộc đời có lẽ Tết năm vừa qua là lần đầu tiên bà Biển xa con cháu. Đó cũng là
ngày bà thấy bỡ ngỡ, buồn vì không được gặp các con do dịch bệnh Covid-19.
“Tôi
nhớ hôm đó các con mang quà Tết đến cho mẹ nhưng phải ở tít ngoài cổng, không
được gặp. Cầm túi quà Tết con gửi tôi khóc ngay tầng 1, các cháu ở đây phải dỗ.
Một lúc sau mình trấn tĩnh được mới chịu. Nhớ con thương con đến thế nhưng rồi
ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác quen dần đi”, bà nhớ lại.
Hàng
ngày, các con cháu thường xuyên gọi điện hỏi thăm, cuộc sống sinh hoạt điều độ,
bà Biển yêu thích cuộc sống yên bình nơi viện dưỡng lão. Ở đây mọi thứ đi vào
nề nếp, giờ giấc, hoạt động chung đều đặn, ngày nào cũng như ngày nào nên bà
Biển cảm thấy rất thoải mái. Hàng ngày 6h sáng, bà Biển dậy tập thể dục, ăn
sáng, xem tivi, đọc sách…
“Có
nhiều người suy nghĩ con cái để cha mẹ ở viện dưỡng lão là bất hiếu nhưng tôi
không nghĩ thế. Chính các con cũng xác định mẹ có chỗ ở ưng ý của mẹ là cái báo
hiếu của chúng con. Làm gì cũng hợp lý cho mẹ chứ mẹ ở không ưng, ở nhà các con
nay buồn mai giận cũng không hay. Cả gia đình đều nghĩ thế nên rất thoải mái.
Nếu
chúng ta còn suy nghĩ cổ hủ mẹ nuôi con rồi bây giờ con phải nuôi mẹ thì phức
tạp, tôi không nghĩ thế. Các con nghĩ cho mẹ, muốn mẹ vui chỉ cần cuộc sống của
con càng tốt, càng hơn bố mẹ là nhà có phúc. Tôi thấy bằng lòng với cuộc sống
của mình cả từ lúc trẻ đến bây giờ sắp sửa hai tay buông xuôi. Đó cũng là điều
giúp mình sống dài, khoẻ, vui”, bà Biển cười tươi nói.
Cũng
từ nguồn năng lượng sống tích cực, dịp 20/10 năm ngoái, bà đạt giải hoa hậu cao
niên ở trung tâm. Bà cười bảo “ở xứ mù người chột làm vua cho nên bà thành
hoa hậu”. Năm nay 20/10, bà Biển tham gia tiết mục múa cùng các cụ bà,
tham gia giám khảo cuộc thi các cụ ông…
Nếu
như trước Tết năm nay dịch bệnh được kiểm soát tốt, các con tổ chức được, tôi
sẽ về thăm mộ ông và thăm người thân và chơi với các con ít ngày rồi Tết lại
vào đây. Như vậy, các con cháu cũng đỡ phải lo lắng nhiều cho mình”, bà
chia sẻ thêm.
Cặp vợ chồng bán đất vào viện dưỡng lão
Hơn
2 năm trước, bà Vũ Thị Dành (84 tuổi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) đã quyết
định bán 100m đất cùng chồng là ông Vũ Đình Bưởi (92 tuổi) lên Hà Nội ở viện
dưỡng lão khiến các con, hàng xóm vô cùng bất ngờ.
Hai
vợ chồng bà ở trong căn phòng rộng 30m2, hai mặt thoáng, tiện nghi đầy đủ, có
người phục vụ mọi sinh hoạt hay chăm sóc y tế. Mỗi tháng ông bà phải trả hơn 20
triệu đồng. “Nếu không vào đây, có thể tôi và chồng đã ra đi từ lâu
rồi”, bà Dành nói.
Thời
trẻ, ông Bưởi là cán bộ nhà nước, bà Dành là công nhân làm việc tại Lào Cai,
Yên Bái. Ông về hưu cách đây 40 năm, 3 năm sau đó bà Dành cũng nghỉ hưu. Hồi
bấy giờ chiến tranh biên giới nên vợ chồng ông bà không có tài sản gì đáng giá.
Cả hai về quê tỉnh Hải Dương sống nhờ góc chợ nuôi các con bằng đủ nghề bán rau,
hàng xáo (bán gạo)… Khi con trưởng thành, dựng vợ gả chồng xong cũng là lúc cả
hai mắt mờ, chân chậm.
Hơn
10 năm trước, ông Bưởi bị tai biến, bà Dành ngược xuôi đưa chồng đi khắp các
bệnh viện điều trị. Cuối năm 2018, bệnh nặng khiến ông Bưởi nằm liệt giường. Bà
bị đau lưng cũng không đi lại được. Cả hai vợ chồng ốm đau nhưng không muốn
phiền con cái nên thuê hai người giúp việc nhưng không có kinh nghiệm chăm sóc
người đột quỵ.
Gần
Tết năm 2019, có dự án mở rộng đường làm khu đô thị ngay nhà mình, bà Dành
quyết định bán 100m đất. Cuộc giao dịch diễn ra chóng vánh. Bà nhận trước một
tỷ đồng đặt cọc và tức tốc khăn gói chuyển đến viện dưỡng lão này ở. Một nửa
tiền bán đất được đóng trước cho trung tâm, một nửa gửi ngân hàng. Bà khoe, chỉ
riêng tiền lãi và lương hưu đã đủ cho hai cụ sống trong này tới cuối đời mà
không phải phụ thuộc con cái.
“Tôi
nhớ hồi đó lên đây tôi không đi được phải bò, chồng cắm ống xông. Trước khi đi,
các con bảo ‘hay mẹ để qua Tết rồi đi’ nhưng tôi sợ qua Tết bệnh của ông nặng.
Lên đây, tôi tập luyện dần dần cũng tự đi lại được bình thường, tôi còn trồng
thêm rau ngoài cửa. Sức khoẻ của ông tốt hơn nhiều. Ông tự bón cháo được, trước
nhân viên chăm sóc và tôi phải bơm qua ống xông”, bà Dành hướng ánh mắt về
chồng.
Bà
tiến lại gần ông bảo “trưa nay ông ăn cháo có ngon không”, ông gắng
đáp “ngon”, ông ăn rồi nghỉ ngơi lúc cho khoẻ nhé”, giọng ông
kéo dài “ừ bà”… Bà Dành cho biết, chồng tuổi cao nên hay xúc động. Có
người tới chơi ông rất vui.
“Trước
ông nhà tôi bị tai biến không biết nói gì cả, giờ nhớ tên, đếm được từ 1 đến 20
là tôi vui rồi. Hàng ngày mỗi sáng có các bạn điều dưỡng dành 15 phút xoa bóp,
thay quần áo… dạy ông các thói quen trong sinh hoạt.
Hồi
vợ chồng tôi quyết định vào viện dưỡng lão nhiều người ở quê ai cũng kháo nhau
chắc ông không qua được Tết, tưởng ông không còn nữa. Đợt nọ có người nhìn thấy
cả hai vợ chồng tôi trên tivi không khỏi bất ngờ rồi gọi điện hỏi thăm. Nếu hồi
đó tôi kiên quyết ở quê không bán đất thì chắc gì cả hai vợ chồng còn sống đến
bây giờ”, bà Dành cho hay.
Hiện
4 người con của vợ chồng bà Dành đều yên tâm khi cha mẹ ở viện dưỡng lão hàng
ngày có người chăm nom, chăm sóc. Bà thường xuyên gọi điện cho con cháu động
viên yên tâm. Bà hài lòng với cuộc sống cuối đời của mình tại nơi đây.
“Cuộc
sống giờ hiện đại, tôi không bao giờ suy nghĩ con cháu phải phụng dưỡng cha mẹ.
Mong sao con cháu chăm chỉ làm ăn để cuộc sống tốt đẹp lên. Vợ chồng tôi quyết
định ở đây đến cuối đời. Khi nào ra đi con cháu mang đi hoả táng sẽ đưa về quê
chôn cất và đã chuẩn bị và mua 2 phần mộ cho riêng mình”, bà Dành nói rồi
tranh thủ lúc ông đang ngủ ra ban công chăm sóc những cây đậu bắp. Bà bảo chịu
khó chăm nom ngày nào cũng có quả để xay nấu cho ông ăn.
“Vài bạn bè tôi hỏi sao lại vào viện dưỡng lão, tôi bảo vào
đây quá tốt”
Ở
tuổi 92 nhưng ông Nguyễn Như Ngà (ở phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn
khoẻ mạnh, tinh anh. Hàng ngày ông dành thời gian tập thể dục, tập khí công,
thiền, đọc sách… Nơi góc phòng ở viện dưỡng lão hướng thẳng ra cánh đồng ở khu
đô thị đầy ánh sáng, ông bảo đây là nơi thích hợp, không khí trong lành để mình
an hưởng tuổi già.
Ông
Ngà từng là thiếu tướng quân đội đã về hưu gần 40 năm. Vợ chồng ông có hai
người con, một trai một gái nhưng các con đều lập nghiệp ở xa. Người con trai
trưởng hiện đang công tác trong TP.HCM, con gái đang sinh sống và làm việc tại
nước ngoài.
Do
tuổi cao ông Ngà quyết định vào viện dưỡng lão hơn 1 năm. Vợ ông Ngà hiện đang
ở cùng người cháu, thi thoảng đến đây thăm nom chồng. Với ông, cuộc sống ở đây
mọi thứ tốt, chu đáo.
“Tôi
ở đây các con đi làm xa cũng yên tâm, có điều dưỡng, bác sĩ chăm sóc, thi
thoảng các cháu tổ chức giao lưu, đi chùa… nếu ở tuổi này không giao lưu gì dễ
cô đơn, trầm cảm. Năm ngoái tôi ở đây ăn Tết, lúc đầu bà nhà tôi cũng buồn. Tôi
xa cũng nhớ và lo cho bà nhưng có gì gọi điện thoại báo tin nên cũng yên tâm
hơn”, ông Ngà bày tỏ.
Đợt dịch Covid-19 vừa qua các cụ ông bà đồng
lòng mong Việt Nam chiến thắng đại dịch. Ảnh: Diên Hồng
Ông
Ngà quan niệm, từ lâu đã bỏ khái niệm “trẻ cậy cha, già cậy con”. Ông
bảo, thời hiện đại các con phải “bung ra” để phát triển, đi xa để làm
việc, học tập, giao lưu nên việc quần tụ gia đình hạn hẹp, bản thân mỗi người
phải chấp nhận.
“Vài
bạn bè tôi hỏi sao lại vào viện dưỡng lão, tôi bảo vào đây quá tốt. Nước ngoài
đã có những bước đi như vậy lâu rồi. Ở đây hàng ngày được chăm sóc điều độ mình
và các con đều thấy vui và yên tâm. Nếu ai đó suy nghĩ về viện dưỡng lão bị con
cháu bỏ rơi sẽ rất nguy hiểm, thậm chí phải nói sống như thế này quá tốt”,
ông Ngà cười.
Tuổi
cao nên ông Ngà mỗi ngày chỉ ngủ 2-3 tiếng. Thời gian còn lại ông rèn luyện sức
khoẻ đặc biệt ông có đam mê đọc sách. Ông không nhớ nổi mình đã đọc bao nhiêu
cuốn. Mỗi cuốn sách cho ông thêm nhiều kiến thức để chiêm nghiệm cuộc sống,
cuộc đời này. “Tôi nghĩ mình sống như thế này là quá quý rồi, có mấy người
sống ở tuổi 90. Mình phải sống làm sao để con cháu yên tâm, không phải lo lắng
gì nhiều”, cụ ông nói thêm.
Chia
sẻ với PV Dân Việt, anh Nguyễn Trí Dương (con trai ông Ngà) kể, để cha vào viện
dưỡng lão gia đình anh thấy yên tâm hơn rất nhiều.
“Bố
ở đây hàng ngày có thông tin gì các điều dưỡng đều báo tin cho gia đình nên tôi
yên tâm hơn ở nhà rất nhiều. Bố ở nhà mỗi lần leo cầu thang nguy hiểm, vào đây
địa hình bằng phẳng yên tâm, đội ngũ nhân viên túc trực ngày đêm. Người nhà
không có nghiệp vụ nên vào đó ông và các con yên tâm hơn”, anh Dương chia
sẻ.
Nhóm người cao tuổi nào thường được gửi chăm sóc tại các viện dưỡng
lão?
Ở
viện dưỡng lão, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, có người tai biến mọi cử chỉ
vô cùng khó khăn. Tại phòng rèn luyện phục hồi chức năng, nữ điều dưỡng nhẹ
nhàng hướng dẫn “Bà Xuyến xếp tên mình cho cháu nào, bà đếm số cho cháu
nhé. Bà Tiếu chỉ đúng số cho cháu nhé. Đúng số 5 rồi, hoan hô, bà giỏi
quá”…
Nữ
điều dưỡng Lê Thị Phương (26 tuổi) cho biết, việc chăm sóc người cao tuổi đôi
lúc có chút khó khăn bởi có lúc các cụ không muốn làm hay hợp tác. Thế nhưng,
gắn bó và yêu thích công việc này nên các điều dưỡng viên tại trung tâm luôn
nhẹ nhàng, hướng dẫn và xem ông bà như chính người thân của mình.
Bà Hoàng Thị Thu Ngân -Phó giám đốc Trung tâm
dưỡng lão Diên Hồng cho biết, hiện đơn vị có hơn 200 người cao tuổi. Ảnh: Viết
Niệm
Trao
đổi với PV Dân Việt, bà Hoàng Thị Thu Ngân – Phó Tổng giám đốc
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho biết, trung tâm thành lập đến nay đã hơn 7
năm, từ một cơ sở đến nay đã có 3 cơ sở ở Hà Đông, Hoàng Mai (Hà Nội) với số
lượng hơn 200 ông bà.
“Trong
xã hội hiện đại hiện nay, mỗi gia đình một hoàn cảnh khác nhau, có một cách
thức quan tâm, chăm sóc khác nhau. Ví dụ như gia đình có điều kiện chăm sóc bố
mẹ bằng cách mua một căn hộ nào đó để bố mẹ ở cạnh, sẽ không ở chung vì mỗi một
thế hệ có sự khác biệt về quan điểm cũng như việc sinh hoạt khác nhau.
Hiện
có 3 nhóm người già vào các viện dưỡng lão. Nhóm thứ nhất là các cụ già thích
và chủ động vào viện dưỡng lão, không muốn làm phiền tới các con, muốn được làm
bạn cùng những người cao tuổi nên đề xuất vào đây.
Nhóm
thứ 2 là các cụ vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn nhưng thường xuyên ở nhà một
mình, các con đề xuất các cụ vào các viện dưỡng lão.
Nhóm
thứ 3 là các cụ có vấn đề về sức khỏe, có thể mắc một số bệnh mãn tính, có
những trường hợp bị lẫn, con cái gặp khó khăn để chăm sóc tốt nhất cho bố mẹ
nên đưa vào viện dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn. Đây là nhóm được đưa vào
viện dưỡng lão nhiều nhất”, bà Ngân chia sẻ.
Phó
Tổng giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho rằng, việc chăm sóc người già
đòi hỏi rất nhiều yếu tố không giống như chăm sóc trẻ nhỏ. Người già là đối
tượng dễ bị tổn thương. Họ đã sống cả cuộc đời giờ đối mặt với khó khăn về sức
khoẻ, sa sút về trí tuệ không làm được những việc mà trước đây lúc khoẻ họ làm
được, chưa kể những vấn đề về tâm lý.
“Bản thân người chăm sóc mà không có kiến thức về tâm lý lứa tuổi người già sẽ rất khó tìm được biện pháp, cách thức chia sẻ giao tiếp phù hợp. Khi về già phải đối mặt với nhiều yếu tố khó khăn về sức khoẻ, bệnh lý nền, cao huyết áp, tiểu đường, nguy cơ đột quỵ mà nếu những người chăm sóc không có những kiến thức cần thiết về y tế, bác sĩ gia đình rất khó xử lý tình huống khẩn cấp. Chưa kể các vật dụng thiết kế trong gia đình chưa đủ an toàn với người già… đó cũng chính là lý do viện dưỡng lão sẽ là giải pháp tốt để mang lại sự an toàn hơn đối với những người cao tuổi”, bà Ngân nói thêm.