Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Tại sao người già thường bị lẫn?

Lú lẫn là một trong những căn bệnh mà hầu như người cao tuổi nào cũng đều mắc phải. Tuy lú lẫn không được coi là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng khi mức độ lú lẫn phát triển đến một mức độ nào đó, người già có thể mất trí nhớ hoàn toàn và không có ý thức về việc mình đang làm. Vậy tại sao người già lại thường mắc phải căn bệnh này? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Nguyên nhân bệnh lú lẫn
Đến nay, giới y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lú lẫn ở người cao tuổi. Tuy nhiên, một vài chuyên gia cho rằng, căn nguyên của căn bệnh này là sự lão hóa các tế bào não trong con người, từ đó khiến sự liên kết giữa các tế bào thần kinh bị phá hủy. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc trong một thời gian dài, đặc biệt là nhóm thuốc trợ tim, thuốc điều trị cao huyết áp cũng được xem là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng lú lẫn ở người già. Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu chứng minh rằng, những người hấp thụ quá nhiều chất đạm beta sẽ có tỷ lệ mắc bệnh lú lẫn khi về già cao hơn hẳn những người ít hấp thụ chất này.

Biểu hiện của bệnh lú lẫn
Biểu hiện của bệnh lú lẫn là sự giảm dần khả năng về tri giác và nhận thức theo thời gian, đồng thời theo đó, mức độ của bệnh cũng sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Ban đầu, người cao tuổi bị bệnh lẫn sẽ chỉ “nhớ nhớ quên quên” song lâu dần, người cao tuổi tuy vẫn có thể đi lại, sinh hoạt bình thường nhưng sẽ mất đi hoàn toàn nhận thức và cả trí nhớ, thậm chí hành xử như một đưa trẻ. Đây chính là biểu hiện nghiêm trọng nhất của căn bệnh này. Khi bệnh lú lẫn ở người già đã phát triển đến mức độ trên, người nhà cần phải đặc biệt để ý, quan tâm, chăm sóc người bệnh mọi lúc mọi nơi.

Cách điều trị bệnh lú lẫn
Hiện nay, khoa học vẫn chưa thể đưa ra một phương pháp nào có thể giải quyết bệnh lú lẫn ở người cao tuổi một cách triệt để. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng đã nghiên cứu và cho ra đời những loại thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh lú lẫn. Vì vậy, khi thấy người cao tuổi trong nhà có những biểu hiện của bệnh lú lẫn, người nhà nên đưa họ đến gặp bác sĩ để được thăm khám kĩ lưỡng và nhận được những lời khuyên hữu ích.

Trên đây là một vài điều cần biết về bệnh lú lẫn ở người già. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đxa có cho mình những thông tin thật bổ ích, lý thú.

Xem thêm

Những bộ môn thể thao phù hợp dành cho người già

Rèn luyện sức khỏe để sở hữu một sức khỏe tốt, dẻo dai là điều mà bất kỳ ai cũng hết sức quan tâm. Đặc biệt ở lứa tuổi cao từ trung niên trở lên thì vấn đề này lại hết sức quan trọng. Không phải tất cả các bộ môn thể thao hay các bài tập rèn luyện sức khỏe đều phù hợp với người cao tuổi. Bởi lẽ, có rất nhiều môn với những yêu cầu nhất định về thể lực sẽ không những không giúp cho người già có một sức khỏe tốt mà còn có thể phản tác dụng. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn một số bộ môn tiêu biểu thích hợp với người lớn tuổi.

Yoga
Đây là một bộ môn thể thao thích hợp với mọi lứa tuổi và với mọi trạng thái sức khỏe khác nhau. Yoga sở hữu vô vàn các bài tập với  từng cấp bậc nhất định để đáp ứng mọi nhu cầu của mọi người một cách hiệu quả nhất khi tìm đến bộ môn thể thao. Với đặc trưng sử dụng những động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng và tác động sâu một cách từ từ vào các phần cơ của cơ thể, Yoga sẽ phù hợp với những người lớn tuổi luyện tập thể thao thường xuyên để đảm bảo sức khỏe mà không gặp phải những trường hợp vô cùng nguy hiểm ở người già như đuối sức, thở dốc, nhịp tim.v.v.

Khiêu vũ
Khiêu vũ cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho các ông, các bà. Với sự di chuyển nhẹ nhàng từ các bước nhảy có sự kết hợp đồng thời của chân và tay, nó không chỉ giúp những người cao tuổi rèn luyện thể dục, thể thao mỗi ngày mà cùng giúp họ giải tỏa được nỗi buồn nơi tuổi già và cảm nhận sự vui vẻ, hào hứng từ những điệu nhảy khiêu vũ sôi động hay sự lãng mạn, thơ mộng của các bản nhạc trữ tình đầy da diết.

Đi bộ
Cuối cùng là một bộ môn rất đơn giản nhưng lại cũng không kém phần hiệu quả đó chính là đi bộ. Vì người già thường có đặc điểm thích ở nhà và ngồi một chỗ nên việc đi bộ không chỉ giúp họ tập thể dục thể thao mà còn có thể giúp thay đổi không khí, không quá ngột ngạt vởi tình trạng nhà xây kín mít như hiện nay. Hơn nữa, đi bộ còn giúp luyện tập các cơ chân để giúp người già có thể di chuyển nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Trên đây là một số môn thể thao thích hợp dành riêng cho những người lớn tuổi. Khi luyện tập những môn thể thao này, nó giúp cho người già rèn luyện sức khỏe tốt hớn đồng thời tránh được tai nạn đáng tiếc xảy ra trong quá trình tập luyện.

Xem thêm

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, mỗi người cần có một chế độ chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, việc chăm sóc sức khoẻ là điều không hề đơn giản. Vậy để chăm sóc tốt cho người cao tuổi bạn cần chú ý những điều gì? Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi chăm sóc người cao tuổi qua bài viết dưới đây nhé.

Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Người cao tuổi do chức năng của các bộ phận đã dần suy thoái nên họ thường mắc phải rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Trong đó những căn bệnh mà người cao tuổi dễ mắc phải nhất chính là cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn tuyền đình, thoái hoá cột sống, táo bón,…. Để phòng chống các loại bệnh này, bạn cần điều chỉnh khẩu phần ăn, và giúp họ thiết lập một chế độ tập luyện thể thao thích hợp.

Chế độ dinh dưỡng
Người già nên ăn gì và hạn chế ăn gì? Những loại thực phẩm cần được hạn chế và cắt giảm ở người già chính là tinh bột, đường, dầu, mỡ. Họ cần được bổ sung nhiều hơn các chất xơ, ăn vừa phải đạm để cơ thể có thể chuyển hoá dễ dàng nhất. Đặc biệt, người cao tuổi không nên ăn quá nhiều trong một bữa và cần được chia đều thành các bữa nhỏ, ăn thành nhiều bữa trong ngày.

Chế độ tập luyện thể thao
Bất kỳ ai ở độ tuổi nào đều cần tập luyện thể thao để nâng cao thể chất. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, họ càng được khuyến khích tập luyện thể thao thường xuyên mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần chọn cho họ những bài tập nhẹ nhàng với các môn thể thao không quá mất sức. Chẳng hạn, họ có thể đi bộ 1-2 tiếng mỗi ngày, giúp phòng ngừa cấc bệnh về tim mạch, huyết áp, rối loạn tuần hoàn não. Hoặc người già có thể tham gia các lớp tập dưỡng sinh, thái cực quyền để cơ thể dẻo dai, phòng tránh các bệnh về xương khớp.

Xem thêm

Người cao tuổi nên làm như thế nào để sống và hoạt động khỏe mạnh?

Đối với bất cứ ai, việc kết hợp giữa tập luyện và ăn uống sao cho tốt và hiệu quả đều rất quan trọng. Đối với người cao tuổi thì đây lại càng là một vấn đề cần được thắt chặt hơn rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu một vài lưu ý để có thể kết hơp tốt nhất và đưa ra những thực đơn, bài tập phù hơp với người cao tuổi nhất nhé.

Người cao tuổi nên tập luyện bộ môn nào?
Có rất nhiều bộ môn thể thao khác nhau mà người cao tuổi có thể tham gia. Mỗi một bộ môn sẽ mang đến tác dụng khác nhau cho sức khỏe và cơ thể của người tập. Đối với người cao tuổi thì do cơ bắp không còn quá linh hoạt, cũng như sức bền không cao thì việc tập các môn nặng và tác động vào nhịp tim, cường độ lớn như bóng rổ, bóng đá chắc chắn sẽ không phù hợp. Dưới đây sẽ là một vài bộ môn mà người cao tuổi nên tham gia hơn:


•    Yoga: Đây là môn có tiết tấu chậm, giúp cho cơ bắp dẻo dai hơn rất nhiều, thích hợp với bất cứ mọi lứa tuổi nào.
•    Thái cực quyền: Được coi là bộ môn gắn liền với người cao tuổi, nhưng thật ra đây được coi là môn vận động “vua” trong việc đem lại sư cân bằng âm dương, dẻo dai cơ bắp cũng như nâng cao sức bền.
•    Chạy bộ: Chỉ đơn giản là chạy bộ, đi bộ cũng giúp cho cơ bắp được vận động vừa phải, đẩy được hoạt động của não và nhịp tim lên tối đa, rất có lợi trong việc duy trì sức khỏe cũng như nâng cao sức bền cho người cao tuổi đó.

Đâu là chế độ ăn mà người cao tuổi nên theo đuổi?
Bên cạnh việc tập luyện điều độ thì việc kết hơp với ăn uống sao cho phù hợp cũng là chìa khóa của cuộc sống khỏe mạnh nhất. Đây là then chốt trong bất cứ cuộc sống của ai chứ không dành riêng cho người cao tuổi. Đối với những người cao tuổi, sức đề kháng rất yếu, dễ dàng mắc bệnh nên bạn có thể kết hơp ăn uống như sau để nâng cao sức khỏe nhất:
•    Bổ sung tối đa vitamin: Các loại vitamin chính là những chiếc khiên vững chãi giúp người cao tuổi có thể đánh bại bất cứ bệnh tật nào đó.
•    Bổ sung protein hợp lý: Không nên sử dụng các loại thịt đỏ vì hàm lượng cholesterol rất cao, nên dùng nhiều thịt trắng để có thể bổ sung nguồn đạm sạch và vừa phải.
•    Rau xanh không thể thiếu: Đây là nguồn xơ hoàn hảo có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả đối với bất cứ lứa tuổi nào.

Chúc bạn có thể từ thông tin bài viết cung cấp lựa chọn được kết hợp tốt nhất cho người cao tuổi.

Xem thêm

Những mẹo giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ giữa ông bà với con cháu

Ngày nay, với sự phát triển và vận động không ngừng nghỉ của xã hội, mọi người thường có xu hướng bận rộn vào việc cá nhân của bản thân như việc học, công việc làm ăn, kinh doanh.v.v. Chính vì điều này mà tình trạng tình cảm gia đình không được vun đắp thường xuyên và khoảng cách thế hệ giữ người lớn tuổi trong gia đình với con cháu. Điều này không những ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của các thành viên của gia đình mà còn tác động xấu đến sự phát triển của cả xã hội. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn một bài mẹo giúp giải quyết tối đa vấn đề này.

Sắp xếp thời gian biểu hợp lý trong đó có thời gian dành cho gia đình
Một lí do thường gặp mà mọi người vẫn thường biện hộ để dẫn đến tình trạng này chính là việc bận rộn và không thể sắp xếp được thời gian. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ trong cuộc sống hiện nay, thời gian luôn là vấn đề không bao giờ đủ và gần như rất khó để kiểm soát nó. Nhưng thực chất, con người có thể làm chủ tất cả nếu sắp xếp thời gian hợp lý. Hãy lên kế hoạch về những việc mà bạn cần làm và sắp xếp nó theo thứ tự ưu tiên và luôn dành một khoảng riêng cho gia đình mình.

Luôn chia sẻ và lắng nghe
Đây là bí quyết để giữ lửa cho mọi mối quan hệ. Chỉ bằng cách lắng nghe và chia sẻ cùng nhau để vượt qua mọi khó khăn thì mọi người mới có thể thấu hiểu mọi suy nghĩ, từng nỗi khổ hay sự lo âu mà mỗi người phải gánh chịu. Nếu bạn biết chia sẻ, lắng nghe chuyện của những người thân mình hơn thì bạn sẽ hiểu được tại sao mọi người lại cư xử như vậy đặc biệt là giữa ông bà với con cháu.

Dành cho gia đình những sự bất ngờ đặc biệt
Hiện nay, mọi người thường có xu hướng dành sự quan tâm của mình cho những người xa lạ nhiều hơn cả những người thân trong gia đình vì công việc hay mối quan hệ.v.v mà quên mất rằng những người đó mới thật sự là những người ở bên bạn khi khó khăn và họ có ý nghĩa rất lớn với cuộc đời bạn. Vậy nên đừng ngần ngại mà dành cho ông bà, bố mẹ mình những món quà đặc biệt như một bữa cơm tự chuẩn bị, một cuộc điện thoại hay là một món quà kỉ niệm cũng đủ để xích mọi người gần nhau hơn.

Trên đây là một vài mẹo giúp bạn tham khảo để có thể thu hẹp khoảng cách thế hệ trong gia đình và tìm được cách thức cho riêng mình để giải quyết vấn đề đó.

 

Xem thêm

Làm thế nào để giúp người già giảm đau nhức xương khớp?

Đau nhức xương khớp là một trong những căn bệnh mà con người có nhiều nguy cơ sẽ gặp phải khi về già và thực tế cho thấy hầu như người cao tuổi nào cũng đều mắc căn bệnh này. Đau nhức xương khớp khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, nhức buốt trong xương, đặc biệt là ở xương ống chân, xương cánh tay, xương cổ và xương vai gáy.

Khi thời tiết sang thu, sang đông và bắt đầu trở lạnh, những triệu chứng này sẽ còn rõ rệt hơn nữa, từ đó không chỉ gây cho người cao tuổi cảm giác đau đớn, khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Đến nay, mặc dù y học vẫn chưa thể tìm cách chữa trị dứt điểm căn bệnh này nhưng chúng ta vẫn có thể làm thuyên giảm những cơn đau cũng như tần suất xuất hiện những cơn đau bằng nhiều cách khác nhau. Vậy đó là những cách gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, các chuyên gia dinh dưỡng, việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp ở người già. Theo đó, những bữa ăn của người cao tuổi nên được kết hợp giữa các thực phẩm giàu axit béo Omega 3 (như cá, tôm, cua,…), các món hầm từ sụn bò, xương ống, các loại rau xanh và trái cây, sữa, các thực thẩm từ sữa và các loại ngũ cốc.

Áp dụng chế độ sinh hoạt hợp lý
Để quá trình điều trị bệnh đau nhức xương khớp có hiệu quả hơn, bên cạnh việc tuân theo chế độ ăn uống khoa học, người cao tuổi cũng nên kết hợp cùng một chế độ sinh hoạt thực sự hợp lý. Theo đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh đi lại quá nhiều khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến giãn hoặc rách dây chằng, căng gân hay rách gân,… Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể tập luyện một số môn thể thao với cường độ nhẹ giúp gân cốt thư giãn như thái cực quyền, yoga,…

Sử dụng thuốc điều độ
Việc sử dụng thuốc men một cách phù hợp cũng có ảnh hưởng nhất định đối với việc điều trị bệnh xương khớp ở người già. Tuy nhiên, người cao tuổi không nên tự ý uống thuốc mà nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ và chuyên gia trong ngành.

Trên đây là một số phương pháp tuy đơn giản nhưng cũng vô cùng hiệu quả đối với việc điều trị bệnh đau nhức xương khớp ở người già. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có cho mình những thông tin thực sự bổ ích và hữu dụng.

 

Xem thêm

Chăm sóc người già bị sốt như thế nào?

Chăm sóc người ốm không phải là một chuyện dễ dàng thì chăm sóc người già bị ốm, bị sốt lại càng khó khăn hơn. Nó đòi hỏi người chăm cần phải ân cần và kiên nhẫn hơn bởi sức khỏe của người già đều đã suy yếu rất nhiều nên trong quá trình chăm sóc cần hết sức cẩn thận. Vậy bố mẹ, ông bà của bạn chẳng may bị sốt thì bạn cần chăm sóc như thế nào mới đúng cách, hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để biết cách thực hiện khoa học nhé.

Thường xuyên cấp nước cho người già
Khi bị đau ốm đặc biệt là sốt cao cơ thể bị mất rất nhiều nước do đó bạn nên lưu ý thường xuyên hỏi thăm người già có khát nước hay không, cho dù không khát cũng nên uống nước nhiều lần để cơ thể nhanh chóng hồi phục hơn. Bạn có thể cung cấp nước một cách gián tiếp mà bổ ích như ăn nhiều hoa quả, nước canh hay nước điện giải đều rất tốt cho cơ thể. 

Xoa bóp chân tay, lưng cho người già
Khi về già, sức khỏe con người suy giảm rõ rệt, người già luôn cảm thấy đau nhức, mỏi cơ nhất là khi bị sốt sẽ phải nằm im một chỗ khiến cơ thể càng nhức hơn. Vì vậy bạn nên thường xuyên xoa bóp chân tay, vùng lưng và các cơ cho người già để khiến họ cảm thấy khỏe mạnh hơn, thoải mái hơn và đẩy lùi căn bệnh nặng hơn.

Giữ môi trường sạch sẽ xung quanh người bệnh
Điều này cực kỳ quan trọng bởi chỉ khi đồ vật và môi trường xung quanh người bệnh sạch sẽ thì mới hạn chế vi khuẩn gây bệnh tiếp tục phát triển và cũng giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, bạn cần làm các việc như: lau chùi những món đồ có khả năng bám bụi ở xung quanh người bệnh, thường xuyên giặt giũ và thay ga gối, chăn cho người bệnh, không nên đóng kín mít phòng vì không gian bí bách cũng khiến người bệnh cảm thấy mệt hơn.
Đặc biệt, bạn nên vệ sinh sạch sẽ cho người già bị ốm bằng nước ấm như vệ sinh răng miệng, tắm rửa sau một vài ngày và lưu ý sau khi chạm nước thì cần lau khô ngay để nước không ngấm vào cơ thể khiến bệnh càng nặng hơn nhé.

Nghe sự hướng dẫn, lời khuyên của bác sỹ
Là người chăm sóc bệnh nhân, chúng ta thường không biết phải sử dụng thuốc như thế này, hay nên cho người bệnh ăn uống như thế nào. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của bác sỹ, là những người đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn chính xác nhất để giúp người già nhanh chóng khỏe mạnh trở lại nhé.

 

Xem thêm

Cụ ông “quên chuyện lấy vợ” sống an yên trong viện dưỡng lão

Gặp ông Bách, tôi bị ấn tượng với mái tóc ngố, cặp kính thời trang chống bụi có vẻ ngầu nhưng quần áo vô cùng giản dị màu nâu hoặc màu lông chuột ánh mắt sáng theo cái kiểu một người làm khoa học và ông hay cười, mắt tít lại toát lên vẻ lương thiện.

Ông Thái Văn Bách vẫn luôn lạc quan dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bệnh tật

Ông sinh ra và lớn lên ở thành phố Vinh. Năm 1945, trong nạn đói lịch sử, ông về Hà Nội học tập rồi sau đó di cư vào Nam học ở Đại học Sài Gòn. Ra trường ông về giảng dạy môn toán lớp 11, 12 tại một trường THPT tại Bến Tre. Ông tâm sự: “Dạy học ở miền Nam khó lắm. Vì học sinh ở trong này hay bắt bẻ lắm nên là tôi mải mê học tập, quên mất chuyện lấy vợ”.

Trò chuyện với ông mới thấy ông là một kho lịch sử và các kiến thức về triết học, khoa học, dược học… bởi ông đam mê tìm hiểu và nghiên cứu. Ông có thể say sưa kể chuyện cả ngày không hết về lịch sử Việt Nam, nhất là vào thế kỷ 20. Những câu chuyện về vua Bảo Đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ông Trần Văn Giàu qua lời kể vô cùng sinh động của ông khiến cho những người trẻ như chúng tôi bị cuốn theo. Ông còn nói tiếng Pháp rất thành thạo. Hằng ngày ông cùng với ông Cảnh và ông Toàn “buôn chuyện” với nhau bằng tiếng Pháp làm cho chúng tôi chỉ biết nhìn nhau cười. Có khi ông nói xấu chúng tôi mà không ai biết ấy chứ. Những quan điểm  làm người của ông cũng đáng để học tập. Ông dạy chúng tôi “Chúng ta phải sống hòa hợp với mọi người xung quanh, không kiêu căng, không khinh người, nếu có khả năng thì nên giúp đỡ người khác”.

Nhìn ông vui vẻ, thân thiện vậy nhưng ít ai biết ông bị bệnh nặng đến mức phải nghỉ hưu sớm vì không đủ sức khỏe để đứng trên bục giảng. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng 1 ngày học tập và nghiên cứu, sống lạc quan để chống chọi với bệnh.

Cũng vì không có vợ con nên trước khi vào Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, ông đã sống 10 năm trong chùa Phật Tích – Bắc Ninh. Giờ đây khi đã 80 tuổi, sức khỏe yếu đi, ông chọn cho mình một cuộc sống bình yên trong viện dưỡng lão, được chăm lo đầy đủ, không phải lo lắng vì bất kì điều gì. “Thoải mái, khoan khoái, không có kẻ thù”, ông nhấn mạnh. Với ông, thế là đủ.

Không chỉ hòa đồng với các điều dưỡng viên, ông Bách còn tìm thấy nhiều người bạn già hợp gu trong Viện dưỡng lão Diên Hồng. Cùng thảo luận về các cuốn sách với ông Biền, cùng nói chuyện bằng Tiếng Pháp với ông Toàn… Gác lại cuộc sống bộn bề ngoài kia, với người già, họ chỉ cần an yên bên những người bạn, vẫn được làm những gì mình thích.

Xem thêm

3 cách giúp người lớn tuổi luôn sống vui, sống khỏe

Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu, chính vì thế mà người cao tuổi cần chú ý chế độ ăn uống sao cho vừa ngon miệng lại đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 3 cách giúp người lớn tuổi luôn sống vui, sống khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1.    Hãy luôn để tâm hồn được thanh thản
Hầu hết các ông bà cao tuổi đều suy nghĩ rất nhiều cho con cháu, thậm chí họ còn có những suy nghĩ tiêu cực khi tuổi ngày một lớn hơn.
Tuy nhiên, để sống lâu, sống thọ thì người già cần sống lạc quan hơn, yêu đời hơn. Việc giữ thái độ và tinh thần lạc quan sẽ tác động không nhỏ giúp cho hệ thần kinh được cân bằng, cơ thể thêm khỏe mạnh.
Nên dành thời gian xem ti vi, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ trong khu phố. Nếu có thể hãy cùng đi chơi đây đó, du lịch thăm thú cảnh quan hay tới thăm hỏi bạn bè vừa là để qua thăm vừa để ôn lại những kỷ niệm xưa.

2.    Chế độ dinh dưỡng
Đây được đánh giá là yếu tố vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến sức khỏe của người già. Bạn nên xây dựng một chế độ ăn riêng để đảm bảo dinh dưỡng
Theo các chuyên gia, khi tuổi cao, cơ thể bạn sẽ trở nên lão hóa. Các chức năng ở các cơ quan, bộ phận trở nên suy giảm lúc này cơ thể cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu gấp nhiều lần so với thời trẻ.
Ngoài ra, người cao tuổi tuyệt đối không nên ăn quá nhiều cơm. Thay vào đó hây xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, nên thay đổi cách chế biến để giúp người già cảm thấy đồ ăn ngon miệng và hấp dẫn hơn.
Lưu ý, nên giảm mỡ, giảm thịt đường và muối trong khi chế biến để giảm nguy cơ bị huyết áp. Nên ăn cá cùng rau củ để bổ sung đầy đủ vitamin và khoàng chất thiết yếu.

3.    Một giấc ngủ ngon
Dù với người lớn tuổi hay trẻ nhỏ thì giấc ngủ là rất quan trọng. Việc ngủ ngon giấc sẽ giúp người lớn tuổi cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Để có giấc ngủ tốt bạn nên ăn uống đầy đủ, tránh xa sử dụng loại đồ uông cồn, caffeine, hút thuốc lá…
Ngoài ra, người già cũng nên tập dưỡng sinh để tinh thần thoải mái, nên dễ đi vào giấc ngủ đồng thời giúp giấc ngủ sâu.
Đặc biệt, nên đặt giường ngủ ở nơi gần cửa sổ để có không khí thoáng đãng, dễ chịu.
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn chia sẻ cùn bạn. Mọi thắc mắc vu lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ.

Xem thêm

4 căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi trời trở lạnh

Tiết trời trở lạnh, cơ thể người cao tuổi với sức đề kháng yếu cần cẩn trọng tránh mắc phải một số căn bệnh dưới đây.

1.    Bệnh viêm khớp gối
Thời tiết lạnh giá là thời điểm căn bệnh viêm khớp gối hoánh hành nhất là ở những người cao tuổi. Bệnh viêm khớp này sẽ khiến quá trình vận động gặp nhiều khó khăn. Thông thường, bệnh có biểu hiện đau đớn khi cử động, người bệnh phải vận động từ từ để giảm đau.
Trong trường hợp bị đau do viêm khớp gối, bạn nên dùng rượu thuốc chuyên dụng để xoa bóp khớp bị viêm. Việc làm này giúp cho lượng máu lưu thông tại chỗ tăng lên.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, D, E cùng omega 3 và 6d dẻ giúp cải thiện, phòng tránh các bệnh về khớp.

2.    Đau lưng
Dù người trẻ hay người già thì nguy cơ mắc đau lưng đều rất cao. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này tuy nhiên theo các chuyên gia thì người lớn tuổi bị đau lưng chủ yếu là do thoái hóa cột sống.
Đau lưng ở người cao tuổi sẽ khiên họ khó nằm, khó ngủ thậm chí đau nhức gây mất ngủ. Biện pháp giải quyết dành cho đối tượng này chính là xoa bóp.
Bạn hãy bắt đầu xoa bóp từ chính giữa cốt sống sau đó đến cơ hai bên của vùng thắt lưng. Tránh tự ý cho người lớn tuổi dùng thuốc giảm đau bởi loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

3.    Cứng khớp
Rất nhiều người cao tuổi gặp phải tình trạng cứng khớp khó vận động sau khi ngủ dậy. Căn bệnh này xuất hiện là do khớp bị thoái hóa không đủ chất nhờn để bôi trơn.
Để giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng này, người cao tuổi nên vận động nhiều, đi lại thường xuyên. Việc làm này sẽ giúp cho màng hoạt dịch được tái kích hoạt nên dịch khớp sẽ sản sinh nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống sao cho đảm bảo đủ các chất canxi, glucosamine cùng các loại vitamin. Người mắc bệnh khớp cũng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé.

4.    Bệnh đường hô hấp
Không chỉ trẻ nhỏ, trời lạnh người già cũng hay mắc các bệnh hô hấp. Vì thế người cao tuổi nên mặc đủ ấm, giữ cho không gian sống luôn thoáng mát, sạch sẽ. Tránh tiếp xúc với ccs loại khói buij hay hút thuốc lá.
Trường hợp thấy người già có biểu hiện của một số căn bệnh hô hấp, cần đưa đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng.

Trên đây là một số căn bệnh thường gặp của người cao tuổi khi trời lạnh. Hi vọng, bài viết đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.

Xem thêm