Tôi năm nay 55 tuổi. Chồng tôi qua đời cách đây vài năm nên tôi chuyển đến ở cùng với vợ chồng cậu con trai cho đỡ buồn. Nói là ở cùng nhưng thực ra ban ngày tôi chủ yếu ở 1 mình sau khi đưa 2 cháu đi học. Vợ chồng chúng nó đi làm từ sáng sớm, tối muộn mới về. Khu tôi ở cũng ít người già hay trung niên, chủ yếu là các cặp vợ chồng trẻ nên ban ngày chẳng có mấy ai để hàn huyên. Tôi cứ đi ra đi vào đọc báo, xem Tivi đến hết ngày thì đi đón các cháu rồi chuẩn bị sơ chế đồ ăn chờ con dâu về nấu. Ăn tối xong mỗi đứa ngồi trông cho 1 đứa con học trong phòng, tôi cũng xem Tivi 1 lúc rồi đi ngủ. Tôi nghĩ các con đi làm cả ngày mệt rồi, tối về còn lo cho con cái nữa, đâu thể dành hết tâm sức mà lo cho tôi nên cũng thông cảm.
Tôi từng gặp một số người dành hết toàn bộ số tiền tích cóp được thời trẻ mua nhà mua xe cho các con. Khi các con cần tiền lại bán luôn ngôi nhà mảnh đất mình đang sống rồi dọn đến ở cùng các con. Lúc cơm không lành, canh không ngọt thì chẳng còn chỗ nào để đi, chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt để sống tiếp quãng đời còn lại. Chính vì vậy, tôi đã chuẩn bị cho tuổi già dù hiện tại con cái vẫn đang quan tâm, yêu thương.
Tôi đã bắt đầu quá trình chuẩn bị cả về tài chính lẫn tâm lý để vào viện dưỡng lão khi về già từ nhiều năm trước. Các con tôi ban đầu cứ cười tôi vì lo xa quá. Chúng bảo chúng thương mẹ chứ đâu như những người khác, muốn mẹ ở cạnh để tiện chăm sóc. Nhưng thực tế, chúng còn công ăn việc làm, còn cuộc sống riêng. Mà thế hệ chúng nó giờ khác lắm, nghỉ hưu xong có khi còn rủ nhau đi du lịch vòng quanh thế giới đâu thể lúc nào cũng kè kè bên mẹ. Chưa kể lối sống, suy nghĩ của hai thế hệ có nhiều khác biệt, ở chung với nhau dễ va chạm, mâu thuẫn. Mà những mâu thuẫn này mỗi ngày chỉ nhỏ thôi nhưng giống như bơm bóng, mỗi ngày một ít, đến lúc không chịu nổi nữa thì nổ tung. Vậy nên tôi nghĩ cha mẹ – con cái về lâu dài không nên sống cùng.
Gần đây tôi có cùng mấy người bạn đi thăm 1 vòng các viện dưỡng lão ở Hà Nội. Tôi thấy ưng ý với Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Các cháu ở đây ngoan ngoãn, dễ thương, có quy trình chăm sóc rõ ràng lại cũng nuông chiều các cụ ở đây. Tôi thấy không có điều gì để chê cả. Một số bạn bè của tôi vẫn cứ bảo viện dưỡng lão là nơi con cái chối bỏ trách nhiệm bỏ mặc đấng sinh thành vì sự ích kỷ riêng của bản thân, rằng một mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con không nuôi nổi 1 mẹ.
Tôi thấy viện dưỡng lão là kết quả tất yếu khi xã hội bị thúc đẩy đến quay cuồng trong quá trình công nghiệp hóa. Khi người con không thể vừa lo cho gia đình, vừa lo cho sự nghiệp, lại phải hiếu thuận với cha mẹ già. Nhiều người bảo để bố mẹ ở quê có hàng xóm láng giềng, không khí trong lành. Tôi tự hỏi để cho ông bà tự lo liệu tuổi già ở chốn thôn quê, để rồi nhỡ có chuyện không hay xảy ra cũng chẳng ai biết? Hay đưa các cụ vào một nơi làm dịch vụ có người chăm lo thay mình sẽ tốt hơn? Tôi cho rằng, viện dưỡng lão là kết quả từ lòng hiếu thuận của con cái. It nhất là vì họ không đành lòng bỏ mặc đấng sinh thành tự lo, tự diệt… chứ tuyệt nhiên không phải là “nơi chối bỏ trách nhiệm” như các bạn của tôi từng tranh luận”.Tôi từng gặp trường hợp mẹ già nằm một chỗ, con vào giúp lật người nhưng làm không đúng cách làm cụ kêu ầm ĩ vì đau. Y tá nghe tiếng chạy tới mắng té tát vì đã dặn nếu cần giúp thì phải gọi họ. Các con yêu thương cha mẹ nhưng không có chuyên môn, kỹ năng còn gây tổn thương cho các cụ hơn. Hay như có trường hợp cụ đã lẫn, nói thật lúc đó con chăm hay nhân viên y tế chăm cũng chẳng phân biệt được. Thậm chí, có khi con cháu nhìn cụ nhắm mắt lại tưởng là ngủ, nhưng hóa ra đã ngất xỉu từ lúc nào rồi…
Suy nghĩ như vậy nên tôi sớm tích trữ được một khoản tiền kha khá để dưỡng già. Tôi nói với các con rằng “số tiền này mẹ để dành để lo cho những năm tháng cuối đời của mình, không phiền đến các con”. Các con tôi cũng thành đạt nên cũng chẳng bận tâm tới túi tiền của mẹ. Và hẳn là khi tôi tự lo được cho bản thân mình, chắc chắn các con cũng sẽ thoải mái hơn nhiều.