Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts in Category: Báo chí viết về Diên Hồng

Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng khai trương cơ sở 8

Ngày 27/12, tại Hoà Bình Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng long trọng tổ chức lễ khai trương cơ sở 8. Đây là cơ sở Diên Hồng phối hợp cùng Tập đoàn EK Group xây dựng và vận hành với khẩu hiệu “Kết sức mạnh – Nối yêu thương” tiêu chí hoạt động không lợi nhuận để hỗ trợ tốt hơn cho người già.

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Thành Kính – Chủ tịch Tập đoàn EK Group; ông Đỗ Trần Hồ Thắng – Tổng giám đốc Công ty CP Diên Hồng Hà Nội; đại diện các Tổng Công ty, Tập đoàn là đối tác của EK Group và Diên Hồng; đông đảo người cao tuổi đã và đang chuẩn bị sinh sống tại Trung tâm dưỡng lão EK Diên Hồng cùng toàn thể cán bộ, nhân viên của hai đơn vị.

Các đại biểu tham dự lễ khai trương

Trên khu đất rộng hơn 3ha toạ lạc tại ranh giới giữa thị trấn Xuân Mai (Hà Nội) và tỉnh Hoà Bình, tại đây Tập đoàn EK Group và Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng đang cùng nhau đưa vào sử dụng cơ sở dưỡng lão số 5 với tổng số 60 người cao tuổi đang được chăm sóc và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp tại đây. Với phong cảnh sơn thuỷ hữ tình, nhiều cây cối, ao hồ tạo nên một môi trường sống yên tĩnh, lành mạnh rất thích hợp cho người cao tuổi sinh sống, hưởng thụ khi tuổi xế chiều. Nhằm đáp ứng nhu cầu dưỡng lão trong thời kỳ phát triển mới của xã hội, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu của nhiều người cao tuổi muốn được sinh sống tại địa điểm lý tưởng này, Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng và Tập đoàn EK Group đã kết hợp xây dựng thêm trung tâm số 8 với quy mô chăm sóc 50 người cao tuổi.

Ông Đỗ Trần Hồ Thắng – Tổng giám đốc Công ty CP Diên Hồng Hà Nội phát biểu tại buổi lễ.

Trong không khí hân hoan của buổi lễ khai trương, ông Đỗ Trần Hồ Thắng – Tổng giám đốc Công ty CP Diên Hồng Hà Nội cho biết: Trung tâm Dưỡng lão EK Diên Hồng cơ sở 8 có quy mô 13 phòng và đủ điều kiện để chăm sóc 50 người cao tuổi, là minh chứng cho sự hợp tác bền chặt giữa Tập đoàn EK Group và Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, đây là lần thứ 3 trong vòng hơn 1 năm hai bên đã cùng nhau khai trương cơ sở dưỡng lão, trước đó là Trung tâm dưỡng lão EK Diên Hồng 5 và EK Diên Hồng 7. Trong một thung lũng với nhiều cây xanh, ao hồ, không khí trong lành tại đây EK Diên Hồng không những chỉ muốn cung cấp dịch vụ chăm sóc mà còn là nơi thư giãn; sống vui, khoẻ và tận hưởng những tháng ngày hạnh phúc.

Ông Đỗ Trần Hồ Thắng khẳng định: Điều gắn kết giữa EK Group và Diên Hồng đó chính là kết hợp giữa hai triết lý; nếu EK với triết lý Trách nhiệm là chìa khóa của thành công để đào tạo và phát triển những con người có tâm thì Diên Hồng sẵn sàng chia sẻ những trách nhiệm ấy bằng tình yêu thương và sự tận tuỵ trong từng hành động chăm sóc người cao tuổi.

Ông Thắng mong muốn, trung tâm dưỡng lão EK Diên Hồng 8 không chỉ mang lại một mái ấm cho người cao tuổi mà còn lan toả thông điệp xã hội văn minh là xã hội biết yêu thương và tôn trọng người già.

Chủ tịch Tập đoàn EK Group ông Nguyễn Thành Kính phát biểu tại buổi lễ.

Chủ tịch Tập đoàn EK Group ông Nguyễn Thành Kính vui mừng chia sẻ: Tập đoàn EK Group rất quyết tâm trong sự hợp tác với Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng và cố gắng trong những năm tới sẽ xây dựng và đi vào hoạt động khoảng 50 cơ sở dưỡng lão trên toàn quốc.

Chủ tịch Tập đoàn EK Group bày tỏ sự chạnh lòng khi chứng kiến người cao tuổi của các nước tiên tiến như Nhật Bản, Đài Loan… được chăm sóc rất chu đáo, được tận hưởng những dịch vụ hoàn hảo khi tuổi xế chiều, qua đó có ước muốn người cao tuổi ở Việt Nam chúng ta cũng được hưởng những dịch vụ như vậy. Nhưng điều khó khăn là EK Group lại không có chuyên môn về lĩnh vực này và mong muốn tìm được đối tác có tâm, tầm để cùng nhau thực hiện.

Ông Kính khẳng định, việc bắt tay với Diên Hồng là duyên “Trời định” đồng thời bày tỏ sự biết ơn dành cho Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng đã mở cửa, giang rộng vòng tay để đón EK Group và hợp tác để hoàn thành tâm nguyện của Ông cũng như toàn thể cán bộ, nhân viên của EK group.

Nghi lễ thả chim Bồ Câu tại lễ khai trương

Một số hình ảnh của Trung tâm dưỡng lão EK Diên Hồng

Theo Tạp chí điều dưỡng Việt Nam

 

Xem thêm

Viện Dưỡng lão Diên Hồng: Mái ấm lý tưởng của người cao tuổi

Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng thuộc Công ty Cổ phần Diên Hồng Hà Nội được thành lập từ năm 2014, đến nay đã trải qua 10 năm xây dựng và phát triển trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, thường xuyên hoạt động 3 lĩnh vực chính: Chăm sóc người cao tuổi nội trú dài ngày và ngắn ngày, Chăm sóc người cao tuổi bán trú, đào tạo thực tập sinh điều dưỡng.

Hiện tại, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Diên Hồng) đã có 7 cơ sở khang trang, hiện đại trên địa bàn các quận, huyện tại Hà Nội (Hà Đông, Thanh Oai, Hoàng Mai, Thanh Trì, Chương Mỹ), tỉnh Hưng Yên (Vinhomes Ocean Park 2) và tỉnh Hoà Bình. Diên Hồng thể hiện khát vọng của người sáng lập muốn xây dựng một Trung tâm Dưỡng lão kiểu mẫu, theo đuổi các giá trị “Tôn trọng – Nhân ái – Giàu năng lượng”.

Với sứ mệnh “Tận tâm chăm sóc để Người cao tuổi sống an toàn, khỏe mạnh, hạnh phúc” Dưỡng lão Diên Hồng đã trở thành mái ấm lý tưởng được nhiều người lựa chọn để an nhiên hưởng tuổi già.

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam, Bà Trần Thị Thúy Nga – Phó Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Diên Hồng Hà Nội (Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng) cho biết: “Hiện nay chính sách dành cho các cơ sở dưỡng lão tư nhân hầu như chưa có, từ việc thuê đất hay mua đất, tiếp cận vay vốn ngân hàng với lãi vay thấp, cũng như hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất, giá điện nước cũng chưa được ưu đãi một cách toàn diện”.

Mặc dù còn nhiều bất cập, nhưng xu hướng cũng như nhu cầu chăm sóc người cao tuổi ngày càng cao, Diên Hồng hiểu được và đưa ra các giải pháp chăm sóc người già, người cao tuổi tại các cơ sở Diên Hồng gồm có Chăm sóc cả về thể chất (sức khỏe, tập luyện, dinh dưỡng) và chăm sóc tinh thần cho Người cao tuổi để Người cao tuổi cảm thấy khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc hơn.

Chia sẻ thêm về những khó khăn, Bà Thúy Nga nhấn mạnh: “Các thông tư nghị định hướng dẫn về cách thành lập các viện dưỡng lão đang còn chung chung và tồn tại nhiều bất cập, ví dụ như quy định về diện tích đất tự nhiên đối với các cơ sở trong nội thành (nên đổi thành diện tích sử dụng thì hợp lý hơn) hoặc bất cập trong quy định về định biên và cơ cấu tổ chức tổ chức vận hành, ví dụ như quy định tối thiểu cứ 5 người cao tuổi phải có nhân viên phục hồi chức năng, nên đổi sang thành nhân viên điều dưỡng và nhân viên chăm sóc thì sẽ hợp lý hơn.

Bà Trần Thị Thuý Nga – Phó Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Diên Hồng Hà Nội.

Bà Thúy Nga cũng cho biết về những thuận lợi hiện nay, các cơ sở dưỡng lão còn thiếu, cho nên cơ sở dưỡng lão nào ra đời sớm và chất lượng phục vụ tốt thì sẽ thu hút được nhiều Người cao tuổi.

Trong đó, khó khăn về nhân lực, sự cạnh tranh của các đơn vị xuất khẩu lao động như: Đài Loan, Nhật Bản, Đức, Úc…. tuyển hộ lý, điều dưỡng với chế độ đãi ngộ hấp dẫn đồng thời bản chất công việc của nghề chăm sóc Người cao tuổi còn vất vả, nhiều người lao động chưa vượt qua được tâm lý khi chăm sóc người già, chế độ đãi ngộ cho vị trí nhân viên điều dưỡng và nhân viên chăm sóc tại Việt Nam còn hạn chế.

Để hướng tới phụng sự tốt nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, các cơ sở của Diên Hồng đều được xây dựng khang trang, hiện đại, với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, y tế, đáp ứng mọi nhu cầu của người cao tuổi. Mỗi phòng tại Diên Hồng đều được thiết kế rộng rãi, thoáng mát. Hệ thống camera giám sát được lắp đặt 24/24, giúp theo dõi sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người cao tuổi mọi lúc mọi nơi.

Đội ngũ điều dưỡng viên tại Diên Hồng đều tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng. Sau khi vào trung tâm sẽ được trải qua quá trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Với tấm lòng yêu thương, tận tâm chăm sóc người cao tuổi để người cao tuổi yên tâm an dưỡng.

Cụ ông Nguyễn Như Ngà (96 tuổi) cụ luôn xem Diên Hồng là ngôi nhà thứ 2 của mình.

Chia sẻ với phóng viên, Cụ ông Nguyễn Như Ngà (96 tuổi) cho biết: “trước đây Cụ công tác tại Tổng Cục Chính Trị, Bộ Tổng Tham Mưu, năm 1945 thoát ly, quê ở Hải Phòng nhưng gia đình ở Hà Nội. Cụ có hai con, một người sống ở nước ngoài, một người sống ở Tp.HCM. Điều kiện địa lý xa xôi không chăm sóc được, bản thân Cụ lại mắc bệnh cao huyết áp. Từ năm 2020 Cụ được con cháu tư vấn và tìm một cơ sở dưỡng lão để gửi gắm việc chăm sóc sức khỏe cũng như một môi trường để Cụ thư giãn và cảm thấy vui vẻ”

Như một mối cơ duyên, khi mới đặt chân đến Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, Cụ đã có cảm giác bình an như đang ở nhà mình, được tiếp đón ân cần. Đội ngũ điều dưỡng tỏ ra rất tâm huyết, yêu thương và kính trọng người cao tuổi. Thế là Cụ quyết định lựa chọn Diên Hồng là mái ấm thứ hai của mình để nương tựa lúc tuổi xế chiều. Khi vào đây Cụ được bố trí ở một phòng riêng biệt nên cảm giác rất thoải mái.

Nơi đây, điều dưỡng chăm sóc nhiệt tình, rất tốt tính, cụ rất yêu quý mọi người, cụ Ngà tự nấu ăn. “Đặc thù công việc trước đây xa nhà thường xuyên quen rồi nên cụ không nhớ nhà mấy. Các cháu, bạn bè, đơn vị cũ đến thăm nên cũng vui” cụ Ngà cười vui vẻ nói.

Đối với cụ Ngà đây là ngôi nhà thứ hai, bởi ở đây cụ được nghỉ ngơi tu dưỡng, yên tĩnh nhưng vẫn hòa đồng với các hoạt động vì ở trung tâm rất nhiều hoạt động tinh thần cho các cụ. Không gian thoáng đãng, cụ vẫn đi ra ngoài thể dục được, tự sinh hoạt, rất thoải mái và an toàn.

Cụ bà Nguyễn Thị Biển, 92 tuổi, đã sống 5 năm tại Diên Hồng.

Trò chuyện cùng Cụ bà Nguyễn Thị Biển, 92 tuổi – Trước đây làm công việc là Dược sĩ, hiện nay cụ ở Diên Hồng cũng đã 5 năm, cụ tâm sự: “Bà cảm thấy hạnh phúc, yên tâm với cuộc sống tuổi già. Các cháu Điều dưỡng, lãnh đạo chăm sóc nên yên tâm hơn. Trước khi chưa vào Diên Hồng phải ở nhà một mình, con cái đi làm ở nhà không yên tâm. Nơi đây, bà được mọi người lo hết, được làm việc mình thích, đọc sách, khâu vá, xem phim, xem thời sự”.

Cụ Biển chia sẻ thêm: Ở đây mỗi cụ một tính cách khác nhau, bà thấy Điều dưỡng rất trân quý vì mang lại cho bà sức khỏe, tình cảm, các bạn Điều dưỡng viên rất yêu bà, bà yêu các bạn nên cảm giác nhớ nhà không còn, bà cháu rất thân mật. Con cháu thích vào chơi thì thêm niềm vui, còn không vào được cũng không sao, vì ở đây rất vui.

Khi mà người ta sống vui, hạnh phúc là xung quanh mình nhìn thấy ai cũng thấy vui. Xu thế vào trung tâm dưỡng lão bắt đầu rõ nét nhưng chưa thu hút vì vấn đề kinh phí. Nếu các cơ sở tư nhân làm được tốt mọi người đến nhiều. Đối với bà “mình yêu con cái thì không phải để con cái phải lo lắng, phải tự tìm niềm vui cho cuộc sống của mình”. Ban đầu mọi người trong phòng chưa hợp nhau nhưng dần sẽ quen, còn lại không có vấn đề gì cả. Hơn nữa, ở Diên Hồng cũng đưa các cụ đi chùa chiền. Trong một lần đi thăm quan chùa Long Hưng bà thấy khu địa tạng nên đã mua cho bản thân một ô để lo cho bản thân sau này, cụ Biển vui cười chia sẻ.

Được phóng viên Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam hỏi về mong muốn của cụ, cụ Biển không ngại ngần nói: Mong trung tâm sẽ liên kết được với bệnh viện gần nhất để khi có vấn đề gì về sức khỏe thì các cụ có nơi gần nhất để kịp thời khi có các sự cố.

C bà Nguyễn Thị Tú Tĩnh92 tuổi, sống tại Trung tâm Dưỡng Lão Diên Hồng

Trao đổi nhanh với cụ bà Nguyễn Thị Tú Tĩnh, 92 tuổi – Trước đây làm Bác sĩ Đa khoa, cụ cho rằng, ở đây công tác chăm sóc rất tốt, vì ở bệnh viện bác sĩ chỉ khám qua thôi. Đặc thù ở trung tâm Dưỡng lão, phần lớn nhiều cụ lẩm cẩm, các điều dưỡng vẫn nhiệt tình. Về gia đình cụ, các con cụ ở nước ngoài hết, cũng làm việc trong ngành Y, cụ nói “mình vào đây để giúp đỡ các con, con cái cũng lo cuộc sống riêng, cũng nhiều lo toan vất vả,…”.

Điều dưỡng Phạm Thị Vóc – Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng Cơ sở 2 – KĐT Thanh Hà

Điều dưỡng Phạm Thị Vóc – Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng Cơ sở 2, cho biết về lịch trình làm việc tại Diên Hồng: “Bản thân học Điều dưỡng ra, làm việc tại đây do gần nhà. Công việc hằng ngày, sáng đến đưa các cụ ra phòng sinh hoạt chung để cho các cụ ăn sáng, sau đó là đưa các cụ đi tắm, cụ nào không trong lịch tắm thì sẽ vệ sinh cho các cụ, sau đó cho các cụ tham gia các hoạt động tập thể, đến 11h trưa đưa các cụ đi ăn trưa rồi sau đó dẫn các cụ về phòng nghỉ, đến 14h chiều đưa các cụ ra phòng sinh hoạt chung và cho các cụ ăn bữa phụ, tham gia hoạt động chung và xem tivi, 17h các cụ sẽ ăn bữa chiều.

Vào đây mỗi cụ có một bệnh riêng, tùy vào tình trạng bệnh, hành vi của các cụ mà các điều dưỡng viên sẽ có cách ứng xử khác nhau nhưng để làm được công việc này, trước hết Điều dưỡng phải ân cần, nhẫn nại, nhẹ nhàng với các cụ.

Có rất nhiều khó khăn, thứ nhất phải hiểu được thói quen của các cụ trước khi đến đây là như nào vì ở nhà sẽ khác. Có cụ hòa nhập nhanh nhưng có cụ phải 1-2 tháng mới quen được lịch sinh hoạt. Điều cốt lõi là Tôn trọng – Nhân ái – Giàu năng lượng, đó là giá trị cốt lõi của Diên Hồng. Hơn nữa phải tôn trọng các cụ. Chúng ta không quát mắng, không nóng tính, không nặng lời với các cụ. Tạo cho các cụ không gian sống thật vui vẻ như ở nhà. Làm sao cho các cụ vào môi trường mới thật vui vẻ, thích sống ở đây. Tổ chức đưa các cụ tham gia các hoạt động bên ngoài, đưa các cụ tham quan chùa chiền, di tích lịch sử để các cụ cảm thấy như cuộc sống bên ngoài.

Chia sẻ về những mong muốn khi làm công việc điều dưỡng tại đây, Điều dưỡng Vóc nhấn mạnh: Với mong muốn chăm sóc các cụ và mong cơ sở chăm lo hơn nữa đến đời sống, tăng lương cho các điều dưỡng viên để yên tâm công tác trong thời gian tới.

Đến với Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe toàn diện, cả về thể chất lẫn tinh thần. Tại Việt Nam, Diên Hồng là Trung tâm Dưỡng lão tiên phong, chú trọng đến đời sống tinh thần, phá vỡ nhiều định kiến về tuổi già, mang đến những trải nghiệm mới mẻ. Diên Hồng nổi bật và khác biệt với cách tiếp cận đầy sáng tạo trong các hoạt động để người cao tuổi không chỉ được sống theo cách mình muốn mà còn phát huy tối đa sở thích, sở trường và phù hợp với năng lực của mình. Những hoạt động đó giúp người cao tuổi giao lưu, chia sẻ, giải trí, xua tan đi những muộn phiền, lo âu, từ đó có một tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Theo Tạp chí Điều dưỡng

Xem thêm

Bất động sản dưỡng lão tại Việt Nam: Khó nhất là nhận thức của người Việt!

Theo nhiều chuyên gia bất động sản dưỡng lão hiện nay chưa nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực điều dưỡng, nhân viên chăm sóc chất lượng cao có kiến thức, kỹ năng còn khan hiếm…

Tốc độ già hoá dân số ngày càng tăng, nên nhu cầu các loại hình bất động sản dưỡng lão cũng vì vậy mà tăng theo. Tuy nhiên với các phân khúc bất động sản khác, bất động sản dưỡng vẫn chưa thực sự nhận được quan tâm và có điều kiện phát triển tốt.

Để hiểu rõ hơn về bất động sản dưỡng lão trong thời điểm này và những khó khăn mà đơn vị vận hành đang gặp phải, Tạp chí Thương gia đã có cuộc trao đổi cùng bà Trần Thị Thúy Nga, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng.

hai người phụ nữ đang dắt tay cụ ông để chạy tiếp sức

Những giải pháp khắc phục bệnh hay quên

Hiện nay thị trường bất động sản dưỡng lão đang phát triển như thế nào với những năm trước đây, thưa bà?

Việt Nam là quốc gia già hóa dân số nhanh chóng, dự kiến đạt tỷ lệ 20% dân số trên 65 tuổi vào năm 2050. Do vậy nhu cầu về nhà ở và dịch vụ chăm sóc cho người cao tuổi ngày càng tăng cao.

Quan niệm về trung tâm, viện dưỡng lão đang dần thay đổi trong tâm trí người Việt. Những người cao tuổi ngày càng mong muốn có một cuộc sống an nhàn, tiện nghi và được chăm sóc sức khỏe tốt khi về già.

Nhà nước cũng đã có một số chính sách để khuyến khích các viện dưỡng lão tư nhân ra đời, nhằm đáp ứng một phần nào đó nhu cầu của người già cũng như tốc độ già hóa của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Tại Việt Nam phân khúc bất động sản dưỡng lão còn khá mới mẻ nhưng tiềm năng phát triển rất lớn, với nhiều mô hình đa dạng, từ nhà phố, biệt thự, căn hộ dịch vụ đến khu nghỉ dưỡng, trung tâm chăm sóc sức khỏe…

Đặc biệt, tại các đơn vị vận hành tư nhân, họ càng chú trọng đến chất lượng dịch vụ, cũng như cơ sở vật chất, hạ tầng để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của Người cao tuổi và tạo dựng niềm tin yêu với người thân của Người cao tuổi.

Ở góc nhìn là người vận hành trung tâm dưỡng lão, theo bà phân khúc này đang gặp phải những thách thức chính nào trong quá trình duy trì và phát triển?

Mặc dù thị trường bất động sản dưỡng lão đang có những tín hiệu tích cực, nhưng cũng đối diện với một số thách thức nhất định. Trong những ngày đầu khởi nghiệp, Diên Hồng gặp khó khăn lớn từ nhận thức của người Việt về trung tâm dưỡng lão, viện dưỡng lão.

Cho nên thời điểm đó, rất ít người cao tuổi đến ở, tuy nhiên, dần dần qua quá trình truyền thông và sự “nâng cấp” của các cơ sở dưỡng lão cả về mặt cơ sở vật chất và chất lượng chăm sóc, mọi người đã thay đổi nhận thức và dần dần nhận thấy sự cần thiết của viện dưỡng lão.

Còn hiện nay 3 khó khăn lớn đang trở thành rào cản của phân khúc bất động sản dưỡng lão. Thứ nhất, hầu hết các trung tâm, viện dưỡng lão tư nhân đang tự bỏ tiền để xây dựng cơ sở vật chất, đi thuê đất, chưa nhận được sự ưu đãi của Nhà nước về việc cho thuê đất giá rẻ hay mua đất giá rẻ.

Thứ hai, liên quan đến việc hệ thống bảo hiểm y tế của Việt Nam vẫn chưa có sự liên thông. Ví dụ, ở Diên Hồng, nhiều Người cao tuổi không phải ở Hà Nội, mà tận trong miền Trung, miền Nam ra đây ở với con cái, khi có bệnh, đi viện lại phải làm thủ tục chuyển tuyến thì mới được giảm chi phí. Thủ tục chuyển tuyến rất lâu, nếu không chuyển, chấp nhận trái tuyến thì các cụ lại được hưởng bảo hiểm rất ít.

Nên tôi mong rằng thời gian tới, Nhà nước có thể xem xét làm thủ tục liên thông các bệnh viện, không nhất thiết phải chuyển tuyến để người cao tuổi có thể đảm bảo hưởng chính sách tốt hơn.

Thứ ba, nguồn lao động điều dưỡng, hộ lý, nhân viên chăm sóc người cao tuổi hiện nay đang có sự cạnh tranh rất lớn. Nhiều bạn trẻ Việt Nam chọn xuất khẩu lao động ở các nước mà dân số già như Nhật Bản, Đài Loan, Úc hay Đức, vì có đãi ngộ cao hơn.

Cho nên chúng ta đang bị chảy máu chất xám. Hiện nay không chỉ có viện dưỡng lão mà trong các bệnh viện, trung tâm y tế hay các phòng khám đều thiếu nguồn nhân lực này.

Bên cạnh đó, một vài khó khăn nhỏ như chính sách hỗ trợ về giá điện, nước cho cơ quan bảo trợ xã hội còn nhiều khó khăn về mặt thủ tục giấy tờ.

Theo bà, tiềm năng phát triển của trung tâm dưỡng lão hay bất động sản dưỡng lão như thế nào trong bối cảnh dân số già đang gia tăng?

Trung tâm dưỡng lão không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà còn là một môi trường sinh hoạt phù hợp cho người cao tuổi. Các trung tâm này thường kết hợp nhiều tiện ích như chăm sóc y tế, hoạt động vui chơi giải trí, và cả những không gian xanh để tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho cư dân cao niên. Bất động sản dưỡng lão, từ đó, không chỉ đơn giản là những căn hộ hay nhà riêng mà là cơ sở hạ tầng phức hợp, phục vụ đa dạng nhu cầu của người cao tuổi.

Tại Diên Hồng, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động giúp phong phú đời sống tinh thần cho Người cao tuổi: Ví dụ như cuộc thi Hoa hậu Cao niên, Quý ông hoàn hào,…các cụ rất phấn khởi vì chưa bao giờ được bước lên sân khấu, bước lên thảm đỏ hay các cuộc thi như đua xe lăn, cờ vua, cờ tướng. Có những cụ mang về những tấm huy chương vui mừng khôn xiết khoe với con cháu và lúc đi ngủ cũng để bên người, thì đó là những niềm hạnh phúc rất đỗi giản đơn.

Bên cạnh đó thì ngày lễ, ngày Tết trung tâm cũng tổ chức rất nhiều hoạt động giữa gia đình và người cao tuổi, tạo sự gắn kết giữa các cụ – gia đình – trung tâm.

Về mặt phát triển, có nhiều kế hoạch mở rộng và phát triển mới trong tương lai dành cho lĩnh vực này. Đầu tiên, các nhà đầu tư và các công ty bất động sản đang đầu tư mạnh vào phát triển các khu dưỡng lão hiện đại, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các vùng ngoại ô và nông thôn. Mô hình kết hợp giữa trung tâm dưỡng lão và các khu đô thị cảnh quan sẽ ngày càng trở nên phổ biến, nhằm đáp ứng nhu cầu vừa được bảo đảm sức khỏe vừa có không gian sống xanh.

Thứ hai, các dịch vụ dưỡng lão cũng đang phát triển hướng tới tính cá nhân hóa và chuyên môn hóa cao hơn. Đây là xu hướng quan trọng bởi người cao tuổi ngày càng có nhu cầu khác biệt và cao cấp hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Cuối cùng, công nghệ cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng cường hiệu quả quản lý và cải thiện chất lượng dịch vụ. Các trung tâm dưỡng lão sử dụng các hệ thống thông minh để giám sát sức khỏe, cung cấp dịch vụ và kết nối người cao tuổi với thế giới bên ngoài.

Quan điểm của bà về các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào các dự án bất động sản dưỡng lão? Bà có đề xuất gì cho cơ quan quản lý để hỗ trợ phát triển loại hình này?

Để mà đáp ứng được tốc độ già hóa của Việt Nam trong giai đoạn tới khi người cao tuổi tỷ lệ già hóa chiếm đến khoảng 11 %, đến năm 2030 phải lên tới 17 %, thì chắc chắn phải có sự chung tay của Nhà nước rất nhiều để hỗ trợ các viện dưỡng lão tư nhân phát triển.

Chúng tôi rất mong Nhà nước hỗ trợ, động viên các doanh nghiệp khởi nghiệp ở lĩnh vực dưỡng lão để nhiều người già có thể hưởng những dịch vụ tiện nghi nhưng giá nó phải rất “mềm” vì hiện nay thu nhập của người Việt vẫn còn thấp.

Ngoài ra, Nhà nước cũng xem xét xây dựng các chính sách thu hút nhân tài vào lĩnh vực điều dưỡng. Hiện nay, nguồn nhân lực này trong nước đang dần cạn kiệt, một phần vì công việc vất vả, phần nữa là thu nhập không cao.

Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ hiện nay chưa nhiều và chúng tôi cũng tự chủ động, không phụ thuộc và việc có chính sách mới triển khai. Theo đó, Diên Hồng sẽ hợp tác với những đơn vị mà có mong muốn làm trung tâm, viện dưỡng lão nhưng họ lại chưa có kinh nghiệm, chưa có cách vận hành, cũng như chưa hiểu về thị trường này. Bù lại họ có năng lực tài chính, còn chúng tôi có kinh nghiệm vận hành sẽ kết hợp xây dựng các khu dưỡng lão.

Xem thêm

Huyện Thanh Oai: 60 thí sinh tham gia hội thi tay nghề điều dưỡng

Hội thi nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng tay nghề cho nhân viên y tế hướng tới tính chuyên nghiệp đồng đều trong thực hành và chăm sóc người cao tuổi.

Các thí sinh làm bài thi lý thuyết.

Thông qua hội thi sẽ góp phần tăng cường sự hài lòng của người cao tuổi và thân nhân; đồng thời động viên, khuyến khích và khen thưởng những cá nhân ưu tú trong đội ngũ điều dưỡng viên của đơn vị.

Theo Ban tổ chức Hội thi, hoạt động này được triển khai từ năm 2022. Năm nay là năm thứ 3, hội thi đã khẳng định là một sân chơi bổ ích cũng là cơ hội giúp các bạn điều dưỡng viên được cọ xát, học hỏi nâng cao kiến thức, kỹ năng trở thành những điều dưỡng viên: “Vững chuyên môn – Giỏi tay nghề”.

Hội thi dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 5-7/6), gồm 2 phần thi (lý thuyết và thực hành). Bộ đề thi được xây dựng bài bản, kỹ lưỡng đáp ứng yêu cầu chuyên môn.

Trong ngày 5/6, các thí sinh đã hoàn thành phần thi lý thuyết. Hội thi diễn ra nghiêm túc, công bằng, khách quan, đánh giá đúng năng lực, không chạy theo thành tích. Các ngày tiếp theo, 60 thí sinh sẽ tiếp tục phần thi thực hành.

Theo Huyện ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Oai Nguyễn Thị Hảo, LĐLĐ huyện đang quản lý, chỉ đạo trực tiếp trên 160 Công đoàn cơ sở với hơn 6 nghìn đoàn viên công đoàn.

Bám sát chỉ đạo của LĐLĐ thành phố Hà Nội và thực tiễn tại đơn vị, địa phương, những năm qua, LĐLĐ huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều phong trào thi đua yêu nước, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Các phong trào này đã lan tỏa sâu rộng, nhận được sự hưởng ứng tích cực của đội ngũ đoàn viên, người lao động trong toàn huyện. Đặc biệt là phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi’.

Lãnh đạo LĐLĐ huyện Thanh Oai và với các thí sinh tham gia hội thi.

Qua các phong trào, đội ngũ đoàn viên, người lao động huyện Thanh Oai đã được ôn lý thuyết, luyện tay nghề; có nhiều công nhân lao động được biểu dương, khen thưởng với những sáng kiến đã áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, làm lợi hàng trăm triệu đồng cho cơ quan, đơn vị.

“Từ những thành công của hội thi tay nghề điều dưỡng năm nay, những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Diên Hồng Hà Nội và các đơn vị khác như: Trung tâm Y tế, Phòng khám Đa khoa,… để tổ chức hội thi bài bản, quy mô lớn hơn. Qua đó, không chỉ tạo sân chơi bổ ích mà còn giúp đoàn viên, người lao động của huyện Thanh Oai vững chuyên môn, giỏi tay nghề”, Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Oai Nguyễn Thị Hảo nhấn mạnh.

Xem thêm

Chuyện hiếm về gia đình có 3 cha con cùng xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hơn 50 năm trôi qua kể từ khi cả gia đình có 3 cha con “được chọn” xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Thanh Sơn vô cùng xúc động, tự hào với những ký ức không bao giờ phai mờ theo dòng lịch sử ấy.

3 cha con cùng xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những ngày này, cả nước đang hướng về kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024). Ngày ngày dòng người đổ về Lăng Bác đông hơn bao giờ hết. Ai nấy đều bày tỏ sự thành kính. Cả cuộc đời hy sinh vì nước, vì dân, tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn ngồi cạnh chồng xúc động khi kể về những ngày tháng được tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Ngọc Hải

Cảm xúc đặc biệt như bao người, bà Nguyễn Thị Thanh Sơn (80 tuổi) vẫn nhớ như in khoảnh khắc cả 3 cha con bà từng tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn 50 năm trước. Cách đây hơn 1 năm, vợ chồng bà Sơn đã quyết định đóng cửa nhà, chọn viện dưỡng lão là điểm đến cuối cùng sống trọn những năm tháng cuối của cuộc đời.

Theo bà Sơn, trước kia gia đình bà ở thành phố Đà Nẵng, cha mẹ vốn là những người được ông bà cho ăn học chu đáo. Cha bà Sơn là Nguyễn Văn Bé (sinh năm 1912) thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga. Sau nhiều năm bôn ba tại Lào, trở về nước năm 1946 ông làm Trưởng ty Công chánh Quảng Nam – Đà Nẵng, nhưng khi nghe tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ, ông tập kết ra Bắc từ năm 1952, đến năm 1954 thì đưa cả nhà ra Hà Nội.

Hình ảnh bà Sơn (ngoài cùng bên trái) cùng cha và anh trai khi tham gia xây dựng Lăng Bác. Ảnh: NVCC

“Trước đây khi còn nhỏ, chúng tôi là một trong số hàng chục nghìn con em cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, gọi chung là Trường học sinh miền Nam. Học sinh được biên chế vào nhiều trường phù hợp với trình độ, lứa tuổi, hoàn cảnh. Trong đó, trường dành cho nữ ở Hải Phòng, trường dành cho nam ở các tỉnh quanh Hà Nội.

Tôi vẫn nhớ mình được đi trên con tàu Kilinski của Ba Lan chở cán bộ, bộ đội và thiếu nhi miền Nam tập kết ra Bắc. Hồi đó tôi còn rất nhỏ nhưng biết đến Bác bằng cả sự kính trọng, ân tình. Bác rất quan tâm đến học sinh miền Nam. Mỗi dịp Trung thu, từng lá thư được Bác gửi đi, khuyên các cháu đoàn kết, trong sinh hoạt hàng ngày phải tự lực cánh sinh, dặn các thầy cô yêu thương học sinh như con ruột của mình. Mọi thứ tốt đẹp nhất Bác đều muốn dành tình cảm cho các cháu thiếu niên nhi đồng – thế hệ tương lai của đất nước”, bà Sơn xúc động.

Hình ảnh hiếm về 2 năm xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Bà Sơn nhớ cha mình khi xây dựng công trình thủy điện Bàn Thạch (Thanh Hóa), với cương vị Chỉ huy phó Tổng đội công trình, liền sau đó ông được sang Liên Xô học đại học thủy lợi (1959). Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư trở về nước cùng các cộng sự và hàng ngàn công nhân bắt tay vào việc xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà (Yên Bái), là Phó giám đốc kỹ thuật của nhà máy nhiều năm… Đến năm 1973, dù ở tuổi 61 vẫn chưa nghỉ hưu, ông lại nhận lệnh làm Phó trưởng Ban chỉ huy CT.75808 (mật danh xây dựng công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Sau đó có thêm người con trai cả của ông Bé là Nguyễn Cát Thạch (hiện 86 tuổi) và bà Sơn được điều về. Vậy là cả 3 cha con cùng sát cánh bên nhau xây dựng Lăng Bác. Ông Thạch khi ấy làm ở bộ phận xây dựng còn bà Sơn là trung tá quân đội ở bộ phận lắp đặt hệ thống thông tin.

Niềm tự hào của người con được cùng tham gia xây dựng Lăng Bác

Trong ký ức của bà Sơn vẫn nhớ như in những ngày cha con cùng làm việc xây Lăng Bác. Cha bà cũng đã dành tâm huyết viết cuốn nhật ký với rất nhiều nội dung, nhưng cảm động nhất là nội dung ghi lại những công việc mà cả 3 cha con ông vinh dự cùng tham gia xây dựng Lăng Bác.

Quang cảnh xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Bà Sơn kể, trong nhật ký của cha có đoạn: “Ban phụ trách là đồng chí Đỗ Mười, Phùng Thế Tài, Vũ Kỳ… Ngày 2/9 năm 1973 khởi công đào móng xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 27/10 đổ mẻ bê tông đầu tiên… ngày 1/7 năm 1975 bàn giao phòng thi hài C5 cho y tế, ngày 19/7 năm 1975 đón Bác về, 19/8 năm 1975 nghiệm thu quốc gia và đến 29 tháng 8 năm 1975 khánh thành…

Về số lượng công nhân làm việc năm 1973 là 352 người, năm 1974 là 1.480 người, năm 1975 là 1.311 người, trong 2 năm cuối dù thi công ồ ạt nhưng không xảy ra tai nạn lao động chết người nào”… càng đọc, càng thấy những con số thi công khổng lồ về đất, đá và sắt thép… cùng với tinh thần hăng say lao động của mọi người, bởi đó là công trình của thế kỷ với tâm niệm “Công trình của tấm lòng biết ơn”.

Theo bà Sơn, vật liệu xây dựng Lăng Bác được mang về từ nhiều địa phương, vùng miền trên cả nước. Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên – Lai Châu, tre từ Cao Bằng…

Bà Sơn cho biết, hiếm có gia đình nào mà vinh dự khi 3 cha con cùng “được chọn” xây Lăng Bác như gia đình mình. Ảnh: Ngọc Hải

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng theo 4 phương châm: Dân tộc, hiện đại, trang nghiêm, giản dị. Cấu trúc Lăng được chia làm 3 phần: Phần nền xây kiểu bệ tam cấp theo phong cách cổ truyền của kiến trúc Việt Nam; phần thân Lăng cả 4 mặt đều có cột để tạo ra các khoảng trống tựa như các gian của những ngôi nhà 5 gian ở các miền quê Việt Nam; phần mái Lăng hình vát giật tam giác gợi lên nét kiến trúc cổ kính đình chùa.

Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30m, cửa quay sang phía đông, hai phía nam và bắc có hai lễ đài dài 65m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước Lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh và một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ…

Người dân viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Phạm Hưng

Ngay sau khi khánh thành Lăng Bác, ông Bé lại cùng với ông Phạm Hùng (Cố Chủ tịch HĐBT) làm báo cáo tổng kết dài đến 340 trang về quá trình xây dựng Lăng Bác, trước đó riêng ông đã làm tổng kết quá trình xây dựng công trình thủy điện Thác Bà dài 750 trang…

Những dòng hồi ký của cố kỹ sư Nguyễn Văn Bé đã ghi lại những ngày 3 cha con tham gia xây lăng Bác, hơn ai hết bà Sơn cảm thấy vô cùng tự hào, trân trọng những tháng năm mà cha con bà vinh dự được lãnh đạo Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ tham gia xây dựng Lăng Bác.

“Cha tôi không viết nhiều về mình, ông ghi lại và xem đây như là bản di chúc để con cháu sau này mãi mãi ghi nhớ, tự hào và là động lực để cháu con vươn lên trong cuộc sống, hướng tới tương lai. Có lẽ ở thời điểm đó, hiếm có gia đình nào lại có đến 3 cha con vinh dự cùng được chọn tham gia xây dựng Lăng Bác như gia đình tôi”, bà Sơn nói đầy tự hào.

Khi ấy gia đình bà được bố trí nhà ở số 2 đường Hoàng Văn Thụ, từ đây những bữa cơm trưa, cơm tối, đều rộn vang tiến cha con và đặc biệt vui sướng hơn đó là mẹ của Sơn, sau nhiều năm đằng đẵng một mình nuôi con được tận tay nấu những bữa cơm ngon cho chồng và các con ăn no mà phụng sự công trình trọng đại của đất nước.

“Hơn 50 năm đã trôi qua, nhưng mỗi khi nhớ về Bác Hồ tôi đều có cảm xúc rất đặc biệt. Vợ chồng tôi luôn động viên con cháu cố gắng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”, bà Sơn nói thêm.

 

Xem thêm

Dân mạng đua nhau ‘thả tim’ bộ ảnh bằng lăng của 2 cụ bà ở viện dưỡng lão

(VTC News) – Mặc dù tạo dáng rất chân phương nhưng đôi bạn già ở một viện dưỡng lão Hà Nội lại khiến dân mạng “thả tim” ầm ầm khi bộ ảnh họ chụp cùng hoa bằng lăng được chia sẻ.

Không chỉ những người trẻ mới hào hứng chụp ảnh với hoa bằng lăng mỗi dịp tháng 5. Các cụ già cũng thể hiện tâm hồn trẻ trung của mình với loài hoa gợi nhiều hoài niệm của thời thanh xuân. Mới đây, bộ ảnh chụp cùng hoa bằng lăng của hai cụ bà ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội) được nhiều hội nhóm, diễn đàn chia sẻ, khiến cư dân mạng đua nhau “thả like, thả tim” vì quá đáng yêu.

Dù bộ ảnh rất mộc mạc, tay nghề chụp ảnh cũng vô cùng “nghiệp dư”, cách tạo dáng của đôi bạn già cũng hếc sức chân phương, nhưng cư dân mạng lại rất thích thú vì nét đáng yêu, thơ trẻ của họ.

Các cụ bà mặc theo phong cách vintage với áo hoa và váy dài, đội mũ điệu đà, tạo dáng bên chiếc xe cub màu vàng, phương tiện “hot hit” ở thời mà hai cụ còn thanh xuân.

Hai cụ bà tạo dáng như thiếu nữ bên xe cub màu vàng.

Tình bạn già ngọt ngào khiến giới trẻ ngưỡng mộ.

Hai nhân vật chính của bộ ảnh là bà Đoàn Thanh Thúy (áo xanh, váy hồng), 78 tuổi và bà Phan Ngọc Quỳnh (áo nâu, váy nâu), 86 tuổi. Họ sống cùng phòng nên rất thân thiết, thường hay kể cho nhau nghe những câu chuyện cũ và nhiệt tình tham gia các hoạt động mà trung tâm tổ chức.

Đại diện Trung tâm Diên Hồng chia sẻ: “Đầu tháng 5, khi hoa bằng lăng nở rộ tím biếc khắp các con phố Hà Nội, các cụ cũng muốn có những bức ảnh đẹp cùng với loài hoa này để làm kỷ niệm. Vì vậy, trung tâm đã lên kế hoạch, chọn trang phục, tiền trạm địa điểm và tổ chức một buổi chụp ảnh cho các cụ. Tất cả ảnh đều do trung tâm tự chụp”.

Buổi chụp ảnh diễn ra khá thuận lợi trong hơn 1 tiếng đồng hồ. Thời tiết khá mát mẻ nên các cụ không bị mệt, hợp tác với phó nháy một cách ăn ý và phấn khởi. Bà Quỳnh rất vui vì lần đầu tiên được chụp ảnh kiểu “sống ảo”, hào hứng chỉ góc này đẹp, góc kia đáng yêu để ra đứng tạo dáng. Sau đó, bà cụ còn hát tiếng Trung tặng mọi người.

Còn bà Thúy từng chụp ảnh nhiều lần nên tạo dáng rất chuyên nghiệp. Sau mỗi lần chụp, bà cụ đều đề nghị phó nháy chuyển ảnh để lưu vào điện thoại, thi thoảng mở ra xem lại.

Những người thực hiện bộ ảnh muốn gửi gắm thông điệp: “Dù ở độ tuổi nào, chúng ta cũng phải giữ cho mình ngọn lửa yêu đời. Các cụ tại trung tâm dưỡng lão là minh chứng cho điều đó, U90 nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất”.

Bộ ảnh đáng yêu của hai cụ bà được dân mạng nhận xét là “mang nét đẹp vượt thời gian, vượt tuổi tác để hòa vào xu thế”. Nhiều bạn trẻ bày tỏ, họ ước ao sau này về già cũng có bộ ảnh tình bạn với cảm xúc dịu dàng và đầy hoài niệm thanh xuân như vậy: “Bộ ảnh thực sự đẹp, nhìn hai bà cười tươi mà cũng thấy hạnh phúc lây, chỉ mong đến tuổi đó vẫn luôn vui tươi được như hai bà”; “Thời trẻ hẳn hai cụ cũng là một đại mỹ nhân chứ chả đùa, hai cụ như những cô bạn thân trẻ tuổi nắm tay nhau tạo dáng dưới tán bằng lăng tím xinh”; “Các cụ cũng bắt trend chụp hoa bằng lăng như chúng cháu luôn, đáng yêu quá”…

Cùng ngắm những hình ảnh đáng yêu của hai cụ bà bên cây bằng lăng:

Tình bạn tuổi xế chiều khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Bức hình toát lên vẻ tươi trẻ, yêu đời.

Cụ bà tạo dáng với bó hoa bằng lăng trên tay.

Hình ảnh đáng yêu của hai bà truyền cảm hứng đến nhiều người.

“Nàng thơ” bên tán bằng lăng thơ mộng.

Hai cụ bà mặc theo phong cách vintage, nhẹ nhàng.

 

Xem thêm

Già cậy … viện dưỡng lão (Bài 3)

Ngày càng nhiều người cao tuổi lựa chọn viện dưỡng lão để an hưởng tuổi già.  Điều này cho thấy nhận thức của xã hội cũng như người cao tuổi đã có nhiều thay đổi.

Song, nhìn vào mức lương hưu của đại đa số người cao tuổi hiện nay và chi phí bình quân hàng tháng để vào viện dưỡng lão thì thấy nơi đây là “chốn xa xỉ” với nhiều người.

Bài 3: Không dễ để vào viện dưỡng lão

Chi phí để vào các viện dưỡng lão tư nhân đang cao hơn mức lương hưu của đa số người cao tuổi.

Không phải ai muốn cũng có thể vào

“Khi gia đình đông người ở, không gian sống chật chội, con cái quá bận công việc, bố mẹ lại hay đau ốm không có người chăm, vào viện dưỡng lão rõ ràng là lựa chọn tốt cho chính người cao tuổi và con cái”, bà Trần Thị Liên ở quận Bình Thạnh, TPHCM chia sẻ.

Tuy nhiên, khi xem lại khoản lương hưu của mình chỉ ở mức 5,5 triệu đồng/tháng trong khi chi phí để vào viện dưỡng lão lên đến cả chục triệu đồng/người/tháng, bà Liên cho rằng viện dưỡng lão là nơi không phải ai muốn cũng có thể vào.

“Không phải riêng tôi mà nhiều người eo hẹp về tài chính dù muốn cũng không đủ tiền để vào viện dưỡng lão”, bà Liên nói.

Thông tin từ BHXH Việt Nam, hiện nay mức hưởng lương hưu bình quân khoảng 5,4 triệu đồng/người/tháng.

Nếu tính theo thời giá, người cao tuổi muốn vào nhà dưỡng lão không dễ, cho dù là với mức đóng góp thấp nhất (nhà dưỡng lão tư nhân là 7 triệu đồng/người/tháng).

Theo tìm hiểu của phóng viên, chi phí một tháng ở viện dưỡng lão trung bình khoảng 7-15 triệu đồng, tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng gói trị liệu và chăm sóc y tế khác nhau.

Với mức phí linh hoạt, các viện dưỡng lão cũng có các gói dịch vụ khác nhau để phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Các phòng đơn, đôi, phòng chung sẽ có mức chi phí khác nhau. Như vậy với mức phí cao hơn nhiều so với mức lương hưu của các cụ, chỉ một bộ phận người cao tuổi mà gia đình có điều kiện mới đủ tài chính để tham gia.

Lý giải cho mức phí được cho là khá cao so với lương hưu của các cụ, bà Trần Thị Thúy Nga, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Dưỡng lão chất lượng cao tại Hà Nội cho biết, vì là dưỡng lão tư nhân nên mọi chi phí doanh nghiệp đều phải chịu từ việc mua đất, xây dựng các cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, thuê bác sĩ cùng đội ngũ điều dưỡng viên…

“Để đưa ra mức phí như vậy, chúng tôi đã phải cân nhắc rất nhiều về bài toán tài chính, không thể thấp hơn. Để nhiều người có thể vào được, chúng tôi rất mong Nhà nước ủng hộ bằng cách dành quỹ đất và có ưu đãi về các loại thuế, phí cho những nhà đầu tư, xây dựng mô hình dưỡng lão, chứ không nên cào bằng như các cơ sở kinh doanh khác”, bà Nga đề xuất.

Để các cơ sở dưỡng lão ngày càng phát triển, Nhà nước cần nghiên cứu để có những cơ chế, chính sách đặc thù.

Giải pháp nào cho viện dưỡng lão giá rẻ

Ông Đặng Tài Tính, nguyên Chánh Văn phòng Hội Người cao tuổi Việt Nam cho biết: “Cả nước có gần 2,7 triệu người hưởng lương hưu trung bình 5,4 triệu đồng/tháng. Hoạt động theo cơ chế thị trường, các trung tâm dưỡng lão không thể đưa ra mức thu thấp hơn vì phải chịu rất nhiều chi phí. Vì thế, chỉ những ai có điều kiện về kinh tế mới có thể chọn nơi đây để an dưỡng lúc tuổi già”.

Theo các chuyên gia, để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế chính sách khuyến khích đầu tư.

Bên cạnh đó, về lâu dài cần nghiên cứu đề xuất quy hoạch phát triển hệ thống chăm sóc người cao tuổi, tạo ra không gian, môi trường cho đầu tư, phát triển; đồng thời, cần có chính sách tạo nguồn lực, dòng tiền cho chăm sóc dài hạn người cao tuổi, tiếp tục đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân viên chăm só…

Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Tổng Giám đốc một trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi uy tín lâu năm tại Đông Anh, Hà Nội cho rằng, việc khuyến khích nhân rộng mô hình nhà dưỡng lão tư nhân là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh và nhu cầu của xã hội.

Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các loại hình này như: Ưu tiên thuế, đất đai, nguồn vốn… nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc người cao tuổi.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực người cao tuổi, ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho hay: “Mô hình nhà dưỡng lão tư nhân đang được Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển thông qua chính sách xã hội hóa, ưu đãi khi thuê đất, giảm thuế và các hỗ trợ về thủ đăng ký hoạt động, đào tạo nâng cao năng lực nhân viên…”.

Tuy nhiên, ông Toản thừa nhận, số lượng và quy mô các cơ sở còn hạn chế và mới chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.

Vừa qua, Nghị quyết 42-NQ/TW của BCH Trung ương Khóa XIII đã đề cập tới một số chính sách liên quan tới tốc độ già hóa dân số đặt ra những thách thức lớn trong bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi.

Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia người cao tuổi giai đoạn 2021-2030, trong đó giao Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, ban hành các cơ chế, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia mở rộng mô hình chăm sóc người cao tuổi ở cộng đồng, các trung tâm cung cấp dịch vụ dưỡng lão.

Theo đó, Chính phủ sẽ có những cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các viện dưỡng lão tư nhân như: Ưu đãi về thuê đất, giảm thuế và các hỗ trợ về thủ tục đăng ký hoạt động, đào tạo nâng cao năng lực nhân viên… xây dựng một khung tiêu chuẩn chung.

Cụ thể đối với việc thiết kế, xây dựng các hệ thống nhà dưỡng lão trên cả nước để làm tiêu chí đánh giá, phân loại và tiến tới xã hội hóa loại hình đặc biệt này.

Việc làm này sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người cao tuổi, phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Xem thêm

Già cậy… viện dưỡng lão (Bài 2)

Không còn tư tưởng “trẻ cậy cha, già cậy con” như trước đây, ngày càng nhiều người già thích vào sống tại các trung tâm dưỡng lão để an hưởng tuổi già.

Bài 2: Niềm vui ở viện dưỡng lão

 Coi viện dưỡng lão như ngôi nhà thứ hai của mình

Sau 11 năm chồng mất cũng là khi 6 người con đã trưởng thành, có gia đình riêng, cụ Nguyễn Thị Biển (quận Hà Đông, Hà Nội) đã chọn một viện dưỡng lão ở ngoại thành Hà Nội làm ngôi nhà thứ hai của mình.

Ở tuổi 94 nhưng cụ vẫn minh mẫn, lạc quan và tự chủ trong mọi việc.

Trong căn phòng rộng chừng 30m2, cụ Biển sống cùng một cụ bà khác. Mọi thứ đều được bài trí ngăn nắp, đầy đủ tiện nghi như tivi, tủ lạnh, phòng vệ sinh khép kín.

Đưa cha mẹ vào sống trong viện dưỡng lão, cuối tuần đón cha mẹ về nhà chơi đang là lựa chọn của nhiều gia đình.

Cụ tâm sự, từ ngày cụ ông mất, cụ sống một mình, tự chăm sóc bản thân, chăm sóc vườn tược. Đến khi bị bệnh tuổi già (đau thần kinh hông; dạ dày…) cụ đều tự mình đi taxi vào, ra bệnh viện. Thấy tình trạng của mẹ như vậy không ổn, các con đã gom góp tiền gửi mẹ vào viện dưỡng lão.

“Sau gần 5 năm sống ở viện dưỡng lão, giờ tôi coi đây như ngôi nhà thứ hai của mình. Hồi đầu, để tôi đỡ buồn, tuần nào các con, cháu cũng đến chơi. Sau này, khi dần quen cuộc sống ở đây, tôi bảo các con không phải đến thường xuyên mà thu xếp thời gian vào lúc nào cũng được.

Cuối tháng tôi lại được các cháu đón về nhà chơi. 5 năm qua tôi đều ăn tết tại trung tâm, vì ở đây vui hơn, có nhiều hoạt động thú vị hợp tuổi già”, cụ Biển phấn khởi cho biết.

Cụ Nguyễn Thị Biển (thứ 3 từ phải sang) cảm thấy vui và khỏe mạnh hơn sau 5 năm sống trong trung tâm dưỡng lão.

Theo cụ Biển, ở viện dưỡng lão, các cụ được chăm sóc sức khỏe và phục vụ ăn uống rất khoa học.

Hằng ngày, các cụ dậy sớm tập thể dục, được đo huyết áp, giờ ăn, giờ ngủ, sinh hoạt điều độ; các món ăn được chế biến phù hợp người già, được tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng, giao lưu, trò chuyện, chia sẻ giữa những người bạn già nên các cụ thấy rất thoải mái, vui và khỏe hơn.

“Nếu có điều kiện, các cụ nên vào viện dưỡng lão, vừa sướng thân mình, vừa giải phóng sức lao động cho con, cháu, để chúng có cơ hội phát triển sự nghiệp…”, cụ Biển chia sẻ.

Là người ở trung tâm dưỡng lão đã lâu, cụ ông Nguyễn Như Ngà (96 tuổi, phố Láng Hạ, Hà Nội) cho biết, vợ chồng cụ có hai người con, một trai một gái. Người con trai đang công tác tại TPHCM, con gái sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Cụ bà hiện ở cùng người con trai tại TPHCM.

Các hoạt động thể dục và sinh hoạt điều độ ở viện dưỡng lão đã làm cho sức khỏe thể chất, tinh thần của các cụ được nâng cao.

Trước đây, cụ sống một mình, tự phục vụ bản thân do đã quen nếp sống trong quân đội (cụ Ngà nguyên là Thiếu tướng quân đội, nghỉ hưu đã 30 năm). Tuổi ngoài 80, cụ vẫn có thể đi du lịch nhiều nơi, cả trong và ngoài nước.

Bước sang tuổi 90, bị huyết áp cao, mấy lần gần như đột quỵ, rất nguy hiểm nên các con không yên tâm, muốn thuê người giúp việc nhưng cụ không muốn phiền hà.

Sau đó, các con tìm đã tìm đến viện dưỡng lão và đưa cụ vào. “Sống ở đây, có đội ngũ y tá trực 24/24 sẵn sàng xử lý những tình huống bất ngờ, thực hiện thăm khám hàng ngày, đo huyết áp 3 lần/ngày. Khi huyết áp lên cao được y tá cho uống thuốc nên rất yên tâm”, cụ Ngà chia sẻ.

Nơi góc phòng ở viện dưỡng lão hướng thẳng ra cánh đồng ở khu đô thị đầy ánh sáng, cụ Ngà bảo ở đây không khí trong lành thích hợp an hưởng tuổi già.

Hàng ngày, cụ thực hành lối sống lành mạnh, tập thể dục, tập khí công, thiền, đọc sách, ăn uống thực dưỡng và đặc biệt luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ. Mỗi dịp lễ, tết, 27/7, 22/12 hay sinh nhật… cụ đều được trung tâm tổ chức sự kiện, giao lưu đọc thơ, hát… nên rất vui.

Sống ở viện dưỡng lão, các cụ không chỉ được chăm sóc sức khoẻ, sinh hoạt điều độ mà còn được tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhân những ngày lễ của riêng mình.

Các hoạt động thể dục và sinh hoạt điều độ ở viện dưỡng lão đã làm cho sức khỏe thể chất, tinh thần của các cụ được nâng cao.

Như cặp đôi ông bà Nguyễn Gia Hiểu (88 tuổi), Nguyễn Thị Sơn (81 tuổi) là ví dụ. Sống bên nhau 56 năm, vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống để nuôi dạy các con trưởng thành.

Về già, do con cái bận công việc, sức khoẻ yếu dần, để không phiền con, cháu hai cụ đã đến sống tại trung tâm dưỡng lão cao cấp ở Hà Nội. Nhân kỷ niệm 56 năm ngày cưới của hai cụ, Trung tâm dưỡng lão tổ chức “Lễ cưới kim cương” cho hai cụ.

“Thật xúc động khi chúng tôi sau 56 năm lại được làm cô dâu, chú rể một lần nữa”, bà Sơn nói.

Khi nghe trung tâm nói về ý tưởng tổ chức đêm nhạc kỷ niệm 56 năm ngày cưới của bố mẹ, chị Đức (con gái lớn hiện sinh sống ở nước ngoài) rất hưởng ứng. Chị nhờ bạn thân đến tham dự và gửi quà chúc mừng bố mẹ.

“Tôi rất vui và xúc động khi thấy bố mẹ luôn khỏe mạnh và yêu thương nhau”, chị Đức nói.

Xem thêm

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão

Cụ bà vượt hàng nghìn km từ TP.HCM ra Hà Nội ở viện dưỡng lão

Đầu giờ chiều một ngày cuối tháng 3, bà Đào Thị Dung (87 tuổi) thức dậy ở Viện dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội). Bà cùng mọi người gấp gọn chăn màn, ăn đồ ăn nhẹ xong liền cầm điện thoại gọi cho con gái đang sinh sống tại quận 2, TP.HCM.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 1.

Bà Đào Thị Dung vui vẻ sau 2 năm sinh sống ở viện dưỡng lão. Ảnh: Ngọc Hải

Thấy mẹ gọi, đầu dây bên kia liền trả lời: “Con nghe này má, má đang làm gì đó?”. Lúc này bà Dung vui vẻ trả lời: “Má vừa dậy, ba dậy chưa con?”. Người con gái nhanh nhảu: “Ba vừa dậy, giờ con cho ba dậy vệ sinh cá nhân rồi uống sữa. Má nay có gì vui gọi cho con à?”. Bà Dung cười vui: “Má nhớ thì má gọi thôi”… Cuộc hội thoại của hai mẹ con bà Dung cứ thế kéo dài ít phút rồi bà dừng bảo gọi sau vì có khách ghé thăm.

Trong câu chuyện với PV Dân Việt, bà Dung kể đã ở viện dưỡng lão đến nay 2 năm. Cũng từng ấy thời gian bà rời xa người chồng năm nay 93 tuổi và con cháu để đến đây sống những năm tháng còn lại của cuộc đời.

“Sở dĩ tôi đến viện dưỡng lão vì cả tôi và chồng sức khoẻ đều đã yếu, nằm một chỗ. Vợ chồng tôi có hai con gái, con gái đầu đang sinh sống làm việc ở nước ngoài. Tôi không muốn cha mẹ già thêm gánh nặng để con vất vả. Con còn công việc, các cháu nữa”, bà Dung chia sẻ.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 2.

Hàng ngày bà Dung vẫn thường xuyên gọi điện trò chuyện vui vẻ với con gái để hỏi thăm tình hình sức khoẻ của chồng. Ảnh: Ngọc Hải

Chính vì thế, cách đây 2 năm, sau khi tìm hiểu kỹ bà đã vượt quãng đường hàng nghìn km ra Hà Nội sinh sống. Những tưởng sẽ buồn vì những ngày đầu không quen môi trường, cuộc sống mới nhưng bà Dung bắt nhịp rất nhanh. Bà ở cùng với 7 bà cụ khác một phòng. Tại đây, các bà hàng ngày cùng sinh hoạt, ăn uống và nhiều hoạt động thể dục, thể thao vui vẻ với nhau khiến bà nhanh chóng quên đi nỗi nhớ nhà, con cháu.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 3.

Bà Dung tham gia thi hoa hậu cao niên. Bộ trang phục bằng túi nilon do chính bà thiết kế. Ảnh: NVCC

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 4.

Bà Dung đã giành giải hoa hậu cao niên năm 2022. Ảnh: NVCC

“Ở đây tôi có thói quen ăn ngủ đúng giờ giấc, có phòng chức năng luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt mỗi dịp lễ, Tết hay ngày nào đó chúng tôi được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ rất vui vẻ. Có năm tôi còn được hoa hậu cao niên. Mọi người trong phòng đều cao tuổi có việc gì quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Ngoài ra, các nhân viên trung tâm cũng rất quan tâm nên tôi rất vui, con cháu ở nhà cũng yên tâm. Những lúc nhớ nhà tôi lại gọi điện hỏi thăm con cháu tình hình sức khoẻ của chồng ở nhà”, bà Dung tâm sự.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 5.

Bà vui vẻ khi chia sẻ với PV Dân Việt. Ảnh: Ngọc Hải

Bà Dung cho hay, kể từ khi ở viện dưỡng lão, bà thấy quyết định ấy của mình hoàn toàn chính xác. Bà thấy thoải mái hơn và con cháu cũng bớt phải lo lắng cho mình. Tết Nguyên đán vừa qua, bà trải qua một trận ốm nên không về quê ăn Tết cùng chồng con. Qua Tết bà được con cháu đón về quê vui chơi ít ngày rồi lại quay trở lại trung tâm. Bà cũng có ý định đón chồng vào viện dưỡng lão ở cùng nhưng do sức khoẻ ông quá yếu nên việc di chuyển xa vô cùng khó khăn.

“Trước đây nhiều người hay quan niệm để cha mẹ vào viện dưỡng lão không chăm sóc là con bất hiếu. Tôi cho rằng đây là suy nghĩ sai lầm, giờ phải nghĩ con cháu có hiếu mới đưa mình vào đây. Ở đây, các cụ chăm sóc nhau, mỗi người có một hoàn cảnh sống với nhau xa gia đình.

8 người chúng tôi ở cùng phòng với 8 hoàn cảnh không ai giống tính ai. Chúng tôi đều khuyên bảo nhau sống tốt, vui vẻ, có ích tuổi già. Chính vì vậy tôi quyết định sẽ ở đây đến phút cuối đời. Dịp nghỉ lễ nào con cháu đến đón về chơi ít ngày”, bà Dung nói thêm.

Đóng cửa nhà, vợ chồng già vào ở viện dưỡng lão

Cách đây hơn 1 năm, vợ chồng bà Nguyễn Thị Thanh Sơn (80 tuổi) và ông Nguyễn Gia Hiểu (86 tuổi) đã quyết định đóng cửa nhà, chọn viện dưỡng lão là điểm đến cuối cùng sống trọn những năm tháng cuối của cuộc đời.

Sáng sớm dậy, ông Hiểu được nhân viên viện dưỡng lão lên đón đưa đi phục hồi chức năng. Ông Hiểu bị bệnh Parkinson nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Mọi việc đều phải có người hỗ trợ.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 6.

Vợ chồng bà Sơn, ông Hiểu quyết định chọn viện dưỡng lão là điểm đến cuối cùng của cuộc đời. Ảnh: Ngọc Hải

Chia sẻ với chúng tôi, bà Sơn cho hay, ông bà yêu nhau từ khi đang là sinh viên Trường Đại học Bách Khoa. Dù có nhiều người ngỏ lời yêu nhưng bà lại có tình cảm đặc biệt với ông Hiểu bởi sự thông minh, đẹp trai, tài giỏi. Sau này ông Hiểu được nhà trường cử đi học ở Hungari. Nhiều người vẫn hay gọi ông bà “sống với nhau bằng thư từ”. Bởi số thư hai người viết cho nhau chất cao hàng chục cm.

Chuyện những người vượt hàng nghìn km, khoá cửa nhà, rời con cháu vào ở viện dưỡng lão- Ảnh 7.

Hàng ngày vợ chồng ông bà vẫn có sở thích đọc sách, báo. Ảnh: Ngọc Hải

Hai ông bà có với nhau 2 con gái hiện đều sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Tuổi đã cao nhưng ông bà vẫn xưng hô là “anh, em” rất tình cảm.

“Với tôi, ông là mối tình đầu tiên và cũng là cuối cùng của cuộc đời mình. Chúng tôi về viện dưỡng lão tiếp tục bầu bạn, trò chuyện với nhau mỗi ngày. Hàng ngày vợ chồng tôi tập thể dục, ăn uống đầy đủ. Chúng tôi cũng có sở thích đọc sách báo mỗi ngày”, bà Hiểu nói.

Đáp lời vợ, ông Hiểu chia sẻ, nhiều người có quan niệm trẻ cậy cha, già cậy con không còn phù hợp trong xã hội hiện nay và nên thay đổi.

“Giờ con cái có công việc, cuộc sống riêng. Vợ chồng tôi chỉ mong sao mình sống vui, sống khoẻ đến cuối đời. Có như vậy con cháu mới yên tâm, không lo lắng quá nhiều cho mình. Đó là điều mà vợ chồng tôi thấy hạnh phúc, an lòng nhất”, ông Hiểu nói thêm.

Xem thêm

Cú “sốc” suýt “quay xe” của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão

Nam điều dưỡng suýt “quay xe” vì sốc trong ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão

Hơn 2 năm trước, anh Nghiêm Xuân Tùng (31 tuổi) quyết định nghỉ việc khi đang làm nhân viên xe cứu thương để chuyển về làm điều dưỡng ở viện dưỡng lão tại quận Hà Đông, Hà Nội.

Thấy vậy, một người đồng nghiệp nữ liền ra sức can ngăn: “Mày không làm được viện dưỡng lão đâu. Tao từng làm rồi nhưng còn phải chạy đây này…”. Đây là một cô gái nhưng anh đánh giá rất xông xáo, thậm chí có thể tự tay bê bệnh nhân từ tầng 6 xuống tầng 1 khuyên.

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 1.

Các điều dưỡng chăm sóc sức khoẻ cho các cụ cao tuổi ở viện dưỡng lão. Ảnh: Ngọc Hải

Ngẫm vợ đang mang thai, công việc xe cứu thương nay đây mai đó, thậm chí có thời điểm đi xa mấy ngày mới trở về nên anh Tùng quyết định nghỉ để về chăm sóc các cụ ở viện dưỡng lão. Như vậy anh sẽ có thời gian chăm lo vợ con, cuộc sống gia đình.

Ngày đầu tiên khi bước chân vào Viện dưỡng Diên Hồng, anh Tùng thực sự đã bị “sốc”. Anh sốc bởi công việc chăm sóc người cao tuổi trái ngược hoàn toàn với những gì mình đã làm từ trước. Nếu như trước đây, đi xe cứu thương anh làm cấp cứu, tiêm truyền, thay băng, rửa vết thương, chăm sóc về chuyên môn thì về viện dưỡng lão anh kiêm đa nhiệm vụ từ cho ăn, tắm rửa, vệ sinh cá nhân…

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 2.

Hơn 2 năm trước anh Nguyễn Xuân Tùng đã nghỉ việc làm nhân viên xe cứu thương để đi làm ở viện dưỡng lão. Ảnh: Ngọc Hải

“Tôi là con trai nên nhận nhiệm vụ chăm sóc các cụ có sức khoẻ yếu. Nếu như các cụ khoẻ có thể tự đi vệ sinh cá nhân được nhưng với cụ yếu thì mình phải làm hết từ A-Z. Ngay cả việc thay bỉm tã cho các cụ cũng cũng phải tự tay làm. Ngày đầu làm việc tôi thật sự bị sốc”, anh Tùng kể lại.

Trở về nhà, anh Tùng vẫn chưa hết choáng, người nôn nao. Tối đó, anh không ăn cơm mà vào phòng nằm nghỉ. Thấy chồng về không nói lời nào, vợ hỏi thăm anh chỉ nói: “Anh mệt, em ăn cơm đi”. Vợ động viên: “Anh thử làm thêm 1, 2 ngày nếu không phù hợp thì tìm việc khác”.

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 3.

Ngày đầu đi làm, anh Nguyễn Xuân Tùng đã thực sự bị “sốc” khi chăm sóc những người cao tuổi ở viện dưỡng lão. Ảnh: Ngọc Hải

“Viện dưỡng lão cho mỗi người khi mới vào làm thử việc trước 3 ngày, nếu ai thấy phù hợp mới quyết định. Nhiều người ngay ngày đầu tiên làm đã chạy mất dép. Ngày đầu tôi thấy nản lắm rồi khi mọi việc ngổn ngang, có cụ liên tục la hét cả ngày, có cụ thì chửi mắng thậm tệ… Tôi suýt bỏ để tìm việc khác, kể chạy Grab hay công việc nào đó cũng được.

Thấy tôi có vẻ nản, một số chị em ở trung tâm động viên nói: ‘Đừng nghỉ việc nhé, vào đây tuyển được người khó lắm, mãi mới tuyển được nam. Em bê các cụ thôi cũng được còn việc thay bỉm tã chị làm cho. Chị làm quen việc rồi’. Tôi cảm nhận được sự quan tâm của mọi người dành cho mình. Tôi tự động viên bản thân, mọi người làm được thì mình cũng sẽ làm được. Thế rồi tôi gắn bó công việc này cho tới bây giờ”, anh Tùng cười nói.

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 4.

Điều dưỡng đang phục hồi sức khoẻ cho các cụ cao tuổi. Ảnh: Ngọc Hải

Nam điều dưỡng này cũng cho hay, chăm sóc các cụ cao tuổi không chỉ cần năng lực chuyên môn mà cũng phải là người nắm bắt tâm lý. Người cao tuổi mỗi người một tính nên phải nắm rõ tính cách từng người. Công việc này đòi hỏi người thực sự có tâm mới làm được.

“Có cụ rất khó tính, chỉ ăn cháo nóng. Tuy nhiên, đúng giờ ăn các cụ lên giường nằm nhất định không ăn. Một lát sau cháo nguội lại quát mắng. Lúc này chúng tôi biết tính liền đi đun lại cháo, động viên cụ mới ăn. Có cụ thì luôn muốn mình được ưu tiên đầu tiên như ngâm chân muối gừng hay pha sữa thì làm cho cụ bao giờ cũng phải trước tiên. Có người thì chỉ cần nhắc nhở giữ vệ sinh chung sẽ cáu gắt.

Tôi nhắc nhở: “Anh Vinh, phòng của anh bẩn, anh dọn đi nhé!”. Chiều tôi lại nhắc: “Anh Vinh nhé, dọn đi nhé!”. Sau anh ấy liền cáu: “Để anh dọn, nói lắm thế. Đến hôm sau, anh ấy nhận ra không phải với tôi liền chủ động đi ra bắt chuyện: Tùng ơi, cho anh xin lỗi! Biết tính cách từng người rồi nên tôi cũng quen”, anh Tùng tâm sự.

Chuyện chưa kể về những “siêu nhân” chăm sóc các cụ ở viện dưỡng lão

Chăm sóc cho nhiều người già yếu, lại là con trai nên những việc nặng hầu như sẽ do anh Tùng cáng đáng. Có cụ to, khoẻ khi bế các cụ lên giường hay vệ sinh cá nhân hoàn toàn dựa hết vào lực có lúc khiến anh đau điếng người hay ê ẩm lưng. Chính vì vậy mọi người gọi là anh và đồng nghiệp là “siêu nhân” vì mình rất dũng cảm khi chăm sóc người già.

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 5.

Chị Lò Thị Linh đã 6 năm gắn bó với công việc tại viện dưỡng lão. Ảnh: Ngọc Hải

Gắn bó với việc chăm sóc người cao tuổi ở viện dưỡng lão đến nay đã 6 năm, chị Lò Thị Linh (29 tuổi) nhận mình là người vô cùng “can đảm”. Sau khi tốt nghiệp đại học ra trường, chị đã quyết định về viện dưỡng lão làm việc qua lời giới thiệu của một người bạn. Lẽ dĩ nhiên, giống như anh Tùng, chị Linh cũng đã rất bất ngờ với công việc mình làm.

“Khi mới làm công việc chăm sóc các cụ tôi gặp không ít khó khăn. Phải tìm hiểu làm sao cho các cụ thoải mái nhất. Các cụ có cụ bệnh tật, tuổi cao khó tính. Lúc này mình không khác gì một nhà tâm lý học, bác sĩ học,… nên phải trau dồi nhiều kiến thức, làm sao cho khéo léo, các cụ thấy thoải mái, dễ chịu, an tâm nhất. Với các cụ khoẻ mạnh chúng tôi hỗ trợ chăm sóc ăn uống, vui chơi. Còn với cụ yếu đòi hỏi cần phải chăm sóc hỗ trợ toàn diện, hỗ trợ cho ăn, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, di chuyển…”, chị Linh chia sẻ.

Theo chị Linh, mỗi tháng các điều dưỡng sẽ được phân công nhiệm vụ trực xuyên đêm. Mỗi nhân viên sẽ thường xuyên đi qua các phòng để biết được các cụ ngủ hay thức, cần gì sẽ hỗ trợ. Có những cụ bà đêm không không ngủ, đi lại suốt đêm.

Cú "sốc" suýt "quay xe" của nam điều dưỡng ngày đầu làm việc ở viện dưỡng lão- Ảnh 6.

Chị Vũ Thị Hồng Thơm đã 10 năm làm việc ở viện dưỡng lão. Ảnh: Gia Khiêm

“Công việc vất vả là vậy nhưng mỗi khi được người nhà tin tưởng, động viên, gửi lời cảm ơn nên chúng tôi cũng vơi đi cái mệt để cố gắng hơn. Có ông coi như con cháu, dù không ở đây nữa nhưng thi thoảng đi qua ông có quả xoài, quả cam hay cái kẹo lại mang cho khiến tôi rất cảm động”, chị Linh bày tỏ.

Có thâm niên lâu nhất khi gắn với viện dưỡng lão đến nay đã 10 năm, chị Vũ Thị Hồng Thơm (34 tuổi) chia sẻ, đã trải qua đủ công việc ở đây.

“Những ngày đầu, viện dưỡng lão còn ít, chúng tôi phải kiêm hết từ bếp, tạp vụ, phục vụ chăm sóc các cụ. Đến nay số lượng các cụ lớn hơn rất nhiều. Làm công việc này đòi hỏi phải có tâm, sự kiên trì mới làm được. Các cụ cao tuổi tính khí thất thường. Tôi nhớ có cụ bà rất khó tính. Khi vào trung tâm, bà toàn khóc. Sau tôi dành sự quan tâm, bà rất quý. Tôi cũng học hỏi được từ bà nhiều điều.

Khi tôi chuyển sang cơ sở khác, bà vẫn nhớ đến hỏi thăm, Tết năm nào bà cũng gửi tiền mừng tuổi dù không làm ở cơ sở cũ nữa. Hay có cụ ông, chúng tôi hay gọi là bố Khánh. Bố không có con, vợ mất nên đã vào trung tâm ở những năm tháng cuối đời.

Niềm đam mê của bố là thích xem bóng đá. Tôi thương vì tuổi già chỉ có mình bố. Có những ngày bố ốm, chúng tôi thay phiên nhau chăm sóc… Công việc vất vả là vậy nhưng may mắn khi gia đình và chồng con luôn kề bên động viên, chúng tôi cảm thấy yên tâm, yêu nghề hơn”, chị Thơm nói thêm.

Xem thêm