Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0968 660 115/0342 86 56 86

All posts by Diên Hồng

Nơi các cụ già ngồi xe lăn đua tốc độ, nâng cử tạ bằng giỏ hoa quả

Những môn thi đấu thể thao trong kỳ thi Olympic được “chế” lại thành các trò chơi vận động nhẹ giúp các cụ già rèn luyện sức khỏe.

Trong bộ đồng phục màu xanh, chị Nguyễn Thu Hà – điều dưỡng viên Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Đông, Hà Nội) đi một vòng quanh các cụ già hỏi thăm sức khỏe từng người. Dứt lời, chị lấy chiếc ghế ngồi ngay cạnh cụ Hoàng Thị Cẩm (85 tuổi – một người có thâm niên lâu năm sống trong viện dưỡng lão Diên Hồng) và kể cho chúng tôi về quá trình rèn luyện sức khỏe của gần trăm cụ già tại đây.

Chị Hà hóm hỉnh cho biết, ở đây rất nhiều cụ già đã giành được các huy chương vàng, bạc, đồng ở kỳ thi thể thao do trung tâm tổ chức thường niên. Đó là các trò chơi, các môn thể dục biến tấu từ các môn thi đấu trong Thế vận hội như môn ném lao, ném đĩa, cầu lông, cử tạ, đua xe, bắn súng, bowling…nhưng được tổ chức lại theo một cách rất sáng tạo.

Các cụ già thi môn “đua xe lăn“

“Cụ thể, như môn đua xe được “chế” lại thành các cụ cùng ngồi xe lăn đua cùng nhau. Môn thi cử tạ thì được chế lại 2 giỏ đựng hoa quả 2 bên, thanh tạ ở giữa là một cây gậy nhẹ. Hay như môn bắn súng thì các cụ được bắn súng nhựa với mũi tên có gắn đầu cao su, môn bowling thì các cụ dùng quả bóng ném vào các chai nhựa… Những trò chơi vận động mang lại rất nhiều niềm vui cho các cụ già” – chị Hà nói.

Kể về kỳ thi gần đây nhất, cụ Đính với mái tóc bạc trắng, khuôn mặt cũng đã xuất hiện nhiều nếp nhăn vì tuổi cao cho hay, cụ mới giành được huy chương đồng trong môn thi bắn súng. Theo cụ, lúc đầu cụ định từ chối thi vì lý do sức khỏe. Tuy vậy, buổi sáng ngày tổ chức thi, vì quá háo hức nên cụ đã nhờ điều dưỡng hỗ trợ thay quần áo đẹp, tết tóc gọn gàng rồi nhanh chóng ăn sáng để xuống sân.

Cụ Đính dù đã 94 tuổi nhưng còn rất minh mẫn
Cụ Đính dù đã 94 tuổi nhưng còn rất minh mẫn

“Ban đầu tôi chỉ muốn xuống cổ vũ cho các cụ khác nhưng thấy không khí náo nhiệt, các cụ thi vui quá, tôi cũng muốn thi môn bắn súng vì không cần dùng sức nhiều”, cụ Đính tâm sự.

Mới giành được huy chương vàng trong môn “đua xe lăn” ở kỳ thi gần đây, cụ Dương Văn Tỵ (93 tuổi) khi thi còn tỏ ra rất hứng thú và hỏi rất kỹ về cách thi như “khi bắt đầu là trọng tài phất cờ hay thổi còi hay hô như thế nào hả cháu? Ông đi như thế này có ổn không?

Cụ chia sẻ: “Lần đầu được dự thi thế này tôi bất ngờ và thấy rất lạ. Sau trò chơi chúng tôi còn có thưởng, đó quả là sự động viên tinh thần cho những người già lần đầu được thi đấu thể thao thế này”.

Người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thi môn Bowling

Theo các điều dưỡng viên tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, những trò chơi vận động nhẹ như vậy đã phần nào kiểm tra được sức khỏe của các cụ, đồng thời giúp mọi người thường xuyên vận động, tập luyện để tăng cường sức khỏe. Còn với những môn chơi tập thể đòi hỏi sự khéo léo kết hợp nhịp nhàng của các cụ trong cùng đội chơi đã giúp các cụ thể hiện sự dẻo dai, nhanh nhẹn và sự chuẩn xác.

Đây không chỉ là nơi để các cụ thể hiện mình, sự tham gia của đông đảo các cụ cũng truyền cảm hứng để các cụ khác dù sức khỏe yếu nhưng vẫn nỗ lực để hòa mình vào không khí sôi nổi nơi đây. Những hoạt động như thế này giúp giải phóng endorphin làm cải thiện tâm trạng cho người cao tuổi rất tốt.

Theo Phạm Đông – Trần Vương (Lao động)

Xem thêm

Chuyện chưa kể về nơi ở của gần trăm người cao tuổi

Tại Hà Nội có một nơi gần trăm cụ già hàng ngày đang sống và làm bạn với nhau, xảy ra không ít câu chuyện vui, buồn hiếm thấy…

“Mình 18 tuổi”

Có mặt tại Viện dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 (Phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) những ngày đầu tháng 7, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi được nghe những câu chuyện về gần trăm cụ già cùng chung sống tại ngôi nhà chung.

Trong căn phòng trung tâm ở tầng 2, vài chục người cao tuổi ngồi tập trung cùng nhau. Nhiều cụ già cùng chăm chú xem các chương trình tivi, có người lại đọc báo, người nghe nhạc và có cụ già thì hướng mắt về phía cửa sổ nhìn về phía xa xa. Họ cùng nhau sống chung, làm bạn với tuổi già và cũng không ít câu chuyện “dở khóc, dở cười” mà không nhiều người tường tận.

Người già trở thành bạn bè thân thiết, chăm sóc nhau trong viện dưỡng lão

Mỉm cười chào hỏi một lượt các cụ già tại đây, chị Hoàng Thị Thu Ngân – Phó Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cho hay, ở cái tuổi xưa nay hiếm, người cao tuổi không chỉ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật mà đời sống tinh thần của họ cũng có rất nhiều những khúc mắc. Hiện nay tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 có 75 cụ đang sống và sinh hoạt tập thể nên các điều dưỡng cũng phải rất khó khăn để chiều được ý của các cụ.

Chỉ vào những bức ảnh được treo trên bức tường về hoạt động của các cụ già, chị Ngân kể: “Ở đây có những cụ rất tỉnh táo, nhưng khi hỏi tuổi, họ luôn nói mình 18 tuổi và nói với các điều dưỡng tuổi của chúng mình chỉ là chị em thôi. Còn có những cụ khi đi vào thang máy, tại đây có dán gương thì lại bảo sao trong này đông người thế. Các cụ tự đứng trò chuyện với những hình ảnh trong gương, khi hỏi mà không thấy “người trong gương” chào lại thì họ nói ngay “đúng là mất lịch sự”.

Lần “trẻ con” thứ hai

Ở đây cũng có những chuyện mà chắc ai đã làm việc đều khó quên. Như trường hợp bà cụ Nguyễn Thị T (SN 1942, nhà ở quận Long Biên, Hà Nội) luôn nghĩ mình phải chăm cháu, cháu ở nhà không ai trông nên rất hay đòi về để đưa cháu đi học. Những lúc đó, nhân viên của trung tâm lại phải giải thích là cháu đã được đi học rồi thì cụ mới thôi.

Hay có trường hợp của bà cụ Ngô Thị A (SN 1946, quê ở Kinh Bắc, Bắc Ninh) cứ vào trong phòng là đóng kín cửa, chèn hết những vật có thể vào để yên tâm là chỉ có một mình trong phòng. Sau đó, cụ lại lục tung hết đồ đạc trong phòng lên nhưng không nhớ gì cả.

Người cao tuổi vẫn giữ nguyên các thói quen thường ngày ở nhà như nhặt rau giúp nhà bếp

Có một cụ khác cùng phòng với cụ A là bà Sinh. Người này lại hay phân phát những đồ mà bà A đã lấy như quần áo, cốc, khăn mặt, dụng cụ trong phòng cho những người khác…. Cứ như vậy, các điều dưỡng lại phải đi sắp xếp lại lần lượt các đồ trong phòng.

Là người ở trung tâm dưỡng lão lâu năm nhất, bà Phùng Thị Kim Đính (94 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) có khá nhiều kỷ niệm. Mỗi lần biết được lịch con cháu vào thăm là bà lại “cười tít mắt”, chuẩn bị tinh thần từ rất sớm, rồi bà còn bày sẵn bánh kẹo để đợi các cháu tới chơi. Chỉ cần thế thôi là bà đã vui cả ngày. Nhiều khi, bà còn nhờ trung tâm chụp ảnh cho cả nhà để làm kỷ niệm…

Cũng theo chị Ngân, trong ngôi nhà chung này, có những cụ dù đã lớn tuổi nhưng tính tình lại như trẻ con, rất thích nũng nịu, muốn được chiều chuộng nên mỗi lần ăn các điều dưỡng viên phải nịnh thì các cụ mới ăn. Cũng có những khi nhân viên phải đóng giả làm con thì cụ mới chịu ăn. Có lẽ câu nói “một đời người 2 lần trẻ con” lại đúng trong hoàn cảnh này.

Theo Vương Trần – Đông Phạm (Báo Lao động)

Xem thêm

Gửi người thân trong nhà dưỡng lão và chữ Hiếu ngày nay

Truyền thống Á Đông vốn coi chữ Hiếu là nền tảng đạo đức làm người. Nhưng chữ Hiếu ngày nay không phải giữ bố mẹ ở bên cạnh để “đẹp mặt” với họ hàng, làng xóm mà là thuận theo mong muốn của cha mẹ, ít nhất khi họ còn tỉnh táo.

Truyền thống Á Đông vốn coi chữ Hiếu là nền tảng đạo đức làm người. “Bách thiện hiếu vi tiên” – nghĩa là, trong trăm thứ hạnh tốt, chữ “Hiếu” xếp đầu tiên. Nhưng hiếu kính với cha mẹ không phải giữ bố mẹ ở bên cạnh, mua cho nhiều quà cáp mà chữ Hiếu là thuận theo mong muốn của cha mẹ, ít nhất khi họ còn tỉnh táo. Nhiều người nghĩ có hiếu là phải nuôi bố mẹ, đón bố mẹ về ở cùng, mua quần áo đẹp, mua thuốc bổ…nhưng nếu bố mẹ thích sống riêng cho tự do, không thích quần áo đẹp thì tất cả những điều trên chỉ là để “làm màu” hoặc thể hiện cho người khác thấy chứ không thực sự quan tâm đến bố mẹ. Nếu bố mẹ mong muốn cùng nhau ăn 1 bữa cơm thì cố gắng sắp xếp công việc để cùng nhau ăn, nếu bố mẹ thích kim cương hột xoàn mà mình có điều kiện thì hãy mua cho bố mẹ những thứ đó.

Nhà dưỡng lão Diên Hồng
Các cụ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại nhà dưỡng lão Diên Hồng

Bản thân Nhà dưỡng lão Diên Hồng luôn khuyến khích các gia đình chăm sóc các cụ tại nhà nếu các cụ muốn sống cùng con cháu và gia đình có điều kiện chăm sóc. Những trường hợp các cụ thích sống cùng với những người cùng lứa tuổi hoặc các cụ yếu, bệnh, gia đình không có kinh nghiệm chăm sóc thì nên để các cụ sống trong Viện dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn. Hiện tại ở Diên Hồng cũng có nhiều trường hợp các cụ tự chủ động tìm hiểu và tự quyết định sống ở đây thì con cái nên tôn trọng và thường xuyên đến thăm để các cụ luôn cảm nhận được tình cảm của con cháu. Một số cụ ở nhà là bệnh nhân, tất cả mọi sinh hoạt đều tại giường, phải ăn qua sonde, khi vào Diên Hồng thì sức khỏe đã cải thiện nhiều, đã có thể ngồi dậy và ăn được cơm thì quyết định sống trong nhà dưỡng lão là đúng đắn.

Nhà dưỡng lão Diên Hồng
Các cụ vừa nhặt rau vừa uống trà, nói chuyện như ở nhà

Đa số các cụ đang sống ở nhà dưỡng lão Diên Hồng đều cảm nhận được không khí gia đình ở nơi đây. Các cụ coi các bạn điều dưỡng như con cháu trong nhà, bản thân các bạn cũng coi các cụ như người thân để dễ dàng trò chuyện và chăm sóc các cụ tốt hơn. Bên cạnh nhiều hoạt động tập thể như tập thể dục, các trò chơi vận động, giao lưu văn nghệ, đố vui, Diên Hồng cũng để các cụ được tự làm những công việc mà thường ngày ở nhà các cụ vẫn làm như quét nhà, nhặt rau, tự đi đổ rác…tùy theo mong muốn. Khi được làm những việc này, các cụ cảm thấy mình có ích và cảm thấy cuộc sống trong trung tâm thân thuộc như ở nhà. Bởi vì mục tiêu của nhà dưỡng lão Diên Hồng là mang đến một môi trường sống an toàn, hạnh phúc cho người cao tuổi nên Diên Hồng sẽ luôn quan sát và hỏi ý kiến các cụ để đưa ra các hoạt động phù hợp.

Xem thêm

Lưu ý uống nước đúng cách cho người già

Chúng ta đều biết nước cần thiết cho mọi hoạt động tâm lý và thể chất của con người. Với người già, người trẻ, nam nữ, việc uống đủ nước giúp:

1. Ngăn ngừa và giảm nhức đầu, đau lưng, viêm khớp
2. Giảm táo bón
3. Điều trị sỏi thận

Chúng ta được khuyến cáo nên cung cấp từ 2-3 lít nước mỗi ngày (bao gồm tất cả các thực phẩm đưa vào cơ thể như canh, nước trong hoa quả, cơm cháo…). Uống nhiều nước quá cũng gây áp lực lên thận, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nhưng liệu mọi người có cần lượng nước như nhau? Khi nào cần uống nước?

Với những người trẻ, khi lượng nước trong cơ thể xuống thấp sẽ báo hiệu bằng cảm giác “khát nước” để bổ sung thêm. Đâu đó cộng đồng truyền tai nhau là cần uống nước ngay cả khi không khát là rất phản khoa học. Riêng việc uống bao nhiêu là đủ cũng là tùy vào cơ thể mỗi người, tùy thời tiết, công việc. Bổ sung từ 2-3 lít nước mỗi ngày là trong điều kiện lao động bình thường và thời tiết ôn hòa. Với những người phải lao động nặng, đổ nhiều mồ hôi hoặc thời tiết nóng thì có thể phải bổ sung từ 4-5 lít. Với phụ nữ đang cho con bú cũng cần bổ sung nước để người mẹ có đủ sữa cho em bé.

Người già không được như người trẻ, nhiều khi cơ thể thiếu nước nhưng vẫn không cảm thấy khát nên con cháu cần theo dõi lượng nước bổ sung vào cơ thể của ông bà mình để bổ sung kịp thời và đầy đủ. Có thể tính lượng nước và chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày và hẹn giờ uống nước. Do nước rất quan trọng nên đừng bỏ qua chuyện nhỏ nhặt này vì sức khỏe của các cụ.

Xem thêm

Dấu ấn Olympic Diên Hồng 2019

Vậy là chặng đường 5 năm đã trôi qua, sự phát triển vượt bậc của Diên Hồng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự đoàn kết, cố gắng và nỗ lực của tất cả thành viên Diên Hồng trong năm vừa rồi. Olympic chính là hoạt động thường niên và cũng là mốc đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Năm nay, Olympic Diên Hồng 2019 được diễn ra vào tháng 4 với sự góp mặt của các cụ của cả 2 cơ sở, người nhà của các cụ tới cổ vũ động viên các cụ và toàn thể cán bộ nhân viên Diên Hồng. Chương trình diễn ra thành công trong không khí đầy ắp tiếng cười, sự nỗ lực chinh phục thử thách, chinh phục chính mình của các cụ.

Mở đầu chương trình là màn rước đuốc khai mạc chương trình. Hình ảnh các cụ cầm ngọn đuốc được thiết kế từ bìa và giấy, những bước đi khỏe khoắn cùng sự quyết tâm thể hiện rõ trên khuôn mặt như 1 ngọn lửa truyền tới tâm trí mọi người xung quanh. Cùng với đó là điệu nhảy mở màn sôi động đến từ các bạn điều dưỡng viên. Mặc dù bận rộn trong công tác chăm sóc các cụ, nhưng mọi người vẫn tranh thủ những giây phút nghỉ trưa ít ỏi của mình để tập luyện, cống hiến cho buổi Olympic Diên Hồng 2019.

BTC chương trình đã nghĩ ra rất nhiều các môn thi phù hợp với sức khỏe, thể trạng của các cụ. Với mong muốn chăm sóc tốt nhất cho người cao tuổi cả về thể chất lẫn tinh thần, một các môn thi sáng tạo nhưng đầy vui nhộn đã được diễn ra như:

Môn đua thuyền:

Một trò chơi tập thể đòi hỏi sự khéo léo kết hợp nhịp nhàng của các cụ trong cùng đội chơi. Chỉ với chất liệu đơn giản là những chiếc thùng carton, các cụ nhà Diên Hồng đã có thể chơi ngay một trò chơi mang tính đồng đội. Đồng lòng – đồng sức – ắt thành công! Và thành công đã đến với cả 3 đội chơi, các đội đều chơi vô cùng xuất sắc và đều nhận được những chiếc huy chương cho chính mình

Môn cầu lông:

Cầu lông là một môn thi được đưa vào Olympic năm 1992 và cũng chính là 1 trong những môn thi đấu tại Olympic Diên Hồng 2019. Cầu lông đòi hỏi 1 thể lực cực tốt: vận động viên cần có sự dẻo dai, nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, tốc độ và sự chuẩn xác. Đây còn là môn thể thao có liên quan nhiều đến kỹ thuật và yêu cầu sự kết hợp tốt. Tất cả những yếu tố đó đều không thể làm khó được vận động viên Diên Hồng. Các cụ dù tuổi đã cao nhưng vô cùng khéo léo khi điều khiển chiếc vợt (bảng học sinh) và quả cầu.

Môn cử tạ:

Có lẽ tất cả những ai có mặt trong chương trình đều vô cùng bất ngờ khi thấy các cụ tham dự môn thi này. Cử tạ là môn thể thao dùng sức mạnh, phối hợp các động tác kĩ thuật nâng tạ với trọng lượng tối đa có thể được. BTC đo lường tình trạng sức khỏe của các cụ để đưa ra những mức tạ phù hợp để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các cụ. Nhưng điều bất ngờ là các cụ quá khỏe. Các cụ hoàn toàn có thể nâng mức tạ cao nhất một cách dễ dàng. Đây cũng là một trong những điều khiến Diên Hồng cực kỳ vui khi thấy sức khỏe của các cụ ngày một tốt hơn.

Môn đua xe:

Đua xe hay còn gọi là cuộc đua tốc độ. Thoạt nghe thì thấy đây là một môn nguy hiểm và chỉ dành cho các bạn trẻ, nhưng ở Diên Hồng, đây lại là môn thi hết sức thú vị. Cuộc thi này chính là dành cho các cụ ngồi xe lăn. Quán quân của cuộc thi tốc độ là cụ Tý – hiện cụ 93 tuổi. Khi biết mình nằm trong danh sách thi đấu, cụ đã miệt mài tập luyện để khẳng định sức mạnh của chính mình và giành được huy chương vàng của cuộc thi. Một tấm gương sáng cho việc nỗ lực không ngừng nghỉ mà không phải ai cũng làm được.

Môn bắn súng:

Bắn súng là môn thể thao rất phổ biến trên toàn thế giới. Nó luôn được cho vào danh sách các môn trong Thế vận hội Mùa hè và cũng là một môn thể thao lâu đời. Tại Việt Nam nhưng những năm gần đây, các vận động viên bắn súng cũng có những thành tích khả quan tại Sea Games cũng như các giải quốc tế lớn khác. Tại Diên Hồng, mọi người luôn hò reo sau mỗi lần bắn của các cụ bởi quá hồi hộp, quá gay cấn. Mặc dù tuổi các cụ đã cao, mắt cũng không còn tinh tường như các bạn trẻ nhưng độ chính xác và sự tập trung của các cụ quá tuyệt vời.

Môn Bowling:

Bowling đã trở thành một môn thể thao đúng nghĩa và rất phổ biến ở các nước phương Tây, tuy nhiên mới chỉ du nhập và thu hút giới trẻ Việt Nam cách đây vài năm. Có rất nhiều bạn trẻ tại Việt Nam chưa từng chơi môn thể thao này, nhưng các cụ tại Diên Hồng thì chơi và thi đấu môn này rất cừ khôi. Mọi người đều phải trầm trồ trước khả năng tiềm ẩn của các cụ.

Những ánh nắng bắt đầu le lói, chương trình khép lại với niềm vui hân hoan của toàn thể các cụ cũng như mọi người có mặt trong chương trình. Đây cũng là động lực để Diên Hồng đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động tích cực cho các cụ, giúp các cụ sống vui khỏe hơn nữa tại mái nhà Diên Hồng.

Xem thêm

Những ông Tấm, bà Tấm của Diên Hồng

Từ nhỏ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng được ông, bà hay bố mẹ kể cho nghe câu chuyện về cô Tấm ngoan hiền. Cảnh nhặt thóc, nhặt hạt của cô Tấm đã được thay đổi linh hoạt và trở thành một trong những hoạt động giải trí của các cụ người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Lợi ích của hoạt động phân loại hạt

Trong số những hoạt động giải trí hàng ngày của các cụ tại Diên Hồng có trò chơi phân loại hạt. Không chỉ có mục đích giải trí thư giãn mà “phân loại hạt” còn là giúp các cụ thêm nhanh tay hơn, nhanh mắt hơn.

Theo nhiều nghiên cứu thì việc người cao tuổi tập trung vào nhưng hoạt động tinh sẽ làm tăng sự tương tác giữa các khu vực não, khiến trung ương thần kinh của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, nó còn giúp giảm tác động của quá trình lão hóa lên bộ não một cách đáng kể giúp các cụ minh mẫn hơn.

Hình ảnh các cụ Diên Hồng tham gia trò phân loại hạt

Ông Tấm, bà Tấm thời hiện đại

Các cụ tại Diên Hồng có thể vẽ tranh, tô tượng, ghép hình, xếp tháp…vào các khung thời gian rảnh trong  ngày. Hoạt động phân loại hạt cũng được nhắc lại không thường xuyên với sự thay đổi kích thước, các loại hạt khác nhau để làm tăng tính thú vị của trò chơi.

Có lẽ rằng những giây phút cùng nhau phân loại hạt, cùng trò chuyện, cùng cố gắng đã đưa các cụ sống lại những ngày thơ bé được nhặt thóc nhặt đỗ cùng ông bà rồi nghe kể chuyện.

Các cụ còn được nhận phần thưởng khi phân loại hạt nhanh hơn

Các cụ đều vui và hào hứng, khuôn mặt ánh lên nụ cười như trẻ lại. Cô Tấm trong truyện phải nhặt hạt trong lo lắng buồn tủi còn các cụ nhà ta thì thoải mái vui vẻ biết bao. Đây chính là các ông Tấm, bà Tấm thời hiện đại.

Diên Hồng còn có rất nhiều hoạt động bổ ích và thú vị khác phục vụ các cụ mỗi ngày. Nếu người nhà bạn muốn có một nơi an dưỡng tuổi già hãy tham khảo Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

 

Xem thêm

Vào Diên Hồng là thiên đường rồi!

Ông Bình mới nhập trung tâm nhưng rất hài lòng và đã nhanh chóng quen với môi trường, bạn bè cùng với mọi người nơi đây. Ông tâm sự với mọi người rằng vào được đây là thích lắm, vui lắm và chẳng muốn về.

Ông lúc nào cũng vui vẻ, cởi mở. Ông vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh nhưng vì hoàn cảnh con cái đi làm xa, để ông ở nhà một mình các anh chị không yên tâm. Ông vào Diên Hồng vừa là vui với bạn già và vừa để có người chăm nom săn sóc thường xuyên.

Ông Bình rất hay cười, vui tính và thoải mái

Hàng ngày, ông đều đi dạo ở tầng 1 cho khỏe người và thoải mái. Ông thích ở đây vì luôn có người nói chuyện, có người ra vào. Ông bảo “ Vào được đây là Thiên đường rồi. Ăn uống ngon, vừa miệng. Không tự ăn được đã có các cháu bón cho. Yếu, không đi được thì đã có xe. Tuổi già vào được đây là nhất rồi…” Nói xong ông cười hả hê ra chiều vui vẻ lắm.

Khuôn mặt ông lúc nào cũng tươi, ông dễ dàng cười với bất cứ ai vì theo ông nụ cười là khởi đầu của sự may mắn. Nếu ai bắt gặp ông làm thơ thì cũng đừng quá ngạc nhiên vì trước ông còn có cả thơ đăng trên tạp chí văn nghệ ở Vĩnh Phúc – Quê hương của ông. Với ông, việc làm thơ không chỉ là sở thích mà còn là thú vui.

Ông dễ cười, dễ bắt chuyện ở bất cứ nơi nào

Ông thường hay đọc sách, làm thơ, trò chuyện với các bạn già …Ông kể rằng vợ ông đẹp lắm, trước ông cũng là thơ tặng bà nhiều nên mới giành được tình yêu của bà vì trước bà là hoa khôi ở thôn. Thi thoảng nhắc tới bà ông đều tự hào rằng các con ông giống vợ mới xinh, trắng như thế.

Mỗi khi đi dạo, ông đều rủ thêm bạn cho vui và để tâm sự, chuyện trò. Chúc cho ông và các cụ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui!

 

Xem thêm

Ở viện dưỡng lão, người già sẽ được chăm sóc tốt hơn

Trước khi bố chồng tôi vào viện dưỡng lão, chúng tôi đã tự tay chăm sóc, sau đó thuê người làm cùng chăm ông cụ. Và bây giờ thì tất cả con cháu và chính mẹ chồng tôi đều nếu vẫn ở nhà thì ông cụ không thể được chăm sóc tốt như hiện nay, tại viện dưỡng lão (Lan Nguyen).

Người gửi: Lan Nguyen
Gửi tới: Ban Đời sống
Tiêu đề: Người Già Bệnh Sẽ Được Chăm Sóc Tốt Hơn Ở Viện Dưỡng Lão

Tôi và bố mẹ tôi đã nghĩ và rất quan tâm đến vấn đề viện dưỡng lão cho người già ở Việt Nam từ khi bà nội tôi bị bệnh nhũn não, phải nằm liệt giường 18 năm trước khi chết. Mấy năm đầu, con cháu chúng tôi thay phiên nhau chăm sóc. Sau đó, bố mẹ tôi thuê một cô từ Bạc Liêu chăm bà ngày đêm do mẹ tôi sức khỏe suy yếu, không thể nâng được bà lên khi cần, còn tôi lập gia đình và đi xa.

Bà ngoại tôi cũng nằm liệt giường 1 năm trước khi chết. Cậu và dì tôi cũng thuê một cô bé từ quê lên trông bà vì cả hai phải đi làm suốt ngày. Mỗi lần tôi đến thăm đều thấy thương xót bà vô tận. Bà nằm ở một phòng trên lầu 3, hằng ngày cô người làm lên đưa cơm 3 lần. Còn mọi việc vệ sinh cá nhân thì hầu như không ai giúp đỡ nên căn phòng và giường luôn tỏa ra một mùi khai, thối hơn bất kỳ một nhà vệ sinh công cộng nào tôi từng gặp.

Người cao tuổi được chăm sóc chu đáo tại viện dưỡng lão đạt chuẩn

Tôi không trách cậu dì tôi vì họ phải đi làm rất vất vả, mỗi ngày đến tận khuya mới về, có khi qua đêm, nên lúc về đến nhà họ đã mệt lử, lại còn chăm sóc con cái. Những nguời con khác của bà đều ở xa, nên chỉ có thể về thăm 1-2 lần một năm. Cô người làm thì còn quá trẻ, nên sợ bẩn và không quen chăm người bệnh.

Mỗi lần bước vào phòng bà, tôi đều tự hỏi nếu bà được ở trong một căn phòng sạch sẽ, có người thăm hỏi, hẳn bà sẽ sống lâu hơn và con cháu đỡ xót xa hơn. Lúc đó bố tôi và tôi đã nghĩ đến việc lập một viện dưỡng lão cho người già, nhưng kế hoạch không được thực hiện, vì chúng tôi biết quan điểm về viện dưỡng lão ở Việt Nam còn có nhiều đối lập. Có thể rất nhiều nguời muốn gửi bố mẹ già vào viện dưỡng lão, có thể trả tiền cho dịch vụ này, nhưng dư luận xã hội sẽ ngăn cản họ.

Hiện tôi sống ở Mỹ. Bố chồng tôi mới được chuyển vào viện dưỡng lão, hằng ngày tôi đưa mẹ chồng đến thăm cụ. Tôi quan sát và thấy rất rõ những ưu điểm của viện dưỡng lão nên muốn chia sẻ cùng độc giả Việt Nam.

Hằng ngày vào mỗi buổi sáng, tất cả bệnh nhân đều được thay quần áo và vệ sinh cá nhân trước khi ăn sáng với sự giúp đỡ của hộ lý. Phòng ở có 2 giường cho 2 bệnh nhân hay là phòng riêng tuỳ theo số tiền bệnh nhân có thể trả. Sau khi ăn sáng, các cụ có thể nghỉ tại phòng hay tham gia sinh hoạt chung tại phòng cộng đồng, ở đó có TV, cờ tường, sách, tạp chí, cà phê, hoặc những trò chơi khác.

Tất cả các cụ đều được bác sĩ khám định kỳ thường xuyên. Vào mùa hè, vài ngày trong tuần, hộ lý đưa các cụ ra ngoài vườn hóng gió, ngắm cảnh. Mùa đông các cụ được xem phim, chơi trò đố chữ…

Tôi đến viện hằng ngày, nhưng chưa bao giờ có cảm tưởng đó là viện dưỡng lão hay bệnh viện, vì tất cả hành lang, phòng các cụ đều luôn rất sạch sẽ thơm tho và được trang trí đẹp mắt. Mỗi ngày lễ hội, viện đều tổ chức tiệc cho các cụ.

Vì trước khi vào viện dưỡng lão, chúng tôi đã tự tay chăm sóc, sau đó thuê người làm cùng chăm ông cụ, nên bây giờ tất cả con cháu và chính mẹ chồng tôi đều phải thừa nhận rằng ông cụ không thể được chăm sóc tốt như thế nếu như vẫn ở nhà. Lý do đơn giản là chúng tôi và người giúp việc đều không phải là hộ lý chuyên nghiệp, được đào tạo và có kinh nghiệm để chăm sóc nguời bệnh. Chưa kể đến con cái lại còn rất nhiều trách nhiệm khác như công việc, gia đình… Ở viện dưỡng lão, tất cả mọi việc đều được lập thành quy trình và được chuyên môn hóa, nên dịch vụ được đảm bảo tốt. Các loại bệnh khác nhau được chia ra các khu khác nhau để đảm bảo quy trình và thủ tục chăm sóc cho phù hợp.

Có lẽ khó khăn nhất của việc mở ra viện dưỡng lão ở Việt Nam bây giờ là sự cân bằng giữa khả năng chi trả cho dịch vụ này và chất lượng dịch vụ của viện dưỡng lão. Ở Mỹ, hầu hết người già tự trả cho dịch vụ này từ tiền tiết kiệm hoặc trợ cấp xã hội. Có một số người bán nhà rồi vào viện ở cho đến khi chết. Hằng ngày con cái vẫn đến thăm hỏi. Ở Việt Nam hầu hết người già không có tiền tiết kiệm, nhưng nếu con cái sẵn sàng trả, thì viện dưỡng lão là hoàn toàn có thể.

Theo Lan Nguyen ( Báo Vnexpress.net)

 

 

Xem thêm

Chơi ném bóng vui lắm!

Tham gia các trò chơi cũng là một trong những hoạt động thường xuyên của người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Một trong những trò rất được các cụ yêu thích đó là trò ném bóng.

Trò ném bóng với các cụ

Trò chơi thường sẽ có sự canh tranh mới làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính và kích thích sự cố gắng, nỗ lực của các cụ. Thông thường các cụ sẽ được phân làm hai đội chơi. Luật chơi rất đơn giản đó là mỗi cụ sẽ ném những quả bóng nhựa vào trong giỏ đích. Đội nào ném được nhiều hơn thì đội đó chiến thắng và giành được nhiều quà hơn.
Trò chơi này kích thích vận động cả tay, chân và trí não nhưng đó là những vận động nhẹ nhàng nên rất tốt cho sức khỏe của người cao tuổi.

Mỗi thành viên của hai đội sẽ ném bóng vào rổ của đội mình

Khi được thông báo chơi trò chơi, các cụ nhà ta đều rất hào hứng, thích thú. Các cụ ai nấy đều cố gắng để ném bóng đúng vào rổ. Có những pha ném bóng đáng tiếc khi bóng đã chạm rổ nhưng lại rơi ở bên ngoài. Trò chơi có thể diễn ra làm 3 lượt hoặc nhiều hơn, sau đó sẽ tổng kết số bóng được ném vào giỏ của mỗi đội để xác định được đội chiến thắng.

Những trái bóng nhỏ với đủ màu sắc không chỉ là thứ đồ chơi thông dụng và dễ sử dụng mà còn được xem như những người bạn nhỏ của các cụ nữa. Thậm chí các cụ còn có thể hồi tưởng về những ngày tuổi thơ của mình được vui chơi bên trái bóng tròn và cảm thấy yêu đời hơn.

Các cụ tham gia trò ném bóng rất nhiệt tình

Hạnh phúc khi tham gia trò chơi

Mỗi khi có cụ chuẩn bị ném bóng, các bạn điều dưỡng cùng cổ vũ nhiệt tình, các cụ khác động viên để cụ tham gia trò chơi có thể phát huy được hết khả năng. Tham gia trò chơi các cụ bảo “chơi vui lắm”, “ trò này hay lắm”…với vẻ mặt rất phấn khởi.

Các cụ rất hào hứng tham gia trò chơi và gắng ném trúng bóng vào rổ

Trò chơi tuy đơn giản nhưng vừa sức và hợp với các cụ, giúp các cụ thoải mái, dễ chịu và vui vẻ hơn. Diên Hồng sẽ cố gắng tổ chức ngày càng nhiều trò chơi hay và bổ ích cho các cụ để những năm tháng an dưỡng tuổi già của các cụ là những ngày tuyệt vời nhất.

 

Xem thêm

Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão: Các cụ hạnh phúc, người ngoài lại thấy bất hạnh?

Vì sao các cụ trong viện dưỡng lão thấy hạnh phúc, người ngoài nhìn vào lại thấy bất hạnh? Đó là nghịch lý sinh ra từ định kiến. Và chính những người làm truyền thông đang tiếp tục tạo ra một định kiến kế tiếp cho xã hội.

Chúng tôi đến thăm nhiều cơ sở dưỡng lão tại Hà Nội. Những căn phòng được bố trí đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, ngăn nắp. Các cụ sống vui khỏe và được chăm sóc tận tình. Nhiều cụ kể, ngày tết không muốn về, chỉ muốn con cháu vào nhà dưỡng lão để vừa quây quần đoàn tụ vừa được sinh hoạt văn nghệ với những người bạn già.

Hình ảnh các cụ vui vẻ, hỏi han nhau trong Viện dưỡng lão

Chính truyền thông đang định kiến

Thế nhưng, mỗi dịp tết đến xuân về, báo chí, truyền thông thường khắc khoải những câu chuyện đầy nước mắt đằng sau nụ cười trong viện dưỡng lão.

Chuyện kể về những người già cô độc mỏi mắt ngóng trông con cháu, từ trong sâu thẳm ước ao một cái tết bên người thân. Đó là bi kịch xót lòng như anh em chối bỏ, đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ già yếu và kết cục là đưa vào viện dưỡng lão để “thoát nợ”.

Những góc khuất của đời sống này vẫn luôn tồn tại nhưng không phải là tất cả. Truyền thông đang phản ánh đúng nhưng không đủ, thiên lệch phản ánh những nỗi đau nhiều hơn là niềm vui trong viện dưỡng lão.

Vì sao người ở trong thấy hạnh phúc, người ngoài nhìn vào lại thấy bất hạnh? Đó chính là nghịch lý sinh ra từ định kiến. Nhiều người vẫn nhìn những trung tâm dưỡng lão bằng con mắt ác cảm. Phải chăng truyền thông cũng có một phần trách nhiệm trong chuyện này?

Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định, rõ ràng, truyền thông góp phần tác động đến nhìn nhận chung của xã hội về viện dưỡng lão. Tất cả mọi câu chuyện khi chỉ đưa một chiều sẽ tạo nhận thức sai lệch.

Chuyên gia này phân tích, câu chuyện về viện dưỡng lão nhiều khi vượt ra khỏi tầm hiểu biết và nhận thức của những người làm truyền thông. Chính bản thân họ đang bị áp đặt bởi những định kiến và thiên kiến của mình vào quá trình tác nghiệp. Tức là ngay từ đầu, người ta đã đặt ra bài toán làm phóng sự về nỗi cô đơn của người già ở viện dưỡng vào dịp tết để thức tỉnh những người con vô trách nhiệm.

Ngược lại, nếu đặt ra bài toán “Không biết ngày tết, những cụ trong viện dưỡng lão có suy nghĩ thế nào?” thì sẽ cho ra một đáp án hoàn toàn khác. Chính người làm truyền thông mới là những người phải thay đổi và gỡ bỏ thiên kiến của mình đầu tiên. Cần nhận thức được rằng chính truyền thông đang làm dày thêm định kiến và lại tiếp tục tạo ra một định kiến kế tiếp cho xã hội.

Đừng để “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”!

Theo chuyên gia Nguyễn Ngọc Long, để giải quyết vấn đề xã hội, biện pháp căn cơ nhất phải xuất phát từ một tổ chức xã hội. Và chính Hội Người cao tuổi cần phải nhận thức được sứ mệnh thay đổi định kiến.

Công chúng là đối tượng cuối cùng mà hội tác động. Những đối tượng cần tác động đầu tiên là những người có khả năng tạo ra ảnh hưởng. Đó chính là giới báo chí truyền thông, người làm quảng cáo, hoạt động nghệ thuật, làm luật…

Những buổi tập huấn của hội về người cao tuổi, truyền thông phải tham gia đầu tiên. Lúc đó, họ mới thay đổi định kiến và thay đổi thông qua tác phẩm truyền thông của mình rồi truyền tải đến công chúng.

Chuyên gia Ngọc Long kiến giải: “Hội Người cao tuổi phải nghiên cứu, khảo sát toàn diện các cơ sở dưỡng lão, tránh trường hợp “thầy bói xem voi”. Từ một nền tảng lý thuyết và cơ sở thực tiễn đúng, hướng dẫn truyền thông và giới nghệ thuật nên truyền bá thông điệp như thế nào, tránh trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Đừng để truyền thông bị đơn độc!”.

Theo Thảo Anh/Báo Lao động

Xem thêm