Những ngày qua, Jonathan Galindo đang là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội. Đó là một nhân vật có gương mặt kỳ dị như chú chó, cùng nụ cười ma mị, đáng sợ, với những nội dung đe dọa trẻ em, và những thử thách cực đoan, nguy hiểm.Nhưng sự ám ảnh tinh thần của Galindo không chỉ dừng lại ở những đứa trẻ, mà nó còn có thể tác động đến người già, vốn là những người tưởng như từng trải trong cuộc sống.Cách đây không lâu, tôi bàng hoàng khi nghe tin một cụ già độc thân người Nga, đã phải điều trị tâm lý vì những ám ảnh tinh thần, khi không may bắt gặp thử thách đó.Tôi bỗng nghĩ đến mẹ của mình. Ngày qua ngày, khi chúng tôi đi làm, bà vẫn lủi thủi cùng chiếc điện thoại và mạng xã hội. Tôi chợt nghĩ, liệu một ngày nào đó, mẹ tôi có trở thành nạn nhân của Galindo.Sau đó, tôi quyết định gửi mẹ tôi đến viện dưỡng lão, để bà có người bầu bạn và chăm sóc, nhưng lại không muốn mẹ con quá xa cách. Được đồng nghiệp giới thiệu, tôi biết đến dịch vụ chăm sóc bán trú của Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng. Buổi sáng, tôi đưa bà đến, và chiều đón về, như thế mỗi tối bà vẫn có thể ở nhà cùng chúng tôi.Vào dưỡng lão, mẹ tôi có thêm nhiều bạn bè. Không những thế, bà còn được tham gia những trò chơi bổ ích, cùng ngâm thơ, cùng đố vui, được trở thành “Vận động viên” trong kỳ thi thể dục thể thao cho người già và được xem những buổi ca nhạc, ảo thuật mà trước đây bà chỉ nhìn thấy trên mạng.Galindo không đáng sợ vì nó chỉ là một nhân vật do con người tạo ra. Thứ đáng sợ là nỗi cô đơn, ám ảnh mà người già phải đối mặt trong thời đại 4.0, giữa cuộc sống hối hả, dồn dập. Tôi thầm cảm ơn Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, vì họ không chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, mà đó còn là nơi kẻ ám ảnh tinh thần Galindo không bao giờ tới được.424Số người tiếp cận được53Lượt tương tácQuảng cáo bài viết
Giữa ngày hè oi ả, các cô trò của trường mầm non Ánh Dương (Thường Tín) đã không quản đường xá xa xôi tới thăm các cụ Diên Hồng 1. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng chứa đựng biết bao tình cảm trân trọng, yêu quý dành cho Diên Hồng.
Một bữa liên hoan nhỏ giúp các bé và các cụ được gần nhau hơn, được trò chuyện, được yêu thương như những đứa cháu trong gia đình.
Các cô và các bé mang đến cho các cụ những lời ca, tiếng hát vui nhộn đáng yêu. Những bài thơ chớm thuộc, cùng cái giọng ngọng ngọng mới đáng yêu làm sao.
Không những thế các bé còn xoa bóp chân tay, trò chuyện cùng các cụ
Trong căn phòng nhỏ bà Hồng cùng điều dưỡng đang thu dọn nốt mấy đồ vào chiếc vali sờn màu. Sau hơn một tháng ở tại Diên Hồng, hôm nay bà trở về nhà cùng gia đình. Bà cười hiền từ, cũng không quên an ủi “Yên tâm bà về rồi bà lại vào với mấy đứa”.
Bà Đặng Thị Hồng ( 92 tuổi), sinh ra và lớn lên tại
Ninh Bình, sau đó lấy chồng về Hà Nội. Hiện tại bà đang ở cùng vợ chồng cô con
gái – đứa con duy nhất của bà. Tuy đã đến cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng bà
vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Chiều nào bà cũng ngồi trên chiếc giường của mình,
kéo hờ tấm rèm cửa và ngồi đọc sách. “Sách nào bà cũng đọc, thi thoảng đọc
kinh, lúc lại đọc truyện rồi báo”.
Nhớ hè năm ngoái bà cũng từng vào trung tâm ở 1 tuần vì con gái đi du lịch. Năm nay bà cũng vào Diên Hồng ở 3 ngày. Nhưng bà quyết định ở tiếp 1 tháng để châm cứu và vì bà thích nơi này, “Nơi này mang đến cho bà cảm giác ấm cúng thân thuộc như ở nhà”.
Bà cười cười: “Ở Diên Hồng có quá nhiều điều khiến
bà say mê”. Sau khi ăn sáng xong thì các bà trong phòng lại í ới gọi nhau đi tập
thể dục, phục hồi chức năng rồi châm cứu. Bà bị thấp khớp từ nhiều năm về trước,
mỗi sớm thức dậy là không nhấc được chân, cảm giác tê bì khắp người. Sau khi
vào Diên Hồng bà được châm cứu, tuy không thể khỏi nhưng cũng đỡ hơn, bà bảo
cũng chỉ mong được thế thôi.
Tối đến thì các cụ trong phòng lại ngồi bên nhau xem
chương trình ti vi. Có hôm mải xem phim gần 9h mới xong, thế là các bà lại giục
giã nhau đi ngủ hệt như những chị em trong gia đình.
Bà còn khen đồ ăn ở Diên Hồng ngon, hợp khẩu vị. Bà
bị bệnh phải kiêng nhiều đồ ăn, nhưng ở cùng với con cháu nên không thể kiêng
khem được. Còn ở Diên Hồng mỗi cụ có một khẩu phần ăn riêng, phù hợp với sức khỏe
và tình trạng bệnh lý.
Vào đây được gặp gỡ các ông bà, các cháu nhân viên,
lâu dần tình cảm như người một nhà. Có lần gia đình vào thăm gửi cả quà bánh,
thế là các cụ lại chia nhau, mỗi người vài ba cái bánh, cái trái rồi ngồi nhâm
nhi trò chuyện rôm rả, chốc chốc lại cười rộ lên.
Trong lúc chờ con gái đến đón, bà Quế bước vội qua
giường bà Hồng bịn rịn chia tay. Các bà cũng không quên dặn dò nhau phải ăn uống
điều độ, giữ sức khỏe, khi nào rảnh là vào thăm nhau.
“Lần này về sẽ bàn với con gái để bà vào đây ở luôn.
Ngày trước con gái cũng bảo, nếu mẹ thích thì sẽ gửi mẹ vào Diên Hồng nữa” Bà
chia sẻ.
Chiếc xe chậm dần rồi đỗ xịch trước cửa trung tâm.
Cô con gái với dáng người cao cao bước xuống xe đón bà về nhà. Hai bà nhìn nhau
rồi gật đầu, cái gật đầu như thay lời hứa hẹn ngày trở lại.
Ngày nay định kiến xã hội về các trung tâm chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi đã có phần thoáng hơn, các mô hình chăm sóc cũng được nhân
rộng. Một bộ phận không nhỏ trung niên và người già có kế hoạch chuẩn bị trước cho
tương lai và tìm hiểu các viện dưỡng lão. Với kinh nghiệm nhiều năm chăm sóc,
trung tâm dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ, giải đáp một số câu hỏi thường gặp của
khách hàng.
Những
đối tượng nào được vào viện dưỡng lão?
Câu hỏi mà khách hàng quan tâm hàng đầu là người
thân của họ có đủ điều kiện để vào viện dưỡng lão không?
Hiện nay người cao tuổi tại Diên Hồng có 3 nhóm đối
tượng chính: Thứ nhất người cao tuổi khỏe mạnh nhưng muốn vào dưỡng lão tham
gia cộng đồng người già hạnh phúc. Thứ hai người cao tuổi có con cháu, người thân
đi làm ăn xa, bên nước ngoài. Và cuối cùng là người cao tuổi bị tai biến, mắc
các bệnh lý tuổi già như suy giảm trí nhớ, loạn thần, không thể tự phục vụ các
sinh hoạt cá nhân.
Vậy những đối tượng được vào viện dưỡng lão bao gồm:
– Người khỏe mạnh, hoặc già yếu trên 50 tuổi
– Những người khuyết tật, suy
giảm trí nhớ, loạn thần tuổi già
– Và không mắc các bệnh truyền nhiễm
Địa điểm, vị trí viện dưỡng lão ở đâu?
Viện dưỡng lão đó có gần gia đình của mình không? Có tiện đường
xe cộ đi lại không? Có gần bệnh viện, trung tâm mua sắm hoặc khu giao lưu buôn
bán không? Có không gian sạch sẽ, thoáng mát không?
Hai cơ sở của Diên Hồng đều ở rìa ngoại thành Hà Nội nên có bầu không khí mát mẻ, thoáng đãng, lại gần với đường lớn, có các tuyến xe bus chạy qua nên rất thuận tiện cho việc đi lại thăm nom.
Cả hai cơ sở cũng gần các viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Hà
Đông, Bệnh viện Quân đội 103 và cạnh các khu mua sắm, chợ quê. Một số cụ khỏe
thường thích tự mình đi chợ mua sắm, lúc mua hộp sữa khi thì gói bánh về nhâm
nhi. Có cụ còn đi gội đầu làm tóc xinh đẹp.
Muốn đến Diên Hồng thì đi như thế nào?
Cơ sở 1: U07 – L16, KĐT Đô Nghĩa, đường Lê Văn Lương kéo dài, Phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội.
Tuyến xe bus chạy qua: Tuyến 105: Khu đô thị Đô Nghĩa – Cầu Giấy. Điểm dừng Yên Lộ, cách trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 300m.
Chi phí và các dịch vụ mà người cao tuổi được hưởng?
Một vấn đề nữa được
khách hàng rất quan tâm đó là chi phí.
Chi phí cho một cụ khỏe mạnh, tự phục vụ tại Diên Hồng ở phòng tập thể (6-8 người) là 7.200.000đ/tháng, người cao tuổi sẽ được sử dụng các dịch vụ:
Chỗ ở tiện nghi: Giường, tủ, ti vi, điều hòa, phòng vệ sinh khép kín có bình nóng lạnh.
Đảm bảo về dinh dưỡng: Chế độ ăn cho người cao tuổi tại trung tâm ngày 4 bữa: Sáng, trưa, bữa phụ chiều và tối. Trung tâm có đầu bếp riêng, chuẩn bị các bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe bệnh lý và sở thích của người cao tuổi.
Chăm lo về y tế: Ngoài việc kiểm tra các chỉ số sức khỏe như huyết áp, đường huyết, cho các cụ uống thuốc thì hằng ngày điều dưỡng sẽ xoa bóp giúp các cụ được thư giãn.
Tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể như các trò chơi trong nhà, làm đồ thủ công, nghe nhạc, xem phim, đi dạo
Trường hợp người cao tuổi không tự phục vụ được, cần hỗ trợ về nhu cầu cơ bản như cho ăn, tắm rửa, vệ sinh,…thì sẽ có các mức phí hỗ trợ cụ thể. Xem chi tiết tại đây
Ngoài lựa chọn ở toàn thời gian và dài hạn ở Trung tâm, người cao tuổi cũng có thể lựa chọn dịch vụ ở ngắn ngày hoặc ở bán trú (Sáng đi, tối về) với mức giá 250.000đ/1 ngày (ở bán trú) và 450.000đ/1 ngày (ở dưới 1 tháng) áp dụng với các cụ ở phòng tập thể.
Khi vào viện dưỡng lão cần mang theo
những gì?
Đây là câu hỏi hay gặp nhất đối với khách hàng chuẩn bị vào
trung tâm.
Với Diên Hồng, khi vào trung tâm cần có đầy đủ giấy tờ thủ tục
sau:
– Có người thân bảo lãnh
– Sổ hộ khẩu gia đình của người đứng ra bảo lãnh (bản photocopy)
– Chứng minh nhân dân của cụ và người đứng ra bảo lãnh (bản
photocopy)
– Hồ sơ bệnh án (Nếu có)
– Và ký quỹ 10 triệu đồng.
Ngoài ra khi nhập trung tâm người cao tuổi chỉ cần mang quần áo,
thuốc men. Tất cả đồ dùng cá nhân: Chăn, ga, gối, khăn mặt, bàn chải,… đều đã
được trung tâm chuẩn bị đầy đủ, tươm tất.
Hy vọng những thông tin mà Diên Hồng cung cấp sẽ giúp cho khách hàng hiểu hơn về viện dưỡng lão. Từ đó tìm được địa chỉ phù hợp, tin cậy để gửi gắm người thân của mình.
Vào một ngày giữa tháng 6, khi cái nắng vẫn còn bủa vây,
nhưng vẫn không thể cản được lòng yêu mến người già của các bạn sinh viên và
các cô chú trong ban nhạc Anh Em. Ngày 6/6/2020, tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
cơ sở 2, đã diễn ra buổi giao lưu văn nghệ với nhiều niềm vui và kỷ niệm.
Tuy các cô chú đã ở độ tuổi trung niên, nhưng vẫn còn dẻo
dai, giọng hát vẫn đầy nội lực và hào sảng. Các cụ như thả hồn mình vào trong
điệu nhạc du dương, sâu lắng.
Chú Thông (Trưởng câu lạc bộ Anh Em) cho biết: “Được mang những
lời ca, tiếng hát của mình đến cho người già là niềm vinh hanh của các cô chú,
thấy các cụ vui thì cô chú cũng hạnh phúc”
Với sức trẻ của các bạn sinh viên lại mang đến cho các cụ một làn gió mới, một sức sống trẻ, khỏe, yêu
đời.
Các bạn vừa trò chuyên, vừa xoa bóp chân tay cho các cụ, thi
thoảng ghé đầu tựa vào ông bà, như chính ông bà của mình vậy.
“Nhìn các ông bà, em lại nhớ tới ông bà của mình, em cũng đã
từng được âu yếm trong vòng tay ấm áp ấy. Nhưng bây giờ, em chỉ có thể gửi gắm
tình cảm của mình qua các công bà trong Diên Hồng, như một phần mất mát của em”,
bạn Ly, sinh viên trường Đại học Đại Nam chia sẻ.
Chắc hẳn rằng, đây là sẽ một kỷ niệm đáng nhớ của các cụ, của
các cô chú trong Câu lạc bộ và của các bạn sinh viên.
Hạnh phúc chẳng cần tìm kiếm đâu xa, vì hạnh phúc do chính
chúng ta tạo ra.
Khi về già người cao tuổi cần được chăm sóc một cách đặc biệt và cẩn thận. Tuy nhiên không phải khi nào bạn cũng có thể ở bên cạnh bố mẹ, ông bà mình thường xuyên. Đặc biệt là trong những chuyến công tác dài ngày, đi du lịch, hay những lúc gặp vấn đề với giúp việc như chưa tìm được giúp việc, giúp việc về quê, thậm chí sửa nhà, chuyển nhà. Lúc này dịch vụ chăm sóc ngắn ngày tại trung tâm dưỡng lão sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất để bạn có thể yên tâm công tác làm việc nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho người thân.
Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày bao gồm những gì?
Đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi người, hiện nay tại các trung tâm dưỡng lão
đã và đang cung cấp dịch vụ chăm sóc ngắn ngày mang lại sự tiện lợi và yên tâm
đến mọi người. Dịch vụ này thích hợp với những gia đình không có điều kiện và
thời gian chăm sóc cho người già trong thời gian ngắn từ vài ngày đến vài tuần.
Dịch vụ cũng mang đến cho bạn giải pháp chăm sóc tốt nhất với chất lượng hoàn hảo. Bạn sẽ không cần phải quá lo lắng khi gửi gắm người thân. Bởi lẽ ở đây có rất nhiều người cùng lứa tuổi, họ có người bầu bạn, được tham gia các hoạt động chung vô cùng bổ ích. Nhờ vậy mà có thể xua tan đi những mệt mỏi hàng ngày.
Đặc biệt dịch vụ chăm sóc ngắn ngày vẫn sẽ được hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc
như đối với những người ở dài ngày như y tế, ăn uống, vui chơi. Chế độ chăm sóc
đặc biệt cùng đội ngũ nhân viên trách nhiệm, nhiệt tình sẽ giúp bạn yên tâm hơn
về mọi thứ. Chính vì vậy mà đây cũng là một trong những dịch vụ được nhiều
người sử dụng lựa chọn nhất trong những năm gần đây.
Sử dụng dịch vụ chăm sóc ngắn ngày ở đâu tốt nhất?
Khi lựa chọn trung tâm dưỡng lão, điều khiến người dùng băn khoăn nhất là
tìm được một địa chỉ tin cậy với chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý. Trung
tâm dưỡng lão Diên Hồng là một cái tên quen thuộc đối với nhiều người khi có
nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc ngắn ngày, dài ngày cho người già.
Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực và tiếp nhận
rất nhiều trường hợp có nhu cầu chăm sóc ngắn ngày, dài ngày. Chất lượng dịch
vụ của trung tâm được người dùng đánh giá rất tốt. Đây cũng là đơn vị hàng đầu
trong việc chăm sóc sức khỏe người già hiện nay. Đội ngũ nhân viên được đào tạo
bài bản, có tâm và có trách nhiệm sẽ mang đến cho người thân của bạn cảm giác
gần gũi, an toàn nhất.
Hãy liên hệ với trung tâm dưỡng lão Diên Hồng ngay hôm nay để được chúng tôi
tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Sự hài lòng của khách hàng chính là
câu trả lời cho chất lượng của trung tâm trong suốt những năm qua.
Bà Sinh lớn hơn bà Dành một tuổi nhưng lúc nào
cũng gọi bạn bằng tên thân thiết là chị Dành Dành. Đáp lại, bà Dành cũng đặt
biệt danh cho người bạn già là em Sinh “xinh”.
Tạo dáng vui nhộn trong bộ hình đang được chia sẻ trên mạng, đôi
bạn thân là bà Dành (83 tuổi, áo đỏ) và bà Sinh (84 tuổi, áo xanh) thu hút sự
chú ý, nhận nhiều lời khen từ mọi người. Không ít bạn trẻ bày tỏ sự ngưỡng mộ,
có phần ghen tỵ với tình bạn thắm thiết.
Hai bà hiện cùng sống tại Trung tâm dưỡng lão Diên
Hồng, Hà Nội. Bà Sinh được mọi người biết đến là người vui vẻ, hài hước và hay
làm thơ. Bà thường có những lời khen đáng yêu tặng mọi người, kiểu như “Đợt này
U thấy con lên cân, nhưng lúc nào con cũng xinh đẹp vui vẻ hay cười” hay “Hình như
con hơi thấp nhưng thế này lại nhỏ nhắn, xinh xắn”.
Bà Dành vào Diên Hồng từ những ngày cận Tết.
Bà chia sẻ “Hồi còn trẻ bà đã có suy nghĩ sau này già sẽ vào viện dưỡng lão ở,
nên khi có vấn đề về sức khỏe, hai ông bà liền dọn vào ở luôn”.
“Bà Sinh ở tầng 2
còn bà Dành lại ở tầng 6. Đợt dịch bệnh vừa rồi, trung tâm có tổ chức các hoạt
động tập thể trong nhà nên hai bà có cơ hội gặp nhau. Thế rồi ngày nào họ cũng
qua phòng để trò chuyện, từ đó trở nên thân thiết”, Chị Hà – nhân viên
trung tâm – nói với Zing.
Đôi bạn hợp nhau vì tính cách đều vui vẻ,
phóng khoáng. Bà Sinh rất ngưỡng mộ bà Dành vì người bạn mới quen có tư tưởng
đổi mới, hiện đại. Vì thế Bà Sinh lớn hơn bà Dành một tuổi nhưng lúc nào cũng
gọi bạn bằng tên thân thiết là chị Dành Dành. Đáp lại, bà Dành cũng đặt biệt
danh cho người bạn già là em Sinh “xinh”.
Nói về ý tưởng của bộ hình vui nhộn, chị Hà
cho hay trong một lần trò chuyện, hai bà vô tình biết được gần trung tâm có
ngôi chùa cổ Bối Khê nên đề nghị muốn chụp ảnh kỷ niệm ở đó.
Muốn thực hiện mong muốn của hai cụ, trung tâm
cử người đi tiền trạm. “Sau mấy hôm suy đi tính lại, chúng tôi quyết định
mua một bó sen trắng và đưa các cụ ra chùa cổ chụp hình. Được biết sẽ đi chụp
ảnh thì hai bà hào hứng, phấn khởi lắm”, chị Hà kể.
Buổi sáng trước khi đi, bà Dành vừa ăn sáng
vừa loay hoay chuẩn bị đồ. Bà luôn miệng hỏi “Bà mang cái áo dài này để đi
chụp nhé?”, “Bà mặc bộ bà ba này được không, con thấy màu vàng hay
màu đỏ đẹp hơn?”, “Bà đi đôi dép này hợp chứ?”.
Còn bà Sinh thì hồi hộp nên cứ đi ra đi vào,
lát lại hỏi bao giờ đi chụp ảnh thế con. Bà còn nhờ bạn nhân viên đưa đi làm
tóc, bà bảo “phải xinh đẹp để đi chụp ảnh”.
Bà Sinh đi lại hơi khó khăn nên hay bị mệt,
nhưng mỗi lần mệt bà lại tự động viên mình cố lên vì chụp ảnh đẹp để còn khoe
với con cháu nữa.
Bà tình cảm lắm, bà bảo thương mấy bạn nhân
viên chụp ảnh cho bà, vừa phải chỉnh dáng, vừa lăn lê chụp để có những bức ảnh
đẹp. Hai bà còn động viên nhau cười tươi lên để các cháu chụp, thi thoảng lại
nghe hai bà thì thầm “Hai chị em mình cùng cười nào, hai chị em mình cùng cười
nào”.
Sau khi bộ ảnh đăng lên, nhận nhiều lời khen
ngợi, hai bà đều thích thú. Được đọc cho nghe những bình luận nói “Các bà
xinh đẹp quá”, “Yêu hai bà ghê”, “Các cụ thật ngầu”
thì bà cười phá lên sung sướng. Bà Sinh còn bảo là hai bà già Khốt – ta – bít. Hai cụ cũng gửi lời cảm ơn đến tình cảm yêu
quý mà mọi người dành cho mình.
Vào ngày 20/5/2020, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng vô cùng vinh dự khi được đón tiếp và tổ chức giao lưu gặp mặt các Viện dưỡng lão tại khu vực Hà Nội.
Buổi gặp gỡ diễn ra trong không khí thân thiện, gần gũi với sự góp mặt của các trung tâm chăm sóc người cao tuổi như: Thiên Đức, ALH, Tâm Phúc, Nhân Ái, Trung tâm bảo trợ số 3 Hà Nội. Và đặc biệt có sự tham gia của đại diện Tổng cục Dân số. Đây là dịp để các Viện cùng giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Các viện dưỡng lão cùng chia sẻ những điểm mạnh và hạn chế của nhau, từ đó cải thiện chất lượng chăm sóc người cao tuổi nói riêng, và cải thiện ngành dưỡng lão Việt Nam nói chung.
Nhân dịp này, đại diện của các viện dưỡng lão cùng đi thăm quan cơ sở vật chất và chăm sóc người cao tuổi tại Diên Hồng.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, với người
cao tuổi sức khỏe lại càng quan trọng hơn. Hiểu được điều đó, hằng năm trung
tâm dưỡng lão Diên Hồng đều tổ chức Olympic sân chơi thể thao dành riêng cho
người cao tuổi.
Olympic không chỉ là dịp để người cao tuổi vui chơi, thử thách với những điều mới mẻ mà còn là dịp để người cao tuổi vượt lên chính mình và gắn kết mọi người lại gần nhau hơn.
Năm nay Olympic Diên Hồng được tổ chức
tại 2 cơ sở và thu hút sự tham gia của rất nhiều người cao tuổi.
Phần thi đầu tiên
là đua xe phối hợp. Khi nhắc đến đua xe
chúng ta hay nghĩ đến đường đua lắt léo và những tay đua chuyên nghiệp. Nhưng
tại Diên Hồng, đua xe lại dễ thương và đáng yêu hơn nhiều. Phần thi được thực
hiện bằng những mô hình ô tô handmade. Mỗi đội sẽ có 2 người cao
tuổi hoặc người cao tuổi và điều dưỡng hỗ trợ. Phần thi đòi hỏi sự phối hợp ăn
ý và khéo léo để vượt qua các chướng ngại vật.
Bà Vân chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên bà tham gia một cuộc thi, khi tiếng còi trọng tài cất lên là bà cứ thế đi, đi một mạch đến đích. Cảm giác vỡ òa vui sướng mà trước nay chưa có”
Tiếp đến
phần thi thứ 2 là ném đĩa, có thể đây là điều dễ dàng với nhiều người, nhưng
với người cao tuổi thì đó là cả sự nỗ lực.
Trong phần
thi này, Olympic Diên Hồng 2020 còn được chào đón
một vận động viên ngoại quốc đến từ xứ sở Kim Chi, đó là ông Kwon Sang Soo.
Bằng sự chuyên nghiệp của mình, ông đã bỏ xa các đối thủ và giành được huy chương
vàng cho mình.
Phần thi gay cấn và hồi hộp không kém là ném bóng vào rổ. Phần thi này cũng đòi hỏi sự kết hợp ăn ý giữa
người cao tuổi và điều dưỡng viên. Người cao tuổi sẽ ném bóng còn điều dưỡng
viên sẽ hứng. Phần thi này có chút gian lận nhỏ nhưng mang lại nhiều niềm vui,
tiếng cười cho người cao tuổi, thì gian lận một chút cũng không sao.
Phần thi đá bóng theo
phong cách người cao tuổi. Các cụ sẽ không phải rượt bóng trên sân như chúng ta
vẫn thấy, mà người cao tuổi sẽ đứng trước gôn một khoảng nhất định sau đó đá
bóng vào “lưới”.
Ông Ấn là người đầu tiên tham gia thi đấu nên
ông khá hồi hộp dẫn đến đường bóng không chính xác và không đạt kết quả cao.
Ông cũng lấy làm tiếc nhưng đó là sự trải nghiệm mới mẻ và ông cũng đã nỗ lực để
vượt lên chính mình.
Cuối cùng là phần thi
vượt chướng ngại vật, đây là phần thi dành cho các ông bà khỏe mạnh. Bằng sự
khéo léo của mình, người cao tuổi đã vượt qua các chướng ngại vật và cùng với
người đồng đội của mình, giơ cao lá cờ chiến thắng.
Bà Diễm và bà Tuyết
vô cùng xuất sắc khi trở thành đội thắng cuộc, giây phút hai bà nâng cao chiếc
cúp vô địch mới tự hào và hãnh diện biết bao.
“Đây là lần đầu tiên
bà tham gia một chương trình vui, bổ ích như vậy. Nhưng bà vẫn còn rụt rè và e
ngại, nếu có lần sau bà sẽ tham gia nhiệt tình hơn”, Bà Biển chia sẻ.
Tinh thần thể dục thể
thao của người cao tuổi vẫn còn rực cháy vậy thì người trẻ chúng ta, khi mà sức
khỏe vẫn dồi dào thì hãy biết trân quý và rèn luyện hơn nữa., hãy như các ông
bà trong Diên Hồng.
Có
thể mọi người cảm thấy lạ lẫm khi nghe đến “Ngày của Mẹ”. Và cũng có
nhiều nguồn gốc ra đời kể về ngày đó. Nhưng thực tế ngày của Mẹ không có ngày
cố định cụ thể, và sẽ quy ước lấy ngày chủ nhật thứ 2 của tháng năm là ngày của
Mẹ, năm nay sẽ là ngày 10/5.
Nhân
dịp ngày của Mẹ, Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng cũng làm một cầu nối nhỏ cho các
gia đình. Đó có thể là những người con ở phương xa lâu ngày không được về thăm
mẹ, hay đơn thuần là những lời yêu thương muốn gửi đến cho người mẹ yêu dấu của
mình. Vì vậy sáng sớm ngày 10/5, tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, đã diễn ra
chương trình tri ân, giành cho những người mẹ đang an dưỡng tại Viện.
Tham gia buổi lễ, các gia đình không chỉ được trò chuyện với nhau,
mà còn được tham gia thử thách thú vị.
Các gia đình tại cơ sở 1, sẽ tham gia thử thách đi dạo chậm. Thử
thách là dịp để các thành viên được bên nhau lâu hơn, được hiểu nhau hơn.
Còn tại Diên Hồng cơ sở 2, các cụ và gia đình sẽ tham gia một phần thi cắt dán tranh, mỗi thành viên là một bàn tay, tựa như tình cảm gia đình khăng khít, và cùng với đó là lời chúc cho người mẹ, người bà của mình.
Không những thế trong buổi giao lưu, còn có các tiết mục văn nghệ
đến từ các bạn nhân viên, và gia đình.
Chú Dũng, con bà Hỹ, chia sẻ: “Thật tuyệt vời khi trung tâm có những
hoạt động như thế, không chỉ quan tâm đến sức khỏe người cao tuổi, mà còn chăm
lo đến tinh thần của cả các cụ và gia đình”.
Buổi lễ diễn ra trong không khí đầm ấp, sum vầy.
Tôi chợt nhớ đến câu: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời
lòng mẹ vẫn theo con”. Thật không có gì quý bằng tình cảm gia đình, thứ tình cảm
thiêng liêng, cao cả.