Dù bệnh tật, ốm đau, dù mỗi người một câu chuyện, nhưng các cụ vẫn ánh lên nét tươi vui bình dị cùng cúc họa mi cuối vụ.
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau rầm rộ về bộ ảnh ‘Tình bạn già U90 bên cúc họa mi’ của hai cụ Vũ Thị Yên và Lê Thị Thịnh đến từ Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội).
Tuy nhiên, trong lúc ‘cơn sốt’ tình bạn già chưa ngừng giảm thì loạt ảnh ghi lại những khoảnh khắc yêu đời, vui tươi của các cụ bà bên cúc họa mi cuối vụ, lại một lần nữa khiến người xem xúc động và ngưỡng mộ.
Không còn minh mẫn, cũng chẳng đủ sức khỏe như hồi còn xuân, các cụ chọn trung tâm dưỡng lão là nơi gắn bó tuổi già. Ở đó, các cụ không được sống gần con cháu, không được chăm sóc bởi tình cảm gia đình. Nhưng đổi lại, các cụ nhận được sự quan tâm, chở che từ các nhân viên điều dưỡng, nhận được sự sưởi ấm dù là yếu ớt từ những người bạn già đồng cảnh ngộ.
Dù đã ngoài 80, 90 tuổi, nhưng khi vừa được các nhân viên ngỏ ý chụp ảnh cùng cúc họa mi, các cụ ở trung tâm đã ngay lập tức đồng ý và hào hứng. Bởi đó là cách mà các cụ tận hưởng cuộc sống, là cách mà các cụ lan tỏa tình niềm tin yêu cuộc sống đến mọi người.
Nhìn hình ảnh các cụ cười, các cụ yêu đời tạo dáng bên cúc họa mi, các cụ khoác tay nhau đi qua những khoảng thời gian gần cuối của cuộc đời, nhiều bạn trẻ không ngừng xúc động và ngưỡng mộ. Bởi lẽ, thời đại @, con người ngày càng ít giao tiếp với nhau. Họ thầm tự hỏi rằng, liệu ai sẽ là người bạn đi cùng mình đến cuối cuộc đời?
Nhân dịp kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (21/9/2014 – 21/9/2020)
Tôi là Đinh Đức Lâm (75 tuổi), Thương binh loại ¾. Là Hiệu
trưởng trường Phổ thông cấp 2 , đã về nghỉ hưu, quê ở Tiên động, Tứ Kỳ, Hải Dương.
Do tôi có chút biến cố về sức khỏe nên các con đã động viên, mời cả hai bố mẹ đi nghỉ dưỡng vài tháng tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, Hà Nội để có người chăm sóc hàng ngày, đến nay đã gần 2 tháng (Từ ngày 5/7/2020). Dự kiến vợ chồng tôi sẽ ở đây hết tháng 9/2020, khi thể lực và tinh thần đã khỏe mạnh trở lại thì sẽ trở về quê hương. Đây đúng như là một chuyến đi nghỉ dưỡng dài ngày rất phù hợp dành cho những người già như chúng tôi những khi cần thiết và con cái có điều kiện về tài chính.
Khu nhà nghỉ dưỡng cao 6 tầng với mấy chục phòng, được xây dựng
nguy nga trên một khu đất rộng mênh mông, thoáng mát và yên tĩnh, xa đường quốc
lộ. Nơi đây rất phù hợp với người già cần tĩnh mịch trong lành.
Với dòng khẩu hiệu được thêu dệt tinh tế trên tường ở sảnh tầng
1: “Dưỡng lão Diên Hồng, Chăm như chăm người thân”, thật cảm động về tình người.
Một tình cảm từ tâm huyết của người lãnh đạo trung tâm.
Trước hết, tôi thấy hài lòng về sự sắp xếp khoa học của tất cả
các phòng nghỉ cho người già. Phòng nào cũng ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Từ
giường nằm đến tủ quần áo, tủ lạnh, điều hòa, nóng lạnh đều được trang bị đầy đủ,
rất thuận tiện cho người cao tuổi sử dụng. Điều nổi bật ở nơi đây, là đội ngũ
cán bộ nhân viên đều đáng trân trọng. Họ đều trẻ trung, tươi đẹp. Họ làm việc
thật say sưa, tự giác cao và nề nếp. Họ kính trọng người già như kính trọng ông
bà, bố mẹ mình vậy.
Tôi bị bệnh liệt dây thần kinh số 7, nên mỗi ngày đều phải
châm cứu một lần. Có ngày là y sỹ Kim Quy châm cứu, đó là một y sỹ giàu kinh
nghiệm, làm việc thận trọng, đáng khen ngợi. Có ngày thì bác sỹ Trần Thị Hoa
châm cứu. Đó là một bác sỹ trẻ mới ra trường nhưng rất có trách nhiệm khi làm
việc và có chuyên môn cao. Tôi thấy rất thoải mái sau mỗi lần được bác sỹ châm
cứu và bấm huyệt. Không những thế, hằng ngày tôi được điều dưỡng viên xoa bóp
chân tay, giúp cơ thể dễ chịu. Tôi thầm cảm ơn các cháu điều dưỡng viên như
cháu: Nguyễn Thị Hoa, cháu Dương Văn Quý, cháu Huyền, cháu Thúy, cháu Chinh,
cháu Huấn,….Ngoài ra nhiều cháu điều dưỡng không trực tiếp chăm sóc nhưng vẫn rất
quan tâm, chăm lo tới sức khỏe như cháu Đào Quang Đức, điều dưỡng trưởng, cháu
Lê Quang Trọng, điều dưỡng của Trung tâm,…
Ở Trung tâm còn có nhiều hoạt động phong phú. Cứ 1 đến 2 tuần
lại tổ chức một chuyên đề cho cho người già. Như chuyên đề “Thơ ca”, để khai
thác năng khiếu làm thơ của các cụ. Hay chuyên đề về “nàng dâu mẹ chồng” có tác dụng giáo dục cho các cháu nhân viên nữ
trong việc ứng xử với mẹ chồng. Người chỉ đạo các chuyên đề là Ngân và Hà, hai
cháu rất xinh xắn và năng động.
Trung tâm còn tổ chức cuộc thi hoa khôi, nam vương, thi vấn
đáp bốc thăm và trả lời các câu hỏi trong cuộc thi. Nhiều câu hỏi có ý nghĩa được
các nhân viên trả lời sống động được Ban giám khảo nhận xét đánh giá cho điểm
cao. Tiêu biểu là cháu Trần Thị Chinh, cơ sở 2 và Ngô Duy Phúc cơ sở 1.
Về sinh hoạt hằng ngày, ngày 3 bữa là những bữa cơm tươi sốt được ban hậu cần khéo tay chuẩn bị, đảm bảo sức khỏe cho hơn trăm cụ ở đây. Mấy chục phòng của Trung tâm, ngày ngày được các cô nhân viên vệ sinh, lau chùi sạch bóng thơm mát, làm các cụ rất hài lòng.
Để gặp được người lãnh đạo của Trung tâm không khó, tôi đã gặp
được Tổng giám đốc Đỗ Trần Hồ Thắng, một lãnh đạo trẻ trung, thanh nhã. Qua tiếp
xúc tôi thấy anh như một bác sỹ thực thụ, anh am hiểu về chuyên môn. Tìm hiểu
ra thì được biết anh đã có nhiều chuyên môn về dược lý, bệnh học. Tôi cảm phục
và đã tâm sự với Tổng giám đốc nhiều điều.
Hai Phó tổng Trần Thị Thúy Nga và Hoàng Thị Thu Ngân là người
xinh xắn, dễ gần, cởi mở, hòa đồng với cán bộ nhân viên. Rồi đến trưởng phòng
kinh doanh Lan Anh, trẻ trung, xinh đẹp, làm việc tận tụy.
Ở trung tâm còn tổ chức sinh nhật cho các cụ, có bánh kẹo
liên hoan và đại diện lãnh đạo Trung tâm có những lời chúc tốt đẹp. Đó là nguồn
động viên lớn cho các cụ phấn khởi, vui vẻ, như sống bên các con cháu ruột thịt
của mình.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng có nhiều điểm sáng, và rất cần
các cấp lãnh đạo từ quận huyện đến thành phố quan tâm, tạo điều kiện cho trung
tâm được phát triển hơn nữa, góp phần vào việc chăm sóc người già. Mô hình hoạt
động này mang tính nhân văn sâu sắc nên cần được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.
Tôi trân trọng cảm ơn Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng đã giúp
tôi sau vài tháng khôi phục được sức khỏe ngày một tốt hơn, mặc dù đã 75 tuổi.
Tôi chân thành chúc Ban lãnh đạo và Cán bộ nhân viên Trung
tâm ngày càng mạnh khỏe, phát triển bền vững.
Ai bảo già là không sướng? Già vẫn có cái sướng kiểu
già, sướng nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe thì cứ sướng thôi..
Về già, khi “con ma” vật chất, cơm áo gạo tiền không
còn ám nữa, người già cũng bớt lo âu, sống thoải mái hơn. Khi đó, người già có
thể làm những điều mình thích, đi đến những nơi mình muốn, và cùng nhau tận hưởng
vui thú cuộc sống. Hồi trẻ không dám hát vì sợ hát dở, nhưng đến già thì hay dở
cũng cứ ca lên cho đời thêm vui sướng. Xem văn nghệ cũng thích nhưng tự làm văn
nghệ còn sướng hơn.
Người già cũng như lớp trẻ vậy, cũng thích giao lưu,
gặp gỡ bạn bè. Nên mỗi khi chiều về dưới gốc đa hay dưới những gánh hàng nước lại
thấy tốp ba tốp bảy các cụ. Tốp này thì chè nước, nói chuyện rôm rả, Tốp kia
thì chơi cờ, trầm ngâm suy nghĩ. Hay những lúc người già muốn “bỏ nhà” đi chơi
thì rủ nhau dã ngoại, dưới những thảm cỏ xanh ngắt và tiếng chim ca, nhắm mắt lại
rồi hòa mình vào thiên nhiên. Cuộc đời thế là sung sướng.
Tình bạn của người già lạ lắm. Đó là những khoảnh khắc
quá đỗi bình dị như dăm ba câu chuyện hỏi thăm nhau, nắm tay nhau chống gậy đi
dạo quanh con phố hay cùng nhau thưởng thức một món ăn ngon. Gần cuối đời mà có
người bạn tri kỷ cũng là một đặc ân của tạo hóa.
Niềm vui sướng của tuổi già còn là mỗi lần nghe tiếng
gọi non nớt của đứa cháu nhỏ: Ông ơi, bà ơi.
Vui sướng của người già vẫn vậy nhưng trong thời đại
4.0 nó lại mang những màu sắc khác. Người già đặc biệt là người già ở thành thị
thường không dễ tận hưởng niềm vui sướng
đó. Khi mà họ bị cách nhau bởi những bức tường bê tông, bởi những căn chung cư
cứng ngắc cao chọc trời. Để có thể có 1 buổi hàn huyên với nhau, thì họ phải di
chuyển cả vài tuyến xe bus trong nhiều giờ mới có thể gặp nhau. Nên trong thời
đại 4.0, họ thường tìm đến những Viện dưỡng lão, đã được thẩm định như Viện dưỡng
lão Diên Hồng.
Đó là nơi mà người cao tuổi được làm những điều mình
thích, được tham gia những câu lạc bộ thơ, ca, văn nghệ. Là nơi mà ngày ngày, họ
được sống với những người cùng trang lứa, sớm tối có người bầu bạn, tâm sự. Rồi
cuối tuần con cháu vào thăm trong niềm hạnh phúc.
Bởi vậy, cũng chẳng cần phải mải miết kiếm tìm sự
sung sướng ấy ở đâu khi về già. Bởi vì cứ đến Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, người
già vẫn đang được hưởng thụ cái sung, cái sướng mỗi ngày đấy thôi.
Bất kỳ nghề nghiệp nào cũng đều có những nét đẹp riêng của nó. Cũng như ngành y, nét đẹp là sự tận tâm chăm sóc người bệnh. Và Diên Hồng cũng vậy, nhằm tôn vinh nét đẹp của những nhân viên đang ngày đêm miệt mài chăm sóc người cao tuổi, Diên Hồng đã tổ chức cuộc thi Hoa khôi, nam vương Diên Hồng 2020. Cuộc thi là sân chơi bổ ích cho tất cả nhân viên, để mọi người được thể hiện những tài năng độc đáo của mình. Và là dịp để tất cả các bạn khoác lên mình một hình ảnh thật mới lạ. Các bạn nữ thì xinh đẹp, rạng rỡ, quý phái, đáng yêu. Các bạn nam thì mạnh mẽ, khác hẳn với những bộ đồng phục hằng ngày.
Cuộc thi được diễn ra trong vòng 1
tháng và trải qua 4 vòng thi: Vòng loại, vòng video giới thiệu bản thân, vòng
bán kết và gala chung kết.
Thí sinh là tất cả nhân viên của
Diên Hồng, từ điều dưỡng, văn phòng đến cả bếp và tạp vụ. Ai cũng hân hoan chụp
cho mình bức ảnh đẹp nhất để dự thi.
Sau khi trải qua 2 vòng, thì bán kết
sẽ được tổ chức riêng tại 2 cơ sở. Cơ sở 1 có 5 thí sinh và cơ sở 2 có 6 thí
sinh. Đây là dịp để các cơ sở chọn ra những gương mặt xuất sắc nhất tham dự
gala chung kết.
Tại vòng bán kết, các cụ và ban
giám khảo đều ngỡ ngàng với tài năng của các thí sinh. Người thì múa, người thì
hát, người thì tỉa hoa quả và có người thì trổ tài nấu ăn. Tuy thời gian chuẩn
bị ngắn ngủi nhưng cũng khiến cho cả hội trường phải trầm trồ , khen ngợi.
Sau những phần thi gay cấn, cuối cùng 2 cơ sở cũng đã chọn
ra được những bạn thí sinh xuất sắc nhất. Cơ sở 1: Lò Thị Linh, Vũ Thị Huệ,
Nguyễn Đình Như và Ngô Duy Phúc. Cơ sở 2 có: Nguyễn Thị Như, Trần Thị Chinh,
Nguyễn Thị Mùi.
Bước vào chung kết, mỗi thí sinh sẽ trải qua 3 vòng thi, đó là: Trình diễn trang phục tự thiết kế, phần game và cuối cùng là phần thi ứng xử.
Trong phần trình diễn trang phục tự thiết kế, các thí sinh
phải tự chế tạo ra một bộ trang phục từ mọi chất liệu. Đi ra trong tiếng reo
hò, cổ vũ của cả 2 đội, các thí sinh đã rất xuất sắc khi mang đến cho hội thi một
màn trình diễn vô cùng ấn tượng và độc đáo. Mang số báo danh 03, thí sinh Vũ Thị
Huệ khoác lên mình chiếc váy bằng nilon, màu vàng rực rỡ và đuôi váy dài khiến
cho ai cũng phải nhìn theo.
Bộ trang phục của thí sinh Nguyễn Thị Như cùng vô cùng ấn tượng,
từ vỏ bỉm của các cụ dưới bàn tay khéo léo đã biến thanh chiếc váy bồng xòe
duyên dáng.
Đặc biệt, bộ trang phục mới được làm trước lúc thi 30 phút của
thí sinh Nguyễn Thị Mùi cũng không kém phần hấp dẫn. Chiếc váy được làm từ nhiều
chiếc lá xếp chồng lên nhau, mang vẻ đẹp hoang dại như nàng công chúa ngủ trong
rừng.
Tiếp đến là chiếc váy của Lò Thị Linh, với những tờ giấy báo
cũ thí sinh mang số báo danh 31 đã khiến cho khán giả và giám khảo mãn nhãn bởi
chiếc váy có nhiều họa tiết, kỳ công.
Không kém phần kỳ công, phải kể đến trang phục tự thiết kế của
Đình Như. Chiếc áo dài làm từ bao bố được cắt may kỳ công, vẽ hoa sen mang đến
nét đẹp của vua chúa xưa.
Tiếp đến là bộ trang phục được lấy cảm hứng từ các Vua Hùng,
thí sinh Ngô Duy Phúc muốn nhắn nhủ đến mọi người, lúc nào cũng phải ghi nhớ
công ơn dựng nước.
Cuối cùng là bộ cánh mang tên “Siêu nhân Diên Hồng” do thí
sinh Trần Thị Chinh thiết kế. Chiếc váy được hoàn thành sau 4 ngày, với họa tiết
logo Diên Hồng được thêu bằng tay, tỉ mỉ, tinh xảo.
Kết thúc phần trình diễn trang phục tự thiết kế, các thí sinh sẽ bước sang phần game vui nhộn của cuộc thi. Với nam giới sức khỏe là quan trọng nhất, bởi vậy các thí sinh sẽ được tham gia 1 game thể lực mang tên “Sức mạnh nam vương”. Các bạn nam sẽ phải plank trong thời gian 1 phút, và yêu cầu, vừa plank vừa phải cười tươi. Từng giây đồng hồ trôi qua, 2 thí sinh cũng đã hoàn thành xuất sắc phần thi của mình.
Khi nhắc đến nữ giới, chúng ta thường nghĩ đến sự dịu dàng, khéo léo. Chính vì vậy, các bạn nữ sẽ tham gia game “Bàn tay ma thuật”. Trong thời gian 3 phút, các thí sinh phải bóc bưởi và bày ra đĩa sao cho thật đẹp, với tiêu chuẩn đẹp từ trong ra ngoài, từ vỏ bưởi đến tép bưởi.
Kết thúc 2 phần thi, đến phần hồi hộp nhất, căng thẳng nhất,
đó là phần thi ứng xử. Các thí sinh lần lượt bốc thăm và trả lời câu hỏi của
mình.
Với câu hỏi: “Dịch Covid 19 đang bùng phát trở lại và vô
cùng phức tạp. Nếu như dịch bệnh làm cho Diên Hồng gặp nhiều khó khăn về tài
chính thì bạn sẽ làm gì để giúp đỡ cho trung tâm?”. Thí sinh Ngô Duy Phúc đã trả
lời: “Em sẽ trích một phần lương để giúp đỡ Diên Hồng” và nhận được nhiều lời
khen ngợi.
Thí sinh Trần Thị Chinh với câu hỏi: “Nếu gia đình người yêu
hoặc gia đình bố mẹ chồng/vợ của bạn tỏ ra không muốn bạn làm việc ở một trung
tâm dưỡng lão và đề nghị bạn nghỉ việc. Bạn có nghe theo không hay sẽ làm thế
nào?”, bạn đã trả lời: “Nếu gia đình ngăn cấm thì em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu
công việc của em đang làm. Nó không chỉ là một công việc mà con mang ý nghĩa
nhân văn sâu sắc, đó là chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Và khi mình làm ở
đây, sau này bố mẹ ốm thì mình vẫn có thể chăm sóc mà không nề hà”.
Với câu trả lời ứng xử thông minh, khéo léo, hai bạn Trần Thị
Chinh và Ngô Duy Phúc đã xuất sắc chinh phục hoàn toàn Ban giám khảo và xứng
đáng nhận được danh hiệu tân Hoa khôi, nam vương Diên Hồng 2020.
Ngoài 2 giải chính, Ban giám khảo cũng tìm được chủ nhân cho các danh hiệu: Quý ông lịch lãm dành cho Nguyễn Đình Như, Người đẹp thân thiện dành cho Vũ Thị Huệ, Người đẹp tài năng dành cho Nguyễn Thị Như, Người đẹp khả ái dành cho Lò Thị Linh và Người đẹp năng động dành cho thí sinh Nguyễn Thị Mùi.
Cuộc thi kết thúc, ai cũng hưởng trọn niềm vui của mình. Các cụ cũng thế, được theo dõi cuộc thi sắc đẹp mà không phải xem qua màn hình ti vi, cảm xúc là chân thật, trọn vẹn. Ban tổ chức rất cảm ơn các cụ đã luôn mạnh khỏe, tích cực, ủng hộ chương trình hết mình.
Tại Việt
Nam, sau gần 100 ngày không có ca nhiễm, Covid 19 đã quay trở lại khiến nhiều
người ngỡ ngàng. Đặc biệt, tới giờ, đã có 9 trường hợp tử vong liên quan đến
Covid 19, tất cả đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền. Do đó, việc chăm
sóc, phòng chống dịch bệnh cho người cao tuổi tại gia đình đang trở thành vấn đề
cấp thiết, cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn.
Mặc dù
người già thường ít đi lại, ít giao lưu với bên ngoài, nhưng hằng ngày vẫn tiếp
xúc với con cháu. Bởi vậy, nguy cơ nhiễm bệnh của người già không hề nhỏ.
Hiểu được điều đó, Viện dưỡng lão Diên Hồng đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người cao tuổi. Ngay từ những ngày đầu tái dịch, Viện đã gửi thông báo đến gia đình của các cụ, yêu cầu tất cả gia đình không đến thăm nom trực tiếp, hạn chế tiếp xúc. Mọi hoạt động thăm nom đều thực hiện qua điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội.
Bên cạnh
đó, tất cả nhân viên đều phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và hạn chế tụ
tập nơi đông người. Người cao tuổi cũng được theo dõi chặt chẽ hơn về sức khỏe,
đảm bảo phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến dịch bệnh như ho, sốt,… và được
xử trí kịp thời.
Ngoài
ra, vấn đề an toàn thực phẩm cũng rất được chú trọng. Trung tâm đã ngưng hoàn
toàn việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, đầu bếp của Viện dưỡng
lão Diên Hồng nấu theo thực đơn riêng, hoàn thiện từ A=>Z, đảm bảo kiểm dịch
an toàn. Bữa ăn của các cụ cũng được bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả hơn.
Với những
nỗ lực để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, Viện dưỡng lão Diên Hồng tự hào là
nơi chăm sóc chu đáo, tận tâm, mang đến cho người già không gian sống thoải
mái, hạnh phúc và an toàn. Đồng thời, chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm
của mình, đồng hành cùng các gia đình để cung cấp những lời khuyên, tư vấn có
ích, nhằm chăm sóc người già tại nhà được tốt hơn.
Sáng ngày 25/7/2020, tại Trung
tâm dưỡng lão Diên Hồng đã diễn ra buổi giao lưu giữa các bạn sinh viên trong
CLB TNTN Kết nối Yêu thương và các cụ tại Diên Hồng Cơ sở 2. Đặc biệt, các ông
bà được tự mình tham gia cuộc thi Rung chuông vàng,
chương trình mà trước giờ chỉ được xem qua ti vi.
Cách đấy một
ngày, các ông bà còn được thi thử, để hôm sau không bị bỡ ngỡ. Cụ nào cũng hào
hứng, không những thế các cụ lại còn trả lời rất đúng.
Sáng sớm ngày
25/7 các cụ được di chuyển lên tầng 6, được sắp xếp ngồi vào vị trí và được
phát bảng đáp án. Trông ai cũng căng thẳng, hồi hộp.
Bà Dành chia sẻ:
“Lần đầu tiên bà được tham gia một chương trình thế này. Bà có phần hồi hộp, lo
lắng một chút”.
Có tất cả 25 cụ
tham gia cuộc thi với tất cả có 20 câu hỏi. Mỗi người được phát 3 đáp án là
1,2,3. Sau khi đọc câu hỏi xong, mỗi cụ sẽ giơ đáp án của mình lên. Người trả
lời sai sẽ phải rời khỏi vòng thi, người trả lời đúng sẽ được tiếp tục ở lại
chơi.
Từ câu 1 đến câu
5 là những câu khá dễ nên hầu như các cụ đều trả lời đúng. Đến câu số 7: Vị vua
truyền Nguyễn cuối cùng là vị vua nào? Có 3 đáp án: Bảo Đại, Hàm Nghi và Gia
Long. Ngay câu này nhiều ông bà đã nhầm lẫn và phải dừng lại cuộc chơi.
Khi đi được một
nửa chặng đường, đến câu số 10 chỉ còn lại 10 ông bà. Do đó đội cứu trợ đã
quyết định tham gia thử thách của Ban tổ chức.
Đội cứu trợ có
10 người. Các bạn là những sinh viên và nhân viên tại Diên Hồng. Các bạn sẽ
chia thành 5 cặp. Các cặp sẽ được phát bóng bay sau đó bơm bóng, và để bóng vào
giữa mũi của 2 người và cùng nhau di chuyển đến vạch đích, đưa bóng vào rổ.
Trong thời gian 3 phút, số bóng vào rổ sẽ là số các cụ được quay trở lại.
Với sự cổ vũ
nhiệt tình của các cụ, đội cứu trợ đã xuất sắc mang về 27 quả bóng và tất cả
các cụ đều được quay trở lại thi đấu tiếp.
Bắt đầu với chặng
đường tiếp theo, câu hỏi dần khó hơn nên cuộc thi trở nên kịch tính hơn.
Đến câu 17, chỉ còn 3 ông bà ở lại trên sân
khấu, đó là Bà Dành, Ông Lâm và ông Chương.
Khi còn lại 3
ông bà thì ông bà cảm thấy thế nào? Bà Dành chia sẻ: “Bà cảm thấy rất vui và
may mắn khi bước đến được câu này”.
Ông Lâm thì hóm
hỉnh: “Ông thấy cũng bình thường thôi”
Đến câu 19, câu
hỏi về Diên Hồng của tôi: Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng được thành lập vào năm
nào? Thì bà Dành và ông Chương đã chọn sai đáp án, chỉ duy nhất ông Lâm trả lời
đúng và đi đến câu cuối cùng, câu số 20.
Câu số 20 là câu về lịch sử: Hiệp định Paris về chấm dứt
chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết vào năm nào? Có 3 đáp án:
Năm 1972
Năm 1973
Năm 1974
Ông là Thượng úy về hưu, nên
câu này trong hiểu biết của ông. Nhưng để chắc chắn thêm, ông quyết định chọn cứu
trợ, hỏi các bạn tại sân khấu. Với sự trợ giúp của điều dưỡng Lê Anh, ông càng
thêm chắc chắn về đáp áp của mình. Và cuối cùng ông chọn năm 1973, và đó cũng
là đáp án đúng của Ban tổ chức.
Cả hội trường vỡ òa, reo vui
chúc mừng ông đã giành chiến thắng. Đẩy chiếc xe lăn đến chiếc chuông, ông với
tay rung vang chiếc chuông trong sự vui mừng, hân hoan.
Tiếp theo đó là các tiết mục
văn nghệ sôi động, vui tươi của các bạn sinh viên tình nguyện.
Buổi giao lưu khép lại với
nhiều niềm vui. Các bạn đến như một làn gió mát làm cho cuộc sống của các cụ
thêm tươi mới.
Cảm ơn các bạn đã mang đến cho các cụ một ngày giao lưu thật trọn vẹn ý nghĩa. Cảm ơn các bạn, chúc các bạn luôn mạnh khỏe, vui vẻ nhé.
Dạo gần đây, tôi thấy
các cụ nhà tôi lạ lắm. Cứ tối đến, hai cụ lại nói chuyện to nhỏ, đi nghỉ chỗ
này, chỗ kia, chỗ này dịch vụ tốt lắm… Chả có lẽ, các cụ rủ nhau đi hâm nóng
tình cảm???
Đêm ấy, tôi kể với
vợ. Vợ tôi giật mình. Anh hỏi kỹ ông bà xem nghỉ ở đâu? Dạo gần đây, em thấy
nhiều công ty gọi điện, mời chào các gia đình đi nghỉ dưỡng miễn phí, rồi lừa
tiền các cụ. Nghe thấy vợ nói có lý, tôi mới để ý, gần 2 tuần nay, hai ông bà bảo
đi có việc, đợt thì đi 2 hôm, đợt lại đi 3 hôm mới thấy về. Không những thế
trông các cụ lại tươi tỉnh hẳn ra. Các cụ còn bảo nhau: “Biết thế này,
mình tham gia sớm hơn!”.
Khi tôi hỏi chi tiết,
thì các cụ chỉ cười rồi lảng sang chuyện khác. Sợ ông bà bị lừa, tôi bí mật
theo dõi các cụ. Thật bất ngờ, điều mà tôi nghi ngờ lại không phải. Vì lo lắng
cho con, sợ làm phiền đến con, ông bà đã tìm đến dịch vụ chăm sóc ngắn ngày của
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Tìm hiểu kỹ, tôi khá bất ngờ với dịch vụ ở đây.
Các cụ được chăm sóc toàn diện, từ ăn uống đến nghỉ ngơi, theo dõi sức khỏe.
Không những thế, các cụ còn được tham gia hoạt động vui chơi có ích cho người
già như: Ngâm thơ, chơi cờ tướng, hay ngồi chè nước đàm đạo chuyện đời với nhau.
Đặc biệt, với dịch vụ ngắn ngày này, các cụ có thể ở trong Trung tâm Dưỡng lão
bao lâu tùy ý, khi thích vẫn có thể trở về nhà, vui chơi cùng con cháu … Thấy
các cụ vui vẻ, lại được chăm sóc như đi nghỉ dưỡng, tôi cũng yên tâm hơn, không
lo các cụ lạc vào “bẫy” đa cấp.
Sau hôm ấy, tôi về
trêu vợ: “Sau này, mình cùng vào đó nhé!”
Những ngày qua, Jonathan Galindo đang là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội. Đó là một nhân vật có gương mặt kỳ dị như chú chó, cùng nụ cười ma mị, đáng sợ, với những nội dung đe dọa trẻ em, và những thử thách cực đoan, nguy hiểm.Nhưng sự ám ảnh tinh thần của Galindo không chỉ dừng lại ở những đứa trẻ, mà nó còn có thể tác động đến người già, vốn là những người tưởng như từng trải trong cuộc sống.Cách đây không lâu, tôi bàng hoàng khi nghe tin một cụ già độc thân người Nga, đã phải điều trị tâm lý vì những ám ảnh tinh thần, khi không may bắt gặp thử thách đó.Tôi bỗng nghĩ đến mẹ của mình. Ngày qua ngày, khi chúng tôi đi làm, bà vẫn lủi thủi cùng chiếc điện thoại và mạng xã hội. Tôi chợt nghĩ, liệu một ngày nào đó, mẹ tôi có trở thành nạn nhân của Galindo.Sau đó, tôi quyết định gửi mẹ tôi đến viện dưỡng lão, để bà có người bầu bạn và chăm sóc, nhưng lại không muốn mẹ con quá xa cách. Được đồng nghiệp giới thiệu, tôi biết đến dịch vụ chăm sóc bán trú của Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng. Buổi sáng, tôi đưa bà đến, và chiều đón về, như thế mỗi tối bà vẫn có thể ở nhà cùng chúng tôi.Vào dưỡng lão, mẹ tôi có thêm nhiều bạn bè. Không những thế, bà còn được tham gia những trò chơi bổ ích, cùng ngâm thơ, cùng đố vui, được trở thành “Vận động viên” trong kỳ thi thể dục thể thao cho người già và được xem những buổi ca nhạc, ảo thuật mà trước đây bà chỉ nhìn thấy trên mạng.Galindo không đáng sợ vì nó chỉ là một nhân vật do con người tạo ra. Thứ đáng sợ là nỗi cô đơn, ám ảnh mà người già phải đối mặt trong thời đại 4.0, giữa cuộc sống hối hả, dồn dập. Tôi thầm cảm ơn Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, vì họ không chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, mà đó còn là nơi kẻ ám ảnh tinh thần Galindo không bao giờ tới được.424Số người tiếp cận được53Lượt tương tácQuảng cáo bài viết
Giữa ngày hè oi ả, các cô trò của trường mầm non Ánh Dương (Thường Tín) đã không quản đường xá xa xôi tới thăm các cụ Diên Hồng 1. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng chứa đựng biết bao tình cảm trân trọng, yêu quý dành cho Diên Hồng.
Một bữa liên hoan nhỏ giúp các bé và các cụ được gần nhau hơn, được trò chuyện, được yêu thương như những đứa cháu trong gia đình.
Các cô và các bé mang đến cho các cụ những lời ca, tiếng hát vui nhộn đáng yêu. Những bài thơ chớm thuộc, cùng cái giọng ngọng ngọng mới đáng yêu làm sao.
Không những thế các bé còn xoa bóp chân tay, trò chuyện cùng các cụ
Trong căn phòng nhỏ bà Hồng cùng điều dưỡng đang thu dọn nốt mấy đồ vào chiếc vali sờn màu. Sau hơn một tháng ở tại Diên Hồng, hôm nay bà trở về nhà cùng gia đình. Bà cười hiền từ, cũng không quên an ủi “Yên tâm bà về rồi bà lại vào với mấy đứa”.
Bà Đặng Thị Hồng ( 92 tuổi), sinh ra và lớn lên tại
Ninh Bình, sau đó lấy chồng về Hà Nội. Hiện tại bà đang ở cùng vợ chồng cô con
gái – đứa con duy nhất của bà. Tuy đã đến cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng bà
vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Chiều nào bà cũng ngồi trên chiếc giường của mình,
kéo hờ tấm rèm cửa và ngồi đọc sách. “Sách nào bà cũng đọc, thi thoảng đọc
kinh, lúc lại đọc truyện rồi báo”.
Nhớ hè năm ngoái bà cũng từng vào trung tâm ở 1 tuần vì con gái đi du lịch. Năm nay bà cũng vào Diên Hồng ở 3 ngày. Nhưng bà quyết định ở tiếp 1 tháng để châm cứu và vì bà thích nơi này, “Nơi này mang đến cho bà cảm giác ấm cúng thân thuộc như ở nhà”.
Bà cười cười: “Ở Diên Hồng có quá nhiều điều khiến
bà say mê”. Sau khi ăn sáng xong thì các bà trong phòng lại í ới gọi nhau đi tập
thể dục, phục hồi chức năng rồi châm cứu. Bà bị thấp khớp từ nhiều năm về trước,
mỗi sớm thức dậy là không nhấc được chân, cảm giác tê bì khắp người. Sau khi
vào Diên Hồng bà được châm cứu, tuy không thể khỏi nhưng cũng đỡ hơn, bà bảo
cũng chỉ mong được thế thôi.
Tối đến thì các cụ trong phòng lại ngồi bên nhau xem
chương trình ti vi. Có hôm mải xem phim gần 9h mới xong, thế là các bà lại giục
giã nhau đi ngủ hệt như những chị em trong gia đình.
Bà còn khen đồ ăn ở Diên Hồng ngon, hợp khẩu vị. Bà
bị bệnh phải kiêng nhiều đồ ăn, nhưng ở cùng với con cháu nên không thể kiêng
khem được. Còn ở Diên Hồng mỗi cụ có một khẩu phần ăn riêng, phù hợp với sức khỏe
và tình trạng bệnh lý.
Vào đây được gặp gỡ các ông bà, các cháu nhân viên,
lâu dần tình cảm như người một nhà. Có lần gia đình vào thăm gửi cả quà bánh,
thế là các cụ lại chia nhau, mỗi người vài ba cái bánh, cái trái rồi ngồi nhâm
nhi trò chuyện rôm rả, chốc chốc lại cười rộ lên.
Trong lúc chờ con gái đến đón, bà Quế bước vội qua
giường bà Hồng bịn rịn chia tay. Các bà cũng không quên dặn dò nhau phải ăn uống
điều độ, giữ sức khỏe, khi nào rảnh là vào thăm nhau.
“Lần này về sẽ bàn với con gái để bà vào đây ở luôn.
Ngày trước con gái cũng bảo, nếu mẹ thích thì sẽ gửi mẹ vào Diên Hồng nữa” Bà
chia sẻ.
Chiếc xe chậm dần rồi đỗ xịch trước cửa trung tâm.
Cô con gái với dáng người cao cao bước xuống xe đón bà về nhà. Hai bà nhìn nhau
rồi gật đầu, cái gật đầu như thay lời hứa hẹn ngày trở lại.