Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts in Category: Cẩm nang sức khoẻ

Loãng xương người cao tuổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Cùng Viện dưỡng lão Diên Hồng tìm hiểu về bệnh loãng xương người cao tuổi, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Để người cao tuổi tận hưởng cuộc sống tuổi già hạnh phúc.

Bệnh Loãng Xương Người Cao Tuổi Là Gì?

Loãng xương là một bệnh lý về xương khi mà mật độ và chất lượng của xương giảm đi. Bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở các vị trí như cổ tay, cột sống và hông. Điều đó sẽ dẫn tới giảm khả năng vận động của người cao tuổi, gây bất tiện trong đời sống.

Loãng xương ở người cao tuổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Nguyên Nhân Gây Loãng Xương Ở Người Cao Tuổi?

Nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người cao tuổi là do đâu. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến loãng xương:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên làm giảm hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng giúp xương chắc khỏe, suy yếu chức năng xương. 
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D… 
  • Các bệnh lý khác: Suy giáp, tiểu đường, bệnh thận mãn tính khiến cho người cao tuổi phải sử dụng các loại thuốc điều trị thường xuyên. Nó là nguyên nhân làm suy giảm khả năng hấp thụ canxi.
  • Các nguyên nhân khác: Ít vận động khiến xương không được chắc khỏe. Và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến giảm hấp thụ vitamin D, giảm khả năng hấp thu và tăng bài tiết oxi.

 

Một nữ nhân viên của Diên Hồng đang dìu cụ bà đi chậm.

Nguyên nhân bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Triệu Chứng Của Loãng Xương Ở Người Cao Tuổi

Ở giai đoạn đầu, loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau nhức xương khớp: Các vị trí thường phải chịu những cơn đau như lưng, cổ, hông.
  • Chiều cao bị suy giảm: Do các đốt sống bị xẹp.
  • Dễ gãy xương: Đặc biệt ở cổ tay, cột sống và hông là những vị trí khi va chạm, dễ bị tổn thương, gãy xương.
  • Biến dạng cột sống: Dẫn đến tình trạng gù lưng và vẹo cột sống
  • Các triệu chứng toàn thân như: ớn lạnh, chuột rút, đổ nhiều mồ hôi.

Hậu Quả Của Bệnh Loãng Xương

Khi bị bệnh loãng xương người cao tuổi chịu rất nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng. Những biến chứng thường gặp như:

  • Gãy xương: Gây đau đớn, hạn chế vận động và có thể dẫn đến tàn phế. Người cao tuổi có thể bị gãy xương do những va chạm không đáng kể. Từ suy giảm khả năng vận động và dẫn đến tàn phế.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Người cao tuổi có thể bị mất ngủ do những cơn đau mà bệnh mang lại, sinh hoạt đi lại bất tiện.
  • Tăng nguy cơ tử vong: Đặc biệt đối với người cao tuổi bị gãy xương hông.

Phòng Ngừa Và Điều Trị Loãng Xương

  • Chế độ ăn uống:

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi nâng cao sức khoẻ, làm giảm nguy cơ bệnh loãng xương. Ưu tiên bổ sung canxi, vitamin D qua các thực phẩm như sữa, sữa chua, các loại hải sản, trứng, rau xanh…

Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng, chúng tôi luôn đảm bảo cung cấp đến người cao tuổi một chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học tùy vào thể chất mỗi người. Bữa ăn tại Diên Hồng luôn được đảm bảo đầy đủ các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với khẩu vị người cao tuổi. Đảm bảo mang lại cho người cao tuổi một sức khỏe tốt nhất.

  • Tập thể dục đều đặn:

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga giúp tăng cường mật độ xương. Diên Hồng rất chú trọng đến chăm sóc sức khỏe thể chất cho người cao tuổi. Các bài tập được thiết kế đa dạng, phù hợp với thể trạng của từng người. Những bài tập thường được Diên Hồng áp dụng như: các động tác thể dục cơ bản, ném bóng dính… Không chỉ vậy hằng năm tại Diên Hồng còn tổ chức các cuộc hội thao tạo ra sân chơi bổ ích, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.

nhân viên của Diên Hồng đang đi bên cạnh cổ vũ một cụ bà trong cuộc thi

Tập thể dục đều đặn giúp người cao tuổi giảm nguy cơ loãng xương

  • Phơi nắng:

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Hình ảnh bạn có thể dễ dàng được nhìn thấy khi đến với Viện dưỡng lão của chúng tôi đó là hình ảnh vào mỗi sớm các cụ bà, cụ ông ngồi trên những chiếc xích xu đung đưa dưới cái nắng dìu dịu. Hoặc là các cụ ông ngồi đánh cờ dưới những tán cây xanh mát, câu cá ở hồ. Diên Hồng luôn cố gắng để mang đến cho người cao tuổi môi trường sống lành mạnh, thư giãn.

  • Các xét nghiệm chẩn đoán loãng xương:

Đo mật độ khoáng xương. Đây là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán loãng xương. Để từ đó có phương pháp điều trị hợp lý giúp cho người cao tuổi có sức khoẻ tốt.

  • Sử dụng thuốc:

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị chính. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị loãng xương như: 

Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn như Paracetamol và Calcitonine. Với tác dụng ức chế các tế bào phá huỷ xương và giảm đau. Cần lưu ý, hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau và chỉ dùng thuốc khi cần thiết

Thuốc tăng mật độ xương, chống phá hủy xương: Với khả năng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương và thúc đẩy quá trình tái tạo xương. Nhóm thuốc này bao gồm các hormone và các chất tác động đến hormone (Premarin, prempak C, Livial,…); Calcitonin và bisphosphonat.

Thuốc giúp tạo xương bao gồm: vitamin D, các loại thuốc bổ sung canxi cần thiết…

Loãng xương là một bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị. Để bảo vệ sức khỏe xương khớp, người cao tuổi nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn và đi khám sức khỏe định kỳ.

 

Xem thêm

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi: Tầm quan trọng và những lưu ý

Việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người cao tuổi vừa duy trì sức khỏe tốt, vừa ngăn ngừa các loại bệnh.  Vì khi tuổi tác tăng lên, việc hấp thụ, trao đổi chất ở người già cũng có những thay đổi.

Tại sao chế độ dinh dưỡng lại quan trọng đối với người cao tuổi?

Người già thường sẽ phải đối mặt với nhiều căn bệnh như: tiểu đường, huyết áp, tim mạch, chứng mất trí nhớ, loãng xương…. Vì vậy, xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp:

  1. Duy trì sức khoẻ tổng thể: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý với sự kết hợp của các nhóm chất sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
  2. Phòng bệnh: Giúp người già giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh.
  3. Sức khỏe tinh thần tốt: Mang đến cho người già tâm trạng tích cực và sự hài lòng trong cuộc sống.

    Nhân viên của Diên Hồng đang nắm tay cụ ông mặc áo trắng

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

  1. Về khẩu phần ăn

So với người trẻ thì nhu cầu năng lượng của người cao tuổi sẽ giảm. Theo khuyến nghị dành cho người Việt, năng lượng cho người cao tuổi sẽ duy trì ở mức 1700-1900 calo/người/ngày. 

Về khẩu phần ăn: Người già cần một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các nhóm chất gồm:

  • Tinh bột: Nên ăn ở mức độ hợp lý ngày từ 1-2 bát cơm. Ngoài ra, nên chọn các nguồn tinh bột phức tạp như: gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt. 
  • Chất đạm: Người cao tuổi nên giảm ăn thịt đỏ, ăn nhiều đồ ăn giàu canxi như: cá, cua, tôm, ghẹ. Tăng cường protein thực vật như: đỗ, lạc, vừng, đậu. 
  • Chất béo: Nên ăn các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh. Đặc biệt đối với người bị tăng huyết áp nên ăn dầu thực vật không có cholesterol và ít axit béo như dầu oliu, dầu bơ, dầu của các loại hạt.
  • Muối: hạn chế các thực phẩm có hàm lượng muối cao.

2. Tăng cường vitamin, chất xơ và khoáng chất

  • Chất xơ: Chất xơ có tác dụng làm giảm cholesterol và đường máu. Vì vậy, rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Ngoài ra việc tăng cường nhóm chất xơ còn giúp ngăn ngừa táo bón, phòng tránh xơ vữa động mạch.
  • Vitamin và khoáng chất: Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B,C,D và các khoáng chất quan trọng canxi, kẽm, sắt có trong thịt, trứng, cá… 

3. Uống đủ nước

Người già thường ít uống nước vì sợ đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, nước rất quan trọng trong việc duy trì chức năng cơ thể. Vì vậy, khuyến khích uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày bao gồm cả nước từ các loại thực phẩm như trái cây….

một cụ ông đang cùng nhân viên của Diên Hồng giơ tay lên cao

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Những thực phẩm tốt cho người già 

  1. Rau, củ quả: đây là nguồn cung vitamin, chất khoáng, chất xơ dồi dào. Nên ăn đa dạng các loại rau củ quả có màu sắc khác nhau. 
  2. Ngũ cốc nguyên hạt: gồm các thực phẩm như yến mạch, gạo lứt. Các thực phẩm này giúp cải thiện hệ tiêu hoá phòng tránh các bệnh về tim mạch.
  3. Protein thực vật: gồm lạc, đậu và các loại đậu phụ. 
  4. Các loại cá: đặc biệt là cá hồi, cá thu giàu omega 3 giúp sáng mắt. 

Những thực phẩm nên hạn chế cho người già 

  1. Muối và đường: Hạn chế muối và đường giúp kiểm soát huyết áp và tiểu đường ở người cao tuổi.
  2. Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn: thường chứa nhiều chất béo không lành mạnh.
  3. Thực phẩm nhiều cholesterol: như mỡ động vật, nội tạng. 

Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

  1. Tham khảo bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng: Trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng người cao tuổi nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình.
  2. Ăn chậm nhai kỹ: Điều này giúp cho tiêu hoá tốt hơn.
  3. Ưu tiên chế biến các món mềm, nhừ để người già dễ nuốt và dễ tiêu hoá. 
  4. Kết hợp với vận động nhẹ: Kết hợp ăn uống lành mạnh với các hoạt động thể chất nhẹ như: đi bộ, yoga, dưỡng sinh, các bài tập thể dục nhẹ nhàng. 
  5. Ưu tiên các món hấp, luộc: Các món ăn này thường sẽ nhừ và mềm hơn các món rán, nướng. Ngoài ra, điều này còn giúp giảm lượng cholesterol hấp thụ. 

Người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tinh thần lạc quan và duy trì vận động để nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh tật. 

Kết luận

Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng, chúng tôi hiểu rằng chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Vì vậy, chúng tôi luôn cung cấp một chế độ dinh dưỡng lành mạnh phù hợp với từng người. Chúng tôi rất chú trọng đến việc đảm bảo nguồn cung thực phẩm tươi, ngon,an toàn với thực phẩm sạch của CP, rau củ đảm bảo tiêu chuẩn của Vietgap. Diên Hồng sẽ đánh giá thiết kế thực đơn cá nhân hoá nhằm đảm bảo 3 yếu tố. Đầu tiên, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Thứ hai, thay đổi phong phú và đa dạng nhằm đem đến cảm nhận ngon miệng cho người cao tuổi. Thứ ba, thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh lí của người cao tuổi.

Tìm hiểu thêm về chúng tôi: bo-anh-xuan-cua-cac-cu-cao-tuoi-o-trung-tam-duong-lao-dien-hong-32267.vov2

 

Xem thêm

Thể dục dưỡng sinh người già đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Khi về già, cơ thể chúng ta thường gặp phải các vấn đề về xương khớp, tim mạch, tinh thần. Để cải thiện những vấn đề trên thì thể dục dưỡng sinh là phương pháp hiệu quả đối với người già. Bài viết này Diên Hồng sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về thể dục dưỡng sinh người già.

Thể dục dưỡng sinh là gì?

Thể dục dưỡng sinh là bộ môn thể dục kết hợp các động tác nhịp nhàng. Đây chính là một trong những phương pháp giúp rèn luyện sức khỏe ở người cao tuổi. Các bài tập thể dưỡng sinh không chỉ là tăng cường sức khỏe thể chất mà còn giúp cân bằng sức khoẻ tinh thần.

Lợi ích thể dục dưỡng sinh đối với già

Với những động tác cơ bản, uyển chuyển và có thể tập luyện hàng ngày sẽ mang đến cho người cao tuổi những lợi ích tuyệt vời. Các lợi ích có thể kể đến như:

  • Cải thiện xương khớp

Các bài tập dưỡng sinh như Thái cực quyền và các động tác cơ bản khác khi luyện tập sẽ tác động đến toàn bộ hệ thống các  khớp. Giúp cho làm chậm quá trình thoái hoá khớp, giảm đau nhức, ê buốt ở đốt sống thường gặp ở tuổi già.

  • Cải thiện sức khỏe tinh thần

Các bài thể dục dưỡng sinh sẽ tập trung vào việc hít vào, thở ra và tập luyện các động tác đều đặn, nhịp nhàng giúp giảm căng thẳng, lo âu. Khi chúng ta luyện tập cơ thể sẽ sản sinh ra hormone endorphin hay còn gọi là hormone hạnh phúc. Giúp cho người tập cảm thấy khoan khoái, lạc quan và yêu đời. Ngoài ra, các bài tập tuy là những động tác cơ bản nhưng giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung.

  • Ngủ ngon hơn

Người cao tuổi khi tập luyện thể dục dưỡng sinh sẽ giúp xương cốt chắc khoẻ, không đau nhức, mệt mỏi. Đồng thời giúp giảm căng thẳng thần kinh. Điều đó sẽ giúp người già có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Tập luyện các bài tập thể dục dưỡng sinh thường xuyên sẽ giúp người già có sức khoẻ tốt. Đó chính là yếu tố giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh thường gặp.

  • Tăng cường hệ tim mạch

Luyện tập các bài thể dục dưỡng sinh sẽ giúp có được một trái tim khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

cụ bà mặc áo sọc đen trắng đang chạy về phía trước

Lợi ích của thể dục dưỡng sinh đối với người cao tuổi

Hoạt động tập thể dục dưỡng sinh mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người cao tuổi. Vì vậy các hoạt động đó luôn được Diên Hồng chú trọng, dựa trên tình trạng sức khỏe thể chất của mỗi người cao tuổi, điều dưỡng sẽ lựa chọn các bài tập phù hợp.

Các bài tập dưỡng sinh ngừa bệnh hiệu quả 

  • Bài tập Thái cực quyền:

    Thái cực quyền 24 thức là bộ bài tập dưỡng sinh phổ biến nhất, được áp dụng rộng rãi. Các động tác được biên soạn, cô đọng dựa trên 88 thức cho nên rất dễ nhớ và dễ luyện tập.

         Bài tập gồm các động tác:

  1. Khởi thức (bắt đầu).
  2. Tả hữu dã mã phân tung (ngựa rừng hất bờm sang trái/phải).
  3. Bạch hạc lượng xí (hạc trắng xòe cánh).
  4. Tả hữu lâu tất ảo bộ (tay vuốt gối, chân linh hoạt trái/phải).
  5. Thủ huy tỳ bà (tay gảy đàn tỳ bà).
  6. Tả hữu đảo niệm hầu (khỉ khoa tay múa chân trái/phải).
  7. Tả lãm tước vĩ (nắm đuôi chim bên trái): Bằng (ngăn đỡ), lý (kéo), tê (ép), án (đẩy).
  8. Hữu lãm tước vĩ (nắm đuôi chim bên phải) 
  9. Đơn tiên (cây roi).
  10. Vân thủ (quấn tay như mây).
  11. Đơn tiên (cây roi). 
  12. Cao thám mã (vuốt bờm ngựa).
  13. Hữu đăng cước (đá gót chân phải).
  14. Song phong quán nhĩ (hai nắm tay xuyên mang tai).
  15. Chuyển thân tả đăng cước.
  16. Tả hạ thế độc lập (ngồi xuống thấp bên trái).
  17. Hữu hạ thế độc lập (ngồi xuống thấp bên phải).
  18. Tả hữu xuyên thoa (cô gái đẹp đưa thoi – trái/phải).
  19. Hải để châm (kim chìm đáy biển).
  20. Thiểm thông bối (cánh tay như tia chớp).
  21. Chuyển thân ban, lan, chùy (ép, gạt, đấm).
  22. Như phong tự bế (ngăn, chặn, đóng lại).
  23. Thập tự thủ (bắt chéo tay chữ thập).
  24. Thu thế.

 

  • Bài tập dưỡng sinh tay không:

    Gồm các động tác đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, phù hợp với người mới bắt đầu. Các bài tập chi tiết có thể tham khảo tại các nguồn trên Internet. Tuy là những bài tập đơn giản nhưng giúp xương khớp linh hoạt, dẻo dai.

 

  • Bài tập kéo dãn cột sống:

    Bài tập này giúp hệ tiêu hoá, hệ hô hấp hoạt động tốt hơn. Dưới đây là các bước thực hiện bài tập.

         Bước 1: Hai chân mở rộng bằng vai, giữ cơ thể trong tư thể thả lòng.

         Bước 2: Nâng hai tay lên và để duỗi về phía trước, lưu ý để tay úp xuống. Tiếp đó để hai tay trước ngực theo tư thế các ngón tay đan vào nhau.

         Bước 3: Hít thở chậm rãi và đưa hai tay qua đầu. 

         Bước 4: Thở ra và đưa hai tay về phía trước mặt, trở về tư thế ban đầu. 

 

Những lưu ý khi tập luyện dưỡng sinh

  • Khởi động trước khi tập: Đây là điều cần đặc biệt lưu ý, luôn phải khởi động nhẹ nhàng trước khi tập, để cơ thể được giãn cơ trước khi bước vào các bài tập.
  • Tìm hiểu kĩ các bài tập: Trước khi luyện tập cần tìm hiểu kỹ, để phù hợp thể chất, tránh chấn thương và để đạt được hiệu quả nhất
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu người cao tuổi có bệnh lý nền thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia để lựa chọn được bài tập phù hợp với sức khỏe thể chất.
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Trong quá trình tập luyện người già cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả sao cho tốt nhất.

Thể dục dưỡng sinh tại nhà là phương pháp đơn giản, dễ luyện tập, phù hợp với mọi không gian. Nhưng lại giúp người cao tuổi cải thiện sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ. Mỗi ngày luyện tập sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời!

Hãy truy cập chuyên mục cam-nang-suc-khoe của Diên Hồng để biết thêm nhiều thông tin hữu ích với người cao tuổi.

FAQS

  • Tập thể dục dưỡng sinh có khó không?

Thể dục dưỡng sinh là bộ môn thể dục rất đa dạng các bài tập. Mỗi người có thể lựa chọn các bài phù hợp với thể chất của bản thân.

  • Thể dục dưỡng sinh có lợi ích gì?

Thể dục dưỡng sinh giúp nâng cao sức khỏe, tuổi thọ người cao tuổi.

  • Bài thể dục dưỡng sinh phổ biến?

Thái cực quyền, bài tập thở, bài khởi động xoắn hông, bài tập dịch cân kinh….

 

Xem thêm

Các hoạt động thể chất chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại Diên Hồng

Hoạt động thể chất là một trong những yếu tố giúp người cao tuổi có sức khoẻ tốt hơn. Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng các hoạt động thể chất luôn được chú trọng. Để đảm bảo sao cho người cao tuổi có một sức khoẻ tốt nhất.

1. Các cuộc hội thao:

Tại Diên Hồng các hoạt động rèn luyện thể chất cho người cao tuổi diễn ra thường xuyên. Các cuộc hội thao dành cho người cao tuổi được tổ chức với đa dạng các bộ môn. Để đảm bảo sao cho đông đảo các cụ đều có thể tham gia. Những sân chơi giao lưu bổ ích cho người cao tuổi được tạo ra như Cuộc thi Olympic Diên Hồng 2024  với các bộ môn như: đua gậy chữ U, ném bóng dính, đánh golf, bóng rổ…

Tại Diên Hồng, mỗi hoạt động thể thao đều được tổ chức đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các cụ. Bên cạnh những phần thi đấu sôi nổi, Diên Hồng còn tạo điều kiện cho các cụ tham gia các trò chơi vận động nhẹ nhàng. Các cụ đều tham gia với tinh thần vui là chính, cho nên không hề bị áp lực về kết quả. hững ánh mắt, những nụ cười hào hứng của các cụ đó chính là động lực để tạo ra thật nhiều những sân chơi cho các cụ.

Một cụ bà đang trong tư thế chuẩn bụi ném bóng vào rổ, xung quanh là các nhân viên đang hướng dẫn và trợ giúp

Vận động thể chất giúp người cao tuổi nâng cao sức khoẻ

2. Thể dục nhịp điệu:

Thể dục nhịp điệu cũng là một trong những hoạt động thể chất được thực hiện thường xuyên tại Diên Hồng. Những bài tập thể dục nhịp điệu tại Diên Hồng với các động tác đơn giản, dễ thực hiện. Hoạt động này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các điều dưỡng tại trung tâm. Đặc biệt, tham gia các bài tập thể dục nhịp điệu còn giúp các cụ tràn đầy năng lượng và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Hai cụ bà đang cười, phía sau là một người phụ nữ trung niên nhìn về phía trước và cười

Vận động thể chất còn giúp nâng cao tinh thần

3. Phòng phục hồi chức năng:

Điểm nổi bật tại Diên Hồng chính là các phòng phục hồi chức năng được trang bị đầy đủ thiết bị. Dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, người cao tuổi sẽ được tham gia các bài tập phù hợp. Giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần. Diên Hồng luôn chú trọng xây dựng phác đồ chăm sóc cá nhân hoá. Điều đó sẽ đáp ứng nhu cầu và phù hợp với sức khoẻ của mỗi người.

Diên Hồng còn mang đến cho người cao tuổi không gian sống tràn đầy tình yêu thương và tiếng cười. Các hoạt động văn hóa, giải trí được tổ chức thường xuyên. Giúp các cụ giao lưu, chia sẻ, tạo nên bầu không khí vui vẻ, ấm áp.

Xem thêm

Bệnh run tay ở người già do đâu và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh run tay là hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bài viết này cung cấp thông tin về nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa đối với chứng run tay ở người già.

Nguyên nhân gây run tay ở người cao tuổi:

Run tay ở người cao tuổi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Bệnh lý thần kinh:
    • Bệnh Parkinson: Parkinson là một bệnh do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamin trong hệ thần kinh trung ương. Run do Parkinson xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, kèm theo cứng đờ chân tay, suy giảm trí nhớ,…
    • Suy giảm chức năng não bộ: Là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng run chân tay. Khi người cao tuổi tập trung chú ý sẽ xuất hiện run tay.
    • Rối loạn thần kinh thực vật: Do lo âu, căng thẳng, thiếu ngủ, sử dụng chất kích thích,… gây run tay tạm thời.
  • Tuổi tác: Theo thời gian, hệ thần kinh và cơ bắp lão hóa, dẫn đến run tay sinh lý khi thực hiện các động tác tinh vi,cầm nắm đồ vật.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc điều trị Parkinson, hen suyễn,… có thể gây run tay.

Biện pháp khắc phục:

Việc phòng ngừa hiệu quả chứng run tay ở người già phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, một số biện pháp chung có thể giúp giảm thiểu tình trạng run tay:

  • Duy trì lối sống lành mạnh:
    • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
    • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, phù hợp với sức khỏe.
    • Ngủ đủ giấc, đảm bảo 7-8 tiếng mỗi đêm.
    • Hạn chế căng thẳng, lo âu, stress bằng các hoạt động thư giãn như yoga, thiền định,…
    • Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý nền:
    • Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ đối với các bệnh lý.
    • Theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Sử dụng các biện pháp hỗ trợ:
    • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ như gậy, nạng,… khi cần thiết để giảm bớt gánh nặng cho tay.
    • Tập các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia.
    • Tham gia các hoạt động xã hội để giải tỏa căng thẳng, duy trì tinh thần lạc quan.
Một cụ bà đứng ở giữa hai nhân viên để được hướng dẫn ném bóng

Tăng cường vận động để khắc phục bệnh run tay ở người già

Lưu ý:

  • Khi có biểu hiện, đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
  • Không tự ý sử dụng thuốc điều trị run tay mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Kết hợp điều trị y tế với các biện pháp phòng ngừa để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chứng run tay ở người già tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát và cải thiện hiệu quả bằng các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. Để có thêm kiến thức về một số căn bệnh thường gặp ở tuổi già hãy xem thêm tại cam-nang-suc-khoe

Xem thêm

Chăm sóc sức khỏe người già tại nhà: Bí quyết vàng cho gia đình

Việc chăm sóc sức khoẻ người già luôn là nỗi trăn trở. Trong bài viết dưới đây là một số phương pháp hiệu quả tại nhà.

1. Đảm bảo môi trường sống an toàn, tiện nghi 

  • Môi trường: Không gian sống cần thoáng mát, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Loại bỏ vật dụng dễ gây vấp ngã, trơn trượt, đảm bảo lối đi an toàn.
  • Tiện nghi: Trang bị các thiết bị hỗ trợ như tay vịn cầu thang, thanh vịn nhà tắm, ghế bệt… Lắp đặt hệ thống chuông báo động, camera giám sát để theo dõi sức khỏe người cao tuổi.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

  • Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất: Cung cấp cho người già chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng. Ưu tiên thực phẩm tươi ngon, dễ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Điều đó giúp người già dễ dàng nhai nuốt và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Bổ sung nước đầy đủ: Khuyến khích người cao tuổi uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.

3. Chăm sóc người già về sức khỏe tinh thần:

  • Khuyến khích giao tiếp: Dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với người cao tuổi. Điều đó khiến họ cảm thấy được quan tâm, yêu thương.
  • Hoạt động nâng cao sức khoẻ tinh thần: Khuyến khích người già tham gia các câu lạc bộ, nghe nhạc, đọc sách… Người già ở viện dưỡng lão Diên Hồng thường xuyên tham gia các hoạt động tinh thần dan-mang-dua-nhau-tha-tim-bo-anh-bang-lang-cua-2-cu-ba-o-vien-duong-lao-ar871121.html
  • Chú ý sức khỏe tinh thần: Quan tâm đến những dấu hiệu trầm cảm, lo âu ở người cao tuổi. Khuyến khích họ chia sẻ cảm xúc và hỗ trợ tinh thần kịp thời.
mọi người đang ngồi gần nhau và chụp ảnh cùng các cụ

Hoạt động chăm sóc sức khoẻ tinh thần người cao tuổi

4. Chăm sóc người già về sức khỏe thể chất:

  • Khuyến khích vận động: Khuyến khích người cao tuổi tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh…
Một cụ bà đang dùng nạng để đi và một người phụ nữ đi bên cạnh cổ vũ

Những hoạt động chăm sóc sức khoẻ thể chất người già

  • Khám sức khỏe định kỳ: Đưa người cao tuổi đi khám sức khỏe định kỳ. Các dấu hiệu được nhận biết sớm sẽ được điều trị kịp thời.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn: Nhắc nhở người cao tuổi uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết:

  • Dịch vụ chăm sóc tại nhà: Sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà nếu bận rộn. Hãy tìm kiếm các bên cung cấp dịch vụ uy tín để chăm sóc người già.
  • Hỗ trợ từ cộng đồng: Tham gia các group để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Chăm sóc sức khỏe người già tại nhà đòi hỏi sự kiên nhẫn, yêu thương và thấu hiểu. Những cách trên sẽ giúp con cháu mang đến cho người cao tuổi cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc bên gia đình. 

Hãy xem thêm cam-nang-suc-khoe của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để có thêm nhiều kiến thức!

Xem thêm

Bệnh hay quên ở người cao tuổi nguyên nhân do đâu và giải pháp khắc phục

Khi về già, cơ thể chúng ta sẽ bị lão hoá và não bộ cũng vậy. Vì vậy ở người cao tuổi thường hay xuất hiện bệnh hay quên. Bài viết dưới đây cung cấp một số nguyên nhân và giải pháp cho bệnh hay quên.

Nguyên do bệnh hay quên:

Bệnh hay quên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của căn bệnh này:

  • Lão hóa não bộ: do tuổi già dẫn đến giảm khả năng ghi nhớ.
  • Bệnh Alzheimer: nguyên nhân phổ biến nhất gây sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến các tế bào não, khiến chúng suy giảm và chết dần.
  • Các bệnh lý khác: đột quỵ, chấn thương não, bệnh tim mạch, trầm cảm…
  • Thuốc men: một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là hay quên.
  • Lối sống: ít vận động, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích…

Giải pháp bệnh đãng trí:

Một số giải pháp cho căn bệnh hay quên ở người cao tuổi:

  • Khám bác sĩ: cần đưa người cao tuổi đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.
  • Điều trị theo nguyên nhân: nếu bệnh hay quên do nguyên nhân cụ thể như bệnh Alzheimer, đột quỵ, thiếu vitamin,….
  • Tham gia các hoạt động vui chơi: khuyến khích người già tham gia các hoạt động để não bộ hoạt động linh hoạt.
    hai người phụ nữ đang dắt tay cụ ông để chạy tiếp sức

    Những giải pháp khắc phục bệnh hay quên

    Sự lão hóa tự nhiên khiến các bộ phận cơ thể, bao gồm cả não bộ, dần suy giảm chức năng. Điều này dẫn đến việc ghi nhớ thông tin mới hay tập trung vào một việc trở nên khó khăn hơn. Đây là biểu hiện thường gặp của lãng quên nhẹ,không đáng lo ngại.

    Tuy nhiên, nếu tình trạng hay quên ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý não bộ như Alzheimer hay sa sút trí nhớ.

    Vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể và theo dõi tình trạng trí nhớ của bản thân. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Hãy xem thêm cam-nang-suc-khoe của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để có thêm nhiều kiến thức!
  • Hãy tìm hiểu thêm về chúng tôi: huyen-thanh-oai-60-thi-sinh-tham-gia-hoi-thi-tay-nghe-dieu-duong-171760.html
Xem thêm

Thói quen uống rượu ở người cao tuổi

Ở bất kì độ tuổi nào thì việc sử dụng rượu bia cũng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Tùy vào lượng rượu bia chúng ta dung nạp vào cơ thể sẽ có những mối nguy hại khác nhau. Uống rượu không chỉ gây nên các căn bệnh sức khỏe sinh lý đến các bộ phận trong cơ thể mà còn đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Người ta thường bảo uống rượu giải sầu vì rượu có tác dụng giải tỏa căng thẳng ngắn hạn. Nhưng khi sử dụng nhiều và lâu dài gây ra nghiện rượu thì lại gây ảnh hưởng đến tâm thần với các bệnh như rối loạn lo âu, hoang tưởng,… Người bị nghiện rượu cũng dễ bị kích động và luôn trong trạng thái thần trí không ổn định.

Tuổi càng cao, bệnh tật càng nhiều, sức chống chọi của cơ thể với các căn bệnh cũng yếu hơn. Người cao tuổi nếu vẫn giữ thói quen uống rượu bia mỗi ngày thì sớm muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đôi khi nó không phải là tác nhân chính gây nên bệnh nhưng lại là nguyên nhân làm cho các bệnh khác có diễn biến xấu hơn.

Rượu bia mang mối họa nào đến sức khỏe người cao tuổi?

Tăng nguy cơ ung thư

Khi cơ thể dần già nua, lão hóa thì hệ miễn dịch cũng chậm chạp, yếu ớt trước những tế bào gây bệnh. Nghiện rượu ở người cao tuổi có nguy cơ mắc những căn bệnh ung thư thường thấy như ung thư vòm họng, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư gan,… cao hơn so với những người khác. Khi rượu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành ethanol, chất này bị phân hủy trong gan sẽ tạo ra một chất độc gọi là acetaldehyde. Acetaldehyde làm hỏng DNA của tế bào, khiến chúng có nhiều khả năng trở thành ung thư. Đặc biệt đối với những người cao tuổi uống rượu sẽ khiến sức đề kháng suy yếu, càng uống nhiều rượu bia thì bệnh càng tiến triển nhanh và khó điều trị hơn.

Tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch

Tại Diên Hồng, có những gia đình gửi người cao tuổi vào vừa để được chăm sóc sức khỏe, tinh thần tốt hơn, vừa để các cụ có thể cai rượu. Nghiện rượu không phân biệt giới tính, nhưng chủ yếu tập trung nhiều ở phái nam. Nhiều ông vẫn giữ thói quen mỗi bữa ăn 1 chén rượu từ ngày xưa. Giờ già rồi, tửu lượng theo năm tháng cũng tăng lên nên 1 chén đôi khi là không đủ, có khi mỗi bữa ăn phải uống cả cốc rượu. Tuổi càng cao thì việc nạp rượu bia vào cơ thể đã là không tốt, chưa kể lượng rượu nạp vào mỗi ngày lên đến vài trăm mililit.

Người cao tuổi sống vui khỏe tại Viện dưỡng lão, nơi nói không với rượu bia 

Người cao tuổi dễ gặp các vấn đề về tim và tăng huyết áp. Việc sử dụng rượu bia nhiều có thể gây xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn thành mạch và gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Các khuyến cáo cũng đưa ra rằng rượu bia không có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi, nên hạn chế sử dụng và tập thói quen sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe luôn được duy trì ở mức ổn định.

Tăng nguy cơ rối loạn thần trí, lú lẫn

Não bộ bị lão hóa khiến cho trí nhớ của NCT cũng bị ảnh hưởng. Sử dụng rượu đã không tốt, nếu người cao tuổi bị nghiện rượu thì các bệnh như lo lắng, ảo giác, lú lẫn, suy giảm trí nhớ,… là điều sớm muộn sẽ gặp phải. Không dễ gì để loại bỏ rượu bia ra khỏi thói quen sinh hoạt hằng ngày ngay lập tức, nhất là với những người cao tuổi đang trong tình trạng nghiện rượu. Hãy giảm dần liều lượng rượu bia nạp vào cơ thể hằng ngày cho đến khi có thể loại bỏ hoàn toàn.

Ảnh hưởng nặng nề đến đường tiêu hóa

Rượu và bia có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, gây ra việc tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày và tăng nguy cơ xuất hiện vấn đề về dạ dày và ruột. Đối với người cao tuổi, hệ tiêu hóa có thể trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Do đó, việc tiêu thụ rượu và bia cần được kiểm soát và hạn chế để tránh các vấn đề sức khỏe liên quan.

Để luôn đảm bảo được sức khỏe tốt nhất, người cao tuổi phải luôn duy trì một cuộc sống lành mạnh. Không chỉ mang đến những mối họa tiềm ẩn mà rượu bia còn mang những mối nguy tức thời cho người cao tuổi. Sử dụng nhiều rượu bia cùng lúc có thể khiến tâm trí không tỉnh táo, gây ra khó kiểm soát cơ thể, đi không vững và rất dễ ngã. Ngã chính là một trong những nguyên nhân gây tàn phế ở người cao tuổi. Khả năng hồi phục của người cao tuổi chậm hơn rất nhiều và có trường hợp không thể tự hồi phục. Vậy nên, dù vì lí do nào đi chăng nữa, thì rượu bia vẫn là mối hiểm họa đối với người cao tuổi nói riêng và tất cả mọi người nói chung đều có hại, hãy từ bỏ loại chất kích thích này càng sớm càng tốt để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Xem thêm

8 mẹo nhỏ chữa mất ngủ cho người già

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Với người cao tuổi, giấc ngủ còn giúp cải thiện sự tập trung trí nhớ, sửa chữa hệ thống miễn dịch nhằm chống lại bệnh tật.

Chứng mất ngủ ở người già sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, trầm cảm. Bên cạnh đó là các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư…

Vì vậy việc đảm bảo giấc ngủ cho người già là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Diên Hồng tìm hiểu những mẹo nhỏ để giúp người già ngủ ngon hơn.

Vệ sinh giấc ngủ

– Có thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn đúng giờ

– Chuẩn bị phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo tắt đèn khi ngủ sẽ không làm những người cao tuổi khó ngủ và mất ngủ.

Tránh ngủ trưa quá nhiều

Nếu ngủ trưa quá 30 phút người già sẽ không thể ngủ được vào buổi đêm.

Tập thể dục thường xuyên

Các thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền hay tập dưỡng sinh là sự lựa chọn thích hợp với những người lớn tuổi để có giấc ngủ ngon mỗi đêm. Những người có thói quen tập thể dục đều đặn kết hợp chế độ ăn dinh dưỡng khoa học sẽ ít bị bệnh tật và mất ngủ hơn những người khác. Đó là mẹo chữa mất ngủ hiệu quả cho người già đã được các bác sỹ chuyên khoa thần kinh chia sẻ.

Chú ý: Không tập những môn thể dục dụng cụ sát giờ đi ngủ sẽ khiến người cao niên khó ngủ hơn.

Luôn quan niệm giường là nơi để nghỉ

Luôn quan niệm giường là nơi để nghỉ ngơi, không nên đọc sách, xem tivi nằm trên giường sẽ khiến người già khó đi vào giấc ngủ.

Tắm nước ấm trước giờ đi ngủ

Người già nên tắm với nước ấm pha muối trước giờ đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn, thư giãn và dễ chịu.

Hãy để đầu óc thư giãn

Khi đầu óc thư giãn, tinh thần được thoải mái thì người già dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Mặc quần áo rộng rãi trước khi đi ngủ

Một trong những phương pháp chữa mất ngủ cho tuổi cao niên là nên mặc quần áo với chất liệu vải thun, mỏng, thoáng mát sẽ khiến cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng và dễ ngủ.

Không ăn no và hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích

Nếu người cao tuổi ăn no và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê trước giờ đi ngủ sẽ làm cho những thực phẩm này không có cơ hội để chuyển hóa thức ăn và đây là nguyên nhân gây chứng mất ngủ, khó ngủ.

Xem thêm

Những điều cần biết khi chăm sóc người già sa sút trí tuệ

Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Đi cùng đó là các bệnh lý liên quan tới tuổi già cũng đang tăng lên đáng kể. Sa sút trí tuệ là một trong những bệnh điển hình nhất mà người cao tuổi ở Việt Nam mắc phải.

Sa sút trí tuệ là do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và các kết nối của chúng trong não. Tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương, chứng sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau và gây ra các triệu chứng khác nhau.

Nếu ở mức độ nhẹ thì cũng không có sự ảnh hưởng quá lớn. Nhưng nếu không có sự chăm sóc và chữa trị đúng cách thì tiến triển bệnh càng nặng. Vì vậy, chúng ta cần can thiệp càng sớm từ khi có dấu hiệu của bệnh.

Với giai đoạn đầu

Biểu hiện thường gặp là giảm sự tiếp thu thông tin, lặp đi lặp lại một câu hỏi hay một vấn đề, mất khả năng quản lý tài chính, không nhớ đồ cất ở đâu và dễ bị nhầm, lạc đường. Vì vậy người nhà cần kiên nhẫn để nói chuyện, giải đáp các câu hỏi đó, không nên cáu gắt sẽ tạo áp lực và sự tự ti của người cao tuổi càng khiến họ buồn bực, lo lắng và bệnh nặng hơn.

Đồng thời nhờ sự tư vấn của các bác sĩ, chuyên gia về cách chăm sóc để hỗ trợ điều trị cho họ. Luôn theo dõi, để ý tới các hoạt động đi lại, ăn uống của người già để không xảy ra những tình huống tai nạn đáng tiếc.

Hình ảnh buổi tập luyện cho NCT bị sa sút trí tuệ tại Diên Hồng

Giai đoạn giữa

Ở giai đoạn này các triệu chứng rõ ràng hơn. Người bệnh không nhớ sáng mình ăn gì, quên một số kỉ niệm trong quá khứ, khó mặc quần áo phù hợp, không nhớ số điện thoại của mình, hay nhầm lẫn…  Vì vậy cần sự nhẫn nại và kiên nhẫn rất lớn của người nhà để có thể chăm sóc được người bệnh.

Bạn cần tạo ra một không gian an toàn cho người bệnh. Cần có người theo sát người bệnh mọi lúc mọi nơi để đảm bảo an toàn cho họ trong việc sinh hoạt hằng ngày. Thường xuyên trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bệnh để kịp thời điều trị và có biện phát phù hợp.

Trong giai đoạn cuối.

Người bệnh không nhận thức được môi trường xung quanh, đi lang thang, không nhận ra bạn bè người thân, không nhớ lịch sử bản thân, mất kiểm soát bàng quang và ruột, thay đổi nhân cách và hành vi. Khi triệu chứng càng ngày nặng lên, người bệnh cần sự hỗ trợ tất cả trong cuộc sống hàng ngày. Và cần có sự can thiệp của bác sỹ và điều dưỡng chăm sóc.

Hiện tại sa sút trí tuệ là chứng bệnh không hồi phục. Vì vậy việc phòng ngừa để hạn chế sự khởi phát và tiến triển của bệnh là rất quan trọng.

* Tăng cường hoạt động trí não. Các hoạt động kích thích tinh thần như đọc sách, giải câu đố, chơi trò chơi,… sẽ giúp rèn luyện trí nhớ, trì hoãn sự khởi phát và giảm tiến triển bệnh

* Tham gia hoạt động xã hội. Người già nên tham gia các câu lạc bộ thơ, khiêu vũ, cờ tướng để kết nối thêm với nhiều người đồng trang lứa. Sự tương tác với xã hội giúp người già không bị buồn bã, chán nản. Từ đó góp phần hạn chế chứng bệnh sa sút trí tuệ.

Buổi thi đấu cờ tướng của các cụ ông tại viện dưỡng lão

* Từ bỏ hút thuốc. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc ở tuổi trung niên trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và các bệnh về mạch máu. Bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ và sẽ cải thiện sức khỏe của bạn.

* Ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ vitamin. Một số nghiên cứu cho thấy những người có lượng vitamin D trong máu thấp có khả năng mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Bạn có thể nhận được vitamin D thông qua một số loại thực phẩm, chất bổ sung và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hoặc bổ sung thêm đường uống với đơn thuốc từ bác sĩ

* Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch. Điều trị huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường. Giảm cân nếu bạn thừa cân.
Huyết áp cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số loại chứng mất trí nhớ cao hơn.

* Giấc ngủ chất lượng tốt. Một giấc ngủ đủ dài và đủ sâu sẽ giúp trí óc minh mẫn hơn.

* Điều trị các vấn đề về thính giác. Theo một số nghiên cứu, người bị mất thính lực có nhiều khả năng bị suy giảm nhận thức hơn. Vì vậy điều trị mất thính giác sớm, chẳng hạn như sử dụng máy trợ thính, có thể giúp giảm nguy cơ.

Xem thêm