Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/0342 86 56 86

Cuộc thi cờ tướng Diên Hồng 2025, những nước cờ không tuổi

Mỗi năm, giải cờ tướng Diên Hồng lại trở thành một điểm hẹn quen thuộc dành cho các cụ ông yêu mến bộ môn trí tuệ cổ truyền. Đây là sân chơi để các cụ thi tài trí tuệ, thể hiện bản lĩnh và kinh nghiệm. Bên cạnh đó cờ tướng còn thể hiện tinh thần thể thao đáng trân trọng ở độ tuổi xưa nay hiếm.

Thi đấu cờ tướng được diễn ra hàng năm tại Diên Hồng

Vào ngày 19/7 vừa qua, các cụ từ nhiều cơ sở của Diên Hồng đã tụ hội về cùng tham gia tranh tài. Mở đầu giải đấu là vòng bốc thăm chia bảng. Các tuyển thủ được chia thành từng cặp thi đấu theo thể thức vòng tròn loại trực tiếp. Mỗi trận kéo dài chưa đến 20 phút, nhưng là những cuộc đấu trí căng thẳng đến nghẹt thở.

Ngay ở trận đấu đầu tiên, ông Đoàn Hữu Dũng đến từ Cơ sở 1 đã gây ấn tượng mạnh khi chỉ sau chưa đầy 5 phút, ông đã xuất sắc hạ gục đối thủ nhờ sự nhạy bén và kinh nghiệm dày dặn của mình, giành vé bước thẳng vào vòng trong.

Trải qua những lượt đấu loại đầy gay cấn, các cụ bước vào vòng bán kết với khí thế hừng hực. Bốn cái tên xuất sắc nhất cùng góp mặt. Đó là Ông Đoàn Hữu Dũng (Cơ sở 1), Ông Hoàng Văn Quang (Cơ sở 1), Ông Ngô Ngọc Khôi (Cơ sở 2) và Ông Nguyễn Văn Lợi (Cơ sở 5)

Trận chung kết tranh giải Nhất – Nhì diễn ra giữa ông Quang và ông Dũng, hai cao thủ kỳ cựu của cơ sở 1. Trong khi đó, trận tranh giải ba – tư là cuộc đấu trí ngang tài ngang sức giữa ông Khôi và ông Lợi. Những nước đi khó lường, những thế cờ giằng co và những giây phút nín thở chờ đợi, tất cả đã tạo nên một vòng đấu đầy cảm xúc.

Trận chung kết căng thẳng giữa ông Dũng và ông Quang

Kết quả chung cuộc của Giải cờ tướng Diên Hồng 2025 ghi dấu ấn với những gương mặt xuất sắc. Ngôi vị quán quân đã xuất sắc thuộc về ông Đoàn Hữu Dũng đến từ cơ sở 1. Người đã lập cú đúp ấn tượng với hai năm liên tiếp giữ ngôi vô địch. Giải nhì được trao cho ông Hoàng Văn Quang, cũng đến từ Cơ sở 1. Ông là một kỳ thủ kỳ cựu với nhiều năm kinh nghiệm thi đấu. Ông Ngô Ngọc Khôi (cơ sở 2) về đích với vị trí thứ 3, người thể hiện phong độ ổn định suốt giải. Trong khi đó, giải khuyến khích thuộc về ông Nguyễn Văn Lợi của Cơ sở 5. Ông là một gương mặt mới, đầy tiềm năng, lần đầu góp mặt tại mùa giải năm nay.

4 cụ ông xuất sắc giành giải trong cuộc thi chung kết cờ tướng 2025

Những chiếc huy chương được trao tận tay, những bó hoa rực rỡ, những nụ cười trên gương mặt các cụ, tất cả đã nói lên niềm vui không phân biệt tuổi tác. Ở Diên Hồng, tuổi già không có nghĩa là dừng lại, mà là tiếp tục sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, chinh phục từng “ván cờ” trong cuộc đời.

Cảm ơn tất cả các cụ, những người đã làm nên một mùa giải không chỉ rực rỡ về chuyên môn, mà còn đong đầy cảm xúc và tinh thần gắn kết. Hẹn gặp lại ở mùa giải năm sau nơi tuổi già tiếp tục thăng hoa cùng những nước cờ bất tận.

Xem thêm

Viện dưỡng lão Diên Hồng Vũ Yên – khi tuổi già là một hành trình mới

Một buổi sáng nắng nhẹ, bà Nguyễn Thị Phi (77 tuổi) đạp xe chầm chậm rong ruổi quanh các con đường trong khu đô thị. Bà vui vẻ nói: “Ở đây mát mẻ, thích lắm. Mỗi sáng tôi đạp vài vòng là khỏe cả người. Có hôm tôi đi lạc đường, phải gọi giám đốc ra đón về”, bà bật cười khanh khách kể lại. Nói xong bà lại leo lên xe, hai má ửng đỏ, miệng cười tít rồi đạp xe xa dần. 

Bà Nguyễn Thị Phi là một trong những người có thâm niên “du lịch” qua nhiều cơ sở của viện dưỡng lão Diên Hồng. Trong ba năm, bà đã ở 6 trên 9 cơ sở. Hiện tại, bà chọn cơ sở Vũ Yên để làm điểm dừng chân, tận hưởng những ngày tháng tuổi già yên bình của mình.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ nhanh chóng. Tỷ lệ người trên 60 tuổi chiếm hơn 12% và dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong hai thập kỷ tới. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế và thay đổi trong cấu trúc gia đình, thay vì chỉ mong được chăm sóc, nhiều người cao tuổi còn muốn cuộc sống tự chủ, duy trì kết nối xã hội và tận hưởng cuộc sống. Đó cũng là điều mà Diên Hồng theo đuổi suốt hơn 11 năm qua. Không chỉ là nơi ở, các cơ sở của Diên Hồng được thiết kế như một hệ sinh thái. Nơi người cao tuổi được hỗ trợ toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tháng 5 năm 2025, viện dưỡng lão Diên Hồng chính thức có mặt tại Hải Phòng. Và là cơ sở dưỡng lão nghỉ dưỡng đầu tiên được cấp phép tại thành phố cảng. Tọa lạc tại đảo Vũ Yên, nơi được mệnh danh là viên ngọc sinh thái phía Đông Hải Phòng vì vậy không khí ở đây luôn trong lành với luồng gió biển thổi quanh năm. Đây cũng chính là “liều thuốc” hỗ trợ tích cực cho sức khỏe và tinh thần của người cao tuổi. Với tầm nhìn hướng sông, gần biển, không khí thoáng đãng, đảo Vũ Yên được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho một cuộc sống tuổi già an yên và chất lượng.

Tại viện dưỡng lão người cao tuổi được theo dõi sức khỏe định kỳ

Diên Hồng Vũ Yên không đơn thuần là nơi ở, mà là một hệ sinh thái chất lượng cao với:

  • Phòng nghỉ khép kín, đầy đủ tiện nghi, tạo cảm giác riêng tư, sạch sẽ, và an toàn.
  • Khu sinh hoạt chung rộng, thoáng, nhiều ánh sáng. Là nơi người cao tuổi sinh hoạt chung, ăn uống và duy trì hoạt động xã hội.
  • Chế độ dinh dưỡng được cá nhân hóa. Tại Diên Hồng đầu bếp sẽ lên thực đơn định kỳ. Món ăn được chế biến phù hợp với tình trạng bệnh lý, khẩu vị của từng cụ.
  • Chăm sóc y tế và tập luyện. Hằng ngày người cao tuổi tại viện dưỡng lão Diên Hồng được điều dưỡng theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như Huyết áp, tiểu đường. Hàng tuần có bác sĩ khám định kỳ. Bên cạnh đó người cao tuổi còn được xoa bóp, tập luyện bởi các kỹ thuật viên. 
  • Đội ngũ chăm sóc 24/7 có chuyên môn, tận tâm. Tất cả đều được đào tạo đầy đủ các kỹ năng mềm như ứng xử, giao tiếp với người cao tuổi.
  • Hoạt động tinh thần thể chất đa dạng, như đi dạo, thể dục, vẽ tranh,….
  • Các tiện ích chung đa dạng, phong phú giúp người cao tuổi có thêm nhiều trải nghiệm. Như công viên sinh thái ven sông, vườn hoa bốn mùa hay trung tâm thương mại. Viện dưỡng lão Diên Hồng Vũ Yên không chỉ giúp các cụ sống khỏe mà còn giúp họ sống vui, sống hạnh phúc.

Phòng sinh hoạt chung của viện dưỡng lão Diên Hồng, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng

Bà Bùi Thị Bích, 76 tuổi, từng bị tai biến và có dấu hiệu lẫn nhẹ. Trước khi đến Diên Hồng, bà sống tại một trung tâm khác nhưng sức khỏe không cải thiện. Con cái định cư ở nước ngoài nên không thể trực tiếp chăm sóc. Vì vậy đình đã nhờ người thân đưa bà đến Diên Hồng Vũ Yên. “Từ ngày vào trung tâm thấy bà thay đổi hẳn. Bà vui vẻ, khỏe ra. Bà tham gia hết tất cả hoạt động cùng các cụ. Lúc rảnh, bà khe khẽ ngâm nga những bài hát về Hải Phòng nơi bà yêu quý nhất”, điều dưỡng viên Trâm Anh kể lại.

Không chỉ chăm sóc dài ngày, Diên Hồng còn là lựa chọn đáng tin cậy cho nhiều gia đình cần gửi người thân ngắn ngày. Cô Nguyễn Thị Xuân Hương, người nhà bà Đặng Thị Kim Dung (Lê Chân, Hải Phòng), cho biết: “Trước đây, mỗi lần đi công tác tôi rất lo vì bà ở nhà một mình. Từ khi biết đến Diên Hồng, tôi không còn lo nữa. Những đợt vắng nhà dài ngày, tôi đều gửi bà vào trung tâm. Bà được chăm sóc chu đáo, còn tôi thì an tâm làm việc”.

Trước đây, nhiều người còn e dè khi nghĩ đến việc gửi ông bà, cha mẹ ở xa. Nay, chỉ một buổi sáng thong thả, một chiều tan làm là đã có thể đến thăm. Cùng nhau nhâm nhi chén trà, nghe kể những câu chuyện trong viện. “Ngày trước, tôi phải mất gần một giờ đồng hồ để di chuyển sang. Nhưng từ khi cầu Hoàng Gia thông đường thì chỉ 15, 20 phút là đã có thể qua thăm mẹ”, cô Xuân Hương chia sẻ thêm.

Viện dưỡng lão Diên Hồng Vũ Yên không chỉ là nơi để an dưỡng. Mà là nơi người cao tuổi được sống trọn tuổi già trong sự an toàn, khỏe mạnh và hạnh phúc.

 

Xem thêm

Chuyển dịch xu hướng dưỡng lão trong thời đại mới

Trong bối cảnh dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng, nhu cầu về dịch vụ dưỡng lão đang ngày càng đa dạng và chuyên sâu. Không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo an toàn hay hỗ trợ y tế, nhiều người cao tuổi hiện nay có xu hướng tìm kiếm một môi trường sống chất lượng cao. Nơi họ được duy trì sức khỏe, kết nối xã hội và tận hưởng cuộc sống tuổi già một cách trọn vẹn.

Người cao tuổi tại viện dưỡng lão

Trong tâm thức nhiều người, các trung tâm chăm sóc người già vẫn là một nơi có phần buồn tẻ. Nơi người cao tuổi sống những năm tháng cuối đời trong sự chăm sóc cơ bản về ăn uống, nghỉ ngơi và thuốc men. Đó là mô hình chăm sóc truyền thống, một không gian thiên về đảm bảo an toàn và tối giản trong sinh hoạt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi trong quan niệm về tuổi già, một mô hình mới đã và đang dần lên ngôi. Đó là dưỡng lão nghỉ dưỡng. Nơi người cao tuổi không chỉ được chăm sóc, mà còn được tận hưởng cuộc sống với không gian xanh, các hoạt động thể chất tinh thần phù hợp, và sự đồng hành tận tâm từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Trên thế giới, mô hình dưỡng lão nghỉ dưỡng đã trở nên phổ biến trong những thập kỷ gần đây. Đặc biệt tại các quốc gia có dân số già như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, đây là một xu hướng mới đang hình thành, phản ánh sự thay đổi trong tư duy chăm sóc người cao tuổi từ sống khỏe sang sống vui. Trong bức tranh đang chuyển mình mạnh mẽ của dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng nổi lên như một đơn vị tiên phong áp dụng mô hình chăm sóc toàn diện. Lấy người cao tuổi làm trung tâm và hướng tới mục tiêu: Tận tâm chăm sóc để người cao tuổi sống An toàn, khỏe mạnh, hạnh phúc. 

Thành lập từ năm 2014, Diên Hồng đã và đang không ngừng đổi mới để mang đến những trải nghiệm sống tích cực cho người cao tuổi. Từ không gian sống thân thiện, tiện nghi, chế độ dinh dưỡng khoa học, đội ngũ chăm sóc tận tâm đến các hoạt động thể chất đa dạng. Đặc biệt, Diên Hồng được biết đến là một trong những viện chăm sóc tiên phong chú trọng đến đời sống tinh thần cho người cao tuổi. Xem đó là nền tảng để người cao tuổi sống khỏe, sống vui.

người cao tuổi tại dưỡng lão Diên Hồng được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần

Nối tiếp hành trình tiên phong đó, Diên Hồng đã đánh dấu bước phát triển đột phá với cơ sở thứ 9 tại đảo Vũ Yên, Hải Phòng. Một trong những mô hình dưỡng lão nghỉ dưỡng đầu tiên tại thành phố cảng và được cấp phép hoạt động. Khác với các cơ sở chăm sóc người cao tuổi truyền thống, Diên Hồng CS9 mang đến một không gian sống hoàn toàn khác biệt. Với hệ thống biệt thự liền kề nằm giữa thiên nhiên trong lành của đảo Vũ Yên, các cư dân cao tuổi tại đây được tận hưởng không khí yên bình, cảnh quan xanh mát và cảm giác nghỉ dưỡng đúng nghĩa.

Không chỉ khác biệt ở không gian, mô hình nghỉ dưỡng tại Diên Hồng CS9 còn thể hiện qua chất lượng chăm sóc và trải nghiệm sống. Người cao tuổi được chăm sóc toàn diện và cá nhân hóa, từ chế độ ăn uống theo thể trạng, hoạt động thể chất phù hợp, đến các chương trình chăm sóc tinh thần đa dạng như đánh cờ vẽ tranh, ca hát, thể dục, đi dạo, giao lưu… Từng hoạt động được thiết kế để khơi gợi niềm vui sống, tăng cường trí nhớ, kết nối cộng đồng và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực. Ở đây, người cao tuổi không phải là người cần giúp đỡ, mà là người đồng hành trong một hành trình sống vui, sống khỏe, sống ý nghĩa.

Đội ngũ chăm sóc tại Diên Hồng cũng là một điểm sáng khác biệt. Không chỉ có trình độ chuyên môn, họ còn được đào tạo bài bản về kỹ năng giao tiếp, ứng xử và thấu hiểu tâm lý người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng cũng không dừng ở việc “đủ chất”, mà sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý của từng người. 

Nếu mô hình chăm sóc người cao tuổi truyền thống là nơi “an dưỡng cuối đời”, thì Diên Hồng lại là nơi tuổi già bắt đầu một hành trình mới với những trải nghiệm mới. Giữa gió biển và bóng cây, giữa nụ cười và những bàn tay ấm áp, người cao tuổi như đang sống trong một kỳ nghỉ dài, xứng đáng với tất cả những gì họ đã cống hiến cả đời.

 

Xem thêm

Dien Hong’s Got Talent: Người cao tuổi thỏa sức thể hiện tài năng

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng ngày Quốc Khánh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 2/9, kỷ niệm 7 năm ngày thành lập cơ sở 2 Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, ngày 28/6 Công ty CP Diên Hồng Hà Nội đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Diên Hồng (Dien Hong’s Got Talent) với sự tham gia tranh tài của 7 đội thi.

Nhân viên cùng người cao tuổi đang an dưỡng tại viện dưỡng lão tham gia cuộc thi

Qua nhiều vòng thi sơ khảo có sự tham của các đội đến từ 9 cơ sở dưỡng lão của Diên Hồng trên địa bàn Hà Nội và vùng lân cận, Ban Tổ chức đã chọn ra 7 tiết mục xuất sắc nhất tham gia vòng thi chung khảo. Tại đây, các đội thi đã có cơ hội để thể hiện tài năng trước Ban Giám khảo cũng như hàng trăm khán giả có mặt trực tiếp theo dõi.

Tiết mục dự thi đến từ cơ sở 6

Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các cụ cao tuổi đang được chăm sóc nội trú tại Diên Hồng và những thanh niên trẻ tuổi là những điều dưỡng viên, cán bộ nhân viên của Diên Hồng đã mang đến cho khán giả những những tiết mục đặc sắc, nhiều cảm xúc và những phút giây thư giãn bổ ích, đặc biệt là những khán giả cao tuổi.

Người xem xúc động khi xem phần tài năng của các đội

Với sự đầu tư công phu; Tinh thần tập luyện nghiêm túc, hăng say, các nghệ sỹ nghiệp dư đã biến sân khấu của Dien Hong’s Got talent thành ngôi nhà nghệ thuật mà ở đó thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, yêu thương, sự chăm sóc tận tình của các điều dưỡng viên, nhân viên đối với những người cao tuổi.

Phần dự thi xuất sắc được giải quán quân của cơ sở 2

Sau hơn 2 giờ đồng hồ các khán giả đã được chiêm ngưỡng các tiết mục vô cùng đặc sắc của các đội thi. Những màn múa hát được dàn dựng công phu, bài bản, trang phục bắt mắt; những vở kịch tái hiện lại những đau thương, mất mát của đất nước trong thời chiến tranh khói lửa kết hợp với những bản hung ca bất hủ, tất cả đã đưa người xem đến với nhiều cung bậc cảm xúc, để rồi vỡ oà vui sướng khi hồi kết là những hình ảnh đẹp, niềm vui đất nước được giải phóng và dành độc lập.

Ngày đất nước độc lập

Ban giám khảo đánh giá rất cao về tinh thần nghiêm túc, chuyên nghiệp đặc biệt là chất lượng của các tiết mục dự thi. Với thái độ làm việc công tâm, khẩn trương, chính xác của Ban Giám khảo, đội Hợp Lực Vàng (Đại diện cơ sở 2) đã xuất sắc dành giải nhất của cuộc thi.

Những hình ảnh ấn tượng của cuộc thi: 

Xem thêm

Người già sống một mình có ổn không?

Trong xã hội hiện đại, việc người già sống một mình không còn là hiện tượng hiếm gặp. Con cái trưởng thành, bận rộn với công việc hoặc con cái định cư nước ngoài nên không thể ở bên cạnh để chăm sóc bố mẹ. Chính vì thế tỉ lệ người già sống một mình đang dần tăng cao. Vậy người già sống một mình có ổn không?

Người già sống trong viện dưỡng lão

Không thể phủ nhận, sống một mình mang đến sự tự do, chủ động và giữ gìn nếp sống riêng của người già. Nhiều cụ không muốn làm phiền con cháu, không thích bị gò bó trong sinh hoạt, hoặc đơn giản là đã quen với sự độc lập.

Một số người cao tuổi cho biết, họ muốn:

  • Ăn món mình thích, làm việc mình muốn
  • Không bị cuốn vào nhịp sống vội vã của thế hệ trẻ
  • Tự quyết định cuộc sống mà không bị kiểm soát, can thiệp

Trong một chừng mực nhất định, đó là nhu cầu rất chính đáng xuất phát từ lòng tự trọng, mong muốn được làm chủ cuộc sống đến phút cuối.

Tuy nhiên, sống một mình tuổi xế chiều không chỉ là lựa chọn, mà đôi khi là do hoàn cảnh. Và khi điều đó kéo dài sẽ dẫn đến những hệ lụy không thể xem nhẹ:

1. Nguy cơ tai nạn và không được cấp cứu kịp thời

Té ngã trong nhà vệ sinh, cầu thang, phòng tắm… là tai nạn phổ biến ở người già. Khi sống một mình, nếu không ai phát hiện kịp thời, hậu quả có thể rất nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó nguy cơ đột quỵ, tụt huyết áp, lên cơn đau tim khi không có người bên cạnh cũng tăng cao đáng kể.

2. Cô đơn kéo dài gây ảnh hưởng tâm lý

Theo nhiều nghiên cứu, người già sống cô đơn có nguy cơ trầm cảm cao hơn 2 – 3 lần. Không có người trò chuyện, không có môi trường kích thích trí não khiến tốc độ suy giảm trí nhớ diễn ra nhanh hơn. Người già có thể quên ngày giờ, mốc thời gian. Thậm chí mất dần sự kết nối với xã hội và chính bản thân mình.

3. Thiếu chăm sóc y tế

Người cao tuổi thường mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch. Vì vậy việc theo dõi sức khỏe hàng ngày là điều cần thiết. Những bệnh nền dễ trở nặng nếu không có theo dõi y tế hằng ngày. Hoặc nhiều người già tự mua thuốc, dùng không đúng liều cũng dễ dẫn đến hậu quả nguy hiểm.

Người già được chăm sóc và theo dõi sức khỏe định kỳ

4. Suy giảm khả năng vận động

Người già thường ít vận động. Vì vậy nếu không được động viên, tập luyện thì người già dễ rơi vào trạng thai lười vận động. Từ đó dẫn đến cơ thể trì trệ, thoái hóa khớp, yếu cơ, rối loạn giấc ngủ…

5. Không đảm bảo sinh hoạt hàng ngày

Nhiều cụ sống một mình ăn uống rất sơ sài, qua loa. Có những bữa ăn không đủ chất, có ngày bỏ bữa vì mệt. Việc tự chăm sóc bản thân như giặt giũ, vệ sinh cá nhân cũng trở nên khó khăn khi sức khỏe yếu hoặc thị lực giảm.

Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng có nhiều cụ không có gia đình, con cái. Nhưng thay vì sống một mình các cụ đã chủ động lựa chọn viện dưỡng lão. Nơi có bạn bè đồng trang lứa có người chuyện trò mỗi ngày, có người chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ. Ở đây, tuổi già không còn là những tháng ngày cô đơn, mà là khoảng thời gian sống với niềm vui của mình.

Bà Nguyễn Thị Bích Nụ (80 tuổi), có nhà cửa, vườn tược ở quê, nhưng tuổi già bệnh tật, lại sống một mình. Hằng ngày chợ búa, cơm nước, giặt giũ đều do bà tự lo. Nhiều lúc mệt mỏi không có người bên cạnh. Vì vậy, bà quyết định rời ngôi nhà thân thuộc để vào viện dưỡng lão. Ở đây, mọi sinh hoạt đều có các bạn điều dưỡng hỗ trợ. Bà không còn phải tất bật như trước. “Vào đây các cháu lo hết. Có bạn bè nói chuyện, có người quan tâm nên bà cảm thấy thoải mái hơn nhiều”, bà Nụ chia sẻ.

Bà Nụ cùng các cụ tại viện dưỡng lão

Người già sống một mình có thể ổn nếu sức khỏe tốt, minh mẫn. Có người thân gần nhà, hàng xóm quan tâm hoặc giúp việc bên cạnh. Nhưng với trường hợp người già có bệnh nền, sa sút trí tuệ hoặc con cái họ hàng ít qua lại thì là vấn đề đáng báo động. Gia đình hiện đại có thể không sống cùng ông bà, bố mẹ nhưng vẫn có thể chọn cho họ một môi trường sống an toàn, khỏe mạnh. Để người cao tuổi được chăm sóc đúng cách và tiếp tục sống ý nghĩa mỗi ngày.

Xem thêm

Có nên đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão?

“Bố mẹ đã già, sức khỏe yếu đi từng ngày. Công việc thì bận rộn, thời gian chăm sóc chỉ còn tính bằng giờ. Tôi đã từng nghĩ rằng đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão là có lỗi. Nhưng rồi, tôi hiểu ra yêu thương không phải lúc nào cũng là giữ lại bên mình”.

Câu hỏi “Có nên đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão không?” không chỉ là trăn trở của một cá nhân mà còn của rất nhiều người con đang đứng giữa hai bờ: tình thân và trách nhiệm, cảm xúc và thực tế.

Trong suy nghĩ của người Việt, chăm sóc cha mẹ là một phần đạo hiếu. Nhưng xã hội hiện đại đang thay đổi. Gia đình hai thế hệ trở nên phổ biến hơn “Tứ đại đồng đường”. Thời gian dành cho bố mẹ già cũng dần bị thu hẹp vì guồng quay công việc và cuộc sống. Vậy lựa chọn đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão liệu có phải là “bất hiếu”

Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão là quyết định đúng đắn của gia đình

Chăm sóc bố mẹ tại nhà: Giữ trọn đạo hiếu nhưng không dễ dàng

Rất nhiều người mong muốn tự tay chăm sóc cha mẹ, đưa ông bà đi khám, nấu ăn từng bữa, trò chuyện mỗi ngày. Nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Vì:

  • Không phải ai cũng có thời gian ở nhà thường xuyên.

  • Không phải gia đình nào cũng có đủ không gian, điều kiện vật chất để đảm bảo cuộc sống thoải mái cho người già.

  • Nhiều người cao tuổi cần theo dõi y tế sát sao, mà người thân lại không có chuyên môn.

  • Và không ít người cao tuổi rơi vào trạng thái buồn bã, cô đơn, vì cả ngày chỉ có một mình.

Chưa kể đến những mâu thuẫn, khác biệt giữa các thế hệ, khiến người già đôi khi cảm thấy bị “lạc lõng” ngay trong chính ngôi nhà của mình. Nhiều lý do khó nói khiến việc chăm sóc tại nhà trở thành gánh nặng âm thầm cho cả người già và con cái.

Cô Nguyễn Thị Bích Thư (Hà Nội) từng trải qua những băn khoăn, áy náy như nhiều người khác trước khi đưa mẹ vào dưỡng lão. “Ban đầu tôi lo lắm. Nhưng khi đến thăm trung tâm, tôi thấy cơ sở vật chất rất khang trang, sạch sẽ, thoáng mát. Nhân viên thì chu đáo, nhiệt tình, khiến tôi yên tâm hẳn”. Trước khi vào trung tâm, sức khỏe bà Đỗ Thị Thử (Mẹ cô Thư) rất yếu, nằm một chỗ, xuất hiện vết loét. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn sống tại Diên Hồng, bà hồi phục đáng kể. “Vết loét lành hẳn, bà tăng mấy cân, trông khỏe mạnh hơn nhiều. Cả nhà không ngờ mẹ lại hồi phục nhanh đến vậy”

Tại viện dưỡng lão Diên Hồng, có rất nhiều người cao tuổi đã chọn sống trong trung tâm như một quyết định chủ động. Cụ bà Lê Thị Hồng (87 tuổi) là một ví dụ. Bà đến Diên Hồng từ năm 2021. Sau ba cơ sở trải nghiệm, hiện tại bà đang an dưỡng sống tại cơ sở 5. Nơi có vườn cây, ao cá và những buổi sáng đi bộ thong thả, hòa mình vào thiên nhiên yên bình. “Vào đây thoải mái. Ở nhà thì con cái đi làm, tối về mỗi đứa một góc. Mình ăn chậm, các con phải chờ cũng tội. Vào đây thì lúc nào cũng có người hỏi han, trò chuyện. Tôi nói với các con rồi, mẹ xác định đây là ngôi nhà cuối cùng của mẹ”.

Bà Hồng cùng các cụ tại viện dưỡng lão tham gia ngày hội hái vải

Không chỉ có những cụ chủ động vào trung tâm, mà còn có những trường hợp lựa chọn viện dưỡng lão như một giải pháp phù hợp nhất. Con gái ông Nguyễn Thái Phong (83 tuổi) hiện định cư nước ngoài khiến chị không thể trực tiếp chăm sóc cho ông. Sau nhiều cân nhắc, chị quyết định đưa ông vào trung tâm dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn. Sau thời gian bỡ ngỡ, ông Phong cũng dần hòa nhập với môi trường mới. Những buổi đi bộ sáng sớm, những hoạt động văn nghệ, đọc sách hay kiểm tra sức khỏe định kỳ đã trở thành những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống hằng ngày của ông.

Tại viện dưỡng lão, người cao tuổi được sống trong một môi trường:

  • Nề nếp sinh hoạt phù hợp người cao tuổi. Ở viện dưỡng lão người già được sinh hoạt theo giờ giấc rõ ràng, tốt cho sức khỏe và tâm lý.
  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên: Có nhân viên y tế theo dõi các chỉ số sức khỏe hằng ngày như huyết áp, đường huyết. Bác sỹ khám bệnh hàng tuần. Đặc biệt đội ngũ chăm sóc túc trực 24/7
  • Chăm sóc chuyên môn và tận tâm. Đội ngũ chăm sóc đều tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng hoặc có chứng chỉ liên quan. Chăm sóc chuyên nghiệp, tận tâm cả thể chất lẫn tinh thần cho người cao tuổi.
  • Hoạt động tinh thần phong phú. Viện dưỡng lão có các chương trình vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao giúp người già vui vẻ, gắn kết.
  • Có bạn bè đồng trang lứa. Người già được sống trong môi trường có nhiều bạn bè nên không còn cô đơn. Họ được chia sẻ, trò chuyện với những người cùng thế hệ.

Người già vào viện dưỡng lão được thăm khám sức khỏe định kỳ

Khi nào nên cân nhắc đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão?

Không ai giống ai, nhưng có những thời điểm bạn nên nghiêm túc suy nghĩ về điều này.

  • Sức khỏe bố mẹ cần được chăm sóc chuyên sâu bởi những người có chuyên môn.
  • Khi con cái quá bận rộn, không thể dành nhiều thời gian chăm sóc cho bố mẹ.
  • Bố mẹ cảm thấy cô đơn, buồn bã vì sự khác biệt trong sinh hoạt, giao tiếp.
  • Khi việc sống cùng nhau trở thành áp lực hơn là niềm vui

Chăm sóc tốt cho bố mẹ không chỉ là bên cạnh mỗi ngày, mà là đảm bảo họ được sống trong điều kiện phù hợp nhất với thể trạng, tâm lý, mong muốn của chính họ. Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão không có nghĩa là bỏ mặc. Đôi khi, đó lại là hành động dũng cảm nhất, tử tế nhất. Yêu thương, không phải lúc nào cũng là kề cận.

Xem thêm

Rực lửa sân cỏ, gắn kết nhân viên

Chiều ngày 11/6/2025, tại sân bóng Linh Đường, Hoàng Mai, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức thành công giải bóng đá nam giao hữu nhân kỷ niệm Ngày Đàn ông Diên Hồng. Sự kiện không chỉ là sân chơi thể thao, mà còn là dịp ý nghĩa để tăng cường tinh thần đoàn kết, kết nối giữa các cơ sở.

2 đội tham gia thi đấu

Tham gia giải đấu có hai đội bóng là đại diện cho các cơ sở. Đội 1 là các đại diện đến từ cơ sở 1, 2, 5-8 và 7. Đội 2 gồm có đại diện của cơ sở 3, 4, 6, 9 và văn phòng tổng công ty. Ngay từ những ngày đầu khởi động, giải đấu đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ nhân viên. Các cầu thủ háo hức chuẩn bị trang phục, giày thi đấu, trong khi Ban tổ chức chu đáo hoàn thiện mọi công tác hậu cần: từ đặt sân, chuẩn bị cờ, cúp, giải thưởng đến việc đảm bảo an toàn và chất lượng trận đấu.

Dưới sự điều khiển của tổ trọng tài, trận giao hữu đã diễn ra trong hai hiệp thi đấu đầy cống hiến. Với tinh thần thi đấu quyết liệt, đội 1 đã giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 6–2. Mặc dù kết quả nghiêng về một bên, nhưng cả hai đội đều để lại nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Đặc biệt, đội Văn phòng Tổng góp phần “khuấy động” sân cỏ bằng một tình huống phản lưới nhà đầy bất ngờ và hài hước.

Những pha bóng gay cấn

Màn ăn mừng chiến thắng của đội 2

Trận đấu cũng ghi nhận những tình huống xử lý nghiệp vụ đúng mực từ phía trọng tài với hai thẻ vàng dành cho lỗi phản ứng trọng tài và thay người sai thời điểm. Tất cả đã tạo nên một trận cầu kịch tính nhưng vẫn đảm bảo tinh thần thể thao cao thượng.

Một trong những điểm nhấn nổi bật của sự kiện chính là sự góp mặt của lực lượng cổ động viên đông đảo, sôi nổi đến từ các cơ sở. Những tiếng hò reo cổ vũ không ngừng nghỉ đã tiếp thêm tinh thần cho các cầu thủ trên sân, đồng thời góp phần tạo nên không khí sôi động, rộn ràng suốt thời gian thi đấu.

Kết thúc trận bóng mọi người cùng nhau quây quần trong buổi giao lưu thân mật. Không còn khoảng cách giữa các đội, tất cả cùng nhau nâng ly, chia sẻ tiếng cười và cảm xúc sau những giờ phút thi đấu hết mình. Chính tinh thần đồng đội, sự gắn bó và tình cảm chân thành là giá trị lớn nhất mà giải đấu mang lại. Giải bóng đá chào mừng Ngày Đàn ông Diên Hồng không chỉ là một hoạt động thể thao thường niên, mà còn là dịp để lan tỏa các giá trị văn hóa doanh nghiệp.

Xem thêm

Cụ bà “bỏ phố về vườn” tìm bình yên tuổi già

Buổi sáng ngày hè tại Diên Hồng cơ sở 5 (Chương Mỹ), khu vườn vải trĩu quả rộn ràng hơn thường lệ. Hôm nay “ngày hội hái vải” được tổ chức ở đây. Vải vào mùa hương thơm ngọt mát lan tỏa khắp không gian. Trong bộ bà ba truyền thống cụ thì bê thúng, cụ thì vai gánh quang gánh, chân thoăn thoắt dạo bước dưới những tán cây rợp mát.

Bà Hồng cùng các cụ trong ngày hội hái vải

Giữa không gian rộn rã tiếng cười, cụ bà Lê Thị Hồng (87 tuổi), nổi bật với dáng người nhanh nhẹn và đôi tay thoăn thoắt bẻ những chùm quả chín. Ít ai biết bà là người chủ động tìm cho mình mái nhà tuổi già, nơi bà gọi là “chốn bình yên cuối cùng”. 

Bà Hồng cùng các cụ tham gia ngày hội hái vải

Bà Lê Thị Hồng quê gốc ở Nam Định nhưng bà lớn lên và làm việc tại Hà Nội. Năm 2000 bà chuyển vào Vũng Tàu sinh sống. Đến năm 2010, bà quay trở lại Hà Nội sống cùng các con. Không muốn làm phiền ai, cũng không muốn là gánh nặng cho ai, nên bà Hồng chủ động vào viện dưỡng lão. Bà chia sẻ: “Tôi không thích ở với con nào cả. Ở với con trai thì vướng con dâu, ở với con gái thì vướng con rể. Mà các cháu nhỏ nghịch lắm, mình tuổi già rồi chỉ mong được yên tĩnh”.

Bà từng sống tại một viện dưỡng lão khác tại Hà Nội nhưng không hợp. Bà kể: “Ở đó điều hòa không được bật nếu trời chưa quá 35 độ, giấy vệ sinh cũng phải tự chuẩn bị. Gò bó lắm”. Nên chỉ sau một tháng, bà rời đi. Đến tháng 6/2021, bà chuyển đến Diên Hồng cơ sở 3 ở Lĩnh Nam. Lúc đó dịch COVID đang căng thẳng. Nhà bà gần chợ, con cháu thì tiếp xúc nhiều nên bà thấy vào trung tâm là an toàn nhất. “Mọi người bị COVID hết, mà tôi thì không bị gì cả. Ở đây có giờ giấc, nề nếp, ăn uống đúng bữa, thấy khoẻ hơn ở nhà”.

Hết dịch, do tài chính không còn dư dả nên bà tạm về nhà. Đến khi cơ sở 5 khai trương với mức chi phí thấp hơn thì bà quay lại trung tâm. Nhưng nấn ná mãi nên bà vẫn chưa vào. Tới năm 2024, Diên Hồng khai trương cơ sở 6 tại Ocean Park 2, bà đăng ký ở thử 3 tháng, ai ngờ ở tới 6 tháng vì “vui quá”. Cho đến tháng 3/2025, bà mới chính thức chuyển lên cơ sở 5 sinh sống lâu dài.

Bà Hồng tại khai trương cơ sở 6

Từng trải qua 3 cơ sở trong hệ thống Diên Hồng, bà Hồng nhận xét: “Dịch vụ chăm sóc thì chỗ nào cũng tốt như nhau. Chỉ khác nhau ở không gian, cảnh quan”. Tại cơ sở 5, bà thích nhất chính là sân vườn xanh mát, nhiều cây, nhiều hoa, có cả hồ cá rộng. Mỗi sáng, bà cùng các cụ trong trung tâm đi bộ vài vòng quanh khuôn viên, thi thoảng hái rau, hái trái cây chín trong vườn. Mặc dù tại trung tâm có phục vụ suất ăn nhưng bà vẫn giữ thói quen tự nấu ăn để hợp khẩu vị. Đồ ăn bà có thể nhờ bếp mua giúp. Tuổi già chỉ cần như vậy là đủ.

“Vào đây còn thoải mái hơn ở nhà. Ở nhà thì ban ngày con cái đi làm hết, tối về chỉ đông mỗi lúc ăn cơm. Rồi sau mỗi đứa một góc, mỗi đứa cái điện thoại. Mình già, ăn chậm, các con phải chờ cũng tội. Bất đồng thế hệ, nói nhiều cũng chẳng ai hiểu. Còn vào trong này tuy không gần con cháu nhưng lúc nào cũng có người qua người lại hỏi han. Tôi cũng bảo với con cái rồi. Mẹ xác định đây là ngôi nhà cuối cùng của mẹ. Các con, các cháu cứ yên tâm lo cho gia đình nhỏ của mình”, bà Hồng chia sẻ.

Xem thêm

Hành trình kết nối Bừng nhiệt huyết Cháy đam mê

Có những ngọn lửa chỉ bùng lên khi ta được ở bên nhau.

Chuyến du lịch kết hợp Teambuilding đầu tiên của Diên Hồng tại bãi biển Hải Tiến, Thanh Hóa đã thực sự trở thành một “trạm tiếp năng lượng” đầy cảm xúc cho toàn thể CBNV. Với chủ đề “Bừng nhiệt huyết – Cháy đam mê”, hành trình lần này không chỉ đơn thuần là một chuyến đi, mà là hành trình gắn kết, sẻ chia và thắp lửa đam mê trong mỗi người.

Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị, không khí từ văn phòng tổng tới các cơ sở đã trở nên rộn ràng. Người thì háo hức mua kem chống nắng, người sắm vali mới, chọn outfit sống ảo, dresscode đồng điệu. Ai nấy đều hồi hộp, vui như trẻ nhỏ lần đầu được đi chơi xa. Vì đúng thật, đây là lần đầu tiên Diên Hồng tổ chức chuyến đi kết hợp team building và lần đầu tiên chúng tôi đi biển.

Hai chuyến xe hòa chung một nhịp

Vì đặc thù công việc chăm sóc người cao tuổi luôn phải có người túc trực chăm sóc nên Diên Hồng đã tổ chức chuyến đi thành hai đợt. Vừa để đảm bảo chất lượng chăm sóc tại các cơ sở, vừa giúp mọi người đều có cơ hội trải nghiệm.

Đáng nhớ hơn cả, chính là sự trái ngược hoàn toàn giữa hai chuyến đi. Đợt đầu, trời mưa kéo dài nên mọi hoạt động ngoài trời như teambuilding hay tắm biển đều không thể thực hiện. Chính về thế những người đi đợt 1 lại không hề lo bị cháy nắng hay đen da. Dù có chút tiếc nuối, nhưng cũng từ đó, mọi người lại có cơ hội gần nhau hơn qua những cuộc trò chuyện, những giờ phút chơi trong nhà giản dị mà gần gũi vô cùng. Sang đến đợt hai, thời tiết nắng đẹp như bù lại tất cả, mọi người được “cháy” hết mình giữa nắng gió biển khơi.

Teambuilding đợt 1 tuy không ra biển nhưng ai cũng hào hứng với các trò chơi

Cùng nhau chụp ảnh tập thể thật đông đủ thành viên của đợt 1

Teambuilding đợt 2 cục chill bên biển

Những trò chơi cần tinh thần đồng đội

Cùng nhau gắn kết dù chúng mình gặp nhau lần đầu


Dù đi trước hay sau, dù là nhóm trú mưa hay nhóm tắm nắng, tinh thần “bừng nhiệt huyết cháy đam mê” vẫn luôn cháy rực trong từng người Diên Hồng. Chúng ta cùng chia sẻ một hành trình, cùng chung một tinh thần đó mới là điều tạo nên sự khác biệt.

Khi những trải nghiệm đầu tiên trở nên đáng nhớ

Đó là lần đầu tiên được cùng các cô chú trên 50 tuổi chung chuyến xe, cùng hát, cùng chơi những trò khởi động náo nhiệt. Dường như khoảng cách thế hệ không còn tồn tại chỉ còn tiếng cười và sự sẻ chia.

Là lần đầu tiên nhiều cô chú bước chân xuống biển, có chút rụt rè, rồi lại bình yên dạo bước buổi sớm, ngồi nghe tiếng sóng, thả hồn vào biển trời bao la. Trong khi đó, những nhóm bạn trẻ thì ùa theo sóng, hòa mình vào làn nước mát lạnh, thử cảm giác mạnh với cano biển, hay “lăn xả” hết mình trong các trò chơi teambuilding cười ra nước mắt.

Khép lại ngày vui bằng bữa tiệc Gala dinner đầy những tiếng cười sảng khoái. Từ phần thi “King and Queen” đến “Kinh ơi là kinh”. Ai nấy được dịp “bung lụa”, quên hết mọi căng thẳng công việc, chỉ còn lại niềm vui và sự gắn bó.

Trao giải Teambuilding 

Giải Kinh ơi là Kinh đặc biệt nhất đêm gala

Và có lẽ, khoảnh khắc xúc động nhất là khi tất cả nắm tay nhau, cùng ngân vang giai điệu “Nối vòng tay lớn” giữa ánh đèn lung linh. Đó là khi chúng ta thực sự cảm nhận: “Mỗi người là một mắt xích quan trọng, và khi nắm tay nhau chúng ta là một tập thể vững mạnh”.

 

Xem thêm

Một hành trình mới bắt đầu: Diên Hồng Vũ Yên căng buồm ra khơi

Hải Phòng, 23/05/2025 – Trong không khí rộn ràng của buổi lễ khai trương với chủ đề “Căng buồm ra khơi”, Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng Vũ Yên đã chính thức đi vào hoạt động, trở thành cơ sở thứ 9 trong hệ thống chăm sóc người cao tuổi cao cấp của Diên Hồng. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong hành trình 10 năm theo đuổi sứ mệnh “An toàn – Khỏe mạnh – Hạnh phúc” cho người cao tuổi tại Việt Nam. 

Tới tham dự buổi lễ, về phía Diên Hồng có, anh Đỗ Trần Hồ Thắng – Tổng giám đốc Công ty CP Diên Hồng Hà Nội, bà Trần Thị Thúy Nga – Phó Tổng giám đốc, anh Đỗ Xuân Quý – Giám đốc Diên Hồng cơ sở 9 cùng người cao tuổi và CBNV Diên Hồng. Về phía đối tác, có sự tham gia của anh Phí Văn Sơn – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Hoàng Sơn, đại diện tập đoàn Vinhomes và đại diện EK Group. Về phía khách mời có sự tham gia của các đơn vị đối tác, nhà cung cấp, khách mời của Diên Hồng và Hoàng Sơn Group.

 

Cơ sở mới tại Vinhomes Royal Island là dự án thứ hai hợp tác giữa Diên Hồng và Hoàng Sơn Group, sau thành công vang dội của Diên Hồng Oceanpark 2 (Hưng Yên) – nơi đạt tỷ lệ lấp đầy 90% chỉ sau chưa đầy một năm. Tọa lạc tại Đảo Hoàng Gia (Vũ Yên, Hải Phòng), cơ sở mới sở hữu vị trí đắc địa, chỉ cách trung tâm thành phố chưa đầy 10 phút di chuyển sau khi cầu Hoàng Gia hoàn thiện. Với thiết kế chan hòa thiên nhiên, tiện ích đẳng cấp, nơi đây hứa hẹn trở thành “ngôi nhà thứ hai” lý tưởng để các cụ tận hưởng tuổi vàng trong không gian ấm cúng, gần gũi gia đình.

Các đối tác, nhà cung cấp cũng đến tham dự cùng rất nhiều những lẵng hoa tươi thắm

Buổi lễ mở đầu bằng màn kịch vui nhộn “Đi tìm kho báu”, nơi lãnh đạo Diên Hồng, lãnh đạo Hoàng Sơn Group và đồng nghiệp hóa thân thành những “cướp biển” tìm kiếm ba kho báu vô giá của người cao tuổi là nụ cười, sức khỏe và tình yêu thương – cũng chính là triết lý xuyên suốt của Diên Hồng.

Tiểu phẩm ngắn mang lại điểm nhấn đặc biệt cho buổi lễ khai trương cơ sở 9

Trong bài phát biểu đầy xúc động, đại diện Diên Hồng đã dành lời tri ân sâu sắc đến anh Phí Văn Sơn – Tổng Giám đốc Hoàng Sơn Group: “Dù là một lãnh đạo trẻ, anh Sơn luôn hành động với tâm huyết của người ‘vì cộng đồng’. Tôi đã chứng kiến anh thức trắng đêm vì dự án, lo từng bữa ăn cho nhân viên, và không ngừng trăn trở để mang đến môi trường sống tốt nhất cho người cao tuổi.”

Anh Phí Văn Sơn – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Hoàng Sơn

Sự hợp tác này không chỉ khẳng định tầm nhìn “già hóa tích cực” mà còn đặt nền móng cho những dự án nhân văn, bền vững trong tương lai.

Sự hợp tác bền chặt giữa Diên Hồng và Hoàng Sơn được thể hiện bằng sự thành công của các cơ sở 

Dự án cũng nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ chính quyền địa phương, Tập đoàn Vingroup và Vinhomes trong suốt quá trình triển khai. Điều này thể hiện sức mạnh của sự chung tay vì một mục tiêu chung: nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi miền Bắc và tiến xa hơn là toàn Việt Nam.

Buổi lễ khép lại với những lời chúc từ trái tim: “Mong Diên Hồng Vũ Yên sẽ mãi ngập tràn tiếng cười và những cái ôm ấm áp. Mong mỗi chuyến ‘căng buồm’ của chúng ta đều tìm thấy thêm những ‘kho báu’ hạnh phúc!”

Đội ngũ CBNV cơ sở 9 cùng Giám đốc cơ sở – anh Đỗ Xuân Quý

Diên Hồng Vũ Yên không chỉ là một cơ sở dưỡng lão – đó là ngọn hải đăng của lòng nhân ái, nơi tuổi già được tôn vinh bằng tình yêu và sự trân trọng.

Xem thêm