Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0342 86 56 86/0968 660 115

Người cao tuổi cần một cơ hội để tỏa sáng

Viện dưỡng lão Diên Hồng được nhiều người biết đến qua các bộ ảnh đáng yêu của các cụ, cũng được biết đến là nhà dưỡng lão vui vẻ với rất nhiều hoạt động dành cho người cao tuổi. Dù là mới bước vào tuổi già hay những cụ ở tuổi hiếm U100 cũng đều sẵn sàng bước lên sân khấu để một lần nữa tỏa sáng.

Ngày chuẩn bị để phát động cuộc thi, BTC cũng rất lo lắng không biết sự kết hợp giữa người cao tuổi và nhân viên Diên Hồng có ổn không, không biết các cụ có muốn tham gia không. Thế mà vừa phát động cuộc thi, ông Viễn cơ sở 3 đã làm cho tất cả mọi người bất ngờ vì sự chăm chỉ, nhiệt huyết của ông. Là một cựu giảng viên múa của trường Sân khấu điện ảnh, ông Viễn mang trong mình một tình yêu nghệ thuật, tình yêu đối với nghề múa. Dù bây giờ ông có tuổi rồi, những bước đi cũng thận trọng hơn nhưng khi nghe tin có cuộc thi tài năng, ông đã tự chuẩn bị nhạc rồi biên đạo và lựa chọn bạn diễn cùng.

Sau khi đổi rất nhiều bạn diễn, cuối cùng ông Viễn cũng chọn được bạn diễn ưng ý

Vì là cuộc thi tài năng nên các tiết mục dự thi cũng trở nên phong phú hơn, độc đáo hơn. Đội thi của cơ sở 1, 2 tái chế rác thành trang phục thời trang khiến khán giả bên dưới vỗ tay liên tục vì quá đẹp, quá độc lạ. Ông Ngà (người cao tuổi đang an dưỡng tại Diên Hồng 2) cũng tham gia với vai trò người mẫu đi trình diễn. Khoác trên mình bộ trang phục tái chế, đeo một chiếc kính râm trông thật thời trang cộng với những bước đi thật tự tin, chẳng ai nghĩ ông đã ở độ tuổi U100. Ông bảo ngày xưa làm bộ đội đi leo núi trèo đồi nhiều nên trộm vía đến bây giờ vẫn khỏe.

Những bộ trang phục tái chế của đội thi cơ sở 1

 

Bộ sưu tập thời trang tái chế phong cách dạ hội của đội thi cơ sở 2

 

Sau vòng bán kết tại cơ sở 1, tiết mục của ông Việt và đội thi của ông trở thành tâm điểm của sự chú ý vì diễn xuất cũng như sự đầu tư của ông. Ông Việt đã rời xa Diên Hồng hơn 8 tháng. Ngày mới vào, thần trí ông không ổn định, nhưng sau khoảng thời gian 2 năm ở Diên Hồng, ông đã ổn định và đã về nhà để chăm cháu giúp con trai. Nhà ông cũng ở Hà Đông, ngay gần cơ sở 1 nên thỉnh thoảng có sự kiện, mọi người lại mời ông lại vào chơi. Đang ở cùng các cụ, có người trò chuyện, giờ về nhà, ông cũng có phần lưu luyến. Từ hôm được các bạn điều dưỡng viên mời vào đội để cùng tham gia thi, ông ngày nào cũng đi xe vào trung tâm 2 lần để tập luyện kịp cho ngày thi bán kết. 

Ông Việt rất xúc động khi lại được quay trở lại Diên Hồng, cảm nhận không khí vui vẻ nơi đây

Để cho tiểu phẩm kịch thêm phần chân thực, ông đã xé rách một bộ quần áo để vào vai một người lang thang uống rượu. Sự phối hợp của ông cùng các cháu đã chạm đến cảm xúc của nhiều khán giả phía dưới và đã giúp đội ông có một vé tiến thẳng vào chung kết.

Phần thi cắm hoa của bà Dung và chị Hiền (điều dưỡng viên cơ sở 1)

Điệu nhảy sôi đông, tràn đầy năng lượng của đội bà Tòng (cơ sở 2)

Màn trình diễn võ thuật của đội thi cơ sở 3

Những món đồ chơi dân gian bằng lá cây được tạo ra bởi đội thi cơ sở 4

Tiết mục múa cùng quạt của đội bà Dung (cơ sở 4)

Vòng bán kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Diên Hồng – DienHong’s Got Talent khép lại với rất nhiều những tiết mục đặc sắc, mang lại rất nhiều cảm xúc cho khán giả tham dự. Không phải người cao tuổi nào cũng chậm chạp, cũng trở nên u buồn, chán nản. Ở Diên Hồng, rất nhiều người cao tuổi có mong muốn được tham gia các cuộc thi, được thử sức mình ở các hạng mục khác nhau. Các cụ đôi khi còn năng động, say mê và đầu tư cho cuộc thi hơn cả các cháu.

Cuộc thi không chỉ giúp người cao tuổi thực hiện lại đam mê nghệ thuật nào đấy mà họ từng bỏ lỡ trong cuộc đời mà còn thể hiện sự tự tin và trình độ của mình khi bước lên sân khấu để tranh tài với các đội thi khác. Từ việc hát ca khúc nổi tiếng đến biểu diễn các bài múa, các động tác võ thuật, mỗi đội thi đều đã để lại ấn tượng sâu đậm trong trái tim khán giả.

Xem thêm

Người cao tuổi gặp khó khăn trong môi trường tập thể

Càng lớn tuổi, chúng ta càng trở nên thu mình lại, ít giao tiếp với bên ngoài hơn. Bạn bè đồng trang lứa ở tuổi này không còn nhiều, mà còn ít gặp, ít tiếp xúc. Người ta bảo tuổi già trái tính trái nết, vì về già, khi cơ thể không còn khỏe mạnh, chúng ta thường dễ cáu gắt hơn vì không còn cơ thể khỏe mạnh như trước, cũng trở nên ích kỷ hơn giống như quay lại là một đứa trẻ. Nhiều gia đình chia sẻ ba mẹ giờ già khó tính quá, ở nhà con cháu làm gì cũng không vừa ý. 

Nhu cầu gửi bố mẹ vào dưỡng lão ngày càng nhiều kéo theo sự ra đời của rất nhiều những viện dưỡng lão mới. Vào viện dưỡng lão, ba mẹ sẽ có thêm những người bạn già, sẽ được chăm sóc về cả thể chất và tinh thần, có thêm người trò chuyện, những người bạn thấu hiểu mình, các cụ có thể thấy tinh thần thoải mái hơn. Các trò chơi tại trung tâm cũng giúp các cụ gắn kết hơn, thân thiết hơn. Ở Diên Hồng, có rất nhiều những đôi bạn thân, các cụ vào đây, gặp nhau, trò chuyện, sinh hoạt cùng nhau và trở nên thân thiết. Như cặp đôi bà Thân và bà Nhật cơ sở 4, hai bà rất thân với nhau, đi đâu cũng gọi nhau đi, làm gì cũng phải có 2 người mới chịu. Nhìn 2 bà lúc nào ở gần nhau cũng cười nói vui vẻ, trông rất hạnh phúc. Hay cặp đôi ông Dũng và ông Thịnh ở cơ sở 2,  ông lúc nào ăn cơm cũng ngồi cạnh nhau, đi ra ngoài thì phải nắm tay nhau cùng đi để không bị lạc mất. Dù đi cùng cả đoàn, có sự điều phối và quan sát của các bạn điều dưỡng viên, nhưng trong chuyến tham quan Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam, 2 ông vẫn luôn nắm tay nhau từ lúc đi đến lúc về.

Đôi bạn thân ông Dũng và ông Thịnh (cơ sở 2) lúc nào cũng nắm tay nhau đi

Nếu người cao tuổi vào dưỡng lão ai cũng được như vậy thì tốt quá. Các cụ ở trong này cứ hòa thuận với nhau thì lúc nào cũng vui vẻ. Thế nhưng, không phải người cao tuổi nào cũng dễ tính và dễ hòa đồng. Ở dưỡng lão không chỉ có các cụ khỏe mạnh, minh mẫn. Có rất nhiều người cao tuổi bị lú lẫn, từ nhẹ đến nặng. Nhiều người cao tuổi bị lẫn nhưng ở mức độ nhẹ, gia đình đôi khi không thể nhận ra và không tin rằng ba mẹ mình bị như thế. Có cụ thì luôn kể về một chuyện đã xảy ra từ rất lâu rồi, có cụ thì luôn nghĩ rằng có người ăn trộm đồ của mình,… Khi các cụ ở trong môi trường tập thể, những nghi ngờ, những suy nghĩ của bản thân các cụ đôi khi sẽ gây ra những mâu thuẫn với các bạn cùng phòng, rộng hơn là các bạn cùng tầng.

Buổi chia sẻ về văn hóa ứng xử dành cho các cụ

Để giúp các cụ đưa ra cách giải quyết khi bị vướng và một cuộc tranh luận, cũng như để hiểu hơn về các giải quyết của các cụ, Diên Hồng đã tổ chức buổi thảo luận về Văn hóa ứng xử tại Viện dưỡng lão dành cho các cụ. Buổi chia sẻ được bạn Thanh Hải thuộc bộ phận Tham vấn tâm lý chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ các tình huống có thật tại Diên Hồng, các bạn đã làm thành một tiểu phẩm ngắn để minh họa lại cho các cụ dễ hiểu hơn. Buổi chia sẻ được các cụ rất thích, rất ủng hộ. Các cụ không ngại nói lên ý kiến cá nhân về tình huống này nên xử lý thế nào, tình huống kia thì phải làm thế nào mới đúng. Các buổi chia sẻ đều được các cụ thảo luận rất sôi nổi. Khi sống tại môi trường tập thể, đôi khi các cụ cũng sẽ không tránh khỏi những bất đồng, những lần cáu gắt với mọi người và những lần có thể bị kéo vào một sự việc nào đấy mà mình không mong muốn. 

Tình huống dễ hiểu, gần gũi cho buổi chia sẻ thêm phần vui vẻ

Các cụ rất hào hứng với chủ đề này

Ai cũng muốn chia sẻ quan điểm cá nhân của mình để tìm ta cách giải quyết cho tình huống được đưa ra

Buổi chia sẻ tuy không quá dài, nhưng cũng giúp các cụ nhận ra rằng phải bình tĩnh trước mọi chuyện và phải thông cảm cho những cụ khác vì không phải ai cũng còn khỏe mạnh, minh mẫn. Cùng nhau chung sống hòa thuận là điều không dễ dàng, thế nhưng nếu mỗi người chịu nhường một tí thì cuộc sống của các cụ sẽ thoải mái hơn, cũng sẽ trở nên vui vẻ hơn rất nhiều.

Xem thêm

Thăm quan Làng nón Vĩnh Thịnh – nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa của nghề thủ công Việt Nam

Cách cơ sở 4 chưa đến 5km có một làng nghề thủ công làm nên nét đặc trưng của Việt Nam. Nằm tại thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, làng nghề nón lá nơi đây đã trải qua lịch sử hàng trăm năm. Ngày ngày, các cô, các bà vẫn miệt mài gìn giữ bản sắc văn hóa của làng nghề. Những đôi bàn tay điệu nghệ, nhanh thoăn thoắt đi từng mũi kim để làm nên một chiếc nón chắc chắn, che nắng che mưa. Hình ảnh chiếc nón Việt Nam bên tà áo dài hay mộc mạc, giản dị lấp ló giữa đồng ruộng đều là những hình ảnh làm nên nét đặc trưng của đất nước hình chữ S.

Các cụ check in tại khu trưng bày các tác phẩm nón lá

Lần đầu được đến thăm quan làng nghề, được tận mắt nhìn thấy các cô, các bác, các bà đang làm ra thành phẩm hoàn chỉnh, các cụ không khỏi tò mò. Được bác Bí Thư chi Bộ đón tiếp và kể về những câu chuyện lịch sử, những dấu mốc của làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh, làm các cụ hiểu hơn về truyền thống nơi đây.

Bác Bí thư chi bộ chia sẻ rất nhiều những câu chuyện lịch sử về làng nón Vĩnh Thịnh

Chị hướng dẫn viên giới thiệu tường tận về làng nghề, về các công đoạn để làm nên 1 chiếc nón cho các cụ

Rất nhiều loại nón từ loại cơ bản, có hoa văn, hình vẽ đến những chiếc nón được xâu lại để trang trí

Có rất nhiều những chiếc nón thành phẩm được xếp thành hình để trang trí, tạo thành một góc cho khách đến có thể chụp ảnh checkin. Từ những chiếc nón lá nhỏ có hình cờ đỏ sao vàng đến những chiếc nón thêu hoa, lá, mỗi chiếc nón lại mang những nét đẹp khác nhau.

Sau khi ngắm nghía các loại nón đang được bày bán để xem được sự khác nhau giữa các loại nón thì chị hướng dẫn viên giới thiệu cho các cụ từng dụng cụ để làm nên một chiếc nón hoàn chỉnh. Ông Đức có vẻ rất hứng thú với nơi đây, vừa đến nơi khi các cụ vào chỗ ngồi thì mình ông đã đi thăm quan một mình, nhìn ngắm chỗ này chỗ kia. 

Ông Đức tò mò nhìn ngắm những thứ được trưng bày tại đây

Các cô, các bà tập trung ở nhà văn hóa để cùng làm nón. Ở đây, các cô sẽ làm từ công đoạn mở lá đến là lá, làm khung và khâu nón. Công đoạn dễ nhất là mở lá từ những chiếc lá khô đang bị xoắn lại. Vì là công đoạn dễ thực hiện nhất nên các cụ cũng được tự tay trải nghiệm. Không đơn giản chỉ là mở bung lá ra, mà phải cẩn thận để lá không rách và phải làm cho lá phẳng phiu, không còn nếp gấp để công đoạn là lá phía sau được dễ dàng hơn. Đây là công việc quan trọng đầu tiên để làm nên một chiếc nón nên các cụ đều làm rất tỉ mỉ, cẩn thận với sự hướng dẫn của bác Bí thư chi bộ và các nghệ nhân làng nghề.

Các cụ đang được hướng dẫn mở bung những chiếc lá khô đang bị xoắn lại

Công đoạn là lá yêu cầu sự tỉ mỉ cao cũng như căn nhiệt để lá bóng và không bị đỏ 

Nhìn các cô, các bà tay khâu nón thoăn thoắt, các cụ không khỏi trầm trồ, thán phục. Những đường khâu đều tăm tắp để cố định những lớp lá nón đã được là phẳng phiu, hơi bóng nhẹ. Đúng là để làm nên một thành phẩm là những chiếc nón hoàn chỉnh không hề đơn giản. 

Công đoạn làm khung nón

Từng chiếc lá được ghép vào khung với các mũi khâu đều tăm tắp

Chiếc nón là gắn liền với đời sống văn hóa, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Tà áo dài Việt Nam thêm phần thướt tha, dịu dàng với sự góp mặt của chiếc nón lá. Những người nông dân vượt nắng thắng mưa cùng chiếc nón lá đi qua bao năm tháng. Nét đẹp của văn hóa Việt đã và đang được các nghệ nhân tại làng nghề nón lá truyền thống Vĩnh Thịnh gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ tương lai, để nón lá luôn là một niềm tự hào, là một nét đặc trưng của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Xem thêm

Làm gì để khiên chắn – hệ miễn dịch vững chắc

Thời tiết  tháng 7 hôm mưa hôm nắng, sáng nắng chiều mưa. Sự thay đổi của thời tiết liên tục cũng làm cho cơ thể dễ mệt mỏi và dễ mắc các bệnh cúm, đau đầu, đau xương khớp, xoang,…

Trẻ thì chẳng nói, mà già cứ hễ trở trời là lại đổ bệnh ra đấy. Ở người cao tuổi, hệ miễn dịch cũng đã trở nên già nua, yếu ớt, bộ máy hoạt động trong cơ thể để chống lại các mầm bệnh cũng chậm chạp hơn. Sức đề kháng yêu nên nguy cơ mắc các bệnh theo mùa, các bệnh khi giao mùa hay các loại bệnh dịch khác cao hơn rất nhiều so với người trẻ. Hơn thế nữa, người cao tuổi nào cũng có rất nhiều bệnh nền, các căn bệnh mới thêm vào sẽ làm cho sức khỏe của người cao tuổi ngày càng suy yếu. 

Sức đề kháng của con người được hình thành và phát triển kể từ khi họ được sinh ra. Để “tấm khiên bảo vệ cơ thể” luôn chắc chắn, chúng ta cần có một thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon – loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả như ớt chuông đỏ, kiwi, dâu tây, đu đủ, ổi, cam, quýt,… 

Trong cuộc đua vitamin C, ổi chính là quán quân khi không ít người ví von ổi giống như một “nhà máy sản xuất vitamin C”. Lượng vitamin C trong ổi cao gấp 4 lần so với cam. Tuy nhiên lượng vitamin C cần nạp mỗi ngày lại không cần quá nhiều, đối với người lớn, chỉ cần nạp khoảng 65 – 90mg vitamin C là đủ. Vậy nên trong rất nhiều các loại rau củ quả chứa vitamin C ngoài kia, chúng ta có thể lựa chọn linh hoạt dựa theo sở thích cá nhân và nhu cầu của mỗi người để cân bằng các bữa ăn trong gia đình.

Danh sách các thực phẩm giàu vitamin C

Các loại gia vị nhỏ mà có võ

Trong căn bếp của mỗi gia đình đều có các gia vị như hành, tỏi, gừng, nghệ. Chúng đều là những gia vị có nhiều kháng sinh thực vật và chất chống oxy hóa giúp nâng cao miễn dịch. Lâu nay tỏi vẫn được coi như thần dược để phòng và chữa các bệnh như cúm, viêm đường hô hấp,… Trong tỏi chứa rất nhiều i ốt và tinh dầu (giàu glycogen và allicin, fitonxit) có tác dụng diệt vi khuẩn bằng cách ức chế các enzyme có chứa lưu huỳnh cần thiết cho vi khuẩn, chống viêm hiệu quả. 

Gừng có khả năng giảm viêm, giảm đau rát họng và có tính hàn nên thường đưowjc dùng cho người mới ốm dậy hay những người bị ho, đau họng. Curcumin có trong nghệ mới được phát hiện là có tác dụng tiêu diệt các tác nhân lạ, có hại cho cơ thể, tăng số lượng tế bào lympho T, tăng cường hoạt động của đại thực bào, đồng thời gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thế.

Bổ sung vitamin “ánh nắng mặt trời”

Nói đến ánh nắng mặt trời là biết ngay đang nói về vitamin D rồi đúng không ạ. Vào thời kỳ đầu của covid, mọi người chia sẻ cho nhau những thông tin về các loại thuốc dùng để điều trị. Trong các hội nhóm lúc bấy giờ, các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D được mọi người ưu ái thêm vào danh sách cần bổ sung hằng ngày. Có nhiều cách bổ sung vitamin D như tắm nắng 15 – 20 phút, ba lần 1 tuần hay bổ sung bằng dạng uống như vitamin dạng nước, dạng viên uống,.. Hay bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, các thu, cá ngừ, lòng đỏ trứng gà, nấm,…

Bổ sung các loại hạt vào thực đơn hằng ngày

Cơn sốt granola làm điên đảo giới ăn kiêng và những người hướng tới lối sống healthy trong thời gian qua. Granola là một món ăn sáng và ăn nhẹ bao gồm yến mạch cán mỏng, các loại hạt, mật ong hoặc các chất làm ngọt khác như đường nâu, và đôi khi là gạo phồng, thường được nướng cho đến khi giòn, nướng và có màu nâu vàng. Granola thường được sử dụng để ăn vặt hay dùng cho những bữa ăn sáng, ăn cùng sữa chua,… 

Các loại hạt với nhiều công dụng khác nhau

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại granola như có đường, không được, vị socola, vị trà xanh hay loại có yến mạch và không có yến mạch (chỉ có các loại hạt mix). Các loại hạt trong granola thường đa dạng như hạnh nhân, macca, óc chó, hạt bí,… đều là những loại hạt giàu dinh dưỡng và là nguồn chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên vì các loại hạt này đều chứa rất nhiều calo nên không thể lạm dụng mà ăn nhiều, chỉ nên ăn mỗi ngày một ít để bổ sung năng lượng cũng như dinh dưỡng mỗi ngày.

Cân đối các thực phẩm bổ sung đạm

Thịt cung cấp cho cơ thể các axit amin cần thiết, các axit béo giúp cho sự phát triển của nhiều bộ phận trong cơ thể. Ngoài ra, thịt còn có các chất khoáng, vitamin và là nguồn các yếu tố vi lượng như vitamin A, sắt, kẽm,… Thịt mang lại là nguồn vitamin nhóm B đa dạng như B1, B6, PP, B12,…  Tuy nhiên, vì thịt đỏ có lượng mỡ cao và trong quá trình chế biến cũng như tiêu hóa sẽ tạo ra những chất có hại đối với cơ thể. Có thể tăng thịt nạc, thịt trắng trong khẩu phần ăn hằng ngày thay vì lựa chọn thịt mỡ, thịt đỏ.

Khác với mỡ trong thịt, mỡ cá có nhiều vitamin A, D và axit béo chưa no. Đây đều là những axit béo cần thiết có nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ở cá và các loại hải sản có vỏ có nhiều chất khoáng quan trọng và các chất vi lượng, lượng kẽm ở loại thực phẩm này cũng nhiều hơn so với thịt đỏ, là chất cần để duy trì hoạt động của hệ miễn dịch.

Liên tục thay đổi các thực vật bổ sung đạm là điều cần thiết

Xem thêm

Viện dưỡng lão giá bình dân

Bà Lệ Hà (80 tuổi) háo hức ngày khai trương cơ sở mới của viện dưỡng lão có khuôn viên “đẹp như resort” nhưng quan trọng hơn là về đây sẽ giảm được chi phí.

Giữa tháng 7, bà Nguyễn Lệ Hà quyết định chuyển từ cơ sở ở Cự Khê (Thanh Oai) đến cơ sở mới ở thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ). “Tôi nóng lòng muốn trải nghiệm quá nên một mình xuống đây ở trước cả ngày khai trương”, bà nói.

Bà Hà từng là kỹ sư ôtô, người chồng đã khuất từng làm ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gia đình vốn có cuộc sống khá giả. Tuy nhiên từ lúc ông bà nghỉ hưu, gia sản trong nhà cứ đội nón ra đi vì người con trai duy nhất.

Sau khi chồng mất năm 2021, anh con trai đòi mẹ bán nhà đưa tiền cho làm ăn. Số tiền còn lại không đủ mua một căn chung cư nên bà Hà chuyển vào viện dưỡng lão. “Con có thể bỏ cha mẹ nhưng chẳng cha mẹ nào bỏ được con. Nó xin tiền, tôi vẫn cho đến khi không còn khả năng nữa”, bà chia sẻ.

Trung tâm dưỡng lão mới mở ở Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, cách nội thành Hà Nội 50 km,

có mức phí khởi điểm 6 triệu đồng một tháng.

Một ngày đầu năm nay, khi hợp đồng sắp một năm sắp hết, bà Hà gặp ban giám đốc viện dưỡng lão tâm sự không thể ở đây được nữa. Bà không đủ tiền đóng tiếp, mức lương hưu hơn 5 triệu đồng cũng không đủ chi phí hàng tháng. Vì thế bà định ra ngoài thuê một căn phòng trọ sống cùng với sinh viên để chia tiền phòng.

Nghe bà Hà giãi bày, chị Trần Thị Thúy Nga, phó Tổng giám đốc trung tâm, bất ngờ và xót xa. “Ngày thường bà vốn thích ca hát, nhảy múa, ăn mặc rất tinh tế. Đâu ai ngờ đằng sau sự lạc quan, vui vẻ của bà lại khổ tâm như thế”, chị Nga chia sẻ.

Chị Nga nói với bà về cơ sở sắp mở của trung tâm sẽ có chi phí thấp hơn, đồng thời hứa sẽ hỗ trợ thêm cho bà. “May nhờ có sự hỗ trợ này nên với đồng lương hưu của mình tôi có thể an tâm ở đây đến cuối đời”, bà chia sẻ.

Đang sống ổn định ba năm nay ở một viện dưỡng lão tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) nhưng lúc nghe tới cơ sở ngoại ô này có chi phí rẻ hơn, cụ bà Nguyễn Thị Thanh, 86 tuổi, chuyển nhà không chút do dự. “Đến chỗ mới vừa đẹp vừa có không gian, lại ít tiền hơn”, bà nói.

Cụ bà trước đây làm ở Sở Xây dựng, lương hưu chưa được 4 triệu đồng. Bốn người con đều có kinh tế bình thường. Năm ông xã mất, bà Thanh chới với, cảm thấy về ở với con nào cũng không ổn. Bà đã định về quê Thường Tín, song vẫn băn khoăn vì ở phố bao năm xa cách anh em họ hàng, giờ về đó cũng khó thích nghi.

“May sao vợ chồng cháu gái tôi cho đi viện dưỡng lão. Tôi áy náy vì phiền con cháu, nhưng cũng không còn biết giải pháp nào tốt hơn”, bà nói.

Ở cơ sở cũ, bà thuộc nhóm đóng phí thấp nhất đã 8 triệu đồng – nhiều gấp đôi lương hưu. Sắp tới đợt điều chỉnh tăng phí hàng năm nên số tiền phải đó có thể cao gấp 2,5 lần lương của bà. “Khi chuyển về đây, với mức lương hưu được tăng từ tháng này, tôi đã đỡ được một phần chi phí cho các cháu”, cụ bà chia sẻ.

 

Các cụ ăn trưa tại phòng sinh hoạt chung của viện dưỡng lão ở Xuân Mai, Chương Mỹ hôm 2/8. Trong tuần đầu tiên

mới mở, trung tâm có 5 cụ, sang tuần thứ hai trung tâm có hơn 10 cụ đang ở.

Khảo sát của VnExpress với 10 trung tâm dưỡng lão phân khúc tầm trung ở Hà Nội cho thấy chi phí nằm trong khoảng 8-20 triệu đồng mỗi tháng, tuỳ thuộc vào loại phòng, tình trạng sức khỏe và chưa bao gồm các chi phí khác như bỉm, sữa. Mức thấp nhất 8 triệu đồng dành cho các cụ khỏe, ở phòng tập thể 5-8 người.

Tại cơ sở mới mở này, phòng 4 người có chi phí 6 triệu đồng, phòng đôi 8 triệu đồng, phòng đơn 10 triệu đồng, ở bán trú 200.000 đồng một ngày, chi phí chăm sóc lễ Tết 500.000 đồng một ngày. Các phòng đều được trang bị vệ sinh khép kín và đầy đủ tiện nghi. Nếu so sánh, mức phí các dịch vụ tại đây thấp hơn 40% so với mặt bằng chung.

Việt Nam hiện có ba mô hình viện dưỡng lão gồm: viện dưỡng lão do nhà nước bảo trợ phục vụ những có công, đối tượng chính sách; cơ sở do các tổ chức an sinh xã hội xây dựng, chủ yếu nuôi dưỡng những người cao tuổi bất hạnh và cuối cùng là viện dưỡng lão hoàn toàn do tư nhân thành lập.

Hầu hết những người vào viện dưỡng lão tư nhân đều có lương hưu hoặc gia đình có điều kiện. Cả nước hiện có gần 2,7 triệu người hưởng lương hưu với mức trung bình 5,4 triệu đồng một tháng.

Một khảo sát hơn 6.000 độc giả của VnExpress, với câu hỏi “Gia đình bạn có thể cho cha mẹ vào viện dưỡng lão ở mức độ nào?”, 40% cho biết không đủ khả năng, 38% cho biết có thể chi 8-10 triệu đồng, 14% ở mức 10-15 triệu đồng và 8% trên 15 triệu đồng một tháng.

Chị Trần Thị Thúy Nga chia sẻ ngay từ khi bước vào ngành dưỡng lão, trung tâm của chị rất trăn trở khi rất nhiều người muốn vào nhưng thu nhập còn hạn chế. Không thống kê xuể những người hỏi “Khi nào trung tâm có viện dưỡng lão giá rẻ?”, cũng không ít những hoàn cảnh “đứt gánh giữa đường”.

“Khi đang loay hoay giải bài toán ấy, một tập đoàn chuyên về xuất khẩu lao động quyết định kết hợp với chúng tôi”, chị Nga cho biết.

Ngoài lý do ở ngoại thành, yếu tố giúp hạ chi phí là tập đoàn này có sẵn nguồn đất đai. Nhờ đó, cơ sở được xây dựng bài bản, không như một số viện dưỡng lão đang đi thuê đất nên không dám đầu tư. Ở giai đoạn một, trung tâm chứa tối đa 36 giường, bao gồm các phòng hai giường và bốn giường. Các phòng đều được trang bị đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt khuôn viên có sân vườn, ao hồ, bể bơi, sân bóng, nằm trên diện tích 3 hecta.

Bà Lệ Hà, 80 tuổi cắm bình hoa làm đẹp cho phòng mình, hôm 2/8.

Sáng 6/8, bà Nguyễn Thị Phi, 75 tuổi, thuê chiếc xe 5 tấn chở tất cả quần áo, đồ dùng, xe đạp, tủ lạnh, TV vào viện dưỡng lão này. Vừa lên đến nơi mặt bà giãn ra, cười không nghỉ vì không gian sống từ đây tới cuối đời “tuyệt vời hơn cả những gì tưởng tượng”.

“Tôi vào viện dưỡng lão này gần một năm trước. Vốn tính ở một mình một phòng cho thoải mái, nhưng chi phí cỡ 15 triệu đồng mỗi tháng tôi không lo được, nên đành ở tập thể”, bà Phi chia sẻ.

Trước đây bà là giáo viên dạy Toán cấp 3, từng kết hôn hai lần nhưng không có con. Tuổi này vẫn khỏe mạnh nhưng thích được quan tâm và sinh hoạt cộng đồng nên bà quyết định vào dưỡng lão. Tính bà thẳng, thích tự do nên ở phòng đông rất bí bách.

Đây cũng là nỗi niềm của bà Thanh. “Mình còn minh mẫn nhưng ở với các cụ bị lẫn có khi cũng tổn thọ”, cụ bà nói.

Con cháu của bà Thanh đều ở nội đô. Không ai muốn để bà cách xa mình cả 50 cây số, song theo cụ bà bình thường con cháu bận nên một năm cũng chỉ vào thăm đôi ba lần. Trung tâm có nhân viên chăm sóc sức khỏe kỹ càng, nhiều người nói chuyện, nếu có vấn đề sức khỏe cũng chỉ khoảng một tiếng bà đã vào tới bệnh viện lớn.

Trước đây ở chỗ cũ cuồng chân muốn đi đâu phải nhờ cháu quẹt thang máy, nhưng vì không có khuôn viên nên cũng chỉ loanh quanh được từ sảnh về phòng. “Nay chỉ sợ không có sức thôi chứ đi thoải mái”, bà nói thêm.

Còn bà Lệ Hà, trong một tuần ở viện dưỡng lão một mình, bà đã đi hái khế, hái nhãn, câu cá và thăm thú được mọi chỗ. Khi các bạn già khác tới, cụ bà xung phong dẫn mọi người đi chơi khắp ngõ ngách.

“Mấy cháu điều dưỡng đang rủ tôi mặc đồ bơi xuống bể tắm. Tôi thì chỉ mong mùa đông nhanh đến để diện đồ cho đẹp, đi dạo ven hồ ở đây sẽ thích lắm”, cụ bà nói.

Xem thêm

Cụ bà 80 tuổi vẫn phải cho tiền con, đành bán nhà tìm bình yên trong viện dưỡng lão

Bà Nguyễn Lệ Hà là một người cao tuổi đang an dưỡng tại Diên Hồng. Trước đây bà là Kỹ sư ô tô ở bộ Ngoại Giao. Bà có một tuổi trẻ đáng tự hào, một gia đình nhỏ ấm cúng cùng người chồng yêu chiều bà hết mực. Mỗi khi kể về tuổi trẻ của bà hay về chồng, bà đều tự hào lắm. Thế nhưng trải qua thời kỳ dịch bệnh Covid – 19 đầy khó khăn, bà đã mất đi người chồng thân yêu của mình. Bà chỉ có một người con trai và anh đi làm xa, ở nhà chỉ quanh quẩn mình bà. Suy đi tính lại, bà vẫn quyết định bán nhà để vào Viện dưỡng lão.

Bà lựa chọn Diên Hồng là chốn dừng chân, nơi bà có thể an hưởng tuổi già. Tiền bán nhà, bà đóng tiền 1 năm ở Diên Hồng. Bà còn khỏe mạnh, mọi sinh hoạt đều tự làm được nên chỉ cần đóng mức phí cơ bản. Ở độ tuổi 80, bà lúc nào cũng vui vẻ, tươi vui. Bà thích hát, thích nhảy múa vì Khi còn trẻ, bà ở trong câu lạc bộ khiêu vũ. Ai cũng cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực mà bà đem lại cho những người xung quanh. Nhưng mấy ai biết, dù đã 80 tuổi, bà vẫn đang ngày đêm lo lắng cho người con trai duy nhất của bà, giờ vẫn còn chưa ổn định. 

Những ngày cuối của bà Hà tại cơ sở 2 trước khi bà chuyển lên cơ sở 5

Bà bán nhà được hơn 1 tỷ, tính là sẽ chia đôi cùng con để con có vốn làm ăn, nhưng anh lấy nhiều, phần của bà chỉ còn mỗi 230 triệu. Với số tiền ấy, mỗi lần con trai xin tiền, bà đều cho, dù năm nay anh đã gần 50 tuổi.  Bà bảo con cái bỏ cha mẹ chứ cha mẹ không bao giờ bỏ con cái cả, nên dù biết anh nói dối để xin tiền, bà vẫn nhắm mắt cho qua. Số tiền tiết kiệm cứ thế vơi dần, cho đến khi quyết định vào dưỡng lão vì tuổi bà đã cao, cũng không có ai bên cạnh chăm sóc, bà chỉ còn lại 80 triệu cùng sổ tiết kiệm 50 triệu.  Đến tháng 4 năm 2023, bà xuống tâm sự với chị Trần Thị Thúy Nga – Phó tổng Giám đốc Diên Hồng là “Bây giờ bà còn mỗi 50 triệu trong sổ tiết kiệm, lương tháng của bà cũng chỉ hơn 5 triệu, chắc bà không ở đây với con được nữa rồi”. Bà kể với chị Nga ý định của bà sẽ là sang khu Cầu Giấy, thuê 1 căn phòng nhỏ rồi tìm 1 bạn sinh viên nào đấy ở với bà, hai bà cháu chia tiền phòng thì mỗi tháng bà chỉ mất 7 – 8 trăm nghìn. Như vậy, bà vẫn sẽ duy trì được lâu, lại còn có dư tiền để ra nữa. Những suy nghĩ ấy của bà khiến chị Nga sững lại, như có cái gì đang nghẹn cứng trong cổ họng.

Vẻ bề ngoài vui vẻ, năng động của bà ẩn dấu nhiều nỗi niềm khó nói

Từ khi thành lập, cũng đã có rất nhiều người tỏ ý muốn được ở Diên Hồng nhưng không đủ điều kiện kinh tế để vào. Rồi những câu hỏi “Khi nào Diên Hồng có viện dưỡng lão giá rẻ” nhiều vô kể. Là những người lãnh đạo, anh Thắng – Tổng Giám đốc hay chị Nga – Phó tổng giám đốc luôn trăn trở không biết phải làm cách nào để có một viện dưỡng lão giá bình dân giúp cho những người cao tuổi có thu nhập thấp cũng có thể được chăm sóc với dịch vụ tốt nhất. Rất may là trong thời điểm chị Nga cũng đang loay hoay tìm cách giúp bà Hà thì rất may mắn đã gặp được anh Kính và gặp được nhà đầu tư là phía tập đoàn EK cũng cùng chí hướng muốn phụng sự xã hội, dành nhiều sự quan tâm hơn đối với người cao tuổi. 

Anh có một sự quan tâm đặc biệt đối viện dưỡng lão, nơi chăm sóc các cụ khi tuổi già sức yếu. Với mong muốn được phụng sự xã hội và ở mỗi tỉnh sẽ có 1 viện dưỡng lão, Chủ tịch HĐQT EK đã dùng quỹ đất hiện có, kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài và sự hợp tác của đối tác Việt Nam để cùng nhau làm những điều ý nghĩa – xây dựng nhiều mô hình chăm sóc cho Người cao tuổi nước nhà. Vậy nên Diên Hồng cơ sở 5 có tên gọi đầy đủ là Trung tâm dưỡng lão EK Diên Hồng cơ sở 5.

Nghi thức cắt băng khánh thành trong buổi lễ khai trương cớ ở 5

Khi nghe được tin Diên Hồng sẽ có một viện dưỡng lão như thế, bà Hà mừng rỡ nhắn cho chị Nga “Thế là bà lại được ở Diên Hồng rồi, bà cứ ngỡ như mơ vậy con ạ”. Với bà, EK Diên Hồng cơ sở 5 mở ra như một giấc mơ giữa đời thực. Bà đã từng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để tạm biệt Diên Hồng, tạm biệt những người bạn tại Diên Hồng và không nghĩ sẽ có cơ hội nào cho bà để tiếp tục ở lại Diên Hồng.

Từ đầu tháng 6, bà đã sốt sắng chờ đến ngày được lên cơ sở 5. Cơ sở 5 hiện tại đang là cơ sở có chi phí rẻ nhất tại Diên Hồng nhưng vẫn rất khang trang, sạch đẹp, như một khu để các cụ nghỉ dưỡng vậy. Lên cơ sở 5 bà Hà thích lắm, vì bà vừa có thể ở lại trong Viện dưỡng lão, vừa phải trả chi phí thấp hơn mà trên đấy còn sạch đẹp, rộng rãi với nhiều cây ăn quả. 

Cơ sở 5 có phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát

Bà Hà rất thích cuộc sống yên bình tại cơ sở 5

Ngày khai trương EK Diên Hồng cơ sở 5, bà được mời lên để chia sẻ về cảm nhận của bà tại đây. Bà đã cẩn thận viết ra giấy nhưng có lẽ trong lúc lên sân khấu, bà có đôi chút xúc động nên phần chia sẻ chưa trọn vẹn lắm. Phía sau sân khấu, bà nói nhỏ “Bà muốn nói nhiều hơn, mà lên đấy bà lại chả nói được gì”. Bà biết ơn EK, biết ơn Diên Hồng vì đã có một cơ sở dưỡng lão thật tốt, thật phù hợp với tình hình kinh tế của bà. Trước khi lên cơ sở 5, bà bảo với chị Nga là “U lên đấy ở rồi sau u từ đấy đi luôn nhé.” Bà nói với giọng điệu vui vẻ, chẳng có đôi chút suy tư. Sau những chia sẻ, mọi người mới hiểu rõ hơn về bà, phía sau những nụ cười, sự tươi vui, lạc quan của bà là bao suy tư, bao sự lo lắng cho người con còn chưa ổn định, lo lắng cho tuổi già của bà đã từng chưa biết phải đi về đâu.

Bà Hà luôn tự tin, vui vẻ và làm những gì bà muốn tại EK Diên Hồng cơ sở 5

Vậy là giấc mơ đã hóa hiện thực. Giờ đây, không chỉ bà Hà mà những người cao tuổi có điều kiện kinh tế hạn hẹp hơn cũng có thể vào dưỡng lão, được hưởng dịch vụ chăm sóc tốt với gia bình dân. Diên Hồng sẽ luôn là mái ấm, là ngôi nhà chung cho những người cao tuổi đang tìm kiếm hạnh phúc, tìm kiếm một nơi để nghỉ ngơi, an dưỡng sau cả cuộc đời dài đằng đẵng vất vả, lam lũ. 

Xem thêm

Có một khu rừng giữa lòng Hà Nội

Ngay gần Diên Hồng cơ sở 4 có một bảo tàng rộng lớn với tổng diện tích lên đến 3ha. Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam nằm trên đường Ngọc Hồi, Thanh Trì với cổng chào hơi thu mình vào trong. Nếu không nhìn biển chỉ dẫn bên ngoài, nhiều người sẽ dễ dàng bỏ lỡ khi đi qua. Phía sau chiếc cổng chào nhỏ xinh là một không gian yên bình, xanh mát. Khác với sự ồn ào của tiếng còi xe, sự tấp nập của đường phố Hà Nội, Bảo tàng tài nguyên rừng bình lặng, yên ả rợp bóng cây xanh.

Chỉ cần vài bước chân, đi qua đường là các cụ cơ sở 4 có thể sang đến nơi. Trong khuôn viên rộng lớn có khu bảo tàng, có hồ nước, có ao cá, có hàng cây xanh rợp lối đi và có một khu vườn thực vật với rất nhiều loài cây khác nhau mà chúng ta có thể chưa từng được nhìn thấy hay chưa từng biết tên. Khu nhà bảo tàng tuy nhỏ, nhưng bên trong là đủ các mẫu trưng bày đến từ rừng xanh. Ngay phía cửa vào là bộ xương của 2 con voi Châu Á rất to khiến cụ nào nhìn thấy cũng trầm trồ, phải đến gần để ngắm nghía. Phòng trưng bày tiêu bản động vật gây tò mò, thích thú cho các cụ nhất vì những mẫu trưng bày con hổ, con sư tử hay các loại chim, các loại động vật khác đều rất thật vì được làm từ bộ lông thật của từng loài. Lần đầu tiên được nhìn thấy con hổ, con cầy, con nai, con hươu,… gần đến thế, các cụ thích lắm. Các cụ bà cứ dắt tay nhau đi đi lại lại, xem hết chỗ này đến chỗ khác. Ông Kiên, ông Đức thì điềm tĩnh hơn, bước từng bước thật chậm để có thể nhìn ngắm kỹ càng.

Có hướng dẫn viên riêng đi cùng các cụ

Phòng trưng bày mẫu động vật có rất nhiều con vật mà các cụ thường thấy trên tivi

Phòng trưng bày mẫu tiêu bản côn trùng cũng nhiều loài lạ lẫm. Trong đây có đủ các loại bướm, ngài, bướm đêm rồi đủ loại bọ cánh cứng,… Có những bức tranh làm từ cánh bướm rất đẹp và lạ mắt khiến ai nhìn vào cũng phải trầm trồ. 

Các mẫu côn trùng được trưng bày trong lồng kính

Các loại bọ vừa lạ vừa quen

Sau khi tham quan hết khu vực trong nhà, các cụ được đi ra vườn thực vật để tiếp tục chuyến tham quan. Đây có thể gọi là một khu rừng thu nhỏ với đủ loại cây, đủ loại thực vật khác nhau. Có những cây cổ thụ rất to và cao, ngẩng đầu lên chẳng thấy lá đâu nữa, có những cây cọ khổng lồ, có những cụm nấm mới mọc trông thật thú vị. Phía ngoài đang nắng nóng nhưng vào bên trong vườn thực vật thì lại rất dịu mát, bóng cây tỏa kín khiến những tia nắng thật khó khăn để len lỏi vào bên trong. Ẩn dưới những gốc cây là hầm trú ẩn, một dấu tích mà ông cha đã để lại sau trận kháng chiến. Dù hầm nhỏ và tối nhưng các cụ đều muốn thử trải nghiệm đi qua hầm xem ở dưới hầm sẽ như thế nào.

Các cụ được tham quan vườn thực vật cảnh xanh mát

Hầm trú ẩn ngay trong vườn thực vật

Buổi tham quan của các cụ tuy ngắn nhưng lại là những khoảnh khắc đáng nhớ đối với các cụ. Các cụ bảo từ ngày vào Diên Hồng, các cụ được đi chơi nhiều hơn, được tham gia nhiều hoạt động hơn nên thích lắm. Vậy mới bảo ở Diên Hồng, các cụ được sống một tuổi già sinh động, vui vẻ, hạnh phúc, là nơi mà các cụ có thể yên tâm an dưỡng tuổi già, không lo tuổi già của mình trôi qua nhàm chán, vô vị.

Xem thêm

Giao lưu “Tiếng hát nghĩa tình” cùng đoàn nghệ thuật Unesco di sản dân ca

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống từ xưa đến nay. Từ thời nguyên thủy, âm nhạc được tạo nên bằng những dụng cụ đơn sơ với những thanh âm đơn giản. Càng ngày âm nhạc càng phát triển, từ lời hát đến dụng cụ âm nhạc, hay đến cả cách mà người ta truyền tải âm nhạc. Chúng ta thường nghe nhạc qua đài, đĩa, qua tivi, điện thoại,… Đấy đều là những dụng cụ phát nhạc phổ biến mà chắc hẳn ai cũng từng được nghe qua. Có rất nhiều các buổi diễn trực tiếp của ca sĩ nhưng không phải ai cũng được 1 lần tham dự, để tận hưởng hết cảm hồn của âm nhạc, của người nghệ sĩ được đưa vào lời ca, tiếng hát. Nhất là với người cao tuổi, các cụ cũng yêu âm nhạc, cũng thích nghe hát nhưng hầu như chỉ là cây nhà lá vườn hay chỉ được nghe qua đài, qua tivi mà thôi.

Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn 

Khi nghe tin có đoàn nghệ thuật Unesco di sản dân ca đến biểu diễn cho các cụ, cụ nào cũng vui mừng, cảm xúc lâng lâng khó tả. Lần đầu tiên được gặp người nổi tiếng, gặp các ca sĩ chuyên nghiệp, các cụ cũng hồi hộp lắm. Buổi giao lưu gồm 5 nghệ sĩ dân ca và 1 nghệ sĩ múa. Dàn loa xịn xò khiến âm thanh trở nên sống động hơn. Các nghệ sĩ lần lượt biểu diễn các tiết mục trong tiếng vỗ tay cổ vũ đến từ các cụ.

Bà Sao Mai ngồi đầu nên thích lắm vì được ở gần các nghệ sĩ nhất

Các nghệ sĩ rất chăm tương tác cùng các cụ

Dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các nghệ sĩ đang là những người truyền bá nét đẹp trong văn hóa của người Việt nói chung và người Nghệ Tĩnh nói riêng, cũng là người tiếp nối và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã được Unesco công nhận.

Nghệ sĩ Kim Taehee dù ở Hàn Quốc nhưng vẫn mang theo điệu dân ca đi biểu diễn khắp nơi

Huy Huy là nghệ sĩ trẻ nhất tham gia buổi diễn giao lưu cùng các cụ

Mỗi giọng hát cất lên đều mang theo những tình cảm của người hát gửi vào lời ca, mang theo tình yêu quê hương, đất nước, gia đình và mang theo cả niềm tự hào khi được biểu diễn dân ca. Với giọng hát mượt mà từ các nghệ sĩ, các cụ ngồi dưới cùng không thể nào ngồi yên. Xem ca nhạc trên ti vi nhiều rồi, nhưng đây là lần đầu tiên của nhiều cụ khi được gặp các ca sĩ ngoài đời, lại còn ở vị trí gần như thế này. Âm nhạc không chỉ để nghe mà còn là sợi dây kết nối giữa người với người thông qua những nỗi niềm của từng bài hát.

Các nghệ sĩ hát cùng các cụ bài hát Cả nhà thương nhau

Các nghệ sĩ còn tặng các cụ một đoạn ru con ngủ đặc trưng của ba vùng miền. Những lời ru ngày xưa mẹ ru con ngủ, những giai điệu ấy trở nên quá đỗi quen thuộc đối với mỗi người. Lâu lắm không được nghe lại những câu ru à ơi ấy, các cụ không tránh khỏi nhưng xúc động, cảm giác như thời gian quan trở lại, trở lại ngày mà mình còn nhỏ mẹ ru mình ngủ, trở lại ngày đứa con còn bé bỏng trong vòng tay, mình hát ru con ngủ.

Nghệ sĩ Trịnh Đình Minh đang hát ru tiếng ru của miền Bắc 

Vừa được nghe nhạc, vừa được giao lưu và hát cùng các nghệ sĩ nổi tiếng, các cụ thích lắm. Đây là lần đầu các cụ được nghe thứ âm nhạc mê đắm lòng người đến như thế. Đúng là âm nhạc khi nghe hát live từ những ca sĩ thực lực quả là tuyệt vời. Cảm ơn các nghệ sĩ của đoàn nghệ thuật Unesco di sản dân ca đã dành thời gian quý báu để đến giao lưu, hát cho các cụ nghe. Những cảm xúc thăng hoa này của các cụ sẽ tiếp thêm tình yêu âm nhạc cho các cụ, cũng như tiếp thêm tình yêu làn điệu dân ca ví dặm của quê hương xứ Nghệ.

Xem thêm

Khai trương viện dưỡng lão giá bình dân mang tên EK Diên Hồng

Hà Nội, ngày 22/07/2023 – Gần 9 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng nay đã có 4 cơ sở trên địa bàn Hà Nội và là ngôi nhà chung của hơn 400 người cao tuổi. Diên Hồng được biết đến với các tòa nhà ở khang trang, đầy đủ tiện nghi dành cho người cao tuổi an dưỡng. Diên Hồng đã khai trương 4 cơ sở trong nội đô hay ngay sát nội đô nên rất gần và tiện đường đi lại. Thế nhưng, cơ sở 5 lại không ở trong phố thị ồn ào mà lại mang nét bình dị của làng quê Việt, nơi có vườn rau, ao cá, có hàng cây ăn quả xanh rợp lối đi. 

Nép mình tại khu Chiến Thắng, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, cơ sở 5 có diện tích sân vườn lên đến 3 ha thuộc sở hữu của anh Nguyễn Thành Kính – Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần liên minh tiến bộ quốc tế EK. Với mong muốn được phụng sự xã hội và ở mỗi tỉnh sẽ có 1 viện dưỡng lão, Chủ tịch HĐQT EK đã dùng quỹ đất hiện có, kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài và sự hợp tác của đối tác Việt Nam để cùng nhau làm những điều ý nghĩa – xây dựng nhiều mô hình chăm sóc cho Người cao tuổi nước nhà. Và Diên Hồng thật may mắn khi được EK lựa chọn là đơn vị đối tác tin cậy trong nước để vận hành hệ thống này. Diên Hồng cơ sở 5 có tên gọi đầy đủ là Trung tâm dưỡng lão EK Diên Hồng cơ sở 5.

Quen biết nhau gần 03 năm nhưng quá trình từ khi đưa ra ý tưởng hợp tác đến lúc triển khai chỉ vỏn vẹn trong vòng 6 tháng đủ để cho thấy sự quyết tâm cao của các bên khi tham gia quá trình hợp tác này.  

Chị Trần Thị Thúy Nga – Phó tổng Giám đốc công ty CP Diên Hồng chia sẻ: “Thực ra khi bước vào ngành dưỡng lão, Diên Hồng cũng rất trăn trở khi rất nhiều người muốn vào Diên Hồng nhưng thu nhập còn hạn chế. Diên Hồng cũng loay hoay trong bài toán ấy để tìm ra hướng đi có thể giúp được nhiều người được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tốt hơn. Song song với việc đề xuất Nhà nước xây dựng chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các viện dưỡng lão tư nhân, Diên Hồng cũng luôn chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác, các nhà đầu tư có cùng chung chí hướng, sứ mệnh “phụng sự xã hội” để cùng nhau tạo nên nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa. Rất may mắn khi Diên Hồng đã gặp được EK và cùng nhau hiện thực hoá ước mơ chia sẻ trách nhiệm xã hội.”

Dù được xây với mục đích mang lại dịch vụ dưỡng lão tốt hơn cho những người cao tuổi có thu nhập vừa phải nhưng EK Diên Hồng cơ sở 5 vẫn được trang bị đầy đủ tiện nghi không hề kém cạnh các cơ sở khác của Diên Hồng. EK có những yêu cầu khắt khe trong khâu thi công và hoàn thiện. Vì thế, chất lượng nhà ở cũng như các khu vực tiện ích tại đây đều đảm bảo sự thoải mái, tiện nghi nhất dành cho người cao tuổi. 

 Ngoài việc đảm bảo không gian sống dành cho người cao tuổi, EK Diên Hồng cơ sở 5 cũng rất chú trọng đến sức khỏe của các cụ. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên vào mùa hè, mùa mưa sẽ có rất nhiều muỗi cũng như các loại côn trùng khác nhau. Vì lẽ đó mà phòng ở của người cao tuổi được trang bị thêm lưới chống muỗi ngay cửa ra vào. Hệ thống xe điện cũng sớm được đưa vào sử dụng để thuận tiện cho việc di chuyển của các cụ giữa các khu vực trong viện dưỡng lão.

Một số hình ảnh về Trung tâm dưỡng lão EK Diên Hồng cơ sở 5

Phòng sinh hoạt chung

Phòng ở của người cao tuổi

Bà Nguyễn Lệ Hà là người cao tuổi đầu tiên ở EK Diên Hồng cơ sở 5. Ở độ tuổi 80, bà vẫn còn phải lo lắng cho người con trai nay đã gần 50 tuổi. Mỗi lần con trai gọi xin tiền, bà đều cho. Con trai ở xa, chồng bà mới mất do đại dịch Covid – 19  năm 2021, bà quyết định bán nhà để vào dưỡng lão. Thế nhưng sổ tiết kiệm sau bán nhà của bà sau khi đóng 1 năm ở Diên Hồng và những lần con trai xin tiền thì cũng không còn bao nhiêu. 

Bà chia sẻ với chị Nga là chắc bà không thể ở Diên Hồng nữa, với lương hưu hơn 5 triệu 1 tháng thì bà sẽ ra ngoài, thuê 1 căn phòng nhỏ rồi tìm 1 bạn sinh viên ở cùng đề chia tiền phòng, chắc một tháng cũng chỉ hết mấy trăm nghìn. Câu chuyện của bà khiến cả khán phòng như nghẹn lại, đâu ai ngờ sau sự lạc quan, vui vẻ của bà lại là những câu chuyện khổ tâm như thế. Vậy nên khi nghe tin Diên Hồng có cơ sở 5 với chi phí thấp hơn, bà vui lắm, cứ ngỡ như đây là giấc mơ. Nhờ có sự ra đời của EK Diên Hồng cơ sở 5, với số lương hưu của mình, bà có thể yên tâm an dưỡng tại Diên Hồng cho đến cuối đời.

Buổi lễ khai trương Trung tâm dưỡng lão EK Diên Hồng cơ sở 5 mang tên “Trạm bình yên – Chạm thanh xuân” bởi lẽ không gian yên tĩnh, không khí trong lành tại đây xứng đáng để EK Diên Hồng cơ sở 5 trở thành một trạm bình yên cho người cao tuổi. Không gian nơi đây giống như mơ ước của nhiều bạn trẻ bây giờ, muốn thoát ly khỏi những ngột ngạt nơi phố thị để trở về chốn yên bình, trồng rau nuôi cá sống những ngày tháng vui vẻ, không âu lo. Có lẽ mơ ước vẫn mãi chỉ là ước mơ khi những mơ ước ấy mãi không thể thành hiện thực. Nhưng với người cao tuổi thì khác. Giờ đây, các ông bà có thể sống một cuộc sống tuổi già yên bình tại EK Diên Hồng cơ sở 5 với rất nhiều hoạt động đang chờ ông bà trải nghiệm.

Xem thêm

Ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mới tại Trung tâm dưỡng lão EK Diên Hồng cơ sở 5

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã đi qua gần 9 năm hoạt động. 9 năm với bao khó khăn, bao thử thách nhưng và cũng là bao sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo cũng như CBNV để Diên Hồng ngày càng phát triển. Diên Hồng được biết đến là Viện dưỡng lão vui vẻ, hạnh phúc với cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ nhân viên tâm huyết và chi phí hợp lý dành cho người cao tuổi. Địa điểm Diên Hồng chọn xây dựng các cơ sở thường là các khu đô thị trong nội thành hoặc rất gần nội thành để thuận tiện giao thông và các dịch vụ đi kèm.

Từ khi thành lập đến nay, không ít khách hàng chia sẻ nguyện vọng mong muốn được vào Diên Hồng nhưng điều kiện tài chính không cho phép. Nhiều câu hỏi được gửi đến Diên Hồng: Bao giờ Diên Hồng có dịch vụ giá bình dân? Diên Hồng có khi nào nghĩ mình sẽ xây dựng những cơ sở có giá “mềm” hơn không? Bác rất muốn được vào Diên Hồng nhưng giờ thu nhập của bác không đủ?…

Trăn trở với những câu hỏi đó và mong mỏi ngày càng nhiều Người cao tuổi được phục vụ, được chăm sóc, an dưỡng tại các trung tâm dưỡng lão chất lượng. Song song với việc đề xuất Nhà nước xây dựng chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm dưỡng lão tư nhân, Diên Hồng cũng luôn chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác, các nhà đầu tư có cùng chung chí hướng, sứ mệnh “phụng sự xã hội”, chia sẻ “trách nhiệm xã hội” để cùng nhau tạo nên nhiều hoạt động xã hội nhân văn & ý nghĩa.

Ước mơ đã hóa thành hiện thực khi Diên Hồng được gặp Ông Nguyễn Thành Kính – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn EK – một doanh nhân có khát vọng tạo nên chuỗi hoạt động xã hội có giá trị. Và Tập đoàn EK đã trao cơ hội cho Diên Hồng vận hành để chính thức ra mắt dịch vụ dưỡng lão “giá bình dân” nhưng dịch vụ lại “vô cùng uy tín”, khác biệt hoàn toàn về không gian & vị trí địa lý so với các cơ sở trong cùng hệ thống Diên Hồng và có tên đầy đủ là: Trung tâm Dưỡng lão EK Diên Hồng cơ sở 5.

Một số hình ảnh của EK Diên Hồng cơ sở 5

Trung tâm dưỡng lão EK Diên Hồng sẽ chính thức ra mắt vào ngày 22/7/2023. Nhân dịp khai trương, EK Diên Hồng cơ sở 5 giảm ngay 1.000.000 đồng với những khách hàng mới đăng ký ở tại cơ sở 5. (Ưu đãi chỉ dành cho những khách hàng mới đăng ký trong tháng 7)

Xem thêm