Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts in Category: Tâm sự

Trải lòng của người con gái khi gửi mẹ vào Viện dưỡng lão

Mẹ tôi sinh ra trên mảnh đất Tuyên Quang. Bà ngoại tôi mất khi mẹ tôi mới lên 4 tuổi. Mẹ cùng người em ruột kém 2 tuổi phải sống trong cảnh dì ghẻ con chồng sau khi bà ngoại tôi qua đời, ông ngoại đi bước nữa. Cả tuổi thơ đã không đến với mẹ vì phải làm việc quần quật, với những trận đòn roi của dì ghẻ, tưởng chừng như cướp đi sinh mạng và nó còn để lại di chứng ở đầu, ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ sau này mỗi khi trái nắng trở trời.

Bà Hòa chụp ảnh kỷ niệm mùa sen.

Bố tôi đi kháng chiến đã gặp mẹ, ông bà nên duyên vợ chồng, sinh được bốn người con, ba gái một trai. Về già hai cụ sống riêng, không cùng con cái. Bố mẹ sống bên nhau 62 năm thì bố qua đời năm 2016. Mẹ như mất đi một chỗ dựa tinh thần. Tôi đã tìm người giúp việc chăm cho mẹ, khi mẹ chỉ còn lại một mình. Tôi cũng không còn nhớ đến người giúp việc thứ bao nhiêu. Mặc dù tiền công tôi trả cao, nhưng người thì trộm tiền, người kêu buồn, người không chịu làm mà chỉ cả ngày buôn điện thoại, người không lý do… Mỗi một lần như thế là một lần tôi lại lo lắng không yên; cho đến người giúp việc cuối cùng, làm được 12 ngày rồi nói với tôi: “chị ứng tiền cho em về giải quyết việc nhà, xong chiều mai em lại lên chăm bà”. Tôi không những trả tiền công lại còn biếu thêm tiền tàu xe đi đường nhưng cô ấy vẫn không quay trở lại làm nữa. Lòng tôi lại nặng trĩu, ý nguyện của mẹ là nhất định phải ở nhà của mẹ, nếu có đến cũng chỉ là nhà cô con gái mẹ yêu thương nhất ở phố Hàng Da. Tôi hết cách, vì tôi không phải là đứa con được mẹ chọn.

Bà Hòa chụp ảnh tham gia cuộc thi hoa hậu cao niên tại Diên Hồng

Cái nóng bức và oi nồng của thời tiết cuối tháng 5/2017 ấy khiến tôi không thể quên được. Tối hôm đó là ngày 26, tôi xuống thấy mẹ ngã dưới sàn nhà mà không đứng dậy được. Tôi đỡ mẹ dậy đưa mẹ lên giường, nằm cùng mẹ mà nước mắt tôi cứ chảy hoài. Lúc đó tôi nghĩ ra một quyết định, phải đi tìm trung tâm chăm sóc người cao tuổi đưa mẹ vào đó. Chứ để mẹ một mình thế này, các con ngoài giờ đi làm chỉ chạy qua chạy lại không thể yên tâm, còn tìm người giúp việc, không phải có được ngay, và chính họ làm mình lại căng thẳng.Ngay sáng sớm hôm sau, tôi chạy xe máy hơn 60km để đến 5 trung tâm được bạn bè giới thiệu và có trên mạng. Cuối cùng nơi tôi ưng nhất là trung Tâm dưỡng lão Diên Hồng ở khu đô thị Đô Nghĩa. Người tôi gặp đầu tiên là cháu Lan Anh, khi đó đang là cán bộ chăm sóc khách hàng cơ sở này. Tôi đã nói với cháu, có lẽ là trong nước mắt đang chảy tràn ra hai bờ mi, và trong cả sự sung sướng vì tôi đã tìm được nơi cho mẹ. Nhờ cháu tạo điều kiện nên ngay đêm đó, 27/5/2017, tôi đã đưa mẹ đến trung Tâm trong lúc các cụ đã ngủ ngon, đèn các phòng đã tắt chỉ còn lại một ánh đèn dưới phòng lễ tân chờ đón tiếp.

Sau khi biết mẹ tôi có các con đã trưởng thành nhưng vẫn vào Trung tâm sống, rất nhiều người thân quen, bạn bè, họ hàng chê trách. Tôi chỉ biết nói với những người đã quan tâm đến cuộc sống của tôi rằng: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”.

Bà tham gia Olympic Diên Hồng

Thời gian này, Hà Nội đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16/CT-TTg; để đảm bảo an toàn cho các cụ, trung tâm thông báo không cho người nhà vào thăm tiếp xúc trực tiếp. Các cán bộ, nhân viên của trung tâm cũng phải ăn ở tập trung từ ngày 24/7. Mẹ tôi thì điều trị bệnh tim hết tháng thứ tư; hôm qua lại bị zona khắp một bên người, và hôm nay thì huyết áp cao, SpO2 thấp. Xót thương và lo lắng mẹ bị bệnh trong hoàn cảnh này, không thể vào bệnh viện được. Cũng may mắn nhờ cán bộ và nhân viên trong trung tâm mua thuốc, chăm sóc, cho mẹ thở oxy để mẹ khoẻ lại. Lúc này tôi càng cảm nhận được sự lựa chọn cho mẹ vào đây là hoàn toàn đúng đắn. Ở đó có các thiết bị cần thiết hỗ trợ người cao tuổi lúc nguy cấp, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trách nhiệm và kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi, chắc chắn sẽ hơn khi mẹ ở nhà, các con lúng túng khó xoay sở.Suốt gần 5 năm qua, mỗi lần mẹ ốm đau, là lúc tôi lo lắng nhất thì trung tâm như một vị cứu tinh giúp tôi vượt qua mọi trở ngại khó khăn đó.

Tôi xin được gửi lời biết ơn đến Ban lãnh đạo, toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên, của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Chúc sức khoẻ và bình an đến mọi người mọi nhà.

Xem thêm

Yêu thương cha mẹ hay giam lỏng?

Yêu thương cha mẹ, sợ cha mẹ bị té ngã nên lúc nào cũng chỉ muốn cha mẹ ngồi im 1 chỗ thì gọi là báo hiếu hay là “giam lỏng” nhỉ?

Một người đồng nghiệp của tôi là một người con có hiếu. Tôi nghĩ vậy vì mỗi lần ai đó giới thiệu một loại thuốc bổ nào tốt cho sức khoẻ, anh đều hỏi kỹ thông tin và đặt mua cho mẹ mình. Anh luôn lo lắng cho mẹ mỗi lần trái gió trở trời, cố gắng sắp xếp công việc để đưa mẹ đi viện khám. Nhưng càng để ý đến cách anh chăm sóc mẹ tôi càng băn khoăn về 2 chữ “báo hiếu”. Anh thấy những vụ người già đi đường bị té ngã là về nhà lập tức rút kinh nghiệm, anh hạn chế mẹ già đi ra ngoài hoạt động. Thậm chí đám giỗ họ hàng anh cũng nói mẹ già rồi, không cần thiết phải tham gia, để con cháu đi là được. Bất kể chuyện gì cũng chỉ 1 câu “mẹ cứ ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe”. Anh luôn miệng chỉ trích mấy người gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão. Thực sự tôi không hiểu nên gọi kiểu chăm sóc của anh là báo hiếu hay là “giam lỏng” nhỉ?

Hãy để tuổi già được sống với những trải nghiệm.

Sống chất lượng, sống khỏe là điều ai cũng mong muốn, kể cả với người già. Nếu chỉ vì để ý đến sức khoẻ mà bỏ qua những trải nghiệm sống thì còn ai tha thiết sống nốt quãng đời còn lại. Tôi từng đến thăm mẹ của một người bạn ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Đến đây tôi thấy các ông bà vui vẻ nói chuyện, ai thích chơi tam cúc thì rủ nhau thành hội bàn tròn, ai thích khiêu vũ thì khiêu vũ, ai thích đọc sách thì cứ ngồi ôm sách cả ngày. Cái chính ở đây là người ta tạo dựng một môi trường phù hợp với người già, không phải quá lo lắng đến vấn đề an toàn để mà hạn chế người già làm điều họ thích. 

Giờ vui chơi ở Diên Hồng, có cụ thì ngồi đọc sách, cụ thì chơi cờ tướng.

Bố mẹ tôi vẫn còn khá trẻ nên tôi cũng chưa nghĩ đến sau này có gửi bố mẹ vào dưỡng lão hay không nhưng tôi tin viện dưỡng lão đang phát triển mạnh là có lí do của nó. Khi chúng ta già cả mà không tự chăm sóc được bản thân thì vào viện dưỡng lão là cách tốt nhất cho ta và cho con cháu ta. Ai chê trách con cháu họ bỏ ông bà, bố mẹ họ vào nhà dưỡng lão là những người chỉ được cái to miệng nói vậy thôi. Khi họ có người già mà cần chăm sóc, họ thì không có thời gian thì sẽ biết cách nào tốt hơn thôi. Xưa kia xã hội khác, bây giờ xã hội cũng đã khác đi nhiều.

Cuộc đời con người mà, dài ngắn do số phận, còn chất lượng cuộc sống là do nỗ lực của bản thân mình thôi. Chọn một viện dưỡng lão tốt như Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng rồi sống vui vẻ theo cách mình muốn là hoàn hảo rồi.

Xem thêm

Để tiền vào viện dưỡng lão còn hơn cho con hết tiền rồi phải cậy nhờ

Tôi năm nay 55 tuổi. Chồng tôi qua đời cách đây vài năm nên tôi chuyển đến ở cùng với vợ chồng cậu con trai cho đỡ buồn. Nói là ở cùng nhưng thực ra ban ngày tôi chủ yếu ở 1 mình sau khi đưa 2 cháu đi học. Vợ chồng chúng nó đi làm từ sáng sớm, tối muộn mới về. Khu tôi ở cũng ít người già hay trung niên, chủ yếu là các cặp vợ chồng trẻ nên ban ngày chẳng có mấy ai để hàn huyên. Tôi cứ đi ra đi vào đọc báo, xem Tivi đến hết ngày thì đi đón các cháu rồi chuẩn bị sơ chế đồ ăn chờ con dâu về nấu. Ăn tối xong mỗi đứa ngồi trông cho 1 đứa con học trong phòng, tôi cũng xem Tivi 1 lúc rồi đi ngủ. Tôi nghĩ các con đi làm cả ngày mệt rồi, tối về còn lo cho con cái nữa, đâu thể dành hết tâm sức mà lo cho tôi nên cũng thông cảm. 

Tôi từng gặp một số người dành hết toàn bộ số tiền tích cóp được thời trẻ mua nhà mua xe cho các con. Khi các con cần tiền lại bán luôn ngôi nhà mảnh đất mình đang sống rồi dọn đến ở cùng các con. Lúc cơm không lành, canh không ngọt thì chẳng còn chỗ nào để đi, chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt để sống tiếp quãng đời còn lại. Chính vì vậy, tôi đã chuẩn bị cho tuổi già dù hiện tại con cái vẫn đang quan tâm, yêu thương. 

Như cặp vợ chồng già ở Diên Hồng, ông bà đã bán nhà để vào viện dưỡng lão ở.

Tôi đã bắt đầu quá trình chuẩn bị cả về tài chính lẫn tâm lý để vào viện dưỡng lão khi về già từ nhiều năm trước. Các con tôi ban đầu cứ cười tôi vì lo xa quá. Chúng bảo chúng thương mẹ chứ đâu như những người khác, muốn mẹ ở cạnh để tiện chăm sóc. Nhưng thực tế, chúng còn công ăn việc làm, còn cuộc sống riêng. Mà thế hệ chúng nó giờ khác lắm, nghỉ hưu xong có khi còn rủ nhau đi du lịch vòng quanh thế giới đâu thể lúc nào cũng kè kè bên mẹ. Chưa kể lối sống, suy nghĩ của hai thế hệ có nhiều khác biệt, ở chung với nhau dễ va chạm, mâu thuẫn. Mà những mâu thuẫn này mỗi ngày chỉ nhỏ thôi nhưng giống như bơm bóng, mỗi ngày một ít, đến lúc không chịu nổi nữa thì nổ tung. Vậy nên tôi nghĩ cha mẹ – con cái về lâu dài không nên sống cùng. 

Gần đây tôi có cùng mấy người bạn đi thăm 1 vòng các viện dưỡng lão ở Hà Nội. Tôi thấy ưng ý với Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng. Các cháu ở đây ngoan ngoãn, dễ thương, có quy trình chăm sóc rõ ràng lại cũng nuông chiều các cụ ở đây. Tôi thấy không có điều gì để chê cả. Một số bạn bè của tôi vẫn cứ bảo viện dưỡng lão là nơi con cái chối bỏ trách nhiệm bỏ mặc đấng sinh thành vì sự ích kỷ riêng của bản thân, rằng một mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con không nuôi nổi 1 mẹ. 

Cuộc sống của người già trong viện dưỡng lão Diên Hồng.

Tôi thấy viện dưỡng lão là kết quả tất yếu khi xã hội bị thúc đẩy đến quay cuồng trong quá trình công nghiệp hóa. Khi người con không thể vừa lo cho gia đình, vừa lo cho sự nghiệp, lại phải hiếu thuận với cha mẹ già. Nhiều người bảo để bố mẹ ở quê có hàng xóm láng giềng, không khí trong lành. Tôi tự hỏi để cho ông bà tự lo liệu tuổi già ở chốn thôn quê, để rồi nhỡ có chuyện không hay xảy ra cũng chẳng ai biết? Hay đưa các cụ vào một nơi làm dịch vụ có người chăm lo thay mình sẽ tốt hơn? Tôi cho rằng, viện dưỡng lão là kết quả từ lòng hiếu thuận của con cái. It nhất là vì họ không đành lòng bỏ mặc đấng sinh thành tự lo, tự diệt… chứ tuyệt nhiên không phải là “nơi chối bỏ trách nhiệm” như các bạn của tôi từng tranh luận”.Tôi từng gặp trường hợp mẹ già nằm một chỗ, con vào giúp lật người nhưng làm không đúng cách làm cụ kêu ầm ĩ vì đau. Y tá nghe tiếng chạy tới mắng té tát vì đã dặn nếu cần giúp thì phải gọi họ. Các con yêu thương cha mẹ nhưng không có chuyên môn, kỹ năng còn gây tổn thương cho các cụ hơn. Hay như có trường hợp cụ đã lẫn, nói thật lúc đó con chăm hay nhân viên y tế chăm cũng chẳng phân biệt được. Thậm chí, có khi con cháu nhìn cụ nhắm mắt lại tưởng là ngủ, nhưng hóa ra đã ngất xỉu từ lúc nào rồi…

Suy nghĩ như vậy nên tôi sớm tích trữ được một khoản tiền kha khá để dưỡng già. Tôi nói với các con rằng “số tiền này mẹ để dành để lo cho những năm tháng cuối đời của mình, không phiền đến các con”. Các con tôi cũng thành đạt nên cũng chẳng bận tâm tới túi tiền của mẹ. Và hẳn là khi tôi tự lo được cho bản thân mình, chắc chắn các con cũng sẽ thoải mái hơn nhiều.

Xem thêm

Bố chồng tôi

Người con gái khi bước chân về nhà chồng đều mong muốn được gia đình chồng thương yêu, mẹ chồng nàng dâu êm đẹp. Còn tôi không biết là may mắn hay bất hạnh khi mẹ chồng tôi mất sớm, vợ chồng tôi sống với bố chồng.

Bố chồng tôi là người rất nghiêm khắc, cục mịch, nhưng từ ngày về hưu, tính tình ông lại thay đổi hoàn toàn (chắc là do không còn áp lực công việc). Ông trở nên gần gũi với con cháu hơn, không còn cứng nhắc như trước. Ngày ngày, ông chăm sóc vài chậu kiểng, gặp gỡ bạn bè, không thì đi du lịch.

Năm nay ông gần 75 tuổi, nhưng vẫn còn phong độ lắm. Dạo gần đây tôi thấy bố chồng hơi lạ lạ. Ông chú trọng đến hình thức hơn, quần áo lúc nào cũng thẳng thớm, đầu tóc thì gọn ghẽ. Mấy sáng nay ông đều đứng trước gương ngắm nghía một lúc lâu rồi mới ra ngoài. Không những thế tinh thần lại tốt lên trông thấy, vui hơn, cười nói nhiều hơn. Thấy vậy tôi bèn kể lại với chồng, chồng tôi cũng ngỡ ngàng không kém. Hai vợ chồng thủ thỉ chẳng nhẽ ông định hồi xuân.

Mấy ngày sau, bố chồng tôi đã làm điều khiến ai nấy trong gia đình cũng đều bàng hoàng, sửng sốt. Đứng ở giữa nhà, bố chồng tôi dõng dạc tuyên bố: “Bố có chuyện này muốn thông báo với các con. Bố già rồi nên cũng mong sớm tối có người bầu bạn, tâm sự, trái gió trở trời cho người trông nom. Nên bố quyết định sẽ đón bà A (chồng bà mất sớm, bà cũng không có con) về để góp gạo thổi cơm chung. Bố biết các con sẽ phản đối nhưng bố không muốn phiền đến các con, cũng không muốn các con phải vất vả. Với lại bố và bà ấy sẽ vào dưỡng lão ở. Già rồi, chẳng biết nay mai thế nào, vào trong đấy có y tá trông nom. Đấy là quyết định của bố, các con có phản đối thì bố vẫn làm”

Bố chồng tôi nói một tràng dài, ai nấy nghe xong đều im lặng. Bởi lẽ thông tin này đến quá đột ngột, mọi người còn chưa kịp định thần. Sau một hồi, chồng tôi lên tiếng: “Chúng con biết, từ ngày mẹ mất bố đã hy sinh hạnh phúc của mình để chăm lo cho chúng con. Và bây giờ là lúc chúng con báo đáp lại cho bố. Nhưng chúng con sẽ tôn trọng ý kiến của bố, nếu đó là điều mà bố muốn. Bố lấy bà A cũng được, vào dưỡng lão cũng được, miễn bố cảm thấy vui và hạnh phúc”. 

Nghe xong bố chồng tôi cũng rưng rưng nước mắt, cảm động vì các con đã thông cảm cho mình. Ông nói thêm: “Bố tìm được viện dưỡng lão rồi, hôm trước bố vừa đi thăm quan viện Diên Hồng ở Hà Đông. Mà bạn của bà A cũng đang ở trong đấy, họ khen ở đấy như khách sạn, sạch sẽ, tốt mà vui vẻ lắm, nên các con yên tâm”. Lòng tôi bỗng chợt nhói lên, sao cảm giác như là chúng tôi ruồng bỏ, bắt ông phải đi vậy. 

Thấy mặt tôi có vẻ căng thẳng, bố chồng liền gọi nói: “Con yên tâm, không phải lo cho bố, trong đó có đầy đủ hết, bố vào thăm bố biết rồi. Các con rảnh thì đến thăm, không thì lâu lâu bố về nhà chơi một chuyến”. Thấy bố nói như vậy, tôi cũng thấy an lòng hơn.

Từ khi bố chồng tôi vào Diên Hồng ở, cứ cách ngày lại thấy ông đăng ảnh khoe trên facebook. Hôm trước thì thấy ông khoe được đi chùa, hôm sau lại thấy ảnh sinh nhật. Thấy vậy, chồng tôi bảo: “Sau này về già vợ chồng mình cũng vào Diên Hồng ở, rồi thuê hẳn một phòng riêng như ông bà bây giờ, vui vẻ sống qua ngày”. Tôi cười thích thú, nghe ra đây cũng là ý kiến hay đấy chứ.

Xem thêm

Diên Hồng trong tôi

Có người từng bảo với tôi rằng yêu nghề, chọn nghề là một chuyện, nghề có chọn mình hay không mới là chuyện quan trọng. Ngày trước, tôi chưa bao giờ nghĩ, mình sẽ trở thành một cô điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi như bây giờ. Ấy vậy mà nó lại chọn tôi, đưa tôi đến với công việc hiện tại.

Nghề điều dưỡng đã vất vả, thì điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi lại còn vất vả hơn bội phần. Vì đối tượng chăm sóc không hẳn là người bệnh mà là người già bị bệnh. Họ đều đã đến cái tuổi xế chiều, một chiếc lá rụng xuống thôi cũng đủ làm họ thấy không an lòng.

Tham gia Olympic cùng người cao tuổi tại Diên Hồng

Người cao tuổi ở Diên Hồng đa phần đều không còn minh mẫn và khỏe mạnh. Có những người thì phải hỗ trợ đi lại bằng xe lăn, có người còn không nhớ được tên, được tuổi, càng không nhớ được nhà mình ở đâu. Thậm chí, có cụ vừa ăn cơm xong đã vội vã quay lại hỏi chúng tôi “5 giờ rồi sao còn chưa ăn cơm?”.

Ngày tôi mới vào Diên Hồng, tôi mới thấm thía được câu “đời người hai lần là trẻ con”. Người già ở Diên Hồng cũng thế, trong một ngày các cụ có thể trải qua thật nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Ví như đang nói chuyện vui vẻ với nhau nhưng chỉ một lát sau đã thấy giận dỗi nhau rồi. Thậm chí vì những điều nhỏ nhặt nhất mà cũng cảm thấy không hài lòng, tại sao bà ấy không chơi với mình nữa, tại sao bà ấy lại đi chơi với người khác, tại sao ông ấy được ăn cháo còn mình phải ăn cơm,… Những lúc như vậy, chúng tôi – những người điều dưỡng viên, hằng ngày không chỉ lo mỗi sức khỏe, ăn uống, tắm giặt, vệ sinh hay thuốc men bệnh tình, mà mỗi người đều phải hoá thân làm một chuyên gia tâm lý. Không nhưng thế chúng tôi còn làm con, làm cháu, thậm chí là bạn để dỗ dành, yêu thương các cụ. Có những cụ, tới bữa ăn còn không chịu ăn, nên chúng tôi phải nịnh, phải hứa là ăn xong sẽ được đi chơi. Nhiều lúc nghĩ lại, các cụ hệt như những đứa trẻ con vậy.

Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Có những ngày các cụ khó ở, tâm trạng không tốt nên tính tình cũng trở nên cáu gắt, hung tính, thậm chí có những hành động không đúng. Bởi vậy, nghề điều đưỡng chăm sóc các cụ vất vả lắm, nên chỉ những ai thật lòng yêu quý các cụ, yêu quý cái nghề này mới làm được.

Chăm sóc người cao tuổi từ những điều nhỏ nhất

Một ngày đi trực được bắt đầu từ sáng hôm nay cho tới tận sáng ngày hôm sau mới được nghỉ. Đêm đến, chúng tôi trực để trông nom, chăm sóc cho các cụ được yên giấc. Chỉ khi nghe thấy tiếng hít thở đều đều, thấy các cụ ngủ ngon lành thì chúng tôi mới an tâm. Tôi nhớ có những đêm trực phải thức trắng đêm vì có cụ sốt cao, khó thở phải thở oxy. Lúc đó đôi mắt tôi nặng trĩu, nhắm tịt lại nhưng tay thì vẫn không ngừng chườm khăn ấm để cho cụ hạ sốt. Đến hôm sau khi cụ đỡ mệt thì tôi mới thấy an lòng. Khi tôi chăm sóc các cụ, tôi có cảm nhận như họ chính là người thân của tôi, còn tôi cũng chính là người thân của họ.

Đến với Diên Hồng từ lúc tôi chỉ là một đứa sinh viên mới ra trường, còn tới bây giờ, bản thân tôi cũng đã tìm ra được con đường đi cho riêng mình. Diên Hồng là tương lai của tôi, tôi muốn gắn bó thật lâu, thật lâu, muốn được mang sức trẻ, mang tình yêu thương của mình để chăm sóc người cao tuổi. Nghề đã chọn tôi và đưa tôi trở thành một trong số rất nhiều thành viên trong đại gia đình Diên Hồng. Tôi muốn gửi tới Diên Hồng một lời cảm ơn sâu sắc, cảm ơn vì đã đồng hành giúp tôi trưởng thành, giúp tôi góp sức xây dựng một công việc đầy sự nhân văn và tình yêu thương.

Điều dưỡng Phạm Thị Trâm Anh

Giải nhất cuộc thi viết Diên Hồng trong tôi

Xem thêm

Nỗi niềm của người con gái khi gửi Cha vào Viện dưỡng lão

Việc gửi Cha tôi vào Trung Tâm Dưỡng Lão Diên Hồng khiến tôi vô cùng trăn trở. Bởi tôi luôn tự thấy mình phải có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng cho Cha khi tuổi già sức yếu. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, chăm lo cho con cái, nên tôi gần như vắng nhà từ sáng sớm đến tối muộn, thậm chí phải công tác xa nhiều ngày. Từ đó việc chăm sóc Cha trở nên khó khăn, vất vả hơn. Và quan trọng nhất là không bảo đảm được sự chu đáo, kịp thời và đúng chuyên môn. Lúc này tôi thấy bất lực và thương Cha vô cùng.

Qua chia sẻ của một người bạn, tôi biết đến Dưỡng lão Diên Hồng. Tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về Trung tâm, cũng đã đến tận nơi để tham quan trực tiếp, sau đó quyết định gửi Cha vào đây an dưỡng. Những ngày đầu gửi Cha vào Trung tâm, tôi thấp thỏm không yên, không biết Cha ở đấy có buồn không, có thích nghi được không?

Tôi đã chia sẻ những lo lắng ấy với các cán bộ, anh chị em Điều dưỡng viên tại Trung tâm và được mọi người hết sức thông cảm. Các bạn nói với tôi rằng: “Chị hãy yên tâm, chúng em sẽ cố gắng để ông sớm quen với môi trường ở đây”. Tuần nào tôi cũng vào thăm và nhận thấy Cha vui vẻ hơn, khỏe khoắn hơn ở nhà. Môi trường ở Trung tâm lại sạch sẽ, thân thiện, quan trọng nhất là các bạn Điều dưỡng rất dễ thương lại có trách nhiệm. Tôi cảm nhận được các bạn chăm sóc các cụ bằng cả cái Tâm và trách nhiệm của người làm nghề.

Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 nguy hiểm, Trung tâm Diên Hồng đã đưa ra những chính sách rất kịp thời, để bảo đảm an toàn cho các cụ, khiến chúng tôi vô cùng cảm kích và trân trọng.

Đến giờ, tôi chợt hiểu ra một điều là làm tròn chữ Hiếu không nhất thiết phải tự tay chăm sóc cha mẹ già, mà là dành tất cả những gì tốt nhất cho cha mẹ trong điều kiện có thể. Đến nay đã gần 9 tháng Cha tôi được chăm sóc tại Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng và tôi hoàn toàn yên tâm, tin tưởng khi gửi cha tôi vào đây.

Cảm ơn Diên Hồng và chúc cho Trung tâm sẽ ngày càng phát triển vững mạnh để những người con như chúng tôi được báo Hiếu với cha mẹ, được làm tròn trách nhiệm với con cái và hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với công việc, xã hội.

Một lần nữa, cảm ơn Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng thật nhiều!

Xem thêm

Mẹ ơi, con đã già rồi. Con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con…

4 tháng trước, mẹ tôi có triệu chứng của căn bệnh đãng trí tuổi già. Lúc đó mấy anh em chúng tôi vô cùng sốc. Mẹ tôi thường xuyên đi lạc. Tên họ hàng, làng xóm, các cháu nội ngoại, mẹ tôi hầu như không nhớ. Đôi khi kể những chuyện từ hồi trẻ mà ngỡ là chuyện của ngày hôm qua.

Mẹ tôi nghĩ rằng mình rất trẻ. Nghĩ rằng có nhiều anh đang theo đuổi và cho rằng chồng mất rất sớm, mặc dù chồng bà (tức là bố tôi) mất năm ông 70 tuổi (cách đây 14 năm).

Rồi mẹ tôi quên cách nghe điện thoại (chỉ là ấn nút để nghe thôi), quên cách nấu cơm, quên cả cách tắm… hầu như là quên tất cả mọi thứ. Mẹ tôi có thể nói chuyện một mình suốt cả ngày, thi thoảng lại chửi bới cả tiếng đồng hồ. Những câu chuyện mẹ tôi sáng tác rất thật, rất sống động nhưng đều là tưởng tượng. Những người gặp lần đầu đều không tin là mẹ tôi bị lẫn.

Rồi đến lúc, mẹ tôi không phân biệt ngày đêm, không nhận ra ai ngoài 3 đứa con ruột. Một đêm mẹ tôi chỉ ngủ khoảng 2 tiếng, thời gian còn lại sẽ đi lại suốt trong phòng và tất bật với công việc của mình (mẹ tôi luôn nghĩ là bà đang làm việc). Một ngày đêm mẹ tôi thường đi bộ khoảng 10 km, đặc biệt không cần ăn uống gì. Ở nhà với các con nhưng mẹ tôi nghĩ là đang ở tập thể. Con gái bà, một ngày có thể vừa là giúp việc, vừa là đồng nghiệp, vừa là chị em bạn bè.

Buồn cười nhất và cũng đáng thương nhất là khi bà nói chuyện với gương. Bà không biết người trong gương chính là mình. Bà mắng mỏ, quát tháo “Cái bà già trong gương sao ngu thế, chui vào trong tủ thì ra lối nào”. Rồi bà loay hoay, tìm cách cho người trong gương chui ra. Thương mẹ tôi lắm!

Cuối cùng cũng đến lúc mẹ tôi cần sự chăm sóc đặc biệt, điều mà cả gia đình tôi và giúp việc không thể đáp ứng. Chúng tôi đã tham khảo rất nhiều Trung tâm Dưỡng lão và quyết định gửi mẹ tôi tới Diên Hồng.

Thật may mắn và sáng suốt khi chúng tôi gửi mẹ đến đây. Tất cả các bạn nhân viên chăm sóc mẹ tôi quá tốt. Mẹ tôi khỏe mạnh, sạch sẽ hơn ở nhà rất nhiều. Mẹ tôi chỉ nhận ra các bạn chứ không nhớ tên được ai đâu và vẫn nghĩ các bạn là những người đồng nghiệp, hàng xóm đó. Khi vào trung tâm những câu chuyện tưởng tượng của mẹ tôi lại thêm phần phong phú: Nào là đi nhận Huân huy chương 35 năm tuổi Đảng, nào là sáng mai có xe đưa mẹ tôi đi tiệm cắt tóc và nhuộm tóc cho xinh…

Niềm hạnh phúc lớn nhất đối với chúng tôi là thấy mẹ mỉm cười. Và đặc biệt khi nào nhớ mẹ, chúng tôi có thể chạy đến thật nhanh để ngắm nhìn mẹ. Thương yêu và biết ơn Diên Hồng nhiều lắm nhé!

Đó chính là những chia sẻ của gia đình bà Lợi sau khi gửi bà vào Diên Hồng.

Xem thêm

Bị từ mặt vì không đồng ý gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão

Một buổi tối, hình như hôm đó là trung thu, bố mẹ tôi xem trên Thời sự 19h có nhắc đến một viện dưỡng lão vui vẻ rồi đề nghị chúng tôi gửi hai cụ vào đó để được vui sướng như người ta. Vợ chồng tôi xua tay bảo chắc người ta quảng cáo thôi chứ làm gì có chỗ nào lại tốt hơn được ở nhà. Thực ra chúng tôi nghĩ đang yên đang lành ở nhà chẳng mất gì (các cụ vẫn tự sinh hoạt cá nhân, không cần con cái phải chăm nom nhiêu, các cụ cũng ăn như mèo, không đáng mấy đồng), tự nhiên vào trong trung tâm dưỡng lão tốn 1 đống tiền. Chưa kể là đưa hai cụ vào đó thì họ hàng, làng xóm lại dị nghị nói bất hiếu, rũ bỏ trách nhiệm chăm sóc bố mẹ… Lợi thì chưa thấy đâu, tôi chỉ thấy mệt người.

Cứ tưởng nói vậy là xong, ai ngờ ngày nào hai cụ cũng nói về chuyện này, đòi chúng tôi phải chốt ngày đưa hai cụ vào dưỡng lão. Tôi kiên quyết từ chối thì hai cụ quyết liệt đòi từ mặt tôi. Bố mẹ bảo tôi sĩ diện, ích kỉ, ngu dốt, chỉ nghĩ đến suy nghĩ của người ngoài mà không quan tâm đến mong muốn của bố mẹ. Bố mẹ tôi còn đòi tôi trả lại căn nhà mà hai cụ từng cho tôi để bán đi lấy tiền tự vào trung tâm dưỡng lão, không muốn dính dáng gì đến nhà tôi nữa. Người ta bảo trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, như nhà tôi thì hai cụ đúng là trời đấy. Tôi mà không chiều theo ý hai cụ thì không xong. Thấy bố mẹ căng thẳng quá, tôi cũng thử đi tìm hiểu xem chỗ dưỡng lão đó như thế nào.

Các bà ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đi thi hoa hậu cao niên

Ấn tượng đầu tiên của tôi là không gian thoáng rộng, không ngờ trung tâm dưỡng lão bây giờ không khác gì cái chung cư mini. Tôi hỏi thử mấy cụ già ở đây xem cảm nhận như nào thì các cụ nói chuyện vui phết lại còn khoe hết huy chương Olympic đến giấy chứng nhận hoa hậu. Kể ra bố mẹ tôi hóa ra còn hiện đại và biết hưởng thụ phết đấy chứ. Nghĩ lại thấy cũng có chút xấu hổ. Nếu tôi không đồng ý với hai cụ thì mới thực sự là bất hiếu. Bố mẹ nuôi mình bao năm khôn lớn trưởng thành, giờ mình còn so đo tính toán chuyện tiền bạc. Thấy ưng ý, không kịp chờ đến lúc về tới nhà, tôi gọi ngay cho hai anh chị trong nhà để thông báo thì may quá anh chị cũng ủng hộ và đề nghị cùng đóng góp với tôi chi trả phí hàng tháng của bố mẹ.

Không gian xanh trong trung tâm dưỡng lão Diên Hồng

Giờ thì bố mẹ tôi đã dọn đến ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được hơn 5 tháng rồi. Thấy hai cụ hay gọi video về khoe lúc thì được ngâm chân đá muối, lúc chơi cá ngựa, đánh tam cúc, chơi chuyền bóng tôi thấy nhẹ lòng. Đúng là gửi ông bà vào đây cả nhà ai cũng thoải mái, ông bà thì không phải mòn mỏi chờ các con về cơm nước, chúng tôi thì không bị cằn nhằn chuyện sinh hoạt thất thường. Tuy tài chính cũng có chút tốn kém hơn nhưng mình cố gắng một chút cũng được. Bố mẹ nuôi mình bao nhiêu năm, giờ là lúc mình báo hiếu. Thi thoảng có thời gian anh em chúng tôi lại tranh thủ vào thăm hai cụ. Người ta bảo xa thương, gần thường cũng đúng. Bố mẹ lâu lâu mới gặp con cháu thì mừng mừng tủi tủi, tình cảm thắm thiết hơn trước.

Nghĩ lại thì tôi đã quá lạc hậu so với bố mẹ nhà tôi rồi. Mỗi thế hệ một quan điểm sống, lối sinh hoạt, ở cùng nhau không dễ gì để hoà hợp. Sau này mình cũng sẽ vào dưỡng lão vừa thoải mái, không phiền đến con cháu.

Xem thêm

Món quà đầu năm mới và câu chuyện về người mẹ mắc chứng bệnh Alzheimer

Trước Tết, gia đình bà Hiền gửi tặng một món quà nhỏ đến Cán bộ nhân viên Diên Hồng cơ sở 2 nhân dịp đầu xuân năm mới. Đi kèm với món quà là một chiếc thiệp được viết nắn nón, cẩn thận với những lời cảm kích chân thành.

Tấm thiệp được viết nắn nón cẩn thận

………..

Bà Hiền sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức tại Hà Nội. Bà tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm, sau đó công tác tại trường Trung học cơ sở Giảng Võ. Vợ chồng bà ly dị từ khi các con còn nhỏ, nên một mình bà tần tảo nuôi hai con khôn lớn. Tưởng như đến tuổi xế chiều bà sẽ được hưởng niềm vui sum vầy bên con cháu, nhưng chứng bệnh Alzheimer lại ập đến sớm.

Nửa năm về trước, bà Hiền bắt đầu có triệu chứng của căn bệnh đãng trí tuổi già. Trí nhớ giảm sút đáng kể, thậm chí có những đêm bà không ngủ, cứ đi đi lại lại trong căn nhà 3 tầng. “Có lần mình gọi điện về nói chuyện cùng bà nhưng bà không nhớ gì, lúc sau còn tự mình độc thoại”, chị Vân Anh, con gái bà kể lại. Thấy vậy gia đình vô cùng lo lắng. Nhưng ngặt nỗi con gái thì sinh sống bên nước ngoài, còn con trai thì công việc bận rộn, hay đi công tác xa nên không thể hằng ngày ở bên chăm sóc cho bà.

Bà Hiền tập phục hồi chức năng tại Diên Hồng

Sau đó được bạn bè giới thiệu về Dưỡng lão Diên Hồng, không chỉ chăm sóc sức khỏe cho người già mà còn có nhiều hoạt động vui chơi, có bạn bè cùng trang lứa, có người cùng bầu bạn, biết đâu bà lại tốt hơn. Vì thế gia đình đã tìm đến Diên Hồng và đưa bà vào ở thử.

1 tuần sau

Bà đang tập luyện dưới phòng phục hồi chức năng thì có cuộc gọi video truyền đến. Đầu dây bên kia vang lên tiếng nói của người con: “Mẹ ơi mẹ ở đấy có hợp không?” “Mẹ có muốn ở đó không hay về nhà?”. Bà gật đầu rồi bảo: “Mẹ tốt lắm, có nhiều bạn nữa”. Hai mẹ con nhìn nhau mỉm cười.

Diên Hồng, không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, mà còn là nơi để tuổi già thêm sinh động, có bạn bè, có vui chơi. Là nơi mà người già được chăm sóc chu đáo, là nơi mà con cái yên tâm làm việc, là nơi mà chữ hiếu được gửi gắm.

Xem thêm

Chàng trai lận đận công việc bén duyên với viện dưỡng lão

Tôi có một thói quen là lúc nào rảnh lại vào viện dưỡng lão trò chuyện với mấy cụ ông cụ bà và hỏi thăm mấy bạn điều dưỡng viên ở đây vì tôi ngưỡng mộ các bạn ấy lắm. Các bạn ấy nói chỉ cần kiên nhẫn, không ngại khó, ngại bẩn thì làm được ngon lành nhưng cái khoản kiên nhẫn thì tôi thiếu vô cùng. Đang bận và mệt mà con cái cứ lèo nhèo đòi hỏi là kiểu gì tôi cũng không thể bình tĩnh được và quát ầm lên ngay. Vừa bước vào cửa đã thấy Linh đon đả chạy ra chào, áo đồng phục màu xanh ướt đẫm không biết là do mồ hôi hay là nước. Em lấy tay quệt ngang trán rồi bảo vừa tắm cho các cụ xong.

Linh hiện đang là điều dưỡng trưởng ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1. Em kể con đường công việc của em cũng loằng ngoằng lắm. Em tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng năm 2013. Trong tâm thế háo hức được phục vụ bệnh nhân như đúng đam mê, em  nhận vào làm ở một bệnh viện tuyến huyện. Do lương thấp và thời điểm này công việc kinh doanh của gia đình gặp nhiều biến cố, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, e quyết định nghỉ việc sau một năm gắn bó. Em một mình về thủ đô quyết tâm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. 

Cuộc sống mưu sinh ở Hà Nội không dễ dàng như em nghĩ. Không tìm được công việc đúng với chuyên ngành với mức thu nhập ổn, em “linh động” vào làm ở khối backoffice của một phòng khám mà không ngờ rằng mình lại sớm phải chia tay chỉ vì bị nợ lương nhiều và chế độ đãi ngộ quá tệ. Có lẽ đây là 1 cú tạt nước mạnh đối với em. Không còn chút tự tin nào, em bỏ về quê và làm lễ tân nhà nghỉ cho người quen. Làm được 2 tháng, cảm thấy chán và không hợp, lại vẫn mong muốn được làm đúng ngành nên em trở lại Hà Nội. Lần này em đã không bị thất vọng khi xin vào làm điều dưỡng ở 1 viện dưỡng lão ở Hoàng Cầu. Nhiệt huyết của tuổi trẻ lại tiếp tục bị thử thách khi chế độ và môi trường làm việc quá kém. Em quyết định nghỉ và ôm mộng sang Hàn Quốc và tiếp tục bị vỡ mộng do bị trượt môn ngoại ngữ. Sức dài vai rộng mà ở nhà ăn bám bố mẹ quá chán, em lại cố gắng tìm kiếm một cơ hội nữa. “Khi đến với Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng là em cũng đã gần hết hi vọng rồi. Em chẳng mong cầu gì nhiều, chỉ muốn có một chỗ trả lương đầy đủ để em ổn định cuộc sống”, em giãi bày. 

Ngày Linh mới vào Diên Hồng làm việc

Khi không còn mơ mộng làm việc tại các bệnh viện lớn nữa, ở viện dưỡng lão, thấy lãnh đạo gần gũi, quan tâm đến nhân viên, đồng nghiệp vui vẻ, giúp đỡ lẫn nhau, em quyết định sẽ gắn bó, làm việc thăng hoa và cống hiến. Từ một cậu ấm trong gia đình bị bạn bè gọi là “trẻ trâu”, em giờ đã trở thành một điều dưỡng trưởng chững trạc. Em chia sẻ: “Ở Diên Hồng em học được rất nhiều từ các sếp, từ các cụ. Em biết biết sửa chữa đồ dùng, điện nước trong nhà nhờ vào việc thường xuyên xử lý các vấn đề về cơ sở vật chất khi các cụ cần, em cũng biết kiềm chế cảm xúc tốt hơn, kiên nhẫn hơn nhờ chăm sóc người già”.

Tham gia các hoạt động cùng với người cao tuổi

Tôi để ý các bạn nhân viên ở đây đều ngoan ngoãn, lễ phép. Người già cũng có đủ kiểu, người hiền dịu vui tính coi các cháu điều dưỡng như con, người thì khó tính, người thích được chiều chuộng, dễ nổi cáu. Có lẽ nếu không kiên nhẫn, không có tình cảm với người già chắc không ai trụ được. 

Ra về tôi cứ nghĩ mình phải chuẩn bị tiền từ bây giờ để về già vào đây, vừa được vui vẻ, yêu chiều mà khỏi phiền con cháu.

Minh Anh

Xem thêm