Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

All Posts in Category: Cẩm nang sức khoẻ

Bệnh tiểu đường: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh và đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan tâm (Theo Báo cáo Bệnh nội tiết Trung ương).  Tại Việt Nam, theo Điều tra quốc gia năm 2020 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương ở người từ 30-69 tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường là 7,3% và tỉ lệ tiền đái tháo đường là 17.8%. Bệnh đái tháo đường thường gặp ở người trưởng thành đặc biệt ở người cao tuổi. 

1. Bệnh Tiểu Đường Là Gì?

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một trong số những bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hoá không đồng nhất với đặc điểm lượng đường huyết trong cơ thể tăng. Tiểu đường xảy ra khi nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. 

2. Các Loại Đái Tháo Đường

Dựa vào cơ chế bệnh sinh, đặc điểm của bệnh chia ra các loại đái tháo đường:

Tiểu đường typ1

Đây là dạng tiểu đường mà cơ thể không thể tự sản xuất ra insulin. Nếu bạn bị tiểu đường typ1 bạn sẽ bắt buộc phải dùng insulin nhân tạo suốt quãng đời còn lại. 

Tiểu đường typ2

Tiểu đường typ 2 là cơ thể vẫn tạo ra được insulin, tuy nhiên các tế bào đề kháng insulin. Điều này có nghĩa là các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin. Thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh là nguyên nhân mắc loại tiểu đường này. 

Tiểu đường thai kỳ 

Đây là loại tiểu đường thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Do thời điểm mang thai là giai đoạn cơ thể ít nhạy cảm với insulin hơn. Loại tiểu đường này có thể hết sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ từng mắc tiểu đường thai kỳ trong tương lai sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường typ 2.

3. Dấu Hiệu Bệnh Tiểu Đường

Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường là gì? Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở mỗi người là khác nhau. Điều này tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ nghiêm trọng. Một số triệu chứng phổ biến:

  • Giảm sút cân

Những người mắc bệnh tiểu đường dù ăn nhiều nhưng cân nặng vẫn sụt giảm đáng kể mà không rõ nguyên nhân. Điều này có thể đến từ nguyên nhân cơ thể không thể sử dụng glucozo để tạo năng lượng. 

  • Thường xuyên có cảm giác đói và khát

Người bệnh có thể cảm thấy đói liên tục ngay cả khi vừa mới ăn. Điều này đến từ nguyên nhân là những tế bào của bạn cần insulin để hấp thụ glucozo. Nhưng cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc các tế bào kháng lại insulin thì cơ thể không thể sử dụng glucozo. 

  • Thường xuyên đi tiểu

Do lượng đường trong máu của những người tiểu đường cao hơn người bình thường nên tần suất đi tiểu sẽ tăng lên đặc biệt là vào ban đêm.

  • Thị lực suy giảm

Thị lực của người mắc tiểu đường sẽ suy giảm. Nhìn mở hoặc khó nhìn do sự thay đổi trong mức đường huyết. Làm ảnh hưởng đến độ ẩm của mắt. 

  • Cơ thể mệt mỏi

Cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng. Điều này đến từ nguyên nhân là khi cơ thể không thể sử dụng glucozo một cách hiệu quả để tạo năng lượng.

4. Nguyên Nhân Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào từng loại bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân:

Tiểu đường typ 1

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình tiền sử có người từng mắc bệnh thì có nguy cơ bị mắc bệnh. 
  • Môi trường: các yếu tố môi trường như virus sẽ có thể kích thích phản ứng tự miễn dịch của cơ thể. 
  • Phản ứng miễn dịch của cơ thể: Một số trường hợp hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công các tế bào sản xuất insulin gây ra sự giảm sút insulin trong cơ thể. Khi lượng insulin thấp khiến glucozo không được sử dụng một cách hiệu quả mà tiếp tục ở trong máu. 

Tiểu đường typ 2

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người tiền sử mắc tiểu đường typ 2 thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Thừa cân: Khi lượng mỡ thừa tích lũy đặc biệt ở vùng bụng sẽ làm giảm khả năng sử dụng insulin của cơ thể dẫn đến tiểu đường typ 2.
  • Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo bão hoà có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Bên cạnh đó lối sống ít vận động cũng là một nguyên nhân của bệnh đái tháo đường typ 2. 
  • Tuổi tác: Theo báo cáo thống kê người trên 45 tuổi có khả năng mắc bệnh tiểu đường typ 2 cao hơn. 
  • Căng thẳng: Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết trong cơ thể.

    hình ảnh cụ ông đang ngổi trên xe lăn

    Tuổi tác là một trong số những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ

  • Yếu tố di truyền: Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
  • Hormone thai kỳ: Thời kỳ mang thai nhau thai sản xuất ra một loại hormone có thể gây ra kháng insulin. Khi đó nếu tuyến tụy không thể sản xuất ra đủ insulin để bù vào lượng insulin bị kháng lại thì có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. 
  • Tiền sử đã từng mắc bệnh
  • Thừa cân: Nếu phụ nữ thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. 
  • Tuổi tác: Phụ nữ có thai trên 40 tuổi dễ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. 

5. Cách Phòng Tránh Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường không thể phòng tránh, ngăn ngừa trong mọi trường hợp. Đối với bệnh tiểu đường typ 1 thì không thể sử dụng các biện pháp ngăn ngừa. Bệnh đái tháo đường typ 2 có thể phòng tránh được. Các biện pháp phòng tránh như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt.

Kiểm soát cân nặng 

Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp để giảm nguy cơ mắc tiểu đường typ 2. Hãy theo dõi chỉ số cơ thể (BMI) để tính được cân cân nặng phù hợp với mình. 

Vận động thường xuyên

Thường xuyên tập thể dục đặc biệt ở người cao tuổi giúp cải thiện độ nhạy insulin, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và tăng cường chuyển hóa. Để đạt được hiệu quả tốt nhất nên tập thể dục hàng ngày mỗi ngày khoảng 30 phút và kết hợp nhiều bài tập.

Diên Hồng luôn đảm bảo các hoạt động thể chất dành cho các cụ được diễn ra mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn đa dạng với tiêu chỉ hàng đầu là phù hợp với sức khoẻ của từng người. Dù là các bài tập, động tác đơn giản nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh được nhiều bệnh. 

Dưới hàng cây xanh, các cụ già mặc áo cờ đỏ sao vàng đang đi theo hướng dẫn của một chàng trai cũng mặc áo cờ đỏ sao vàng

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường nhóm chất xơ và vitamin bằng việc ăn nhiều trái cây và rau củ. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường để kiểm soát đường huyết. Sử dụng chất béo lành mạnh như dầu oliu, bơ, hạt….

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng được thiết kế phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Và vẫn đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nếu tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường huyết định kỳ để có phát hiện sớm. Bên cạnh đó nên kiểm tra đầy đủ các yếu tố nguy cơ bao gồm: cholesterol, huyết áp, mức đường huyết để phát hiện các yếu tố nguy cơ và có biện pháp kịp thời. 

đội ngũ nhân viên y tế của diên hồng

Kiểm tra sức khoẻ định kì phòng tránh bệnh tiểu đường

6. Kết Luận 

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh lý mãn tính phổ biến hiện nay. Nhưng đây là bệnh có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm và kịp thời. Hy vọng bài viết của Diên Hồng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh này. Từ đó, có điều chỉnh trong lối sống, chế độ ăn uống để phòng tránh bệnh. 

FAQs

  1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường), là một trong số những bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hoá không đồng nhất. Mang đặc điểm lượng đường huyết trong cơ thể tăng. Tiểu đường xảy ra khi nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. 

  1. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm?

Bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết sẽ gây biến chứng nguy hiểm như: suy thận, suy tim,…



Xem thêm

Tiểu Đêm Ở Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Giải Pháp

Tiểu đêm ở người cao tuổi là tình trạng mà đa số người già gặp phải. Tiểu đêm hay còn gọi là nocturia. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khoẻ tổng thể của người cao tuổi và nhiều bất tiện. Hãy cùng Diên Hồng tìm hiểu chi tiết về bệnh tiểu đêm trong bài viết dưới đây nhé.

Những Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Tiểu Đêm Ở Người Cao Tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm ở người cao tuổi. Dưới đây sẽ là những nguyên chính như.

1. Thay đổi sinh lý tự nhiên là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm ở người cao tuổi

Khi tuổi tác tăng lên, cơ thể sẽ nhiều những thay đổi sinh lý tự nhiên. Một trong những thay đổi thường gặp nhất là khả năng sản xuất hormone chống lợi tiểu (ADH) giảm xuống. Hormone ADH có chức năng là giúp cơ thể giữ nước và giảm lượng nước tiểu sẽ thải ra vào ban đêm. Khi nồng độ của hormone này trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến tình trạng sản xuất nước tiểu nhiều hơn. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tiểu đêm.

cụ bà và nhân viên Diên Hồng

Thay đổi sinh lý là một trong những nguyên nhân gây tiểu đêm ở người cao tuổi.

2. Các bệnh lý cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu đêm ở người cao tuổi

Một số bệnh lý nền có thể gây ra tình trạng tiểu đêm có thể kể đến như:

  • Bệnh tim mạch: Tình trạng suy tim sẽ dẫn đến tình trạng dịch bị tích tụ trong cơ thể và dịch này sẽ được thải ra ngoài bằng đường nước tiểu.
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường có 2 loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Và cả 2 loại này đều là nguyên nhân dẫn đến lượng nước tiểu bị gia tăng trong cơ thể. Bởi lượng đường trong máu cao.
  • Bệnh thận: Nếu người bệnh mắc bệnh thận sẽ là nguyên nhân gây đến tình trạng lọc và giữ nước của cơ thể bị giảm sút.

3. Sử dụng thuốc cũng là tác động đến việc tiểu đêm

Khi người cao tuổi sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu. Được sử dụng trong quá trình để điều trị bệnh huyết áp cao hoặc phù nề. Chính là một trong những lý do dẫn đến việc tiểu đêm. Vì vậy nên thảo luận với bác sĩ về thời điểm dùng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng, thay đổi thuốc phù hợp. Để giảm những tác dụng phụ do thuốc gây ra.

4. Những thói quen trong sinh hoạt

Chính thói quen uống nước vào buổi tối trước khi đi ngủ với lượng lớn nước hoặc tiêu thụ caffeine và rượu góp phần dẫn đến tình trạng tiểu đêm. Caffeine và rượu là những chất có tác dụng lợi tiểu, làm gia tăng quá trình sản xuất nước tiểu.

Những Triệu Chứng Thường Gặp Ở Tình Trạng Tiểu Đêm Của Người Cao Tuổi

1. Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm

Trung bình trong một đêm, người bệnh sẽ phải dậy để đi tiểu từ 2 – 4 lần hoặc có thể nhiều hơn nữa. Điều này không chỉ gây suy giảm, rối loạn giấc ngủ mà còn làm giảm chất lượng sức khỏe tổng quát. Quá trình đi tiểu nhiều trong đêm cũng có nguy cơ dẫn đến những sự cố không may như chấn thương, đột quỵ trong đêm.

2. Khó vào lại giấc ngủ, ngủ không sâu

Sau khi thức dậy để đi tiểu, việc ngủ lại rất khó khăn. Dẫn đến mất ngủ, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người cao tuổi. Vào sáng hôm sau khi ngủ dậy sẽ rất mệt mỏi, mất năng lượng, ảnh hưởng đến rất nhiều trong ngày.

hai cụ ông đang ngồi trò chuyện xung quanh có rất nhiều người

Khi gặp vấn đề tiểu đêm người cao tuổi sẽ bị khó ngủ.

3. Luôn cảm thấy buồn tiểu

Một số người có thể cảm thấy buồn tiểu ngay cả khi bàng quang chưa đầy. Điều này có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái và dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn, ngay cả khi không cần thiết.

Giải Pháp Cho Vấn Đề Tiểu Đêm Ở Người Cao Tuổi

1. Thay Đổi Thói Quen Uống Nước

Hạn chế uống nước vào buổi tối là một trong những biện pháp hiệu quả. Nên chia đều lượng nước uống trong suốt cả ngày và cố gắng không uống nước trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

2. Kiểm Soát Bệnh Lý Nền

Nếu người cao tuổi mắc các bệnh lý như tiểu đường hoặc bệnh thận, hãy tuân thủ điều trị và kiểm soát tốt các bệnh này. Việc giữ mức đường huyết ổn định và quản lý chức năng thận có thể giúp giảm triệu chứng tiểu đêm.

3. Thảo Luận Với Bác Sĩ

Nếu đang trong quá trình dùng thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc khác có thể gây tiểu đêm, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm kiếm phương án điều trị tối ưu. Có thể bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc để phù hợp.

Diên Hồng rất chú trọng đến vấn đề sức khoẻ của người cao tuổi. Vì vậy hàng năm sẽ diễn ra nhiều lần khám sức khoẻ định kỳ. Bác sĩ sẽ thăm khám cho người cao tuổi. Đưa ra những lời khuyên, giải pháp hữu ích đối với tình trạng thể chất của mỗi người.

4. Tập Thể Dục Thường Xuyên

Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc các bài tập thể dục nhẹ có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng và góp phần vào giấc ngủ ngon hơn.

cụ bà đang ném bóng và 3 người nhân viên Diên Hồng

Tập thể dục đều đặn giúp ngủ ngon và sâu hơn.

Thói quen vận động mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy tại Diên Hồng, chúng tôi luôn muốn duy trì thói quen tốt ấy cho người cao tuổi. Thiết kế những bài tập đa dạng, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả. Những sân chơi như Hội thao hằng năm cũng được tổ chức, mỗi ngày sẽ có những thời gian sẽ vận động thể chất.

5. Thực Hiện Các Bài Tập Giúp Cải Thiện Kiểm Soát Bàng Quang

Các bài tập như bài tập Kegel có thể giúp củng cố cơ sàn chậu và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Những bài tập yoga như ngồi xổm, nằm vuông góc, tư thế ghế vặn xoắn. Những bài tập này đặc biệt hữu ích cho cả nam và nữ.

Kết Luận

Bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi là một vấn đề không thể xem nhẹ. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Việc nhận biết nguyên nhân và triệu chứng sớm giúp người bệnh có biện pháp khắc phục hiệu quả. Hãy tham khảo chuyên mục Cẩm nang sức khỏe của Diên Hồng để biết thêm nhiều thông tin hữu ích. Liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.



Xem thêm

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Nguyên nhân, biện pháp khắc phục

Đau đầu do thay đổi thời tiết là tình trạng phổ biến ở thời điểm hiện tại khi thời tiết có những thay đổi bất thường. Cùng Diên Hồng tìm hiểu về nguyên nhân, biện pháp khắc phục của tình trạng này nhé.

1. Thay Đổi Thời Tiết Là Gì?

Thay đổi thời tiết là hiện tượng tự nhiên xảy ra khi có sự biến động trong điều kiện khí quyển. Những thay đổi này bao gồm: nhiệt độ, áp suất không khí, gió, lượng mưa trong thời gian nhất định. Hiện tượng này thường xảy ra theo mùa nhất là trong thời điểm giao mùa. Hoặc xảy ra do các điều kiện tự nhiên như: bão, áp thấp nhiệt đới,…

2. Nguyên Nhân Đau Đầu Do Thay Đổi Thời Tiết

Vì sao thay đổi thời tiết lại đau đầu? Dưới đây là một số nguyên nhân của tình trạng đau đầu do thay đổi thời tiết:

Áp suất khí quyển thay đổi

Chứng bệnh này thường xuất hiện khi có sự thay đổi của áp suất khí quyển. Khi áp suất bên ngoài giảm sẽ tạo nên những khác biệt giữa áp suất không khí ở bên trong xoang và bên ngoài. Theo một nghiên cứu ở Nhật Bản: khi khảo sát 28 người có tiểu sử đau nửa đầu trong vòng 1 năm. Họ cho biết: tần suất đau nửa đầu của họ tăng lên vào những ngày có áp suất khí quyển thấp hơn 5 hPa so với hôm trước. 

Độ ẩm

Khi độ ẩm không khí thay đổi thì sẽ kéo theo việc tiết mồ hôi, uống nước cũng thay đổi theo. Từ đó, dẫn đến những thay đổi về nồng độ các chất điện giải, thay đổi lưu thông máu trong cơ thế. 

Nhiệt độ 

Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm đột ngột sẽ gây ra tình trạng rối loạn co thắt mạch máu. Qua đó, dẫn đến thay đổi lưu thông máu trong cơ thể. Điều này khiến lượng máu lưu thông lên não thay đổi làm co thắt mạch máu trong não gây đau đầu. 

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể với các yếu tố môi trường đang có sự thay đổi. Khi thời tiết thay đổi đặc biệt trong thời điểm giao mùa phấn hoa tăng cao, nấm mốc phát triển, bụi bẩn có thể là những tác nhân gây nên hiện tượng dị ứng thời tiết. Dị ứng thời tiết cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu. 

Căng thẳng, mệt mỏi

Thời tiết thay đổi xấu đi có thể khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, buồn chán. Từ đó, gây ra sự căng thẳng dẫn đến đau đầu.

3. Biểu Hiện Đau Đầu Do Thay Đổi Thời Tiết

Một số biểu hiện đau đầu do thay đổi thời tiết: đau nửa đầu hoặc đau đầu dữ dội . Các triệu chứng phổ biến khác đi kèm: chóng mặt, mệt mỏi, không tập trung, buồn nôn, tê bì mặt…

4. Cách Chữa Đau Đầu Khi Thay Đổi Thời Tiết 

Đau đầu do thay đổi thời tiết thì phải làm như thế nào? Dưới đây là một số cách khắc phục chứng bệnh này đặc biệt ở người cao tuổi:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể là một trong số những biện pháp làm thuyên giảm tình trạng đau đầu. Cần đảm bảo bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo, chất đạm để nâng cao sức đề kháng hạn chế các bệnh do thay đổi thời tiết. Người cao tuổi phải uống đủ nước và  nên uống nước ấm.

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng được thiết kế linh hoạt trước các thay đổi của thời tiết. Và vẫn đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi nhất là khi thời tiết thay đổi. 

Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao

Tích cực vận động cơ thể là một trong số những biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tình trạng này. Việc vận động cơ thể đặc biệt là ở người cao tuổi sẽ giúp gia tăng tuần hoàn máu. Tuy nhiên, người cao tuổi cần có những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ. 

Diên Hồng luôn đảm bảo các hoạt động thể chất dành cho các cụ được diễn ra mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn đa dạng với tiêu chỉ hàng đầu là phù hợp với sức khoẻ của từng người. Dù là các bài tập, động tác đơn giản nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh được nhiều bệnh. 

Một nữ nhân viên của Diên Hồng đang dìu cụ bà đi chậm.

Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao

Thường xuyên theo dõi thời tiết

Cần thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để nắm bắt được sự thay đổi thời tiết. Từ đó, chủ động có những biện pháp phòng tránh như mặc áo ấm hoặc hạn chế ra đường….

Ngủ đủ giấc, đúng giờ 

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng. Việc ngủ đủ giấc, đúng giờ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng đau đầu. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu như tình trạng đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng, cần đến thăm khám để xác định nguyên nhân và có phác đồ phù hợp. Tránh để tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 

hình ảnh nhân viên của Viện dưỡng lão Diên Hồng đang đứng cùng nhau dơ tay thể hiện sự quyết tâm giúp các cụ không đau đầu khi thay đổi thời tiết

Tham khảo ý kiến bác sĩ để khắc phục đau đầu do thay đổi thời tiết

5. Kết Luận

Đau đầu do thay đổi thời tiết gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống. Hi vọng rằng với những biện pháp trên có thể giúp người cao tuổi giảm thiểu tình trạng này, có một sức khỏe tốt.  

FAQs

  1. Đau đầu do thời tiết thay đổi có nguy hiểm không?

Nếu không có cách phòng ngừa, điều trị đúng, kịp thời sẽ khiến bệnh ngày một nặng hơn gây ra những hậu quả khó lượng. Thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tai biến mạch máu não (đột quỵ) đe dọa đến tính mạng.

  1. Vì sao dễ đau đầu khi thay đổi thời tiết? 

Một số nguyên nhân như: sự thay đổi đột ngột của áp suất khí quyển, nhiệt độ, độ ẩm. 

  1. Đau đầu do thay đổi thời tiết nên uống thuốc gì?

Việc điều trị đau đầu mỗi khi thời tiết thất thường ở mỗi người là khác nhau. Phương pháp điều trị sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu. Một số trường hợp có thể khắc phục qua việc sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) như Acetaminophen….Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi cơn đau đầu kéo dài lâu thì nên đến bác sĩ thăm khám để có được phác đồ điều trị phù hợp. 





Xem thêm

Bệnh đột quỵ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh đột quỵ

Bệnh đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tàn tật. Đây là một trong những căn bệnh nghiêm trọng nhất gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới mỗi năm có khoảng 6.5 triệu người tử vong do đột quỵ. Trong đó hơn 70% trường hợp đột quỵ xảy ra ở người trên 65 tuổi.

1. Bệnh Đột Quỵ Là Gì?

Bệnh đột quỵ trong tiếng anh gọi là stroke hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là bệnh xảy ra đột ngột khi máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, suy giảm. Trong trường hợp này, oxy trong não bị thiếu, các tế bào trong não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Lúc đó, người bị đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao. Bệnh đột quỵ được đánh giá là một trong những bệnh lý về thần kinh nguy hiểm, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. 

2. Nguyên Nhân Bệnh Đột Quỵ

Vì sao bị đột quỵ? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về căn bệnh này. Bệnh đột quỵ có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây: 

Mắc các bệnh lý về tim mạch

Một số bệnh lý về tim mạch có thể dẫn đến đột quỵ như:

  • Rối loạn nhịp tim (rung nhĩ) đây là tình trạng nhịp tim không đều. Điều này, có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông. Sau đó, các cục máu đông này khi di chuyển đến não sẽ có khả năng cao gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến bệnh đột quỵ. 
  • Bệnh hở van tim: khi van tim không đóng kín hoàn toàn, máu có thể lưu thông không đều. Các cục máu đông sẽ được hình thành. Khi đó, các cục máu đông di chuyển đến não, có thể làm nghẽn mạch máu, gây tình trạng thiếu máu não. 

Mắc bệnh tăng huyết áp

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu mà người già mắc bệnh đột quỵ. Bệnh cao huyết áp có thể làm gián đoạn đột ngột quá trình máu lưu thông lên não. Từ đó, có thể dẫn đến đột quỵ. 

Di truyền bệnh đột quỵ 

Đột quỵ nói chung hay đột quỵ ở người già nói riêng có thể đến từ nguyên nhân là yếu tố di truyền. Khi tiểu sử gia đình đã từng có người bị đột quỵ hoặc bệnh tim… thì người đó cũng có thể bị đột quỵ.

Sử dụng các chất kích thích

Nếu hút thuốc lá nhiều hoặc ở môi trường phải hít nhiều khói thuốc lá thì có thể làm tổn thương mạch máu và gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, có thể gây đột quỵ. Ngoài ra việc lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều bia rượu, sử dụng chất cấm…cũng là nguyên nhân gây đột quỵ. Việc sử dụng các chất kích thích có khả năng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim đột ngột từ đó có thể gây ra bệnh đột quỵ. 

Tuổi tác

Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ có thể tăng theo độ tuổi. Theo thống kê hơn 70% trường hợp đột quỵ xảy ra ở người trên 65 tuổi.

nhân viên Diên Hồng và các cụ

Tuổi tác là nguyên nhân gây bệnh đột quỵ

3. Các Triệu Chứng Đột Quỵ

Nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ bị đột quỵ đặc biệt ở người già giúp ích rất nhiều trong việc kịp thời cấp cứu, điều trị. Dưới đây là một số cách nhận biết đột quỵ: 

  • Khuôn mặt: Khuôn mặt không cân xứng, một bên mặt có thể bị xệ xuống, nụ cười méo mó. 
  • Đau đầu: Nếu cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và không rõ nguyên nhân thì có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ
  • Lời nói: Nói lắp bắp, phát âm khó khăn, lẫn lộn từ ngữ.
  • Mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi, da nhợt nhạt, thiếu năng lượng, hay buồn ngủ.
  • Khó giữ thăng bằng: Chóng mặt, đi đứng không vững.
  • Thị giác rối loạn: mắt mờ hoặc có điểm mù.

4. Cách Phòng Tránh Đột Quỵ

Đột quỵ có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, việc chủ động có những biện pháp phòng tránh đột là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng tránh đột quỵ:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Để có thể phòng tránh đột quỵ cần có một chế độ dinh dưỡng khoá học, hợp lý. Hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo bão hoà, có lượng cholesterol cao. Bổ sung nhiều rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt. Uống đủ nước, không uống các loại đồ uống có chất tạo ngọt và cồn.

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi luôn là vấn đề mà Diên Hồng quan tâm hàng đầu. Để có thể mang lại cho người cao tuổi những bữa ăn chất lượng nhất, các chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi khi thiết kế thực đơn luôn đảm bảo các yếu tố sau. Đầu tiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn Vietgap. Thứ 2, bữa ăn phải đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để cung cấp nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Cuối cùng là phù hợp với khẩu vị cũng như tình trạng sức khoẻ của mỗi người cao tuổi.

Chế độ sinh hoạt hợp lý 

Hạn chế tắm đêm, hoặc tắm nước lạnh lúc tối muộn. Vì điều này khiến nhiệt độ trong cơ thể bị thay đổi đột ngột và có thể dẫn đến đột quỵ. Bên cạnh đó, cần tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên khoảng 30 phút/ngày. Việc duy trì tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật.

hình ảnh các cụ đang tham gia hoạt động đánh gồ

Cách phòng tránh đột quỵ

Kiểm tra định kì

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm làm các xét nghiệm cholesterol, tim mạch để phát hiện sớm các vấn đề. Tầm soát đột quỵ và xử lý kịp thời các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh đột quỵ. 

Không sử dụng các chất kích thích

Không sử dụng các chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá, các chất cấm để bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng tránh bệnh đột quỵ. 

Kiểm soát các loại bệnh

Một số loại bệnh có thể là nguyên nhân cho đột quỵ như: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch. Vì vậy cần có kiểm soát các loại bệnh đó. Kiểm soát huyết áp: theo dõi huyết áp định kì, hạn chế ăn muối. Kiểm soát bệnh tiểu đường: cần giữ mức đường huyết trong khoảng an toàn để tránh nguy cơ biến chứng, hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt.

đội ngũ nhân viên y tế của diên hồng

Cách phòng tránh đột quỵ

Giảm căng thẳng

Tham gia các hoạt động như yoga, thiền và lưu ý ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng.

3. Cách Xử Lý Khi Bị Đột Quỵ

Đột quỵ là tình trạng y tế khẩn cấp nên phải được xử lý nhanh kịp thời để giảm thiểu tổn thương lên não cũng như tăng khả năng phục hồi sau đột quỵ. Dưới đây là cách xử lý khi bị đột quỵ:

Bước 1: Gọi cấp cứu

Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Khi nói chuyện với nhân viên cấp cứu hãy cung cấp thông tin về triệu chứng và thời gian xuất hiện triệu chứng.

Bước 2: Sơ cứu khi bị đột quỵ trong lúc chờ cấp cứu

Để người bệnh nằm yên tại nơi thoải mái, tránh di chuyển. Nếu người bệnh khó thở cần nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát. Quan sát để nhận ra sự thay đổi ở cơ thể người bệnh. 

Bước 3: Cung cấp thông tin chi tiết khi nhân viên y tế đến

Cung cấp thông tin về triệu chứng, thời gian, xuất hiện và các thông tin khác như: tiểu sử bệnh…

Thời gian là yếu tố quan trọng trong xử lý đột quỵ. Nhận diện triệu chứng và gọi cấp cứu sớm có thể cứu sống người bệnh, giảm thiểu tổn thương não. Từ đó, cải thiện khả năng phục hồi sau đột quỵ của người bệnh. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ trong khoảng 3 – 4,5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như méo mồm, nói ngọng, yếu chi.

Hai bạn nhân viên mặc áo trắng hồng đang chăm sóc cụ ông ngồi xe lăn

Cách xử lý khi bị đột quỵ

5. Kết Luận 

Bệnh đột quỵ là loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Việc hiểu rõ nguyên nhân, các triệu chứng, cách phòng tránh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng có cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sau tai biến. Với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, môi trường sống tốt Diên Hồng sẽ mang lại sự an tâm cho cả gia đình. 

FAQs

  1. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ?

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ trong khoảng 3-4,5 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như méo mồm, nói ngọng, yếu chi.

  1. Tầm soát đột quỵ là gì?

Tầm soát đột quỵ giúp nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ. Từ đó, có thể điều trị kịp thời để tăng cơ hội hồi phục, giảm thiểu các biến chứng. 

  1. Tầm soát đột quỵ ở đâu? 

Có thể tầm soát đột quỵ ở các bệnh viện đa khoa lớn, uy tín. 

 

Xem thêm

Bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi và những điều lưu ý

Khi về già người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là bệnh tăng huyết áp. Theo số liệu thống kê, gần ¾ người cao tuổi có nguy cơ và mắc bệnh tăng huyết áp. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng sẽ tìm ra được cách điều trị phù hợp. Cùng Viện dưỡng lão Diên Hồng tìm hiểu chi tiết về bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi trong bài viết dưới đây.

Những Nguyên Nhân Tăng Huyết Áp Ở Người Cao Tuổi

Bệnh cao huyết áp hay còn được gọi với tên là bệnh THA. Đây là căn bệnh ẩn chứa rất nhiều mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người cao tuổi. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp có thể do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây.

các cụ và nhân viên Diên Hồng đang ngồi trò chuyện

Những nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

  • Quá trình lão hoá dẫn đến bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi

Theo kết quả nghiên cứu đối với người từ 60 tuổi trở nên thì số người mắc bệnh tăng huyết áp là khoảng 75%. Vì vậy sự gia tăng huyết áp ở người cao tuổi là hiện tượng khá phổ biến. Khi về già sẽ dẫn đến tình trạng các mạch máu và động mạch trong cơ thể mất đi độ đàn hồi vốn có, bị đông cứng hơn. Từ đó khiến cho áp lực máu tăng cao, đó chính là một trong những nguy cơ mắc bệnh THA.

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tăng huyết áp nữa đó chính là lối sống thiếu lành mạnh. Bao gồm chế độ ăn uống mất cân bằng và lối sống thiếu vận động. Người cao tuổi thường có xu hướng ăn mặn hơn, cơ thể sẽ hấp thụ nhiều hơn lượng muối yêu cầu. Dẫn đến tình trạng tích nước trong cơ thể, tăng áp lực máu và dẫn đến huyết áp cao.

Lối sống ít vận động ở người cao tuổi cũng sẽ gây ra khá nhiều hậu quả. Như là tăng cân, tim mạch bị rối loạn chức năng, nguy cơ mắc bệnh huyết áp cũng gia tăng. Đây là tình trạng cần phải được khắc phục.

  • Do yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền của gia đình cũng là nguyên nhân phải nhắc đến. Nếu trong nhà có thành viên mắc bệnh cao huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cũng sẽ tăng lên.

  • Một số các bệnh lý nền khác

Những bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh thận, cường giáp, suy giáp… cũng là một trong những nguyên nhân nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. Vì vậy việc kiểm soát những bệnh lý này cũng là việc rất quan trọng để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp.

Những Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Tăng Huyết Áp Ở Người Cao Tuổi

Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp ở mỗi người là không giống nhau. Mỗi người sẽ gặp những biểu hiện khác nhau. Có trường hợp đặc biệt là không gặp dấu hiệu gì và chỉ phát hiện ra khi đi đo huyết áp hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên sau đây là một số triệu chứng thường gặp nhất.

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đầu. Triệu chứng đau đầu có thể diễn ra theo từng cơn nhất định rồi hết hoặc có thể là tình trạng đau đầu kéo dài. 
  • Thường xuyên cảm thấy chóng mặt, nhìn những gì xung quanh thì thấy bị xoay vòng vòng, cơ thể bị mất thăng bằng.
  • Thường xuyên cảm thấy khó thở. Việc hít thở sẽ trở nên rất khó khăn nhất là khi vận động hoặc làm các việc mất sức.
  • Một trong những biến chứng nghiêm trọng của tăng huyết áp đó chính là cảm thấy đau ngực, buốt ngực…
  • ….
nhân viên Diên Hồng và các cụ

Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

Giải Pháp Để Phòng Ngừa Bệnh Tăng Huyết Áp Ở Người Cao Tuổi

Dưới đây là một số giải pháp để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi.

1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp ở người cao tuổi

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng ở người cao tuổi là rất quan trọng. Đây không chỉ là giải pháp để phòng chống bệnh tăng huyết áp. Mà còn áp dụng để có một cơ thể khoẻ mạnh, ngăn ngừa tất cả các loại bệnh.
  • Trong khẩu phần ăn, hàm lượng muối phải được trong mức quy định dưới 5g/ngày. Và lí tưởng là nên trong khoảng 2-3g/ngày.
  • Tăng cường hấp thụ nhiều chất xơ, vitamin và sử dụng các chất béo lành mạnh.

Hiểu được chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Vì vậy Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng luôn chú trọng tới chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi. Mỗi bữa ăn tại Diên Hồng đều được cân nhắc lựa chọn những thực phẩm tốt nhất. Đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hàm lượng muối cho từng món ăn luôn nằm trong mức độ khuyến cáo đối với người cao tuổi. Nhưng những món ăn vẫn đảm bảo sự ngon miệng.

2. Duy trì thói quen vận động đều đặn giúp ngừa bệnh tăng huyết áp ở người già

  • Để có một sức khỏe lí tưởng, người cao tuổi nên tập thể dục, hoạt động thể chất mỗi ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe để lựa chọn những phương pháp phù hợp.
  • Một số bài tập phù hợp với người cao tuổi như thể dục dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội, yoga nhẹ nhàng. Quan trọng là phải duy trì được thói quen vận động.
các cụ và nhân viên Diên Hồng

Tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

Để người cao tuổi có sức khoẻ tốt nhất không chỉ chú trọng về mặt dinh dưỡng mà Diên Hồng luôn chú trọng cả những hoạt động thể chất. Nhằm nâng cao sức khoẻ cả về mặt thể chất và tinh thần cho người cao tuổi. Bởi khi vận động cơ thể sẽ tiết ra hormon endorphin giúp người cao tuổi luôn thấy lạc quan, yêu đời và hạnh phúc mỗi ngày.

3. Kiểm tra chỉ số huyết áp định kỳ

  • Đo huyết áp định kỳ là phương pháp chuẩn xác nhất để xác định chỉ số huyết áp. Phát hiện sớm sẽ giúp điều trị kịp thời và tốt nhất.
  • Người cao tuổi có thể đo huyết áp tại các phòng khám, các cơ sở y tế hoặc có thể đo trực tiếp tại nhà bằng máy đo huyết áp.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là một trong những hoạt động thường xuyên tại Viện dưỡng lão Diên Hồng. Đảm bảo kiểm soát tốt các bệnh tật, nắm rõ các chỉ số sức khỏe để xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. 

4. Kiểm soát tốt cân nặng

Nên duy trì cân nặng trong mức độ hợp lý. Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở người thừa cân là cao hơn. Nên theo dõi chỉ số BMI để tính toán lượng calo nạp vào và tiêu thụ, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

5. Giảm các căng thẳng

Để giảm stress ở người cao tuổi có thể thực hiện các phương pháp thư giãn như thiền, yoga… đồng thời ngủ đủ giấc, xây dựng chế độ ngủ lành mạnh.

Kết luận

Bệnh tăng huyết áp là một trong những vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp sẽ giúp giảm nguy cơ gặp phải. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, hãy thêm khảo chuyên mục cẩm nang sức khỏe tại trang web của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

FAQS:

1. Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi?

Triệu chứng thường gặp như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, khó thở, tức ngực…

2. Nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi?

Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp như thừa cân, di truyền, các bệnh lý nền…

3. Một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi?

Một số bệnh như đãng trí, tăng huyết áp, mỡ máu, loãng xương…



Xem thêm

Mệt mỏi do thay đổi thời tiết: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục 

Thời tiết thay đổi ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Mệt mỏi do thời tiết thay đổi là tình trạng hay gặp ở người cao tuổi. Cùng Diên Hồng khám phá nguyên nhân và biện pháp khắc phục của tình trạng này nhé. 

Thay đổi thời tiết là gì?

Thay đổi thời tiết là hiện tượng tự nhiên khi có sự biến động xảy ra trong điều kiện khí quyển. Bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, gió và lượng mưa trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện tượng này thường xảy ra theo mùa nhất là trong thời điểm giao mùa. Hoặc xảy ra do các điều kiện tự nhiên điển hình như bão, áp thấp nhiệt đới….

Tại sao khi thay đổi thời tiết thì người lại cảm thấy mệt?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi do thời tiết thất thường. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Do các bệnh lý về xương 

Theo các chuyên gia, các bệnh về xương khớp phổ biến ở người cao tuổi là nguyên nhân phổ biến khiến người cao tuổi cảm thấy mệt mỏi khi thời tiết thay đổi. Tình trạng rõ rệt nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Đặc biệt đối với những trường hợp người cao tuổi bị xương khớp mãn tính thì thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi để bệnh tái phát gây nên sự mệt mỏi. 

  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột

Cơ thể cần thời gian để thích nghi trước sự thay đổi của nhiệt độ. Vì cơ thể cần làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ ổn định trong thời gian này nên gây ra cảm giác mệt mỏi. 

Đặc biệt khi mùa đông nhiệt độ giảm không khí lạnh khiến cơ bắp bị co. Điều này làm giảm lưu thông máu và gây ra cảm giác nặng nề cho cơ thể khiến mọi người thấy mệt mỏi. 

  • Áp suất không khí và độ ẩm

Độ ẩm quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Độ ẩm cao khiến cơ thể cảm thấy khó chịu; nhiệt độ thấp khiến da khô và khó thở. Sự thay đổi áp suất không khí sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, từ đó gây ra cảm giác khó chịu và mệt mỏi.  

  • Tâm trạng

Thay đổi thời tiết có thể gây thay đổi tâm trạng của nhiều người. Nhiều người trong những ngày mưa gió tâm trạng trở nên buồn; trong những ngày nắng ấm thì tâm trạng lại vui vẻ. Việc tâm trạng, cảm xúc thay đổi thấy thường như vậy cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi.

  • Ánh sáng và thời gian ngủ thay đổi

Theo những nghiên cứu khoa học, ánh sáng là một yếu tố làm thay đổi lượng hormone serotonin. Đây là một loại hormone có ảnh hưởng đến tâm trạng con người. Vào những ngày đông ít ánh sáng hơn thì serotonin trong cơ thể sẽ ít hơn so với ngày nắng. Sự thay đổi trong thời gian chiếu sáng sẽ làm mất cân bằng sinh học từ đó gây nên hiện tượng rối loạn giấc ngủ. Điều này, có thể gây nên tình trạng ngủ không đủ giấc dẫn đến mệt mỏi. 

hai cụ bà và nhân viên Diên Hồng đang trò chuyện với nhau để giảm mệt mỏi do thay đổi thời tiết

Nguyên nhân gây mệt mỏi do thời tiết thay đổi

Cách giảm mệt mỏi vì thay đổi thời tiết 

Một số giải pháp giảm mệt mỏi do thay đổi thời tiết: 

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Thay đổi thời tiết cơ thể rất dễ bị suy yếu gây ra cảm giác mệt mỏi. Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng. Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh. Người cao tuổi cần uống đủ nước và nên uống nước ấm. Đặc biệt cần lưu ý ăn, uống đủ nóng, ấm. 

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi thay đổi theo mùa. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi.

  • Tích cực vận động cơ thể

Để khắc phục tình trạng mệt mỏi do thay đổi thời tiết, mọi người đặc biệt là người cao tuổi cần gia tăng tuần hoàn máu của cơ thể bằng cách vận động, tập thể dục đều đặn. Tuy nhiên, trong thời điểm thời tiết giao mùa này, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày chỉ cần vận động khoảng từ 15-30 phút. 

Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người cao tuổi các hoạt động thể chất được diễn ra đều đặn mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn rất đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người cao tuổi. Tuy là những động tác cơ bản, dễ thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh được nhiều bệnh.

hình ảnh 1 bà cụ đang ném bóng xung quay là các bạn trẻ hỗ trợ

Các hoạt động vận động cơ thể ở Diên Hồng

  • Chú ý đến giấc ngủ để thích ứng với sự thay đổi thời tiết 

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp cơ thể có thể hồi phục nhanh chóng vì vậy mọi người đặc biệt là người cao tuổi cần chăm lo cho giấc ngủ. Cụ thể:

Cần thiết lập thói quen ngủ đều không được ngủ muộn. Cần tạo ra môi trường ngủ thoải mái đảm bảo sự yên tĩnh và thoáng mát. 

  • Thư giãn và không để tình trạng căng thẳng

Căng thẳng sẽ làm cho tình trạng mệt mỏi của bạn trở nên xấu đi. Vì vậy, hãy bổ sung thêm vào hoạt động thường ngày các hoạt động thư giãn. Người cao tuổi có thể thử một số hoạt động như thiền, yoga…Các phương pháp này giúp thư giãn tâm trí, giảm bớt căng thẳng. 

Diên Hồng luôn quan tâm đến sức khỏe tinh thần của người cao tuổi. Vì vậy ở đây chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động như yoga, thiền… Và các chương trình giải trí để mang lại niềm vui cho người cao tuổi. 

hình ảnh 1 bà cụ đang chơi bắn cốc xung quanh là các bạn trẻ hỗ trợ

Cách giảm mệt mỏi vì thời tiết thay đổi

Kết luận

Mệt mỏi do thay đổi thời tiết là tình trạng phổ biến, gây ra nhiều trở ngại cho người cao tuổi. Hi vọng rằng với những biện pháp trên có thể giúp người cao tuổi giảm thiểu tình trạng này để duy trì một sức khỏe tốt. 

FAQs

  1. Giao mùa là tháng mấy?

Thời điểm giao mùa thường vào tháng 4, hoặc có thể muộn hơn sang tháng 5 tuỳ vào từng năm. 

  1. Thời tiết giao mùa là gì?

Là hiện tượng thời tiết xảy ra trong thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa khi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí có sự biến đổi đột ngột. 

Hãy tham khảo chuyên mục Cẩm nang sức khoẻ của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để có thêm những thông tin hữu ích về dinh dưỡng, lối sống, biện pháp phòng tránh các loại bệnh gặp phải ở người cao tuổi. 



Xem thêm

Bệnh Thường Gặp Ở Người Cao Tuổi: Những Thông Tin Cần Biết

Quá trình lão hoá của cơ thể khi về già sẽ dẫn đến những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Có thể khiến cho người bệnh gặp nhiều vấn đề bất tiện trong cuộc sống. Sức khỏe suy giảm, thậm chí là suy giảm tuổi thọ. Bài viết dưới đây, Diên Hồng sẽ cung cấp cho bạn những triệu chứng và giải pháp cho những bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Một Số Căn Bệnh Thường Gặp Ở Người Cao Tuổi

Đối với người cao tuổi, một số căn bệnh dễ mắc phải như:

hai cụ bà và nhân viên Diên Hồng đang trò chuyện

Một số loại bệnh thường gặp ở người cao tuổi

  • Bệnh Tăng Huyết Áp

Đây cũng là một trong những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân của tăng huyết áp chủ yếu là do khi về già mạng lưới mạch máu trong cơ thể thay đổi khiến cho động mạch trở nên cứng hơn. Từ đó dẫn đến hiện tượng huyết áp tăng.

Tăng huyết áp là một trong những bệnh nguy  dẫn đến nhiều hậu quả xấu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dẫn đến một số bệnh như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy thận… và thậm chí là đột nguy.

  • Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi. Thường gặp ở người 65 tuổi trở lên. Khi cơ thể của chúng ta không sản sinh đủ lượng hoocmon insulin mà cơ thể yêu cầu. Hoặc insulin không được sử dụng đúng cách. Cơ thể khi gặp các vấn đề liên quan đến insulin sẽ dẫn đến lượng glucose trong máu bị tăng cao. Chính yếu tố đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sức khỏe bị giảm sút.

Về những triệu chứng mà người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải khá đa dạng. Những triệu chứng có thể diễn biến với mức độ từ nhẹ đến nặng. Như cơ thể luôn trong trạng thái khát nước, đi tiểu khá nhiều trong ngày, thèm ăn tuy nhiên lại rất dễ sụt cân. Người bệnh thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi dẫn đến ngất xỉu. Tuy nhiên những biểu hiện triệu chứng tại mỗi người bệnh là khác nhau. Không phải ai mắc bệnh tiểu đường cũng sẽ gặp những triệu chứng như trên. Nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến bệnh tiểu đường đó chính là do sự thiếu hụt bài tiết insulin. Hoặc do tình trạng kháng insulin của cơ thể người bệnh.

  • Bệnh Đột Quỵ

Nguy cơ đột quỵ xuất hiện do nguyên nhân chủ thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) và do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ). Ngoài ra các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… Khi không có phương pháp điều trị và kiểm soát tốt là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ ở người già

Lối sống thiếu lành mạnh như ít vận động, uống rượu bia thường xuyên. Hoặc ăn những thực phẩm không lành mạnh, stress, thiếu ngủ… cũng có thể sẽ dẫn đến đột quỵ.

  • Bệnh Mỡ Máu

Bệnh mỡ máu ở người cao tuổi là tình trạng cholesterol cao. Đây là vấn đề về sức khoẻ mà những người từ độ tuổi trung niên và người cao tuổi dễ gặp phải. Khi mắc bệnh này nếu không có phương pháp điều trị kịp thời và phù hợp. Sẽ dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Các vấn đề như xơ cứng động mạch, các mảng bám tích tụ. Từ đó dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và nghiêm trọng nhất là đột quỵ.

  • Bệnh Suy Giảm Thính Lực

Đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Suy giảm thính lực là tình trạng hai tai dần dần suy giảm chức năng. Khi về già cùng với quá trình lão hoá tự nhiên, các tế bào trong tai và hệ thống thần kinh liên quan đến thính lực rất dễ bị tổn thương. Từ đó làm giảm chức năng nghe, tiếp nhận âm thanh. Gây ra những cản trở trong quá trình giao tiếp. Đồng thời khiến đời sống trở nên khó khăn và bất tiện.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến suy giảm thính lực như có thể tiếp xúc với âm thanh lớn.  các bệnh lý (cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim), sử dụng các loại thuốc và do yếu tố di truyền.

Nguyên Nhân Chủ Yếu Gây Ra Bệnh Thường Gặp Ở Người Cao Tuổi

Người cao tuổi có nguy cơ gặp các bệnh lý phổ biến trên do nhiều yếu tố tác động, sau đây là một số vấn đề chính.

  • Lối sống ít vận động: Khi về già, người cao tuổi sẽ ít vận động hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính lối sống này sẽ dẫn đến các căn bệnh thường gặp. Các bệnh như mỡ máu, béo phì, tăng huyết áp…
  • Yếu tố về mặt tâm lý: Người cao tuổi dễ gặp phải những trạng thái tâm lý như cô đơn, buồn bã, cảm thấy phụ thuộc vào con cháu. Khi sức khoẻ tinh thần không ổn định cũng sẽ là những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người cao tuổi.
  • Chế độ dinh dưỡng mất cân đối: Khi cơ thể của người cao tuổi thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Hoặc duy trì chế độ ăn uống mất cân bằng sẽ dẫn đến các vấn đề sức khoẻ. Như bệnh loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch.
  • Việc sử dụng thuốc: Khi sử dụng quá nhiều các loại thuốc cùng một lúc. Có thể dẫn đến việc tương tác giữa các loại thuốc. Và cả các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Giải Pháp Phòng Tránh Những Bệnh Thường Gặp Ở Người Cao Tuổi, Giúp Người Cao Tuổi Sống Khỏe

Để người cao tuổi sống khỏe mạnh, giảm các nguy cơ mắc các căn bệnh thường gặp, có thể áp dụng một số các giải pháp sau đây như:

1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý giảm nguy cơ mắc các bệnh thường gặp ở người cao tuổi:

  • Ăn đa dạng các thực phẩm đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Uống đủ nước, hạn chế các loại đồ uống có cồn và chất tạo ngọt.

Chế độ dinh dưỡng luôn là vấn đề mà Diên Hồng quan tâm hàng đầu. Để có thể mang lại cho người cao tuổi những bữa ăn chất lượng nhất, các chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi khi thiết kế thực đơn luôn phải đảm bảo các yếu tố sau. Đầu tiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn Vietgap. Tiếp đó là bữa ăn phải đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để cung cấp nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Cuối cùng là phù hợp với khẩu vị cũng như tình trạng sức khoẻ của mỗi người.

2. Tập thể dục đều đặn là yếu tố quan trọng giảm nguy cơ mắc bệnh thường gặp ở người cao tuổi

  • Người cao tuổi có thể tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Những bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân.
  • Lưu ý cần tìm hiểu kỹ bằng cách tìm kiếm thông tin trên Internet. Hoặc có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn bộ môn phù hợp.
  • Tránh vận động mạnh sẽ dẫn đến những tổn thương không may.
một cụ ông đang chơi trò chơi trong cuộc thi

Tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Cùng với việc thiết lập những khẩu phần ăn dinh dưỡng, chất lượng thì Diên Hồng cũng luôn chú trọng việc đảm bảo người cao tuổi có thể vận động thể chất đều đặn. Chúng tôi luôn đa dạng các bài tập với những động tác đơn giản. Nhưng mang lại hiệu quả đối với người cao tuổi. Tuỳ theo thể chất của mỗi ngày mà chúng tôi sẽ có những bài tập phù hợp nhất.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

  • Người cao tuổi nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các nguy cơ mắc bệnh và điều trị sớm nhất.
  • Đồng thời sẽ giúp theo dõi và kiểm soát các loại bệnh.

Hàng năm tại Diên Hồng luôn tổ chức khám bệnh định kỳ nhằm theo dõi một cách tốt nhất các chỉ số sức khỏe cho người cao tuổi. Hiểu rõ cơ thể mỗi người chính là cơ sở để Diên Hồng có thể nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi.

4. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

  • Người cao tuổi nên thiết lập giấc ngủ khoa học. Giờ giấc đều đặn cả về giờ đi ngủ và giờ thức dậy. Khi giấc ngủ chất lượng sẽ mang lại cho người già những cảm giác khoan khoái, thoải mái.
  • Hãy tạo môi trường ngủ thoải mái. Đảm bảo phòng ngủ thoáng đãng, yên tĩnh, chăn gối luôn được thơm tho sạch sẽ.
căn phòng có 3 giường màu xanh và tủ

Bệnh Thường Gặp Ở Người Cao Tuổi: Những Thông Tin Cần Biết

Mỗi phòng ngủ tại Diên Hồng đều được thiết kế rất tỉ mỉ. Chú trọng nhiều tiêu chí giúp cho người cao tuổi có giấc ngủ chất lượng nhất. Phòng luôn thông thoáng, yên tĩnh, chăn gối mềm mại và sạch sẽ. 

Trên đây là một số những bệnh thường gặp gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý của người cao tuổi. Tuy nhiên hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và tìm ra giải pháp. Sẽ giúp khắc phục và điều trị các loại bệnh một cách hiệu quả hơn. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe người cao tuổi hãy tham khảo chuyên mục cam-nang-suc-khoe của người cao tuổi.



Xem thêm

Những Lưu Ý Cho Người Cao Tuổi Khi Thời Tiết Giao Mùa

Thời tiết giao mùa thường mang đến sự thay đổi đột ngột gây mưa nhiều, ẩm và lạnh . Đối với người cao tuổi sự thay đổi đột ngột này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà người cao tuổi cần chú ý để có thể thích nghi với thời tiết, phòng tránh bệnh. 

Đặc Điểm Của Thời Tiết Giao Mùa

Những thay đổi của thời tiết trong giai đoạn giao mùa gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người đặc biệt là người cao tuổi: 

  • Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ ẩm: Trong giai đoạn thời tiết giao mùa nhiệt độ và độ ẩm không khí thường xuyên có sự thay đổi thất thường. Điều này, gây trở ngại lớn cho việc thích nghi của cơ thể, gây ra cảm giác khó chịu. 
  • Hiện tượng thời tiết cực đoan: Một số hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong thời điểm giao mùa như: mưa rào, bão, dông,…
  • Điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và virus phát triển: Hiện nay thời tiết nước ta đang trong giai đoạn giao mùa. Thời tiết trở nên lạnh và ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển.

Một Số Loại Bệnh Trong Thời Tiết Giao Mùa

Một số loại bệnh giao mùa dễ gặp phải như: 

  • Bệnh viêm mũi, họng: Đây là bệnh mà người cao tuổi dễ gặp phải nhất trong thời điểm thời tiết giao mùa. Nguyên nhân có thể đến từ sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí. Triệu chứng của bệnh: nghẹt mũi, đau họng, chảy nước mũi, ho. 
  • Dị ứng: Nguyên nhân: do bụi bẩn gia tăng trong không khí. Triệu chứng của bệnh: Ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa mắt.
  • Tiêu chảy và các vấn đề tiêu hoá: Nguyên nhân: Do thay đổi chế độ ăn dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn. Một số triệu chứng của bệnh: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Bệnh về da: Các bệnh về da có thể đến từ nguyên nhân do thời tiết ẩm ướt làm gia tăng vi khuẩn, nấm.
hình ảnh các cụ bà đang ngồi chăm chú lắng nghe

Một số loại bệnh giao mùa mà người cao tuổi dễ mắc phải

Những Lưu Ý Cho Người Cao Tuổi Khi Thời Tiết Giao Mùa 

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà người cao tuổi cần chú ý: 

1. Chú ý đến tình hình thời tiết: 

  • Người cao tuổi nên cập nhật các thông tin thời tiết trên tivi, điện thoại…. 
  • Điều này, giúp NCT nắm bắt thông tin về những thay đổi của thời tiết để có những kế hoạch cho hoạt động thường ngày phù hợp. 

2. Giữ ấm cho cơ thể: 

  • Trong thời điểm chuyển mùa việc giữ ấm cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Không được để cho cơ thể bị lạnh đột ngột. Hàng ngày, người cao tuổi cần mặc ấm nhất là ấm phần cổ, ngực. 
  • Người cao tuổi nên tắm nước ấm và trong phòng kín gió. 

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý: 

  • Trong thời điểm giao mùa cơ thể rất dễ bị suy yếu. Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi sức đề kháng. Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh. Người cao tuổi cần uống đủ nước nên uống nước ấm. Nên lưu ý ăn, uống đủ nóng, ấm. 
  • Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi theo mùa. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe cho NCT trong thời điểm giao mùa.

4. Tập thể dục nhẹ nhàng: 

  • Việc duy trì đều đặn các hoạt động thể chất là cần thiết. Tuy nhiên, trong thời điểm thời tiết giao mùa, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng. Đồng thời, các bài tập cần phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày chỉ cần vận động cơ thể khoảng 15-30 phút. 
  • Hàng ngày, Diên Hồng luôn mang đến cho người cao tuổi các hoạt động thể chất. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh nhiều bệnh.

5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ: 

  • Trong thời điểm thời tiết giao mùa người cao tuổi nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ, điều chỉnh thuốc men nếu cần thiết. 
  • Ngoài ra việc kiểm tra sức khỏe định kỳ còn giúp người cao tuổi ngăn ngừa được các bệnh lý thường gặp trong mùa này. 

6.Giữ gìn vệ sinh môi trường sống: 

  • Thời tiết giao mùa là thời điểm vi khuẩn, virus dễ dàng sinh sôi và phát triển. Vì vậy, không gian sống của người cao tuổi cần được giữ gìn sạch sẽ. Cần thường xuyên 
  • Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống luôn được chú trọng để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. Phòng ở của người cao tuổi luôn được dọn dẹp hàng ngày, chăn ga gối được thay mới thường xuyên..

    hình ảnh các cụ đang vỗ tay cười tươi

    Những lưu ý cho người cao tuổi khi thời tiết giao mùa

Kết luận 

Thời tiết giao mùa gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ của người cao tuổi. Hy vọng rằng những lưu ý trên có thể giúp NCT phòng tránh bệnh giao mùa, bảo vệ sức khoẻ. 

Hãy tham khảo chuyên mục Cẩm nang sức khoẻ của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng để có thêm những thông tin hữu ích về dinh dưỡng, lối sống, biện pháp phòng tránh các loại bệnh ở người cao tuổi. 

 

Xem thêm

Bệnh Mất Ngủ Ở Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Giải Pháp

Bệnh mất ngủ là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Theo các nghiên cứu, khoảng 30-50% người cao tuổi gặp phải các vấn đề về giấc ngủ. Hiểu rõ bệnh mất ngủ, nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp người cao tuổi cải thiện giấc ngủ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên Nhân Gây Bệnh Mất Ngủ Ở Người Cao Tuổi

Về nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi sẽ do một số yếu tố chính sau đây:

1. Thay đổi sinh lý:

  • Sự thay đổi hormone: Khi tuổi tác tăng lên, hormone melatonin – một loại hoocmon do tuyến tùng tiết ra, giúp điều hòa giấc ngủ. Thiếu hụt loại hormone này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về giấc ngủ. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và nhịp sinh hoạt hàng ngày. 
  • Thay đổi chu kỳ ngủ: Người già thường trải qua những thay đổi trong chu kỳ giấc ngủ. Họ sẽ thức dậy sớm hơn và ngủ ngắn vào buổi trưa.

2. Bệnh lý nền:

  • Các bệnh mãn tính: Bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch và viêm khớp… Có thể gây ra đau đớn và khó chịu, làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc điều trị bệnh mãn tính có thể gây ra tác dụng phụ. Như mất ngủ, lo âu hoặc trầm cảm.

3. Tâm lý:

  • Lo âu và trầm cảm: Người cao tuổi có thể phải đối mặt với nhiều áp lực như mất người thân, cô đơn hay cảm giác không còn giá trị. Những điều này có thể dẫn đến cảm giác lo âu, làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Căng thẳng: Căng thẳng từ cuộc sống hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

4. Thói quen sinh hoạt:

  • Lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe kém và khó ngủ. Vận động giúp cơ thể sản xuất hormone endorphin. Giúp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là vào buổi tối như thức ăn nhiều năng lượng, cay nóng, có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Thiếu ánh sáng tự nhiên: Người cao tuổi thường dành nhiều thời gian trong nhà, thiếu ánh sáng tự nhiên. Điều đó có thể dẫn đến rối loạn nhịp sinh học.

Triệu Chứng Bệnh Mất Ngủ Ở Người Cao Tuổi

  • Khó ngủ: Việc khó khăn trong việc bắt đầu giấc ngủ là triệu chứng phổ biến, thường thấy ở người cao tuổi.
  • Thức dậy giữa đêm: Nhiều người thức dậy giữa đêm và cảm thấy khó khăn để quay lại giấc ngủ.
  • Dậy sớm: Một số người cao tuổi thường dậy quá sớm và không thể ngủ lại, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ vào ban ngày.
  • Cảm giác mệt mỏi: Ngủ không đủ giấc dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng và kém tập trung trong suốt cả ngày. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và giảm chất lượng cuộc sống.

Giải Pháp Cải Thiện Bệnh Mất Ngủ Ở Người Cao Tuổi

1. Tạo thói quen ngủ đều đặn:

  • Người cao tuổi nên tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một múi giờ mỗi ngày. Điều đó giúp cơ thể thiết lập đồng hồ sinh học và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Giảm thiểu giấc ngủ ngắn: Hãy hạn chế thời gian ngủ ngắn (dưới 30 phút) và không nên ngủ vào buổi chiều muộn, vì điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm.

2.Tạo môi trường ngủ thoải mái:

  • Đảm bảo phòng ngủ không có các luồng ánh sáng mạnh và không gian xung quanh yên tĩnh. Ánh sáng mạnh có thể ức chế sản xuất melatonin, hormone giúp điều hòa giấc ngủ.
  • Nhiệt độ phòng cũng rất quan trọng. Thường xuyên giữ nhiệt độ khoảng 26-27 độ C là lý tưởng cho giấc ngủ. Sử dụng quạt hoặc điều hòa không khí để duy trì nhiệt độ thoải mái. Chăn gối cũng nên được chọn sao cho phù hợp với mùa và nhiệt độ phòng.

Tại Diên Hồng, chúng tôi luôn chú trọng đặc biệt tới việc thiết kế phòng ngủ. Đảm bảo sự yên tĩnh, thông thoáng để mang đến cho người cao tuổi những giấc ngủ sâu và chất lượng.

3. Hạn chế caffeine và rượu:

  • Caffeine: Tránh tiêu thụ các sản phẩm chứa caffeine như cà phê ít nhất 4-6 giờ trước khi đi ngủ. Caffeine có thể kéo dài thời gian thức và làm giảm cảm giác buồn ngủ.
  • Rượu: Mặc dù rượu có thể giúp dễ ngủ, nhưng nó thường làm giảm chất lượng giấc ngủ và có thể gây ra giấc ngủ không sâu cũng như thức dậy giữa đêm. 

4. Tăng cường hoạt động thể chất:

  • Lựa chọn hoạt động: Tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bơi lội. Những hoạt động này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Mà còn giúp làm giảm căng thẳng và lo âu, từ đó cải thiện giấc ngủ.
  • Thời gian tập luyện: Nên tập luyện vào buổi sáng hoặc chiều, tránh tập thể dục quá gần giờ đi ngủ Vi điều này có thể làm tăng năng lượng và khiến bạn khó vào giấc.
nhân viên của Diên Hồng và các cụ đang đứng trên sân khấu để trao giải

Tập thể dục đều đặn giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn

Hoạt động rèn luyện thể chất là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người cao tuổi các hoạt động thể chất được diễn ra đều đặn mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn khá đa dạng. Đảm bảo phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ thực hiện. Nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt và ngủ ngon hơn.

5. Thực hiện các biện pháp thư giãn:

  • Kỹ thuật thư giãn: Trước khi đi ngủ, hãy thử các biện pháp thư giãn như thiền, hít thở sâu. Những hoạt động này giúp làm dịu tâm trí và cơ thể, chuẩn bị cho giấc ngủ.
  • Nghe nhạc: Nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc âm thanh tự nhiên có thể giúp tạo ra bầu không khí yên bình, dễ chịu cho giấc ngủ. Hãy tìm những bản nhạc không lời hoặc âm thanh thiên nhiên để thư giãn.

6. Tham khảo ý kiến bác sĩ:

  • Nếu triệu chứng mất ngủ kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Bác sĩ có thể đề xuất các liệu pháp hoặc thuốc phù hợp với tình trạng của người cao tuổi.
  • Tại Diên Hồng, ngoài chăm sóc hàng ngày, thì hàng tuần luôn có bác sĩ khám định kỳ. Vì vậy nếu người cao tuổi có dấu hiệu mất ngủ thì sẽ được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có các biện pháp điều trị thích hợp.

Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh mất ngủ ở người cao tuổi và thực hiện các biện pháp cải thiện giấc ngủ. Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Hãy tham khảo chuyên mục cam-nang-suc-khoe của Diên Hồng để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.



Xem thêm

Phương pháp chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, giúp nâng cao tuổi thọ

Hiện nay, khi mà dân số già hóa ngày càng gia tăng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi là một vấn đề quan trọng. Việc áp dụng các phương pháp chăm sóc khoa học giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao tuổi thọ. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

1. Chế Độ Dinh Dưỡng Hợp Lý Tốt Cho Sức Khoẻ Người Cao Tuổi

Dinh dưỡng là nền tảng cho sức khỏe của người cao tuổi. Chế độ ăn uống hợp lý sẽ cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết.

1.1. Các Nhóm Thực Phẩm Cần Thiết

  • Rau xanh và trái cây: Cần đảm bảo cơ thể được cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các loại rau lá xanh hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức đề kháng.
  • Thực phẩm giàu protein: Protein giúp duy trì và phục hồi mô cơ. Các nguồn protein từ thịt nạc, cá, trứng, đậu hũ, và các loại hạt như hạt chia, hạt lanh.
  • Chất béo lành mạnh: Nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, và ăn các loại hạt như hạnh nhân, óc chó để cung cấp chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

1.2. Khuyến Cáo Hạn Chế

  • Giảm muối: Tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao. Nên sử dụng gia vị tự nhiên như tỏi, gừng, và các loại thảo mộc.
  • Hạn chế đường: Đường tinh luyện có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tiểu đường và béo phì. Hãy lựa chọn các nguồn carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt. Để thay thế cho các loại thực phẩm chứa nhiều đường.

Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng, chúng tôi luôn đảm bảo mang đến cho người cao tuổi một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mỗi khẩu phần ăn đều được các chuyên gia dinh dưỡng xây dựng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí. Đầu tiên, về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp theo, các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Và phù hợp với khẩu vị, tình trạng sức khoẻ của người cao tuổi.

1.3. Uống Nước Đủ

Nước là thành phần thiết yếu cho mọi hoạt động của cơ thể. Người cao tuổi cần phải chú ý uống đủ nước, khoảng 1.5 đến 2 lít mỗi ngày. Nên khuyến khích họ uống nước thường xuyên, ngay cả khi không cảm thấy khát. Ngoài nước, có thể sử dụng trà thảo mộc hoặc nước trái cây tươi (không đường) để bổ sung.

2. Tập Luyện Thể Chất Tốt Cho Sức Khoẻ Người Cao Tuổi

Hoạt động thể chất giúp duy trì sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Nên khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động thể chất phù hợp. Một số các bài tập thể chất phù hợp với người cao tuổi như: 

  • Đi bộ: Là hình thức tập luyện an toàn và dễ dàng thực hiện. Nên đi bộ mỗi ngày để tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể.
  • Yoga: Giúp cải thiện tính linh hoạt, tăng cường sức mạnh và giảm căng thẳng. Nên tham gia các lớp yoga dành riêng cho người cao tuổi.
  • Các bài tập dưỡng sinh: Các bài tập dưỡng sinh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần. Bằng cách duy trì thói quen tập luyện nhẹ nhàng và đều đặn. Giúp cho người tập có thể cải thiện chất lượng cuộc sống.
Một cụ bà đang ngồi xe lăn được nhân viên Diên Hồng hướng dẫn trò chơi ném bóng dính

Hoạt động thể chất giúp người cao tuổi nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần

Tuy nhiên trước khi lựa chọn hình thức luyện tập cần tìm hiểu, cân nhắc để phù hợp với tình trạng sức khoẻ. Tránh những rủi ro không may xảy ra.

Diên Hồng bên cạnh việc mang lại cho người cao tuổi chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời cũng chú trọng vào việc nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi thông qua các hoạt động thể chất hằng ngày. Như những bài tập thể dục với động tác cơ bản không yêu cầu kỹ thuật cao nhưng vẫn mang lại hiệu quả. Đồng thời những hoạt động như vậy còn là nơi gắn kết, giao lưu giữa những người cao tuổi.

3. Kiểm Soát Bệnh Tật

Người cao tuổi thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Việc kiểm soát bệnh tật là rất quan trọng để duy trì sức khỏe lâu dài.

3.1. Khám Sức Khỏe Định Kỳ

Nên thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh tật. Các chỉ số cần theo dõi bao gồm:

  • Huyết áp: Kiểm soát huyết áp giúp phát hiện sớm tình trạng cao huyết áp, từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ hoặc bệnh tim.
  • Đường huyết: Việc kiểm tra đường huyết giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường, từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc cần thiết để kiểm soát đường huyết.
  • Cholesterol: Đánh giá mức cholesterol để bảo vệ tim mạch, từ đó có thể thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để ngăn ngừa các bệnh lý liên quan.

3.2. Tuân Thủ Điều Trị

Sau khi được chẩn đoán và điều trị, việc tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Để thực hiện đúng chế độ uống thuốc có thể sử dụng một số phương pháp sau.

  • Ghi Chú Lịch Uống Thuốc: Nên ghi lại lịch uống thuốc hàng ngày, bao gồm tên thuốc, liều lượng và thời gian uống. Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại hoặc lịch giấy để nhắc nhở.
  • Kiểm Tra Tương Tác Thuốc: Nếu có nhiều loại thuốc đang sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không có tương tác thuốc gây hại.

4.  Chăm Sóc Sức Khoẻ Người Cao Tuổi Về Tinh Thần

Sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ. Khuyến khích người cao tuổi giao tiếp với bạn bè, người thân để giảm cảm giác cô đơn. Các hoạt động xã hội như tham gia câu lạc bộ, lớp học hay hoạt động tình nguyện. Đồng thời thành viên trong gia đình hãy luôn quan tâm, tích cực trò chuyện. Để người cao tuổi cảm thấy được thấu hiểu, được lắng nghe và chia sẻ.

Hai cụ bà đang ngồi làm bánh bột lọc

Các hoạt động, sân chơi giúp gắn kết người cao tuổi

Tại Diên Hồng, chúng tôi luôn mong muốn mang lại một môi trường tích cực. Vì vậy, mỗi ngày người cao tuổi sẽ trải nghiệm những hoạt động giải trí khác nhau. Những hoạt động có thể kể đến như lớp học vẽ tranh, lớp học âm nhạc, trò chơi dân gian, các hoạt động thủ công,… Là nơi họ có thể sẻ chia và gắn kết qua những câu chuyện đời thường.

5. Môi Trường Sống Lành Mạnh Giúp Nâng Cao Sức Khoẻ

Một môi trường sống lành mạnh không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn nâng cao tinh thần cho người cao tuổi. Dưới đây là những khía cạnh cần chú ý để tạo ra một môi trường sống an toàn, thoải mái và thân thiện cho người cao tuổi.

5.1. An Toàn Trong Nhà

An toàn là yếu tố hàng đầu trong việc chăm sóc người cao tuổi. Các biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn trong nhà bao gồm:

Loại Bỏ Vật Cản

  • Dọn Dẹp Lối Đi: Thu dọn các vật dụng không cần thiết như thảm, dây điện, hoặc đồ nội thất có thể gây cản trở. Đảm bảo rằng lối đi luôn thông thoáng và dễ dàng di chuyển.
  • Sử Dụng Thảm Chống Trượt: Nếu cần sử dụng thảm, hãy chọn loại có mặt dưới chống trượt để ngăn ngừa ngã.
  • Giữ Đồ Đạc Ở Vị Trí Dễ Tiếp Cận: Đặt các vật dụng thường xuyên sử dụng ở vị trí thấp và dễ lấy, tránh phải leo trèo hoặc với tay quá cao.

Lắp Đặt Tay Vịn

  • Tay Vịn Ở Cầu Thang: Lắp đặt tay vịn chắc chắn ở cả hai bên cầu thang để tạo sự hỗ trợ khi di chuyển.
  • Tay Vịn Trong Nhà Tắm: Đặt tay vịn bên cạnh bồn tắm và trong buồng tắm để người cao tuổi có thể di chuyển an toàn mà không lo trượt ngã.
  • Sử Dụng Ghế Tắm: Nếu có thể, lắp đặt ghế tắm để người cao tuổi có thể ngồi và tắm một cách an toàn hơn.

5.2. Tạo Không Gian Xanh

Môi trường sống gần gũi với thiên nhiên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tâm lý và thể chất.

Trồng Cây Xanh

  • Cây Trong Nhà: Chọn các loại cây dễ chăm sóc như cây lưỡi hổ, cây phát tài hoặc cây nhện. Những cây này không chỉ làm đẹp không gian mà còn cải thiện chất lượng không khí. 
  • Khu Vườn Nhỏ: Nếu có không gian ngoài trời, hãy tạo một khu vườn nhỏ với các loại rau, hoa hoặc cây cảnh. Việc chăm sóc cây cối mang lại niềm vui. Đồng thời giúp người cao tuổi hoạt động và vận động.

Trồng cây cũng là một trong số những hoạt động mà Diên Hồng thường xuyên tổ chức. Những chiếc cây nhỏ xinh được trồng bằng sự khéo léo, tỉ mỉ của người cao tuổi. Thành quả sẽ được trưng bày trong phòng để các cụ có thể ngắm nhìn và tự tay chăm sóc mỗi ngày.

Không Gian Nghỉ Ngơi

  • Góc Thư Giãn: Tạo một góc thư giãn với ghế ngồi thoải mái, ánh sáng tự nhiên và cây xanh xung quanh. Đây là nơi lý tưởng để đọc sách, thiền hoặc đơn giản là thư giãn.

Tại mỗi cơ sở của Diên Hồng, chúng tôi sẽ có những thiết kế riêng. Để có thể mang đến cho người cao tuổi những không gian thư giãn nhất. Nơi đó có thể là chiếc ao nhỏ các cụ ông ngồi câu cá, hay là dưới tán cây mít ngồi chơi cờ say sưa. Chiếc xích đu đong đưa mỗi ngày bởi các cụ bà đang ngồi hàn huyên tâm sự.

 

Bằng cách áp dụng những cách chăm sóc người cao tuổi khoa học và hợp lý. Sẽ giúp các cụ sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Hãy tham khảo chuyên mục cam-nang-suc-khoe của Diên Hồng để biết thêm những thông tin hữu ích dành cho người cao tuổi.

 

Xem thêm