Chăm sóc người cao tuổi tại nhà không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn mà còn cần những kỹ năng đặc biệt để đáp ứng nhu cầu sức khỏe và tinh thần của họ. Việc trang bị các kỹ năng này không chỉ giúp người thân có thể chăm sóc tốt hơn mà còn mang đến sự an tâm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Viện chăm sóc gia đình Diên Hồng tìm hiểu 5 kỹ năng quan trọng để chăm sóc người cao tuổi tại nhà.
Chăm sóc người cao tuổi tại nhà
Giao tiếp hiệu quả
Người cao tuổi thường có nhu cầu được lắng nghe và thấu hiểu. Một vài mẹo giúp bạn giao tiếp tốt hơn:
Lắng nghe chủ động: Lắng nghe ý kiến và cảm xúc của người cao tuổi một cách chân thành. Tránh ngắt lời hoặc phản ứng vội vàng.
Đồng cảm và thấu hiểu: Người cao tuổi thường nhạy cảm với sự thay đổi, vì vậy hãy cố gắng tạo cảm giác an toàn khi giao tiếp.
Cách giao tiếp: Dùng giọng nói nhẹ nhàng, dễ hiểu, tránh dùng các từ phức tạp hoặc ngôn ngữ khó hiểu.
Kiến thức y tế cơ bản
Việc chăm sóc người cao tuổi đòi hỏi bạn phải có kiến thức cơ bản về y tế:
Kiểm tra sức khỏe tại nhà: Đo huyết áp, nhịp tim, và theo dõi các chỉ số định kỳ. Đồng thời nhận biết các chỉ số bình thường/không bình thường.
Xử lý tình huống khẩn cấp: Sơ cứu khi té ngã, sặc, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tụt đường huyết.
Quản lý thuốc: Lên lịch uống thuốc đúng giờ và đảm bảo liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Quản lý dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe người cao tuổi:
Chế độ ăn uống: Thiết kế bữa ăn cân bằng giữa các nhóm chất (đạm, tinh bột, chất béo, vitamin).
Hạn chế nguy cơ sức khỏe: Tránh các thực phẩm nhiều muối, đường, hoặc chất béo xấu để giảm nguy cơ cao huyết áp và tiểu đường.
Thực đơn phù hợp: Tùy chỉnh món ăn theo sở thích và khả năng tiêu hóa của người cao tuổi.
Nước uống đủ: Khuyến khích người già nên uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày.
Hỗ trợ vận động
Vận động nhẹ giúp duy trì sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương.
Các bài tập: Các bài tập như xoay khớp tay, khớp chân, hoặc đi bộ nhẹ nhàng trong nhà.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Khuyến khích sử dụng khung tập, gậy chống khi cần để tránh té ngã.
Quản lý cảm xúc
Người cao tuổi cần cảm giác được yêu thương và trân trọng:
Tạo không gian sống tích cực: Trang trí phòng với cây xanh, ánh sáng tự nhiên để tạo sự thư thái.
Động viên tinh thần: Khen ngợi, khuyến khích họ tham gia các hoạt động xã hội.
Kiên nhẫn và thấu hiểu: Người cao tuổi đôi khi cáu kỉnh do lo lắng hoặc bệnh tật, hãy phản ứng bằng sự cảm thông thay vì khó chịu.
Chăm sóc người cao tuổi tại nhà là một hành trình đầy ý nghĩa. Nhưng cũng đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ năng đặc biệt. Việc trang bị những kỹ năng sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn mà còn mang lại sự an tâm. Đồng thời cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người thân.
Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Bởi tình yêu và sự thấu hiểu chính là món quà quý giá nhất bạn có thể dành cho họ. Cùng Diên Hồng sẻ chia và lan tỏa giá trị yêu thương trong từng khoảnh khắc đời thường.
Bệnh đãng trí là một tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Đây không chỉ là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như Alzheimer. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu bệnh đãng trí sẽ giúp gia đình và người chăm sóc đưa ra các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết
1. Giảm trí nhớ ngắn hạn
Người cao tuổi mắc bệnh đãng trí thường quên ngay những sự kiện vừa xảy ra, như cuộc trò chuyện vừa kết thúc hoặc vị trí để đồ vật. Bởi vậy chúng ta thường gặp những người vừa ăn xong nhưng không nhớ đã ăn, hoặc tắm xong nhưng không nhớ đã tắm.
2. Khó khăn trong việc tập trung
Họ có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự chú ý liên tục, chẳng hạn như nấu ăn, tính toán đơn giản hoặc quản lý tài chính cá nhân.
3. Lặp lại câu hỏi hoặc câu chuyện
Những người mắc bệnh đãng trí có xu hướng lặp đi lặp lại câu hỏi hoặc câu chuyện vì họ không nhớ rằng mình đã nói.
4. Gặp rắc rối trong công việc hàng ngày
Họ có thể quên cách thực hiện các hoạt động quen thuộc như sử dụng điện thoại, nấu ăn, hoặc lái xe.
5. Nhầm lẫn về thời gian địa điểm
Việc mất phương hướng, nhầm lẫn về ngày tháng hoặc không nhớ đường về nhà là những dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý.
6. Tâm trạng thay đổi đột ngột
Người bệnh có thể trở nên dễ cáu gắt, hoang mang hoặc thậm chí có dấu hiệu trầm cảm mà không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
1.Tuổi tác
Nguy cơ mắc bệnh đãng trí tăng dần theo tuổi. Đặc biệt, những người trên 65 tuổi có nguy cơ cao hơn.
2. Di truyền
Gia đình có người từng mắc Alzheimer hoặc các bệnh lý liên quan đến trí nhớ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3. Các bệnh lý nền
Các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, hoặc bệnh tim mạch có thể gây suy giảm lưu thông máu lên não, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
4. Thói quen sống
Thiếu vận động, chế độ ăn uống không cân đối, sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá cũng góp phần gây ra bệnh đãng trí.
Bệnh hay quên ở người cao tuổi nguyên nhân do đâu và giải pháp khắc phục
Cách phòng ngừa
1. Duy trì lối sống lành mạnh
Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ, yoga, hoặc các bài tập thể dục nhẹ giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não.
Chế độ ăn uống khoa học: Ưu tiên thực phẩm giàu omega-3, vitamin E, và chất xơ.
2. Rèn luyện trí não
Đọc sách, chơi các trò chơi trí tuệ như cờ tướng, giải ô chữ, câu đố.
Tham gia các khóa học mới hoặc hoạt động xã hội để duy trì sự linh hoạt của não bộ.
3. Giữ tinh thần thoải mái
Giảm căng thẳng bằng cách tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, dã ngoại.
Duy trì mối quan hệ xã hội tốt để tránh cảm giác cô đơn.
4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát các bệnh lý nền.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về trí nhớ, cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Tại dưỡng lão Diên Hồng, đa phần người cao tuổi đều mắc bệnh đãng trí. Vì vậy Diên Hồng luôn có những chế độ chăm sóc đặc biệt cho đối tượng này. Không chỉ chăm sóc về sức khỏe, các hoạt động tinh thần cho người cao tuổi được chú trọng. Các bài tập được triển khai định kỳ để hạn chế sự tiến triển của bệnh. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi đáng tin cậy để chăm sóc người cao tuổi, hãy liên hệ với Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, nơi luôn sẵn sàng đồng hành và chăm sóc tận tâm.
Khi bước vào mùa đông, không khí lạnh bắt đầu tràn về, nhiệt độ giảm, độ ẩm giảm dẫn đến tình trạng khô rát họng và phế quản. Vì vậy bị ho khi trời lạnh là tình trạng khá phổ biến. Vậy nguyên nhân cụ thể là do đâu và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Diên Hồng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Bị Ho Khi Trời Lạnh
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bị ho khi trời lạnh. Dưới đây sẽ là những lý do chính giải thích cho hiện tượng đó.
1.1. Thay đổi nhiệt độ dẫn đến bị ho khi trời lạnh
Mùa đông nhiệt độ giảm, chính vì vậy cơ thể cần điều chỉnh cơ chế hoạt động để thích ứng. Sự thay đổi này có tác động đến hệ hô hấp. Niêm mạc họng và phế quản trở nên nhạy cảm hơn.Khi không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Cơ thể của chúng ta sẽ phản ứng bằng cách ho để loại bỏ các chất kích thích. Chính điều này nhằm bảo vệ đường hô hấp khỏi những tổn thương.
1.2. Bị ho khi trời lạnh do không khí khô
Mùa đông đến, độ ẩm không khí giảm dẫn đến không khí bị khô. Không khí khô chính là yếu tố tác động khiến cho niêm mạc họng và phổi bị khô. Khi niêm mạc bị khô rất dễ bị kích thích. Dẫn đến hiện tượng ho liên tục. Bên cạnh đó thì để giữ ấm nhiều gia đình sử dụng hệ thống sưởi. Khiến cho giảm độ ẩm, gia tăng tình trạng khô rát họng.
1.3. Khi trời lạnh virus và vi khuẩn gia tăng dẫn đến bị ho
Điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại virus và vi khuẩn là khi trời lạnh. Những loại virus, vi khuẩn chính là một trong những tác nhân tấn công hệ hô hấp. Chúng sẽ tấn công vào cơ thể của chúng ta, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại. Cho nên dẫn đến hiện tượng ho, đau họng và cảm lạnh. Khi trời lạnh mọi người thường tập trung ở những không gian kín, đó chính là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh lây lan nhanh chóng.
1.4. Phản ứng của hệ miễn dịch
Khi nhiệt độ thấp có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Khi chức năng của hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Vì vậy những bệnh lý như cảm cúm, viêm phế quản, viêm họng sẽ xuất hiện. Đó là những tình trạng có thể gây ra ho. Khi hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả, cơ thể không có đủ sức để chống lại các tác nhân gây bệnh.
1.5. Dị ứng và những kích thích từ môi trường
Trong mùa lạnh, không khí tồn tại những chất kích thích như bụi bẩn, phấn hoa và các chất gây dị ứng. Những chất này có thể kích thích đường hô hấp. Đặc biệt những người có tiền sử dị ứng, vào thời điểm mùa đông sẽ có thể khiến cho triệu chứng trở nên nặng hơn. Những tác nhân này sẽ gây ra ho và khó chịu trong hô hấp.
2. Những Cách Phòng Ngừa Bị Ho Khi Trời Lạnh
Để giảm nguy cơ bị ho trong thời tiết lạnh, dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
2.1. Giữ ấm cơ thể để tránh bị ho khi trời lạnh
Mặc đủ quần áo: Khi ra ngoài, hãy mặc đủ ấm, đặc biệt là áo khoác, mũ, và khăn quàng cổ. Giúp bảo vệ cơ thể khỏi không khí lạnh và giữ ấm cho họng và phế quản.
Tránh gió lạnh: Cố gắng hạn chế tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh, đặc biệt là khi trời có gió mạnh.
Tại Diên Hồng, chúng tôi luôn chú trọng xây dựng một lối sống hòa hợp với thiên nhiên, mang đến cho người cao tuổi một môi trường sống lý tưởng. Tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời để tạo cơ hội giải trí và giao lưu. Tuy nhiên, khi thời tiết trở lạnh, linh hoạt điều chỉnh các hoạt động để phù hợp với điều kiện thời tiết, chuyển sang những chương trình trong nhà. Đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho người cao tuổi, giúp họ luôn cảm thấy vui vẻ và đầy năng lượng.
Những Cách Phòng Ngừa Bị Ho Khi Trời Lạnh
2.2. Uống nước đủ giúp tránh bị ho khi trời lạnh
Duy trì độ ẩm: Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc họng và phổi. Nước cũng giúp làm dịu cảm giác khô rát trong cổ họng.
Sử dụng trà gừng, trà thảo dược: Những loại trà này không chỉ giúp giữ ấm mà còn có tác dụng làm dịu cổ họng.
2.4. Tăng cường hệ miễn dịch để tránh bị ho khi trời lạnh
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ăn nhiều trái cây và rau củ, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, và kiwi. Thực phẩm giàu kẽm như hạt điều, hạnh nhân cũng có lợi cho hệ miễn dịch.
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người cao tuổi, duonglaodienhong đặc biệt chú trọng bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Để tăng cường hệ miễn dịch những thực phẩm giàu vitamin C và kẽm được ưu tiên hàng đầu, giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả hơn.
Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Các hoạt động như đi bộ, yoga hoặc thể dục nhịp điệu đều tốt.
Tại Diên Hồng, hoạt động thể chất luôn được coi trọng như một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi thiết kế những bài tập đơn giản. Nhưng hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và khả năng của người cao tuổi. Những hoạt động này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn cải thiện sự linh hoạt và độ dẻo dai của cơ thể.
2.5. Tránh sử dụng các chất kích thích
Hạn chế hút thuốc và rượu: Các chất này có thể kích thích đường hô hấp và làm trầm trọng thêm triệu chứng ho.
Tránh nhiễm khuẩn: Rửa tay thường xuyên và sử dụng nước sát khuẩn để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm.
Môi trường sống của người cao tuổi tại Diên Hồng luôn đảm bảo sạch sẽ và thoáng đãng. Luôn đặc biệt chú trọng đến việc duy trì vệ sinh cho chăn gối, khu vệ sinh, nhà sinh hoạt chung và phòng ở. Mọi không gian đều được dọn dẹp thường xuyên. Nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi. Diên Hồng tin rằng một môi trường sống sạch sẽ không chỉ mang lại sự thoải mái. Mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.
Kết Luận
Bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa trên. Có thể giảm nguy cơ bị ho và các vấn đề hô hấp trong mùa đông. Để biết thêm các thông tin hữu ích liên quan đến chăm sóc sức khỏe hãy tham khảo tại chuyên mục cẩm nang sức khoẻ tại trang web của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.
Cảm cúm do thay đổi thời tiết đang tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thời tiết có những thay đổi đột ngột, cơ thể không thể điều tiết, thích ứng kịp thời. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
1. Thay Đổi Thời Tiết Là Gì?
Thay đổi thời tiết là hiện tượng tự nhiên khi có sự biến động xảy ra trong điều kiện khí quyển. Các thay đổi này diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí. Hiện tượng này thường xảy ra theo mùa nhất là trong thời điểm giao mùa. Hoặc có thể xảy ra do điều kiện tự nhiên điển hình như: bão, áp thấp nhiệt đới,..Hiện nay ở miền Bắc đã bước vào mùa đông, tuy nhiên thời tiết lại có những những diễn biến bất thường với đợt nóng lạnh đan xiên. Nhiệt độ chênh lệch ngày đêm, độ ẩm không khí thất thường khiến cơ thể khó thích nghi. Đây là điều kiện lý tưởng để bệnh cảm cúm bùng phát và lây lan.
2. Tại Sao Dễ Mắc Cảm Cúm Do Thay Đổi Thời Tiết
Bệnh cảm cúm là một bệnh lý do virus cúm (influenza) gây ra. Đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và những người mắc bệnh nền có sức đề kháng kém. Cảm cúm do thay đổi thời tiết thường xảy ra từ cuối thu đến cuối đông. Lúc này thời tiết có những thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cơ thể khó thích nghi, dẫn đến suy giảm sức đề kháng. Điều này, sẽ tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập và gây bệnh.
Mặt khác, thời điểm này chất lượng không khí cũng kém. Bụi mịn, khí độc, độ ẩm cao là những yếu tố kích thích đường hô hấp và tăng nguy cơ mắc cảm cúm.
3. Con Đường Lây Truyền Bệnh Cảm Cúm
Virus gây bệnh cảm cúm có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt trong môi trường đông người:
Bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa bị nhiễm bệnh. Con đường virus xâm nhập có thể qua mũi miệng. Khi người bị nhiễm cúm ho, hắt xì hoặc nói chuyện các giọt bắn chứa virus phát tán ra không khí. người xung quanh nếu hít phải sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ vật, cầm nắm dụng cụ, điện thoại,…
4. Triệu Chứng Cảm Cúm Do Thay Đổi Thời Tiết
Cảm cúm do thay đổi thời tiết có triệu chứng rất rõ rệt. Các triệu chứng này thường xuất hiện từ khoảng 1- 3 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với virus cảm cúm.
Sốt
Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột, thân nhiệt giao động từ 38 đến 40 độ C. Bên cạnh đó cơ thể người bệnh có thể cảm thấy ớn lạnh, dù thời tiết không quá lạnh nhưng cơ thể run rẩy.
Đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi
Người bệnh sẽ có thể bị đau nhức toàn thân đặc biệt đau nhiều ở cơ bắp và các khớp. Khi mắc bệnh cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi kéo dài. Từ đó khiến người bệnh mất năng lượng, cảm thấy kiệt sức. Bên cạnh đó người bệnh sẽ thường bị đau đầu. Đặc biệt đau tập trung ở các vùng như trán, thái dương,..
Ho, đau họng
Khi bị cảm cúm một trong những triệu chứng điển là ho. Ban đầu người bệnh sẽ ho khan, sau đó dần dần chuyển sang ho có đờm. Kèm theo đó là biểu hiện đau rát, khó chịu, đặc biệt khi nói chuyện hoặc nuốt thức ăn. Tình trạng này nếu không được trị kịp thời rất dễ trở thành mãn tính.
Sổ mũi, nghẹt mũi
Virus cúm gây ra kích thích niêm mạc mũi gây ra nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi. Điều này, khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc hô hấp. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi vào ban đêm. Đặc biệt khi niêm mạc mũi bị kích thích cũng có thể khiến người bệnh hắt xì hơi liên tục. Triệu chứng này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác do các giọt bắn chứa virus bị phát tán ra môi trường.
Khó thở
Ở những trường hợp nặng hơn, cảm cúm có thể gây ra đau tức ngực dẫn đến khó thở. Đặc biệt, biểu hiện này thường xuất hiện ở những người có bệnh nền về phổi hoặc tim mạch. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng khác như: sốt kéo dài, ho ra máu,.. cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
5. Cách Điều Trị Cảm Cúm Do Thay Đổi Thời Tiết Tại Nhà
Cảm cúm do thay đổi thời tiết nếu không gặp phải những triệu chứng nặng thì có thể tự điều trị tại nhà:
Nghỉ ngơi đầy đủ
Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Cần đi ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Ăn uống đầy đủ
Bổ sung nước ẩm, trái cây để giảm triệu chứng mắt nước do sốt. Ăn uống đầy đủ các dưỡng chất để giúp tăng sức đề kháng.
Ăn uống đầy đủ
Xử lý theo từng triệu chứng
Nếu bị sốt và đau nhức thì cần uống thuốc hạ sốt theo liều lượng hấp dẫn. Nghẹt mũi và sổ mũi thì có thể xông hơi, sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi. Đau họng và ho cần súc miệng bằng nước muối thường xuyên, uống siro ho.
Mặc dù cúm có thể tự điều trị ở nhà tuy nhiên người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế nếu:
Sốt liên tục không giảm dù sử dụng thuốc hạ sốt
Xuất hiện các triệu chứng nặng như: tức ngực, khó thở, môi tím tái
Người bệnh thuộc nhóm: người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và người có bệnh
6. Cách Phòng Ngừa Cảm Cúm Khi Thay Đổi Thời Tiết
Thời điểm hiện tại thời tiết đang có những thay đổi đột ngột. Vì vậy, cần có những biện pháp phòng ngừa để tránh bệnh cảm cúm. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cảm cúm khi thời tiết thay đổi:
Giữ ấm cơ thể
Cần mặc đủ ấm, lựa chọn trang phục phù hợp đặc biệt khi ra ngoài vào buổi tối và sáng sớm. Chú ý giữ ấm kĩ ở vùng cổ, ngực, chân.
Ngoài ra, có thể ngâm chân để giữ ấm cơ thể. Việc ngâm chân mang lại hiệu quả giữ ấm và thư giãn rất tốt trong thời tiết lạnh. Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân an toàn là khoảng 35 – 50 độ C. Thời gian ngâm chân kéo dài khoảng từ 15-30 phút. Tránh ngâm chân nếu có vết thương hở.
Tại Diên Hồng, về mùa lạnh các cụ sẽ được ngâm chân thảo mộc định kỳ, thường xuyên để tăng cường lưu thông máu và giữ ấm cơ thể.
Giữ ấm cơ thể
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Trong thời điểm khi thời tiết thay đổi cơ thể rất dễ bị suy yếu. Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mọi người đặc biệt là người cao tuổi tăng sức đề kháng. Cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây, rau xanh. Bên cạnh đó, người cao tuổi cần uống đủ nước nên uống nước ấm. Nên lưu ý ăn chín uống sôi, uống đủ nước.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi khi thời tiết thay đổi.
Vận động thường xuyên
Việc duy trì đều đặn các hoạt động thể chất trong thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Mỗi ngày nên vận động cơ thể khoảng 15-30 phút.
Diên Hồng luôn đảm bảo các hoạt động thể chất dành cho người cao tuổi được diễn ra thường xuyên. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn rất đa dạng, phù hợp với sức khỏe của từng người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ thực hiện nhưng giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, phòng tránh nhiều bệnh.
Vận động thường xuyên
Tiêm vaccine định kỳ đầy đủ
Việc tiêm vaccine định kỳ giúp giảm nguy cơ mắc cúm và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là sau khi ra ngoài, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không chạm tay lên mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Hạn chế tụ tập ở nơi đông người.
Thời tiết giao mùa là thời điểm vi khuẩn, virus dễ dàng sinh sôi và phát triển. Vì vậy, không gian sống của người cao tuổi cần được giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc
Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống luôn được chú trọng để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. Phòng ở của người cao tuổi luôn được dọn dẹp hàng ngày, chăn ga gối được thay mới định kỳ.
Kết Luận
Cảm cúm do thay đổi thời tiết là một trong những bệnh lý phổ biến trong thời điểm hiện tại khi thời tiết diễn biến bất thường. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách bệnh cảm cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt ở người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và những người có bệnh nền. Hy vọng bài viết của Diên Hồng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh cảm cúm do thay đổi thời tiết.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Có lẽ là vấn đề luôn được mọi người quan tâm. Bởi khi lựa chọn được thực phẩm phù hợp giúp kiểm soát bệnh, duy trì tình trạng sức khoẻ tốt nhất. Vì vậy trong bài viết dưới đây, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng sẽ cung cấp thông tin về những thực phẩm tốt cho người tiểu đường.
1. Người Bị Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì?
Tiểu đường nên ăn gì? Luôn là vấn đề được quan tâm.Dưới đây sẽ là những thực phẩm mà người bị tiểu đường nên lựa chọn.
1.1. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là những loại hạt chưa được chế biến hoặc chế biến đơn giản nhất. Cấu tạo của những hạt này gồm lớp vỏ ngoài, phần giữa và nội nhũ. Cho nên chúng giàu dinh dưỡng hơn các loại ngũ các đã tinh chế.
Ngũ cốc nguyên hạt mang lại rất nhiều lợi ích như cung cấp năng lượng bền vững, giàu chất xơ vì vậy rất phù hợp với người bị bệnh tiểu đường. Còn có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt thông dụng như:
Yến mạch: Giàu beta-glucan, giúp giảm cholesterol và ổn định đường huyết.
Gạo lứt: Cung cấp năng lượng bền vững và không làm tăng đường huyết nhanh.
Quinoa (Diêm mạch): Chứa protein hoàn chỉnh và nhiều khoáng chất.
Người bị tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt
1.2. Người bị tiểu đường nên lựa chọn các loại rau củ sau đây:
Rau củ luôn là yếu tố không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Không chỉ tốt đối với người bị tiểu đường mà còn có lợi cho sức khỏe tổng quát. Các loại rau củ không chỉ cung cấp vitamin, khoáng chất, chất . Mà còn giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ hệ tiêu hoá.
Khi bị tiểu đường nên bổ sung các loại rau củ như:
Cải Bó Xôi: Giàu vitamin K, vitamin A, vitamin C và sắt. Cải bó xôi cũng chứa chất chống oxy hóa và có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Bông Cải Xanh: Chứa sulforaphane, có tác dụng chống viêm và chống ung thư. Bông cải xanh cũng rất giàu vitamin C và chất xơ.
Cà Rốt: Giàu beta-carotene, có lợi cho sức khỏe mắt và hệ miễn dịch. Đồng thời chứa chất xơ giúp kiểm soát đường huyết.
Cà Chua: Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đây là thực phẩm giàu vitamin C và kali.
Rau Diếp: Giàu vitamin A, vitamin K và chất xơ. Rau diếp cũng có ít calo, rất lý tưởng cho chế độ ăn kiêng.
Bí Đỏ: Chứa nhiều vitamin A, C và chất xơ. Bí đỏ cũng có chỉ số glycemic thấp, giúp kiểm soát đường huyết.
1.3. Nguời bị bệnh tiểu đường nên ưu tiên các loại trái cây
Trái cây là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên người bị tiểu đường nên lựa chọn những loại trái cây phù hợp. Giúp duy trì sức khỏe và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Các loại trái cây mà người bị tiểu đường nên lựa chọn bổ sung như:
Táo: Đây là một trong những thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin C. Giúp kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol.
Cam: Chứa nhiều vitamin , kali, chất xơ giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hoá
Dâu tây: Giàu vitamin C, manga, chất chống oxy hoá. Giúp cải thiện tim mạch. Cải thiện lượng đường trong cho những người mắc tiểu đường loại 2.
Kiwi: Chứa nhiều vitamin C, vitamin K và chất xơ, kiwi có thể giúp cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ miễn dịch.
Bưởi: Giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, bưởi có thể hỗ trợ giảm cân và kiểm soát đường huyết.
Quả Mãng Cầu: Giàu vitamin C, chất xơ và các hợp chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
2. Người Bị Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì Và Hạn Chế Những Gì?
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà người bị tiểu đường nên kiêng hoặc hạn chế.
2.1. Bệnh tiểu đường nên kiêng các thực phẩm chứa đường tinh chế
Người tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống đóng chai. Những thức uống này chứa nhiều calo rỗng, làm tăng nhanh lượng đường huyết. Ngoài ra, các loại bánh kẹo như bánh ngọt, bánh kem, và kẹo cũng nên được kiêng. Vì chúng chứa một lượng đường lớn và ít chất dinh dưỡng.
2.2. Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thức ăn nhanh như burger, pizza và khoai tây chiên thường chứa nhiều calo. Và chứa chất béo bão hòa và carbohydrate tinh chế. Không tốt cho sức khỏe người tiểu đường. Ngoài ra, thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều muối và chất bảo quản. Cần được hạn chế trong chế độ ăn.
2.3. Thực phẩm từ bột tinh chế
Bánh mì trắng và mì ống tinh chế là những thực phẩm có chỉ số glycemic cao. Dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu. Người tiểu đường nên thay thế chúng bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt. Để giảm thiểu nguy cơ tăng đường huyết.
2.4. Chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa
Thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo không lành mạnh và calo, cần được kiêng. Ngoài ra, các sản phẩm như bánh kẹo thường chứa chất béo chuyển hóa. Đó là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy nên được hạn chế tối đa.
2.5. Đồ uống có cồn
Rượu và bia có thể gây ảnh hưởng đến mức đường huyết. Nó có thể làm tăng hoặc giảm đột ngột, không ổn định cho người tiểu đường. Nếu muốn sử dụng đồ uống có cồn, người bệnh nên kiểm soát lượng. Cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ.
3.Cách Xây Dựng Chế Độ Ăn Uống Cân Bằng Dành Cho Người Bị Tiểu Đường
Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng. Dưới đây là một số bước cụ thể để tạo ra một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh.
Cách Xây Dựng Chế Độ Ăn Uống Cân Bằng Dành Cho Người Bị Tiểu Đường
3.1. Đa dạng hóa thực phẩm
Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, hãy bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn uống. Kết hợp đầy đủ dưỡng chất từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây và protein nạc.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi nên là tiêu chí được đặt lên hàng đầu tại Diên Hồng. Mỗi bữa ăn đều được các chuyên gia dinh dưỡng tỉ mỉ thiết kế. Đảm bảo các yếu tố như vệ sinh an toàn thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất. Nhưng vẫn ngon miệng và phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mỗi người.
3.2. Thực hiện các bữa ăn nhỏ
Thay vì ăn 3 bữa lớn, hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp duy trì mức năng lượng ổn định và tránh cảm giác đói quá mức. Đồng thời giúp kiểm soát lượng đường huyết.
Tại Diên Hồng, chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi được xây dựng với nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nhằm tối ưu hóa việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, vào buổi sáng và buổi chiều, sẽ có những bữa xế nhẹ nhàng. Giúp duy trì năng lượng và sức khỏe.
3.3. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng
Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một kế hoạch ăn uống phù hợp với nhu cầu cá nhân. Cũng như tình trạng sức khỏe.
Người cao tuổi tại Diên Hồng được chăm sóc sức khỏe một cách chu đáo với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nhờ vào sự hướng dẫn tận tình từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Ở Diên Hồng người cao tuổi được chăm sóc theo dõi sức khỏe hàng ngày, được test tiểu đường hàng tuần. Những buổi thăm khám định kỳ được tổ chức thường xuyên không chỉ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe. Mà còn đảm bảo rằng họ luôn duy trì được sức khỏe tốt nhất.
3.4. Uống đủ nước
Nước là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống. Đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để duy trì độ ẩm cho cơ thể và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Tuỳ thuộc vào cân nặng mỗi người sẽ có mức độ khác nhau. Thông thường nên uống từ 1 lít đến 2 lít mỗi ngày, tùy thuộc vào hoạt động và điều kiện thời tiết.
3.5. Theo dõi và ghi chép hàng ngày
Ghi chép lại chế độ ăn uống giúp theo dõi lượng dinh dưỡng tiêu thụ hàng ngày. Hãy ghi lại các loại thực phẩm đã ăn, lượng carbohydrate, và cảm giác đường huyết sau mỗi bữa ăn. Giúp điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp hơn.
Kết Luận
Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Bằng cách lựa chọn thực phẩm phù hợp và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, người tiểu đường có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy tham khảo chuyên mục Cẩm nang sức khoẻ tại trang web để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.
Bệnh giao mùa đang tăng nhanh trong thời gian gần đây do thời tiết miền Bắc có sự thay đổi đột ngột trong một thời gian ngắn. Đây là thời điểm lý tưởng cho virus, vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
1. Thời Tiết Giao Mùa Là Gì?
Thời tiết giao mùa là giai đoạn chuyển tiếp giữa các mùa trong một năm. Vào thời điểm này thời tiết có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí. Sự thay đổi này gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người.
Thời điểm giao mùa thường vào tháng 4, hoặc có thể muộn hơn sang tháng 5 tuỳ vào từng năm.
2. Nguyên Nhân Mắc Bệnh Giao Mùa
Bệnh giao mùa thường đến từ việc cơ thể phải làm việc quá sức để thích nghi với sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường, khí hậu. Cùng với đó hệ miễn dịch của con người cũng bị suy yếu. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây mắc bệnh giao mùa:
Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và độ ẩm
Trong thời điểm giao mùa nhiệt độ ban ngày và ban đêm thường có sự chênh lệch lớn. Điều này, dẫn đến cơ thể không kịp thích nghi từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch. Độ ẩm không khí thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển. Từ đó, làm gia tăng các bệnh liên quan đến hô hấp, viêm da,…
Sự phát triển của mầm bệnh
Độ ẩm cao khiến môi trường trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Vì vậy, thời tiết giao mùa là thời điểm tạo ra môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Mặt khác, sự thay đổi của áp suất không khí làm suy giảm khả năng tự bảo vệ của đường hô hấp. Từ đó, mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Thói quen sinh hoạt
Trong thời điểm giao mùa nếu mọi người duy trì thói quen sinh hoạt thiếu khoa học sẽ dễ bị mắc bệnh. Một số thói quen sinh hoạt tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể như:
Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Không rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Chế độ ăn uống không lành mạnh, chưa đảm bảo vệ sinh: sử dụng các loại thực phẩm ôi thiu, đồ ăn chưa nấu chín. Thường xuyên ăn đồ sống, uống nước chưa được đun.
Mặc đồ không phù hợp với thời tiết: Khi trời lạnh thì mặc đồ không đủ ấm hoặc mặc quá kín khi trời nóng. Điều này khiến cơ thể dễ bị cảm.
3. Đối Tượng Dễ Mắc Bệnh Giao Mùa
Dưới đây là các đối tượng dễ bị mắc bệnh giao mùa trong thời điểm thời tiết giao mùa:
Trẻ em
Trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện vì vậy nên còn non yếu. Điều này khiến cho trẻ em dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Mặt khác trẻ em nếu không có sự sát sao từ cha mẹ sẽ không có ý thức tự vệ sinh cá nhân. Và tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh từ trường lớp như đồ chơi, bạn bè,…
Người cao tuổi
Người cao tuổi đặc biệt là người trên 70 tuổi hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mãn tính như bệnh lý về đường hô hấp, về tim mạch. Thời điểm thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát các bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi.
Phụ nữ mang thai
Trong giai đoạn mang thai nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thường sẽ có nhiều thay đổi, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Đặc biệt nếu phụ nữ mắc bệnh trong 3 tháng đầu rất dễ gây ra dị tật cho thai nhi.
4. Một Số Bệnh Giao Mùa Thường Gặp
Thời tiết giao mùa tạo điều kiện lý tưởng cho các bệnh lý phát triển. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến hô hấp, dị ứng,…Dưới đây là một số bệnh giao mùa thường gặp:
Cúm mùa
Cúm mùa là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus gây nên. Chủ yếu là các chủng virus Influenza A và B. Bệnh này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa đặc biệt mùa đông xuân. Khi đó thời tiết có những thay đổi và cơ thể không đáp ứng được những thay đổi đó. So với cảm cúm thông thường hoặc cảm lạnh virus cúm mùa lây lan nhanh hơn qua đường hô hấp
Triệu chứng của cúm mùa: sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi toàn thân, ho đau họng, sổ mũi,…Đối với những người có sức đề kháng kém đặc biệt là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Viêm phổi
Thời tiết hanh khô khi chuyển thu là lạnh giá vào đông là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi đặc biệt ở trẻ em và người già.
Triệu chứng bệnh viêm phổi bao gồm: ho khan, ho khạc, đờm có màu trắng đục; hô hấp khó khăn; tim đập nhanh; có thể kèm theo sốt cao kéo dài,…Bệnh viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đe doạ tính mạng. Khi viêm phổi lan rộng, dịch phổi tích tụ tạo áp lực lên phổi. Điều này, có thể gây nên tràn dịch màng phổi. Ngoài ra có thể gây nên nhiễm trùng huyết, suy hô hấp nặng đe dọa đến tính mạng của con người.
Dị ứng thời tiết
Trong thời điểm giao mùa sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm dẫn đến sự phát triển của dị nguyên như nấm mốc, sự thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch theo đó sẽ bị rối loạn. Từ đó, cơ thể sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng, sản sinh ra hàng loạt kháng thể để chống lại các yếu tố gây hại từ môi trường.
Triệu chứng của dị ứng thời tiết: nổi mẩn đỏ trên về mặt da nhất là vùng chân, tay. Những nốt mẩn đỏ này sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu. Viêm mũi dị ứng: khi mắc bệnh người bệnh sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt. Tuy nhiên sự khó chịu này sẽ xuất hiện theo đợt. Mỗi đợt kéo dài khoảng 20 – 30 phút tuỳ vào mức độ dị ứng. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: khò khè, ho, khó thở.
5. Cách Phòng Tránh Bệnh Giao Mùa
Để phòng tránh các bệnh giao mùa cần lưu ý thực hiện các biện pháp dưới đây:
Giữ ấm cơ thể phòng bệnh giao mùa
Cần mặc trang phục phù hợp với thời tiết: giữ ấm cơ thể đặc biệt ở vùng cổ, ngực, chân khi trời lạnh. Khi trời nóng tránh mặc quần áo dày gây đổ mồ hôi để tránh cảm lạnh. Bên cạnh đó cần hạn chế tiếp xúc với trời lạnh một cách đột ngột. Khi thời tiết gió mùa nếu ra ngoài cần đeo khẩu trang và khăn quàng cổ.
Thường xuyên ngâm chân: Việc ngâm chân mang lại hiệu quả giữ ấm và thư giãn rất tốt trong thời tiết lạnh. Nhiệt độ thích hợp để ngâm chân an toàn là khoảng 35 – 50 độ C. Thời gian ngâm chân kéo dài khoảng từ 15-30 phút. Tránh ngâm chân nếu có vết thương hở.
Tại Diên Hồng, về mùa lạnh các cụ sẽ được ngâm chân thảo mộc định kỳ, thường xuyên. Điều này, để tăng cường lưu thông máu và giữ ấm cơ thể. Bên cạnh đó người cao tuổi tại Diên Hồng còn được ngâm chân thảo mộc giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu và giữ ấm cơ thể.
Giữ ấm cơ thể phòng tránh bệnh giao mùa
Chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh giao mùa. Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Cần uống đủ nước và nên uống nước ấm. Hạn chế ăn đồ ăn lạnh và đồ ăn nhanh không đảm bảo vệ sinh.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi thay đổi theo mùa. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt đáp ứng các thay đổi của thời tiết. Từ đó, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh cho người cao tuổi trong thời điểm giao mùa.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Thường xuyên vận động
Việc duy trì đều đặn bài tập thể dục là cần thiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn thời tiết giao mùa, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày nên vận động cơ thể khoảng 15-30 phút.
Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người cao tuổi các hoạt động thể chất được diễn ra đều đặn mỗi ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh nhiều bệnh.
Thường xuyên vận động
Vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày; đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với mầm bệnh, khói bụi.
Thời tiết giao mùa là thời điểm vi khuẩn, virus dễ dàng sinh sôi và phát triển. Vì vậy, không gian sống của người cao tuổi cần được giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc
Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống luôn được chú trọng để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. Phòng ở của người cao tuổi luôn được dọn dẹp hàng ngày, chăn ga gối được thay mới định kỳ.
Vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Tiêm vaccine phòng bệnh
Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo độ tuổi, đặc biệt là các loại vaccine liên quan đến bệnh theo mùa như: cúm, sởi, phế cầu khuẩn,…
Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt kéo dài cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Tránh để bệnh kéo dài vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Thời tiết thay đổi đột ngột là thời điểm dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm phổi,..Các bệnh giao mùa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết của Diên Hồng sẽ cung cấp thông tin hữu ích để bảo vệ gia đình khỏi các bệnh giao mùa.
FAQs
Giao mùa là tháng mấy?
Thời điểm giao mùa thường vào tháng 4, hoặc có thể muộn hơn sang tháng 5 tuỳ vào từng năm.
Thời tiết giao mùa là gì?
Là hiện tượng thời tiết xảy ra trong thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa khi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí có sự thay đổi đột ngột.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không
Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần. Biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng như nổi mẩn, ngứa ngáy. Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Thì bệnh chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mạn tính. Loại dị ứng này có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.
Mỡ máu cao, hay còn gọi là tăng lipid máu. Là tình trạng mà nồng độ lipid (mỡ) trong máu vượt quá mức bình thường. Đặc biệt ở người cao tuổi, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Mà còn là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường. Hãy cùng Diên Hồng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và cách phòng ngừa mỡ máu cao ở người già.
1. Nguyên Nhân Gây Ra Mỡ Máu Cao Ở Người Cao Tuổi
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao ở người cao tuổi. Dưới đây là một số những nguyên nhân chính sau đây:
1.1. Do Tuổi Tác
Khi già đi, sự thay đổi trong hormone và giảm khả năng chuyển hóa chất béo. Dẫn đến tăng lipid trong máu. Cụ thể, sự suy giảm chức năng gan và thay đổi trong quá trình chuyển hóa lipid có thể làm tăng nồng độ cholesterol xấu (LDL) và triglycerides.
Tuổi Tác Cao Một Trong Những Nguyên Nhân Gây Ra Mỡ Máu Cao Ở Người Cao Tuổi
1.2. Chế Độ Dinh Dưỡng Cũng Là Một Nguyên Nhân Dẫn Đến Mỡ Máu Cao
Chế độ ăn uống không lành mạnh là một nguyên nhân chính gây ra mỡ máu cao. Cụ thể như:
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Như thịt mỡ, bơ, phô mai, kem.
Đường và tinh bột: Thực phẩm như bánh ngọt, nước ngọt có ga, và các sản phẩm chế biến sẵn. Những thực phẩm này thường chứa nhiều đường tinh luyện.
Thực phẩm chiên rán: Các món ăn chiên rán không chỉ chứa chất béo mà còn có thể chứa nhiều calo.
1.3. Lối Sống Ít Vận Động Ở Người Cao Tuổi
Lối sống ít vận động góp phần làm giảm khả năng tiêu thụ năng lượng và lipid của cơ thể. Người cao tuổi thường phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe. Như đau khớp hoặc mệt mỏi, dẫn đến việc ít tham gia vào các hoạt động thể chất.
1.4. Yếu Tố Di Truyền
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh mỡ máu cao, sẽ có nguy cơ cao hơn. Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý lipid và cholesterol.
1.5. Bệnh Lý Nền
Một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh thận và bệnh gan có thể làm tăng nồng độ lipid trong máu. Những bệnh này có thể làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể.
2. Những Triệu Chứng Nhận Biết Mỡ Máu Cao Ở Người Cao Tuổi
Mỡ máu cao thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng một số dấu hiệu có thể xuất hiện bao gồm:
Mệt mỏi: Cảm thấy yếu ớt và không có năng lượng.
Đau ngực: Có thể xảy ra khi mỡ tích tụ trong động mạch.
Khó thở: Đặc biệt khi hoạt động thể chất.
Xuất hiện các vết bầm tím: Không rõ nguyên nhân có thể liên quan đến vấn đề đông máu.
Những Triệu Chứng Nhận Biết Mỡ Máu Cao Ở Người Cao Tuổi
Để có thể xác định chính xác, người cao tuổi nên tới khám tại các phòng khám, bệnh viện để được chuẩn đoán một cách chính xác nhất.
3. Những Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Vấn Đề Mỡ Máu Cao
3.1. Xây Dựng Chế Độ Ăn Uống Lành Mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp phòng ngừa mỡ máu cao. Mà còn giúp người cao tuổi có một sức khỏe tổng quát tốt. Vì vậy khi xây dựng chế độ ăn cần chú trọng những yếu tố sau:
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm cholesterol.
Chọn chất béo lành mạnh: Sử dụng dầu ô liu, dầu hạt cải thay vì mỡ động vật.
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: Giảm thiểu thực phẩm nhiều đường và chất béo bão hòa.
Chế độ dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Diên Hồng. Mỗi bữa ăn dành cho người cao tuổi được xây dựng dựa trên những tiêu chí nhất định. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP. Đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng vẫn đảm bảo sự ngon miệng và phù hợp với tình trạng thể chất của mỗi người.
3.2. Tập Thể Dục Đều Đặn
Vận động thể chất ở bất kì độ tuổi nào đều mang lại rất nhiều lợi ích tới sức khỏe thể chất. Cũng như sức khỏe tinh thần.
Lên kế hoạch cho hoạt động thể chất: Ít nhất 150 phút hoạt động aerobic nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe mỗi tuần. Các bài thể dục dưỡng sinh cũng rất có lợi cho sức khỏe người cao tuổi.
Kết hợp luyện tập sức mạnh: Tập thể dục tăng cường cơ bắp ít nhất 2 lần mỗi tuần, giúp cải thiện trao đổi chất. Tuy nhiên cần chọn những bài tập phù hợp với tình trạng thể chất. Cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ để được tư vấn những bài tập phù hợp.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng luôn chú trọng hoạt động thể chất dành cho người cao tuổi. Các bài tập được thiết kế đa dạng và phù hợp với tình trạng thể chất của mỗi người. Những sân chơi bổ ích như Hội thao dành cho người cao tuổi cũng được tổ chức đều đặn hàng năm.
3.3. Kiểm Tra Sức Khỏe Định Kỳ
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, cần thiết. Giúp phát hiện những nguy cơ bệnh để điều trị kịp thời.
Khám sức khỏe định kỳ: Theo dõi nồng độ cholesterol và triglycerides ít nhất mỗi năm một lần.
Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: Để phát hiện sớm và quản lý các vấn đề sức khỏe.
Để người cao tuổi có sức khoẻ tốt nhất, chúng tôi luôn thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Mỗi ngày, người cao tuổi sẽ được đo chỉ số huyết áp. Trường hợp người cao tuổi có bất thường về sức khỏe cũng sẽ được nhân viên kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn để can thiệp và xử trí kịp thời.
3.4. Uống Nhiều Nước Giúp Giảm Nguy Cơ Mắc Mỡ Máu Cao
Duy trì đủ nước cho cơ thể: Nước giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và hỗ trợ quá trình thải độc, giữ cho gan khỏe mạnh.
Kết Luận
Mỡ máu cao là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa và quản lý. Bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và thường xuyên kiểm tra sức khỏe, người cao tuổi có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến mỡ máu. Việc chăm sóc sức khỏe đúng cách không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy bắt đầu ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.
Bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) là một bệnh lý về tim mạch phổ biến và nguy hiểm. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay đã có khoảng 1.5 tỷ người trên thế giới mắc căn bệnh này. mỗi năm có khoảng 9.4 triệu người bị tăng huyết áp đã tử vong. Theo thống kê tại Việt Nam khoảng 12 triệu người mắc tăng huyết áp. Cứ 5 người trưởng thành có 1 người tăng huyết áp. Tại hội thảo quản lý tăng huyết áp của Hội tim mạch học Việt Nam tổ chức ngày 22/5/2024, các chuyên gia cho biết tăng huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Do bệnh này có diễn biến âm thầm, thường không có biểu hiện cảnh báo trước.
1. Bệnh Tăng Huyết Áp Là Gì?
Cao huyết áp hay tăng huyết áp (hypertension) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim,…
Huyết áp gồm có 2 con số. Số cao hơn gọi là huyết áp tâm thu (hay gọi là huyết áp tối đa) là áp lực khi tim co lại. Số thấp hơn gọi là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là áp lực khi tim nghỉ. Vậy như thế nào là huyết áp tăng cao? Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80 mmHg là tăng huyết áp). Huyết áp bình thường là nhỏ hơn 140/90mmHg.
2. Nguyên Nhân Bệnh Huyết Áp Cao
Tăng huyết áp được chia thành 2 thể: tăng huyết áp vô căn (tăng huyết áp tiên phát) và tăng huyết áp có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát). Trong đó tăng huyết áp vô căn là thể tăng huyết áp thường gặp và theo thống kê chiếm tới 90%.
Nguyên nhân chính xác của thể tăng huyết áp vô căn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có thể do một số yếu tố như: di truyền, lối sống, chế độ ăn uống, thói quen vận động, stress,…. Tăng huyết áp thứ phát là loại ít gặp hơn. Nhưng nguyên nhân rõ ràng, có thể liên quan đến các bệnh lý như các bệnh lý về tim mạch (hở van động mạch chủ, eo hẹp động mạch chủ,…). Các bệnh lý về thận, rối loạn nội tiết hoặc do sử dụng thuốc gây ra các tác dụng phụ.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp:
Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình tiền sử có người mắc bệnh cao huyết áp thì nguy cơ cao người đó cũng mắc bệnh.
Lối sống: Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn mặn, ăn nhiều đạm; lối sống ít vận động. Thường xuyên sử dụng rượu bia và hút thuốc lá.
Tuổi tác: Người lớn tuổi dễ mắc bệnh tăng huyết áp. Theo thống kê, gần ¾ người có độ tuổi từ 70 tuổi trở lên bị tăng huyết áp. Theo Viện tim, phổi và máu quốc gia, một người có huyết áp khỏe mạnh ở độ tuổi 50 có tới 90% nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp trong thời gian còn lại của cuộc đời.
3. Triệu Chứng Bệnh Tăng Huyết Áp
Bệnh tăng huyết áp ở giai đoạn đầu thường không có những triệu chứng rõ rệt. Khi mắc bệnh trong thời gian kéo dài, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
Đau đầu, chóng mặt
Thị lực suy giảm gây ra hoa mắt, mờ mắt
Luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó thở khi hoạt động
Đau tức vùng ngực
Người bệnh cần đến bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng trên để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.
4. Biến Chứng Cao Huyết Áp
Bệnh tăng huyết áp nếu để kéo dài không điều trị hoặc điều trị không kiểm soát được có thể dẫn tới các biến chứng như:
Đột quỵ: Huyết áp tăng cao có thể gây ra vỡ mạch máu trong não
Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim,…
Mù loà: Huyết áp tăng cao làm tổn thương các mạch máu trong mắt có thể dẫn đến mất thị lực
5. Cách Trị Tăng Huyết Áp
Để điều trị bệnh tăng huyết áp đạt hiệu quả người bệnh cần thay đổi lối sống kết hợp với dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số cách kiểm soát huyết áp hiệu quả:
Duy trì lối sống lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh…. Cần lưu ý ăn, uống đủ nóng, ấm. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa nhiều muối. Không hút thuốc và hạn chế sử dụng rượu bia.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt phù hợp với tình trạng sức khỏe từng người. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và phòng tránh nhiều bệnh.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Vận động thường xuyên
Việc duy trì đều đặn các hoạt động thể chất là rất cần thiết. Tuy nhiên, mọi người đặc biệt là người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày chỉ cần vận động cơ thể khoảng 15-30 phút. Việc tập thể dục thường xuyên còn giúp kiểm soát cân nặng. Duy trì cân nặng lý tưởng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người già các hoạt động thể chất được diễn ra hàng ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn khá đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ để thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh nhiều bệnh.
Vận động thường xuyên
Luôn giữ tinh thần thoải mái
Không làm việc quá sức để tránh căng thẳng từ áp lực công việc. Ngoài ra, có thể giảm căng thẳng bằng cách thực hiện các bài tập thư giãn, thiền, yoga,…
Luôn giữ tinh thần thoải mái
Sử dụng thuốc
Nếu việc thay đổi lối sống lành mạnh không đủ để kiểm soát huyết áp thì cần dùng đến thuốc. Lưu ý cần đến bác sĩ thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp. Không được tự ý ngưng thuốc và cần đến bác sĩ tái khám định kỳ.
6. Những Lưu Ý Cho Người Mắc Bệnh Tăng Huyết Áp
Những người mắc bệnh tăng huyết áp bên cạnh việc cần phải duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên. Việc kiểm tra huyết áp định kỳ giúp người bệnh sớm phát hiện những biến động để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, tăng huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào như đau ngực, khó thở thì cần đến bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra và điều trị.
Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Cần duy trì một lối sống lành mạnh, theo dõi huyết áp thường xuyên. Đặc biệt phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để phòng và kiểm soát bệnh. Hi vọng rằng bài viết của Diên Hồng cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp cho bản thân và gia đình!
FAQs
1. Huyết áp cao là từ bao nhiêu?
Huyết áp gồm có 2 con số. Số cao hơn gọi là huyết áp tâm thu (hay gọi là huyết áp tối đa) là áp lực khi tim co lại. Số thấp hơn gọi là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là áp lực khi tim nghỉ. Vậy như thế nào là huyết áp tăng cao?Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80 mmHg là tăng huyết áp).
2. Huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Huyết áp bình thường là nhỏ hơn 140/90mmHg.
3. Bệnh tăng huyết áp nên ăn uống gì?
Bệnh tăng huyết áp nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ từ rau củ quả.
4. Bệnh tăng huyết áp không nên ăn gì?
Bệnh tăng huyết áp cần hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều muối, hạn chế ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hoà như thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh,…
Khi thời tiết giao mùa, đó chính là thời điểm mà người cao tuổi dễ mắc các vấn đề về đường hô hấp. Bởi đó là thời gian mà môi trường sống có nhiều sự biến đổi. Bệnh hô hấp gây ra nhiều vấn đề tác động đến sự khoẻ. Và còn nhiều những nguyên nhân khác. Hãy cùng Diên Hồng tìm hiểu về những nguyên nhân người cao tuổi thường mắc các vấn đề về đường hô hấp.
1. Thời Tiết Giao Mùa Và Bệnh Hô Hấp?
Tại thời điểm giao mùa, vi rút và vi khuẩn sản sinh và phát triển một cách mạnh mẽ. Bởi khi thời tiết, độ ẩm không khí thay đổi thất thường là điều kiện lý tưởng cho vi rút và vi khuẩn. Gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ và người cao tuổi. Ở người cao tuổi khi gặp các sự thay đổi đột ngột thời tiết, cơ thể rất dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, ho khan, viêm phổi, hen suyễn… Sau đây chúng ta sẽ tìm cụ thể về các nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa. Để bảo vệ sức khoẻ người già trong thời điểm giao mùa.
2. Những Nguyên Nhân Khi Thời Tiết Giao Mùa Dễ Mắc Các Bệnh Hô Hấp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh hô hấp tại thời điểm giao mùa. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân chính:
Những Nguyên Nhân Khi Thời Tiết Giao Mùa Dễ Mắc Các Bệnh Hô Hấp
2.1. Mắc Bệnh Hô Hấp Do Hệ Miễn Dịch Suy Yếu
Khi con người già đi, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể thường suy giảm. Đây là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Các tế bào miễn dịch hoạt động không hiệu quả như trước, làm giảm khả năng chống lại virus và vi khuẩn. Khi thời tiết giao mùa, sự gia tăng của các tác nhân gây bệnh như virus cảm cúm và vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công cơ thể, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
2.2. Sự Thay Đổi Đột Ngột Của Thời Tiết
Thời tiết giao mùa thường có những biến động lớn về nhiệt độ và độ ẩm. Khi nhiệt độ giảm đột ngột vào ban đêm, cơ thể không kịp thích ứng. Có thể dẫn đến cảm lạnh hoặc viêm họng. Đặc biệt, sự thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm phế quản hoặc viêm phổi, vì đường hô hấp trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn và virus.
2.3. Tăng Cường Bệnh Mãn Tính
Nhiều người lớn tuổi có tiền sử bệnh mãn tính như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Những căn bệnh này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian giao mùa do sự biến động của thời tiết và môi trường. Các triệu chứng có thể tăng nặng, làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng hoạt động hàng ngày.
2.4. Ô Nhiễm Môi Trường
Mùa giao mùa cũng là thời điểm mà bụi bẩn, phấn hoa và các chất ô nhiễm không khí gia tăng. Những tác nhân này có thể gây kích ứng đường hô hấp. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản và hen suyễn. Đối với người lớn tuổi, môi trường ô nhiễm có thể gây ra các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng hơn. Sẽ làm giảm khả năng phục hồi và sức khỏe tổng thể.
3. Những Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Hô Hấp Ở Người Cao Tuổi
Khi mắc các vấn đề liên quan đến đường hô hấp, người cao tuổi thường gặp các triệu chứng sau đây:
Ho khan, ho có đờm: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất.
Viêm họng
Hắt hơi, sổ mũi, khó thở
Cơ thể uể oải, mệt mỏi
Những Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Hô Hấp Ở Người Cao Tuổi
Ngoài ra có thể sẽ có những biểu hiện khác. Nếu nghi ngờ mắc các vấn đề liên quan đến hô hấp, người cao tuổi nên đi khám để nhận được sự tư vấn và điều trị tốt nhất.
4. Những Cách Hiệu Quả Để Ngừa Bệnh Hô Hấp Ở Người Cao Tuổi
Dưới đây sẽ là những cách phòng ngừa có thể tham khảo để tránh mắc các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
4.1. Giữ Cơ Thể Ấm Áp
Vào thời điểm buổi sáng hoặc buổi tối, sẽ xuất hiện sương và gió lạnh. Vì vậy khi ra ngoài, người cao tuổi nên mặc ấm. Giữ ấm giúp cơ thể duy trì nhiệt ổn định, tránh tình trạng bị sốc nhiệt.
4.2. Chế Độ Dinh Dưỡng
Xây dựng được chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ hệ miễn dịch. Đồng thời giúp nâng cao sức khoẻ tổng thể. Nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm như:
Các loại quả giàu vitamin C như cam, ổi, đu đủ, dâu tây…
Tăng cường bổ sung rau xanh
Sử dụng các loại hạt ngũ cốc giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Hiểu được chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Vì vậy Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng luôn chú trọng tới chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi. Mỗi bữa ăn tại Diên Hồng đều được cân nhắc lựa chọn những thực phẩm tốt nhất, đầy đủ các chất dinh dưỡng.
4.3. Thói Quen Tập Thể Dục Đều Đặn
Thói quan tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích. Giúp cải thiện chức năng hô hấp, tăng cường sức khỏe toàn diện. Đồng thời có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ và cải thiện tâm trạng.
Để người cao tuổi có sức khoẻ tốt nhất không chỉ chú trọng về mặt dinh dưỡng mà Diên Hồng luôn chú trọng cả những hoạt động thể chất. Nhằm nâng cao sức khoẻ cả về mặt thể chất và tinh thần cho người cao tuổi.
4.4. Khám Sức Khỏe Định Kỳ
Đây là phương pháp hiệu quả và chính xác nhất để phát hiện các vấn đề sức khỏe. Khám sức định kỳ nên được thực hiện ít nhất 2 lần/năm.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là một trong những hoạt động thường xuyên tại Viện dưỡng lão Diên Hồng. Đảm bảo kiểm soát tốt các bệnh tật, nắm rõ các chỉ số sức khỏe để xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
4.5. Tránh Tiếp Xúc Với Các Tác Nhân Kích Thích
Khói thuốc, bụi bẩn, ô nhiễm không khí… là những tác nhân gây ra những vấn đề xấu đến sức khoẻ. Cần hạn chế tiếp xúc với những yếu tố đó. Môi trường sống cần đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, trong lành.
Kết Luận:
Thời tiết giao mùa là thời điểm nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến đường hô hấp ở người cao tuổi. Hiểu rõ được nguyên nhân, triệu chứng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp người cao tuổi giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Tham khảo chuyên mục cam-nang-suc-khoe của Diên Hồng để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Viêm phổi ở người già là một bệnh lý phổ biến. Theo thống kê, tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở người cao tuổi đứng thứ 2 sau bệnh tăng huyết áp. Bệnh lý này có tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và người già trên 75 tuổi. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
1. Bệnh Viêm Phổi Là Gì?
Viêm phổi là một bệnh hô hấp xảy ra do nhiễm trùng phổi gây ra. Đây là tình trạng các nhu mô phổi bị nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm, làm đầy không gian bên trong các phế nang với dịch và mủ.
Viêm phổi ở người già là bệnh viêm phổi thường xảy ra ở đối tượng trên 70 tuổi.
2. Triệu Chứng Viêm Phổi Ở Người Già
Triệu chứng của viêm phổi có thể khác nhau tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, độ tuổi. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:
Sốt: Khi bị bệnh nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao.
Ho: Ho khan hoặc ho có đờm (đờm màu xanh hoặc màu vàng)
Khó thở: Cảm giác khó thể và có những lúc thở dốc
Cảm thấy mệt mỏi: Cơ thể ở trong tình trạng mệt mỏi kéo dài
Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không đều: có lúc đập nhanh, có lúc đập chậm
Tức ngực: Cảm giác tức ngực có thể cảm nhận rõ ràng khi hít vào hoặc
Dấu hiệu của viêm phổi ở người cao tuổi khác so với người trẻ. Đối với những người cao tuổi sức yếu, lú lẫn, ít vận động thì biểu hiện có thể không bao gồm sốt. Triệu chứng điển hình bệnh viêm phổi ở người cao tuổi là khó thở, thở nhanh, thở rít. Bên cạnh đó ho cũng là triệu chứng hay gặp nhất khi mắc bệnh viêm phổi. Đặc biệt ở những người cao tuổi có bệnh mãn tính về đường hô hấp. Ngoài ra một số triệu chứng khác phổ biến ở người cao tuổi như: tức ngực, khó thở nhẹ.
3. Nguyên Nhân Viêm Phổi Ở Người Già
Viêm phổi ở người già có nhiều nguyên khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân chính:
Các loại vi sinh vật gây viêm phổi ở người già
Nguyên nhân chính gây ra viêm phổi ở người già do các vi sinh vật: vi khuẩn, virus, nấm. Trong đó vi khuẩn, virus thường có sẵn ở mũi, họng. Chúng lợi dụng khi cơ thể suy yếu do nhiễm lạnh, sức đề kháng giảm để tấn công vào đường hô hấp và gây nên bệnh. Vi khuẩn phế cầu và một số virus đường hô hấp, vi nấm là một số vi sinh vật gây bệnh điển hình.
Khói bụi
Khói thuốc lá, thuốc lào nếu hít phải trong một thời gian dài có thể làm tổn thương phổi và tăng nguy cơ mắc viêm phổi. Đặc biệt khói thuốc lá gây hại cho chức năng phổi và làm giảm năng miễn dịch.
Lối sống
Lối sống ít vận động, ăn uống không điều độ cũng là một trong những tác nhân gây viêm phổi. Khi người cao tuổi ít vận động, ăn uống không điều độ có thể làm suy giảm sức đề kháng gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên, một số yếu tố nguy cơ khiến người cao tuổi dễ khởi phát bệnh viêm phổi như:
Hệ miễn dịch suy giảm do vấn đề tuổi tác
Mắc các bệnh nền
Thường xuyên lưu trú tại bệnh viện
Mắc phải chứng khó
4. Cách Phòng Ngừa Viêm Phổi Ở Người Già
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi ở người cao tuổi:
Tiêm phòng đầy đủ
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin: Vacxin phế cầu, Vacxin cúm (cần tiêm hàng năm), vacxin HPV.
Vệ sinh cá nhân
Sử dụng xà phòng, nước rửa tay để rửa sạch tay. Cần rửa tay sau khi đi ra ngoài, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Khi đi ra ngoài đến những nơi đông người hoặc có dịch cúm cần đeo khẩu trang.
Vệ sinh cá nhân để phòng ngừa bệnh viêm phổi
Chế độ ăn uống lành mạnh
Việc có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người cao tuổi sức đề kháng, phòng tránh sự xâm nhập vi khuẩn, virus. Cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất qua các thực phẩm như trái cây, rau xanh…. Người cao tuổi cần uống đủ nước nên uống nước ấm. Cần lưu ý ăn, uống đủ nóng, ấm.
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi. Chế độ dinh dưỡng ở đây được thiết kế linh hoạt phù hợp với tình trạng sức khỏe từng người. Từ đó, giúp nâng cao sức đề kháng và phòng tránh nhiều bệnh.
Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Vận động thường xuyên
Việc duy trì đều đặn các hoạt động thể chất là rất cần thiết. Tuy nhiên, người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Mỗi ngày chỉ cần vận động cơ thể khoảng 15-30 phút.
Diên Hồng luôn đảm bảo mang đến cho người cao tuổi các hoạt động thể chất được diễn ra đều đặn hàng ngày. Các bài tập được Diên Hồng lựa chọn khá đa dạng, phù hợp với sức khỏe thể chất của mỗi người. Tuy là những động tác cơ bản, dễ để thực hiện nhưng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, phòng tránh nhiều bệnh.
Vận động thường xuyên ngăn ngừa bệnh viêm phổi
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống
Thời tiết lạnh là thời điểm vi khuẩn, virus dễ dàng sinh sôi và phát triển. Vì vậy, không gian sống của người cao tuổi cần được giữ gìn sạch sẽ. Cần thường xuyên được dọn dẹp, vệ sinh.
Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống luôn được chú trọng để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi. Phòng ở của người cao tuổi luôn được dọn dẹp hàng ngày, chăn ga gối được thay mới thường xuyên..
Tránh các yếu tố nguy cơ
Không hút thuốc là và tiếp xúc với khói thuốc lá. Tránh tiếp xúc với khói bụi và chất ô nhiễm trong không khí.
Quản lý tốt bệnh nền
Điều trị các bệnh mãn tính theo đúng phác đồ điều trị. Cần đến bác sĩ kiểm tra định kỳ để điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe.
5. Kết Luận
Viêm phổi ở người già là một tình trạng bệnh lý phổ biến. Phát hiện sớm bệnh viêm phổi ở người già sẽ giúp hạn chế biến chứng, tăng khả năng phục hồi. Bằng cách thực hiện các biện pháp này, người cao tuổi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, bảo vệ sức khoẻ.
FAQs
1. Viêm phổi ở người già có lây không?
Viêm phổi là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có nguy cơ lây lan cao. Hai con đường lây truyền bệnh: trực tiếp (hít phải virus, vi khuẩn gây viêm phổi khi tiếp xúc với người bệnh); gián tiếp (tiếp xúc chung đồ dùng của người bệnh)
2. Viêm phổi ở người già có nguy hiểm không?
Viêm phổi ở người già là tình trạng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.