Ngày 27/4, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 3 tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội chính thức đi vào hoạt động với 33 phòng đầy đủ tiện nghi phù hợp với nhu cầu đa dạng của người cao tuổi.
Lễ khai trương gây ấn tượng mạnh với khách mời với tiết mục nhảy dân vũ của chính các cụ bà đang an dưỡng trong trung tâm. Trong trang phục lao động của các ngành nghề, các cụ bà nhảy múa theo điệu nhạc, vừa để ngợi ca lao động, vừa để tri ân tới các cán bộ nhân viên của Diên Hồng đã luôn yêu nghề mê việc và hết lòng chăm sóc cho các ông bà trong thời gian vừa qua. Nhìn động tác đáng yêu của các bà, không ai nghĩ đây là các cụ U80.
Tiết mục nhảy dân vũ đáng yêu của các cụ bà
Tại lễ khai trương, anh Đỗ Trần Hồ Thắng, Tổng Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ: “Buổi khai trương hôm nay mới chỉ là bắt đầu, chúng tôi phải phấn đấu không ngừng nghỉ để thực hiện sứ mệnh mang lại sự “an toàn – sức khoẻ – hạnh phúc” cho người cao tuổi. Diên Hồng đã có những kế hoạch cụ thể để cân đối giữa 3 yếu tố trên, không để vì sự an toàn mà hạn chế người cao tuổi làm những việc họ muốn như việc tự do đi dạo phố, đi mua sắm…Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất phù hợp và an toàn cho các cụ, chúng tôi sẽ tạo ra môi trường kết nối mạnh hơn nữa giữa các cụ với nhau, giữa các cụ với gia đình, giữa các cụ với xã hội. Chúng tôi thường xuyên khuyến khích người ngoài vào nói chuyện, chơi trò chơi và kết bạn với các cụ, nhất là các em nhỏ vì năng lượng tích cực mà các bé lan toả đến các cụ”.
Anh Đỗ Trần Hồ Thắng – Tổng Giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ tại buổi lễ
Điểm đặc biệt của Trung dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 3 so với các cơ sở khác chính là có nhiều phòng riêng 1 hoặc 2 người để người già được tự do làm việc mình thích mà không e ngại làm ảnh hưởng đến những người cùng phòng. Người cao tuổi có thể cùng con cháu tự trang trí phòng theo sở thích, tự lựa chọn lịch sinh hoạt phù hợp với mình trên cơ sở hoạt động chung của trung tâm.
Ông Tiến vui mừng hát tặng trung tâm 3 bài hát
Cũng trong buổi lễ khai trương, ban lãnh đạo của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã thực hiện nghi lễ cắt băng khai trương với thông điệp ý nghĩa. Người già vốn được nhiều người nghĩ đến với các từ không mấy tích cực như cô đơn, tủi thân, thiếu sức sống. Bản thân họ nếu không được gia đình thường xuyên quan tâm, chăm sóc, họ cũng dễ có một tuổi già buồn chán, hay lo lắng, bi quan. Tuy nhiên, khi người già đến với Diên Hồng, thông qua đôi bàn tay chăm sóc của các bạn điều dưỡng viên tận tâm, các hoạt động vui chơi giải trí và nhất là thường xuyên được giao lưu, trò chuyện với những người cùng lứa tuổi, người cao tuổi sẽ trở nên vui vẻ, khoẻ khoắn và hăng hái hơn. Bản thân gia đình của các cụ cũng sẽ an tâm làm việc, học tập. Với ý nghĩa như vậy, ban lãnh đạo Diên Hồng cùng nhau cắt băng khai trương tượng trưng cho việc loại bỏ những điều tiêu cực về người già để mở ra một hình ảnh mới đầy sức sống.
Hình thức cắt băng khai trương mang tính biểu tượng xoá bỏ những cảm xúc và hình ảnh tiêu cực của người giàMở ra một hình ảnh người già đầy sức sống
Bà Phạm Thị Diễm (Hà Nội, 77 tuổi) không giấu được niềm phấn khởi: “Tôi đã sống ở dưỡng lão Diên Hồng được 2 năm và thấy rất hài lòng. Các cháu điều dưỡng chăm sóc tốt, tổ chức nhiều hoạt động vui vẻ, ý nghĩa, rất phù hợp với những người già yêu thích vận động, vui chơi như tôi. Tôi thấy rằng, người già sau khi cống hiến hết mình cho xã hội, chăm sóc con cháu chu toàn thì hãy vào dưỡng lão để được tận hưởng tuổi già. Tôi đã đi nhiều viện dưỡng lão rồi và thấy ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng là nhất. Các cụ ở tuổi xế chiều thì đừng ngần ngại mà chọn ngay Diên Hồng”.
Bà Phạm Thị Diễm bày tỏ tình cảm dành cho Diên Hồng
Với nỗi lực làm cho trung tâm dưỡng lão Diên Hồng trở nên đời thường hơn, gần gũi hơn, giống với ở nhà hơn, chắc chắn người cao tuổi sống trong trung tâm sẽ tận hưởng tuổi già phong phú và hạnh phúc hơn.
Viện dưỡng lão Diên Hồng đã tập hợp 7 lý do hàng đầu rằng việc chuyển sang một cộng đồng người già hạnh phúc có thể là lựa chọn hoàn hảo cho mỗi gia đình.
Chuyển đến một ngôi nhà mới, một nơi ở mới có thể là một trong những cột mốc quan trọng của cuộc đời. Ngày nay, nhiều người mong muốn gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão hay chính bản thân người già có mong muốn đấy nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Thực tế, ở viện dưỡng lão có vô số tiện nghi và nhiều hoạt động xã hội cho người già. Từ dịch vụ cắt tóc, làm đẹp đến ăn uống, vui chơi, giải trí. Ngoài ra người cao tuổi còn được xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và chăm sóc y tế hiện đại. Thông qua các dịch vụ này cũng như các hoạt động tập thể, nhiều người cao tuổi đang thấy rằng các viện dưỡng lão đang mang đến sự thuận tiện, hạnh phúc và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Người cao tuổi tham gia đại hội thể thao tại Viện dưỡng lão Diên Hồng
1. Giá cả phải chăng hơn chúng ta nghĩ
Hầu hết mọi người không nhận ra chi phí khi sống trong viện dưỡng lão hợp lý hơn hẳn khi ở nhà mà có thuê thêm người giúp việc. Chi phí sinh hoạt trong viện dưỡng lão khoảng 8 triệu/1 tháng, cho một người già khỏe mạnh. Đây là chi phí trọn gói bao gồm: Chỗ ở tiện nghi (tivi, điều hòa 2 chiều, bình nóng lạnh); phòng sinh hoạt chung; phòng tập thể dục; giặt giũ; chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp với người cao tuổi; xoa bóp bấm huyệt; chế độ theo dõi sức khỏe hàng ngày, hàng tuần, tổ chức sinh nhật, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí…
Khi sống tại nhà, tiền thuê giúp việc mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng. Chi phí ăn uống cho cả cụ và giúp việc khoảng 3 triệu. Tiền điện nước nếu dùng điều hòa 24/24 như một số người cao tuổi đang sống tại Viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội, chi phí truyền hình,… khoảng trên 1 triệu. Chưa kể các chi phí như thăm khám bác sĩ, sửa chữa thiết bị, đồ đạc khi bị hỏng thì một tháng đã tốn kém ít nhất 10 triệu đồng.
Nhiều người cao tuổi và gia đình đã thấy rằng chi phí sinh hoạt hàng tháng trong viện dưỡng lão ít hơn so với ở nhà riêng của họ.
2. Cơ hội tham gia hoạt động xã hội dồi dào
Nếu quý vị nghĩ rằng cuộc sống trong một
viện dưỡng lão có nghĩa là ngồi một chỗ, hãy suy nghĩ lại! Ở đây người cao tuổi
có thể dễ dàng giao tiếp với bạn bè, không chỉ trong các khu vực chung mà còn
thông qua các hoạt động có kế hoạch như các sự kiện sinh nhật, giao lưu với các
đoàn sinh viên, trẻ em mầm non, chụp các bộ ảnh đẹp để làm kỷ niệm…
Người cao tuổi tại viện dưỡng lão Diên Hồng cũng có quyền tự do duy trì thói quen như khi ở nhà và lựa chọn hoạt động phù hợp với mình. Trong một viện dưỡng lão, người cao tuổi luôn có một lựa chọn là thư giãn thoải mái trong không gian riêng của họ hoặc đắm mình trong cuộc sống xã hội của cộng đồng. Khi hòa mình vào các hoạt động tập thể, các sự kiện thể thao, hoặc các lớp thể dục, yoga, người cao tuổi sẽ tìm thấy nhiều cơ hội bổ ích và được truyền cảm hứng để tham gia. Bên cạnh đó, người già thậm chí có thể nhen nhóm những sở thích bị lãng quên mà cuối cùng cũng có thời gian để theo đuổi.
Người cao tuổi tại Diên Hồng tham gia Hoa hậu Cao niên
Viện dưỡng lão Diên Hồng đã thực sự truyền
cảm hứng cho người cao tuổi tham gia các hoạt động. Điều này dẫn đến hạnh phúc
và chất lượng cuộc sống lớn hơn.
3. Chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp và thuận tiện
Thật khó để dự đoán sự tiến triển của sức khỏe của cha mẹ già. Các nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu có vẻ đơn giản có thể phát triển thành các tình trạng nghiêm trọng hơn đòi hỏi phải chú ý liên tục. Nếu không có sự giám sát, các vấn đề như mất trí nhớ, không tự chủ và hạn chế vận động có thể gây ra những rủi ro lớn cho sức khỏe của người cao tuổi. Ngoài ra, với nhiều người, việc đối phó với những thay đổi trong hành vi, nâng đỡ và di chuyển cha mẹ trở nên khó khăn và dễ gặp sự cố. Một viện dưỡng lão có thể cung cấp hỗ trợ suốt ngày đêm. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có kiến thức về nhiều tình trạng y tế và có kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi, viện dưỡng lão là lựa chọn hợp lý.
Tại Viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội, chi phí chăm sóc sức khỏe được bao gồm trong phí hàng tùy theo nhu cầu. Hằng ngày người cao tuổi sẽ được đo nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, chỉ số đường huyết và được kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc cho phù hợp với thực tế. Cuối tuần sẽ có bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho người cao tuổi.
Bà Trần Kim Oanh (Quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ rằng bà rất yên tâm khi sống trong trung tâm vì khi huyết áp tăng cao đến 180 thì điều dưỡng viên cho bà uống thuốc và chỉ một lúc sau huyết áp đã trở về 120 như bình thường. Nếu bà ở nhà một mình thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
4. Môi trường sống an toàn
Thông thường không gian sống tại các gia
đình không hoàn toàn phù hợp với người già. Các gia đình thường phải sửa đổi
nhà và thuê chăm sóc tại nhà để làm cho ngôi nhà của mình an toàn cho người cao
tuổi có sức khỏe thể chất bắt đầu suy yếu dần. Từ hệ thống cảnh báo y tế đến
thanh vịn trong nhà tắm, đường dốc dành cho xe lăn,…đều cần phải điều chỉnh.
Thực tế là không nhiều ngôi nhà có thể sửa lại được, chưa kể các chi phí này rất
tốn kém. Viện dưỡng lão Diên Hồng được thiết kế từng chi tiết như tay vịn hành
lang, thang máy, thanh chắn giường…giúp người cao tuổi tránh té ngã và tai nạn
và luôn có nhân viên y tế túc trực 24/7 sơ cứu kịp thời hoặc chuyển đến bệnh viện
gần đó.
Các nút gọi khẩn cấp cũng như nhân viên
được đào tạo sẵn sàng 24/7 chỉ là một vài trong số các cách mà Viện dưỡng lão
Diên Hồng Hà Nội đảm bảo an toàn cho cư dân của mình. Trong Diên Hồng, người
cao tuổi yên tâm khi biết rằng trong tình huống khẩn cấp luôn nhận được sự hỗ
trợ từ điều dưỡng viên có kinh nghiệm.
5. Tập thể dục và thể chất hàng ngày
Người già ở Việt Nam đa phần hay thích nằm, ít vận động. Trong viện dưỡng lão Diên Hồng Hà Nội thì ban đầu người cao tuổi có thể chưa hào hứng với việc tập thể dục nhưng khi điều dưỡng viên tổ chức hoạt động thể dục theo nhóm thì các cụ có tinh thần hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động như tưới cây, đi dạo cũng mang đến niềm vui, giúp người cao tuổi vận động và giải phóng endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, được xem là “liều thuốc” giảm đau tự nhiên, có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, hưng phấn, hạnh phúc, tâm trạng tốt hơn, giảm đau và giúp tập trung hơn…).
Hơn nữa, các CLB như yoga, CLB trò chơi với các trò chơi vận động cũng có thể giúp người cao tuổi điều trị viêm khớp và tăng cường sự khéo léo của các cơ trong cơ thể.
Các ông bà đang được điều dưỡng hướng dẫn tập thể dục
Hàng tháng, điều dưỡng viên tại Viện dưỡng lão Diên Hồng sẽ lập kế hoạch các hoạt động sẽ tổ chức trong tháng bao gồm cả đưa người cao tuổi đi dạo, tập thể dục, các trò chơi vận động, hoạt động thủ công, xếp hình, đố vui, giao lưu văn nghệ… Bên cạnh đó, các hoạt động đa dạng để phù hợp với nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, đảm bảo rằng ai cũng có cơ hội tham gia. Ngoài các hoạt động theo tháng, hằng năm, viện cũng tổ chức Olympic Diên Hồng với các môn thể thao được biến tấu từ các môn thi trong thế vận hội để phù hợp với người già và có nhiều yếu tố giải trí hơn.
Có thể nói khi sống trong các viện dưỡng
lão, cơ hội rèn luyện thể chất của người cao tuổi được hỗ trợ vượt xa những gì
người thân trong gia đình có thể cung cấp tại nhà.
6. Bữa ăn ngon lành phù hợp với chế độ dinh dưỡng người già mỗi ngày
Có thể rất khó để theo dõi và cân đối dinh dưỡng cho người già tại nhà. Người cao tuổi sống một mình có thể thấy không hấp dẫn khi nấu ăn cho một người. Và thật khó khăn cho những người chăm sóc tại gia đình để theo dõi xem người thân của họ có nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết hay không. Bên cạnh đó, cách chế biến đồ ăn tại gia đình không hoàn toàn phù hợp với người già. Trên thực tế, nhiều người cao tuổi bị suy dinh dưỡng khiến sức khỏe và hạnh phúc của họ suy giảm – bất chấp những nỗ lực của gia đình để giữ cho họ khỏe mạnh.
Trong viện dưỡng lão Diên Hồng, người cao tuổi được phục vụ bốn bữa ăn mỗi ngày phù hợp với điều kiện sức khỏe cụ thể của họ, chẳng hạn như răng yếu, khó nuốt hoặc tiểu đường. Bữa ăn mỗi ngày đã được bao gồm trong phí hàng tháng. Người già không phải lo lắng về việc chuẩn bị gì cho bữa tối. Đầu bếp sẽ đảm bảo rằng người cao tuổi luôn có những bữa ăn ngon, bổ dưỡng được chuẩn bị mới mỗi ngày. Thực đơn cũng được thay đổi thường xuyên để người cao tuổi luôn cảm thấy ngon miệng.
7. Xa thương gần thường
Nhiều người cho rằng người già cần phải
sống cùng với con cháu để được quan tâm chăm sóc nhưng sự khác biệt giữa nhiều
thế hệ khiến cho mối quan hệ bố mẹ và con cái trở nên xấu đi.
Đối với nhiều cá nhân, việc sống chung với
cha mẹ già cũng có thể làm gián đoạn sự tham gia vào các hoạt động khác. Với
người cao tuổi khoảng 80 tuổi thì con cái cũng tầm U60. Họ hoặc chưa nghỉ hưu
hoặc nếu nghỉ hưu thì vẫn còn tham gia nhiều hoạt động bên ngoài hoặc dành thời
gian để làm những việc mà khi còn trẻ chưa có cơ hội trải nghiệm. Tình huống thậm
chí còn căng thẳng hơn khi họ có mối quan hệ căng thẳng với cha mẹ nhất là khi
người già trở nên nhạy cảm và khó tính hơn. Thay vì hy sinh sức khỏe cảm xúc của
cả hai bên, viện dưỡng lão có thể là một lựa chọn tốt. Khi không sống cùng
nhau, cảm giác nhớ thương vì không phải ngày nào cũng gặp nhau lại giúp cải thiện
tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Cô Đinh Ngọc Quy (Thanh Xuân, Hà Nội) luôn ủng hộ người già sống trong viện dưỡng lão cũng chia sẻ một câu chuyện thật đầy cảm động. Có nhà kia cha mẹ chia đất cho các con. Vì là nhà ở góc phố nên có 2 mặt tiền. Các con kinh doanh cũng khá sau đó cho thuê mở quán ăn 125 triệu/tháng và quán cà phê 50 triệu/tháng. Con út ở chỗ khác cũng nhà mặt phố luôn. Nhưng 2 cụ già thì tội thật vì ốm đau nên con cho ở trong phòng riêng và thuê giúp việc coi sóc. Thi thoảng các con đẩy 2 cụ ra ngoài nhưng nhìn tàn tạ dù các cụ đi lại đc nhưng yếu lắm. Sau đó nhà các con đập đi xây lại to hoành tráng hơn nên gửi tạm các cụ vào dưỡng lão hơn 1 năm trong lúc chờ xây nhà.
Khi nhà xây xong, các con đón về thì cụ ông không chịu và cụ bà cũng ở đó luôn theo ông. Hai cụ lúc này khoẻ hẳn ra và đi lại bình thường. Cụ ông bảo với hàng xóm lúc về thăm nhà là “Tôi không thấy cái nhà tôi nó ấm áp. Lỗi tại tôi không dạy dỗ mà chỉ biết lo cho chúng nó. Tuy chúng không hỗn láo nhưng không cho tôi cái tình cảm và niềm vui như các cháu trong viện dưỡng lão”.
Cô Quy tâm sự: “Có bao nhiêu cuộc đời thì bấy nhiêu số phận khác nhau. Có những cụ được sống và chết vui vầy đủ đầy cùng con cháu ở nhà. Nhưng tôi đoan chắc rằng cái kết của tuổi già ở viện dưỡng lão là một cái kết tốt đẹp. Dù người vào đó với bất cứ lý do gì chăng nữa. Vì tôi đã tìm hiểu về nó cách đây 15 năm rồi và tôi luôn mơ ước được đưa mẹ mình vào đó. Sau này sẽ là tôi. Tôi đã dặn các con kỹ lưỡng nếu tôi ốm đau hoặc già yếu thì bán nhà của tôi đưa tôi vào viện dưỡng lão và tôi xác định phải làm thế nào để có kết quả êm đẹp cho mình và các con.”
Các ông bà tham gia chương trình Rung chuông vàng tại trung tâm
Đã qua rồi cái thời tứ đại đồng đường nhất là ở các thành phố lớn khi nhà cửa có diện tích hạn chế. Chỗ ăn, chỗ ngủ chật chội, chưa kể những khác biệt trong quan điểm của các thế hệ cũng có thể mang lại khổ sở, bất tiện cho các thành viên. Để hòa thuận, nhiều khi các thành viên phải rất cố gắng dung hòa, thậm chí bằng mặt nhưng không bằng lòng, khó để có được hạnh phúc thật sự. Tuy nhiên, mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau. Người cao tuổi có thể lựa chọn sống ở viện dưỡng lão hay sống cùng con cháu, miễn là họ cảm thấy vui.
Một buổi tối, hình như hôm đó là trung thu, bố mẹ tôi xem trên Thời sự 19h có nhắc đến một viện dưỡng lão vui vẻ rồi đề nghị chúng tôi gửi hai cụ vào đó để được vui sướng như người ta. Vợ chồng tôi xua tay bảo chắc người ta quảng cáo thôi chứ làm gì có chỗ nào lại tốt hơn được ở nhà. Thực ra chúng tôi nghĩ đang yên đang lành ở nhà chẳng mất gì (các cụ vẫn tự sinh hoạt cá nhân, không cần con cái phải chăm nom nhiêu, các cụ cũng ăn như mèo, không đáng mấy đồng), tự nhiên vào trong trung tâm dưỡng lão tốn 1 đống tiền. Chưa kể là đưa hai cụ vào đó thì họ hàng, làng xóm lại dị nghị nói bất hiếu, rũ bỏ trách nhiệm chăm sóc bố mẹ… Lợi thì chưa thấy đâu, tôi chỉ thấy mệt người.
Cứ tưởng nói vậy là xong, ai ngờ ngày nào hai cụ cũng nói về chuyện này, đòi chúng tôi phải chốt ngày đưa hai cụ vào dưỡng lão. Tôi kiên quyết từ chối thì hai cụ quyết liệt đòi từ mặt tôi. Bố mẹ bảo tôi sĩ diện, ích kỉ, ngu dốt, chỉ nghĩ đến suy nghĩ của người ngoài mà không quan tâm đến mong muốn của bố mẹ. Bố mẹ tôi còn đòi tôi trả lại căn nhà mà hai cụ từng cho tôi để bán đi lấy tiền tự vào trung tâm dưỡng lão, không muốn dính dáng gì đến nhà tôi nữa. Người ta bảo trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, như nhà tôi thì hai cụ đúng là trời đấy. Tôi mà không chiều theo ý hai cụ thì không xong. Thấy bố mẹ căng thẳng quá, tôi cũng thử đi tìm hiểu xem chỗ dưỡng lão đó như thế nào.
Các bà ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đi thi hoa hậu cao niên
Ấn tượng đầu tiên của tôi là không gian thoáng rộng, không ngờ trung tâm dưỡng lão bây giờ không khác gì cái chung cư mini. Tôi hỏi thử mấy cụ già ở đây xem cảm nhận như nào thì các cụ nói chuyện vui phết lại còn khoe hết huy chương Olympic đến giấy chứng nhận hoa hậu. Kể ra bố mẹ tôi hóa ra còn hiện đại và biết hưởng thụ phết đấy chứ. Nghĩ lại thấy cũng có chút xấu hổ. Nếu tôi không đồng ý với hai cụ thì mới thực sự là bất hiếu. Bố mẹ nuôi mình bao năm khôn lớn trưởng thành, giờ mình còn so đo tính toán chuyện tiền bạc. Thấy ưng ý, không kịp chờ đến lúc về tới nhà, tôi gọi ngay cho hai anh chị trong nhà để thông báo thì may quá anh chị cũng ủng hộ và đề nghị cùng đóng góp với tôi chi trả phí hàng tháng của bố mẹ.
Không gian xanh trong trung tâm dưỡng lão Diên Hồng
Giờ thì bố mẹ tôi đã dọn đến ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được hơn 5 tháng rồi. Thấy hai cụ hay gọi video về khoe lúc thì được ngâm chân đá muối, lúc chơi cá ngựa, đánh tam cúc, chơi chuyền bóng tôi thấy nhẹ lòng. Đúng là gửi ông bà vào đây cả nhà ai cũng thoải mái, ông bà thì không phải mòn mỏi chờ các con về cơm nước, chúng tôi thì không bị cằn nhằn chuyện sinh hoạt thất thường. Tuy tài chính cũng có chút tốn kém hơn nhưng mình cố gắng một chút cũng được. Bố mẹ nuôi mình bao nhiêu năm, giờ là lúc mình báo hiếu. Thi thoảng có thời gian anh em chúng tôi lại tranh thủ vào thăm hai cụ. Người ta bảo xa thương, gần thường cũng đúng. Bố mẹ lâu lâu mới gặp con cháu thì mừng mừng tủi tủi, tình cảm thắm thiết hơn trước.
Nghĩ lại thì tôi đã quá lạc hậu so với bố mẹ nhà tôi rồi. Mỗi thế hệ một quan điểm sống, lối sinh hoạt, ở cùng nhau không dễ gì để hoà hợp. Sau này mình cũng sẽ vào dưỡng lão vừa thoải mái, không phiền đến con cháu.
Bằng việc thấu hiểu mong muốn tiềm ẩn của người già và những sáng tạo trong các hoạt động, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã trở thành ngôi nhà chung được nhiều người yêu thích.
Nhiều suy nghĩ về người già trước đây đã được chứng minh là sai lầm ở Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng. Người già không phải chỉ thích sống hoài niệm, thoải mái với những thứ quen thuộc mà nhiều người già thích trẻ lại, thích cái mới, thích gặp gỡ, thích kết bạn, thích được tham gia hoạt động cả ngày thay vì nằm một chỗ. Vì vậy, Trung tâm đã thiết kế và tổ chức một lịch trình sinh hoạt cả tháng cho người cao tuổi đang sống trong Trung tâm để phù hợp với nhiều sở thích khác nhau. Đó có thể là các trò chơi vận động nhẹ nhàng, các buổi làm đồ thủ công hay các cuộc thi sắc đẹp đòi hỏi kiến thức. Nhờ vậy mà mỗi người cao tuổi đều tìm thấy một hay vài hoạt động phù hợp với mình để luôn giữ được niềm vui cuộc sống.
Rung chuông vàng phiên bản người cao tuổi cho các ông bà ở Diên HồngChung kết cuộc thi hoa hậu cao niên Diên Hồng
Hằng năm, cứ vào dịp tết, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đều tổ chức chợ Tết để người già hòa mình vào không khí tấp nập mua sắm, vui chơi, để cảm nhận sâu sắc cái Tết đang đến rất gần. Ở các thành phố lớn, mỗi năm người dân lại có những trải nghiệm mới về Tết khi đến các khu vui chơi, mua sắm khác nhau, cách thưởng thức Tết cũng có nhiều đổi mới. Vì thế, Diên Hồng đã nỗ lực không ngừng để mỗi năm mang đến chợ Tết Diên Hồng cái gì đó mới mẻ để các cụ luôn cảm thấy hứng khởi và chờ đợi.
Chợ Tết Diên Hồng 1
“Những năm trước thấy một số cụ chạnh lòng bảo tiền đâu mà đi chợ Tết, năm nay mình tổ chức quyên góp đồ dùng vừa mới vừa cũ để bán miễn phí trong chợ tết cho các cụ. Nhưng để các cụ không bị lăn tăn tâm lý “của cho là của ôi”, chúng mình bê đến chợ Tết cả mấy cái sàn thương mại điện tử, cấp cả một cái ví có sẵn 500 Tết xu để các cụ thoải mái mua sắm. Và thế là các cụ nô nức đi ngắm rồi chọn mua, các bạn nhân viên thì giống những người bán hàng chuyên nghiệp tư vấn cho các cụ mua được những món đồ ưng ý”, chị Hoàng Ngân – Phó Tổng giám đốc Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng tự hào nói.
Các ông bà Diên Hồng 2 mua đồ trong gian hàng thương mại
Thực tế là chợ Tết xong cả tuần rồi mà các ông bà trong trung tâm vẫn còn sung sướng khoe với nhau những món đồ yêu thích mua được. Tuyệt vời nhất là các cụ rất vui vì không có tiền vẫn đi chợ Tết và mua được hàng.
Tại chợ tết, các ông bà còn được chơi các trò chơi mà nếu chiến thắng thì được tặng quà như mấy quầy game trong các trung tâm thương mại hay các hội chợ như gắp gấu bông, ném vòng, ném bóng vào cốc, ném phi tiêu. Mấy trò chơi này không chỉ hấp dẫn vì được quà mà là ở trải nghiệm đi đổi xu rồi dùng xu mua lượt chơi và nỗ lực hết sức mình để chiến thắng. Lúc thua thì tiếc nuối rồi khi chiến thắng trò chơi, các ông bà vỡ òa hạnh phúc.
Chiến lợi phẩm của ông khi tham gia trò chơi
Trong chợ Tết còn có cả studio chụp ảnh để các cụ và gia đình có thể chụp ảnh concept Tết và in ảnh gỗ ngay tại Diên Hồng.
Các gia đình chụp ảnh kỷ niệm tại khung checkin
Một điều khiến người cao tuổi cảm thấy hào hứng mua sắm trong chợ tết Diên Hồng là mục đích gây quỹ đi từ thiện. Lợi nhuận của các gian hàng sẽ được ban tổ chức mua gạo, mắm, muối, dầu ăn… cho các em bé ở Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu. Nhờ đó mà chợ tết Diên Hồng còn có thêm ý nghĩa đối với các ông bà ở Diên Hồng và tất cả người tham dự.
Chính vì Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng luôn có các hoạt động vừa vui vừa ý nghĩa nên nhiều ông bà không muốn về thăm nhà sợ bỏ lỡ các sự kiện thú vị. Có khi là về nhà chỉ được một ngày các cụ đã muốn quay lại vì ở Diên Hồng quen rồi. Bà Đặng Thị Tuyết Sinh vui vẻ nói: “Diên Hồng tệ lắm, cứ làm cho người ta thấy yêu rồi bị nghiện lúc nào không hay”.
Ai rồi cũng phải già và có một tuổi già sinh động thì quan trọng vô cùng. Đó cũng chính là lí do mà Diên Hồng luôn nỗ lực để mang đến một môi trường sống tích cực, vui vẻ và nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người già.
Ngày 10 và 17/1 vừa qua, Viện dưỡng lão Diên Hồng tổ chức chợ tết cho người cao tuổi đang sống trong trung tâm và gia đình. Các hoạt động mới mẻ và thú vị đã mang đến nhiều niềm vui cho người tham dự.
Khác với những năm trước, chợ tết Diên Hồng năm nay theo một hình thức hoàn toàn mới. Người cao tuổi ở viện dưỡng lão Diên Hồng sẽ được cấp cho 1 ví điện tử đã có sẵn 5000 tết xu trong đó để mua sắm trong gian hàng thương mại điện tử. Các ông bà không cần có tiền mà vẫn đi mua sắm được nên vô cùng thích thú. Bà Hoàng Thị Cẩm không giấu được niềm vui khi mua được 1 chiếc áo khoác dạ màu hồng xinh xắn: “Chưa bao giờ được đi chợ tết vui như thế này. Tôi vừa được xem văn nghệ, vừa được cho tiền để đi mua sắm.Tôi đã nhắm cái áo khoác này từ lúc mới treo lên”.
Gian hàng sử dụng ví điện tử được các ông bà yêu thích nhất
Các trò chơi được lấy cảm hứng từ các hội chợ và trung tâm thương mại như ném phi tiêu nổ bóng bay, ném vòng, ném bóng vào cốc, gắp thú bông cũng khiến các cụ hào hứng. Nhiều cụ kiên trì chơi nhiều lượt đến khi trúng thưởng mới thôi. Ông Trần Sơn Lâm thích nhất trò ném bóng vào cốc. Trò này tưởng dễ nhưng không hề đơn giản, ông đã phải ném nhiều lần mới trúng được món quà mà mình mong muốn.
Trong chợ tết còn có các gian hàng hoa, các loại hạt để các cụ sử dụng hoặc mời khách nên ai nấy cũng hứng khởi chọn được món hàng ưng ý. Bên cạnh đó các cụ cũng được thưởng thức các món ăn vặt do chính cán bộ nhân viên trong trung tâm chuẩn bị. Các cụ vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả với con cháu.
Bên cạnh các tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn, Diên Hồng cũng mời các CLB múa đến biểu diễn các tiết mục về mùa xuân cho các cụ xem. Những tiết mục văn nghệ sôi nổi mang không khí tết rộn ràng khắp Diên Hồng.
Chợ tết Diên Hồng năm nay đông vui tấp nập hơn hẳn các năm trước như các ông bà trong trung tâm nói vui là “đông như chợ tết”. Chị Nguyễn Thị Hiền Thúy (con gái bà Dung đang an dưỡng tại viện dưỡng lão Diên Hồng hồ hởi: “Năm trước mình bận không vào đưa bà đi chợ tết. Năm nay mới sắp xếp để tham dự. Bà nhà mình vui lắm. Cảm ơn trung tâm đã tổ chức hội chợ tết ý nghĩa như thế này.”
Người già cũng thích những hoạt động sôi nổi như một cách khuấy động tinh thần để cảm thấy vui khỏe hơn. Không khí vui tươi, nhộn nhịp trong chợ tết cũng góp phần giúp các ông bà cảm nhận một cái tết nhiều niềm vui đang chờ ở phía trước.
Ngày 24/12 vừa qua, tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở
2 đã diễn ra chương trình giao lưu văn nghệ vô cùng ấm cúng với các em bé Trường
Mầm non Đức Trí.
Mỗi lần các cụ nghe tin có các bé trường mầm non đến là các cụ vui lắm. Bà Dành bảo: “Trông các cháu ai cũng đáng yêu, dễ thương, nhìn thấy chúng nó là muốn ôm cả ngày”.
Từ ngày thành lập Diên Hồng đến nay đã hơn 6 năm và tiếp đón nhiều chương trình giao lưu với các trường mầm non. Nhưng hệ thống trường Khai Minh Đức khiến các cụ ấn tượng không thôi. Ấn tượng bởi bộ đồng phục của các bé, trông như những chú ong vàng. Hay ấn tượng bởi sự ngoan hiền, lễ phép theo cách rất riêng.
Các em bé trường mầm non Đức Trí
Các bé biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, nào hát, múa, đọc thơ, khiến cho các ông bà không cầm lòng được mà hát tặng lại. Bà Tuyết bắt nhịp bài Như có Bác Hồ trong đại thắng để rồi cả hội trường râm ran trong tiếng hát.
Tiết mục múa của các bé
Không những thế các bé còn đấm lưng, xoa bóp chân tay cho các ông bà, và tặng cho ông bà những món quà nhỏ xinh mà các bạn tự chuẩn bị.
Ông Ngà được các bé xoa bópBà Nhung và bà Dành được các bé tặng quà nhân dịp Giáng sinh
Nhưng vui nhất phải kể đến khoảnh khắc ông già Noel xuất hiện, không chỉ các bé mà các cụ ai cũng òa lên thích thú.
Ông già Noel tặng chong chóng cho các bé
Giáng sinh năm nay, có lẽ không chỉ người già mà cả các thầy cô, các em bé đều thấy ấm áp, hạnh phúc.
“Chương trình đơn giản mà hay và ý nghĩa quá các bà ơi”, bà Đặng Thị Tuyết Sinh tươi cười hớn hở khoe với các bà trong phòng sau khi tham gia buổi lễ kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam của Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 2 về.
Mới sáng sớm, không ai bảo ai, mọi người đều dậy từ sớm, chải chuốt. Ai tự đi lại được thì rủ nhau lên hội trường, ai không đi được thì thúc giục các cháu đưa lên sớm vì không muốn bỏ lỡ hoạt động nào.
Tất cả các cụ bà đều được tặng những bông hoa hồng vừa thơm vừa đẹp. Có cụ cứ ngắm mãi lại còn hít hà mùi thơm của hoa như thể chỉ ngắm thôi là chưa đủ.
Chương trình cây nhà lá vườn với các tiết mục văn nghệ đến từ các bạn điều dưỡng viên, sinh viên trường ĐH Công đoàn và các cụ ông cũng khiến cả hội trường vỗ tay “rần rần”.
Các ông bà trong Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng hào hứng với các tiết mục văn nghệ trong chương trình kỷ niệmĐiều dưỡng Đinh Việt Cường hát tặng ca khúc “Vì đó là em”Ông Thành còn hào hứng với ngày 20/10 hơn cả các cụ bàBà Dung tỏ ra vui vẻ khi được tham gia chương trình văn nghệ thú vịTiết mục “Em trong mắt tôi” của tam ca Chị chị em emCác ông bà đu đưa theo điệu nhạcBạn Vân Hà – Sinh viên ĐH công đoàn đến giao lưu cùng các ông bà trong Trung tâm dưỡng lão Diên HồngÔng Khôi với ca khúc “Sơn nữ ca” đầy truyền cảmÔng Đại với giọng hát đầy nội lực khiến cho cả hội trường ồ lên thích thúNhiều cụ bà tranh thủ lên tặng hoa để bày tỏ sự ngưỡng mộ Trò chơi vui của các bạn điều dưỡng viên và sinh viên tình nguyện làm các cụ cười mãi không thôi
Ngày Phụ nữ Việt Nam vừa là để tri ân các bà, các mẹ vừa là dịp để người cao tuổi trong trung tâm có những giây phút giao lưu thú vị. Người già cũng như tất cả mọi người đều cần các mối quan hệ, cần các hoạt động giao lưu thường xuyên. Ở Diên Hồng, các hoạt động như thế này diễn ra thường xuyên giúp cải thiện sức khoẻ của các bậc cao niên đang sống trong trung tâm. Nhờ đó mà các ông bà ở đây luôn vui vẻ và yêu đời hơn.
Tôi có một thói quen là lúc nào rảnh lại vào viện dưỡng lão trò chuyện với mấy cụ ông cụ bà và hỏi thăm mấy bạn điều dưỡng viên ở đây vì tôi ngưỡng mộ các bạn ấy lắm. Các bạn ấy nói chỉ cần kiên nhẫn, không ngại khó, ngại bẩn thì làm được ngon lành nhưng cái khoản kiên nhẫn thì tôi thiếu vô cùng. Đang bận và mệt mà con cái cứ lèo nhèo đòi hỏi là kiểu gì tôi cũng không thể bình tĩnh được và quát ầm lên ngay. Vừa bước vào cửa đã thấy Linh đon đả chạy ra chào, áo đồng phục màu xanh ướt đẫm không biết là do mồ hôi hay là nước. Em lấy tay quệt ngang trán rồi bảo vừa tắm cho các cụ xong.
Linh hiện đang là điều dưỡng trưởng ở Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1. Em kể con đường công việc của em cũng loằng ngoằng lắm. Em tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng năm 2013. Trong tâm thế háo hức được phục vụ bệnh nhân như đúng đam mê, em nhận vào làm ở một bệnh viện tuyến huyện. Do lương thấp và thời điểm này công việc kinh doanh của gia đình gặp nhiều biến cố, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, e quyết định nghỉ việc sau một năm gắn bó. Em một mình về thủ đô quyết tâm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ.
Cuộc sống mưu sinh ở Hà Nội không dễ dàng như em nghĩ. Không tìm được công việc đúng với chuyên ngành với mức thu nhập ổn, em “linh động” vào làm ở khối backoffice của một phòng khám mà không ngờ rằng mình lại sớm phải chia tay chỉ vì bị nợ lương nhiều và chế độ đãi ngộ quá tệ. Có lẽ đây là 1 cú tạt nước mạnh đối với em. Không còn chút tự tin nào, em bỏ về quê và làm lễ tân nhà nghỉ cho người quen. Làm được 2 tháng, cảm thấy chán và không hợp, lại vẫn mong muốn được làm đúng ngành nên em trở lại Hà Nội. Lần này em đã không bị thất vọng khi xin vào làm điều dưỡng ở 1 viện dưỡng lão ở Hoàng Cầu. Nhiệt huyết của tuổi trẻ lại tiếp tục bị thử thách khi chế độ và môi trường làm việc quá kém. Em quyết định nghỉ và ôm mộng sang Hàn Quốc và tiếp tục bị vỡ mộng do bị trượt môn ngoại ngữ. Sức dài vai rộng mà ở nhà ăn bám bố mẹ quá chán, em lại cố gắng tìm kiếm một cơ hội nữa. “Khi đến với Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng là em cũng đã gần hết hi vọng rồi. Em chẳng mong cầu gì nhiều, chỉ muốn có một chỗ trả lương đầy đủ để em ổn định cuộc sống”, em giãi bày.
Ngày Linh mới vào Diên Hồng làm việc
Khi không còn mơ mộng làm việc tại các bệnh viện lớn nữa, ở viện dưỡng lão, thấy lãnh đạo gần gũi, quan tâm đến nhân viên, đồng nghiệp vui vẻ, giúp đỡ lẫn nhau, em quyết định sẽ gắn bó, làm việc thăng hoa và cống hiến. Từ một cậu ấm trong gia đình bị bạn bè gọi là “trẻ trâu”, em giờ đã trở thành một điều dưỡng trưởng chững trạc. Em chia sẻ: “Ở Diên Hồng em học được rất nhiều từ các sếp, từ các cụ. Em biết biết sửa chữa đồ dùng, điện nước trong nhà nhờ vào việc thường xuyên xử lý các vấn đề về cơ sở vật chất khi các cụ cần, em cũng biết kiềm chế cảm xúc tốt hơn, kiên nhẫn hơn nhờ chăm sóc người già”.
Tham gia các hoạt động cùng với người cao tuổi
Tôi để ý các bạn nhân viên ở đây đều ngoan ngoãn, lễ phép. Người già cũng có đủ kiểu, người hiền dịu vui tính coi các cháu điều dưỡng như con, người thì khó tính, người thích được chiều chuộng, dễ nổi cáu. Có lẽ nếu không kiên nhẫn, không có tình cảm với người già chắc không ai trụ được.
Ra về tôi cứ nghĩ mình phải chuẩn bị tiền từ bây giờ để về già vào đây, vừa được vui vẻ, yêu chiều mà khỏi phiền con cháu.
21
ngày cách ly là những ngày dài đằng đẵng cuối cùng cũng kết thúc. Các cụ trong
Diên Hồng hôm nào cũng đếm từng ngày chờ thông báo hết giãn cách xã hội, để
trung tâm cho thăm nom trở lại. Lúc này những ánh mắt, những nụ cười, những cái
chạm tay lại có giá trị hơn tất thảy mọi thứ trên đời,
Chị Trần Thị Thúy Nga – Phó tổng Giám đốc cho biết “Bắt đầu từ ngày 23/4 Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng chính thức nối lại hoạt động thăm nom trực tiếp người cao tuổi và đón khách tham quan, nhưng các gia đình phải đăng ký trước để trung tâm sắp xếp. Đồng thời vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp chống dịch theo chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ”. Sáng sớm ngày 23 thông báo được gửi đến tất cả các gia đình đang có người cao tuổi an dưỡng tại trung tâm. Chiều hôm đó, theo đăng ký từ trước, các gia đình tấp nập đến thăm và được sắp xếp để đảm bảo không tụ tập quá đông người.
Bầu trời hôm ấy đẹp đến lạ, có chút nắng ấm nhè nhẹ đủ để xua đi cái mưa lạnh sụt sùi. Chị Vũ Thị Thoa, con gái út của ông Bưởi, bà Dành từ Đà Nẵng về mấy hôm trước. Hôm nay nghe được thông báo liền vội vã vào thăm. Giây phút gặp nhau, tưởng chừng như mọi thứ xung quanh đều ngưng đọng lại. Đến cả tiếng tích tắc đồng hồ hôm nay cũng vang vọng đến lạ. Chị vội ôm chầm lấy bà, sau đó đến bên giường chào ông. Hai tay chị nắm chặt lấy ông, nhìn ông mỉm cười. Giây phút này tất cả những lời nói đều trở nên vô nghĩa, chỉ cần một ánh mắt thôi cũng đủ để nói lên tất cả. Mặc dù ông bị tai biến không đi lại được nhưng ông vẫn rất tỉnh táo, đôi mắt ông đỏ hoe, rơm rớm lệ. Chị Thoa chia sẻ: “Những ngày dịch bệnh nguy hiểm, chị thấp thỏm không yên. Ngày nào chị cũng gọi điện thoại cho bà để hỏi thăm tình hình. Nhìn bà khỏe mạnh là chị mừng nhưng ông thì khác, ông bị như thế nên gặp trực tiếp vẫn tốt nhất, thấy ông thế này là chị yên tâm. Chẳng còn điều gì tuyệt vời hơn khi thấy cha mẹ mình được mạnh khỏe, bình an”.
Giây phút xúc động khi chị Thoa đến thăm ông bà
Hay như gia đình cô Tuyết Anh, có mẹ đang an dưỡng tại cơ sở 1 của Diên Hồng. Sau khi nhận được thông báo của trung tâm, chiều hôm đó cô vội vàng sắp xếp công việc để tranh thủ vào thăm. “Hôm nay sau hơn một tháng mới được vào thăm bà. Cô thấy bà tươi tỉnh, da dẻ hồng hào cô mừng quá, mừng vì hết cách ly và mừng vì bà được chăm sóc tốt”, cô Tuyết Anh chia sẻ. Hai mẹ con lâu ngày gặp nhau, mừng mừng tủi tủi, khóe mắt lại cay cay.
Khoảng khắc cô Tuyết Anh gặp mẹ mình
Từ xa nom thấy chiếc xe quen thuộc, không ai khác chính là hai cô con gái của bà Hợp tới thăm. Vừa đến trước cửa trung tâm các cô liền kéo khẩu trang lên cẩn thận, tay sát khuẩn nhưng vẫn không quên đeo găng tay để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với bà. Mặc dù bà không còn minh mẫn nhưng khi thấy hai cô đến bà liền cười rất tươi, như trong ký ức vẫn còn điều gì đấy quen thuộc. Cô Dung, con gái bà mở túi quà rồi lấy bóc hộp sữa đưa cho bà. Cô kể: “Bà vào Diên Hồng đã 3 năm, được các bạn chăm sóc chu đáo, bà khỏe hơn nên cô yên tâm lắm .Từ khi trung tâm có quy định không cho gia đình đến thăm hỏi trực tiếp thì các cô chỉ mang quà bánh vào cho bà chứ không được gặp. Bây giờ hết cách ly được đến thăm bà trực tiếp, thấy bà vẫn vui khỏe là các cô mừng lắm”. Cô còn chia sẻ, ngày nào cô cũng vào facebook của trung tâm để nghe ngóng về tình hình của các cụ, xem những buổi tập thể dục, xem những hôm vui chơi, rồi thấy có thông báo là các cô vào liền.
Hai cô con gái của Bà Hợp vào thăm bà
Các hoạt động vui
chơi, giải trí của người cao tuổi trong trung tâm dưỡng lão Diên Hồng vẫn vẫn
được diễn ra đều đặn. Các cụ bà U80 còn rủ nhau picnic tại gia và chụp hình
sống ảo.
Sau khi hết cách ly,
có người thì đi chơi, người thì đi du lịch, người thì đi ăn uống gặp gỡ bạn bè.
Còn gia đình các cụ chỉ mong hết dịch để vào thăm người thân. Giữa bộn bề của
cuộc sống tình cảm gia đình vẫn thật thiêng liêng và cao cả.
Có những điều tưởng
chừng như nhỏ bé, bình dị và trong lúc tất bật của cuộc sống ta vô tình bỏ quên.
Để rồi mùa dịch ập đến ta lại ngỡ ngàng tiếc nuối. Hãy biết ơn những điều bình
dị đó, bởi nếu không trải qua khó khăn, chúng ta sẽ không bao giờ biết trân
quý.
TP – Tại châu Âu và nhiều nước khác, viện dưỡng lão được coi là “quả bom hẹn giờ” trong đại dịch COVID -19 bởi với người cao tuổi, khi sức khỏe yếu đi cùng đó sức đề kháng giảm nên tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh này cao nhất. Chính vì vậy, tại các viện, trung tâm dưỡng lão ở nước ta thời kì này đang áp dụng các biện pháp đặc biệt để các cụ được “sống vui, sống khỏe”.
Những thông điệp được các cụ truyền tải đi
Nội bất xuất, ngoại bất nhập
Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng với 2 cơ sở, cơ sở 1 ở Khu đô thị Đô Nghĩa, Yên Nghĩa, Hà Đông và cơ sở 2 có địa chỉ tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco5, Thanh Oai, Hà Nội. Đây là một trong những trung tâm dưỡng lão quy mô lớn nhất Hà Nội hiện nay. Hiện tại trung tâm có 160 cụ đang an dưỡng, từ 54 đến 105 tuổi.
Dịch bệnh lan rộng và phức tạp, từ đầu tháng
3, trung tâm dưỡng lão này đã chủ động áp dụng chính sách “nội bất xuất, ngoại
bất nhập” để thực hiện việc phòng ngừa bệnh dịch lây lan từ bên ngoài vào. Và
giải pháp đầu tiên được áp dụng là dừng việc thăm nom trực tiếp của gia đình,
người nhà đối với những cụ đang sinh sống tại đây. Thay vào đó là “thăm hỏi
online” hoặc gọi điện thoại.
Tại bàn ăn, mỗi người đều được bố trí suất ăn
riêng. Với những cụ sức khỏe yếu hơn được bố trí ngồi bàn đặc dụng, có ghế tựa
đi liền bàn. Toàn bộ nhân viên phục vụ đều đeo khẩu trang, găng tay để trợ giúp
các cụ ăn uống.
Nhằm giúp các cụ vơi đi nỗi buồn và giữ liên
lạc với người thân, các nhân viên chăm sóc sử dụng điện thoại di động kết nối
mạng internet để các cụ trò chuyện với người thân, gia đình.
“Bây giờ đang có dịch bệnh, chị Thoa không đến
thăm bà được, con gọi điện để bà nói chuyện với chị nhé?” – chị Lan Anh, nhân
viên chăm sóc khách hàng hỏi cụ Dành. Nụ cười và ánh mắt rạng ngời, cụ Dành gật
đầu. Những câu chuyện giữa cụ Dành và con cháu được kết nối, râm ran cả một góc
phòng. Kết thúc cuộc nói chuyện, cụ không quên thông báo cho gia đình việc được
các nhân viên chăm sóc rất chu đáo, tận tình để con cháu yên tâm.
Tại phòng sinh hoạt cộng đồng, nhóm các cụ
(2-3 người) ngồi đọc sách báo, trò chuyện sôi nổi. Nhân viên trung tâm đeo khẩu
trang, thi thoảng nhắc các cụ giữ khoảng cách an toàn. “Qua sách báo, tivi tôi
cũng biết dịch viêm phổi cấp đang lan rộng và rất nguy hiểm. Nhưng tôi tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ Việt Nam sẽ có những quyết sách chống
dịch an toàn. Tôi ở trong viện thì quá tốt rồi, các chị, cách anh trong này chu
đáo lắm. Chỉ lo ngoài kia con cháu mình thế nào thôi”, cụ Phạm Thị Diễm 76 tuổi
chia sẻ với chúng tôi qua điện thoại.
Từ ngày trung tâm áp dụng biện pháp “nội bất
xuất, ngoại bất nhập”, các cụ rất ủng hộ, hưởng ứng. Lịch ra ngoài, tập thể
dục, đi dạo của các cụ không còn, thay vào đó các lớp thể dục trong phòng được
tổ chức đều đặn hằng ngày. Ngoài thời gian đó các cụ còn tổ chức sinh hoạt,
chụp những bộ ảnh với những thông điệp dễ thương gửi tới mọi người cùng phòng
chống dịch bệnh. “Phải tập thể dục, vận động như thế cho xương cốt dẻo dai,
tinh thần khỏe khoắn, có thế mới ăn được, ngủ được. Không ra ngoài cũng bí
bách, nhưng chúng tôi có thời gian chia sẻ để hiểu nhau hơn”, bà Quế, người có
thâm niên ở trung tâm chia sẻ.
Các ông bà tập thể dục trên khu sinh hoạt cộng đồng
Ở cùng để ngăn dịch
“Ngay khi có thông tin về dịch bệnh và đặc
biệt là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc giãn cách xã hội, cán bộ, nhân
viên tại Trung tâm đều thực hiện triệt để. Ngoài việc đeo khẩu trang, Trung tâm
cũng quy định 5 khung giờ rửa tay bắt buộc cho từng cụ và cho cả cán bộ, nhân
viên. Bên cạnh đó, để tránh tiếp xúc với bên ngoài, Trung tâm còn khuyến khích
nhân viên ở lại, sinh hoạt tại ký túc xá nếu không có việc quan trọng.” bà Trần
Thị Thúy Nga, Phó tổng Giám đốc Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng chia sẻ.
Chị Trang, nhân viên chăm sóc ở Trung tâm cho
biết: “Mặc dù nhà ở gần Trung tâm nhưng vì sự an toàn của tất cả mọi người nên
tôi đã đến Trung tâm ở luôn. Lúc đầu chồng và gia đình cũng không đồng ý, vì
con tôi mới hơn 3 tuổi. Nhưng chống dịch hơn chống giặc, các bác sỹ điều dưỡng
ở các bệnh viện vẫn đang gồng mình chống dịch, nên tôi cũng mong muốn góp chút
sức mình. Từ đó gia đình tôi hiểu, thông cảm và đồng ý cho tôi ở lại”.
Theo bà Nga, từ khi có thông tin về dịch bệnh
COVID-19, Trung tâm đã xây dựng phương án phòng, chống đối với toàn bộ cán bộ,
công nhân viên và tuân thủ triệt để khuyến cáo của cơ quan y tế.
Bà thông tin thêm, đối với việc thăm nom trực
tiếp của người thân, gia đình với các cụ, trung tâm thực hiện nghiêm ngặt triệt
để. Tuy nhiều gia đình lúc đầu không thiện chí, nhưng sau đó họ nhận biết được
việc này là cần thiết. Vì thế việc gặp gỡ, trò chuyện giữa các cụ và gia đình,
người thân bằng điện thoại hoặc qua internet được sử dụng thường xuyên.
“Ngoài ra, nguồn lương thực, thực phẩm từ các
đối tác đưa đến Trung tâm được thực hiện theo quy trình. Hàng hóa được giao
phía ngoài cửa Trung tâm. Trung tâm bố trí một bộ phận tiếp nhận riêng rồi mới
đưa vào”, bà Nga cho hay.
Các cụ tổ chức sinh hoạt, chụp những bộ ảnh với những thông điệp dễ thương để gửi tới tất cả mọi người cùng nhau phòng chống dịch bệnh