Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Cuộc gặp gỡ khó quên với cụ già trong ngày cuối tuần


Tôi đã trải qua một ngày cuối tuần đầy những cung bậc cảm xúc, khi tự mình chiêm nghiệm một góc nhỏ của cuộc sống. Mà có lẽ rất nhiều năm về sau này, tôi, mọi người, cũng sẽ như vậy.

6h30p

Một buổi sáng cuối tuần đẹp trời, và cũng là cuối tuần hiếm hoi trong mấy tháng gần đây của tôi. Những tia nắng sớm dịu nhẹ bắt đầu hé lên như nhảy múa, mơn man trên da thịt, khiến một tâm hồn khô khan nhất cũng trở nên tươi mát, non mềm.

Sau 3 vòng chạy mệt nhoài quanh bờ hồ, như thường lệ tôi tìm tới chiếc ghế đá quen thuộc, ngắm nhìn nhịp điệu của cuộc sống. Có lẽ từng ấy là chưa đủ, tôi như muốn ôm trọn cả thế giới nhỏ vào trong đầu, tận hưởng và hít hà cái không khí sáng sớm ngọt lành như một viên kẹo béo.

Bỗng. Ánh mắt tôi vội vàng dừng lại trên người của một cụ bà. Với con mắt của người làm nghề, một người chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thì tôi áng chừng cụ đã ngoài 80. Chợt nghĩ, người già bây giờ khỏe thật, mới sáng sớm đã đi dạo, tập thể dục rồi.

Nhưng dường như suy đoán của tôi có gì đấy sai sai. Để ý cụ được một lúc khá lâu, tôi thấy cụ đi đi lại lại, mắt ngó nghiêng bên này, bên kia như đang tìm kiếm điều gì. Linh cảm có gì đó không đúng, tôi đứng dậy khỏi ghế đá, bước vội về phía của bà.

“Bà ơi…bà!”, tôi cất tiếng gọi. Nghe thấy tiếng, bà giật mình lùi về sau chực ngã. Thấy vậy, tôi vội vàng chạy tới đón. Chưa kịp chạm vào người, thì bà hét lên một tiếng, rồi tránh né tôi, như con nhím đang xù lông để tự vệ. “Bà ơi, bà có chuyện gì phải không ạ?” vừa nói, tôi vừa khẽ nhìn bà. Bà quay sang nhìn, rồi đột nhiên lao đến chỗ tôi, vung tay, đạp chân, cào cấu loạn xạ. Theo bản năng tôi lùi sang một bên nhưng trên tay vẫn kịp lưu lại vết xước đang rớm máu.

Tôi nghĩ bụng, chẳng nhẽ mặc kệ vậy. Ngồi xuống ghế đá, tôi quay sang thì thấy bà vẫn đứng ở đấy, mắt dáo dác nhìn chung quanh. Tôi nói vọng sang: “Bà ơi, có phải…bà đang tìm đường về nhà không?” Bỗng, bà quay sang nhìn tôi, khe khẽ gật đầu. Trông bà bây giờ lại như một chú mèo con ngoan ngoãn, không như ban nãy, làm tôi một phen hú hồn.

Gia đình cụ ở đâu? Sao mới sáng sớm cụ đã ở đây? Những câu hỏi cứ quanh quẩn trong đầu tôi. Nghĩ thế nào, tôi liền hỏi như thế, nhưng câu trả lời không là những cái lắc đầu đầy trống rỗng, thì lại là những câu chuyện lan man không hồi kết. Tôi cười buồn trong lòng, ở Viện dưỡng lão tôi làm cũng nhiều người già như vậy lắm. Có khi họ còn chẳng nhớ tên của mình là gì, chẳng nhớ mình đã ăn cơm chưa, chứ huống gì là đường về nhà.

Tôi hùa theo câu chuyện của bà, giống như hùa theo câu chuyện của những người già mà tôi đang chăm sóc. “Cô kia có đi chợ với tôi không, tôi còn phải mua đồ ăn, mua sách cho cháu đi học không muộn”. “Thế cháu bà năm nay học lớp mấy rồi ạ?” “Cháu tôi nó lớn lắm”. “Cô cứ ở đây, tôi ra ghế ngồi chờ cháu tôi tan học”,…

Trong lúc luyên thuyên với bà, tôi đã kịp chụp bức ảnh của bà và đăng bài lên các nhóm dân cư ở gần xem có giúp ích được gì không?

Tiếng chuông điện thoại reo, trên màn hình là một dãy số lạ. Mở máy nghe, đầu dây bên kia là một giọng nữ trung niên đầy hốt hoảng. “Em gì ơi, chị vừa thấy được bài đăng của em trên nhóm X, em đang ở cùng với 1 bà cụ đúng không? Người đó là mẹ của chị. Em đang ở đoạn nào của công viên để chị qua đón? Chị đội ơn, đội ơn em nhiều lắm”.

Chưa đầy 5 phút sau, một chị gái đi chiếc Lead màu đen đỗ trước chỗ tôi và bà cụ. Mới sáng sớm mà mặt chị lấm tấm mồ hôi, những giọt mồ hôi không phải vì ánh nắng chói chang mà vì lo lắng, sợ hãi. “Mẹ chị bị lẫn mấy năm rồi. Sáng nay lúc chị ra chợ, ngó vào phòng vẫn thấy mẹ chị ngủ. Nên tranh thủ đi một lát rồi về, ai dè…”, mắt rơm rớm nước, chị kể. Những tia nắng đã bắt đầu chiếu rọi lên mọi ngóc ngách của cuộc sống, soi lên bóng chị và bà đang khuất dần ở lối rẽ. Cúi đầu nhìn vết xước ở tay, rồi nhìn đồng hồ, tôi mỉm cười, có lẽ thể dục hôm nay hơi quá sức rồi.

Trí nhớ của người già thường suy giảm, chưa kể đến việc họ dễ mắc chứng bệnh đãng trí. Nên việc nhớ nhớ, quên quên thường phổ biến ở người già. Bởi vậy, nếu không may họ bị lạc như cụ bà hôm nay thì quả thật nguy hiểm.

Hơn nữa trong thời đại 4.0, con người ta bận rộn với guồng quay công việc, khiến cho mối quan tâm tới người già trong gia đình ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Nó như một hồi chuông cảnh tỉnh về sự an toàn cho người già.

Bởi vậy, việc xây dựng các giải pháp là vô cùng cần thiết. Trong đó, đưa người già vào Viện dưỡng lão có lẽ là giải pháp hữu hiệu nhất, vừa góp phần giảm tải áp lực trong gia đình và xã hội. Bên cạnh đấy, trong môi trường chuyên biệt đó, người cao tuổi sẽ được chăm sóc toàn diện, họ sẽ có không gian riêng để cùng nhau sinh hoạt, chia sẻ những tâm tư, tình cảm.

Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, vấn đề được đặt lên hàng đầu là đảm bảo an toàn cho người già. Trường hợp người già muốn đi ra ngoài thì cần phải có điều dưỡng hoặc nhân viên đi cùng, vì vậy không có tình trạng người già bị đi lạc. Ngoài ra, Trung tâm còn có các biện pháp hạn chế té, ngã cho người cao tuổi. Cụ thể như: Làm các thanh chắn giường, tay vịn hành lang, dây bảo hộ cho người cao tuổi, và có điều dưỡng chăm sóc 24/24. Tin rằng, với những biện pháp đó của Viện dưỡng lão Diên Hồng, người già sẽ được bảo vệ an toàn và được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện hơn.

Tôi chợt nghĩ, nếu mai này mình già, mình cũng sẽ vào viện dưỡng lão. Vừa vui, vừa an toàn, mà con cái cũng yên tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

19 + 18 =