Chào mừng quý khách đến với Diên Hồng

Giờ đón tiếp : 09h00-12h00 & 15h00-18h00 (7/7)
  Liên hệ : 0338 34 22 88/ 0342 86 56 86

Gửi cha mẹ già vào viện dưỡng lão ở có phải là bất hiếu? Góc nhìn từ 2 phía

Người Việt thường có quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con”. Vậy nên, không ít người cho rằng, khi cha mẹ về già mà không tự tay chăm sóc, gửi vào viện dưỡng lão là bất hiếu?

Định kiến ‘bất hiếu’ cản trở con đưa mẹ vào viện dưỡng lão

Mẹ bị tai biến nằm một chỗ hơn một năm nay cũng là quãng thời gian chị Nguyễn Thu Hằng (39 tuổi, ở Tây Hồ, Hà Nội) không thể yên lòng về cuộc sống tuổi xế chiều của mẹ.

Nhà chị Hằng có 2 chị em gái, cả 2 đều đã lập gia đình và có cuộc sống riêng của mình.

Từ ngày bố mất, mẹ chị Hằng sống một mình, tự chăm lo cuộc sống bản thân bằng tiền lương hưu hàng tháng.

Hơn một năm trước, khi mẹ chị Hằng được 70 tuổi thì bất ngờ bà bị tai biến, liệt nửa người bên trái nên bà phải nằm một chỗ.

Để tiện chăm sóc mẹ già yếu, ốm đau, chị Hằng cùng em gái thuyết phục mẹ chuyển đến nhà của 1 trong 2 cô con gái để sống cùng con cháu.

Nhưng do tâm lý tuổi già chỉ thích sống ở nơi quen thuộc, muốn sống ở nhà mình nên mẹ chị Hằng nhất quyết không chuyển.

Chiều mẹ, chị Hằng tìm người giúp việc chăm sóc bà và 2 chị em cắt cử nhau mỗi người đến thăm bà một ngày để tiện việc theo dõi chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt của mẹ.

Nhiều gia đình lựa chọn gửi bố mẹ già vào Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng để được chăm sóc tốt hơn

Vì ở xa nhà mẹ, lại bận đi làm, bận con nhỏ nên chị Hằng và em gái chỉ tranh thủ đến thăm mẹ được vài phút lúc nghỉ trưa hoặc khi đi làm về, đồng thời mua thức ăn dự trữ sẵn trong tủ để người giúp việc nấu ăn cho mẹ.

Còn người giúp việc, do không có kinh nghiệm chăm sóc người già ốm đau nên họ cũng chỉ có thể hỗ trợ nấu cơm, dọn nhà, cho bà ăn, vệ sinh cá nhân…

Thời gian rảnh người giúp việc nhà chị lại tranh thủ đi lượm nhặt đồng nát để bán kiếm thêm tiền.

“Tôi thuê người về để chăm sóc mẹ, không muốn mẹ ở nhà một mình nhưng cô giúp việc lại thường xuyên vắng nhà. Nhiều khi tôi đến thăm mẹ, ngồi cả tiếng đồng hồ vẫn không nhìn thấy cô ấy. Nhắc nhiều thì ngại mà đổi người thì khó…” – chị Hằng tâm sự.

Cũng từng đổi người chăm sóc mẹ nhưng có vẻ chị Hằng “không mát tay” trong việc tìm người. Có lần chị nhờ người quen tìm mãi mới được người ưng ý nhưng chị này lại hay về quê.

Hầu như tháng nào chị cũng có việc phải về quê 1-2 ngày và khi đó, chị em chị Hằng lại căng não để tính toán, ai đến trông mẹ trong những ngày cô giúp việc vắng nhà.

Áp lực nhất là dịp Tết, “Tết thì ai cũng phải về nhà mình ăn Tết, người giúp việc cũng vậy. Chị em tôi cũng có gia đình riêng, có nhà chồng nên cũng không thể ở bên mẹ suốt mấy ngày Tết. Đây là bài toán khó.

Tôi đã tính đến phương án gửi mẹ vào viện dưỡng lão để mẹ được chăm sóc chu đáo hơn, nhưng họ hàng lại bảo chị em tôi như vậy là bất hiếu. Chỉ mỗi việc chăm mẹ già mà còn đùn đẩy người ngoài…” – chị Hằng buồn bã chia sẻ.

Gửi cha mẹ già vào viện dưỡng lão ở có phải là bất hiếu?

Rất nhiều người có suy nghĩ con gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão ở là bất hiếu. Nhưng với bà Nguyễn Thị Biển (89 tuổi, ở Nam Sách, Hải Dương), người từng nhiều năm sống trong Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng, “việc các con đưa mẹ vào viện dưỡng lão ở hoàn toàn không bất hiếu, mà là hành động có hiếu. Bởi, con lo cho mẹ một chỗ ở tốt khi về già, được chăm sóc chu đáo, yên tâm an dưỡng tuổi già thì còn gì hạnh phúc hơn”.

Kể về hoàn cảnh của mình, bà Biển cho biết, bà có 6 người con thì có 3 người đang sinh sống ở nước ngoài, 3 người ở trong nước nhưng đều có gia đình riêng.

Vợ chồng bà sống ở nhà riêng, không gần con cháu, đến khi ông mất bà Biển sống một mình, tự lo cho cuộc sống của mình.

Các con bà Biển cũng ngỏ ý mời mẹ đến sống cùng mình nhưng bà từ chối vì bà không muốn phiền đến các con.

Nhưng để mẹ một mình lại có nhiều điều lo lắng, nhất là những lúc ốm đau không ai biết, không ai chăm sóc.

“Không phải là tôi không thích ở cùng các con mà là tôi thương con cháu. Vì nếu tôi ở cùng với các con, các cháu thì con cháu sẽ vất vả với tôi, phải chăm sóc tôi, nhất là những lúc tôi ốm đau chúng sẽ rất mệt mỏi. Vậy nên, để tốt cho tôi, tốt cho các con, tôi quyết định vào viện dưỡng lão ở” – bà Biển chia sẻ.

Với bà Nguyễn Thị Biển, các con lo cho bà có cuộc sống thoải mái, được chăm sóc chu đáo ở viện dưỡng lão là hành động có hiếu

Cũng có người quen khuyên bà Biển thuê người giúp việc chăm sóc mình, như vậy sẽ được ở nhà của mình tự do thoải mái.

Tuy nhiên, bà Biển cho rằng, việc thuê người giúp việc có rất nhiều phiền phức. Để chọn được người ưng ý mình sẽ rất khó. Gặp được người tốt thì không sao, gặp phải người không tốt thì suốt ngày phải đề phòng họ, phải căng thẳng đầu óc để nghĩ xem cần ứng xử với họ như thế nào.

“Còn ở viện dưỡng lão thì văn minh hơn rất nhiều. Nhân viên ở đây được đào tạo bài bản để chăm sóc người già. Các bạn nhân viên vừa trẻ, vừa ngoan, được tiếp xúc với những người trẻ trung, vui nhộn sẽ làm mình vui, trẻ ra, tôi rất thích điều đó.

Hơn nữa, quan hệ giữa tôi với các cháu nhân viên tại trung tâm là quan hệ ngang hàng nhau, không phải mối quan hệ giữa chủ nhà và người giúp việc. Mối quan hệ rất vui vẻ, hài hòa, các cháu giúp bà, bà yêu mến các cháu, rất thoải mái” – cụ bà vui vẻ nói.

Căn phòng bà Biển ở có lẽ là căn phòng đẹp nhất của trung tâm, phòng ở ghép 2 người, rộng gần 40m2, với đầy đủ tiện nghi, chi phí mỗi tháng khoảng 9 triệu đồng.

“Đây là tôi khỏe mạnh không cần các dịch vụ chăm sóc khác đi kèm. Còn đối với các cụ sức khỏe yếu, đi lại khó khăn…, mỗi dịch vụ thêm như tắm gội, xoa bóp, châm cứu, phục vụ vệ sinh cá nhân… sẽ phải tốn thêm tiền để có người giúp đỡ.

Lương hưu của tôi không đủ để chi trả cho các dịch vụ trong viện dưỡng lão. Vậy nên các con của tôi lo hết các chi phí ăn ở tại đây.

Các con bỏ một số tiền khá lớn để tôi chỉ việc xách đồ đến ở trong không gian sạch đẹp, có người chăm sóc từng giờ, có người trò chuyện vui vẻ, tham gia các hoạt động tập thể… Nếu nhớ nhà, nhớ con cháu thì chỉ cần gọi điện là có người đến đón về chơi. Như vậy sao gọi là bất hiếu được, là rất có hiếu đó chứ” – cụ Biển nói.

Tuy nhiên, sống xa con cháu cũng không tránh khỏi những lúc bà Biển nhớ người thân. Những lúc như vậy bà sẽ gọi điện thoại, gọi video, gửi tin nhắn cho các con, các cháu.

Thú vui khác của cụ bà 89 tuổi để vơi đi nỗi nhớ con, cháu là đọc sách, đọc truyện hàng ngày. Việc cuốn vào tình tiết của truyện, cuốn vào diến biến tâm lý của nhân vật trong truyện làm cụ Biển không có nhiều thời gian để nghĩ đến những chuyện không vui.

Bà Biển còn có sở thích là xem lại những kỷ vật, đọc lại những bài thơ mà người chồng quá cố đã viết tặng mình. Chính vì có những niềm vui riêng nên cuộc sống của bà trôi qua rất thoải mái, vui vẻ.

Bà Biển cùng các cụ tại Diên Hồng trong chương trình Chào xuân 2022

Bà không yêu cầu các con, cháu vào thăm mình vì bà thương con, cháu đi đường xa vất vả, vào ngồi 1 lúc lại phải về không giải quyết được vấn đề gì. Cứ ở nhà, cần gì thì gọi điện thoại, nhắn tin. Như vậy, cả bà Biển và các con đều rất thoải mái.

Sống đơn giản nên bà cụ Biển cũng quan niệm rất đơn giản về hạnh phúc, “hạnh phúc nhất của một người là sống khỏe khỏe mạnh, khi chết nhẹ nhàng. Sống sao để có được tình yêu quý của các con, các cháu, chúng chỉ cần gọi hỏi thăm, nhắn cho mình mấy lời là hạnh phúc rồi”.

Theo An An/giadinhmoi.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published.

fourteen − 2 =