Sau thời gian dài làm việc, cống hiến cho gia đình và xã hội, người cao tuổi (NCT) xứng đáng được tận hưởng một cuộc sống vui vẻ, an nhiên, đảm bảo cả về vật chất và tinh thần. Nhân dịp 75 năm ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 – 6/6/2016), Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã trao tặng những bông hoa tươi thắm cùng huy hiệu “Già vẫn sung” với thông điệp “Chúc các cụ tại trung tâm luôn sung sức, tràn trề năng lượng sống, trẻ trung trong tâm hồn, lạc quan, yêu đời”
Các cụ đều rất phấn khởi khi được nhận món quà “tinh thần” rất ý nghĩa của trung tâm
Ông Biền lúc nào cũng tươi rói
Bà Loan hay cười trừ những lúc tập trung tô tượng hay vẽ tranh
Bà Kim theo phong cách lạnh lùng ^^
Bà Cẩm vui vẻ nhận hoa và huy hiệu từ bạn điều dưỡng
Bác Hảo cũng hớn hở
Ông Lâm cũng thích được tặng hoa
Bà Đính cười chúm chím đáng yêu
Bà Đường mới vào cũng bất ngờ khi được tặng hoa
Ông Quang chụp với hoa mà mặt vẫn lạnh lùng lắm 😀
Ông Hiển cũng tươi cười khi được đeo huy hiệu và hoa
Bữa tiệc sinh nhật tháng 3 và 4 đã diễn ra vô cùng ấm cúng và ý nghĩa. Các cụ dù sức khỏe yếu, dù hơi lẫn nhưng vẫn rất cố gắng tham gia nhiệt tình khiến cho các cán bộ nhân viên ở Diên Hồng thực sự xúc động.
Ai khoẻ thì ngồi ghế, ai yếu thì ngồi xe lăn
Ngay khi MC giới thiệu chương trình, một cô bật khóc nức nở, kéo theo 2 ông khác cũng khóc theo…vì xúc động. Bất cứ ai chứng kiến cảnh này cũng vừa thấy thương mà cũng thấy thú vị nữa.
Tất cả đã sẵn sàng để thổi nến
Không khí tưng bừng, ấm áp
Ở Diên Hồng, tiệc sinh nhật dành cho tất cả mọi người. Ở đây có rất nhiều người cao tuổi rất yếu, thậm chí không thể tự ăn được. Các cụ này đều có điều dưỡng chăm sóc để thoải mái hoà mình vào không khí của bữa tiệc.
Chú Võ Sỹ Ngọc (1968) bị liệt sau một vụ tai nạn cũng được gia đình đưa vào Diên Hồng để tiện chăm sóc và điều trị
Cô Hạnh (Ngoài cùng bên trái) mới chỉ 55 tuổi nhưng 3 lần bị tai biến dẫn đến bị liệt. Vì tai biến có thể xảy ra bất kì lúc nào nên chúng ta cũng cần phải lưu ý để đề phòng cho người thân trong gia đình mình
Sinh nhật tháng là cơ hội để mọi người quây quần bên nhau, vừa hát hò vui vẻ, vừa chơi trò chơi. Những trò chơi đơn giản như “Phẫu thuật bò” cũng khiến mọi người cười sảng khoái.
Các ông bà theo phong cách “nữ hoàng băng giá” 😀
Trò chơi xếp kẹo theo màu sắc tưởng đơn giản mà chỉ có duy nhất 1 cụ chính xác 😀
Buổi sinh nhật khép lại với những dư vị rất đặc biệt, những người tổ chức lại cầu chúc cho các cụ ở đây khoẻ lên mỗi ngày để sinh nhật tháng sau xôm hơn, nhiều hoạt động tưng bừng hơn.
Ngày 21 Tháng 9 Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng hân hoan tổ chức sinh nhật Diên Hồng tròn 01 tuổi. Bữa tiệc diễn ra trong không khí ấm cúng, đầy niềm vui, với những lời ca tiếng hát đậm chất “cây nhà lá vườn” do các cụ và các bạn điều dưỡng tại Diên Hồng biểu diễn.
Mở đầu chương trình Giám đốc Trung tâm có đôi lời chia sẻ về 01 năm vừa qua với nhiều cảm xúc khác nhau. Và một lần nữa anh nhấn mạnh 12 điều y đức của Điều dưỡng chính là kim chỉ nam xuyên suốt của Diên Hồng.
Tổng giám đốc phát biểu mở đầu cho buổi lễ
Sau đó chủ tịch HĐQT lên tặng hoa và có món quà nhỏ tặng các cụ, cũng như có đôi lời phát biểu chúc mừng Diên Hồng.
Chủ tịch hội đồng quản trị tặng hoa chúc mừng Diên Hồng
Rất xúc động và bất ngờ khi Diên Hồng nhận được bó hoa tươi thắm của cụ Phong – đại diện cho các cụ ở Diên Hồng. Và cụ Đính cũng có đôi lời phát biểu cảm xúc trong thời gian Cụ sống ở Diên Hồng.
Cụ Phong tặng hoa chúc mừng Diên Hồng
Một chương trình văn nghệ với lời ca tiếng hát của các cụ sống tại Diên Hồng và tập thể cám bộ nhân viên Diên Hồng. Tạo nên không khí vui vẻ nhưng rất ấm cúng.
Chủ tích HĐQT hát chúc mừng Diên Hồng
Cụ Hiển đánh đàn và hát tặng Diên Hồng
Cụ Thảo một cây văn nghệ của Diên Hồng hát và đọc thơ tặng các cụ
Cụ tây hát bài ca trù tặng các cụ ở Diên Hồng
Tập thể cán bộ nhân viên Diên Hồng hát tặng các cụ
Kết thúc chương trình văn nghệ tất cả cùng hát bài “nối vòng tay lớn”
Kết thúc buổi lễ toàn thể Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cùng chụp bức ảnh tập thể lưu niệm.
Cán bộ nhân viên cùng cụ chụp ảnh lưu niệm
Tập thể nhân viên Diên Hồng
Một Diên Hồng thật hùng hậu đầy niềm vui, niềm tự hào và hạnh phúc.
Già thì khổ, ai cũng biết. Sinh, lão, bệnh, tử ! Nhưng già vẫn có thể vui sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao ! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép.
(Trích lời dẫn BS Đỗ Hồng Ngọc)
Lắng nghe, thấu hiểu được nỗi niềm đó của Người cao tuổi, Ban lãnh đạo và nhân viên Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tổ chức Giáng sinh vui vẻ, ấm áp cho các cụ vào ngày 24/12/2014 vừa qua.
Giám đốc Trung tâm Đỗ Trần Hồ Thắng đã bất ngờ đóng giả thành Ông già Noel mang món quà Giáng sinh bất ngờ cho các cụ. Việc làm của anh chàng Giám đốc hơn 30 tuổi này đã thể hiện được Triết lý và Giá trị cốt lõi của Diên Hồng “Chăm như chăm người thân”.
Giám đốc Trung tâm đóng giả thành Ông già Noel phát quà cho từng cụ
Tuy món quà đơn sơ, giản dị nhưng ẩn chứa sau nó là sự quan tâm, thành kính của toàn thể cán bộ nhân viên Trung tâm Diên Hồng gửi gắm đến các cụ, những món quà xinh xắn được chính bàn tay các điều dưỡng viên gói gém để gửi gắm đến các cụ.
Trước tấm thịnh tình của cán bộ nhân viên trung tâm cụ Nguyễn Thế Mỹ -87 tuổi, là người gắn bó với Trung tâm từ ngay những ngày tháng đầu thành lập, vừa cầm quà trên tay vừa chia sẻ: Tôi cảm thấy vô cùng bất ngờ và xúc động khi được đón nhận tình cảm từ toàn thể cán bộ nhân viên Trung tâm, Diên Hồng đã là ngôi thứ 2 của tôi rồi (Ông xúc động chia sẻ).
Tối Giáng sinh tại Diên Hồng từ người già đến các bạn trẻ ai ai cũng vui vẻ, phấn khởi vì nhận được quà và đã được đón 1 Giáng sinh thật ý nghĩa.
“Chúng tôi vui khi mình mang lại niềm vui cho các cụ”
Tôi đến thăm Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng vào một ngày cuối tuần đẹp trời. Đón tôi ngoài cửa là cô nhân viên lễ tân trẻ trung với thái độ nhẹ nhàng, niềm nở. Sau khi đi thăm quan một vòng cơ sở vật chất của Trung tâm chúng tôi có buổi nói chuyện vui vẻ, chia sẻ về các cụ và cuộc sống tại Diên Hồng. Và tôi được nghe một câu chuyện vô cùng xúc động về hai vợ chồng cụ Mỹ và cụ Đường, hai người mới vừa kỉ niệm tròn 60 năm ngày cưới ngay tại Trung tâm.
Cụ ông Nguyễn Thế Mỹ sinh năm 1927, là một sĩ quan quân đội về hưu. Sau khi về hưu cụ còn đảm nhiệm công việc Hội trưởng hội cựu chiến binh của Phường. Cụ bà Đường sinh năm 1929, từng làm việc ở Ban dân vận thành ủy Hà Nội, sau khi về hưu còn đảm nhiệm chức vụ Hội trưởng hội phụ nữ. Trước khi vào trung tâm, hai cụ sinh sống tại Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hai cụ kết hôn năm 1954 và có 2 người con. Anh con trai cả là sĩ quan quân đội thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Cô con gái làm công chức nhà nước, rồi lấy chồng sinh con và đều bận rộn với cuộc sống riêng. Cụ ông còn khỏe mạnh có thể tự chăm sóc bản thân những việc đơn giản như vệ sinh cá nhân, nấu ăn,… nhưng cụ bà bị bệnh Alzheimer 2 năm nay khiến sinh hoạt hàng ngày trở nên rất khó khăn. Căn bệnh Alzheimer khiến cụ bà thường xuyên mất trí nhớ và hay nhầm lẫn. Cụ cũng gặp khó khăn trong việc nhân biết những điều mới và bị rối loạn về ngôn ngữ.
Do đặc thù công việc và cuộc sống riêng nhiều bận rộn, các con của hai cụ không có thời gian cũng như phương pháp chăm sóc người bệnh hiệu quả. Một mình cụ ông chăm sóc bà vất vả và nhiều khi cũng bất lực vì chứng suy giảm trí nhớ của cụ bà. Cụ ông nhanh chóng bị sút mất 4kg sau một năm chăm sóc bà. Thế rồi, được sự đồng ý của hai cụ, các con đã đưa hai cụ vào Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Diên Hồng để có người chăm sóc chu đáo cho cả hai cụ, cụ ông đỡ vất vả và cụ bà thì được theo dõi, chăm sóc cả về y tế cũng như chế độ chăm sóc, tập luyện đặc biệt dành cho người mắc bệnh Alzheimer.
Tuy cụ bà bị mất trí nhớ nhưng cụ ông luôn ở cạnh và rất ân cần với cụ bà
Ngày 23/11/2014 vừa qua hai cụ đã có buổi tiệc kỉ niệm 60 năm ngày cưới ngay tại Trung tâm, với sự chứng kiến và chúc mừng của tất cả cán bộ, nhân viên của Diên Hồng. 60 năm – khoảng thời gian dài bằng cả đời người ấy, hai cụ đã gắn bó, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ nuôi dưỡng các con trưởng thành. Giờ đây khi tuổi đã cao, các cụ lại được ở bên nhau và vui hưởng những năm tháng cuối đời tại một Trung tâm chăm sóc người cao tuổi hiện đại, tiện nghi – nơi có những người con, người cháu tuy không máu mủ, ruột thịt vẫn yêu thương và chăm sóc các cụ tận tình. Nhìn hai cụ ở bên nhau, cùng nhau đi dạo, cùng nhau hát, cùng nhau thổi nến mừng 60 năm ngày cưới mà những người trẻ chúng tôi không khỏi xúc động.
Hai cụ cùng nhau thắp nến kỉ niệm 60 năm ngày cưới, cùng hát, cùng cười với mọi người tại Diên Hồng
Chia tay Diên Hồng, tạm biệt các cụ già đáng kính và cũng rất đáng yêu tôi trở về nhà mà trong lòng vẫn chưa nguôi xúc động. Chúc cho căn bệnh Alzheimer của cụ bà sớm thuyên giảm và hai cụ có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục sống cùng con cháu. Cuộc hôn nhân tràn ngập yêu thương, gắn bó và sâu nặng của hai cụ cũng là tấm gương cho thế hệ trẻ ngày nay noi theo.
Ngày 17/9/2014, tại làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, phối hợp với Hiệp hội làng nghề Việt Nam, phường Vạn Phúc tổ chức mừng thọ Anh hùng lao động Giáo sư Vũ Khiêu, một học giả, một nhà văn hóa lớn của đất nước.
Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu
Giáo sư Vũ Khiêu còn được gọi là Đặng Vũ Khiêu bởi ông mang cả họ bên cha và bên mẹ. Sinh ngày 19/9/1916 ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông là người học rộng tài cao, thông thạo Hán – Nôm, hiểu biết sâu rộng về văn hóa cổ truyền dân tộc, nắm vững niêm luật của các thể tài văn học cổ phương Đông, đặc biệt là kiên trì luyện bút lông, dấn thân vào con đường sáng tác văn học theo các thể tài cổ, làm thơ phú, viết chúc văn, câu đối…
Đấy chính là điểm nổi trội của Giáo sư Vũ Khiêu so với nhà khoa học khả kính khác của khoa học xã hội và nhân văn đương thời. Vì vậy, ngoài nhà nghiên cứu triết/mỹ học Mác xít hàng đầu của nước ta, Giáo sư Vũ Khiêu tạo dựng cho mình một thương hiệu rất nổi tiếng trong lĩnh vực viết văn tế, văn bia, câu đối, thơ phú… để lại rất nhiều những áng văn thơ bất hủ. Bài văn Truy điệu những lương dân chết đói năm 1945, Chúc văn đọc tại Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2000, lần đầu tiên Nhà nước tổ chức quốc lễ, bài văn bia tưởng niệm Lý Thái Tổ ở Hoa Lư, Ninh Bình….
Những câu đối, bài minh, chúc thư của Giáo sư Vũ Khiêu, là những tinh hoa, những kiệt tác mang yếu tố tâm linh, linh ứng được phát tiết từ một trái tim nhân hậu, bao dung của một danh nhân văn hóa mang tâm hồn Phật, nên có sức tỏa sáng rộng lớn mang tới cho mọi người những điều tốt lành, những ước vọng về hạnh phúc. Ông đã công bố hàng chục công trình, tiêu biểu là công trình “Bàn về Văn hiến Việt Nam”, “Tổng tập 1000 năm Thăng Long”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam”, “Trường Sơn máu lửa, vạn đại anh hùng”.
Giáo sư Vũ Khiêu đã được Nhà nước tặng thưởng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” năm 1996, danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” năm 2000, “Huân chương độc lập hạng nhất” năm 2006.
Nhằm bày tỏ tấm lòng kính yêu, ngưỡng mộ đối với một anh hùng lao động trên mặt trận văn hóa, một Giáo sư tiêu biểu của đất nước, một con người bình dị, nặng tình với gia đình, bạn bè, quê hương, đất nước, ngày 17/9/2014, tại làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Tp Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, phối hợp với Hiệp hội làng nghề Việt Nam, phường Vạn Phúc tổ chức mừng thọ Anh hùng lao động Giáo sư Vũ Khiêu, một học giả, một nhà văn hóa lớn của đất nước.
Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, thay mặt Ban tổ chức đã có bài phát biểu chúc mừng, ca ngợi những công lao to lớn của Giáo sư Vũ Khiêu, ông thực sự là tấm gương sáng của người cao tuổi Việt Nam, tuổi cao trí càng cao.
NHN Online – Sáng 21/9, tại số U07 / L16 – KĐT Đô Nghĩa, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội. Trung tâm Dưỡng lão Diên Hồng đã long trọng tổ chức lễ khai trương chính thức đi vào hoạt động với chức năng: tư vấn, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi.
Đến dự buổi lễ có đồng chí Lưu Vĩnh Xiêm- Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Yên Nghĩa, cùng đông đảo các cụ ông, cụ bà và nhân dân trên địa bàn TP. Hà Nội.
Các y bác sĩ đang khám và tư vấn cho các cụ tại Trung tâm.
Với nhu cầu thiết thực của xã hội về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Diên Hồng ra đời với cơ sở vật chất hiện đại nằm trong tòa nhà có diện tích 1500m2 gồm: Khu phòng ngủ với 100 giường, khu sinh hoạt riêng từng tầng, khu sinh hoạt chung của trung tâm, góc đọc sách báo; khu vật lý trị liệu, phục hồi chức năng; khu chăm sóc tích cực; có phòng khám y tế; phòng thủ thuật… đảm bảo cho gần 100 cụ sinh hoạt.
Tại buổi lễ Ông Lê Hữu Trí – Nguyên là cán bộ giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội đến dự phấn khởi chia sẻ: “Việc đưa vào hoạt động của trung tâm sẽ phát huy tốt vai trò chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nhất là những gia đình mà con trẻ đi công tác thường xuyên, xa nhà. Trung tâm sẽ là nơi sinh hoạt, là gia đình thứ 2 của các cụ. Vì người già thường đi liền với bệnh tật, thông qua phòng khám chăm sóc tại đây cũng góp phần nâng cao y đức, tạo môi trường gần gũi để các cụ vui vẻ dưỡng già.”
Trao đổi với phóng viên ông Lưu Vĩnh Xiêm – Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Yên Nghĩa cho rằng: “Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các cấp chính quyền địa phương quan tâm. Bề dày kinh nghiệm, chiều sâu trí tuệ, bản lĩnh cách mạng kiên cường, lòng nhân hậu và sự khao khát đóng góp vào sự nghiệp đổi mới của đất nước là những phẩm chất cao quý để lớp người cao tuổi trở thành chỗ dựa tin cậy cho Đảng, Nhà nước và nhân dân. Với cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ cán bộ công nhân viên chất lượng và chuyên nghiệp hi vọng trung tâm Diên Hồng sẽ góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe cho các cụ tốt hơn. Đồng thời phải đảm bảo đúng các chủ chương chính sách của Người cao tuổi…”, ông Xiêm nhấn mạnh.
Người cao tuổi ở nước ta là lớp người đã có nhiều đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò người cao tuổi là tình cảm, nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn xã hội./.